Vấn đề không phải là phạt 40, 100 triệu hay thậm chí 1 tỷ đối với hành vi có nồng độ cồn khi tham gia giao thông mà là phải có cơ chế giám sát và xử phạt thường xuyên. Hiện tại mức phạt cũng rất là cao 4-50 củ 1 lần với người dân bình thường có khi cũng làm ba đến sáu tháng lương cũng cực kỳ căng thẳng và sót ví rồi. Tuy nhiên vấn đề ở chỗ làm thế nào có thể giám sát và xử phạt thường xuyên hay lại cứ phải phụ thuộc vào các chốt kiểm tra. Các chốt này thì lại không thường xuyên, lúc lập lúc không, mà chỉ hú họa kiểm tra được một số trường hợp thế nên mới có tình trạng vẫn nhờn vẫn uống rượu xong rồi lái xe. Rồi đâu đó vẫn có những tiêu cực ví dụ bị thổi phát hiện nồng độ cồn nhưng có khi chỉ cần một tí bánh mì lại được qua thế cho nên dân nó mới nhờn. Có thể tương lai sau này sẽ có những cái chốt tự động tích hợp Ai kiểm tra nồng độ cồn. AI nó có nhiều ưu điểm hơn con người nó có thể làm việc không biết mệt mỏi 24 trên 24, 365 ngày, không có tiêu cực xin sỏ...Có những chốt kiểm tra nồng độ cồn tích hợp AI tự động hoặc/và robot cảnh sát đo nồng độ cồn tại tất cả các giao lộ lớn, các chốt đèn đỏ trong nội đô, tài xế chỉ việc thổi phù 1 cái là lên luôn có nồng độ cồn hay không và sẽ bị xử phạt nguội luôn. Cả tiền cả tước bằng lái xe và lao động công ích một tuần.
Tóm lại không phải là hình phạt nặng đến đâu mà là anh có kiểm tra giám sát và xử phạt thường xuyên được hay không và không có ngoại lệ không có vùng cấm, cũng không có chuyện vì tiền hay quan hệ mà được cho qua hoặc giảm bớt tội
Đối với những trường hợp có nồng độ cồn mà gây ra tai nạn nghiêm trọng chết ít nhất một người trở lên thì phạt tù ba năm trở lên không ân xá.
Riêng quả cồn nói chung bánh mỳ không qua được đâu cụ ơi. Cho qua rồi lái xe đi thêm 1 đoạn gây tai nạn thì cả tổ công tác mất việc là chắc, cộng với việc là chuyên đề, nên conan không tha đâu.
Lập chốt này nọ, rồi suốt ngày chốt này chốt khác vừa phiền nhiễu nhân dân, vừa tắc đường. Thế cũng không tốt.
Quan trọng vẫn là phải giáo dục, bằng tuyên truyền và bằng hình phạt thật nặng. Như vụ này ngoài đi tù thật lâu thì còn phải đưa liên tục lên TV làm gương.
Để họ hiểu được là bản chất của cấm rượu bia, giới hạn tốc độ, hay cấm vượt... vì đó là những nơi nguy hiểm rình rập an toàn tính mạng, chứ không phải chỉ đơn thuần là gặp chốt.
Khi hình phạt nặng kết hợp với dân trí lên rồi thì lại càng không cần nhiều chốt, như kiểu bọn EU đi tầu điện tự mua vé, chả có trạm soát vé từng người cả. Chỉ thi thoảng có thanh tra, bắt được thì phạt nặng.