[Funland] Những hồi ức của một lính Hải quân

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,069
Động cơ
326,162 Mã lực
hôm 17/2/2017 em cũng hành quân lên biên giới phía Bắc.
em chờ cụ kể tiếp ngày thứ 3
Nhà cháu có loạt hồi ức: 'Ngày 17/02/1979, bạn đang làm gì-ở đâu' đã được 1 bác trong OF đưa lên trong CAT: Thủy lục không quân này, bạn nhtutehy có thể tìm đọc đầy đủ. Cảm ơn bạn
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,669
Động cơ
472,641 Mã lực
NGÀY 17 THÁNG 2 NĂM 1979, BẠN CÒN NHỚ

1/ Ngày 17/02/1979 – Ngày thứ nhất.

Ngày 17/02/1979, đó là một ngày thứ bẩy.

Ngày ấy, Baoleo là học viên năm cuối cùng, đang chuẩn bị làm đồ án rồi sẽ nhận lon thiếu uý.

Do được đi tìm tài liệu ở Hà Nội, nên Baoleo đã về nhà 2 ngày trước đó.

Cả ngày hôm đó (17/02) ở Hà Nội không có bất cứ 1 tin tức gì về 1 sự kiện lịch sử đang diễn ra.

Nên nhớ là hồi đó chưa có in tơ nét, phôn thì chỉ có ở cơ quan hay nhà riêng các vị từ cấp vụ trở lên (mà gọi đường dài tỷ như từ HN đi Lạng Sơn vẫn còn phải đăng ký qua tổng đài chứ không gọi được trực tiếp), ti vi chỉ phát theo giờ. Liên lạc với nhau chủ yếu qua thư từ hoặc cần kíp lắm thì mới dám đánh dây thép, kiểu như: vỡ đê, con vẽ đi (vo de-con ve di).

Chỉ có sự kiện duy nhất mà Baoleo linh cảm thấy có sự chẳng lành. Đó là, chiều thứ bẩy hôm ấy, Baoleo ra ga Hàng Cỏ để đón 1 người bạn từ Vĩnh Phú về, nhưng cả ngày hôm đó, các con tầu từ phía bắc (Lào Cay, Lạng) về, đều không có.

Thứ bẩy, ngày 17/02/1979, đang có đợt gió mùa đông bắc, trời rất lạnh và tối rất nhanh. Bầu trời âm u, lạnh giá như đang dồn nén một khối thuốc nổ.

***********

Rồi đúng 6 giờ tối, sau tiếng tút tút, giọng phát thanh viên trên chiếc loa truyền thanh treo ở đầu cửa ô Đồng Lầm – nơi ở của Baoleo, bật lên đanh thép:

-‘…xin đề nghị đồng bào cả nước đón nghe thông báo quan trọng của….. sau ít phút nữa…’

Ngay sau đó đài phát các bản nhạc quân hành, hết mỗi bản nhạc là giọng phát thanh viên lại lặp lại: xin đề nghị đồng bào cả nước đón nghe thông báo quan trọng của…

Dự cảm thấy điều trọng đại, Baoleo trở vào nhà, vặn to triết áp của cái đài truyền thanh Hà Nội, chăm chú đón nghe.

(Ghi chú: loại đài được nghe qua dây điện, tương tự như cáp truyền hình bây giờ. Loại đài này không dùng pin, không có sóng, không bắt được bất cứ đài nào. Đại loại nó là một loại loa truyền thanh phường, nhưng được đài truyền thanh HN mắc vào tận từng nhà cán bộ cốt cán, gần như không thu phí)

Đúng 6h30 tối, giọng phát thanh viên vang to:

-‘…xin thông báo để đồng bào cả nước biết: sáng nay, phía Trung Quốc đã ồ ạt tấn công một số điểm trên biên giới phía Bắc, thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai……

Phía Trung Quốc đã bị quân và dân ta trừng trị đích đáng. Tin đầu tiên cho biết: ta đã tiêu diệt được x quân địch, y xe tăng, z khẩu pháo…..’.






Tiếp đến là thông báo, hiệu triệu của đủ loại các tổ chức.

Baoleo lạnh người. Cảm giác đầu tiên là bất ngờ đến ngã người. Rồi đến là bàng hoàng. Rồi nghiến răng: Chiến à!!.

Qúa bất ngờ, đến mức sửng sốt. Đã biết là tình hình biên giới phía Bắc căng thẳng từ hơn một năm rồi. Thậm trí bọn học cùng phổ thông đi làm công nhân kỹ thuật ở Tát Sơ Ken về nước bằng chuyến tầu liên vận cuối cùng vào năm 1978, có hỏi rằng:

- ‘Xe tăng TQ nhiều như lá tre sát biên giới, thế mà lính chúng mày chẳng chuẩn bị gì à ???.’

Nhưng trong tất cả các buổi nghe thời sự chính thống, cũng như tin từ nguồn tham mưu con, không có bất cứ 1 tin gì để có thể đoán biết được TQ sẽ tấn công vào dịp 17/02.


Baoleo không còn nghe lọt tai đầy đủ các thông tri trên loa truyền thanh nữa. Chỉ duy nhất còn 1 ý nghĩ trong đầu: thế là lại chiến tranh rồi!!!

Qua các báo cáo tuyên truyền từ trước, cố nhiên là Baoleo không lạc quan tếu đến mức nghĩ rằng: 7 giờ tối ngày 17/02 ấy, lính bộ binh ta đang ngồi uống nước chè bên Manipo, lính cơ khí trung đoàn đang rửa xe tăng bên Bằng Tường.

Nhưng chí ít cũng BỊ tin rằng: chiến sự giờ này đang loanh quanh đường biên, chứ không tin rằng nó đã lùi sâu vào đất ta như thực tế đang diễn ra.





Đúng như phản xạ của người lính, Baoleo lập tức nghĩ rằng: phải trở về đơn vị ngay-lập tức.


Khoảng 9 giờ tối, Baoleo đến nhà mấy thằng cùng khoá để rủ nhau ngày mai cùng về đơn vị.

Đường phố vắng tanh. Không có hò hét, không có quần chúng tụ tập. Dường như thông báo về sự kiện bất ngờ được đọc trên đài truyền thanh tối ngày hôm đó đã đẩy mọi sự ồn ào của phố xá đi. Thay vào đó là sự lặng yên trong từng mái nhà để rồi sẽ tích tụ thành giông bão nay mai.

Trong số mấy thằng cùng khoá hồi đó, có thằng Cương, nhà ở Phan Đình Phùng, có bố là vụ trưởng 1 vụ trong Phủ Thủ Tướng (bây giờ gọi là Văn phòng CP). Đến nhà nó mới được biết thêm 1 số tin: đánh nhau to rồi, ta đang yếu, bị lấn khá sâu ở nhiều điểm trên toàn tuyến BG chứ không như đài đưa tin.

Lạ một điều là kể từ 6h30 tối ngày hôm đấy, tất cả mọi người đều trao đổi với nhau bằng giọng chìm hẳn đi như thì thầm.

Trong phòng khách nhà thằng Cương ‘cốm’, sáng ánh bóng đèn sợi đốt vàng vàng, nom rõ con thạch thùng bò trên tường, mà mấy thằng bọn Baoleo đều như nói thầm lúc đổi gác ban đêm.

Sau này ngẫm lại mới cay, chứ trình độ chính trị lúc ấy chưa nghĩ ra. Trung Quốc đánh ta vào đúng thứ bẩy, tức là trong lúc quốc tế nghỉ 2 ngày.

Nghĩa là đến thứ hai, khi các công sở trên thế giới bắt đầu làm việc lại, thì lúc ấy mọi sự đã rồi. Đúng là thâm Nho như Tầu thật.

Nhưng ngay đêm hôm đó, Baoleo chỉ còn biết có 1 hành động là: ngày mai, trở về đơn vị ngay, cho dù ngày mai là Chủ nhật-ngày nghỉ.

Đêm hôm đó, thao thức suốt đêm, không thể nào ngủ được. Tin tức thì không nghe thêm được gì nữa, vì loa truyền thanh đã hết giờ truyền thanh từ 10h30.

Tự nhủ lòng mình: thôi, thế là phải dẹp hết mọi ước mơ lại rồi. Nào là những mơ ước được đi làm phó TS ở Liên xô, nào sẽ được phân 1 căn hộ lắp ghép trong khu tập thể Trung Tự, rồi sẽ được phân phối cái xe đạp Thống Nhất lẫy lừng.

Trước mắt là chiến tranh, chưa biết kéo dài đến bao giờ, mà mình sẽ có còn được trở về nhà nữa không, khi đã xác định rằng: chí ít mình cũng sẽ đỡ được 1 viên đạn cho mọi người.

Ngày mai sẽ như thế nào nhỉ. Và đó là câu chuyện của ngày mai.

-------

2/ Ngày thứ hai của cuộc chiến tranh.

Ngày thứ hai của cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc (BG PB) lần thứ nhất, ngày 18/02/1979.

Như có tiếng kèn hội quân thúc giục trong lòng, Baoleo và 2 thằng nữa cùng hẹn gập nhau ở Ga Hàng Cỏ để đi tầu chuyến sớm nhất, về đơn vị.

Sáng ngày thứ hai của cuộc chiến, không khí khác hẳn ngày thứ bẩy máu chảy về tim ngày hôm qua.

Mới ngay chiều ngày hôm qua, cũng tại ga Hàng Cỏ này, tuyệt đại dân chúng, trong đó có nhà cháu, còn đang hào hứng, nhàn tản trong một ngày an bình.

Còn hôm nay, ngay từ 6h30 sáng ngày 18/02, nhà ga Hàng Cỏ đã có bộ mặt khác hẳn.

Cũng khác hẳn với vẻ vắng lặng tối hôm qua. Hôm nay hàng vạn cái đài phát thanh ‘mồm’ tranh nhau mở máy, đài ‘mồm’ nào cũng cho rằng mình có nhiều tin hơn đài kia. Tất cả dân chúng như đều hối hả, vội vã với vẻ mặt không thể nghiêm trọng hơn.

Vô vàn các đám người tụ tập lại thành các nhóm khác nhau, tuỳ theo nội dung tin đồn mà nhóm người đó thích. Kính thưa các loại tin.

Chỗ này một tay ăn mặc không ra lính, cũng chẳng ra dân, đang ra tay chém gió:

- ‘úi giời, cứ gọi là bình địa, tên lửa tầm xa của ta san phẳng Côn Minh rồi’.

Chỗ khác, một ông trung niên áo bông, nhưng quần đùi:

- ‘mất hết cả rồi, đến đêm hôm qua mới bám thùng được cái xe tải từ Lạng về đây, nay đang ra đây tìm xem có người nhà nào chạy kịp không’.

Gạt ra ngoài tai các loại thông tin, tốp lính Baoleo hối hả tìm xem có con tầu nào lên hướng Lao Cai để về Vĩnh Phú, về lại trường, về lại đơn vị cơ sở không.

Đến tận 10 giờ sáng, cả tốp tuyệt vọng khi phải thừa nhận rằng: ngày hôm nay, ngày thứ hai của cuộc chiến, sẽ không có bất cứ con tầu nào lên phía bắc, kể cả tầu hàng.

Khó khăn nào cũng phải vượt qua. Tốp lính Baoleo quyết định: bắt xe buýt lên phà Chèm, từ đó đi bộ từ phà Chèm lên Vĩnh Yên, theo đường qua Thanh Tước. Đây là con đường có quãng đường đi bộ ngắn nhất từ Hà Nội đi Vĩnh Yên. May mắn thì có thể đi nhờ được xe tải.

Trong suốt cuộc đời lính, đó là cuộc hành quân bộ dài nhất mà Baoleo đã từng trải qua. Có một điều cảm động, mà đã qua 38 năm, Baoleo nhà cháu đến hôm nay vẫn còn nhớ mãi.

Đó là, từ phà Chèm lên, tụi nhà cháu đi bộ là lên hướng bắc, hướng biên giới. Chính vì thế, các em nhỏ, các mẹ già đều nhìn theo, vẫy tay trìu mến, thậm trí đi theo 1 đoạn, vì đấy là:

- các chú bộ đội đang hành quân lên biên giới!

Mặc giù đích của bọn nhà cháu chưa phải là biên giới, nhưng nhà cháu xin gửi những vinh dự mà nhà cháu được ‘ngộ nhận ké’, cho các đồng đội đang ghì nòng AK nóng bỏng chặn đánh biển người trên biên thuỳ.

Đã qua 2 ngày chiến tranh, chiến sự đã lan đến đâu rồi ???.

Baoleo tôi, những ngày tháng 2 năm 1979

Đọc lại mà vẫn xúc động quá cụ ơi!
Người lính là vậy, không cần phải có lệnh. Khi Tổ quốc lâm nguy, từ trong tim mọi người đã ý thức được là phải chiến đấu rồi, đâu cần phải đao to búa lớn đúng không cụ!
Chúc cụ luôn luôn mạnh khỏe để viết lại những dòng hồi ức cho thế hệ sau này biết được cha anh họ đã sống, chiến đấu như thế nào để bảo vệ dải đất hình chữ S này \m/
 

Psycho

Xe tải
Biển số
OF-146431
Ngày cấp bằng
20/6/12
Số km
352
Động cơ
364,044 Mã lực
Đọc mà xúc động quá....
 

trinhhunghb

Xe lăn
Biển số
OF-351322
Ngày cấp bằng
18/1/15
Số km
13,281
Động cơ
1,030,260 Mã lực
Em hôm nay mới biết thớt hay này . Tiếc quá . Rỗi em vào đọc và suy ngẫm
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,069
Động cơ
326,162 Mã lực
NGÀY 14 THÁNG 3, NGHĨ VỀ LÁ CỜ VÀ TỔ QUỐC


Nơi nào có người lính, nơi đó luôn có lá cờ tổ quốc tung bay.

Nước Việt mến yêu, hãy luôn vững tin vào những người lính của mình.

Những người lính luôn sẵn sàng hy sinh đến cả bản thân mình, để đất nước được bình yên, để lá cờ tổ quốc mãi tung bay.

Ngày 14 tháng 3 năm 1988, trong chiến dịch CQ-88, trên đảo Gạc Ma xa xôi, trước làn đạn bắn thẳng từ pháo 37 ly của quân Trung Quốc, trung úy Hải quân Trần Văn Phương đã hô vang trước khi ngã xuống:

-Quyết giữ đảo. Hãy để máu của Hải quân Việt Nam, tô thắm thêm lá cờ của tổ quốc.


Điều đó là thiêng liêng.

Thời quân ngũ, lá cờ luôn tung bay trên quân hạm. Nơi đó là chủ quyền của tổ quốc.

Nay đã về đời thường, những ngày lễ -têt, lá cờ lại tung bay trên ngôi nhà nhỏ. Nơi đấy, luôn có tình yêu với nước Việt thân thương.








 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,069
Động cơ
326,162 Mã lực
NGÀY 14 THÁNG 3

Hôm nay, sẽ có thể có người nhắc đến ngày 14/03 và vụ CQ-88.

Cảm ơn các bạn nhắc đến những người lính Hải quân.

Hôm nay, nhà cháu muốn nói thêm rằng, những ngày hôm qua, hôm nay, và còn nhiều ngày mai nữa, còn bạt ngàn các chiến sỹ Hải quân, đang làm những việc chẳng kém gì CQ-88.

Không kể gì đến các chiến sỹ ở các đảo của Trường Sa, các nhà dàn DK nhé.

Các bác đã có bao giờ nghe nói về 1 đơn vị Hải quân, phiên hiệu số là Lữ 128, tên gọi dân sự là: Đoàn Vạn Hoa, mà lữ bộ (hay gọi là trụ sở Công ty cho nó dân sự), nằm trên đường ra khu CN Đình Vũ Hải Phòng không.

Các bác hãy biết rằng, những ngày hôm qua, hôm nay, và còn nhiều ngày mai nữa, Lữ 128, tên gọi dân sự là: Đoàn Vạn Hoa, đang liên tục vây - đuổi - đánh tầu Trung quốc trên biển Đông, để bảo vệ các dàn khoan của ta, các nhà dàn DK, các tầu đánh cá thật sự của ngư dân.

Không nói, không có nghĩa là không có nhé. :D:D

Đây là một trong các con tầu đó. Mũi được gia cố để: đâm-va-chèn :D

 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,069
Động cơ
326,162 Mã lực
Nếu trên bộ, thì kiểu đánh không nổ súng, mà đánh bằng gậy gộc, củ đậu, hay bằng... lê b-) thì gọi là đánh bằng 'bạch binh'.
Còn trên biển, đánh kiểu chưa nổ súng này, thì được gọi một cánh êm tai hơn :)) là 'va-chèn' :D.
Nhưng cũng đổ máu, chìm tầu đấy >:)
Ngo Rung à.
 

danang194

Xe tăng
Biển số
OF-74061
Ngày cấp bằng
28/9/10
Số km
1,724
Động cơ
440,732 Mã lực
Theo dõi lâu nay giờ mới tới đích và comment cảm ơn cụ chủ. Chúc cụ và gia đình nhiều sức khỏe, có thời gian thì biên thêm nhiều dòng mở mang trí óc cho thế hệ sau chúng cháu :)
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,069
Động cơ
326,162 Mã lực
Nhà cháu làm cho 1 tập đoàn của Nhật Bản.

Định kỳ, nhà cháu lại phải sang đó, để được đào tạo lại về phương thức quản lý.

Nhà cháu xin biên một vài câu chuyện, của chuyến tập huấn lần này, để góp vui với các bác.


METRO

Ở đây, nếu không nắm được cách đi tầu điện ngầm, sẽ được coi như…thất thủ!

Người dân không có thói quen dùng xe ô tô hay xe máy để đi làm và đi mua sắm. Đi tắc-xi thì đắt. Vậy. chỉ có cách là đi tầu điện ngầm, hoặc cuốc bộ.

Nhưng cũng chính vì vậy, mà hệ thống tầu điện ngầm được phát triển và nhiều như một mê cung, chằng chịt như mạng nhện, đến như dân bản xứ mà không sống ở thủ đô, cũng nhiều khi bó tay.

Từ chỗ nhà cháu ở đến nơi trụ sở tập đoàn, tầm non trăm cây số, cuốc bộ là không thể, chỉ có cách đi tầm điện ngầm, mà phải chuyển qua 3 loại tầu, với mỗi tuyến tầu là phải qua vô vàn ga tầu, ối chuyện để kể.

Thứ nhất là phải thuộc sơ đồ hành trình và tên các tuyến tầu điện ngầm, các bác cứ nom cái bảng sơ đồ mạng lưới metro, để xem có dễ nhằn không. Mà oái ăm ở chỗ nó tinh bằng chữ tượng hình như tranh vẽ, hiếm có tiếng Mỹ, thế mới xương.










Cách lên tầu cũng phải biết. Bài trước, nhà cháu đã nói là phải xếp hàng. Nhưng phải là xếp thành 2 hàng ở hai bên mép cửa toa tầu, để vùng trống ở giữa là dành cho người từ trên tầu bước xuống. Còn người lên tầu phải xếp hàng 2 bên như 2 hàng tiêu binh, chờ người xuống ở ga đó xuống hết, mới được đi thật nhanh theo 2 hàng để bước vào toa tầu.







Có 1 điều thú vị là, vào những giờ cao điểm của buổi sáng và buổi chiều, toa số 1 bao giờ cũng là toa dành riêng cho phụ nữ, đàn ông chớ có héo lánh ở đó. Chính nhà cháu hôm đầu tiên, cũng đã lên nhầm toa, lúc phát hiện thấy có nhõn mình là trang nam nhi, ở giữa tầm non trăm chị em xinh đẹp, nhà cháu xấu hổ thì ít, mà thập phần hốt hoảng thì nhiều. Đến nhà ga sau, nhà cháu chạy tháo thân ra khỏi toa đó, mới bảo toàn được tính mạng để lúc này viết bài ở đây.






Việc lướt thẻ qua ô kiểm tra, cũng rất lắm chuyện. Đơn giản nhất là dù có vội, cũng phải lướt đủ chậm, để sen-sơ đọc thẻ nó ghi nhận. Cũng chính nhà cháu, hôm trước bị 1 vố. Ấy là khi người đi trước chưa qua hết khung kiểm tra, nhà cháu đã lướt thẻ và đi ngay, máy nó chưa kịp đọc và coi như cháu và người thứ nhất là 1 vật thể, nên đến ga sau, nhà cháu không thể nào ra được, vì không có dữ liệu là nhà cháu đã từng lên tầu ở ga nào đó. Báo hại, nhà cháu phải mang thẻ vào phòng control để trình bầy. May rồi mọi chuyện cũng OK.

Ở những nhà ga phải chuyển tầu, thì những nhà ga đó mênh mông hơn ga Hàng Cỏ, với vô số tầng. Leo lên leo xuống mấy chục đợt thang máy và nhớ được đúng số sân ga chuyến tầu mình đi, kể ra cũng thật là vi diệu.

Nhà cháu xin đưa cái bản mặt mình đang ngơ ngác ở ga trung chuyển Aikihabara, để làm bằng cho sự khó nhọc trong câu chuyện kể này.



 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,069
Động cơ
326,162 Mã lực
CHỐN QUÂN TRƯỜNG


Như đã biên, lần này nhà cháu được triệu hồi về tập huấn tại trường đào tạo cán bộ của Tập đoàn.

Đi học tại trường ‘nhà’, nên nhà cháu được bố trí ở tại khu ký túc xá của nhà trường. Kể cũng được.


Về chỗ ở, thì mỗi học viên được ở 1 phòng, nhà cháu ở phòng 309 như trong hình.











Tại mỗi tầng có 10 phòng ở, nhà trường bố trí cho 1 khu tắm giặt, vệ sinh tập chung ở khu vực gần cầu thang.

Đây cũng là nơi bố trí các thùng đựng rác. Rác được phân thành 5 loại như các bác đã thấy. Nước sở tại và Tập đoàn đang phấn đấu chở thành đơn vị và quốc gia R60. Nghĩa là sử dụng lại các thứ vất đi, đạt 60%. Nhà cháu tuy là học viên ngoại quốc, nhưng cũng tuân thủ triệt để, đặng mai sau mang về Việt ta áp dụng. Hị hị.






Quần áo của ai, người ấy tự giặt. Biết là học viên đa quốc tịch, nên mặc giù máy giặt và máy sấy đều là chữ tượng hình, nhưng nhà trường chọn loại 1 chạm. Nghĩa là chỉ vất quần áo vào, cho nước giặt được cấp vào ô, nhấn 1 nút là xong. Giặt xong, lôi ra và nhét vào máy sấy phía trên, cũng chỉ 1 chạm là máy tự động sấy khô.







Chỗ tắm thì như trong hình, mọi thứ để tắm, cũng được cấp miễn phí.







Mọi khu vực hành lang hay nhà vệ sinh, chỗ rửa mặt, đèn chiếu sáng đều để chế độ mắt thần cảm biến. Nghĩa là có cái di di động, thì đèn tự bật sáng. Nên có lúc, nhà cháu đang cạo râu, tư thế đứng nghiêm, thì đèn nó lại tắt phựt một cái. Thế là nhà cháu lại phải lắc lư thân mình, để cho có bóng hình lay động, cho nó sáng đèn. Vào nhà vệ sinh thì không lo lắm, vì người nào nào mà chẳng rùng mình khi giải quyết xong. Cứ rùng mình là nó sáng đèn. Đứng im suy tưởng là nó tắt phựt.


Cái bảng điều khiển bồn cầu cũng là đời mới. Gắn trên tường chứ không gắn vào nắp bồn. Các bác xem hình sẽ thấy hàng loặt nút điều khiển. Ngồi xuống thì nó tự động bật âm thanh du dương báo hiệu đã sấy ấm chỗ ngồi. Xong việc thì ấn nút để chọn chế độ phun nước rửa thẳng hay ngang, hay xoay tròn. Nước nóng già hay nước mát, thì nhấn nút chỉnh nhiệt. Xong viêc đứng dậy mà chưa ấn nút xả, nó cũng bật âm thanh hơi cáu cáu để nhắc nhở ấn nút. Đại loại thế.







Dép đi trong phòng là một loại. Vào nhà tắm hay vệ sinh lại thay một loại khác. Phức tạp phết .


Tầng 1, nhà trường bố trí làm phòng ăn. Có đặt ghế mát-xa. Có máy bán nước tự động. Đèn chế chiếu sáng cũng luôn đặt mắt thần cảm biến. Chả sợ ai quên không tắt đèn.










Tóm lại, ông cứ tập chung học cho ngon. Nơi ở đã được bố trí chu đáo. Hoa hoét bên hàng rào chi chít. Đây là hoa trà, khá giống hoa hồng ở ta.











Nhưng có điều hơi xa trung tâm. Mỗi lần lên Tập đoàn ở trung tâm thủ đô, phải đi non trăm cây số với ba lần chuyển tầu.

Cũng may là nhà cháu chỉ phải ở ký túc non chục ngày đầu.

Non chục ngày sau, khi lên làm việc chính thức tại Tập đoàn, sẽ được bố trí ở khách sạn trung tâm thủ đô.

Nhưng được cái ‘lọ’, thì mất cái ‘chai’. Lên khách sạn trung tâm, thì khoản ăn tốn gấp ba. Đành phải phá ‘kho thóc’ chứ làm sao, các bác nhẩy. Hi hi.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,069
Động cơ
326,162 Mã lực
ĐỀN YASUKUNI


Đền Yasukuni là ngôi đền, mà mỗi khi có quan chức chính phủ Nhật Bản tới thăm, truyền thông Hàn và Tầu lại sôi lên sùng sục.

Bỏ qua chuyện chính trị chính em, nhà cháu chỉ kể chuyện cảnh vật ngôi đền thôi.


Ngôi đền Yasukuni nằm giữa một vườn hoa anh đào cổ thụ tuyệt đẹp.

Hoa anh đào thì khắp nơi trên đất Nhật đều có. Nhưng tương truyền thì mọi cây anh đào trên đất Phù Tang, đều được chiết ra từ 1 cây anh đào cổ thụ trong khu đền Yasukuni.

Thực hư thế nào chưa biết, nhưng các bác cứ nom hình để biết, rừng cây anh đào trong đền nó cổ kính nhường nào.
























Chưa hết, ở đền Yasukuni, có 1 cây anh đào được chính phủ Phù Tang chọn làm cây chuẩn. Được bảo vệ cẩn thận. Chính phủ nước này, căn cứ vào sự ra hoa của cây anh đào này, để ra thông báo với toàn nước Nhật rằng:

-Mùa hoa anh đào……. ĐẾN!

Các bác xem hình sẽ thấy rõ điều đó.











Kể từ khi có thông báo này, là khắp nơi có hoa anh đào trên đất Nhật, dân tình bắt đầu kê bàn, lều, ghế và vân vân, để ngồi ngắm hoa anh đào nở, bán rượu hay quà vặt cho du khách đến thưởng hoa. Hay đơn giản chỉ là đến ngồi dưới bóng hoa anh đào và …làm thơ.

Tóm lại, đền Yasukuni, đối với người thảo dân cần lao như nhà cháu, là một địa điểm đến để thưởng thức hoa anh đào.






Dẫu sao, đây cũng là ngôi đền, nên cũng có những tập tục ta phải theo.

Đó là phong tục phải rửa tay và mặt trước khi vào đền. Cũng tốt thôi. Nước sạch có thể thanh tẩy được bụi trần mà.






Đó là phong tục ném vài đồng xu vào tấm lưới giăng ở cửa đền.












Khác với đài phun nước ở thành Rôm bên Ý-đại-lợi, người ta ném đồng xu xuống là để cầu mong được quay lại. Ở đền Yasukuni, ném đồng xu vào lưới, là để cầu mong những điều ước của mình được ghi nhận.

Và nhà cháu cũng đã ném vài đồng xu vào lưới, và hô vang lên bằng tiếng Mỹ, đại loại là:


-Tôi nguyên là bộ đội Cụ Hồ, nay đến đây thăm đền. Tôi cầu mong hòa bình cho mọi người. Tôi từng là lính, nên chẳng mong chiến tranh.


Mặc xác chuyện chính chị chính em mà người ta đồn thổi về ngôi đền Yasukuni.

Nhà cháu cũng đồng tình với người bạn Nhật cùng đi thăm đền rằng: ngày nay, ngôi đền chỉ còn là nơi ghi nhớ tới những người đã mất trong chiến tranh, và những người đến thăm đền, cũng chỉ mong chiến tranh không tiếp diễn. Trong đền có cuốn sổ ghi tên hơn 2 triệu người đã bỏ mạng trong thế chiến 2, chứ đâu có ít.

Ai mà chẳng thích sự bình yên.


Và ngôi đền Yasukuni, trong mắt nhà cháu, luôn là một vườn hoa anh đào thật đẹp.













 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,069
Động cơ
326,162 Mã lực
NHỮNG ĐÓA HOA MÙA XUÂN.

Hoa thì không cần biên dòng nào cả :D

Hoa mộc liên trắng bên nhà ga Monriya






Hoa mộc liên đỏ cũng ở nhà ga Monriya






Hoa tầm xuân trên đường từ ga về nơi ở





Hoa anh đào trên đường phố Tokyo











Hoa treo trên cây cho đẹp vỉa hè






Hoa anh đào ở công viên bên cạnh cung Vua Nhật Bản








Hoa anh đào ở công viên quốc gia Gyoen ở quận Shinjuku









Hoa anh đào ở công viên Ueno














Và hoa anh đào bên mái nhà người dân



 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,069
Động cơ
326,162 Mã lực
VÀI CHUYỆN LINH TINH


Ở bên này, nhà cháu đi làm, chủ yếu là đi ‘xe của bộ’, hihi.

Đi bộ, nên cảm nhận được rất nhiều thứ, mà ở xứ Việt ta, sẽ được coi là chuyện vụn vặt, không đáng quan tâm. Thôi thì thảo dân nhà cháu là phận con giun, cái dế, nên cứ biên vài câu chuyện linh tinh, để góp vui thôi.


Đó là chuyện dân xứ Phù Tang ưu sự chính xác.

Lấy ví dụ câu chuyện ở bến tầu điện ngầm. Các bác để ý, sẽ thấy 1 cái vạch ngang, mầu vàng, có đánh số. Đấy là nơi mà cửa toa tầu, có số tương ứng của đoàn tàu đi đến, sẽ dừng và mở chính xác ngay tại nơi đó.












Và chuyện chính xác trên, liên quan đến câu chuyện lòng nhân ái của dân xứ này.

Ấy là khi có người tàn tật đi xe lăn, lên tầu ở cửa số mấy, và đến ga nào, thì nhà tầu sẽ thông báo cho ga đến, để ga đến cử nhân viên, mang 1 tấm phản trượt dã chiến, ra đứng đón ở chính xác cửa có số tương ứng. Và khi tầu đến, người nhân viên này, sẽ mở tấm phản trượt ra, và giúp xe lăn của người tàn tật xuống ga.









Sự chính xác và tấm lòng nhân ái, chỉ là sự vớ vẩn ở ta, nhưng ở đây, đó là 1 lối sống.


Đó là sự tuân thủ ‘quy trình’ của dân xứ Phù Tang.

Đơn cử là việc chấp hành luật giao thông. Đèn đỏ, người bộ hành phải đứng lại, nhường đường cho xe cộ lưu thông trên đường, đó là chuyện quá thường.






Còn ở những phố đi bộ, có những đèn xanh - đỏ, là để phân luồng cho người đi bộ cơ. Các bác nom hình, sẽ thấy: đèn đỏ, người đi bộ theo chiều dọc, sẽ đứng lại, nhường đường cho người đi bộ theo chiều ngang. Ở xứ ta á, có là bọn điên.






Sự tuân thủ ‘quy trình’, còn ngạc nhiên hơn ở quán ăn. Những lúc đông khách ăn, hết chỗ, thì người đến sau, kiên nhẫn ngồi ngoài cửa, đợi người trong ăn xong, và chủ quán đã dọn bàn, và được mời vào, thì những thực khách đói bụng ấy, mới nhẹ nhàng vào trong. Xứ ta á, bọn đến sau, đứng lù lù bên cạnh và trợn mắt nhìn thằng đang ăn.






Đó còn là sự tiện lợi.

Nếu bạn đi bộ đã mệt, muốn thuê xe đạp. Thì đây, có hàng loạt điểm cho thuê xe đạp tự động. Bạn chỉ việc cho mấy đồng xu vào ổ khóa, nhấn nút chọn thời gian thuê. Thế là khóa tự động mở ra, bạn lấy xe đạp vù vù. Còn trả xe, thì bạn trả ở chỗ nào cũng được. Thật là vi diệu.






Thôi, chả biên nữa, bởi tụi tư bản đang giẫy chết, nên mới sinh ra lắm chuyện linh tinh.

Nhà cháu mời các bác, ngắm vài cảnh vật ở xứ hoa anh đào, cho nó nhẹ lòng.

Nhà dân






Tháp truyền hình Tokyo Skytree








Cây cầu chữ H huyền thoại, nhìn từ Tokyo Skytree






Chỗ trẻ con chơi trên đường từ k.sạn đến văn phòng



 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,069
Động cơ
326,162 Mã lực
CHÉM

Từ khi sang bên này, nhà cháu toàn biên bài nói chuyện trời mây hoa lá, nên phải ‘bốt’ bài này, để giãi bầy rằng, chả phải thế đâu. Nhà cháu sang đây, tinh những là lao động quên mình đấy.

Nhưng chuyện công việc, vốn chẳng có chút thi vị nào, lại càng nên tuân thủ nguyên tắc: ‘thiên cơ bất khả lộ’. Nên đành mượn câu Kiều để kể về công việc của nhà cháu bên này là:

“……Nghiêm quân, tuyển tướng sẵn sàng,

Dưới cờ một lệnh vội vàng ruổi sao.

Ba quân chỉ ngọn cờ đào,

Đạo ra Vô Tích, đạo vào Lâm Tri……”
:D

Trụ sở Tập đoàn cắm quốc kỳ Việt Nam, chào đón người lính già sang làm việc ;;)







Ba quân chỉ ngọn cờ đào



Đạo ra Vô Tích, đạo vào Lâm Tri


 

meotom2010

Xe điện
Biển số
OF-167449
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
3,860
Động cơ
382,691 Mã lực
Nơi ở
Khu đô thị Handiresco 17 Phạm Văn Đồng
Website
www.facebook.com
Nhà cháu làm cho 1 tập đoàn của Nhật Bản.

Định kỳ, nhà cháu lại phải sang đó, để được đào tạo lại về phương thức quản lý.

Nhà cháu xin biên một vài câu chuyện, của chuyến tập huấn lần này, để góp vui với các bác.


METRO

Ở đây, nếu không nắm được cách đi tầu điện ngầm, sẽ được coi như…thất thủ!

Người dân không có thói quen dùng xe ô tô hay xe máy để đi làm và đi mua sắm. Đi tắc-xi thì đắt. Vậy. chỉ có cách là đi tầu điện ngầm, hoặc cuốc bộ.

Nhưng cũng chính vì vậy, mà hệ thống tầu điện ngầm được phát triển và nhiều như một mê cung, chằng chịt như mạng nhện, đến như dân bản xứ mà không sống ở thủ đô, cũng nhiều khi bó tay.

Từ chỗ nhà cháu ở đến nơi trụ sở tập đoàn, tầm non trăm cây số, cuốc bộ là không thể, chỉ có cách đi tầm điện ngầm, mà phải chuyển qua 3 loại tầu, với mỗi tuyến tầu là phải qua vô vàn ga tầu, ối chuyện để kể.

Thứ nhất là phải thuộc sơ đồ hành trình và tên các tuyến tầu điện ngầm, các bác cứ nom cái bảng sơ đồ mạng lưới metro, để xem có dễ nhằn không. Mà oái ăm ở chỗ nó tinh bằng chữ tượng hình như tranh vẽ, hiếm có tiếng Mỹ, thế mới xương.










Cách lên tầu cũng phải biết. Bài trước, nhà cháu đã nói là phải xếp hàng. Nhưng phải là xếp thành 2 hàng ở hai bên mép cửa toa tầu, để vùng trống ở giữa là dành cho người từ trên tầu bước xuống. Còn người lên tầu phải xếp hàng 2 bên như 2 hàng tiêu binh, chờ người xuống ở ga đó xuống hết, mới được đi thật nhanh theo 2 hàng để bước vào toa tầu.







Có 1 điều thú vị là, vào những giờ cao điểm của buổi sáng và buổi chiều, toa số 1 bao giờ cũng là toa dành riêng cho phụ nữ, đàn ông chớ có héo lánh ở đó. Chính nhà cháu hôm đầu tiên, cũng đã lên nhầm toa, lúc phát hiện thấy có nhõn mình là trang nam nhi, ở giữa tầm non trăm chị em xinh đẹp, nhà cháu xấu hổ thì ít, mà thập phần hốt hoảng thì nhiều. Đến nhà ga sau, nhà cháu chạy tháo thân ra khỏi toa đó, mới bảo toàn được tính mạng để lúc này viết bài ở đây.






Việc lướt thẻ qua ô kiểm tra, cũng rất lắm chuyện. Đơn giản nhất là dù có vội, cũng phải lướt đủ chậm, để sen-sơ đọc thẻ nó ghi nhận. Cũng chính nhà cháu, hôm trước bị 1 vố. Ấy là khi người đi trước chưa qua hết khung kiểm tra, nhà cháu đã lướt thẻ và đi ngay, máy nó chưa kịp đọc và coi như cháu và người thứ nhất là 1 vật thể, nên đến ga sau, nhà cháu không thể nào ra được, vì không có dữ liệu là nhà cháu đã từng lên tầu ở ga nào đó. Báo hại, nhà cháu phải mang thẻ vào phòng control để trình bầy. May rồi mọi chuyện cũng OK.

Ở những nhà ga phải chuyển tầu, thì những nhà ga đó mênh mông hơn ga Hàng Cỏ, với vô số tầng. Leo lên leo xuống mấy chục đợt thang máy và nhớ được đúng số sân ga chuyến tầu mình đi, kể ra cũng thật là vi diệu.

Nhà cháu xin đưa cái bản mặt mình đang ngơ ngác ở ga trung chuyển Aikihabara, để làm bằng cho sự khó nhọc trong câu chuyện kể này.



Đọc mãi thớt của cụ, cũng đôi lần reply và nhận reply từ cụ mà giờ mới biết cháu và cụ cùng có cái chung là làm cho Nhật:D
Cháu ở đây cũng hơn chục niên, nhưng thật với cụ rằng mỗi lần từ tỉnh lẻ nhà cháu ở lên Tô ( theo cách gọi tắt quen thuộc của các bậc phụ mẫu
nông thôn VN) là cháu cũng hoa mặt chóng mày với cái sơ đồ tàu điện ấy. Giờ có sờ mát phôn còn đỡ chứ hồi xưa chỉ có sờ nóng phôn mới nhục,
lần mò ra được đến cửa,line thì chậm tàu mà hỏi xung quanh thì ai cũng cắm đầu cắm cổ như ma đuổi :((
 

Mr.Gà

Xe hơi
Biển số
OF-42143
Ngày cấp bằng
2/8/09
Số km
193
Động cơ
467,380 Mã lực
Nơi ở
Nagoya - JP
Cháu chào cụ Baoleo, trong mấy hôm lịch đỏ cháu cày hết cái Thớt 52 trang của cụ! ko ngờ cụ cũng đang ở bên Nhật ạ, thật là vinh dự.
Cháu hiện đang làm việc và sinh sống tại thành phố Nagoya. Nếu có dịp xin về đây xin cụ nhớ Pm cho cháu
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,069
Động cơ
326,162 Mã lực
Cảm ơn bác Mr. Gà nhé.
Hẹn bác lần công tác sau vậy. ~o)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top