- Biển số
- OF-129566
- Ngày cấp bằng
- 5/2/12
- Số km
- 1,049
- Động cơ
- 386,305 Mã lực
Bác xem video em trích dẫn về việc khởi ý ác chưa đã?Em phản đối nội dung bác chia sẻ như thế này.
Chúng mình cùng người phàm mí nhau, hiểu biết về Phật giáo là cực kỳ yếu kém. Bác có thể tiếp thu thông tin nhưng không có gì đảm bảo thông tin ấy giúp anh chị em hiểu đúng. Chưa kể thông tin mà bác dẫn hoặc đưa vào nội dung là sai.
Nhà chùa có câu: "Y kinh chú giải tam thế Phật oan, ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết". Chúng mình không phải người học Phật hay còn gọi là người tu hành, chém lung tung là dẫn nhau đọa vào u mê đấy.
" Nghiệp không có người tạo tác cũng không có người nếm quả, chỉ là do các uẩn chuyển biến, đó là sự nhận xét đúng với chân đế. Có nghiệp, có quả cũng giống như sự tuần hoàn của cây với trái cây (nghiệp và quả), mỗi mỗi làm nhân cho nhau để chuyển biến, không ai có thể nói được đầu mối và chung cục của nó." - Thanh tịnh đạo, Phật Âm, 19;24
Còn ý như bác nói, chẳng hóa ra quảng bá cho thần thông của đội tử vi à? Rồi dẫn cả ma cả Phật lẫn vào với nhau. A lại da thức là khái niệm của phái Duy Thức và phái này chứng minh khái niệm "thức" để biện giải về luân hồi luận Phật giáo. Là một luân hồi luận không mô tả linh hồn luẩn quẩn trong các không gian để đi đầu thai chịu các thân phận quy định cho nó.
Còn để hiểu thế nào về tầng bậc trong tiếp thu phật pháp, bác có thể xem lại bài giảng về vũ trụ quan phật giáo em đã dẫn một lần rồi
Bác nên xem kỹ bài về đó vì nó là tổng quát ngắn gọn, đó là giáo trình được dùng để đào tạo toàn trụ cột của phật giáo VN, ngay phó pháp chủ hiện nay cũng là từng được đào tạo bằng giáo trình này là hàng đệ tử thứ 3.
Vũ Trụ Quan Phật Giáo
09 Vũ- Trụ-quan Phật Giáo

Em trích đoạn như thế này cho dễ hiểu:
"Sự sai khác đó là vì căn cơ của chúng sanh không đồng, phải dắt dẫn dần dần từ thấp đến cao, chúng sanh mới hiểu được.
Đối với hàng Tiểu-thừa thì Phật nói: "nghiệp", vì hàng Tiểu-thừa chưa nhận được tạng thức, chúng tử....lần lên đến Đại -thừa Thỉ-giáo, các bậc này vì mới hướng về Đại -thừa, chưa rõ chơn như tùy duyên sanh ra các pháp, nên Phật chỉ nói về "A-lại-da thức". Đến Đại -thừa Đốn giáo vì hạnh này chưa nhận được lý "Trùng Trùng duyên khởi", nên Phật nói "Chơn như tùy duyên sanh ra các pháp ". Đến Đại -thừa Viên giáo, thì các bậc Bồ Tát căn cơ đã thuần thục, nên Phật mới nói đến "Lục đại " và "Trùng Trùng duyên khởi".
Sự sai khác ở đây, chỉ là sai khác về tầng bậc, chứ không phải sai khác về nội dung; sai khác về khía cạnh đứng nhìn và tầm mắt rộng hẹp, chứ không phải sai khác về bản chất.
Nhìn một cách nông cạn và nhỏ hẹp thì chỉ thấy có nghiệp lực; nhưng nhìn sâu hơn và rộng hơn tí nữa thì thấy: dưới cái nghiệp lực, là A-lại-da thức. Nhìn sâu và rộng hơn nữa thì thấy dưới A-lại-da thức là Chân-như. "
Vì Chân-như tùy duyên mà sanh ra hiện tượng. Trước thì bảo rằng có A-lại-da thức mới phát khởi ra hiện tượng. Đây thì tự Chơn-như tùy duyên mà hiện tượng phát khởi.
Khi đã khám phá ra Chân-như rồi, nếu nghiên cứu kỹ lưỡng tường tận hơn nữa, thì nhận thấy Chân như không phải là một cái gì xa lạ, mà chính là chân-như nằm ngay nơi vạn tượng. Chân-nhu là khía cạnh Tịnh, mà vạn tượng là khía cạnh Động của một cái gọi là "Nhát như" hay "Tâm". Nhưng nếu đi sâu hơn nữa, thì Tịnh vàĐộng không phải là hai khía cạnh riêng rẽ, mà chính ngay trong Động có Tịnh, trong Tịnh có Động. Động là "sự" (vạn tượng), Tịnh là "lý" mà ta trực nhận được qua "Sự" qua cái "Trùng Trùng duyên khởi" của vạn hữu.
Đến "Chân như duyên khởi" luận là tâ đã tìm đến cái căn nguyên của vũ trụ vạn hữu. Nhưng nếu còn phải nói đến "Lục đại duyên khởi" và "Pháp-giới duyên khởi" là muốn tìm hiểu cái hành tướng, cái then máy của vạn tượng để trực nhận chơn như. "Lục đại duyên khởi'' luận là dựa trên kinh nghiệm mà suy diễn chân như . hai luận này không khác nhau về nội dung hay từnh bực, mà chỉ khác nhau về luận pháp mà thôi. Một bên đi từ Sự đến Lý, một bên đi từ lý đến sự.
Tóm lại, con người tự làm tự chịu, tự vẽ bức tranh tương lai cuộc đời mình.
Chỉnh sửa cuối: