[Funland] Những từ-ngữ khó hiểu trong nhạc vàng

Alibababa

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-647120
Ngày cấp bằng
6/5/19
Số km
575
Động cơ
115,420 Mã lực
Tuổi
29
Có lần em xem TV bảo là bài Thànb Phố Buồn là nói về Bảo Lộc mà các cụ
 

Lucky-Driver

Xe tăng
Biển số
OF-384878
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
1,786
Động cơ
258,352 Mã lực
[QUOTE="Lucky-Driver, post: 54721576,

Mời các cụ mợ, chúng ta cùng bàn luận và giải thích cho nhau nhiều từ - ngữ khác nữa. Ví dụ như: nguồn gốc của bài hát "Câu chuyện vườn thanh", bài hát "Mai Lệ Xuân".... hay ý nghĩa của những từ, cụm từ như: đăng trình, bông-xô, sơn khê...
1. Vườn Thanh: em chắc 90# là liên quan đến 3 bài thơ của một thiếu phụ bí ẩn ký tên TTKh làm chấn động người yêu thơ những năm 30 của thế kỷ trước : Hai sắc hoa ty gôn, Bài thơ thứ nhất và Bài thơ thứ hai. Nguyên gốc của Vườn Thanh nằm trong Bài thơ thứ nhất
Ở lại vườn Thanh có một mình
Tôi yêu gió lạnh lúc tàn canh
Yêu trăng rớt lạnh trên tà áo...

2. Mai lệ Xuân: cái này em võ đoán thôi nhé. Trong truyện ngắn của Nguyễn Tuân về đố chữ có trích câu thơ cổ
Mộ thượng mai khai xuân hựu lão
Hoa mai nở trên nấm mộ, xuân già đi
Không biết nhạc sỹ nhìn mai trắng nở, bông hoa nhỏ xinh nhớ đến câu thơ trên mà liên tưởng đến những dòng lệ của mùa xuân chăng?
[/QUOTE]

Cách giải thích của cụ gợi mở đấy, em sẽ tìm hiểu theo hướng này!
 

Phuclongchau

Xe điện
Biển số
OF-595217
Ngày cấp bằng
19/10/18
Số km
2,221
Động cơ
309,993 Mã lực
Mang ngôn từ của bài hát ra vặn vẹo thì mệt rồi,cụ rảnh thật
 

myman65

Xe buýt
Biển số
OF-205573
Ngày cấp bằng
10/8/13
Số km
863
Động cơ
327,613 Mã lực
E cũng thấy nhiều người sai nguyên bản câu “áo ấm có lành không” thành “áo ấm có lạnh không”
 

fanmu1234

Tháo bánh
Biển số
OF-376004
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
6,567
Động cơ
275,591 Mã lực
Cũng như từ ngữ chiên ngành, có những ngành còn khó hiểu gấp nhiều nhiều lần như: triết, lý luận, lịch sử đảng, cnxh ... v.v
Từ khó hiểu nhất, là từ "quán triệt" :)):)):))

1 hôm em đi dự hội lấy ý kiến tín nhiệm để tái bổ nhiệm 1 giám đốc CN BIDV.

Kết quả 100% nhân viên tín nhiệm Giám đốc

Giám đốc khoe, em rất được NV tin yêu, mặc dù không "quán triệt" nhưng kết quả vẫn là 100%

Vậy "quán triệt" nghĩa là gì?
 

piston

Xe container
Biển số
OF-12752
Ngày cấp bằng
18/1/08
Số km
6,002
Động cơ
570,699 Mã lực
Trong bài "Tâm sự người lính trẻ" có đoạn: "Một năm tìm vui nơi quan tái... chưa về một lần dù chỉ một lần thôi".

Quan: cổng
Tái: biên cương

"Quan tái" có lẽ hiểu là nơi giao giới giữa hai vùng biên cương của hai nước.

"Bạn ơi, quan hà xin cạn chén ly bôi..." (Biệt Kinh kỳ)
 

Tookies

Xe điện
Biển số
OF-104819
Ngày cấp bằng
4/7/11
Số km
3,291
Động cơ
876,344 Mã lực
Bài hát đầu tiên đề cập tới tình trạng thi trượt Đại học + hệ luỵ sau đó =))
Chả cứ nhạc vàng, từ ngữ trong âm nhạc bao giờ cũng có tính phá cách; như bài nhạc đỏ Người đi xây hồ Kẻ gỗ có câu: Nay da em nâu tươi mầu suy nghĩ.....
 

fanmu1234

Tháo bánh
Biển số
OF-376004
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
6,567
Động cơ
275,591 Mã lực
Trong bài "Tâm sự người lính trẻ" có đoạn: "Một năm tìm vui nơi quan tái... chưa về một lần dù chỉ một lần thôi".

Quan: cổng
Tái: biên cương

"Quan tái" có lẽ hiểu là nơi giao giới giữa hai vùng biên cương của hai nước.
Bây giờ cụ nói em mới biết.

Lúc em nghe ca sĩ hát "... tìm vui nơi quan tái" , em nghĩ hay chúng nó hát nhầm, chắc là "quan ải"? :)):)):))
 

HuyArt

Xe lăn
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
12,712
Động cơ
564,637 Mã lực
Bài này là phần 4 của loạt bài viết giải nghĩa một số câu chữ trong các bài nhạc vàng nổi tiếng. Đó là những câu, những chữ có thể gây khó hiểu hoặc thường bị ca sĩ hát sai nhất. Bài viết này nói đến hai bài hát “Vọng Gác Đêm Sương” và “Đà Lạt Hoàng Hôn”. Khi hiểu đúng ý nghĩa của từng chữ mà nhạc sĩ đã viết ra, chúng ta sẽ thấy bài hát hay hơn và thêm yêu những ca khúc bất tử đó.


Đọc lại 3 phần trước:
Phần 1: https://nhacxua.vn/giai-nghia-cau-chu-trong-cac-bai-nhac-vang-noi-tieng-phan-1/
Phần 2: https://nhacxua.vn/giai-nghia-cau-chu-trong-cac-bai-nhac-vang-noi-tieng-phan-2/
Phần 3: https://nhacxua.vn/giai-nghia-cau-chu-trong-cac-bai-nhac-vang-noi-tieng-phan-3/



1. Buông khói gây thơ, tôi kể người nghe một chuyện tâm tình…


Đó là câu mở đầu của bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Mạnh Phát – bài Vọng Gác Đêm Sương. Tuy nhiên, khi search phần lời “buông khói gây thơ” này trên google, sẽ không ra bất kỳ một kết quả nào, thay vào đó, 100% kết quả hiển thị là câu “buông khói NGÂY thơ”, một câu khá tối nghĩa.

Khi nghe lại hàng chục phiên bản bài Vọng Gác Đêm Sương từ trước đến nay, người viết nhận thấy thế hệ ca sĩ sau 1975 hầu hết là hát sai câu mở đầu bài hát, đó là Tuấn Vũ, Trường Vũ, Mạnh Quỳnh… Chỉ có Tâm Đoan và Như Quỳnh là hát đúng “buông khói gây thơ”. Ngoài ra thế hệ ca sĩ trước 1975 cũng có rất nhiều người hát bài hát này, và đều hát đúng lời là Chế Linh, Thanh Tuyền, Phương Dung, Giao Linh…

Từ đó cho thấy, mặc dù Vọng Gác Đêm Sương là một bài hát quen thuộc, được nhiều thế hệ yêu thích, nhưng hầu hết khán giả lại hiểu sai câu hát, ngay cả ca sĩ nổi tiếng cũng hát sai câu hát này.

Bài Vọng Gác Đêm Sương của Mạnh Phát kể về một người lính đang gác súng nơi biên thùy lúc nửa đêm giá lạnh. Mặc dù đang ở nơi đầu tuyến nguy hiểm, nhưng với anh lính, đó là một khung cảnh nên thơ, với sương rớt trên vai, gió về lạnh buốt, làm anh chạnh nhớ về thời thơ mộng của mình. Vì vậy mới có câu “buông khói gây thơ”.

Thoạt đầu, người nghe sẽ liên tưởng đến “khói” trong câu hát này là khói thuốc lá. Điều đó cũng có thể đúng. Tuy nhiên khi nghe các đoạn sau của bài hát, tác giả mô tả khung cảnh cô đơn và giá lạnh về đêm với hơi sương lan tỏa:

Phút vấn vương bàng hoàng hơi sương…

và:

Đêm trắng hoen sương…

Vì vậy “buông khói” ở đây có thể không phải khói thuốc mà là khói sương tỏa ra khi người ta thở, điều thường thấy khi ở xứ lạnh.



2 …bước chân êm giữa không gian, hoàng hôn thùa màn đêm…

Trong nhạc vàng, bài hát Đà Lạt Hoàng Hôn của nhạc sĩ Minh Kỳ và Anh Bằng là 1 trong 4 bài hát nổi tiếng nhất viết về Đà Lạt (3 bài khác là Thương Về Miền Đất Lạnh (cũng của nhạc sĩ Minh Kỳ), Thành Phố Buồn – Lam Phương và Ai Lên Xứ Hoa Đào – Hoàng Nguyên).

Đà Lạt Hoàng Hôn được nhạc sĩ Minh Kỳ sáng tác năm 1968 chung với nhạc sĩ Anh Bằng trong nhóm Lê Minh Bằng, trở thành bài hát quen thuộc của xứ sở ngàn hoa, là ca khúc góp phần đưa tên tuổi ca sĩ người Đà Lạt là Thanh Tuyền vụt sáng trở thành ngôi sao hạng A của làng nhạc miền Nam.

Trước năm 1975, Thanh Tuyền là người duy nhất hát bài Đà Lạt Hoàng Hôn. Cho đến nay, có thể nói cô cũng là người duy nhất hát đúng lời gốc của bài hát, đặc biệt là ở cụm từ “hoàng hôn thùa màn đêm”. Vậy THÙA trong câu hát nghĩa là gì?

Sau này các ca sĩ trẻ không hiểu chữ “thùa”, họ đã hát thành “hoàng hôn THUA màn đêm” hay “hoàng hôn KHUA màn đêm”, nghe rất vô nghĩa.

“Thùa” là một từ cũ, nay ít được dùng. Ngoài động từ nghĩa là “thêu thùa”, thì “thùa” còn có nghĩa là một màu vàng pha mà chúng ta hay thấy ở bầu trời lúc chạng vạng. Vậy, chữ “thùa” trong câu hát được tác giả sử dụng rất độc đáo, mô tả khoảng thời gian chạng vạng, khi trời đang chuyển từ chiều sang tối.

Có nhiều tranh cãi quanh từ ngữ này, tuy nhiên tra cứu lại lời gốc của bài hát được in trên tờ nhạc khi phát hành năm 1968, có thể thấy rõ ràng tác giả đã sử dụng chữ “THÙA”:





Ngoài ra, xem lại tờ nhạc phát hành trước năm 1975, có một đoạn được nhạc sĩ viết 2 lời khác nhau, thay đổi chỉ một chi tiết nhỏ như sau:

Lời 1:
…hàng cây thẫm màu, đèn lên phố PHƯỜNG
Giờ đây HƠI SƯƠNG giá buốt


Lời 2
hàng cây thẫm màu, đèn lên phố NHỎ
Giờ đây ĐI TRONG giá buốt


Ở bản thu âm trước 1975, Thanh Tuyền hát lời thứ 2, trong khi hầu hết các ca sĩ khác thì hát lời 1. Theo tờ nhạc gốc thì hát lời nào cũng đúng.

(Nguồn bài viết nhacxua.vn)

Trên đây là một trong nhiều giải thích về một số từ - ngữ gây khó hiểu, lầm lẫn trong nhạc vàng. Mời các cụ mợ, chúng ta cùng bàn luận và giải thích cho nhau nhiều từ - ngữ khác nữa. Ví dụ như: nguồn gốc của bài hát "Câu chuyện vườn thanh", bài hát "Mai Lệ Xuân".... hay ý nghĩa của những từ, cụm từ như: đăng trình, bông-xô, sơn khê...
Em ko rành về nhạc vàng nên ko bàn luận, chỉ thấy trong bức vẽ bìa nhạc Vọng Gác Đêm Khuya hình như hướng 9h có anh đặc công Việt cộng đang ẩn mình rất khéo, anh lính gác chắc lành ít dữ nhiều
 

HuyArt

Xe lăn
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
12,712
Động cơ
564,637 Mã lực

Lucky-Driver

Xe tăng
Biển số
OF-384878
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
1,786
Động cơ
258,352 Mã lực
Em ko rành về nhạc vàng nên ko bàn luận, chỉ thấy trong bức vẽ bìa nhạc Vọng Gác Đêm Khuya hình như hướng 9h có anh đặc công Việt cộng đang ẩn mình rất khéo, anh lính gác chắc lành ít dữ nhiều
Cụ thẩm tranh tốt đấy :D
 

truongsa1210

Xe buýt
Biển số
OF-527860
Ngày cấp bằng
21/8/17
Số km
690
Động cơ
178,820 Mã lực
Em ko rành về nhạc vàng nên ko bàn luận, chỉ thấy trong bức vẽ bìa nhạc Vọng Gác Đêm Khuya hình như hướng 9h có anh đặc công Việt cộng đang ẩn mình rất khéo, anh lính gác chắc lành ít dữ nhiều
Em soi toét cả mắt chả thấy anh VC nào.
 

HuyArt

Xe lăn
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
12,712
Động cơ
564,637 Mã lực

HuyArt

Xe lăn
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
12,712
Động cơ
564,637 Mã lực
Em soi toét cả mắt chả thấy anh VC nào.
Đặc công Vi Xi mà ai cũng nhìn phát ra ngay thì bị anh lính gác kia hóa vàng luôn à? khéo anh lính cộng hòa đái vào đầu anh đặc công vẫn ko biết ấy chứ
Cụ nhìn kỹ lại lần nữa đi
 

Kuu

Xe lăn
Biển số
OF-128472
Ngày cấp bằng
26/1/12
Số km
10,771
Động cơ
1,231,439 Mã lực
Bài này là phần 4 của loạt bài viết giải nghĩa một số câu chữ trong các bài nhạc vàng nổi tiếng. Đó là những câu, những chữ có thể gây khó hiểu hoặc thường bị ca sĩ hát sai nhất. Bài viết này nói đến hai bài hát “Vọng Gác Đêm Sương” và “Đà Lạt Hoàng Hôn”. Khi hiểu đúng ý nghĩa của từng chữ mà nhạc sĩ đã viết ra, chúng ta sẽ thấy bài hát hay hơn và thêm yêu những ca khúc bất tử đó.


Đọc lại 3 phần trước:
Phần 1: https://nhacxua.vn/giai-nghia-cau-chu-trong-cac-bai-nhac-vang-noi-tieng-phan-1/
Phần 2: https://nhacxua.vn/giai-nghia-cau-chu-trong-cac-bai-nhac-vang-noi-tieng-phan-2/
Phần 3: https://nhacxua.vn/giai-nghia-cau-chu-trong-cac-bai-nhac-vang-noi-tieng-phan-3/



1. Buông khói gây thơ, tôi kể người nghe một chuyện tâm tình…


Đó là câu mở đầu của bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Mạnh Phát – bài Vọng Gác Đêm Sương. Tuy nhiên, khi search phần lời “buông khói gây thơ” này trên google, sẽ không ra bất kỳ một kết quả nào, thay vào đó, 100% kết quả hiển thị là câu “buông khói NGÂY thơ”, một câu khá tối nghĩa.

Khi nghe lại hàng chục phiên bản bài Vọng Gác Đêm Sương từ trước đến nay, người viết nhận thấy thế hệ ca sĩ sau 1975 hầu hết là hát sai câu mở đầu bài hát, đó là Tuấn Vũ, Trường Vũ, Mạnh Quỳnh… Chỉ có Tâm Đoan và Như Quỳnh là hát đúng “buông khói gây thơ”. Ngoài ra thế hệ ca sĩ trước 1975 cũng có rất nhiều người hát bài hát này, và đều hát đúng lời là Chế Linh, Thanh Tuyền, Phương Dung, Giao Linh…

Từ đó cho thấy, mặc dù Vọng Gác Đêm Sương là một bài hát quen thuộc, được nhiều thế hệ yêu thích, nhưng hầu hết khán giả lại hiểu sai câu hát, ngay cả ca sĩ nổi tiếng cũng hát sai câu hát này.

Bài Vọng Gác Đêm Sương của Mạnh Phát kể về một người lính đang gác súng nơi biên thùy lúc nửa đêm giá lạnh. Mặc dù đang ở nơi đầu tuyến nguy hiểm, nhưng với anh lính, đó là một khung cảnh nên thơ, với sương rớt trên vai, gió về lạnh buốt, làm anh chạnh nhớ về thời thơ mộng của mình. Vì vậy mới có câu “buông khói gây thơ”.

Thoạt đầu, người nghe sẽ liên tưởng đến “khói” trong câu hát này là khói thuốc lá. Điều đó cũng có thể đúng. Tuy nhiên khi nghe các đoạn sau của bài hát, tác giả mô tả khung cảnh cô đơn và giá lạnh về đêm với hơi sương lan tỏa:

Phút vấn vương bàng hoàng hơi sương…

và:

Đêm trắng hoen sương…

Vì vậy “buông khói” ở đây có thể không phải khói thuốc mà là khói sương tỏa ra khi người ta thở, điều thường thấy khi ở xứ lạnh.



2 …bước chân êm giữa không gian, hoàng hôn thùa màn đêm…

Trong nhạc vàng, bài hát Đà Lạt Hoàng Hôn của nhạc sĩ Minh Kỳ và Anh Bằng là 1 trong 4 bài hát nổi tiếng nhất viết về Đà Lạt (3 bài khác là Thương Về Miền Đất Lạnh (cũng của nhạc sĩ Minh Kỳ), Thành Phố Buồn – Lam Phương và Ai Lên Xứ Hoa Đào – Hoàng Nguyên).

Đà Lạt Hoàng Hôn được nhạc sĩ Minh Kỳ sáng tác năm 1968 chung với nhạc sĩ Anh Bằng trong nhóm Lê Minh Bằng, trở thành bài hát quen thuộc của xứ sở ngàn hoa, là ca khúc góp phần đưa tên tuổi ca sĩ người Đà Lạt là Thanh Tuyền vụt sáng trở thành ngôi sao hạng A của làng nhạc miền Nam.

Trước năm 1975, Thanh Tuyền là người duy nhất hát bài Đà Lạt Hoàng Hôn. Cho đến nay, có thể nói cô cũng là người duy nhất hát đúng lời gốc của bài hát, đặc biệt là ở cụm từ “hoàng hôn thùa màn đêm”. Vậy THÙA trong câu hát nghĩa là gì?

Sau này các ca sĩ trẻ không hiểu chữ “thùa”, họ đã hát thành “hoàng hôn THUA màn đêm” hay “hoàng hôn KHUA màn đêm”, nghe rất vô nghĩa.

“Thùa” là một từ cũ, nay ít được dùng. Ngoài động từ nghĩa là “thêu thùa”, thì “thùa” còn có nghĩa là một màu vàng pha mà chúng ta hay thấy ở bầu trời lúc chạng vạng. Vậy, chữ “thùa” trong câu hát được tác giả sử dụng rất độc đáo, mô tả khoảng thời gian chạng vạng, khi trời đang chuyển từ chiều sang tối.

Có nhiều tranh cãi quanh từ ngữ này, tuy nhiên tra cứu lại lời gốc của bài hát được in trên tờ nhạc khi phát hành năm 1968, có thể thấy rõ ràng tác giả đã sử dụng chữ “THÙA”:





Ngoài ra, xem lại tờ nhạc phát hành trước năm 1975, có một đoạn được nhạc sĩ viết 2 lời khác nhau, thay đổi chỉ một chi tiết nhỏ như sau:

Lời 1:
…hàng cây thẫm màu, đèn lên phố PHƯỜNG
Giờ đây HƠI SƯƠNG giá buốt


Lời 2
hàng cây thẫm màu, đèn lên phố NHỎ
Giờ đây ĐI TRONG giá buốt


Ở bản thu âm trước 1975, Thanh Tuyền hát lời thứ 2, trong khi hầu hết các ca sĩ khác thì hát lời 1. Theo tờ nhạc gốc thì hát lời nào cũng đúng.

(Nguồn bài viết nhacxua.vn)

Trên đây là một trong nhiều giải thích về một số từ - ngữ gây khó hiểu, lầm lẫn trong nhạc vàng. Mời các cụ mợ, chúng ta cùng bàn luận và giải thích cho nhau nhiều từ - ngữ khác nữa. Ví dụ như: nguồn gốc của bài hát "Câu chuyện vườn thanh", bài hát "Mai Lệ Xuân".... hay ý nghĩa của những từ, cụm từ như: đăng trình, bông-xô, sơn khê...
Câu mở đầu bài Vọng gác đêm sương em nghĩ nó là "buông khỏi ngây thơ...", khi hát theo tiết tấu nhạc thì từ "khỏi" thành "khói". Câu mở đầu này hàm ý nói tâm tư thực tại của một người hoài niệm về những ký ức trong trắng ngây thơ thuở nào...
Chứ "buông khói gây thơ" vẫn tối nghĩa và có vẻ không ăn nhập với nội dung bài hát :D
 

Lucky-Driver

Xe tăng
Biển số
OF-384878
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
1,786
Động cơ
258,352 Mã lực
Câu mở đầu bài Vọng gác đêm sương em nghĩ nó là "buông khỏi ngây thơ...", khi hát theo tiết tấu nhạc thì từ "khỏi" thành "khói". Câu mở đầu này hàm ý nói tâm tư thực tại của một người hoài niệm về những ký ức trong trắng ngây thơ thuở nào...
Chứ "buông khói gây thơ" vẫn tối nghĩa và có vẻ không ăn nhập với nội dung bài hát :D
Đây cụ ơi:
vong gac dem suong 0001.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top