Dù có thể lời khen của tôi sẽ bị hiểu sai nhưng tôi thật lòng chúc mừng bác Largo-Kent đã làm được căn hộ không rộng diện tích nhưng rất ngăn nắp, gọn gàng, đẹp. Quan trọng hơn, bác ấy rất hài lòng về căn hộ đã làm.
Tôi quả thật đọc đi đọc lại mà không dám có ý kiến nhận xét phản biện gì.
Tôi muốn nói chủ đề rộng hơn.
Nhà ở là vấn đề xã hội, nó phản ánh đời sống xã hội với sự đa dạng, khác biệt và phức tạp vốn có của nó.
Xã hội có nhiều quan điểm, phong cách, thói quen sống khác nhau, và do vậy nhà ở có rất nhiều phong cách, nhiều trường phái, nhiều cách làm nhà rất khác nhau. Khác nhau đến mức như nước với lửa.
Warren Buffett cho đến nay vẫn ở ngôi nhà bình thường ông mua mấy chục năm trước ở vùng quê ngoại thành giá hơn 10 ngàn $ (giá hiện nay có tăng lên rồi), khác với Bill Gate ở ngôi biệt thự tự động hóa giá cả trăm triệu $, nhưng hai ông (một người giàu số 1 một người giàu số 2 nước Mỹ) là bạn của nhau, luôn tôn trọng nhau, chung nhau góp hàng chục tỷ $ làm từ thiện.
Một người quen sống thoải mái, tuềnh toàng chút luôn thích cái bếp tủ hở, đồ đạc để linh tinh trên giá tường. Ngược lại một người ngăn nắp, chỉnh chu thường thích xong việc bếp phải chau chuốt không còn gì để bên ngoài...
Đó là sự khác nhau mà Chúa sinh ra gọi là tính nết, phong cách, tác phong, thói quen...
Ơn giời, chính sự khác nhau đó tạo ra sự phong phú, giàu có của xã hội và Chúa còn sinh ra rất nhiều giá trị nữa để loài người biết bỏ qua những khác biệt, thậm chí coi khác biệt là niềm vui, là sự giàu có để hướng đến các giá trị chung lớn lao hơn.
Ngày xưa, hồi bao cấp XHCN kiểu cũ, đã có chủ trương dân không được tự làm nhà, nhà phải do Nhà nước làm cho thống nhất. Và mẫu nhà giống nhau đều tăm tắp đã ra đời (như các khu lắp ghép tập thể vẫn còn tốn tại ở Thanh Xuân, Trung Tự...). Hồi đó, mọi người phải ở giống nhau, suy nghĩ giống nhau, nói năng giống nhau...
Ngày nay, người Việt ta, trong chừng mực nhất định, đã đạt tới sự thịnh vượng, ít nhất ở chỗ nhiều nhà đẹp hơn, mỗi nhà mỗi vẻ, bên ngoài có thể khác nhau nhưng nội thất thật là phong phú, đa dạng...
Sự đa dạng không chỉ do tính cách, thói quen chủ nhà. Nó còn do từng gia chủ họ xếp hạng ưu tiên các giá trị nào cao hơn cái nào giữa các mục tiêu (tôi đã nói trên) công năng, thẩm mỹ, độ bền đồ vật, chi phí. Ta không thể bắt người thu nhập hạn chế vét hết tiền nhà đủ để mua thô, chỉ còn vài chục triệu hoàn thiện nhà giống như anh nhà giàu không cần tính chi phí miến sao làm ngôi nhà anh ta đạt đẳng cấp với các trọc phú chơi sang.
Có người thuộc phái chỉnh chu, khoe của thì phải tìm KTS làm được theo yêu cầu cuả chủ, nhưng cũng có người muốn tiết kiệm tiền làm nhà, chỉ cần chỗ ở an toàn, sạch sẽ, dành tiền làm việc khác mà anh ta thấy hợp lý hơn...
Đó là bức tranh xã hội mà ai cũng cần tôn trọng. Sự tôn trong tính đa dạng của xã hội chính là tôn trọng chính mình.
Mọi người chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân của sự khác biệt, bỏ qua sự khác biệt để hướng đến gía trị chung.
Topic này vẫn đang tiếp tục tìm và hướng đến các giá trị chung.