[Funland] Những loại vũ khí Âu Mỹ nên mua (nếu có khả năng)

luongkho

Xe máy
Biển số
OF-200129
Ngày cấp bằng
29/6/13
Số km
84
Động cơ
324,030 Mã lực
Chúng ta chưa có thái độ rõ ràng thì có tiền mua cũng khó mà mua được. Mà Tàu nó dễ gì để VN mua được hàng ngon. Nước xa không cứu được lửa gần. Tàu thì dã tâm quá rõ còn phía khác thì ta không dứt khoát được. Cứ trung lập thì một ngày Tàu nó nuốt cũng không ai can thiệp được.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
‘Nỗi khiếp sợ của xe tăng’ trên vai Hải quân đánh bộ Việt Nam

07/07/2013 - 06:40
Cùng với súng trường tấn công Tar-21 đến từ Israel, Hải quân đánh bộ Việt Nam còn một vũ khí khác của Israel không kém phần uy lực, đó chính là tên lửa vác vai hạng nhẹ MATADOR với mục đích tiêu diệt tấn công các xe tăng, xe bọc thép, xe lội nước và các loại xe chở quân đổ bộ tấn công.


Phiên bản MATADOR-MP trang bị cho Hải quân đánh bộ Việt Nam
MATADOR thuộc dòng tên lửa vác vai diệt tăng hạng nhẹ với kích cỡ nòng lên đến 90mm, sử dụng 2 loại đầu đạn tấn công tiêu chuẩn là HEAT và HESH. Đây là một sản phẩm từ sự hợp tác quân sự giữ Singapore và Israel. Nguyên mẫu của MATADOR là hệ thống tên lửa vác vai của Cộng hòa liên bang Đức Armbrust nhưng có nhiều cải tiến vượt bậc và đã tạo được dấu ấn trong hệ thống tên lửa chống tăng vác vai trên thế giới.

Một binh sĩ Vệ binh Cộng hòa Israel đang ngắm bắn mục tiêu với MATADOR
MATADOR được phát triển từ những năm 2000, nhằm thay thế cho các hệ thống Armbrust đã lỗi thời được biên chế trong Quân đội Cộng hòa Singapore. Sau một loạt các biên bản thỏa thuận và hợp tác phát triển vũ khí chống tăng hạng nhẹ, Quân đội Cộng hòa Singapore (SAF), Cục công nghệ và khoa học quân sự Singapore cùng với 2 tập đoàn công nghiệp quốc phòng lớn của Israel là Rafael và Dynamit đã lên một dự án phát triển một mẫu tên lửa vác vai tấn công nhằm trang bị cho SAF và Lực lượng vệ binh Israel.
Trong số các loại tên lửa vác vai chống tăng và thiết giáp hiện nay, MATADOR có kích thước nhỏ, nhẹ nhất với trọng lượng chưa nạp đạn là 8.9kg và khi nạp đạn là 14.2kg. Tuy nhiên, không phải vì nhỏ nhẹ mà nó bị đánh giá thấp. MATADOR được đánh giá là mạnh gần bằng loại tên lửa vác vai thông minh FMG-148 “Javelin” của Hoa Kỳ.

Tên lửa mang đầu đạng HEAT bắn đi từ MATADOR và tấn công mục tiêu trong xung đột tại Gaza.
Với 2 loại đầu đạn chính, MATADOR có thể phá boong-ke, tiêu diệt được các loại xe tăng hạng trung và các loại xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) hiện nay. Ngoài ra, nó còn có thể tiêu diệt các loại thiết giáp và xe chở quân trong các chiến dịch chống đổ bộ của kẻ thù, đồng thời có khả năng tác chiến đô thị - một trong những đặc điểm phổ biến của vũ khí Israel nhằm nâng tầm hoạt động và uy lực trên mọi chiến trường.
Khả năng phòng thủ trước các loại xe bọc thép, MBT, cũng như khả năng tiêu diệt hoàn toàn những chiếc xe bọc thép chở quân thông thường như M113 hay các công sự được che chắn khác của MATADOR được đánh giá là tốt nhất trong số các loại vũ khí chống tăng vác vai hiện nay.

Đầu đạn tác chiến đô thị HESH
Mặc dù hỏa lực cực mạnh nhưng MATADOR lại rất an toàn với con người bởi nó không tạo ra các bụi phóng từ động cơ phản lực của tên lửa như các loại tên lửa vác vai khác và không ảnh hưởng gì đến người sử dụng khi tên lửa được phóng đi.
Với khả năng sử dụng đầu đạn nổ áp suất cao kép, trong chế độ bắn bị động mục tiêu, MATADOR có thể sử dụng đạn tiêu diệt đô thị HESH để bắn nát bất kỳ bức tường nào, dù là kiên cố đến đâu. Sau khi xuyên thủng bức tường, đạn sẽ phát nổ bên trong tạo ra một sức công phá rất mạnh. Để phá các loại boong-ke, thông thường, người ta sẽ dụng đầu đạn nổ chống tăng HEAT. Khi đầu đạn đã găm sâu vào bức tường, hệ thống cảm biến trên tên lửa sẽ phát nổ và phá hủy mục tiêu.
Một điểm cộng khác của MATADOR là nó không cần một khoảng không gian rộng cho để tên lửa xả nhiên liệu như nhiều loại tên lửa vác vai khác mà chỉ cần một khoảng không gian khá hẹp, có thể cách các bức tường che chắn ở cự ly 5m là đã có thể khai hỏa tấn công.

MATADOR có ưu điểm là không để lại quá nhiều khói bụi từ nhiên liệu tên lửa
Một số phiên bản cải tiến hiện nay cho phép khai hỏa tên lửa từ bất kỳ vị trí nào và bất kỳ khoảng không gian nào. Đây là một trong những tính năng sáng giá trong tác chiến đô thị của MATADOR, giúp nó tấn công linh hoạt nhưng vẫn đạt được uy lực rất cao.
Để đạt được điều này, các ống phóng MATADOR sử dụng các lớp nhựa đặc biệt được gọi là SHP, có khả năng chống phần nhiên liệu thừa từ tên lửa phụt ra phía sau ống phóng. Nó sẽ giữ lại các bụi, khói từ động cơ và làm giảm thiểu mức thấp nhất năng lượng từ phía sau, giúp đảm bảo an toàn cho các binh sĩ và các vũ khí, khí tài đằng sau. Ngoài ra, lớp SHP cũng đảm bảo an toàn cho các khu vực phóng tên lửa chống tăng và không xả ra các vật liệu hay các chất độc hại trong quá trình khai hỏa tên lửa.

Kính ngắm tiêu chuẩn phản xạ đa chiều của MATADOR
MATADOR có loại kính ngắm rất chuẩn xác là kính ngắm phản xạ đa chiều kết hợp với thiết bị điện tử để tăng độ phóng đại. Các phiên bản sử dụng tại Việt Nam sử dụng loại kính ngắm NVD, trang bị rãnh Picatinny, thường được sử dụng trên các loại vũ khí hạng nặng. Kính ngắm có khả năng thay đổi giữa 3 chế độ linh hoạt và trong điều kiện ánh sáng ban ngày, ban đêm bằng hệ thống ngắm bắn hồng ngoại và cuối cùng là hệ thống ngắm bắn bằng hình ảnh nhiệt. Hệ thống ngắm bắn nhiệt tỏ ra rất hữu dụng trong điều kiện ban đêm và không có được tầm nhìn rõ ràng và có thể bắn trúng mục tiêu rất chính xác.
Được sử dụng trong các cuộc giao tranh tại dải Gaza với Lực lượng Hamas, MATADOR đã khiến cho quân đội Hamas nhiều lần điêu đứng vì những quả tên lửa HEAT và HESH khi nó phá hủy hàng loạt các xe bọc thép và các công sự tại Gaza.
Cho đến nay MATADOR gồm 3 phiên bản gồm:
- MATADOR MP: sử dụng loại đạn chống tăng HEAT, các loại xe bọc thép chở quân và các công sự của địch. Sử dụng hệ thống đo đạc khoảng cách bằng laser và kính ngắm phản xạ đa chiều NVD. Ngoài ra, nó thể thay đổi linh hoạt các loại đầu đạn khác nhau rất đa dạng về kích cỡ và mục đích sử dụng.
- MATADOR WB: sử dụng cho các mục đích tấn công phá hủy các công sự, chướng ngại vật trong tác chiến đô thị. Biến thể này chỉ có thể sử dụng được loại đầu đạn HESH.
- MATADOR AS được phát triển dảnh riêng cho quân đội Anh từ năm 2009 với những cải tiến trong hệ thống ngắm bắn và tác chiến đô thị.


http://ttvn.vn/8020137765122758p0c1002/noi-khiep-so-cua-xe-tang-tren-vai-hai-quan-danh-bo-viet-nam.htm
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Phi công Nga sẽ mặc đồ bay “độc nhất vô nhị”


(Kienthuc.net.vn) - Bộ đồ bay mới cho phép phi công Nga thực hiện các thao tác cơ động với độ quá tải 9G và phóng dù thoát hiểm ở độ cao 23km.




Izvestia đưa tin, tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 Su T-50 đã có được trang bị bảo vệ độc nhất vô nhị bù trừ áp suất lên cơ thể phi công khi có quá tải kéo dài.


Bộ trang bị do công ty Zvezda nghiên cứu chế tạo gồm 2 bộ quần áo chống quá tải và hệ thống bù trừ áp suất trong phổi cho phép phi công thực hiện các thao tác cơ động với mức quá tải đến 9G kéo dài đến 30 giây. Đồng thời, với bộ quần áo đặc biệt này cho phép phi công “phóng” khỏi máy bay ở độ cao 23km.


Phó Tổng công trình sư của Zvezda Nikolai Dergunov cho biết, 2 bộ quần áo bay gồm: bộ chống quá tải PPK-7 và bộ quần áo bù trừ bay độ cao lớn VKK-17. Trước chuyến bay, tùy thuộc vào nhiệm vụ, phi công sẽ chọn bộ PPK-7 nếu làm nhiệm vụ ở trần bay 12km hoặc VKK-17 ở trần bay 23km. Hai bộ quần áo được nối với máy áp suất tự động AD-17. Khi có quá tải, thiết bị này sẽ đưa không khí vào các khoang trống của quần áo, cũng như bắt đầu cấp oxy có áp suất dư vào mặt nạ thở cho phi công.

Bộ đồ bay mới của phi công Nga có thể cho phép họ nhảy khỏi máy bay ở độ cao 23km nếu máy bay gặp nạn.​
Chuyên gia của Zvezda Mikhail Dudnik cho biết, áp suất oxy trong mặt nạ khi có quá tải đạt đến 6-7 atmotphe. Nhờ vậy mà phổi của phi công được thổi phồng lên từ bên trong, bằng cách đó cân bằng với áp suất bên ngoài ép lên lồng ngực. Đồng thời máy tính trên máy bay dự báo trước được sự quá tải và tránh cho phản ứng bù trừ áp suất bị chậm.


“Sản phẩm này là “now-how” của chúng tôi, hiện chưa có công ty nào khác trên thế giới tạo ra được hệ thống tương tự như vậy”, ông Dudnik nói.


Hai bộ quần áo chống quá tải và bay ở độ cao lớn được thiết kế với kiểu áo liền quần bằng vải chịu nhiệt có gắn các túi và ống. Khi phi công thao tác cơ động, không khí sẽ được đưa qua các ống này thổi quần áo phồng lên. Vải ép chặt cơ thể phi công và ngăn không cho máu chảy khỏi não. Nếu không làm như vậy, phi công sẽ bị ngất ngay lập tức.


Theo phi công thử nghiệm Sergei Bogdan, người đầu tiên lái siêu tiêm kích Su T-50 lên trời và đang thử nghiệm máy bay này. Do tính siêu cơ động của máy bay mới, phi công sẽ có thể thiệt mạng khi bay vòng hoặc nhào lộn nếu không được bù trừ áp suất.


“Quá tải 9G, đó là tăng trọng lượng lên 9 lần. Khi xuất hiện quá tải, lồng ngực bị ép tức thời và khi đó rất khó hít vào. Nếu việc này chỉ kéo dài 2-3 giây thì chưa gây hậu quả gì, nhưng khi nó kéo dài 20-30 giây thì không thể chịu được nếu không có bù trừ áp suất”, phi công Bogdan nói.

Phi công thử nghiệm Sergei Bogdan đứng bên cạnh ông Putin trên buồng lái chiếc Su T-50.​
Trong bộ quần áo bù trừ áp suất bay ở độ cao lớn có lớp vải dày hơn, có lớp giữ ấm đặc biệt làm cho phi công sống sót khi buồng lái bị thoát khí hoặc phóng dù thoát hiểm ở độ cao 23 km. Để làm mát thân thể phi công, bộ quần áo để bay ở độ cao lớn được trang bị gilê thông gió. Nhưng thậm chí ngay cả khi mặc nó thì vẫn quá nóng trong bộ quần áo này, vì vậy để bay ở độ cao không lớn phi công chọn bộ quần áo chống quá tải gọn nhẹ.


Hệ thống cấp không khí và máy áp suất tự động đã được lắp trên 3 chiếc Su T-50 thử nghiệm mới nhất. Các bộ quần áo đang được thử nghiệm cấp nhà máy và trong thời gian sắp tới sẽ được chuyển giao cho phi công thử nghiệm. Về phần phi công Sergei Bogdan, ông này định thử bộ quần áo dành này ngay trong tuần tới.

Nên mua nên mua :D
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Hàn Quốc không tiếc tiền sắm “mắt thần trên không”

Thứ bảy 13/07/2013 07:28
ANTĐ - Không quân Hàn Quốc đã quyết định mua sắm thêm 2 - 3 chiếc máy bay dự cảnh, nâng số máy bay loại này trong lực lượng không quân nước mình lên 6 - 7 chiếc.

Một quan chức Bộ quốc phòng Hàn Quốc đã tiết lộ, xem xét sự cần thiết phải tăng cường khả năng tác chiến ở khu vực biển phía nam và vấn đề bảo dưỡng định kỳ 4 chiếc máy bay dự cảnh hiện có, ngay từ cuối năm 2012, Bộ quốc phòng nước này đã quyết định sẽ mua thêm từ 2 - 3 chiếc máy bay cảnh báo sớm.
Tháng 9/2011, Hàn Quốc đã tiếp nhận chiếc đầu tiên trong số 4 chiếc máy bay dự cảnh (máy bay cảnh báo sớm - AWACS) Boeing 737-700 Peace Eye. Sau đó, chiếc thứ 2 cho đến chiếc thứ 4 lần lượt được tiếp nhận vào tháng 12/2011, tháng 5/2012 và tháng 10/2012.

Máy bay cảnh báo sớm (AWACS) Boeing 737-700 Peace Eye


Ngoài ra, ngay từ đầu tháng 7, không quân Hàn Quốc đã đổi định danh của loại máy bay này từ “Máy bay chỉ huy tình báo sớm trên không” thành “Máy bay kiểm soát trên không”. Đồng thời, không quân Hàn Quốc cũng chia máy bay làm 4 loại: Máy bay chiến đấu, máy bay tiếp dầu trên không, máy bay kiểm soát trên không và máy bay huấn luyện. Bộ tư lệnh tác chiến không quân cũng được đổi tên thành Bộ tư lệnh kiểm soát, phòng thủ không phận.
Một quan chức không quân Hàn Quốc tiết lộ, thứ nhất là do nhiều người hiểu sai tên gọi “Máy bay chỉ huy tình báo sớm trên không” của Boeing 737-700 Peace Eye, dẫn đến ngộ nhận về tính chất của nó là loại máy bay chuyên thu thập, giám sát thông tin tình báo, thứ 2 là để nhấn mạnh vị trí vai trò của nó nên bộ quốc phòng Hàn Quốc đã quyết định cần phải đổi tên.
“Máy bay kiểm soát trên không” Boeing 737-700 Peace Eye được trang bị radar sục sạo kiểu mảng pha điện tử đa dải sóng, đa chức năng MESA và rất nhiều thiết bị điện tử khác. Loại radar này có khả năng quét vòng tròn 360 độ, có thể đồng thời phát hiện và nhận biết hơn 1000 thiết bị bay khác nhau, phát hiện đươc cả những thiết bị bay tầm thấp đột nhập men theo các dãy núi.
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,782
Động cơ
369,006 Mã lực
Chả biết dự định mua P-3C của nhà mềnh đến đâu rồi, sắp tới ông Ô Ba Má sang không biết có ký cọt được gì không? 8->
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Cận cảnh hệ thống quân trang siêu tối tân của Quân đội Nga

Có thể nói Ratnik là một bộ trang bị hoàn hảo, là tất cả những gì một người lính có thể cần để chiến đấu và chiến thắng.


Diễn tập thử nghiệm bộ Ratnik

Trang bị của binh lính Nga trong cuộc thử nghiệm bộ Ratnik

Trang bị cơ bản nằm trong bộ trang bị Ratnik với súng trường tấn công AK-12

Binh sĩ mặc áo mang trang bị 6Sh112 Mod2 (đứng giữa) đang diễn tập thử nghiệm bộ Ratnik

Thực phẩm chế biến sẵn sử dụng cho một ngày của lính Nga, có kèm bếp nấu và cồn khô

Các mục tiêu bị radar Fara-VR phát hiện hiển thị trên màn hình

Ống nhòm điện tử PDU-4 và màn hình thiết bị thông tin cá nhân RCCS trang bị trên bộ Ratnik

Radar bộ binh Fara-VR



Kính nhìn đêm PN-105 gắn trên mũ 6B27M

Kính chống mảnh văng 6B34 và túi đựng đồng bộ

Mũ chống đạn 6B27M được giới thiệu với ray gắn phụ kiện và chốt gắn kính nhìn đêm.

Hai binh sĩ sử dụng áo giáp 6B43 dạng rút gọn

Những cải tiến trên quân phục mới của Nga: Phù hiệu cổ, vai áo, bảng tên được gắn bằng tấm dán tiện lợi hơn

Quân phục kiểu M21 Mod 3 màu Digital Flora cơ bản

Quân phục mùa đông của bộ Ratnik
Ratnik là hệ thống quân trang hiện đại được phát triển để trang bị cho Quân đội Nga trong tương lai gần với tiêu chí cung cấp khả năng tác chiến tối đa cho lính bộ binh.


Thử nghiệm bộ trang bị chiến đấu Ratnik vào năm 2012
Trong những năm gần đây, thế giới chứng kiến sự phát triển vượt bậc của các loại phương tiện chiến tranh hủy diệt của các lực lượng không quân, pháo binh, tên lửa đạn đạo… Tuy vậy, một số hoàn cảnh chiến trường vẫn bắt buộc yêu cầu có sự tham chiến của các lực lượng bộ binh thông thường, ví dụ như một cuộc chiếm đóng, bình định hay hỗ trợ nhân đạo.
Chính vì thế, hầu hết tất cả các cường quốc quân sự đều xây dựng những chương trình phát triển bộ trang bị cá nhân hiện đại cho binh lính của mình trong tương lai. Trong các chương trình này, có thể kể đến "Future Soldier"của Mỹ, FELIN của Pháp, IDZ của Đức hay bộ trang bị của Trung Quốc do công ty Tongmeida đề xuất. Không nằm ngoài xu thế trên, nước Nga, vốn là một siêu cường quân sự của thế giới cũng đã phát triển bộ trang bị cá nhân tương lai cho riêng mình, dựa trên kinh nghiệm của hàng loạt cuộc chiến tranh chống ly khai, khủng bố và cả trên những bộ trang bị đã thành công của nước ngoài.

Binh sĩ Nga sử dụng súng AK-107 với kính ngắm điểm đỏ Krechet-M gắn trên ray Picatinny.
Sau khi nhận thấy sự yếu kém trong vấn đề trang bị cá nhân của quân đội Nga xuyên suốt từ hai cuộc chiến tranh tại Chechnya và cuộc phản công chớp nhoáng vào Gruzia năm 2008, từ năm 2011, Nga đã thử mua một số bộ trang bị cá nhân FELIN của Pháp nhằm mục đích nghiên cứu và sau đó họ đã phát triển ra bộ trang bị cá nhân hiện đại cho riêng mình, vượt xa những sản phẩm đi trước của các nước khác với tên Ratnik, có nghĩa là "chiến binh".
Về thực chất, nước Nga đã có không ít kinh nghiệm phát triển các bộ trang phục chiến đấu bộ binh hoàn thiện, với nhiều tính năng đi trước các nước khác như bộ Barmitsa-M năm 1995, Permyachka-M năm 2010.
Có thể nói, Ratnik là kết quả nghiên cứu hoàn thiện những thành tựu trong nước và có thừa hưởng sự tham khảo những ưu thế hiện đại khác của nước ngoài.

Ratnik có thể cung cấp khả năng tác chiến tối đa cho các binh lính sử dụng.
Bộ trang bị chiến đấu Ratnik được xây dựng trên tiêu chí có thể cung cấp khả năng tác chiến tối đa cho các binh lính sử dụng. Vì thế, nó được chia thành nhiều bộ phận và có thể tùy biến tùy theo từng nhiệm vụ hay môi trường công tác của binh sĩ.
Tuy nhiên, một cách tổng quát có thể chia bộ trang bị chiến đấu này thành những thành phần chính sau đây: Trang phục chiến đấu, mũ chống đạn, áo giáp chống đạn, hệ thống quan sát điện tử, hệ thống thông tin liên lạc, vũ khí, hệ thống túi, ba lô mang vác và các thiết bị hỗ trợ sự sống khác.
Trang phục chiến đấu có độ tùy biến cao
Như đã nói ở trên, Ratnik là bộ trang bị có độ tùy biến rất cao, vì thế trang phục chiến đấu nằm trong trang bị này cũng có tính chất tương tự. Xét trên bộ trang phục cơ bản, Ratnik chia làm hai loại là trang phục mùa hè và trang phục mùa đông.
Bộ trang phục mùa hè bao gồm quần áo lót nhanh khô được làm hoàn toàn bằng sợi nhân tạo cùng quân phục mặc ngoài may kiểu M21 Mod 3 với chất vải gồm 65% cotton và 35% polyester. Loại trang phục này được sử dụng khi nhiệt độ ngoài trời lớn hơn 15 độ C.
Trong điều kiện nhiệt độ từ -40 đến 15 độ C, trang phục mùa đông được sử dụng được tùy biến dễ dàng theo từng lớp rời nhau, có thể tách rời để sử dụng tùy theo từng điều kiện nhiệt độ thích hợp trong khoảng này.
Ngoài quần áo, bộ hai bộ trang phục này còn đi kèm với nhiều loại mũ mềm như mũ chống nắng, mặt nạ, mũ beret kiểu mới và mũ lông giữ ấm. Tất cả các bộ quần áo có thể lắp đặt thêm những miếng đệm khuỷu tay hoặc đầu gối để chống lại thương tích khi vận động mạnh.

Trang bị cơ bản nằm trong bộ trang bị Ratnik với súng trường tấn công AK-12.
Về màu sắc, mặc dù quân đội Nga trước kia sử dụng hơn 50 màu sắc ngụy trang khác nhau, tuy nhiên từ năm 2009, sau khi Yudashkin phát minh ra màu ngụy trang Digital Flora theo xu hướng ngụy trang kỹ thuật số hiện đại, quân đội Nga đã dần chuẩn hóa sử dụng màu này, kể cả trên trang phục thuộc bộ trang bị Ratnik.
Không giống như tư duy của Mỹ khi tham vọng sử dụng một màu ngụy trang trên mọi loại địa hình (như màu DCU đã thất bại và dần đào thải hoặc màu Multicam hiện nay), hệ thống màu ngụy trang Digital Flora giữ nguyên cấu trúc phân bố mảng màu, tuy nhiên màu sắc từng mảng được tùy biến theo hơn 10 kiểu khác nhau với mỗi kiểu có tính ngụy trang cực tốt trong từng địa hình riêng.
Không những thế, những bộ quần áo này cũng có độ bền nhất định để có khả năng chống lại nhiều loại mảnh đạn văng, cung cấp khả năng bảo vệ tối thiểu cho những vùng cơ thể không có sự che chắn của giáp chống đạn. Chúng cũng được sơn phủ các lớp sơn đặc biệt nhằm làm "mù" những thiết bị trinh sát hồng ngoại, dò tìm thân nhiệt của đối phương.
Ngoài ra, các tiểu tiết trên trang phục cũng được chú ý và cải tiến. Các loại phù hiệu đơn vị và bảng tên thay vì khâu thẳng vào quần áo đã được chuyển sang sử dụng miếng dán kiểu velcro tiện lợi hơn, phù hiệu chiến đấu cũng được chuyển sang dạng màu tối (subdue) để tránh làm giảm khả năng ngụy trang. Thêm nữa, phù hiệu binh chủng gắn cổ áo thay vì loại cài kim bằng kim loại cũng được chuyển đổi thành loại miếng dán.
Áo giáp chống được đạn súng bắn tỉa
Áo giáp chống đạn là một trong hai bộ phận bảo vệ chính là áo và mũ. Trong đợt thử nghiệm đầu tiên, loại áo giáp được sử dụng cho bộ Ratnik có tên là 6B43, là loại áo chống đạn chiến trường hiện đại nhất mà quân đội Nga đã sản xuất.
Loại áo giáp chống đạn này ngoài việc có diện tích che chắn rất rộng, gồm cả hai vùng lưng và ngực bụng, cổ, vai, hạ bộ, nó còn được trang bị phao nổi đặc biệt ở vai giúp chiến sĩ sử dụng có thể bơi đứng vượt sông, hồ một cách dễ dàng.
Giống như những loại áo giáp hiện đại khác của phương Tây, 6B43 cũng được trang bị hệ thống dây treo kiểu mô đun để gắn các loại túi đựng trang bị hay phụ kiện khác lên giáp có tên UMTBS do Nga thiết kế.


Áo giáp 6B43 do công ty Tekhincom sản xuất với cấu hình đầy đủ cả giáp vai, hạ bộ cùng một số túi đựng trang bị. Đây là mẫu áo được sử dụng trong thử nghiệm bộ trang bị Ratnik.
Về cấu tạo chi tiết, 6B43 có ba lớp chính. Lớp trong cùng được thiết kế có độ rỗng cao, đàn hồi tốt, vừa làm giảm xung lực của đạn tác động lên cơ thể người mặc, vừa thông khí giúp người mặc không bị nóng. Tiếp theo là lớp chống đạn mềm được làm bằng sợi aramid đặc biệt có khả năng chống lại các loại đạn súng lục và mảnh đạn văng.
Đóng vai trò chính trong khả năng chống đạn của 6B43 chính là các tấm ceramic chống đạn có tên Granit-S, nhờ những tấm cứng này, 6B43 có thể chịu được cả đạn xuyên giáp lõi thép của súng bắn tỉa SVD Dragunov từ khoảng cách chỉ 10 mét mà người mặc không hề bị ảnh hưởng hay nhiều phát đạn súng trường tấn công bắn cùng vào một điểm.
Tuy vậy, 6B43 lại không hề nặng, với cấu hình chống đạn tối đa mức 6 (chống đạn súng bắn tỉa SVD), cả bộ giáp này chỉ nặng khoảng hơn 10 kg.
Mũ chống đạn nhẹ đến kinh ngạc
Khác với những loại mũ chống đạn bằng thép hay titan nặng nề thời Liên Xô, mũ chống đạn của Ratnik được phát triển từ loại mũ 6B27 đã được trang bị cho lục quân Nga từ đầu những năm 2000, tạm được gọi là mẫu 6B27M.

Mặc dù là loại mũ có đủ bộ phận che tai, 6B27M chỉ có khối lượng khoảng xấp xỉ 1 kg
Loại mũ này được làm từ sợi Aramid cùng các loại vật liệu đệm khác có khả năng chống lại đạn súng lục PM Makarov từ khoảng cách 10 mét.Tuy vậy, ưu điểm chính của 6B27M lại là khối lượng nhẹ đáng kinh ngạc.
Mặc dù là loại mũ có đủ bộ phận che tai, 6B27M chỉ có khối lượng khoảng xấp xỉ 1 kg, nhẹ hơn đáng kể so với loại mũ có cấu hình tương tự là MICH 2000, thậm chí là nhẹ hơn nhiều so với cả loại mũ siêu nhẹ là LWH trang bị cho lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ (một chiếc LWH cỡ trung bình có khối lượng 1,39 kg).
Để phù hợp với xu thế hiện đại, 6B27M cũng được trang bị các loại ray đúc liền để gắn các phụ kiện và chốt gắn kính nhìn đêm tích hợp. Ngoài ra, đi kèm với mũ, binh sĩ trang bị Ratnik cũng có thể sử dụng những loại kính chống mảnh văng ví dụ như 6B34.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Nga chi mạnh mua tên lửa chống tăng đa dụng

theo Quân đội nhân dân | 22/07/2013 18:00

Bộ Quốc phòng Nga vừa quyết định chi 13 tỷ rúp mua tên lửa chống tăng đa dụng Vikhr-1 do công ty nghiên cứu và chế tạo hợp nhất Izhmash phát triển.

Thông tin trên đã được hãng tin Nga RIA Novosti dẫn nguồn từ Bộ Quốc phòng Nga đăng tải ngày 22-7. Theo nguồn tin trên, công ty Izhmash với sản phẩm Vikhr-1 đã giành được hợp đồng trong gói đấu thầu cung cấp tên lửa chống tăng mới cho quân đội Nga và việc thực hiện sẽ bắt đầu từ năm 2015.
Giám đốc công ty Izhmash, Constantin Busygin, cho biết, hợp đồng cung cấp tên lửa Vikhr-1 cho quân đội Nga là giao dịch thương mại lớn nhất của đơn vị này trong vài năm gần đây. Cùng với hợp đồng với quân đội Nga, công ty Izhmash cũng có một số hợp đồng xuất khẩu tên lửa chống tăng trị giá tới 14,2 tỷ rúp.

Tổ hợp tên lửa Vikhr-1.
Tên lửa chống tăng Vikhr-1 phù hợp để trang bị cho cường kích cơ Su-25, trực thăng tấn công Ka-50/52 và các xuống tuần tra cao tốc hiện có trong biên chế quân đội Nga.
Điểm mạnh của tên lửa 9K121 Vikhr-1 (tên mã NATO: AT-16 Scallion) so với các dòng tên lửa chống tăng trước đó của Nga như: AT-3, AT-6 Ataka, là tốc độ tên lửa đạt ngưỡng siêu âm (610m/giây); khả năng dẫn bắn trong mọi điều kiện thời gian thời tiết (sử dụng phương thức dẫn bắn bám chùm la-de và quang ảnh); khó bị gây nhiễu và sử dụng đầu đạn HEAT đa dụng…
Đặc biệt, Vikhr-1 là sử dụng công nghệ dẫn bắn bám chùm la-de có công suất bằng 1/10 ngưỡng cảnh báo của hệ thống cảnh giới trên xe tăng nên rất khó bị phát hiện và ngăn chặn. Dòng tên lửa chống tăng này của Nga trang bị đầu nổ đa dụng, thay vì các loại đặc thù (3 loại đầu nổ riêng biệt) trên tên lửa chống tăng thế hệ cũ.
Vikhr-1 có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 10-12km. Đầu đạn lõm xuyên phá mảnh nặng 12kg của Vikhr-1 có thể xuyên thủng giáp mọi loại xe tăng hiện đại trên thế giới với khả năng xuyên 1.000mm giáp thép tiêu chuẩn RHA có trang bị giáp phản ứng nổ (ERA). Xác suất bắn trúng mục tiêu của Vikhr-1 đạt tới 80%.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Nga: Việt Nam là khách hàng tiềm năng cho Su-35

(ĐVO) - Theo bài báo, trong tương lai, Việt Nam, Indonesia và Venezuela cũng dần dần trở thành khách hàng quan trọng của máy bay chiến đấu Su-35.


Trang mạng tổ hợp công nghiệp quân sự Nga đưa tin, phó chủ nhiệm Konstantin Makiyenko Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga gần đây đã trả lời phỏng vấn báo chí chỉ ra, ngành trang bị hàng không quân sự Nga thời gian tới muốn tìm kiếm tăng trưởng số lượng xuất khẩu máy bay chiến đấu, có thể chỉ có dựa vào hợp đồng tiêu thụ máy bay chiến đấu đa năng Su-35 ký với Trung Quốc.

Trong 10 năm gần đây, tổng kim ngạch xuất khẩu máy bay chiến đấu Nga mặc dù vẫn chưa giảm xuống rõ rệt, nhưng về số lượng lại giảm rõ rệt. Điều này chủ yếu là do thị trường của 2 nước nhập khẩu lớn nhất máy bay chiến đấu Nga gồm Trung Quốc và Ấn Độ đã gần bão hòa.

Makiyenko cho biết, trong mấy năm tới, công nghiệp hàng không quân sự Nga muốn đạt được tăng trưởng xuất khẩu, chỉ có thể dựa vào hợp đồng xuất khẩu máy bay chiến đấu mới ký kết, đặc biệt là đơn đặt hàng xuất khẩu máy bay chiến đấu Su-35 mới nhất.

Tiêm kích hiện đại Su-35 của Nga
Ông giải thích, Trung Quốc hy vọng trong năm nay hoặc vài năm tới ký kết với Nga hợp đồng mua sắm 24 máy bay chiến đấu Su-35, "không loại trừ khả năng trong tương lai Trung Quốc lại tăng mua số lượng máy bay chiến đấu tương đương và tiến tới triển khai sản xuất theo giấy phép".

Đối với vấn đề máy bay Su-35 của Nga có thể bị Trung Quốc sao chép, Makiyenko cho rằng, loại máy bay chiến đấu này rất phức tạp, đối với Trung Quốc, muốn tiến hành sao chép sẽ là một vấn đề nan giải rất to lớn.

Ngoài ra, tuy trước đây Trung Quốc từng được Ukraine và Belarus giúp đỡ trong quá trình sao chép máy bay chiến đấu Su-27, nhưng Su-35 hoàn toàn là trang bị kiểu mới do công ty Nga độc lập phát triển, ngoài Nga, không có ai có thể tiếp tục hỗ trợ cho Trung Quốc. Makiyenko cho biết: "Trung Quốc chỉ có thể tìm cách có được giấy phép chính thức".

Ông đồng thời còn tiết lộ, trong tương lai, Việt Nam, Indonesia và Venezuela cũng dần dần trở thành khách hàng quan trọng của máy bay chiến đấu do Nga chế tạo.

Khi nói tới vị thế của Nga trên thị trường máy bay chiến đấu trong tương lai, Makiyenko chỉ ra, Nga đang từng bước mất đi thị phần máy bay chiến đấu hạng nhẹ và hạng trung.

Ông cho rằng, mặc dù Nga hiện nay đang hợp tác với Ấn Độ nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu hạng nặng thế hệ thứ năm, nhưng về nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu hạng nhẹ và hạng trung, Ấn Độ lại có khả năng tìm kiếm triển khai hợp tác với các doanh nghiệp châu Âu.

Việt Nam là khách hàng tiềm năng của máy bay chiến đấu thế hệ 4++ Nga

Đồng thời, cùng với việc đang nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu hạng nặng thế hệ thứ năm J-20, Trung Quốc cũng đã nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu hạng trung J-31. Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc và Indonesia cũng tiếp tục tìm cách nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu hạng nhẹ/hạng trung thế hệ mới.

Makiyenko nhấn mạnh, do thiếu máy bay chiến đấu hạng nhẹ/hạng trung thế hệ thứ năm, trong tương lai Nga sẽ nằm ở vị thế bất lợi trong cuộc tranh đoạt thị trường máy bay chiến đấu châu Á.

Trước đó, Việt Nam đã từ chối hợp đồng 18 chiếc máy bay Su-30K, vốn được Nga sản xuất để đền bù cho Ấn Độ trong việc chậm tiến độ sản xuất loại Su-30MKI. Ban đầu, Việt Nam đã bày tỏ quan tâm đến lô hàng này, nhưng sau khi có tín hiệu Trung Quốc mua số lượng lớn máy bay Su-35, sự chênh lệch không quân đã bị thay đổi đáng kể, và Việt Nam đã dừng việc nhập Su-30 lại.

Nếu nhập tiêm kích Su-30K, Việt Nam có thể tăng cường đáng kể sức mạnh không đối không trong hiện tại. Nhưng để phát triển tính kỹ chiến thuật trong tương lai, phát triển chiều sâu và hiện đại hóa sức mạnh quân đội thì Việt Nam phải tính tới những mẫu vũ khí hiện đại như Su-35, MIG-35...
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,526
Động cơ
365,525 Mã lực
Việt Nam sẽ là khách hàng khi có nhiều tiền và không phải mối của thằng lái súng .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Ukraine muốn hiện đại hóa máy bay, xe bọc thép cho Việt Nam

(Soha.vn) - Ukraine khẳng định sẽ đề nghị được tham gia hiện đại hóa các trang thiết bị phòng không, máy bay và xe bọc thép chiến đấu, cũng như sửa chữa và nâng cấp thiết bị hải quân cho phía Việt Nam.

Ngày 18/7 vừa qua, tại Hà Nội, Ukroboronservis, một công ty con của tập đoàn Nhà nước Ukroboronprom (Ukraine) và công ty xuất nhập khẩu trang bị quốc phòng VAXUCO của Việt Nam đã ký hợp đồng sửa chữa tại cơ sở Ukraine các động cơ máy bay AL-31F của Nga bán cho lực lượng Phòng không không quân Việt Nam.
Theo tiết lộ, trong suốt cuộc đàm phán giữa Tổng Giám đốc Ukroboronprom Serhiy Hromov và Tư lệnh Không quân Việt Nam, Trung tướng Phương Minh Hòa trước khi ký kết hợp đồng, hai bên đã tái khẳng định sự quan tâm lẫn nhau trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật - quân sự.

Ukraine muốn tăng cường năng lực chiến đấu cho lực lượng phòng không - không quân Việt Nam.
Ông Hromov cho biết, trong tương lai gần, phía Ukraine sẽ gửi tới đối tác Việt Nam những đề xuất cung cấp và hiện đại hóa các trang thiết bị phòng không, máy bay và xe bọc thép chiến đấu, cũng như sửa chữa và nâng cấp thiết bị hải quân cho phía Việt Nam. Trong đó, ông Hromov nhấn mạnh rằng việc huấn luyện cho các chuyên gia Việt Nam cũng là một nội dung quan trọng trong việc hợp tác kỹ thuật - quân sự giữa 2 nước.
"Những nội dung đó sẽ được đưa vào trong kế hoạch ký kết các hợp đồng tiếp theo về việc cung cấp thiết bị quân sự cho Việt Nam", ông Hromov khẳng định.
"Việt Nam là một quốc gia đầy triển vọng cho các trang thiết bị quân sự của chúng tôi và chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường vị thế của mình trên thị trường cung cấp các mặt hàng quân sự đầy tiềm năng này", ông Hromov nói.
Về phía Việt Nam, Tư lệnh Không quân, Trung tướng Phương Minh Hòa đã đánh giá cao về các thỏa thuận đã được ký kết cũng như triển vọng hợp tác phát triển kỹ thuật - quân sự với đối tác Ukraine.

Lực lượng tăng thiết giáp Việt Nam đã quá lỗi thời và cần được hiện đại hóa
Hồi tháng 11/2010, Ukraine và Việt Nam cũng đã thông qua một kế hoạch và một chương trình về hợp tác kỹ thuật - quân sự trong giai đoạn 2011 - 2015 sau lần họp thứ 7 giữa Ủy ban hợp tác kỹ thuật - quân sự liên chính phủ.
Các thỏa thuận hợp tác kỹ thuật - quân sự trước đây giữa Việt Nam và Ukraine cũng đều rất thành công, đặc biệt là trong lĩnh vực hiện đại hóa hàng loạt thiết bị quân sự cho Quân đội Việt Nam, thành lập ra một cơ sở bảo dưỡng máy bay và phát triển chương trình đóng tàu quân sự cho Hải quân Việt Nam.
Việc Ukraine tuyên bố sẽ đề nghị tham gia sửa chữa và hiện đại các trang thiết bị phòng không, máy bay và xe bọc thép chiến đấu, cũng như sửa chữa và nâng cấp thiết bị hải quân cho phía Việt Nam trong tương lai cho thấy, tiềm năng hợp tác kỹ thuật - quân sự giữa 2 nước sẽ còn có những bước tiến nhanh hơn và xa hơn.
Đây là một tín hiệu rất đáng mừng trong khi hàng loạt những xe bọc thép chiến đấu như BMP-1, BMP-2, xe tăng T-54/55, T-62 của Lục quân Việt Nam đã lỗi thời, các máy bay chiến đấu như Su-22 và Su-27 đều đã phục vụ với tuổi đời khá lâu trong không quân và chương trình đóng tàu quân sự của Hải quân nước nhà còn đang trên đường phát triển, rất cần được sự hợp tác và giúp đỡ từ phía Ukraine.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Mỹ làm nhái B41 tầm bắn 1.000 m bán cho Peru

6:55 PM, 07/08/2013, Views: 2139 | By Nam Xương

VietnamDefence - Trong cuộc duyệt binh ở Lima nhân kỷ niệm 192 năm quốc khánh Peru ngày 29/7/2013, các đơn vị đặc nhiệm của quân đội Peru xuất hiện với súng chống tăng RPG-7 (USA).
Đây chính là bản làm nhái có cải tiến của súng RPG-7 (B41) lừng danh của Liên Xô do công ty Mỹ Airtronic USA Inc. thiết kế và sản xuất. Peru là khách hàng đầu tiên được biết đến mua súng này.

RPG-7 (USA) trang bị cho lực lượng đặc nhiệm quân đội Peru. Lima, 29.7.2013 (Xinhua)
Airtronic USA hiện là nhà sản xuất chính các súng phóng lựu sát thương kẹp nòng 40 mm М203.

Bản làm nhái RPG-7 lần đầu tiên được Airtronic USA giới thiệu vào năm 2009 (có tin, mẫu súng này được phát triển theo yêu cầu của lực lượng tác chiến đặc biệt Mỹ) và từ đó đã được sửa đổi mấy lần.

Khác với RPG-7 tiêu chuẩn, hàng nhái của Airtronic USA được lắp 7 bộ gá Picantinny gắn khắp xung quanh, cho phép gắn lên súng các phụ kiện lắp thêm, thiết bị và máy ngắm khác nhau.

Cũng có thể lắp thêm các tay cầm các kiểu và một báng súng lấy từ súng carbine М4. Ống phóng của RPG-7 (USA) không phải là kiểu đúc như mẫu nguyên bản Liên Xô mà làm bằng thép súng tốt 4140/4150, nên làm giảm được trọng lượng súng, nâng cao độ chính xác bắn, tăng tầm bắn có ngắm với máy ngắm quang-điện tử lên đến 1.000 m và tăng tuổi thọ ống phóng lên đến 1.000 phát bắn.

Súng có trọng lượng 6,35 kg, chiều dài 909 mm. Các khẩu súng RPG-7 (USA) có mặt trong cuộc diễu binh ngày 29/7/2013 của Peru được lắp máy ngắm EOTech Holographic của Mỹ.

RPG-7 (USA) (Remigiusz Wilk / www.altair.com.pl)
RPG-7 (USA) cho phép sử dụng tất cả các loại đạn tiêu chuẩn dành cho họ súng RPG-7. Airtronic USA cho biết, đã thử súng này với tất cả các loại đạn của tất cả các nhà sản xuất mà họ có thể tìm thấy trên thế giới.

Ngoài ra, Airtronic USA còn tự phát triển một biến thể khác của súng có tên Mk 777, với 2 loại đạn do họ tự phát triển, với điểm khác với mẫu RPG-7 (USA), là trong ống chứa đạn được ghép với phẩn đuôi của ống phóng rút ngắn của súng. Khi chưa nạp đạn, Mk 777 có trọng lượng chỉ 3,5 kg, nhưng tuổi thọ của ống phóng giảm xuống còn 250 phát bắn.

Mk 777 (USA) (Remigiusz Wilk / www.altair.com.pl)
RPG-7 (USA) trang bị cho lực lượng đặc nhiệm quân đội Peru. Lima, 29.7.2013 (Cris Bouroncle)


Nguồn: altair.com.pl, bmpd, 4.8.2013.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Ấn Độ chọn súng đối đầu láng giềng?

(ĐVO)- Quân đội Ấn Độ đã chính thức tiến hành thử nghiệm các mẫu súng bộ binh có khả năng hoạt động tốt trong điều kiện thời tiết giá lạnh.



Theo đó, quân đội Ấn Độ hiện đang thử nghiệm các mẫu súng bộ binh của 5 nhà sản xuất khác nhau. Nơi thử nghiệm là tại bang Kashmir với mục đích chọn ra mẫu hoạt động tốt nhất trong điều kiện lạnh giá.

Cụ thể, các mẫu được thử nghiệm gồm Beretta ARX160 của Italy, CZ 805 BREN của Séc, ACE-1 của Israel, SIG Sauer SG551 của Thụy Sĩ và mẫu M16A1 do Mỹ sản xuất đặc biệt cho Ấn Độ. Tất cả đều là loại sử dụng đạn cỡ nòng 5,56x45 mm (cỡ nòng chuẩn của vũ khí bộ binh các nước NATO).
Mẫu Beretta ARX160 của Italy
Sau khi thử nghiệm ở Kashmir, các cuộc thử nghiệm sẽ tiếp tục được tiến hành ở sa mạc Rajasthan vào mùa hè. Chỉ sau khi hoàn tất thử nghiệm tại đây, Ấn Độ mới quyết định lựa chọn mẫu súng để trang bị cho quân đội.
Mẫu được lựa chọn sẽ thay thế cho loại súng do Ấn Độ tự sản xuất song đã không được chấp nhận đưa vào trang bị sau các cuộc thử nghiệm trong giai đoạn 2010-2011.

Việc thử nghiệm ở Kashmir và Rajasthan sẽ cho phép kiểm tra khả năng hoạt động của các mẫu súng trên trong điều kiện tác chiến thực tế. Kashmir là khu vực mà Ấn Độ đang có tranh chấp với nước láng giềng Pakistan.
Trong khi đó, cả Kashmir và Rajasthan đều có điều kiện khí hậu phức tạp tương tự khu vực Đông Bắc, nơi cũng có vùng lãnh thổ tranh chấp giữa Ấn Độ với Trung Quốc.
Mẫu CZ 805 BREN của Séc
Từ cuối năm 2011, Ấn Độ đã công bố gói thầu cung cấp 66.000 khẩu súng bộ binh để thay thế mẫu INSAS AR do Ấn Độ tự phát triển. Hợp đồng trị giá 250 triệu USD. Thư mời đã được Ấn Độ gửi tới 40 công ty và nhà sản xuất trên thế giới.
Yêu cầu ban đầu của Ấn Độ là loại súng sử dụng đạn cỡ 5,56 mm với tốc độ bắn lên tới 660 phát/phút và phải có súng phóng lựu đi kèm.

Ngoài ra, Ấn Độ còn yêu cầu được chuyển giao công nghệ để tự sản xuất đối với mẫu vũ khí thắng thầu. Theo kế hoạch, Ấn Độ sẽ chi 2-3 tỷ USD để sản xuất khoảng 2 triệu khẩu để trang bị cho quân đội, cảnh sát và các cơ quan sức mạnh khác.
Mẫu INSAS AR do Ấn Độ tự phát triển
Mẫu súng bộ binh INSAS AR do Ấn Độ tự phát triển từ giữa những năm 1980 và được đưa vào trang bị từ năm 1996.
Tuy nhiên, mẫu súng này đã bị chê là quá nặng (dù theo mô tả kỹ thuật INSAS AR nặng 3,2 kg và 4,65 kg khi được nạp đầy đạn) và khả năng bắn liên thanh kém.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Việt Nam đang thiếu vũ khí gì?

Nước ta vẫn chưa có ý định nâng cấp một số loại vũ khí khá quan trọng.



Thực chất có nhiều vũ khí sở hữu tầm chiến lược trong chiến tranh nhưng chưa được quân đội quan tâm nâng cấp. Dĩ nhiên, việc nâng vũ khí còn nằm trong ý đồ chiến thuật lúc giao tranh. Tuy nhiên, một số vũ khí mang tính chiến lược giờ đang quá lạc hậu được xem là một dấu hỏi lớn trong quân đội Việt Nam.
Máy bay ném bom
Không cần bàn nhiều cũng biết khả năng máy bay ném bom tiêu diệt mục tiêu là một lợi thế không nhỏ trong chiến tranh. Nhất là khi đã biết “sinh lực” của địch đang nằm ở một vị trí rộng lớn thì việc dùng máy bay thả bom sẽ mang lại hiệu quả mà khó có khí tài nào sánh kịp.

Máy bay B-1 của Mỹ đang cắt bom diệt mục tiêu
Trong biên chế không quân có rất nhiều máy bay hiện đại có khả năng mang bom. Nhưng nếu xét về độ chuyên dụng thì chỉ có hai gương mặt sáng giá là máy bay ném bom IL-28 và C-130 (thu được của Mỹ sau chiến tranh). Tuy nhiên, vì quá cũ kỹ IL-28 đã được cho nghỉ hưu toàn bộ, tính ra chỉ còn C-130 là có khả năng ném bom.

Việt Nam chỉ có C-130 thu được của Mỹ là có khả năng "rải bom"
Sau giải phóng, quân ta thu được vài chiếc C-130 hoạt động tốt và dùng nó cho cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam. Đặc biệt, với cải tiến của ta thì máy bay C-130 theo phương án thiết kế mới có thể thả loại bom 7 tấn bằng dù.

Dù từng bị ta bắn rơi nhưng biến thể B-52H vẫn rất đáng gờm
Phát sinh xảy ra là khi dùng phương án thả bom bằng dù thì hệ thống radar dẫn đường ở mặt đất phải tốt. Đặc biệt, lúc bay trên vùng biển thì hệ thống radar này chưa biết có hiệu quả hay không. Do đó, trong trường hợp muốn bảo vệ chủ quyền biển đảo, việc sở hữu một chiến máy bay ném bom sẽ mang lại lợi thế không nhỏ.

Nga có Tu160, Tu-95 làm đại diện
Máy bay ném bom hiệu quả cũng cần rất nhiều yếu tố phụ trợ cho nó như: máy bay tiếp nguyên liệu, máy bay chiến đấu bảo vệ,… Chính vì thế máy bay ném bom có thể xem như “tàu sân bay” trên bầu trời. Khiến cho các cường quốc trên thế giới liên tục quan tâm nâng cấp sao cho khí tài này càng trở nên hiện đại. Chẳng hạn, Nga có Tu-160; Mỹ có pháo đài bay B2, B-52H (biến thể của B52); Trung Quốc có H6-K (phiên bản nhượng quyền sản xuất của Tu-16).

Mỹ có B-2 và biến thể B52-H
Xe tăng
Xe tăng là lực lượng có hỏa lực mạnh, chủ lực trong nhiệm vụ tấn công, đánh chiếm, bình định các khu vực mặt đất của đối phương. Nói cách khác, xe tăng chiến đấu chủ lực là vũ khí thiên về tấn công.

T-54 vẫn là xe tăng chủ lực của ta
Đó là chưa kể trong khi lâm trận chỉ xe tăng che chắn rất hiệu quả cho bộ binh, cũng như tiêu diệt tốt các công sự hay điểm cố thủ của kẻ địch. Theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI), cuối những năm 1970, Việt Nam đã nhận viện trợ một số lượng nhỏ xe tăng chiến đấu chủ lực T-62. Vào thời điểm đó, đây được xem là loại xe tăng hiện đại nhất của lực lượng tăng – thiết giáp Việt Nam.

Việt Nam cũng có T-62 nhưng không nhiều
Xe tăng T-62 có trọng lượng 40 tấn, dài 9,34m, rộng 3,30m và cao 2,40m. Giáp xe được đánh giá là dày hơn so với T-54/55 nhưng được đúc bằng thép thường nên dễ bị tổn thương trước đạn chống tăng. Tuy nhiên, Việt Nam có vẻ không hào hứng với việc mua mới T-62 mà thay vào đó chú trọng nâng cấp T-54.

Chú trọng nâng cấp T-54
Lực lượng tăng thiết giáp Việt Nam đã hiện đại hóa khoảng 10 tiểu đoàn xe tăng T-54 (khoảng hơn 310 xe) theo trang Militaryphotos.net cho biết. Cũng theo nguồn dữ liệu này, vào thời điểm năm 2010 trong trang bị của quân đội Việt Nam có 850 xe tăng T-54/55 do Liên Xô chế tạo. Ngoài ra, tại Việt Nam còn có khoảng 350 xe tăng hạng trung T-59, là phiên bản hiện đại hóa của T-54.

Chúng ta không mua T-72 dù đã chế tạo thành công giáp phản ứng nổ
Điều đó, cũng đồng nghĩa với việc lực lượng xe tăng của ta còn rất lạc hậu vì hầu như chỉ chú trọng nâng cấp dàn xe đã quá cũ mà không có hợp đồng mua sắm gì mới. Dù vào năm 2005, Việt Nam và Ba Lan đã thảo luận hợp đồng mua 150 T-72M1. Tuy nhiên, sau đó hợp đồng này không thực hiện được do nhiều vấn đề thỏa thuận không đạt được. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến cho lực lượng xe tăng của ta chưa thể có thêm loại hiện đại hơn.
Pháo tự hành
Pháo binh vốn được xem là lực lượng quan trọng trong quân đội. Trong lịch sử, lực lượng pháo binh của ta cũng đã từng góp sức to lớn trong những chiến thắng quan trọng. Chiến tranh hiện đại đã cho thấy vai trò quan trọng của pháo binh mà biến thể chính là pháo tự hành. Vì chúng có hỏa lực mạnh, bảo vệ được tổ chiến đấu, đó là chưa kể đến khả năng cơ động trên chiến trường.

SU-122 ảnh trên và SU-152 ảnh dưới
Ngoài số pháo tự hành được Nga viện trợ trong chiến tranh là Su-122, SU-152,… có tầm bắn không quá 20 km. Pháo tự hành Việt Nam chỉ có một đại diện đáng tự hào là M 107, biệt danh “vua chiến trường” (thu được của Mỹ), với tầm bắn lên đến gần 40km nếu được trang bị đạn tăng tầm.

M107 qua thời gian cũng nằm lại gần hết ở bảo tàng do thiếu phụ tùng thay thế
Do còn lượng lớn pháo xe kéo mà tiêu biểu là M46 nên Việt Nam tỏ ra không mặn mà lắm với với pháo tự hành. Trong khi đó xu hướng chung của các nước quân sự tiên tiến, pháo tự hành đang dần thay thế các loại pháo khác.

Việt Nam còn rất nhiều pháo xe kéo M46
Thực chất, pháo tự hành chỉ đơn giản được chế lại từ thân xe tăng và chế thêm giá đỡ pháo cùng vài chi tiết khác để tiện trong việc di chuyển, tăng tính cơ động. Nếu chúng ta có những cải tiến hợp lý và sớm hơn cho loại khí tài này thì hẳn chúng sẽ giúp tiềm lực quân sự Việt Nam tăng lên đáng kể.
http://soha.vn/quan-su/viet-nam-dang-thieu-vu-khi-gi-20130812172132416.htm
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,377 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Tổ sư t-59 là t-54 hiện đại hóa là sao....
Ảnh là 2s3 dám chú thích là su-122 và su-152
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Hé lộ thêm về cấu hình tàu chiến Sigma Việt Nam

(Kienthuc.net.vn) - Tàu hộ vệ Sigma 9814 dành cho Việt Nam trang bị hệ thống quản lý chiến đấu TACTICOS, radar trinh sát vùng trời/biển SMART-S Mk2.



Trong số ra mới nhất, Tạp chí quốc phòng của Anh IHS Jane’s Defence Weekly đã hé lộ thêm một số chi tiết liên quan tới thương vụ Hà Lan bán cho Việt Nam 2 tàu hộ vệ Sigma.
Jane’s dẫn nguồn tin tham gia cuộc đàm phán cho biết, Sigma Type 9814 dành cho Việt Nam có chiều dài 98m, rộng 14m được trang bị hệ thống ống phóng thẳng đứng chứa tên lửa đối không tầm ngắn MBDA MICA, trang bị pháo hạm Oto Melara 76mm và một loại tên lửa chống tàu mặt nước “không rõ danh tính”.
Phía Công ty Thales Hà Lan cho biết họ sẽ chịu trách nhiệm về hệ thống cảm biến và điện tử trang bị cho tàu gồm: hệ thống quản lý chiến đấu TACTICOS; hệ thống radar trinh sát SMART-S MK2 và hệ thống điều khiển hỏa lực STING EO MK2. Trong khi đó, nhà cung cấp tên lửa chống tàu, hệ thống ngư lôi, hệ thống liên lạc và tác chiến điện tử chưa được công khai.
Mặc dù vậy, hiện nay các tàu Sigma mà Hà Lan đóng cho Hải quân Indonesia và Morocc đều dùng loại tên lửa chống tàu cận âm MM40 Block II Exocet (tầm bắn 70km). Do vậy, cũng có thể 2 tàu Sigma 9814 dành cho Việt Nam cũng dùng loại tên lửa này.
Tàu hộ vệ tàng hình Sigma do Hà Lan đóng cho Morocc đang chạy thử nghiệm.

Nguồn tin của Jane’s cũng cho biết thêm là hợp đồng về việc mua tên lửa phòng không MBDA MICA và đạn pháo Oto Melara vẫn chưa đàm phán hay ký kết chính thức.
Trước đó, truyền thông Hà Lan đã đưa tin về việc Nhà máy đóng tàu hải quân Damen (DSNS) đã đạt được thỏa thuận cung cấp 2 tàu hộ vệ lớp Sigma Type 9814 cho Hải quân Nhân dân Việt Nam. Theo một nguồn tin khác thì buổi lễ ký kết chính thức được mong đợi là sẽ diễn ra vào cuối năm nay.
Giá trị hợp đồng vào khoảng 500 triệu Euro (tức là khoảng 668 triệu USD), một phần trong số đó được chính phủ Hà Lan hỗ trợ. Nhiều khả năng một chiếc Sigma sẽ được đóng tại Damen trong khi chiếc còn lại đóng tại Việt nam.
Đặc biệt, trong những năm qua thì Damen đã có nhiều sự hợp tác trong lĩnh vực đóng tàu với Việt Nam. Hãng này đã xây dựng được 5 nhà máy đóng tàu và đang xây dựng thêm nhà máy thứ 6 ở Hải Phòng.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,377 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
có tin đc là cái tầu hà lan này sẽ không bị gắn bọ không nhỉ
cháu chỉ sợ đang chiến chúng nó cho code nhảm vào xịt bố nóa cái rada đi là toi cơm cả nút ...
 

duong.it

Xe hơi
Biển số
OF-159644
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
105
Động cơ
350,780 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội
Em nghĩ nên ưu tiên đầu tư nhiều vào tên lửa phòng thủ,ngon bổ rẻ hơn nhiều so với máy bay
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Israel “chế” tên lửa tầm xa cho tiêm kích MiG đời cũ

(Kienthuc.net.vn) - Israel đang phát triển tên lửa không đối đất tầm xa tới 100km, độ chính xác cao có thể tích hợp dễ dàng lên tiêm kích đời cũ như MiG, F-5.




Tại triển lãm MSPO 2013 tổ chức ở Kielce (Ba Lan), Tập đoàn Công nghiệp Quốc phòng Israel (IMI) đã giới thiệu một cách đầy đủ các tính năng của hệ thống tên lửa đối đất dùng cho không quân, mang tên Mars.
Chương trình phát triển loại tên lửa này đã được IMI hé lộ trong một vài triển lãm quân sự trước đây nhưng tại MSPO 2013 là lần đầu tiên một mẫu tên lửa thật sự được trưng bày.
Tên lửa không đối đất Mars có chiều dài 4,4m, nặng 549 kg, lắp đầu đạn thuốc nổ nặng 120kg, tầm bắn lên tới 100km, có thể tác chiến trong kiện thời tiết phức tạp, bất kể ngày đêm. Israel muốn hướng tới rất nhiều đối tượng khách hàng qua loại vũ khí mới này.
Đạn tên lửa tầm xa Mars trưng bày tại MSPO 2013.

“Chúng tôi mang đến cho nó (Mars) có một kích thước tối ưu để hầu hết các máy bay chiến đấu trên thế giới hiện nay đều có thể sử dụng được”, Giám đốc tiếp thị của IMI, Shmulik Geller, nói với Tạp chí IHS Jane's Defence Weekly.
Theo như Geller thì, thiết kế của Mars “tập trung vào 2 yêu cầu cơ bản đó là tạo ra một loại vũ khí có thể được sử dụng bởi các máy bay chiến đấu thế hệ mới cũng như mang lại một sức mạnh mới cho các chiến đấu cơ đời cũ đang chỉ có vai trò hạn chế trong các lực lượng không quân hiện đại”.
Trước tiên, tên lửa mới được trang bị cho những loại máy bay sử dụng chuẩn liên kết 1553 databus như F-16, F-15 hay Eurofighter Typhoon.
“Bởi vì một trong những ưu điểm chính của những loại máy bay này là chúng có thể thay đổi mục tiêu cho tên lửa ngay cả khi máy bay đã cất cánh bằng cách tải các dữ liệu vào Mars từ hệ thống quản lý dữ liệu. Điều này mang đến cho phi công sự linh hoạt khi tấn công các mục tiêu di chuyển hay được lệnh thay đổi mục tiêu tấn công”, ông Geller giải thích.
“Các loại mục tiêu chủ yếu của tên lửa như hệ thống thông tin liên lạc, trung tâm chỉ huy hoặc căn cứ không quân, cơ sở hạ tầng chiến lược hoặc kho hậu cần lại thường là các mục tiêu không biến đổi và cố định, vì vậy nó hoàn toàn có thể sử dụng cho các máy bay hiện đại khác”, ông Geller nói thêm.
Mars mở ra cơ hội giúp tiêm kích đời cũ như MiG-21 có thể diệt mục tiêu ở tầm xa 100km với độ chính xác cao mà không cần nâng cấp.

Cũng theo ông Geller, từ cái nhìn thực tế rằng: “Trong biên chế của các lực lượng không quân nhiều nước trên thế giới vẫn còn những tiêm kích lỗi thời như dòng MiG đời cũ (có lẽ là loại MiG-21, MiG-23, MiG-25…), Mirage, F-5… Những máy bay này không thể sử dụng các loại bom thông minh tấn công chính xác như JDAM hay Paveway nhưng chúng có thể sử dụng tên lửa Mars. Đây là loại vũ khí bắn - quên nên công việc của các phi công được giảm xuống mức tối thiểu”.
Vì vậy, IMI cho rằng mẫu tên lửa đa năng mới có thể “cứu sống” những chiến đấu cơ đời cũ khi Mars cung cấp cho chúng những khả năng chiến đấu mới với chi phi tích hợp ở mức tối thiểu cho một hệ thống vũ khí đa năng. Điều này thực sự đã tạo ra sự quan tâm đặc biệt từ các nước còn trang bị nhiều máy bay đã cao tuổi.
“Tôi luôn nói với các kỹ sư rằng chúng tôi muốn cung cấp một loại vũ khí cho các khách hàng có thể dễ dàng sử dụng mà không cần phải thực hiện những nâng cấp công nghệ cao siêu. Một câu hỏi thường được đặt ra là cần phải tốn kém bao nhiêu cho một nhiệm vụ đòi hỏi phải có vũ khí dẫn đường chính xác”, Geller chia sẻ.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Choáng với bản kê 11 tỷ USD vũ khí, Mỹ bán cho UAE và Saudi Arabia

Thứ bảy 19/10/2013 10:00
ANTĐ - Cục hợp tác an ninh quốc phòng Mỹ (DSCA) vừa đưa ra một bản thông báo về các hạng mục xuất khẩu vũ khí ra nước ngoài (FMS) vừa được phê duyệt, trong đó gây sốc nhất là 2 kế hoạch xuất khẩu vũ khí cho UAE và Saudi Arabia với tổng kim ngạch lên tới gần 11 tỷ USD.





Theo bản báo cáo này, Mỹ sẽ xuất khẩu cho Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất một lượng vũ khí lên tới 10,8 tỷ USD, bao gồm nhiều loại tên lửa phóng từ trên không, bom đạn và các linh, phụ kiện đi kèm. Đồng thời Mỹ cũng cung cấp các dịch vụ bảo đảm hậu cần và huấn luyện có liên quan.
Trong kế hoạch này, gói hợp đồng bán vũ khí cho Saudi Arabia trị giá 6,8 tỷ USD, còn về phía Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất là 4 tỷ USD. Hai phần của bản báo cáo này được công bố xuất phát từ yêu cầu công khai thông tin xuất khẩu vũ khí của pháp luật Mỹ nhưng nó không quy định việc công bố các hợp đồng cụ thể.

Máy bay chiến đấu F-16 của không quân UAE

Toàn bộ bản hợp đồng này đều thuộc hạng mục cung cấp trang bị, vũ khí tấn công từ trên không cùng với các thiết bị huấn luyện, bảo đảm, sửa chữa cho các trang bị, vũ khí đó. Gói cung cấp cho Saudi Arabia dùng để trang bị trên máy bay chiến đấu F-15SA, còn của Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất là dùng cho máy bay chiến đấu F-16.

Ngoài các trang bị và vũ khí, đạn dược được liệt kê trong bản danh sách này, Mỹ còn giúp 2 nước này huấn luyện an toàn cất trữ đạn dược, vận chuyển, chế định nhiệm vụ, cung cấp công cụ và thiết bị đo đạc, vận dụng các tham số đo đạc vào công tác bảo đảm, phát triển phần mềm bay tác chiến, cung cấp thiết bị dự trữ và thiết bị sửa chữa.

Máy bay chiến đấu F-15SA của không quân Saudi Arabia

Ngoài ra, chịu trách nhiệm chính trong 2 bản hợp đồng này là công ty Boeing có trụ sở tại thành phố St Louis và Công ty Raytheon có trụ sở tại Tucson thuộc thành phố Indianapolis còn đảm nhận cung cấp các ấn phẩm có liên quan và tài liệu kỹ thuật, cung cấp giáo trình và thiết bị huấn luyện nhân viên, đồng thời trực tiếp tiến hành một số quy trình mẫu cho nhân viên của 2 nước này.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top