[Funland] Nước Nga ngoài dầu mỏ và vũ khí hiện sản xuất gì mạnh !?

Trạng thái
Thớt đang đóng

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,386
Động cơ
310,264 Mã lực
Mấy cái này có bao nhiêu tiền đâu , gdp per capita thấp tè cỡ mã lai . So với tiềm năng của nước nga là quá thất bại
Mấy cái thông số đó mới không quá quan trọng, vì nó chỉ là đánh giá dùng cho phổ cập đại chúng. Xuất khẩu những mặt hàng chiến lược như thép, lúa mì, vũ khí, etc. mới quan trọng. Bọn Mỹ đang lo sợ sau 10 năm nữa, lúa mì cũng sẽ thành vũ khí chính trị của Nga, vì lien quan đến an ninh lương thực của nhiều nước. Đâu phải ngẫu nhiên Mỹ nó cứ nhè vào trừng phạt khách hàng vũ khí của Nga, dù doanh thu vũ khí của Nga đâu có nhiều. Những mặt hàng chiến lược sẽ tạo nên ảnh hưởng và quyền lực chính trị, từ đó sẽ thu về lợi ích kinh tế ở cấp độ cơ chế, vị thế, chứ không đơn giản làm ra bao tiền, bán ra bao tiền, lời lỗ bao nhiêu.

Nếu xét ở kiến thức dùng cho phổ cập đại chúng, thì GDP hay GDP per capita không nói lên được sự giàu có của người dân. Đó là sản phẩm làm ra trong 1 năm (và chia đầu người). Thời xưa, khi kinh tế đóng kín, thì sản phẩm làm ra này nghiễm nhiên là của nước sở tại. Ngày nay kinh tế mở, hãng X của nước 1 đem mở cơ sở ở nước 2, rồi làm ra sản phẩm được tính vào GDP của nước 2, nhưng đó đâu phải của nước 2. Lợi nhuận nó đem về chính quốc nước 1, chỉ khi đóng 1 ít thuế (sau khi tìm đủ mọi cách để tránh, giảm) ở nước 2 sở tại, nên dù GDP hay GDP/đầu người cao (tức là làm ra nhiều 1 năm) thì không có nghĩa là nước 2 giàu.
Chưa kể, giá cả mỗi nước cũng khác nhau, vì thế nên để đánh giá độ sung túc của người dân 1 nước, người ta mới tung ra cái GDP PPP, tính trung bình trên đầu người. Cái này thì Nga đứng thứ 6, mà hình như đã vượt Đức để đứng thứ 5 rồi. Giá cả ở Nga rất rẻ, 0.5-0.6USD/lít xăng thôi.
Tuy thế, do rup sụt giảm so với USD, nên nếu Nga mua hàng nhập khẩu, ví dụ iPhone, ô tô ngoại nhập thì sẽ bị đắt, nhưng cái này lại có lợi cho các hãng nội địa Nga.
 

Vasia_haha

Xe hơi
Biển số
OF-546488
Ngày cấp bằng
19/12/17
Số km
133
Động cơ
161,140 Mã lực
Tuổi
41
Bác chủ thớt hỏi chung chung quá, chả biết thế nào là mạnh mà trả lời. Nhưng về cơ bản nước Nga có thể tự sản xuất được bất kỳ thứ gì, chỉ là không thương mại hóa được vì không cạnh tranh được (về giá, mẫu mã, thương hiệu...) với những nước khác thôi. Tất nhiên vẫn có 1 số ngành các doanh nghiệp Nga nằm trong top của thế giới như các Bác trên đã viết.
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,386
Động cơ
310,264 Mã lực
Trong góc nhìn của phương Tây về Nga, mà media phương tây đang chiếm áp đảo, nên nó cũng "format" cái nhìn của độc giả, người dân thế giới về nước Nga. Góc nhìn phương Tây này, đó là họ chỉ nhìn nhận Nga là 1 nước tài nguyên, vì điều này phù hợp với lợi ích của ho. Còn những lĩnh vực khác của Nga, nhất là những gì liên quan tới công nghiệp nặng, quốc phòng, dịch vụ thì họ đặt Nga vào ở thế cạnh tranh, là đối thủ của họ vhiện tại và tiềm năng. Báo chí hay media Tây luôn nhấn mạnh vào tài nguyên Nga, chứ những lĩnh vực khác thì họ không thể đứng ra marketing cho Nga được, vì phía sau media cũng là các phe nhóm lợi ích và các cực quyền lực khác nhau trong xã hội cả, dù nó có mang cái mác "tự do", "khách quan" ra bên ngoài để câu niềm tin của người đọc.

Tronng các lĩnh vực thì công nghiệp nhẹ của Nga là yếu nhất, bao gồm cả sản xuất textil, đồ gia dụng, dù bây giờ đã tiến bộ khá nhiều. Lĩnh vực phân phối cũng tiến bộ hơn hẳn thời xưa. Trong công nghiệp nặng, chế tạo thì chủ đạo của Nga là luyện kim, hoá chất. Chế tạo máy móc cơ khí cũng tốt nhưng tôi tin là không bằng nếu so với Đức, Nhật, nhưng cũng là một cường quốc.

Vì thế mà khi phương Tây khuyên Nga "cải cách", tức là hồi Liên Xô tan vỡ, dưới thời Elsin, thì tất cả mọi tư vấn, biện pháp, khuyến khích, etc. đều nhằm vào chiếm đoạt tài nguyên thiên nhiên, và tìm cách phá huỷ nền công nghiệp của Nga, núp dưới cái vỏ tự do cạnh tranh, và bằng các phương thức manipulation tiền tệ.
Vì thế nên tôi mới nói, cái mà Nga làm bây giờ, tìm cách thay thế nhập khẩu, đó mới là con đường phát triển bền vững, lâu dài, dù nó sẽ có khó khăn cho dân chúng và không "hào nhoáng", không đem lại cho khách du lịch cảm giác nước này giàu có, nhưng đây mới thực sự là cái giàu đúng nghĩa, lâu dài. Ngoài ra, cũng thời Elsin, Nga bị rất nhiều kẽ hở tài chính, rất đến chảy máu tài chính nặng nề, thông qua các hệ thống chuyển tiền lậu dưới danh nghĩa ngân hàng, thông qua các đầu sỏ kiểu Khodokosky, Berezovsky, Gusinsky, etc. Những tài phiệt này đứng ra làm người rơm cho phương tây để chiếm đoạt tài nguyên Nga. Đến nay Putin vẫn chưa hoàn toàn bịt hết được các kẽ hở tài chính, nhưng trận đấu kinh tế cuối năm 2014 rất khốc liệt (dù không phải ai cũng nhận ra, do không tạo buzz trên media), có lẽ là lớn nhất từ sau thế chiến 2, mà Nga vẫn trụ được, quỹ ngoại tê tốn ít, và bây giờ lại tăng, đủ cho thấy hệ thống tài chính Nga đã vững hơn nhiều.

Một điều nữa, cũng là điểm yếu của Nga, bên cạnh tài chính, đó là tiềm năng sức lao động. Nga đất rộng người thưa. Nga có công nghệ, nhưng ít sức lao động. Vì thế Nga mới thành lập liên minh Á Âu, và tìm cách câu Ukraine vào để hình thành cụm kinh tế của mình, và phương tây dĩ nhiên phải tìm cách phá cái này. Dù sao, nếu Nga muốn trở thành một cái trụ kinh tế hấp dẫn và có sức mạnh, thì phải gắn với một trung tâm sản xuất giầu nhân lực. Giống như Mỹ đã làm với TQ. Nga cũng như bất kể nước nào, muốn thành cực kinh tế thì không thể không có nguồn nhân lực cho cụm kinh tế của mình
 
Chỉnh sửa cuối:

Vodka_Putinka

Xe điện
Biển số
OF-439919
Ngày cấp bằng
25/7/16
Số km
2,366
Động cơ
315,169 Mã lực
Nơi ở
Thành phố Biên Hòa
2 vợ chồng sống ở 1 căn hộ ở Moscow . Tiền điện, gas 1 tháng hết 70k . Thật là khổ
Phải nợ công nhiều thì mới giàu thì phải ? Nga nó nợ ít quá nên nghèo là đúng rồi
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
16,641
Động cơ
595,589 Mã lực
Mấy cái thông số đó mới không quá quan trọng, vì nó chỉ là đánh giá dùng cho phổ cập đại chúng. Xuất khẩu những mặt hàng chiến lược như thép, lúa mì, vũ khí, etc. mới quan trọng. Bọn Mỹ đang lo sợ sau 10 năm nữa, lúa mì cũng sẽ thành vũ khí chính trị của Nga, vì lien quan đến an ninh lương thực của nhiều nước. Đâu phải ngẫu nhiên Mỹ nó cứ nhè vào trừng phạt khách hàng vũ khí của Nga, dù doanh thu vũ khí của Nga đâu có nhiều. Những mặt hàng chiến lược sẽ tạo nên ảnh hưởng và quyền lực chính trị, từ đó sẽ thu về lợi ích kinh tế ở cấp độ cơ chế, vị thế, chứ không đơn giản làm ra bao tiền, bán ra bao tiền, lời lỗ bao nhiêu.

Nếu xét ở kiến thức dùng cho phổ cập đại chúng, thì GDP hay GDP per capita không nói lên được sự giàu có của người dân. Đó là sản phẩm làm ra trong 1 năm (và chia đầu người). Thời xưa, khi kinh tế đóng kín, thì sản phẩm làm ra này nghiễm nhiên là của nước sở tại. Ngày nay kinh tế mở, hãng X của nước 1 đem mở cơ sở ở nước 2, rồi làm ra sản phẩm được tính vào GDP của nước 2, nhưng đó đâu phải của nước 2. Lợi nhuận nó đem về chính quốc nước 1, chỉ khi đóng 1 ít thuế (sau khi tìm đủ mọi cách để tránh, giảm) ở nước 2 sở tại, nên dù GDP hay GDP/đầu người cao (tức là làm ra nhiều 1 năm) thì không có nghĩa là nước 2 giàu.
Chưa kể, giá cả mỗi nước cũng khác nhau, vì thế nên để đánh giá độ sung túc của người dân 1 nước, người ta mới tung ra cái GDP PPP, tính trung bình trên đầu người. Cái này thì Nga đứng thứ 6, mà hình như đã vượt Đức để đứng thứ 5 rồi. Giá cả ở Nga rất rẻ, 0.5-0.6USD/lít xăng thôi.
Tuy thế, do rup sụt giảm so với USD, nên nếu Nga mua hàng nhập khẩu, ví dụ iPhone, ô tô ngoại nhập thì sẽ bị đắt, nhưng cái này lại có lợi cho các hãng nội địa Nga.
Cái gì Nga xuất được thì quan trọng, còn cái gì Nga không xuất được thì không quan trọng cụ nhỉ.

Ngay từ thời còn LX, lúc đó đang là siêu cường thế giới, người ta đã nói nhìn vào danh mục xuất khẩu của LX người ta tưởng là nước đang phát triển. Toàn xuất nguyên, nhiên liệu thô, sản phẩm nông nghiệp.
 

Bachsima

Xe lăn
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,034
Động cơ
430,790 Mã lực
Trong góc nhìn của phương Tây về Nga, mà media phương tây đang chiếm áp đảo, nên nó cũng "format" cái nhìn của độc giả, người dân thế giới về nước Nga. Góc nhìn phương Tây này, đó là họ chỉ nhìn nhận Nga là 1 nước tài nguyên, vì điều này phù hợp với lợi ích của ho. Còn những lĩnh vực khác của Nga, nhất là những gì liên quan tới công nghiệp nặng, quốc phòng, dịch vụ thì họ đặt Nga vào ở thế cạnh tranh, là đối thủ của họ vhiện tại và tiềm năng. Báo chí hay media Tây luôn nhấn mạnh vào tài nguyên Nga, chứ những lĩnh vực khác thì họ không thể đứng ra marketing cho Nga được, vì phía sau media cũng là các phe nhóm lợi ích và các cực quyền lực khác nhau trong xã hội cả, dù nó có mang cái mác "tự do", "khách quan" ra bên ngoài để câu niềm tin của người đọc.

Tronng các lĩnh vực thì công nghiệp nhẹ của Nga là yếu nhất, bao gồm cả sản xuất textil, đồ gia dụng, dù bây giờ đã tiến bộ khá nhiều. Lĩnh vực phân phối cũng tiến bộ hơn hẳn thời xưa. Trong công nghiệp nặng, chế tạo thì chủ đạo của Nga là luyện kim, hoá chất. Chế tạo máy móc cơ khí cũng tốt nhưng tôi tin là không bằng nếu so với Đức, Nhật, nhưng cũng là một cường quốc.

Vì thế mà khi phương Tây khuyên Nga "cải cách", tức là hồi Liên Xô tan vỡ, dưới thời Elsin, thì tất cả mọi tư vấn, biện pháp, khuyến khích, etc. đều nhằm vào chiếm đoạt tài nguyên thiên nhiên, và tìm cách phá huỷ nền công nghiệp của Nga, núp dưới cái vỏ tự do cạnh tranh, và bằng các phương thức manipulation tiền tệ.
Vì thế nên tôi mới nói, cái mà Nga làm bây giờ, tìm cách thay thế nhập khẩu, đó mới là con đường phát triển bền vững, lâu dài, dù nó sẽ có khó khăn cho dân chúng và không "hào nhoáng", không đem lại cho khách du lịch cảm giác nước này giàu có, nhưng đây mới thực sự là cái giàu đúng nghĩa, lâu dài. Ngoài ra, cũng thời Elsin, Nga bị rất nhiều kẽ hở tài chính, rất đến chảy máu tài chính nặng nề, thông qua các hệ thống chuyển tiền lậu dưới danh nghĩa ngân hàng, thông qua các đầu sỏ kiểu Khodokosky, Berezovsky, Khodorkovsky, etc. Những tài phiệt này đứng ra làm người rơm cho phương tây để chiếm đoạt tài nguyên Nga. Đến nay Putin vẫn chưa hoàn toàn bịt hết được các kẽ hở tài chính, nhưng trận đấu kinh tế cuối năm 2014 rất khốc liệt (dù không phải ai cũng nhận ra, do không tạo buzz trên media), có lẽ là lớn nhất từ sau thế chiến 2, mà Nga vẫn trụ được, quỹ ngoại tê tốn ít, và bây giờ lại tăng, đủ cho thấy hệ thống tài chính Nga đã vững hơn nhiều.

Một điều nữa, cũng là điểm yếu của Nga, bên cạnh tài chính, đó là tiềm năng sức lao động. Nga đất rộng người thưa. Nga có công nghệ, nhưng ít sức lao động. Vì thế Nga mới thành lập liên minh Á Âu, và tìm cách câu Ukraine vào để hình thành cụm kinh tế của mình, và phương tây dĩ nhiên phải tìm cách phá cái này. Dù sao, nếu Nga muốn trở thành một cái trụ kinh tế hấp dẫn và có sức mạnh, thì phải gắn với một trung tâm sản xuất giầu nhân lực. Giống như Mỹ đã làm với TQ. Nga cũng như bất kể nước nào, muốn thành cực kinh tế thì không thể không có nguồn nhân lực cho cụm kinh tế của mình
Cụ viết kỹ hơn tý khéo đăng báo Economist được.
Kể ra cái anh chiếm gần 1/6 địa cầu thì giống ông nhà có 5-6 người ở mấy hec ta đất, toàn bị mấy ông nhà nghèo chê nó ít ta lét hơn nhà tao, cơm nhà tao thổi nồi 30 cho cả chục người ăn trong khi nó nấu có nồi 5 thì nghèo rõ. Nhà tao 5-7 cái ô tô trong khi nhà nó cả nhà đi cái mini van 12 chỗ, lại rõ cảnh nghèo.
Tóm lại theo em là Nga đang ở giai đoạn phát triển các nguyên liệu cơ bản để phục vụ dân sinh, phục vụ công nghiệp nội địa. Đó là lúa và thép.
Sau đó sẽ sang giai đoạn 2, đó là sản xuất các động cơ dùng nhiều loại nhiên liệu và có tính hiệu quả cao cũng để phục vụ trong nước đã.
giai đoạn 3 sẽ là xuất khẩu các máy móc, chủ yếu công nghiệp và vận chuyển ra thế giới, đồng thời phát triển văn hoá theo hướng cởi mở để mời nhân lực nước ngoài cùng vào khai thác, sản xuất trên cơ sở những tài nguyên đã có và việc sản xuất phục vụ nội địa đã ổn định.
Quá trình này khéo phải trăm năm, cứ nhìn Mỹ thì biết. Hy vọng không học Mỹ đoạn xuất khẩu nhân lực thừa năng lượng và máu hung qua việc tạo chiến tranh.
P.S: à về cái nhân lực, quân cốt tinh chứ không cốt nhiều, ít rượu nhiều bút, nhiều kìm búa thì ra việc. Như người Cossak sông Đông đã làm được thời còn bán khai.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bachsima

Xe lăn
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,034
Động cơ
430,790 Mã lực
Cái gì Nga xuất được thì quan trọng, còn cái gì Nga không xuất được thì không quan trọng cụ nhỉ.

Ngay từ thời còn LX, lúc đó đang là siêu cường thế giới, người ta đã nói nhìn vào danh mục xuất khẩu của LX người ta tưởng là nước đang phát triển. Toàn xuất nguyên, nhiên liệu thô, sản phẩm nông nghiệp.
Liên xô đến năm 70 đã tạo khối Sev, có phân công lao động hẳn hoi, Lúc đó không xuất khẩu sản phẩm nữa mà chủ yếu đào tạo nhân lực về khoa học công nghệ, cách quản lý. Nhẽ ra sẽ rất hay ho nếu không bị sự xơ cứng của Brejnev và sự xốc nổi của Chốp làm hỏng.
khéo còn hay hơn EU mới chung nhau làm mỗi cái ảibus, cái thiết thực là auto vẫn mạnh ông nào ông ấy chiếm thị phần, phang nhau chết bỏ, như Rơ nôn còn đi liên doanh Nhật chứ có liên doanh với ai trong EU đâu.
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,386
Động cơ
310,264 Mã lực
Tỷ lệ mặt hàng xuất khẩu của 1 nước là thứ chậm thay đổi, vì nó liên quan rất nhiều đến ngoại giao, cấu trúc quan hệ quốc tế, chính trị.

Chắc nhiều người vẫn tư duy như của thế kỷ trước, nghĩ rằng nông nghiệp thì lạc hậu để phân biệt với công nghiệp thì hiện đại chăng?
Bây giờ nông nghiệp cũng là nơi để sử dụng công nghệ cao đó thôi. Nga, cũng như các nước phát triển khác, đã bắt đầu thử nghiệm các máy gặt tự động không người lái đó.
Bản thân Nga còn làm cái này trước nhiều nước phương tây. Các máy móc nông nghiệp cũng là thị trường tốt cho các ngành công nghiệp chế tạo đấy thôi.

Mỹ cũng đi lên từ xuất khẩu tài nguyên thô và vũ khí. Đầu thế kỷ 20, Mỹ bán dầu thô, nguyên liệu cho Nhật và mua về hàng dân dụng, nhưng ai dám nói Mỹ lúc đó là nước đang phát triển?
Thực ra, Mỹ và Nga đều có điểm mạnh y hệt nhau, đó là vũ khí, tài nguyên, vì thế nên hai nước sẽ mãi xung đột nhau, không quan trọng thể chế chính trị là gì.
Châu Âu do không có thế mạnh tài nguyên, nên họ đi chiếm thuộc địa để móc tài nguyên, và xuất khẩu thành phẩm của mình, từ đó hình thành trong suy nghĩ rằng, cứ chỉ nước nghèo, thuộc địa mới xuất khẩu tài nguyên thô. Úc cũng xuất khẩu phần lớn tài nguyên thô, vậy không lẽ nó cũng là nước đang phát triển?

Thực ra, mặt hàng không phải là yếu tố xác định nước nào là "thuộc địa", "đang phát triển" (hiểu theo nghĩa nước yếu, nghèo), nước nào là "chính quốc" (hiểu theo nghĩa nước phát triển, giàu có), mà chính vị thế trong buôn bán mới xác định.
Một nền kinh tế xuất khẩu kiểu "thuộc địa", hay có vị thế kinh tế "thuộc địa" so với nước nhập khẩu là như sau:
- Nước nhập khẩu thích mua từ nước xuất khẩu thì mua, không mua thì tìm cách ngăn chặn, mà nước xuất khẩu chả làm gì được, ngoài việc thuyết phục, vận động
- Các nhà nhập khẩu ăn phần lớn lợi nhuận của nước xuất khẩu.

Hãy nhìn tình cảnh VN xuất khẩu con cá ba tra, con tôm vào các nước Âu Mỹ thì thấy, phần lớn lợi nhuận bị các nhà nhập khẩu của nước này ăn hết, và họ thích mua thì mua, không mua thì VN cũng không làm gì được.

Vì thế mà Mỹ dù bán tài nguyên thô cho Nhật suốt đầu thế kỷ 20, nhưng không thể nói Mỹ là "thuộc đia" của Nhật. Vì Mỹ và Nga không bị rơi vào tình cảnh này.
Nếu như Mỹ và Nga bị các nhà nhập khẩu của châu Âu, TQ nó mua rẻ tài nguyên (tức là họ chén phần lớn lợi nhuận), đồng thời họ ỏng ẹo làm mình làm mẩy, làm chảnh mà Nga, Mỹ phải chịu theo mọi ý muốn oái oăm của họ, thì mới nói thế được.
Bây giờ, Mỹ còn đang tìm cách cưỡng ép EU phải mua nguyên liệu thô của mình ấy chứ, còn đòi ở đó mà làm chảnh, thích chối là chối được à?
Ngược lại, các nước bán nguyên liệu thô của mình vào Mỹ còn khướt mới có vị thế như vậy với Mỹ.

Tương lại, Nga đang hướng đến việc là nhà xuất khẩu năng lượng hỗn hợp, vì phong trào môi trường sẽ ngày càng đề phòng với dầu và gas. Vì thế, hiện công ty khí đốt của Nga Gazprom sẽ bắt đầu sản xuất khí Hydro xanh (clean hydrogen) vào năm 2024 theo kế hoạch mới của chính phủ nhằm phát triển nền kinh tế hydro.Trước đó Rosatom cũng đã lên kế hoạch thử nghiệm sử dụng nhiên liệu hydro cho tàu hỏa vào năm 2024. Novatek cũng quan tâm đến việc tham gia sáng kiến về hydrogen. Mục đích là biến Nga thành một nhà xuất khẩu năng lượng đa dạng (export mix), để đáp ứng với sự thay đổi thái độ của 1 bộ phận thế giới đối với dầu và gas. Hiện công nghệ sản xuất hydrogen ngày càng rẻ, dự đoán đến năm 2050, hydro sẽ chiếm khoảng 18% tiêu thụ năng lượng toàn cầu.

Chiến lược của Nga là như thế, và Nga sẽ còn xuất khẩu năng lượng nhiên liệu dài dài, vì chính họ cũng muốn vậy. Mặt hàng này vừa đem lợi nhuận cao, vừa đem lại quyền lực chính trị, phù hợp với thế mạnh của Nga, ngu gì không làm

Cái gì Nga xuất được thì quan trọng, còn cái gì Nga không xuất được thì không quan trọng cụ nhỉ.

Ngay từ thời còn LX, lúc đó đang là siêu cường thế giới, người ta đã nói nhìn vào danh mục xuất khẩu của LX người ta tưởng là nước đang phát triển. Toàn xuất nguyên, nhiên liệu thô, sản phẩm nông nghiệp.
Liên xô đến năm 70 đã tạo khối Sev, có phân công lao động hẳn hoi, Lúc đó không xuất khẩu sản phẩm nữa mà chủ yếu đào tạo nhân lực về khoa học công nghệ, cách quản lý. Nhẽ ra sẽ rất hay ho nếu không bị sự xơ cứng của Brejnev và sự xốc nổi của Chốp làm hỏng.
khéo còn hay hơn EU mới chung nhau làm mỗi cái ảibus, cái thiết thực là auto vẫn mạnh ông nào ông ấy chiếm thị phần, phang nhau chết bỏ, như Rơ nôn còn đi liên doanh Nhật chứ có liên doanh với ai trong EU đâu.
 

gzelka

Xe tải
Biển số
OF-216
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
438
Động cơ
580,789 Mã lực
2 vợ chồng sống ở 1 căn hộ ở Moscow . Tiền điện, gas 1 tháng hết 70k . Thật là khổ
Phải nợ công nhiều thì mới giàu thì phải ? Nga nó nợ ít quá nên nghèo là đúng rồi
Cái này cụ lấy thông tin ở đâu lạ vậy. Nhà em ở Mos gần 100 m2, một tháng hết khoảng 12_13000 Rúp ( gần 200 usd), điện nước tẹt ga, mùa đông đảm bảo trong nhà lúc nào cũng 25 độ.
 

cưỡi chổi

Xe lăn
Biển số
OF-123656
Ngày cấp bằng
9/12/11
Số km
11,225
Động cơ
513,619 Mã lực
Nơi ở
trên cái chổi
Chính xoác thì tụi Nga gọi dân da vàng là chuột, da đen là khỉ, Kavkaz và hồi mọi là đầu đen. Chuẩn của tụi Nga phải là da trắng, mắt xanh, tóc nâu hoặc vàng...:))
Tóc nâu hoặc vàng mà lại tóc tơ mượt mượt nữa thì dễ hói bỏ mẹ ra
 

Vodka_Putinka

Xe điện
Biển số
OF-439919
Ngày cấp bằng
25/7/16
Số km
2,366
Động cơ
315,169 Mã lực
Nơi ở
Thành phố Biên Hòa
Cái này cụ lấy thông tin ở đâu lạ vậy. Nhà em ở Mos gần 100 m2, một tháng hết khoảng 12_13000 Rúp ( gần 200 usd), điện nước tẹt ga, mùa đông đảm bảo trong nhà lúc nào cũng 25 độ.
Cụ để e tìm cái clip của 1 cậu lấy vk Nga và sống ỡ Mos làm clip nhé .
DT vlog la của cậu ấy . Giờ nhiều clip e nhớ ko ra clip nào .
 
Chỉnh sửa cuối:

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
16,641
Động cơ
595,589 Mã lực
Tỷ lệ mặt hàng xuất khẩu của 1 nước là thứ chậm thay đổi, vì nó liên quan rất nhiều đến ngoại giao, cấu trúc quan hệ quốc tế, chính trị.

Chắc nhiều người vẫn tư duy như của thế kỷ trước, nghĩ rằng nông nghiệp thì lạc hậu để phân biệt với công nghiệp thì hiện đại chăng?
Bây giờ nông nghiệp cũng là nơi để sử dụng công nghệ cao đó thôi. Nga, cũng như các nước phát triển khác, đã bắt đầu thử nghiệm các máy gặt tự động không người lái đó.
Bản thân Nga còn làm cái này trước nhiều nước phương tây. Các máy móc nông nghiệp cũng là thị trường tốt cho các ngành công nghiệp chế tạo đấy thôi.

Mỹ cũng đi lên từ xuất khẩu tài nguyên thô và vũ khí. Đầu thế kỷ 20, Mỹ bán dầu thô, nguyên liệu cho Nhật và mua về hàng dân dụng, nhưng ai dám nói Mỹ lúc đó là nước đang phát triển?
Thực ra, Mỹ và Nga đều có điểm mạnh y hệt nhau, đó là vũ khí, tài nguyên, vì thế nên hai nước sẽ mãi xung đột nhau, không quan trọng thể chế chính trị là gì.
Châu Âu do không có thế mạnh tài nguyên, nên họ đi chiếm thuộc địa để móc tài nguyên, và xuất khẩu thành phẩm của mình, từ đó hình thành trong suy nghĩ rằng, cứ chỉ nước nghèo, thuộc địa mới xuất khẩu tài nguyên thô. Úc cũng xuất khẩu phần lớn tài nguyên thô, vậy không lẽ nó cũng là nước đang phát triển?

Thực ra, mặt hàng không phải là yếu tố xác định nước nào là "thuộc địa", "đang phát triển" (hiểu theo nghĩa nước yếu, nghèo), nước nào là "chính quốc" (hiểu theo nghĩa nước phát triển, giàu có), mà chính vị thế trong buôn bán mới xác định.
Một nền kinh tế xuất khẩu kiểu "thuộc địa", hay có vị thế kinh tế "thuộc địa" so với nước nhập khẩu là như sau:
- Nước nhập khẩu thích mua từ nước xuất khẩu thì mua, không mua thì tìm cách ngăn chặn, mà nước xuất khẩu chả làm gì được, ngoài việc thuyết phục, vận động
- Các nhà nhập khẩu ăn phần lớn lợi nhuận của nước xuất khẩu.

Hãy nhìn tình cảnh VN xuất khẩu con cá ba tra, con tôm vào các nước Âu Mỹ thì thấy, phần lớn lợi nhuận bị các nhà nhập khẩu của nước này ăn hết, và họ thích mua thì mua, không mua thì VN cũng không làm gì được.

Vì thế mà Mỹ dù bán tài nguyên thô cho Nhật suốt đầu thế kỷ 20, nhưng không thể nói Mỹ là "thuộc đia" của Nhật. Vì Mỹ và Nga không bị rơi vào tình cảnh này.
Nếu như Mỹ và Nga bị các nhà nhập khẩu của châu Âu, TQ nó mua rẻ tài nguyên (tức là họ chén phần lớn lợi nhuận), đồng thời họ ỏng ẹo làm mình làm mẩy, làm chảnh mà Nga, Mỹ phải chịu theo mọi ý muốn oái oăm của họ, thì mới nói thế được.
Bây giờ, Mỹ còn đang tìm cách cưỡng ép EU phải mua nguyên liệu thô của mình ấy chứ, còn đòi ở đó mà làm chảnh, thích chối là chối được à?
Ngược lại, các nước bán nguyên liệu thô của mình vào Mỹ còn khướt mới có vị thế như vậy với Mỹ.

Tương lại, Nga đang hướng đến việc là nhà xuất khẩu năng lượng hỗn hợp, vì phong trào môi trường sẽ ngày càng đề phòng với dầu và gas. Vì thế, hiện công ty khí đốt của Nga Gazprom sẽ bắt đầu sản xuất khí Hydro xanh (clean hydrogen) vào năm 2024 theo kế hoạch mới của chính phủ nhằm phát triển nền kinh tế hydro.Trước đó Rosatom cũng đã lên kế hoạch thử nghiệm sử dụng nhiên liệu hydro cho tàu hỏa vào năm 2024. Novatek cũng quan tâm đến việc tham gia sáng kiến về hydrogen. Mục đích là biến Nga thành một nhà xuất khẩu năng lượng đa dạng (export mix), để đáp ứng với sự thay đổi thái độ của 1 bộ phận thế giới đối với dầu và gas. Hiện công nghệ sản xuất hydrogen ngày càng rẻ, dự đoán đến năm 2050, hydro sẽ chiếm khoảng 18% tiêu thụ năng lượng toàn cầu.

Chiến lược của Nga là như thế, và Nga sẽ còn xuất khẩu năng lượng nhiên liệu dài dài, vì chính họ cũng muốn vậy. Mặt hàng này vừa đem lợi nhuận cao, vừa đem lại quyền lực chính trị, phù hợp với thế mạnh của Nga, ngu gì không làm
Nếu xuất khẩu nguyên liệu thô là vinh quang thế thì bọn Mỹ nó không xuất nguyên liệu thô mãi mà phải "đi lên" làm gì?

Nếu nông sản là hay ho thế thì Việt nam cứ đòi công nghiệp hoá làm gì?

Cụ nguỵ biện quá thể, cứ Nga xuất khẩu được cái gì thì tung hô lên trời. Không làm được cái gì thì cho là không quan trọng.

Nước Nga bán tài nguyên hàng đầu thế giới mà thu nhập của dân chỉ ngang bằng Malaysia là quá kém. Nhìn bọn Trung đông nó cũng bán dầu mà nó giàu có nhường nào.
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,386
Động cơ
310,264 Mã lực
Đây là điển hình của khả năng đọc hiểu có vấn đề, hoặc là quá định kiến không muốn hiểu.:D:))
Việt Nam cần công nghiệp hóa là vì nông nghiệp VN lạc hậu, chứ nếu là nông nghiệp hiện đại được công nghiệp hóa cao độ như phương Tây và Nga thì nói làm gì? :D

Làm gì có cái nào là vinh quang hay không? Và mỗi nước xuất khẩu cái gì, bao lâu là tùy vào thế mạnh từng nước, và cái này cũng thay đổi theo từng thời điểm. Mỹ từng xuất khẩu tài nguyên thô rất kinh, sau đó thay đổi, rồi bây giờ lại quay lại. Canada, Úc cũng là cường quốc xuất khẩu nguyên liệu thô.
Bác nói Mỹ xuất nguyên liệu thô, sau đó "đi lên", thế hóa ra bây giờ Mỹ quay lại xuất nguyên liệu thô là "đi xuống" à?:D

Cái mà tôi nói trong bài, đó là không thể căn cứ vào mặt hàng mà xác định ai là "thuộc địa" ai là "chính quốc" được, mà phải dựa vào vị thế của họ trong cán cân thương mại. Nếu 2 bên mua bán có vị thế bình đẳng thì họ là bình đẳng, ai có ưu thế cao hơn sẽ chiếm áp đảo, và nếu chênh lệch quá lớn thì cướp luôn, khỏi cần mua, giống thời thực dân vậy.

Còn về sự thịnh vượng của người dân, thì tôi đã nói ở bài post trang trước rồi, GDP trên đầu người không phản ánh đúng. GDP PPP thì chính xác hơn, vì nó tính đến giá cả mỗi nơi. Giá 1 bát cơm, 1 cái bánh mì mỗi nơi khác nhau. Nhưng ngay cả thể, GDP, GDP đầu người, hay GDP PPP thì cũng chỉ là kiến thức phổ thông phổ cập đại chúng, đánh giá 1 quốc gia không đơn giản thế.

Còn nếu bác cứ khăng khăng cho rằng Nga chỉ như Malaysia hoặc Trung Đông thì cứ việc. Ừ, thì cứ coi như chiều bác, Nga còn thua mấy bọn đó, thỏa mãn chưa? :))=D>



Nếu xuất khẩu nguyên liệu thô là vinh quang thế thì bọn Mỹ nó không xuất nguyên liệu thô mãi mà phải "đi lên" làm gì?

Nếu nông sản là hay ho thế thì Việt nam cứ đòi công nghiệp hoá làm gì?

Cụ nguỵ biện quá thể, cứ Nga xuất khẩu được cái gì thì tung hô lên trời. Không làm được cái gì thì cho là không quan trọng.

Nước Nga bán tài nguyên hàng đầu thế giới mà thu nhập của dân chỉ ngang bằng Malaysia là quá kém. Nhìn bọn Trung đông nó cũng bán dầu mà nó giàu có nhường nào.
 
Chỉnh sửa cuối:

xegiacmo

Xe container
Biển số
OF-124420
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
8,940
Động cơ
441,059 Mã lực
2 vợ chồng sống ở 1 căn hộ ở Moscow . Tiền điện, gas 1 tháng hết 70k . Thật là khổ
Phải nợ công nhiều thì mới giàu thì phải ? Nga nó nợ ít quá nên nghèo là đúng rồi
Khác gì bảo ở Việt Nam làm 1 ngày công mua gạo ăn cả tháng :))
Đọc lịch sử Nga , thấy lúc nào cũng mạnh nhưng không vượt trội hẳn so với phương Tây
 

nuocnga173018

Xe tải
Biển số
OF-343064
Ngày cấp bằng
17/11/14
Số km
485
Động cơ
543,660 Mã lực
Cái này cụ lấy thông tin ở đâu lạ vậy. Nhà em ở Mos gần 100 m2, một tháng hết khoảng 12_13000 Rúp ( gần 200 usd), điện nước tẹt ga, mùa đông đảm bảo trong nhà lúc nào cũng 25 độ.
Úi, cụ ở thủ đô có khác, đắt nhẩy. Em ở thành phố xa, nhà cắn hộ 3 buồng, 87 mét vuông, hàng tháng tiền nhà em phải trả có 4700 rup, cũng có thể căn hộ này chỉ có 2 vợ chồng em đóng khẩu, 2 đứa trẻ em đóng khẩu vào nhà дача. Còn ngoài дача thì còn rẻ nữa, vì mọi khoản điện, nước, khí đốt...đều tính theo giá vùng nông thôn.
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,386
Động cơ
310,264 Mã lực
Úi, cụ ở thủ đô có khác, đắt nhẩy. Em ở thành phố xa, nhà cắn hộ 3 buồng, 87 mét vuông, hàng tháng tiền nhà em phải trả có 4700 rup, cũng có thể căn hộ này chỉ có 2 vợ chồng em đóng khẩu, 2 đứa trẻ em đóng khẩu vào nhà дача. Còn ngoài дача thì còn rẻ nữa, vì mọi khoản điện, nước, khí đốt...đều tính theo giá vùng nông thôn.
Cái này cụ lấy thông tin ở đâu lạ vậy. Nhà em ở Mos gần 100 m2, một tháng hết khoảng 12_13000 Rúp ( gần 200 usd), điện nước tẹt ga, mùa đông đảm bảo trong nhà lúc nào cũng 25 độ.
Những thông tin của các bác này rất hữu ích này, cho phép đánh giá và hiểu hơn thế nào là GDP PPP. Ở chỗ tôi đang sống thì chỉ những nhà có thu nhập cực cao mới có thể nghĩ đến căn hộ 80 mét vuông, bất kể là mua hay thuê, còn nếu là nhà thì gần như không thể.
Còn 200 USD chắc là chỉ đủ cho tôi ăn 1 tháng, còn nếu là Tây ăn thì còn không đủ. Mà chi phí cho ăn thì rất nhỏ so với chi phí cho căn hộ hay nhà cửa. Còn các khoản khác cho cuộc sống thì dĩ nhiên chi phí hơn đứt 200USD

Nhà дача nghĩa là dacha, một dạng nhà nghỉ tránh nóng mùa hè và mùa thu phải k?
 

Vasia_haha

Xe hơi
Biển số
OF-546488
Ngày cấp bằng
19/12/17
Số km
133
Động cơ
161,140 Mã lực
Tuổi
41
Đây là điển hình của khả năng đọc hiểu có vấn đề, hoặc là quá định kiến không muốn hiểu.:D:))
Việt Nam cần công nghiệp hóa là vì nông nghiệp VN lạc hậu, chứ nếu là nông nghiệp hiện đại được công nghiệp hóa cao độ như phương Tây và Nga thì nói làm gì? :D

Làm gì có cái nào là vinh quang hay không? Và mỗi nước xuất khẩu cái gì, bao lâu là tùy vào thế mạnh từng nước, và cái này cũng thay đổi theo từng thời điểm. Mỹ từng xuất khẩu tài nguyên thô rất kinh, sau đó thay đổi, rồi bây giờ lại quay lại. Canada, Úc cũng là cường quốc xuất khẩu nguyên liệu thô.
Bác nói Mỹ xuất nguyên liệu thô, sau đó "đi lên", thế hóa ra bây giờ Mỹ quay lại xuất nguyên liệu thô là "đi xuống" à?:D

Cái mà tôi nói trong bài, đó là không thể căn cứ vào mặt hàng mà xác định ai là "thuộc địa" ai là "chính quốc" được, mà phải dựa vào vị thế của họ trong cán cân thương mại. Nếu 2 bên mua bán có vị thế bình đẳng thì họ là bình đẳng, ai có ưu thế cao hơn sẽ chiếm áp đảo, và nếu chênh lệch quá lớn thì cướp luôn, khỏi cần mua, giống thời thực dân vậy.

Còn về sự thịnh vượng của người dân, thì tôi đã nói ở bài post trang trước rồi, GDP trên đầu người không phản ánh đúng. GDP PPP thì chính xác hơn, vì nó tính đến giá cả mỗi nơi. Giá 1 bát cơm, 1 cái bánh mì mỗi nơi khác nhau. Nhưng ngay cả thể, GDP, GDP đầu người, hay GDP PPP thì cũng chỉ là kiến thức phổ thông phổ cập đại chúng, đánh giá 1 quốc gia không đơn giản thế.

Còn nếu bác cứ khăng khăng cho rằng Nga chỉ như Malaysia hoặc Trung Đông thì cứ việc. Ừ, thì cứ coi như chiều bác, Nga còn thua mấy bọn đó, thỏa mãn chưa? :))=D>
Bác nói đúng nhiều cái rất đúng.
Tất cả là chi phí cơ hội thôi, ở Nga làm chủ 1 công ty khai thác dầu khí, hay khai thác tài nguyên khác thì kiếm tiền nhanh và dễ hơn là làm 1 doanh nghiệp sản xuất thương mại thông thường. Do vậy tài phiệt Nga toàn là liên quan đến tài nguyên (giống BDS tại VN), mặc dù trong khoa học và công nghệ Nga chắc chắn là cường quốc.
 

Patriots

Xe lăn
Biển số
OF-168448
Ngày cấp bằng
25/11/12
Số km
13,345
Động cơ
492,222 Mã lực
Nga nó tin học cũng mạnh, công nghệ mới như nhận diện khuôn mặt hay AI cũng khủng đấy
 

giataicuatoi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-727889
Ngày cấp bằng
4/5/20
Số km
178
Động cơ
74,880 Mã lực
Mấy cái thông số đó mới không quá quan trọng, vì nó chỉ là đánh giá dùng cho phổ cập đại chúng. Xuất khẩu những mặt hàng chiến lược như thép, lúa mì, vũ khí, etc. mới quan trọng. Bọn Mỹ đang lo sợ sau 10 năm nữa, lúa mì cũng sẽ thành vũ khí chính trị của Nga, vì lien quan đến an ninh lương thực của nhiều nước. Đâu phải ngẫu nhiên Mỹ nó cứ nhè vào trừng phạt khách hàng vũ khí của Nga, dù doanh thu vũ khí của Nga đâu có nhiều. Những mặt hàng chiến lược sẽ tạo nên ảnh hưởng và quyền lực chính trị, từ đó sẽ thu về lợi ích kinh tế ở cấp độ cơ chế, vị thế, chứ không đơn giản làm ra bao tiền, bán ra bao tiền, lời lỗ bao nhiêu.

Nếu xét ở kiến thức dùng cho phổ cập đại chúng, thì GDP hay GDP per capita không nói lên được sự giàu có của người dân. Đó là sản phẩm làm ra trong 1 năm (và chia đầu người). Thời xưa, khi kinh tế đóng kín, thì sản phẩm làm ra này nghiễm nhiên là của nước sở tại. Ngày nay kinh tế mở, hãng X của nước 1 đem mở cơ sở ở nước 2, rồi làm ra sản phẩm được tính vào GDP của nước 2, nhưng đó đâu phải của nước 2. Lợi nhuận nó đem về chính quốc nước 1, chỉ khi đóng 1 ít thuế (sau khi tìm đủ mọi cách để tránh, giảm) ở nước 2 sở tại, nên dù GDP hay GDP/đầu người cao (tức là làm ra nhiều 1 năm) thì không có nghĩa là nước 2 giàu.
Chưa kể, giá cả mỗi nước cũng khác nhau, vì thế nên để đánh giá độ sung túc của người dân 1 nước, người ta mới tung ra cái GDP PPP, tính trung bình trên đầu người. Cái này thì Nga đứng thứ 6, mà hình như đã vượt Đức để đứng thứ 5 rồi. Giá cả ở Nga rất rẻ, 0.5-0.6USD/lít xăng thôi.
Tuy thế, do rup sụt giảm so với USD, nên nếu Nga mua hàng nhập khẩu, ví dụ iPhone, ô tô ngoại nhập thì sẽ bị đắt, nhưng cái này lại có lợi cho các hãng nội địa Nga.
Cụ phân tích chuẩn đấy...nhưng em bổ sung thêm 1 vấn đề rất qua trọng mà các cụ không để ý đến đó là Diện tích Nga nó quá lớn (gần 18 triệu km2) và dân số nó quá ít (có 145tr dân) thì chỉ cần phát triển 1 vài sản phẩm mũi nhọn nào đó cũng nuôi được cả đất nước rồi.... đằng này Nga nó có quá nhiều tài nguyên và lĩnh vực sản xuất phát triển tốt...
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
3,572
Động cơ
328,249 Mã lực
Nga đã sẵn sàng để sản xuất 2 turbine khí công suất cao nội địa GTD-110M trong năm nay. Đây là loại tua bin khí công suất cao để thay thế cho loại mà Nga nhập từ Siemens, do hãng Saturn chế tạo. Đây là loại single-shaft gas turbine, dùng để "drive the electric generators within high capacity power plants (từ 115 đến 495 MW và hơn nữa)

Russia's UEC Ready To Produce Up To 2 GTD-110M High-Capacity Gas Turbines Yearly - Rostec
Russia's United Engine Corporation (UEC, part of Rostec corporation) is ready to launch batch production of up to two GTD-100M powerful gas turbines pear year and has begun discussing contracts with generating companies, Rostec told Sputnik on Thursday



Vào tháng 7 năm ngoái, báo Nga đã đưa tin, công đoạn test chủ yếu (main testing phase) của turbine này đã được hoàn thành.

Completed the main testing phase of the Russian gas turbine GTD-110M

Đây là 1 bài tổng kết tóm lược:
Đây là sự khởi đầu của kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (“five-year plan”) đến năm 2025, nhằm làm sâu thêm việc thay thế các sản phẩm nhập khẩu, trong các lĩnh vực vật liệu, thiết bị, và linh kiện.
Các vấn đề này đã giải quyết được 1 phần các lệnh trừng phạt, nhưng đại dịch Covid xảy ra làm cho mọi thứ thêm phức tạp. Tuy vậy, bài báo cho biết, sau kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, lĩnh vực công nghiệp nặng chế tạo máy (heavy machinery industry) tăng trưởng 27%, lĩnh vực dầu và gas tăng trưởng 12% và ngành công nghiệp thực thẩm tăng 28%.
Thành tựu chính là đã thành công trong việc tạo ra động cơ nội địa cho máy bay chở khách, và xây nhà máy sản xuất turbine khí (gas turbine) cho các tàu khu trục (thay thế cho đồ của Ukraine).
Tuy vậy, mục tiêu ban đầu của kế hoạch 5 năm lần 1 còn tham vọng hơn. Có 2 yếu tố làm chậm lại sự thực hiện: cơ sở hạ tầng xuống cấp và thời gian để đưa vao thử nghiệm và cấp chứng nhận sản phẩm thay thế nhập khẩu.
Yếu tố thứ 1 lúc này đã được giải quyết. 237 các cơ sở công nghiệp và công nghệ đã ra đời. Và đã có sự tiến bộ nghiêm túc trong yếu tố thứ 2. Vào tháng 6 năm nay, động cơ tua bin khí GTD-110M (gas turbine) đã sẵn sàng cho sản xuất để thay thế cho nhập khẩu từ Siemens. Hai dự án gas turbine GTE-65 và GTE-170 thử nghiệp đang bắt đầu tiến hành (active phase). Nga đã lần đầu tiên chế tạo ra bơm LNG nội địa (LNG pump) và đã khai trương việc sản xuất các thiết bị trao đổi nhiệt (heat exchanger) cho ngành công nghiệp này.
Trong kế hoach 5 năm tới, gọi là pha 2, chính phủ muốn làm sâu sắc thêm việc thay thế nhập khẩu, không chỉ tập trung vào các sản phẩm cuối, mà còn ở các linh kiện và vật liệu, để phát triển mạnh hơn trong các lĩnh vực như máy công cụ, điện tử, etc.

GTD-110M is not the only one: Russia is increasing the production of high-power gas turbines
The Russian Government announced the start of the second “five-year plan”, which will last until 2025, will be aimed at deepening import substitution and will apply to materials, components and equipment. The previous five years, our country has actively developed assembly plants. However, despite the fact that the issue of sanction pressure was partially resolved, this model showed instability due to significant limitations caused by the coronavirus pandemic and some other factors.
At the same time, it would be unfair to say that we did not achieve anything in the previous term. Thus, the heavy machinery industry grew by 27%, the oil and gas sector - by 12%, and the food industry - by 28%. In particular, Russia has achieved significant success in creating engines for aviation, as well as gas turbine power plants for domestic frigates.

Yes, initially the plans for the first five-year plan were more ambitious. However, two factors affected their implementation: underdeveloped infrastructure and the time it takes to develop a test and certification of import-substituting products.

However, the first of them has already been practically resolved. In recent years, 237 industrial and industrial technology parks have been created in our country. There are serious progress in the second. So, in June it became known that the GTD-110M turbine was ready for serial production, which should replace the "sanctioned" units from Siemens. In addition, GTE-65 and GTE-170 experimental gas turbine projects are currently in the active phase. Russia also created the first domestic LNG pump and launched the production of heat exchangers for this industry.

Now the Government has decided to deepen import substitution and focus not only on finished products, but also on components and materials. Consequently, the second phase, which started last week, will allow our country to develop areas such as machine tools, electronics, etc.




Đây là 1 bài tóm lược về tình hình động cơ hơi nưóc trong lịch sử từ khi Liên Xô tan rã, viết vào năm ngoái, thời điểm mà tua-bin năng lượng cao GTD-110M đang trong quá trình thử nghiệm. Cái đoạn bôi đỏ ở dưới rất giống với cái mà tôi đã nói về việc Nga chế tạo xe hơi riêng cho Putin và cho các khách hàng VIP nói chung. Sau khi Nga làm xong, hãng Mercedez đã mở nhà máy sản xuất ô tô ở nước Nga, điều mà Nga yêu cầu từ lâu mà họ vẫn không chịu.
Có 1 điều ngoài dự kiến, khi Mỹ đưa ra biện pháp trừng phạt ngăn không cho các hãng châu Âu làm ăn với Nga, họ không ngờ rằng các hãng đó đã chọn giải pháp bằng cách mở ngay cơ sở sản xuất ở Nga để làm ăn ở đây, chứ không chịu rời bỏ thị trường này. Dĩ nhiên, các hãng châu Âu làm vậy, cũng vì biết rằng, nếu rời bỏ thì Nga sẽ tự sản xuất thay thế. Điều đó cho thấy, khi mình có trình độ, thì không ai dám chơi hoặc nếu chơi trò trừng phạt thì cũng không mấy hiệu quả



Ngày xưa nước ta, lúc đó còn được gọi là Liên Xô, là một trong những nước dẫn đầu trong việc thiết kế và xây dựng các tuabin năng lượng hơi nước công suất cao. Tuy nhiên, với sự sụp đổ của Liên Xô, Công nghệ tích lũy thực tế đã bị mất, trong khi một số quốc gia phát triển công nghệ khác tiếp tục cải thiện chúng.
Trong những năm 90 và 2000, Siemens Đức đã trở thành độc quyền trong thị trường tuabin hơi nước Nga. Sự suy giảm mạnh mẽ của mối quan hệ chính trị và kinh tế với các nước phương Tây đòi hỏi phải có hành động quyết định từ Nga để bảo vệ chúng ta khỏi sự phụ thuộc của hệ thống năng lượng của đất nước không thân thiện.
Vì vậy, Nga đã được quyết định tạo ra tuabin công suất cao của riêng mình. Quá trình này kéo dài trong nhiều năm, nhưng đã mang lại kết quả. Động cơ tua-bin năng lượng cao GTD-110M đã được thử nghiệm và đang chuẩn bị cho hoạt động thử nghiệm.
Hầu hết tất cả ở phương Tây, sự kiện này làm phiền người Đức. Mất thị trường Nga, đặc biệt vào thời điểm bình minh của một chương trình quy mô lớn nhằm cập nhật và hiện đại hóa hệ thống năng lượng của Nga, là không thể chấp nhận được. Do đó, Siemens đã thực hiện một bước đi tuyệt vọng là đồng ý nội địa hóa việc sản xuất tua-bin của họ ở nước ta 100%, cũng như chuyển giao các công nghệ chính cho các đồng nghiệp địa phương. Trước đây, một điều tương tự như vậy chỉ có trong tiểu thuyết.
Tất nhiên, điều này không có nghĩa là GTD-110M sẽ ngừng hoạt động và bản thân dự án đã bị đóng. Nhiều khả năng, chính quyền Nga sẽ phân chia thị trường giữa các nhà sản xuất Đức và trong nước, cho người Đức cơ hội kiếm tiền, trong khi không để các kỹ sư năng lượng của chúng ta không có tiền.

Russian high-power turbine provoked Siemens to desperate move
Once our country, which at that time was also called the Soviet Union, was one of the leaders in the design and construction of high-power steam energy turbines. However, with the collapse of the USSR, the accumulated Technology were practically lost, while a number of other technologically developed countries continued to improve them.
In the 90s and 2000s, the German Siemens concern became a monopolist in the Russian turbine market. The sharp deterioration of political and economic relations with Western countries required decisive action from Russia in order to protect itself from the dependence of the country's energy system on conditionally friendly countries.

So it was decided to create their own high-power turbine. This process lasted for years, but still brought results. The GTD-110M high-energy turbine engine has been tested and is preparing for trial operation.

Most of all in the West, this event bothered the Germans. Losing the Russian market, and even at the dawn of a large-scale program of updating and modernizing the energy system of Russia, was unacceptable. Therefore, Siemens took a desperate step and agreed to localize the production of its turbines in our country by 100%, as well as transfer key technologies to local colleagues. Previously, something similar was related to fiction.

Of course, this does not mean that the GTD-110M will be decommissioned, and the project itself is closed. Most likely, the Russian authorities will divide the market between German and domestic producers, giving the Germans the opportunity to earn money, while not leaving their energy engineers without money.



Đây là thông tin về vụ Siemens mở nhà máy ở Nga, năm 2019. Việc nội địa hoá sản xúât ở Nga lên đến 90%, đặc biệt là những phần quan trọng như hot gas path và gas turbine automatic control system đều sản xuất ở Nga hết. Việc này được thực hiện thông qua nhà máy Siemens Gas Technology Turbines (STGT) plant, một liên doanh giữa Siemens và công ty Power Machines của Nga

Siemens Moves to Localize Gas Turbine Production in Russia
German industrial manufacturing conglomerate Siemens has applied for a so-called “special investment contract” to localize production of its high-capacity gas turbines in Russia, Interfax reported.

Under the terms of the contract, the components of the “hot gas path” and the gas turbine automatic control system will be localized in Russia until the middle of 2023, according to the Siemens press service.
The German company’s move follows a 2017 scandal over the supply of Siemens turbines to Crimea.

The planned localization level of the SGT-2000E turbine will be at least 90 percent. The process will take place at the Siemens Gas Technology Turbines (STGT) plant, which is a joint venture between Siemens and Russia’s Power Machines.

According to the Siemens statement, it will make significant investments in STGT and partner enterprises in order to develop know-how and increase the innovative potential of Russian companies. As a result, a full-cycle production ecosystem will be created in Russia for the production of high-capacity turbines.

The German company has already identified suppliers for the localization of the SGT5-2000E gas turbine’s ‘hot gas path’ components.

In 2017, Siemens was caught up in a scandal when its gas turbines were allegedly delivered to Crimea, which has been under EU and U.S. sanctions following its reunification with Russia. Western companies are prohibited from doing business in the region.


Có nhiều thuật ngữ thương mại-kỹ thuât trong bài, xin làm rõ cùng cụ chủ.
Lấy ví dụ "The GTD-110M high-energy turbine engine has been tested and is preparing for trial operation."
Trong một Hợp đồng Dự án nhà máy điện, thường ở giai đoạn các thử nghiệm (các test) được phân chia rõ ràng:
- Test toàn bộ nhà máy, đo tham số vận hành như thiết kế hay cam kết trong hợp đồng (Perfomance Test), chính là đọan đầu câu trích trên. Phép thử nghiệm này lấy được một loạt các bộ tham số về công suất, hiệu suất, suất tiêu hao nhiên liệu, nhiệt độ, nồng độ COx,NOx mức độ khói thải... cho cả khi chạy máy bằng đốt khí và khi đốt dầu DO.
- Test vận hành liên tục (thông lệ là chạy máy 1 tháng không bị ngừng bất kỳ do sự cố nào), hay gọi là Thử nghiệm thử thách (Trial Test/Trial Operation). Qua được thử nghiệm thử thách mới cấp chứng chỉ để vận hành thương mại, và bắt đầu tính thời gian bảo hành máy (thường là 12 tháng hay 8750 giờ).
Vậy Trial Operation là để thử thách máy (liên tục trong 1 tháng), từ chế độ vận hành từ bình thường, chuyển ngay đến giảm tải còn 80%, 70% hay 50% và chuyển đến mang tải quá định mức 110%. Riêng các máy của Siemens cho phép sử dụng nhiên liệu là khí đốt và dự phòng là dầu DO, vậy thì đang từ chạy máy đốt khí, chuyển sang hạy máy đốt dầu DO, thậm chí thực hiện pha trộn dầu DO-khí (mixed) theo tỷ lệ bất kỳ! và không được rớt máy.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top