[CCCĐ] Nước Mỹ, cứ từ từ mà khám phá

hieutcnd

Xe điện
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
4,427
Động cơ
489,339 Mã lực
Sáng hôm nay chẳng hiểu thế nào cả 2 vợ chồng đều ngủ quên, đến lúc bọn trẻ con dậy thì bố mwj mới tỉnh thì đã gần 8h. Lại mất thời gian nấu ăn sáng và nấu cho trưa nên muộn mất xe bus của bọn trẻ. Bố phải lái xe đưa đến trường.

Trường học 9h bắt đầu nên 8h45 mới bắt đàu mở cửa cho bọn trẻ vào. Đa phần là bọn nó tự đi xe bus nhưng cũng có 1 số gia đình lái xe đưa con đi.




Để đưa bọn trẻ vào lớp có 2 hình thức, hoặc là đậu xe ở bãi đỗ xe và đưa con vào, hai là drop off, có nghĩa là lái xe đến tận cổng, thả con ở đấy rồi lại lái xe đi. Chính vì vậy mà có 2 làn đường, làn Drive Through dành cho xe đi thẳng ko dc dừng, làn Drop Off, các xe xếp hàng chờ đến lượt để thả con ở cổng trường.



Đây là thầy hiệu trưởng, đứng ra điều tiết giao thông



 

hieutcnd

Xe điện
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
4,427
Động cơ
489,339 Mã lực
Em lười đứng đợi nên đậu ở parking lot cho bọn trẻ chạy vào rồi chạy vào làn Drive through để đi luôn

 

hieutcnd

Xe điện
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
4,427
Động cơ
489,339 Mã lực
Lại nói về chuyện cột điện, ở đây ngoài trừ một số tuyến chính cột điện dc làm bằng kin loại và dc đi cáp ngầm, còn lại đa phần là cột gỗ và đi cáp nổi. Có lẽ các bạn ấy rừng nhiều, cây gỗ sẵn nên tận dụng làm cột điện. Mà các cột này thì siêu vẹo lung tung :)

Đây là phố chính, dc đi cáp ngầm và cột bằng kim loại




Còn đây là các cột điện bằng gỗ siêu vẹo ở các phố nhỏ :)

 

hieutcnd

Xe điện
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
4,427
Động cơ
489,339 Mã lực
Cũng chính vì phải đưa bọn nhỏ đến trường nên bộ bị lỡ mất sự kiện "9/11 remembrance" ở trường. Sự kiện 11/9 mãi mãi được nhắc đến như 1 vết thương trong lòng nước Mỹ, bởi vậy mặc dù đã trải qua 18 năm nhưng năm nào người ta cũng làm lễ tưởng niệm những nạn nhân xấu số. Ở trường của mình, họ xây hẳn cái đài tưởng niệm dành riêng cho sự kiện này. Gọi là đài tưởng niệm cho oai thôi chứ thực ra nó là 2 cái cọc bê tông được đan chéo thành hình chữ thập vào nhau. Cũng dễ hiểu thôi vì các bạn Mỹ thường vốn ko quá quan trọng đến hình thức.

Năm nào đến ngày này thì cũng có sự hiện diện của thị trưởng thành phố và đội lính cứu hoả. Buổi lễ bắt đầu lúc 9am, lúc mình đến là 9:30, họ vừa mới kết thức buổi lễ :(























 

hieutcnd

Xe điện
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
4,427
Động cơ
489,339 Mã lực
Hôm qua là ngày 11/9, là ngày kỷ niệm 18 năm một trong những sự kiện đau thương nhất trong lịch sử nước Mỹ thời kỳ hiện đại. Cu bé được cô cho đọc cuốn sách "14 con bò tặng nước Mỹ" (14 cows for America). Đây là lời nhắn của cô
"Để tưởng nhớ ngày 11 tháng 9, tôi đã đọc cuốn sách, 14 con bò cho nước Mỹ của Carmen Deedy và Wilson Kimeli Naiyomah. Khi chúng tôi khám phá các khái niệm về ý nghĩa của con người tôi và các con đã học về lòng trắc ẩn và sự hào phóng của người Maasai để đáp lại thảm kịch ngày 11 tháng 9 năm 2001. Dựa trên một câu chuyện có thật, bộ lạc Maasai ở Kenya đã tặng 14 con bò để an ủi sự đau buồn mà người Mỹ trải qua vào ngày 9-11. Câu chuyện này là một ví dụ tuyệt vời về cách mọi người từ các nền văn hóa, sắc tộc, chủng tộc... khác nhau có thể mở rộng lòng tốt và sự đồng cảm với nhau; những đặc điểm làm cho tất cả chúng ta là con người độc đáo. Cha mẹ, nếu bạn không quen thuộc với cuốn sách này, tôi khuyến khích bạn nên xem cuốn sách này trên YouTube, thư viện hoặc mua một bản sao cho thư viện cá nhân của bạn. Yêu cầu con bạn chia sẻ những kiến thức và / hoặc sự thật thú vị mà chúng đã học được từ việc đọc sách ngày




Còn đây là youtube đọc về cuốn truyện

 

hieutcnd

Xe điện
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
4,427
Động cơ
489,339 Mã lực
Đây là lời viết tựa của tác giả cuốn truyện


Tôi là Kimeli trong câu chuyện này. Tôi lớn lên trong một ngôi làng nhỏ ở Kenya, nơi có bộ tộc Maasai sinh sống. Khi tôi còn là một cậu bé, mẹ tôi nói tôi quá hiền để có thể trở thành chiến binh Maasai. Tôi nuôi những con bọ non trong bụi rậm và giải cứu những con kiến chết đuối khỏi vũng nước. Tôi thích chăm sóc những con bò, tôi đã cảm thấy có liên kết chặt chẽ với những con bò này. Một cậu bé Maasai giống như một trong những con bê trong đàn bò. Cậu uống sữa từ những con bò và cảm thấy được bảo vệ bởi những con bò. Mẹ tôi quá nghèo để sở hữu một con bò. Tôi đã mơ về có một ngày nào đó tôi đủ tiền để mua 1 con bò cho mẹ và tôi. Đó là giấc mơ lớn nhất của tôi.

Khi còn là một cậu bé, tôi đã dành phần lớn thời gian của mình quây quần bên các bô lão của bộ lạc của tôi. Thông qua họ mà tôi học được trái tim dịu dàng của tôi không phải là một điều xấu. Họ đã dạy tôi rằng Maasai coi trọng sự bao dung hơn là sức mạnh và sự táo bạo. Tổ tiên chúng ta cũng coi trọng lòng trắc ẩn và lòng tốt đối với bất cứ ai có nhu cầu: trẻ mồ côi, góa phụ, người lạ. Họ dậy tôi rằng "Để chữa lành nỗi đau trong tim ai đó thì bạn hãy cho họ thứ gì đó gần với trái tim của bạn"
Khi tôi lớn hơn, tôi đã giành được học bổng du học tại Hoa Kỳ. Nhiều bà mẹ Mỹ và các ông bố đón tôi đến nhà như họ sẽ là con của họ. Giống như những người lớn tuổi của tôi ở buôn làng Maasai, những người này đã cho tôi thấy lòng tốt của họ bằng cách giúp tôi có được một nền giáo dục tốt.
Nước Mỹ trở thành ngôi nhà thứ hai của tôi. Tôi có mặt ở thành phố New York vào ngày 11 tháng 9 năm 2001. Điều gì đã xảy ra ngày hôm đó thật tàn khốc.
Nhiều người bị bỏ lại mà không có mẹ và cha, anh chị em của họ. Giống như vô số những người khác, tôi đã tận mắt chứng kiến những người lính cứu hỏa và cảnh sát đã dũng cảm liều mạng để cứu người. Trái tim chiến binh không thể ngồi yên trong tôi. Tôi muốn làm một cái gì đó để giúp đỡ nước Mỹ. Trái tim thời thơ ấu của tôi nói cho tôi biết phải làm gì "Để chữa lành một trái tim đau khổ, cách tốt nhất là cho đi một cái gì đó thật thân yêu của riêng bạn". Tôi đã tiết kiệm đủ để hoàn thành giấc mơ và mua một con bò. Tôi quyết định rằng con bò, một biểu tượng của cuộc sống của bộ lạc Maasai, sẽ là món quà của tôi
dành tặng cho người Mỹ.

Nhưng đó là cơn đau rất lớn mà chỉ 1 lồng ngực của tôi không thể san sẻ đủ, tôi đã yêu cầu những người lớn tuổi trong làng của tôi ban phước cho con bò, làm cho nó trở nên đặc biệt để món quà có thêm giá trị giúp cho bớt đi phần nào nỗi đau của người Mỹ.

Tôi trở lại Kenya vào mùa xuân năm sau và kể câu chuyện về ngày bi thảm đó ở thành phố New York. Nghe câu chuyện của tôi, nhìn thấy những giọt nước mắt của tôi, tinh thần cổ xưa của bộ lạc tôi đã bị khuấy động. Khi tôi dưa con bò của tôi ra làm phước, những người khác đã dâng lên những con bò quý giá của riêng họ. Mười bốn con bò đã được ban phước ngày hôm đó. Đó là một khoảnh khắc tuyệt vời trong làng của tôi. Chúng tôi đã góp phần giúp chữa lành nỗi đau của một dân tộc ở nơi xa xôi.

Khi đại sứ Mỹ và vợ ông đến làng chúng tôi để nhận những con bò, họ hát những bài hát cảm tạ. Mặc dù mọi người trong bộ lạc không hiểu bài hát, nhưng họ đứng cùng với người Mỹ và cùng đặt tay của họ lên trên ngực. Nhìn thấy hàng trăm người Maasai đứng cạnh mình trong im lặng tôn trọng, ngày đại sứ đã khóc. Nước mắt anh khiến người Maasai bất ngờ, và tất cả chúng tôi đều thực sự thấy xúc động. Một sự kết nối giữa hai nền văn hóa đã được thực hiện. Chúng tôi cảm thấy chúng tôi cũng đã san sẻ phần nào nỗi đau của người Mỹ vào trái tim mỗi người Maasai chúng tôi.

Những con bò thiêng liêng, đã không bao giờ bị giết thịt. Chúng vẫn được chúng tôi chăm sóc ở Kenya, dưới sự hướng dẫn của người cao tuổi đáng kính Mzee Ole-Yiampoi. từ 14 con bây giờ đàn bò đã lên đến con số hơn ba mươi lăm. Chúng tiếp tục là biểu tượng của niềm hy vọng từ người Maasai
dành cho nước Mỹ. Điều ước của người Maasai là mỗi khi người Mỹ nghe thấy câu chuyện đơn giản về mười bốn con bò này, họ sẽ tìm thấy sự thanh thản trong mình





 
Chỉnh sửa cuối:

hieutcnd

Xe điện
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
4,427
Động cơ
489,339 Mã lực
Bắt đầu năm học mới cũng là lúc các bạn ấy bắt đầu trở lại cho mùa giải football (bóng bầu dục). Thành phố có 120K dân mà sân vận động với sức chứa lên tới 40K chỗ ngồi. Ấy vậy mà sân vẫn đầy ắp (tất nhiên khán giả từ nhiêu nơi đổ về). Thấy bọn sv bên này thật sướng, bọn nó tụ tập đàn đúm, mở lạc linh đình và chơi mấy trò thể thao ngoài trời với nhau. Báo hại nhà em, nhà gần SVĐ, bình thường phố chẳng bao giờ tắc nhưng cứ có trận bóng là y như rằng chịu cảnh tắc đường :(







 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
3,586
Động cơ
328,185 Mã lực
Trong ngành điện, mảng điện trung và hạ thế ở Mỹ và Canada vẫn xài cột gỗ nhiều mà cụ, có lẽ là do rừng họ có nhiều, cây lại mọc thẳng tắp. Cột điện điện bằng gỗ họ xử lý công phu, có tẩm sấy dầu cách điện, và định kỳ bơm bổ sung dầu. Tóm lại là do giá rẻ, tiện dụng (khoan cắt đục gỗ, bắt vít, tay xà đỡ...), cách điện tốt... nên họ dùng phổ biến, nhưng phải có thêm dây chằng néo cho cột. Trước 1975, Mỹ cũng mang cột điện gỗ sang dùng cho lưới điện 66kV quanh Sài gòn và ở nhiều nơi khác ở đô thị tại MN. Mãi sau 1995 mới loại bỏ dần vì thay thế bằng lưới 110kV và cột thép mạ kẽm tự đứng.
Coi hình thấy các đèn chiếu sáng công cộng chỗ cụ, họ xài bằng thay hết đèn cao áp thủy ngân bằng đèn LED cho tiết kiệm điện.
 

hieutcnd

Xe điện
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
4,427
Động cơ
489,339 Mã lực
Trong ngành điện, mảng điện trung và hạ thế ở Mỹ và Canada vẫn xài cột gỗ nhiều mà cụ, có lẽ là do rừng họ có nhiều, cây lại mọc thẳng tắp. Cột điện điện bằng gỗ họ xử lý công phu, có tẩm sấy dầu cách điện, và định kỳ bơm bổ sung dầu. Tóm lại là do giá rẻ, tiện dụng (khoan cắt đục gỗ, bắt vít, tay xà đỡ...), cách điện tốt... nên họ dùng phổ biến, nhưng phải có thêm dây chằng néo cho cột. Trước 1975, Mỹ cũng mang cột điện gỗ sang dùng cho lưới điện 66kV quanh Sài gòn và ở nhiều nơi khác ở đô thị tại MN. Mãi sau 1995 mới loại bỏ dần vì thay thế bằng lưới 110kV và cột thép mạ kẽm tự đứng.
Coi hình thấy các đèn chiếu sáng công cộng chỗ cụ, họ xài bằng thay hết đèn cao áp thủy ngân bằng đèn LED cho tiết kiệm điện.
Cám ơn cụ về thông tin hữu ích. Em cũng đoán là họ dùng gỗ vì có sẵn cho tiết kiệm. Nhưng nói thật là nhiều cột em thấy siêu vẹo mất thẩm mỹ quá. Có lẽ nước Mỹ họ phát triển quá sớm, nên giờ đây cơ sở hạ tầng đều trở nên cũ kỹ, kiểu bỏ thì tốn mà vương thì xấu :).
Đường xá cũng thế nhiều chỗ cũng vá chằng vá đụp. Nhưng rồi lại nghĩ, đất nước họ rộng như thế, dân cư dàn trải khắp mọi nơi mà nơi đâu cũng có đường thế mới thấy tốn kém thế nào.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top