[Funland] Liệu cụ Tùng có thành Anh Hùng?

kk2

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-812715
Ngày cấp bằng
18/5/22
Số km
1,079
Động cơ
8,990 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ông Minh từ lúc chuẩn bị lên làm TT đã gần như người của ta rồi. Cấp chóp bu mới biết, ở dưới không biết nên đã nghĩ như "tóm sống" được. Chính vì thế, sau 2/5 ông Minh trở về biệt thự Hoa Lan sống bình yên.
Đọc nhiều tài liệu mới thấy chính quyền SG thời đấy từ PTT, các cố vấn cao cấp, một số trọng nghị viện đều quân Hà Nội. Bảo sao sụp đổ dù Mỹ tham gia và chống lưng quyết liệt.
 

sontung89

Xe tăng
Biển số
OF-84405
Ngày cấp bằng
6/2/11
Số km
1,131
Động cơ
426,815 Mã lực
Nơi ở
9/49 ngõ 465 Đội Cấn
Tranh nhau đến tận bây giờ, mấy chục năm rồi mọi thứ đã xong xuôi thì có cái anh hùng với anh hèo cũng chỉ là tờ a4 tốt nhât là dẹp
 

qhhp

Xe điện
Biển số
OF-207897
Ngày cấp bằng
27/8/13
Số km
2,728
Động cơ
342,757 Mã lực
Cụ hỏi dễ quá, còn link của cụ đâu, đây là hỏi lần thứ 2 rồi!
Đại úy Thệ khi vào dinh găp DVM thì nói: Báo cáo TT DVM tôi là đại úy Thệ :))
 

thanhvd

Xe tăng
Biển số
OF-8043
Ngày cấp bằng
15/8/07
Số km
1,216
Động cơ
533,203 Mã lực
Ông nhà báo bảo ông Tùng có tham gia, chứ ông không có bảo ông Thệ không tham gia. Có chổ bàn luôn về nhà báo Đức đây:
------------------------
1. Börries Gallasch: Ông này là nhân chứng “vững vàng” nhất, đơn giản vì những gì ông ấy viết ra là gần với thời điểm tranh cãi nhất và quan trọng là ông ấy chỉ có cơ hội “nói một lần”. Tuy nhiên, do trở ngại về ngôn ngữ nên những gì ông ấy nghe được thì phải thông qua lời người khác dịch lại. Chưa kể là về yếu tố “sáng tác” (cho người đọc phương Tây), Gallasch hoàn toàn có thể đã suy diễn, cá nhân hóa vấn đề theo góc nhìn của mình mà phân tích trên đây của tôi về việc viết lách là một ví dụ.
Có thể kể thêm một số mâu thuẫn giữa lời kể trong sách của Gallasch với các nhân chứng khác như sau:

- Kể về việc rời dinh Độc Lập ra Đài phát thanh, Gallasch viết: “chính ủy Tùng và một chiến sĩ nữa trèo lên chiếc xe Jeep thứ hai. Tôi đứng ngay cạnh đó, vừa bám chặt lấy ông ta, vừa năn nỉ bằng tiếng Pháp xin được đi theo và ông ta gật đầu. Đỉnh và tôi nhảy lên phía sau của xe Jeep; xe lăn bánh, chỉ có hai xe Jeep của chúng tôi chạy giữa một thành phố đang sôi sùng sục, nhưng dường như mọi lo sợ cũng bỗng nhiên biến mất”.

Còn lúc rời Đài phát thanh về Dinh thì Gallasch viết: “Thì ra, để thưởng công, tôi được phép lái chiếc xe Jeep đưa chính ủy Tùng trở lại dinh tổng thống. Chúng tôi đi ra đường, tôi ngồi vào tay lái, chính ủy Tùng ngồi bên cạnh. Nhưng tôi không gặp may, tôi không nổ được máy, không biết nổ máy một xe Jeep như thế nào? Người lái xe của chính ủy vốn đã không thích thú gì để tôi làm thay chức năng của anh ta, dứt khoát từ chối chỉ dẫn cho tôi cách nổ máy. Trong khi đó, chính ủy Tùng cũng hết kiên nhẫn chờ thêm. Chúng tôi trèo lên một xe khác”.

Thực tế thì sao? Ông Tùng không hề có xe Jeep nào cả, có thể ông đã đến dinh trên một chiếc xe tăng. Ngày hôm đó ông Tùng đi nhờ xe của ông Hà Huy Đỉnh. Chính trong cuộc hội thảo của Viện lịch sử quân sự năm 2005, ông Đỉnh cũng đã “đối chất” với ông Tùng về vấn đề này. Và suốt 45 năm qua, người ta cũng chả thể tìm được những chiến sĩ lữ 203 nào đi cùng với ông Tùng đến Đài phát thanh. Còn theo lời ông Gallasch thì chả lẽ ông chính ủy to như thế, chả lẽ lại không “điều khiển” được anh lính lái xe? Vậy thì làm sao yêu cầu ông trung đoàn phó đơn vị khác giao tù binh quan trọng bậc nhất cho mình như lời ông Trần Đăng Khoa đây?

Ở chiều ngược lại, những người có mặt trên xe ông Thệ đều được làm rõ, thậm chí đến cả vị trí ngồi: ở hàng ghế đầu có ông Thệ ngồi bìa phải, ông Dương Văn Minh ngồi giữa, ông Đào Ngọc Vân lái xe. Hàng ghế sau có ông Phùng Bá Đam (trợ lý cán bộ trung đoàn), ông Vũ Văn Mẫu, ông Nguyễn Khắc Nhu (trợ lý tác chiến E66); hai bên thành xe là ông Bàng Nguyên Thất (chiến sĩ thông tin) và ông Nguyễn Huy Hoàng (chiến sĩ thông tin).

- Kể về sự kiện xe tăng húc cổng dinh, Gallasch “văn” thế này: “Ba chiếc xe tăng với những lá cờ to quá khổ của Mặt trận Giải phóng đang lăn bánh tới cổng sắt hướng về khu vườn của dinh, súng bắn loạn xạ, trút đạn lên không trung. Những phát súng thể hiện niềm hân hoan, dàn giao hưởng của chiến thắng, phút giây của vinh quang! Chiếc xe tăng đầu tiên đã húc đổ cánh cổng, lăn bánh thẳng trên bãi cỏ nhằm chính hướng dinh lao tới, hai chiếc xe tăng còn lại vòng sang bên trái và bên phải, rồi cả ba xe tăng cùng dừng lại trước mặt tiền của dinh. Khoảng 20-30 xe tăng khác tiến vào theo. Tôi chạy ra ban công, chụp ảnh lia lịa. Thật là một khung cảnh ngoạn mục. Và rồi chỉ huy của chiếc xe tăng dẫn đầu, tay trái cầm súng, tay phải cầm cờ xông lên cầu thang, suýt xô ngã cả tôi”.

Thực tế thì sao? Chỉ có 2 xe tăng 843 và 390 “dẫn đầu”, đúng hơn là 843 dẫn đầu nhưng bị mắc kẹt ở cổng, 390 vượt lên húc đổ cổng chính. Trong khi đó theo Gallasch thì cả 3 xe tăng đều suôn sẻ lao đến đậu ngay trước mặt dinh. Người cầm cờ lên cắm dinh Độc Lập là đại úy Thận, đại đội trưởng, là ở xe tăng 438, mắc kẹt tại cổng phụ nên ông ấy phải xuống xe, chạy băng qua khuôn viên rộng giữa cổng và dinh, chứ không phải như mô tả của Gallasch là ở xe tăng đầu tiên húc cổng (tức là 390), đậu ngay trước mặt dinh. Đại đội 4 của ông Thận tấn công vào dinh có khoảng chục chiếc xe tăng thôi nhưng Gallasch lại “văn” lên thành 20-30 chiếc.

Đấy, chuyện ngay trước mắt hàng trăm người, hàng chục phóng viên báo ảnh các loại mà Gallasch kể có chính xác đâu? Ấy vậy mà những ông như Trần Đăng Khoa đã vội vơ vào mà hít hà: "Không tin ông này thì tin ai?”.

Cũng về tác phẩm của Gallasch, khi được chuyển thể sang tiếng Việt lại chứa đựng những mâu thuẫn mới, không rõ hữu ý hay vô tình.

Ví dụ như trong phần nói về sự xuất hiện của ông Tùng tại dinh Độc Lập, báo Tuổi Trẻ viết: Sự hoang mang chấm dứt khi người chỉ huy của quân giải phóng, chính ủy Bùi Văn Tùng xuất hiện”. Còn theo bản dịch của ông Trần Ngọc Quyên, Nguyên Tham tán Công sứ, Phó Đại sứ ĐSQ Việt Nam tại CHLB Đức, về sự kiện này như sau: Sự lộn xộn thực sự diễn ra khi tư lệnh Bộ chỉ huy tiếp nhận đầu hàng của chính phủ Cách mạng Lâm thời, chính ủy Bùi Văn Tùng tham gia vào kịch bản”. Cùng một sự việc, hai cách dịch trái ngược nhau!
Ông Gallasch hoàn toàn có thể “văn”, e không thể phủ nhận (ngay cả không cố ý “văn” thì việc kể lại bất kể chuyện gì thì nó cũng có í chủ quan rồi cụ).
Nhưng qua lời kể của ông này và diễn biến ông Tùng là người chấp nhận đầu hàng trên đài phát thanh thì có thể khẳng định: ông Tùng tuy không có đông đảo binh lính tháp tùng, vẫn đã đến Đài trước thời điểm lời tuyên bố của ông Minh được phát sóng; ông Tùng đã được tất cả chấp nhận là người có cấp bậc cao nhất bên phía QGP. Theo quy định của QĐ trong trường hợp này thì ông Tùng phải là người chỉ huy cao nhất và phải chịu trách nhiệm về nhiệm vụ mà mình chỉ huy.
Ông Tùng thì thừa sức nhận thức được tầm quan trọng của nhiệm vụ nên không thể lơ là, ví như để ông Thệ soạn văn (mà tại hiện trường chắc mọi người ai cũng phải chấp nhận văn ông Thệ không thể uy tín bằng văn tuyên huấn chuyên nghiệp của ông Tùng), hoặc để ông Minh livestream (nhỡ đâu ông lại kêu tử thủ thì bcm).
Cụ mà là ông Tùng thì có để ông Thệ (mặc dù có đông quân tháp tùng) can thiệp vào chuyên môn của mình trong trường hợp này không?
Lúc đó ông Thệ có muốn chơi nổi mà ông Tùng lừ mắt bảo lo bảo đảm trật tự đi, việc này tôi lo, thì ông Thệ cũng im thít thôi. Láo nháo ra toà án binh ngay.
 
Chỉnh sửa cuối:

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
11,385
Động cơ
513,563 Mã lực
ông Thệ quá xứng đáng Anh Hùng, từ đầu đến cuối toàn thấy vai trò quan trọng của ông Thệ được thể hiện qua phim ảnh tư liệu, còn ông Tùng thì chả thấy mặt mũi ở đâu chỉ thấy xuất hiện tí đoạn cuối qua lời kể
Ông Thệ được tuyên dương danh hiệu Anh Hùng là qua công lao của ông ấy chứ đâu dựa vào mặt mũi qua phim ảnh nhiều hay it.
 

kk2

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-812715
Ngày cấp bằng
18/5/22
Số km
1,079
Động cơ
8,990 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nên cụ đừng mang cái bánh mì ra so - với em thì câu chuyện cái ảnh kia chỉ là 1 lát mỏng bánh mì ôi!

Câu chuyện 390 cũng như chuyện cụ Thệ và cụ Tùng! Rõ ràng cụ Tùng chỉ mượn cảm xúc của người đọc + câu chuyện bản tuyên bố gốc được clone x3 bởi chính cụ ấy đã thấy hài rồi - theo đúng kịch bản của bộ SGK định viết lại thôi.

1985 thì cụ Thệ mới trung tá. Còn Đại tá Bùi Tùng lúc ý làm gì?
:))

Lịch sử muốn viết lại hả - em cho thêm vài lát bánh mì nữa là các cụ lại cãi nhau ỏm tỏi!

Ví dụ:
1. Thông báo hạm ở Hoa Thanh Táo!
2. Vụ Victory Rouge ăn thuỷ lôi chìm hết hay nổi lềnh phềnh gỡ hết hàng?!

Thế những anh hùng ở sự kiện kia có nên bị lôi ra đấu tố bánh mì không?
Quan điểm của riêng em họ vẫn là anh hùng - còn sự kiện thì rõ là được tuyên truyền vống lên. Và em có xem clip + có ảnh riêng trong bộ sưu tập với từng lát bánh mì

:))
Clip gốc đoạn ở cổng dinh của NBC để các cụ thấy là tay trích đoạn cổng chính kia nó crop có ý đồ cả đấy!
Em 390 bò được đến trước mặt dinh thì trên nóc cụ Thận đã kéo mợ nó xong cờ rồi. 20 năm trước em đưa đúng clip này cho cụ nhà em; Ông già nhà em ngồi xem clip này chán rồi mới đề nghị kíp 390 kể đúng trình tự câu chuyện cho đám lính mới nhà mình.

Các nhà báo nhà mình cãi nhau làm méo gì, bỏ vài chục ngàn $ mua bản quyền sự kiện phần NBC quay ở đài phát thanh - thế là đỡ 2 ông cãi nhau! Toàn con cháu phải đi mò clip về làm bánh mì
Em xem clip này mấy năm rồi: 843 húc cổng phụ (có thể là chiến thuật gì đó mà không húc cổng chính, không phải là xe mắc kẹt mà xe không vừa cổng phụ để vào), mở cổng ra để cụ Thận cầm cờ xông vào cắm. Khi cụ Thận đang chạy ở sân thì xe 390 có cụ Toàn húc đổ cổng chính và tiến ngay vào sân.

Từ sau tầng 9 của thớt này, nhiều cụ không chịu lội còm (có nhiều tư liệu mà các cụ khác đã post), đã còm như mứt!

Tóm lại, 4 cụ đều xứng đáng là anh hùng như nhiều anh hùng khác:
Cụ Thận: cho xe húc mở cổng đầu tiên (cổng phụ) và xông lên cắm cờ;
Cụ Toàn: xe 390 húc cổng chính, rồi cùng với cụ Thệ bộ binh dồn bắt nội các DVM vào một nơi;
Cụ Thệ: cùng cụ Toàn dồn bắt nội các DVM, cụ Thệ có soạn bản đầu hàng cho DVM nhưng không được sử dụng;
Cụ Tùng: soạn thảo bản tuyên bố đầu hàng cho DVM đọc, và cụ Tùng đọc lời chấp thuận đầu hàng.

Xông vào dinh Độc Lập lúc đấy hoàn toàn có thể bị ngã xuống bởi lực lượng bảo vệ dinh và nội các. Trước cửa ngõ SG, và sau lời tuyên bố đầu hàng của TT DVM vẫn có nhiều chiến sỹ tiếp tục ngã xuống do bị bòm chíu bởi các phần tử cực hữu.

Hình ảnh xe tăng 390 húc cổng chính trở thành biểu tượng của sự xụp đổ chế độ Ngụy quyền SG.

Ngoài ra, thời điểm đó cụ Minh đã như người của mình (giới chóp bu Hà Nội nắm rõ, các điệp viên cài cắm biết), được sắp xếp để tuyên bố đầu hàng tránh cho SG đổ nát, nhưng các cụ bộ đội trên đường hành quân tiến công không biết điều này. Công này cụ Minh cũng có phần đấy. Sau ngày 2/5 cụ Minh trở về biệt thự Hoa Lan sống yên bình, (và chắc chắn có sự bảo vệ của an ninh ta tránh phe đối lập với phần tử cực hữu SG bòm), đến năm 83 cụ Minh sang Pháp sống với con, rồi sau cùng sang Mỹ sống cùng con.

Về bản thảo đầu hàng cụ Minh đọc, ngày từ đầu Nhà nước ta đã xác định chính xác do cụ Tùng viết. Hình như năm 83 cụ Tùng về hưu. Đến năm 85 cụ Thệ mới nói là mình viết bản thảo đó, không hiểu tại sao cụ ấy lại làm thế??? Công thì vẫn có công, nhưng sách sử cần điều chỉnh viết lại cho chính xác.
 
Chỉnh sửa cuối:

kk2

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-812715
Ngày cấp bằng
18/5/22
Số km
1,079
Động cơ
8,990 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đại úy Thệ khi vào dinh găp DVM thì nói: Báo cáo TT DVM tôi là đại úy Thệ :))
Thông cảm đi cụ, một anh lính từ núi rừng tiến vào SG gặp TT Ngụy là trời gặp vực, có lỡ nói câu đó cũng bình thường.
 

Phán Thông

Xe buýt
Biển số
OF-761144
Ngày cấp bằng
26/2/21
Số km
854
Động cơ
51,504 Mã lực
Tuổi
50
Em xem clip này mấy năm rồi: 843 húc cổng phụ (có thể là chiến thuật gì đó mà không húc cổng chính, không phải là xe mắc kẹt mà xe không vừa cổng phụ để vào), mở cổng ra để cụ Thận cầm cờ xông vào cắm. Khi cụ Thận đang chạy ở sân thì xe 390 có cụ Toàn húc đổ cổng chính và tiến ngay vào sân.

Từ sau tầng 9 của thớt này, nhiều cụ không chịu lội còm (có nhiều tư liệu mà các cụ khác đã post), đã còm như mứt!

Tóm lại, 4 cụ đều xứng đáng là anh hùng như nhiều anh hùng khác:
Cụ Toàn: xe 390 húc cổng chính, rồi cùng với cụ Thệ bộ binh dồn bắt nội các DVM vào một nơi;
Cụ Thận: cắm cờ;
Cụ Thệ: cùng cụ Toàn dồn bắt nội các DVM, cụ Thệ có soạn bản đầu hàng cho DVM nhưng không được sử dụng;
Cụ Tùng: soạn thảo bản tuyên bố đầu hàng cho DVM đọc, và cụ Tùng đọc lời chấp thuận đầu hàng.
Xông vào dinh Độc Lập lúc đấy hoàn toàn có thể bị ngã xuống bởi lực lượng bảo vệ dinh và nội các. Trước cửa ngõ SG, và sau lời tuyên bố đầu hàng của TT DVM vẫn có nhiều chiến sỹ tiếp tục ngã xuống do bị bòm chíu bởi các phần tử cực hữu.

Ngoài ra, thời điểm đó cụ Minh đã như người của mình (giới chóp bu Hà Nội nắm rõ, các điệp viên cài cắm biết), được sắp xếp để tuyên bố đầu hàng tránh cho SG đổ nát, nhưng các cụ bộ đội trên đường hành quân tiến công không biết điều này. Công này cụ Minh cũng có phần đấy. Sau ngày 2/5 cụ Minh trở về biệt thự Hoa Lan sống yên bình, (và chắc chắn có sự bảo vệ của an ninh ta tránh phe đối lập với phần tử cực hữu SG bòm), đến năm 83 cụ Minh sang Pháp sống với con cái.

Về bản thảo đầu hàng cụ Minh đọc, ngày từ đầu Nhà nước ta đã xác định chính xác do cụ Tùng viết. Hình như năm 83 cụ Tùng về hưu. Đến năm 85 cụ Thệ mới nói là mình viết bản thảo đó, không hiểu tại sao cụ ấy lại làm thế??? Công thì vẫn có công, nhưng sách sử cần điều chỉnh viết lại cho chính xác.
Cụ Thệ chỉ bị cái phốt là không trung thực thôi, còn chiến đấu thì chắc cũng ra gì nên mới lên chức như thế, phỏng ạ.
 

kk2

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-812715
Ngày cấp bằng
18/5/22
Số km
1,079
Động cơ
8,990 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tiêu chí phong anh hùng của các cụ ngày xưa nó khắt khe quá, dễ đi 1 tý thì giờ đỡ cãi nhau!
Danh hiệu anh hùng nó là cả quá trình, nhưng nó cũng là khoảnh khắc (cụ La Văn Cầu, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót... là các anh hùng của khoảnh khắc).
Khoảnh khắc lịch sử 30/4/1975 tại Dinh độc lập và Đài phát thanh mà mới phong có 2 anh hùng thì ít quá!
Cụ Thận lao lên cắm cờ trên mục tiêu cuối cùng và có tính biểu tượng cao nhất, bất chấp hiểm nguy tiềm năng rình rập, đích thị là anh hùng xịn xò đét đèn đẹt!
Cụ Thệ chỉ huy cao nhất của lực lượng đông đảo nhất là bộ binh 66, có mặt sớm, nội cái việc ổn định trật tự tại Dinh ĐL, thể hiện đúng vị thế đàng hoàng của đoàn quân chiến thắng thôi là cũng xứng anh hùng rồi.
Cụ Tùng, nếu đúng là người soạn thảo văn bản đầu hàng cho bác Minh đọc, với cả tự mình đứng ra đại diện tuyên bố chấp nhận đầu hàng của chính quyền cũ, thì cực kỳ xứng đáng phong anh hùng ngay và luôn! Đến tận bây giờ sau gần 50 năm xem lại 2 văn bản này, thấy nó tuy đơn giản nhưng lại là đỉnh cao vầ tư duy, tầm vóc của người soạn.
Theo quan điểm cá nhân em thì thiên về cụ Tùng là người soạn văn bản cuối cùng cho bác Minh đọc. Chứ cụ Thệ cũng nhận thì có vẻ không hợp lý cho lắm.
Thứ nhất, bác nhà báo Đức kể có vẻ rất khách quan và logic (e bỏ qua lời kể của một nhân chứng là lính trực tiếp dưới quyền cụ Tùng, lính thường kể tốt cho thủ trưởng quá mức, kiểu như bác Trần Quỳnh viết về cụ Lê Duẩn; các nhân chứng thứ 3 VTV1 cũng xin bỏ qua vì e vốn tính vọng ngoại;))).
Thứ 2, khi ở Đài, sau khi xưng danh và xác định được đây là công việc mang đầy tính chính trị thì lúc đó đố bảo 1 Đại úy Trung đoàn phó bộ binh dám ý kiến với Trung tá Chính ủy Lữ đoàn. Ngoài vụ quy định về cấp bậc chức vụ trong quân đội (cấp bậc thấp phục tùng cấp bậc cao), thì nhiệm vụ này nó cũng là nhiệm vụ của bên chính trị, chứ không phải nhiệm vụ chiến đấu, cụ Thệ E phó thừa sức nhận biết.
Giả sử lúc đó mà cần chỉ huy chiến đấu để chống lại 1 cuộc tấn công của địch chẳng hạn, thì cụ Thệ có thể là chỉ huy trực tiếp, nhưng vẫn phải báo cáo với cụ Tùng.
Cụ Tùng tuyên bố chấp nhận đầu hàng, cũng có nghĩa lúc đó cụ ấy được tất cả công nhận là cấp chỉ huy cao nhất. Và văn bản bác Minh đọc đương nhiên cụ Tùng phải soạn/sửa/kiểm duyệt trước khi cho lên sóng, sơ sảy có mà đi tong sinh mệnh chính trị đấy ạ.
Xét trình độ chuyên môn của cụ Tùng, cụ Thệ tại thời điểm đó và văn bản đầu hàng đã tuyên, em không nghi ngờ chút nào việc cụ Tùng là tác giả.

P/S: Ngày xưa phong anh hùng khó thật! Em nhớ quãng 200x, sếp em chỉ vì nghĩ ra cái trò thêm đuôi Holdings vào sau tên công ty mà suýt được phong anh hùng, hài vcd=))
Cụ Minh lúc đó coi như là người của ta, được sắp xếp làm TT để tuyên bố đầu hàng vào thời điểm hợp lý. Chứ bình thường đâu dễ xông vào dinh TT như thế, bị bòm chíu như chơi bởi lực lượng bảo vệ: cổng sắt có điện (đã được chủ động cắt), súng chống tăng, đặc vụ, ... Các cụ bộ đội hành quân tiến công không biết điều này mà dám ầm ầm xông vào là quá anh hùng. Cổng mà còn điện thì kíp xe 843 dự thành than, đội súng chống tăng mà còn thì 843, 390 bay nóc.

Đã có lần cụ Minh kể phải đợi xe tăng tiến vào SG mới dám đầu hàng, đầu hàng sớm cấp dưới nó bòm chíu ngay, dù kè kè bên cụ Minh đã có ít nhất 2 điệp viên của ta bảo vệ rồi. Ngay đầu buổi sáng 30/4 cụ Minh đã tuyên bố đầu hàng, đợi bàn giao; trưa 30/4 tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.
 

Bachsima

Xe lăn
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,035
Động cơ
430,790 Mã lực
Ông nhà báo bảo ông Tùng có tham gia, chứ ông không có bảo ông Thệ không tham gia. Có chổ bàn luôn về nhà báo Đức đây:
------------------------
1. Börries Gallasch: Ông này là nhân chứng “vững vàng” nhất, đơn giản vì những gì ông ấy viết ra là gần với thời điểm tranh cãi nhất và quan trọng là ông ấy chỉ có cơ hội “nói một lần”. Tuy nhiên, do trở ngại về ngôn ngữ nên những gì ông ấy nghe được thì phải thông qua lời người khác dịch lại. Chưa kể là về yếu tố “sáng tác” (cho người đọc phương Tây), Gallasch hoàn toàn có thể đã suy diễn, cá nhân hóa vấn đề theo góc nhìn của mình mà phân tích trên đây của tôi về việc viết lách là một ví dụ.
Có thể kể thêm một số mâu thuẫn giữa lời kể trong sách của Gallasch với các nhân chứng khác như sau:

- Kể về việc rời dinh Độc Lập ra Đài phát thanh, Gallasch viết: “chính ủy Tùng và một chiến sĩ nữa trèo lên chiếc xe Jeep thứ hai. Tôi đứng ngay cạnh đó, vừa bám chặt lấy ông ta, vừa năn nỉ bằng tiếng Pháp xin được đi theo và ông ta gật đầu. Đỉnh và tôi nhảy lên phía sau của xe Jeep; xe lăn bánh, chỉ có hai xe Jeep của chúng tôi chạy giữa một thành phố đang sôi sùng sục, nhưng dường như mọi lo sợ cũng bỗng nhiên biến mất”.

Còn lúc rời Đài phát thanh về Dinh thì Gallasch viết: “Thì ra, để thưởng công, tôi được phép lái chiếc xe Jeep đưa chính ủy Tùng trở lại dinh tổng thống. Chúng tôi đi ra đường, tôi ngồi vào tay lái, chính ủy Tùng ngồi bên cạnh. Nhưng tôi không gặp may, tôi không nổ được máy, không biết nổ máy một xe Jeep như thế nào? Người lái xe của chính ủy vốn đã không thích thú gì để tôi làm thay chức năng của anh ta, dứt khoát từ chối chỉ dẫn cho tôi cách nổ máy. Trong khi đó, chính ủy Tùng cũng hết kiên nhẫn chờ thêm. Chúng tôi trèo lên một xe khác”.

Thực tế thì sao? Ông Tùng không hề có xe Jeep nào cả, có thể ông đã đến dinh trên một chiếc xe tăng. Ngày hôm đó ông Tùng đi nhờ xe của ông Hà Huy Đỉnh. Chính trong cuộc hội thảo của Viện lịch sử quân sự năm 2005, ông Đỉnh cũng đã “đối chất” với ông Tùng về vấn đề này. Và suốt 45 năm qua, người ta cũng chả thể tìm được những chiến sĩ lữ 203 nào đi cùng với ông Tùng đến Đài phát thanh. Còn theo lời ông Gallasch thì chả lẽ ông chính ủy to như thế, chả lẽ lại không “điều khiển” được anh lính lái xe? Vậy thì làm sao yêu cầu ông trung đoàn phó đơn vị khác giao tù binh quan trọng bậc nhất cho mình như lời ông Trần Đăng Khoa đây?

Ở chiều ngược lại, những người có mặt trên xe ông Thệ đều được làm rõ, thậm chí đến cả vị trí ngồi: ở hàng ghế đầu có ông Thệ ngồi bìa phải, ông Dương Văn Minh ngồi giữa, ông Đào Ngọc Vân lái xe. Hàng ghế sau có ông Phùng Bá Đam (trợ lý cán bộ trung đoàn), ông Vũ Văn Mẫu, ông Nguyễn Khắc Nhu (trợ lý tác chiến E66); hai bên thành xe là ông Bàng Nguyên Thất (chiến sĩ thông tin) và ông Nguyễn Huy Hoàng (chiến sĩ thông tin).
Theo lời kể của chiến sĩ liên lạc của ông Tùng(có link lời kể trong thớt- https://tuoitrethudo.com.vn/gap-chien-si-lien-lac-cua-chinh-uy-bui-tung-195285.html), đi theo ông Tùng có ông Phúc(liên lạc viên) và ông Quý(trợ lý tham mưu), khi đến Đài thì ông Phúc đi bằng việc nhờ xe dân, đến Đài thì thấy hai xe Jeep, như vậy ngoài xe chở ông Minh có xe của ông Tùng, cũng là xe Jeep. Xe Jeep thuộc sở hữu của ai thì theo ông Đỉnh là của ông Đỉnh.
Qua việc này thấy: bộ đội thiết giáp không có xe Jeep theo đoàn (ông Tùng theo một bài báo đến Dinh bằng xe bọc thép K63 xuất xứ TQ) nên trưng dụng xe của bất cứ ai gần đó, khi về cũng vậy, như vậy lời kể của Gallasch không có gì mâu thuẫn cả, vẫn là ông Tùng đi xe Jeep đến Đài, qua lời kể là xe trưng dụng (của ông Đỉnh-theo lời ông này)
- Kể về sự kiện xe tăng húc cổng dinh, Gallasch “văn” thế này: “Ba chiếc xe tăng với những lá cờ to quá khổ của Mặt trận Giải phóng đang lăn bánh tới cổng sắt hướng về khu vườn của dinh, súng bắn loạn xạ, trút đạn lên không trung. Những phát súng thể hiện niềm hân hoan, dàn giao hưởng của chiến thắng, phút giây của vinh quang! Chiếc xe tăng đầu tiên đã húc đổ cánh cổng, lăn bánh thẳng trên bãi cỏ nhằm chính hướng dinh lao tới, hai chiếc xe tăng còn lại vòng sang bên trái và bên phải, rồi cả ba xe tăng cùng dừng lại trước mặt tiền của dinh. Khoảng 20-30 xe tăng khác tiến vào theo. Tôi chạy ra ban công, chụp ảnh lia lịa. Thật là một khung cảnh ngoạn mục. Và rồi chỉ huy của chiếc xe tăng dẫn đầu, tay trái cầm súng, tay phải cầm cờ xông lên cầu thang, suýt xô ngã cả tôi”.

Thực tế thì sao? Chỉ có 2 xe tăng 843 và 390 “dẫn đầu”, đúng hơn là 843 dẫn đầu nhưng bị mắc kẹt ở cổng, 390 vượt lên húc đổ cổng chính. Trong khi đó theo Gallasch thì cả 3 xe tăng đều suôn sẻ lao đến đậu ngay trước mặt dinh. Người cầm cờ lên cắm dinh Độc Lập là đại úy Thận, đại đội trưởng, là ở xe tăng 438, mắc kẹt tại cổng phụ nên ông ấy phải xuống xe, chạy băng qua khuôn viên rộng giữa cổng và dinh, chứ không phải như mô tả của Gallasch là ở xe tăng đầu tiên húc cổng (tức là 390), đậu ngay trước mặt dinh. Đại đội 4 của ông Thận tấn công vào dinh có khoảng chục chiếc xe tăng thôi nhưng Gallasch lại “văn” lên thành 20-30 chiếc.

Đấy, chuyện ngay trước mắt hàng trăm người, hàng chục phóng viên báo ảnh các loại mà Gallasch kể có chính xác đâu? Ấy vậy mà những ông như Trần Đăng Khoa đã vội vơ vào mà hít hà: "Không tin ông này thì tin ai?”.

Cũng về tác phẩm của Gallasch, khi được chuyển thể sang tiếng Việt lại chứa đựng những mâu thuẫn mới, không rõ hữu ý hay vô tình.

Ví dụ như trong phần nói về sự xuất hiện của ông Tùng tại dinh Độc Lập, báo Tuổi Trẻ viết: Sự hoang mang chấm dứt khi người chỉ huy của quân giải phóng, chính ủy Bùi Văn Tùng xuất hiện”. Còn theo bản dịch của ông Trần Ngọc Quyên, Nguyên Tham tán Công sứ, Phó Đại sứ ĐSQ Việt Nam tại CHLB Đức, về sự kiện này như sau: Sự lộn xộn thực sự diễn ra khi tư lệnh Bộ chỉ huy tiếp nhận đầu hàng của chính phủ Cách mạng Lâm thời, chính ủy Bùi Văn Tùng tham gia vào kịch bản”. Cùng một sự việc, hai cách dịch trái ngược nhau!
Gallasch chỉ thấy những gì trong góc nhìn của mình và không có sản phẩm chụp đúng lúc hai xe 843 và xe 390 húc cổng, điều này cho thấy các lời kể không có bằng chứng phim ảnh kèm theo dễ bị sai lệch, thế mới cần đến phối kiểm lời kể. Lời kể của Gallasch đáng chú ý nhất là những phần ông này tham gia trực tiếp và có thể phối kiểm với lời kể của liên lạc viên Phúc của ông Tùng
 
Chỉnh sửa cuối:

Bachsima

Xe lăn
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,035
Động cơ
430,790 Mã lực
Việc các phóng viên ít người chụp ảnh quay phim lúc xe tăng lao vào có thể hiểu được khi ta có góc nhìn về cổng Dinh thời điểm đó (cắt từ clip Chuyện thật trưa 30/4/1975 - https://www.youtub e.com/watch?v=6CTucp7rHMU):
DinhDocLap.30.04.1975.Tank.HucCong.jpg


Phóng viên David bỏ máy không quay, khả năng do sợ lính tăng nhầm với việc quỳ bắn RPG, vì vậy có thể hiểu được việc Gallasch không ghi lại được chính xác những gì xảy ra tại cổng Dinh, cũng do không có ảnh. Nó khác với lúc Galasch tham gia trực tiếp ở Đài, ông nhớ cả màu giấy ghi văn bản xin hàng.
 

Bachsima

Xe lăn
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,035
Động cơ
430,790 Mã lực
THeo link này: https://cand.com.vn/thoi-su/Thay-chong-mang-sach-quy-tang-Viet-Nam-i160915/
"Từ trên ban công Dinh Độc Lập, Borries Gallasch đã chụp được những tấm ảnh đoàn xe tăng quân giải phóng húc đổ cánh cổng, tiến vào Dinh Độc Lập, rồi hình ảnh chỉ huy chiếc xe cầm cờ giải phóng xông vào cầu thang rồi chạy ra ban công kéo cờ lên. Sau đó Borries Gallasch chứng kiến việc Dương Văn Minh đầu hàng quân Giải phóng và bị Phạm Xuân Thệ cùng một vài chiến sĩ áp giải đến đài phát thanh."
thì Gallasch có chụp được ảnh thời điểm cở cổng Dinh, tuy nhiên vẫn viết ra thế, như vậy không có ảnh đúng thời điểm tranh cãi:
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
8,007
Động cơ
323,826 Mã lực
Tông vào thôi, sập đâu mà sập. Dừng lại ở cổng phụ (ko biết kẹt, hay chết máy, hay thận trọng ko dám vào tiếp, hay cái gì gì thì ko biết). Xe tăng húc đổ cổng dinh là 390 và cũng là cái đầu tiên vào dinh.
Nhưng vẫn sau ông Thận cụ ạ.😅
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
8,007
Động cơ
323,826 Mã lực
Cụ nói lung tung. Có 2 xe đi ra đài phát thanh cùng lúc. Xe đầu là đội bộ binh của anh Thệ cùng với Dương Văn Minh. Xe đi sát sau là anh Tùng cùng ông phóng viên người Đức. Về bản chất thì cùng một đội dẫn giải cả.

Tình huống này thì thông tin từ anh phóng viên có vẻ chân thực nhất, vì phóng viên quốc tế lúc ấy họ đếch biết anh Tùng với anh Thệ là anh nào cả, 2 anh như nhau nên họ nói sát sự thật nhất.

Còn việc không có đồng đội đi cùng thì dễ hiểu, vì bên thiết giáp làm gì có sẵn người như bộ binh. Chả nhẽ vứt mie xe tăng ở đấy để đi ra đài à. .
Có, có anh trợ lý, cận vệ do không được ngồi cùng xe thủ trưởng nên đi nhầm mợ nó sang đài truyền hình( do dân sg cũng amato chỉ sai). Lúc lộn lại đài phát thanh thì thủ trưởng đã chễm chệ ở trong viết tuyên bố đầu hàng. Nhẽ đang vui chiến thắng lại kỷ luật tay cận vệ cụ nhể😁
 

Bachsima

Xe lăn
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,035
Động cơ
430,790 Mã lực
Nhưng vẫn sau ông Thận cụ ạ.😅
Nói chung chuyện ở cổng thì rõ rồi: Húc cổng 390, 843 húc cổng phụ bất thành, từ 843 cụ Thận nhảy xuống chạy lên cắm cờ, cụ Thận chạy trước khi 390 vào được sân.
Như vậy hành động húc đổ cổng chính không liên quan đến ông Thận, việc cắm cờ không thấy liên quan đến kíp xe 390.
Rất tiếc sự rành mạch trên chỉ có được khi có các ảnh chụp nhiều góc độ, clip quay trực tiếp của truyền thông phương Tây. Như vậy về việc ghi nhận sự kiện, phía ta hồi đó còn bất cập, bất cập đó, đến giờ vẫn chưa thấy được khắc phục, dù về phương tiện có thể khác xưa.
 

thichlexus

Xe điện
Biển số
OF-20947
Ngày cấp bằng
9/9/08
Số km
2,968
Động cơ
534,517 Mã lực
Nơi ở
Quán bia hơi
Chắc chắn ông Dương Văn Minh có viết hồi ký hoặc kể chuyện lại, sao không căn cứ vào đó chứ tin gì vào mấy anh nhà báo nước ngoài nhỉ.
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
8,007
Động cơ
323,826 Mã lực
Nói chung chuyện ở cổng thì rõ rồi: Húc cổng 390, 843 húc cổng phụ bất thành, từ 843 cụ Thận nhảy xuống chạy lên cắm cờ, cụ Thận chạy trước khi 390 vào được sân.
Như vậy hành động húc đổ cổng chính không liên quan đến ông Thận, việc cắm cờ không thấy liên quan đến kíp xe 390.
Rất tiếc sự rành mạch trên chỉ có được khi có các ảnh chụp nhiều góc độ, clip quay trực tiếp của truyền thông phương Tây. Như vậy về việc ghi nhận sự kiện, phía ta hồi đó còn bất cập, bất cập đó, đến giờ vẫn chưa thấy được khắc phục, dù về phương tiện có thể khác xưa.
Cụ chuẩn rồi, nhưng đảo tý cái 843 lên trước 390 thì nét hơn. Cụ bomy kia không biết có phải người trong cuộc không mà có niềm tim sắt đá thật.😄 Không ngoại trừ do lúc ấy sự việc nhanh và hỗn loạn, người thật cũng chỉ quan sát được 1 góc giống như cầu thủ trên sân nên vẫn tưởng giác quan của mình là đúng, cho đến khi xem lại băng quay chậm thì mới ...ối rồi ôi😅
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top