[Funland] Nồi cơm tách đường là trò bịp bợm để bán hàng ?

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,242
Động cơ
566,260 Mã lực
Bỏ qua chữ đường đi cho bớt trừu tượng.
Bún có % tinh bột thấp hơn cơm. Vậy máy làm bún đó biến tinh bột thành cái j? Cụ cứ trả lời tinh bột nó biến thành cái gì, ngắn gọn.
Bác nên tìm hiểu cho kỹ đã
Chỉ số đường huyết của cơm thường là 87, của bún là 24, nó không biểu thị lượng tinh bột có trong cơm và bún nhiều hay ít, mà nó nói đến lượng tinh bột xấu, loại tinh bột hấp thu nhanh, đi ngay vào máu sau khi ăn. Còn lượng tinh bột hấp thu chậm không cần quan tâm, vì nó không làm quá tải tuyến tụy
 

CR-Vic

Xe container
Biển số
OF-85743
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
8,107
Động cơ
476,451 Mã lực
Như vậy là bọn kia quảng cáo láo.

Em thấy có bác gì nói là nồi Nhật cũng có loại như thế. Để em search google xem thế nào! Nếu Nhật nó có thật thì cũng phải thận trọng khi nhận xét bác nhỉ!

PS: vừa dành mấy giây search Google ra cả lô các loại nồi cơm điện tách đường của Nhật có tên tuổi quá nổi tiếng là Zojirushi cơ đấy!

Nếu khả thi thì tương lai sẽ có:
- Đường tách đường.
- Muối tách NaCl.
Còn lại cái j thì tùy vào độ ngu của người xem quảng cáo.
 

SongTu

Xe buýt
Biển số
OF-430650
Ngày cấp bằng
17/6/16
Số km
996
Động cơ
224,650 Mã lực
Tuổi
45

SongTu

Xe buýt
Biển số
OF-430650
Ngày cấp bằng
17/6/16
Số km
996
Động cơ
224,650 Mã lực
Tuổi
45
Lượng đường tự do trong gạo cực thấp, đường được hấp thụ nhiều khi thức ăn được tiêu hóa ở ruột non. Cao hơn rất nhiều lần so với lượng đường có sẵn trong cơm hay được giải phóng do men trong nước bọt,...!
Muốn ăn cơm ít đường tự do thì tìm loại gạo được bảo quản lâu ngày.
Khi được bảo quản hạt gạo vẫn tiếp tục "chín", đường tự do, tinh bột mạch ngắn vẫn tiếp tục được nối với nhau thành tinh bột mạch dài, khó tiêu hơn (nên cơm gạo mới thường ngon hơn cơm gạo hẩm - tức là gạo bị bảo quản lâu)!
Cụ nói em mới nhớ. Ngày xưa tụi em ăn gạo kho theo tem phiếu, nó mốc xanh mốc đó, vón cục, thằng nào thằng nấy ăn nhiêu cũng gầy giơ xương, đé.o mập được. Phương pháp tách đường là đây chứ đâu, các cụ nhà ta phát minh ra từ thời 8x, đã được kiểm chứng qua thực tiễn; không chịu học hỏi, cứ mất tiền cho 3 cái phương pháp chưa được kiểm chứng là sao :D
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
33,204
Động cơ
993,684 Mã lực
chinhatm nói:
Phở, bún, bánh cuốn... Không đơn thuần giảm hàm lượng đường huyết bằng cách tăng khối lượng đâu.

Đơn giản, nếu coi đó là một cái máy làm bún, nhưng cắt nhỏ ra như hạt cơm, thì nó có thể làm giảm hàm lượng đường huyết của sản phẩm xuống còn 1/3 là chuyện bình thường.
Tóm lại, ý tôi là hoàn toàn có thể có loại máy (nồi) chế biến gạo thành một loại đồ ăn có chỉ số đường huyết thấp hơn nhiều so với cơm nấu theo cách thông thường.
Cụ không giải thích được cơ chế, chỉ tin thôi thì nói làm gì.
Ông ấy đã viết rồi "Rất có niềm tin...".
Việc lôi cái chỉ số glycemic để so sánh cơm với bún như vậy là rất cẩu thả, nhất là so sánh như thế để bào chữa cho cái loại nồi cơm này!
Bún cũng là tinh bột gạo được nhũ hóa (nấu chín), nhưng trước đó hạt gạo đã được xay kỹ thành bột mịn, rồi ép lại thành sợi bún. Sợi bún rất đặc, cách ăn bún nhiều nước lại làm cho quá trình nhai rất dối, chủ yếu là việc cắt ngắn bớt sợi bún, vào dạ dầy rồi chuyển xuống ruột non. Do sợi bún đặc, dịch ruột non với các enzymes tiêu hóa tinh bột chỉ tác động được vào phần ngoài của sợi bún, nên không tiêu hóa nhanh được.
Còn hạt cơm, được nhai kỹ khi xuống dạ dầy còn được trộn với a xit HCl để phá vỡ liên kết và với sự co bóp của thành dạ dầy đã biến khối cơm này thành 1 dạng cháo mịn. Khi xuống ruột non, diện tích tiếp xúc cho dịch ruột và các enzymes tăng lên rất nhiều. Mặt khác hạt cơm không quá đặc mà khá xốp nên dịch+enzymes không chỉ tác động bề mặt ngoài mà còn thấm sâu vào trong để thủy phân các mảnh hạt cơm nhỏ từ bên trong. Quá trình diễn ra nhanh hơn so với những sợi bún rất nhiều. Ngày xưa khi còn đói kém, trong các nhà ăn tập thể vẫn dán những khẩu hiệu "Ăn chậm, nhai kỹ", đó là cách rất tốt không chỉ để tránh đau dạ dầy mà giúp tiêu hóa tốt hơn.
Còn cái nồi cơm kia không giúp được hạt gạo đặc hơn như khi người ta làm bún nên chẳng thể lôi mấy sợi bún vào quảng cáo cho nó!!!
 

SongTu

Xe buýt
Biển số
OF-430650
Ngày cấp bằng
17/6/16
Số km
996
Động cơ
224,650 Mã lực
Tuổi
45
Muốn để lượng đường được tiêu hóa từ cơm ít đi thì rất đơn giản.
Cơm càng sống càng khó tiêu. Với hệ tiêu hóa của con người, ăn gạo sống thì chưa chắc 1 nửa đã được tiêu hóa.
Nấu cơm cho chín là nhũ hóa tinh bột, tạo điều kiện cho các enzyme trong ruột non tiếp xúc để tiêu hóa. Tinh bột không được nhũ hóa, enzyme tiếp xúc khó, sẽ ít đường được tạo ra,...
Hoặc là ăn ít cơm đi, sợ quá đừng ăn cơm!!!
Có 1 cách rất đơn giản, dùng nồi thường cũng được.
Khi nấu cơm, đổ thật nhiều nước, chờ xôi kỹ thì chắt hết nước cơm đổ đi, cho nước trắng nóng vào nấu tiếp rồi lại chắt nước tiếp cho đến khi nó trong vắt, nấu đến khi cơm chín, em đảm bảo là tách được 1 lượng đáng kể đấy :D
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
33,204
Động cơ
993,684 Mã lực
Có 1 cách rất đơn giản, dùng nồi thường cũng được.
Khi nấu cơm, đổ thật nhiều nước, chờ xôi kỹ thì chắt hết nước cơm đổ đi, cho nước trắng nóng vào nấu tiếp rồi lại chắt nước tiếp cho đến khi nó trong vắt, nấu đến khi cơm chín, em đảm bảo là tách được 1 lượng đáng kể đấy :D
100g gạo trắng có khoảng 1,15g đường.
1 thìa cà phê đường nặng khoảng 6,5g.
Nếu ăn 1 thìa cà phê cơm và tiêu hóa được hết sẽ cho 1,8g đường glucose!
 

Dream Hilux

Xe tăng
Biển số
OF-119159
Ngày cấp bằng
3/11/11
Số km
1,874
Động cơ
395,866 Mã lực
Em cũng tiểu đường 6.5 mà thấy thông tin mông lung quá
 

Dở người

Xe điện
Biển số
OF-492539
Ngày cấp bằng
27/2/17
Số km
2,495
Động cơ
228,188 Mã lực
Bỏ qua chữ đường đi cho bớt trừu tượng.
Bún có % tinh bột thấp hơn cơm. Vậy máy làm bún đó biến tinh bột thành cái j? Cụ cứ trả lời tinh bột nó biến thành cái gì, ngắn gọn.
Tinh bột trong bún được làm chua, do đó lượng đường GI thấp hơn cơm cụ ạ. Lượng calo có thể bằng cơm (với lượng tinh bột ngang nhau, ví dụ 1kg cơm calo bằng 1,7 kg bún) nhưng chỉ số đường GI bún thấp hơn cơm. Vì vậy bún ít ảnh hưởng tới đường huyết hơn so với cơm.
Ví dụ như đậu khuôn. Ăn đậu khuôn sống (đậu trắng) lượng cab rất thấp. Nhưng cũng miếng đậu ấy, chiên lên thì lượng cab cao hơn. Cùng là một thực phẩm, các cách chế biến khác nhau đem lại hiệu quả dinh dưỡng khác nhau cụ ạ.
Lượng tinh bột không phải là chỉ số duy nhất để tính toán ảnh hưởng tới đường huyết. Ví dụ như khoai lang có lượng tinh bột cao nhưng chỉ số GI thấp, vì vậy ăn khoai tốt cho sức khoẻ hơn ăn cơm.
Còn cái nồi cơm tách đường này em chưa xài, cũng không rõ cơ chế hoạt động thế nào nên không dám chém.
 

Maus

Xe điện
Biển số
OF-366476
Ngày cấp bằng
12/5/15
Số km
4,683
Động cơ
297,027 Mã lực
Nơi ở
Hang đá
Có 1 cách rất đơn giản, dùng nồi thường cũng được.
Khi nấu cơm, đổ thật nhiều nước, chờ xôi kỹ thì chắt hết nước cơm đổ đi, cho nước trắng nóng vào nấu tiếp rồi lại chắt nước tiếp cho đến khi nó trong vắt, nấu đến khi cơm chín, em đảm bảo là tách được 1 lượng đáng kể đấy :D
Thì đúng là cái nồi tách đường nó chỉ khác nồi thường là có thêm khâu chắt nước thôi mà cụ. Việc nấu cơm chắt nước là việc ông bà mình làm cả ngàn năm rồi.

Tóm lại, thay vì đường trong gạo thoát ra nước cơm rồi thấm ngược trở lại thì bây giờ được loại bỏ luôn. Hơn nữa, loại đường phản ứng nhanh RDS (làm tăng đột biến đường máu) cũng là loại được tách bỏ nhiều vì nó nhanh thoát ra khỏi gạo vào nước cơm.

Như vậy về mặt thực tế, thay vì tốn tiền mua nồi này thì chỉ cần... ăn ít cơm hơn một chút là xong. =)) Cái nồi này chắc chỉ giải quyết cho tụi mình đỡ nguy cơ đường ma vẫn thoải mái ăn no hơn.

Nguyên lý đơn giản vậy thôi, chả có gì cao siêu. Nên bán giá như vậy là hơi đắt.

Rice just like any other carbohydrate is made up of 2 starches. The 2 starches that make up rice are Amylose and Amylopectin. It is the ratio of these starches that determine if a particular carbohydrate classifies as RDS (Rapidly Digestible Starch) or SDS (Slowly Digestible Starch). Rice has a higher Amylopectin to Amylose ratio therefore classifying it as an RDS while Oats has a higher Amylose to Amylopectin ratio classifying it as an SDS. During the cooking process the RDS molecules which are usually heavily branched leave the rice grain and dissolve in water at a certain temperature which is called the gelatinization temperature of rice. This gelatinization temperature varies for different varieties of rice depending on whether the particular rice is short grain, medium grain or long grain. The end result is that rice cooked in the Grayns Rice Cooker has a higher Amylose to Amylopectin ration as opposed to a higher Amylopectin to Amylose ratio almost on par with oats thereby classifying it as an SDS. With the RDS removed, rice is no longer the sugar that it would be. Rather it becomes a healthier carbohydrate that provides the energy while digesting slowly into our blood stream without spiking blood glucose levels.

 
Chỉnh sửa cuối:

HHĐT

Xe điện
Biển số
OF-442691
Ngày cấp bằng
4/8/16
Số km
2,092
Động cơ
228,369 Mã lực
Nơi ở
cạnh nhà hàng xóm
Dạo này mở VOV giao thông toàn thấy quảng cáo loại nồi này. E thấy có phần phóng đại vô lý, đang
định mở thớt phân tích về cái này thì may quá có bài viết sẵn, e đưa lên đây để cccm cùng chém ạ :D

Nồi cơm tách đường đang được quảng cáo và rao bán trên Facebook, YouTube như giải pháp hiệu quả dành cho người mắc tiểu đường, mong muốn giảm cân.

Được quảng cáo có công năng đặc biệt, vì vậy, giá của những chiếc nồi này cũng đắt hơn so với các loại nồi cơm điện truyền thống. Tại một số siêu thị điện máy, chúng được rao bán với giá 4-6 triệu đồng. Trên Facebook, một số tài khoản còn rao bán loại nồi có xuất xứ của Đài Loan có giá rẻ nhất là 2,6 triệu, trong khi loại nồi của Malaysia có giá gần 15 triệu.

Trước những quảng cáo rầm rộ trên mạng, bác sĩ Phan Quốc Sỹ, khoa Nội khoa - Tiểu đường (Bệnh viện Bạch Mai), bức xúc: “Tôi xin bác bỏ trò lừa bịp này của những kẻ lợi dụng lòng tin của mọi người để bán hàng vô bổ trục lợi”.

Chuyên gia này phân tích cơm chín hoặc bánh mì chứa 50% gluxit phức hợp dưới dạng tinh bột amidon. Khi vào cơ thể, đường sẽ được các men tiêu hóa như amylase... thủy phân thành đường đơn glucose để được hấp thụ thấm vào máu tĩnh mạch cửa rồi dự trữ ở gan dưới dạng glycogen, để dùng dần giữa các bữa ăn trong ngày, lấy năng lượng cho tế bào cơ và não hoạt động. Nếu tách và loại đường trong tinh bột, không có năng lượng cho hoạt động của các tế bào trong cơ thể. "Thật là hoang đường khi nói có thể loại hoặc tách gluxit trong cái được gọi là 'nồi cơm điện tách đường' này”, chuyên gia chia sẻ.




Full link:
https://tintuconline.com.vn/suc- khoe/noi-com-tach-duong-la-tro-bip-bom-de-ban-hang-n-410419.html
Co phải cái nồi mà tay trung mù QC trên tv phải ko cụ.?
 

vnledigmann

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-332303
Ngày cấp bằng
22/8/14
Số km
8,762
Động cơ
351,344 Mã lực
Doanh nghiệp quảng cáo láo, chính quyền ở đâu?
Ko có tiền kệ cmcm nhá. Cứ phải ra tiền làm luôn. Đi bắt mũ bảo hiểm thì nhanh như chảo chớp nhưng những cái này còn lâu vì ohair giấy nọ phép kia mà éo ra tiền đút túi đf.
 

vnledigmann

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-332303
Ngày cấp bằng
22/8/14
Số km
8,762
Động cơ
351,344 Mã lực
Có tý đường trong cơm nó ngon dễ ăn lại đi bỏ đi. Miẹ đúng là điên. Cứ ăn ko đường thế này cơ thể nó sẽ tự thích nghi ko sản xuất ra isulin nữa thì thôi, lại thêm bệnh vào người.
 

SongTu

Xe buýt
Biển số
OF-430650
Ngày cấp bằng
17/6/16
Số km
996
Động cơ
224,650 Mã lực
Tuổi
45
Thì đúng là cái nồi tách đường nó chỉ khác nồi thường là có thêm khâu chắt nước thôi mà cụ. Việc nấu cơm chắt nước là việc ông bà mình làm cả ngàn năm rồi.

Tóm lại, thay vì đường trong gạo thoát ra nước cơm rồi thấm ngược trở lại thì bây giờ được loại bỏ luôn. Hơn nữa, loại đường phản ứng nhanh RDS (làm tăng đột biến đường máu) cũng là loại được tách bỏ nhiều vì nó nhanh thoát ra khỏi gạo vào nước cơm.

Như vậy về mặt thực tế, thay vì tốn tiền mua nồi này thì chỉ cần... ăn ít cơm hơn một chút là xong. =)) Cái nồi này chắc chỉ giải quyết cho tụi mình đỡ nguy cơ đường ma vẫn thoải mái ăn no hơn.

Nguyên lý đơn giản vậy thôi, chả có gì cao siêu. Nên bán giá như vậy là hơi đắt.

Rice just like any other carbohydrate is made up of 2 starches. The 2 starches that make up rice are Amylose and Amylopectin. It is the ratio of these starches that determine if a particular carbohydrate classifies as RDS (Rapidly Digestible Starch) or SDS (Slowly Digestible Starch). Rice has a higher Amylopectin to Amylose ratio therefore classifying it as an RDS while Oats has a higher Amylose to Amylopectin ratio classifying it as an SDS. During the cooking process the RDS molecules which are usually heavily branched leave the rice grain and dissolve in water at a certain temperature which is called the gelatinization temperature of rice. This gelatinization temperature varies for different varieties of rice depending on whether the particular rice is short grain, medium grain or long grain. The end result is that rice cooked in the Grayns Rice Cooker has a higher Amylose to Amylopectin ration as opposed to a higher Amylopectin to Amylose ratio almost on par with oats thereby classifying it as an SDS. With the RDS removed, rice is no longer the sugar that it would be. Rather it becomes a healthier carbohydrate that provides the energy while digesting slowly into our blood stream without spiking blood glucose levels.

Đúng rồi cụ. Thay vì chiết hết cmn tinh bột trong gạo cho khó thì nhai cmn rơm cho rồi, bò nó nhai rơm vẫn khoẻ như tru mà :D
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,242
Động cơ
566,260 Mã lực
Ông ấy đã viết rồi "Rất có niềm tin...".
Việc lôi cái chỉ số glycemic để so sánh cơm với bún như vậy là rất cẩu thả, nhất là so sánh như thế để bào chữa cho cái loại nồi cơm này!
Bún cũng là tinh bột gạo được nhũ hóa (nấu chín), nhưng trước đó hạt gạo đã được xay kỹ thành bột mịn, rồi ép lại thành sợi bún. Sợi bún rất đặc, cách ăn bún nhiều nước lại làm cho quá trình nhai rất dối, chủ yếu là việc cắt ngắn bớt sợi bún, vào dạ dầy rồi chuyển xuống ruột non. Do sợi bún đặc, dịch ruột non với các enzymes tiêu hóa tinh bột chỉ tác động được vào phần ngoài của sợi bún, nên không tiêu hóa nhanh được.
Còn hạt cơm, được nhai kỹ khi xuống dạ dầy còn được trộn với a xit HCl để phá vỡ liên kết và với sự co bóp của thành dạ dầy đã biến khối cơm này thành 1 dạng cháo mịn. Khi xuống ruột non, diện tích tiếp xúc cho dịch ruột và các enzymes tăng lên rất nhiều. Mặt khác hạt cơm không quá đặc mà khá xốp nên dịch+enzymes không chỉ tác động bề mặt ngoài mà còn thấm sâu vào trong để thủy phân các mảnh hạt cơm nhỏ từ bên trong. Quá trình diễn ra nhanh hơn so với những sợi bún rất nhiều. Ngày xưa khi còn đói kém, trong các nhà ăn tập thể vẫn dán những khẩu hiệu "Ăn chậm, nhai kỹ", đó là cách rất tốt không chỉ để tránh đau dạ dầy mà giúp tiêu hóa tốt hơn.
Còn cái nồi cơm kia không giúp được hạt gạo đặc hơn như khi người ta làm bún nên chẳng thể lôi mấy sợi bún vào quảng cáo cho nó!!!
Bác không nên mang mớ kiến thức uyên thâm ra để phân tích việc ăn cơm và ăn bún.
Việc phân tích chỉ số đường huyết của cơm và bún người ta làm như nhau, chứ không giống việc nhai cơm với bún.
Chỉ cần nghĩ đơn giản: Người VN có thể chế biến gạo thành loại đồ ăn có chỉ số đường huyết thấp hơn cơm nhiều thì người Nhật cũng có thể.
Tôi không nói đến cái nồi cụ thể nào, mà tôi nói đó là việc hoàn toàn có thể
 

manhmeo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-40748
Ngày cấp bằng
16/7/09
Số km
1,717
Động cơ
480,907 Mã lực
Đ M thằng nào có học lại chạy quảng cáo cho bợn này


Ờ hình như có diễn đàn.... ô tô phân gì đó thì phải :D
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
33,204
Động cơ
993,684 Mã lực
Bác không nên mang mớ kiến thức uyên thâm ra để phân tích việc ăn cơm và ăn bún.
Việc phân tích chỉ số đường huyết của cơm và bún người ta làm như nhau, chứ không giống việc nhai cơm với bún.
Chỉ cần nghĩ đơn giản: Người VN có thể chế biến gạo thành loại đồ ăn có chỉ số đường huyết thấp hơn cơm nhiều thì người Nhật cũng có thể.
Tôi không nói đến cái nồi cụ thể nào, mà tôi nói đó là việc hoàn toàn có thể
Đó là người ta giải thích sao bún có chỉ số glyceramic thấp hơn cơm.
Còn niềm tin của bác thì bác cứ việc giữ lấy!
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
33,204
Động cơ
993,684 Mã lực
Ví dụ như đậu khuôn. Ăn đậu khuôn sống (đậu trắng) lượng cab rất thấp. Nhưng cũng miếng đậu ấy, chiên lên thì lượng cab cao hơn. Cùng là một thực phẩm, các cách chế biến khác nhau đem lại hiệu quả dinh dưỡng khác nhau cụ ạ.
...
Đó đã là 2 thực phẩm khác nhau rồi.
Khi bác ăn sống thì không có dầu,
Lúc chiên lên thì 1 lượng dầu không nhỏ thấm vào, lúc đó phải là miếng đậu ấy+dầu ăn.
Dầu ăn có lượng ca lo cao gấp đôi đường bột và đạm!!!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top