[Funland] Nghịch lý Zê-nông

vanvuong

Xe điện
Biển số
OF-144813
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
2,624
Động cơ
366,862 Mã lực
Đây là 1 trong 3 nghịch lý khá nổi tiếng của Zê-nông, trong đó nghịch lý này nói rằng người chạy phía sau mặc dù chạy vs vận tốc lớn hơn nhưng không bao giờ bắt kịp người phía trước. Giả sử ở đây là Asin (một người có khả năng chạy nhanh như gió) với vận tốc V1 đuổi theo một chú rùa với vận tốc V2 ở khoảng cách S1. Theo đó để đuổi kịp chú rùa thì Asin phải chạy hết S1 trong thời gian T1, khi đó chú rùa đã đi thêm đc 1 đoạn S2, để đuổi kịp thì Asin lại phải đi hết quãng đường S2 vs thời gian T2, rùa lại đi thêm đc 1 đoạn lên phía trước, cứ như vậy sẽ có cách quãng đường S3, S4, S5..... vs các thời gian để chạy hết các quãng đường đó là T3, T4, T5.... Tuy rằng S1>S2>S3....>Sn nhưng sẽ có vô hạn các khoảng cách.
Từ đó ông kết luận: Một người không thể chạy hết quãng đường VÔ HẠN trong thời gian hữu hạn ---> Asin không bao giời đuổi kịp rùa !
Thoạt nghe thì có vẻ đúng nhưng mà ai cũng biết chỉ cần chạy nhanh hơn thì sẽ vượt qua được người phía trước mình. Vậy bài toán kia sai chỗ nào????
Bài toán kia sai ở chỗ Zê-nông đã ngộ nhận rằng quãng đường là VÔ HẠN.Thực ra quãng đường là hữu hạn. Ta thấy:
S2 = S1.(V2/V1)
S3 = S2.(V2/V1) = S1.(V2/V1)^2
.......................
Vì V2<V1 nên đây là cấp số nhân lùi vô hạn vs q=V2/V1. Tổng của một cấp số nhân lùi vô hạn là một số hữu hạn.
S= S1+S2+S3+...Sn+...= S1/(1-Q)
Với thời gian để chạy hết quãng đường T1, T2, T3 cũng giảm dần
Nói một cách dễ hiểu hơn thì để chạy hết các quãng đường S1,S2,S3,.... thì Asin ngày càng mất ít thời gian hơn. Dần dần thời gian để chạy hết quãng đường sẽ tiến tới 0 và Asin sẽ kịp rùa.
----------------------------------------



Đây là chiện ọp phò.
Người ta nhốt chung 1 ông TS toán học tốt nghiệp trường Nô mô Lô xốp và 1 ọp phò trong cùng 1 phòng giam.
đến bữa trưa, quản giáo vào đặt thức ăn ở đầu phòng rồi nói :
2 anh hãy chia nửa quãng đường từ chỗ các anh ngồi đến mâm cơm, sau đó tiếp tục bê ghế 1/2 quãng đương cho lần tiếp theo, tiếp tiếp.... đến khi nào tới mâm cơm thì được ăn :D
Ông TS gầm lên chửi rằng, nếu vậy ông ấy sẽ kiệt sức, chết đói, và KHÔNG BAO GIỜ có thể đến được mâm cơm :) .
Ông ọp phò không nói gì, cứ thế nhấc ghế đến để cạnh mâm cơm rồi hốc, viên quản giáo hỏi tại sao lại vậy. Nhồm nhoàm trả lời : tao biết, tao có thể ĐẾN ĐỦ GẦN để ăn cơm =)) .
 

wtpwt

Xe điện
Biển số
OF-32285
Ngày cấp bằng
25/3/09
Số km
3,553
Động cơ
503,663 Mã lực
Không biết. Vừa xem Seagame. Chạy tiếp sức, Việt Nam cầm gậy sau, chạy sau lại về đích trước. Cứ bắt mình vào cái hộp rồi nghĩ làm cái gì cho nó không thông.
 

Collin Powell

Xe tăng
Biển số
OF-577764
Ngày cấp bằng
6/7/18
Số km
1,051
Động cơ
378,968 Mã lực
Tuổi
55
Bé không học lớn lập thớt nhảm
 

TEPDIU

Xe tăng
Biển số
OF-53457
Ngày cấp bằng
23/12/09
Số km
1,246
Động cơ
462,269 Mã lực
Đây là bài toán giới hạn chứ có gì là ghê gớm đâu.

Giả sử khoảng cách từ Asin tới điểm Asin bắt kịp rùa là S*; => thời gian để Asin di chuyển quãng đường S* là t* = S*/V1

Vậy nghịch lý thổ tả kia đúng khi t -> t* (t tiến tới t*); còn khi t > t* thì nghịch cmn lý kia sai luôn rồi nhé :D
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top