[Funland] Những hàng bánh mì ngon ở HN

7usd

Xe điện
Biển số
OF-75041
Ngày cấp bằng
10/10/10
Số km
4,496
Động cơ
479,186 Mã lực
Có phải cụ nhăc đến bánh mỳ và cởm rang ở cái quán hầm ngay cạnh EVN trần nguyên hãn k ? Em có 1 thời 99-2002 là ăn ở quán hầm đó. Khá ngon đấy ạ
Cụ cùng thời với em rồi. Trước toàn cơm rang ở đó. Quán đấy lâu đời phết rồi đấy.
 

tomtomchát

Xe container
Biển số
OF-394561
Ngày cấp bằng
30/11/15
Số km
5,569
Động cơ
258,015 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Phủ Khai Thông
e phan bánh mì sáng đây.
cơ mà dạo này sáng ra hay thấy chuột bả chết zữa đường xe chẹt qua chẹt lại thịt hồng hồng phòi ra zữa túm da lông, đcm...
nhịn hẳn ăn sáng ;)) ;))
 

cuongba

Xe buýt
Biển số
OF-7442
Ngày cấp bằng
25/7/07
Số km
980
Động cơ
544,075 Mã lực
Thời tiết thế này em lôi thớt bánh mì lên nhờ các cụ tư vấn ạ

Cụ thể em muốn tìm hàng nào bán bánh mì kiểu truyen thống, có xúc xích bì kiểu cũ, vỏ đỏ đỏ mà nhiều người hay chê bẩn ý ạ, pate nóng và đừng có ép dẹp dẹp mà nướng giòn thôi

Nhân tiện grabfood có hàng nào đạt yêu cầu thế không ạ?

Rượu em chuẩn bị sẵn, em ở hà nội nhé, gần khu vực quận đống đa càng tốt ạ
Cạnh UBND Phường Phúc Xá Cụ ơi, em cũng ở Đống Đa mà hôm nào ăn là phi ngược đường lên đấy, mấy loại Chả Cá với Huế không có cửa để so đâu cụ ạ. Nhà này chỉ bán sáng và không có Grap Food gì cả
 

hungtt

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-1209
Ngày cấp bằng
8/8/06
Số km
3,785
Động cơ
614,465 Mã lực
Nơi ở
HN
18 Lê Quý Đôn các cụ thử nhé.
 

windowsme

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451656
Ngày cấp bằng
8/9/16
Số km
556
Động cơ
212,070 Mã lực
em thích ăn loại bánh mì này

 

TrendyEyewear.VN

Xe tải
Biển số
OF-712963
Ngày cấp bằng
12/1/20
Số km
299
Động cơ
87,440 Mã lực
Tuổi
46
Website
fb.me
Dốc Tam Đa (dốc từ Hoàng Hoa Thám sang Thuỵ Khuê) có hàng bánh mỳ, chủ cửa hàng là một bà rất khó tính, nhưng bánh mỳ khá ngon. Em đặc biệt thích ăn bánh.chỉ gồm nhân thịt xá xíu, có nước rưới. Hầu như tuần nào đưa cu con đi học thêm ở gần đó em cũng ghé qua ăn
 

bảo châu

Xe điện
Biển số
OF-2220
Ngày cấp bằng
1/11/06
Số km
2,787
Động cơ
604,497 Mã lực
Buổi sáng có 1 hàng bánh mì đầu ngõ 62 Nguyễn Chí Thanh chất lượng rất OK!
E cũng thỉnh thoảng ăn ở đây. Chất lượng ok mà giá rẻ, lợn tăng giá nên mới tăng từ 15 hìu lên 17 hìu.
 

Rockport Avior

Xe tăng
Biển số
OF-467386
Ngày cấp bằng
2/11/16
Số km
1,535
Động cơ
216,523 Mã lực
Hầu hết các quán cụ chủ liệt kê đều rất bẩn và không ngon! Không bằng cái bánh mỳ kẹp hổ lốn trứng rán, thịt nguội, dưa chuột làm vội ở nhà buổi sáng!
 

liki

Xe tải
Biển số
OF-83497
Ngày cấp bằng
22/1/11
Số km
416
Động cơ
-21,707 Mã lực
Nơi ở
Thành phố Hà Nội
Mình chỉ ăn duy nhất 1 hàng là Như lan ở kim mã, đối diện ks. Daewoo
Thời 1999-2002 sáng nào e cũng chấp nhận đi bus quá 2 điểm để lên DAEWOO mua bánh mỳ Như Lan, xong cuốc bộ về trường cấp 3. Bánh mỳ giò chả, ớt cay xè cụ nhỉ!
 

omerta77

Xe điện
Biển số
OF-35686
Ngày cấp bằng
21/5/09
Số km
4,171
Động cơ
515,013 Mã lực
Bánh mỳ Hàng Gai Tô Tịch. Chỉ bán buổi sáng. 10k. Đúng chuẩn vị bánh mỳ ngày xưa (trừ món ruốc giờ cho thêm). Hàng này e ăn từ những năm 86 đã có từ trước rồi
 

Bimbimbem

Xe hơi
Biển số
OF-131474
Ngày cấp bằng
19/2/12
Số km
148
Động cơ
374,220 Mã lực
Nơi ở
Thường ở Ao Tây.
Bánh mì Anh Vũ phố Yên Phụ & Bồ Đề các cụ chén chưa
 

PSP

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-380932
Ngày cấp bằng
3/9/15
Số km
305
Động cơ
246,730 Mã lực
Tuổi
41
Ồ, cái hàng Phúc YK tính ra là gần nhà em nhất mà em lại ít khi ăn, chỉ thỉnh thoảng nhỡ nhàng chạy ra mua suất bít tết chống đói. Chắc tại em ở gần, phải nghe thông tấn xã vỉa hè lời ra tiếng vào về chuyện sạch-bẩn với nội bộ lục đục nên bị ảnh hưởng khẩu vị.
Banh my Phuc gan cq em nhung an chan chet
 

Tintolaioto

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-713916
Ngày cấp bằng
26/1/20
Số km
814
Động cơ
91,706 Mã lực
Không hiểu cơ thể em thế nào mà cứ ăn cơm là thấy mệt mệt bụng còn ăn bánh mì lại êm. Bên cạnh việc tự làm bánh ăn, em cũng sưu tầm các địa chỉ bán bánh mì (có nhân) ngon. Đây là một số hàng em hay mua:

Hoan Boulangerie ở Trần Xuân Soạn: Hàng này nghiệp vụ chính là bánh, bán bánh mì pate thịt nguội kiểu thêm nếm thôi nên bánh mì ngon nhưng nhân không đặc sắc.

Bánh mì Trâm ở Đình Ngang: Hàng này nổi nhất là món bánh mì sốt vang, bánh mì nhân pate thịt mỡ xúc xích kiểu ngày xưa kết hợp với rau ghém kiểu Sài Gòn và nước rưới kiểu Hải Phòng, ăn cũng đáng yêu dù chất lượng bánh thì thường.

Nguyên Sinh: Nhà này có 2 cơ sở ở Lý Quốc Sư và Đội Cấn, chuyên pate thịt nguội nên phần nhân có chất lượng rất đáng đồng tiền. Bánh 50-60-70k ngập thịt, sáng nay ăn xong đến tận chiều hôm sau vẫn lửng bụng.

Bami King: Hàng này thì thành chuỗi với nhiều điểm khắp các quận, em từng mua ở Trung Hoà với Láng Hạ, có bánh mì bò nuớng với nước rưới đậm đà, phần bánh ngon, phần nhân thì em hơi lăn tăn với cái gọi là thịt bò, nhưng thỉnh thoảng ăn cũng ok.

Các cụ hay ăn bánh mì hàng nào, biết địa chỉ nào ngon thì cho em xin địa chỉ với 500₫ review để cuối tuần em đi cạp một lượt ạ.

Bữa sáng lai trưa của em đây, mời các cụ gọi là hương hoa lấy thảo! :D


___________
Em cập nhật thêm một số hàng bánh mì mà các cụ đã đóng góp ý kiến hoặc em đã thẩm thêm:

- Bánh mì phố Huế, số 11x bên chẵn, dân quanh đấy còn gọi là bánh mì (rạp) Đại Nam, pa-tê, muối tiêu và tương ớt ngon đặc sắc nhưng thái độ bán hàng lạnh lùng, người bán bốc đồ bằng tay không (không găng).

- Bánh mì Nguyễn Du, số 5x bên chẵn gần cafe Mai, chỉ bán vài tiếng buổi sáng, bánh mì pa-tê thịt kiểu truyền thống đầy đặn. Giờ cao điểm cũng phải xếp hàng.

- Bánh mì Bami Bread, nhiều cửa hàng khắp thành phố với nhận diện logo hình quầy hàng lợp lá, bánh mì thịt tương ớt kiểu Hội An. Trong các loại nhân thì nhân pa-tê trứng ngon rẻ.

- Bánh mì Hàng Cá, số 2x bên lẻ, hàng này phục vụ nhiều khách du lịch nước ngoài nên có nhiều lựa chọn về nhân theo hướng hiện đại kiểu như bò phomai, jambon.

- Bánh mì Bamidon Hàng Vải, số 3x bên lẻ, chỉ có 2 loại nhân là thập cẩm và chà bông gà. Hàng này chủ người trỏng, tương ớt tự làm rất ngon nhưng nhân có thể hơi lợ với người Bắc khó tính.
Thời xưa em chỉ nhớ có bánh mì phố Huế và bánh mì bà Dần 34 lò sũ. Giờ thì nhiều mà em vẫn thích vị kiểu tuyền thống. Chỗ Tô tịch cũng ok. Mà mợ nói bánh mì gì 50-70k giá chát thế.
 

VCHDHN

Xe container
Biển số
OF-146690
Ngày cấp bằng
22/6/12
Số km
8,922
Động cơ
461,503 Mã lực
Bánh mỳ ở Hàng Gai (gần ngõ Tô Tịch) chỉ bán buổi sáng. Đúng kiểu vị bánh mỳ HN ngày xưa. Lâu e ko qua nhưng trước ăn có 10 - 15K/cái
Dành cho cụ đây. Em thỉnh thoảng cũng ăn, từ thời bà mẹ bán. Bây giờ ra đấy là ngồi ăn luôn, vừa thưởng thức vừa ngắm cô chủ:)).

Giá siêu rẻ so với thời giá bây giờ, nhưng một chiếc bánh mì kiểu bao cấp trên phố Tô Tịch vẫn có đầy đủ nhân pa-tê, thịt quay, xúc xích đỏ, ruốc bông cùng nước xốt ớt dầu.

Sự "bảo thủ" của một món ăn mang hương vị cũ hơn 40 năm vẫn không đổi thay ấy lại khiến nhiều người thương nhớ.
Hàng bánh mì ngay trung tâm phố cổ giá chỉ 10 nghìn
Là món ăn thuộc hàng quốc dân, bánh mì có mặt ở mọi miền đất nước. Càng các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, các hàng bánh mì càng nhiều và bánh mì càng đa dạng về biến tấu.
Chẳng hạn như ở Hà Nội bây giờ, bạn có thể tìm thấy đủ loại bánh mì Hội An, bánh mì que Hải Phòng, bánh mì kiểu Doner Kebab... Nhưng lạ một điều rằng, dù nhiều như thế, từ vỉa hè đến nhà hàng đâu đâu cũng có nhưng lại... không hề dễ nếu bạn muốn thưởng thức một chiếc bánh mì đúng kiểu Hà Nội như ngày xưa: Chỉ có bơ thơm, pa-tê gan, thêm chút ruốc, xá xíu, thêm chút tương ớt tăng hương vị.
Hàng bánh mì Hà Nội từ thời bao cấp, bán 400 chiếc/ngày, giá chỉ 10 nghìn - Ảnh 1.


Xin không bàn đến lý do tại sao chiếc bánh mì pa-tê kiểu Hà Nội xưa lại chỉ còn lại vài hàng duy trì bán túc tắc, chỉ biết rằng, mỗi món ăn ở từng vùng miền luôn mang đặc trưng riêng, và nếu đã từng ăn, từng gắn bó chắc chắn sẽ có sự nhớ nhung, so sánh. Đó cũng là lý do không ít người Hà Nội, lớn lên cùng kiểu bánh mì "cổ hủ" ấy dù sống ở thành phố có cả trăm, cả ngàn hàng bánh vẫn chịu khó chạy quanh thành phố chỉ để tìm lại chút hương vị bánh mì xưa.
Và những người hoài cổ quý lắm những hàng bánh mì như ở phố Hàng Gai, chỗ giáp với phố Tô Tịch - một trong những nơi bán bánh mì pate kiểu xưa ít ỏi còn sót ở Thủ đô.
Hàng bánh mì Hà Nội từ thời bao cấp, bán 400 chiếc/ngày, giá chỉ 10 nghìn - Ảnh 2.

Tiệm bánh mì Hàng Gai bắt đầu bán từ năm 1979, tính đến nay đã 40 năm tuổi, nếu tính về gia truyền đã sang đời thứ 2. Gọi là hàng cho sang vậy thôi, chứ thực cả gia tài của quán gói gọn trong một tủ kính nhỏ, một cái lò nướng tự chế, dăm chiếc ghế nhựa và chỗ ngồi ở mặt tiền căn nhà bé xinh, nơi buổi tối người ta thuê để bán hoa quả dầm.
Chị Linh chủ quán rất đon đả dịu dàng, dù lúc cao điểm có khi khách đợi vòng trong vòng ngoài mua bánh nhưng lúc nào chị cũng dạ thưa hỏi chuyện khách. Chị gọi khách lớn tuổi bằng "u", bằng "bố" xưng con - cái cách nói năng thân tình mà giờ người ta hiếm còn thấy. Đó không chỉ là hiếu khách mà còn bởi nhiều khách đến đây vốn là khách quen, gắn bó với quán từ khi mẹ chồng chị mới mở, tự tay làm hàng.
Người ta mến chị vì cái duyên bán hàng một, thì say bởi cái hương vị mấy chục năm vẫn bền bỉ không đổi thay của quán hai, ba. Chị Linh bảo, các nguyên liệu tạo nên chiếc bánh mì, hương vị từng loại nhân của quán từ khi mẹ chồng chị mở bán thế nào, đến đời chị khi được trao truyền lại vẫn giữ nguyên như thế. Tính ra đến nay cũng 40 năm có lẻ, biết bao là yêu thương.
Hàng bánh mì Hà Nội từ thời bao cấp, bán 400 chiếc/ngày, giá chỉ 10 nghìn - Ảnh 3.

Hàng bánh mì Hà Nội từ thời bao cấp, bán 400 chiếc/ngày, giá chỉ 10 nghìn - Ảnh 4.

Chiếc bánh mì Hàng Gai đúng vị Hà Nội, thiên về vị mặn, ngậy, xốp, giòn; từ chối bổ sung chua ngọt, rau dưa, đấy là khẩu vị mà suốt ngần ấy năm mẹ chồng chị lúc sinh thời, và chị bây giờ vẫn không muốn đổi. "Bánh mì cổ truyền Hà Nội là như thế, chẳng cần thêm rau hay xốt, vì thêm vào là lệch vị ngay, chẳng phải là bánh mì xưa nữa. Nhiều người trẻ cũng hỏi sao không thêm xốt này, rau khác để ai thích thì ăn, nhưng mình cứ thích giữ nguyên như vậy. Có lẽ vì thế mà khách của mình đa phần là các cô bác lớn tuổi, hoặc những người ngoài tuổi 30, ưa hoài cổ" - chị Linh thủ thỉ.
Cái ngon của bánh mì phố Hàng Gai, ấy là độ giòn của bánh kết hợp hoàn hảo với vị ngon của thịt xá xíu nửa nạc nửa mỡ, của xúc xích đỏ dai giòn, pa-tê mềm ẩm, xốp và thơm lừng. Màu nâu hồng của pa-tê, cả cái lớp mỡ trắng dẻo quánh, chạm vào lưỡi là tan nổi bật trên ruột bánh mì vừa mềm xốp vừa không quá đặc. Nó cũng như "đặc điểm nhận dạng" của hàng này, nên ai đã kết thì có đi ngược về xuôi rồi cũng trở lại mãi.
Hàng bánh mì Hà Nội từ thời bao cấp, bán 400 chiếc/ngày, giá chỉ 10 nghìn - Ảnh 5.


Đó là thứ bánh mì mà ăn tại chỗ thì cái giòn rụm của vỏ, ẩm mềm của nhân như nhảy múa trong miệng; còn mang theo cả tiếng trên đường, đến khi vào công sở mới bỏ ra ăn vẫn giòn thơm như vậy. Chính nét đặc biệt đó đã "dung dưỡng" sự bảo thủ suốt hơn 40 năm của cửa hàng bánh mì phố cổ này, để mỗi ngày chị chủ bán ra chừng 400 - 500 cái trong vài giờ mở hàng buổi sáng.
Hương vị 40 năm chẳng đổi thay, bao năm vẫn trung thành với bí quyết mẹ chồng trao gửi
Quán "khai tiệm" năm 1979 thì 2007 chị Linh về làm dâu, được bà truyền cho công thức. Mới đầu, chị chỉ ở hậu trường nấu nướng, theo bà lên phố ngồi thái thịt, mãi đến 2015 mới tự mình bươn bả. Trải qua hơn 40 năm, qua 2 thế hệ mẹ chồng truyền nàng dâu nối, tiệm bánh mì này vẫn giữ nguyên tắc tự tay làm nguyên liệu. Chỉ trừ bánh mì đặt riêng và bơ là thứ không làm được, còn lại, từ xúc xích đỏ, pa-tê, xá xíu, ruốc bông, chị Linh đều kham cả.
Cái xưa, cái truyền thống từ thời bao cấp vẫn còn được giữ, là bởi nhiều năm nay, nhà chị Linh chỉ chọn thịt từ những nhà dân nuôi đàn nhỏ lẻ, không phải là lợn nuôi trang trại công nghiệp. Sáng sớm, mối thịt trong mạn chùa Hương sẽ mang sang cho chị từng miếng thịt, bộ gan, bì… được tuyển lựa theo yêu cầu. Cầu kỳ như thế là bởi, lợn nuôi trong dân ăn khác hẳn lợn siêu nạc, thịt mềm mà không nát, mỡ giòn mà không chảy nước, bì dẻo mà không cứng...
Hàng bánh mì Hà Nội từ thời bao cấp, bán 400 chiếc/ngày, giá chỉ 10 nghìn - Ảnh 6.

Pa-tê chị Linh chỉ làm bằng gan và thịt thôi. Những nhà khác thường cho thêm ruột bánh mì, bì xay cho "chắc" miếng, cắt thành lát cũng dễ. Nhưng riêng chị thì không. Bí quyết duy nhất đó là cho nhiều hành khô được phi vàng giòn bằng mỡ gà (thay vì dùng hành, tỏi sống xay và ngũ vị hương) trộn cùng. Láng mỏng một lớp mỡ khổ dày lót mặt khuôn, pa-tê xay đổ lên trên rồi đem hấp cách thủy liên tục 6 tiếng.
Bán hàng về là chị sấp ngửa xay pa-tê ngay, để kịp lên bếp lúc 1h30 chiều. Đến tối, pa-tê chín sẽ được bỏ ra hong trong gió quạt, sáng hôm sau lại theo chân người lên phố, len lỏi trong những chiếc bánh xinh xinh. Vì không để qua tủ lạnh, không có hàng tồn bao giờ, pa-tê của bánh mì Hàng Gai ngày nào cũng là mẻ mới, xốp ngậy mà vẫn cắt được bằng dao, chứ không kiểu pa-tê sốt trong nồi hay pa-tê cắt miếng.

Hàng bánh mì Hà Nội từ thời bao cấp, bán 400 chiếc/ngày, giá chỉ 10 nghìn - Ảnh 7.

Xúc xích đỏ, thành phần không thể thiếu trong chiếc bánh mì truyền thống lại càng cầu kỳ hơn. Chị Linh mất khoảng hơn 10 tiếng mới làm ra thành phẩm. Đầu tiên là luộc thịt và bì, sau đó đem xay cùng bột và màu hoa hiên, hấp cho nhừ rồi đem ra nhào nặn cho thật mịn. Cuối cùng là để đông lạnh 5 - 6 tiếng trước khi thái máy.
Ngay cả món dễ làm như thịt xíu, chị cũng phải để ý phần thịt - mỡ cân đối nhau, phải tẩm ướp, hấp rồi mới đem rán cho chảy bớt mỡ, chứ không phải ào ào cho vào rán ngay. Rồi đến cái tương ớt dầu, có váng mỏng li ti trên mặt cũng được chế lại để không quá cay xộc như tương ớt phở, cũng không sền sệt và "công nghiệp" như tương ớt mua sẵn.
Ngay cả bánh mì cũng phải đặt riêng để lò làm cho những mẻ bánh từ bột chọn lọc, vỏ giòn, ruột đặc mà xốp, được nướng bằng lò tự chế để bánh giòn mà không bị chai, phồng chứ không bị ép dẹp lép như máy kẹp.
Chị Linh cười, bảo ai cũng trêu bán mỗi buổi sáng mà hàng trăm chiếc thế thì tiền để đâu cho hết. Nhưng thú thực, nghề của chị vất vả lắm. 3h30 sáng đã chuẩn bị lục tục dậy sửa soạn bán hàng, mở hàng từ 6h30 đến 10h30 sáng, rồi lại về "đánh vật" với 12 - 13kg thịt nguyên liệu, tối muộn mới ngơi tay mà thở. Mỗi cái chỉ bán 10 nghìn, nếu đặt người ta làm sẵn nguyên liệu thì chắc khỏi bán luôn, vì chất lượng chắc chắn không bằng, mà giá thành lại đội lên, lãi ở đâu chẳng biết.
"Than" vậy thôi, nhưng nghĩ yêu cái nghề mẹ chồng gửi gắm, nghĩ đến những khách hàng lao động chẳng có mấy thu nhập mê bánh mì hàng mình, chị lại cứ thế làm. Dù sao thì, cũng còn mấy hàng bánh mì xưa "bảo thủ" như thế, để người ta còn được nếm vị cũ đâu.
 

omerta77

Xe điện
Biển số
OF-35686
Ngày cấp bằng
21/5/09
Số km
4,171
Động cơ
515,013 Mã lực
Dành cho cụ đây. Em thỉnh thoảng cũng ăn, từ thời bà mẹ bán. Bây giờ ra đấy là ngồi ăn luôn, vừa thưởng thức vừa ngắm cô chủ:)).

Giá siêu rẻ so với thời giá bây giờ, nhưng một chiếc bánh mì kiểu bao cấp trên phố Tô Tịch vẫn có đầy đủ nhân pa-tê, thịt quay, xúc xích đỏ, ruốc bông cùng nước xốt ớt dầu.

Sự "bảo thủ" của một món ăn mang hương vị cũ hơn 40 năm vẫn không đổi thay ấy lại khiến nhiều người thương nhớ.
Hàng bánh mì ngay trung tâm phố cổ giá chỉ 10 nghìn
Là món ăn thuộc hàng quốc dân, bánh mì có mặt ở mọi miền đất nước. Càng các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, các hàng bánh mì càng nhiều và bánh mì càng đa dạng về biến tấu.
Chẳng hạn như ở Hà Nội bây giờ, bạn có thể tìm thấy đủ loại bánh mì Hội An, bánh mì que Hải Phòng, bánh mì kiểu Doner Kebab... Nhưng lạ một điều rằng, dù nhiều như thế, từ vỉa hè đến nhà hàng đâu đâu cũng có nhưng lại... không hề dễ nếu bạn muốn thưởng thức một chiếc bánh mì đúng kiểu Hà Nội như ngày xưa: Chỉ có bơ thơm, pa-tê gan, thêm chút ruốc, xá xíu, thêm chút tương ớt tăng hương vị.
Hàng bánh mì Hà Nội từ thời bao cấp, bán 400 chiếc/ngày, giá chỉ 10 nghìn - Ảnh 1.


Xin không bàn đến lý do tại sao chiếc bánh mì pa-tê kiểu Hà Nội xưa lại chỉ còn lại vài hàng duy trì bán túc tắc, chỉ biết rằng, mỗi món ăn ở từng vùng miền luôn mang đặc trưng riêng, và nếu đã từng ăn, từng gắn bó chắc chắn sẽ có sự nhớ nhung, so sánh. Đó cũng là lý do không ít người Hà Nội, lớn lên cùng kiểu bánh mì "cổ hủ" ấy dù sống ở thành phố có cả trăm, cả ngàn hàng bánh vẫn chịu khó chạy quanh thành phố chỉ để tìm lại chút hương vị bánh mì xưa.
Và những người hoài cổ quý lắm những hàng bánh mì như ở phố Hàng Gai, chỗ giáp với phố Tô Tịch - một trong những nơi bán bánh mì pate kiểu xưa ít ỏi còn sót ở Thủ đô.
Hàng bánh mì Hà Nội từ thời bao cấp, bán 400 chiếc/ngày, giá chỉ 10 nghìn - Ảnh 2.
Tiệm bánh mì Hàng Gai bắt đầu bán từ năm 1979, tính đến nay đã 40 năm tuổi, nếu tính về gia truyền đã sang đời thứ 2. Gọi là hàng cho sang vậy thôi, chứ thực cả gia tài của quán gói gọn trong một tủ kính nhỏ, một cái lò nướng tự chế, dăm chiếc ghế nhựa và chỗ ngồi ở mặt tiền căn nhà bé xinh, nơi buổi tối người ta thuê để bán hoa quả dầm.


Chị Linh chủ quán rất đon đả dịu dàng, dù lúc cao điểm có khi khách đợi vòng trong vòng ngoài mua bánh nhưng lúc nào chị cũng dạ thưa hỏi chuyện khách. Chị gọi khách lớn tuổi bằng "u", bằng "bố" xưng con - cái cách nói năng thân tình mà giờ người ta hiếm còn thấy. Đó không chỉ là hiếu khách mà còn bởi nhiều khách đến đây vốn là khách quen, gắn bó với quán từ khi mẹ chồng chị mới mở, tự tay làm hàng.
Người ta mến chị vì cái duyên bán hàng một, thì say bởi cái hương vị mấy chục năm vẫn bền bỉ không đổi thay của quán hai, ba. Chị Linh bảo, các nguyên liệu tạo nên chiếc bánh mì, hương vị từng loại nhân của quán từ khi mẹ chồng chị mở bán thế nào, đến đời chị khi được trao truyền lại vẫn giữ nguyên như thế. Tính ra đến nay cũng 40 năm có lẻ, biết bao là yêu thương.
Hàng bánh mì Hà Nội từ thời bao cấp, bán 400 chiếc/ngày, giá chỉ 10 nghìn - Ảnh 3.
Hàng bánh mì Hà Nội từ thời bao cấp, bán 400 chiếc/ngày, giá chỉ 10 nghìn - Ảnh 4.
Chiếc bánh mì Hàng Gai đúng vị Hà Nội, thiên về vị mặn, ngậy, xốp, giòn; từ chối bổ sung chua ngọt, rau dưa, đấy là khẩu vị mà suốt ngần ấy năm mẹ chồng chị lúc sinh thời, và chị bây giờ vẫn không muốn đổi. "Bánh mì cổ truyền Hà Nội là như thế, chẳng cần thêm rau hay xốt, vì thêm vào là lệch vị ngay, chẳng phải là bánh mì xưa nữa. Nhiều người trẻ cũng hỏi sao không thêm xốt này, rau khác để ai thích thì ăn, nhưng mình cứ thích giữ nguyên như vậy. Có lẽ vì thế mà khách của mình đa phần là các cô bác lớn tuổi, hoặc những người ngoài tuổi 30, ưa hoài cổ" - chị Linh thủ thỉ.


Cái ngon của bánh mì phố Hàng Gai, ấy là độ giòn của bánh kết hợp hoàn hảo với vị ngon của thịt xá xíu nửa nạc nửa mỡ, của xúc xích đỏ dai giòn, pa-tê mềm ẩm, xốp và thơm lừng. Màu nâu hồng của pa-tê, cả cái lớp mỡ trắng dẻo quánh, chạm vào lưỡi là tan nổi bật trên ruột bánh mì vừa mềm xốp vừa không quá đặc. Nó cũng như "đặc điểm nhận dạng" của hàng này, nên ai đã kết thì có đi ngược về xuôi rồi cũng trở lại mãi.
Hàng bánh mì Hà Nội từ thời bao cấp, bán 400 chiếc/ngày, giá chỉ 10 nghìn - Ảnh 5.

Đó là thứ bánh mì mà ăn tại chỗ thì cái giòn rụm của vỏ, ẩm mềm của nhân như nhảy múa trong miệng; còn mang theo cả tiếng trên đường, đến khi vào công sở mới bỏ ra ăn vẫn giòn thơm như vậy. Chính nét đặc biệt đó đã "dung dưỡng" sự bảo thủ suốt hơn 40 năm của cửa hàng bánh mì phố cổ này, để mỗi ngày chị chủ bán ra chừng 400 - 500 cái trong vài giờ mở hàng buổi sáng.
Hương vị 40 năm chẳng đổi thay, bao năm vẫn trung thành với bí quyết mẹ chồng trao gửi
Quán "khai tiệm" năm 1979 thì 2007 chị Linh về làm dâu, được bà truyền cho công thức. Mới đầu, chị chỉ ở hậu trường nấu nướng, theo bà lên phố ngồi thái thịt, mãi đến 2015 mới tự mình bươn bả. Trải qua hơn 40 năm, qua 2 thế hệ mẹ chồng truyền nàng dâu nối, tiệm bánh mì này vẫn giữ nguyên tắc tự tay làm nguyên liệu. Chỉ trừ bánh mì đặt riêng và bơ là thứ không làm được, còn lại, từ xúc xích đỏ, pa-tê, xá xíu, ruốc bông, chị Linh đều kham cả.
Cái xưa, cái truyền thống từ thời bao cấp vẫn còn được giữ, là bởi nhiều năm nay, nhà chị Linh chỉ chọn thịt từ những nhà dân nuôi đàn nhỏ lẻ, không phải là lợn nuôi trang trại công nghiệp. Sáng sớm, mối thịt trong mạn chùa Hương sẽ mang sang cho chị từng miếng thịt, bộ gan, bì… được tuyển lựa theo yêu cầu. Cầu kỳ như thế là bởi, lợn nuôi trong dân ăn khác hẳn lợn siêu nạc, thịt mềm mà không nát, mỡ giòn mà không chảy nước, bì dẻo mà không cứng...
Hàng bánh mì Hà Nội từ thời bao cấp, bán 400 chiếc/ngày, giá chỉ 10 nghìn - Ảnh 6.
Pa-tê chị Linh chỉ làm bằng gan và thịt thôi. Những nhà khác thường cho thêm ruột bánh mì, bì xay cho "chắc" miếng, cắt thành lát cũng dễ. Nhưng riêng chị thì không. Bí quyết duy nhất đó là cho nhiều hành khô được phi vàng giòn bằng mỡ gà (thay vì dùng hành, tỏi sống xay và ngũ vị hương) trộn cùng. Láng mỏng một lớp mỡ khổ dày lót mặt khuôn, pa-tê xay đổ lên trên rồi đem hấp cách thủy liên tục 6 tiếng.


Bán hàng về là chị sấp ngửa xay pa-tê ngay, để kịp lên bếp lúc 1h30 chiều. Đến tối, pa-tê chín sẽ được bỏ ra hong trong gió quạt, sáng hôm sau lại theo chân người lên phố, len lỏi trong những chiếc bánh xinh xinh. Vì không để qua tủ lạnh, không có hàng tồn bao giờ, pa-tê của bánh mì Hàng Gai ngày nào cũng là mẻ mới, xốp ngậy mà vẫn cắt được bằng dao, chứ không kiểu pa-tê sốt trong nồi hay pa-tê cắt miếng.

Hàng bánh mì Hà Nội từ thời bao cấp, bán 400 chiếc/ngày, giá chỉ 10 nghìn - Ảnh 7.
Xúc xích đỏ, thành phần không thể thiếu trong chiếc bánh mì truyền thống lại càng cầu kỳ hơn. Chị Linh mất khoảng hơn 10 tiếng mới làm ra thành phẩm. Đầu tiên là luộc thịt và bì, sau đó đem xay cùng bột và màu hoa hiên, hấp cho nhừ rồi đem ra nhào nặn cho thật mịn. Cuối cùng là để đông lạnh 5 - 6 tiếng trước khi thái máy.


Ngay cả món dễ làm như thịt xíu, chị cũng phải để ý phần thịt - mỡ cân đối nhau, phải tẩm ướp, hấp rồi mới đem rán cho chảy bớt mỡ, chứ không phải ào ào cho vào rán ngay. Rồi đến cái tương ớt dầu, có váng mỏng li ti trên mặt cũng được chế lại để không quá cay xộc như tương ớt phở, cũng không sền sệt và "công nghiệp" như tương ớt mua sẵn.
Ngay cả bánh mì cũng phải đặt riêng để lò làm cho những mẻ bánh từ bột chọn lọc, vỏ giòn, ruột đặc mà xốp, được nướng bằng lò tự chế để bánh giòn mà không bị chai, phồng chứ không bị ép dẹp lép như máy kẹp.
Chị Linh cười, bảo ai cũng trêu bán mỗi buổi sáng mà hàng trăm chiếc thế thì tiền để đâu cho hết. Nhưng thú thực, nghề của chị vất vả lắm. 3h30 sáng đã chuẩn bị lục tục dậy sửa soạn bán hàng, mở hàng từ 6h30 đến 10h30 sáng, rồi lại về "đánh vật" với 12 - 13kg thịt nguyên liệu, tối muộn mới ngơi tay mà thở. Mỗi cái chỉ bán 10 nghìn, nếu đặt người ta làm sẵn nguyên liệu thì chắc khỏi bán luôn, vì chất lượng chắc chắn không bằng, mà giá thành lại đội lên, lãi ở đâu chẳng biết.
"Than" vậy thôi, nhưng nghĩ yêu cái nghề mẹ chồng gửi gắm, nghĩ đến những khách hàng lao động chẳng có mấy thu nhập mê bánh mì hàng mình, chị lại cứ thế làm. Dù sao thì, cũng còn mấy hàng bánh mì xưa "bảo thủ" như thế, để người ta còn được nếm vị cũ đâu.
Cảm ơn cụ đã nhắc cho e 1 kỷ niệm về tuổi thơ. Giờ thỉnh thoảng có dịp e vẫn quay lại ăn. Hồi bé nhà e ngay bên đường nên ăn suốt. E lại thích ăn miếng mỡ của pate này. Có hôm bị hết pate mua loại khác e ăn phát hiện ra ngay. Bà chủ cười bảo: bố thằng này tinh thế :))
P/s: Nhưng e nhớ hồi đó chưa ko có ruốc. Giờ e ăn cũng dặn ko cho ruốc
 

VCHDHN

Xe container
Biển số
OF-146690
Ngày cấp bằng
22/6/12
Số km
8,922
Động cơ
461,503 Mã lực
Cảm ơn cụ đã nhắc cho e 1 kỷ niệm về tuổi thơ. Giờ thỉnh thoảng có dịp e vẫn quay lại ăn. Hồi bé nhà e ngay bên đường nên ăn suốt. E lại thích ăn miếng mỡ của pate này. Có hôm bị hết pate mua loại khác e ăn phát hiện ra ngay. Bà chủ cười bảo: bố thằng này tinh thế :))
P/s: Nhưng e nhớ hồi đó chưa ko có ruốc. Giờ e ăn cũng dặn ko cho ruốc
Em vẫn ăn kiểu ngày xưa là chỉ có pate, chỗ mỡ nhiều rất ngậy ngon. Chứ em k thích quệt bơ rồi thêm ruốc rồi xa xíu. Chắc vì hồi bé đi học sáng phụ huynh phát cho đâu như 1,2 nghìn ăn sáng. ĐI bộ đến đầu Phủ Doãn mua 1/2 cái bánh mỳ pate, cho nhiều tương ớt ăn riết nên giờ k thay đổi khẩu vị được :).
 

NDT78

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-83720
Ngày cấp bằng
25/1/11
Số km
937
Động cơ
420,802 Mã lực
Dài quá em chưa đọc hết các còm trên. Em ăn 20 năm nay bánh mỳ Kim Mã Thượng, giá 12k/ cái đúng khẩu vị em :)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top