[Funland] Lao động Việt nam ở Nhật dính lắm bê bối quá!!!

HVC

Xe buýt
Biển số
OF-385377
Ngày cấp bằng
3/10/15
Số km
892
Động cơ
250,077 Mã lực
Tuổi
31
Nơi ở
Nam Từ Liêm
Người Việt mình đi đâu cũng bị ghét thôi.
 

AkiraBin

Xe tăng
Biển số
OF-716299
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
1,746
Động cơ
118,861 Mã lực
Tuổi
48
Nơi ở
Bắc Sông Hồng
Người Việt mình đi đâu cũng bị ghét thôi.
Theo cụ có bị ghét bằng người người khựa không cụ? Cá nhân em thấy khựa đi dâu cũng ồn ào, vào quán bufe thì ăn như chết đói, mặt vênh ra vẻ ta đây là người nước lớn đại hán..
 

phihanhgia

Xe điện
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
4,993
Động cơ
379,695 Mã lực
Cụ đề nghị ra luật nghiêm hơn cả thời trung cổ như vậy họ lại bảo chế độ không có tính nhân văn ..khó phết....
:)) Thực ra thì VN đang áp dụng án rất nặng với nhiều tội danh khá mơ hồ (mọi người tự suy luận), nhưng lại áp dụng án quá nhẹ với tội trộm cắp. Chẳng hạn vận chuyển chất cấm ở VN có thể lĩnh án chung thân, tử hình. Trong khi thực tế XH có nhiều người vận chuyển chất cấm có nhân cách tốt có thể hoàn lương, trong khi đám trộm cắp thì có thể chỉ phải nhận án treo hoặc chỉ là vi phạm hành chính.
 

AkiraBin

Xe tăng
Biển số
OF-716299
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
1,746
Động cơ
118,861 Mã lực
Tuổi
48
Nơi ở
Bắc Sông Hồng
Cụ nói đúng. Nhưng, đúng 1 ít. Boss Nhật họ ít thuê ng TQ lao động bên đó là Ăn Cắp Công Nghệ Và Cách làm.
Bởi Vì : Người TQ có thể đọc đc Mặt Chữ Viết Nhật được. Nên họ rất sợ ng TQ là vì thế. Không muốn họ tiếp xúc nhiều những thứ họ làm
Trong những nước ĐNA mà thằng Nhật đầu tư vào thì nó đánh giá người Việt Nam là thông minh mà học hỏi nhanh nhất, nhưng về ý thức thì nó bảo kém thằng Thái và thằng Phi, còn thằng TQ thì đúng thằng Nhật nó rất ngại khoản ăn cắp mất CN của nó nhưng do dân số nó đông nên muốn bán được nhiều hàng thì vẫn phải nhảy vào đó đầu tư. Đầu tư ở TQ cũng bị nó ép 50/50 hoặc TQ 51% Nhật 49% chứ không như những nước ĐNA Nhật lúc nào cổ phần cũng cao hơn..
 

Scorfield

Xe tải
Biển số
OF-167531
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
281
Động cơ
677,853 Mã lực
Trên FB có bài viết này khá hay nên em xin giới thiệu với các cụ để có thêm góc nhìn.
P1: https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=1449598255428243&id=100011342485555&refid=52&__tn__=*s-R
Người Việt đang tạo cách mạng nông nghiệp ở Nhật
Nông nghiệp Nhật Bản trong suốt một thời gian dài chịu sự bảo hộ của chính phủ và suy giảm đáng kể năng lực cạnh tranh. Những năm gần đây, Nhật Bản ban hành nhiều chính sách mới để cải cách nông nghiệp, bao gồm nới lỏng về quản lý đất nông nghiệp, cho phép doanh nghiệp tư nhân đầu tư làm nông nghiệp với qui mô lớn, phát huy thế mạnh công nghệ giống để tập trung vào sản phẩm có giá trị cao…
Nhưng có vẻ như người Việt cũng đang góp phần chuyển đổi nông nghiệp Nhật Bản, theo một cách rất khác.
Cách đây ít lâu, truyền hình Nhật đăng một video ghi cảnh trộm dưa hấu. Ông chủ ruộng đến sát ngày thu hoạch thì bị trộm nên đã lắp camera. Vậy là thu được hình ảnh bọn trộm đêm lại mò vào phá ruộng và nói cười khả ố. Và âm thanh đó là tiếng Việt. Tin dưa hấu bị lấy trộm cả ruộng tới 300 hay 500 quả xuất hiện ở khắp các tỉnh như Gunma, Ibaraki, Kumamoto…
Gần đây lại có tin hai phụ nữ người Việt cắt rào vào trộm nho. Chủ vườn chắc đã đề phòng nên phục bắt quả tang. Thấy nói khi bị tóm còn chống trả đánh lại nên tội sẽ tăng nặng đáng kể. Trộm nho đang trở nên phổ biến ở các vùng đặc sản Nagano, Yamanashi, Gunma…
Rồi lại vừa đọc các báo đồng loạt đăng các hộ trồng lê ở Saitama bị lấy cắp tới 5000 quả (giá trị chừng 116 vạn yên). Với số lượng thế này, không còn là cắp vặt nữa. Tiêu thụ hết 5000 quả lê không phải là chuyện đơn giản. Và chắc chắn hàng không xuất xứ không thể len vào được các siêu thị Nhật.
Nhưng trộm hoa quả chưa phải là tin giật gân. Một hộ chăn nuôi lợn tại Saitama vừa bị mất trộm tới 130 con lợn sữa (giá trị 325 vạn yên). Trước đó, một hộ tại Gunma trong một đêm đã mất tới 400 con lợn sữa. Bọn trộm giết lợn tại chỗ rồi mang đi, chứng tỏ chúng lấy để làm thịt. Thịt lợn đó chạy đi đâu không khó hình dung.
Không dừng ở lợn sữa. Bê cũng bị trộm. Hình ảnh camera thu được hai bóng người vác con bê chất lên xe và chở đi. Không có tiếng nói, nhưng vóc người và dáng đi vô cùng… Việt Nam. Hộ chăn nuôi này đã bị mất 6 con bê con như vậy.
Nông thôn Nhật Bản vốn rất bình yên. Không ít nơi vẫn còn bắt gặp những quầy hàng không có người trông, để người mua tự giác bỏ tiền vào hộp cho mỗi món rau quả chọn được. Vườn cây nhiều khi không có hàng rào, vì người Nhật được dạy dỗ cẩn thận từ khi còn bé: không lấy những thứ không phải của mình. Vậy nên, những gì đang xảy ra thực sự choáng váng.
Có lẽ với làn sóng trộm cắp hoành hành “vô tiền khoáng hậu” thế này, nông dân Nhật sẽ phải gấp rút gia cố tường rào, lắp đặt cảm biến phát hiện trộm, camera hồng ngoại quay đêm, và thậm chí phải tính đến chuyện gắn chip vào gia súc. Nông nghiệp Nhật Bản không khéo lại trả qua một cuộc cách mạng không mang lại thu nhập mà chỉ gia tăng chi phí cho nông dân.
Nhưng không chỉ nông dân Nhật phải gánh chi phí gia tăng. Cộng đồng người Việt tại Nhật cũng chung cảnh ngộ. Khi những vi phạm hợp đồng thuê nhà, thuê bao điện thoại của người Việt ngày càng phổ biến và nghiêm trọng, chi phí để cân đối với rủi ro đang ngày càng tăng, và người Việt lương thiện cũng đang phải chịu các khoản bảo lãnh hay thế chấp cao hơn mỗi khi ký hợp đồng, chưa kể cả sự kỳ thị.
PS: Ảnh chụp một biển cảnh báo trộm lê treo trên hàng rào. Nhưng tiếng Nhật khó thế này e rằng không có tác dụng răn đe.
1600438165144.png
 

Scorfield

Xe tải
Biển số
OF-167531
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
281
Động cơ
677,853 Mã lực
P2: https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=1450653355322733&id=100011342485555&refid=52&__tn__=*s-R
Sự thật đằng sau sự thật
Tình trạng trộm cắp của người Việt tại Nhật là sự thật, nhưng không phải là tất cả.

1. Theo số liệu của Tổng cục cảnh sát Nhật, trong năm 2018, số vụ án hình sự do thủ phạm người Việt là 2993 vụ, đứng đầu và chiếm 31.3% tổng số vụ án do người nước ngoài tại Nhật (trong khi người Việt chỉ chiếm chừng 12.1% cộng đồng người nước ngoài). Tuy nhiên, tỷ lệ tội phạm nghiêm trọng, tội phạm bạo lực, tội phạm có tổ chức ít hơn so với các cộng đồng khác. Phần lớn là các vụ trộm cắp với 2428 vụ, chiếm trên 80%. Do vậy, thực chất phạm tội của người Việt có thể đánh giá là ít nghiêm trọng. Tuy nhiên, tội trộm cắp lại dễ được truyền thông đăng tải, tạo nên dư luận xấu, không oan uổng nhưng có phần thiệt thòi.

2. Thêm một điểm cần lưu ý, khi nhìn vào số tội phạm hình sự người Việt theo tư cách cư trú (kể cả đối tượng cư trú bất hợp pháp) thì du học sinh và thực tập sinh chiếm lần lượt 41% và 27,6%. Nếu tính tỷ lệ tội phạm trên đầu người thì du học sinh cao hơn thực tập sinh tới 3 lần. Nó trái với quan điểm của nhiều người cho rằng thực tập sinh là đối tượng phạm tội chính. Ngoài ra, chỉ có 14.8% số người phạm tội hình sự là người cư trú bất hợp pháp. Điều này cũng trái với quan niệm thông thường. (Lưu ý đây là tội hình sự, còn việc cư trú bất hợp pháp bản thân nó đã là một tội được điều chỉnh theo luật khác)

3. Chế độ du học và thực tập sinh xuất phát từ mục đích tốt đẹp là giúp trang bị kiến thức và kỹ năng cho người nước ngoài để trở về xây dựng đất nước đã biến tướng thành hình thức du nhập lao động phổ thông cho thị trường Nhật. Thực tập sinh đi từ Việt Nam theo chế độ xuất khẩu lao động, và doanh nghiệp Nhật Bản sử dụng đúng như lao động phổ thông. Chuyện này rõ ràng, không phải bàn cãi. Du học thì mập mờ hơn, vẫn hay được quảng cáo là “vừa học vừa làm”. Một phần đáng kể du học sinh ngay từ đầu đã không có mục đích học hành. Trên thực tế, số du học sinh làm ngang với lao động full-time trên 40h/tuần chiếm phần áp đảo. Hai đối tượng này, dù là người lao động thực thụ nhưng không có quyền được ký hợp đồng lao động và do vậy, không được hưởng quyền lợi đầy đủ của người lao động. Nhiều du học sinh đang phải đóng khoản học phí rất lớn thực chất không để học mà để có tư cách cư trú mà làm việc. Còn chế độ thực tập sinh đã bị một số tổ chức nhân quyền quốc tế coi là chế độ nô lệ kiểu mới. Khó khăn thậm chí bế tắc về kinh tế, nhất là trong du học sinh, là một trong những lý do chính gia tăng tội phạm.

4. Tính hai mặt nói trên có nguyên nhân từ việc luật pháp Nhật vốn không chấp nhận lao động phổ thông người nước ngoài. Trong khi đó, nhu cầu về lao động phổ thông rất lớn, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng. Và cánh cửa được mở rộng để bù đắp lượng lao động thiếu hụt với chi phí hết sức rẻ rúng. Số lượng du học sinh và thực tập sinh tăng ồ ạt trong những năm gần đây là hệ quả của việc nới lỏng xét duyệt hồ sơ để đáp ứng đủ về số lượng. Một tình trạng phổ biến là hồ sơ được làm giả để đủ điều kiện. Phía Nhật Bản không phải là không biết, nhưng vẫn duyệt cho qua. Đương nhiên, chất lượng theo đó mà suy giảm. Càng nới lỏng thì tình trạng phạm tội càng nghiêm trọng. Và càng phình to thì quyền lợi của những thực thể bám vào nó để sống càng lớn mạnh.

5. Để giải quyết căn bản tình trạng trên thì trước hết phải giải quyết được mâu thuẫn nội tại của Nhật Bản. Do vậy, chế độ tiếp nhận lao động phổ thông đã được ban hành năm 2019. Với chế độ mới này, có thể xoá bỏ các hình thức lao động trá hình, đưa chế độ du học và thực tập sinh trở về hình hài vốn có. Như vậy, số lượng du học sinh và thực tập sinh có thể giảm tới 80 hay thậm chí 90%, nhưng chất lượng được đảm bảo và sẽ xoá sổ tình trạng phạm pháp như hiện tại. Vấn đề mới đặt ra là việc quản lý đối tượng lao động phổ thông vào theo visa mới. Để tránh đi theo vết xe đổ, tiêu chuẩn về tiếng Nhật và kỹ năng nghề đã được thiết lập, giúp sàng lọc tốt hơn. Điều kiện về quyền lợi được qui định chặt chẽ, tạo môi trường sinh hoạt và làm việc ưu việt hơn. Đúng ra, một chế độ như vậy đáng để được xúc tiến mạnh mẽ. Tuy nhiên, chế độ mới này hầu như đang bị “vô hiệu hoá” do vấp phải rất nhiều lực cản từ cả Nhật Bản và Việt Nam. Đây lại là một câu chuyện dài khác ngoài phạm vi bài viết này.

6. Ý kiến của cá nhân tôi là không nên nhìn nhận tình trạng phạm tội của người Việt tại Nhật một cách cảm tính như một nỗi nhục (trước người Nhật). Nếu như bạn chấp nhận hành vi tương tự tại Việt Nam, tại sao bạn lại chỉ trích gay gắt khi nó đang tái diễn tại Nhật Bản? Nhất là khi Nhật Bản cũng chẳng hề vô can. Việc giải quyết tình trạng này rõ ràng là công việc của chính phủ hai nước, nhưng nó không đơn giản chỉ là việc xử nặng làm gương hay tuyên truyền giáo dục. Nó đòi hỏi thể chế và quyết tâm chính trị, trong rắc rối các mối quan hệ quyền lợi. Còn với mỗi cá nhân người Việt trong cộng đồng, điều ai cũng có thể làm được là đừng vì lòng tham mà trộm cắp cho dù thấy nó dễ dàng như bày ra trước mũi. Và cũng đừng vì lòng tham mà sống với tiêu chuẩn kép, phê phán trộm cắp, nhưng lại điềm nhiên tiêu thụ đồ trộm cắp được.

PS: đừng đơn giản chỉ nhìn vào truyền thông.
 
Chỉnh sửa cuối:

Scorfield

Xe tải
Biển số
OF-167531
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
281
Động cơ
677,853 Mã lực
P3:

Ngược dòng bền vững
Trong chuỗi 3 bài viết, bài thứ nhất tôi điểm qua tình trạng phạm tội của người Việt tại Nhật, dựa trên thông tin tổng hợp từ truyền thông. Bài thứ hai phân tích nguyên nhân từ con số thống kê, cho thấy đối tượng phạm tội là lao động phổ thông tới Nhật theo các hình thức du học và thực tập. Bài cuối này đi sâu hơn vào gốc rễ vấn đề, gồm cả những thông tin thuộc loại “đụng chạm”.
Trong bài viết trước, tôi đã đề cập đến một lối thoát cho lao động người Việt Nam là khai thông việc phái cử lao động theo chương trình kỹ năng đặc định với tiêu chuẩn cụ thể về tiếng Nhật và kỹ năng để đảm bảo sàng lọc tốt ứng viên. Nhưng trên thực tế, chương trình này đang bị vô hiệu hoá do vô số rào cản từ cả hai phía Việt Nam và Nhật Bản. Bài viết này làm rõ thêm khoảng tối này.
Cách đây mấy tháng, có một công ty tư vấn chính sách của Nhật liên hệ tới xin phỏng vấn về chế độ thực tập sinh. Tôi đại diện một tổ chức để trả lời, nêu quan điểm cần đưa chế độ trá hình này trở về đúng với mục đích trong sáng ban đầu của nó. Nhưng người phỏng vấn thì cố tìm mọi cách để lái câu hỏi theo hướng giải pháp để “cải thiện” hiện trạng.
Các công ty tư vấn chính sách kiểu này (vẫn được gọi là think tank) thường thực hiện các điều tra theo đơn đặt hàng của một cơ quan hành pháp (chính phủ) hoặc lập pháp (nghị viện), hoặc của một tổ chức lobby chính sách nào đó. Và trong trường hợp này, họ thể hiện rõ chỉ muốn tìm căn cứ củng cố cho một kết luận đã có sẵn nhằm kéo dài sự sống cho chế độ hiện tại.
Chế độ thực tập sinh đã có hơn 1/4 thế kỷ và Cơ quan tu nghiệp sinh nước ngoài (OTIT) mới được đẻ thêm ra chưa đầy hai năm, bên cạnh cơ quan quản lý trước đây là JITCO. Đương nhiên, chẳng có lý do gì để một loạt ghế vừa được bày ra lại phải thu lại. Lợi ích của các quan chức cơ quan chính phủ lại thường gắn chặt với lợi ích của khối tư nhân thuộc quyền quản lý, theo một hình thức điển hình Nhật Bản là “nhảy dù” vào các ghế lãnh đạo doanh nghiệp/tổ chức sau khi về hưu. Tôi không nghĩ các cơ quan này là ngoại lệ.
Vậy nên, dù một cơ chế mới mang tính cách mạng được dựng lên nhằm loại bỏ độc quyền của các nghiệp đoàn qua việc mở cửa cho phép môi giới tiếp nhận lao động phổ thông nước ngoài tương đối tự do, người ta đã kịp thiết kế cho nó một cửa sau: miễn thi sát hạch cho đối tượng đã hoàn thành chương trình thực tập sinh. Và thực tế đang diễn ra là người vào từ cửa sau áp đảo cửa trước. Không còn độc quyền, nhưng một hình thức đặc quyền khác được duy trì một cách tinh vi.
Tôi gặp một chủ tịch nghiệp đoàn. Ông nói mô hình này còn dài dài chứ không chỉ là giải pháp tình thế. Ông đã làm cho một nghiệp đoàn lớn nhiều năm nhưng thấy nội tình thối nát nên mở nghiệp đoàn riêng. Đúng là ông cho thấy còn chút lương thiện, nhưng động lực chính của ông có lẽ là do lợi nhuận béo bở, hơn là muốn thấy có sự thay đổi. Ông chẳng đón nhận chế độ kỹ năng đặc định với chút hồ hởi nào. “Cứ sang làm thực tập sinh đi, rồi sau chuyển đổi sang kỹ năng đặc định”. Chắc chắn, tất cả các nghiệp đoàn đều đủng đỉnh như ông. Chẳng tội gì vội vàng khi mà chế độ thực tập sinh vẫn còn sống được, và sống tốt.
Nói về độc quyền của các nghiệp đoàn thì không ít công ty XKLĐ của Việt Nam tỏ thái độ uất ức. Cũng đúng thôi vì nghiệp đoàn nhận hầu hết tiền quản lý lao động từ doanh nghiệp, chỉ chia lại cho phía Việt Nam phần nhỏ, trong khi đòi hỏi phải cử người sang làm công việc quản lý thực tập sinh cho họ! Gọi đúng là yêu sách.
Yêu sách thế, nhưng các công ty XKLĐ Việt Nam vẫn phải cung cúc nghe theo. Không làm có công ty khác sẵn sàng thế chân ngay. Nghiệp đoàn nào cũng hàng ngày lụt email chèo kéo từ Việt Nam, đến mức họ phải than vãn với nhau cả trên FB. Và cạnh tranh nhiều khi không phải bằng chất lượng nhân sự mà bằng đủ chiêu trò. Chuyện đại diện nghiệp đoàn sang Việt Nam được đón tiếp trọng vọng thế nào cũng đã có phóng sự truyền hình của Nhật. Thực tế còn đi xa hơn nhiều những gì được đưa lên phóng sự.
Đương nhiên những chi phí không thể đưa vào sổ sách như thế người lao động sẽ phải chịu, theo cách nào đó. Tương tự như vậy với các loại chi phí môi giới, cho cả hai đầu. Nước nổi thuyền nổi, chi phí thực cứ thế dày lên…
Chính phủ Việt Nam cũng không mặn mà với chế độ kỹ năng đặc định. Trong khi Nhật Bản muốn tự do hoá thị trường, loại bỏ các khâu môi giới, để người lao động được ký hợp đồng trực tiếp với doanh nghiệp, phía Việt Nam nhất quyết đòi phải thông qua một công ty XKLĐ, với lý do cần có cơ quan bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Sau hơn nửa năm đàm phán, rồi Nhật Bản cũng chấp nhận. Vậy là nhìn từ phía Việt Nam, chế độ mới này chỉ còn là bình mới rượu cũ, như con hổ mất hết móng vuốt. Chi phí không còn cơ hội được cắt giảm. Các công ty XKLĐ Việt Nam thở phào.
Các công ty XKLĐ, dù đầy bức xúc với chế độ hiện hành, nhưng cũng lại "ngại" thay đổi. Vì chuyển sang làm theo chế độ mới, khả năng là thu nhập không tăng, có khi còn giảm, mà điều kiện khó khăn hơn. Trước đây cứ tuyển người vào, đào tạo qua loa rồi đẩy đi, nghiệp đoàn nhận hết. Giờ thì kỳ thi sát hạch trở thành rào cản khó vượt. Cứ đào tạo như hiện nay, chắc trên 90% lao động sẽ trượt. Bấp bênh thế, chẳng ai muốn làm.
Thông lệ trong thị trường nhân sự Nhật Bản là doanh nghiệp tuyển dụng trả phí giới thiệu nhân sự. Với nhân sự ở trình độ đại học, mức phổ biến là 30% thu nhập năm của nhân sự đó. Những vị trí khó tuyển, thậm chí còn cao hơn. Đương nhiên, người lao động không bao giờ phải trả tiền.
Vậy nhưng với lao động phổ thông từ Việt Nam, tiền đang chảy ngược. Thậm chí việc giảm gánh nặng cho người lao động cũng hết sức chật vật, vì đang bị trói chặt bởi các mối quan hệ quyền lợi đan xen chằng chịt rất khó gỡ. Việt Nam đang chiếm ưu thế vượt trội các nước khác khi điền đầy nhu cầu thấp cấp nhất trong thị trường lao động Nhật Bản, với một điều kiện vô cùng bất lợi. Những hệ quả tiêu cực của nó bộc lộ ngày càng gay gắt, mà tình trạng phạm tội chỉ là một khía cạnh.
 

AkiraBin

Xe tăng
Biển số
OF-716299
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
1,746
Động cơ
118,861 Mã lực
Tuổi
48
Nơi ở
Bắc Sông Hồng
P3:

Ngược dòng bền vững
Trong chuỗi 3 bài viết, bài thứ nhất tôi điểm qua tình trạng phạm tội của người Việt tại Nhật, dựa trên thông tin tổng hợp từ truyền thông. Bài thứ hai phân tích nguyên nhân từ con số thống kê, cho thấy đối tượng phạm tội là lao động phổ thông tới Nhật theo các hình thức du học và thực tập. Bài cuối này đi sâu hơn vào gốc rễ vấn đề, gồm cả những thông tin thuộc loại “đụng chạm”.
Trong bài viết trước, tôi đã đề cập đến một lối thoát cho lao động người Việt Nam là khai thông việc phái cử lao động theo chương trình kỹ năng đặc định với tiêu chuẩn cụ thể về tiếng Nhật và kỹ năng để đảm bảo sàng lọc tốt ứng viên. Nhưng trên thực tế, chương trình này đang bị vô hiệu hoá do vô số rào cản từ cả hai phía Việt Nam và Nhật Bản. Bài viết này làm rõ thêm khoảng tối này.
Cách đây mấy tháng, có một công ty tư vấn chính sách của Nhật liên hệ tới xin phỏng vấn về chế độ thực tập sinh. Tôi đại diện một tổ chức để trả lời, nêu quan điểm cần đưa chế độ trá hình này trở về đúng với mục đích trong sáng ban đầu của nó. Nhưng người phỏng vấn thì cố tìm mọi cách để lái câu hỏi theo hướng giải pháp để “cải thiện” hiện trạng.
Các công ty tư vấn chính sách kiểu này (vẫn được gọi là think tank) thường thực hiện các điều tra theo đơn đặt hàng của một cơ quan hành pháp (chính phủ) hoặc lập pháp (nghị viện), hoặc của một tổ chức lobby chính sách nào đó. Và trong trường hợp này, họ thể hiện rõ chỉ muốn tìm căn cứ củng cố cho một kết luận đã có sẵn nhằm kéo dài sự sống cho chế độ hiện tại.
Chế độ thực tập sinh đã có hơn 1/4 thế kỷ và Cơ quan tu nghiệp sinh nước ngoài (OTIT) mới được đẻ thêm ra chưa đầy hai năm, bên cạnh cơ quan quản lý trước đây là JITCO. Đương nhiên, chẳng có lý do gì để một loạt ghế vừa được bày ra lại phải thu lại. Lợi ích của các quan chức cơ quan chính phủ lại thường gắn chặt với lợi ích của khối tư nhân thuộc quyền quản lý, theo một hình thức điển hình Nhật Bản là “nhảy dù” vào các ghế lãnh đạo doanh nghiệp/tổ chức sau khi về hưu. Tôi không nghĩ các cơ quan này là ngoại lệ.
Vậy nên, dù một cơ chế mới mang tính cách mạng được dựng lên nhằm loại bỏ độc quyền của các nghiệp đoàn qua việc mở cửa cho phép môi giới tiếp nhận lao động phổ thông nước ngoài tương đối tự do, người ta đã kịp thiết kế cho nó một cửa sau: miễn thi sát hạch cho đối tượng đã hoàn thành chương trình thực tập sinh. Và thực tế đang diễn ra là người vào từ cửa sau áp đảo cửa trước. Không còn độc quyền, nhưng một hình thức đặc quyền khác được duy trì một cách tinh vi.
Tôi gặp một chủ tịch nghiệp đoàn. Ông nói mô hình này còn dài dài chứ không chỉ là giải pháp tình thế. Ông đã làm cho một nghiệp đoàn lớn nhiều năm nhưng thấy nội tình thối nát nên mở nghiệp đoàn riêng. Đúng là ông cho thấy còn chút lương thiện, nhưng động lực chính của ông có lẽ là do lợi nhuận béo bở, hơn là muốn thấy có sự thay đổi. Ông chẳng đón nhận chế độ kỹ năng đặc định với chút hồ hởi nào. “Cứ sang làm thực tập sinh đi, rồi sau chuyển đổi sang kỹ năng đặc định”. Chắc chắn, tất cả các nghiệp đoàn đều đủng đỉnh như ông. Chẳng tội gì vội vàng khi mà chế độ thực tập sinh vẫn còn sống được, và sống tốt.
Nói về độc quyền của các nghiệp đoàn thì không ít công ty XKLĐ của Việt Nam tỏ thái độ uất ức. Cũng đúng thôi vì nghiệp đoàn nhận hầu hết tiền quản lý lao động từ doanh nghiệp, chỉ chia lại cho phía Việt Nam phần nhỏ, trong khi đòi hỏi phải cử người sang làm công việc quản lý thực tập sinh cho họ! Gọi đúng là yêu sách.
Yêu sách thế, nhưng các công ty XKLĐ Việt Nam vẫn phải cung cúc nghe theo. Không làm có công ty khác sẵn sàng thế chân ngay. Nghiệp đoàn nào cũng hàng ngày lụt email chèo kéo từ Việt Nam, đến mức họ phải than vãn với nhau cả trên FB. Và cạnh tranh nhiều khi không phải bằng chất lượng nhân sự mà bằng đủ chiêu trò. Chuyện đại diện nghiệp đoàn sang Việt Nam được đón tiếp trọng vọng thế nào cũng đã có phóng sự truyền hình của Nhật. Thực tế còn đi xa hơn nhiều những gì được đưa lên phóng sự.
Đương nhiên những chi phí không thể đưa vào sổ sách như thế người lao động sẽ phải chịu, theo cách nào đó. Tương tự như vậy với các loại chi phí môi giới, cho cả hai đầu. Nước nổi thuyền nổi, chi phí thực cứ thế dày lên…
Chính phủ Việt Nam cũng không mặn mà với chế độ kỹ năng đặc định. Trong khi Nhật Bản muốn tự do hoá thị trường, loại bỏ các khâu môi giới, để người lao động được ký hợp đồng trực tiếp với doanh nghiệp, phía Việt Nam nhất quyết đòi phải thông qua một công ty XKLĐ, với lý do cần có cơ quan bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Sau hơn nửa năm đàm phán, rồi Nhật Bản cũng chấp nhận. Vậy là nhìn từ phía Việt Nam, chế độ mới này chỉ còn là bình mới rượu cũ, như con hổ mất hết móng vuốt. Chi phí không còn cơ hội được cắt giảm. Các công ty XKLĐ Việt Nam thở phào.
Các công ty XKLĐ, dù đầy bức xúc với chế độ hiện hành, nhưng cũng lại "ngại" thay đổi. Vì chuyển sang làm theo chế độ mới, khả năng là thu nhập không tăng, có khi còn giảm, mà điều kiện khó khăn hơn. Trước đây cứ tuyển người vào, đào tạo qua loa rồi đẩy đi, nghiệp đoàn nhận hết. Giờ thì kỳ thi sát hạch trở thành rào cản khó vượt. Cứ đào tạo như hiện nay, chắc trên 90% lao động sẽ trượt. Bấp bênh thế, chẳng ai muốn làm.
Thông lệ trong thị trường nhân sự Nhật Bản là doanh nghiệp tuyển dụng trả phí giới thiệu nhân sự. Với nhân sự ở trình độ đại học, mức phổ biến là 30% thu nhập năm của nhân sự đó. Những vị trí khó tuyển, thậm chí còn cao hơn. Đương nhiên, người lao động không bao giờ phải trả tiền.
Vậy nhưng với lao động phổ thông từ Việt Nam, tiền đang chảy ngược. Thậm chí việc giảm gánh nặng cho người lao động cũng hết sức chật vật, vì đang bị trói chặt bởi các mối quan hệ quyền lợi đan xen chằng chịt rất khó gỡ. Việt Nam đang chiếm ưu thế vượt trội các nước khác khi điền đầy nhu cầu thấp cấp nhất trong thị trường lao động Nhật Bản, với một điều kiện vô cùng bất lợi. Những hệ quả tiêu cực của nó bộc lộ ngày càng gay gắt, mà tình trạng phạm tội chỉ là một khía cạnh.
Cảm ơn bác! Bài viết thực sự nó như một phóng sự điều tra, thông tin rất chất lượng rất đáng tham khảo, các bên đều đặt lợi ích của mình lên hàng đầu bên thiệt thòi đổ về phía người LĐ dẫn đến những hệ quả tiêu cực... em đã cố đọc hết chỉ tội dài quá đọc trên smartphone mờ hết 👀 mắt ..
 

obi

Xe tăng
Biển số
OF-185934
Ngày cấp bằng
18/3/13
Số km
1,880
Động cơ
-71,842 Mã lực
Đang thời kỳ quá độ nên vẫn còn ít đấy cụ.
 

lamhaha191

Xe tăng
Biển số
OF-390025
Ngày cấp bằng
1/11/15
Số km
1,965
Động cơ
592,095 Mã lực
Nơi ở
NHà máy
bọn tư bản bóc lột có gì mà hay ho
 

odaiba

Xe tăng
Biển số
OF-135029
Ngày cấp bằng
18/3/12
Số km
1,701
Động cơ
387,336 Mã lực
Nơi ở
Nippon
Bộ Lđ thì hàng năm vẫn ưỡn ngực báo cáo thành tích đưa vài trăm nghìn người đi lao động tại nước ngoài.
CP thì không thu được tiền, lao động thì mất quá nhiều tiền, đất nước thì mất đi niềm tin, mất đi uy tín.
Tiền bẩn, tiền ăn chặn, tiền thu trái phép thì chảy vào túi tư nhân.
Lao động thì làm 3 năm về nước 90% không viết nổi cái SYLL bằng tiếng Nhật...
 

Crawler

Xe tăng
Biển số
OF-179472
Ngày cấp bằng
31/1/13
Số km
1,146
Động cơ
653,079 Mã lực
XKLD đa phần là bần nông, văn hoá thấp, lại xứ đông lào hở ra là ăn cắp, ăn trộm, thích chơi hơn làm nên e thấy những việc như này k có gì lạ
 

hdct13

Xe hơi
Biển số
OF-345240
Ngày cấp bằng
3/12/14
Số km
105
Động cơ
272,132 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Có vẻ lao động Việt Nam mình ở đâu cũng thế chẳng cứ gì Nhật . Em có bi quan quá không ?
 

sunland

Xe hơi
Biển số
OF-88501
Ngày cấp bằng
15/3/11
Số km
138
Động cơ
408,078 Mã lực
Con sâu bỏ dầu nồi canh thôi. Bao gương sáng thành đạt bên bển mà các cụ.
 

innoko

Xe tải
Biển số
OF-360970
Ngày cấp bằng
1/4/15
Số km
475
Động cơ
263,908 Mã lực
KHAI DÂN TRÍ, CHẤN DÂN KHÍ, HẬU DÂN SINH
Em nghĩ cứ làm tốt câu trên của cụ Phan Chu Trinh thì ắt đâu vào đấy.
Còn không thì 90 năm hay 900 năm vẫn thế mà thôi :(
 

Hoadaols

Xe tải
Biển số
OF-724611
Ngày cấp bằng
9/4/20
Số km
293
Động cơ
79,843 Mã lực
Tuổi
47
Vừa có vụ trộm ngao, bồi thường 200 triệu nên miễn truy tố kìa. Thực thi Luật không nghiêm.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top