Chẳng phải hên xui mà khứa của cụ có vấn đề. Nhìn ngoài thì lung linh chứ bản chất như nào bọn ĐSQ nó nhìn ra chứ cụ nhìn sao được.
Giám đốc có khi lại đang nợ đìa, xuất hiện ở mọi sổ đen
Cụ chỉ biết được một phần sự thật thôi. Những thứ cụ nói thường nó nằm ở hồ sơ, nhưng Mỹ nó là nước duy nhất phỏng vând visa trực tiếp mà không bắt nộp hồ sơ để kiểm tra trước, Điều này thể hiện nó coi nhẹ vấn đề giấy tờ mà đương đơn cung cấp đến thế nào. Nó đánh trượt là nhờ:
1. Kiểm tra nói dối nhờ thiết bị theo dõi và các dấu hiệu nhận biết nói dối. Ngay từ lúc bắt đầu xếp hàng vào sứ quán thì có thể cụ đã bị theo dõi để phân tích tâm lý rồi.
2. Một số case đặc trưng. Ví dụ: 10 năm hộ chiếu để trắng nhưng 1 năm trước khi đi Mỹ thì lại đi rất nhiều nước.
3. Xác định nguy cơ đương sự bỏ trốn. Nó có thang điểm đánh giá. Ví dụ: nói lưu loát tiếng Anh thì tính là 2 điểm, có nhiều bạn bè ở Mỹ là 2 điểm, có người thân là 3 điểm, có bầu thì tính là 10 điểm, đi cùng con thì tính 4 điểm... và cứ auto trên một ngưỡng nhất định là cho trượt. Tuy vậy nó vẫn giả vờ hỏi han để tạo hoả mù cho người phỏng vấn.
4. Phỏng vấn kiểu hỏi cung, dồn ép thật nhanh và đưa ra các câu hỏi bất ngờ để tìm ra những lời khai mâu thuẫn.
5. Khống chế số người được cấp Visa. Chẳng hạn một năm/tháng cấp không quá... cái trên tỉ lệ số hồ sơ...%
Có thế thôi, nhưng có vẻ khá hiệu quả vì cả người tử tế cũng bị loại, dẫn đến hoang mang. Mà phải nói là cái sứ quán Mỹ nó cũng vô cùng tích cực gây hoang mang lo sợ cho người phỏng vấn để tìm cách bắt bài họ. Cho nên cụ đừng tiếp tay cho nó bằng cách tung tin kiểu: “hên xui thôi“, hoặc “kiểu gì cũng trượt”. Em biết có trường hợp đã xác định cho trượt được rồi nhưng vẫn vờ lục hồ sơ hỏi han thêm để tìm các vấn đề khác.