[Funland] Lật mặt 3 anh hùng “giả cầy” trong Thủy Hử

Cu Chó

Xe đạp
Biển số
OF-706181
Ngày cấp bằng
31/10/19
Số km
11
Động cơ
91,810 Mã lực
Tuổi
45
Lật mặt 3 anh hùng “giả cầy” trong Thủy Hử


(Dân Việt) 108 hảo hán Lương Sơn Bạc mỗi người một vẻ. Nguồn gốc xuất thân, bản lĩnh, tính cách đa dạng vô cùng. Có một số đầu lĩnh là chính nhân quân tử, bậc nhất hiệp sỹ nhưng cũng chẳng thiếu những kẻ tưởng là anh hùng nhưng lại tầm thường đáng chê vô cùng. Dưới đây là Top 3 anh hùng “giả cầy” trong danh tác của Thi Nại Am.


“Tiểu nhân” như Báo Tử Đầu Lâm Xung

Lâm Xung, giáo đầu 80 vạn cấm quân kinh thành, đầu lĩnh ghế thứ 6 Lương Sơn Bạc là “idol” trong lòng nhiều thế hệ độc giả Thủy Hử. Hình ảnh của Lâm Xung được tô vẽ diệu vời qua nhiều đầu phim truyền hình càng tạo ra sự ảnh hưởng và… lầm tưởng lớn lao về nhân vật này. Thực tế, Thi Nại Am đã chủ tâm xây dựng Lâm Xung là một tay võ nghệ tuyệt luân nhưng tính cách thì tiểu nhân, cơ hội, thậm chí hèn nhát.


Lâm Xung: tiểu nhân, hèn nhát, cơ hội, đủ loại tính xấu.

Nếu Lâm Xung là chân chính anh hùng thì không có chuyện khi nhìn thấy kẻ sàm sỡ vợ mình là con nuôi Cao Thái Úy thì lại chùn tay không dám dạy cho hắn một bài học. Ngay cảVõ Đại Lang lùn xủn cũngsẵn sàng phá cửa xông vào đấm đá Tây Môn Khánh lúc bắt quả tang tay này tằng tựu với Phan Kim Liên thì đằng này Lâm Xung chỉ đứng ngoài la lớn khi bên trong vợ bị Cao Nha Nội dở trò dâm ô. So với Võ Đại, Lâm Xung còn không… đàn ông bằng thì anh hùng nỗi gì.

Chuyện viết giấy “ly hôn” với Trương Thị khi bị hại thành phạm nhân, đọc qua thì tưởng Lâm Xung nghĩ cho vợ. Nhưng thực chất thì chàng ta chỉ lo cho an nguy của bản thân mình. Trong lời bộc bạch với bố vợ (Trương Giáo Đầu), Lâm Xung nói một câu thế này: “Vả chăng vợ con cũng đương trạc thanh xuân.E khi ở lại trong nhà, lỡ bị Cao Nha Nội lại đem lòng ức hiếp, thì bấy giờ sẽ xử ra sao?”.

Đến bản thân Lâm Xung là Giáo Đầu cấm quân mà còn không giữ được vợ thì sau khi chàng ly hôn, Trương Thị lấy người khác liệu có thoát khỏi “nanh vuốt” của Cao Nha Nội? Lâm Xung chủ động cắt đứt với Trương Thị, chẳng qua là muốn tránh rắc rối về sau, là nghĩ cho bản thân, chứ đâu phải vì hạnh phúc của vợ mình!

Tính cách cơ hội của Lâm Xung thể hiện rõ qua lần chàng ta tới gia trang Sài Tiến kiếm chút bạc làm lộ phí, rồi dùng tiền đút lót bọn quan nhỏ trong ngục để tránh cảnh bị ăn đòn. Nhưng đỉnh cao chính là lần ra tay giết Vương Luân – người đã cho chàng ta chốn dung thân lúc cùng đường – khi Lương Sơn Bạc xuất hiện thế lực mới là nhóm Tiều Cái.

Đọc qua hồi 18 Thủy Hử thì tưởng chừng như Lâm Xung “bị” Ngô Dung khích mà sau đó ra tay với Vương Luân. Nhưng thực chất, chủ ý hạ Luân, tôn Tiều ở Xung đã có từ trước. Thi Nại Am có viết: “Sáng hôm sau bỗng thấy người nói có Lâm Xung Giáo Đầu đến chơi”. Rõ là Lâm Xung chủ động đến, tức là đã có dụng tâm rồi. Gặp bọn Tiều Cái Ngô Dụng là để dò ý, thuận thì bàn về kế hoạch ra tay mà thôi.

Bằng chứng là trong câu chuyện đưa đẩy giữa các bên, Lâm Xung có nói một câu: “Tôi chỉ sợ các ngài đem lòng chán nản, nên phải sớm đến đây để nói cho các ngài biết. Đến hôm nay xem, nếu hắn tiếp đãi tử tế không có điều chi khác ý như hôm qua thì thôi. Bằng hắn có một câu gì sân si khó chịu, thì xin các ngài cứ mặc tôi”.

Kế hoạch giết Vương Luân là của Lâm Xung, ra tay hành sự cũng là Lâm Xung. Bọn Tiều - Ngô tưởng là họ Lâm là “con bài” trong tay mình nhưng thực chất chính “Báo Tử Đầu” mới người chủ trương đại sự, dựa vào thế của nhóm quần hùng mới, mà thẳng tay loại trừ cái gai trong mắt. Giết người có ơn với mình lúc khốn đốn (Vương Luân) để ngả về nhóm Tiều – Ngô thế lực đang mạnh, Lâm Xung đích thực là kẻ… đệ nhất tiểu nhân chứ không vừa!

“Trở mặt nhanh” như Tích Lịch Hỏa Tần Minh

Tích Lịch Hỏa Tần Minh, đầu lĩnh thứ 7, một trong Mã quân Ngũ Hổ Tướng Lương Sơn, trong mắt đa số là người nóng tính, suy nghĩ đơn giản, dũng cảm hơn người, ra trận luôn xung phong đánh địch đầu tiên. Nhưng nếu chúng ta đọc thật sâu, thật kĩ các hồi 33-34-35, thời điểm Tần Minh xuất hiện cùng các biến cố xảy ra với nhân vật này, thì con người thật của “Tích Lịch Hỏa” không hề đơn giản như vậy.


Tần Minh là người trở mặt nhanh như trở bàn tay.

Lúc đầu đánh bọn Tống Giang – Hoa Vinh, Tần Minh lớn tiếng mắng (Hoa Vinh) thế này: “Người là một mệnh quan của Triều đình, vốn dòng cửa tướng xưa nay, triều đình sai ngươi giữ chức Tri Trại coi giữ một phương, lộc nước ơn vua, phỏng có điều gì tệ bạc? Lẽ nào ngươi dám liên kết với giặc cướp mà bội bạc lại triều đình như vậy. Nay ta đến đây bắt người đem về nộp với triều đình, ngươi có phải là biết điều thì xuống ngựa mà chịu trói cho xong”.

Đến lúc mắc bẫy của Tống Giang – Hoa Vinh bị bắt sống thì Tần Minh thể hiện như thế nào? “Tần Minh hỏi Hoa Vinh rằng: - Vị hảo hán ngồi kia là ai? Xin cho tôi biết... Hoa Vinh nói: - Người ấy là anh em với tôi, họTống tên Giang làm Áp Ty ở huyện Vận Thành khi trước… Tần Minh nghe nói, liên thụp lạy xuống đất mà nói rằng: - Tôi được nghe tiếng nghĩa sĩ đã lâu, nay được gặp đây, thực thỏa lòng khát vọng”.

Lần đầu được bọn Tống Giang khuyên bỏ quan nhập bọn, Tần Minh phản ứng ra sao? “Tần Minh nghe nói, đi thẳng xuống thềm mà đáp rằng: - Tần Minh này sống làm người nhà Tống, chết làm ma nhà Tống, triều đình đã giao cho làm chức Tổng Quản; lại kiêm chức Thống chế Sứ Quan, xưa nay có điều chi phụ với Tần Minh, mà Tần Minh nỡ đem lòng bội bạc cho đành? Các vị hảo hán định giết tôi, thì cứ giết đi cho rảnh”.

Đến khi Tần Minh rời núi Thanh Phong, lại thấy vợ con mình bị quan Tri phủ Mộ Dung giết đem bêu đầu trên thành, rồi biết nguyên nhân dẫn đến bi kịch này một tay là bởi mưu kế của Tống Giang thì tác gia họ Thi có viết một đoạn rất đắt thế này:

“Tần Minh nghe nói như xé đứt ruột gan, toan đứng tên đánh nhau với bọn Tống Giang cho hả dạ, song bị bọn họ lấy lễ phép bó buộc, không sao trở mặt cho đành, mà có ra oai cũng khó lòng địch nổi. Bởi vậy Tần Minh đành phải nén lòng tức giận mà nói lên rằng:- Anh em các ông làm thế, vẫn biết có lòng tốt muốn lưu Tần Minh ở lại chốn này, song chỉ thiệt riêng cho Tần Minh, là vợ con chết cả, không còn lấy chi làm thú đời, như thế phỏng có độc địa không?”.

Rõ ràng đã có sự chuyển biến tâm lý cực lớn ở Tần Minh chỉ qua vài sự kiện. Đầu tiên là một Tần Minh coi bọn Hoa Vinh là phản tặc triều đình, tiếp đến là một Tần Minh ra vẻ “thà chết không hàng, không làm giặc cỏ”, rồi đến khi thân cô thế cô thì chấp thuận “ở lại chốn này”.

Đến khi than thở “vơ con chết cả, không có lấy chi làm thú đời” được Tống Giang hứa gả em gái Hoa Vinh cho thì “Tần Minh thấy bọn kia hết lòng kính ái như vậy, thì cũng nguôi tấm lòng, mà không còn nói năng chi nữa”. Anh hùng gì mà trước sau… chẳng như một, thay lòng đổi dạ, hoàn tâm chuyển ý nhanh như lật bàn tay vậy?

Sau đó Tần Minh giúp Tống Giang thu phục nốt Hoàng Tín, rồi đến đoạn cả bọn bàn tính chuyện lên Lương Sơn, Thi Nại Am đã thêm một lần nữa để “Tích Lịch Hỏa” bộc lộ tính cách của mình qua đoạn hội thoại với Tống Giang như sau:

“Tần Minh nói: Nếu được những chốn như thế, thì còn gì hơn nữa! Nhưng bây giờ không có ai quen biết, mà tiến dẫn ta lên, thì có khi nào họ chịu nhận… Tần Minh nghe nói cả mừng đáp rằng: - Nếu vậy huynh trưởng là Đại Ân Nhân của bọn họ, thì còn ngại chi đến chuyện kia khác, ta nên mau mau thu xếp đi ngay, kẻo chậm trễ tất nhiên lỡ việc”.

Hỡi ôi, chỉ có vài ngày mà một Tần Minh – từ chỗ coi bọn phản nghịch triều đình như kẻ thù hay “sống làm người Tống, chết làm ma Tống” – giờ trở thành một tay “mau mau thu xếp đi ngay” vì “sợ lỡ việc” trở thành giặc cỏ chốn Lương Sơn. Gió chiều nào ngả chiều ấy, trở mặt nhanh như chớp nếu bản thân có lợi, đấy mới chính là con người thật của “Tích Lịch Hỏa”.

“Cơ hội” như Song Thương Tướng Đổng Bình

“Anh hùng Song thương Tướng/ Phong Lưu Vạn Hộ hầu”, phàm đọc Thủy hử thì biết ngay hai câu này là chỉ nhân vật nào. Chính là “Song thương tướng” Đổng Bình. Xuất thân là đô giám binh mã phủ Đông Bình, giao chiến với quân Lương Sơn bị bắt, hàng Tống Giang rồi “cõng rắn cắn gà nhà” giúp họ Tống chiếm được thành. Nhờ công lao này mà Đổng Bình được phân ghế đầu lĩnh thứ 15, một trong Ngũ Hổ tướng Mã Quân Lương Sơn Bạc.



Đổng Bình - một kẻ cơ hội bậc nhất, sẵn sàng làm chuyện vô nhân để đạt lợi ích bản thân.

Đổng Bình có vẻ ngoài sáng láng, chuẩn soái ca, cầm kỳ thi họa thứ gì cũng giỏi, dùng song thương tuyệt luân. Nhưng tính cách của chàng ta thì lại không đẹp đẽ như vậy. Đổng Bình là tay cơ hội, sẵn sàng vì lợi ích cá nhân mà làm chuyện bất nhân, bất nghĩa.

“Nói về Trình Thái Thú nguyên có một người con gái hình dung yểu điệu, tính hạnh dịu dàng, Đổng Bình đã mấy phen toan dạm làm vợ mà Trình Vạn Lý nhất định không gả. Bởi thế nên hai bên có ý không bằng lòng với nhau từ trước. Hôm đó nhân ra trận đánh thành, Đổng Bình muốn thừa thế đương lúc chiến tranh, mà cho người vào nói với Trình Thái Thú để dạm con gái” – Lợi dụng lúc có biến, vai trò của mình được nâng cao để gây sức ép với đối phương nhằm đạt lợi ích của bản thân. Bằng chứng đầu tiên cho tích cách cơ hội của Đổng Bình.

Khi bị Tống Giang bắt sống khuyên hàng, Đổng Bình nhìn thấy thời cơ tốt thực hiện mưu đồ của bản thân, nên “trở cờ” ngay với câu nói: “Trình Vạn Lý nguyên là một tay thầy đồ đi dạy trẻ, nay vớ được một chức béo bỡ như vậy, thì tránh sao cho khỏi hại dân? Nếu Huynh trưởng có rộng lượng cho về, thì Đổng Bình xin lừa mở cửa thành, mà thu lấy lương thảo đền ơn Huynh trưởng” – Đây là lần thứ hai Đổng Bình cho thấy tích cách cơ hội của chàng ta.

Tiếp đến, khi rước quân Lương Sơn vào thành thì “Đổng Bình vào tới thành, vội vàng chạy đến phủ đường, giết chết cả nhà Trình Vạn Lý và cướp lấy người con gái” – Cơ hội đến mức, phản phúc và tàn độc nhường này thì đúng là không còn gì để bàn nữa.

http://danviet.vn/dong-tay-kim-co/lat-mat-3-anh-hung-gia-cay-trong-thuy-hu-1029672.html

Các Cụ vào bình cho xôm nào..
 

toimuondie

Xe container
Biển số
OF-328408
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
8,091
Động cơ
799,815 Mã lực
Trong 108 anh hùng Lương Sơn Bạc, số người xứng đáng được gọi là anh hùng đếm trên đầu ngón tay của 1 bàn tay
 

NNS

Xe ngựa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
28,051
Động cơ
158,327 Mã lực
Truyện ý mà, viết thế nào chả đc
 

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,154
Động cơ
621,941 Mã lực
em hóng các cụ luộn xử Tào
 

duytrinh85

Xe điện
Biển số
OF-458796
Ngày cấp bằng
4/10/16
Số km
2,126
Động cơ
26,081 Mã lực
Nơi ở
Thanh Xuân
Truyện thôi mà cụ.
 

khoailangvietnam

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-566606
Ngày cấp bằng
30/4/18
Số km
1,720
Động cơ
163,970 Mã lực
Tuổi
37
Giáo đầu 80 vạn cấm quân, nói cho oách, chứ chắc cũng làng nhàng, vớ vẩn, chỉ có mấy tay giang hồ khen, chứ ai khen.

Anh hùng như Viên Thiệu ấy, rút guơm ra bảo với Đổng Trác là gươm ông sắc còn gươm tôi không bén sao. 3 đời làm tam công, lừng lẫy, hô cái là quân mấy chục vạn, hiệu triệu được chư hâu, thanh niên thế thì giỏi quá. Chứ anh hùng gì tay dạy võ.
 

accord1992

Xe tăng
Biển số
OF-119204
Ngày cấp bằng
3/11/11
Số km
1,513
Động cơ
398,698 Mã lực
Lật mặt 3 anh hùng “giả cầy” trong Thủy Hử


(Dân Việt) 108 hảo hán Lương Sơn Bạc mỗi người một vẻ. Nguồn gốc xuất thân, bản lĩnh, tính cách đa dạng vô cùng. Có một số đầu lĩnh là chính nhân quân tử, bậc nhất hiệp sỹ nhưng cũng chẳng thiếu những kẻ tưởng là anh hùng nhưng lại tầm thường đáng chê vô cùng. Dưới đây là Top 3 anh hùng “giả cầy” trong danh tác của Thi Nại Am.


“Tiểu nhân” như Báo Tử Đầu Lâm Xung

Lâm Xung, giáo đầu 80 vạn cấm quân kinh thành, đầu lĩnh ghế thứ 6 Lương Sơn Bạc là “idol” trong lòng nhiều thế hệ độc giả Thủy Hử. Hình ảnh của Lâm Xung được tô vẽ diệu vời qua nhiều đầu phim truyền hình càng tạo ra sự ảnh hưởng và… lầm tưởng lớn lao về nhân vật này. Thực tế, Thi Nại Am đã chủ tâm xây dựng Lâm Xung là một tay võ nghệ tuyệt luân nhưng tính cách thì tiểu nhân, cơ hội, thậm chí hèn nhát.


Lâm Xung: tiểu nhân, hèn nhát, cơ hội, đủ loại tính xấu.

Nếu Lâm Xung là chân chính anh hùng thì không có chuyện khi nhìn thấy kẻ sàm sỡ vợ mình là con nuôi Cao Thái Úy thì lại chùn tay không dám dạy cho hắn một bài học. Ngay cảVõ Đại Lang lùn xủn cũngsẵn sàng phá cửa xông vào đấm đá Tây Môn Khánh lúc bắt quả tang tay này tằng tựu với Phan Kim Liên thì đằng này Lâm Xung chỉ đứng ngoài la lớn khi bên trong vợ bị Cao Nha Nội dở trò dâm ô. So với Võ Đại, Lâm Xung còn không… đàn ông bằng thì anh hùng nỗi gì.

Chuyện viết giấy “ly hôn” với Trương Thị khi bị hại thành phạm nhân, đọc qua thì tưởng Lâm Xung nghĩ cho vợ. Nhưng thực chất thì chàng ta chỉ lo cho an nguy của bản thân mình. Trong lời bộc bạch với bố vợ (Trương Giáo Đầu), Lâm Xung nói một câu thế này: “Vả chăng vợ con cũng đương trạc thanh xuân.E khi ở lại trong nhà, lỡ bị Cao Nha Nội lại đem lòng ức hiếp, thì bấy giờ sẽ xử ra sao?”.

Đến bản thân Lâm Xung là Giáo Đầu cấm quân mà còn không giữ được vợ thì sau khi chàng ly hôn, Trương Thị lấy người khác liệu có thoát khỏi “nanh vuốt” của Cao Nha Nội? Lâm Xung chủ động cắt đứt với Trương Thị, chẳng qua là muốn tránh rắc rối về sau, là nghĩ cho bản thân, chứ đâu phải vì hạnh phúc của vợ mình!

Tính cách cơ hội của Lâm Xung thể hiện rõ qua lần chàng ta tới gia trang Sài Tiến kiếm chút bạc làm lộ phí, rồi dùng tiền đút lót bọn quan nhỏ trong ngục để tránh cảnh bị ăn đòn. Nhưng đỉnh cao chính là lần ra tay giết Vương Luân – người đã cho chàng ta chốn dung thân lúc cùng đường – khi Lương Sơn Bạc xuất hiện thế lực mới là nhóm Tiều Cái.

Đọc qua hồi 18 Thủy Hử thì tưởng chừng như Lâm Xung “bị” Ngô Dung khích mà sau đó ra tay với Vương Luân. Nhưng thực chất, chủ ý hạ Luân, tôn Tiều ở Xung đã có từ trước. Thi Nại Am có viết: “Sáng hôm sau bỗng thấy người nói có Lâm Xung Giáo Đầu đến chơi”. Rõ là Lâm Xung chủ động đến, tức là đã có dụng tâm rồi. Gặp bọn Tiều Cái Ngô Dụng là để dò ý, thuận thì bàn về kế hoạch ra tay mà thôi.

Bằng chứng là trong câu chuyện đưa đẩy giữa các bên, Lâm Xung có nói một câu: “Tôi chỉ sợ các ngài đem lòng chán nản, nên phải sớm đến đây để nói cho các ngài biết. Đến hôm nay xem, nếu hắn tiếp đãi tử tế không có điều chi khác ý như hôm qua thì thôi. Bằng hắn có một câu gì sân si khó chịu, thì xin các ngài cứ mặc tôi”.

Kế hoạch giết Vương Luân là của Lâm Xung, ra tay hành sự cũng là Lâm Xung. Bọn Tiều - Ngô tưởng là họ Lâm là “con bài” trong tay mình nhưng thực chất chính “Báo Tử Đầu” mới người chủ trương đại sự, dựa vào thế của nhóm quần hùng mới, mà thẳng tay loại trừ cái gai trong mắt. Giết người có ơn với mình lúc khốn đốn (Vương Luân) để ngả về nhóm Tiều – Ngô thế lực đang mạnh, Lâm Xung đích thực là kẻ… đệ nhất tiểu nhân chứ không vừa!

“Trở mặt nhanh” như Tích Lịch Hỏa Tần Minh

Tích Lịch Hỏa Tần Minh, đầu lĩnh thứ 7, một trong Mã quân Ngũ Hổ Tướng Lương Sơn, trong mắt đa số là người nóng tính, suy nghĩ đơn giản, dũng cảm hơn người, ra trận luôn xung phong đánh địch đầu tiên. Nhưng nếu chúng ta đọc thật sâu, thật kĩ các hồi 33-34-35, thời điểm Tần Minh xuất hiện cùng các biến cố xảy ra với nhân vật này, thì con người thật của “Tích Lịch Hỏa” không hề đơn giản như vậy.


Tần Minh là người trở mặt nhanh như trở bàn tay.

Lúc đầu đánh bọn Tống Giang – Hoa Vinh, Tần Minh lớn tiếng mắng (Hoa Vinh) thế này: “Người là một mệnh quan của Triều đình, vốn dòng cửa tướng xưa nay, triều đình sai ngươi giữ chức Tri Trại coi giữ một phương, lộc nước ơn vua, phỏng có điều gì tệ bạc? Lẽ nào ngươi dám liên kết với giặc cướp mà bội bạc lại triều đình như vậy. Nay ta đến đây bắt người đem về nộp với triều đình, ngươi có phải là biết điều thì xuống ngựa mà chịu trói cho xong”.

Đến lúc mắc bẫy của Tống Giang – Hoa Vinh bị bắt sống thì Tần Minh thể hiện như thế nào? “Tần Minh hỏi Hoa Vinh rằng: - Vị hảo hán ngồi kia là ai? Xin cho tôi biết... Hoa Vinh nói: - Người ấy là anh em với tôi, họTống tên Giang làm Áp Ty ở huyện Vận Thành khi trước… Tần Minh nghe nói, liên thụp lạy xuống đất mà nói rằng: - Tôi được nghe tiếng nghĩa sĩ đã lâu, nay được gặp đây, thực thỏa lòng khát vọng”.

Lần đầu được bọn Tống Giang khuyên bỏ quan nhập bọn, Tần Minh phản ứng ra sao? “Tần Minh nghe nói, đi thẳng xuống thềm mà đáp rằng: - Tần Minh này sống làm người nhà Tống, chết làm ma nhà Tống, triều đình đã giao cho làm chức Tổng Quản; lại kiêm chức Thống chế Sứ Quan, xưa nay có điều chi phụ với Tần Minh, mà Tần Minh nỡ đem lòng bội bạc cho đành? Các vị hảo hán định giết tôi, thì cứ giết đi cho rảnh”.

Đến khi Tần Minh rời núi Thanh Phong, lại thấy vợ con mình bị quan Tri phủ Mộ Dung giết đem bêu đầu trên thành, rồi biết nguyên nhân dẫn đến bi kịch này một tay là bởi mưu kế của Tống Giang thì tác gia họ Thi có viết một đoạn rất đắt thế này:

“Tần Minh nghe nói như xé đứt ruột gan, toan đứng tên đánh nhau với bọn Tống Giang cho hả dạ, song bị bọn họ lấy lễ phép bó buộc, không sao trở mặt cho đành, mà có ra oai cũng khó lòng địch nổi. Bởi vậy Tần Minh đành phải nén lòng tức giận mà nói lên rằng:- Anh em các ông làm thế, vẫn biết có lòng tốt muốn lưu Tần Minh ở lại chốn này, song chỉ thiệt riêng cho Tần Minh, là vợ con chết cả, không còn lấy chi làm thú đời, như thế phỏng có độc địa không?”.

Rõ ràng đã có sự chuyển biến tâm lý cực lớn ở Tần Minh chỉ qua vài sự kiện. Đầu tiên là một Tần Minh coi bọn Hoa Vinh là phản tặc triều đình, tiếp đến là một Tần Minh ra vẻ “thà chết không hàng, không làm giặc cỏ”, rồi đến khi thân cô thế cô thì chấp thuận “ở lại chốn này”.

Đến khi than thở “vơ con chết cả, không có lấy chi làm thú đời” được Tống Giang hứa gả em gái Hoa Vinh cho thì “Tần Minh thấy bọn kia hết lòng kính ái như vậy, thì cũng nguôi tấm lòng, mà không còn nói năng chi nữa”. Anh hùng gì mà trước sau… chẳng như một, thay lòng đổi dạ, hoàn tâm chuyển ý nhanh như lật bàn tay vậy?

Sau đó Tần Minh giúp Tống Giang thu phục nốt Hoàng Tín, rồi đến đoạn cả bọn bàn tính chuyện lên Lương Sơn, Thi Nại Am đã thêm một lần nữa để “Tích Lịch Hỏa” bộc lộ tính cách của mình qua đoạn hội thoại với Tống Giang như sau:

“Tần Minh nói: Nếu được những chốn như thế, thì còn gì hơn nữa! Nhưng bây giờ không có ai quen biết, mà tiến dẫn ta lên, thì có khi nào họ chịu nhận… Tần Minh nghe nói cả mừng đáp rằng: - Nếu vậy huynh trưởng là Đại Ân Nhân của bọn họ, thì còn ngại chi đến chuyện kia khác, ta nên mau mau thu xếp đi ngay, kẻo chậm trễ tất nhiên lỡ việc”.

Hỡi ôi, chỉ có vài ngày mà một Tần Minh – từ chỗ coi bọn phản nghịch triều đình như kẻ thù hay “sống làm người Tống, chết làm ma Tống” – giờ trở thành một tay “mau mau thu xếp đi ngay” vì “sợ lỡ việc” trở thành giặc cỏ chốn Lương Sơn. Gió chiều nào ngả chiều ấy, trở mặt nhanh như chớp nếu bản thân có lợi, đấy mới chính là con người thật của “Tích Lịch Hỏa”.

“Cơ hội” như Song Thương Tướng Đổng Bình

“Anh hùng Song thương Tướng/ Phong Lưu Vạn Hộ hầu”, phàm đọc Thủy hử thì biết ngay hai câu này là chỉ nhân vật nào. Chính là “Song thương tướng” Đổng Bình. Xuất thân là đô giám binh mã phủ Đông Bình, giao chiến với quân Lương Sơn bị bắt, hàng Tống Giang rồi “cõng rắn cắn gà nhà” giúp họ Tống chiếm được thành. Nhờ công lao này mà Đổng Bình được phân ghế đầu lĩnh thứ 15, một trong Ngũ Hổ tướng Mã Quân Lương Sơn Bạc.



Đổng Bình - một kẻ cơ hội bậc nhất, sẵn sàng làm chuyện vô nhân để đạt lợi ích bản thân.

Đổng Bình có vẻ ngoài sáng láng, chuẩn soái ca, cầm kỳ thi họa thứ gì cũng giỏi, dùng song thương tuyệt luân. Nhưng tính cách của chàng ta thì lại không đẹp đẽ như vậy. Đổng Bình là tay cơ hội, sẵn sàng vì lợi ích cá nhân mà làm chuyện bất nhân, bất nghĩa.

“Nói về Trình Thái Thú nguyên có một người con gái hình dung yểu điệu, tính hạnh dịu dàng, Đổng Bình đã mấy phen toan dạm làm vợ mà Trình Vạn Lý nhất định không gả. Bởi thế nên hai bên có ý không bằng lòng với nhau từ trước. Hôm đó nhân ra trận đánh thành, Đổng Bình muốn thừa thế đương lúc chiến tranh, mà cho người vào nói với Trình Thái Thú để dạm con gái” – Lợi dụng lúc có biến, vai trò của mình được nâng cao để gây sức ép với đối phương nhằm đạt lợi ích của bản thân. Bằng chứng đầu tiên cho tích cách cơ hội của Đổng Bình.

Khi bị Tống Giang bắt sống khuyên hàng, Đổng Bình nhìn thấy thời cơ tốt thực hiện mưu đồ của bản thân, nên “trở cờ” ngay với câu nói: “Trình Vạn Lý nguyên là một tay thầy đồ đi dạy trẻ, nay vớ được một chức béo bỡ như vậy, thì tránh sao cho khỏi hại dân? Nếu Huynh trưởng có rộng lượng cho về, thì Đổng Bình xin lừa mở cửa thành, mà thu lấy lương thảo đền ơn Huynh trưởng” – Đây là lần thứ hai Đổng Bình cho thấy tích cách cơ hội của chàng ta.

Tiếp đến, khi rước quân Lương Sơn vào thành thì “Đổng Bình vào tới thành, vội vàng chạy đến phủ đường, giết chết cả nhà Trình Vạn Lý và cướp lấy người con gái” – Cơ hội đến mức, phản phúc và tàn độc nhường này thì đúng là không còn gì để bàn nữa.

http://danviet.vn/dong-tay-kim-co/lat-mat-3-anh-hung-gia-cay-trong-thuy-hu-1029672.html

Các Cụ vào bình cho xôm nào..
Tiện thể cụ phân tích luôn vài nhân vật trong 'một trăm bẩy mấy ' anh hùng.
 

buonchuoi

Xe tăng
Biển số
OF-9454
Ngày cấp bằng
12/9/07
Số km
1,057
Động cơ
545,554 Mã lực
Tuổi
48
Nơi ở
hà lội
để em đọc lại bộ THủy Hử rồi quay lại đây luận bàn
 

sontranvu

Xe điện
Biển số
OF-76914
Ngày cấp bằng
3/11/10
Số km
4,114
Động cơ
456,091 Mã lực
Nơi ở
Mỹ Đình 2
Tống Giang idol thì sao ak các cụ.:))
 

Cu Chó

Xe đạp
Biển số
OF-706181
Ngày cấp bằng
31/10/19
Số km
11
Động cơ
91,810 Mã lực
Tuổi
45
Tiện thể cụ phân tích luôn vài nhân vật trong 'một trăm bẩy mấy ' anh hùng.

7 hảo hán Thủy Hử ngoại hiệu “ăn theo” danh tướng: Chỉ 1 người vượt bản gốc


(Dân Việt) 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc, ai cũng có ngoại hiệu riêng. Ngoại hiệu – biệt danh phần nào đặc tả ngoại hình, tích cách, bản lĩnh, sở trưởng của mỗi hảo hán. Và trong số này, có tổng cộng 7 hảo hán Lương Sơn, sở hữu ngoại hiệu “ăn theo” những danh tướng có thật trong lịch sử Trung Quốc. Dĩ nhiên, không phải ai trong nhóm 7 người này, cũng tài ba đảm lược như “bản gốc”…


Tiểu Bá Vương Chu Thông

Bá Vương hay Tây Sở Bá Vương là danh xưng của Hạng Vũ (232 TCN - 202 TCN), vốn là anh hùng cái thế trong lịch sử Trung Quốc. Trong Sử ký, Tư Mã Thiên không giấu sự thán phục đối với Hạng Vũ - người đối địch (và về sau thất bại) Lưu Bang – hoàng đế khai quốc nhà Hán. Khi chép Sử ký, Tư Mã Thiên đặt tên "Hạng Vũ bản kỷ", tức đặt Vũ ngang với các hoàng đế Tần Thuỷ Hoàng, Lưu Bang. Hạng Vũ là chủ đề của nhiều tác phẩm văn hóa tại Trung Quốc, như vở Kinh kịch nổi tiếng “Bá Vương biệt cơ”.


7 đầu lĩnh Lương Sơn Bạc có ngoại hiệu “ăn theo” danh tướng.

Cuối Đông hán – đầu Tam Quốc, lịch sử Trung Quốc cũng chứng kiến một Tôn Sách – anh hùng xuất thiếu niên. Tiểu Bá Vương Tôn Sách (175-200), đánh Lưu Do, chiếm Cối Kê, đoạt Đan Dương và làm chủ 6 quận Giang Đông khi chưa đầy 25 tuổi, chính là người đặt nền móng quan trọng cho việc hình thành nên “tập đoàn” Đông Ngô.

Thủy hử cũng có một “Tiểu Bá Vương”, ngoại hiệu của Chu Thông. Có điều Chu Thông, đầu lĩnh thứ 87 Lương Sơn Bạc, chẳng có gì để sánh với hai phiên bản siêu đỉnh có thật trong lịch sử, là Hạng Vũ và Tôn Sách cả. Chu Thông chỉ là tay sơn tặc, võ nghệ tầm thường (đấu vài hiệp với Đả hổ Tướng Lý Trung thua lấm lưng trắng bụng). Giữ chức “Bộ quân tướng hiệu”, nhiệm vụ chính của Chu Thông là đi do thám. Kết cục: “Bá vương nhỏ” chết thảm ở ải Độc Tùng bởi tướng Phương Lạp – Lê Thiên Nhuận.

Mỹ Nhiệm Công Chu Đồng

Mỹ Nhiệm Công là một trong những ngoại hiệu của Quan Vũ, danh tướng đệ nhất của Thục Hán. Vai trò lịch sử và tầm ảnh hưởng của Quan Vũ đối với văn hóa Trung Quốc cũng như khu vực Đông Á là vô cùng sâu rộng. Quan Vũ được người dân Trung Quốc tôn vinh là "Võ Thánh", Vũ là vị võ tướng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc có điện thờ riêng tại Đế vương miếu (xây dựng cuối đời Minh), là nhân vật được phong tặng nhiều danh hiệu nhất trong lịch sử Trung Quốc.


Tiểu Bá Vương Chu Thông & Bá Vương Hạng Vũ.

Thủy Hử cũng có một “Mỹ Nhiệm Công”, ngoại hiệu của Chu Đồng. Họ Chu xuất thân phú hộ Sơn Đông, làm Đô đầu mã binh ở huyện vận thành, có vẻ ngoài khá giống Quan Vũ, võ nghệ giỏi, tài dùng trường đao. Chu Đồng là nhân vật khá toàn mỹ của Thủy Hử, tính tình hảo sảng, coi trọng Nhân nghĩa, luôn xả thân vì anh em. Đồng lần đầu xuất hiện ở hồi 13 Thủy hử, lần lượt ra tay cứu giúp bọn Tiều Cái, rồi thả Tống Giang (nhân vụ giết Diêm Bà Tích), sau đó lại thả Lôi Hoành (vụ giết Bạch Tú Anh).

Phân định ngôi thứ “Bến nước”, Chu Đồng ngồi ghế đầu lĩnh thứ 12, là 1 trong 8 đại tiên phong của Lương Sơn. Sau khi triều đình chiêu an, Đồng cùng nghĩa quân Lương Sơn chinh phạt Liêu, Vương Khánh, Điền Hổ và Phương Lạp. Sống sót trở về sau chiến dịch Phương Lạp, Đồng nhậm chức Đô thống chế phủ Bảo Định. Về sau, Đồng tham gia chống Kim dưới trướng Nguyên soái Lưu Quang Thế, được phong Tiết độ sứ quận Thái Bình.

Chu Đồng là nhân vật nhận được sự ưu ái của tác gia Thi Nại Am, có hậu vận thuộc loại tốt nhất trong nhóm 108 anh hùng Lương Sơn Bạc. Nhưng rõ ràng, đặt cạnh “Võ Thánh” Quan Vũ thì phiên bản “Ông râu đẹp” Chu Đồng sao có thể so bì.



Mỹ Nhiệm Công Chu Đồng & Võ thánh Quan Vũ.

Bệnh Uất Trì Tôn Lập - Tiểu Uất Trì Tôn Tân

Uất Trì Kính Đức, tên thật Uất Trì Cung (585-658) là danh tướng – khai quốc công thần nhà Đường. Trí dũng hơn người, Uất Trì Kính Đức góp công lớn giúp Lý Thế Dân củng cố và phát triển nhà Đường. Hình tượng của Uất Trì Cung được lưu truyền trong các câu truyện dân gian mang đậm màu sắc tín ngưỡng tôn giáo của Trung Quốc, được tôn làm Hữu Môn Thần (1 trong 2 vị thần giữ cửa). Trong danh tác Thủy Hử, xuất hiện tới 2 hảo hán có ngoại hiệu “ăn theo” Uất Trì Cung. Chính là cặp anh em ruột Tôn Lập (Bệnh Uất Trì) – Tôn Tân (Tiểu Uất Trì).

Tôn Lập thân cao tám thước, dáng người giống Uất Trì Kính Đức nhưng vì làn da nhợt nhạt nên thường được gọi là Bệnh Uất Trì. Tôn Lập là Đề hạt cai quản binh mã phủ Đăng Châu, thạo thập bát ban võ nghệ, thường cầm trường thương, lưng đeo đôi roi sắt. Tôn Lập chỉ xếp hạng 39 Lương Sơn nhưng bản lĩnh của “Bệnh Uất trì” không hề thua kém bất kì võ tướng hàng đầu Lương Sơn nào, từng đánh hơn 50 hiệp ngang ngửa Hô Diên Chước.

Tôn Tân, em Tôn Lập, học võ từ chính anh trai mình nhưng bản lĩnh thì kém xa. Trước khi cùng anh giải cứu Giải Trân-Giải Bảo rồi làm nội ứng giúp Lương Sơn đánh hạ Chúc Gia Trang, Tôn Tân (cùng vợ Cố Đại Tẩu) quản lý một tửu điếm ở ngoại thành Đăng Châu. Thứ hạng của Tôn Tân ở Lương Sơn cũng gần cuối, đầu lĩnh thứ 100, đảm nhiệm các công việc như dò la tin tức, tiếp tân, đón khách.



Tôn Lập – Tôn Tân & khai quốc công thần nhà Đường Uất Trì Cung.

Sống sót sau chiến dịch bình Phương Lạp, Tôn Lập cùng vợ chồng Tôn Tân – Cố Đại Tẩu không về triều nhận phong chức mà trở lại quê nhà Đông Châu sống cuộc đời thường dân yên ổn.

Tiểu Ôn hầu Lã Phương

Lã Ôn hầu – Lã Bố (160-199), danh tướng thời Đông Hán, được coi là Chiến thần bậc nhất thời Tam Quốc. Người đời thường nói “Nhân trung Lã Bố, Mã trung Xích Thố” chính là để ca ngợi hai cực phẩm hiếm có nhân gian, là Lã Bố và ngựa Xích Thố. Trên chiến trường, Lã Bố chuyên sử dụng phương thiên họa kích và cưỡi ngựa Xích Thố, chẳng khác nào mãnh hổ tả xung hữu đột, vạn người khôn địch.

Lã Bố “xịn” thì bản lĩnh siêu quần, danh tiếng lẫy lừng, truyền thuyết dân gian nhiều vô kể. Vậy “phiên bản Lã Bố” Thủy Hử thì sao? Trong 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc, người ngồi ghế đầu lĩnh thứ 54, Lã Phương, ngoại hiệu “Tiểu Ôn hầu” chính là bản sao của Chiến thần Lã Bố. Có điều, đây là bản sao… lỗi.


Tiểu Ôn hầu Lã Phương & Chiến thần Lã Bố.

Lã Phương quê Đàm Châu (Hồ Nam ngày nay), có tài múa kích giống Lã Bố khi xưa nên người ta gọi là "Tiểu Ôn Hầu”. Lã Phương vốn là tay buôn thuốc, một lần bị thua lỗ nặng nên ở lại núi Đối Ảnh làm cường đạo. Khi gia nhập Lương Sơn, Lã Phương giữ chức Kiêu tướng mã quân thủ hộ (cùng Quách Thịnh), chuyên bảo vệ Tống Giang.

Lã Phương võ nghệ khá nhưng vẫn kém nhiều so với nhóm Ngũ hổ tướng hay bát đại tiên phong của Lương Sơn, chứ nói gì đến việc so sánh với Chiến thần Lã Bố. Ở trận đánh đèo Ô Long, Lã Phương giao chiến với tướng định Bạch Khâm, rơi xuống núi thiệt mạng.

Trại Nhân Quý Quách Thịnh

Tiết Lễ (613-683) tự Nhân Quý, là danh tướng thời nhà Đường, phục vụ qua 2 triều vua Đường Thái Tông và Đường Cao Tông. Tiết Nhân Quý được lưu truyền trong nhiều giai thoại dân gian, được biết nhiều qua tạp kịch "Tiết Nhân Quý áo gấm về quê", hay tiểu thuyết “Tiết Nhân Quý chinh Đông”... Tiết Nhân Quý mặc bạch giáp tay cầm thiên phương họa kích và cưỡi ngựa trắng là hình tượng gắn liền với danh tướng này trong suốt cuộc đời viễn chinh giúp triều Đường đi đến thái bình hàng thập kỉ.



Trại Nhân Quý Quách Thịnh & danh tướng Tiết Nhân Quý.

Thủy Hử của Thi Nại Am có Quách Thịch, quê ở Gia Lăng, vốn là tay buôn thuỷ ngân. Họ Quách giỏi sử dụng phương thiên hoạ kích, ra trận thường cưỡi ngựa trắng, mặc áo giáp bạc trông giống danh tướng Tiết Nhân Quý nên được người đời gọi là “Trại Nhân Quý”. Quách Thịnh ngồi ghế đầu lĩnh thứ 55 Lương Sơn Bạc, giữ chức Kiêu tướng Mã quân (cùng Lã Phương), nhiệm vụ bảo vệ Tống Giang.

Trong trận chiến với Phương Lạp, Quách Thịnh tử trận ở đèo Ô Long. Quách Thịnh cũng được cố nhà văn Kim Dung nhắc đến trong tiểu thuyết
“Anh hùng Xạ điêu” với tư cách là cụ tổ của nhân vật Quách Tĩnh.

Tiểu Lý Quảng Hoa Vinh

Lý Quảng (mất 119 TCN), một võ tướng dưới thời nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc, người Lũng Tây, nổi tiếng là biệt tài cưỡi ngựa bắn cung. Sử Ký đánh giá cao tư cách và tài năng của Lý Quảng. Tư Mã Thiên mô tả ông là một người cao lớn, tay dài như tay vượn, tính tình dũng cảm, thanh liêm.

Tuy nhiên, do tính cách hòa đồng và khoan dung (thái quá) với cấp dưới, Lý Quảng trị quân không nghiêm. Thế nên,trong cuộc đời cầm quân Lý Quảng rất ít khi lập công trạng, mà thường thất bại, hao binh tổn tướng. Năm 119 TCN, trong một lần ra trận giao tranh với Hung Nô, Lý Quảng hội quân trễ với các cánh quân khác, nên ông bị đưa ra xét xử. Cho đó là một sự sỉ nhục, Lý Quảng đã tự sát.


Tiểu Lý Quảng Hoa Vinh & Phi tướng quân Lý Quảng.

Hoa Vinh, đầu lĩnh thứ 10 Lương Sơn Bạc, chính là phiên bản của Lý Quảng được Thi Nại Am nhắc tới trong Thủy Hử. Nhưng khác với đa số các đầu lĩnh sở hữu ngoại hiệu “ăn theo” danh tướng thời trước, “Tiểu lý Quảng” Hoa Vinh vượt xa phiên bản gốc. Lý Quảng danh chấn thời Hán nhờ tài cung nỏ thì Hoa Vinh cũng bắn xuyên mắt nhạn bay trên trời, bắn đứt đôi lá liễu ngoài 100 bước, giết hàng chục tướng địch nhờ “thần tiễn” của mình.

Lý Quảng dũng cảm, thì Hoa Vinh cũng kiêu hùng không kém. Lý Quảng thanh liêm, thương quân như anh em thì Hoa Vinh cương trực, thẳng thắn, hết lòng vì nghĩa. Nhưng trong khi Lý Quảng vẻ ngoài thô lậu thì Hoa Vinh hình dung tuấn tú, tài hoa hơn người. Nếu Lý Quảng đánh trận theo bản năng, phạm nhiều điều tối kị trong binh gia thì Hoa Vinh lại cẩn trọng, mưu trí, nắm rõ đại cục.

Lý Quảng thà tự sát chết chứ không chịu nhục trước sự trách cứ vô lối của triều đình, Hoa Vinh cũng vì tình nghĩa thâm sâu với Tống Giang mà treo cổ tự vẫn cạnh mộ huynh trưởng ở đầm Lục Nhi. Bản lĩnh cung nỏ có thể ngang ngửa, nhưng xét trên tất cả các phương diện khác, Hoa Vinh toàn diện hơn “phiên bản gốc” Lý Quảng bội phần.


Tiếp tục hầu Bác..





https://enzylim/MC_Tu%E1%BA%A5n_T%C3%BA_chia_s%E1%BA%BB_th%E1%BB%B1c_%C4%91%C6%A1n_gi%E1%BA%A3m_6kg_%C3%A1p_d%E1%BB%A5ng_cho_t%E1%BA%A5t_c%E1%BA%A3_m%E1%BB%8Di_ng%C6%B0%E1%BB%9Di
 

Cu Chó

Xe đạp
Biển số
OF-706181
Ngày cấp bằng
31/10/19
Số km
11
Động cơ
91,810 Mã lực
Tuổi
45
Tống Giang idol thì sao ak các cụ.:))

Giải mã Tống Giang:

Đệ nhất nhân Thủy Hử, không ai hơn Tống Công Minh



(Dân Việt) Nhiều thế hệ độc giả Thủy Hử có quan điểm rằng, Tống Giang trí chẳng bằng Ngô Dụng, độ giàu có thì kém xa Sài Tiến, xuất thân lại tầm thường chẳng thể so bì với “trưởng giả bậc nhất Bắc Kinh” Lư Tuấn Nghĩa, võ nghệ thì dĩ nhiên đọ sao nổi với những tay hảo hán yêng hùng như Lâm Xung, Quan Thắng. Vậy mà họ Tống lại ngồi ghế cao nhất, đại đầu lĩnh Lương Sơn Bạc, mọi quyết sách của nghĩa quân đều nhất nhất tuân theo “Hô Bảo Nghĩa”, thì có bất công không chứ?

Những sai lầm trong đánh giá Tống Giang


Nhưng đó là một sự lầm tưởng lớn lao về Tống Giang, xuất phát từ 2 nguyên nhân chính. Thứ nhất, bản Thủy Hử tiếp cận nhiều thế hệ độc giả nhất là do Thành Thán biên soạn lại, cắt xén nhiều chi tiết và “chêm” vào những lời bình hạ thấp nhân cách cũng như tầm vóc của “Tống Công Minh”. Và thứ hai, các phiên bản phim truyền hình nổi tiếng nhất về Thủy Hử đều không xây dựng được hình ảnh một Tống Giang đệ-nhất-nhân.



Tống Giang mới đích thực là đệ nhất nhân của Thủy Hử.

Danh tiếng của Tống Giang, vốn chỉ là anh áp ty ở huyện Vận Thành, lừng lẫy khắp Sơn Đông – Hà Bắc, được nhiều anh hùng hảo hán khắp nơi biết tới, đâu phải tự nhiên mà có. Cũng càng không phải là danh hão. Bằng chứng là bao lần Tống Giang tưởng chết đến nơi mà nhờ cái danh nổi như cồn của mình mà tai qua nạn khỏi.

Cách Tống Giang lần đầu xuất hiện trong Thủy Hử, ở hồi 17, đủ hiểu Thi Nại Am trân trọng nhân vật chính của của mình đến mức nào: “Người ấy họ Tống tên là Giang, biểu tự là Công Minh, con thứ ba, nguyên quán ở Vận Thành. Mặt đen, người thấp, thường gọi là Hắc Tam Lang Tống Giang, lại có tiếng là người hiếu để, bình sinh trọng nghĩa khinh tài”

Sau đó, Thi Nại Am tả tiếp: “Tống Giang làm Áp Ty ở huyện Vận Thành, văn án tinh thông, sành nghề nha lại, tính thích chơi quyền chơi gậy, học được nhiều ngón võ. Xưa nay lại hay kết nạp bọn hảo hán giang hồ, hễ ai đến đó, bất cứ thế nào, chiều chuộng hết cả, đến khi ra đi lại giúp đỡ tiền nong tử tế. Nhất sinh coi rẻ đồng tiền. Hễ ai vay mượn hỏi xin là cho ngay không tiếc. Lại có tính hay làm ơn làm huệ, ai có việc gì ngang trái, là dàn xếp can ngăn, kỳ cho thỏa thuận mới thôi”.

Chưa hết: “Thỉnh thoảng lại cho áo quan, phát vị thuốc, cứu người khổ giúp kẻ nghèo, đỡ người nguy cấp, thương kẻ khốn cùng, bởi thế nên khắp mặt Sơn Đông Hà Bắc, ai ai cũng tôn là Cập Thời Vũ Tống Minh Công, ý nói cũng như trận mưa phải thời, ở lưng trời tưới xuống để cứu muôn vật vậy”.



Tống Giang, sớm xây dựng cho mình một hình ảnh Nhân Nghĩa, con thường tiền tài, nổi như cồn trong thời đại Bắc Tống điêu linh.

Và từ đó, từng câu chuyện, từng sự kiện gắn liền với Tống Giang chính là cách Thi Nại Am diễn giải cho sự trân quý của ông dành cho nhân vật này. Nhưng các phẩm chất đặc biệt xuất sắc ở Tống Giang, người đọc nhiều khi lại không để ý kĩ. Hoặc ở Tống Giang không toát ra cái sự rõ ràng của một tay hảo hán anh hùng ngút ngàn, bản lĩnh bạt quần hùng kiểu Võ Tòng, Lỗ Trí Thâm hay Sử Tiến. Hoặc giả họ bị ảnh hưởng quá lớn bởi những lời bàn chủ quan đến mức sai lệch của Thánh Thán.

Đầu tiên, chàng là nhà lãnh đạo xuất sắc, với chí hướng rõ ràng, có biệt tài thu phục nhân tâm lại giỏi quản lý nhân sự. Thứ hai, Tống Giang có năng lực thơ phú xuất chúng. Và thứ ba, bản lĩnh cầm quân trên chiến trường, cơ mưu trong chiến trận của họ Tống, tuyệt nhiên không hề thua kém “Trí Đa Tinh” Ngô Dụng.

Biệt tài số 1: Thu phục nhân tâm

Có nhiều cách để thu phục lòng người. Dùng lợi thế danh tiếng của mình là một cách. Dùng lời hay ý đẹp là một cách. Dùng tiền tài khéo léo là một cách. Biết cương nhu đúng lúc, thậm chí tự hạ thấp mình để tôn đối phương lên cao một vài bậc, cũng là một cách. Khiến đối phương phải mang ơn mình, lại là một cách nữa. Và không ai trong Thủy Hử có thể so bì với Tống Giang ở năng lực thu phục nhân tâm.

Nếu như quan điểm của Lưu Bị thời Tam Quốc là “thu lấy lòng người thiên hạ, để tranh đoạt thiên hạ” thì với Tống Giang cũng là câu chuyện tương tự: muốn thành đại nghiệp, phải có được nhân tâm. Trong một giai đoạn Bắc Tống triều đình hủ bại, quan lại tham tàn, nhân dân đói khổ, lòng người oán thán thì Tống Giang chọn cho mình một lối đi riêng để xây dựng thương hiệu: coi rẻ tiền tài, đề cao nhân nghĩa, giúp người nghèo kẻ khó hết mình.



Tống Giang cực giỏi trong việc thu phục nhân tâm, mà câu chuyện với Lý Quỳ là một ví dụ.

Kiểu “ngược gió” của Tống Giang xây dựng cho chàng hình ảnh một “Tống Công Minh”, “Cập Thời Vũ”, “Hô Bảo Nghĩa”. Tiếng lành thì vang xa. Thương hiệu Tống Giang cứ thế mà được đồn thổi khắp giang hồ. Có rất nhiều các hảo háo, thậm chí chỉ mong một lần được gặp Tống Giang bằng xương bằng thịt.

Thương hiệu của họ Tống lớn đến mức, chỉ cần biết chàng chính là… Tống Giang, thì ai cũng yêu, cũng quý cả. Tống Giang đã có cho mình những huynh đệ tốt như Lý Tuấn, Lý Lập, Đồng Uy, Đồng Mãnh, Trương Thuận, Trương Hoành, Hoa Vinh, Yến Thuận, Trịnh Thiên Thọ, Vương Anh… chính bằng cái tiếng Nhân – Nghĩa mà chàng cất công gầy dựng trước đó.

Tống Giang được coi là người “bình sinh coi rẻ đồng tiền” nhưng hơn ai hết, họ Tống hiểu rất rõ giá trị của đồng tiền trong việc thu lấy lòng người trong giang hồ. Chỉ lấy một ví dụ nhỏ, nhân chuyện lần đầu Tống Giang gặp Lý Quỳ là đủ để thấy “Cập thời Vũ” sử dụng đồng tiền xuất sắc như thế nào.

Đầu tiên, Tống Giang cho Lý Quỳ 10 lượng bạc, khi “Thiết Ngưu” gây hấn với tay chủ quán rượu. Lúc Lý Quỳ đánh một con hát bị thương, Tống Giang lại xuất 20 lượng bạc đền bù. Rồi tiệc tan, trước khi từ giã Tống Giang lại lấy một đĩnh bạc lớn chừng 50 lượng đưa cho Lý Quỳ để chi tiêu. Lý Quỳ vốn đã ngưỡng mộ Tống Giang từ trước, giờ lại được “ân sủng” đến thế chỉ trong lần đầu hồi ngộ, làm sao mà không phục không nể. Kể từ đó Lý Quỳ trở thành người-của-Tống-Giang, chỉ Tống Giang là số một. Với 80 mươi lạng bạc, Tống Giang có một tay rách trời rơi xuống sẵn sàng chết vì mình như Lý Quỳ.



Tống Giang dùng lời hay lẽ phải, phân tích lợi hại khiến Hô Diên Chước tâm phục quy hàng.

Chuyện gia ơn cho đối phương để từ đó thu phục nhân tâm, thì Tống Giang đã làm không biết bao lần, và tuyệt đại đa số đều đem lại giá trị lớn về sau. Cho tiền cũng là một cách để tạo ơn, và trong hành trình của Tống Giang, không chỉ có một Lý Quỳ nhận được “cơn mưa tốt lành”. Chuyện báo tin cho Tiều Cái trốn thoát khỏi quan quân truy bắt là một ví dụ khác của việc gia ơn, lấy được lòng người, để đến khi có việc có thể cậy nhờ Tiều Cài bất kì lúc nào.

Việc đem binh mã Lương Sơn đi cứu nhóm Lỗ Trí Thâm, Võ Tòng, Dương Chí (..) rồi Sử Tiến, cũng là cách gia ơn để thu lấy lòng người, từ đó tăng cường thế lực cho Lương Sơn, làm mạnh thêm “vây cánh” của mình trên Bến nước. Tầm nhìn chiến lược quả là xuất sắc, hiếm người bì kịp!

Kĩ năng thuyết phục xuất sắc

Còn đối với các tướng triều đình từng giao tranh với nghĩa quân Lương Sơn, Tống Giang đặc biệt giỏi trong việc thuyết phục bằng hành động, lời nói. Phân tích thiệt hơn với lời lẽ đi vào lòng người, khiến đối phương tự nguyện mà quy hàng, nhập hội. Thoạt nhìn thì có vẻ Tống Giang chỉ có một bài, nhưng đi vào chi tiết từng lần khuyên hàng chúng ta mới thấy sự đa dạng trong cách tiếp cận của họ Tống.

Khi khuyên hàng Hô Duyên Chước, Tống Giang “vội quát quân sĩ cởi trói ra, rồi thân hành xuống ngựa dắt Hô Duyên Chước lên ngồi, và lạy chào rất là cung kính”, rồi lại dùng lời lẽ khiêm nhường thế này: “Nay Tướng quân tới đây, chúng tôi lấy làm hâm mộ vô cùng, nên mới cả gan trộm phép Tướng quân mà mời đến. Như thế thật là đại tội, dám xin Tướng quân đại xá cho”.



Tống Giang thuyết phục Quan Thắng gia nhập Lương Sơn bằng những lớp nang mưu kế công phu.

Sau đó Tống Giang nói tiếp: “Cao Thái Úy là kẻ tâm địa hẹp hòi, hay quên ơn lớn và hay nhớ lỗi nhỏ... Nay Tướng Quân đã làm hao tổn biết bao binh mã lương thực, vậy có khi nào Cao Thái Úy lại không gia tội cho ngài. Vả chăng Hàn Thao, Bành Dĩ, Lăng Chấn, đều đã nhất tâm đến ở trại tôi. Nay nếu Tướng Quân có lòng hạ cố, mà cùng sum họp, thì Tống Giang này xin nhường ngôi để kính Tướng Quân. Đợi khi triều đình có lệnh chiêu an, thì ta sẽ cùng nhau giúp nước... Chẳng hay Tướng Quân nghĩ sao?”.

Rõ ràng, Tống Giang đã chỉ cho Hô Diên Chước thấy cái hại vô cùng khi trở về triều đình đối mặt với Cao Cầu, rồi sau đó lại nêu tên các tướng dưới trướng của họ Hô đã quy phục nghĩa quân Lương Sơn, để đặt “Song tiên” vào thế không-thể-không chấp thuận việc nhập hội Lương Sơn. Năng lực thuyết phục đúng là vô cùng diệu tuyệt.

Với Quan Thắng, quá trình thu phục nhân tâm “Đại Đao” của Tống Giang còn được triển khai theo những lớp lang bài bản hơn nhiều. Đầu tiên, khi Quan Thắng giao chiến với cặp Tần Minh, Lâm Xung sắp không đương nổi, Tống Giang ra lệnh thu binh. Điều này khiến một người đọc sách thánh hiền từ nhỏ như Quan Thắng không thể không nảy sinh tâm sự.

Rồi sau đó, Tống Giang để Hô Diên Chước sang trại Quan Thắng, làm một công đôi việc. Việc thứ nhất là triển mưu lừa Quan Thắng vào chỗ có phục binh để bắt. Và việc thứ hai, quan trọng hơn, để Hô Diên Chước cho Quan Thắng biết về cái sự Nhân- Nghĩa, cái chí khí ngất trời của Tống Giang. Thế nên đến khi Quan Thắng bị bắt rồi, họ Tống chỉ cần “mời Quan Thắng lên ngồi ghế giữa, cúi đầu lạy tạ mà nói rằng: - Quân chúng ngu cuồng vong mệnh, dám mạo phạm oai ngài, xin ngài tha tội cho” là đủ để thu phục được tướng tài.
 

meotom2010

Xe điện
Biển số
OF-167449
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
3,860
Động cơ
382,691 Mã lực
Nơi ở
Khu đô thị Handiresco 17 Phạm Văn Đồng
Website
www.facebook.com
Tiểu nhân cơ hội nhất là Tống mặt than mới phải. Suốt cả truyện có thấy hành động hiệp nghĩa nào ra hồn đâu, toàn đc mấy ông kia " nghe nói" tung hô.
Đầu têu làm phản nhưng lại muốn quay về làm quan dẫn tới cái chết của anh em. Lấy lý do bị quan lại áp bức để làm phản nhưng khi quay về làm chức Tiên phong ko có tước thì ko dám
bênh lính mình bị quan triều đình chèn ép, còn chém cả lính. Lấy xương máu anh em để bình loạn Phương Lạp là những người đồng cảnh ngộ.
 

muoibaconcho

Xe điện
Biển số
OF-22710
Ngày cấp bằng
21/10/08
Số km
4,421
Động cơ
636,682 Mã lực
Tống Giang là đỉnh của đỉnh tiểu nhân sao không thấy nhắc tới nhỉ. Trong truyện rất nhiều chi tiết tương tự như thế này:

Trên Lương Sơn Bạc anh em khẩn khoản tháo gông ra ngồi nhậu thì nhất quyết không chịu, bẩu là phải tuân phép tắc triều đình.
Đến tối ngủ bến Tầm Dương mấy thằng sai nha bảo tháo gông ra ngủ cho sướng thì tháo ngay.
Rõ ràng là chỉ làm màu vì có đông người nên thể hiện. Đến tối đi ngủ chả có ai thì tháo gông ra ngay.
 

Cu Chó

Xe đạp
Biển số
OF-706181
Ngày cấp bằng
31/10/19
Số km
11
Động cơ
91,810 Mã lực
Tuổi
45
Tống Giang là đỉnh của đỉnh tiểu nhân sao không thấy nhắc tới nhỉ. Trong truyện rất nhiều chi tiết tương tự như thế này:

Trên Lương Sơn Bạc anh em khẩn khoản tháo gông ra ngồi nhậu thì nhất quyết không chịu, bẩu là phải tuân phép tắc triều đình.
Đến tối ngủ bến Tầm Dương mấy thằng sai nha bảo tháo gông ra ngủ cho sướng thì tháo ngay.
Rõ ràng là chỉ làm màu vì có đông người nên thể hiện. Đến tối đi ngủ chả có ai thì tháo gông ra ngay.
Chính vì làm màu giỏi mới được giang hồ xưng tụng là "Cập thời Vũ".. Ngoài tài làm màu giỏi ông này chẳng có tài gì, nhưng cái tài này đủ để làm thăng cầm đầu rồi..
 

Hoangraptor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-647751
Ngày cấp bằng
7/5/19
Số km
17,946
Động cơ
291,656 Mã lực
Em ít chữ,nhưng có cảm giác bác thớt đang lâm vào hoàn cảnh anh Lâm và Xung?
Nếu không phải thì bỏ qua,mà phải thì rót em chén rượu!
 

Hoangraptor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-647751
Ngày cấp bằng
7/5/19
Số km
17,946
Động cơ
291,656 Mã lực
Chính vì làm màu giỏi mới được giang hồ xưng tụng là "Cập thời Vũ".. Ngoài tài làm màu giỏi ông này chẳng có tài gì, nhưng cái tài này đủ để làm thăng cầm đầu rồi..
Hứ.....em.không muốn tổ lái đâu!
Nhưng em hiểu bác thớt muốn làm gì roài!
Em té thôi.
( chẳng phải đầu cũng phải tai)
 

Thomas Trung

Xe đạp
Biển số
OF-581001
Ngày cấp bằng
24/7/18
Số km
45
Động cơ
138,633 Mã lực
Tống Giang là đỉnh của đỉnh tiểu nhân sao không thấy nhắc tới nhỉ. Trong truyện rất nhiều chi tiết tương tự như thế này:
Trên Lương Sơn Bạc anh em khẩn khoản tháo gông ra ngồi nhậu thì nhất quyết không chịu, bẩu là phải tuân phép tắc triều đình.
Đến tối ngủ bến Tầm Dương mấy thằng sai nha bảo tháo gông ra ngủ cho sướng thì tháo ngay.
Rõ ràng là chỉ làm màu vì có đông người nên thể hiện. Đến tối đi ngủ chả có ai thì tháo gông ra ngay.
Ông nghĩ thế, sai rồi.
Anh em bảo tháo, ko tháo, vì anh em ko đại diện cho triều đình.
Sai nha bảo tháo, tháo ngay, vì sai nha đại diện cho triều đình.
Cùng một hành động, phải xét thêm cả hoàn cảnh và người chủ trì nữa, mới nói được.
 

muoibaconcho

Xe điện
Biển số
OF-22710
Ngày cấp bằng
21/10/08
Số km
4,421
Động cơ
636,682 Mã lực
Chính vì làm màu giỏi mới được giang hồ xưng tụng là "Cập thời Vũ".. Ngoài tài làm màu giỏi ông này chẳng có tài gì, nhưng cái tài này đủ để làm thăng cầm đầu rồi..
Ông này còn có tài giết đàn bà nữa. Trong LSB hầu như ai cũng giết người. Có kẻ giết kiểu quang minh chính đại như Võ Tóng sát tẩu, có kẻ cầm búa chém người ở chợ như Lý Quỳ, có ám sát chơi bẩn như Lâm Xung song nhưng chỉ có duy nhất ông Tống Giang cầm dao vật lộn rồi giết 1 con đàn bà tay không tấc sắt.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top