[Funland] Nhật chống dịch thế nào?

Trạng thái
Thớt đang đóng

sthd

Xe lăn
Biển số
OF-189822
Ngày cấp bằng
15/4/13
Số km
12,131
Động cơ
490,785 Mã lực
vừa xem vtv1, Nhật Bản chống dịch cũng có nhiều cái lạ.

nhiễm bệnh là bình thường. tự cách ly ở nhà. sốt cao, khó thở thì mới đến bv

vắc xin thoải mái.

xét nghiệm thì tự do. test kit bán trong siêu thị, dân mua tự test. cần xét nghiệm khẳng định mới vào bv

cấm tụ họp đông người, nhà hàng, rạp phim , gym... nhưng doanh nghiệp thì tự lo

nghe có vẻ hơi kém nhưng cũng tốt là không làm hệ thống y tế quá tải, hạn chế thiệt hại.
 

Tinhhoa.Dangcap

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-786409
Ngày cấp bằng
3/8/21
Số km
170
Động cơ
29,542 Mã lực
Tuổi
28
Cái này so sánh rất khó vì mỗi nơi một khác.

Ở Nhật cp họ hiểu rõ người dân của họ, người dân được chăm sóc y tế tốt nên họ hiểu rõ cơ thể của họ khỏe cái gì....yếu cái gì. Dân được cp trang bị các kiến thức về bệnh Cô vít này qua các áp phích điện tử....qua truyền hình...qua loa xe buýt....& thậm chí qua cả trò chơi điện tử....dân có kiến thức nên họ không sợ & biết cần làm gì....cái gì chả thế, hiểu về ma thì đi qua nghĩa địa dễ thôi.

Hơn nữa người Nhật họ tâm niệm muốn coi sức khỏe của nhân dân là trên hết thì nhân dân phải hiểu về sức khỏe đã....có như vậy các y bác sỹ cũng đỡ việc, nghành y cũng chả quá tải....Nhật họ hay đơn giản vấn đề phức tạp & phức tạp vấn đề đơn giản nên Ngáo ộp sẽ thành búp bê & búp bê sẽ thành rô bốt

Cái này Nhật rút kinh nghiệm từ hồi bệnh SAR & nên từ đận ý dân Nhật rất hay dùng khẩu trang để phòng các bệnh về đường hô hấp.

Ở ta cũng có điểm chung với Nhật là dân ta cũng có kiến thức y học siêu đỉnh nên thường hay tự chữa bệnh nhưng khác ở chỗ dân ta sợ Ngáo Ộp từ bé (hồi bé cứ khóc nhè là bị dọa Ngáo Ộp)...

Hơn nữa con Cô vít này ở ta nó là con Ngáo Ộp thực sự do biến chủng (con này ở Nhật nó khác chủng ở ta) + dân đau đầu cảm sốt tự kê toa nên nếu có triệu chứng nào giống cô vít thì hay dấu.....thế cho nên cp mới phải áp dụng biện pháp truy như truy phạm mới có thể đuổi mầm bệnh ra khỏi cộng đồng được.

Nên khó so lắm, mỗi nơi một cảnh....bác thấy sang Nhật mà thằng nào dám dọa Ngáo Ộp cho trẻ con sợ mà khóc để lấy tiếng cười cho bản thân thì dân nó báo bô lít gô cổ cho đu tù ngay. Cái này là văn hóa đặc trưng của Nhật mất rồi, không có như nơi khác được. ;))
 

thanhvinhckgtcc

Xe điện
Biển số
OF-143620
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
4,593
Động cơ
292,291 Mã lực
Nơi ở
Vĩnh phúc
Em là em chả có tin bố con thằng nào cả, chỉ tin số liệu(trừ Ấn - Trung).
Nhật 1 tuần nay đều đều vài nghìn ca nhiễm, mà 1 ngày chết lèo tèo 10-20 mạng, đủ biết hệ thống y tế/vaccin bên nào hơn rồi. Chưa kể Nhật còn cho ở nhà tự chữa.
Nhật hệ thống y tế nó hơn ta rồi cụ.ở nhà tự chữa bệnh gì e k nói.chứ cái bệnh này thì hôm qua còn sống nhưng hôm sau suy phổi hôn mê thì bác có đủ tự tin
 

Limlem

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-738658
Ngày cấp bằng
8/8/20
Số km
280
Động cơ
67,263 Mã lực
Tổ lái chủ đề sang nội dung nhạy cảm về chính trị, văn hoá, xã hội
Điểm cảnh cáo (Hết hạn 15/8/21)
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

thichkhognthich

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-412627
Ngày cấp bằng
25/3/16
Số km
2,095
Động cơ
255,105 Mã lực
Tuổi
35
Người thực việc thực, trên Facebook, có cô người Việt sống tại Nhật viết khá chi tiết về cuộc sống ,CT chống dịch tại nhật (9 kì), mời các cụ tham khảo và suy ngẫm .
CUỘC SỐNG BÌNH THƯỜNG MỚI Ở NHẬT BẢN

1. Nhật chả căng gì cả!

a. Người Việt và dịch bệnh:

- Tôi là Thực Tập Sinh (viết tắt: TTS), sang Nhật làm việc từ tháng 1/2018, làm tại siệu thị ở tỉnh Fukushima.
- Bạn tôi, người thân rất hay hỏi, khuyên bảo:
+ Nhật nhiễm nhiều nhỉ, chỗ mày sao không?
+ Cuộc sống ổn không? Có bị sao không?
+ Nhật căng nhỉ
+ Cẩn thận nhé
-Nói ổn, cuộc sống bình thường mọi người không tin nên lâu dần có người hỏi tôi cũng trả lời qua loa.
-Nhiều khi muốn khuyên ngược lại là bình tĩnh đi, Nhật chả căng gì cả, Việt Nam mới căng ấy, mọi người mới là người cẩn thận ấy nhưng vì có người đã từng phản ứng tiêu cực khi tôi khuyên nên tôi rút kinh nghiệm, chả khuyên bảo gì sất, đỡ mất lòng.
- Cuộc sống hầu như không thay đổi, đi ăn, đi ra ngoài thì đeo thêm cái khẩu trang, đến nơi có đặt bình cồn thì xịt cồn.
-Thậm chí còn lãi ấy. Công việc vẫn làm bình thường, không hụt đồng lương nào mà vẫn được chính phủ Nhật hỗ trợ 10 van yen ( hơn 20tr VND), công ty thì thỉnh thoảng lại cho 1 vạn yen ( hơn 2tr vnd) , 5.000yen 3.000 yen (hơn 600 ngàn vnd).

b. Người Nhật và dịch bệnh:

- Người Nhật làm cùng tôi khi nhận được trợ cấp 10 vạn yên của chính phủ thì bức xúc ghê lắm, bàn tán suốt.
+ Dịch thế này mà trợ cấp được có 10 vạn yen
+ Quá là ít luôn, chả hiểu bọn chính phủ nghĩ sao nữa.
+ Bọn chính phủ làm ăn chả ra cái mẹ gì cả
- Siêu thị tôi làm có khoảng hơn 50 nhân viên người Nhật, từ tháng 6 năm ngoái họ làm cái đơn chung gửi lên công ty yêu cầu tăng lương.
- Đến bây giờ họ có được tăng hay không thì tôi không biết vì người Nhật họ kín về tiền bạc lắm. Chỉ biết tôi vẫn nhận hỗ trợ của công ty nhiều hơn các năm chưa có dịch và người Nhật thì thỉnh thoảng vẫn chửi công ty và chửi chính phủ như hát hay.
- Có lẽ họ là người bản địa, họ chấp hành nghiêm hơn các quy định về giãn cách xã hội nên ít đi ăn uống, ít tụ tập hơn so với trước dịch nên họ bí bách, tức giận không nhỉ? Nên họ nghĩ phần bồi thường “tổn thất tinh thần” từ chính phủ, từ công ty là chả thấm vào đâu chăng!

2. Cách ly khi trở về từ nước ngoài:

Tôi là người Nhật, tôi mới từ nước ngoài trở về.
- Từ sân bay về thì không đi phương tiện công cộng, thuê taxi chở về tận nhà.
- Chính phủ không ép, tự cách ly ở nhà 14 ngày, ở 1 mình 1 phòng trong nhà.
- Vợ con phục vụ cơm nước. Rảnh rỗi thì đọc sách, nghe tin tức, xem phim, tập thể thao, chăm cây cảnh.
- Hàng ngày đo nhiệt độ, theo dõi sức khỏe.
- Hết cách ly đi làm lại bình thường. Đồng nghiệp không xì xào to nhỏ.
- Cách ly trở thành điều hết sức bình thường.

3. Cách ly khi từ nước ngoài sang Nhật:

- Đoàn 21 Thực Tập Sinh (viết tắt: TTS) là nữ, nhập cảnh vào Nhật tháng 12/2020 tại sân bay Narita, tỉnh ChiBa.
- Khi xuất cảnh, được công ty xuất khẩu lao động yêu cầu mặc đồ bảo hộ, đeo khẩu trang. Cả chuyến bay hàng trăm người chỉ có chúng tôi khác biệt. Đến sân bay Nhật thì cởi vút hết trong nhà vệ sinh.
- Nghiệp đoàn thuê xe chở đoàn, bố trí cách ly trong khách sạn ở Tokyo. Mỗi người 1 phòng.
- Hàng ngày đo nhiệt độ, nhập bảng theo dõi triệu chứng Corona.
- Không ai quản thúc, không ai ép buộc làm gì, không ai mắng mỏ, lễ tân khách sạn không xâm phạm quyền riêng tư, vẫn có thể thoải mái ra ngoài hít khí trời, dạo bộ.
- Sau một tuần không ai sốt, không ai triệu chứng thì tự sang phòng nhau ngủ chung.
-Tiền cách ly, ăn uống do nghiệp đoàn, công ty chi trả toàn bộ.

4. Cùng nhắc nhau, cùng bảo vệ người già, người có bệnh nền

- Tôi là một phụ nữ trung niên Nhật, tôi làm tổng vụ ở một siêu thị.
- Siêu thị tôi có 4 bạn TTS người Việt Nam. Trong 4 bạn này thì có 1 bạn hay đi lên Tokyo chơi với người yêu.
- Người làm trong siêu thị chủ yếu là người già.
- Người trẻ có nhiễm cũng không hề hấn gì, nhưng người già hoặc người có bệnh nền mà nhiễm thì nguy hiểm đến tính mạng.
-Người già trong siêu thị lo lắng khi bạn TTS vẫn hay đi chơi Tokyo và các nơi khác bằng tàu điện, tàu shinkansen.
- Để trấn an người già, đến tận kí túc xá nhờ bạn kia, mong bạn hạn chế đi để bảo vệ người già chỗ làm và mọi người trong khu vực.

5. Làm việc tại Nhà

- Tôi học tại Nhật 6 năm, vừa tốt nghiệp đại học. Ngày 4/6/2020 tôi chính thức đi làm phiên dịch – quản lý TTS.
- Trước khi chuyển tôi sống ở thành phố Kokura (đang có 20-50 ca nhiễm/ ngày) tỉnh Fukuoka.
-Thành phố chuyển đến là Iwaki (vài ca nhiễm/ ngày) tỉnh Fukushima.
- Công ty yêu cầu cách ly 14 ngày, cho làm việc làm việc tại nhà trong thời gian đó.
- Hết cách ly, không sốt, không ho, đi làm bình thường. Cuối tháng nhận đủ tháng lương.

6. Cô gái thể thao

Tôi là phiên dịch – quản lý TTS, tôi sống ở tỉnh Fukushima - Nhật gần 5 năm rồi.
a. Công việc
- Đầu năm 2020, làm việc chủ yếu làm việc ở nhà trong vài tháng. Dùng Face book, line, điện thoại để làm việc với TTS và cấp trên, khách hàng.
- Vẫn đi công tác các tỉnh Nigata, Tochighi, Aomori. Bình thường dung ô tô, thi thoảng vẫn đi tàu, xe bus.
- Thu nhập không bị giảm.
b. Sinh hoạt – thể thao
i. Sinh hoạt – hoạt động văn hóa
-Nhiều thời gian rảnh nên đọc sách, nấu ăn, làm thơ, viết văn.
-Có ô tô nên vẫn cùng TTS đi ăn, hái dâu tây, đi ném Bowling…
- Tham gia “Trải nghiệm thảm họa Corona” do thành phố Koryama tỉnh Fukushima tổ chức ngày 10&11/7/2021. 18 người Việt đăng ký tham gia, cùng người của chính quyền, các nhà văn hóa công cộng tham gia hỗ trợ, và 2 phóng viên, tổng khoảng 40 người.
ii. Hoạt động thể thao.
- Thường xuyên đi bơi ở bể bơi nước nóng. Bể bơi vẫn rất đông, 85% là người già. Người cao tuổi nhất khoảng 90 tuổi.
- Không đi bơi thì sẽ đi bộ từ 9-14km.
- Cuối tuần đi chơi cầu lông. Tham gia giải đấu cầu lông toàn tỉnh. Giải tháng 3/2020 và tháng 5/2021. Người Việt và người Nhật cùng dung chung sân thi đấu của thôn, của thành phố.
- Hăng lắm, có hôm đánh cầu lông 3h xong lại đi bơi 2h, tranh thủ đi bộ 3km nữa, mình thật sự phục minh luôn.
Corona, come on baby em ơi!

7. Các ý rút ra

- Nhật Bản từ đầu dịch đến giờ: đã bình yên, đang bình yên và sẽ vẫn bình yên!
- Không ép cách ly chỉ khuyến cáo để bảo vệ cộng đồng.
- Cách ly theo đúng tiêu chí giãn cách xã hội: 1 người 1 phòng, phân tán.
- Tự cách ly, tự theo dõi, không xử dụng phương tiện công cộng, không làm phiền, làm ảnh hưởng đến ai.
- Không có kỳ thị, xa lánh người cách ly.
- Coi cách ly là việc làm bình thường của cuộc sống như việc mệt thì nghỉ, ốm thì uống thuốc.
- Không làm xét nghiệm covid nếu không có triệu chứng gì. Lãng phí không cần thiết.
-Cách ly lặng lẽ mà hiệu quả và đặc biệt không gây lãng phí không cần thiết cho người dân!

Nhật Bản, Fukushima, ngày 22/7/2021
Nguyễn Thị Thanh Hải.
...

 

wanting252

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-501778
Ngày cấp bằng
31/3/17
Số km
708
Động cơ
193,820 Mã lực
Nhật hệ thống y tế nó hơn ta rồi cụ.ở nhà tự chữa bệnh gì e k nói.chứ cái bệnh này thì hôm qua còn sống nhưng hôm sau suy phổi hôn mê thì bác có đủ tự tin
Muốn đánh giá 1 bệnh nguy hiểm chết người hay không, cụ phải dựa vào tỷ lệ. Cụ chỉ nhìn 1 trường hợp, vậy 999 trường hợp còn lại thì sao? Cụ phải dùng số liệu.
Trong 1000 người trẻ khỏe mắc, bao nhiêu người chết?
Trên đời này có bệnh gì TUYỆT ĐỐI không chết à?
 

sthd

Xe lăn
Biển số
OF-189822
Ngày cấp bằng
15/4/13
Số km
12,131
Động cơ
490,785 Mã lực
Người thực việc thực, trên Facebook, có cô người Việt sống tại Nhật viết khá chi tiết về cuộc sống ,CT chống dịch tại nhật (9 kì), mời các cụ tham khảo và suy ngẫm .
CUỘC SỐNG BÌNH THƯỜNG MỚI Ở NHẬT BẢN

1. Nhật chả căng gì cả!

a. Người Việt và dịch bệnh:

- Tôi là Thực Tập Sinh (viết tắt: TTS), sang Nhật làm việc từ tháng 1/2018, làm tại siệu thị ở tỉnh Fukushima.
- Bạn tôi, người thân rất hay hỏi, khuyên bảo:
+ Nhật nhiễm nhiều nhỉ, chỗ mày sao không?
+ Cuộc sống ổn không? Có bị sao không?
+ Nhật căng nhỉ
+ Cẩn thận nhé
-Nói ổn, cuộc sống bình thường mọi người không tin nên lâu dần có người hỏi tôi cũng trả lời qua loa.
-Nhiều khi muốn khuyên ngược lại là bình tĩnh đi, Nhật chả căng gì cả, Việt Nam mới căng ấy, mọi người mới là người cẩn thận ấy nhưng vì có người đã từng phản ứng tiêu cực khi tôi khuyên nên tôi rút kinh nghiệm, chả khuyên bảo gì sất, đỡ mất lòng.
- Cuộc sống hầu như không thay đổi, đi ăn, đi ra ngoài thì đeo thêm cái khẩu trang, đến nơi có đặt bình cồn thì xịt cồn.
-Thậm chí còn lãi ấy. Công việc vẫn làm bình thường, không hụt đồng lương nào mà vẫn được chính phủ Nhật hỗ trợ 10 van yen ( hơn 20tr VND), công ty thì thỉnh thoảng lại cho 1 vạn yen ( hơn 2tr vnd) , 5.000yen 3.000 yen (hơn 600 ngàn vnd).

b. Người Nhật và dịch bệnh:

- Người Nhật làm cùng tôi khi nhận được trợ cấp 10 vạn yên của chính phủ thì bức xúc ghê lắm, bàn tán suốt.
+ Dịch thế này mà trợ cấp được có 10 vạn yen
+ Quá là ít luôn, chả hiểu bọn chính phủ nghĩ sao nữa.
+ Bọn chính phủ làm ăn chả ra cái mẹ gì cả
- Siêu thị tôi làm có khoảng hơn 50 nhân viên người Nhật, từ tháng 6 năm ngoái họ làm cái đơn chung gửi lên công ty yêu cầu tăng lương.
- Đến bây giờ họ có được tăng hay không thì tôi không biết vì người Nhật họ kín về tiền bạc lắm. Chỉ biết tôi vẫn nhận hỗ trợ của công ty nhiều hơn các năm chưa có dịch và người Nhật thì thỉnh thoảng vẫn chửi công ty và chửi chính phủ như hát hay.
- Có lẽ họ là người bản địa, họ chấp hành nghiêm hơn các quy định về giãn cách xã hội nên ít đi ăn uống, ít tụ tập hơn so với trước dịch nên họ bí bách, tức giận không nhỉ? Nên họ nghĩ phần bồi thường “tổn thất tinh thần” từ chính phủ, từ công ty là chả thấm vào đâu chăng!

2. Cách ly khi trở về từ nước ngoài:

Tôi là người Nhật, tôi mới từ nước ngoài trở về.
- Từ sân bay về thì không đi phương tiện công cộng, thuê taxi chở về tận nhà.
- Chính phủ không ép, tự cách ly ở nhà 14 ngày, ở 1 mình 1 phòng trong nhà.
- Vợ con phục vụ cơm nước. Rảnh rỗi thì đọc sách, nghe tin tức, xem phim, tập thể thao, chăm cây cảnh.
- Hàng ngày đo nhiệt độ, theo dõi sức khỏe.
- Hết cách ly đi làm lại bình thường. Đồng nghiệp không xì xào to nhỏ.
- Cách ly trở thành điều hết sức bình thường.

3. Cách ly khi từ nước ngoài sang Nhật:

- Đoàn 21 Thực Tập Sinh (viết tắt: TTS) là nữ, nhập cảnh vào Nhật tháng 12/2020 tại sân bay Narita, tỉnh ChiBa.
- Khi xuất cảnh, được công ty xuất khẩu lao động yêu cầu mặc đồ bảo hộ, đeo khẩu trang. Cả chuyến bay hàng trăm người chỉ có chúng tôi khác biệt. Đến sân bay Nhật thì cởi vút hết trong nhà vệ sinh.
- Nghiệp đoàn thuê xe chở đoàn, bố trí cách ly trong khách sạn ở Tokyo. Mỗi người 1 phòng.
- Hàng ngày đo nhiệt độ, nhập bảng theo dõi triệu chứng Corona.
- Không ai quản thúc, không ai ép buộc làm gì, không ai mắng mỏ, lễ tân khách sạn không xâm phạm quyền riêng tư, vẫn có thể thoải mái ra ngoài hít khí trời, dạo bộ.
- Sau một tuần không ai sốt, không ai triệu chứng thì tự sang phòng nhau ngủ chung.
-Tiền cách ly, ăn uống do nghiệp đoàn, công ty chi trả toàn bộ.

4. Cùng nhắc nhau, cùng bảo vệ người già, người có bệnh nền

- Tôi là một phụ nữ trung niên Nhật, tôi làm tổng vụ ở một siêu thị.
- Siêu thị tôi có 4 bạn TTS người Việt Nam. Trong 4 bạn này thì có 1 bạn hay đi lên Tokyo chơi với người yêu.
- Người làm trong siêu thị chủ yếu là người già.
- Người trẻ có nhiễm cũng không hề hấn gì, nhưng người già hoặc người có bệnh nền mà nhiễm thì nguy hiểm đến tính mạng.
-Người già trong siêu thị lo lắng khi bạn TTS vẫn hay đi chơi Tokyo và các nơi khác bằng tàu điện, tàu shinkansen.
- Để trấn an người già, đến tận kí túc xá nhờ bạn kia, mong bạn hạn chế đi để bảo vệ người già chỗ làm và mọi người trong khu vực.

5. Làm việc tại Nhà

- Tôi học tại Nhật 6 năm, vừa tốt nghiệp đại học. Ngày 4/6/2020 tôi chính thức đi làm phiên dịch – quản lý TTS.
- Trước khi chuyển tôi sống ở thành phố Kokura (đang có 20-50 ca nhiễm/ ngày) tỉnh Fukuoka.
-Thành phố chuyển đến là Iwaki (vài ca nhiễm/ ngày) tỉnh Fukushima.
- Công ty yêu cầu cách ly 14 ngày, cho làm việc làm việc tại nhà trong thời gian đó.
- Hết cách ly, không sốt, không ho, đi làm bình thường. Cuối tháng nhận đủ tháng lương.

6. Cô gái thể thao

Tôi là phiên dịch – quản lý TTS, tôi sống ở tỉnh Fukushima - Nhật gần 5 năm rồi.
a. Công việc
- Đầu năm 2020, làm việc chủ yếu làm việc ở nhà trong vài tháng. Dùng Face book, line, điện thoại để làm việc với TTS và cấp trên, khách hàng.
- Vẫn đi công tác các tỉnh Nigata, Tochighi, Aomori. Bình thường dung ô tô, thi thoảng vẫn đi tàu, xe bus.
- Thu nhập không bị giảm.
b. Sinh hoạt – thể thao
i. Sinh hoạt – hoạt động văn hóa
-Nhiều thời gian rảnh nên đọc sách, nấu ăn, làm thơ, viết văn.
-Có ô tô nên vẫn cùng TTS đi ăn, hái dâu tây, đi ném Bowling…
- Tham gia “Trải nghiệm thảm họa Corona” do thành phố Koryama tỉnh Fukushima tổ chức ngày 10&11/7/2021. 18 người Việt đăng ký tham gia, cùng người của chính quyền, các nhà văn hóa công cộng tham gia hỗ trợ, và 2 phóng viên, tổng khoảng 40 người.
ii. Hoạt động thể thao.
- Thường xuyên đi bơi ở bể bơi nước nóng. Bể bơi vẫn rất đông, 85% là người già. Người cao tuổi nhất khoảng 90 tuổi.
- Không đi bơi thì sẽ đi bộ từ 9-14km.
- Cuối tuần đi chơi cầu lông. Tham gia giải đấu cầu lông toàn tỉnh. Giải tháng 3/2020 và tháng 5/2021. Người Việt và người Nhật cùng dung chung sân thi đấu của thôn, của thành phố.
- Hăng lắm, có hôm đánh cầu lông 3h xong lại đi bơi 2h, tranh thủ đi bộ 3km nữa, mình thật sự phục minh luôn.
Corona, come on baby em ơi!

7. Các ý rút ra

- Nhật Bản từ đầu dịch đến giờ: đã bình yên, đang bình yên và sẽ vẫn bình yên!
- Không ép cách ly chỉ khuyến cáo để bảo vệ cộng đồng.
- Cách ly theo đúng tiêu chí giãn cách xã hội: 1 người 1 phòng, phân tán.
- Tự cách ly, tự theo dõi, không xử dụng phương tiện công cộng, không làm phiền, làm ảnh hưởng đến ai.
- Không có kỳ thị, xa lánh người cách ly.
- Coi cách ly là việc làm bình thường của cuộc sống như việc mệt thì nghỉ, ốm thì uống thuốc.
- Không làm xét nghiệm covid nếu không có triệu chứng gì. Lãng phí không cần thiết.
-Cách ly lặng lẽ mà hiệu quả và đặc biệt không gây lãng phí không cần thiết cho người dân!

Nhật Bản, Fukushima, ngày 22/7/2021
Nguyễn Thị Thanh Hải.
...

Không thể tuyệt đối tránh được.
vậy thì phải học cách sống thích nghi
hạn chế nhất việc xáo trộn xã hội, tổn hao nguồn lực y tế.
 

thichkhognthich

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-412627
Ngày cấp bằng
25/3/16
Số km
2,095
Động cơ
255,105 Mã lực
Tuổi
35
Tổ lái chủ đề sang nội dung nhạy cảm về chính trị, văn hoá, xã hội
Điểm cảnh cáo (Hết hạn 15/8/21)
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
50,278
Động cơ
578,217 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Dưới góc nhìn của một cá nhân (đang sống tại Nhật Bản 05 năm), chính phủ Nhật Bản chống dịch, có cái tốt, có cái chưa tốt:
- Trợ cấp 10man: Tốt (ai cũng được nhận, không phân biệt). Chưa tốt: chờ lâu quá, đến lúc quên béng thì tự nhiên thấy tài khoản có tiền.
- Có những chuyện nhỏ mà cứ thảo luận mãi, ví dụ phát khẩu trang cho dân chúng, cuối cùng mỗi gia đình sống ở Nhật, được phát HAI cái khẩu trang.
- Tiêm vacxin: Tốt (không có chuyện “chen ngang” tiêm vacxin theo kiểu “cháu ông ngoại). Chưa tốt: chờ lâu quá (từ khi đăng ký đến lúc được tiêm, 3 ~ 6 tháng).
 

sthd

Xe lăn
Biển số
OF-189822
Ngày cấp bằng
15/4/13
Số km
12,131
Động cơ
490,785 Mã lực
cuộc chiến trường kì thì không thể tổ chức cách ly vài trăm ngàn người, không thể mình lực lượng y tế xét nghiệm toàn dân, tiêm chủng toàn dân được.

cách ly 1 tr người thì cần vài trăm ngàn phòng ở khép kín, vài trăm ngàn người phục vụ. lấy đâu ra?

chính vì vậy Jap nó mới để tự cách ly, xã hội hóa tiêm chủng
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,035
Động cơ
727,969 Mã lực
Cái bệnh này khó lường lắm bác.mấy tháng trước e vừa xem phóng sự có một tay nhật hôm trước đánh golf hôm sau hôn mê chụp phổi trắng xoá.vợ con bàng hoàng.nên về góc độ nhân đạo e thấy chính phủ ta rất trách nhiệm với tính mạng nhân dân
Chăm sóc F0 tại viện là tốt, yes, chừng nào toàn bộ ca Nặng được chữa trị.
Còn, có thể hy sinh vài bệnh nhân nặng, chỉ vì 80% là nhẹ, tôi nghĩ không xứng đáng.
 

Anhhungjp

Xe tăng
Biển số
OF-307208
Ngày cấp bằng
10/2/14
Số km
1,000
Động cơ
311,740 Mã lực
Nhật mấy hôm nay các ca tăng nhanh, nhưng chủ yếu hầu hết ở lứa tuổi 20,30...những người hầu như chưa được tiêm vacxin, còn các cụ già từ 55 trở lên thì đa phần đã được 1 mũi, gần 70% đã xong mũi thứ 2 nên tỉ lệ tử vong thấp.
Ngoài ra cũng phải tính là lượng tăng đột biến do olympic, Nhật nó thống kê chung không phân biệt người Nhật, người nước ngoài, ca nhập cảnh...nên thấy số liệu cao thôi.
Riêng bệnh viên Narita hàng ngày đều xét nghiệm cho hầu hết các phi hành đoàn đến Nhật, họ đều tính là số ca mới cả nếu bị nhiễm không phân biệt có phải là sống ở Nhật hay không.
 

Lambatda

Xe điện
Biển số
OF-136583
Ngày cấp bằng
30/3/12
Số km
4,059
Động cơ
412,076 Mã lực
Bài viết nội dung nhạy cảm về chính trị, văn hoá, xã hội, tôn giáo
Điểm cảnh cáo (Hết hạn 15/8/21)
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

ca_kiem

Xe container
Biển số
OF-96282
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
5,579
Động cơ
481,369 Mã lực
Nơi ở
..
Tổ lái chủ đề sang nội dung nhạy cảm về chính trị, văn hoá, xã hội
Điểm cảnh cáo (Hết hạn 15/8/21)
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

Jade2110

Xe buýt
Biển số
OF-545495
Ngày cấp bằng
12/12/17
Số km
767
Động cơ
168,028 Mã lực
Bài viết vi phạm nội quy diễn đàn
Điểm cảnh cáo(Hết hạn 15/8/21)

4- Các bài viết sử dụng từ Đông Lào thay thế, ám chỉ Việt Nam.

 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

DidiLe

Xe container
Người OF
Biển số
OF-4953
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
6,070
Động cơ
645,785 Mã lực
vừa xem vtv1, Nhật Bản chống dịch cũng có nhiều cái lạ.

nhiễm bệnh là bình thường. tự cách ly ở nhà. sốt cao, khó thở thì mới đến bv

vắc xin thoải mái.

xét nghiệm thì tự do. test kit bán trong siêu thị, dân mua tự test. cần xét nghiệm khẳng định mới vào bv

cấm tụ họp đông người, nhà hàng, rạp phim , gym... nhưng doanh nghiệp thì tự lo

nghe có vẻ hơi kém nhưng cũng tốt là không làm hệ thống y tế quá tải, hạn chế thiệt hại.
Hai cụ nói y tế Nhật kém, em thắc mắc và hoang mang quá.
Hay thực phẩm của họ chuẩn chỉ do đó tuổi thọ cao ngút ngàn. Chứ y tế kem sao mà tuổi thọ cao thế ạ.
Thấy mấy anh đi Nhật về bảo bác sĩ Nhật rất kém, hệ thống y tế kém cỏi hơn VN nhiều :))
Nhưng thực tế thì...
 

xelubabanh

Xe buýt
Biển số
OF-143651
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
771
Động cơ
371,073 Mã lực
Cuộc chiến còn dài.Nhật thì nó cũng mới tiếp xúc với con alfa thôi bác.cứ chờ tiếp xong bàn sau cũng k muộn
Thật sự cái này mỗi CP có một cách nhìn nhận sự việc một khác, nhưng cái bệnh này diễn tiến hết sức quái đản, có người thể trạng rất yếu bị nhiệm, vật vã cả tuần nhưng rồi tự khỏi, có người thật khỏe mạnh nhưng lên đường chỉ trong vòng 3 ngày. Face của cô bác sỹ đang chống dịch dịch tại Thủ Đức chia buồn với một em bác sỹ hay TNV trong khu cách ly. Buổi chiều hai chị em còn liên lạc hẹn sau dịch đi dự đám cưới của em, mà 21h thì cô này nghe mệt nên test hanh thì biết bị dính covid, 10h đưa xuống cấp cứu mà 11h 30 là đã chết rồi. Tuy tỷ lệ chết mới chỉ 2% trên số ca mắc nhưng ai dám chắc là mình không "trúng số". Trưởng phòng an ninh CA Bình Dương mới 53 tuổi mà bị và chết cũng trong có 1 tuần, nên mình làm căng là hay hay dở thì phải khi kết thúc cuộc chiến này mới biết
 

sthd

Xe lăn
Biển số
OF-189822
Ngày cấp bằng
15/4/13
Số km
12,131
Động cơ
490,785 Mã lực
Tổ lái chủ đề sang vấn đề khác
Điểm cảnh cáo (Hết hạn 15/8/21)
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

thanhvinhckgtcc

Xe điện
Biển số
OF-143620
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
4,593
Động cơ
292,291 Mã lực
Nơi ở
Vĩnh phúc
Thật sự cái này mỗi CP có một cách nhìn nhận sự việc một khác, nhưng cái bệnh này diễn tiến hết sức quái đản, có người thể trạng rất yếu bị nhiệm, vật vã cả tuần nhưng rồi tự khỏi, có người thật khỏe mạnh nhưng lên đường chỉ trong vòng 3 ngày. Face của cô bác sỹ đang chống dịch dịch tại Thủ Đức chia buồn với một em bác sỹ hay TNV trong khu cách ly. Buổi chiều hai chị em còn liên lạc hẹn sau dịch đi dự đám cưới của em, mà 21h thì cô này nghe mệt nên test hanh thì biết bị dính covid, 10h đưa xuống cấp cứu mà 11h 30 là đã chết rồi. Tuy tỷ lệ chết mới chỉ 2% trên số ca mắc nhưng ai dám chắc là mình không "trúng số". Trưởng phòng an ninh CA Bình Dương mới 53 tuổi mà bị và chết cũng trong có 1 tuần, nên mình làm căng là hay hay dở thì phải khi kết thúc cuộc chiến này mới biết
Bác nói chuẩn.mỗi nhà dạy con 1 kiểu.cái gì hay thì học thôi.chứ nói nước Nhật mà phong tỏa kiểu mình chắc dân họ k chịu nổi.bên này dù sao cơ sở vật chất,hàng hoá phục vụ cho dân tốt hơn mình.mình nghèo mình phải làm kiểu nhà nghèo thôi
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top