[Funland] 80 năm cuộc tập kích Trân Châu Cảng (7/12/1941)

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,584 Mã lực
2. Tàu sân bay KAGA
Tàu sân bay Kaga do hạm trưởng Okada Jisaku chỉ huy, không quân do thiếu tá Sata Naohito chỉ huy; được giao nhiệm vụ tấn công các thiết giáp hạm USS Arizona (BB-39), USS Tennessee (BB-43), USS West Virginia (BB-48), USS Oklahoma (BB-37), USS Nevada (BB-36), căn cứ không quân Hickam và căn cứ thủy phi cơ Ford. Trong biên chế có:
Liên đội hỗn hợp phóng lôi - ném bom có 15 chiếc Nakajima B5N do trung tá Kakuichi Hashiguchi chỉ huy, gồm phi đội 1 của trung tá Kakuichi Hashiguchi, phi đội 2 của trung úy Hideo Maki, phi đội 3 của trung uý Yoshitaka Mikami.
Liên đội phóng lôi có 12 chiếc Nakajima B5N do trung tá Kazuyoshi Kitajima chỉ huy, gồm các phi đội 1 và 2 của trung tá Kazuyoshi Kitajima chỉ huy, các phi đội 3 và 4 của trung úy Mimori Suzuki.
Liên đội ném bom có 27 chiếc Aichi D3A do trung úy Saburo Makino chỉ huy, gồm các phi đội 21, 22, 23 do đích thân Makino chỉ huy, các phi đội 24, 25, 26 do trung úy Shoichi Ogawa chỉ huy, các phi đội 27, 28, 29 do trung úy Shoichi Ibuki chỉ huy.
Liên đội tiêm kích đánh chặn có 18 chiếc A6M Zero do trung úy Yoshio Shiga chỉ huy, gồm phi đội 1 do đích thân trung úy Yoshio Shiga chỉ huy, phi đội 2 do trung úy Yaushi Nikaido chỉ huy. Liên đội này có 9 chiếc A6M Zero dự trữ.
Phân hạm đội liên hợp số 2 của đế quốc Nhật Bản chịu trách nhiệm tấn công Trân Châu Cảng do phó đô đốc Yamaguchi Tamon chỉ huy, có 2 tàu sân bay Sōryū và Hiryū với sự phân công nhiệm vụ như sau:
Nhat (6_100) Carrier Kaga.jpg

Tàu sân bay Nhật Bản Kaga năm 1928

Nhat (6_101).jpg

1930 – tàu sân bay IJN Kaga ngoài khơi Ikari, Nhật Bản
Nhat (6_102).jpg

Tàu sân bay Nhật Bản Kaga sau quá trình hiện đại hóa vào năm 1934-36. Kaga được đóng năm 1921 và bị máy bay Mỹ đánh chìm trong Trận Midway tháng 6-1942
Nhat (6_105).jpg

Tàu sân bay Nhật Bản Kaga
Nhat (6_106).jpg

Tàu sân bay Nhật Bản Kaga
Nhat (6_107).jpg

Những máy bay chiến đấu trên tàu sân bay Nhật Bản Kaga
 

NoithatHP

Xe hơi
Biển số
OF-739025
Ngày cấp bằng
11/8/20
Số km
108
Động cơ
64,006 Mã lực
Đảo Ford có địa hình hiểm quá!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,584 Mã lực
3. Tàu sân bay Soryu
Tàu sân bay Soryu do hạm trưởng Yanagimoto Ryusaku chỉ huy; không quân do thiếu tá Kusumoto Ikuto chỉ huy được giao nhiệm vụ tấn công các chiến hạm USS Nevada (BB-36), USS Tennessee (BB-43), USS West Virginia (BB-48), USS Utah (BB-31), USS Helena (CL-50), USS California (BB-44) và USS Raleigh (CL-7); sân bay Wheeler và cơ sở sửa chữa máy bay tại Barbers. Trong biên chế có:
Liên đội hỗn hợp ném bom - phóng lôi có 10 chiếc Nakajima B5N do trung úy Heijiro Abe chỉ huy, gồm phi đội 1 do trong úy Abe chỉ huy và phi đội 2 do trung úy Sadao Yamamoto chỉ huy.
Liên đội phóng lôi có 8 chiếc Nakajima B5N do trung úy Tsuyoshi Nagai chỉ huy, gồm phi đội 1 và phi đội 2 do trung úy Nagai chỉ huy, phi đội 3 và phi dội 4 do trung úy Tatsumi Nakajima chỉ huy.
Liên đội ném bom có 18 chiếc Aichi D3A do thiếu tá Egusa Takeshige chỉ huy, gồm các phi đội phi đội 21, 22, 23 của thiếu tá Egusa Takeshige và các phi đội 24, 25, 26 của trung úy Masatake Ikeda.
Liên đội tiêm kích đánh chặn có 18 chiếc A6M Zero do trung úy Masaji Suganami chỉ huy gồm phi đội 1 của trung úy Masaji Suganami và phi đội 2 của trung úy Fusata Iida. Liên đội này có 9 chiếc A6M Zero dự trữ.
Nhat (6_156) Carrier Soryu.jpg
Nhat (6_157).jpg
Nhat (6_158).jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,584 Mã lực
4. Tàu sân bay HIRYU
Tàu sân bay Hiryū do hạm trưởng Kaku Tomeo chỉ huy, Amagai Takahisa chỉ huy không quân, được giao nhiệm vụ tấn công các chiến hạm USS Arizona (BB-39), USS California (BB-44), USS West Virginia (BB-48), USS Oklahoma (BB-37) và USS Helena (CL-50); các công trình ngầm và cơ sở sửa chữa máy bay tại Barbers. Trong biên chế có:
Liên đội hỗn hợp ném bom - phóng lôi có 10 chiếc Nakajima B5N do trung tá Tadashi Kosumi chỉ huy gồm phi đội 1 của trung tá Kosumi và phi đội 2 của trung úy Toshio Hashimoto.
Liên đội phóng lôi có 8 chiếc Nakajima B5N do trung úy Heita Matsumura gồm các phi đội 1 và 2 của trung úy Heita Matsumura, các phi đội 3 và 4 của trung úy Hiroharu Sumino.
Liên đội ném bom có 10 chiếc Aichi D3A do trung tá Michio Kobayashi chỉ huy gồm các phi đội 21, 22, 23 của trung tá Michio Kobayashi, các phi đội 24, 25, 26 của trung úy Shun Nakagawa.
Liên đội tiêm kích đánh chặn có 15 chiếc A6M Zero do trung úy Kiyokima Okajima gồm phi đội 1 của trung úy Kiyokima Okajima và phi đội 2 của trung úy Sumio Nono. Liên đội này có 9 chiếc A6M Zero dự trữ.
Nhat (6_55) Carrier Hiryu.jpg
Nhat (6_56).jpg
Nhat (6_57).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,584 Mã lực
5. Tàu sân bay Shokaku
Tàu sân bay Shōkaku do hạm trưởng Jojima Takatsugu chỉ huy, Wada Tetsujiro chỉ huy không quân được giao nhiệm vụ tấn công căn cứ không quân Hickam, sân bay Kane'ohe và các trận địa cao xạ. Trong biên chế có:
Liên đội hỗn hợp ném bom - phóng lôi có 27 chiếc Nakajima B5N do trung úy Tatsuo Ichihara chỉ huy gồm phi đội 1 của trung úy Tatsuo Ichihara, phi đội 2 của trung úy Tsutomu Hagiwara và phi đội 3 của trung úy Yoshiaki Ikuin
Liên đội ném bom do có 27 chiếc Aichi D3A do trung tá Takahashi Kakuichi chỉ huy gồm phi đội 1 của trung tá Takahashi Kakuichi, phi đội 2 của trung úy Masao Yamaguchi và phi đội 3 của trung úy Hisayoshi Fujita.
Liên đội tiêm kích đánh chặn có 5 chiếc A6M Zero do trung úy Tadashi Kaneko chỉ huy, liên đội này có 9 chiếc A6M Zero trong lực lượng dự trữ.
Nhat (6_160) Carrier Shokaku.jpg
Nhat (6_163).jpg
Nhat (6_164).jpg
Nhat (6_165).jpg
Nhat (6_166).jpg
 
  • Vodka
Reactions: Kuu

acc_75

Xe điện
Biển số
OF-108292
Ngày cấp bằng
9/8/11
Số km
3,076
Động cơ
341,739 Mã lực
Tuổi
48
Nơi ở
Đang tìm.
Cảm ơn cụ chủ.!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,584 Mã lực
6. Tàu sân bay Zuikaku
Tàu sân bay Zuikaku do hạm trưởng Yokokawa Ichibei chỉ huy, Shimoda Hisao chỉ huy không quân, được giao nhiệm vụ tấn công căn cứ không quân Hickam, sân bay Kane'ohe và các trận địa cao xạ. Trong biên chế có:
Liên đội hỗn hợp ném bom - phóng lôi có 27 chiếc Nakajima B5N do trung tá Shigekazu Shimazaki chỉ huy gồm phi đội 1 của Shigekazu Shimazaki, phi đội 2 của trung úy Takemi Iwami và phi đội 3 của trung úy Yoshiaki Tsubota.
Liên đội ném bom có 27 chiếc Aichi D3A do trung tá Sakamoto Akira chỉ huy gồm phi đội 1 của Sakamoto Akira, phi đội 2 của trung úy Tomatsu Ema và phi đội 3 của trung úy Hayashi.
Liên đội tiêm kích đánh chặn có 6 chiếc A6M Zero do trung úy Masao Sato chỉ huy và 9 chiếc trong lực lượng dự trữ.
Nhat (6_190) Carrier Zuikaku.jpg
Nhat (6_191).jpg
Nhat (6_192).jpg
Nhat (6_194).jpg
Nhat (6_195).jpg
Nhat (6_196).jpg
Nhat (6_197).jpg
Nhat (6_199).jpg

Hai trong số sáu tàu sân bay, Kaga và Zuikaku, trên đường đến tập kích Trân Châu Cảng
 

LeTai1979

Racing Boy
Biển số
OF-52024
Ngày cấp bằng
2/12/09
Số km
19,843
Động cơ
1,832,159 Mã lực
Nơi ở
Nhà
Em vào xem Trân Châu Cảng qua ảnh.
 

Tookies

Xe điện
Biển số
OF-104819
Ngày cấp bằng
4/7/11
Số km
3,295
Động cơ
876,344 Mã lực
Đến năm 1940, Nhật Bản tiến hành xâm chiếm Đông Dương nhằm ngăn chặn các con đường tiếp tế đến được Trung Quốc, đồng thời cũng là một bước đi đến việc sở hữu các nguồn tài nguyên ở Đông Nam Á. Hành động này khiến Hoa Kỳ ra lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ sang Nhật Bản, buộc Nhật Bản phải khởi động kế hoạch chiếm hữu việc sản xuất xăng dầu tại Đông Ấn. Hơn nữa, việc chuyển Hạm đội Thái Bình Dương từ căn cứ trước đây ở San Diego đến các căn cứ mới ở Trân Châu Cảng được giới quân sự Nhật Bản xem là Hoa Kỳ đang chuẩn bị cho một cuộc đối đầu tiềm tàng giữa hai quốc gia.
Để giành quyền chủ động, Nhật Bản phải úp sọt Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ để ít nhất trong vòng hái năm không phải lo ngại sức mạnh của Mỹ và tiến hành thôn tính Đông Nam Á.
Và tất cả đều diễn ra như ý của Nhật Bản
Minh hoạ giúp cụ!
C9E6C915-F1F0-4826-90E8-060EAD817F47.jpeg

A30C9802-7785-4D88-908B-73B3842E2067.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,584 Mã lực
Không lực của Hải quân của các tàu sân bay Nhật Bản tham gia vào các cuộc tấn công Trân Châu Cảng sử dụng ba loại máy bay chủ yếu, thường được biết đến với tên mã cho chúng trong Hải quân Hoa Kỳ:

1, máy bay tiêm kích Mitsubishi A6M (Zero)
2. máy bay phóng ngư lôi Nakajima B5N Kiểu 97 (Kate)
3. máy bay ném bom bổ nhào Aichi D3A Kiểu 99 ("Val")


1, Máy bay chiến đấu Mitsubishi A6M kiểu 11 (Zero) do một phi công điều khiển; tốc độ tối đa 545 km/giờ; tầm hoạt động tối đa 1.870 km; được trang bị một súng máy 20 mm và hai bom 60 kg dưới cánh. Tổng số lần xuất kích trong trận đánh: 10 đợt từ các tàu sân bay Akagi, Kaga, Sōryū, Hiryū, Shōkaku và Zuikaku với 78 chiếc.
Khi ra đời 1939, Mitsubishi A6M kiểu 11 (Zero) là máy bay tiêm kích tốt nhất thế giới

0782550.jpg
4410065.jpg
4713415.jpg
4738607 (1).jpg
 

Lam__Phương

Xe điện
Biển số
OF-719043
Ngày cấp bằng
6/3/20
Số km
4,784
Động cơ
-514,871 Mã lực
E xin chân hóng tư liệu cụ Ngao. Chúc cụ nhiều sức khỏe!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,584 Mã lực
2. Máy bay ném bom bổ nhào Aichi D3A kiểu 99 ("Val") do hai phi công điều khiển; tốc độ tối đa 450 km/giờ; tầm hoạt động tối đa 1.400 km; được trang bị một bom 250 kg dưới thân và hai bom 60 kg dưới cánh. Tổng số lần xuất kích trong trận đánh: 6 đợt từ các tàu sân bay Agaki, Kaga, Sōryū, Hiryū, Shōkaku và Zuikaku với 129 chiếc.

1963833.jpg
2305679.jpg
2774279.jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,584 Mã lực
3. Máy bay ném bom bổ nhào Aichi D3A kiểu 99 ("Val") do hai phi công điều khiển; tốc độ tối đa 450 km/giờ; tầm hoạt động tối đa 1.400 km; được trang bị một bom 250 kg dưới thân và hai bom 60 kg dưới cánh. Tổng số lần xuất kích trong trận đánh: 6 đợt từ các tàu sân bay Agaki, Kaga, Sōryū, Hiryū, Shōkaku và Zuikaku với 129 chiếc.
Máy bay phóng ngư lôi Nakajima B5N kiểu 97 ("Kate") do hai đến ba phi công điều khiển; tốc độ tối đa 360 km/giờ; tầm hoạt động tối đa 1.100 km; được trang bị một ngư lôi MK-91 457 mm hoặc một quả bom 800 kg dưới thân. Tổng số lần xuất kích trong trận đánh: 11 đợt từ các tàu sân bay Agaki, Kaga, Sōryū, Hiryū, Shōkaku và Zuikaku với 143 chiếc, trong đó có 49 chiếc mang bom 800 kg và 94 chiếc mang ngư lôi MK-91.
0867205.jpg
1163120.jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,584 Mã lực
Trận tấn công Trân Châu Cảng (hay Chiến dịch Hawaii và Chiến dịch AI của Hawaii, và như Chiến dịch Z, theo cách gọi của Bộ Tổng tư lệnh Đế quốc Nhật Bản) là một đòn tấn công quân sự bất ngờ được Không lực Hải quân Nhật Bản thực hiện nhằm vào căn cứ hải quân của Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng thuộc tiểu bang Hawaii vào sáng Chủ Nhật, ngày 7 tháng 12 năm 1941, dẫn đến việc Hoa Kỳ sau đó quyết định tham gia vào hoạt động quân sự trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Trận đánh này được trù tính sẽ ngăn ngừa và giữ chân Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ không can thiệp đến cuộc chiến mà Nhật Bản đang hoạch định nhằm xâm chiếm Đông Nam Á, chống lại Anh Quốc, Hà Lan và Hoa Kỳ. Cuộc tấn công bao gồm hai đợt không kích với tổng cộng 353 máy bay xuất phát từ 6 tàu sân bay Nhật Bản. Trận tấn công đã đánh chìm 4 thiết giáp hạm Hoa Kỳ (2 chiếc trong số đó sau này được vớt lên và đưa trở lại hoạt động), và gây hư hỏng cho 4 chiếc khác. Quân Nhật còn đánh chìm hoặc phá hoại 3 tàu tuần dương, 3 tàu khu trục và 1 tàu thả mìn, phá hủy 188 máy bay, gây tổn thất về nhân mạng là 2.402 người tử trận và 1.282 người khác bị thương. Các trạm phát điện, xưởng tàu, xưởng sửa chữa và các kho chứa nhiên liệu và ngư lôi, cùng các bến tàu dành cho tàu ngầm và tòa nhà sở chỉ huy (cũng là nơi đặt bộ phận tình báo) đã không bị đánh trúng. Nhật Bản chịu thiệt hại nhẹ với chỉ mất 29 máy bay bị bắn hạ và 4 tàu ngầm mini bị đánh chìm với 64 người thiệt mạng, ngoài ra Kazuo Sakamaki, sĩ quan chỉ huy của một trong những chiếc tàu ngầm, đã bị bắt.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,584 Mã lực
Đúng 6 giờ 20, ngày 7/12/1941, lệnh: “Cất cánh!”.
Chỉ trong khoảnh khắc, trong tiếng gầm rú kinh khủng, 183 máy bay chiến đấu, theo trình tự định sẵn lao vút lên trời theo những đội hình chữ “V” nối tiếp nhau ào ạt tiến với tốc độ 125 hải lý/giờ (khoảng 230 km/h)
Đúng 7 giờ 15, các máy bay của đợt tấn công thứ hai do Trung tá Shigekazu Shimaazaki chỉ huy cất cánh: 36 chiến đấu cơ, 54 máy bay ném bom độ cao, 78 máy bay ném bom bổ nhào, tổng cộng là 168 chiếc.
Như vậy, có tất cả 351 máy bay Nhật tấn công Trân Châu Cảng. Chỉ còn lại 39 chiếc, hầu hết là chiến đấu cơ để bảo vệ các chiến hạm.
Mãi đến 7 giờ 40, các máy bay trinh sát mới điện về: “hạm đội địch đang ở Trân Châu Cảng”

Trân Châu Cảng (0_17).jpg

Quân Nhật tấn công làm hai đợt. Đợt thứ nhất bị radar Lục quân Hoa Kỳ phát hiện khi còn cách 136 hải lý nhưng nhầm chúng với những máy bay ném bom Không lực Hoa Kỳ đến từ lục địa Bên trên: A. Căn cứ không lực hải quân Ford Island B. Sân bay Hickam C. Sân bay Bellows D. Sân bay Wheeler Field E. Căn cứ không lực hải quân Kaneohe F. Ewa MCAS R-1. trạm radar Opana R-2. trạm radar Kawailoa R-3. trạm radar Kaaawa G. Haleiwa H. Kahuku I. Wahiawa J. Kaneohe K. Honolulu 0. B-17 đến từ lục địa 1. Đợt tấn công thứ nhất 1-1. máy bay ném bom bay ngang 1-2. máy bay ném ngư lôi 1-3. máy bay ném bom bổ nhào 2. Đợt tấn công thứ hai 2-1. máy bay ném bom bay ngang 2-1F. máy bay tiêm kích 2-2. máy bay ném bom bổ nhào
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,584 Mã lực
Trân Châu Cảng (2_3_15_1).jpg
Trân Châu Cảng (2_3_16_).jpg
Trân Châu Cảng (2_3_16_2).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,584 Mã lực
Trân Châu Cảng (2_3_16_4).jpg

6-12-1941 – Các phi công của tàu sân bay Kaga xem sơ đồ Trân Châu Cảng, một ngày trước cuộc tấn công
Trân Châu Cảng (2_3_1) máy bay.jpg

7-12-1941 – các phi công Nhật Bản nhận lệnh trước khi xuất phát tập kích Trân Châu Cảng
Trân Châu Cảng (2_3_2).jpg
 

Tookies

Xe điện
Biển số
OF-104819
Ngày cấp bằng
4/7/11
Số km
3,295
Động cơ
876,344 Mã lực
Đúng 6 giờ 20, ngày 7/12/1941, lệnh: “Cất cánh!”.
Chỉ trong khoảnh khắc, trong tiếng gầm rú kinh khủng, 183 máy bay chiến đấu, theo trình tự định sẵn lao vút lên trời theo những đội hình chữ “V” nối tiếp nhau ào ạt tiến với tốc độ 125 hải lý/giờ (khoảng 230 km/h)
Đúng 7 giờ 15, các máy bay của đợt tấn công thứ hai do Trung tá Shigekazu Shimaazaki chỉ huy cất cánh: 36 chiến đấu cơ, 54 máy bay ném bom độ cao, 78 máy bay ném bom bổ nhào, tổng cộng là 168 chiếc.
Như vậy, có tất cả 351 máy bay Nhật tấn công Trân Châu Cảng. Chỉ còn lại 39 chiếc, hầu hết là chiến đấu cơ để bảo vệ các chiến hạm.
Mãi đến 7 giờ 40, các máy bay trinh sát mới điện về: “hạm đội địch đang ở Trân Châu Cảng”
6A3BA9F5-5834-4AEA-A3E7-688A63BFEA8E.jpeg
6F6FEA37-366F-403E-BC0C-5E9127420C12.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top