[Funland] 18 tháng tù cho tài xế đâm chết hai người

tuan_nguyen261188

Xe điện
Biển số
OF-584387
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
3,843
Động cơ
-162,336 Mã lực
Tuổi
35
Em chỉ mong sao xã hội Việt Nam sẽ không còn luật cho phép gây tai nạn rồi bỏ chạy vì hoảng sợ. Điều này chỉ chứng tỏ pháp luật không nghiêm minh: gây tai nạn, không cần biết đúng hay sai, hậu quả thế nào nhưng pháp luật cho phép rời khỏi hiện trường, rồi ra trình báo sau.

Như vậy rõ ràng luật pháp phải dựa vào dân trí để điều chỉnh cho phù hợp. Vậy khi dân trí đi xuống thêm, chẳng nhẽ luật pháp lại phải hạ tiểu chuẩn theo :(
Như em biết thì: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 Luật giao thông đường bộ 2008 thì:
"1. Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:
a) Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
b) Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;
c) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền."

Nếu trường hợp tài xế gây tai nạn bị đe dọa đến tính mạng thì tài xế có thể rời khỏi hiện trường để đảm bảo tính mạng của mình. Nhưng sau đó phải đến trình báo ngay với cơ quan công an gần nhất. Đối với trường hợp gây tai nạn xong rời khởi hiện trường nhằm trốn tránh trách nhiệm hoặc không cứu giúp người bị tai nạn thì đây là tình tiết định khung tăng nặng tại Khoản 2 Điều 260 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017.

>>>Vấn đề là ở VN mình khi gây tai nạn nhất những vụ có người chết thì tài xế thường nguy cơ bị uy hiếp đến tính mạng nên hầu hết đều cố gắng rời hiện trường qua hôm sau mới ra đầu thú. Đó là 1 thực tế làm việc sử lý các vụ tai nạn giao thông phứt tạp hơn, vì hiện trường tai nạn không còn được chính xác, quá nhiều xáo trộn.
 

hoviba

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,628
Động cơ
315,901 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Như em biết thì: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 Luật giao thông đường bộ 2008 thì:
"1. Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:
a) Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
b) Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;
c) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền."

Nếu trường hợp tài xế gây tai nạn bị đe dọa đến tính mạng thì tài xế có thể rời khỏi hiện trường để đảm bảo tính mạng của mình. Nhưng sau đó phải đến trình báo ngay với cơ quan công an gần nhất. Đối với trường hợp gây tai nạn xong rời khởi hiện trường nhằm trốn tránh trách nhiệm hoặc không cứu giúp người bị tai nạn thì đây là tình tiết định khung tăng nặng tại Khoản 2 Điều 260 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017.

>>>Vấn đề là ở VN mình khi gây tai nạn nhất những vụ có người chết thì tài xế thường nguy cơ bị uy hiếp đến tính mạng nên hầu hết đều cố gắng rời hiện trường qua hôm sau mới ra đầu thú. Đó là 1 thực tế làm việc sử lý các vụ tai nạn giao thông phứt tạp hơn, vì hiện trường tai nạn không còn được chính xác, quá nhiều xáo trộn.
Vâng, vấn đề chính là ở phần kết của cụ. Đâu phải chỉ mỗi ở Vn mới xảy ra tai nạn gây chết người. Nhiều nơi cũng gây ra tai nạn chết người nhưng người nhà của nạn nhân có lao vào đánh đập kẻ gây ra tai nạn không?

Nói đến đây chắc có nhiều cụ sẽ lại đưa ra luận điểm, khi nào người nhà mình bị vậy xem, lúc đó chắc cũng lao vào đánh chết thằng vi phạm gây chết người. Điều đó chẳng khác nào kích động cho việc ngồi lên pháp luật với danh nghĩa chỉ vì không làm chủ được cảm xúc. Thằng đó vi phạm phát luật gây chết người nên tôi có quyền đánh đập nó ?!

Chính quyền không tìm được giải pháp tối ưu nên thòng vào luật là cho phép nghi phạm rời khỏi hiện trường nếu thấy nguy hiểm tới tính mạng. Thế nên mọi người đều coi thường luật pháp, từ dân tới quan và rồi đổ lỗi cho nhau. Và nhiều cái chết phải chịu oan ức vì sự thờ ơ của xã hội.

Cách đây 1 thời gian em có xem được 1 clip ghi lại hình ảnh 1 xe taxi đâm vào 1 cái xe máy có 2 người vào ban đêm. Cả hai nạn nhân văng lên hè và giãy dụa. Khá nhiều người đi qua, chứng kiến vụ tai nạn nhưng không ai lấy điện thoại ra gọi cấp cứu hay cứu hộ. Biết rằng ở xã hội Vn, làm như thế có khi mang việc vào người. Nhưng một mạng người có rẻ rúng vậy không? Em đã khóc khi xem clip đó. Có lẽ do em quá yếu đuối chăng?
 

tuan_nguyen261188

Xe điện
Biển số
OF-584387
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
3,843
Động cơ
-162,336 Mã lực
Tuổi
35
Vâng, vấn đề chính là ở phần kết của cụ. Đâu phải chỉ mỗi ở Vn mới xảy ra tai nạn gây chết người. Nhiều nơi cũng gây ra tai nạn chết người nhưng người nhà của nạn nhân có lao vào đánh đập kẻ gây ra tai nạn không?

Nói đến đây chắc có nhiều cụ sẽ lại đưa ra luận điểm, khi nào người nhà mình bị vậy xem, lúc đó chắc cũng lao vào đánh chết thằng vi phạm gây chết người. Điều đó chẳng khác nào kích động cho việc ngồi lên pháp luật với danh nghĩa chỉ vì không làm chủ được cảm xúc. Thằng đó vi phạm phát luật gây chết người nên tôi có quyền đánh đập nó ?!

Chính quyền không tìm được giải pháp tối ưu nên thòng vào luật là cho phép nghi phạm rời khỏi hiện trường nếu thấy nguy hiểm tới tính mạng. Thế nên mọi người đều coi thường luật pháp, từ dân tới quan và rồi đổ lỗi cho nhau. Và nhiều cái chết phải chịu oan ức vì sự thờ ơ của xã hội.

Cách đây 1 thời gian em có xem được 1 clip ghi lại hình ảnh 1 xe taxi đâm vào 1 cái xe máy có 2 người vào ban đêm. Cả hai nạn nhân văng lên hè và giãy dụa. Khá nhiều người đi qua, chứng kiến vụ tai nạn nhưng không ai lấy điện thoại ra gọi cấp cứu hay cứu hộ. Biết rằng ở xã hội Vn, làm như thế có khi mang việc vào người. Nhưng một mạng người có rẻ rúng vậy không? Em đã khóc khi xem clip đó. Có lẽ do em quá yếu đuối chăng?
Vấn đề không đơn thuần chỉ là luật lệ mà là chính là cách sống cách nghĩ của cả 1 cộng động mà được góp thành từ những con người. Một khi niềm tin vào nhau không có thì cứ thân mình đảm bảo cho mình trước thì có gì lạ...

Mà muốn hình sự hóa thì phải cá nhân hóa, không cá nhân hóa thì sao xử.
VD : "1 clip ghi lại hình ảnh 1 xe taxi đâm vào 1 cái xe máy có 2 người vào ban đêm" thì trong BLHS 2015 tại Điều 132, Bộ luật Hình sự về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng thì ai trong những con người chứng kiến ấy phải chịu trách nhiệm đây?
 

jazzzzz

Xe lăn
Biển số
OF-90108
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
11,221
Động cơ
1,331,463 Mã lực
Khoảng 23h30 ngày 16/2, Tùng lái chiếc Ranger Rover đi trên đường vành đai 2, hướng từ đường Võ Chí Công đi đường Láng. Đến nút giao với ngã tư Cầu Giấy trên đường vành đai 2 (đối diện số 52 Cầu Giấy), Tùng cho xe tăng tốc, vượt lên từ bên phải một ôtô đi phía trước cùng chiều.
Lúc này, xe Piagio Vespa do anh Vũ Cơ Bách (39 tuổi, ở Hai Bà Trưng, Hà Nội) điều khiển, chở chị Trương Thị Thanh Lê (39 tuổi, ở Nghệ An) chạy cùng chiều phía trước, bên phải đang chuyển hướng sang phía bên trái ngang qua đầu ôtô ra giữa đường.
Như vậy là anh ô tô vượt lên từ bên phải một ôtô đi phía trước cùng chiều còn xe Piagio Vespa đang chuyển hướng sang phía bên trái ngang qua đầu ôtô ra giữa đường. Như vậy có thể thấy là lỗi của cả 2 bên đều thiếu quan sát khi vượt cũng như chuyển làn xe. ( nếu em không nhớ nhầm thì đường Cầu Giấy có 3 làn xe 1 ô tô, 1 hỗn hợp, 1 xe máy)

>>.Tất nhiên lỗi phần nhiều hơn thuộc về tài xế xe ô tô vì không làm chủ được tốc độ và không giữ khoảng cách an toàn khiến chiếc Ranger Rover va chạm với xe máy.

Còn về rượu thì "Kết luận giám định mẫu máu của bị cáo xác định không có Ethanol và các chất ma túy." theo như các nghiên cứu Ethanol của rượu bia tồn tại trong máu khi uống từ 12 – 36 giờ. Như vậy khi sảy ra tai nạn không thể nói là có căn cứ tài xế ô tô gây tai nạn trong tình trạng say rượu được vì anh này ngày 17/2 ra đầu thú.

Cùng với việc bồi thường thiệt hại đầy đủ và chủ động thì tòa tuyên dưới khung cũng không quá khó hiểu.
“Vượt từ bên phải oto cùng chiều”?, coa nghĩa là “vượt phải”?...
Hình như Không có camera chỗ này thì phải. chỉ căn cứ vào lời khai tài xế thì sao chắc đc, 2 ngày ở nhà đã có một đám tư vấn viên rồi. Mà nếu như k có clip chiếc RR màu trắng chạy nhanh sau đó (đc camera nhà dân ghi lại) và hảnh xe nằm trong hầm CC trên mạng thì chưa chắc đã trình diện.
2 ngày hình như là hơn 36 tiếng, nói đi đá bóng xong “liên hoan” mà không uống thì khác đếch gì bảo đĩ còn trynh.
>>>Vấn đề là ở VN mình khi gây tai nạn nhất những vụ có người chết thì tài xế thường nguy cơ bị uy hiếp đến tính mạng nên hầu hết đều cố gắng rời hiện trường qua hôm sau mới ra đầu thú. Đó là 1 thực tế làm việc sử lý các vụ tai nạn giao thông phứt tạp hơn, vì hiện trường tai nạn không còn được chính xác, quá nhiều xáo trộn.
lái xe có quyền rời khỏi hiện trường nhưng phải để lại phương tiện, còn cả người và xe đi là tình tiết tăng nặng rồi.
Túm lại là có tiền thì có thể sai khiến cả quỷ sứ, không xèng xác định 10 niên.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top