[Funland] Như tựa trên hình :"Hà nội 36 fố fường"

VCHDHN

Xe container
Biển số
OF-146690
Ngày cấp bằng
22/6/12
Số km
8,865
Động cơ
461,503 Mã lực
Hôm rồi cháu được con ngan già kéo đi ăn mỳ phố cổ. Nghe nó kể long lanh dậy mùi đúng kiểu đúng chất phố cổ. Tặc lưỡi chắc phố cổ nó phải khác. Ôi giời lượm ơi, mất gần tiếng lượn ô tô vào đến phố cổ, ăn thì ... chả bằng quá vỉa hè chỗ gần cơ quan cháu. Chắc tại caia miệng cháu nó không quen vị :)
Chắc cụ đang nói đến món mỳ vằn thắn. K biết cụ ăn ở đâu mạn phố cổ :)
 

Thanhz

Xe tăng
Biển số
OF-36827
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
1,239
Động cơ
466,216 Mã lực
Chắc cụ đang nói đến món mỳ vằn thắn. K biết cụ ăn ở đâu mạn phố cổ :)
Quán đông khách. Khách phố cổ nhiều. Nhiều người tới mua mang về. Mà cháu thì thấy cũng thường thôi, chắc tại mũi miệng nó không quen.
 

Dân Tổ

Xe container
Biển số
OF-91867
Ngày cấp bằng
17/4/11
Số km
5,866
Động cơ
444,741 Mã lực
Không ngờ căn bệnh của em cũng lây lan mạnh phết hehe.
Rượu thì em thi thoảng làm cốc Singleton với mấy lát dứa lạnh và muối tinh.
Mà toàn nửa đêm một mình ra mò mẫm như ma.
Em thì cứ tối, đêm nào có bóng đá em nhâm nhi Double Black + mấy hạt khô thui, ra ngoài sân ngồi là vợ cằn nhằn tưởng nhắn tin cho em nào :))
 

ly xây chừng

Xe tải
Biển số
OF-726188
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
488
Động cơ
78,250 Mã lực
20221112_110510.jpg


Đọc trang này,lại nhớ cơm nắm,đã lâu rồi không ăn! Nhưng cái cháu nhớ hơn,là món cơm nắm của bà nội năm 76. Bà theo tàu vào Nam thắm cháu với hành trang là sữa bột cho các cháu và cơm nắm làm lương thực lúc đi đường, bà cũng để lại được 2 nắm cho 3 thằng cháu đang thèm ăn. Bà gọt bỏ lớp cơm khô mặt ngoài,rồi xẻ nhỏ như miếng bánh đậu xanh, lần đầu ăn cơm nắm chấm muối tiêu,ngon lắm.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
10,303
Động cơ
316,317 Mã lực
Miền Nam ít thấy tiệm phở có kèm theo quẩy, bánh canh lại có!

Các bác đúng là chỉ biết bỏ vào mồm, hay ăn theo kiểu "thấy người ta ăn khoai thì cũng vác mai đi đào" mà chẳng bao giờ chịu nghĩ một chút trước khi bỏ vào mồm! :D

Việc ăn phở bò (thi thoảng là gà) có thêm (ăn kèm) "dầu cháo quẩy" (quẩy) là một văn hóa chỉ có sau này. Nếu các bác hỏi ông bà, cụ kị nhà mình, những người đã từng xơi phở thử coi, có giờ cái bánh "Tần Cối" này được dùng kèm với phở hay không? :-/
Hay cái văn hóa này, chỉ có khi cuộc sống người Hà Nội bớt phải đói khát thèm thuồng? :-/

Xin nhắc lại, món phở (Ngầu Nhục Phấn) có trước năm 1954, từ thới Pháp thuộc, và tồn tại sau đó, ngay cả trong thời chiến tranh vẫn tồn tại, vì hiếm ai mà không thích cái mùi phở, nhưng trong thời buổi đó (trước 1980 sau 1954) thì chỉ (đa phần phổ biến) loại có phở không người lái (phở mậu dịch) hoặc họa hoằn lắm một tô phở có dăm ba miếng thịt bò thối: phở chui!

Còn ở miền Nam, khi ăn cháo, đặc biệt là cháo lòng, hay "cháo mặn" thì phải có dầu cháo quẩy vì đây là một "mặc định xe duyên"!

Vâng, tại sao em nói như vậy ư? Các bác để ý, cháo nếu nấu đặc (cháo nát) thì rất khó ăn mà nấu lỏng thì có vẻ dễ ăn (húp nuốt) hơn. Tuy nhiên, nhiều lúc cái lòng của cháo, làm cho người ta khó chịu vì cảm giác lỏng bỏng khi ăn (nhai nuốt) mà như không có gì cả kiếu "đuôi chuột ngoáy lọ mỡ"! :(( :))

Do đó việc kết hợp với cháo lòng và dầu cháo quẩy (một loại bánh ăn vặt và điểm tâm sáng) là một cuộc se/xe duyên không thể nào tốt hơn. Vì chén (tô) cháo vốn đã không đặc hay nhạt vị, lại gặp người thích cảm giác sền sệt lẫn quánh loãng nhưng không lỏng bỏng thì cái dầu cháo quẩy sẽ là một biện pháp tốt để giải quyết! Cũng như tăng thêm một hương vị mới, cho chén cháo.
=D>

Nếu để ý sẽ thấy rằng, trong tất cả những món cháo, hay món nước mà có dùng kèm với dầu cháo quẩy của người miền Nam, là cháu mặn hay món mặn. Tuyệt nhiên không có cháo trắng hay cháo ngọt dùng chung với nó. [-X
Nếu các bác vào Sài Gòn hoặc các tỉnh Nam bộ, mà thưởng thức món cháo trắng hột vịt muối hoặc cháo trắng cá khô kho sẽ thấy rằng họ chỉ dùng món cháo này thi thoảng với xá bẩu là món củ cải muối của người Hoa, tuyệt nhiên không có dầu cháo quẩy. hay nói cách khác, dầu cháo quẩy chỉ được dùng chung với một số món "cháo mặn" tức là cháo có (nấu chung) thịt cá (đa phần là thịt heo) có những loại cháo khác, ví như đậu xanh, đậu đỏ,.... thì tuyệt nhiên không dùng cái dầu cháo quẩy kia kèm theo. [-X

Miếng ăn chứ chẳng phải ... đâu, mà mình cũng không phải là ... mà cứ vục đầu vào ăn, hay tự tiện bỏ vào mồm, lại chẳng bao giờ biết, hay hiểu nó như thế nào, mà còn mở mồm ca ngợi tung hê hay lôi kéo người khác! :(
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
10,303
Động cơ
316,317 Mã lực
View attachment 7503144

Đọc trang này,lại nhớ cơm nắm,đã lâu rồi không ăn! Nhưng cái cháu nhớ hơn,là món cơm nắm của bà nội năm 76. Bà theo tàu vào Nam thắm cháu với hành trang là sữa bột cho các cháu và cơm nắm làm lương thực lúc đi đường, bà cũng để lại được 2 nắm cho 3 thằng cháu đang thèm ăn. Bà gọt bỏ lớp cơm khô mặt ngoài,rồi xẻ nhỏ như miếng bánh đậu xanh, lần đầu ăn cơm nắm chấm muối tiêu,ngon lắm.

Đói nghèo, nhai sắt cũng mềm,​
No thì giò chả chẳng thèm ngó qua.​
 

DaDieuchienxu

Xe container
Biển số
OF-436459
Ngày cấp bằng
12/7/16
Số km
7,000
Động cơ
319,486 Mã lực
Các bác đúng là chỉ biết bỏ vào mồm, hay ăn theo kiểu "thấy người ta ăn khoai thì cũng vác mai đi đào" mà chẳng bao giờ chịu nghĩ một chút trước khi bỏ vào mồm! :D

Việc ăn phở bò (thi thoảng là gà) có thêm (ăn kèm) "dầu cháo quẩy" (quẩy) là một văn hóa chỉ có sau này. Nếu các bác hỏi ông bà, cụ kị nhà mình, những người đã từng xơi phở thử coi, có giờ cái bánh "Tần Cối" này được dùng kèm với phở hay không? :-/
Hay cái văn hóa này, chỉ có khi cuộc sống người Hà Nội bớt phải đói khát thèm thuồng? :-/

Xin nhắc lại, món phở (Ngầu Nhục Phấn) có trước năm 1954, từ thới Pháp thuộc, và tồn tại sau đó, ngay cả trong thời chiến tranh vẫn tồn tại, vì hiếm ai mà không thích cái mùi phở, nhưng trong thời buổi đó (trước 1980 sau 1954) thì chỉ (đa phần phổ biến) loại có phở không người lái (phở mậu dịch) hoặc họa hoàn lắm một tô phở có dăm ba miếng thịt bò thối phở chui!

Còn ở miền Nam, khi ăn cháo, đặc biệt là cháo lòng, hay "cháo mặn" thì phải có dầu cháo quẩy vì đây là một "mặc định xe duyên"!

Vâng, tại sao em nói như vậy ư? Các bác để ý, cháo nếu nấu đặc (cháo nát) thì rất khó ăn mà nấu lỏng thì có vẻ dễ ăn (húp nuốt) hơn. Tuy nhiên, nhiều lúc cái lòng của cháo, làm cho người ta khó chịu vì cảm giác lỏng bỏng khi ăn (nhai nuốt) mà như không có gì cả kiếu "đuôi chuột ngoáy lọ mỡ"! :(( :))

Do đó việc kết hợp với cháo lòng và dầu cháo quẩy (một loại bánh ăn vặt và điểm tâm sáng) là một cuộc xe duyên không thể nào tốt hơn. Vì chén (tô) cháo vốn đã không đặc hay nhạt vị, lại gặp người thích cảm giác sền sệt lẫn quánh loãng nhưng không lỏng bỏng thì cái dầu cháu quậy sẽ là một biện pháp tốt để giải quyết! Cũng như tăng thêm một hương vị mới, cho chén cháo.
=D>

Nếu để ý sẽ thấy rằng, trong tất cả những món cháo, hay món nước mà có dùng kèm với dầu cháo quẩy của người miền Nam, là cháu mặn hay món mặn. Tuyệt nhiên không có cháo trắng hay cháo ngọt dùng chung với nó. [-X
Nếu các bác vào Sài Gòn hoặc các tỉnh Nam bộ, mà thưởng thức món cháo trắng hột vịt muối hoặc cháo trắng cá khô kho sẽ thấy rằng họ chỉ dùng món cháo này thi thoảng với xá bẩu là món củ cải muối của người Hoa, tuyệt nhiên không có dầu cháo quẩy. hay nói cách khác, dầu cháo quẩy chỉ được dùng chung với một số món "cháo mặn" tức là cháo có (nấu chung) thịt cá (đa phần là thịt heo) có những loại cháo khác, ví như đậu xanh, đậu đỏ,.... thì tuyệt nhiên không dùng cái dầu cháo quẩy kia kèm theo. [-X

Miếng ăn chứ chẳng phải ... đâu, mà mình cũng không phải là ... mà cứ vục đầu vào ăn, hay tự tiện bỏ vào mồm, mà chẳng bao giờ biết, hay nghĩ nó như thế nào! :(
Cụ làm ơn cho mình hỏi: Cái tên bánh "Tần Cối" lần đầu tiên mình đc nghe, xuất phát từ điển tích nào? Truyện tên gian thần Tần Cối thì mình đã đọc trong "Nhạc Phi", nhưng ko biết tại sao tên hắn lại đc gán cho món dầu cháo quẩy?
Về miền Tây Nam bộ, có 1 điều mình ngạc nhiên là món cháo lòng, cháo huyết...lại đc khuyến mãi thêm 1 dĩa bún/bánh hỏi để ăn kèm?
P/s: Xin thành thật góp ý cụ 1 vấn đề nhỏ: Câu cuối cụ nên edit hoặc xóa, kẻo 1 số cụ mợ lại chạnh lòng!
Nếu cụ vẫn bảo lưu quan điểm, thì có thể xem như mình hơi nhạy cảm. Cụ bỏ qua nhé.:)
 

quy la tien

Xe điện
Biển số
OF-126198
Ngày cấp bằng
1/1/12
Số km
3,244
Động cơ
544,869 Mã lực

juve99

Xì hơi lốp
Biển số
OF-295057
Ngày cấp bằng
6/10/13
Số km
17,843
Động cơ
216,810 Mã lực
Mie toàn thẩn chứ thơ cái chó gì.
Ngộ chữ đấy, cụ chặn cmnl giống em cho đỡ ngứa mắt. ;)
Cụ đừng chặn e đấy nha, k là phím ko biết đường nào mà tìm đâu 😫
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
10,303
Động cơ
316,317 Mã lực
Cụ làm ơn cho mình hỏi: Cái tên bánh "Tần Cối" lần đầu tiên mình đc nghe, xuất phát từ điển tích nào? Truyện tên gian thần Tần Cối thì mình đã đọc trong "Nhạc Phi", nhưng ko biết tại sao tên hắn lại đc gán cho món dầu cháo quẩy?

Từ "Tần Cối" trong cụm từ bánh "Tần Cối" cùng với từ "Tần Cối" trong chuyện Nhạc Phi là một đấy bác ạ.

Người Trung Hoa rất ghét Tần Cối, kẻ đã hãm hại Phi, do đó, theo tích thì dân gian mới làm ra loại bánh "Dầu Cháo Quẩy" này, bánh có hai cái dính chặt với nhau tượng trưng cho cho hai vợ chồng Tần Cối, vì họ cho rằng phải vợ chồng Tần Cối bỏ vào chậu dầu sôi mới đáng tội, Dầu đó chỉ là một đồn ngôn trong dân gian để tò lòng căm ghét nhưng trong thực tế ta có bánh "Dầu Cháo Quẩy".

Bác cũng khá là tình ý khi gặp (nhìn thấy) hai chữ "Tấn Cối" mà được bôi đen đen thì cũng nhìn ra không phải là viết sai chính tả (mặc dù em thi thoảng cũng có biết sai chính tá do bài viết của em thường dài và có nhiều chữ Ít được sử dụng trong các bài viết hiện nay trên truyền thông, và ngay cả trên cõi Ofun này, nên việc hồ nghi sai sót hay có sai sót là khó tránh khỏi. Với em đây (cái sai chính tả này) cũng là cách để em kiểm tra và phát hiện ra bộ mặt của cái lũ "bới bèo ra bọ" và đang tìm cách "vạch lá tìm sâu" khi đọc các bài viết của em.



Về miền Tây Nam bộ, có 1 điều mình ngạc nhiên là món cháo lòng, cháo huyết...lại đc khuyến mãi thêm 1 dĩa bún/bánh hỏi để ăn kèm?

Về chuyện bún hay bánh hỏi "bonus", thì đây đúng là một câu hỏi hay! =D>

Bún là một sản phẩm phổ biến của người Việt Nam, vì trong thực tế bún để được lâu và dễ dùng kèm với nhiều món nước và khô. Bún là một món đặc biệt của người miền Bắc (được làm từ gạo nhưng là gạo cũ (gạo cũ bún mới nở (không hao gạo) sợi bún dẻo và dai), gạo không cần ngon, loại gạo làm ra bún ngon nhất là gạo Sóc Nâu). Trong khi bánh hỏi là sản phẩm của miền Nam cũng làm từ gạo nhưng là gạo thơm cao cấp hay gạo ngon)
Thế nên nếu vào năm bộ, chỉ những nhà làm bún truyền thông ở các tỉnh đều là của người Bắc (tuy nhiên bây giờ thì cũng có thay đổi nhiều).

Việc bonus bún hay bánh hỏi thì cũng là một văn hóa đặc trưng của người Nam bộ vì ai cũng biết dân miền Tây Nam bộ hay vùng tây nam bộ là nơi lúa gạo trù phú, nên dẫn tới tới con người cũng rất hào sảng trong ứng xử. Tại miền Nam, đặc biệt ở Sài Gòn, bonus cơm thêm không tính tiền rất phổ biến và điều này hầu như chẳng có, hay hiếm thấy ở miền Trung hay miền Bắc. Trừ dạo gần đây do cạnh tranh kinh doanh ở các quán cơm thì thi thoảng một số quán bình dân cũng có "offer" chuyện "cơm thêm không tính tiền" này. nhưng với bún hay bánh hỏi thì đừng có mà mơ!

Việc cho kèm bún hay bánh hỏi này, như đã nói ngoài cái việc người Nam bộ khá thoải mái và cởi mở, thì cháo lòng hay cháo huyết thường được ăn kèm dùng với nước mắm và hành ngâm giấm nhờ đó việc tặng kèm bún hay bánh hỏi cũng là cách giúp khách ăn no bụng (vì có là bao theo nhân sinh quan của người Nam bộ) và cũng để "lưu tình" ghé lại lần sau, còn cái dầu cháo quẩy thường không cho mà phải mua thêm. (hay cho mà đã cắt khúc) vì giá 1 cặp dầu cháo quẩy là trên 10% giá bán một đơn vị sản phầm (giá gốc 5K VND/ cặp trong khi bún, cháo bán chỉ tầm 30k - 40K/tô, cá biệt 20K/tô) .


P/s: Xin thành thật góp ý cụ 1 vấn đề nhỏ: Câu cuối cụ nên edit hoặc xóa, kẻo 1 số cụ mợ lại chạnh lòng!
Nếu cụ vẫn bảo lưu quan điểm, thì có thể xem như mình hơi nhạy cảm. Cụ bỏ qua nhé.:)

Cảm ơn bác, với em một khi đã viết là không sợ hay ngại, mà một khi đã ngại hay sợ thì không viết.
FYI, đây là một chủ đề văn hóa mà khi viết về văn hóa, thì cần đánh động, khơi dậy và vực lại cái văn hóa truyền thống có giá trị cần lưu giữ của cha ông, cũng như tác động vào tri thức và lương tâm của người đọc, nên nếu có ai, bảo là chạnh lòng, mà chạnh lòng sai thì cứ chạnh lòng đi nhé! :P

Dầu sao em cũng cảm ơn sự lưu ý của bác, nhưng em sẽ giữ nguyên những gì em viết mà lại còn "bổ sung" nữa kia đấy! ^:)^
 
Chỉnh sửa cuối:

minhmo

Xe cút kít
Biển số
OF-81131
Ngày cấp bằng
25/12/10
Số km
18,568
Động cơ
3,553,133 Mã lực
Nơi ở
chuồng sư tử
Cụ đừng chặn e đấy nha, k là phím ko biết đường nào mà tìm đâu 😫
Lão vá xong lốp rồi thì chém tiếp thôi. WC đến nơi rồi phím nhau tí, kiếm cái tết cho tươm một chút. :D
 

DaDieuchienxu

Xe container
Biển số
OF-436459
Ngày cấp bằng
12/7/16
Số km
7,000
Động cơ
319,486 Mã lực
Từ "Tần Cối" trong cụm từ bánh "Tần Cối" cùng với từ "Tần Cối" trong chuyện Nhạc Phi là một đấy bác ạ.

Người Trung Hoa rất ghét Tần Cối, kẻ đã hãm hại Phi, do đó, theo tích thì dân gian mới làm ra loại bánh "Dầu Cháo Quẩy" này, bánh có hai cái dính chặt với nhau tượng trưng cho cho hai vợ chồng Tần Cối, vì họ cho rằng phải vợ chồng Tần Cối bỏ vào chậu dầu sôi mới đáng tội, Dầu đó chỉ là một đồn ngôn trong dân gian để tò lòng căm ghét nhưng trong thực tế ta có bánh "Dầu Cháo Quẩy".

Bác cũng khá là tình ý khi gặp (nhìn thấy) hai chữ "Tấn Cối" mà được bôi đen đen thì cũng nhìn ra không phải là viết sai chính tả (mặc dù em thi thoảng cũng có biết sai chính tá do bài viết của em thường dài và có nhiều chữ Ít được sử dụng trong các bài viết hiện nay trên truyền thông, và ngay cả trên cõi Ofun này, nên việc hồ nghi sai sót hay có sai sót là khó tránh khỏi. Với em đây (cái sai chính tả này) cũng là cách để em kiểm tra và phát hiện ra bộ mặt của cái lũ "bới bèo ra bọ" và đang tìm cách "vạch lá tìm sâu" khi đọc các bài viết của em.






Về chuyện bún hay bánh hỏi "bonus", thì đây đúng là một câu hỏi hay! =D>

Bún là một sản phẩm phổ biến của người Việt Nam, vì trong thực tế bún để được lâu và dễ dùng kèm với nhiều món nước và khô. Bún là một món đặc biệt của người miền Bắc (được làm từ gạo nhưng là gạo cũ (gạo cũ bún mới nở (không hao gạo) sợi bún dẻo và dai), gạo không cần ngon, loại gạo làm ra bún ngon nhất là gạo Sóc Nâu). Trong khi bánh hỏi là sản phẩm của miền Nam cũng làm từ gạo nhưng là gạo thơm cao cấp hay gạo ngon)
Thế nên nếu vào năm bộ, chỉ những nhà làm bún truyền thông ở các tỉnh đều là của người Bắc (tuy nhiên bây giờ thì cũng có thay đổi nhiều).
Việc bonus bún hay bánh hỏi thì cũng là một văn hóa đặc trưng của người Nam bộ vì ai cũng biết dân miền Tây Nam bộ hay vùng tây nam bộ là nơi lúa gạo trù phú, nên dẫn tới tới con người cũng rất hào sảng trong ứng xử. Tại miền Nam, đặc biệt ở Sài Gòn, bonus cơm thêm không tính tiền rất phổ biến và điều này hầu như chẳng có, hay hiếm thấy ở miền Trung hay miền Bắc. Trừ dạo gần đây do cạnh tranh kinh doanh ở các quán cơm thì thi thoảng một số quán bình dân cũng có "offer" chuyện "cơm thêm không tính tiền" này. nhưng với bún hay bánh hỏi thì đừng có mà mơ!
Việc cho kèm bún hay bánh hỏi này, như đã nói ngoài cái việc người Nam bộ khá thoải mái và cởi mở, thì cháo lòng hay cháo huyết thường được ăn kèm dùng với nước mắm và hành ngâm giấm nhờ đó việc tặng kèm bún hay bánh hỏi cũng là cách giúp khách ăn no bụng (vì có là bao theo nhân sinh quan của người Nam bộ) và cũng để "lưu tình" ghé lại lần sau, còn cái dầu cháo quẩy thường không cho mà phải mua thêm. (hay cho mà đã cắt khúc) vì giá 1 cặp dầu cháo quẩy là trên 10% giá bán một đơn vị sản phầm (giá gốc 5K VND/ cặp trong khi bún, cháo bán chỉ tầm 30k - 40K/tô, cá biệt 20K/tô) .
Cảm ơn bác, với em một khi đã viết là không sợ hay ngại, mà một khi đã ngại hay sợ thì không viết.
FYI, đây là một chủ đề văn hóa mà khi viết về văn hóa, thì cần đánh động, khơi dậy và vực lại cái văn hóa truyền thống có giá trị cần lưu giữ của cha ông, cũng như tác động vào tri thức và lương tâm của người đọc, nên nếu có ai, bảo là chạnh lòng, mà chạnh lòng sai thì cứ chạnh lòng đi nhé! :P
Dầu sao em cũng cảm ơn sự lưu ý của bác, nhưng em sẽ giữ nguyên những gì em viết mà lại còn "bổ sung" nữa kia đấy! ^:)^
Mình xin cảm ơn cụ đã giải đáp giúp thắc mắc về giai thoại của món dầu cháo quảy này.
Người dân TQ ghét vc Tần Cối đã đành, nhưng người VN khi đã đc đọc tác phẩm "Nhạc Phi" cũng có cảm giác căm ghét như thế.
Lẽ ra, vs cái tích hay như vậy, mình sẽ tăng cường chén cật lực món này, nhưng thật lòng, nhìn cái chảo dầu ko biết chiên bao nhiêu cái bánh tiêu, dầu cháo quảy mà chưa thay, nên cũng hơi rén!
Về phần nguồn gốc của bún/ bánh hỏi ăn kèm vs cháo, mình nghĩ lập luận của cụ khá logique. Mỗi lần về quê vợ ăn điểm tâm món cháo, thật sự mình ko quen ăn như vậy, nên bỏ qua dĩa bún. Và ở SG, hình như cũng ko có quán cháo nào bán kèm như thế.
Riêng cơm bình dân thì tại các khu công nghiệp, chuyện cơm thêm "bao no" là tất yếu, do thu nhập của công nhân khá khiêm tốn, nếu tính 2-3K/ dĩa như quán trong nội thành thì ế chắc luôn.
 

Mocoitinh

Xe hơi
Biển số
OF-734081
Ngày cấp bằng
26/6/20
Số km
119
Động cơ
70,322 Mã lực
Bao năm nước cạn bùn khô
Nên hương vị cũ, tục thô hơn nhiều. :(
Bung toang khắp chốn muôn nơi,
Khắp nơi chỉ đớp, câu xơi đâu còn! [-X

"Lỗi luật thơ" chỗ nào, xin bác nhón tay làm phúc chỉ cho với ạ? :))
Hì hì, em dốt văn thơ cơ mà thì thoảng ngứa mồm. Cụ đọc lên không thấy nó trúc trắc trục trặc à :D
Hai câu trên với hai câu dưới mà cụ định cho đè lên nhau thì cũng phải gieo vần 6 - 8 với nhau chứ.
Làm thơ mà chả thấy vần
Cứ như bà lão mặc quần hở mông :D
 

Azeglio

Xe điện
Biển số
OF-204340
Ngày cấp bằng
31/7/13
Số km
3,435
Động cơ
605,110 Mã lực
Ăn uống mà trong đầu cứ nghĩ các quy tắc thì chắc chẳng bao giờ biết ngon là gì nhỉ? :D
Cụ chắc chưa bị đi ăn tiệc theo tiêu chuẩn ngoại giao nhỉ.
Em thì cũng chỉ muốn và bát cơm với ít rau muống luộc, là xong bữa. Nhưng khi ăn, không để no, mà để thưởng thức, thì quy tắc quan trọng lắm.
 

Minhnd

Xe điện
Biển số
OF-110095
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
3,864
Động cơ
429,059 Mã lực
Cụ chắc chưa bị đi ăn tiệc theo tiêu chuẩn ngoại giao nhỉ.
Em thì cũng chỉ muốn và bát cơm với ít rau muống luộc, là xong bữa. Nhưng khi ăn, không để no, mà để thưởng thức, thì quy tắc quan trọng lắm.
Ngày xưa cháu được thưởng thức nhiều rồi cụ (trong các sứ quán cũng vài lần). Nói chung thỉnh thoảng còn được. Ăn uống cứ phải thoải mái mới thấy ngon, còn thoải mái thế nào thì tuỳ từng người cụ ạ.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
10,303
Động cơ
316,317 Mã lực
Hì hì, em dốt văn thơ cơ mà thì thoảng ngứa mồm. Cụ đọc lên không thấy nó trúc trắc trục trặc à :D
Hai câu trên với hai câu dưới mà cụ định cho đè lên nhau thì cũng phải gieo vần 6 - 8 với nhau chứ.
Làm thơ mà chả thấy vần
Cứ như bà lão mặc quần hở mông :D

Cám ơn bác Mocoitinh đã trả lời và em biết trước câu (cái) thắc mắc này nên đã chuẩn bị trước. :D

Thế nên, xin mới bác và các bác đọc Kiều: :P

1- Khác biệt hai vần:

Ví dụ 1: Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang. (19 – 20)

Ví dụ 2: Thưa rằng: “Chút phận ngây thơ
“Dưỡng sinh đôi nợ tóc tơ chưa đền.
“Buổi ngày chơi mả Đạm Tiên,
“Nhắp đi thoắt thấy ứng liền chiêm bao. (227 – 230)

Ví dụ 3: “Đoạn trường là số thế nào,
“Bài ra thế ấy vịnh vào thế kia.
“Cứ trong mộng triệu mà suy,
“Phận con thôi có ra gì mai sau!” (231 – 234)

Ví dụ 4: Vâng lời khuyên giải thấp cao,
Chưa xong điều nghĩ, đã đào mạch Tương.
Ngoài song thỏ thẻ oanh vàng,
Nách tường, bông liễu bay sang láng giềng. (237 – 240)

Ví dụ 5: Cho hay là giống hữu tình,
Đố ai gỡ mối tơ mành cho xong! (243 – 244)

Ví dụ 6: Mây Tần khoá kín song the,
Bụi hồng lẽo đẽo đi về chiêm bao. (249 – 250)

Ví dụ 7: “Ví chăng duyên nợ ba sinh,
Làm chi để thói khuynh thành trêu ngươi?” (257 – 258)

Ví dụ 8: Tình riêng nhớ ít tưởng nhiều,
Xăm xăm đè từ và ngữ Lam kiều lần sang.

Thâm nghiêm kín cổng cao tường,
Cạn dòng là thắm, dứt đường chim xanh. (265 – 268)

Ví dụ 9: Mấy lần cửa đóng then cài,
Đầy thềm hoa rụng, biết người ở đâu! (271 – 272)

Ví dụ 10: Mừng thầm chốn ấy chữ bài:
“Ba sinh âu hẳn duyên trời chi đây!” (281 – 282)

Ví dụ 11: Sinh đà có ý đợi chờ,
Cách tường lên tiếng xa đưa ướm lòng: (303 – 304)

Ví dụ 12: Rằng: “Từ ngẫu nhĩ gặp nhau,
“Thầm trông trộm nhớ bấy lâu đã chồn.
“Xương mai tính đã rũ mòn,
“Lần lừa ai biết hãy còn hôm nay. (323 – 326)

Ví dụ 13: “Tiện đây xin một hai điều,
“Đài gương soi đến dấu bèo cho chăng?” (329 – 330)

Ví dụ 14: Lần lần ngày gió đêm trăng,
Thưa hồng rậm lục đã chừng xuân qua. (369 – 370)

Ví dụ 15: Trách lòng hờ hững với lòng,
Lửa hương chốc để lạnh lùng bấy lâu. (381 – 382)


2- Khác biệt ba vần:

Ví dụ 1: Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai.
Thông minh vốn sẵn tư trời,
Pha nghề thi hoa đủ mùi ca ngâm. (27 – 30)

Ví dụ 2: Kiều rằng: “Những đấng tài hoa,
“Thác là thể phách, còn là tinh anh.
Dễ hay tình lại gặp tình,
Chờ xem ắt thấy hiển linh bây giờ. ” (115 – 118)
Ví dụ 3: Chập chờn cơn tỉnh cơn mê,
Rốn ngồi chẳng tiện, dứt về chỉn khôn.
Bóng tà như giục cơn buồn,
Khách đà lên ngựa, người còn ghé theo. (165 – 168)

Ví dụ 4: Ngổn ngang trăm mối bên lòng,
Nên câu tuyệt diệu ngụ trong tính tình.
Chênh chênh bóng nguyệt xế mành,
Tựa ngồi bên triệu một mình thiu thiu. (183 – 186)

Ví dụ 5: Một mình lưỡng lự canh chầy,
Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh:
“Hoa trôi bèo dạt đã đành,
Biết duyên mình, biết phận mình, thế thôi. ” (217 – 220)

Ví dụ 6: Nhẫn từ quán khách lân la,
Tuần trăng thấm thoát nay đà thêm hai.
Cách tường phải buổi êm trời,
Dưới đào dường có bóng người thướt tha. (287 – 290)

Ví dụ 7: Liền tay ngắm nghía biếng nằm,
Hãy còn thoang thoảng hương trầm chưa phai.
Tan sương đã thấy bóng người,
Quanh tường ra ý tìm tòi ngẩn ngơ. (299 – 302)

Ví dụ 8: Sinh rằng: “Lân ý ra vào,
“Gần đây nào phải người nào xa xôi.
“Được rày nhờ chút thơm rơi,
“Kể đà thiểu não lòng người bấy nay! (311 – 314)

Ví dụ 9: Vội về thêm lấy của nhà,
Xuyến vàng đôi chiếc, khăn là một vuông.
Thang mây đón bước ngọn tường:
“Phải người hôm nọ rõ ràng chẳng nhe?”


Ví dụ 10: Xắn tay mở khoá động đào,
Rẽ mây trông tỏ lối vào Thiên Thai.
Mặt nhìn mặt càng thêm tươi,
Bên lời vạn phúc, bên lời hàn huyên. (391 – 394)

Ví dụ 11: “Lựa chi những bậc tiêu tao?
“Dột lòng mình, cũng nao nao lòng người. ”
Rằng: “Quen mất nết đi rồi,
Tẻ vui cũng bởi tính trời biết sao. (491 – 494)

Ví dụ 12: Theo lời càng chảy dòng châu,
Liều mình ông rắp gieo đầu tường vôi.
Vội vàng kẻ giữ người coi
Nhỏ to nàng lại tìm lời khuyên can. (665 – 668)

Ví dụ 13: Việc nhà đã tạm thong dong,
Tinh kỳ giục giã đã mong độ về.
Một mình nàng, ngọn đèn khuya,
Áo đầm giọt lệ, tóc che mái sầu. (693 – 696)

Ví dụ 14: Xuân huyên chợt tỉnh giấc nồng,
Một nhà tấp nập kẻ trong người ngoài.
Kẻ thang người thuốc bời bời,
Mới dầu cơn vựng, chưa phai giọt hồng. (759 – 762)

Ví dụ 15: Xiết bao kể nỗi thảm sầu,
Khắc canh đã giục nam lâu mấy hồi.
Kiệu hoa đâu đã đến ngoài,
Quản huyền đâu đã giục người sinh ly. (777- 780)


3- Khác biệt bốn vần:
Ví dụ 1: Kiều rằng: “Những đấng tài hoa,
“Thác là thể phách, còn là tinh anh.
Dễ hay tình lại gặp tình,
Chờ xem ắt thấy hiển linh bây giờ. ” (115 – 118)

Ví dụ 2: Phòng văn hơi giá như đồng,
Trúc se ngọn cỏ, tơ chùng phím loan.
Mành Tương phân phất gió đàn,
Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình. (253 – 256)

Ví dụ 3: Nàng rằng: “Trộm liếc dung quang,
“Chẳng sân Ngọc Bội, cũng phường Kim Môn.
“Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn,
Khuông duyên biết có vuông tròn mà hay? (409 – 412)

Ví dụ 4: Bâng khuâng đỉnh Giáp non Thần,
Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng.
Nàng rằng: “Khoảng vắng đêm trường,
“Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa. ” (439 – 442)

Ví dụ 5: Tiên thề cùng thảo một chương,
Tóc mây một món, dao vàng chia đôi.
Vầng trăng vằng vặc giữa trời,
Đinh ninh hai miệng một lời song song. (447 – 450)

Ví dụ 6: “Vội chi liễu ép hoa nài,
“Còn thân, còn một đền bồi có khi. ”
Thấy lời đoan chính dễ nghe,
Chàng càng thêm nể thêm vì mười phân. (521 – 524)

Ví dụ 7: Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,
Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng.
Ngại ngùng dín gió e sương,
Ngừng hoa bóng thẹn, trông gương mặt dày. (633 – 636)


Ví dụ 8: Quá chơi lại gặp hồi đen,
Quen mồi lại kiếm ăn miền nguyệt hoa.
Lầu xanh có mụ Tú bà,
Làng chơi đã trở về già hết duyên. (807 – 810)

Ví dụ 9: Dưới trần mấy mặt làng chơi,
Chơi hoa, đã dễ mấy người biết hoa.
Nước vỏ lựu, máu mào gà,
Mượn màu chiêu tập lại là còn nguyên. (835 – 838)

Ví dụ 10: Một cơn mưa gió nặng nề,
Thương gì đến ngọc, tiếc gì đến hương.
Đêm xuân một giấc mơ màng,
Đuốc hoa để đó mặc nàng nằm trơ. (847 – 850)

Ví dụ 11: Giọt riêng tầm tã tuôn mưa,
Phần căm nỗi khách, phần dơ nỗi mình:
“Tuồng chi là giống hôi tanh!
Thân nghìn vàng để ô danh má hồng. (851 – 854)

Ví dụ 12: Vi lô san sát hơi may,
Một trời thu, để riêng ai một người.
Dặm khuya ngất tạnh mù khơi,
Thấy trăng mà thẹn những lời non sông. (913 – 916)

Ví dụ 13: Gót đầu vâng dạy mấy lời,
Dường chau nét nguyệt, dường phai má hồng.
Những nghe nói đã thẹn thùng,
Nước đời lắm nỗi lạ lùng khắt khe. (1217 – 1220)

Ví dụ 14: Mặc người mưa Sở mây Tần,
Những mình mình có biết xuân là gì.
Đòi phen gió lựa hoa kề,
Nửa rèm tuyết ngậm, bốn bề trăng thâu. (1239 – 1242)


4- Khác biệt năm vần:

Ví dụ 1: Êm đềm trướng rũ màng che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.
Tiết vừa con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. (37 – 40)

Ví dụ 2: Ngày vui ngắn chẳng tầy gang,
Trông ra ác đã ngậm sương non đoài.
Vắng nhà chẳng tiện ngồi dai,
Giã chàng, nàng mới kíp dời song sa. (425 – 428)

Ví dụ 3: Buộc yên quẩy gánh vội vàng,
Mối sầu sẻ nửa, bước đường chia hai.
Buồn trông phong cảnh quê người,
Đầu cành quyên nhặt, cuối trời nhạn thưa. (563 – 566)

Ví dụ 4: Tính bài lót đó luồn đây:
Có ba trăm lạng việc này mới xuôi.
Hãy về tạm phó giam ngoài,
Dặn nàng qui liệu trong đôi ba ngày. (611 – 614)
Ví dụ 5: Đau lòng tử biệt sinh ly
Thân còn chẳng tiếc, tiếc gì đến duyên!
Hạt mưa sá nghĩ phận hèn,
Liệu đem tất cỏ quyết đền ba xuân.
Sự lòng ngỏ với băng nhân,
Tin sương đồn đại xa gần xôn xao. (617 – 622)

Ví dụ 6: “Dù em nên vợ nên chồng,
“Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên!
“Mất người còn chút của tin:
“Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.
“Mai sau dù có bao giờ,
“Đốt lò hương ấy, so tơ phím này. (737 – 7742)

Ví dụ 7: Hỏi sao ra sự lạ lùng,
Kiều càng nức nở hở không ra lời.
Nỗi nàng Vân mới rỉ tai:
“Chiếc thoa này với tờ bồi ở đây!”


Ví dụ 8: Lạy thôi nàng mới rén chiềng:
“Nhờ cha trả trước nghĩa chàng cho xuôi.
“Sá chi thân phận tôi đòi,
“Dẫu rằng xương trắng quê người quản đâu!” (773 – 776)

Ví dụ 9: Dạy rằng; “Con lạy mẹ đây,
“Lạy rồi, sang lạy cậu mày bên kia. ”
Nàng rằng: “Phải bước lưu ly,
“Phần hèn vâng đã cam bề tiểu tinh.
“Điều đâu lấy yến làm anh,
“Ngây thơ chẳng biết là danh phận gì. (951 – 956)

Ví dụ 10: Bóng nga thấp thoáng dưới mành,
Trông nàng, chàng cũng ra tình đeo đai:
“Than ôi sắc nước hương trời,
“Tiếc cho đâu bỗng lạc loài đến đây? (1063 – 1066)

Ví dụ 11: “Phao cho quyến gió rủ mây,
“Hãy xem cho biết mặt này là ai!”
Nàng rằng: “Thôi thế thì thôi,
“Rằng không, thì cũng vâng lời rằng không!”
Sở Khanh quát mắng đùng đùng,
Sấn vào vừa rắp thị hùng ra tay. (1173 – 1178)
 

Mocoitinh

Xe hơi
Biển số
OF-734081
Ngày cấp bằng
26/6/20
Số km
119
Động cơ
70,322 Mã lực
Cám ơn bác Mocoitinh đã trả lời và em biết trước câu (cái) thắc mắc này nên đã chuẩn bị trước. :D

Thế nên, xin mới bác và các bác đọc Kiều: :P

...
Cảm ơn cụ đã kỳ công trích dẫn. Thế nên em cũng xin làm rõ ý của em hơn thế này.
Thực ra thì như cụ gì trích dẫn thơ của cụ đầu tiên rồi nói là sai luật thơ thì cũng hơi quá. Em chỉ nghĩ là gieo vần lục bát thế, mà có nhõn 4 câu thì nó nghe trúc trắc thì em chỉ ra.
Kể ra cụ làm 200 câu mà có vài câu lệch vần thì chả ai để ý đâu :D

Cụ dẫn Kiều làm em cảm động ghê. Vốn em từ bé đã ghét Kiều, cốt truyện ko phải Cụ ND nghĩ ra, nội dung em cũng chả thấy hấp dẫn (chắc sẽ nhiều cụ ném đá), đã thế lục bát lại chả nghiêm ngặt, nhảy loạn xà ngầu (như cụ trích dẫn), để đến giờ có hậu bối đưa ra làm chuẩn mực, hi hi hi :D

Em có thi thoảng đọc "thơ" của cụ trên 4rum này, có đoạn/bài em thích, có phần không. Thích thì đọc, ko thích thì lướt chuột đi thôi, ko có gì to tát. Lần này cũng chỉ là ngứa mồm nên nhảy vào ý kiến tí thôi, cụ đừng buồn lòng. Mong cụ tiếp tục nảy ý ra ther, để thi thoảng lại có người gật gù, phỏng cụ?
 

minhmo

Xe cút kít
Biển số
OF-81131
Ngày cấp bằng
25/12/10
Số km
18,568
Động cơ
3,553,133 Mã lực
Nơi ở
chuồng sư tử
Cảm ơn cụ đã kỳ công trích dẫn. Thế nên em cũng xin làm rõ ý của em hơn thế này.
Thực ra thì như cụ gì trích dẫn thơ của cụ đầu tiên rồi nói là sai luật thơ thì cũng hơi quá. Em chỉ nghĩ là gieo vần lục bát thế, mà có nhõn 4 câu thì nó nghe trúc trắc thì em chỉ ra.
Kể ra cụ làm 200 câu mà có vài câu lệch vần thì chả ai để ý đâu :D

Cụ dẫn Kiều làm em cảm động ghê. Vốn em từ bé đã ghét Kiều, cốt truyện ko phải Cụ ND nghĩ ra, nội dung em cũng chả thấy hấp dẫn (chắc sẽ nhiều cụ ném đá), đã thế lục bát lại chả nghiêm ngặt, nhảy loạn xà ngầu (như cụ trích dẫn), để đến giờ có hậu bối đưa ra làm chuẩn mực, hi hi hi :D

Em có thi thoảng đọc "thơ" của cụ trên 4rum này, có đoạn/bài em thích, có phần không. Thích thì đọc, ko thích thì lướt chuột đi thôi, ko có gì to tát. Lần này cũng chỉ là ngứa mồm nên nhảy vào ý kiến tí thôi, cụ đừng buồn lòng. Mong cụ tiếp tục nảy ý ra ther, để thi thoảng lại có người gật gù, phỏng cụ?
Cụ lại phí lời rồi, từ giờ về sau cụ lại được thưởng thức một đống còm phân trần, chứng minh...
Tốt nhất cụ chặn cmnl như em đã làm cho đỡ ngứa mắt. :D
 

Force 47

Xe buýt
Biển số
OF-547423
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
996
Động cơ
171,926 Mã lực
Tuổi
55
30 năm trở lại đây, HN chẳng còn là HN nữa.
Với em, HN là những năm 1980 trở về trước thôi.
Bây giờ thì...
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
3,981
Động cơ
79,472 Mã lực
Hà Nội băm sáu fố fường ....:))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top