[Funland] Kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Anh_he

Xe tải
Biển số
OF-803143
Ngày cấp bằng
23/1/22
Số km
451
Động cơ
168,867 Mã lực
Mời các cụ đọc 1 bài viết kinh tế học cơ bản về vượt bẫy thu nhập trung bình - một mục tiêu quan trọng của kỷ nguyên mới do TBT Tô Lâm đưa ra.
Lưu ý đây là quan điểm của 1 chuyên gia đã từng được đào tạo ở Mỹ, góc nhìn và nhãn quan theo tiêu chuẩn Phương Tây và thuần là các lý thuyết kinh tế học cơ bản.
Bài viết cũng đã có 1 số người vào phản biện với góc nhìn mở, và mới hơn.

Nhìn chung qua bài viết và đọc các comment thì thấy, nếu muốn kỉ nguyên vươn mình vượt bẫy thu nhập trung bình thì chúng ta còn nhiều việc phải làm.

VƯỢT BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH
Việt Nam đang đặt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025 và sẽ lên hai con số từ năm 2026 trở đi. Mức tăng trưởng cao này sẽ tiếp tục trong hai thập kỷ. Vì sao lại có con số này?
Thông điệp khá rõ ràng, lãnh đạo Việt Nam đang quyết tâm thoát bẫy thu nhập trung bình.
---------------------------
Tôi từng học chương trình Master về quản lý chính sách kinh tế tại Đại học Columbia. Chương trình này được thiết kế dành riêng cho những người mid-career đang làm về chính sách kinh tế tại các nước đang phát triển. Bạn học của tôi đến từ 25 quốc gia trên thế giới, hầu hết là nước đang phát triển. Chúng tôi có duy nhất một bạn học là người Mỹ. Bạn đó theo học chương trình này vì đang làm cho Bộ Ngoại giao Mỹ chuyên về trừng phạt kinh tế các nước đang phát triển.
Nói vậy để các bạn hiểu, chúng tôi cực kỳ tập trung vào chính sách kinh tế của nước đang phát triển. Và đương nhiên, chúng tôi không thể không tranh luận về vấn đề “bẫy thu nhập trung bình” và làm thế nào để thoát khỏi nó.
--------------------------
Đầu tiên, xin nói một chút về bẫy thu nhập thấp. Bẫy thu nhập thấp là tình trạng vòng lặp đói nghèo. Nghèo thì tiền làm ra chỉ đủ để ăn tiêu, không có tính luỹ để đầu tư. Không có đầu tư thì không thể tăng năng suất. Năng suất thấp thì thu nhập thấp và tiếp tục đói nghèo. Cái vòng luẩn quẩn nghèo này có lẽ dễ hiểu với chúng ta. Các quốc gia nằm trong vòng lặp đói nghèo này thường bị vướng các vấn đề nội chiến, sắc tộc, tôn giáo, chính trị phức tạp.
Muốn thoát bẫy thu nhập thấp thì không quá khó. Chỉ cần đất nước đó có hoà bình, công nhận kinh tế tư nhân, mở cửa nhập khẩu vốn. Cái này ở Việt Nam gọi là Đổi mới.
Tại các nước nghèo này, thứ thừa nhất là lao động và thứ thiếu nhất là vốn. Mở cửa nhập khẩu vốn, vay nợ để đầu tư công cho hạ tầng, phát triển thị trường tài chính… Tất cả những biện pháp này giúp tăng vốn rất nhanh và đem lại tăng trưởng.
Giai đoạn mới thoát khỏi bẫy thu nhập thấp, thường thì kinh tế tăng trưởng rất nhanh, có thể lên đến 10% mỗi năm và kéo dài nhiều năm. Sau một thời gian, quốc gia này được xếp vào nhóm thu nhập trung bình.
Nhưng người ta thấy một hiện tượng là khi đã vào nhóm thu nhập trung bình, tốc độ tăng trưởng trung bình dài hạn của nhiều nước cứ chậm dần lại theo thời gian. Đây chính là bẫy thu nhập trung bình.
Tuy nhiên, cũng có vài quốc gia mà tốc độ tăng trưởng cao được duy trì dài hơn, và thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, tiến vào nhóm thu nhập cao. Đến khi có thu nhập cao rồi thì tốc độ tăng trưởng của hầu hết các nước đều giảm, nên nhiều người nói vui là có cái gọi là bẫy thu nhập cao.
--------------------------
Có một lưu ý rất quan trọng là việc thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình thường chỉ diễn ra trong giai đoạn dân số vàng. Nếu hết dân số vàng mà không thoát được khỏi bẫy thu nhập trung bình thì sau đó rất khó. Vì thế mới có cái nguy cơ "Chưa giàu đã già”.
Dân số vàng xuất hiện sau khi một quốc gia ra khỏi đói nghèo. Khi đó, việc chăm sóc sức khoẻ tốt lên, tỷ lệ tử vong giảm mạnh, trong khi tỷ lệ sinh vẫn cao. Điều này tạo nên một giai đoạn bùng nổ dân số. Sau một thời gian, tỷ lệ sinh giảm dần do xã hội công nghiệp hoá, tâm lý dân cư thay đổi, ngại đẻ.
Dân số tăng đương nhiên góp phần vào tăng trưởng. Nhưng không chỉ vậy, dân số tăng còn khiến người ta kỳ vọng cao hơn vào tăng trưởng trong tương lai, vì thế người ta sẽ đầu tư nhiều hơn, thông qua tiết kiệm và nhập khẩu vốn. Vì thế, tốc độ tăng dân số có thể chỉ là một, nhưng nó giúp hút thêm vốn, kết quả là tăng trưởng tổng thể thường cao hơn tăng dân số.
Nhưng dân số cũng sẽ có tác động ngược lại. Khi dân số sắp già, kỳ vọng tương lai giảm, các luồng tiền đầu tư sẽ giảm, dòng vốn lại đi tìm nước dân số trẻ hơn. Vì thế, nếu quốc gia đã sang giai đoạn dân số già, tốc độ tăng trưởng sẽ giảm mạnh hơn tốc độ giảm dân số. (câu chuyện nhập khẩu lao động sẽ nói khi khác)
------------------------------------------
Một vấn đề nữa là khả năng tích luỹ vốn của nền kinh tế.
Như đã nói, muốn tăng trưởng thì cần vốn. Vốn có thể nhập khẩu hoặc tự tích luỹ thông qua tiết kiệm và thị trường tài chính.
Nhập khẩu vốn thì vui, nhưng sau đó sẽ phải đối mặt với việc dòng vốn bị rút ra. Các chính sách quản lý ngoại hối hay đầu tư chỉ có thể tác động đến tốc độ nhập khẩu hay xuất khẩu vốn, không thể đảo ngược xu hướng đó. Như trên đã nói qua, dòng vốn toàn cầu sẽ chảy đến nơi mà nó nghĩ là sẽ sinh lợi tốt. Vì thế, đây là liều thuốc tốt để thoát khỏi bẫy thu nhập thấp, nhưng lại không có nhiều tác dụng khi muốn thoát bẫy thu nhập trung bình.
Tiết kiệm để tạo vốn nội sinh của quốc gia là đặc biệt quan trọng. Để có điều này cần hai yếu tố là văn hoá tiết kiệm của dân và (chính sách) thị trường tài chính tốt.
Tôi có một ông thầy người Argentina, ổng luôn ghen tị với dân Á Đông. Vì ổng tin rằng dân Mỹ Latin chỉ thích tiệc tùng, không thích tiết kiệm, nên rất khó để thoát bẫy thu nhập trung bình.
Ngược lại, khả năng thoát bẫy thu nhập trung bình của các nước Á Đông có vẻ tốt hơn, khi các nền kinh tế Nhật, Hàn, Đài Loan, Hong Kong, Sigapore và Trung Quốc đã thoát. Nhưng cũng nhiều nước ASEAN khác đang rơi vào bẫy. Như vậy, quốc gia nằm trong nhóm các nước Châu Á Thái Bình Dương sẽ có cơ hội thoát bẫy thu nhập trung bình cao hơn, nhưng điều đó là chưa đủ.
----------------------------------
Đó là hiện tượng bẫy thu nhập trung bình. Giờ chúng ta sẽ lý giải vì sao nó tồn tại và làm thế nào để thoát khỏi nó.
Nhiều người nói, vì do chính sách kinh tế. Nếu chính sách kinh tế tốt thì sẽ vượt qua được, còn nếu chính sách kinh tế dở thì sẽ bị rơi vào bẫy. Giải thích như thế đúng, nhưng chưa đủ. Đúng là vì chính sách kinh tế gần như quyết định toàn bộ việc một quốc gia sẽ rơi vào hay thoát được khỏi bẫy thu nhập trung bình. Nhưng điều gì cho ra chính sách kinh tế tốt?
Nếu chỉ là biết thế nào là chính sách kinh tế tốt thì nhiều giáo trình đã nói. Chỉ cần vài nhà kinh tế học tư vấn cho chính phủ là thoát bẫy được thôi, mà sao các nước cứ lần lượt rơi vào bẫy vậy?
Đó là vì, để ra được chính sách kinh tế tốt, cũng có giá của nó, và trong nhiều trường hợp, các chính trị gia không muốn trả cái giá đó. Vì vậy, họ đã đưa ra các lựa chọn chính sách thuận về mặt chính trị hơn trong ngắn hạn, nhưng nghịch cho nền kinh tế về dài hạn.
Ở đây, tôi muốn tập trung phân tích các yếu tố chính trị để có thể đưa ra chính sách kinh tế tốt, và cả chính sách dở. Chính sách kinh tế thì có hàng ngàn vấn đề, tôi chỉ xin lấy ví dụ một số.
--------------------
Kích cầu hay trọng cung
Trọng cung là các chính sách giúp phía cung có thêm năng lực để sản xuất và cung ứng nhiều hàng hoá, dịch vụ hơn. Nó bao gồm việc tăng đầu tư cho hạ tầng, giáo dục, khoa học công nghệ; cải cách hệ thống tư pháp để giải quyết tranh chấp nhanh hơn, công bằng hơn; tạo thuận lợi làm thủ tục hành chính; chống tội phạm kinh tế, chống độc quyền,… Nói chung là làm sao cho doanh nghiệp thuận tiện kinh doanh trong một môi trường thúc đẩy đầu tư, công nghệ.
Kích cầu là việc tác động vào phần cầu của nền kinh tế, chủ yếu gồm nới lỏng chính sách tài khoá và tiền tệ. Chi tiêu công, giảm thuế, tăng cung tiền đều là các giải pháp kích cầu.
Cả hai loại chính sách này đều sẽ giúp con số GDP tăng lên. Nhưng trọng cung mới là tăng trưởng thực chất, còn kích cầu chỉ mang lại tăng trưởng trong ngắn hạn và gây thiệt hại về dài hạn như khủng hoảng kinh tế hoặc lạm phát cao. Ai cũng biết vậy, nhưng nếu để đạt tăng trưởng GDP, lãnh đạo lại thích kích cầu hơn là trọng cung. Vì mấy lý do:
Thứ nhất, kích cầu nhanh hơn, đẹp con số trong nhiệm kỳ của mình. Còn trọng cung thường có độ trễ vài năm đến vài chục năm, bây giờ tôi có làm tốt thì nhiệm kỳ sau được hưởng chứ không phải tôi.
Ví dụ nhé, một trong những chích sách trọng cung tốt nhất là cải cách hệ thống tư pháp để tăng tính minh bạch và khả năng dự đoán phán quyết của toà án, giảm thời gian giải quyết tranh chấp, tăng tỷ lệ thi hành án dân sự thành công, giảm tỷ lệ huỷ phán quyết trọng tài… Những hành động này thực sự có lợi cho phát triển kinh tế. Nhưng để việc cải cách tư pháp trên ngấm được đến từng người dân và doanh nghiệp, kích thích họ tự tin hơn khi bỏ tiền đầu tư hoặc giao kết hợp đồng, thì cần hàng thập kỷ. Lúc đó có ai ghi danh cho lãnh đạo đã làm tốt đâu.
Thứ hai, kích cầu là giảm thuế, tăng chi trợ cấp cho người dân, miễn học phí, miễn viện phí, trợ cấp giá xăng giá điện… Toàn những thứ được dân khen, được báo chí tung hô. Còn chính sách trọng cung thì ít được khen ngợi hơn.
Vậy nên, trong ngắn hạn, chính trị gia thường dùng chính sách kích cầu để đạt tăng trưởng đẹp trong năm tới, có thể nhằm chuẩn bị cho một cuộc bầu cử chẳng hạn. Nhưng nếu ông ta có ý định dùng kích cầu để tăng trưởng cao dài hạn thì chắc chắn đó là thảm hoạ. Thậm chí, nếu mục tiêu là tăng trưởng dài hạn thì còn phải chấp nhận thắt chặt để giữ lạm phát và lãi suất cho vay thấp nhằm tạo điều kiện cho đầu tư tư nhân.
--------------------------------
Bảo hộ thị trường và ưu đãi hỗ trợ ngành kinh tế
Bảo hộ thị trường và ưu đãi hỗ trợ ngành kinh tế cũng là một sự lựa chọn khó khăn cho chính trị gia. Đây là các chính sách tác động đến từng ngành kinh tế, chủ yếu thông qua các biện pháp như trực tiếp đầu tư qua doanh nghiệp nhà nước, cắt giảm thuế, trợ cấp thông qua giá điện hoặc các khoản vay lãi suất thấp và dựng hàng rào đối với hàng nhập khẩu...
Nhiều nhà kinh tế cho rằng các chính sách phát triển ngành này là trung tâm trong tiến trình vượt bẫy thu nhập trung bình của các nước Đông Á như Nhật, Hàn, Trung Quốc… Nhưng cũng nên nhớ rằng hàng chục nước khác cũng có chính sách bảo hộ hay ưu đãi hỗ trợ ngành kiểu này, nhưng vẫn rơi vào bẫy.
Kịch bản tốt của một chính sách phát triển ngành là Nhà nước dùng nguồn lực và quyền lực của mình, để giúp doanh nghiệp nội địa phát triển trong giai đoạn đầu, tích luỹ vốn và kinh nghiệm. Sau khi các doanh nghiệp này đã đủ năng lực cạnh tranh với nước ngoài thì cắt giảm và bãi bỏ các chính sách bảo hộ hay ưu đãi.
Làm chính sách phát triển ngành này rất khó. Nếu thiếu thì doanh nghiệp không đủ lực để phát triển. Nếu thừa thì doanh nghiệp sẽ ỉ lại và cũng không chịu phát triển. Thậm chí, các doanh nghiệp thường kiếm lợi nhuận trước mắt và dùng lợi nhuận đó để vận động duy trì chính sách bảo hộ và hỗ trợ. Vận động có thể bằng nhiều cách, cả sạch và bẩn.
Quan trọng hơn, các chính sách hỗ trợ ngành này thường nhận được sự ủng hộ về mặt chính trị. Bởi người nào được hỗ trợ thì sẽ to mồm ủng hộ còn người khác thì không muốn to mồm phản đối. Thậm chí, nếu trong bộ máy nhà nước có cơ quan được giao nhiệm vụ phát triển một ngành, thì cơ quan đó sẽ chủ động vận động cho chính sách ưu đãi hỗ trợ của ngành mình chứ chẳng cần đợi đến doanh nghiệp trong ngành kêu.
Có lần mình phàn nàn với nhóm bạn là nước tao có nền kinh tế quả mít, vì ngành nào cũng được coi là mũi nhọn và được ưu đãi, thậm chí Việt Nam còn ưu đãi hỗ trợ cả những ngành untradable (tức là những ngành không bao giờ phải cạnh tranh với nước ngoài). Chúng nó ồ lên cười và bảo nước nó cũng thế. Có lẽ, tình trạng ưu đãi hỗ trợ tràn lan nhằm ban phát lộc lá diễn ra phổ biến.
--------------------------------
Điều kiện gia nhập thị trường và các rào cản kinh doanh
Một ví dụ đơn giản như các cửa hàng ở sân bay. Nếu tất cả các cửa hàng này đều chung một chủ thì sẽ có vị thế độc quyền. Sự độc quyền này cho phép họ tăng giá mà không chịu áp lực cạnh tranh. Doanh nghiệp này sẽ sử dụng lợi nhuận độc quyền để vận động quan chức nhằm tiếp tục duy trì vị thế độc quyền của mình. (nhắc lại, vận động ở đây có thể bao gồm cả sạch và bẩn).
Sự liên kết giữa doanh nghiệp và quan chức như vậy có thể xuất hiện ở hầu hết các ngành kinh tế. Vì thế các quan chức sẽ rất thích môi trường kinh doanh càng nhiều giấy phép càng tốt, tiêu chí cấp phép càng cao hoặc càng mơ hồ càng tốt.
Các doanh nghiệp đã được kinh doanh, đang tồn tại trong thị trường thì muốn rào cản gia nhập thị trường thật cao để bớt đối thủ cạnh tranh. Còn những doanh nghiệp muốn giảm rào cản gia nhập thị trường thì lại chưa tồn tại. Nghịch lý này khiến cho việc cắt giảm điều kiện gia nhập thị trường rất khó thực hiện.
Có lần, tôi tham gia một cuộc họp thảo luận về một ngành kinh tế mà trên thị trường chỉ có vài doanh nghiệp (xin phép không nêu tên, vì tôi hèn). Hai quy định được nói nhiều nhất là thủ tục để xin phép kinh doanh lần đầu và thủ tục để mở rộng kinh doanh.
Một doanh nghiệp đứng lên ủng hộ mạnh mẽ quy định thủ tục xin phép lần đầu càng khó càng tốt, yêu cầu đủ thứ từ vốn lớn, quy mô lớn, kinh nghiệm nhiều. Đương nhiên, họ sẽ lấy các lý do như ông nhỏ thì không an toàn, khó quản lý, quyền lợi người tiêu dùng không được bảo đảm. Nhưng ai cũng biết, lý do thật của việc này là do họ không muốn có ông khác vào thị trường cạnh tranh với họ.
Đến khi tranh luận về thủ tục mở rộng kinh doanh, cũng doanh nghiệp đó đề nghị bỏ, bởi quy định này cản trở họ đang trên đà phát triển. Tuy nhiên, một doanh nghiệp khác lại đứng lên ủng hộ thủ tục vì họ có vẻ lo bị mất thị phần vào tay ông vừa nói trước đó.
Câu chuyện này diễn ra ở rất nhiều ngành kinh tế. Tôi từng gặp trường hợp một doanh nghiệp vận động để Chính phủ đưa ra một thứ giấy phép kinh doanh mới cho ngành của họ. Bạn có thể ngạc nhiên hỏi: Vì sao đang tự do không muốn lại muốn chui vào rọ? Họ tính là nếu phải xin phép thì họ có khả năng xin phép tốt nhất so với đối thủ và đó là lợi thế cạnh tranh.
Cắt giảm giấy phép hay các rào cản kinh doanh nhiều khi chính là đập nồi cơm của cán bộ. Hãy thử nghĩ mà xem, một cục vụ bộ ngành nào đó đang kiếm được từ một cái giấy phép con. Giờ mà lãnh đạo bảo bỏ cái giấy phép đó, thì lãnh đạo coi như mất ít nhất một phiếu ủng hộ trong trung ương và đại hội.
------------------------
Tôi có thể kể ra nhiều ví dụ khác trong các chính sách về chi tiêu công (chi cho hạ tầng hay văn hoá), bảo hiểm xã hội (tăng lương hưu hay tiết kiệm để đầu tư)… Những ví dụ này cho thấy, việc vượt bẫy thu nhập trung bình không phải chỉ là sự hứa hẹn một tương lai xán lạn mà còn là một con đường chông gai và dễ đi lạc.
Nguồn: https://www.facebook.com/minhducgav
Bài viết của “giáo sư” này đọc có vẻ xuôi tai nhưng bản chất thì sai bét nhè, không khác gì một lời tuyên bố chúng m muốn thoát bẫy thu nhập trung bình thì phải giao đất nước lại cho bọn tao quản lý.

Mỹ chưa bao giờ phải vượt qua bẫy thu nhập trung bình nhưng lại mở lớp đi dạy cho các nước làm việc đó :D. Họ làm gì có kinh nghiệm mà đi dạy người khác.

Riêng thành phần học viên không có người Mỹ theo học đã thấy mức độ độc hại của chương trình học này. Giống như đài VOA, tên thì là đài tiếng nói Hoa Kỳ, nhưng lại cấm phát thanh ở Mỹ, chỉ phát thanh ở nước ngoài.
 

X_axe

Xe điện
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
2,518
Động cơ
24,459 Mã lực
30 năm với 1 nền kinh tế chưa dài!
Đừng so với Nhật, Đức sau thể chiến thứ 2, càng không thể so với hàn. Dù người Việt có thể áp dụng lao động cưỡng bức toàn dân như người hàn thời Pác chung hy, nhưng người Mỹ không đổ tiền vào VN và ép người Nhật không chỉ chuyển giao, mà còn phải đầu tư, kèm cặp để áp dụng được công nghệ ở hàn.
Cách duy nhất hiện tại để VN có thể vượt qua cái bẫy thu nhập trung bình không phải là hô khẩu hiệu, mà hãy thực sự tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân, không phải các doanh nghiệp tư nhân sân sau. Có doanh nghiệp sân sau là sẽ có mua bán chính sách. Mua bán chính sách được thì chỉ có lợi được cho người được bán chính sách và làm sâu sắc sự bất bình đẳng, cạnh tranh không lành mạnh giữa người mua được chính sách và các doanh nghiệp khác. Hiện tại doanh nghiệp Việt không sợ sự bất bình đẳng do sự ưu tiên cho các doanh nghiệp FDI, vì chủ của họ là người Việt nên thuộc thị trường VN hơn, cạnh tranh vẫn được, nhưng sự tồn tại của các doanh nghiệp sân sau không chỉ chèn ép các doanh nghiệp khác, mà còn tạo ra cho các quan chức 1 suy nghĩ là việc thu tiền từ các doanh nghiệp để đút túi là hiển nhiên. Người ngồi trên to hơn thì bán chính sách, còn kẻ dưới để thu được tiền thì quấy nhiễu. Phải quấy nhiễu mới ép được doanh nghiệp nộp tiền. Để đóng được cái thứ tiền làm tăng thêm rất nhiều chi phí, doanh nghiệp không chỉ mất tiền, mà còn mất rất nhiều công sức, thời gian!

Một điều khác khi nói về công nghệ!
Công nghệ không chỉ mỗi mấy cái máy, mà chính là con người.
Với các dậy, thi cử hiện nay chỉ để đi thi lấy điểm cao đang bóp chết khả năng sáng tạo của tụi trẻ. Không ít topics mở ra trong Ọp này luôn khẳng định nhược điểm của người Việt là không thể sáng tạo. Thực ra thì cái nhược điểm này là hệ quả của cách giáo dục hiện nay. Thay đổi được cách giáo dục hiện nay cũng là điều kiện tiên quyết để VN dù không có những điều kiện của nhiều nước khác mà vẫn có khả năng vượt được bẫy thu nhập trung bình!
Đôi khi có tay to vào thì mới đục qua được quan liêu đó cụ, ví dụ như chính sách điện khí LNG lâu nay cứ ỳ ạch dẫm chân tại chỗ. Hôm nay đã ban hành cơ chế mới, từ nay đến 2031 phải làm xong

 

KhuatNguyên

Xe buýt
Biển số
OF-683282
Ngày cấp bằng
6/7/19
Số km
509
Động cơ
118,438 Mã lực
Tương lai chính sách mới thì không biết có bổ sung ưu đãi gì không. Nhưng hiện tại em thấy cũng ưu đãi mạnh so với doanh nghiệp bình thường rồi:
- Với doanh nghiệp khoa học công nghệ và doanh nghiệp sản xuất phần mềm, thuế TNDN 0% trong 5 năm đầu, sau đó giảm 50% trong 9 năm tiếp theo.
- VAT với phần mềm là 0%
Có khi sắp tới với mảng này, có khi thuế còn âm ấy nhỉ 😁 (hiểu theo nghĩa là nhà nước cho thêm tiền để làm).

Thực sự cái khó nhất bây giờ là làm cái gì, bán cho ai?
Cảm ơn cụ!
VN giờ có mảng thiết bị y tế em thấy tiềm năng. Cụ nào học Y sinh BK ra theo đuổi hay đấy.
 

DonaldTrump79

Xe tăng
Biển số
OF-525095
Ngày cấp bằng
3/8/17
Số km
1,391
Động cơ
697,584 Mã lực
vâng, một công nghệ hút tiền của người trong nước và biến nền kinh tế lệ thuộc vào ngành bđs ạ

thực ra cái gì quá lợi lộc thì ngta khó lòng từ bỏ được
Có câu nói nào đó là nếu mức lãi mà lên tới 3, 400% thì có treo cổ họ vẫn cứ làm thôi phỏng cụ.
 

Meokat

Xe đạp
Biển số
OF-877637
Ngày cấp bằng
18/3/25
Số km
39
Động cơ
345 Mã lực
bán đât

Thấy mình giàu nhờ BĐS

Vuốt ve bản ngã trong cơn phê ảo ảnh phú quý ấy

Đó là một cơn nghiện không dễ dứt ra ạ
E ra trường làm thuê rồi khởi nghiệp hơn chục năm, hì hụi làm đủ thứ, rồi nợ nần …
May tiền vào đất thì còn 😄
Giờ nghe khẩu hiệu “ quốc gia khởi nghiệp” e vẫn còn sợ hãi 😂
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
33,199
Động cơ
993,506 Mã lực
Đôi khi có tay to vào thì mới đục qua được quan liêu đó cụ,...
Quan liêu chỉ là hờ hững không tích cực việc công thôi.
Còn đây là họ còn hơi quá tích cực, từ ông mới được lên đến ông sắp rời ghế.
Tụi em rất sợ giai đoạn giao thời, có những ông chẳng bao giờ biết tên, bây giờ lại rất tích cực, hết cuộc hẹn này đến cuộc hẹn khác.
Doanh nghiệp thì không thể đắc tội với ai, cả sắp cũ lẫn sắp mới. Mà có thật được là mới hay không có khi chính họ cũng chưa biết!
 
Chỉnh sửa cuối:

bspvietnam

Xe điện
Biển số
OF-495217
Ngày cấp bằng
6/3/17
Số km
2,290
Động cơ
257,774 Mã lực
* HQ và NB có được ngày nay là nhờ kinh tế tư nhân, đáng chú ý lại là kinh tế HỘ GIA ĐÌNH như Honda, Suzuki, Sony, Toyota, Huyndai, Samsung, Deawoo, Dealim...:)
Họ khởi nghiệp và phất lên từ nghành trụ cột là SẢN XUẤT và XÂY DỰNG, tức là cuối thời kỳ cơ khí hóa (2.0) và đầu thời kỳ tự động hóa (3.0), họ tích lũy tư bản để đến thập kỷ 90, NB, HQ xuất hiện các SME tham gia vào cuộc CMCN lần thứ 4 (4.0).

* TQ cũng khởi nghiệp và phất lên từ sản xuất, được gọi công xưởng của TG, xây dựng thì nhìn hệ thống Đường bộ và đường sắt cao tốc nói lên tất cả, đến hiện nay là CN 4.0 (Huawei, Alibaba), khối NN và TN tồn tại song song.

NB, HQ, TQ vẫn sản xuất xe đạp, nồi cơm điện, TV, tủ lạnh..., vẫn đi khắp thế giới làm đường, xây nhà..

Nếu học kinh nghiệm 3 con rồng châu á trên, thì VN phải làm đồng thời cả mấy việc:
1/ Phát triển kinh tế hộ gia đình và SME, đừng vội khác cái áo quá rộng cho họ, đội mũ, vẽ râu vào không làm cho họ oai hơn được.
2/ đừng vội coi Sx và Xd là lỗi thời. Nhảy ngay vào AI với bán dẫn cần một quá trình, nhanh hay chậm phụ thuộc vào sự "kiến tạo", rất khó có thể "đi tắt" qua cánh đồng nhà mình, rồi chèo rào đường cao tốc, "đón đầu" cái xe của họ đang chạy vận tốc 100km/h..:)

Em chưa thấy cửa gì sáng cho kinh tế tư nhân:
1. Về thuế: KTTN 1 xu cũng khó thoát thuế nhưng BDS và môi giới BDS thì ngược lại
2. Rủi ro: Khởi nghiệp rủi ro hơn nhiều so với việc mua đất. Hiếm có chuyện đất mất sạch 100%.
3. Cạnh tranh với hàng TQ như thế nào khi họ mạnh hơn về mọi mặt từ nguồn vốn, công nghệ, sản xuất phụ trợ thậm chí cả logistic.
Kinh tế tư nhân ở Việt Nam theo đúng nghĩa là phải tính đến hàng triệu doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Đó mới thực sự là các doanh nghiệp tiềm năng đúng nghĩa và là sinh kế và cũng là động lực của hàng triệu người. Nguồn vốn trong dân còn rất nhiều và các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đa phần là dạng này, họ làm ăn nhỏ, nhưng chắc chắn và rất ít nguy cơ về nợ xấu ngân hàng.

Bao giờ mà các hoạt động hành chính về thuế thuận lợi thì mới thực sự "cởi trói" cho các doanh nghiệp nhỏ phát triển được. Ví dụ như hoạt động hoàn thuế VAT, làm online và được hoàn tiền sớm thì lúc đó thực sự các doanh nghiệp nhỏ sẽ phát triển tốt được.
vâng, một công nghệ hút tiền của người trong nước và biến nền kinh tế lệ thuộc vào ngành bđs ạ

thực ra cái gì quá lợi lộc thì ngta khó lòng từ bỏ được
 
Chỉnh sửa cuối:

Isu_zu

Xe container
Biển số
OF-12249
Ngày cấp bằng
24/12/07
Số km
9,697
Động cơ
590,763 Mã lực
.. VN dù không có những điều kiện của nhiều nước khác mà vẫn có khả năng vượt được bẫy thu nhập trung bình!
Ta đã qua giai đoạn dân số vàng, nên em có thể khẳng văn định luôn với cụ: rất khó, nếu ko nói là ko thể vượt được bẫy thu nhập trung bình. Phấn đấu đạt đc mức thu nhập trung bình cao là may lắm rồi.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
33,199
Động cơ
993,506 Mã lực
Ta đã qua giai đoạn dân số vàng, nên em có thể khẳng văn định luôn với cụ: rất khó, nếu ko nói là ko thể vượt được bẫy thu nhập trung bình. Phấn đấu đạt đc mức thu nhập trung bình cao là may lắm rồi.
Nếu dễ thì các nước đang mắc kẹt trong bẫy thoát ra được rồi!
 

crazy horse

Xe tải
Biển số
OF-736524
Ngày cấp bằng
20/7/20
Số km
219
Động cơ
66,684 Mã lực
Tuổi
125
Ông nhà nước chỉ nên làm trọng tài quản lý đừng can thiệp vào thì kinh tế sẽ tốt lên.
 

thanhlam171

Xe tăng
Biển số
OF-127195
Ngày cấp bằng
10/1/12
Số km
1,182
Động cơ
397,117 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Quan trọng là chính phủ kiến tạo cho kinh tế tư nhân tham gia chuỗi cung ứng với các nhóm đầu tư mua sắm công. Ví dụ với mua sắm xây lắp đầu tư công nói chung yêu cầu sử dụng thiết bị nội địa bao nhiều %, máy xây dựng, thiết bị y tế, thiết bị công nghiệp...
Khi trao cơ hội thì mới bứt phá được, chứ không thì sao mà bứt tốc được.
 

crazy horse

Xe tải
Biển số
OF-736524
Ngày cấp bằng
20/7/20
Số km
219
Động cơ
66,684 Mã lực
Tuổi
125
Quan trọng là chính phủ kiến tạo cho kinh tế tư nhân tham gia chuỗi cung ứng với các nhóm đầu tư mua sắm công. Ví dụ với mua sắm xây lắp đầu tư công nói chung yêu cầu sử dụng thiết bị nội địa bao nhiều %, máy xây dựng, thiết bị y tế, thiết bị công nghiệp...
Khi trao cơ hội thì mới bứt phá được, chứ không thì sao mà bứt tốc được.
Thi thoảng em vẫn nghe thấy cụm từ chỉ định thầu không thông qua đấu giá.
 

keyon

Xe tăng
Biển số
OF-298586
Ngày cấp bằng
14/11/13
Số km
1,970
Động cơ
294,902 Mã lực
Nếu dễ thì các nước đang mắc kẹt trong bẫy thoát ra được rồi!
Cụ nhìn thấy điểm gì để cảm nhận VN sẽ vượt được mức thu nhập trung bình. Bức tranh sẽ dễ nhận định hơn sau 3 năm nữa.... đấy là nhận định của em giờ thì khó đoán định.
 

BloodOwl87

Xe container
Biển số
OF-547061
Ngày cấp bằng
23/12/17
Số km
5,363
Động cơ
192,310 Mã lực
Tuổi
38
Ta đã qua giai đoạn dân số vàng, nên em có thể khẳng văn định luôn với cụ: rất khó, nếu ko nói là ko thể vượt được bẫy thu nhập trung bình. Phấn đấu đạt đc mức thu nhập trung bình cao là may lắm rồi.
Trung bình cao là 4500-14000, Vn thuộc mức này rồi. Ý cụ là đạt max dải này?
 

thanhlam171

Xe tăng
Biển số
OF-127195
Ngày cấp bằng
10/1/12
Số km
1,182
Động cơ
397,117 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thi thoảng em vẫn nghe thấy cụm từ chỉ định thầu không thông qua đấu giá.
cái này có phải chỉ định đâu, các yêu cầu kỹ thuật vẫn đáp ứng như thầu bình thường, tuy nhiên đưa yêu cầu chỉ tiêu nội địa hóa do các cty nội địa VN tham gia chế tạo bao nhiều % thì sẽ được ưu tiên.
Nó giống hàng rào thuế quan bảo hộ các sản phẩm phá giá từ nước ngoài thôi.
Muốn phát triển khoa học, sản xuất nhưng chỉ khẩu hiệu về hành chính mà ko tạo cơ chế về thị trường thì khó đấy.
Ví dụ: Muốn xây con đường 100km cần 10 xe lu, 10 xe ủi, 10 xe trải nhựa.... thì yêu cầu 20% số xe đấy phải xe VN sản xuất hoặc liên danh thì tỷ trọng nội địa bao nhiêu %... Nhà thầu nào đáp ứng thì cộng điểm (Đấy là em nêu ví dụ như vậy, các bác xây dựng thông cảm). Tạo thị trường cho các doanh nghiệp tư nhân khởi nghiệp thì mới phát triển đc. Khi có nội lực thì mới đánh đấm bên nước ngoài đc.
Giống như thep đường tàu điện vậy, cứ hô hào làm nhưng ko cam kết thì bố ai đầu tư dây chuyền, nghiên cứu.v..v.
 
Chỉnh sửa cuối:

bspvietnam

Xe điện
Biển số
OF-495217
Ngày cấp bằng
6/3/17
Số km
2,290
Động cơ
257,774 Mã lực
NN đã có rất rất nhiều các chính sách bảo hộ sx trong nước, nhưng các DNVN thay vì phải nghĩ rằng các CS bảo hộ đó sẽ hết, cần phải vươn lên để sẵn sàng cạnh tranh sòng phẳng, thì lại ỷ lại, tâm lý "chắc suất" ...
Vd, ngành SX oto được bảo hộ bằng các chính sách thuế trong thời gian đến 2-30 năm, nhưng cũng không phát triển được, cho đến khi buộc phải gỡ bỏ các bảo hộ do vào Asean, wto, AFTA...

Quan trọng là chính phủ kiến tạo cho kinh tế tư nhân tham gia chuỗi cung ứng với các nhóm đầu tư mua sắm công. Ví dụ với mua sắm xây lắp đầu tư công nói chung yêu cầu sử dụng thiết bị nội địa bao nhiều %, máy xây dựng, thiết bị y tế, thiết bị công nghiệp...
Khi trao cơ hội thì mới bứt phá được, chứ không thì sao mà bứt tốc được.
cái này có phải chỉ định đâu, các yêu cầu kỹ thuật vẫn đáp ứng như thầu bình thường, tuy nhiên đưa yêu cầu chỉ tiêu nội địa hóa do các cty nội địa VN tham gia chế tạo bao nhiều % thì sẽ được ưu tiên.
Nó giống hàng rào thuế quan bảo hộ các sản phẩm phá giá từ nước ngoài thôi.
Muốn phát triển khoa học, sản xuất nhưng chỉ khẩu hiệu về hành chính mà ko tạo cơ chế về thị trường thì khó đấy.
Ví dụ: Muốn xây con đường 100km cần 10 xe lu, 10 xe ủi, 10 xe trải nhựa.... thì yêu cầu 20% số xe đấy phải xe VN sản xuất hoặc liên danh thì tỷ trọng nội địa bao nhiêu %... Nhà thầu nào đáp ứng thì cộng điểm (Đấy là em nêu ví dụ như vậy, các bác xây dựng thông cảm). Tạo thị trường cho các doanh nghiệp tư nhân khởi nghiệp thì mới phát triển đc. Khi có nội lực thì mới đánh đấm bên nước ngoài đc.
Giống như thep đường tàu điện vậy, cứ hô hào làm nhưng ko cam kết thì bố ai đầu tư dây chuyền, nghiên cứu.v..v.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top