[Funland] 47 năm Chiến thắng Hà Nội: Điện Biên Phủ trên không

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,838
Động cơ
138,353 Mã lực
Thán phục hệ thống phòng không của Việt Nam!


Chuẩn tướng Peter McDonad

Thứ Tư, ngày 25/12/2019 - 15:52


Mảnh của pháo đài bay B-52 ở bảo tàng tại Hà Nội.


Hình một chiếc B-52G chụp nhiều năm sau Chiến tranh Việt Nam. Loại phi cơ ném bom này được cho là có 'tuổi thọ' cao.
Với những vũ khí được hợp nhất cao, Việt Nam có thể chiến đấu với máy bay Mỹ từ mặt đất lên độ cao 10.000 feet (khoảng 3000m). Nòng cốt là tên lửa SAM-2 kèm theo hệ thống điều khiển của Nga. Thứ hai là máy bay MiG-21 cũng của Nga, loại máy bay đánh chặn bay nhanh do các phi công Việt Nam điều khiển. Hỗ trợ chúng là khoảng 4.000 súng các cỡ từ 12,7mm đến 100mm, 2.000 khẩu trong số này được triển khai để bảo vệ Hà Nội và Hải Phòng. Việc bắn số súng này và phóng tên lửa ở trên dưới 200 trận địa tên lửa, điều khiển các radar cùng với các máy bay chiến đấu được phối hợp thông qua 3 trạm điều hành lớn ở Bạch Mai, Phúc Yên và Kép. Chỉ huy toàn bộ mạng lưới phòng không này là một trung tâm điều khiển đặt ở sân bay Bạch Mai. Có khoảng 125.000 nam nữ hoạt động trong mạng lưới phòng không này, cộng với một số cố vấn Liên Xô.


Lực lượng phòng không Việt Nam bắn trả trước đợt tấn công của không quân Mỹ năm 1972. Trong 12 ngày đêm này, phi cơ B-52 đã được sử dụng và đã thả 17 ngàn tấn bom xuống Hà Nội và Hải Phòng.
Mặc dù theo tiêu chuẩn ngày nay, SAM-2 là lạc hậu, nhưng thời đó nó là loại vũ khí đáng gờm. Cơ động cao, các bệ phóng có thể di chuyển nửa giờ sau khi bắn và vào lại vị trí sau 1 giờ. Sự linh hoạt làm cho rất khó phát hiện vị trí. Một thủ thuật để bộ đội Việt Nam giành lợi thế là các trắc thủ phóng một tên lửa không điều khiển và bật radar điều khiển nó ở thời điểm cuối cùng (gọi là bật tắt ngắt quãng, NĐS), cho phép đủ thời gian cho tên lửa hướng vào mục tiêu nhưng không đủ lâu để cho những tên lửa chống SAM-2 mà máy bay Mỹ mang theo có thể định vị và tiêu diệt nó. Một thủ thuật nữa là phóng ít nhất 2 quả SAM-2 tiếp nối nhau. Quả đầu tiên bắn cao, buộc máy bay Mỹ dùng thiết bị điện tử để lẩn tránh. Trong khi máy móc phòng thủ bận làm việc, quả đạn bắn sau đi theo đường của quả thứ nhất cho đến khi khóa được mục tiêu và tiêu diệt nó.


Súng phòng không của Việt Nam thời kỳ Mỹ ném bom Hà Nội và Hải Phòng.
Máy bay MiG được những người dẫn đường mặt đất dẫn dắt đến chỗ các máy bay Mỹ. Bằng việc nghiên cứu màn hình radar và theo dõi sự tập kết của lực lượng oanh kích khi những máy bay này tập hợp trên bầu trời, bộ đội Việt Nam có thể nhanh chóng có được dấu hiệu tốt về đường bay, mục tiêu và thời điểm bắt đầu ném bom, giúp họ có hành động ngăn chặn. Radar của họ cảnh báo trước khoảng 45 phút, đủ thời gian để máy bay MiG bay lên bầu trời và vào trận ở cách xa mục tiêu, trong khi máy bay Mỹ còn bận xoay xở với những quả bom cùng nhiên liệu.

Những viên đạn cỡ nhỏ bắn vào máy bay bay thấp cũng hiệu quả đáng ngạc nhiên trong việc bắn rơi máy bay phản lực bay nhanh. Vết thủng nhẹ nhất ở vỏ kim loại của máy bay đang bay với tốc độ cận âm thanh cũng đủ để nó toạc ra. Lực lượng dân quân Việt Nam, với “tay cày tay súng”, già trẻ, gái trai ở mọi nơi, đã tích cực tham gia bắn máy bay Mỹ. Họ phối hợp chặt chẽ với lực lượng phòng không và không quân để hình thành một mạng lưới các lực lượng nhiều tầm nhiều hướng, có thể di chuyển và chiến đấu trong mọi điều kiện, bao phủ một vùng rộng lớn nhưng tập trung bảo vệ một số mục tiêu quan trọng. Sử dụng vũ khí bộ binh, dân quân đã bắn rơi nhiều máy bay phản lực hiện đại Mỹ, bắt sống nhiều phi công. Bắn máy bay địch ở tầm thấp rõ ràng là hình thức nghệ thuật chiến tranh mới trong cuộc chiến tranh nhân dân đất đối không. Trong khi đó, không quân Mỹ có quá nhiều mục tiêu, và vì thế mà họ phải phân tán lực lượng. Họ sử dụng các máy bay trị giá hàng triệu USD để tấn công một cầu phao bằng tre.


Đại tướng Võ Nguyên Giáp gặp ông R.Mắc Na-ma-ra ngày 23-6-1997. Ảnh AP.
Trong suốt 12 ngày đêm - cũng như trong suốt cuộc chiến tranh, tất cả mọi người Việt Nam chia sẻ với nhau sự nguy hiểm. Tất cả mọi người sống ở một mức sống cơ bản đủ để tồn tại. Khẩu phần gạo cho mỗi người dưới nửa cân mỗi ngày, số lượng vải vóc là 3 mét cho mỗi người một năm, đủ may 2 sơ mi và một quần dài. Trong hoàn cảnh nhiều đàn ông lên đường nhập ngũ, hầu hết công việc ở miền Bắc do phụ nữ và những đàn ông yếu sức khỏe đảm trách. Các nguồn sản xuất được phân tán ra đôi khi hàng chục nơi để giảm đến mức tối thiểu tổn thất khi một trong số này bị ném bom. Các gia đình cũng phải tách ra với lí do như vậy.

Trong chiến dịch kéo dài 12 ngày đêm đó, Mỹ đã huy động 199 chiếc B-52 (50% lực lượng không quân chiến lược) và 999 chiếc máy bay chiến thuật. Máy bay B-52 đã ném 35.544 tấn bom vào 734 mục tiêu; máy bay F-111 ném 1.424 tấn vào 139 mục tiêu; máy bay F-4 là 2.271 tấn vào 245 mục tiêu; máy bay A-7 ném 1.702 tấn vào 226 mục tiêu, tổng cộng là 40.941 tấn. Thế nhưng, cái mà Mỹ thu được chỉ là sự chứng minh rằng nước Mỹ không thể bị coi thường. Ông McDonad kết thúc bằng việc trích dẫn lời cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ellsworth Bunker: “Tôi nghĩ rằng cuộc ném bom đó là cái gì đó chúng ta không phải làm".

https://viettimes.vn/than-phuc-he-thong-phong-khong-cua-viet-nam-376792.html
 
Chỉnh sửa cuối:

Đức Phạm 8x

Xe điện
Biển số
OF-516790
Ngày cấp bằng
19/6/17
Số km
3,270
Động cơ
-105,967 Mã lực
Thời nay toàn bắn, ném bom nhau bằng bàn phím.
Em dự thớt này cũng sắp thành chiến trường.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,838
Động cơ
138,353 Mã lực
Số liệu thống kê số máy bay B-52 bị bắn rơi của Quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội Mỹ có sự chênh lệch lớn nhưng đều lên đến hàng chục chiếc.

- Theo số liệu của Quân đội nhân dân Việt Nam: tính từ ngày 5-8-1964 đến ngày 17-1-1973, quân dân miền Bắc đã bắn rơi 4.181 chiếc máy bay trong đó có 68 chiếc B52.

Chiếc máy bay B-52 đầu tiên bị tiêu diệt ngày 17/9/1967 tại xã Vĩnh Khê, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Chiếc B-52 cuối cùng bị tiêu diệt ngày 29/12/1972 bởi Tiểu đoàn tên lửa 79 bảo vệ Hà Nội.

Trong số 68 chiếc B-52 bị bắn rơi, lực lượng không quân bắn rơi 3 chiếc B-52 bằng máy bay MIG-21 (3 phi công tiêu diệt B-52 là Vũ Đình Rạng, Phạm Tuân, Vũ Xuân Thiều), 65 chiếc còn lại bị tiêu diệt bởi lực lượng phòng không: tên lửa SAM -2, pháo cao xạ...

Số lượng máy bay B-52 bị bắn rơi nhiều nhất trong chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không" (phía Mỹ gọi là chiến dịch Linebacker II): 34 chiếc B-52.

Đây là chiến dịch cuối cùng của quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, huy động nỗ lực cao nhất của không lực Hoa Kỳ: gần 50 % số máy bay B-52 của toàn nước Mỹ ( 197/400 chiếc) nhằm phá hủy thủ đô Hà Nội và các thành phố lớn miền Bắc, buộc chính phủ ta nhân nhượng trên bàn đàm phán Pa-ri.

Dự đoán trước được âm mưu của Mỹ, lực lượng phòng không không quân Việt Nam đã lên kế hoạch đối phó.

Với kinh nghiệm chính trị dày dặn, ngay từ mùa xuân năm 1968, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói với tướng Phùng Thế Tài, lúc này là Phó Tổng tham mưu trưởng lời dự báo:

"Sớm muộn đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B-52 ra ném bom Hà Nội rồi có thua mới chịu thua. Chú nên nhớ trước khi đến Bàn Môn Điếm ký hiệp định đình chiến ở Triều Tiên, Mỹ đã cho không quân hủy diệt Bình Nhưỡng.

Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội".

Từ tháng 5/1972, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các cán bộ tham mưu tác chiến của Quân chủng Phòng không - Không quân đặt vấn đề: "Tỷ lệ B-52 bị bắn rơi mức độ nào thì Nhà Trắng rung chuyển, mức độ nào thì Mỹ không chịu nổi, phải thua?".

Sau mấy tuần, câu trả lời đã được đưa ra:

N1 - tỷ lệ Mỹ chịu đựng được là 1-2% (trên tổng số B-52 tham chiến của Mỹ);

N2 - tỷ lệ làm Nhà Trắng rung chuyển là 6 - 7%;

N3 - tỷ lệ buộc Mỹ thua cuộc là trên 10%.

Tháng 10-1972, tập tài liệu mang tên "Cách đánh B-52" của Bộ đội Tên lửa được in, gọi tắt là cuốn "Cẩm nang bìa đỏ", dày 30 trang đánh máy và được bọc ngoài một tờ bìa màu đỏ.

Trong cuốn sách là kinh nghiệm phân biệt mục tiêu thật-giả trước màn hiện sóng để bộ đội tên lửa có thể ngắm trúng mục tiêu.

Quân chủng Phòng không - Không quân loại trừ N1, quyết tâm đạt N2 và vươn tới N3. Quân chủng Phòng không Không quân đã thực hiện vượt mức chỉ tiêu N3.

Kết quả trong 12 ngày đêm mùa đông năm 1972, tỷ lệ B-52 bị bắn hạ là 17,6% (34/197 chiếc, Hà Nội góp công trong đó 23 chiếc), khiến chính giới và quân đội Mỹ hoảng loạn.

Trong 34 chiếc B-52 bị bắn rơi trong chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không":

- 2 chiếc B-52 bị bắn rơi bởi máy bay tiêm kích MIG-21 ( 2 phi công bắn rơi B-52 là Phạm Tuân và Vũ Xuân Thiều , trong đó phi công Vũ Xuân Thiều đã anh dũng hi sinh sau khi tiêu diệt máy bay B-52).

- 27 chiếc B-52 bị tiêu diệt bởi tên lửa SAM-2.

- 5 chiếc B-52 bị tiêu diệt bởi pháo ca xạ 100 mm.

- Ngày bắn rơi nhiều B-52 nhất: 26/12/1972 (8 chiếc B-52).

- Sư đoàn bắn rơi nhiều B-52 nhất: Sư đoàn Phòng không Hà Nội - Sư đoàn 361 với 25 chiếc B-52.

- Trung đoàn bắn rơi nhiều B-52 nhất: Trung đoàn 261 (12 chiếc).

- Trung đoàn bắn rơi tại chỗ nhiều B-52 nhất: Trung đoàn 257 với 8 chiếc.

- Tiểu đoàn bắn rơi nhiều B-52 nhất:Tiểu đoàn 57 (Trung đoàn 261) với 4 chiếc.

- Tiểu đoàn bắn rơi tại chỗ nhiều B-52 nhất: Tiểu đoàn 77 (Trung đoàn 257) và Tiểu đoàn 93 (trung đoàn 261), mỗi tiểu đoàn bắn rơi 3 chiếc B-52.

VN tính số liệu bằng cách bắn vào mục tiêu, khi mục tiêu trúng đạn hạ độ cao, tốc độ trên radar thì sẽ tính bị hạ (tức ko còn hoạt động cho mục đích đánh phá), còn Mỹ 1 mặt ko dám thừa nhận thất bại, 1 mặt khác tính tổn thất theo lối phải bị bắn hạ trực tiếp, trong khi có rất nhiều chiếc B52 nổ tan khi bay gần tới đất Thái, hiện ở đất Cam, Lào, Thái vẫn còn tàng tích của B52 năm xưa, mà B52 làm gì bị bắn hạ ở Cam, Lào bao giờ, rất nhiều mảnh vụn B52 đã bị các tổ chức, cá nhân ở Cam, Lào, Thái lấy vd khmer đỏ sử dụng xác b52 làm căn cứ trong rừng, thành ra khó kiểm chứng được, nhưng chắc chắn con số 17-23 chiếc B52 theo các nguồn phương tây là ko đúng sự thật, vì dựa vào con số mà sử gia quân sự Mỹ công bố

sử gia không quân Walter J. Boyne nói có tám phi công Mỹ "bị giết khi tham chiến hoặc chết vì vết thương, 25 mất tích, 33 bị bắt làm tù binh chiến tranh, và chỉ có 26 được cứu thoát trước khi rơi bị bắt sống".

Tức số phi công B52 thiệt mạng rất lớn (8 + 25 + 33 + 26), tức có 84 phi công B52 bị bắn hạ cùng máy bay trong đó 8 chết tại chỗ, 33 mất tích coi như đã chết, 26 được cứu có thể là bay ra biển hoặc Thái Lan, 25 bị tóm bởi Bắc Việt
 
Chỉnh sửa cuối:

nhuataiche

Xe container
Biển số
OF-570365
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
8,676
Động cơ
284,368 Mã lực
Tuổi
51
Không rõ bác thớt tìm nguồn tư liệu ở đâu, nhưng có một thông tin em muốn nhờ bác kiểm chứng. Đại khái là năm 1964 - 1965 gì đó, có 2 trung đoàn tên lửa được phái vào Vĩnh Linh đánh B-52. Sau vài tháng chiến đấu, 2 trung đoàn này thiệt hại nặng đến nỗi chỉ còn cái phiên hiệu.

Nhưng những bài học đẫm máu rút ra từ thực tế chiến trường đã phát huy tác dụng ở trận ĐBP trên không, B52 bị hạ nhiều đến nỗi phía Mỹ phải ngưng chiến đêm 24/12 để thay đổi chiến thuật.
 

HoaDong

Xe tăng
Biển số
OF-381860
Ngày cấp bằng
9/9/15
Số km
1,817
Động cơ
256,521 Mã lực
Nơi ở
Hang Sơn Đoong
em công nhận các cụ nhà ta tài thật, bắn cho gần 30 máy bay B52 rụng, trọng thương (nguồn tây thừa nhận 23 chiếc, có lẽ 7 chiếc lết được về thái lan thì rụng hoặc ra biển thì rụng)
nếu mà mỹ không cho kết thúc chiến dịch sớm thì b52 chắc cũng giống khủng long bạo chúa :D
 

KhuatNguyên

Xe buýt
Biển số
OF-683282
Ngày cấp bằng
6/7/19
Số km
547
Động cơ
119,079 Mã lực
Số liệu thống kê số máy bay B-52 bị bắn rơi của Quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội Mỹ có sự chênh lệch lớn nhưng đều lên đến hàng chục chiếc.

- Theo số liệu của Quân đội nhân dân Việt Nam: tính từ ngày 5-8-1964 đến ngày 17-1-1973, quân dân miền Bắc đã bắn rơi 4.181 chiếc máy bay trong đó có 68 chiếc B52.

Chiếc máy bay B-52 đầu tiên bị tiêu diệt ngày 17/9/1967 tại xã Vĩnh Khê, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Chiếc B-52 cuối cùng bị tiêu diệt ngày 29/12/1972 bởi Tiểu đoàn tên lửa 79 bảo vệ Hà Nội.

Trong số 68 chiếc B-52 bị bắn rơi, lực lượng không quân bắn rơi 3 chiếc B-52 bằng máy bay MIG-21 (3 phi công tiêu diệt B-52 là Vũ Đình Rạng, Phạm Tuân, Vũ Xuân Thiều), 65 chiếc còn lại bị tiêu diệt bởi lực lượng phòng không: tên lửa SAM -2, pháo cao xạ...

Số lượng máy bay B-52 bị bắn rơi nhiều nhất trong chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không" (phía Mỹ gọi là chiến dịch Linebacker II): 34 chiếc B-52.

Đây là chiến dịch cuối cùng của quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, huy động nỗ lực cao nhất của không lực Hoa Kỳ: gần 50 % số máy bay B-52 của toàn nước Mỹ ( 197/400 chiếc) nhằm phá hủy thủ đô Hà Nội và các thành phố lớn miền Bắc, buộc chính phủ ta nhân nhượng trên bàn đàm phán Pa-ri.

Dự đoán trước được âm mưu của Mỹ, lực lượng phòng không không quân Việt Nam đã lên kế hoạch đối phó.

Với kinh nghiệm chính trị dày dặn, ngay từ mùa xuân năm 1968, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói với tướng Phùng Thế Tài, lúc này là Phó Tổng tham mưu trưởng lời dự báo:

"Sớm muộn đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B-52 ra ném bom Hà Nội rồi có thua mới chịu thua. Chú nên nhớ trước khi đến Bàn Môn Điếm ký hiệp định đình chiến ở Triều Tiên, Mỹ đã cho không quân hủy diệt Bình Nhưỡng.

Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội".

Từ tháng 5/1972, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các cán bộ tham mưu tác chiến của Quân chủng Phòng không - Không quân đặt vấn đề: "Tỷ lệ B-52 bị bắn rơi mức độ nào thì Nhà Trắng rung chuyển, mức độ nào thì Mỹ không chịu nổi, phải thua?".

Sau mấy tuần, câu trả lời đã được đưa ra:

N1 - tỷ lệ Mỹ chịu đựng được là 1-2% (trên tổng số B-52 tham chiến của Mỹ);

N2 - tỷ lệ làm Nhà Trắng rung chuyển là 6 - 7%;

N3 - tỷ lệ buộc Mỹ thua cuộc là trên 10%.

Tháng 10-1972, tập tài liệu mang tên "Cách đánh B-52" của Bộ đội Tên lửa được in, gọi tắt là cuốn "Cẩm nang bìa đỏ", dày 30 trang đánh máy và được bọc ngoài một tờ bìa màu đỏ.

Trong cuốn sách là kinh nghiệm phân biệt mục tiêu thật-giả trước màn hiện sóng để bộ đội tên lửa có thể ngắm trúng mục tiêu.

Quân chủng Phòng không - Không quân loại trừ N1, quyết tâm đạt N2 và vươn tới N3. Quân chủng Phòng không Không quân đã thực hiện vượt mức chỉ tiêu N3.

Kết quả trong 12 ngày đêm mùa đông năm 1972, tỷ lệ B-52 bị bắn hạ là 17,6% (34/197 chiếc, Hà Nội góp công trong đó 23 chiếc), khiến chính giới và quân đội Mỹ hoảng loạn.

Trong 34 chiếc B-52 bị bắn rơi trong chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không":

- 2 chiếc B-52 bị bắn rơi bởi máy bay tiêm kích MIG-21 ( 2 phi công bắn rơi B-52 là Phạm Tuân và Vũ Xuân Thiều , trong đó phi công Vũ Xuân Thiều đã anh dũng hi sinh sau khi tiêu diệt máy bay B-52).

- 27 chiếc B-52 bị tiêu diệt bởi tên lửa SAM-2.

- 5 chiếc B-52 bị tiêu diệt bởi pháo ca xạ 100 mm.

- Ngày bắn rơi nhiều B-52 nhất: 26/12/1972 (8 chiếc B-52).

- Sư đoàn bắn rơi nhiều B-52 nhất: Sư đoàn Phòng không Hà Nội - Sư đoàn 361 với 25 chiếc B-52.

- Trung đoàn bắn rơi nhiều B-52 nhất: Trung đoàn 261 (12 chiếc).

- Trung đoàn bắn rơi tại chỗ nhiều B-52 nhất: Trung đoàn 257 với 8 chiếc.

- Tiểu đoàn bắn rơi nhiều B-52 nhất:Tiểu đoàn 57 (Trung đoàn 261) với 4 chiếc.

- Tiểu đoàn bắn rơi tại chỗ nhiều B-52 nhất: Tiểu đoàn 77 (Trung đoàn 257) và Tiểu đoàn 93 (trung đoàn 261), mỗi tiểu đoàn bắn rơi 3 chiếc B-52.

VN tính số liệu bằng cách bắn vào mục tiêu, khi mục tiêu trúng đạn hạ độ cao, tốc độ trên radar thì sẽ tính bị hạ (tức ko còn hoạt động cho mục đích đánh phá), còn Mỹ 1 mặt ko dám thừa nhận thất bại, 1 mặt khác tính tổn thất theo lối phải bị bắn hạ trực tiếp, trong khi có rất nhiều chiếc B52 nổ tan khi bay gần tới đất Thái, hiện ở đất Cam, Lào vẫn còn tàng tích của B52 năm xưa, mà B52 làm gì bị bắn hạ ở Cam, Lào bao giờ
15 B52 trong 12 ngày đêm cũng là quá giỏi rồi các cụ ạ. Mỹ bị bất ngờ
 

NDTBM

Xe điện
Biển số
OF-191612
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
3,106
Động cơ
1,190,370 Mã lực
Nơi ở
2Bà.HàN
Điện Biên Phủ 1954 có sự tham gia trực tiếp của TQ (vũ khí, hậu cần & chuyên gia...), còn ĐBP trên không 1972 thì có sự hỗ trợ rất lớn của Liên Xô (khí tài + chuyên gia) ==>chiến trường/ sàn đấu/bãi thử công nghệ kỹ thuật quân sự của chiến tranh lạnh?!:-?
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,838
Động cơ
138,353 Mã lực
Không rõ bác thớt tìm nguồn tư liệu ở đâu, nhưng có một thông tin em muốn nhờ bác kiểm chứng. Đại khái là năm 1964 - 1965 gì đó, có 2 trung đoàn tên lửa được phái vào Vĩnh Linh đánh B-52. Sau vài tháng chiến đấu, 2 trung đoàn này thiệt hại nặng đến nỗi chỉ còn cái phiên hiệu.

Nhưng những bài học đẫm máu rút ra từ thực tế chiến trường đã phát huy tác dụng ở trận ĐBP trên không, B52 bị hạ nhiều đến nỗi phía Mỹ phải ngưng chiến đêm 24/12 để thay đổi chiến thuật.
Nếu mỹ rớt 15 chiếc như họ nhận thì chien dịch sấm rền vẫn tiếp tục chứ ko ngừng đâu cụ
 

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
11,523
Động cơ
572,214 Mã lực
bọn Mỹ có trò đổ lỗi cho Việt Nam bắn tên lửa như mưa khiến B52 bị tổn thất cao. Thực tế là số tên lửa VN có ít, còn bị kẹt trên đường vận chuyển nhiều. Việt Nam dùng kỹ thuật giả phát tín hiệu phóng tên lửa, khiến cho máy bay Mỹ phải cơ động tản ra để né, làm lộ bức màn nhiễu. Có lẽ đó là 1 lý do Mỹ cảm giác là ta bắn quá nhiều, chứ chúng nó ngồi trên máy bay làm éo gì mà đếm chính xác được ta bắn bao nhiêu.


upload-2019-12-26-10-35-47.jpeg
 

Buryat

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-596130
Ngày cấp bằng
26/10/18
Số km
854
Động cơ
137,845 Mã lực
Tuổi
47
Những cuộc chiế tang thương, bao anh hùng và ng dân nằm xuống.
Ước gì ko có những cuộc chiến đó, bỏ qua hãnh diện hào hùng để toàn dân tập trung làm kinh tế,
Không có chuyện đó đâu cụ. Lịch sử loài người 5000 năm đã chứng minh rồi. Hoà bình lâu tất sẽ dẫn đến chiến tranh. Vì thế, muốn có hoà bình, bắt buộc chuẩn bị cho chiến tranh.

Lịch sử oai hung của cuộc kháng chiến 12 ngày đêm (luôn cần được nhắc lại) sẽ làm cho kẻ thù phải sợ, phải cân nhắc nhiều lần trước khi định tấn công VN, làm cho thế hệ trẻ biết tôn trọng giá trì của hoà bình (biết tôn trọng thì mới biết giữ gìn hoà bình, chứ em thấy các cháu trẻ trâu bây giờ hiếu chiến lắm. Chúng nó cứ làm như chiến tranh là trò chơi).

Chỉ một cuộc chiến tầm 10 năm nổ ra, cả nước lại quay về số 0, tất cả xây dựng lại từ đầu. Những nước như Lybia hay Iraq 100 - 200 năm nữa chưa chắc quay trở về được mức sống và trình độ phát triển thời trước chiến tranh. Việt Nam nếu không phải là Trịnh Nguyễn phân tranh đánh nhau mấy trăm năm đến kiệt quệ thì cũng không đến nỗi mất nước.cho Pháp.
 
Chỉnh sửa cuối:

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,838
Động cơ
138,353 Mã lực
Dù sao lịch sử cũng đã ghi nhận thất bại đau đớn của Mỹ. Nên bom bàn phím không thể xóa được sự thật này bác ạ.
Nay những người mỹ nói tiếng việt chỉ nói bvn bắn 100 s75 đổi 1 b52 thôi cụ, thấy bọn đấy buồn cười
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,507
Động cơ
128,744 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Không rõ bác thớt tìm nguồn tư liệu ở đâu, nhưng có một thông tin em muốn nhờ bác kiểm chứng. Đại khái là năm 1964 - 1965 gì đó, có 2 trung đoàn tên lửa được phái vào Vĩnh Linh đánh B-52. Sau vài tháng chiến đấu, 2 trung đoàn này thiệt hại nặng đến nỗi chỉ còn cái phiên hiệu.

Nhưng những bài học đẫm máu rút ra từ thực tế chiến trường đã phát huy tác dụng ở trận ĐBP trên không, B52 bị hạ nhiều đến nỗi phía Mỹ phải ngưng chiến đêm 24/12 để thay đổi chiến thuật.
Đúng cụ ạ. Xuất phát từ dự báo chiến lược của ÔNG CỤ : " Nếu Mỹ có thua thì nó chỉ chịu thua trên bầu trời Hà nội" nên từ 1965, Quân chủng PKKQ đã thành lập hai Trung đoàn ( thực ra là e-) vào Vĩnh Linh để đánh và nghiên cứu B52. Thiệt hại thì nặng nhưng không chỉ do chiến đấu mà cả thiệt hại trên đường hành quân. Nhưng chiến thắng nào chả đòi hỏi hy sinh, cụ dùng từ đẫm máu nghe có vẻ nặng nề.
 

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
8,570
Động cơ
140,263 Mã lực
Chiến công tuyệt vời của thế hệ đi trước, tự hào Việt Nam!
 

Wave cùi bắp

Xe điện
Biển số
OF-584511
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
2,150
Động cơ
160,864 Mã lực
Tuổi
42
Cho em hỏi khí ko phải chứ 10k feet là 30km ạ?
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
27,461
Động cơ
728,089 Mã lực
Không rõ bác thớt tìm nguồn tư liệu ở đâu, nhưng có một thông tin em muốn nhờ bác kiểm chứng. Đại khái là năm 1964 - 1965 gì đó, có 2 trung đoàn tên lửa được phái vào Vĩnh Linh đánh B-52. Sau vài tháng chiến đấu, 2 trung đoàn này thiệt hại nặng đến nỗi chỉ còn cái phiên hiệu.

Nhưng những bài học đẫm máu rút ra từ thực tế chiến trường đã phát huy tác dụng ở trận ĐBP trên không, B52 bị hạ nhiều đến nỗi phía Mỹ phải ngưng chiến đêm 24/12 để thay đổi chiến thuật.
Muốn tìm tổn thất phía ta, bác nên mò sang phía địch chứ bác.

Phía ta, như 1 nguồn không muốn nêu tên công bố: Tổn thất nhẹ, không đáng kể.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,838
Động cơ
138,353 Mã lực
Muốn tìm tổn thất phía ta, bác nên mò sang phía địch chứ bác.

Phía ta, như 1 nguồn không muốn nêu tên công bố: Tổn thất nhẹ, không đáng kể.
Tổn thất ta chủ yếu là thường dân, trong những đêm Dbp 1972 ko có dàn s75 nào bị đạn agm45,78 chống radar tiêu huỷ được, pk vn quá xuất sắc
 

Mr.Trym

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-69080
Ngày cấp bằng
24/7/10
Số km
3,155
Động cơ
462,619 Mã lực
nếu mà mỹ không cho kết thúc chiến dịch sớm thì b52 chắc cũng giống khủng long bạo chúa :D
Không dừng thời B52 chết còn nhanh hơn cả khủng long bởi nhẽ SAM 3 lúc đó đã vào trực chiến :D
 

Mr.Trym

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-69080
Ngày cấp bằng
24/7/10
Số km
3,155
Động cơ
462,619 Mã lực
Nay những người mỹ nói tiếng việt chỉ nói bvn bắn 100 s75 đổi 1 b52 thôi cụ, thấy bọn đấy buồn cười
Vậy là theo lý thuyết của bọn Ngâu í, riêng đợt đánh tháng Chạp 1972, Bắc Việt phải phóng tới 3500 quả đạn SAM 2.
Trong khi đó bố chúng là người Mỹ cũng chỉ dâm lu loa rằng Bắc Việt đã phóng 1000 đạn.
Vãi :)) :)) :))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top