[Funland] Lật mặt 3 anh hùng “giả cầy” trong Thủy Hử

quasin3000

Xe tăng
Biển số
OF-1800
Ngày cấp bằng
5/10/06
Số km
1,765
Động cơ
586,782 Mã lực
Lật mặt 3 anh hùng “giả cầy” trong Thủy Hử


(Dân Việt) 108 hảo hán Lương Sơn Bạc mỗi người một vẻ. Nguồn gốc xuất thân, bản lĩnh, tính cách đa dạng vô cùng. Có một số đầu lĩnh là chính nhân quân tử, bậc nhất hiệp sỹ nhưng cũng chẳng thiếu những kẻ tưởng là anh hùng nhưng lại tầm thường đáng chê vô cùng. Dưới đây là Top 3 anh hùng “giả cầy” trong danh tác của Thi Nại Am.


“Tiểu nhân” như Báo Tử Đầu Lâm Xung

Lâm Xung, giáo đầu 80 vạn cấm quân kinh thành, đầu lĩnh ghế thứ 6 Lương Sơn Bạc là “idol” trong lòng nhiều thế hệ độc giả Thủy Hử. Hình ảnh của Lâm Xung được tô vẽ diệu vời qua nhiều đầu phim truyền hình càng tạo ra sự ảnh hưởng và… lầm tưởng lớn lao về nhân vật này. Thực tế, Thi Nại Am đã chủ tâm xây dựng Lâm Xung là một tay võ nghệ tuyệt luân nhưng tính cách thì tiểu nhân, cơ hội, thậm chí hèn nhát.


Lâm Xung: tiểu nhân, hèn nhát, cơ hội, đủ loại tính xấu.

Nếu Lâm Xung là chân chính anh hùng thì không có chuyện khi nhìn thấy kẻ sàm sỡ vợ mình là con nuôi Cao Thái Úy thì lại chùn tay không dám dạy cho hắn một bài học. Ngay cảVõ Đại Lang lùn xủn cũngsẵn sàng phá cửa xông vào đấm đá Tây Môn Khánh lúc bắt quả tang tay này tằng tựu với Phan Kim Liên thì đằng này Lâm Xung chỉ đứng ngoài la lớn khi bên trong vợ bị Cao Nha Nội dở trò dâm ô. So với Võ Đại, Lâm Xung còn không… đàn ông bằng thì anh hùng nỗi gì.

Chuyện viết giấy “ly hôn” với Trương Thị khi bị hại thành phạm nhân, đọc qua thì tưởng Lâm Xung nghĩ cho vợ. Nhưng thực chất thì chàng ta chỉ lo cho an nguy của bản thân mình. Trong lời bộc bạch với bố vợ (Trương Giáo Đầu), Lâm Xung nói một câu thế này: “Vả chăng vợ con cũng đương trạc thanh xuân.E khi ở lại trong nhà, lỡ bị Cao Nha Nội lại đem lòng ức hiếp, thì bấy giờ sẽ xử ra sao?”.

Đến bản thân Lâm Xung là Giáo Đầu cấm quân mà còn không giữ được vợ thì sau khi chàng ly hôn, Trương Thị lấy người khác liệu có thoát khỏi “nanh vuốt” của Cao Nha Nội? Lâm Xung chủ động cắt đứt với Trương Thị, chẳng qua là muốn tránh rắc rối về sau, là nghĩ cho bản thân, chứ đâu phải vì hạnh phúc của vợ mình!

Tính cách cơ hội của Lâm Xung thể hiện rõ qua lần chàng ta tới gia trang Sài Tiến kiếm chút bạc làm lộ phí, rồi dùng tiền đút lót bọn quan nhỏ trong ngục để tránh cảnh bị ăn đòn. Nhưng đỉnh cao chính là lần ra tay giết Vương Luân – người đã cho chàng ta chốn dung thân lúc cùng đường – khi Lương Sơn Bạc xuất hiện thế lực mới là nhóm Tiều Cái.

Đọc qua hồi 18 Thủy Hử thì tưởng chừng như Lâm Xung “bị” Ngô Dung khích mà sau đó ra tay với Vương Luân. Nhưng thực chất, chủ ý hạ Luân, tôn Tiều ở Xung đã có từ trước. Thi Nại Am có viết: “Sáng hôm sau bỗng thấy người nói có Lâm Xung Giáo Đầu đến chơi”. Rõ là Lâm Xung chủ động đến, tức là đã có dụng tâm rồi. Gặp bọn Tiều Cái Ngô Dụng là để dò ý, thuận thì bàn về kế hoạch ra tay mà thôi.

Bằng chứng là trong câu chuyện đưa đẩy giữa các bên, Lâm Xung có nói một câu: “Tôi chỉ sợ các ngài đem lòng chán nản, nên phải sớm đến đây để nói cho các ngài biết. Đến hôm nay xem, nếu hắn tiếp đãi tử tế không có điều chi khác ý như hôm qua thì thôi. Bằng hắn có một câu gì sân si khó chịu, thì xin các ngài cứ mặc tôi”.

Kế hoạch giết Vương Luân là của Lâm Xung, ra tay hành sự cũng là Lâm Xung. Bọn Tiều - Ngô tưởng là họ Lâm là “con bài” trong tay mình nhưng thực chất chính “Báo Tử Đầu” mới người chủ trương đại sự, dựa vào thế của nhóm quần hùng mới, mà thẳng tay loại trừ cái gai trong mắt. Giết người có ơn với mình lúc khốn đốn (Vương Luân) để ngả về nhóm Tiều – Ngô thế lực đang mạnh, Lâm Xung đích thực là kẻ… đệ nhất tiểu nhân chứ không vừa!

“Trở mặt nhanh” như Tích Lịch Hỏa Tần Minh

Tích Lịch Hỏa Tần Minh, đầu lĩnh thứ 7, một trong Mã quân Ngũ Hổ Tướng Lương Sơn, trong mắt đa số là người nóng tính, suy nghĩ đơn giản, dũng cảm hơn người, ra trận luôn xung phong đánh địch đầu tiên. Nhưng nếu chúng ta đọc thật sâu, thật kĩ các hồi 33-34-35, thời điểm Tần Minh xuất hiện cùng các biến cố xảy ra với nhân vật này, thì con người thật của “Tích Lịch Hỏa” không hề đơn giản như vậy.


Tần Minh là người trở mặt nhanh như trở bàn tay.

Lúc đầu đánh bọn Tống Giang – Hoa Vinh, Tần Minh lớn tiếng mắng (Hoa Vinh) thế này: “Người là một mệnh quan của Triều đình, vốn dòng cửa tướng xưa nay, triều đình sai ngươi giữ chức Tri Trại coi giữ một phương, lộc nước ơn vua, phỏng có điều gì tệ bạc? Lẽ nào ngươi dám liên kết với giặc cướp mà bội bạc lại triều đình như vậy. Nay ta đến đây bắt người đem về nộp với triều đình, ngươi có phải là biết điều thì xuống ngựa mà chịu trói cho xong”.

Đến lúc mắc bẫy của Tống Giang – Hoa Vinh bị bắt sống thì Tần Minh thể hiện như thế nào? “Tần Minh hỏi Hoa Vinh rằng: - Vị hảo hán ngồi kia là ai? Xin cho tôi biết... Hoa Vinh nói: - Người ấy là anh em với tôi, họTống tên Giang làm Áp Ty ở huyện Vận Thành khi trước… Tần Minh nghe nói, liên thụp lạy xuống đất mà nói rằng: - Tôi được nghe tiếng nghĩa sĩ đã lâu, nay được gặp đây, thực thỏa lòng khát vọng”.

Lần đầu được bọn Tống Giang khuyên bỏ quan nhập bọn, Tần Minh phản ứng ra sao? “Tần Minh nghe nói, đi thẳng xuống thềm mà đáp rằng: - Tần Minh này sống làm người nhà Tống, chết làm ma nhà Tống, triều đình đã giao cho làm chức Tổng Quản; lại kiêm chức Thống chế Sứ Quan, xưa nay có điều chi phụ với Tần Minh, mà Tần Minh nỡ đem lòng bội bạc cho đành? Các vị hảo hán định giết tôi, thì cứ giết đi cho rảnh”.

Đến khi Tần Minh rời núi Thanh Phong, lại thấy vợ con mình bị quan Tri phủ Mộ Dung giết đem bêu đầu trên thành, rồi biết nguyên nhân dẫn đến bi kịch này một tay là bởi mưu kế của Tống Giang thì tác gia họ Thi có viết một đoạn rất đắt thế này:

“Tần Minh nghe nói như xé đứt ruột gan, toan đứng tên đánh nhau với bọn Tống Giang cho hả dạ, song bị bọn họ lấy lễ phép bó buộc, không sao trở mặt cho đành, mà có ra oai cũng khó lòng địch nổi. Bởi vậy Tần Minh đành phải nén lòng tức giận mà nói lên rằng:- Anh em các ông làm thế, vẫn biết có lòng tốt muốn lưu Tần Minh ở lại chốn này, song chỉ thiệt riêng cho Tần Minh, là vợ con chết cả, không còn lấy chi làm thú đời, như thế phỏng có độc địa không?”.

Rõ ràng đã có sự chuyển biến tâm lý cực lớn ở Tần Minh chỉ qua vài sự kiện. Đầu tiên là một Tần Minh coi bọn Hoa Vinh là phản tặc triều đình, tiếp đến là một Tần Minh ra vẻ “thà chết không hàng, không làm giặc cỏ”, rồi đến khi thân cô thế cô thì chấp thuận “ở lại chốn này”.

Đến khi than thở “vơ con chết cả, không có lấy chi làm thú đời” được Tống Giang hứa gả em gái Hoa Vinh cho thì “Tần Minh thấy bọn kia hết lòng kính ái như vậy, thì cũng nguôi tấm lòng, mà không còn nói năng chi nữa”. Anh hùng gì mà trước sau… chẳng như một, thay lòng đổi dạ, hoàn tâm chuyển ý nhanh như lật bàn tay vậy?

Sau đó Tần Minh giúp Tống Giang thu phục nốt Hoàng Tín, rồi đến đoạn cả bọn bàn tính chuyện lên Lương Sơn, Thi Nại Am đã thêm một lần nữa để “Tích Lịch Hỏa” bộc lộ tính cách của mình qua đoạn hội thoại với Tống Giang như sau:

“Tần Minh nói: Nếu được những chốn như thế, thì còn gì hơn nữa! Nhưng bây giờ không có ai quen biết, mà tiến dẫn ta lên, thì có khi nào họ chịu nhận… Tần Minh nghe nói cả mừng đáp rằng: - Nếu vậy huynh trưởng là Đại Ân Nhân của bọn họ, thì còn ngại chi đến chuyện kia khác, ta nên mau mau thu xếp đi ngay, kẻo chậm trễ tất nhiên lỡ việc”.

Hỡi ôi, chỉ có vài ngày mà một Tần Minh – từ chỗ coi bọn phản nghịch triều đình như kẻ thù hay “sống làm người Tống, chết làm ma Tống” – giờ trở thành một tay “mau mau thu xếp đi ngay” vì “sợ lỡ việc” trở thành giặc cỏ chốn Lương Sơn. Gió chiều nào ngả chiều ấy, trở mặt nhanh như chớp nếu bản thân có lợi, đấy mới chính là con người thật của “Tích Lịch Hỏa”.

“Cơ hội” như Song Thương Tướng Đổng Bình

“Anh hùng Song thương Tướng/ Phong Lưu Vạn Hộ hầu”, phàm đọc Thủy hử thì biết ngay hai câu này là chỉ nhân vật nào. Chính là “Song thương tướng” Đổng Bình. Xuất thân là đô giám binh mã phủ Đông Bình, giao chiến với quân Lương Sơn bị bắt, hàng Tống Giang rồi “cõng rắn cắn gà nhà” giúp họ Tống chiếm được thành. Nhờ công lao này mà Đổng Bình được phân ghế đầu lĩnh thứ 15, một trong Ngũ Hổ tướng Mã Quân Lương Sơn Bạc.



Đổng Bình - một kẻ cơ hội bậc nhất, sẵn sàng làm chuyện vô nhân để đạt lợi ích bản thân.

Đổng Bình có vẻ ngoài sáng láng, chuẩn soái ca, cầm kỳ thi họa thứ gì cũng giỏi, dùng song thương tuyệt luân. Nhưng tính cách của chàng ta thì lại không đẹp đẽ như vậy. Đổng Bình là tay cơ hội, sẵn sàng vì lợi ích cá nhân mà làm chuyện bất nhân, bất nghĩa.

“Nói về Trình Thái Thú nguyên có một người con gái hình dung yểu điệu, tính hạnh dịu dàng, Đổng Bình đã mấy phen toan dạm làm vợ mà Trình Vạn Lý nhất định không gả. Bởi thế nên hai bên có ý không bằng lòng với nhau từ trước. Hôm đó nhân ra trận đánh thành, Đổng Bình muốn thừa thế đương lúc chiến tranh, mà cho người vào nói với Trình Thái Thú để dạm con gái” – Lợi dụng lúc có biến, vai trò của mình được nâng cao để gây sức ép với đối phương nhằm đạt lợi ích của bản thân. Bằng chứng đầu tiên cho tích cách cơ hội của Đổng Bình.

Khi bị Tống Giang bắt sống khuyên hàng, Đổng Bình nhìn thấy thời cơ tốt thực hiện mưu đồ của bản thân, nên “trở cờ” ngay với câu nói: “Trình Vạn Lý nguyên là một tay thầy đồ đi dạy trẻ, nay vớ được một chức béo bỡ như vậy, thì tránh sao cho khỏi hại dân? Nếu Huynh trưởng có rộng lượng cho về, thì Đổng Bình xin lừa mở cửa thành, mà thu lấy lương thảo đền ơn Huynh trưởng” – Đây là lần thứ hai Đổng Bình cho thấy tích cách cơ hội của chàng ta.

Tiếp đến, khi rước quân Lương Sơn vào thành thì “Đổng Bình vào tới thành, vội vàng chạy đến phủ đường, giết chết cả nhà Trình Vạn Lý và cướp lấy người con gái” – Cơ hội đến mức, phản phúc và tàn độc nhường này thì đúng là không còn gì để bàn nữa.

http://danviet.vn/dong-tay-kim-co/lat-mat-3-anh-hung-gia-cay-trong-thuy-hu-1029672.html

Các Cụ vào bình cho xôm nào..
Làm quan khó lắm, phải đâu chuyện đùa.

Để được chức quan thời đó phải Trung, Hiếu, Lễ, Tín, Nghĩa. Vì thế LX làm gì cũng phải suy tính, không phải theo ý mình là được.
 

bán.vé.số

Xe tải
Biển số
OF-536233
Ngày cấp bằng
9/10/17
Số km
414
Động cơ
-81,873 Mã lực
Kể ra mà đi lấy kiến thức, suy nghĩ thời đại này mà bình phẩm nhân vật hư cấu 1000 nghìn năm về trước thì e là có chút không công bằng cho các vị hảo hán Lương Sơn.
 

Phong An

Xe hơi
Biển số
OF-630630
Ngày cấp bằng
9/4/19
Số km
194
Động cơ
114,160 Mã lực
Đọc bình cc mà e cười đau ruột e có đọc thủy hử mấy lần nhưng lúc đấy bé quá đọc giải trí h muốn đọc lại nhưng lười kkk
E nhớ ông Lư Tuấn Nghĩa đang yên ổn làm đại gia ở kinh thành chả động chạm gì ai lại bị bon đầu trộm đuôi cướp gài bẫy lên Lương Sơn
Lư hoa phơ phất chiếc thuyền bơi,
Tuấn kiệt dong chơi buổi tối trời,
Nghĩa đến khi cùng là số mệnh.
Phân minh lánh nạn dễ như chơi
Đúng rồi cụ. Chơi ác vãi
 

lenhaque

Xe tăng
Biển số
OF-184290
Ngày cấp bằng
8/3/13
Số km
1,534
Động cơ
337,917 Mã lực
Làm quan khó lắm, phải đâu chuyện đùa.

Để được chức quan thời đó phải Trung, Hiếu, Lễ, Tín, Nghĩa. Vì thế LX làm gì cũng phải suy tính, không phải theo ý mình là được.
Vương Tiến bỏ quan cõng mẹ ra đi vẹn cả Trung Hiếu Tín Nghĩa. Lâm Xung vương vấn công danh mang họa phá gia
 

cưỡi chổi

Xì hơi lốp
Biển số
OF-123656
Ngày cấp bằng
9/12/11
Số km
11,227
Động cơ
513,619 Mã lực
Nơi ở
trên cái chổi
Tống Giang là đỉnh của đỉnh tiểu nhân sao không thấy nhắc tới nhỉ. Trong truyện rất nhiều chi tiết tương tự như thế này:

Trên Lương Sơn Bạc anh em khẩn khoản tháo gông ra ngồi nhậu thì nhất quyết không chịu, bẩu là phải tuân phép tắc triều đình.
Đến tối ngủ bến Tầm Dương mấy thằng sai nha bảo tháo gông ra ngủ cho sướng thì tháo ngay.
Rõ ràng là chỉ làm màu vì có đông người nên thể hiện. Đến tối đi ngủ chả có ai thì tháo gông ra ngay.
Công nhận. Tống Giang tuyền dùng mưu hèn kế bẩn để thu nạp những người mà ông ta coi là có giá trị. Ép họ vào bước đường cùng để họ lên Lương Sơn. Đồng thời cũng là cao thủ bậc nhất trong Thủy Hử vì 1 tay giết gần hết anh em
 

phamvankhuong

Xe tải
Biển số
OF-499824
Ngày cấp bằng
23/3/17
Số km
437
Động cơ
192,093 Mã lực
Tuổi
35
Cặp đôi kinh khủng và ác độc hơn IS đó chính là:
1. Tôn Nhị Nương
2. Thằng chồng - Trương Thanh.
Hai vợ chồng nhà này mở quán rượu ở đồi Thập Tự. Gặp các khách thương qua đường bất cẩn thì đánh thuốc mê, cướp tài sản, xả thịt để bán như thịt trâu bò, nhồi thịt vào bánh bao.
Khốn nạn và kinh khủng quá, thế éo nào mà cũng được phong anh hùng

Bọn anh em còn lại thì đa phần là một lũ không giặc cướp thì cũng vớ vẩn hết... em đọc truyện xong, éo hiểu sao chúng được phong là anh hùng
Còn thằng Đầu lĩnh Tống Giang thì éo nói rồi, giả nhân giả nghĩa, . .. thành tích đỉnh cao nhất là giết con đàn bà.... thế éo nào mà nó chạy chọt nhanh vãi, leo lên được đầu lĩnh nhanh thật, chắc 107 anh em còn lại và đội quân lĩnh cũng ko ngờ được... vì người đáng lẽ ra làm đầu lĩnh theo đúng luật phải là Lưu Tuấn Nghĩa cơ...ha ha
 
Chỉnh sửa cuối:

muoibaconcho

Xe điện
Biển số
OF-22710
Ngày cấp bằng
21/10/08
Số km
4,325
Động cơ
636,285 Mã lực
Thật nguyên đai nguyên kiện không cụ, có khi Tống Giang xơi mất từ lúc nào rồi
Tống Giang định xơi nhưng lại nhớ vụ Diêm bà. Con vợ cũ ko có võ mà phải dùng đến dao để giết nên sợ. Đang lúc cao trào nó có võ nó thù nó bóp phát lại chết tươi. Vì thế nghĩ đi nghĩ lại ko ăn đc phá cho hôi nên gả cho thằng xấu nhất hội.
 

Atlas12

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-691667
Ngày cấp bằng
23/7/19
Số km
212
Động cơ
103,820 Mã lực
Tuổi
40
Lâm Xung là anh hô mốt hai mốt cho cả trường đứng múa theo bài, về binh thư hay bản đồ tất nhiên không biết, mà hai món này không biết thì ra trận làm sao.
Vì thế Lâm Xung ra trận còn ít tác dung hơn Võ Tòng. Lại mất sớm do bệnh phổi, chứng tỏ khí lực cũng không mạnh, cái này thông cảm được do đã qua quân lao lại nghiện rượu.
Về tư cách thì khôgn bàn vì đã là cựu tù lại tái phạm làm cướp mà không lạm sát hay cướp của thái quá là được rồi.
Hình ảnh đáng nhớ nhất của Lâm Xung là cái tranhh vẽ lối quốc họa, một mình một giáo một bầu rượu lieu xiêu trong gió tuyết, cái mũ lính có chòm lông đỏ rực phất phơ giữa màu trời trắng tuyết quả là một hình ảnh rất ấn tượng. Có lẽ nhiệt tâm với tửu của Lâm giáo đầu đã đuuwọc lột tả rất rõ qua hình tượng trên, đúng với câu "Phi tửu mất mạng, Hữu tửu hiển thiên thần". Có tý riệu Xung ca ca múa thương oánh chết mấy chú, đốt nhà phóng hỏa sáng góc trời.
Nhất anh.
Anh cóc biết gì mà bình như đúng rồi ấy.
Lâm Xung là võ thuật trên ngựa cầm binh khí đánh giặc.
Võ Tòng là đấu võ tay chân theo kiểu giang hồ.
Cho nên khi công thành đánh trận Lâm xung đều đi đầu
Võ Tòng không có vai trò gì khi nhập Lương Sơn ngoài trò ám sát đấu tay đôi
Đếch ai dùng Võ tòng khi công thành đánh tướng nơi chiến trận
 

Gagarose

Xe điện
Biển số
OF-659342
Ngày cấp bằng
23/5/19
Số km
2,201
Động cơ
1,022,641 Mã lực
Nơi ở
Paracel Island & Spartly Island, VietNam
Công nhận. Tống Giang tuyền dùng mưu hèn kế bẩn để thu nạp những người mà ông ta coi là có giá trị. Ép họ vào bước đường cùng để họ lên Lương Sơn. Đồng thời cũng là cao thủ bậc nhất trong Thủy Hử vì 1 tay giết gần hết anh em
Thế mới thành anh hùng của các nước xung quanh chứ he he
 

Atlas12

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-691667
Ngày cấp bằng
23/7/19
Số km
212
Động cơ
103,820 Mã lực
Tuổi
40
7 hảo hán Thủy Hử ngoại hiệu “ăn theo” danh tướng: Chỉ 1 người vượt bản gốc

(Dân Việt) 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc, ai cũng có ngoại hiệu riêng. Ngoại hiệu – biệt danh phần nào đặc tả ngoại hình, tích cách, bản lĩnh, sở trưởng của mỗi hảo hán. Và trong số này, có tổng cộng 7 hảo hán Lương Sơn, sở hữu ngoại hiệu “ăn theo” những danh tướng có thật trong lịch sử Trung Quốc. Dĩ nhiên, không phải ai trong nhóm 7 người này, cũng tài ba đảm lược như “bản gốc”…


Tiểu Bá Vương Chu Thông

Bá Vương hay Tây Sở Bá Vương là danh xưng của Hạng Vũ (232 TCN - 202 TCN), vốn là anh hùng cái thế trong lịch sử Trung Quốc. Trong Sử ký, Tư Mã Thiên không giấu sự thán phục đối với Hạng Vũ - người đối địch (và về sau thất bại) Lưu Bang – hoàng đế khai quốc nhà Hán. Khi chép Sử ký, Tư Mã Thiên đặt tên "Hạng Vũ bản kỷ", tức đặt Vũ ngang với các hoàng đế Tần Thuỷ Hoàng, Lưu Bang. Hạng Vũ là chủ đề của nhiều tác phẩm văn hóa tại Trung Quốc, như vở Kinh kịch nổi tiếng “Bá Vương biệt cơ”.


7 đầu lĩnh Lương Sơn Bạc có ngoại hiệu “ăn theo” danh tướng.

Cuối Đông hán – đầu Tam Quốc, lịch sử Trung Quốc cũng chứng kiến một Tôn Sách – anh hùng xuất thiếu niên. Tiểu Bá Vương Tôn Sách (175-200), đánh Lưu Do, chiếm Cối Kê, đoạt Đan Dương và làm chủ 6 quận Giang Đông khi chưa đầy 25 tuổi, chính là người đặt nền móng quan trọng cho việc hình thành nên “tập đoàn” Đông Ngô.

Thủy hử cũng có một “Tiểu Bá Vương”, ngoại hiệu của Chu Thông. Có điều Chu Thông, đầu lĩnh thứ 87 Lương Sơn Bạc, chẳng có gì để sánh với hai phiên bản siêu đỉnh có thật trong lịch sử, là Hạng Vũ và Tôn Sách cả. Chu Thông chỉ là tay sơn tặc, võ nghệ tầm thường (đấu vài hiệp với Đả hổ Tướng Lý Trung thua lấm lưng trắng bụng). Giữ chức “Bộ quân tướng hiệu”, nhiệm vụ chính của Chu Thông là đi do thám. Kết cục: “Bá vương nhỏ” chết thảm ở ải Độc Tùng bởi tướng Phương Lạp – Lê Thiên Nhuận.

Mỹ Nhiệm Công Chu Đồng

Mỹ Nhiệm Công là một trong những ngoại hiệu của Quan Vũ, danh tướng đệ nhất của Thục Hán. Vai trò lịch sử và tầm ảnh hưởng của Quan Vũ đối với văn hóa Trung Quốc cũng như khu vực Đông Á là vô cùng sâu rộng. Quan Vũ được người dân Trung Quốc tôn vinh là "Võ Thánh", Vũ là vị võ tướng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc có điện thờ riêng tại Đế vương miếu (xây dựng cuối đời Minh), là nhân vật được phong tặng nhiều danh hiệu nhất trong lịch sử Trung Quốc.


Tiểu Bá Vương Chu Thông & Bá Vương Hạng Vũ.

Thủy Hử cũng có một “Mỹ Nhiệm Công”, ngoại hiệu của Chu Đồng. Họ Chu xuất thân phú hộ Sơn Đông, làm Đô đầu mã binh ở huyện vận thành, có vẻ ngoài khá giống Quan Vũ, võ nghệ giỏi, tài dùng trường đao. Chu Đồng là nhân vật khá toàn mỹ của Thủy Hử, tính tình hảo sảng, coi trọng Nhân nghĩa, luôn xả thân vì anh em. Đồng lần đầu xuất hiện ở hồi 13 Thủy hử, lần lượt ra tay cứu giúp bọn Tiều Cái, rồi thả Tống Giang (nhân vụ giết Diêm Bà Tích), sau đó lại thả Lôi Hoành (vụ giết Bạch Tú Anh).

Phân định ngôi thứ “Bến nước”, Chu Đồng ngồi ghế đầu lĩnh thứ 12, là 1 trong 8 đại tiên phong của Lương Sơn. Sau khi triều đình chiêu an, Đồng cùng nghĩa quân Lương Sơn chinh phạt Liêu, Vương Khánh, Điền Hổ và Phương Lạp. Sống sót trở về sau chiến dịch Phương Lạp, Đồng nhậm chức Đô thống chế phủ Bảo Định. Về sau, Đồng tham gia chống Kim dưới trướng Nguyên soái Lưu Quang Thế, được phong Tiết độ sứ quận Thái Bình.

Chu Đồng là nhân vật nhận được sự ưu ái của tác gia Thi Nại Am, có hậu vận thuộc loại tốt nhất trong nhóm 108 anh hùng Lương Sơn Bạc. Nhưng rõ ràng, đặt cạnh “Võ Thánh” Quan Vũ thì phiên bản “Ông râu đẹp” Chu Đồng sao có thể so bì.



Mỹ Nhiệm Công Chu Đồng & Võ thánh Quan Vũ.

Bệnh Uất Trì Tôn Lập - Tiểu Uất Trì Tôn Tân

Uất Trì Kính Đức, tên thật Uất Trì Cung (585-658) là danh tướng – khai quốc công thần nhà Đường. Trí dũng hơn người, Uất Trì Kính Đức góp công lớn giúp Lý Thế Dân củng cố và phát triển nhà Đường. Hình tượng của Uất Trì Cung được lưu truyền trong các câu truyện dân gian mang đậm màu sắc tín ngưỡng tôn giáo của Trung Quốc, được tôn làm Hữu Môn Thần (1 trong 2 vị thần giữ cửa). Trong danh tác Thủy Hử, xuất hiện tới 2 hảo hán có ngoại hiệu “ăn theo” Uất Trì Cung. Chính là cặp anh em ruột Tôn Lập (Bệnh Uất Trì) – Tôn Tân (Tiểu Uất Trì).

Tôn Lập thân cao tám thước, dáng người giống Uất Trì Kính Đức nhưng vì làn da nhợt nhạt nên thường được gọi là Bệnh Uất Trì. Tôn Lập là Đề hạt cai quản binh mã phủ Đăng Châu, thạo thập bát ban võ nghệ, thường cầm trường thương, lưng đeo đôi roi sắt. Tôn Lập chỉ xếp hạng 39 Lương Sơn nhưng bản lĩnh của “Bệnh Uất trì” không hề thua kém bất kì võ tướng hàng đầu Lương Sơn nào, từng đánh hơn 50 hiệp ngang ngửa Hô Diên Chước.

Tôn Tân, em Tôn Lập, học võ từ chính anh trai mình nhưng bản lĩnh thì kém xa. Trước khi cùng anh giải cứu Giải Trân-Giải Bảo rồi làm nội ứng giúp Lương Sơn đánh hạ Chúc Gia Trang, Tôn Tân (cùng vợ Cố Đại Tẩu) quản lý một tửu điếm ở ngoại thành Đăng Châu. Thứ hạng của Tôn Tân ở Lương Sơn cũng gần cuối, đầu lĩnh thứ 100, đảm nhiệm các công việc như dò la tin tức, tiếp tân, đón khách.



Tôn Lập – Tôn Tân & khai quốc công thần nhà Đường Uất Trì Cung.

Sống sót sau chiến dịch bình Phương Lạp, Tôn Lập cùng vợ chồng Tôn Tân – Cố Đại Tẩu không về triều nhận phong chức mà trở lại quê nhà Đông Châu sống cuộc đời thường dân yên ổn.

Tiểu Ôn hầu Lã Phương

Lã Ôn hầu – Lã Bố (160-199), danh tướng thời Đông Hán, được coi là Chiến thần bậc nhất thời Tam Quốc. Người đời thường nói “Nhân trung Lã Bố, Mã trung Xích Thố” chính là để ca ngợi hai cực phẩm hiếm có nhân gian, là Lã Bố và ngựa Xích Thố. Trên chiến trường, Lã Bố chuyên sử dụng phương thiên họa kích và cưỡi ngựa Xích Thố, chẳng khác nào mãnh hổ tả xung hữu đột, vạn người khôn địch.

Lã Bố “xịn” thì bản lĩnh siêu quần, danh tiếng lẫy lừng, truyền thuyết dân gian nhiều vô kể. Vậy “phiên bản Lã Bố” Thủy Hử thì sao? Trong 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc, người ngồi ghế đầu lĩnh thứ 54, Lã Phương, ngoại hiệu “Tiểu Ôn hầu” chính là bản sao của Chiến thần Lã Bố. Có điều, đây là bản sao… lỗi.


Tiểu Ôn hầu Lã Phương & Chiến thần Lã Bố.

Lã Phương quê Đàm Châu (Hồ Nam ngày nay), có tài múa kích giống Lã Bố khi xưa nên người ta gọi là "Tiểu Ôn Hầu”. Lã Phương vốn là tay buôn thuốc, một lần bị thua lỗ nặng nên ở lại núi Đối Ảnh làm cường đạo. Khi gia nhập Lương Sơn, Lã Phương giữ chức Kiêu tướng mã quân thủ hộ (cùng Quách Thịnh), chuyên bảo vệ Tống Giang.

Lã Phương võ nghệ khá nhưng vẫn kém nhiều so với nhóm Ngũ hổ tướng hay bát đại tiên phong của Lương Sơn, chứ nói gì đến việc so sánh với Chiến thần Lã Bố. Ở trận đánh đèo Ô Long, Lã Phương giao chiến với tướng định Bạch Khâm, rơi xuống núi thiệt mạng.

Trại Nhân Quý Quách Thịnh

Tiết Lễ (613-683) tự Nhân Quý, là danh tướng thời nhà Đường, phục vụ qua 2 triều vua Đường Thái Tông và Đường Cao Tông. Tiết Nhân Quý được lưu truyền trong nhiều giai thoại dân gian, được biết nhiều qua tạp kịch "Tiết Nhân Quý áo gấm về quê", hay tiểu thuyết “Tiết Nhân Quý chinh Đông”... Tiết Nhân Quý mặc bạch giáp tay cầm thiên phương họa kích và cưỡi ngựa trắng là hình tượng gắn liền với danh tướng này trong suốt cuộc đời viễn chinh giúp triều Đường đi đến thái bình hàng thập kỉ.



Trại Nhân Quý Quách Thịnh & danh tướng Tiết Nhân Quý.

Thủy Hử của Thi Nại Am có Quách Thịch, quê ở Gia Lăng, vốn là tay buôn thuỷ ngân. Họ Quách giỏi sử dụng phương thiên hoạ kích, ra trận thường cưỡi ngựa trắng, mặc áo giáp bạc trông giống danh tướng Tiết Nhân Quý nên được người đời gọi là “Trại Nhân Quý”. Quách Thịnh ngồi ghế đầu lĩnh thứ 55 Lương Sơn Bạc, giữ chức Kiêu tướng Mã quân (cùng Lã Phương), nhiệm vụ bảo vệ Tống Giang.

Trong trận chiến với Phương Lạp, Quách Thịnh tử trận ở đèo Ô Long. Quách Thịnh cũng được cố nhà văn Kim Dung nhắc đến trong tiểu thuyết
“Anh hùng Xạ điêu” với tư cách là cụ tổ của nhân vật Quách Tĩnh.

Tiểu Lý Quảng Hoa Vinh

Lý Quảng (mất 119 TCN), một võ tướng dưới thời nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc, người Lũng Tây, nổi tiếng là biệt tài cưỡi ngựa bắn cung. Sử Ký đánh giá cao tư cách và tài năng của Lý Quảng. Tư Mã Thiên mô tả ông là một người cao lớn, tay dài như tay vượn, tính tình dũng cảm, thanh liêm.

Tuy nhiên, do tính cách hòa đồng và khoan dung (thái quá) với cấp dưới, Lý Quảng trị quân không nghiêm. Thế nên,trong cuộc đời cầm quân Lý Quảng rất ít khi lập công trạng, mà thường thất bại, hao binh tổn tướng. Năm 119 TCN, trong một lần ra trận giao tranh với Hung Nô, Lý Quảng hội quân trễ với các cánh quân khác, nên ông bị đưa ra xét xử. Cho đó là một sự sỉ nhục, Lý Quảng đã tự sát.


Tiểu Lý Quảng Hoa Vinh & Phi tướng quân Lý Quảng.

Hoa Vinh, đầu lĩnh thứ 10 Lương Sơn Bạc, chính là phiên bản của Lý Quảng được Thi Nại Am nhắc tới trong Thủy Hử. Nhưng khác với đa số các đầu lĩnh sở hữu ngoại hiệu “ăn theo” danh tướng thời trước, “Tiểu lý Quảng” Hoa Vinh vượt xa phiên bản gốc. Lý Quảng danh chấn thời Hán nhờ tài cung nỏ thì Hoa Vinh cũng bắn xuyên mắt nhạn bay trên trời, bắn đứt đôi lá liễu ngoài 100 bước, giết hàng chục tướng địch nhờ “thần tiễn” của mình.

Lý Quảng dũng cảm, thì Hoa Vinh cũng kiêu hùng không kém. Lý Quảng thanh liêm, thương quân như anh em thì Hoa Vinh cương trực, thẳng thắn, hết lòng vì nghĩa. Nhưng trong khi Lý Quảng vẻ ngoài thô lậu thì Hoa Vinh hình dung tuấn tú, tài hoa hơn người. Nếu Lý Quảng đánh trận theo bản năng, phạm nhiều điều tối kị trong binh gia thì Hoa Vinh lại cẩn trọng, mưu trí, nắm rõ đại cục.

Lý Quảng thà tự sát chết chứ không chịu nhục trước sự trách cứ vô lối của triều đình, Hoa Vinh cũng vì tình nghĩa thâm sâu với Tống Giang mà treo cổ tự vẫn cạnh mộ huynh trưởng ở đầm Lục Nhi. Bản lĩnh cung nỏ có thể ngang ngửa, nhưng xét trên tất cả các phương diện khác, Hoa Vinh toàn diện hơn “phiên bản gốc” Lý Quảng bội phần.


Tiếp tục hầu Bác..
Thằng báo ngư như bò và phét lác.
Phi tướng quân Lý Quảng là chiến tướng hàng đầu nhà Hán
Thằng cóc ké như Hoa Vinh đôi so và hơn được cũng lạ
 
Biển số
OF-683250
Ngày cấp bằng
6/7/19
Số km
308
Động cơ
106,590 Mã lực
Tuổi
38
Anh cóc biết gì mà bình như đúng rồi ấy.
Lâm Xung là võ thuật trên ngựa cầm binh khí đánh giặc.
Võ Tòng là đấu võ tay chân theo kiểu giang hồ.
Cho nên khi công thành đánh trận Lâm xung đều đi đầu
Võ Tòng không có vai trò gì khi nhập Lương Sơn ngoài trò ám sát đấu tay đôi
Đếch ai dùng Võ tòng khi công thành đánh tướng nơi chiến trận
Chắc cụ nhầm e nhớ LX đi bộ chứ cưỡi ngựa méo đÂU
 

Bachsima

Xe lăn
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,035
Động cơ
431,310 Mã lực
Anh cóc biết gì mà bình như đúng rồi ấy.
Lâm Xung là võ thuật trên ngựa cầm binh khí đánh giặc.
Võ Tòng là đấu võ tay chân theo kiểu giang hồ.
Cho nên khi công thành đánh trận Lâm xung đều đi đầu
Võ Tòng không có vai trò gì khi nhập Lương Sơn ngoài trò ám sát đấu tay đôi
Đếch ai dùng Võ tòng khi công thành đánh tướng nơi chiến trận
Xem hộ ai đầu lĩnh bộ quân cái ;))
Lâm Xung tuổi gì so với Tần Minh, Hô Diên Chước khi đánh ngựa. Về tài đánh đao đánh bọ ngang Dương Chí, đánh trên ngựa chả thấy tả bao giờ.
Mà thực tế máy anh nghiện rượu tay run cầm thế nào được giáo màđòi xiên với múa ;))
 

lenhaque

Xe tăng
Biển số
OF-184290
Ngày cấp bằng
8/3/13
Số km
1,534
Động cơ
337,917 Mã lực
Tống Giang định xơi nhưng lại nhớ vụ Diêm bà. Con vợ cũ ko có võ mà phải dùng đến dao để giết nên sợ. Đang lúc cao trào nó có võ nó thù nó bóp phát lại chết tươi. Vì thế nghĩ đi nghĩ lại ko ăn đc phá cho hôi nên gả cho thằng xấu nhất hội.
Lâm Xung bắt được em Hổ tam nương, lại là trai mất vợ thì chuẩn là anh Xung được lấy. Nhưng mà anh Xung lại là đệ cứng của Tiều ca. Hơn nữa chồng báo vợ hổ kết hợp mà lệch sóng anh Giang thì gay nên cướp luôn cho Vương Anh là đệ cứng của anh Giang.
 

muoibaconcho

Xe điện
Biển số
OF-22710
Ngày cấp bằng
21/10/08
Số km
4,325
Động cơ
636,285 Mã lực
Lâm Xung bắt được em Hổ tam nương, lại là trai mất vợ thì chuẩn là anh Xung được lấy. Nhưng mà anh Xung lại là đệ cứng của Tiều ca. Hơn nữa chồng báo vợ hổ kết hợp mà lệch sóng anh Giang thì gay nên cướp luôn cho Vương Anh là đệ cứng của anh Giang.
Chả biết thế nào, chỉ biết là cu Vương Anh ăn phát quá ngon.
 

TONGIA

Xe lừa
Biển số
OF-9339
Ngày cấp bằng
9/9/07
Số km
39,903
Động cơ
882,193 Mã lực
Nơi ở
Shadow Brothers.
Sống giữa bầy man rợ, giết người như ngoé đó thì nói chuyện đạo lý sao được cụ?
 

levuhoanglamvn

Xe hơi
Biển số
OF-357761
Ngày cấp bằng
11/3/15
Số km
132
Động cơ
262,703 Mã lực
Xem Thuỷ Hử nhiều lúc thấy gọi anh hùng mà chẳng đáng anh dùng, hữu dũng vô mưu
 

STElectrics

Xe lăn
Biển số
OF-310909
Ngày cấp bằng
8/3/14
Số km
10,865
Động cơ
365,211 Mã lực
Nơi ở
Hà Đông
Lâm Xung, Võ Tòng, Lý Quỳ,v..v... trong Thủy Hử. Triệu Tử Long, Quan Vân Trường, Trương Phi,v..v.. trong Tam Quốc mà gặp thằng Từ Hiểu Đông thì ai trong đám ấy ăn được nó hả các cụ?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top