[Funland] Nơi chia sẻ những câu chuyện Tâm linh trong cuộc sống thường ngày 2021 Vol 4

DurexXL

Tháo bánh
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,053
Động cơ
562,592 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Cụ nhầm rồi, bạn em nó làm đúng nghĩa của Thầy lang xưa nếu nói về thăm khám, chẳng qua nó là Thầy lang có bằng đại học Y chuyên ngành đông y thôi cụ ạ. Sách của nó chất lên đến tận nóc nhà, em ngồi nói chuyện với nó nhiều và phải nói về đông y nó hiểu rất sâu mặc dù nhiều cái nó vẫn tự nhận là tôi vẫn ngu lắm còn phải học nhiều. Trình tự của nó là khám và ghi chép sau đó cho bệnh nhân về, nghiên cứu chán chê mới kê đơn ra và tự tay bôc thuốc chứ cũng chả kê cho ai bốc cả. Ví dụ cùng là Ho nhưng bản thân nó có đến 24 bài chữa ho cho từng loại nguyên nhân, Làm đông y qua chơi với nó thì e hiểu rằng phải hiểu được cặn kẽ cả về âm dương ngũ hành, thiên can địa chi v...v...Cả nhà em bao năm nay có vấn đề gì đều alo nó đầu tiên, ông cụ nhà em 2 năm gần đây phải nhờ nó 2,3 lần xử lý khi mà đi viện khám và điều trị theo tây y bó tay rồi đấy ạ, tất nhiên đau ruột thừa hay lên cơn hen cấp thì phải trực chỉ khoa cấp cứu rồi :D
Một Cụ Thầy em biết, xuất thân là Thầy Lang và bây giờ vẫn là Lang y, nhưng dịch số cũng rất am tường Lão ợ
 

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,296
Động cơ
386,305 Mã lực
Em phản đối nội dung bác chia sẻ như thế này.

Chúng mình cùng người phàm mí nhau, hiểu biết về Phật giáo là cực kỳ yếu kém. Bác có thể tiếp thu thông tin nhưng không có gì đảm bảo thông tin ấy giúp anh chị em hiểu đúng. Chưa kể thông tin mà bác dẫn hoặc đưa vào nội dung là sai.

Nhà chùa có câu: "Y kinh chú giải tam thế Phật oan, ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết". Chúng mình không phải người học Phật hay còn gọi là người tu hành, chém lung tung là dẫn nhau đọa vào u mê đấy.

" Nghiệp không có người tạo tác cũng không có người nếm quả, chỉ là do các uẩn chuyển biến, đó là sự nhận xét đúng với chân đế. Có nghiệp, có quả cũng giống như sự tuần hoàn của cây với trái cây (nghiệp và quả), mỗi mỗi làm nhân cho nhau để chuyển biến, không ai có thể nói được đầu mối và chung cục của nó." - Thanh tịnh đạo, Phật Âm, 19;24

Còn ý như bác nói, chẳng hóa ra quảng bá cho thần thông của đội tử vi à? Rồi dẫn cả ma cả Phật lẫn vào với nhau. A lại da thức là khái niệm của phái Duy Thức và phái này chứng minh khái niệm "thức" để biện giải về luân hồi luận Phật giáo. Là một luân hồi luận không mô tả linh hồn luẩn quẩn trong các không gian để đi đầu thai chịu các thân phận quy định cho nó.
Bác xem video em trích dẫn về việc khởi ý ác chưa đã?
Còn để hiểu thế nào về tầng bậc trong tiếp thu phật pháp, bác có thể xem lại bài giảng về vũ trụ quan phật giáo em đã dẫn một lần rồi
Bác nên xem kỹ bài về đó vì nó là tổng quát ngắn gọn, đó là giáo trình được dùng để đào tạo toàn trụ cột của phật giáo VN, ngay phó pháp chủ hiện nay cũng là từng được đào tạo bằng giáo trình này là hàng đệ tử thứ 3.

Vũ Trụ Quan Phật Giáo

Em trích đoạn như thế này cho dễ hiểu:
"Sự sai khác đó là vì căn cơ của chúng sanh không đồng, phải dắt dẫn dần dần từ thấp đến cao, chúng sanh mới hiểu được.

Đối với hàng Tiểu-thừa thì Phật nói: "nghiệp", vì hàng Tiểu-thừa chưa nhận được tạng thức, chúng tử....lần lên đến Đại -thừa Thỉ-giáo, các bậc này vì mới hướng về Đại -thừa, chưa rõ chơn như tùy duyên sanh ra các pháp, nên Phật chỉ nói về "A-lại-da thức". Đến Đại -thừa Đốn giáo vì hạnh này chưa nhận được lý "Trùng Trùng duyên khởi", nên Phật nói "Chơn như tùy duyên sanh ra các pháp ". Đến Đại -thừa Viên giáo, thì các bậc Bồ Tát căn cơ đã thuần thục, nên Phật mới nói đến "Lục đại " và "Trùng Trùng duyên khởi".

Sự sai khác ở đây, chỉ là sai khác về tầng bậc, chứ không phải sai khác về nội dung; sai khác về khía cạnh đứng nhìn và tầm mắt rộng hẹp, chứ không phải sai khác về bản chất.

Nhìn một cách nông cạn và nhỏ hẹp thì chỉ thấy có nghiệp lực; nhưng nhìn sâu hơn và rộng hơn tí nữa thì thấy: dưới cái nghiệp lực, là A-lại-da thức. Nhìn sâu và rộng hơn nữa thì thấy dưới A-lại-da thức là Chân-như. "

Vì Chân-như tùy duyên mà sanh ra hiện tượng. Trước thì bảo rằng có A-lại-da thức mới phát khởi ra hiện tượng. Đây thì tự Chơn-như tùy duyên mà hiện tượng phát khởi.

Khi đã khám phá ra Chân-như rồi, nếu nghiên cứu kỹ lưỡng tường tận hơn nữa, thì nhận thấy Chân như không phải là một cái gì xa lạ, mà chính là chân-như nằm ngay nơi vạn tượng. Chân-nhu là khía cạnh Tịnh, mà vạn tượng là khía cạnh Động của một cái gọi là "Nhát như" hay "Tâm". Nhưng nếu đi sâu hơn nữa, thì Tịnh vàĐộng không phải là hai khía cạnh riêng rẽ, mà chính ngay trong Động có Tịnh, trong Tịnh có Động. Động là "sự" (vạn tượng), Tịnh là "lý" mà ta trực nhận được qua "Sự" qua cái "Trùng Trùng duyên khởi" của vạn hữu.

Đến "Chân như duyên khởi" luận là tâ đã tìm đến cái căn nguyên của vũ trụ vạn hữu. Nhưng nếu còn phải nói đến "Lục đại duyên khởi" và "Pháp-giới duyên khởi" là muốn tìm hiểu cái hành tướng, cái then máy của vạn tượng để trực nhận chơn như. "Lục đại duyên khởi'' luận là dựa trên kinh nghiệm mà suy diễn chân như . hai luận này không khác nhau về nội dung hay từnh bực, mà chỉ khác nhau về luận pháp mà thôi. Một bên đi từ Sự đến Lý, một bên đi từ lý đến sự.


Tóm lại, con người tự làm tự chịu, tự vẽ bức tranh tương lai cuộc đời mình.
 
Chỉnh sửa cuối:

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,296
Động cơ
386,305 Mã lực
Cám ơn cụ.

Em không làm gì. Nhưng nhất thời trong lúc giận dữ, em đã nghĩ: nếu ... thì sẽ phải chịu quả báo. Như vậy, là có khởi tâm rồi phải ko cụ?
video em trích dẫn cho bác nó có giải thích rõ ràng rồi.
Thông thường các bác rất hay hiểu nhầm là ý em suy diễn nó như vậy.
Phật pháp nó như vậy, các thầy qua quá trình tu học nghiên cứu thì hấp thụ và giảng pháp, nó cụ thể là như thế.
 

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,296
Động cơ
386,305 Mã lực
Cụ/mợ viết thế này làm em dễ liên kết đến việc cụ Đại Ba khởi ý ác (khả năng lớn làm tổn thương cụ ấy). Vậy cụ/mợ có đang khởi ý ác không? Hay tại trình độ đọc hiểu của em có hạn, tự em đang khởi ý ác ạ?
Em nói là vì bác Đai Ba không nói rõ nên thường có 3 trường hợp xảy ra, 2 trường hợp 1 và 3 (không làm hoặc có làm) dễ hiểu còn trường hợp khởi tạo ý ác thì khó hơn nên phải có ví dụ minh họa.
Về cơ bản mọi hành động và lời nói đều xuất phát từ ý nghĩ mà ra, nếu ý nghĩ nung nấu đủ lâu thì sẽ dẫn đến 2 cái sau.
 

hp78

Xe điện
Biển số
OF-177897
Ngày cấp bằng
21/1/13
Số km
4,337
Động cơ
388,871 Mã lực
Một Cụ Thầy em biết, xuất thân là Thầy Lang và bây giờ vẫn là Lang y, nhưng dịch số cũng rất am tường Lão ợ
Nếu am tường thuật số và kết hợp với bốc thuốc thì dễ kiếm tiền từ bệnh nhân, giờ những thần y kiểu như này không ít lão ạ.
 

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,296
Động cơ
386,305 Mã lực
Có cách nào chứng minh không cụ, hay chỉ có lòng tin ?
Em bảo cụ hiến hết tài sản cho em cụ sẽ siêu lên cảnh giới chư thiên, cụ có tin không ?
Về bố thì tài thì nó có 2 loại bác ak, bố thì nội tài và ngoại tài.
Cái bác nói đến là bố thì ngoại tài, còn xa lắm mới đạt đến việc được vào hàng chư thiên,
Nhân việc bác nói về việc đưa vợ đi khóa lại không cho nhập nhiều sợ bị ảnh hưởng, Việc đó khá thú vị, đúng là như thế.

Để giải thích vì sao lại thế thì em mới định là viết về tác hại của việc để yêu mà quỷ nhập tâm.

Tuy nhiên ở một khía cạnh khác, nếu vì giúp người, giải quyêt các nghiệp báo luân hồi, mà vợ bác không ngại làm việc đó, cộng với việc có niệm phật trì chú hoặc ngồi thiền, thì đó cũng chính là một dạng bố thí nội tài. Không tiếc và hy sinh chỉnh bản thân mình.
 

DiamondLee

Xe hơi
Biển số
OF-113616
Ngày cấp bằng
20/9/11
Số km
189
Động cơ
389,579 Mã lực
Xuất thế ở cách thực hành tôn giáo, tín ngưỡng để từ bỏ tham- sân- si
1. Ăn chay,
2. Cạo đầu
3. Kg lập gia đình
4. Tu tập ở nơi hẻo lánh
5. Không có tổ chức, luật lệ thần quyền
6. Triết lý "ngộ - duyên" tự do tôn giáo.

Xưa, chùa chiền thường đc xây ở nơi hẻo lánh, xa xôi, ít người qua lại.
Em thì lại có ý kiến là nên phân biệt các giai đoạn của người tu tập thì mới đánh giá được thế nào là nhập thế và thế nào là xuất thế. Em cứ lấy ví dụ trong sách cho dễ hiểu. Trong quyển "Đường xưa mây trắng" của thấy Thích Nhất Hạnh, thái tử Gotama thời gian đầu đi tầm sư học đạo. Trải qua giai đoạn đi học rồi thì ngài tiếp tục giai đoạn tự học. Và kết thúc giai đoạn tự học, tu thành chính quả, trở thành Đức Phật rồi thì lại quay trở lại các thành của nước Ấn độ thời đó, truyền lại giáo pháp của mình đã giác ngộ được cho quần chúng nhân dân.

Theo phương pháp của Đức Phật Gotama thì là tự quán xét bản thân mình. Do đó, người thực hành nên được tu tập ở 1 nơi có không gian phù hợp nhưng lại cũng không được quá xa khu dân cư. (Đoạn ông Cấp Cô độc dùng vàng của mình mua lại khu vườn của thái tử để Đức Phật làm nơi giảng dạy và thực hành đó ạ). Tùy theo nội lực của từng người mà thời gian tu tập sẽ lâu hay chóng. Và khi tu tập xong thì những người này sẽ lại quay lại để truyền lại những gì mình đã được học thôi.

Do đó, theo em xuất thế hay nhập thế chỉ là từng giai đoạn của người tu tập mà thôi.
 

thngaylangthang

Xe ngựa
Biển số
OF-130800
Ngày cấp bằng
14/2/12
Số km
25,389
Động cơ
1,653,309 Mã lực
Nơi ở
Đó đây, langthang
Bác xem video em trích dẫn về việc khởi ý ác chưa đã?
Còn để hiểu thế nào về tầng bậc trong tiếp thu phật pháp, bác có thể xem lại bài giảng về vũ trụ quan phật giáo em đã dẫn một lần rồi
Bác nên xem kỹ bài về đó vì nó là tổng quát ngắn gọn, đó là giáo trình được dùng để đào tạo toàn trụ cột của phật giáo VN, ngay phó pháp chủ hiện nay cũng là từng được đào tạo bằng giáo trình này là hàng đệ tử thứ 3.

Vũ Trụ Quan Phật Giáo

Em trích đoạn như thế này cho dễ hiểu:
"Sự sai khác đó là vì căn cơ của chúng sanh không đồng, phải dắt dẫn dần dần từ thấp đến cao, chúng sanh mới hiểu được.

Đối với hàng Tiểu-thừa thì Phật nói: "nghiệp", vì hàng Tiểu-thừa chưa nhận được tạng thức, chúng tử....lần lên đến Đại -thừa Thỉ-giáo, các bậc này vì mới hướng về Đại -thừa, chưa rõ chơn như tùy duyên sanh ra các pháp, nên Phật chỉ nói về "A-lại-da thức". Đến Đại -thừa Đốn giáo vì hạnh này chưa nhận được lý "Trùng Trùng duyên khởi", nên Phật nói "Chơn như tùy duyên sanh ra các pháp ". Đến Đại -thừa Viên giáo, thì các bậc Bồ Tát căn cơ đã thuần thục, nên Phật mới nói đến "Lục đại " và "Trùng Trùng duyên khởi".

Sự sai khác ở đây, chỉ là sai khác về tầng bậc, chứ không phải sai khác về nội dung; sai khác về khía cạnh đứng nhìn và tầm mắt rộng hẹp, chứ không phải sai khác về bản chất.

Nhìn một cách nông cạn và nhỏ hẹp thì chỉ thấy có nghiệp lực; nhưng nhìn sâu hơn và rộng hơn tí nữa thì thấy: dưới cái nghiệp lực, là A-lại-da thức. Nhìn sâu và rộng hơn nữa thì thấy dưới A-lại-da thức là Chân-như. "

Vì Chân-như tùy duyên mà sanh ra hiện tượng. Trước thì bảo rằng có A-lại-da thức mới phát khởi ra hiện tượng. Đây thì tự Chơn-như tùy duyên mà hiện tượng phát khởi.

Khi đã khám phá ra Chân-như rồi, nếu nghiên cứu kỹ lưỡng tường tận hơn nữa, thì nhận thấy Chân như không phải là một cái gì xa lạ, mà chính là chân-như nằm ngay nơi vạn tượng. Chân-nhu là khía cạnh Tịnh, mà vạn tượng là khía cạnh Động của một cái gọi là "Nhát như" hay "Tâm". Nhưng nếu đi sâu hơn nữa, thì Tịnh vàĐộng không phải là hai khía cạnh riêng rẽ, mà chính ngay trong Động có Tịnh, trong Tịnh có Động. Động là "sự" (vạn tượng), Tịnh là "lý" mà ta trực nhận được qua "Sự" qua cái "Trùng Trùng duyên khởi" của vạn hữu.

Đến "Chân như duyên khởi" luận là tâ đã tìm đến cái căn nguyên của vũ trụ vạn hữu. Nhưng nếu còn phải nói đến "Lục đại duyên khởi" và "Pháp-giới duyên khởi" là muốn tìm hiểu cái hành tướng, cái then máy của vạn tượng để trực nhận chơn như. "Lục đại duyên khởi'' luận là dựa trên kinh nghiệm mà suy diễn chân như . hai luận này không khác nhau về nội dung hay từnh bực, mà chỉ khác nhau về luận pháp mà thôi. Một bên đi từ Sự đến Lý, một bên đi từ lý đến sự.


Tóm lại, con người tự làm tự chịu, tự vẽ bức tranh tương lai cuộc đời mình.
Cụ gõ nhiều như vầy thì các ngón tay cóa mỏi hơm ah :)
 

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,128
Động cơ
622,095 Mã lực
Xuất thế ở cách thực hành tôn giáo, tín ngưỡng để từ bỏ tham- sân- si
1. Ăn chay,
2. Cạo đầu
3. Kg lập gia đình
4. Tu tập ở nơi hẻo lánh
5. Không có tổ chức, luật lệ thần quyền
6. Triết lý "ngộ - duyên" tự do tôn giáo.

Xưa, chùa chiền thường đc xây ở nơi hẻo lánh, xa xôi, ít người qua lại.
đoạn nay cụ Xpq có nói rồi, em xin nhấn mạnh lại sự dính kẹt. Kẹt là kẹt cái gì? dính vào cái hiểu nhầm giai đoan.
- thứ nhất Cần phải xác định lại là đạo Phật có thật sự xuất thế hay không? Nếu có thì tại sao Phật lại truyền đạo sau khi chứng đắc mà không vào niết bàn?
Cái thấy kẹt chính là ở chỗ này. mà xưa nay nhiêu người lầm tưởng
ví dụ
Đầu tiên loài người mới sinh ra vốn biết bơi, nhưng sau 1 thời gian tầm3- 5 năm thì khả năng đó mất hoàn toàn. Sau đó loài người phải tập bơi lại. Lúc mới tập bơi thi sao mà lặn xuống nổi lên trong nước như cá được, nên phải chuyên tâm rèn luyện, lúc rèn luyện thì kể cả có thầy ở đó cũng phải tự nỗ lực 1 mình. Đầu tiên thầy cho cái pháo như thể cứu cánh. nhưng khi đã bơi được rồi thì cầm cái phao sẽ làm cản trở mình bơi, thì nên bỏ nó đi. Lúc bơi dược lại thì nó không mất đi nữa, đến khi đổi thân.
Khi đã thành thục có thể dạy người khác bơi, hoặc trong quá trình học, khi bắt đầu biết được cách bơi thì có thể truyền day kinh nghiệm sơ đẳng như thở, và lấy hơi... khi thành thục kỹ thuật nào thì có thẻ dạy lại người khác ngay mà không cần phải giỏi.
Nếu người nào lợi dụng việc bơi để làm chuyện không hay,như dạy bơi kết hợp ăn rau , hay lái máy bay.. thì đâu phải là môn bơi xấu.
Nhìn vào vấn đề nên nhìn toàn diện. cái gì cũng có lúc bắt đầu và quá trình của nó. Tu học cũng không ngoại lệ.

- thứ hai. mục1,2, 3 là cụ nhầm về PG nói chung
1 ăn trong chánh niệm, (ăn chay chỉ là 1 phương tiện )
2 cư sỹ không cần cạo đầu ( phật giáo có hàng xuất gia và hạng cư sỹ)
3 thời Phật tại thế có thiếu gì người tại gia chứng thánh, Phật cũng là người đã lập gia đình.
4 Chỉ dành cho Ty kheo tu hạnh Đầu đà
5 có tổ chức, có giới luật, không công nhân đấng sang thế
..
Cụ có thể nói đúng về đoạn sơ khởi, của giới xuất gia tức là sau khi có duyện và bắt đầu xuất gia.Giai đoạn này chiếm nhiều hay ít thời gian của hành giả là do năng lực. còn sau khi thành tưu đươc một chút rồi thì có thể tùy duyên mà giáo hóa. đâu phải quá trình tu là chỉ 1 lần sống chết( xem Tiểu bộ kinh Nikaya) nên đừng nghĩ dùng 1 lần sống là có thể tu chứng mà đòi xuất thế
Vấn đề cần bàn là đạo Phật không phải là Nhập thế cũng không phải là xuất thế. không có chuyện Xuất gia xong là Niết bàn xuất thế luôn, hoặc đạt niết bàn là xuất thế gian. cái hiểu này là hiêu chưa đủ.
Phật sau khi chứng đắc( Hữu dư y) niết bàn thì bắt đầu thuyết pháp nhập thế, trước khi Phật xuất gia thì ai đã thức tỉnh Phật khiến ngài xuất gia đi tu? phải gặp một tu sỹ thì ngài mới khởi tâm đi tu. vậy giả sử xuất thế hết rồi thì ai ở lại thế gian để tiếp nối từ đời Phật này , sang đời Phật khác?
Nói như vậy để thấy được, vạn pháp biến đổi tùy thời tùy duyên.
Thời Phật tại thế , khi đi khất thực chính là lúc hóa duyên đưa Phật Pháp nhập thế. nên nói đạo Phật xuất thế gian là nói trên phương diện quả vị.
em muốn làm rõ ý đoạn này thôi, cụ hiểu thể nào là quan điểm riêng của cụ
 
Chỉnh sửa cuối:

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,128
Động cơ
622,095 Mã lực
Em phản đối nội dung bác chia sẻ như thế này.

" Nghiệp không có người tạo tác cũng không có người nếm quả, chỉ là do các uẩn chuyển biến, đó là sự nhận xét đúng với chân đế. Có nghiệp, có quả cũng giống như sự tuần hoàn của cây với trái cây (nghiệp và quả), mỗi mỗi làm nhân cho nhau để chuyển biến, không ai có thể nói được đầu mối và chung cục của nó." - Thanh tịnh đạo, Phật Âm, 19;24

Còn ý như bác nói, chẳng hóa ra quảng bá cho thần thông của đội tử vi à? Rồi dẫn cả ma cả Phật lẫn vào với nhau. A lại da thức là khái niệm của phái Duy Thức và phái này chứng minh khái niệm "thức" để biện giải về luân hồi luận Phật giáo. Là một luân hồi luận không mô tả linh hồn luẩn quẩn trong các không gian để đi đầu thai chịu các thân phận quy định cho nó.
Tuyệt vời, thớt này từ khi có 2 cao thủ vần K xuất hiện đã có các bài viết cực kỳ chât lượng ạ
Tuy nhiên để diễn gải cho rõ ý, em mạo muôi phân tích
1/ Khi đã chứng đắc, được giải thoát thi mới Áp dụng cái dòng này vào " Nghiệp không có người tạo tác cũng không có người nếm quả, chỉ là do các uẩn chuyển biến, đó là sự nhận xét đúng với chân đế. Có nghiệp, có quả cũng giống như sự tuần hoàn của cây với trái cây (nghiệp và quả), mỗi mỗi làm nhân cho nhau để chuyển biến, không ai có thể nói được đầu mối và chung cục của nó." . ngay cả trong đoạn trích cũng có nói đó là trong chân đế, Tức là sau khi thành tựu Được Trì giới, và đạt được đại định. Còn nếu chưa tới lúc đó thì nó không áp dụng cho người phàm phu thế tục( doạn này trong Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh có đề cập cảnh giới này). Nếu hiểu bằng tâm thế tục thì cẩn thận bị kẹt vào chấp đoạn kiến.( Phật dạy chúng sinh thường có 2 loai tưởng kiến, là chấp đoạn kiến và chấp thường kiến)
Còn trong thế tục( tục đế) thì sao?
Trong thế tục, khi chúng sinh đang ở lục đạo luân hồi chi phối. thì có đầy đủ Nhân_ Quả_ Nghiệp Duyện_ Luân hồi đó ah. Nó có hiện hữu nhưng bản chất không thật, Phật gọi đó là y báo
2/ Đọan bàn về Duy thức.
"A lại da thức là khái niệm của phái Duy Thức và phái này chứng minh khái niệm "thức" để biện giải về luân hồi luận Phật giáo"
- Duy thức học không phải sinh ra để phục vụ mục đích giải thích khái niệm trong luân hồi ah.
Mà từ Duy thức học có thể hiểu rõ cơ chế vận hành của thức uẩn.( Phật thuyết Ngũ Uẩn) Khiến cho quá trình Luân Hồi theo Phật thuyết nó dễ hình dung hơn, nên có thể có hoc giả nói thế hoăc nghĩ thế
- Mục đích của Duy Thức Học gói gọn " Tam giới Duy Tâm, Vạn pháp Duy Thức"
Tức là làm rõ nghĩa của các bài kinh Phật.( giải thích bằng Bát thức _Bách Pháp)
Nguồn gốc DTH nó là tiếp nối sự đúc kết của "Cửu Tâm" từ thượng tọa bộ
Cũng giống Thanh Tịnh Đạo Luận thôi anh ah
.Sau khi Thương tọa bộ Tích Lan Chọn lọc ra được bộ Kinh tàng trữ ở Tích lan. Thì ngài Phật Âm soạn và dich sang tiếng Pali thành bộ Kinh chọn lọc Nikaya và viết Thanh Tinh Đạo để luân giải. Nên Thanh Tịnh Đạo Luận là cái "bản đồ" cho Hành giả soi đường trong suốt quá trình tu tập.Thực ra nó chỉ là Tam Vô Lậu học được diễn giải ra.( nói 7 giai đoạn thanh tịnh thi chỉ có mấy từ thế thôi, nhưng người như em thì phải sông chết bao nhiêu kiếp cũng chưa chắc Luận Giải ra được các tác phẩm vĩ đại đó. chỉ mọng đọc mà hiểu đúng được là may mắn rồi. Nên Bàn với anh và các cụ trên này chỉ để giải trí và truy nguyên thôi. có gì không đúng thì các cụ bỏ qua cho .)
Các tư tưởng và duy trì ban đầu là tốt mà, thế nên ta thời nay cần phân biệt với những thứ dị đoan.
Giờ lên cả Youtube quảng bá kìa, so lại với các nguyên tắc ban đầu thì xa quá, cũng lại Tham thôi, muốn hút khách, đâu như khởi thủy nữa.
Về tu Phật, có thể lại chia ra làm 2 theo động lực cá nhân, là “duyên tu” và “nghiệp tu” từ chữ “duyên nghiệp”.
Người có nghiệp tu số lượng rất ít, không tu không được, rời chùa là ốm, phạm giới là trả giá kể từ ăn uống. Người “duyên tu” thì vào ra tuỳ thế, chả kiêng cữ gì (tất nhiên không muốn lộ ra), hiện nay thì số này áp đảo, phát sinh lắm chuyện.
Câu chuyện hình tượng nhập thế của cụ Tế Công rượu thịt pháp thuật đủ món thường được coi là 1 vị Phật (Tế Công Hoạt Phật), tin thì cứ tin bằng tâm, nhưng nếu xét bằng trí thì lại khác, sẽ thấy đặc thù cụ ấy là Đạo chứ không phải Phật.
Ta lấy cái tư tưởng thủy phát mà xét dùng, còn đến đoạn maketing tranh nhau rồi thì lắm chuyện lắm. :D
 

Quagia21

Xe máy
Biển số
OF-793211
Ngày cấp bằng
12/10/21
Số km
65
Động cơ
21,250 Mã lực
Tài, tài thật! trong này nhiều cụ uyên thâm về PG quá ah. Mà em nghĩ có khi chả mấy các cụ anh đạt cảnh giới chánh tư duy.
Em hóng truyện các cụ mợ thôi ah.
 

XPQ

Xe lăn
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
14,434
Động cơ
561,138 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Tuyệt vời, thớt này từ khi có 2 cao thủ vần K xuất hiện đã có các bài viết cực kỳ chât lượng ạ
Tuy nhiên để diễn gải cho rõ ý, em mạo muôi phân tích
1/ Khi đã chứng đắc, được giải thoát thi mới Áp dụng cái dòng này vào " Nghiệp không có người tạo tác cũng không có người nếm quả, chỉ là do các uẩn chuyển biến, đó là sự nhận xét đúng với chân đế. Có nghiệp, có quả cũng giống như sự tuần hoàn của cây với trái cây (nghiệp và quả), mỗi mỗi làm nhân cho nhau để chuyển biến, không ai có thể nói được đầu mối và chung cục của nó." . ngay cả trong đoạn trích cũng có nói đó là trong chân đế, Tức là sau khi thành tựu Được Trì giới, và đạt được đại định. Còn nếu chưa tới lúc đó thì nó không áp dụng cho người phàm phu thế tục( doạn này trong Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh có đề cập cảnh giới này). Nếu hiểu bằng tâm thế tục thì cẩn thận bị kẹt vào chấp đoạn kiến.( Phật dạy chúng sinh thường có 2 loai tưởng kiến, là chấp đoạn kiến và chấp thường kiến)
Còn trong thế tục( tục đế) thì sao?
Trong thế tục, khi chúng sinh đang ở lục đạo luân hồi chi phối. thì có đầy đủ Nhân_ Quả_ Nghiệp Duyện_ Luân hồi đó ah. Nó có hiện hữu nhưng bản chất không thật, Phật gọi đó là y báo
2/ Đọan bàn về Duy thức.
"A lại da thức là khái niệm của phái Duy Thức và phái này chứng minh khái niệm "thức" để biện giải về luân hồi luận Phật giáo"
- Duy thức học không phải sinh ra để phục vụ mục đích giải thích khái niệm trong luân hồi ah.
Mà từ Duy thức học có thể hiểu rõ cơ chế vận hành của thức uẩn.( Phật thuyết Ngũ Uẩn) Khiến cho quá trình Luân Hồi theo Phật thuyết nó dễ hình dung hơn, nên có thể có hoc giả nói thế hoăc nghĩ thế
- Mục đích của Duy Thức Học gói gọn " Tam giới Duy Tâm, Vạn pháp Duy Thức"
Tức là làm rõ nghĩa của các bài kinh Phật.( giải thích bằng Bát thức _Bách Pháp)
Nguồn gốc DTH nó là tiếp nối sự đúc kết của "Cửu Tâm" từ thượng tọa bộ
Cũng giống Thanh Tịnh Đạo Luận thôi anh ah
.Sau khi Thương tọa bộ Tích Lan Chọn lọc ra được bộ Kinh tàng trữ ở Tích lan. Thì ngài Phật Âm soạn và dich sang tiếng Pali thành bộ Kinh chọn lọc Nikaya và viết Thanh Tinh Đạo để luân giải. Nên Thanh Tịnh Đạo Luận là cái "bản đồ" cho Hành giả soi đường trong suốt quá trình tu tập.Thực ra nó chỉ là Tam Vô Lậu học được diễn giải ra.( nói 7 giai đoạn thanh tịnh thi chỉ có mấy từ thế thôi, nhưng người như em thì phải sông chết bao nhiêu kiếp cũng chưa chắc Luận Giải ra được các tác phẩm vĩ đại đó. chỉ mọng đọc mà hiểu đúng được là may mắn rồi. Nên Bàn với anh và các cụ trên này chỉ để giải trí và truy nguyên thôi. có gì không đúng thì các cụ bỏ qua cho .)

Thì thấy bác groupon cứ chém dọa tràn cung mây như thế thì cũng nên phải ý kiến tí để anh chị em cùng giữ cái nhận thức riêng thôi. :D:D:D:D:D
 

thngaylangthang

Xe ngựa
Biển số
OF-130800
Ngày cấp bằng
14/2/12
Số km
25,389
Động cơ
1,653,309 Mã lực
Nơi ở
Đó đây, langthang
Thì thấy bác groupon cứ chém dọa tràn cung mây như thế thì cũng nên phải ý kiến tí để anh chị em cùng giữ cái nhận thức riêng thôi. :D:D:D:D:D
Ở đây có một số cụ/mợ sẽ nhìn thấy còm này và một số thì ko nhìn thấy ạ :D :D :D
 

trauxanh

Xe lăn
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
14,259
Động cơ
427,691 Mã lực
Tuyệt vời, thớt này từ khi có 2 cao thủ vần K xuất hiện đã có các bài viết cực kỳ chât lượng ạ
Tuy nhiên để diễn gải cho rõ ý, em mạo muôi phân tích
1/ Khi đã chứng đắc, được giải thoát thi mới Áp dụng cái dòng này vào " Nghiệp không có người tạo tác cũng không có người nếm quả, chỉ là do các uẩn chuyển biến, đó là sự nhận xét đúng với chân đế. Có nghiệp, có quả cũng giống như sự tuần hoàn của cây với trái cây (nghiệp và quả), mỗi mỗi làm nhân cho nhau để chuyển biến, không ai có thể nói được đầu mối và chung cục của nó." . ngay cả trong đoạn trích cũng có nói đó là trong chân đế, Tức là sau khi thành tựu Được Trì giới, và đạt được đại định. Còn nếu chưa tới lúc đó thì nó không áp dụng cho người phàm phu thế tục( doạn này trong Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh có đề cập cảnh giới này). Nếu hiểu bằng tâm thế tục thì cẩn thận bị kẹt vào chấp đoạn kiến.( Phật dạy chúng sinh thường có 2 loai tưởng kiến, là chấp đoạn kiến và chấp thường kiến)
Còn trong thế tục( tục đế) thì sao?
Trong thế tục, khi chúng sinh đang ở lục đạo luân hồi chi phối. thì có đầy đủ Nhân_ Quả_ Nghiệp Duyện_ Luân hồi đó ah. Nó có hiện hữu nhưng bản chất không thật, Phật gọi đó là y báo
2/ Đọan bàn về Duy thức.
"A lại da thức là khái niệm của phái Duy Thức và phái này chứng minh khái niệm "thức" để biện giải về luân hồi luận Phật giáo"
- Duy thức học không phải sinh ra để phục vụ mục đích giải thích khái niệm trong luân hồi ah.
Mà từ Duy thức học có thể hiểu rõ cơ chế vận hành của thức uẩn.( Phật thuyết Ngũ Uẩn) Khiến cho quá trình Luân Hồi theo Phật thuyết nó dễ hình dung hơn, nên có thể có hoc giả nói thế hoăc nghĩ thế
- Mục đích của Duy Thức Học gói gọn " Tam giới Duy Tâm, Vạn pháp Duy Thức"
Tức là làm rõ nghĩa của các bài kinh Phật.( giải thích bằng Bát thức _Bách Pháp)
Nguồn gốc DTH nó là tiếp nối sự đúc kết của "Cửu Tâm" từ thượng tọa bộ
Cũng giống Thanh Tịnh Đạo Luận thôi anh ah
.Sau khi Thương tọa bộ Tích Lan Chọn lọc ra được bộ Kinh tàng trữ ở Tích lan. Thì ngài Phật Âm soạn và dich sang tiếng Pali thành bộ Kinh chọn lọc Nikaya và viết Thanh Tinh Đạo để luân giải. Nên Thanh Tịnh Đạo Luận là cái "bản đồ" cho Hành giả soi đường trong suốt quá trình tu tập.Thực ra nó chỉ là Tam Vô Lậu học được diễn giải ra.( nói 7 giai đoạn thanh tịnh thi chỉ có mấy từ thế thôi, nhưng người như em thì phải sông chết bao nhiêu kiếp cũng chưa chắc Luận Giải ra được các tác phẩm vĩ đại đó. chỉ mọng đọc mà hiểu đúng được là may mắn rồi. Nên Bàn với anh và các cụ trên này chỉ để giải trí và truy nguyên thôi. có gì không đúng thì các cụ bỏ qua cho .)
Ẹc…kakaka… :D
 

trauxanh

Xe lăn
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
14,259
Động cơ
427,691 Mã lực
Lại say rồi, em chém tí “ngoại lai” cho tỉnh…
Hiện tượng nhầm lẫn câu chữ/ngôn từ cũng thường thấy, có thể dẫn tới nhận thức mang máng hoặc định hình sai. Đang bàn tí chuyện các Đạo trong Tam giáo thì có vài lưu ý thế này:
- Phật giáo - Nho giáo- Lão giáo thì chữ “giáo” là dạy, tức là dạy người ta theo lý tưởng của Phật- Nho- hoặc Lão (riêng cái Lão còn các tên khác như Đạo, Tiên, Đạo Hoàng…). Là việc giảng dạy truyền thụ, tức là việc của người giảng bài, giáo huấn của các bậc trên.
- Nhưng nói đến Đạo là Đạo Nho - Đạo Phật - Đạo Lão thì chữ Đạo ở đây lại là “con đường tiếp thu hướng tới”, tức là con đường phấn đấu của bất kỳ ai hướng tới lý tưởng đó, bất kể là bề trên hay là mới nhập môn, đều phải thế cả.
- Riêng bố Lão (tức Đạo, Tiên…) thì chữ Đạo trong nghĩa này (ví dụ Đạo giáo) không phải là “con đường đi” như ý trên đã trình bày, mà lại là “chân lý tự nhiên tối thượng và các quy luật của nó” (đại khái thế, còn từ ngữ kinh viện có thể gọi là Trời, là Một, là Một Cả, là Thiên Địa, là Thái Tôn…etc). Tức là chữ Đạo này không mang nghĩa là “con đường” mà mang nghĩa bao trùm thống trị của tự nhiên đối với mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ này.
Thế nên khi nghe thấy chữ Đạo, ví dụ Đạo Nho chẳng hạn, thì là con đường đi của Nho học thôi, chứ không phải chữ Đạo trong Đạo Giáo, Đạo Giáo là dạy về quy luật giời đất tối cao, biết nó, tôn trọng nó, nương vào nó mà chọn lợi ích.
Đó là 1 chút để phân biệt, tránh nhầm chữ Đạo, không phải cứ nói đến Đạo là chủ thể và khách thể cũng như ý nghĩa… như nhau cả. :D
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top