Lens của Nikon, help me

KhanhBeo

Xe buýt
Biển số
OF-8092
Ngày cấp bằng
15/8/07
Số km
923
Động cơ
547,000 Mã lực
Nơi ở
sau cái volăng
Website
muaoto.vn
kụ nào rành về Lens của Nikon chỉ cho e với, nó có những loại lens nào, mỗi loại dùng như thế nào?
Mong các kụ chỉ giáo. :77::77::77:
 

linhtran09

Xe hơi
Biển số
OF-37730
Ngày cấp bằng
9/6/09
Số km
125
Động cơ
472,530 Mã lực
Website
www.bolaccau.com
kụ nào rành về Lens của Nikon chỉ cho e với, nó có những loại lens nào, mỗi loại dùng như thế nào?
Mong các kụ chỉ giáo. :77::77::77:
Cụ ơi, thằng Li Lông nó có hàng trăm loại lens, cụ hỏi thế này các cụ lão thành khó trả lời lắm, vì nếu nêu cụ tỉ ra thì có à mất hàng tuần, đấy là chưa nói đến vấn đề em dám chắc là chẳng có ai được thẩm du tất cả các loại lens của Li Lông. Cụ ra đề nó cụ tỉ thêm thì các cụ khác mới giúp được.
Theo cái vốn nông cạn ABC của em học mót lại của các cụ lão thành tại box hiếp ảnh này thì thằng Li Lông nó có các loại lens được chia ra như sau :
1. Loại hạt rẻ, dưới 200 thằng OBAMA
2. Loại hạt vừa vừa, tầm từ 200 - 400 thằng OBAMA
3. Loại hạt hơi đắt, tầm từ 400 - 800 thằn OBAMA
4. Loại nhỏ dãi dớt tùm lum tầm từ 1000 OBAMA trở lên, tức là cái loại La Lô viền vàng có chữ VR đỏ đỏ thì phải.( loại này em chỉ được nhìn qua tủ kính thôi chưa được sờ :'()
trong mỗi loại đều có một vài cái khá hay cho từng mục đích khác nhau, cụ tỉ thế nào phải các cụ lão thành khẩu công mới chuẩn, em nói ra các cụ ấy cười chết :)).
Ở box hiếp ảnh này có mấy cụ khẩu công ác cực, cụ phải chờ mấy cụ ấy ra tay thôi, em chỉ dám giông dài đến đây là hết vốn rồi :)):)):)).
 

hieuminh

Xe tăng
Biển số
OF-6123
Ngày cấp bằng
21/6/07
Số km
1,643
Động cơ
559,700 Mã lực
Nơi ở
Euroland
Website
www.vinajob.com.vn
Em thấy bên ni có bài về lens của canon cũng hay cụ tham khảo để hiểu thêm về nó nhé!

http://vnphoto.net/forums/showthread.php?t=11167

THẾ GIỚI CỦA ỐNG KÍNH
I. Những khái niệm cơ bản
I.1. Tại sao máy ảnh của tôi lại không kèm theo một ống kính? Nó chẳng rẻ hơn sao?
Không, đây thực sự là một điểm lợi. Thứ nhất, các máy ảnh thay thế được ống kính cho phép bạn gắn bất kỳ ống kính nào bạn cần. Không như các máy du lịch đơn giản với ống kính không thể tháo rời bạn không bị hạn chế bởi nhà sản xuất thân máy. Thứ hai, mỗi người đều có nhu cầu và ngân sách khác nhau bởi vậy thông thường mong muốn không dừng lại ở một ống kính, bạn có thể chọn các ống kính phù hợp với mình. Thứ ba, điều gì xảy ra khi bạn mua một máy ảnh khác? Bạn sẽ có hai ống kính giống hệt nhau.
Canon bán nhiều máy ảnh EOS kèm theo ống kính. Những ống kính này gọi là ống kính bộ, nhưng thẳng thắn mà nói không phải tất cả chúng đều là các ống kính chất lượng cao. Thường thường, bạn thích mua thân máy phù hợp với mình và tìm những ống kính tốt gắn lên nó.
I.2. Thế nào là ống kính góc rộng (wide), ống kính tiêu chuẩn (normal) và ống kính tiêu cự dài (tele)?
Bạn đang cố chụp một số người bạn nhưng bạn không thể đưa tất cả mọi người vào trong ảnh. Bạn bước lùi lại phía sau nhưng có một bức tường, một vách đá hoặc cái gì đó khiến bạn không thể làm được điều này, vì vậy bạn phải bảo mọi người xích lại gần nhau hơn. Hoặc bạn nhìn thấy một con chim ở phía xa, bạn vồ lấy máy ảnh và bạn sẽ có một bức ảnh bầu trời với một đốm tí xíu vô vọng ở giữa khung ảnh.
Trong mỗi trường hợp trên, trường nhìn tạo ra bởi ống kính không phù hợp với chủ đề của bạn. Trường hợp thứ nhất, ống kính của bạn không đủ “rộng” để lấy toàn cảnh và trong trường hợp thứ hai ống kính của bạn không đủ “dài”. Có ba loại ống kính chính được phân chia theo “lượng cảnh vật” mà chúng thu được, và trường nhìn của mỗi loại được xác định bởi một đặc tính quang học gọi là chiều dài tiêu cự của ống kính.
Một ống kính được gọi là normal nếu trường nhìn tương tự như trường nhìn của mắt người. Thông thường, một ống kính normal trên máy phim 35 mm có chiều dài tiêu cự là 50 mm hoặc tương đương. Ống kính normal phù hợp để chụp gần nhưng không tiến được quá gần vào đối tượng, như khi chụp một ảnh bán thân trong một căn phòng bình thường.
Một ống kính góc rộng có thể tạo được một vùng cảnh vật lớn hơn. Điều này có hai điểm lợi- thứ nhất bạn có thể có một vùng phong cảnh rộng lớn và thứ hai là bạn chụp được một khu vực rộng hơn trong một căn phòng bình thường. Nếu bạn chụp một nhóm bạn bè trong một bữa tiệc tối bạn sẽ cần một ống kính góc rộng trừ khi bạn có thể lùi ra xa để chụp được tất cả mọi người. Trên máy ảnh 35 mm, ống kính góc rộng có chiều dài tiêu cự là 35 mm hoặc nhỏ hơn.
Nhìn qua một ống kính tiêu cự dài (tele) tựa như nhìn qua một kính viễn vọng vậy, nó làm hẹp góc nhìn và làm đối tượng có cảm tưởng gần lại hơn trong thực tế. Một ống kính tiêu cự dài có chiều dài tiêu cự khoảng 70 mm trên máy ảnh phim 35 mm.
Đây chỉ là sự phân loại chung chung, tất nhiên có rất nhiều chủng loại ống kính trong mỗi nhóm trên. Chẳng hạn, bạn có thể có một ống kính 28mm, là ống góc rộng vừa phải không đắt tiền, hoặc bạn có thể có ống kính 14 mm rất đắt có thể chụp cả một vùng cảnh lớn, rất tốt khi mô tả bầu trời rộng lớn. Tương tự bạn có thể gắn ống kính 85 mm lên máy ảnh để chụp chân dung, hoặc bạn có thể bán ôtô của mình đi để tậu một ống kính 600 mm mà muốn mang đi đâu bạn phải có cả một va li to đùng nhưng cho phép bạn chụp khuôn mặt của một chú chim từ khoảng cách xa lắc.
I.3. Sự khác biệt giữa ống kính đa tiêu cự (zoom) và ống kính một tiêu cự (prime).
Ống kính một tiêu cự là ống kính mà trường nhìn (và chiều dài tiêu cự) không thể điều chỉnh được, chỉ có một cách để chụp được nhiều hay ít đối tượng là bạn phải tiến lại gần hay lùi xa khỏi vật chụp (đôi khi gọi là zoom bằng chân, dù kỹ thuật này không tạo ra hiệu quả giống hệt như khi thay đổi chiều dài tiêu cự) hoặc phải mang theo rất nhiều ống kính với các chiều dài tiêu cự khác nhau để thay thế chúng tuỳ tình huống chụp.
Một ống kính đa tiêu cự là ống kính mà trường nhìn có thể thay đổi. Chẳng hạn nếu bạn không thể chụp hết nhóm bạn của mình, bạn chỉ cần xoay vòng zoom trên ống kính cho đến khi đạt được yêu cầu, hoặc khi con chim ở quá xa bạn có thể quay ngược lại để kéo nó lại gần hơn.
Cho đến cuối những năm 1980, ống kính một tiêu cự vẫn là loại được bán chủ yếu bởi vì từ khía cạnh quang học việc chế tạo ống kính một tiêu cự chất lượng cao chụp được những bức ảnh sắc nét vẫn rẻ hơn nhiều so với chế tạo một ống kính đa tiêu cự loại thường thường. Nhưng ống kính một tiêu cự rõ ràng là bất tiện vì bạn sẽ phải đi tới đi lui khi chụp hình. Cuối những năm 80, ống kính đa tiêu cự càng ngày càng thông dụng hơn. Giờ đây rất khó tìm các ống kính một tiêu cự giá thấp vì mọi người đều thích ống kính đa tiêu cự hơn.
Vậy tại sao bạn vẫn muốn ống kính một tiêu cự ? Do ống kính một tiêu cự dễ sản xuất hơn và có ít nhóm thấu kính hơn nên ống kính một tiêu cự thường cho một bức ảnh sắc nét hơn phần lớn các ống kính đa tiêu cự. Hoặc nếu bạn muốn có nhiều ánh sáng hơn qua ống kính để có thể chụp ngay tại các vị trí thiếu sáng thì ống kính một tiêu cự sẽ phù hợp hơn vì rất khó sản xuất ống kính đa tiêu cự thoả mãn yêu cầu này. Một số nhiếp ảnh gia nhiều tuổi, khó tính cho rằng sử dụng ống kính một tiêu cự rất quan trọng đối với các nhiếp ảnh gia trẻ tuổi vì buộc họ phải học về chiều dài tiêu cự và luật phối cảnh.
Bạn luôn muốn có một ống kính nhỏ, nhẹ, đa tiêu cự, thu nhận được nhiều ánh sáng, tạo ra một bức ảnh tương phản tốt, không bị biến dạng và phải rẻ, nhưng đáng buồn là trong thực tế không thể có một ống kính như vậy.
Phần lớn dân nghiệp dư chọn sự linh hoạt của các ống kính đa tiêu cự giá vừa phải chấp nhận chất lượng ảnh trung bình, nhiều người chơi ảnh nghiệp dư khó tính hơn chọn chất lượng ảnh cao hơn và chấp nhận các bất tiện của ống kính một tiêu cự, dân chuyên nghiệp thường tậu các ống kính đa tiêu cự chất lượng cao nặng hàng tấn và trị giá cả một gia tài.
I.4. Vậy ống kính nào nên mua cho chiếc máy ảnh của mình?
Khi chúng ta mua một cái máy ảnh có rất nhiều thứ cần phải cân nhắc đến, bởi vậy câu hỏi này không thể có câu trả lời nếu bạn không giải quyết được các vấn đề sau:
- Chính xác thì bạn muốn chụp ảnh gì?
Mục đích chụp ảnh của bạn sẽ ảnh hưởng đến mọi quyết định khác. Bạn sẽ chụp phong cảnh? Chân dung? Con cái bạn hay các vật nuôi? Hoa? Chim chóc hoang dã? Thể thao? Kiến trúc? Giao thông?...
- Bạn có thể chi bao nhiêu tiền?
Bạn có thể chi cả đống tiền cho ống kính, bởi vậy quyết định ngân sách của bạn là điều rất quan trọng.
- Bạn muốn mua các ống kính mới hay đã sử dụng?
Câu hỏi này cũng đặt ra khi bạn mua một máy ảnh mới.
- Bạn muốn ống kính đa tiêu cự hay một tiêu cự?
Ống kính một tiêu cự nói chung có chất lượng quang học cao hơn ống kính đa tiêu cự trừ những ống kính đa tiêu cự chuyên nghiệp và rất đắt tiền, tuy nhiên các ống kính một tiêu cự thường khiến bạn phải đi vòng vòng để đóng khung đối tượng chụp.
- Bạn muốn có một ống kính nhanh không?
Liệu bạn có muốn chụp trong những hoàn cảnh thiếu sáng mà không cần chân máy hay flash? hay chụp chân dung với hiệu ứng làm mờ nền? những yêu cầu này cần một ống kính nhanh cho phép nhiều ánh sáng hơn đi qua.
- Bạn muốn mua một ống kính của Canon hay của hãng khác?
Các nhà sản xuất ống kính độc lập cho ra rất nhiều ống kính chất lượng nhưng cũng có nhiều ống không được như vậy, bạn sẽ phải cân nhắc và nghiên cứu. Những ống kính này có vấn đề về sự tương thích với máy ảnh của bạn cả hiện tại và trong tương lai.
- Bạn quan tâm đến tính tiện lợi hay chất lượng sản xuất?
Một ống kính lấy nét chậm hoặc bất tiện khi sử dụng thường có chất lượng quang học hơn các ống kính khác trang bị động cơ nhanh. Các động cơ USM dạng vòng tốc độ nhanh, êm và có thể thay thế hoàn toàn lấy nét tay nhưng các ống kính có động cơ này thường đắt hơn các ống kính khác.
- Chất lượng quang học nào là quan trọng đối với bạn?
Độ sắc nét và tương phản được hầu hết chúng ta quan tâm, nhưng còn độ méo hình thì sao? Nhiều ống kính đa tiêu cự rẻ tiền gây méo hình rất nhiều và không thích hợp khi chụp kiến trúc, chúng cũng dễ gây hiện tượng loé hình (làm giảm tương phản và tạo ra các điểm sáng loé trong ảnh khi luồng sáng mạnh như mặt trời chẳng hạn nằm gần hoặc trên khung hình)
I.5. Ống kính nào nên mua cho chiếc máy ảnh EOS?
Có hai điều nên lưu tâm:
Thứ nhất, máy ảnh số EOS rất đắt tiền nên bạn không nên chỉ chú tâm tìm những ống kính rẻ nhất có thể. Nếu bạn đã bỏ ra rất nhiều tiền để mua thân máy thì việc mua một ống kính rẻ tiền là điều không kinh tế chút nào, điều này chẳng khác gì bạn bỏ ra cả đống tiền để mua một dàn CD và âm ly chất lượng cao để rồi cắm vào chúng một cặp loa đồ chơi vậy, chất lượng âm thanh cuối cùng thật khập khiễng với cặp loa này cũng như chất lượng ảnh thật khập khiễng với các ống kính rẻ tiền. Nên tránh mua các ống kính thuộc loại “quá rẻ”.
Thứ hai, trừ vấn đề về hệ số thu nhỏ (crop factor) việc lựa chọn ống kính cho máy KTS giống hệt cho máy phim. Bạn chụp loại ảnh nào? Bạn có cần ống kính góc rộng chụp phong cảnh không? hay cần ống kính đa tiêu cự tốc độ lấy nét nhanh cho chụp thể thao? Một ống kính đa tiêu cự ngắn và nét để chụp chân dung? Bạn sẵn sàng mang theo mình bao nhiêu kg khi chụp ảnh?...
Khác biệt lớn đối với các máy ảnh KTS là hệ số thu nhỏ hay còn gọi là hệ số nhân chiều dài tiêu cự (crop factor), trừ máy EOS 1Ds, 1Ds mark II và 5D có cảm biến ảnh bằng khung hình của phim 35 mm, phần lớn các máy KTS khác có cảm biến ảnh nhỏ hơn khung hình phim 35 mm. Nếu máy ảnh của bạn có hệ số thu nhỏ là 1,6x thì có nghĩa là ống kính 50 mm lắp trên máy này sẽ có hiệu quả y như ống kính 80 mm vậy (=50x1.6), chiều dài tiêu cự không đổi nhưng hiệu quả tạo ra thì thay đổi.
Điều này tạo ra hai lợi thế, bạn có thể sử dụng ống kính 50mm rẻ tiền để sử dụng chụp chân dung và bạn có thể gắn một ống kính đa tiêu cự vào máy và nó sẽ có hiệu quả như một ống kính có chiều dài tiêu cự lớn hơn. Tất nhiên sẽ có điểm thiệt thòi, bạn phải sử dụng ống kính góc rộng hơn để chụp một tấm hình có góc nhìn tương đương khi chụp bằng máy phim, điều này thực sự là vấn đề nan giải đối với nhiều người, chính vì lý do này bạn cần các ống kính góc rộng hơn so với ống kính của máy phim, nếu bạn dùng ống kính 28-105mm trên máy phim thì bạn phải sử dụng ống kính 24-85mm trên máy KTS để cho hiệu quả tương đương.
I.6. Thế nào là ống kính EF-S?
Kể từ khi giới thiệu máy ảnh EOS năm 1987 đến năm 2003, Canon đã tiêu chuẩn hoá các ngàm lắp ống kính cho tất cả các máy ảnh SLR đó là ngàm lắp ống kính EF (ngàm lắp ống kính lấy nét điện tử).
Đến năm 2003, Canon giới thiệu một máy ảnh số mới, chiếc EOS 300D sử dụng ngàm lắp ống kính mới được gọi là EF-S. Tất cả các máy EOS tầm thấp và tầm trung được sản xuất từ đó đều tương thích với cả EF và EF-S, nhưng không một máy phim nào tương thích với EF-S. Bạn phải luôn nhớ rằng thân máy ảnh số với ngàm EF-S đều tương thích với tất cả các ống kính EF thông dụng, tuy nhiên một ống kính EF-S thì chỉ tương thích với các thân máy có ngàm EF-S.
Thân máy EF-S có hộp gương nhỏ khoảng 2/3 so với các máy ảnh EOS khác (hệ số thu nhỏ 1,6x) vì chúng sử dụng cảm biến ảnh nhỏ hơn khung phim 35mm. Các máy ảnh này và các máy ảnh APS đều được gọi là máy ảnh khung hình nhỏ (subframe), máy phim 35 mm và máy KTS dùng khung hình tương đương phim 35mm gọi là các máy ảnh khung hình tiêu chuẩn (full frame)
Máy ảnh EF-S hỗ trợ cho các ống kính với khoảng tiêu cự phía sau ngắn hơn (shorter) so với ống kính EF, đây là lý do vì sao có ký hiệu “S” – các ống kính EF-S có khoảng tiêu cự phía sau ngắn hơn (tức là phần sau của ống kính có thể dịch lại gần mặt cảm biến hơn vì gương lật có kích thước nhỏ hơn). Đặc điểm này khiến Canon có thể sản xuất các ống kính góc rộng rẻ hơn thích hợp với các định dạng ảnh nhỏ của máy ảnh khung hình nhỏ vì rất khó chế tạo các ống kính góc rộng mà khoảng cách tiêu cự phía sau lớn.
Canon sản xuất vô số ống kính EF-S, từ các ống kính bộ rẻ tiền đến các ống kính chất lượng cao với cơ cấu ổn định hình ảnh, cả những ống kính cận cảnh 60mm với ngàm dạng EF-S. Ống kính siêu rộng EF-S 10-22mm 3.5-4.5 USM (tương đương ống kính 16-35mm trên máy khung hình tiêu chuẩn) rất có giá trị cũng như EF-S 17-55mm 2.8 IS USM một ống kính cỡ L thực sự chỉ khác chất lượng sản xuất và tên tuổi.
Vấn đề băn khoăn chính của ống kính EF-S là giá trị của nó trong tương lai, hiện tại cảm biến ảnh khổ rộng tương đương phim 35mm rất đắt tiền nên nhiều máy ảnh sử dụng cỡ cảm biến nhỏ hơn, nhưng trong tương lai khi giá thành sản xuất giảm xuống, số phận của EF-S sẽ ra sao? Bao giờ điều này mới xảy ra và liệu bạn có thể khai thác triệt để sự đầu tư của mình với ống kính EF-S trước khi nó diễn ra không? Vấn đề đầu tiên thì chẳng ai trả lời được, còn vấn đề thứ hai chỉ có chính bạn trả lời được mà thôi.
I.7. Những máy ảnh nào có thể sử dụng ống kính EF-S?
Bất kỳ máy ảnh EOS nào có một chấm đỏ trên ngàm gắn ống kính đều có thể sử dụng ống kính EF, các máy có cả chấm đỏ và một hình vuông trắng đều dùng được cho cả hai loại ống kính EF và EF-S.
Những câu hỏi xung quanh chiều dài tiêu cự của ống kính EF và EF-S có thể làm bạn vô cùng bối rối nếu bạn là người mới bắt đầu, nhưng chỉ cần nhớ một điều quan trọng rằng dù sử dụng ống kính nào đi nữa thì bất kỳ những gì bạn nhìn thấy qua ống ngắm chính là những thứ lưu lại trên tấm ảnh của bạn (what you see is what you get!). Chỉ có một vấn đề nên lưu tâm là hệ số thu nhỏ khi bạn muốn so sánh góc thu hình của một ống kính EF trên máy ảnh khung hình tiêu chuẩn so với khi lắp trên máy ảnh khung hình nhỏ (hoặc so với một ống kính EF-S trên máy ảnh khung hình nhỏ).
I.8. Phân biệt ống kính EF và EF-S.
Thân máy và ống kính EF thông dụng có một chấm đỏ để căn chỉnh giữa ống kính và thân máy. Thân máy EF-S có một hình vuông trắng, khi lắp phải thẳng hàng với hình vuông trắng của ống kính EF-S. Các ống kính EF-S cũng có một vòng cao su phía đuôi gắn với thân máy, đây không phải là phớt chắn nước như của ống kính L, nhưng nó cũng giúp giảm lượng bụi vào thân máy, và theo hãng Canon. vòng cao su này giúp giảm thiểu các rủi ro nếu bạn cố gắng lắp một ống kính EF-S lên một thân máy chỉ dùng ống kính EF.
I.9. Ống kính EF-S và máy ảnh phim.
Không có máy phim 35mm nào sử dụng khung hình nhỏ hơn 36x24 mm, bởi vậy không có máy ảnh 35mm nào hỗ trợ ống kính EF-S. Ngay cả nếu gương lật không chạm vào đuôi ống kính thì hình ảnh sẽ bị mờ bên rìa vì ống kính EF-S không thể tạo ra vòng tròn ảnh lớn đủ cho khung hình của phim 35mm. Về mặt lý thuyết, Canon có thể sản xuất máy ảnh APS hỗ trợ ống kính EF-S vì đây cũng là máy ảnh sử dụng khung hình nhỏ nhưng thực tế thì không vì máy ảnh APS hầu như không sử dụng trong thương mại nữa. Tất cả các máy ảnh có ngàm EF-S đều là các máy ảnh số.
I.10. Đẽo gọt ống kính EF-S.
Vì ống kính EF-S không được thiết kế cho máy chỉ dùng EF, nếu ta cố tình (và dũng cảm!) cắt ngắn nó đi hoặc tháo phần đuôi ra, nó cũng lắp vừa cho mọi máy ảnh EOS, nhưng với các thân máy có kích thước hộp gương lật tiêu chuẩn thì khi chụp, gương lật sẽ va chạm với phần đuôi ống kính. Chính vì điều này, ống kính EF-S chỉ làm việc được trên các máy EOS đời cũ như D30, D60 và 10D, nhưng ngay cả như vậy cũng vấn có vấn đề phát sinh. Chẳng hạn, ống kính EF-S 10-22mm ở góc nhìn rộng nhất sẽ va vào gương của thân máy không hỗ trợ EF-S, kể cả khi hộp gương nhỏ (vì vậy EF-S dù đã “chặt” bớt vẫn không thể dùng trên máy hệ số thu nhỏ 1.3x như 1D chẳng hạn).
I.11. Những ký hiệu ghi trên thân ống kính
Mọi ống kính đều có các ký hiệu ghi trên thân chứa đựng những thông tin quan trọng về đặc điểm của nó. Khi bạn mua ống kính phải rất cẩn thận, hai ống kính tên có vẻ giống nhau nhưng có thể khác nhau một trời một vực kể cả giá tiền.
Ví dụ:
CANON LENS EF 28-80mm 1:3.5-5.6 Φ58mm
EF- Ký hiệu ống kính dạng EF, chỉ thích hợp cho máy Canon EOS mà gần như không lắp được lên máy khác.
28-80mm- Chiều dài tiêu cự của ống kính, trong trường hợp này có hai giá trị vì ống kính là đa tiêu cự có thể thay đổi giá trị từ 28mm ở góc rộng nhất đến 80mm ở góc hẹp nhất, những số này đo bằng milimét biểu thị góc thu hình của ống kính.
1:3.5-5.6- Chỉ khẩu độ lớn nhất mà ống kính đạt được. Đây là ống kính đa tiêu cự có hai giá trị khẩu độ- f/3.5 và f/5.6, trên thực tế đây là ống kính giá rẻ khẩu độ lớn nhất là f/3.5 ở góc rộng nhất (28mm) nhưng khẩu độ lớn nhất chỉ còn là f/5.6 ở góc hẹp nhất (80mm), một ống kính tương đối chậm, nó không thể cho nhiều ánh sáng đi qua ngay cả khi đã mở hết cỡ.
Không có ký hiệu loại động cơ lấy nét tự động, nghĩa là ống kính này sử dụng các động cơ thông thường (loại AFD hoặc loại siêu nhỏ- micromotor drive) chậm và ồn hơn so với động cơ siêu thanh (USM).
Φ58mm- Chỉ đường kính vòng lắp kính lọc, nói cách khác, kính lọc đường kính 58mm lắp vừa trên ống kính này.
CANON LENS EF 200mm 1:2.8L II USM. Ø72mm.
EF- Ký hiệu ống kính dạng EF.
200mm- Chiều dài tiêu cự của ống kính, có một giá trị vì ống kính là ống một tiêu cự.
1:2.8- Chỉ khẩu độ lớn nhất mà ống kính đạt được. Đây là ống kính khá nhanh vì giá trị khẩu độ f/2.8 tương đối lớn, nhất là với ống kính 200mm.
L- Chỉ loại ống kính dạng L “luxury” của Canon, nói chung đây là dạng ống kính tốt nhất của Canon, chúng được đánh dấu bằng đường viền đỏ trên đuôi ống.
II- Chỉ phiên bản thứ hai của ống kính này với cùng các đặc tính tương tự.
USM- nghĩa là ống kính này sử dụng động cơ siêu thanh (ultrasonic) để lấy nét. Các ống kính sử dụng USM không thuộc dòng L được đánh dấu bằng đường viền vàng trên đuôi ống. Thường thì các ống kính dòng L đều sử dụng USM nhưng chỉ có một viền đỏ (viền đỏ được ưu tiên và đừng mất thì giờ đi tìm ống kính có hai đường viền !)
Φ72mm- Chỉ đường kính vòng lắp kính lọc, nói cách khác, kính lọc đường kính 72mm lắp vừa trên ống kính này.

Nguồn http://vnphoto.net
 

sunnyhanoi

Xe điện
Biển số
OF-5433
Ngày cấp bằng
13/6/07
Số km
2,996
Động cơ
573,980 Mã lực
Nơi ở
OF EGG - Hội GMB!!!
Em nể nhà hieuminh quá, dạo này kiến thức về hiếp ảnh sâu rộng thật :21::21::21:

Cụ chủ thớt hỏi thế này chung chung quá, cụ cho thêm ít thông tin là cụ dùng máy gì, có nhu cầu chụp thể loại nào thì anh em mới tư vấn ống được chứ :69:
 

hieuminh

Xe tăng
Biển số
OF-6123
Ngày cấp bằng
21/6/07
Số km
1,643
Động cơ
559,700 Mã lực
Nơi ở
Euroland
Website
www.vinajob.com.vn
Em nể nhà hieuminh quá, dạo này kiến thức về hiếp ảnh sâu rộng thật :21::21::21:

Cụ chủ thớt hỏi thế này chung chung quá, cụ cho thêm ít thông tin là cụ dùng máy gì, có nhu cầu chụp thể loại nào thì anh em mới tư vấn ống được chứ :69:
Nghiên cứu tí thỉnh thoảng đi chém gió cho bằng chị bằng em chứ! :)):)):)):)):))
 

khoaviet

Xe tăng
Biển số
OF-35455
Ngày cấp bằng
17/5/09
Số km
1,172
Động cơ
485,330 Mã lực
Cụ chủ thớt hỏi về lens nikon,cụ hieuminh trình bày toàn về canon:)
 

hieuminh

Xe tăng
Biển số
OF-6123
Ngày cấp bằng
21/6/07
Số km
1,643
Động cơ
559,700 Mã lực
Nơi ở
Euroland
Website
www.vinajob.com.vn
Đây có ống của Nikon cụ nhé!

I. Lịch sử các loại ống kính Nikon

Đặc điểm của ống kính Nikon
Ngay từ thời kỳ đầu tiên thì thiết kế dạng ngàm đã được áp dụng trên tất cả các ống kính Nikon sử dụng cho máy ảnh dạng gương phản chiếu ống kính đơn (SLR - Single Lens Reflex), từ dòng đầu tiên Nikon F giới thiệu năm 1959 và không thay đổi cho đến tận hôm nay. Và điều này đã giúp cho rất nhiều người sở hữu ống kính Nikon rất xa xưa có thể gắn trên những thân máy kỹ thuật số đời mới nhất hay ngược lại.
• Thiết kế ngàm 3 chấu giúp gắn chặt vào thân máy nhưng cũng giúp cho việc tháo lắp dễ dàng khi thay đổi ống kính.
• Đường kính của đuôi ống kính khá lớn cho phép thiết kế các lọai ống kính có độ mở lớn.
•Hướng gắn ống kính vào thân máy tại vị trí 3 giờ đồng hồ và xoay ngược kim đồng hồ đến khi nghe tiếng click, lúc ấy lens đã gắn chặt trên thân máy.
• Vòng khẩu độ có một lẫy ở vị trí 9 giờ đồng hồ giữ cho việc đóng mở các lá khẩu độ tự động. Lẫy này tiếp xúc với thân máy thông qua một thiết bị cơ khí giúp cho khẩu độ mở tối đa hỗ trợ việc ngắm đối tượng chụp ảnh qua ống kính với mức độ ánh sáng đi vào lớn nhất cho phép, tuy nhiên khi chụp ảnh thì lẫy sẽ tự động dừng đúng vị trí khẩu độ mà người chụp đã thiết lập trước.
• Độ mở khẩu độ được đánh số từ tối đa đến tối thiểu theo chiều kim đồng hồ.
• Vòng tiêu cự được thiết kế xoay ngược chiều kim đồng hồ từ vô cực đến cự li gần nhất (trừ loại 45mm/2.8 GN).
• Ống kính luôn luôn được tiện răng phía trước để hỗ trợ gắn filter và các thiết bị đấu nối khác.

Ống kính loại A - A Type
Đây là lọai đầu tiên nhất được giới thiệu từ năm 1959 cho dòng máy Nikon F. Loại A đại diện cho ống kính không có multicoated và tồn tại trong khỏang 10 năm. Có rất nhiều phiên bản của loại này do được cải tiến trong những năm đầu. Trong số đó thì lọai đầu tiên nhất Tick Mark lens http://cameraquest.com/nftick.htm rất có giá trị sưu tầm. Dưới đây là một số đặc điểm nhận dạng lọai A này:

• Vòng chỉnh tiêu cự bằng kim lọai sơn màu đen với các gờ xoay lớn (heavy rib). Riêng lọai zoom thì vòng chỉnh zoom/tiêu cự bằng cao su có gờ nổi hình kim cương.
• Vòng chỉnh khẩu độ bằng kim lọai màu đen.
• Thân ống kính bằng kim lọai chrome.
• Ngạnh tai thỏ được gắn trên lens để hỗ trợ việc đo sáng trên thân máy tương ứng với khẩu độ được thiết lâp.
• Ống kính được khắc chữ "NIKKOR" và 1 ký hiệu chỉ số lượng thấu kính trong ống kính. Ký hiệu đó bao gồm U, B, T, Q, P, H, S, O, N
Thuật ngữ "Auto" trên ống kính thông báo hỗ trợ đóng mở các lá khẩu độ tự động, tiếp theo là khẩu độ mở tối đa, kế đến là tiêu cự và số serial:
NIKKOR-S Auto 1:1.4 f=50mm Nippon Kogaku Japan No.392393

• Single coating áp dụng cho thấu kính nên bạn có thể thấy màu sắc phản chiếu khi nhìn vào lăng kính có màu xanh nhạt hoặc hồng tía.
• Đường kính tiêu chuẩn 52mm cho filter.
Ống kính loại C - C Type
Kể từ năm 1971 thì Nikon đã bắt đầu đưa ra các dòng ống kính mới được nâng cấp với multi-coated (C) thấu kính. Multicoating giảm thiểu sự phản xạ ánh sáng giữa các bề mặt của thấu kính, điều này lọai bỏ đến mức thấp nhất bóng ma và tình trạng lóe sáng, tăng sự hấp thụ ánh sáng, độ tương phản và tái tạo màu sắc trung thực. Multicoating đặc biệt hữu hiệu cho các lọai ống kính có nhiều thấu kính như zoom hoặc góc rộng. Hầu hết ống kính loại C được phát triển từ A với multicoating mà không có sự thay đổi lớn về cấu trúc thiết kế.
• Thấu kính được multicoated, thường có màu xanh sẫm hoặc màu tía.
• Được phân biệt bởi ký tự "C" sau mã ký tự chỉ số lượng thấu kính:
NIKKOR-H.C Auto 1:2 f=50mm 2294926 Nikon
• Ống kính multicoated đầu tiên là 35/1.4 sau đó là 28/2.
• Thân ống kính và vòng gắn filter màu đen cho tất cả chủng lọai ống kính.
• Những đặc điểm khác tương tự lọai A.

Ống kính loại K - K type ('New' Nikkors)
Năm 1974 Nikon giới thiệu một lọat các cách tân về thiết kế và hình dáng cho dòng ống kính của hãng. Rất nhiều ống kính được thiết kế lại từ thấu kính, hệ cơ khí cho đến chất liệu, kết quả là ống kính nhỏ hơn, nhẹ hơn so với các dòng trước đây. Năm này Nikon cũng lần đầu tiên đưa ra thấu kính Extra-low Dispersion (ED) và giới thiệu kỹ thuật lấy nét bên trong Internal Focusing (IF).
• Vòng chỉnh tiêu cự bằng cao su màu đen với các gờ nổi hình chữ nhật mang lại sự thuận tiện và chắc chắn khi lấy nét. Riêng ống kính zoom thì các gờ nổi hình vuông.
• Vòng chỉnh khẩu độ với gờ nổi hình vuông.
• Thông số xuất hiện trên ống kính:
NIKKOR 50mm 1:2 3167736 Nikon
• Thông số về khoảng cách tính bằng feet được khắc là 'ft' thay vì 'feet'.

• Đuôi của ống kính sử dụng 5 ốc vít kiểu philips (lọai ốc có 1 rãnh chạy dọc).
• Hầu hết ống kính có 7 lá khẩu độ, chỉ có vài ống kính là có 6 lá (ví dụ 50/2 and 55/3.5 micro).
• Ống kính có thấu kính ED sẽ có 1 dải màu vàng chạy vòng quanh miệng ống kính và được khắc chữ 'NIKKOR*ED'.

Ống kính loại AI - AI type
Giới thiệu năm 1977, đây là năm mà Nikon có những cải tiến đáng kể đến thế hệ ống kính đời F kể từ năm 1959. Ống kính đời AI có một ngạnh tiếp xúc với hệ thống đo sáng trên thân máy và tự động đánh chỉ số khẩu độ Aperture Indexing (AI). Trước đây khi ống kính được gắn vào thân máy thì người sử dụng phải điều chỉnh ngạnh tai thỏ ở vị trí f/5.6 để tiếp xúc với kim đo sáng ở trên thân máy. Với thiết kế mới này thì người sử dụng không cần phải quan tâm về những điều trên khi gắn ống kính nữa, vì vậy thao tác nhanh chóng và chính xác hơn rất nhiều. Rất nhiều ống kính AI được nâng cấp trực tiếp từ dòng K trong thời gian đầu sau đó thì mới có các thay đổi về mặt thiết kế hàng lọat trong những năm sau.

• Hệ thống tự động đánh chỉ số khẩu độ Aperture Indexing (AI) thông qua 1 ngạnh lắp đặt trên vòng khẩu độ.
• Có thêm 1 hàng chỉ số khẩu độ trên ống kính (song song nhưng nhỏ hơn chỉ số khẩu độ chính) để hỗ trợ việc thông báo khẩu độ khi nhìn qua khung ngắm.
• Ngạnh tai thỏ vẫn tồn tại để hỗ trợ việc tương thích với các thân máy đời cũ.
• Vòng chỉnh tiêu cự bằng cao su không tinh xảo bằng đời K. Cao su màu xám thay vì màu đen do đó sẽ mau bạc màu.
• Thay đổi của đời AI so với đời K được phân biệt như sau:
o Dòng chữ LENS MADE IN JAPAN được chuyển thành MADE IN JAPAN.
o Số lượng ốc vít bắt trên đuôi ống kính giảm từ 5 xuống 3 ngọai trừ dòng lens tele tầm xa.

Ống kính loại AI-s - AI-s type
Ống kính AI-s ra đời vào năm 1983 và vẫn được sản xuất cho đến bây giờ.
Ống kính AI-s và AI được phân biệt qua những đặc điểm sau:

• Ống kính AI-s có chỉ số khẩu độ nhỏ nhất (thường là 16 hoặc 22) được ghi màu da cam.
• Những vạch chỉ độ sâu ảnh trường được khắc trên vòng kim loại trắng, còn trên ống kính loại AI thì thường được khắc trên thân ống kính.
• Tất cả các ống kính AI-s đều gắn được vào thân Nikon, kể cả thân AF. Khi gắn vào một số thân máy đời thấp của Nikon, các chức năng đo sáng có thể không hoạt động
• Tất cả các ống kính AI-s cũng là AI. Tất cả các ống kính AF, AF-I và AF-S đều là AI-s. Do đó AI-s thường có giá trị khá cao trên thị trường hàng đã qua sử dụng vì sự thiết kế hòan hảo và chất lượng cao.

Ống kính loại E – Series E
Ống kính lọai E được giới thiệu với máy ảnh Nikon EM năm 1978. Đây là nỗ lực của Nikon tham gia vào một thì trường tiềm năng của những người chơi ảnh nghiệp dư với một lọat các thiết bị nhiếp ảnh giá rẻ cạnh tranh. Được biết đến như là một nhà cung cấp thiết bị nhiếp ảnh cho giới chuyên nghiệp hay người dùng cao cấp, chiến lược này mang lại cho Nikon sự thành công nhất định trong việc tăng trưởng và mở rộng khả năng sở hữu thiết bị máy ảnh của người chơi ảnh. Với cách tiếp cận giá rẻ thì dòng E cũng có những sự đánh đổi ngược lại như là cấu trúc bằng nhựa, thấu kính chỉ là single coated (đại đa số, sau này thì có một số được multi coated). Tuy nhiên về tính năng thì nó vẫn thừa hưởng những công nghệ được áp dụng trên dòng ống kính lọai AI-s và cả cho lọai AF sau này. Nói chung thì về mặt chất lượng thì Series E không thể sánh bằng với những dòng ống kính trước đó nhưng nó vẫn có vài lọai được giới nhiếp ảnh đánh giá rất cao như 75-150/3.5 và 50/1.8.

• Tính năng giống như lọai AI-s nhưng không có ngạnh tai thỏ hỗ trợ cho các máy ảnh đời cũ Non-AI bodies.
• Thân ống kính làm bằng nhựa.
• Ống kính không được ghi nhãn hiệu "NIKKOR" để phân biệt với các thể lọai cao cấp khác, thay vào đó được thể hiện là:
Nikon LENS SERIES E 50mm 1:1.8 2311267
• Single coating áp dụng cho lọat ống kính đầu tiên (35/2.5, 50/1.8, 100/2.8) sau đó đã được multicoated.
• Các ống kính lọai E đều có lá khẩu độ 7 tấm. Các ống lọai E đều có thể lắp vào mọi thân máy Nikon

Ống kính loại AF (AF đời đầu)
Ống kính loại AF được giới thiệu vào năm 1986. Ống kính lấy nét tự động có cơ phận kết nối động cơ trong thân máy với ống kính, ngoại trừ loại ống kính AF-I và AF-S. Cơ phận này cho phép các ống kính cơ tương thích với thân máy AF của Nikon và có hình đầu vít ở đuôi ống kính AF để tiếp xúc với động cơ trên thân máy
Tất cả các ống kính AF đều dựa trên kiến trúc AI-s và có thể gắn được vào các thân máy cơ của Nikon. Đối với những máy trước đời AI như Nikon F, F2 hoặc Nikomat FT, FTN, FT2, cần phải gắn thêm chốt tai thỏ để tương thích ống kính với bộ đo sáng.

• Có 5 chấu tiếp xúc điện tử trên phần đuôi của ống kính với thân máy để điều khiển mạch AF tự động và hệ thống đo sáng.
• Vòng chỉnh khẩu độ bằng nhựa, tương tự như ống kính lọai E, không có vòng bằng kim lọai chrome.
• Vòng chỉnh tiêu cự bằng nhựa và rất hẹp.
• Chốt khóa khẩu độ bằng núm vặn xoay.
• Ống kính được ghi thông tin đơn giản, không có số serial như trước đây:
AF NIKKOR 50mm 1:1.8
• Số serial được khắc chìm trên vòng nhựa chỉnh khẩu độ.

Ống kính loại AF-N
Rất nhiều nhà nhiếp ảnh không thích lọai AF đời đầu bởi vì vòng chỉnh tiêu cự bé xíu và bằng nhựa. Điều này cảm giác như hàng kém chất lượng khi so sánh với các thể lọai ống kính chỉnh tiêu cự bằng tay (manual focus) trước đó. Vì vậy năm 1987 Nikon giới thiệu sự cải tiến cho lọai AF bằng việc thiết kế kiểu dáng mới hơn phân biệt là AF-N (New styling). Trong thời gian này thì kỹ thuật Moulded Aspherical cũng được giới thiệu.

• Có vòng chỉnh tiêu cự rộng hơn với các hoa văn cao su hình chữ nhật, tương tư lọai AI-s.
• Chốt khóa khẩu độ bằng nấc trượt lên xuống.

Nguồn vnphoto.net
 

hieuminh

Xe tăng
Biển số
OF-6123
Ngày cấp bằng
21/6/07
Số km
1,643
Động cơ
559,700 Mã lực
Nơi ở
Euroland
Website
www.vinajob.com.vn
Tiếp
Ống kính loại P
Sản xuất từ năm 1988 ống kính loại P là dạng ống kính cơ AI-s, tuy vậy trong ống kính có gắn chip và có các chân điện tử như của ống kính AF. Hãng Nikon chỉ sản xuất 3 loại ống kính P đó là 500/4 IF-ED, 1200-1700/5.6-8 IF-ED và ống kính trung bình 45mm f/2.8. Loại ống kính này cho phép sử dụng chế độ đo sáng ma trận và các chế độ phơi sáng của máy AF mặc dù là loại ống kính AI-s.

Ống kính loại AF-D
Giới thiệu năm 1992 cùng với thân máy Nikon F90, những ống kính AF-D cho phép máy có thể xác định được khoảng cách tới đối tượng chụp (D-distance). Những thông tin này bổ trợ cho bộ đo sáng ma trận và đặc biệt là khi dùng với đèn flash để xác định lộ sáng chính xác hơn. Ống kính lọai AF-D tương tự lọai AF-N, đại đa số được nâng cấp tính năng D-distance trực tiếp AF-N. Tất cả các ống kính AF-D đều là AF và AI-s, có nghĩa là những ống kính này có thể gắn được vào thân máy cơ của Nikon.
• Bộ xử lý trung tâm CPU hỗ trợ việc xác định được khoảng cách tới đối tượng chụp và đo sáng ma trận 3 chiều cũng như đo sáng ma trận 3 chiều kết hợp với đèn flash.
• Có thêm ký tự "D" để phân biệt:
AF NIKKOR 50mm 1:1.4 D

Ống kính loại AF nhựa - Plastic AF
Năm 1996 Nikon giới thiệu một thể loại ống kính zoom nhỏ gọn, nhẹ và giá rẻ. Mặc dù loại này được đánh ký hiệu là AF-D, nhưng nó có một vài tính năng khá khác biệt và cấu trúc giản đơn hơn nhiều. Thực chất nó nên được coi là dòng ống kính giá rẻ phiên bản nâng cấp từ Series E cho dòng thân máy AF lấy nét tự động.

• Thân và đế ống kính tòan bộ bằng nhựa Polycarbonate.
• Vòng chỉnh tiêu cự hẹp và không có ô chữ nhật thông báo khỏang cách trên ống kính.
• Loại ống kính này thường được bán kèm theo thân máy dành cho người mới bắt đầu mua máy ảnh (lens kit) bao gồm: 35-80/4-5.6, 28-80/3.5-5.6, 80-200/4.5-5.6, 75-240/4.5-5.6.

Ống kính loại AF-I
Sự chờ đợi mòn mỏi của giới nhiếp ảnh cho dòng ống kính lấy nét tự động tiêu cự dài đã được đáp ứng khi Nikon giới thiệu thể lọai AF-I năm 1992. Lọai ống kính này sử dụng động cơ hỗ trợ việc lấy nét gắn bên trong (Integrated focusing motor), không giống với các thể lọai khác khi lấy nét tự động phải nhờ 1 động cơ trên thân máy. Điều này giúp cho việc lấy nét nhanh hơn, êm hơn và chính xác hơn. Các tính năng khác thì tương tự lọai AF-D.

• Built-in DC coreless focusing motor.
• Ống kính có 10 chấu tiếp xúc điện tử trên phần đuôi của ống kính với thân máy. Hỗ trợ lấy nét tự động trên các thân máy Pronea, F70, F80, F90, F100, F4 and F5 cameras. Với các thân máy khác thì ống kính lọai này chỉ hỗ trợ lấy nét bằng tay.
• Có chức năng M/A switch để hỗ trợ việc can thiệp việc lấy nét bằng tay khi đang ở chế độ lấy nét tự động.
• Nút Focus lock có trên thân ống kính.
• AF-I chỉ có 4 lọai ống kính tiêu cự dài: 300/2.8, 400/2.8, 500/4, 600/4.


Ống kính loại AF-S
Năm 1996 đã bắt đầu thay thế lọai AF-I với một lọat ống kính mới có tính năng cao hơn, gọi là AF-S. Lọai này sử dụng động cơ Silent Wave (S) motor, tương tự như Canon Ultrasonic motor điều này giúp cho việc lấy nét cực kỳ êm và chính xác. Ngọai trừ việc trang bị động cơ motor mới thì các tính năng khác tượng tự lọai AF-I. Tất cả các ống AF-S đều phát triển từ AF-D và AI-s do đó nó có thể gắn vào mọi thân máy cơ của Nikon. Tuy vậy ống kính loại AF-S xe-ri G không phải là AI-s và do đó không làm việc khi gắn vào các thân máy cơ.

• Built-in Silent Wave (S) motor
• Nhẹ hơn lọai AF-I
• Đến nay đã phát triển thêm lọai AF-S G và AF-S DX


Ống kính loại G - G type
Năm 2000 Nikon đã đưa ra 1 lọai ống kính mới được gọi là xê-ri G series. Đây là dạng ống kính AF mói nhất không có vòng khẩu độ (tương tự như các ống kính Canon EF). Như vậy, các ống kính xê-ri G sẽ không làm việc trên các thân máy cơ của Nikon. Tất cả các ống kính G đều là dạng AF-D, nhưng không phải là AI-s.


II. Những công nghệ ống kính tiên tiến
(Bài viết được thực hiện bởi M42)

Ống kính DX
Những ống kính DX có vùng rọi sáng hẹp hơn các ống AF thông thường khi sử dụng trên các máy SLR. Trong khi đó, tất cả các ống kính AF đều có thể gắn trên các thân máy DSLR.
Những ống kính DX đều nhỏ hơn và có khoảng tiêu cự nhỏ hơn các ống AF khác. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do kích thước của CCD trong các máy DSLR của Nikon nhỏ hơn kích thước của phim 35. Các ống kính DX không thể rọi sáng vùng sáng tương ứng với phim 35mm và sẽ làm nguýt vùng rìa của phim 35mm.

Công nghệ giảm rung VR “Vibration Reduction”
Công nghệ này tương tự công nghệ IS của Canon và trợ giúp đắc lực khi phải chụp trong những điều kiện ánh sáng yếu và tốc độ chụp thấp. Trong thân ống kính có hệ cơ phận giảm rung. Hệ thống giảm rung có tác dụng giảm hoặc loại bỏ hiện tượng nhòe ảnh do những chuyển động nhỏ không mong muốn gây nên như rung máy, chụp trên xe chuyển động, khi chụp với những tốc độ thấp. Hệ thống này có trong một số ống kính của Nikon, đầu tiên là trong ống AF 80-400VR f4-5.6, sau đó là các ống 300 f2.8 VR, 70-200 f2.8 VR, 24-120 VR f3.5-5.6, AF 200 f2.0 VR.
Hệ thống VR làm hoạt động bằng cách hiệu chỉnh hệ thống thấu kính sao cho cân bằng các sự rung động máy. Giả thiết rằng, khi máy đứng yên, ảnh của đối tượng A sẽ hội tụ tại vùng A* trên mặt phẳng tiêu. Khi máy và ống kính bị rung, ảnh của A sẽ hội tụ tại A’ không trùng với A* và làm cho ảnh bị nhòe. Hệ thống VR sẽ hiệu chỉnh lại vị trí các thấu kính, quang trục của chúng sao cho ảnh của A vẫn hội tụ tại điểm A* . Mỗi hệ thống VR đều có một số thấu kính VR và hệ thống động cơ hiệu chỉnh. Hệ thống thấu kính chống rung không được bắt chặt vào thân ống kính mà được bắt vào một số hệ thống đàn hồi.
Để loại trừ các chuyển động do hiện tượng rung gây ra, vận tốc góc cần được xác định chính xác. Trong hệ thống VR có hai bộ cảm biến để xác định vận tốc góc, một bộ xác định chuyển động theo phương thẳng đứng, một bộ xác định chuyển độngt heo phương ngang. Những dịch chuyển chéo được tổng hợp từ hai chuyển động ngang và thẳng đứng xác định được. Những bộ cảm biến này xác định vận tốc góc tại những thời điểm cách nhau 1/1000s. Những thông số này gửi đến bộ vi xử lý trong ống kính và xác định mức độ hiệu chỉnh cần thiết. Những thông số này sẽ chuyển đến phân hệ VR để thực hiện những hiệu chỉnh này.
Ảnh bị nhòe do rung máy thường xuất hiện với tốc độ chụp chậm hơn 1/tiêu cự đối với máy ảnh cỡ 35mm. Công nghệ VR của Nikon cho phép chụp với tốc độ chậm hơn 3 lần (tương ứng với 3 độ mở )
Khi dùng với tripod, cần phải tắt chế độ VR. Trong trường hợp ngược lại ảnh sẽ bị mờ.

Công nghệ hiệu chỉnh khoảng cách gần CRC "Close Range Correction"
Hiệu chỉnh khoảng cách gần có nghĩa là ống kính sẽ tự động tối ưu hóa vị trí các nhóm thấu kính khi khoảng cách tới vật chụp thay đổi, đặc biệt khi vào gần. Trong những ống kính loại này, các phần tử thấu kính động sẽ dịch chuyển tương ứng so với các thấu kính khác trong quá trình chỉnh tiêu cự. Công nghệ này thường được trang bị cho các ống kính macro hoặc ống kính góc rộng với độ mở lớn, ví dụ như 35 f1.4 AI, 28 f2.8 AI-s, 105 f2.8 AF-D micro, …
Đối với các ống kính góc rộng và ống kính chụp cận cảnh micro, công nghệ này cho phép chỉnh tiêu cự gần hơn mà vẫn giữ được độ sắc nét và độ phẳng thị trường.
 

hieuminh

Xe tăng
Biển số
OF-6123
Ngày cấp bằng
21/6/07
Số km
1,643
Động cơ
559,700 Mã lực
Nơi ở
Euroland
Website
www.vinajob.com.vn
tiếp

Kính ED
ED có nghĩa là kính có độ tán xạ cực thấp: Extra-low Dispersion glass. Các kính ED bắt đầu được dùng từ giữa những năm 60 của thế kỉ trước. Tất cả các ống kính ED đều được gắn vạch ký hiệu màu vàng.
Trong những ống kính chuyên nghiệp như 80-200 f2.8, kính ED thường được làm từ loại thủy tính quang học đặc biệt. Còn trong những ống kính rẻ hơn như 70-300 AF-D thì kính ED được làm bằng nhựa.
Các kính ED giúp hạ thấp được hiện tượng sắc sai. Đó là hiện tượng khi những bước sóng khác nhau không hội tụ tại một điểm. Ngoài ra một hiệu ứng phụ nữa là làm ảnh sắc nét hơn.
Những kính ED khá nhạy cảm với nhiệt độ, do đó, tiêu cự của các ống kính đó cũng dao động nhẹ khi nhiệt độ thay đổi.

Các thấu kính phi cầu - Aspherical Elements
Hầu hết các thấu kính thông thường có bề mặt là một phần của mặt cầu. Mặt cầu được lựa chọn vì công nghệ chế tạo đơn giản và rẻ. Với những dạng bề mặt phi cầu, công nghệ chế tạo phức tạp và giá thành đắt hơn rất nhiều. Mặt cầu được sử dụng rộng rãi, tuy vậy đây không phải là dạng bề mặt tối ưu cho các thấu kính. Đối với bề mặt quang học dạng cầu, có một dạng quang sai gọi là cầu sai. Cầu sai là sinh ra do những tia sáng song song khúc xạ qua những phần khác của mặt cầu không hội tụ tại cùng một điểm. Điều này làm cho ảnh của một điểm sáng không phải là một điểm mà là một vùng sáng. Hệ quả là làm ảnh bị mất nét. Để khắc phục hiện tượng này, cần phải làm cho bề mặt quang học biến dạng một cách thích hợp nhất cho việc hội tụ ánh sáng hoặc phải dùng nhiều lớp thấu kính để hiệu chỉnh. Trong trường hợp thứ hai, trong kỹ thuật thường dùng các đôi thấu kính đối xứng để giảm hiện tượng cầu sai.
Trong kỹ thuật, công nghệ làm kính phi cầu có một vài dạng sau:

- Dùng công nghệ chế tạo đặc biệt:
Đây là công nghệ tốt nhất và cũng đắt nhất. Các mặt quang học được chế cẩn thận bằng tay. Nikon áp dụng công nghệ này trong những ống kính rất đắt và chất lượng rất cao như: 28mm f1.4 AF-D, 58mm f1.2 NOCT, 20-35mm f2.8 AFD.

- Kỹ thuật dán ghép (Molding)
Cách làm rẻ hơn và tiết kiệm hơn là dùng phương pháp đúc. Những thấu kính dạng này được dùng trong những ống kính đại trà dành cho những người chơi nghiệp dư như ống AF-D 24-120 f3.5-5.6. Có hai phương pháp đúc thấu kính phi cầu loại này:

Thấu kính từ chất dẻo đúc:
Các thấu kính phi cầu được đúc từ chất dẻo. Các thấu kính loại này thường dùng trong các máy P&S để hiệu chỉnh độ cong trong kính ngắm.

Thấu kính từ thủy tinh đúc:
Một phương pháp làm giảm giá thành chế tạo các thấu kính phi cầu là đúc các thấu kính với số lượng lớn thay cho việc hiệu chỉnh từng thấu kính riêng biệt. Phương pháp này cũng làm tăng chất lượng của thấu kính, tuy rằng không lớn. Nikon sử dụng các thấu kính làm bằng phương pháp này trong các ống kính 18mm f/2.8 AF-D, 28-200mm f/3.5-5.6 AF-D, 24-120mm f/3.5-5.6 AF-D. Trong ống kính 28-200 còn có những thấu kính phi cầu lai.

- Phương pháp lai
Một phương pháp chế tạo thấu kính phi cầu cũng khá hiệu quả là dán những lớp mặt phi cầu bằng chất dẻo lên bề mặt kính thủy tinh thông thường. Phương pháp này có giá thành thấp và cũng đạt hiệu quả khá tốt và được sử dụng trong các ống kính 28-70mm f/3.5-4.5 AF-D, 35-105mm f/3.5-4.5 AF-D, 28-200mm f/3.5-5.6 AF-D.

Tráng phủ tích hợp nhiều lớp NIC: "Nikon Integrated Coating"
Nikon là một trong những hãng sản xuất đưa công nghệ tráng phủ nhiều lớp vào các thế hệ ống kính cho máy 35mm. Công nghệ này lần đầu tiên được đưa vào từ năm 1969 và sử dụng cho ống kính 35mm f/1.4. Trong thời kỳ ban đầu, Nikon thường chỉ tráng phủ nhiều lớp cho những ống kính loại tốt, còn hiện nay hầu như ống kính nào của hãng đều được tráng phủ nhiều lớp.
Việc tráng phủ nhiều lớp không chỉ cho phép giảm hiện tượng lóa sáng và hiện tượng bóng, mà còn làm tăng hệ số truyền sáng. Khi sản xuất ống kính với nhiều lớp thấu kính, hiện tượng phản xạ trên các bề mặt thấu kính làm giảm hệ số truyền. Thêm vào đó những tia phản xạ này còn sinh ra hiện tượng lóa và bóng khi phản xạ nhiều lần trong các bề mặt của ống kính. Hiện tượng này đặc biệt ảnh hưởng đến chất lượng của những ống kính zoom vì số mặt quang học nhiều gấp vài lần so với ống kính đơn.
Một ưu điểm nữa của tráng phủ là cho phép hiệu chỉnh về màu sắc của ảnh. Ống kính thường làm sai lệch màu khi cho ánh sáng đi qua, thậm chí cả khi ống kính trông trung tính đối với mắt thường, nhưng một số loại phim như Velvia làm khuếch đại những sai lệch về màu sắc này. Việc thực hiện tráng phủ một cách cẩn thận cho phép nhà thiết kế có thể đạt được độ cân bằng màu cần thiết.
Khi nhìn qua ống kính ta có thể phân biệt được các dạng tráng phủ bằng cách quan sát các ảnh phản xạ trên các bề mặt thấu kính:
- Ống kính không tráng phủ: loại ống kính này thường có trên máy ảnh dùng một lần hay trên các ống kính sản xuất trước chiến tranh Thế giới thứ 2. Những ống kính này cho những ảh phản xạ màu trắng. Ta sẽ nhìn thấy những ảnh phản xạ tương tự như phản xạ trên kính mắt hay kính cửa sổ;
- Kính được tráng phủ một lớp cho ảnh phản xạ thường màu tía, xanh da trời hoặc màu hổ phách;
- Các mặt được tráng phủ nhiều lớp cho các ảnh phản xạ nhiều màu. Phần lớn các màu là xanh lam, đỏ thẫm,… Do các lớp tráng phủ này làm giảm độ phản xạ do đó các ảnh phản xạ trông tối hơn. Mỗi bề mặt quang học của ống kính có thể được tráng phủ những chất liẹu khác nhau. Một số kính lọc cũng được tráng phủ tương tự như thấu kính.
Dưới đây là một số ảnh cho thấy màu sắc của các dạng tráng phủ của Nikon. Dạng tráng với màu đỏ tươi thường là tráng phủ một lớp, còn màu xanh lam thường là tráng phủ nhiều lớp.

Ống kính Micro
Đây là ký hiệu rêng của Nikon cho những ống kính chụp macro. Các ống kính cơ micro cho tỷ lệ phóng đại đến 1:2. Các ống kính AF micro cho tỷ lệ đến 1:1. Các ống kính micro AF của Nikon gồm: AF 55f2.8; AF-D 60f2.8; AF-D 105 f2.8; AF-D 200f4.0; zoom AF-D 70-180 f3.5-4.5


Ống kính DC "Defocus Control" - ống kính điều chỉnh bokeh
Những ống kính dạng này không phải là cho tiêu điểm mềm (soft focus) mà thường rất nét. Những ống kính này dành cho những nhà chuyên nghiệp muốn điều chỉnh hiệu ứng của những vùng ngoài tiêu điểm (out-of-focus area). Việc điều chỉnh này không ảnh hưởng tới những phần nằm trong mặt phẳng tiêu điểm mà chỉ ảnh hưởng tới những phần nằm ngoài mặt phẳng tiêu (bokeh). Những ống kính loại này thường điều chỉnh mức độ cầu sai để đạt được những hiệu ứng mong muốn và do đó thường rất đắt và thường dùng để chụp chân dung. Để đạt được hiệu ứng tiêu điểm mềm, vẫn phải sử dụng các kính lọc làm mềm tiêu điểm (soft filters).

Nội chỉnh tiêu (Internal Focusing – IF)
Nội chỉnh tiêu là cơ chế lấy nét chỉ bằng cách dịch chuyển một số nhóm thấu kính bên trong ống kính. Việc lấy nét của các ống kính thông thường thực hiện bằng cách dịch chuyển toàn bộ các nhóm thấu kính ra hoặc vào để lấy nét vào mặt phẳng tiêu cự. Đối với các ống kính tele, khoảng cách dịch chuyển để chỉnh tiêu cự từ xa vô cùng đến gần nhất thường khá lớn. Điều này làm cho quá trình lấy nét của các ống tele thường chậm. Công nghệ nội chỉnh tiêu cho phép các nhóm thấu kính dịch chuyển trên khoảng cách nhỏ hơn, do đó quá trình lấy nét nhanh hơn nhiều so với cách lấy nét truyền thống. Với cách lấy nét này, chiều dài ống kính thay đổi rất ít hoặc hầu như không thay đổi. Công nghệ IF cho phép các ống kính tele có thể điều tiết gần hơn và nhanh hơn các ống kính lấy nét theo cách thông thường. Công nghệ này được Nikon đưa vào trong những năm 70. Hiện nay nhiều ống kính tele và ống kính zoom AF của nikon sử dụng phương pháp lấy nét này. Công nghệ này cho phép các ống kính AF lấy nét được nhanh hơn. Một trong những ví dụ là ống kính AF-D 28-105 f3.5-4.5

Hậu chỉnh tiêu (Rear Focusing - RF)
Công nghệ này tương tự công nghệ IF ngoại trừ một điểm là nhóm thấu kính dịch chuyển là nhóm thấu kính sau cùng.

Các ống kính phản xạ gương (Reflex, Mirror Lenses)
Những ống kính có tiêu cự lớn thường có chiều dài lớn. Điều này làm cho việc chế tạo những ống tele tiêu cự lớn đặc biệt phức tạp. Những ống kính phản xạ gương cho phép làm giảm chiều dài của ống kính tele mặc dù quãng đường mà tia sáng phải đi qua cũng không giảm nhiều so với ống kính tele khúc xạ truyền thống. Do sử dụng các gương phản xạ chính và gương phản xạ gắn vào mặt sau thấu kính đầu tiên cho nên cường độ ánh sáng vào ống kính giảm đi, điều này làm cho độ sáng lẫn bokeh của những ống kính phản xạ kém hơn nhiều so với các ống kính khúc xạ. Các loại ống kính này làm theo thiết kế của nhà thiết kế kính thiên văn người Nga Maksutov. Chất lượng các ống kính phản xạ thường kém hơn so với các ống kính khúc xạ, tuy vậy các ống kính loại này thường rất gọn và giá thành thấp hơn nhiều so với ống kính khúc xạ cùng tiêu cự. Tuy vậy ống kính phản xạ cho sắc sai thấp hơn nhiều so với ống kính khúc xạ. Điều này là do ống kính có ít thấu kính hơn, do đó tia sáng ít bị phân tích phổ hơn so với ống kính khúc xạ. Ống kính phản xạ có một số nhược điểm sau:
- Có độ tương phản thấp
- Ở tâm ảnh thường sáng hơn và phía rìa ảnh thường tối hơn
- Các ống kính này thường chậm hơn so với ống kính khúc xạ
- Thường nhẹ, do đó dễ bị rung
- Có độ mở cố định và không có vòng khẩu độ. Điều đó làm cho việc điều chỉnh độ sâu thị trường trở thành không thể
- Có bokeh rất xấu

Nguồn vnphoto.net
 

KhanhBeo

Xe buýt
Biển số
OF-8092
Ngày cấp bằng
15/8/07
Số km
923
Động cơ
547,000 Mã lực
Nơi ở
sau cái volăng
Website
muaoto.vn
thanks các kụ nhìu, tại e mới qua kụ Vũ Nhật làm 1 e D3000 về, e đang định đi chụp phố cổ và chụp mẫu, e muốn mua lens vừa tiền thui
 

khoaviet

Xe tăng
Biển số
OF-35455
Ngày cấp bằng
17/5/09
Số km
1,172
Động cơ
485,330 Mã lực
vừa muốn chụp phố vừa muốn chụp mẫu thì hơi khó,phải 2 lens mới đủ cụ ạ(l)
 

2fast2fear

Xe tăng
Biển số
OF-17680
Ngày cấp bằng
20/6/08
Số km
1,358
Động cơ
520,150 Mã lực
thanks các kụ nhìu, tại e mới qua kụ Vũ Nhật làm 1 e D3000 về, e đang định đi chụp phố cổ và chụp mẫu, e muốn mua lens vừa tiền thui
Làm con Fix 35 F1.8, rùi chịu khó zoom bằng chân sẽ gần đáp ứng yêu cầu của cụ (k) Nói chung mua len fix có cái lợi là giá rẻ chỉ bằng len kit, nhưng chất lượng ảnh cho ra ngang với ống zoom chuyên nghiệp cụ ạ (b)
 

Mr.miutomseu

Xe máy
Biển số
OF-46294
Ngày cấp bằng
12/9/09
Số km
98
Động cơ
462,780 Mã lực
Nơi ở
TNV
Em cũng dang định mua một cái máy về tập tành nhưng đọc thớt này thì :102::102::102:
 

sv_ngheo

Xe điện
Biển số
OF-9566
Ngày cấp bằng
14/9/07
Số km
3,324
Động cơ
567,540 Mã lực
Nơi ở
Diệc Lam ! ...
Thực ra len Nikon chia làm 3 loại thôi:

- Loại rẻ tiền: kit 18-55, fix 50 f1.8 và các thể loại MF độ mở ko to

- Loại tốn tiền: kit 18-70, kit 18-135, kit 18-105, mấy cái fix

- Loại rất tốn tiền: Nano các thể loại fix, và thậm chí một số cái fix MF khẩu to đùng
 

Z4

Xe điện
Biển số
OF-842
Ngày cấp bằng
21/7/06
Số km
3,090
Động cơ
607,550 Mã lực
Tuổi
51
Nơi ở
Middle of Nowhere
Website
www.cavicovn.com
dạo này trứng ế, Hieuminh đâm ngộ chữ, hay là ăn bánh trưng xong Phát về đường chữ nghĩa thế hả ??

Khánh béo: nhìn chung lại là em chụp cái gì bằng lens nào chứ gì??

kinh nghiệm của chị là fix 85 và tele 24 - 70 mà giã tất cả các loại, mua lắm dùng ít, không sắm thì thấy thiếu, sắm bao nhiêu cũng thừa.
 

Đường mật

Xe buýt
Biển số
OF-26900
Ngày cấp bằng
5/1/09
Số km
836
Động cơ
495,230 Mã lực
Nơi ở
Bên 29F3-9273
dạo này trứng ế, Hieuminh đâm ngộ chữ, hay là ăn bánh trưng xong Phát về đường chữ nghĩa thế hả ??

Khánh béo: nhìn chung lại là em chụp cái gì bằng lens nào chứ gì??

kinh nghiệm của chị là fix 85 và tele 24 - 70 mà giã tất cả các loại, mua lắm dùng ít, không sắm thì thấy thiếu, sắm bao nhiêu cũng thừa.
Thế là mợ thừa ra cáo 70-200 VRI roài. Đưa em dùng hộ không nó hỏng mất :)
 

ngamban

Xe điện
Biển số
OF-27566
Ngày cấp bằng
17/1/09
Số km
3,722
Động cơ
523,290 Mã lực
Nơi ở
Ngẩng lên là thấy ^^
Thế là mợ thừa ra cáo 70-200 VRI roài. Đưa em dùng hộ không nó hỏng mất :)
Cụ Mật nhanh chưn thế, em đang định mượn chị Rét con 70-200, sắp tới đi du lịch, tại em chả có tele :102:
Chị Rét uôi, có nghe thấy em nói gì không? Em mượn thựt đới hị hị :P
 

Mr.QuangAnh

Xe điện
Biển số
OF-22394
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
3,015
Động cơ
525,243 Mã lực
Nơi ở
Nơi có niềm đam mê PKL
Website
www.facebook.com
dạo này trứng ế, Hieuminh đâm ngộ chữ, hay là ăn bánh trưng xong Phát về đường chữ nghĩa thế hả ??

Khánh béo: nhìn chung lại là em chụp cái gì bằng lens nào chứ gì??

kinh nghiệm của chị là fix 85 và tele 24 - 70 mà giã tất cả các loại, mua lắm dùng ít, không sắm thì thấy thiếu, sắm bao nhiêu cũng thừa.
Ống 24-70mm N của Nikon đắt lắm chị à,hix ... nghe tây đồn phong phanh khoảng suýt soát 2000$ rùi :102:

A Khánh cứ làm Fix 50 cũng được anh,e kết ống Fix lắm,xóa phông đẹp cực (l)
 

cham_hoc

Xe tăng
Người OF
Biển số
OF-2468
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
1,541
Động cơ
596,677 Mã lực
Nơi ở
bển
Ống 24-70mm N của Nikon đắt lắm chị à,hix ... nghe tây đồn phong phanh khoảng suýt soát 2000$ rùi :102:

A Khánh cứ làm Fix 50 cũng được anh,e kết ống Fix lắm,xóa phông đẹp cực (l)
cái 24-70 của mợ ý là hàng for mờ, bác ko phải lo đắt đâu :6:
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top