KTTN chịu nhiều thăng trầm theo dòng lịch sử.
Thời kỳ Pháp thuộc có những nhà tư sản giầu có, tại các Tp lớn như HN, HP, SG, thậm chí ngay cả những làng quê cũng có những người giầu có, họ đã mở những cơ sở sản xuất, buôn bán, đồn điền, giao thương với cả nước ngoài. Tầng lớp này, chịu tác động của chiến tranh, đã bị triệt tiêu.
Thời kỳ 54-76, KTTN chỉ phát triển ở miền nam.
Giai đoạn 76-90, KTTN hầu như không còn.
Sau những năm 90, KTTN sống lại. Tuy nhiên cũng đổ vỡ nhiều, các DN nhỏ bị hạn chế và chưa được nhìn nhận đúng vai trò, một số DNTN lớn thời đó cũng bị sập một phần do các quy định.
Các DN liên danh với nước ngoài lúc đầu được kỳ vọng là mang lại vốn và công nghệ nhưng không đạt được. Thứ nhất, bên VN chỉ góp vốn bằng đất, nên không chịu được qua giai đoạn lỗ ban đầu, dẫn đến giá trị góp vốn không còn, hoặc còn tỷ lệ nhỏ trong liên danh. Thứ hai, bên VN không đủ nhân sự, hoặc nhân sự không đủ trình độ để tiếp nhận công nghệ, có tiếp nhận thì cũng không thể phát triển lên được, cuối cùng các nhân sự đó cũng làm công ăn lương rồi về.
Nhóm các DNTN tồn tại và lớn mạnh đến ngày nay, phần lớn do các cá nhân từng học tập, làm việc tại các nước đông âu, tích lũy được vốn, kinh nghiệm quản lý về nước tạo dựng, một số khác xuất phát từ NN, hoặc có sự hợp tác, hoặc nhân sự từ NN đã tận dụng được một số lợi thế về chính sách khuyến khích phát triển của các địa phương.
Trong khoảng 10 năm gần đây, hầu như không thấy xuất hiện gương mặt mới, các DNTN tầm cỡ cũng dậm chân tại chỗ về quy mô. Điều này, dẫn đến nhận định là không gian và môi trường kinh doanh đã thực sự bí bách đối với KTTN.
Thời đó đội mũi lõ phía tây ngấp nghé vào VN.
Họ chưa hiểu phong tục nên mấy ông LĐ nhà nước được họ săn đón rất nhiệt tình, chưa cần cấp cao mà có khi chỉ từ trưởng phòng 1 tổng Cty mà sang là lương họ trả đã rất cao rồi.
Ở CQ em cũ, ông phó tổng cũng chuyển sang liên doanh. Ngây ngất vì lương nên ông ấy được người trong CQ gọi luôn là "Nguyễn Ánh" (cõng rắn cắn gà nhà). Rất tích cực làm trung gian + CB cấp trên cao hơn nữa đã thành công bán không chỉ rẻ, mà về sau là 0 đồng nhiều cơ sở của CQ suốt từ Bắc vào Nam!
Được cái hãng LD (họ chỉ LD rồi cho sập tiệm và nhận phần lỗ để ôm gọn) không ăn cháo đá bát. Ông ấy về hưu lâu rồi, nhưng họ vẫn cho làm cố vấn!!!