[Funland] Kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Nikola.Tesla

Xe buýt
Biển số
OF-825169
Ngày cấp bằng
13/1/23
Số km
655
Động cơ
26,087 Mã lực
Nhờ ơn doanh nhân yêu nước Vượng Vin mà thế hệ trẻ VN làm bục mặt ra cả đời cũng không mua được nhà, làm gì dám nói đến chuyện lấy vợ sinh con. Nói toẹt ra là lợi nhuận của anh Vượn có từ việc ăn cướp tương lai của con cháu chúng ta. Tất nhiên anh giỏi, nhưng là giỏi chạy giấy tờ dự án, giỏi lùa quân thổi giá, giỏi cả vụ tham nhũng chính sách nữa. Làm gì có ai xứ này chạy được giấy tờ cấp phép xây dựng cho khu Giảng Võ, hay miễn phí trước bạ xe điện dài kỳ ngoài anh, có khi anh còn tác động cả nên chính sách tiền tệ, cho vay mua bđs ấy chứ.
Còn lại thì kinh doanh sản xuất thật anh làm như hạch, đụng đâu sập đó, làm thật chưa thấy dự án nào có lãi.
Nhưng người trẻ VN ko ngu đến mức không hiểu vấn đề, chỉ là họ bất lực trước sự lũng đoạn của nhóm lợi ích mà anh Vượn là đại diện thôi. Vào đây mà xem người ta nói gì về anh nhé.
 

Minhnd

Xe container
Biển số
OF-110095
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
6,285
Động cơ
1,087,445 Mã lực
Đi một vòng tròn nhỉ?
 

BloodOwl87

Xe container
Biển số
OF-547061
Ngày cấp bằng
23/12/17
Số km
5,323
Động cơ
192,176 Mã lực
Tuổi
38
Nhờ ơn doanh nhân yêu nước Vượng Vin mà thế hệ trẻ VN làm bục mặt ra cả đời cũng không mua được nhà, làm gì dám nói đến chuyện lấy vợ sinh con. Nói toẹt ra là lợi nhuận của anh Vượn có từ việc ăn cướp tương lai của con cháu chúng ta. Tất nhiên anh giỏi, nhưng là giỏi chạy giấy tờ dự án, giỏi lùa quân thổi giá, giỏi cả vụ tham nhũng chính sách nữa. Làm gì có ai xứ này chạy được giấy tờ cấp phép xây dựng cho khu Giảng Võ, hay miễn phí trước bạ xe điện dài kỳ ngoài anh, có khi anh còn tác động cả nên chính sách tiền tệ, cho vay mua bđs ấy chứ.
Còn lại thì kinh doanh sản xuất thật anh làm như hạch, đụng đâu sập đó, làm thật chưa thấy dự án nào có lãi.
Nhưng người trẻ VN ko ngu đến mức không hiểu vấn đề, chỉ là họ bất lực trước sự lũng đoạn của nhóm lợi ích mà anh Vượn là đại diện thôi. Vào đây mà xem người ta nói gì về anh nhé.
Khách quan mà nói thì họ giỏi phát triển dự án cụ ạ, cđt khác ko làm được như họ đâu.
 

vanchamngoan

Xe hơi
Biển số
OF-447194
Ngày cấp bằng
21/8/16
Số km
125
Động cơ
215,066 Mã lực
Hình như bác chỉ quan tâm đến nhóm người bán hàng online?
Về thuế thì bán hàng online được thả lỏng cả 1 thời gian dài, gần đây mới bị thuế sờ đến.
Buôn bán lòng vòng cũng giúp lưu thông hàng hóa, nhưng chỉ khi được giới hạn ở mức độ nào đó. Quá nhiều người làm trung gian gian phân phối hàng, sẽ làm tăng chi phí trong khâu lưu thông, giá bán bị đội lên, người mua hạn chế nên ít giúp cho sản xuất.
Còn thực ra hiện nay doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ ít bị nợ ngân hàng vì thực tế việc vay được ngân hàng với họ rất khó khăn.
Nhưng, cách thu thuế như hiện nay cũng chưa phải là rào cản lớn cho sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân (kinh doanh thật sự chứ không phải là doanh nghiệp sân sau). Mà rào cản chín là sự hạch sách, quấy nhiễu của nhân viên - cán bộ ở các cơ quan Nhà nước.
Em đã viết trên kia, thuế - phí chính thức chưa cao hơn những chi phí không chính thức mà các doanh nghiệp phải trả. Để doanh nghiệp phải trả những thứ chi phí này thì họ phải bị gây khó khăn, có rất những khó khăn rất vô lý.
Tụi em cũng rất sợ mỗi khi chính quyền thay người mới. Nếu vẫn cũ thì mọi việc đã đi theo lối mòn, phải chi nhưng còn biết trước được lúc nào và phải chi bao nhiêu, còn ông mới thì tất cả lại phải đi lại từ đầu. Rất mệt mỏi vì không chỉ mất tiền mà còn mất rất nhiều thời gian, công sức.
Có 1 thời được cái quy định 1 năm chỉ kiểm tra/thanh tra doanh nghiệp 1 lần tụi em đỡ rất nhiều, nhưng thời ấy cũng lâu rồi.
Hy vọng Nhà nước đã hô hào về việc quan tâm đến khối tư nhân, thì cũng quan tâm đến những doanh nghiệp nhỏ ở khối này, chứ không chỉ mấy ông "kỳ nân" đang được ưu tiên cho đủ mọi thứ. Việc quan tâm đến khối tư nhân nhỏ, chắc không cần phải vạch đường chỉ lối gì cả, mà hãy đề ra các quy định, biện pháp cụ thể để hạn chế được việc quấy nhiễu của cán bộ nhà nước. Làm tốt việc này, các doanh nghiệp nhỏ sẽ có nhiều cơ hội để phát triển!
Chúc mừng bác nhé.
Cháu xin cập nhật nghị quyết dự kiến sáng nay thủ tướng yêu cầu ban hành ngay thể chế nghị quyết của Bộ chính trị, luôn đợt họp này:
Về các biện pháp về tài chính, Nghị quyết chủ trương bãi bỏ lệ phí môn bài. Bên cạnh đó, cho phép các doanh nghiệp mới thành lập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động, đồng thời miễn tiền thuê nhà xưởng trong 3 năm đầu.

Ngoài ra, các doanh nghiệp này sẽ được giảm 30% tiền thuê đất trong thời hạn 5 năm. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng mà thực hiện việc cung cấp đất và giảm giá đất cho các đối tượng ưu tiên này, họ sẽ được khấu trừ vào số tiền thuế đất phải nộp.

Đối với các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), Nghị quyết cho phép doanh nghiệp được tính gấp đôi (200%) chi phí thực tế vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp được phép trích tối đa 20% lợi nhuận trước thuế để thành lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo. Đây là những chính sách hết sức quan trọng", Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng nói.
Đồng thời, bảo đảm nguyên tắc mỗi một năm, một doanh nghiệp chỉ bị kiểm tra, thanh tra một lần, trừ những trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật rõ ràng hoặc có bằng chứng cụ thể. Cùng với đó, tôi cho rằng việc cố gắng chuyển đổi sang hình thức thanh tra trực tuyến, giảm thiểu việc thanh tra trực tiếp, nhằm giảm phiền hà và tạo sự yên tâm cho doanh nghiệp là cải cách rất mạnh mẽ.

Theo yêu cầu sáng nay của Thủ tướng, chính sách này sẽ trình quốc hội duyệt ngay trong kỳ họp này.
 

BloodOwl87

Xe container
Biển số
OF-547061
Ngày cấp bằng
23/12/17
Số km
5,323
Động cơ
192,176 Mã lực
Tuổi
38
Chúc mừng bác nhé.
Cháu xin cập nhật nghị quyết dự kiến sáng nay thủ tướng yêu cầu ban hành ngay thể chế nghị quyết của Bộ chính trị, luôn đợt họp này:
Về các biện pháp về tài chính, Nghị quyết chủ trương bãi bỏ lệ phí môn bài. Bên cạnh đó, cho phép các doanh nghiệp mới thành lập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động, đồng thời miễn tiền thuê nhà xưởng trong 3 năm đầu.

Ngoài ra, các doanh nghiệp này sẽ được giảm 30% tiền thuê đất trong thời hạn 5 năm. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng mà thực hiện việc cung cấp đất và giảm giá đất cho các đối tượng ưu tiên này, họ sẽ được khấu trừ vào số tiền thuế đất phải nộp.

Đối với các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), Nghị quyết cho phép doanh nghiệp được tính gấp đôi (200%) chi phí thực tế vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp được phép trích tối đa 20% lợi nhuận trước thuế để thành lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo. Đây là những chính sách hết sức quan trọng", Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng nói.
Đồng thời, bảo đảm nguyên tắc mỗi một năm, một doanh nghiệp chỉ bị kiểm tra, thanh tra một lần, trừ những trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật rõ ràng hoặc có bằng chứng cụ thể. Cùng với đó, tôi cho rằng việc cố gắng chuyển đổi sang hình thức thanh tra trực tuyến, giảm thiểu việc thanh tra trực tiếp, nhằm giảm phiền hà và tạo sự yên tâm cho doanh nghiệp là cải cách rất mạnh mẽ.

Theo yêu cầu sáng nay của Thủ tướng, chính sách này sẽ trình quốc hội duyệt ngay trong kỳ họp này.
Rất đúng trọng tâm là dẹp cái trò hạch sách nhũng nhiễu để đòi phong bì, làm dn ko dám lớn.
 

danleduc

Xe container
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
6,850
Động cơ
820,428 Mã lực
Đi một vòng tròn nhỉ?
Cái gì đã theo quy luật, hợp tự nhiên thì phải theo thôi. Đâu có duy ý chí được mãi.

VN đang đi khắp TG vận động các nước công nhận VN có nền kinh tế thị trường. Vậy các cụ phải hiểu là tại sao chúng ta phải làm thế ? Tại sao Mỹ mãi chưa công nhận ? Và để làm thế VN cần làm gì ?
=))
 

xe đạp Japan

Xe điện
Biển số
OF-824378
Ngày cấp bằng
26/12/22
Số km
2,231
Động cơ
129,395 Mã lực
Nq ra thì tuyệt rồi, nhưng hãy nhìn xem nền kinh tế 20 ông quý 1 dẫn đầu vừa rồi, dẫn đầu có tới 15 ông ngân hàng, bđs, , 3 ông dầu khí ,hàng không độc quyền thì chả nói làm gì, còn nhõn 2 ông FPT và hòa phát trong danh sách. Làm bn nuôi hết 15 ô ngân hàng, bđs thì tư nhân móc đâu ra động lực mà sản xuất, kinh doanh.
1000001562.jpg
Sao em không thấy doanh nghiệp đầu tư công viên nghĩa trang vĩnh hằng nào trong thống kê này nhỉ ?. Trong khi ngoài thực tế, nhu cầu đất cho người mất cũng khá nóng và giá cao như đất cho người sống. Mà ngành này thì không phải doanh nghiệp nào cũng được làm, dù không cấm nhưng hình như cũng không khuyến khích. Trước năm 2017 trở về trước thủ tục cấp phép rất nhanh chóng, nhiều đơn vị âm thầm làm, xong xuôi hết mới công bố, mở bán. Nhiều khi giấy phép chưa có vẫn làm được nếu dân không kiện cáo gì. Em không hiểu vì sao thống kê lại bỏ sót, bỏ qua các doanh nghiệp ngành này dù doanh thu cực khủng ?.
 

Isu_zu

Xe container
Biển số
OF-12249
Ngày cấp bằng
24/12/07
Số km
9,684
Động cơ
590,612 Mã lực
...Nhà nước hạn chế được việc "ưu tiên" cho các doanh nghiệp sân sau, tạo sự bình đẳng trong kinh doanh là tạo cửa cho đại đa số các khác, đang kinh doanh hay khởi nghiệp...
Riêng việc này, cụ cứ suy ngay từ bụng cụ ra là cụ sẽ hiểu thôi mà :))
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
33,188
Động cơ
993,253 Mã lực
Riêng việc này, cụ cứ suy ngay từ bụng cụ ra là cụ sẽ hiểu thôi mà :))
Tụi em tránh tất cả những việc gì dính dáng đến tiền Nhà nước.
Ngày xưa khi mua cái Cty này, nó đang có 1 chương trình + DA đang hoạt động và 1 DA đang trong quá trình xây dựng. Em bảo bà xã làm công văn xin rút hết. Cũng hơi lằng nhằng, nhưng cuối cùng thì được dừng!
 

xe đạp Japan

Xe điện
Biển số
OF-824378
Ngày cấp bằng
26/12/22
Số km
2,231
Động cơ
129,395 Mã lực
Riêng việc này, cụ cứ suy ngay từ bụng cụ ra là cụ sẽ hiểu thôi mà :))
Doanh nghiệp sân sau chính ra phải là trụ cột của kinh tế nước nhà nói chung và kinh tế tư nhân nói riêng. Vì được tạo nhiều điều kiện tốt, ưu đãi nhất, các đề tài khó rất dễ lên trình, kéo các cty nhỏ và vừa đi lên. Nhưng ở ta các doanh nghiệp sân sau lại chưa phát huy được như kỳ vọng đó.
 

Loe_hờ lú

Xe điện
Biển số
OF-144824
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
4,585
Động cơ
476,991 Mã lực
Mời các cụ đọc 1 bài viết kinh tế học cơ bản về vượt bẫy thu nhập trung bình - một mục tiêu quan trọng của kỷ nguyên mới do TBT Tô Lâm đưa ra.
Lưu ý đây là quan điểm của 1 chuyên gia đã từng được đào tạo ở Mỹ, góc nhìn và nhãn quan theo tiêu chuẩn Phương Tây và thuần là các lý thuyết kinh tế học cơ bản.
Bài viết cũng đã có 1 số người vào phản biện với góc nhìn mở, và mới hơn.

Nhìn chung qua bài viết và đọc các comment thì thấy, nếu muốn kỉ nguyên vươn mình vượt bẫy thu nhập trung bình thì chúng ta còn nhiều việc phải làm.

VƯỢT BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH
Việt Nam đang đặt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025 và sẽ lên hai con số từ năm 2026 trở đi. Mức tăng trưởng cao này sẽ tiếp tục trong hai thập kỷ. Vì sao lại có con số này?
Thông điệp khá rõ ràng, lãnh đạo Việt Nam đang quyết tâm thoát bẫy thu nhập trung bình.
---------------------------
Tôi từng học chương trình Master về quản lý chính sách kinh tế tại Đại học Columbia. Chương trình này được thiết kế dành riêng cho những người mid-career đang làm về chính sách kinh tế tại các nước đang phát triển. Bạn học của tôi đến từ 25 quốc gia trên thế giới, hầu hết là nước đang phát triển. Chúng tôi có duy nhất một bạn học là người Mỹ. Bạn đó theo học chương trình này vì đang làm cho Bộ Ngoại giao Mỹ chuyên về trừng phạt kinh tế các nước đang phát triển.
Nói vậy để các bạn hiểu, chúng tôi cực kỳ tập trung vào chính sách kinh tế của nước đang phát triển. Và đương nhiên, chúng tôi không thể không tranh luận về vấn đề “bẫy thu nhập trung bình” và làm thế nào để thoát khỏi nó.
--------------------------
Đầu tiên, xin nói một chút về bẫy thu nhập thấp. Bẫy thu nhập thấp là tình trạng vòng lặp đói nghèo. Nghèo thì tiền làm ra chỉ đủ để ăn tiêu, không có tính luỹ để đầu tư. Không có đầu tư thì không thể tăng năng suất. Năng suất thấp thì thu nhập thấp và tiếp tục đói nghèo. Cái vòng luẩn quẩn nghèo này có lẽ dễ hiểu với chúng ta. Các quốc gia nằm trong vòng lặp đói nghèo này thường bị vướng các vấn đề nội chiến, sắc tộc, tôn giáo, chính trị phức tạp.
Muốn thoát bẫy thu nhập thấp thì không quá khó. Chỉ cần đất nước đó có hoà bình, công nhận kinh tế tư nhân, mở cửa nhập khẩu vốn. Cái này ở Việt Nam gọi là Đổi mới.
Tại các nước nghèo này, thứ thừa nhất là lao động và thứ thiếu nhất là vốn. Mở cửa nhập khẩu vốn, vay nợ để đầu tư công cho hạ tầng, phát triển thị trường tài chính… Tất cả những biện pháp này giúp tăng vốn rất nhanh và đem lại tăng trưởng.
Giai đoạn mới thoát khỏi bẫy thu nhập thấp, thường thì kinh tế tăng trưởng rất nhanh, có thể lên đến 10% mỗi năm và kéo dài nhiều năm. Sau một thời gian, quốc gia này được xếp vào nhóm thu nhập trung bình.
Nhưng người ta thấy một hiện tượng là khi đã vào nhóm thu nhập trung bình, tốc độ tăng trưởng trung bình dài hạn của nhiều nước cứ chậm dần lại theo thời gian. Đây chính là bẫy thu nhập trung bình.
Tuy nhiên, cũng có vài quốc gia mà tốc độ tăng trưởng cao được duy trì dài hơn, và thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, tiến vào nhóm thu nhập cao. Đến khi có thu nhập cao rồi thì tốc độ tăng trưởng của hầu hết các nước đều giảm, nên nhiều người nói vui là có cái gọi là bẫy thu nhập cao.
--------------------------
Có một lưu ý rất quan trọng là việc thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình thường chỉ diễn ra trong giai đoạn dân số vàng. Nếu hết dân số vàng mà không thoát được khỏi bẫy thu nhập trung bình thì sau đó rất khó. Vì thế mới có cái nguy cơ "Chưa giàu đã già”.
Dân số vàng xuất hiện sau khi một quốc gia ra khỏi đói nghèo. Khi đó, việc chăm sóc sức khoẻ tốt lên, tỷ lệ tử vong giảm mạnh, trong khi tỷ lệ sinh vẫn cao. Điều này tạo nên một giai đoạn bùng nổ dân số. Sau một thời gian, tỷ lệ sinh giảm dần do xã hội công nghiệp hoá, tâm lý dân cư thay đổi, ngại đẻ.
Dân số tăng đương nhiên góp phần vào tăng trưởng. Nhưng không chỉ vậy, dân số tăng còn khiến người ta kỳ vọng cao hơn vào tăng trưởng trong tương lai, vì thế người ta sẽ đầu tư nhiều hơn, thông qua tiết kiệm và nhập khẩu vốn. Vì thế, tốc độ tăng dân số có thể chỉ là một, nhưng nó giúp hút thêm vốn, kết quả là tăng trưởng tổng thể thường cao hơn tăng dân số.
Nhưng dân số cũng sẽ có tác động ngược lại. Khi dân số sắp già, kỳ vọng tương lai giảm, các luồng tiền đầu tư sẽ giảm, dòng vốn lại đi tìm nước dân số trẻ hơn. Vì thế, nếu quốc gia đã sang giai đoạn dân số già, tốc độ tăng trưởng sẽ giảm mạnh hơn tốc độ giảm dân số. (câu chuyện nhập khẩu lao động sẽ nói khi khác)
------------------------------------------
Một vấn đề nữa là khả năng tích luỹ vốn của nền kinh tế.
Như đã nói, muốn tăng trưởng thì cần vốn. Vốn có thể nhập khẩu hoặc tự tích luỹ thông qua tiết kiệm và thị trường tài chính.
Nhập khẩu vốn thì vui, nhưng sau đó sẽ phải đối mặt với việc dòng vốn bị rút ra. Các chính sách quản lý ngoại hối hay đầu tư chỉ có thể tác động đến tốc độ nhập khẩu hay xuất khẩu vốn, không thể đảo ngược xu hướng đó. Như trên đã nói qua, dòng vốn toàn cầu sẽ chảy đến nơi mà nó nghĩ là sẽ sinh lợi tốt. Vì thế, đây là liều thuốc tốt để thoát khỏi bẫy thu nhập thấp, nhưng lại không có nhiều tác dụng khi muốn thoát bẫy thu nhập trung bình.
Tiết kiệm để tạo vốn nội sinh của quốc gia là đặc biệt quan trọng. Để có điều này cần hai yếu tố là văn hoá tiết kiệm của dân và (chính sách) thị trường tài chính tốt.
Tôi có một ông thầy người Argentina, ổng luôn ghen tị với dân Á Đông. Vì ổng tin rằng dân Mỹ Latin chỉ thích tiệc tùng, không thích tiết kiệm, nên rất khó để thoát bẫy thu nhập trung bình.
Ngược lại, khả năng thoát bẫy thu nhập trung bình của các nước Á Đông có vẻ tốt hơn, khi các nền kinh tế Nhật, Hàn, Đài Loan, Hong Kong, Sigapore và Trung Quốc đã thoát. Nhưng cũng nhiều nước ASEAN khác đang rơi vào bẫy. Như vậy, quốc gia nằm trong nhóm các nước Châu Á Thái Bình Dương sẽ có cơ hội thoát bẫy thu nhập trung bình cao hơn, nhưng điều đó là chưa đủ.
----------------------------------
Đó là hiện tượng bẫy thu nhập trung bình. Giờ chúng ta sẽ lý giải vì sao nó tồn tại và làm thế nào để thoát khỏi nó.
Nhiều người nói, vì do chính sách kinh tế. Nếu chính sách kinh tế tốt thì sẽ vượt qua được, còn nếu chính sách kinh tế dở thì sẽ bị rơi vào bẫy. Giải thích như thế đúng, nhưng chưa đủ. Đúng là vì chính sách kinh tế gần như quyết định toàn bộ việc một quốc gia sẽ rơi vào hay thoát được khỏi bẫy thu nhập trung bình. Nhưng điều gì cho ra chính sách kinh tế tốt?
Nếu chỉ là biết thế nào là chính sách kinh tế tốt thì nhiều giáo trình đã nói. Chỉ cần vài nhà kinh tế học tư vấn cho chính phủ là thoát bẫy được thôi, mà sao các nước cứ lần lượt rơi vào bẫy vậy?
Đó là vì, để ra được chính sách kinh tế tốt, cũng có giá của nó, và trong nhiều trường hợp, các chính trị gia không muốn trả cái giá đó. Vì vậy, họ đã đưa ra các lựa chọn chính sách thuận về mặt chính trị hơn trong ngắn hạn, nhưng nghịch cho nền kinh tế về dài hạn.
Ở đây, tôi muốn tập trung phân tích các yếu tố chính trị để có thể đưa ra chính sách kinh tế tốt, và cả chính sách dở. Chính sách kinh tế thì có hàng ngàn vấn đề, tôi chỉ xin lấy ví dụ một số.
--------------------
Kích cầu hay trọng cung
Trọng cung là các chính sách giúp phía cung có thêm năng lực để sản xuất và cung ứng nhiều hàng hoá, dịch vụ hơn. Nó bao gồm việc tăng đầu tư cho hạ tầng, giáo dục, khoa học công nghệ; cải cách hệ thống tư pháp để giải quyết tranh chấp nhanh hơn, công bằng hơn; tạo thuận lợi làm thủ tục hành chính; chống tội phạm kinh tế, chống độc quyền,… Nói chung là làm sao cho doanh nghiệp thuận tiện kinh doanh trong một môi trường thúc đẩy đầu tư, công nghệ.
Kích cầu là việc tác động vào phần cầu của nền kinh tế, chủ yếu gồm nới lỏng chính sách tài khoá và tiền tệ. Chi tiêu công, giảm thuế, tăng cung tiền đều là các giải pháp kích cầu.
Cả hai loại chính sách này đều sẽ giúp con số GDP tăng lên. Nhưng trọng cung mới là tăng trưởng thực chất, còn kích cầu chỉ mang lại tăng trưởng trong ngắn hạn và gây thiệt hại về dài hạn như khủng hoảng kinh tế hoặc lạm phát cao. Ai cũng biết vậy, nhưng nếu để đạt tăng trưởng GDP, lãnh đạo lại thích kích cầu hơn là trọng cung. Vì mấy lý do:
Thứ nhất, kích cầu nhanh hơn, đẹp con số trong nhiệm kỳ của mình. Còn trọng cung thường có độ trễ vài năm đến vài chục năm, bây giờ tôi có làm tốt thì nhiệm kỳ sau được hưởng chứ không phải tôi.
Ví dụ nhé, một trong những chích sách trọng cung tốt nhất là cải cách hệ thống tư pháp để tăng tính minh bạch và khả năng dự đoán phán quyết của toà án, giảm thời gian giải quyết tranh chấp, tăng tỷ lệ thi hành án dân sự thành công, giảm tỷ lệ huỷ phán quyết trọng tài… Những hành động này thực sự có lợi cho phát triển kinh tế. Nhưng để việc cải cách tư pháp trên ngấm được đến từng người dân và doanh nghiệp, kích thích họ tự tin hơn khi bỏ tiền đầu tư hoặc giao kết hợp đồng, thì cần hàng thập kỷ. Lúc đó có ai ghi danh cho lãnh đạo đã làm tốt đâu.
Thứ hai, kích cầu là giảm thuế, tăng chi trợ cấp cho người dân, miễn học phí, miễn viện phí, trợ cấp giá xăng giá điện… Toàn những thứ được dân khen, được báo chí tung hô. Còn chính sách trọng cung thì ít được khen ngợi hơn.
Vậy nên, trong ngắn hạn, chính trị gia thường dùng chính sách kích cầu để đạt tăng trưởng đẹp trong năm tới, có thể nhằm chuẩn bị cho một cuộc bầu cử chẳng hạn. Nhưng nếu ông ta có ý định dùng kích cầu để tăng trưởng cao dài hạn thì chắc chắn đó là thảm hoạ. Thậm chí, nếu mục tiêu là tăng trưởng dài hạn thì còn phải chấp nhận thắt chặt để giữ lạm phát và lãi suất cho vay thấp nhằm tạo điều kiện cho đầu tư tư nhân.
--------------------------------
Bảo hộ thị trường và ưu đãi hỗ trợ ngành kinh tế
Bảo hộ thị trường và ưu đãi hỗ trợ ngành kinh tế cũng là một sự lựa chọn khó khăn cho chính trị gia. Đây là các chính sách tác động đến từng ngành kinh tế, chủ yếu thông qua các biện pháp như trực tiếp đầu tư qua doanh nghiệp nhà nước, cắt giảm thuế, trợ cấp thông qua giá điện hoặc các khoản vay lãi suất thấp và dựng hàng rào đối với hàng nhập khẩu...
Nhiều nhà kinh tế cho rằng các chính sách phát triển ngành này là trung tâm trong tiến trình vượt bẫy thu nhập trung bình của các nước Đông Á như Nhật, Hàn, Trung Quốc… Nhưng cũng nên nhớ rằng hàng chục nước khác cũng có chính sách bảo hộ hay ưu đãi hỗ trợ ngành kiểu này, nhưng vẫn rơi vào bẫy.
Kịch bản tốt của một chính sách phát triển ngành là Nhà nước dùng nguồn lực và quyền lực của mình, để giúp doanh nghiệp nội địa phát triển trong giai đoạn đầu, tích luỹ vốn và kinh nghiệm. Sau khi các doanh nghiệp này đã đủ năng lực cạnh tranh với nước ngoài thì cắt giảm và bãi bỏ các chính sách bảo hộ hay ưu đãi.
Làm chính sách phát triển ngành này rất khó. Nếu thiếu thì doanh nghiệp không đủ lực để phát triển. Nếu thừa thì doanh nghiệp sẽ ỉ lại và cũng không chịu phát triển. Thậm chí, các doanh nghiệp thường kiếm lợi nhuận trước mắt và dùng lợi nhuận đó để vận động duy trì chính sách bảo hộ và hỗ trợ. Vận động có thể bằng nhiều cách, cả sạch và bẩn.
Quan trọng hơn, các chính sách hỗ trợ ngành này thường nhận được sự ủng hộ về mặt chính trị. Bởi người nào được hỗ trợ thì sẽ to mồm ủng hộ còn người khác thì không muốn to mồm phản đối. Thậm chí, nếu trong bộ máy nhà nước có cơ quan được giao nhiệm vụ phát triển một ngành, thì cơ quan đó sẽ chủ động vận động cho chính sách ưu đãi hỗ trợ của ngành mình chứ chẳng cần đợi đến doanh nghiệp trong ngành kêu.
Có lần mình phàn nàn với nhóm bạn là nước tao có nền kinh tế quả mít, vì ngành nào cũng được coi là mũi nhọn và được ưu đãi, thậm chí Việt Nam còn ưu đãi hỗ trợ cả những ngành untradable (tức là những ngành không bao giờ phải cạnh tranh với nước ngoài). Chúng nó ồ lên cười và bảo nước nó cũng thế. Có lẽ, tình trạng ưu đãi hỗ trợ tràn lan nhằm ban phát lộc lá diễn ra phổ biến.
--------------------------------
Điều kiện gia nhập thị trường và các rào cản kinh doanh
Một ví dụ đơn giản như các cửa hàng ở sân bay. Nếu tất cả các cửa hàng này đều chung một chủ thì sẽ có vị thế độc quyền. Sự độc quyền này cho phép họ tăng giá mà không chịu áp lực cạnh tranh. Doanh nghiệp này sẽ sử dụng lợi nhuận độc quyền để vận động quan chức nhằm tiếp tục duy trì vị thế độc quyền của mình. (nhắc lại, vận động ở đây có thể bao gồm cả sạch và bẩn).
Sự liên kết giữa doanh nghiệp và quan chức như vậy có thể xuất hiện ở hầu hết các ngành kinh tế. Vì thế các quan chức sẽ rất thích môi trường kinh doanh càng nhiều giấy phép càng tốt, tiêu chí cấp phép càng cao hoặc càng mơ hồ càng tốt.
Các doanh nghiệp đã được kinh doanh, đang tồn tại trong thị trường thì muốn rào cản gia nhập thị trường thật cao để bớt đối thủ cạnh tranh. Còn những doanh nghiệp muốn giảm rào cản gia nhập thị trường thì lại chưa tồn tại. Nghịch lý này khiến cho việc cắt giảm điều kiện gia nhập thị trường rất khó thực hiện.
Có lần, tôi tham gia một cuộc họp thảo luận về một ngành kinh tế mà trên thị trường chỉ có vài doanh nghiệp (xin phép không nêu tên, vì tôi hèn). Hai quy định được nói nhiều nhất là thủ tục để xin phép kinh doanh lần đầu và thủ tục để mở rộng kinh doanh.
Một doanh nghiệp đứng lên ủng hộ mạnh mẽ quy định thủ tục xin phép lần đầu càng khó càng tốt, yêu cầu đủ thứ từ vốn lớn, quy mô lớn, kinh nghiệm nhiều. Đương nhiên, họ sẽ lấy các lý do như ông nhỏ thì không an toàn, khó quản lý, quyền lợi người tiêu dùng không được bảo đảm. Nhưng ai cũng biết, lý do thật của việc này là do họ không muốn có ông khác vào thị trường cạnh tranh với họ.
Đến khi tranh luận về thủ tục mở rộng kinh doanh, cũng doanh nghiệp đó đề nghị bỏ, bởi quy định này cản trở họ đang trên đà phát triển. Tuy nhiên, một doanh nghiệp khác lại đứng lên ủng hộ thủ tục vì họ có vẻ lo bị mất thị phần vào tay ông vừa nói trước đó.
Câu chuyện này diễn ra ở rất nhiều ngành kinh tế. Tôi từng gặp trường hợp một doanh nghiệp vận động để Chính phủ đưa ra một thứ giấy phép kinh doanh mới cho ngành của họ. Bạn có thể ngạc nhiên hỏi: Vì sao đang tự do không muốn lại muốn chui vào rọ? Họ tính là nếu phải xin phép thì họ có khả năng xin phép tốt nhất so với đối thủ và đó là lợi thế cạnh tranh.
Cắt giảm giấy phép hay các rào cản kinh doanh nhiều khi chính là đập nồi cơm của cán bộ. Hãy thử nghĩ mà xem, một cục vụ bộ ngành nào đó đang kiếm được từ một cái giấy phép con. Giờ mà lãnh đạo bảo bỏ cái giấy phép đó, thì lãnh đạo coi như mất ít nhất một phiếu ủng hộ trong trung ương và đại hội.
------------------------
Tôi có thể kể ra nhiều ví dụ khác trong các chính sách về chi tiêu công (chi cho hạ tầng hay văn hoá), bảo hiểm xã hội (tăng lương hưu hay tiết kiệm để đầu tư)… Những ví dụ này cho thấy, việc vượt bẫy thu nhập trung bình không phải chỉ là sự hứa hẹn một tương lai xán lạn mà còn là một con đường chông gai và dễ đi lạc.
Nguồn: https://www.facebook.com/minhducgav
 

Loe_hờ lú

Xe điện
Biển số
OF-144824
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
4,585
Động cơ
476,991 Mã lực
Đồng thời cũng có 1 số phản biện hay về bài viết. Coi đây là tiêu chuẩn vượt Bẫy trung bình của phương Tây. Và nếu theo Tây thì k nhiều quốc gia vượt được bẫy trong giai đoạn hiện nay.
Muốn vượt được phải có cách đi khác, thậm chí là sắt đá về mặt kinh tế và thể chế.
Từ những tranh luận này cũng thấy 1 số người học ở Tây về áp dụng lý thuyết Tây không phù hợp với 1 nước đang phát triển, đồng thời theo tiêu chuẩn của Tây cũng sẽ rất khó khăn cho chính quốc gia đó.
Đây là nội dung của 1 loạt các học bổng về chính sách công do Mỹ và Phương Tây tài trợ, cũng như 1 loạt các dự án cách cách thể chế mà các tổ chức phi chính phủ và đại sứ quán các nước P Tây đang tài trợ.
"
Chuẩn văn mẫu của phương Tây để dậy dỗ cho các nền kinh tế mới nổi!
Cái thú vị là trong các nước thoát bẫy thu nhập trung bình không có nước nào áp dụng các phương pháp của văn mẫu này, họ đều đột phá trong 1 giai đoạn mà phương tây gán cho cái mác "thao túng, độc tài, bảo hộ, cạnh tranh không lành mạnh, thiếu dân chủ v.v."
Phương Tây vẫn luôn chú trọng vào 2 cái mà họ có lợi thế: Vốn và thể chế! Khuyến khích các nước mở cửa để bơm vốn và cải tổ thể thế để mở tung thị trường cho doanh nghiệp của họ vào! Biết bao nước làm theo và nợ ngập đầu thậm chí phá sản quốc gia!

Rất nhiều năm mình thấy phân tích trên là hợp lý, nhưng càng về sau, phân tích các trường hợp cụ thể thấy nó khác hoàn toàn, thậm trí trái ngược! Nên làm chính sách mà cứ sách giáo khoa giáo điều là toang!
"
 

Euro2CityStar

Xe lăn
Biển số
OF-345955
Ngày cấp bằng
9/12/14
Số km
14,432
Động cơ
416,105 Mã lực
Nơi ở
Quân khu bàn phím
Chúc mừng bác nhé.
Cháu xin cập nhật nghị quyết dự kiến sáng nay thủ tướng yêu cầu ban hành ngay thể chế nghị quyết của Bộ chính trị, luôn đợt họp này:
Về các biện pháp về tài chính, Nghị quyết chủ trương bãi bỏ lệ phí môn bài. Bên cạnh đó, cho phép các doanh nghiệp mới thành lập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động, đồng thời miễn tiền thuê nhà xưởng trong 3 năm đầu.

Ngoài ra, các doanh nghiệp này sẽ được giảm 30% tiền thuê đất trong thời hạn 5 năm. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng mà thực hiện việc cung cấp đất và giảm giá đất cho các đối tượng ưu tiên này, họ sẽ được khấu trừ vào số tiền thuế đất phải nộp.

Đối với các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), Nghị quyết cho phép doanh nghiệp được tính gấp đôi (200%) chi phí thực tế vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp được phép trích tối đa 20% lợi nhuận trước thuế để thành lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo. Đây là những chính sách hết sức quan trọng", Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng nói.
Đồng thời, bảo đảm nguyên tắc mỗi một năm, một doanh nghiệp chỉ bị kiểm tra, thanh tra một lần, trừ những trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật rõ ràng hoặc có bằng chứng cụ thể. Cùng với đó, tôi cho rằng việc cố gắng chuyển đổi sang hình thức thanh tra trực tuyến, giảm thiểu việc thanh tra trực tiếp, nhằm giảm phiền hà và tạo sự yên tâm cho doanh nghiệp là cải cách rất mạnh mẽ.

Theo yêu cầu sáng nay của Thủ tướng, chính sách này sẽ trình quốc hội duyệt ngay trong kỳ họp này.
quỹ cơ sở hạ tầng nào

đã ; đang và sẽ sở hữu loạt nhà xưởng để miễn phí dùng trong 3 năm , chưa hề xuất hiện trên thị trường .
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top