Lại đi chơi - Quý Tị 2013

Thần Tài

Xe điện
Biển số
OF-22817
Ngày cấp bằng
22/10/08
Số km
4,894
Động cơ
543,080 Mã lực
Nơi ở
HP-BVC
Em năm nay lại mở màn công cuộc "Lại đi chơi" bằng chuyến Đà Nẵng - Hội An - Huế từ mồng 2 Tết. Em muốn mở thớt này tổng hợp chia sẻ thông tin (chủ yếu bằng ảnh, văn em còi nên chả dám viết nhiều) về những nơi, những gì đã gặp trong năm nay.

Năm nay quay lại chùa Phúc Lộc, Nam Định có duyên được trao đổi với sư trụ trì và chiêm bái xá lợi phật ngọc. Xá lợi được thỉnh từ Ấn độ từ tháng 8 năm 2012, khi đó là 3 viên lớn trong ảnh, đến nay đã sinh thêm rất nhiều viên nhỏ hơn.

Untitled by Lại đi chơi, on Flickr

Untitled by Lại đi chơi, on Flickr
 

Thần Tài

Xe điện
Biển số
OF-22817
Ngày cấp bằng
22/10/08
Số km
4,894
Động cơ
543,080 Mã lực
Nơi ở
HP-BVC
Chùa Phúc Lộc
http://baothapdaibi.vn/View/tabid/56/id/1179/Default.aspx

Bảo tháp Đại Bi, nghe kể tháp này do Ông Vũ (Phó TGĐ Điện lực miền Bắc) đóng góp và kêu gọi đóng góp kinh phí xây dựng.

Untitled by Lại đi chơi, on Flickr

Untitled by Lại đi chơi, on Flickr

Tượng Phật vẫn đang chờ tiếp tục đặt lên tháp

Untitled by Lại đi chơi, on Flickr

Một trong Hai mắt rồng của làng Hưng Lộc. Theo sư thầy kể lại thì kể từ khoảng 10 nămt trở lại đây, sau khi khai thông lại mắt rồng và tu sửa, chấn hưng chùa Phúc Lộc thì làng tuyệt nhiên không còn tệ nạn xã hội cũng như con em trong làng có nhiều phát triển.

Untitled by Lại đi chơi, on Flickr
 

xethudo.vn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-181226
Ngày cấp bằng
20/2/13
Số km
126
Động cơ
337,260 Mã lực
Em năm nay lại mở màn công cuộc "Lại đi chơi" bằng chuyến Đà Nẵng - Hội An - Huế từ mồng 2 Tết. Em muốn mở thớt này tổng hợp chia sẻ thông tin (chủ yếu bằng ảnh, văn em còi nên chả dám viết nhiều) về những nơi, những gì đã gặp trong năm nay.

Năm nay quay lại chùa Phúc Lộc, Nam Định có duyên được trao đổi với sư trụ trì và chiêm bái xá lợi phật ngọc. Xá lợi được thỉnh từ Ấn độ từ tháng 8 năm 2012, khi đó là 3 viên lớn trong ảnh, đến nay đã sinh thêm rất nhiều viên nhỏ hơn.

Untitled by Lại đi chơi, on Flickr

Untitled by Lại đi chơi, on Flickr
xá lị phật là gì thế cụ nhỉ, cụ khai sáng cho e với, mấy lần gặp khái niệm này mà chưa biết hỏi ai
 

Thần Tài

Xe điện
Biển số
OF-22817
Ngày cấp bằng
22/10/08
Số km
4,894
Động cơ
543,080 Mã lực
Nơi ở
HP-BVC
xá lị phật là gì thế cụ nhỉ, cụ khai sáng cho e với, mấy lần gặp khái niệm này mà chưa biết hỏi ai
Đó là những hạt tinh thể với đủ màu sắc, long lanh như ngọc, rắn như kim cương, búa đập không vỡ, lửa thiêu không cháy. Chúng được tìm thấy trong đống tro tàn sau khi hỏa thiêu hài cốt của một nhà tu hành nào đó. Cho đến nay, khi nền khoa học kỹ thuật của nhân loại đã phát triển ở trình độ cao, chúng vẫn tồn tại như một bí ẩn chưa được khám phá.


Bảo vật của nhà Phật

Xá lợi là từ ngữ phiên âm tiếng Phạn: sarira – nghĩa đen là “những hạt cứng”. Theo ghi chép trong lịch sử Phật giáo, khi Phật tổ Thích Ca Mâu Ni viên tịch, các tín đồ đã đem xác của ngài đi hỏa táng. Sau khi lửa tàn, họ phát hiện thấy trong phần tro còn lại có lẫn rất nhiều tinh thể trong suốt, hình dạng và kích thước khác nhau, cứng như thép, lóng lánh và tỏa ra những tia sáng muôn màu, giống như những viên ngọc quý. Họ đếm được cả thảy 84.000 viên, đựng đầy trong 8 hộc và 4 đấu. Nó được đặt tên là xá lợi, được coi là một bảo vật đặc biệt quý hiếm của Phật giáo.

Những năm gần đây, lịch sử Phật giáo cũng như nghiên cứu của các nhà khoa học đã ghi lại khá nhiều trường hợp các vị cao tăng sau khi viên tịch, hỏa thiêu đã để lại xá lợi, chẳng hạn như:

Tháng 12/1990, một vị cao tăng là Hoằng Huyền Pháp sư ở Singapore viên tịch, sau khi thi thể được hỏa thiêu, người ta phát hiện thấy trong phần tro của ngài có 480 hạt cứng, hạt to cỡ như hạt đỗ tương, hạt nhỏ cỡ bằng hạt gạo, trông gần như trong suốt và tỏa sáng lấp lánh như những hạt kim cương. Sau khi phân tích, các nhà nghiên cứu đã xác định rằng, đó chính là thứ gọi là xá lợi.

Tháng 3/1991, Phó hội trưởng Hội Phật giáo Ngũ Đài Sơn – ủy viên thường vụ Hội Phật giáo Trung Quốc, sau khi viên tịch đã được tiến hành nghi thức hỏa táng theo tâm nguyện của ngài, trong phần tro còn lại người ta phát hiện được tới 11.000 hạt xá lị, đạt kỷ lục thế giới từ trước đến nay về những trường hợp xá lợi được ghi nhận một cách chính thức.

Viên xá lợi có thể to như quả trứng vịt, đó là trường hợp của Pháp sư Khoan Năng, vị chủ trì Tây Sơn Tẩy Thạch Am ở huyện Quế Bình, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Ngày 27/9/1989, ngài viên tịch thọ 93 tuổi. Sau khi hỏa thiêu người ta tìm thấy trong tro hài cốt 3 viên xá lợi màu xanh lục, trong suốt, đường kính mỗi viên lên tới 3-4cm, tựa như những viên ngọc lục bảo.

Lại có một số trường hợp, xá lợi chính là một bộ phận nào đó của cơ thể không bị thiêu cháy. Tháng 6/1994, Pháp sư Viên Chiếu 93 tuổi, chủ trì chùa Pháp Hoa, ở núi Quan Âm, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, trong một buổi giảng kinh tối đã nói với các đệ tử là: Ta sẽ để lại trái tim cho chúng sinh. Sau đó vị sư này ngồi kiết già và siêu nhiên viên tịch.

Theo đúng pháp quy của nhà chùa, các đệ tử đặt thi thể bà lên một phiến đá xanh, xếp củi chung quanh và tiến hành hỏa hóa. Lửa cháy sáng rực suốt một ngày một đêm. Trong đống tro nguội, các đệ tử thu được 100 viên xá lợi to nhỏ khác nhau. Có viên thì hình tròn (xá lị tử), có viên lại nở xòe ra như những bông hoa (xá lị hoa). Những bông xá lợi hoa trông rất đẹp, lóng lánh như những bông hoa tuyết, chung quanh còn được giát bằng những hạt xá lợi nhỏ cỡ hạt gạo, sắc đỏ, vàng, lam, nâu… hết sức kỳ diệu. Nhưng điều kỳ diệu hơn cả là trái tim của bà không hề bị thiêu cháy. Sau khi ngọn lửa tắt trái tim vẫn còn mềm, nóng, rồi mới nguội dần và cứng lại, biến thành một viên xá lị lớn, màu nâu thẫm. Khoảng 100 đệ tử có mặt trong lễ hỏa táng đã tận mắt chứng kiến hiện tượng lạ lùng đó. Theo kể lại, Pháp sư Viên Chiếu là người từ bi, tính tình điềm đạm và ôn hòa, thường ngày bà chỉ ăn rất ít. Chùa Pháp Hoa đã cho người mang những viên xá lợi đó đến giao lại cho Hội Phật giáo tỉnh Thiểm Tây.

Khoa học bó tay?

Vài chục năm trở lại đây, giới khoa học bắt đầu tìm cách giải thích những hiện tượng huyền bí được nhà Phật nói đến trong kinh điển như họ đã từng nghiên cứu lý giải các hiện tượng trong thiên nhiên, vũ trụ và con người. Thế nhưng, khi bắt tay vào nghiên cứu hiện tượng xá lị, họ đã gặp phải không ít khó khăn, trở ngại.

Trước đây người ta không tin là có xá lợi Phật tổ. Mãi đến năm 1997, ông W.C Peppé, người Pháp, khi tiến hành khảo cổ tại vùng Piprava, phía Nam Népal đã tìm thấy những viên xá lợi đựng trong một chiếc hộp bằng đá. Trên hộp có khắc những văn tự Brahmi, và người ta đã đọc được nội dung của nó như sau: “Đây là xá lợi của đức Phật. Phần xá lợi này do bộ tộc Sakya, nước Savatthi phụng thờ” (Theo Phật quang từ điển). Sự khám phá này đã chứng minh những gì được ghi lại trong Kinh Trường A Hàm và rải rác ở những sách kinh điển của Phật khác về việc phân chia xá lợi đức Phật thành 8 phần cho 8 quốc gia cổ đại khi Phật nhập Niết bàn là có thật. Điều kỳ lạ là trải qua hơn 25 thế kỷ, xá lợi đức Phật vẫn còn nguyên vẹn, lấp lánh màu sắc.

Về sự hình thành của những viên xá lợi, cho đến nay vẫn tồn tại nhiều cách giải thích khác nhau. Các nhà xã hội học cho rằng, do thói quen ăn chay, thường xuyên sử dụng một khối lượng lớn chất xơ và chất khoáng, trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ, rất dễ tạo ra các muối phosphate và carbonate, những tinh thể muối đó tích lũy dần trong các bộ phận của cơ thể và cuối cùng biến thành xá lợi. Tuy nhiên, giả thuyết này không đủ sức thuyết phục. Bởi lẽ số người ăn chay trên thế giới có tới hàng trăm vạn, nhưng tại sao không phải ai khi bị hỏa táng cũng sinh xá lợi. Số người theo đạo Phật cũng nhiều vô kể, thế nhưng tại sao trong cơ thể của những tín đồ bình thường lại không có xá lợi?

Các nhà khoa học lại cho rằng, có thể xá lợi là một loại hiện tượng có tính bệnh lý, tương tự như bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi mật… giả thuyết này cũng khó đứng vững. Bởi vì, sau khi đưa xác đi thiêu, trong phần tro của những người mắc các chứng bệnh kể trên, không hề phát hiện thấy có xá lị. Mặt khác, những cao tăng có xá lị thường là những người lúc sinh thời thân thể rất khỏe mạnh và tuổi thọ cũng rất cao.

Nhà Phật cũng có những quan điểm riêng về vấn đề xá lợi. Quan điểm thứ nhất cho rằng xá lợi là kết quả của quá trình tu hành và khổ luyện. Quan điểm thứ hai cho rằng: xá lị là kết quả của quá trình tu dưỡng đạo đức, chỉ ở những người có tấm lòng đại từ đại bi, luôn làm việc thiện thì sau khi viên tịch mới có thể sinh xá lợi.

Tuy nhiên, cuối cùng thì xá lợi đã được hình thành như thế nào? Thành phần của nó ra sao? Chẳng phải kim loại, chẳng phải phi kim, cũng chẳng phải kim cương, lục bảo, chỉ là tro cốt còn lại của người tu hành sau khi hỏa táng, vậy mà sao đốt nó hoài cũng không cháy, thậm chí vẫn sáng lấp lánh màu sắc, thách thức với thời gian, chẳng mảy may hư hỏng… Hàng loạt câu hỏi như vậy cho đến nay vẫn là những câu đố chưa có lời giải đáp!
http://gdptductam.org/xa-loi-mot-bi-an-chua-duoc-kham-pha.dtam
 

chuotlang

Xe lừa
Biển số
OF-399
Ngày cấp bằng
19/6/06
Số km
39,199
Động cơ
969,852 Mã lực
Nơi ở
Tứ Hải Nhất Gia
Oài, lại đi chơi roài hehe

Năm mới nhiều topic mới quá, chả nhẽ em cũng mở 1 cái :)
 

Thần Tài

Xe điện
Biển số
OF-22817
Ngày cấp bằng
22/10/08
Số km
4,894
Động cơ
543,080 Mã lực
Nơi ở
HP-BVC
Oài, lại đi chơi roài hehe

Năm mới nhiều topic mới quá, chả nhẽ em cũng mở 1 cái :)
Làm cái đi cụ, em nhiều ảnh lắm rồi mà chưa có thời gian up. Hôm đi Phúc Lộc còn quên máy ảnh, lôi Note2 ra bụp.
 

Getz5324

Xe điện
Biển số
OF-52590
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
3,340
Động cơ
483,639 Mã lực
em vào đợi ảnh kụ :-B
 

xdthienha

Xe điện
Biển số
OF-55451
Ngày cấp bằng
21/1/10
Số km
4,719
Động cơ
494,624 Mã lực
Nơi ở
Quê em có Đồ Sơn cơ
xá lị phật là gì thế cụ nhỉ, cụ khai sáng cho e với, mấy lần gặp khái niệm này mà chưa biết hỏi ai
Xá lị nôm na là các hạt đc hình thành từ 1 phần xương sau khi thiêu xác các vị phật,có vị nhiều có vị ít,có vị viên to,viên bé phụ thuộc vào độ tu hành.Người trần như chúng ta thiêu chỉ ra tro trắng thoai.em đc nghe giải thích lại là như thế.Cái này nhà bác em nhiều vô kể luôn,chùa còn ít hơn nhà bác em.
 

Suzz

Xe điện
Người OF
Biển số
OF-4444
Ngày cấp bằng
27/4/07
Số km
3,425
Động cơ
582,540 Mã lực
Nơi ở
GAP YEAR
Hóng ảnh ĐN của bác Thần tài
 

hongtuoi06

Xe tải
Biển số
OF-172458
Ngày cấp bằng
18/12/12
Số km
226
Động cơ
344,711 Mã lực
Chùa này ở chỗ nào Nam Định vậy cụ, tiếp ảnh chuyến đi du xuân đi cụ.
 

truongproisme

Xe buýt
Biển số
OF-167805
Ngày cấp bằng
21/11/12
Số km
844
Động cơ
354,541 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy, Hà Nội
chúc mừng cụ ạ, em thì vân chưa được tận mắt nhìn thấy viên xá lợi bao giờ
 

Thần Tài

Xe điện
Biển số
OF-22817
Ngày cấp bằng
22/10/08
Số km
4,894
Động cơ
543,080 Mã lực
Nơi ở
HP-BVC
Thủy đình tại chùa Phúc Lộc, bức tượng Phật tạo hình lạ, có lẽ theo trường phái Ấn, cụ nào biết bổ sung thông tin giúp em với.

MCV_1465 by Lại đi chơi, on Flickr

MCV_1468 by Lại đi chơi, on Flickr
 

Thần Tài

Xe điện
Biển số
OF-22817
Ngày cấp bằng
22/10/08
Số km
4,894
Động cơ
543,080 Mã lực
Nơi ở
HP-BVC
Đình Hưng Lộc
* Giới thiệu chung:
Đình Hưng Lộc hay còn có tên gọi là Hương Lộc (theo tên gọi cũ của làng) nay thuộc làng Hưng Lộc, xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Đình được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVII. Theo phân loại đình là di tích kiến trúc nghệ thuật. Với những giá trị đặc sắc đình Hưng Lộc được Nhà nước công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia theo quyết định số 774 QĐ/BT ngày 21/06/1993.
Đình làng Hưng Lộc là một công trình kiến trúc tín ngưỡng dân gian được xây dựng để thờ tướng quân Phạm Cự Lượng và các vị tổ có công khai khẩn lập làng. Theo cuốn thần phả “Hưng Lộc thôn, thần từ sự tích” do La Lai Thám Hoa, Thượng thư bộ Hộ Phạm Huy Oánh soạn năm Cảnh Hưng 12 (1751) hiện lưu tại đình cho biết Phạm Cự Lượng sinh ra trong một gia đình dòng dõi quý tộc, lại có tư chất thông minh, chăm chỉ học hành nên ngay từ nhỏ ông đã nổi tiếng trong vùng là người văn võ song toàn. Ông được Đinh Tiên Hoàng tin dùng phong làm Tâm phúc Tướng quân coi bảo vệ Hoàng thành. Đến đời vua Lê Hoàn, Phạm Cự Lượng cùng tham gia cuộc chiến chống quân xâm lược Nam Tống trên sông Bạch Đằng, ông được phong làm Thái uý tham tán nhung vụ. Sau đó ông tiếp tục cùng Lê Hoàn tiến quân trừng phạt Chiêm Thành. Sau này ông được triều đình giao cho công việc đào một dòng sông từ Đồng Cổ đến Ba Hoà (tức từ Đan Nê, Yên Định đến Đồng Hoà, Tĩnh Gia, Thanh Hoá ngày nay). Ông lâm bệnh nặng và qua đời tại doanh trại ở Đồng Cổ (Thanh Hoá) trong khi đang chỉ huy quan quân tại công trường. Hay tin vua Lê tỏ lòng thương tiếc cho đem linh cữu ông về táng tại núi Bồ, phía tây kinh thành Hoa Lư. Để tưởng nhớ công ơn của vị tướng quân họ Phạm, nhân dân Đồng Cổ đã lập đền thờ ông với thần hiệu “Lê triều tiên phong Đại tướng quân, Thái uý Đồng Cổ sơn thần”. Trong khu vực di tích còn có đền thờ các vị tổ khai canh, khai khẩn lập nên vùng đất Hưng Lộc như Bùi Đức Công, Phạm Quý Bông, Hoàng Quý Công . . .
* Đặc điểm kiến trúc:
Đình làng Hưng Lộc gồm có 3 toà làm theo lối tiền chữ nhất hậu chữ đinh bao gồm Tiền tế, Trung đình và Chính tẩm (Hậu cung). Đặc biệt những giá trị về kiến trúc và nghệ thuật được tập trung ở toà Hậu cung. Hậu cung gồm 04 gian, hai lớp mái trước, sau xây kiểu tường hồi bít đốc tay ngai và được dựng vuông góc với Trung đình tại vị trí gian giữa. Tính từ ngoài vào trong Hậu cung có 05 bộ vì, được đánh số 1,2,3,4,5. Bộ vì 1 được dựng trên hai cột quân sau gian giữa Trung đình, có kết cấu kiểu ván mê, là một ván gỗ dày hình tam giác cân, được đặt trên cật quá giang, làm nhiệm vụ đỡ các hoành mái Hậu cung. Bộ vì thứ 3 được làm kiểu vì kèo quá giang – trụ báng. Các bộ vì 2,4,5 đều làm kiểu chồng rường. Mỗi bộ vì gồm hai con rường chồng khít lên nhau, ngắn dần về phía trên theo chiều dốc của mái để tạo diện trang trí.
Liên kết ở hiên là kiểu dùng bẩy. Phần lối đi ngăn giữa Hậu cung và Trung đình được lắp hệ thống cửa bức bàn, trên một cấp ngưỡng cao hơn nền 47cm. Cửa bức bàn còn được làm để ngăn gian trong cùng của Hậu cung thành một khu riêng, nơi đặt ngai, tượng thờ Thành hoàng Phạm Cự Lượng.
* Nghệ thuật trang trí:
Hậu cung được trang trí bởi các mảng trang trí điêu khắc vô cùng sống động, hài hoà đã tạo nên những nét đặc trưng riêng.
Nghệ thuật điêu khắc, trang trí thể hiện ở đình Hưng Lộc khá phong phú, đa dạng trên các chất liệu như đá, gạch vôi, gỗ với các đề tài các linh vật (rồng, phượng, lân, voi), hoa lá, đề tài về con người . . . với những thủ pháp chạm nổi, kênh bong, chạm lộng . . . tất cả toát lên vẻ tài hoa, khéo léo của người thợ thủ công, của những nghệ nhân đương thời. Như mọi công trình kiến trúc, tôn giáo của người Việt, rồng là đề tài chủ đạo, chiếm số lượng lớn trong các bộ phận trang trí của đình Hưng Lộc. Rồng tượng trưng cho sức mạnh, ước muốn vươn lên, rồng còn là biểu tượng của vương quyền và thần quyền. Đồng thời chủ đề rồng – mây còn gắn với mong ước mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt của cư dân nông nghiệp.

Trước hết là những điêu khắc, trang trí trên đá, gạch, vôi vữa. Loại vật liệu này được thể hiện bên ngoài kiến trúc. Đề tài trang trí mà ta gặp đầu tiên là “lưỡng long chầu nhật”. Một đôi rồng lớn được đắp dọc theo bờ nóc Tiền tế, cùng chầu vào một mặt trời đặt chính giữa. Mặt trời là một hình tròn đặt trên các trụ mây đỡ và có các đao lửa bay lên. Đôi rồng chầu hai bên có dáng dữ tợn với các đặc điểm: miệng há rộng ngậm minh châu, răng lởm chởm, sống mũi thấp, đầu mũi tròn, râu vểnh ra phía trước, mắt to tròn lồi, các cụm tóc xù lên nhọn hoắt. Thân rồng dài uốn khúc nhỏ dần, thân có mây ám, đuôi xoắn. Chất liệu chủ yếu của tác phẩm này là vôi vữa ốp mảnh sành tạo vảy. Ngoài ra còn có đề tài đầu rồng dạng Makara ngoạm bờ nóc đắp bằng vôi vữa được thể hiện trên các đầu bờ nóc Hậu cung và trên Nghi môn. Đặc điểm chung của đầu rồng là mắt tròn to lồi có vành gờ ngoài, miệng há rộng, không thân, các sợi tóc chải bay ra sau, một cụm tóc dài xoắn dấu hỏi giống như búp hoa giấy cách điệu.
Còn với những điêu khắc trang trí trên chất liệu gỗ thì những nét chạm khắc hình tượng rồng ở đình Hưng Lộc thật sự là những tác phẩm để lại nhiều giá trị nghệ thuật sâu sắc. Trước hết là hình tượng rồng mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn có nhiều trên đồ thờ (nhang án, bát bửu, đồ tế khí . . .), trên cấu kiện kiến trúc ở Trung đình với các đầu bẩy chạm nổi các hình rồng mây, xen vào đó là các hình hoa sen, hòm sách, tứ quý. . .



Đặc biệt thể hiện rõ nhất là đề tài lưỡng long chầu nhật ở trên bộ vì ván mê của gian ngoài Hậu cung. Một vòng tròn ở chính giữa, được tô màu đỏ. Hai bên là một đôi rồng lớn đang chầu vào mặt trời. Rồng được chạm khắc với chiếc đầu khá lớn, nổi bật, trán dô, mắt lồi, khuôn mặt dữ tợn. Bờm, tóc, đao mắt mềm mại, dạng như đuôi nheo, bay ngược ra đằng sau. Thân rồng uốn khúc, đuôi và các lông đuôi xoắn tít. Xung quanh rồng là mây ám, rùa, phượng, hoa sen . . . với những nét chạm tủn mủn, rối rắm. Tuy nhiên sản phẩm này mang đặc trưng phong cách nghệ thuật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.


Các mảng chạm rồng mang phong cách nghệ thuật Nguyễn ở đình Hưng Lộc chủ yếu tập trung tại toà Trung đình. Các con rồng thường không đứng độc lập mà được mô tả với các đề tài khác, như với các con vật khác (phượng, rùa . . . ) hoa sen, vân mây, lá lật . . . một đặc điểm chung nữa là các con rồng mang phong cách nghệ thuật thời này đều được tạo với chiếc đầu khá lớn so với thân, mắt tròn lồi, sừng nhọn, miệng rộng, khuôn mặt dữ tợn . . . được chạm tách rời riêng và gắn vào mảng chạm chính bởi một đinh chốt gỗ. Thủ pháp nghệ thuật này chủ yếu xuất hiện vào giai đoạn cuối thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XX.



Rồng mang phong cách nghệ thuật Hậu Lê, cuối thế kỷ XVII, cũng là đề tài rồng với những đặc điểm chung: mắt tròn lồi, mũi to như mũi sư tử, trán dô, miệng rộng, sừng nhọn như sừng nai, tai thú . . . nhưng mỗi con lại có một vẻ riêng: con thì cổ trơn, con thì có vẩy xếp lớp, có con râu đều nhau, có con hai chân trước vươn ra nắm chặt râu trông rất oai vệ, có con lại dùng hai chân sau tỳ vào cây cột lực lưỡng như muốn vươn mình thoát ra một cách dũng mãnh. Các con rồng được chạm với thân mập, uốn khúc, miệng rộng, mắt tròn. Toàn bộ râu rồng như những đao mác cuồn cuộn bay ngược ra phía sau. Khúc đuôi nhỏ dần, thuôn đều, lông đuôi xoè tròn như hình trước lá.


Bức thuận phía ngoài Hậu cung (trên lối vào từ phía gian giữa Trung đình) được bố trí 3 khuôn cửa ô. Trên các cánh cửa cũng như ở các cột kề bên được chạm lộng các đề tài rồng ổ, độc long, long hóa . . .


Các con rồng được tạc trong tư thế lao từ trên xuống tới gần nền, uốn lượn vòng quanh cột, đầu hơi ngóc lên. Từ đầu và thân rồng vươn ra các đao lửa nhọn, mập mạp, khoẻ khoắn, ngùn ngụt đầy sức sống. Thân rồng ẩn hiện trong rừng đao lửa, trong những cụm vân mây một cách nhịp nhàng, uyển chuyển. Phía trên bộ cửa là những con rường chồng khít lên nhau, tới sát nóc mái. Trên thân rường chạm dày đặc các đề tài rồng ổ “long vân tụ hội”. “Đây là bội thu đầu rồng với đao lửa toả ra nhiều hướng, không một nét trùng lặp. Lẩn vào quãng giữa, hai con rồng chầu vầng lửa tròn, con lớn, con nhỏ phá vỡ đối xứng kinh điển. Toàn bộ bố cục chạm bong tuyệt xảo này là một hợp tấu những đường lượn phức tạp nhưng thật hài hoà.”
Trên hai cột cái của bức thuận, nghệ nhân điêu khắc thời xưa đã thể hiện tài năng trên hai cây gỗ tròn thành hình hai con rồng chầu, thân rồng ẩn hiện quanh cột giữa các lớp vân ám, lá hoả sinh động. Bên dưới chân cột là cảnh rùa ẩn hiện trong ao sen hoặc cảnh ly chầu với kiểu dáng tự nhiên, độc đáo. Hai cột quân kế bên cũng được làm một cách công phu, tỷ mỷ như vậy và rất tương xứng với bố cục toàn cảnh.
“Nói đến hình rồng không thể bỏ qua đình Hưng Lộc (cuối thế kỷ XVII)” - lời nhận xét của tác giả Lê Thanh Đức trong cuốn “Đình làng miền Bắc” đã phần nào cho ta thấy được những giá trị nghệ thuật đặc sắc mà các mảng chạm rồng trên cấu kiện kiến trúc của di tích mang lại. Những mảng chạm khắc trang trí ở đình làng mang tính dân gian sâu sắc với nhiều đề tài phong phú thể hiện đời sống lao động, sản xuất, sinh hoạt của người dân. Qua đó có thể thấy được nghệ thuật đã phản ánh một cách chân thực bức tranh xã hội đương thời, là tấm gương phản chiếu cuộc sống của người xưa. Đây là giá trị vô cùng to lớn mà đình Hưng Lộc còn lưu giữ cho các thế hệ sau. Không chỉ có vậy, đình Hưng Lộc còn là địa chỉ đỏ của cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ngoài ra những di vật, tập quán, lễ nghi, hội hè ở đình làng Hưng Lộc cũng góp phần làm tăng giá trị lịch sử, văn hóa của di tích. Trong suốt quá trình tồn tại, đình Hưng Lộc đã được tu bổ, tôn tạo vào các giai đoạn cuối thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỷ XX, cụ thể là các năm 1897, năm 1939 và giai đoạn đầu của thế kỷ XXI, năm 2002.
Với hơn 300 năm tồn tại, đình làng Hưng Lộc không những đã có những đóng góp trong việc nghiên cứu các giá trị lịch sử, văn hoá, kiến trúc nghệ thuật đình làng Bắc bộ mà còn thực sự tô điểm thêm truyền thống văn hóa nghệ thuật ở Nam Định nói riêng và vùng châu thổ Bắc bộ nói chung.

Một số thông tin chung về đình Hưng Lộc:
- Đình Hưng Lộc thuộc làng Hưng Lộc, xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
- Đình thờ tướng quân Phạm Cự Lượng và các vị tổ khai khẩn lập làng.
- Đình được xây dựng khoảng cuối thế kỷ XVII.
- Đình Hưng Lộc được Nhà nước công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia theo quyết định số 774 QĐ/BT ngày 21/06/1993.

* Nguồn tư liệu bài viết và ảnh: Viện Bảo tồn di tích
*Hồ sơ chi tiết về đình Hưng Lộc tham khảo tại Phòng Tư liệu thông tin – Viện Bảo tồn di tích.
Nguồn http://ditichthegioi.blogspot.com/2010/08/inh-hung-loc.html


MCV_1490 by Lại đi chơi, on Flickr

MCV_1489 by Lại đi chơi, on Flickr

MCV_1488 by Lại đi chơi, on Flickr
 

kentdju

Xe điện
Biển số
OF-165853
Ngày cấp bằng
9/11/12
Số km
3,883
Động cơ
367,533 Mã lực
Cụ chủ chụp đẹp quá, em hóng tiếp chuyến đi của cụ. Mời cụ 1ly
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top