[Funland] Nhạc bolero và nhạc vàng khác gì nhau?

staccato

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-804575
Ngày cấp bằng
21/2/22
Số km
181
Động cơ
9,270 Mã lực
Em đánh giá cao cả 2 cụ.
Em lan man 1 chút hơi xa với chủ đề của thớt.
Cá nhân em đánh giá "nhạc vàng" rất thấp ở tính nhạc, đặc biệt là phối khí (có cụ dẫn chứng, bê cả dàn nhạc "tây" vào cho là sang, em thấy vẫn không cải thiện được :(, mèo vẫn hoàn mèo ), đi với cách hát uỷ mị, về phát triển bài hát thì rập khuôn nhau khá nhiều, đều đều. Nói thế thì vơ đũa cả nắm, 1 số bài tuy bản gốc rất "chảy" nhưng biểu diễn khác đi sẽ mang lại giá trị khác hẳn.

Vẫn "Thành phố buồn" với các cách hát:
- Người chuộng nhạc vàng: Thành Phố Buồn - Trường Vũ - YouTube
- Dân chơi hệ RnB: Thành Phố Buồn - Trần Anh Đức - The Voice 2017 - YouTube
- Tâm tình, kể chuyện ballad: [See Sing Share 4 - Tập Cuối] Thành Phố Buồn || Hà Anh Tuấn - YouTube
- Đồng quê (giọng hát thôi, phối thì vứt đi): Thành Phố Buồn - Tuấn Ngọc - YouTube

Nghĩa là có những sáng tác vượt ra khỏi khuôn khổ của bản phối đầu, đi với dòng nhạc nào đó, mà khi phối lại với cách trình diễn của dòng nhạc khác thì vẫn hay, thậm chí hay hơn bản gốc. Điều này rất phổ biến, tây ta có hết.

Về tinh thần: Tây cũng có sến. Thậm chí sến nặng. Đó chính là dòng nhạc đám ma, Funeral Rock.
Đỡ sến hơn 1 chút, có tính phổ biến rộng hơn, đó chính là dòng nhạc Doom, âm hưởng chung là sự đau khổ, sự sụp đổ về tâm hồn.
Túm lại là con người thì đâu cũng như đâu, đều cần tới âm nhạc ở nhiều cung bậc khác nhau. Chỉ là sự thưởng thức ở mức độ nào thôi.
Mời các cụ thẩm sự sến của bọn tây lông:

Nguyên 1 album:

À về sự kỳ thị của xã hội về sự "bình dân" của âm nhạc thì tây cũng có nốt, pop thì đơn cử Carpenters nổi tiếng với "Top of the World", "Close to you"... thời kỳ đầu bị đập tơi tả về "cái thể loại nhạc đơn điệu", hay dàn nhạc thì có Paul Mauriat bị coi "chả ra cái thể thống gì, nửa ông nửa thằng", hay Rock thời kỳ pha tạp Rap đẻ ra Nu Metal thì bị quay lưng do "pha tạp", VN thì có Small Fire.
Mấy clips cụ dẫn sang lĩnh vực chuyển thể (transpose)/ nhạc không lời rồi.:)

Về ý nghĩa của phối khí cho ca khúc (người hát và phần nhạc đệm) thì đúng là vô cùng quan trọng. Khác với ca khúc cổ điển phương Tây, các ca khúc đại chúng/ popular music (bao gồm nhạc Vàng, Xanh, Đỏ,,, pop, rock....) luôn được viết đơn giản chỉ gồm phần nốt nhạc giai điệu+ca từ (đôi khi ghi thêm ký hiệu hợp âm bên trên và không có phần nhạc đệm (phối khí).
Người sáng tác ca khúc đại chúng nhạc vàng cũng như nhạc đỏ hầu hết ko tự phối khí cho bản nhạc của mình, do đó sẽ cần có những người chuyên phối khí cho ban nhạc đệm (có khi chỉ là 1 nhạc cụ đệm). Phần phối khi không phải cứ nhiều nhạc cụ là hay, nhạc vàng, romance nhiều khi càng ít nhạc cụ/ 1 nhạc cụ càng hiệu quả khi ca khúc mang tính tự sự, gần gũi.

Về "nhạc vàng" với nghĩa ca khúc bình dân, buồn, lãng mạn, ủy mị, thì đúng như cụ nói là ở nước nào, thời nào cũng có cả (cq cấm hay ko là chuyện khác) vì nhu cầu, trạng thái cảm xúc của con người bình thường ko thể thiếu cả vui lẫn buồn (kể cả ủy mị) được.

Xét về góc độ ca khúc sến, bình dân, buồn ủy mị sướt mướt thì dòng Romance ở Nga, Blue ở Mỹ đều có thể xếp vào thể loại Nhạc Vàng, Nhạc Sến của dân Nga/ Mỹ cả :D

Bản tình ca nghiệt ngã (Romance) buồn sướt mướt của Nga:

1 điệu Blue buồn rũ rượi của Mỹ
 
Chỉnh sửa cuối:

kienvinh

Tháo bánh
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,069
Động cơ
540,183 Mã lực
1. Em cũng đồng ý nói "Nhạc Vàng" chỉ xuất hiện ở thời VNCH là ko đúng.
2. "Nhạc tiền chiến" trong sách chuyên ngành của âm nhạc VN hiện nay được gọi là thời kỳ Tân nhạc, phong trào "Lời ta điệu tây", nói chung là các nhạc sĩ thời kỳ đầu của Tân nhạc sáng tác ca khúc với hòa âm, điệu thức du nhập từ phương Tây (Pháp là chủ yếu), các quán bar phòng trà Hanoi cũng ngập tràn nhạc phương Tây (Valse, Tango, Cha cha cha, Rumba, Bolero....).
Nhưng các nhạc sĩ VN thời kỳ đó còn vận dụng thang ngũ cung, các làn điệu dân ca VN vào ca khúc của mình theo những mức độ, cách thức khác nhau (Văn Cao, Phạm Duy, Dương Thiệu Tước, Đặng Thế Phong) nên chúng vẫn mang màu sắc của nhạc VN. Trong đó Phạm Duy chính là người vận dụng dân ca VN nhiều nhất nên nta còn nói ca khúc Phạm Duy (gồm nhiều thể loại) là 1 thứ dân ca VN hiện đại (tiêu biểu: Tình Ca, Bà mẹ Quê)

3. Nhìn rộng hơn, quan điểm về "Nhạc Vàng" quy theo góc độ 9chị và cách ứng xử với nó ở miền Bắc xhcn thực ra là 1 bản sao của CHNDTH.

Nhạc Vàng (Trung Quốc)
Cái tên xuất hiện vì màu vàng ở Trung Quốc có liên quan tới khiêu dâmtình dục. Những người theo chủ nghĩa Mao Trạch Đông trong thời Cách mạng văn hóa nhìn nhận nhạc vàng như sự không đúng đắn tình dục và gán mác thể loại nhạc C-pop như vậy.[1] Thuật ngữ này được sử dụng liên tục cho tới thời kỳ Cách mạng Văn hoá.
Sau Cách mạng Văn hóa, chỉ có âm nhạc được chính phủ phê duyệt mới được phép trình diễn trong chế độ Mao Trạch Đông. Nhạc vàng, âm nhạc đề cập đến các mối quan tâm cá nhân đặc biệt là về chủ đề tình yêu, đã bị chế độ cấm vì cho là suy đồi và "không tương thích với các giá trị của cách mạng".[1]
Nhạc vàng tiếp tục phát triển ở Đài Loan và Hồng Kông, khu vực mà Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không có thẩm quyền. Đặng Lệ QuânPhụng Phi Phi là một trong những người biểu diễn nổi tiếng nhất, Lê Cẩm Huy (黎錦暉) là nhà soạn nhạc và nhạc sĩ nổi bật nhất.


PS: BTW Phạm Duy có bài "Còn gì nữa đâu" có thể xếp vào dòng nhạc Sến :D, cả về giai điệu, ca từ bình dân, hòa âm đơn giản (thường dc phối theo tiết tấu Boston chậm). Nhưng nhìn chung nhạc Phạm Duy về đề tài, phong cách âm nhạc rất đa dạng, từ nhạc yêu nước tới tình ca, dân ca, bé ca, tục ca, tôn giáo ca... nhạc nào cũng chơi :D
Tôi có cảm giác có dịp trò chuyện về âm nhạc với bác thì sẽ rất thú vị.

Nhạc vàng, hiểu theo nghĩa là vàng vọt, ốm yếu, có thể coi là nhạc "pop" của Việt Nam giai đoạn trước, được tạo ra làm lối thoát cho những cảm xúc không lành mạnh. Tây cũng thế thôi, không thiếu những bài nhảm nhí. Nhiều bài hát được coi là bất hủ được viết ra khi các nhạc sỹ ấy đang phê pha chất kích thích. Ngay cả The Beatles cũng dùng ma túy từ khi chưa thành danh. Nhạc vàng, nhạc "pop" Việt Nam phản ánh rất đúng tâm lý, tình cảm của cả xã hội. Khi so sánh, đối chiếu với lịch sử từng giai đoạn, không ngạc nhiên khi thấy nó lại thê lương, buồn thảm đến thế.
 

staccato

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-804575
Ngày cấp bằng
21/2/22
Số km
181
Động cơ
9,270 Mã lực
[
Nói cho ngắn gọn dễ hiểu: "Dòng nhạc Boléro là một tập hợp con của tập hợp mẹ là "Nhạc vàng""
Đồng ý vs cụ. Nếu nói Nhạc Vàng = "nhạc bolero" thì khác gì thầy bói xem voi đâu.

Không đúng cụ ơi. Ngược lại mới đúng, nếu mặc định đại đa số nhạc vàng theo điệu Bolero.
Không có "mặc định" nào là "Nhạc Vàng đa số theo điệu bolero" cả.
Nhạc Vàng là tên gọi chung cho nhiều nhánh, trong đó có nhánh nhạc bolero (hay còn gọi nhạc quê hương, nhạc sến).
 

thichkhognthich

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-412627
Ngày cấp bằng
25/3/16
Số km
2,092
Động cơ
255,105 Mã lực
Tuổi
35
Bolero là một giai điệu trên thế giới, một tiết tấu như kiểu tăng gô, valse, chacha vv. Nhạc vàng là tên gọi của một dòng nhạc tại miền Nam Việt Nam sau 45, thường mang âm hưởng buồn man mác. Tại dân nam hay có thói quen dùng từ dễ dãi, lẫn lộn nên mới trộn 2 cái này vào một, tương tự kiểu chạy xe máy thành chạy Honda, lên sài gòn thành lên thành phố vv.
 

staccato

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-804575
Ngày cấp bằng
21/2/22
Số km
181
Động cơ
9,270 Mã lực
Tôi có cảm giác có dịp trò chuyện về âm nhạc với bác thì sẽ rất thú vị.

Nhạc vàng, hiểu theo nghĩa là vàng vọt, ốm yếu, có thể coi là nhạc "pop" của Việt Nam giai đoạn trước, được tạo ra làm lối thoát cho những cảm xúc không lành mạnh. Tây cũng thế thôi, không thiếu những bài nhảm nhí. Nhiều bài hát được coi là bất hủ được viết ra khi các nhạc sỹ ấy đang phê pha chất kích thích. Ngay cả The Beatles cũng dùng ma túy từ khi chưa thành danh. Nhạc vàng, nhạc "pop" Việt Nam phản ánh rất đúng tâm lý, tình cảm của cả xã hội. Khi so sánh, đối chiếu với lịch sử từng giai đoạn, không ngạc nhiên khi thấy nó lại thê lương, buồn thảm đến thế.
Nhạc Pop (Popular music) = Nhạc đại chúng (V-Pop ở VN) là hàm nghĩa rộng gồm cả nhạc Vàng lẫn nhạc Đỏ :D
- Thời kỳ 1930-1954 (Tân nhạc) có 2 nhánh chính là ca khúc yêu nước. và ca khúc trữ tình, lãng mạn (sau này quen gọi là nhạc Tiền chiến có, Nhạc Vàng có - tùy cách quy kết, phân loại, ứng xử của mỗi chính quyền/ thời kỳ ở 2 miền VN).
- Thời kỳ 1954-1975 phân chia 2 miền.
+ Miền Nam: có tình ca thường là buồn (Nhạc Vàng, trong đó có dòng Sến quê hương/bolero ảnh hưởng dân ca Nam bộ, có dòng chịu ảnh hưởng phương Tây), có ca khúc yêu nước, có nhạc lính, ca khúc thiếu nhi....
+ Miền Bắc: Chủ đạo là Nhạc Đỏ = nhạc cổ động, yêu nước, chiến đấu. Dòng tình ca, nhạc buồn bị cấm.
Miền Bắc xhcn khi đó gom tất cả nhạc Tiền Chiến (1930-1954) + nhạc miền Nam (1954-1975) làm 1 và gọi chung là NHẠC VÀNG và cấm nghe, ko phân biệt nhạc buồn hay nhạc vui, tiền chiến hay pre75.

PS: Mấy thứ cụ gọi là "nhảm nhí": dòng nhạc nào cũng có dù là nhạc Vàng hay nhạc Đỏ. Khái niệm "nhảm nhí" còn tùy thuộc vào trình độ cảm nhận, góc độ đánh giá cá nhân, chưa kể ở VN thì còn phụ thuộc vào góc độ đánh giá của cq, của từng thời kỳ nữa.

Có những thứ từng dc cq coi là "nhảm nhí", "đồi trụy" (như Ca trù/ Hát Cô Đầu chẳng hạn) thì nay lại trở thành những viên ngọc sáng, niềm tự hào của di sản âm nhạc VN dc thế giới công nhận :D
 
Chỉnh sửa cuối:

Andydo

Xe điện
Biển số
OF-570664
Ngày cấp bằng
24/5/18
Số km
2,187
Động cơ
162,321 Mã lực
Tôi có cảm giác có dịp trò chuyện về âm nhạc với bác thì sẽ rất thú vị.

Nhạc vàng, hiểu theo nghĩa là vàng vọt, ốm yếu, có thể coi là nhạc "pop" của Việt Nam giai đoạn trước, được tạo ra làm lối thoát cho những cảm xúc không lành mạnh. Tây cũng thế thôi, không thiếu những bài nhảm nhí. Nhiều bài hát được coi là bất hủ được viết ra khi các nhạc sỹ ấy đang phê pha chất kích thích. Ngay cả The Beatles cũng dùng ma túy từ khi chưa thành danh. Nhạc vàng, nhạc "pop" Việt Nam phản ánh rất đúng tâm lý, tình cảm của cả xã hội. Khi so sánh, đối chiếu với lịch sử từng giai đoạn, không ngạc nhiên khi thấy nó lại thê lương, buồn thảm đến thế.
Amy winehouse phê ma túy mà có album back to black bất hủ.
Nhạc buồn, nhạc phê ma túy như psychedelic rock vẫn bú Grammy đều đều
Em gái Billie Eilish mới ẵm grammy cũng là dòng nhạc emo. Thậm chí có cả bạo dâm trong đó nữa.
Chẳng lẻ cứ buồn , bế tắc là nhạc rác ah. Lại bốc mùi tuyên giáo dzoi
 
Chỉnh sửa cuối:

Andydo

Xe điện
Biển số
OF-570664
Ngày cấp bằng
24/5/18
Số km
2,187
Động cơ
162,321 Mã lực
Nhạc Pop (Popular music) = Nhạc đại chúng (V-Pop ở VN) là hàm nghĩa rộng, thời kỳ Tân nhạc VN (V-Pop):
- Thời kỳ 1930-1954 có 2 nhánh chính là ca khúc yêu nước. và ca khúc trữ tình, lãng mạn (sau này quen gọi là nhạc Tiền chiến có, Nhạc Vàng có - tùy cách quy kết, phân loại, ứng xử của mỗi chính quyền/ thời kỳ ở 2 miền VN).
- Thời kỳ 1954-1975 phân chia 2 miền.
+ Miền Nam: có tình ca thường là buồn (Nhạc Vàng, trong đó có dòng Sến quê hương/bolero ảnh hưởng dân ca Nam bộ, có dòng chịu ảnh hưởng phương Tây), có ca khúc yêu nước, có nhạc lính, ca khúc thiếu nhi....
+ Miền Bắc: Chủ đạo là Nhạc Đỏ = nhạc cổ động, yêu nước, chiến đấu. Dòng tình ca, nhạc buồn bị cấm.
Miền Bắc xhcn khi đó gom tất cả nhạc Tiền Chiến (1930-1954) + nhạc miền Nam (1954-1975) làm 1 và gọi chung là NHẠC VÀNG và cấm nghe, ko phân biệt nhạc buồn hay nhạc vui, tiền chiến hay pre75.

PS: Mấy thứ cụ gọi là "nhảm nhí": dòng nhạc nào cũng có dù là nhạc Vàng hay nhạc Đỏ. Nhưng khái niệm "nhảm nhí" còn tùy thuộc vào trình độ cảm nhận, góc độ đánh giá cá nhân, chưa kể ở VN thì còn phụ thuộc vào góc độ đánh giá của cq, của từng thời kỳ nữa.
Có những thứ từng dc cq coi là "nhảm nhí", "đồi trụy" (như Ca trù chẳng hạn) thì nay lại trở thành những viên ngọc sáng, niềm tự hào của di sản âm nhạc VN dc thế giới công nhận :D
Uhm, chính những thứ mà ngày nay đưa lên mũi hít hà thì chỉ mới hôm qua đội tuyên giáo phỉ nhổ nó là rác rửi
Sao phải sống khổ sở thế nhỉ.
Như Cuốn Nỗi buồn chiến tranh 1 thời bị chửi là bế tắc rác3 rửi rồi giờ lại tung hô.
 

staccato

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-804575
Ngày cấp bằng
21/2/22
Số km
181
Động cơ
9,270 Mã lực
Amy winehouse phê ma túy mà có album back to black bất hủ.
Nhạc buồn, nhạc phê ma túy như psychedelic rock vẫn bú Grammy đều đều
Em gái Billie Eilish mới ẵm grammy cũng là dòng nhạc emo. Thậm chí có cả bạo dâm trong đó nữa.
Chẳng lẻ cứ buồn , bế tắc là nhạc rác ah. Lại bốc mùi tuyên giáo dzoi
Nhạc Ả Đào/ Hát Cô đầu/ Ca trù/ Hát nói cũng là 1 dạng V-POP thời thượng (1 dạng Rap, Hip-hop :D) của các Cụ nhà ta thời xưa đấy thây :D
Mà nghệ thuật Hát Cô Đầu/ Ca trù thì luôn gắn liền vs hình ảnh các cụ nằm bên bàn đèn thưởng thức đào nương nhả ngọc phun châu đài các thanh tao :)
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
10,400
Động cơ
315,637 Mã lực
Bolero là dòng nhạc.
Nhạc vàng là nhạc trước 75 phía miền Nam sáng tác theo phong cách Bolero.
Tuy nhiên ở VN cũng chỉ có những tác phẩm đó (trước 75 do bên kia sáng tác) nên về vỏ tuy khác nhau nhưng ruột nó như nhau.
Bolero là một giai điệu trên thế giới, một tiết tấu như kiểu tăng gô, valse, chacha vv. Nhạc vàng là tên gọi của một dòng nhạc tại miền Nam Việt Nam sau 45, thường mang âm hưởng buồn man mác. Tại dân nam hay có thói quen dùng từ dễ dãi, lẫn lộn nên mới trộn 2 cái này vào một, tương tự kiểu chạy xe máy thành chạy Honda, lên sài gòn thành lên thành phố vv.
Bài này ko phải cụ ạ, bài này tiết tấu nhanh, ko buồn được.
sau một hồi em đọc và xem một vài Thông tin của bọn tây thì
1. Borelo bắt nguồn từ Cu ba. Người ta nói rằng borero như kiểu ngôn ngữ về tình yêu. Nếu bạn đang yêu bạn sẽ muốn hát borero, khi bạn mất đi tình yêu, bạn cũng muốn hát borero, kiểu như Việt Nam! Mình có bài “ nếu mai anh chết em có buồn ko ?”
2 borero gia nhập vào Việt Nam! Vào những năm 1930, có tiết tấu chậm hơn, chịu ảnh hưởng của Enka nhật bản ( Enka là lời nhạc giàu cảm xúc và thường mang nhiều sầu muộn khi xoay quanh các chủ đề như thất tình, tìm quên trong men rượu, nỗi đau khổ, cảm xúc bồi hồi nhớ về quê nhà,... phản ánh đặc tính trân trọng quá khứ của người Nhật.) Em nghiêng về phía cụ gì ở trên khi nói nhạc vàng Là ám chỉ Đến Vnch, khác hẳn nhạc đỏ ( chịu ảnh hưởng của liên xô) bài hát nào cũng ca ngợi quê hương đất nước, tinh thần chiến đấu .
Nói cho ngắn gọn dễ hiểu: "Dòng nhạc Boléro là một tập hợp con của tập hợp mẹ là "Nhạc vàng""


Chúng ta thường nói Bolero (nếu viết chính xác phải là Boléro!) hay Rhumba nhưng ít có ai "biết tường hiểu tận" chúng ntn!

FYI, Điệu Rhumba là một điệu rất phổ biến ở các nước nói tiếng Tây Ban Nha chẳng hạn như ở Tây Ban Nha các nước châu Mỹ La Tinh, trong đó có Cuba.

Điệu Rhumba được chia ra các nhánh nhỏ như các điệu sau đây: Rhumba, Bolero, mambo, Cha Cha Cha. Calypso,..

Nhưng ở Việt Nam thì chỉ có ai điệu Rumba và Bolero là phổ biến nhất.
Ta cũng phải lưu ý là điệu Bolero Việt Nam và Bolero ở nước ngoài về bản chất cũng có gì khác nhau đáng kể.

Ngoài ra còn một điều khác, là điệu Rhumba khi thoáng nghe thì chả giống điệu Bolero nhưng chúng khác nhau về tiết tấu điệu Rumba chiếc tấu cơ bản của nó là: "Chùm chat chat Chùm chat Chùm chát Chùm chát":

1645514422125.png

Chình
chatchat Chùm chat Chùm chát Chùm chát​

Điệu Rhumba và điệu Bolero dù là cùng một chung một nhánh và có các bè (Note) bass giống nhau là đánh ở các phách 134. Cả hai thường được chơi ở nhịp 2/4 hay 4/4. Riêng Rhumba đánh theo âm hình mẫu như sau: Bùm ta tá, 2 chát. 3 chát, 4 chát.


1645514128392.png

Ngoài ra giữa hai điệu này còn có bốn điểm khác nhau rất đặc trưng như sau:

1/ Điệu Rhumba có nhịp độ Tempo nhanh hơn điệu Bolero điệu Rhumba thường có Tempo từ 80 tới 100 trong khi điệu Bolero chỉ có Tempo từ 64 tới 78.

2/ Điệu Bolero hay chơi được chơi rải hợp âm ở nhịp thứ hai (ta ta 2) trong khi điệu Rhumba thì thường được chỉ được chơi chập (móc, đánh) hợp âm một nhịp sau tiếng Bass đầu tiên.

3/ Điệu Rhumba cần có một ít độ nảy (đánh Staccato) ở giữa phách một và phách hai. Trong khi điệu Bolero thì tiếng "chát" lại thường được chơi bình thường liền lac (legato) nhằm tạo sự hòa quyện để ra được chất ủy mị đặc trưng của điệu này

4/ Điệu Rumba thường được sử dụng để chơi cái ca khúc nước ngoài hay nhạc Việt có tính chất sang trọng trong khi điệu Bolero thì lại thương được dành để chơi các ca khúc Việt có tính chất buồn, ủy mị, mang tính chất tự sự, có cấu trúc đơn giản, tiết tấu chậm đều,và thường sử dụng (viết ở) nhịp 4/4 và ít có sự biến đổi nhịp ít có quãng cao, Ca từ rất dễ hát, đã vậy, khi hát, ca từ lại thường được luyến láy cho mềm mại và mùi mẫn. Lại nữa ca từ bình dân có nhiều vần, nên rất dễ nhớ, dễ thuộc.

Về nguyên tắc là vậy! Khi đàn hoặc đệm đàn, thì người chơi, tùy theo trình độ, kiến thức, cũng như thẩm âm của mình, để mà biến hóa tạo thêm sự đặc trưng cho câu nhạc tiếng đàn hay giọng hát ( khi hát, ca từ lại thường được người hát luyến láy cho mềm mại và mùi mẫn) mà người ta thường gọi là fantasy.


In addition, nói cho dễ hiểu Bolero là một dòng nhạc có nguồn gốc từ Tây Ban Nha du nhập sang các nước nói tiếng Tây Ban nha ở Mỹ La Tinh rồi đến nước ta từ cuối thập niên 1950, ban đầu nó được sử dụng cho các bản nhạc trữ tình Nam bộ.

Đặc trưng của dòng nhạc này là giai điệu nhẹ nhàng tiết tấu đều đặn, ca từ gần gũi nên dễ đi vào lòng người đặc biệt là người dân vùng Nam bộ những bản nhạc Bolero thường có ca từ buồn nó viết về cuộc sống tình yêu nên còn được gọi với một cái từ dân dã là nhạc sến!
 
Chỉnh sửa cuối:

fanmu1234

Tháo bánh
Biển số
OF-376004
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
6,550
Động cơ
275,635 Mã lực
[

Đồng ý vs cụ. Nếu nói Nhạc Vàng = "nhạc bolero" thì khác gì thầy bói xem voi đâu.


Không có "mặc định" nào là "Nhạc Vàng đa số theo điệu bolero" cả.
Nhạc Vàng là tên gọi chung cho nhiều nhánh, trong đó có nhánh nhạc bolero (hay còn gọi nhạc quê hương, nhạc sến).
Theo em hiểu thì như thế này:

Nhạc vàng, theo tổng quát thì như thế này:

1/ Nhạc yểu điệu, hoặc ủy mị, hoặc hát về chủ nghĩa cá nhân mà không hát về tập thể: nhạc bolero hoặc tango, slow.

2/ Do các nhạc sĩ sinh sống trong miền Nam trước năm 1975 sáng tác trước năm 1975: nhạc dân ca của Hoàng Thi Thơ, nhạc giật của Hùng Cường tuy không phải dòng nhạc bolero, nhạc ca ngợi lính cộng hòa ...

3/ Nhạc do các nhạc sĩ sống ở miền Bắc trước năm 1975 nhưng bài nhạc của họ lại được miền Nam sử dụng hoặc phổ biến rộng rãi trước năm 1975: nhạc tiền chiến của Văn Cao, Phạm Duy, bài Hướng về Hà Nội cũng bị liệt vào danh sách này vì suy nghĩ tiểu tư sản ...

Tóm lại, chính quyền cách mệnh sau năm 1975 bảo là nhạc vàng thì nó là nhạc vàng, cấm cãi =))=))=))

Điều thú vị là bài hát Hoa Sứ Hà Nàng, ủy mị thấy rõ, sáng tác trước năm 1975 nhưng tác giả không có liên quan mật thiết đến chính quyền hoặc quân đội miền Nam trước năm 1975, nên được phép lưu hành. Em nhớ khoảng năm 1989-1990 thì bài hát này chỗ nào cũng hát.


 
Chỉnh sửa cuối:

techz1

Xe buýt
Biển số
OF-758411
Ngày cấp bằng
25/1/21
Số km
771
Động cơ
62,950 Mã lực
Tuổi
29
Website
www.nhadat81.com
Ngoài ra còn một điều khác, là điệu Rhumba khi thoáng nghe thì chả giống điệu Bolero nhưng chúng khác nhau về tiết tấu điệu Rumba chiếc tấu cơ bản của nó là: "Chùm chat chat Chùm chat Chùm chát Chùm chát":

Đoạn này làm em nhớ đến bản nhạc làm tan cửa nát nhà bao gia đình

 

staccato

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-804575
Ngày cấp bằng
21/2/22
Số km
181
Động cơ
9,270 Mã lực
Theo em hiểu thì như thế này:

Nhạc vàng, theo tổng quát thì như thế này:

1/ Nhạc yểu điệu, hoặc ủy mị, hoặc hát về chủ nghĩa cá nhân mà không hát về tập thể: nhạc bolero hoặc tango, slow.

2/ Do các nhạc sĩ sinh sống trong miền Nam trước năm 1975 sáng tác trước năm 1975: nhạc dân ca của Hoàng Thi Thơ, nhạc giật của Hùng Cường tuy không phải dòng nhạc bolero, nhạc ca ngợi lính cộng hòa ...

3/ Nhạc do các nhạc sĩ sống ở miền Bắc trước năm 1975 nhưng bài nhạc của họ lại được miền Nam sử dụng hoặc phổ biến rộng rãi trước năm 1975: nhạc tiền chiến của Văn Cao, Phạm Duy, bài Hướng về Hà Nội cũng bị liệt vào danh sách này vì suy nghĩ tiểu tư sản ...

Tóm lại, chính quyền cách mệnh sau năm 1975 bảo là nhạc vàng thì nó là nhạc vàng, cấm cãi =))=))=))

Điều thú vị là bài hát Hoa Sứ Hà Nàng, ủy mị thấy rõ, sáng tác trước năm 1975 nhưng tác giả không có liên quan mật thiết đến chính quyền hoặc quân đội miền Nam trước năm 1975, nên được phép lưu hành. Em nhớ khoảng năm 1989-1990 thì bài hát này chỗ nào cũng hát.
Cụ liệt kê thiếu dòng nhạc trữ tình lãng mạn ảnh hưởng phương Tây (khác với nhánh nhạc Bolero/ Sến quê hương) phần lớn của các nhạc sĩ gốc Bắc sáng tác 1954-75 ở miền Nam: Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Cung Tiến, Ngô Thụy Miên, TCS... Ca khúc của các NS này rất hiếm khi được viết/ dc hát theo tiết tấu/ phong cách Bolerto/ nhạc Sến, và có những ca sĩ chuyên trị nhạc của họ như Thái Thanh, Lệ Thu, Khánh Ly...., còn những ca sĩ dòng "bolero" như Chế Linh, Thanh Tuyền, Phương Hồng Quế, Phương Dung hầu như ko hát dc nhạc của họ ;))


 
Chỉnh sửa cuối:

DE.VN

Xe tăng
Biển số
OF-719166
Ngày cấp bằng
7/3/20
Số km
1,153
Động cơ
91,294 Mã lực
Nơi ở
Nơi đất trời giao hoan
Em lan man 1 chút hơi xa với chủ đề của thớt.
Cá nhân em đánh giá "nhạc vàng" rất thấp ở tính nhạc, đặc biệt là phối khí (có cụ dẫn chứng, bê cả dàn nhạc "tây" vào cho là sang, em thấy vẫn không cải thiện được :(, mèo vẫn hoàn mèo ), đi với cách hát uỷ mị, về phát triển bài hát thì rập khuôn nhau khá nhiều, đều đều. Nói thế thì vơ đũa cả nắm, 1 số bài tuy bản gốc rất "chảy" nhưng biểu diễn khác đi sẽ mang lại giá trị khác hẳn.
Tai cụ có vấn đề hoặc cụ chỉ nghe nhạc qua youtube chứ không phải file gốc nên mới phách là bê cả dàn nhạc vào vẫn không cải thiện được.
Cùng một bài hát, nhưng qua cách phối của các nhạc sĩ ở trung tâm Thúy Nga, ở trung tâm Asia hay các trung tâm trong nước, nó đều thể hiện đẳng cấp rõ rệt.
Mà tính nhạc là cái gì thế ? Nốt nhạc nghèo nàn hay ca sỹ vô học ?
 

Ôi thích quá

Xe buýt
Biển số
OF-739179
Ngày cấp bằng
12/8/20
Số km
969
Động cơ
88,148 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tai cụ có vấn đề hoặc cụ chỉ nghe nhạc qua youtube chứ không phải file gốc nên mới phách là bê cả dàn nhạc vào vẫn không cải thiện được.
Cùng một bài hát, nhưng qua cách phối của các nhạc sĩ ở trung tâm Thúy Nga, ở trung tâm Asia hay các trung tâm trong nước, nó đều thể hiện đẳng cấp rõ rệt.
Mà tính nhạc là cái gì thế ? Nốt nhạc nghèo nàn hay ca sỹ vô học ?
Paris by Night thì em tâm phục khẩu phục hoàn toàn ở khâu decor sân khấu và rất nhiều bộ trang phục đẹp :P
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
10,400
Động cơ
315,637 Mã lực
Đoạn này làm em nhớ đến bản nhạc làm tan cửa nát nhà bao gia đình


Bản nhạc là nghệ thuật vậy mà về Việt Nam làm tan nát bao gia đình! :((

Ai ai cũng đánh lô
Ai ai cũng đánh lô
Ai ai cũng đánh đề
Ai ai cũng đánh đề
Rồi rủ nhau ra đê.


Hóa ra lời của Yến Anh năm xưa: "Cây quýt trồng ở phương bắc thường cho quả ngọt, trái sai, nhưng khi đem trồng ở phương Nam thì quả đã chua, lại còn ít nữa. Tại sao thế?" quả là không sai! :P
 

huyen141292

Xe điện
Biển số
OF-746730
Ngày cấp bằng
18/10/20
Số km
2,086
Động cơ
94,690 Mã lực
Tuổi
31
Trước đây có nhiều bài hát được xếp vào loại nhạc vàng, hay nhạc sến. Nay thấy người ta công khai hát các loại nhạc đó trên TV và gọi đó là nhạc Bolero. Cụ nào thạo về nhạc phân tích giúp em xem nhạc Bolero và nhạc vàng có khác nhau gì không? Hay chỉ là một cách đổi tên để lách luật?
Em hổng biết trả lời ra sao. Em chỉ biết "Hai vì sao lạc" là đỉnh của đỉnh
 

ChemGioCoiOp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-741588
Ngày cấp bằng
2/9/20
Số km
614
Động cơ
68,329 Mã lực
Cá nhân em đánh giá "nhạc vàng" rất thấp ở tính nhạc, đặc biệt là phối khí đi với cách hát uỷ mị, về phát triển bài hát thì rập khuôn nhau khá nhiều, đều đều.
Không biết cụ ở level nào mà chê "nhạc vàng" rất thấp?

Cụ nghĩ sao khi mấy chế miền Tây chê cụ nghe Opera như vịt nghe sấm!? :))
 

Chíu ù

Xe tăng
Biển số
OF-572857
Ngày cấp bằng
7/6/18
Số km
1,198
Động cơ
154,839 Mã lực
Có điều gần đây các cháu nó hát làm hỏng cả nhạc vàng
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top