[Funland] Liệu cụ Tùng có thành Anh Hùng?

Phán Thông

Xe buýt
Biển số
OF-761144
Ngày cấp bằng
26/2/21
Số km
902
Động cơ
51,504 Mã lực
Tuổi
50
4 cụ đều xứng đáng là anh hùng:
Cụ Toàn: xe 390 húc cổng chính;
Cụ Thận: cắm cờ;
Cụ Thệ: xông vào bắt nội các Tổng thống;
Cụ Tùng: soạn thảo bản tuyên bố đầu hàng cho cụ Minh đọc, và cụ Tùng đọc lời chấp thuận đầu hàng.
PS: Cụ Thệ nhận đoạn soạn thảo và phủ cụ Tùng là không chấp nhận được.
Tóm lại là cụ Thệ có vẻ không trung thực nhỉ.
Tranh từ quả viết tuyên bố đầu hàng cho đến lá cờ.
 

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,256
Động cơ
149,574 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em thấy có lẽ lời anh cấp dưới của ông Tùng nói thế này là hợp lý hơn cả.

Anh Thệ có thể cũng có soạn một bản đầu hàng thật, nhưng nó không được sử dụng. Câu truyện của anh kể mới chỉ là một nửa của sự thật.


Hai chúng tôi vội chạy bộ ra cổng dinh. Lúc đó, dân Sài Gòn đã đổ về đây rất đông. Chúng tôi nhờ một thanh niên đi xe máy đưa đến đài phát thanh nhưng hóa ra lại đến Trung tâm Vô tuyến truyền hình. Tôi lại nhờ người đưa đến Đài phát thanh. Đến Đài phát thanh, tôi thấy có 2 chiếc xe Jeep đỗ ở phía trái sân. Tôi ôm súng đi lên. Qua tầng 1 thấy có một nhóm bộ đội ta đang túm tụm làm việc gì đó nhưng không thấy Chính ủy Tùng. Tôi đi thẳng lên tầng 2, thấy phòng tiếp khách mở cửa, tôi đi vào. Mừng quá! Chính ủy Tùng đây rồi!

Trên một dãy ghế trong phòng có mấy người ngồi, trước mặt là một cái bàn thấp. Chính ủy Bùi Văn Tùng ngồi cách ông Dương Văn Minh hai người. Khộng khí trong phòng có vẻ trầm lặng. Tôi tiến lại đứng cạnh Thủ trưởng của mình và đưa cho ông tờ giấy tôi ghi lời dặn của Lữ trưởng là Chính ủy phải kiểm tra mật danh của nhóm người dẫn giải Dương Văn Minh. Tờ giấy ấy và cả chiếc bút bi là tôi vừa lấy ở Trung tâm Vô tuyến truyền hình để ghi lời dặn của Lữ trưởng chứ lính chiến lúc ấy lấy đâu ra giấy bút!

Một lát sau, tôi thấy một người đeo xà cột chéo trước ngực tiến tới trước mặt Dương Văn Minh và đưa cho ông ta một tờ giấy. Ông Minh xem lướt qua và nói với người đó: “Chữ thượng cấp viết thế này, tôi không đọc được”. Nghe ông Minh nói vậy, Chính ủy Tùng vội với tay lấy tờ giấy từ tay ông Minh, đọc lướt qua rồi nói dằn giọng: “Tại sao lại viết là Tổng thống Việt Nam Cộng hòa? Nếu viết như vậy hóa ra công nhận Việt Nam cộng hòa là một quốc gia có chủ quyền và thế là mình đi xâm lược à?”.

Thấy vậy, ông Minh ngơ ngác có vẻ không hiểu chuyện gì. Người đeo xà cột lấy lại tờ giấy từ tay Chính ủy Tùng rồi nói: “Thôi, ta không làm được thì để gọi cán bộ tuyên huấn lên họ làm”. Chính ủy Tùng hỏi: “Cán bộ tuyên huấn nào?”. Người đeo xà cột đáp: “Cán bộ tuyên huấn trung đoàn”. Hình như lúc đó Chính ủy Tùng nhớ đến lời dặn của Lữ trưởng do tôi vừa truyền đạt, ông hỏi ngay: “Vậy anh là ai?”.

Người ấy đáp: “Tôi là Phạm Xuân Thệ, Trung đoàn phó Trung đoàn 66, đoàn Đông Sơn, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2. Còn anh là ai?”. Chính ủy Tùng trả lời: “Tôi là Bùi Tùng, Chính ủy Lữ đoàn Xe tăng 203, Quân đoàn 2”. Rồi Chính ủy Tùng quay sang Dương Văn Minh bảo: “Bây giờ ông Minh sẽ nói theo ý tôi”. Ông Minh nói: “Thượng cấp muốn tôi nói thế nào thì xin viết ra giấy”.

Chính ủy Tùng lấy một tờ giấy pơ luya màu xanh trong tập giấy có sẵn trên bàn và bắt đầu viết. Ông vừa viết vừa suy nghĩ có vẻ rất thận trọng nên rất lâu, phải đến khoảng 10 phút mới xong. Ông đưa tờ giấy cho Dương Văn Minh và nói: “Ông xem đi. Có vấn đề gì cần đề nghị thì nói”. Ông Minh đọc xong, thò tay vào túi áo dưới của mình lấy bút ra viết thêm hai chữ “Đại tướng” vào sau chữ “Tôi” và gạch hai chữ “Tổng thống” trong văn bản đi rồi vừa trả lại cho Chính ủy Tùng, vừa nói: “Xin thượng cấp cho bỏ hai chữ Tổng thống và xin chỉ đọc là Đại tướng Dương Văn Minh thôi”.

Chính ủy Tùng nói ngay bằng giọng cương quyết: “Tôi biết ông mới chỉ làm Tổng thống được có 3 ngày nhưng vẫn là Tổng thống. Nếu ông không xưng danh là Tổng thống thì làm sao có thể lệnh giải tán được chính quyền?”. Thêm vài câu trao đổi nữa, Chính ủy Tùng đồng ý để ông Minh xưng danh là: “Tôi, Đại tướng Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Sài Gòn”. Như vậy, văn bản này ngoài chữ viết của Chính ủy Bùi Tùng còn có hai chữ “Đại tướng” do ông Dương Văn Minh viết thêm vào. Tiếp đó Chính ủy Tùng yêu cầu ông Minh không đọc trực tiếp mà phải đọc vào máy ghi âm để dùng băng ghi âm phát lên đài.

Ông Phúc kể tiếp:

- Khi các nhân viên của đài làm công tác chuẩn bị phát sóng xong thì ông Minh, nhà báo Tây Đức đem theo máy ghi âm vào phòng phát thanh. Nhóm cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 66 cùng theo vào nhưng Chính ủy Tùng và tôi không vào phòng đó mà chỉ ở bên ngoài nhìn vào.

- Có phải vì thế mà trong bức ảnh chụp ông Dương Văn Minh và nhà báo Tây Đức ngồi trước bàn có chiếc máy ghi âm trong phòng phát thanh chuẩn bị phát sóng, xung quanh có Phạm Xuân Thệ và một số anh em Trung đoàn 66 nhưng không có Chính ủy Bùi Tùng?

- Đúng thế! - ông Phúc khẳng định - theo tôi, có lẽ lúc đó Chính ủy Tùng chỉ nghĩ rằng mình vừa làm xong một nhiệm vụ chưa hề bao giờ nghĩ tới và đang lo không biết mình làm như vậy là đúng hay sai? Sau khi xong việc, nhóm đồng chí Phạm Xuân Thệ tiếp tục đưa Dương Văn Minh về Dinh Độc Lập. Tôi và Chính ủy Tùng cũng về dinh. Ngay tối hôm đó, đơn vị chúng tôi bàn giao Dinh Độc Lập cho đơn vị khác để cơ động về đóng quân Tổng kho Long Bình.
 

Bachsima

Xe lăn
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,062
Động cơ
430,437 Mã lực
Đoạn phim mấy giây đó thể hiện ông Thệ rất xông xáo chủ động và đúng tác phong chỉ huy đám đông này. Trong khi ông Tùng chỉ đi theo đám đông. Việc 2 ông này ko biết nhau là khớp với các chi tiết
Nếu phân tích tý cho vui thì ông Thệ tay phải cầm K54 để sát thân đi rất nhanh bên cạnh ôgn Minh kiểu dẹp đường, các bộ đội cũng đi thành hai hàng nhưng không rõ súng, cử chỉ thong thả, không gấp gáp, cho thấy một cuộc bảo vệ mục tiêu đang được thực hiện. Ông Tùng đi theo một nhóm bên cạnh, không tham gia vào nhóm bảo vệ này. Có một khung hình còn cho thấy có một bộ đội đeo băng đỏ, không giống với nhóm ông Tùng và cả nhóm ông Thệ.
Từ các chi tiết này mà kết luận được hai ông không biết hay không trao đổi gì với nhau trước đó thì em lại thành nhà báo mất rồi.
Ảnh cắt từ clip đây:
PhamXuanThe.300475.jpg


Trên hình cũng thấy hai chiến sĩ chú ý đến ông Thệ, có khẩu hiệu gắn mũ, ngay rìa trái ảnh là nhóm chiến sĩ khác, có người đeo băng đỏ, đang bàn luận không có vẻ chú ý đến nhóm ông Thệ và cả ông Minh. Cũng trong clip "Chuyện thật..." này có đoạn xe Jeep lúc ra khỏi Dinh thì cũng có một chiến sĩ có buộc băng đỏ này hờm súng quan sát xung quanh rất kỹ, có lẽ băng đỏ là ký hiệu chỉ ra đây là lực lượng giải quyết chiến trường sau đánh chiếm cũng nên
 
Chỉnh sửa cuối:

White Dragon

Xe tăng
Biển số
OF-113625
Ngày cấp bằng
20/9/11
Số km
1,067
Động cơ
510,997 Mã lực
Tóm lại là cụ Thệ có vẻ không trung thực nhỉ.
Tranh từ quả viết tuyên bố đầu hàng cho đến lá cờ.
Cụ Thệ chỉ tranh quả chắp bút thôi, còn vụ cắm cờ thì không tranh.
Cụ Thệ không phải người viết (vì chữ xấu nên có viết cũng không ai đọc được), nhưng là chỉ huy bắt giữ chính quyền cũ đầu tiên, dẫn cụ Minh ra đài phát thanh và có tham gia ý kiến vào quá trình soạn thảo nên em nghĩ xét về công trạng của cụ Thệ vẫn là rất lớn.
 

Euro2CityStar

Xe lăn
Biển số
OF-345955
Ngày cấp bằng
9/12/14
Số km
11,089
Động cơ
387,247 Mã lực
Nơi ở
Quân khu bàn phím
View attachment 7212206

View attachment 7212208

Làm việc với Dương Văn Minh, mà nói thẳng ra là người bắt giữ nội các chính quyền Sài Gòn nếu theo danh sách ở trên thì khó có thể là cụ Thệ được.

Khi đó có 2 ông trung tá. Một ông là Lữ đoàn trưởng, một ông là Chính ủy thì một ông Đại Úy không đủ tuổi để lấn sân.
bộ CT đã bàn và ra nghị quyết miệng là không bàn về việc này , khỏi tranh công giữa ông bánh lốp với ông bánh xích từ lâu rồi . vinh quang là của tập thể Đ ảng
 

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,428
Động cơ
513,568 Mã lực
Nhất trí với cụ. Tuy nhiên theo những gì em cảm nhận, thì phía "đi tìm sự thật lịch sử" đang cố gieo vào đầu người đọc, người xem là cụ Thệ được phong anh hùng chỉ vì nhõn cái thành tích "ảo" là "viết bản tuyên bố đầu hàng" thôi.
Việc cụ Thệ được phong Anh Hùng theo mình cũng xứng đáng vì bề dày công lao thành tích của cụ đó. Còn sự lăn tăn cũng chỉ ở khía cạnh về phẩm chất trung thực của người Anh Hùng về bản tuyên bố đầu hàng của DVM thôi. Điều này không phải là tất cả.
 

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,428
Động cơ
513,568 Mã lực
Sao hồi ấy không lấy thông tin từ ông Dương Văn Minh cùng đoàn cán bộ chính quyền SG có mặt lúc đó để đối chiếu nhỉ. Kiểu gì mấy cụ ấy chẳng kể cho con cháu nó nghe. Nghe từ nhiều phía có phải hơn ko?
Nghe vậy hoá ra nghe thông tin từ phía đối phương à?
 

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
8,859
Động cơ
205,475 Mã lực
Cụ Minh di cư từ 1983 rồi, trước khi có tranh cãi.
 

White Dragon

Xe tăng
Biển số
OF-113625
Ngày cấp bằng
20/9/11
Số km
1,067
Động cơ
510,997 Mã lực
Nếu nói đầu tiên xông vào thì phải là đại đội 4 xe tăng lữ 203. Ông Thận và ông Toàn lữ 203 mới là người xông vào dinh đầu tiên, 1 ông cầm cờ, 1 ông cắp ak, lính xe tăng chĩa sẵn súng pháo vào dinh sẵn sàng trấn áp, còn húc cả vào cửa kính chưa mở. Ông Thận lao lên cắm cờ, ông Toàn lao vào phòng nội các. Bộ binh e66 phối thuộc đi sau đội hình tăng thiết giáp. Còn lúc tràn ngập rồi thì cụ Thệ bộ binh phải chia quân làm nv là đúng rồi. Không lẽ mấy ông tăng bỏ xe để đi làm cv của bb ư. Nên cả ông Thệ và ông Tùng đều là vào sau hết.😅 mà lên được chính ủy thì cũng phải leo từ chính trị viên, đều phải xông pha tuyến đầu mũi tên hòn đạn hết, nếu sau thì chỉ có sau đại trưởng chứ không phải chỉ " văn hay chữ tốt" ngồi chờ tranh công như thời nay các cụ tưởng tượng đâu. Ông Toàn xe 390 cũng ctv đại đội đấy thôi.🤣
Nói như cụ thì cũng đúng vì đương nhiên là xe tăng vào trước rồi, nhưng cụ Thệ vào ngay sau hai xe tăng nên có thể nói là vào cùng thời điểm.
Còn cụ Tùng thì mãi sau mới đến.
Còn nói cụ Tùng "văn hay chữ tốt" ý là chính ủy thì sẽ giỏi hơn về việc văn bản, nói năng chứ em không có ý nói cụ Tùng không xông pha chiến đấu.
Lúc về hưu, cụ Tùng lên đến Đại Tá cũng là rất to rồi.
 

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,428
Động cơ
513,568 Mã lực
Có nhân viên điều tra của quân đội, họ có quyền gặp bất cứ ai và chịu trách nhiệm về kết quả điều tra. Mấy ông "sử học" cũng chưa chắc được gặp lính đâu nhé, mà gặp được ông Tùng là giỏi. Mà ảnh ộng Thệ với ông Minh đầy ra mà cụ cứ bảo không có là thế nào, thậm chí ông Tùng cũng không đi cùng xe với ông Minh, tất cả lính tráng là E66, cùng đơn vị với ông Thệ.

Chuyện soạn thảo kết luận đã xong, ai cũng có phần, giờ không to bằng chuyện ai đã nói câu "ông không còn gì để bàn giao!"
Chỉ dựa vào bức ảnh mà suy ra 2 ông cùng viết bản tuyên bố đầu hàng thì quá là phi lý. Cơ quan điều tra nào mà giỏi thế. Kết luận này liệu có đáng tin không?
 

Bachsima

Xe lăn
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,062
Động cơ
430,437 Mã lực
Cụ Thệ chỉ tranh quả chắp bút thôi, còn vụ cắm cờ thì không tranh.
Cụ Thệ không phải người viết (vì chữ xấu nên có viết cũng không ai đọc được), nhưng là chỉ huy bắt giữ chính quyền cũ đầu tiên, dẫn cụ Minh ra đài phát thanh và có tham gia ý kiến vào quá trình soạn thảo nên em nghĩ xét về công trạng của cụ Thệ vẫn là rất lớn.
Cụ Thệ tự nhận:
Bắt giữ nội các DVM (kèm câu "không có gì để bàn giao")
Ra đài phát thanh
Soạn thảo lời xin hàng của ông Dương Văn Minh

Nhận xét: Cứ tranh giành nhau như này thì thế hệ sau nó lại đổi sử thành môn tự chọn cho các lão thành cứ thế mà tranh cái danh không còn ai để ý tới.
 

Bachsima

Xe lăn
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,062
Động cơ
430,437 Mã lực
....................

Chuyện soạn thảo kết luận đã xong, ai cũng có phần, giờ không to bằng chuyện ai đã nói câu "ông không còn gì để bàn giao!"
Soạn thảo ai cũng có phần nên mới có chuyện hài anh trung tá chấp bút theo ý anh đại úy, mà lại có tin từ một cụ tướng (đưa trên thớt này) là đích thân anh úy chấp bút.
Riêng về cái văn bản xin hàng viết hộ ông Minh này, chỉ có mỗi ông Tùng nói được hai điểm mấu chốt là phải giải thể quân đội và chính quyền. Thực sự rất nể cái tầm của một người chính ủy kinh qua trận mạc.
Mà cứ bới lên mà vẫn với cách giải quyết thiên về suy diễn cảm tính thế này, tốt nhất làm cái poll để trên mạng cho mấy phím thủ vô mà tick, mà bình. Nếu xôm thì làm cái hội thảo theo ý đó. Không xôm thì .. cất kho cho phủ bụi. Cuộc chiến đã qua ấy, đã quá nhiều những anh hùng vô danh rồi, cần gì cố tạo sự hữu danh một cách cảm tính.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bachsima

Xe lăn
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,062
Động cơ
430,437 Mã lực
Lại tóm lại, văn bản đầu hàng đọc trưa ngày 30/4 nó cũng không phải sự cháy nhà chết người gì cả (vì đã có một bản tuyên bố buông súng đọc lúc 9h30 trước đó). Tuy nhiên nó là sự tuyên bố kết thúc chiến cuộc một cách rành mạch, dứt khoát và không cần lễ nghi thủ tục phức tạp nhưng lại xác lập một giai đoạn mới cho lịch sử đất nước rất chính xác cả về ngày giờ và nội dung.
Nếu so với việc Taliban tiến chiếm Kabul vừa xong thì bên ta xử lý vấn đề gọn đẹp hơn nhiều, và trong những giờ khắc cuối cùng của thể chế ấy, các nhà cầm quyền bên VNCH cũng có phong cách không tầm thường, thua một cách đàng hoàng, không gây tổn thất vô ích.
 

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
8,859
Động cơ
205,475 Mã lực
Lại tóm lại, văn bản đầu hàng đọc trưa ngày 30/4 nó cũng không phải sự cháy nhà chết người gì cả (vì đã có một bản tuyên bố buông súng đọc lúc 9h30 trước đó).
So thế sao được, sau 9h30 còn bao nhiêu người chết. Ông Minh không kiểm soát được quân đội nữa, không bảo ngưng được, ông cũng không chịu tự giác ra hàng, tuy nhiên công của ông là đã không ra lệnh tử thủ.

Lệnh đọc lúc 11h30 xác nhận quân ta đã vào Sài Gòn bắt được tổng thống. Cho nên dù ai ít thông tin, cũng hiểu là đã xong. Mấy tướng VNCH ở miền Tây gọi họp bàn chống trả thì cấp dưới đã trốn sạch.
 

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,428
Động cơ
513,568 Mã lực
Em thấy có lẽ lời anh cấp dưới của ông Tùng nói thế này là hợp lý hơn cả.

Anh Thệ có thể cũng có soạn một bản đầu hàng thật, nhưng nó không được sử dụng. Câu truyện của anh kể mới chỉ là một nửa của sự thật.


Hai chúng tôi vội chạy bộ ra cổng dinh. Lúc đó, dân Sài Gòn đã đổ về đây rất đông. Chúng tôi nhờ một thanh niên đi xe máy đưa đến đài phát thanh nhưng hóa ra lại đến Trung tâm Vô tuyến truyền hình. Tôi lại nhờ người đưa đến Đài phát thanh. Đến Đài phát thanh, tôi thấy có 2 chiếc xe Jeep đỗ ở phía trái sân. Tôi ôm súng đi lên. Qua tầng 1 thấy có một nhóm bộ đội ta đang túm tụm làm việc gì đó nhưng không thấy Chính ủy Tùng. Tôi đi thẳng lên tầng 2, thấy phòng tiếp khách mở cửa, tôi đi vào. Mừng quá! Chính ủy Tùng đây rồi!

Trên một dãy ghế trong phòng có mấy người ngồi, trước mặt là một cái bàn thấp. Chính ủy Bùi Văn Tùng ngồi cách ông Dương Văn Minh hai người. Khộng khí trong phòng có vẻ trầm lặng. Tôi tiến lại đứng cạnh Thủ trưởng của mình và đưa cho ông tờ giấy tôi ghi lời dặn của Lữ trưởng là Chính ủy phải kiểm tra mật danh của nhóm người dẫn giải Dương Văn Minh. Tờ giấy ấy và cả chiếc bút bi là tôi vừa lấy ở Trung tâm Vô tuyến truyền hình để ghi lời dặn của Lữ trưởng chứ lính chiến lúc ấy lấy đâu ra giấy bút!

Một lát sau, tôi thấy một người đeo xà cột chéo trước ngực tiến tới trước mặt Dương Văn Minh và đưa cho ông ta một tờ giấy. Ông Minh xem lướt qua và nói với người đó: “Chữ thượng cấp viết thế này, tôi không đọc được”. Nghe ông Minh nói vậy, Chính ủy Tùng vội với tay lấy tờ giấy từ tay ông Minh, đọc lướt qua rồi nói dằn giọng: “Tại sao lại viết là Tổng thống Việt Nam Cộng hòa? Nếu viết như vậy hóa ra công nhận Việt Nam cộng hòa là một quốc gia có chủ quyền và thế là mình đi xâm lược à?”.

Thấy vậy, ông Minh ngơ ngác có vẻ không hiểu chuyện gì. Người đeo xà cột lấy lại tờ giấy từ tay Chính ủy Tùng rồi nói: “Thôi, ta không làm được thì để gọi cán bộ tuyên huấn lên họ làm”. Chính ủy Tùng hỏi: “Cán bộ tuyên huấn nào?”. Người đeo xà cột đáp: “Cán bộ tuyên huấn trung đoàn”. Hình như lúc đó Chính ủy Tùng nhớ đến lời dặn của Lữ trưởng do tôi vừa truyền đạt, ông hỏi ngay: “Vậy anh là ai?”.

Người ấy đáp: “Tôi là Phạm Xuân Thệ, Trung đoàn phó Trung đoàn 66, đoàn Đông Sơn, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2. Còn anh là ai?”. Chính ủy Tùng trả lời: “Tôi là Bùi Tùng, Chính ủy Lữ đoàn Xe tăng 203, Quân đoàn 2”. Rồi Chính ủy Tùng quay sang Dương Văn Minh bảo: “Bây giờ ông Minh sẽ nói theo ý tôi”. Ông Minh nói: “Thượng cấp muốn tôi nói thế nào thì xin viết ra giấy”.

Chính ủy Tùng lấy một tờ giấy pơ luya màu xanh trong tập giấy có sẵn trên bàn và bắt đầu viết. Ông vừa viết vừa suy nghĩ có vẻ rất thận trọng nên rất lâu, phải đến khoảng 10 phút mới xong. Ông đưa tờ giấy cho Dương Văn Minh và nói: “Ông xem đi. Có vấn đề gì cần đề nghị thì nói”. Ông Minh đọc xong, thò tay vào túi áo dưới của mình lấy bút ra viết thêm hai chữ “Đại tướng” vào sau chữ “Tôi” và gạch hai chữ “Tổng thống” trong văn bản đi rồi vừa trả lại cho Chính ủy Tùng, vừa nói: “Xin thượng cấp cho bỏ hai chữ Tổng thống và xin chỉ đọc là Đại tướng Dương Văn Minh thôi”.

Chính ủy Tùng nói ngay bằng giọng cương quyết: “Tôi biết ông mới chỉ làm Tổng thống được có 3 ngày nhưng vẫn là Tổng thống. Nếu ông không xưng danh là Tổng thống thì làm sao có thể lệnh giải tán được chính quyền?”. Thêm vài câu trao đổi nữa, Chính ủy Tùng đồng ý để ông Minh xưng danh là: “Tôi, Đại tướng Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Sài Gòn”. Như vậy, văn bản này ngoài chữ viết của Chính ủy Bùi Tùng còn có hai chữ “Đại tướng” do ông Dương Văn Minh viết thêm vào. Tiếp đó Chính ủy Tùng yêu cầu ông Minh không đọc trực tiếp mà phải đọc vào máy ghi âm để dùng băng ghi âm phát lên đài.

Ông Phúc kể tiếp:

- Khi các nhân viên của đài làm công tác chuẩn bị phát sóng xong thì ông Minh, nhà báo Tây Đức đem theo máy ghi âm vào phòng phát thanh. Nhóm cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 66 cùng theo vào nhưng Chính ủy Tùng và tôi không vào phòng đó mà chỉ ở bên ngoài nhìn vào.

- Có phải vì thế mà trong bức ảnh chụp ông Dương Văn Minh và nhà báo Tây Đức ngồi trước bàn có chiếc máy ghi âm trong phòng phát thanh chuẩn bị phát sóng, xung quanh có Phạm Xuân Thệ và một số anh em Trung đoàn 66 nhưng không có Chính ủy Bùi Tùng?

- Đúng thế! - ông Phúc khẳng định - theo tôi, có lẽ lúc đó Chính ủy Tùng chỉ nghĩ rằng mình vừa làm xong một nhiệm vụ chưa hề bao giờ nghĩ tới và đang lo không biết mình làm như vậy là đúng hay sai? Sau khi xong việc, nhóm đồng chí Phạm Xuân Thệ tiếp tục đưa Dương Văn Minh về Dinh Độc Lập. Tôi và Chính ủy Tùng cũng về dinh. Ngay tối hôm đó, đơn vị chúng tôi bàn giao Dinh Độc Lập cho đơn vị khác để cơ động về đóng quân Tổng kho Long Bình.
Chỉ có trí tuệ, tầm nhìn và bản lĩnh của một chính ủy mới làm được điều đó. Có lẽ đây là một trong chìa khoá để trả lời câu hỏi ai là người thực sự viết bản tuyên bố đầu hàng cho Tổng thống DVM?
 

Belat Missan

Xe điện
Biển số
OF-779823
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
2,641
Động cơ
100,032 Mã lực
Cụ nào cũng xứng đáng cả, chốt sớm để đỡ cãi nhau.
 

Bachsima

Xe lăn
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,062
Động cơ
430,437 Mã lực
So thế sao được, sau 9h30 còn bao nhiêu người chết. Ông Minh không kiểm soát được quân đội nữa, không bảo ngưng được, ông cũng không chịu tự giác ra hàng, tuy nhiên công của ông là đã không ra lệnh tử thủ.

Lệnh đọc lúc 11h30 xác nhận quân ta đã vào Sài Gòn bắt được tổng thống. Cho nên dù ai ít thông tin, cũng hiểu là đã xong. Mấy tướng VNCH ở miền Tây gọi họp bàn chống trả thì cấp dưới đã trốn sạch.
Tầm đấy thì làm gì còn đụng độ nào lớn nữa, lúc đấy là rung lắc trên toàn lãnh thổ và toàn thể quân ngụy không còn ý chí kháng cự nữa rồi, nhưng kết sớm mà gọn như thế thì vui cho bên ta, vì không phải thương lượng, bàn soạn dài dòng với đối phương. Nghĩa là về quân sự thì việc đó không có gì lớn, nhưng về ct mà nói thì bản văn đầu hàng đã gói gọn các khúc mắc chỉ trong dăm dòng chữ và không cần đến sự rườm rà trong thủ tục cũng như phỉa huy động nhiều bộ máy liên quan.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top