[Funland] Putin đang tung cú đấm bồi để kết liễu Petrodollar?

Mr.Alo

Xe lăn
Biển số
OF-109607
Ngày cấp bằng
19/8/11
Số km
11,633
Động cơ
489,956 Mã lực
Nơi ở
Lang Thang Bốn Bể
Kệ chúng nó đánh nhau quan trọng khi nào mình dùng xăng giá kỷ lục?
chắc gì cụ . em vẫn đợi đến ngày giảm sốc xem được bao nhiêu
vụ dầu giảm chắc mấy bố hoàng gia saudi há mồm đầu tiên . mỹ thì chưa biết
 

karens

Xe buýt
Biển số
OF-47254
Ngày cấp bằng
24/9/09
Số km
815
Động cơ
428,357 Mã lực
Không biết kinh tế Việt Nam sẽ khởi sắc khi nào đây, mong cho mùa hè đến nhanh.
 

dcmax

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-178394
Ngày cấp bằng
24/1/13
Số km
12,967
Động cơ
472,214 Mã lực
Nơi ở
348-Khâm Thiên - Đống Đa - Hà Nội, đt 0829129999
chắc gì cụ . em vẫn đợi đến ngày giảm sốc xem được bao nhiêu
vụ dầu giảm chắc mấy bố hoàng gia saudi há mồm đầu tiên . mỹ thì chưa biết
Hoàng gia nó còn lâu mới chết cụ nhé, tài sản toàn vài chục tỏi usd, bọn nó ăn với đớp có tiền lo gì lên với chẳng xuống có dân nó bị ảnh hưởng tý, ko biết hết dầu bọn này sống bằng gì?, có vài nước phát triển còn lại cứ hút mà bán.
 

billyjone

Xe tăng
Biển số
OF-326069
Ngày cấp bằng
5/7/14
Số km
1,442
Động cơ
300,867 Mã lực
Em cũng dự là thế nào anh Tập cũng bóp *** anh Tin :D.
Nhưng cũng không ngờ anh Tập làm nhanh thế và theo một cách hết sức đặc sắc, nghịch dại mấy con virus.
Nhưng diễn biến vừa rồi trong đợt dịch bệnh phải nói là anh Tập lái tầu tốt thật, mua đứt luôn cái loa phóng thanh WHO.
Anh Tin thì muốn giá dầu quanh ngưỡng 60usd, nhưng anh Tập thì vui mở cờ trong bụng khi nó xuống đến 40usd. Mâu thuẫn này khó hoá giải thật.
 

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,083
Động cơ
666,971 Mã lực
Cụ lấy đâu thông tin giá dầu khai thác của Nga là 40 usd/1 thùng?
-> Thưa cụ: Giá dầu khai thác ở Nga từ 9usd đến 20 usd tuỳ địa hình.

Giá dầu khai thác ở Nga từ 9usd đến 20 usd tuỳ địa hình, mấy nơi mà ông PVN mang tiền đi đầu tư (venezuela, uzbekistan, Nga...) thì chỉ có ở Nga là vẫn sống khoẻ, thanh niên Việt cộng làm ở liên doanh đó lương vẫn 10k usd/ 1 tháng.

Nguồn:
Себестоимость добычи нефти в России составляет от 9 до 20 долларов за баррель в зависимости от проекта. Об этом рассказал замглавы Минэнерго Павел Сорокин, передает Reuters.
Cảm ơn cụ
 

Huthasa

Xe container
Biển số
OF-45753
Ngày cấp bằng
7/9/09
Số km
9,903
Động cơ
543,870 Mã lực
Các cụ thấy bác Thống phân tích hay không? :))
Putin đang tung cú đấm bồi để kết liễu Petrodollar?
Thứ Năm, 12/03/2020 13:57
https://www.facebook.com/sharer/sharer.php?u=http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/putin-dang-tung-cu-dam-boi-de-ket-lieu-petrodollar-3398423/

0

36
(Quan hệ quốc tế) - Trong hệ thống ngôn ngữ, không có từ nào mạnh hơn từ KHÔNG. Nga đã nói KHÔNG với OPEC và do đó với Petrodollar.

Putin dang tung cu dam boi de ket lieu Petrodollar?
Nếu như ai đã quên thì hãy nhớ lại, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký lệnh siết chặt cấm vận Nga vào năm ngoái, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố: “Nga sẽ trả đũa Mỹ tại một thời điểm và địa điểm mà chính họ lựa chọn”. Và bây giờ có lẽ đã đến lúc…
Thứ Sáu, ngày 6 tháng 3 năm 2020, tại cuộc họp của các ********* OPEC+ ở Viena, theo lệnh Putin, ********* năng lượng Nga đã nói KHÔNG với quyết định của OPEC với chương trình giảm sản lượng sản xuất dầu để ổn định giá “vàng đen”, khiến các ********* OPEC bị sốc.
Cuộc họp không thành công, giá dầu ngay lập tức sụp đổ từ 45 xuống còn 31 USD/thùng, gía thấp nhất kể từ năm 1991 – chiến tranh vùng Vịnh. Cuộc chiến giá dầu lửa giữa Nga và Arabia Saudi với Mỹ bắt đầu! Và nếu như Nga chiến thắng thì ngày 6 tháng 3 năm 2020 được coi như là giỗ của “dầu đá phiến” và Hệ thống Petrodollar.
Mục tiêu của Putin là hạ giá giá dầu…
Đúng lúc giá dầu đã hạ khi nguồn cầu hạn chế bởi dịch COVID-19 khiến thế giới xây xẩm thì Putin tung quả đấm bồi rút khỏi OPEC+, các thỏa thuận hiện tại sẽ chấm dứt sau khi hết hạn vào ngày 31/3/2020 và bắt đầu từ thời điểm này, mạnh ai nấy sản xuất…
Câu hỏi đầu tiên là tại sao Nga lại rời khỏi OPEC+


Để kiểm soát giá dầu, dù ở mức độ nào, là vấn đề an ninh của Nga. Nhưng Nga không phải là nhà sản xuất và xuất khẩu dầu độc quyền. Có thêm hai đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Nga trên thị trường thế giới: Ả Rập Saudi và Mỹ.

Nga sau cuộc khủng hoảng 2014, 2015, đã đồng ý với thỏa thuận OPEC + mà Nga thừa biết tổ chức này đứng đầu là Ả rập Saudi do Mỹ chỉ đạo, theo đó, những người tham gia của nó giảm và đóng băng sản xuất dầu ở một mức độ nhất định để ổn định giá cả. Điều hiển nhiên là, thỏa thuận này không bao gồm Mỹ, đối thủ cạnh tranh chính của Nga trong lĩnh vực chính trị. Do đó, Mỹ có quyền tự do mặc sức tăng cả sản xuất dầu và xuất khẩu mà không chịu bất cứ ràng buộc nào, trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất, đồng thời lấy đi một phần thị trường từng thuộc về Nga và các nhà xuất khẩu dầu khác.
Nga và các công ty dầu mỏ đang mất kiên nhẫn do những nỗ lực của OPEC nhằm khôi phục lại sự cân bằng trên thị trường dầu mỏ. Trong nhiều năm, Nga đã hỗ trợ OPEC trong việc giảm sản xuất để giữ giá dầu giảm. Tuy nhiên, với mỗi lần giảm sản lượng, Nga đang mất dần vị thế đối với ngành năng lượng dầu đá phiến đang phát triển nhanh chóng của Mỹ. Nga và các ông chủ lớn dầu mỏ Nga sẽ không thể nào chấp nhận điều này.
Nga rời khỏi OPEC+ để bảo vệ thị phần, thị trường của mình dù trong ngắn hạn bị mất tiền vì giá dầu giảm.
Câu hỏi thứ 2 là tại sao Nga “đấm bồi” để knockout giá dầu như vậy?
Thực chất cú đấm bồi này là mở đầu cho một “cuộc chiến dầu giá rẻ” mà Nga-Putin triển khai để bóp chết ngành khai thác dầu đá phiến của Mỹ.
Như đã biết, Mỹ không có các mỏ dầu như Nga và Ả rập Saudi nên Mỹ chỉ sản xuất dầu bằng công nghệ đá phiến. Chính vì vậy giá thành sản xuất cao gấp 1,5 lần với sản xuất truyền thống. Tuy vậy mười năm nay, Mỹ nhờ công nghệ này và sử dụng quân bài OPEC đã trở thành một nhà xuất khẩu dầu lớn trên thế giới.
Nhưng, thật không may, công nghệ dầu đá phiến của Mỹ tồn tại rất mỏng manh trên đống nợ nần, sống nhờ giá dầu cao…
Vào năm 2016, theo lệnh Mỹ để bóp chết Nga, Ả rập Saudi đã tuyên chiến với Nga bằng dầu giá rẻ nhằm buộc nền kinh tế Nga – được coi như là một trạm xăng, sụp đổ. Giá dầu lúc đó đã giảm xuống 30,8 USD/thùng. Tuy nhiên Nga đã trụ vững buộc Mỹ phải là kẻ “chớp mắt đầu tiên” khi hàng loạt công ty dầu đá phiến của Mỹ không chịu nổi, đã phá sản.
Theo Haynes và Boon, cuộc cách mạng đá phiến một lần nữa bị hoãn lại. Kết quả tài khóa 2018 cho biết, rằng năm ngoái, những Công ty khai thác đã tạo ra khoản lỗ ròng 140 tỷ USD, và số lượng các công ty phá sản đã vượt quá 50, số còn lại đang chuẩn bị thủ tục...
Việc Nga gia nhập OPEC+ sau đó, khiến giá dầu lên và cũng khiến cho ngành khai thác dầu đá phiến của Mỹ tăng trưởng mạnh. Năm 2019, Mỹ đã trở thành nhà xuất khẩu dầu lớn nhất, kết hợp với cấm vận, trừng phạt Iran và Venezuela…Mỹ đã chiếm rất nhiều thị phần.

Xem thêm


Không chỉ thế, ngành dầu khí đá phiến của Mỹ mang lại 1,3 ngàn tỷ USD mỗi năm, đóng góp 7,6 %GDP nước Mỹ đã khiến cho Mỹ trở nên hung hăng, hiếu chiến. Mỹ dùng đòn bẫy năng lượng để cấm vận, trừng phạt Nga như phá hoại Nord Stream-2, trừng phạt công ty dầu khí Nga tại Venezuela…
Đáng tiếc, “gót chân Asin” của ngành khai thác đá phiến Mỹ là quá rõ: Nó chỉ sống khi giá dầu trên 50 USD/thùng, dưới đó nó sẽ chết. Năm 2016 đã chết ngắc ngoãi một lần đã đủ cho Putin chuẩn bị kỹ cho đòn trả đũa mà khi đã ra đòn là khiến đối thủ phải “sấp mặt” lần này để dạy cho Mỹ một bài học, là được ăn thì đừng nên láo!
Nga đã chuẩn bị tư thế như nào để ra đòn?
Đầu tiên chúng ta phải biết hậu quả của cuộc chiến này như nào nếu như Nga thắng. Đó là, không chỉ loại bỏ ngành khai thác dầu đá phiến của Mỹ mà đánh sập hệ thống Petrodollar. Khi hệ thống Petrodollar bị sụp đổ, Mỹ sẽ mất hết sức mạnh, quân đội Mỹ hết hung hăng…Do đó, để bảo vệ yếu tố sống còn của vị trí bá chủ, Mỹ đã đang và sẽ thực hiện 2 phương án thường thấy:

1, Cấm vận, trừng phạt buộc đối thủ đầu hàng.

2, Sử dụng vũ lực.
Nhưng nước Nga thời Putin đã dám thách thức và quyết tâm phá bỏ hệ thống Petrodollar trong cuộc chiến giá dầu giá rẻ này là dựa trên 5 cơ sở sau:
1, Tiềm lực quân sự Nga bây giờ khiến Mỹ không dám tấn công bằng vũ lực ngay cả trong suy nghĩ.
2, Với tài chính hiện có, Nga đủ sức duy trì giá dầu từ 20-30 USD/thùng trong thời gian 4-6 năm. (trong khi đó ngành dầu đá phiến Mỹ sống khi giá trên 50 USD/thùng và Ả rập Saudi phải 80 USD/thùng).
3, Khi giá dầu xuống thấp, đồng rub sẽ bị ảnh hưởng nhưng thì trường rub trôi nổi nên không bị sốc với dollar. Năm 2014 Nga trụ vững thì 2020 Nga quá tự tin.
4, Dầu Nga bán ra hầu hết thu bằng tiền rub, nhân dân tệ và euro mà không phải dollar nên giảm được nguồn vốn chảy ra ngoài.
5, Chi phí cho khai thác 1 thùng dầu Nga là từ 18-20 USD, trong khi các công ty dầu lớn có số nợ dollar ít.
Từ 5 cơ sở đó cho phép Nga chơi tới cùng…cho đến khi có kẻ chết hoặc đầu hàng. Ngắn hạn có thể bị thiệt nhưng trung hạn và dài hạn Nga sẽ chiến thắng. Và nếu như tại Idlib – Syria, Putin đã buộc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đến để ký giấy đầu hàng thì rồi sẽ đến lúc Mỹ và nhà Saudi cũng kéo nhau đến Moscow…
Sự sụp đổ của OPEC – nền tảng của hệ thống Petrodollar thế giới của Mỹ - Saudi và thỏa thuận OPEC+ cũng chỉ là một phần của trò chơi người Mỹ…sẽ làm cho Putin hưởng lợi. Tiếp theo sẽ là hình thành một OPEC+ mới với các quy tắc mới “viết bằng tiếng Nga”, là trò chơi của người Nga mà không phải của người Mỹ.
Thực tế, đây chỉ là đòn trả đũa của Nga nhằm vào Mỹ, tuy nhiên đúng như Putin đã tuyên bố, nó đã xảy ra rất đúng lúc, khi nước Mỹ và châu Âu đang toang bởi Covid-19 khiến cho nhu cầu về dầu giảm, giá giảm thì đòn kết liễu OPEC+, trò chơi của Mỹ đã diễn ra khiến giá dầu gây ra một cú sốc.
Không ai tin nổi Nga lại làm cái điều mà Mỹ và nhà Saudi chưa từng nghĩ đến, là hạ giá dầu. Đã hết rồi quan điểm cho rằng Nga là một “trạm xăng”, GDP của Nga thu từ bán dầu thì sẽ phi logic nếu như muốn hạ giá dầu. Ngài TNS John Macain chắc sẽ yên nghĩ không yên khi “mắt chữ O mồm chữa A” vì chuyện này…
Nhưng Putin là vậy, Không ai đoán biết được anh ta làm gì và lúc nào. Làm tốt lắm Nga-Putin!
Lê Ngọc Thống
Em chả quan tâm thằng nào bóp rái thằng nào. Cứ xăn về 13, 14k, dầu 9-10k một lít là em mừng roài.
 

tôi yêu ô tô

Xe container
Biển số
OF-175251
Ngày cấp bằng
5/1/13
Số km
5,995
Động cơ
435,737 Mã lực
Nơi ở
còn lâu mới nói!
Ở đây ẩn hiện chủ định của Nga là chấp nhận thua thiệt trước mắt để duy trì mục tiêu ngăn cản Mỹ gia tăng thị phần và để cho Saudi Arabia tự thấm đòn rồi cũng sẽ phải nhượng bộ với Nga. Mấu chốt ở đây là Saudi Arabia có chi phí sản xuất thấp nhưng lại cần giá dầu lửa cao. Theo tập đoàn Saudi-Aramco của Saudi Arabia, tập đoàn này bỏ ra 2,8 USD để khai thác 1 thùng dầu lửa (159 lít) trong khi tập đoàn ExxonMobil của Mỹ tốn 16 USD và Rosneft của Nga phải chi ra 20 USD. Với mức độ giá dầu hiện tại hơn 30 USD/thùng thì Nga thiệt hại nhiều hơn Saudi Arabia. Nhưng để giúp cân bằng ngân sách nhà nước thì Saudi Arabia cần mặt bằng giá dầu lửa từ 83,60 USD/thùng trong khi Nga cần từ 42,40 USD/thùng.

Từ đó có thể thấy giá dầu thấp trong thời gian càng dài thì Saudi Arabia gặp khó khăn tài chính càng lớn hơn so với Nga. Vậy đòn của ai hóc hiểm hơn đòn của ai thực chất là sự so sánh bên nào có khả năng chịu tổn hại thời gian dài hơn. Cho nên rồi đây, Saudi Arabia nhiều khả năng thấm trải cảm giác "gậy ông đập lưng ông" sớm hơn Nga và sẽ lại nhanh chóng khôi phục OPEC+.


---------------

Các cụ mợ không thể coi thường kẻ yếu mãi được, cũng như Tàu khựa không thể lúc nào cũng bóp d'ai dân Việt, sông có khúc người có lúc, đem quân đi xâm lược, can thiệp khắp nơi, tự cho mình cái quyền đặt ra cấm vận người này người kia thì cũng có lúc thằng yếu nó chơi lại, chơi đúng lúc.

Gặp thời 1 tốt cũng thành công các cụ ạ.
Dân Ả rập nó còn phụ thuộc vào dầu gấp nhiều lần Nga. Đương nhiên nếu duy trì mức thấp thì Ả sẽ ngỏm sớm, Nga thì chưa chắc vì nội lực nó khá ổn, cộng với bây giờ cũng đa dạng nguồn thu hơn.
 

xecon

Xe điện
Biển số
OF-4527
Ngày cấp bằng
3/5/07
Số km
4,396
Động cơ
1,048,184 Mã lực
Tuổi
54
Các công ty dầu đá phiến của Mỹ phải trên 40$ mới có lãi. Nếu giá mà cứ thấp thế này đến cuối năm thì toi hết.
Mấy đại giá thu tóm hết rồi qua đợt dầu giá thấp trước đây. Cỡ Exxon , Chevron...thì khó chết lắm
 

Jackies

Xe điện
Biển số
OF-358381
Ngày cấp bằng
16/3/15
Số km
3,222
Động cơ
293,164 Mã lực
Nơi ở
Thiên đường
Cụ lấy đâu thông tin giá dầu khai thác của Nga là 40 usd/1 thùng?
-> Thưa cụ: Giá dầu khai thác ở Nga từ 9usd đến 20 usd tuỳ địa hình.

Giá dầu khai thác ở Nga từ 9usd đến 20 usd tuỳ địa hình, mấy nơi mà ông PVN mang tiền đi đầu tư (venezuela, uzbekistan, Nga...) thì chỉ có ở Nga là vẫn sống khoẻ, thanh niên Việt cộng làm ở liên doanh đó lương vẫn 10k usd/ 1 tháng.

Nguồn:
Себестоимость добычи нефти в России составляет от 9 до 20 долларов за баррель в зависимости от проекта. Об этом рассказал замглавы Минэнерго Павел Сорокин, передает Reuters.
Như này thì anh Tin chiến tốt, chắc một mình chống mafia cũng nát người=))=))=))
Ảnh chuẩn bị hết trơn dồi, mai mốt là chiến thôi
HTVTG12.jpg
 

Cadang

Xe tăng
Biển số
OF-337798
Ngày cấp bằng
8/10/14
Số km
1,285
Động cơ
318,304 Mã lực
iÊm tưởng Nga và Putin báo tử từ đận 2014 rồi cơ, té ra toàn mua vàng về đóng gạch lưu kho. Lại còn chuẩn bị sửa đổi hiến pháp nữa chứ, nếu thông qua thì có khi lại làm Tổng thống tiếp cho đến lúc nào thì iÊm chịu. :))
 

wild nature

Xe điện
Biển số
OF-448583
Ngày cấp bằng
26/8/16
Số km
2,124
Động cơ
227,019 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thằng hãng xe nó hạ giá xe trừ khi nó rất nhiều tiền nên hạ giá xe để đập chết đối thủ. Còn trong trường hợp này a Tin tiền thua hết các a kia, Tin mà tự ra lệnh hạ giá dầu thì cũng đồng nghĩa tự tay bóp d. Chỉ có bọn học lý luận thì mới nghĩ ra dc bài báo này thôi.
Tầm Thuấn cô vy 21 càm cái nên sinh ra bọn bệnh hoạn mới nghĩ ra bài phân tích ngu như vậy.
 

Fun on Fun

Xe hơi
Biển số
OF-565446
Ngày cấp bằng
21/4/18
Số km
171
Động cơ
150,294 Mã lực
Lý luận nhiều mà không nêu 2 yếu tố:
- Kinh tế Nga và Saudi phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ, không phải là Mỹ. Nên hạ giá xem ông nào chịu đựng được lâu hơn.
- Ngành dầu đá phiến của Mỹ gặp khó khăn nhưng ngưòi tiêu dùng được lợi, chi phí sản xuất hàng hóa rẻ hơn.
 
  • Vodka
Reactions: vhv

Colonhec

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533512
Ngày cấp bằng
22/9/17
Số km
298
Động cơ
171,604 Mã lực
So trình làm kinh tế a nga ngố với tư bản thì khác nào so mấy ô 3 củ với a vượng.
 

wild nature

Xe điện
Biển số
OF-448583
Ngày cấp bằng
26/8/16
Số km
2,124
Động cơ
227,019 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Các cụ thấy bác Thống phân tích hay không? :))
Putin đang tung cú đấm bồi để kết liễu Petrodollar?
Thứ Năm, 12/03/2020 13:57
https://www.facebook.com/sharer/sharer.php?u=http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/putin-dang-tung-cu-dam-boi-de-ket-lieu-petrodollar-3398423/
0
36
(Quan hệ quốc tế) - Trong hệ thống ngôn ngữ, không có từ nào mạnh hơn từ KHÔNG. Nga đã nói KHÔNG với OPEC và do đó với Petrodollar.


Putin dang tung cu dam boi de ket lieu Petrodollar?
Nếu như ai đã quên thì hãy nhớ lại, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký lệnh siết chặt cấm vận Nga vào năm ngoái, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố: “Nga sẽ trả đũa Mỹ tại một thời điểm và địa điểm mà chính họ lựa chọn”. Và bây giờ có lẽ đã đến lúc…

Thứ Sáu, ngày 6 tháng 3 năm 2020, tại cuộc họp của các ********* OPEC+ ở Viena, theo lệnh Putin, ********* năng lượng Nga đã nói KHÔNG với quyết định của OPEC với chương trình giảm sản lượng sản xuất dầu để ổn định giá “vàng đen”, khiến các ********* OPEC bị sốc.
Cuộc họp không thành công, giá dầu ngay lập tức sụp đổ từ 45 xuống còn 31 USD/thùng, gía thấp nhất kể từ năm 1991 – chiến tranh vùng Vịnh. Cuộc chiến giá dầu lửa giữa Nga và Arabia Saudi với Mỹ bắt đầu! Và nếu như Nga chiến thắng thì ngày 6 tháng 3 năm 2020 được coi như là giỗ của “dầu đá phiến” và Hệ thống Petrodollar.
Mục tiêu của Putin là hạ giá giá dầu…
Đúng lúc giá dầu đã hạ khi nguồn cầu hạn chế bởi dịch COVID-19 khiến thế giới xây xẩm thì Putin tung quả đấm bồi rút khỏi OPEC+, các thỏa thuận hiện tại sẽ chấm dứt sau khi hết hạn vào ngày 31/3/2020 và bắt đầu từ thời điểm này, mạnh ai nấy sản xuất…
Câu hỏi đầu tiên là tại sao Nga lại rời khỏi OPEC+


Để kiểm soát giá dầu, dù ở mức độ nào, là vấn đề an ninh của Nga. Nhưng Nga không phải là nhà sản xuất và xuất khẩu dầu độc quyền. Có thêm hai đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Nga trên thị trường thế giới: Ả Rập Saudi và Mỹ.

Nga sau cuộc khủng hoảng 2014, 2015, đã đồng ý với thỏa thuận OPEC + mà Nga thừa biết tổ chức này đứng đầu là Ả rập Saudi do Mỹ chỉ đạo, theo đó, những người tham gia của nó giảm và đóng băng sản xuất dầu ở một mức độ nhất định để ổn định giá cả. Điều hiển nhiên là, thỏa thuận này không bao gồm Mỹ, đối thủ cạnh tranh chính của Nga trong lĩnh vực chính trị. Do đó, Mỹ có quyền tự do mặc sức tăng cả sản xuất dầu và xuất khẩu mà không chịu bất cứ ràng buộc nào, trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất, đồng thời lấy đi một phần thị trường từng thuộc về Nga và các nhà xuất khẩu dầu khác.
Nga và các công ty dầu mỏ đang mất kiên nhẫn do những nỗ lực của OPEC nhằm khôi phục lại sự cân bằng trên thị trường dầu mỏ. Trong nhiều năm, Nga đã hỗ trợ OPEC trong việc giảm sản xuất để giữ giá dầu giảm. Tuy nhiên, với mỗi lần giảm sản lượng, Nga đang mất dần vị thế đối với ngành năng lượng dầu đá phiến đang phát triển nhanh chóng của Mỹ. Nga và các ông chủ lớn dầu mỏ Nga sẽ không thể nào chấp nhận điều này.
Nga rời khỏi OPEC+ để bảo vệ thị phần, thị trường của mình dù trong ngắn hạn bị mất tiền vì giá dầu giảm.
Câu hỏi thứ 2 là tại sao Nga “đấm bồi” để knockout giá dầu như vậy?
Thực chất cú đấm bồi này là mở đầu cho một “cuộc chiến dầu giá rẻ” mà Nga-Putin triển khai để bóp chết ngành khai thác dầu đá phiến của Mỹ.
Như đã biết, Mỹ không có các mỏ dầu như Nga và Ả rập Saudi nên Mỹ chỉ sản xuất dầu bằng công nghệ đá phiến. Chính vì vậy giá thành sản xuất cao gấp 1,5 lần với sản xuất truyền thống. Tuy vậy mười năm nay, Mỹ nhờ công nghệ này và sử dụng quân bài OPEC đã trở thành một nhà xuất khẩu dầu lớn trên thế giới.
Nhưng, thật không may, công nghệ dầu đá phiến của Mỹ tồn tại rất mỏng manh trên đống nợ nần, sống nhờ giá dầu cao…
Vào năm 2016, theo lệnh Mỹ để bóp chết Nga, Ả rập Saudi đã tuyên chiến với Nga bằng dầu giá rẻ nhằm buộc nền kinh tế Nga – được coi như là một trạm xăng, sụp đổ. Giá dầu lúc đó đã giảm xuống 30,8 USD/thùng. Tuy nhiên Nga đã trụ vững buộc Mỹ phải là kẻ “chớp mắt đầu tiên” khi hàng loạt công ty dầu đá phiến của Mỹ không chịu nổi, đã phá sản.
Theo Haynes và Boon, cuộc cách mạng đá phiến một lần nữa bị hoãn lại. Kết quả tài khóa 2018 cho biết, rằng năm ngoái, những Công ty khai thác đã tạo ra khoản lỗ ròng 140 tỷ USD, và số lượng các công ty phá sản đã vượt quá 50, số còn lại đang chuẩn bị thủ tục...
Việc Nga gia nhập OPEC+ sau đó, khiến giá dầu lên và cũng khiến cho ngành khai thác dầu đá phiến của Mỹ tăng trưởng mạnh. Năm 2019, Mỹ đã trở thành nhà xuất khẩu dầu lớn nhất, kết hợp với cấm vận, trừng phạt Iran và Venezuela…Mỹ đã chiếm rất nhiều thị phần.


Không chỉ thế, ngành dầu khí đá phiến của Mỹ mang lại 1,3 ngàn tỷ USD mỗi năm, đóng góp 7,6 %GDP nước Mỹ đã khiến cho Mỹ trở nên hung hăng, hiếu chiến. Mỹ dùng đòn bẫy năng lượng để cấm vận, trừng phạt Nga như phá hoại Nord Stream-2, trừng phạt công ty dầu khí Nga tại Venezuela…
Đáng tiếc, “gót chân Asin” của ngành khai thác đá phiến Mỹ là quá rõ: Nó chỉ sống khi giá dầu trên 50 USD/thùng, dưới đó nó sẽ chết. Năm 2016 đã chết ngắc ngoãi một lần đã đủ cho Putin chuẩn bị kỹ cho đòn trả đũa mà khi đã ra đòn là khiến đối thủ phải “sấp mặt” lần này để dạy cho Mỹ một bài học, là được ăn thì đừng nên láo!
Nga đã chuẩn bị tư thế như nào để ra đòn?
Đầu tiên chúng ta phải biết hậu quả của cuộc chiến này như nào nếu như Nga thắng. Đó là, không chỉ loại bỏ ngành khai thác dầu đá phiến của Mỹ mà đánh sập hệ thống Petrodollar. Khi hệ thống Petrodollar bị sụp đổ, Mỹ sẽ mất hết sức mạnh, quân đội Mỹ hết hung hăng…Do đó, để bảo vệ yếu tố sống còn của vị trí bá chủ, Mỹ đã đang và sẽ thực hiện 2 phương án thường thấy:

1, Cấm vận, trừng phạt buộc đối thủ đầu hàng.

2, Sử dụng vũ lực.
Nhưng nước Nga thời Putin đã dám thách thức và quyết tâm phá bỏ hệ thống Petrodollar trong cuộc chiến giá dầu giá rẻ này là dựa trên 5 cơ sở sau:
1, Tiềm lực quân sự Nga bây giờ khiến Mỹ không dám tấn công bằng vũ lực ngay cả trong suy nghĩ.
2, Với tài chính hiện có, Nga đủ sức duy trì giá dầu từ 20-30 USD/thùng trong thời gian 4-6 năm. (trong khi đó ngành dầu đá phiến Mỹ sống khi giá trên 50 USD/thùng và Ả rập Saudi phải 80 USD/thùng).
3, Khi giá dầu xuống thấp, đồng rub sẽ bị ảnh hưởng nhưng thì trường rub trôi nổi nên không bị sốc với dollar. Năm 2014 Nga trụ vững thì 2020 Nga quá tự tin.
4, Dầu Nga bán ra hầu hết thu bằng tiền rub, nhân dân tệ và euro mà không phải dollar nên giảm được nguồn vốn chảy ra ngoài.
5, Chi phí cho khai thác 1 thùng dầu Nga là từ 18-20 USD, trong khi các công ty dầu lớn có số nợ dollar ít.
Từ 5 cơ sở đó cho phép Nga chơi tới cùng…cho đến khi có kẻ chết hoặc đầu hàng. Ngắn hạn có thể bị thiệt nhưng trung hạn và dài hạn Nga sẽ chiến thắng. Và nếu như tại Idlib – Syria, Putin đã buộc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đến để ký giấy đầu hàng thì rồi sẽ đến lúc Mỹ và nhà Saudi cũng kéo nhau đến Moscow…
Sự sụp đổ của OPEC – nền tảng của hệ thống Petrodollar thế giới của Mỹ - Saudi và thỏa thuận OPEC+ cũng chỉ là một phần của trò chơi người Mỹ…sẽ làm cho Putin hưởng lợi. Tiếp theo sẽ là hình thành một OPEC+ mới với các quy tắc mới “viết bằng tiếng Nga”, là trò chơi của người Nga mà không phải của người Mỹ.
Thực tế, đây chỉ là đòn trả đũa của Nga nhằm vào Mỹ, tuy nhiên đúng như Putin đã tuyên bố, nó đã xảy ra rất đúng lúc, khi nước Mỹ và châu Âu đang toang bởi Covid-19 khiến cho nhu cầu về dầu giảm, giá giảm thì đòn kết liễu OPEC+, trò chơi của Mỹ đã diễn ra khiến giá dầu gây ra một cú sốc.
Không ai tin nổi Nga lại làm cái điều mà Mỹ và nhà Saudi chưa từng nghĩ đến, là hạ giá dầu. Đã hết rồi quan điểm cho rằng Nga là một “trạm xăng”, GDP của Nga thu từ bán dầu thì sẽ phi logic nếu như muốn hạ giá dầu. Ngài TNS John Macain chắc sẽ yên nghĩ không yên khi “mắt chữ O mồm chữa A” vì chuyện này…
Nhưng Putin là vậy, Không ai đoán biết được anh ta làm gì và lúc nào. Làm tốt lắm Nga-Putin!
Lê Ngọc Thống
Cụ chủ có biết câu Trạng chết chúa cũng băng hà ko.
Về dầu mỏ nếu các nhà tài phiệt Mỹ đóng cửa khai thác dầu đá phiến thì anh hói cũng sặc gạch vì thất thu ngân sách. Càng khai thác càng lỗ. Mỹ giật dây mấy anh Ả rập chơi lại thôi.

Đúng là đồng đô dựa trên giá dầu. Có đi có lại các a Ả rập đc Mỹ bảo trợ về an ninh.
Một thằng nhà nghèo GDP có hơn 1000 tỷ đấu với anh 20000 tỷ. Mà anh ngố lại 8% dựa vào dầu mỏ. Còn Mỹ nó còn đủ thứ top1 TG để lãnh đạo
 
Chỉnh sửa cuối:

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
17,562
Động cơ
101,979 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Giá thành khai thác dầu mỏ ở Nga vào khoảng 40 USD/ thùng. Giá dưới 40 thì càng hút càng lỗ
Em thấy bọn Đài phân tích giá thành khai thác của Nga là 17 đô, của Arap Saudi là 4 đô, của Mỹ dầu đá phiến là 36-50 đô cụ ạ. Sau khi đàm phán không thành công, Saudi đã quyết định giảm giá theo Nga với giá thấp hơn 20% và tăng sản lượng để ép Nga, nhưng có vẻ Nga tính rất kỹ nên không khoan nhượng. Việc Saudi giảm giá theo Nga và tăng sản lượng sẽ khiến tốc độ sập của ngành dầu đá phiến tại Mỹ tăng nhanh hơn. Trước mắt thấy Mỹ sẽ rất khó trong vụ này. Goldman Sachs lo ngại giá dầu sẽ chạm 20 đô vào cuối năm nếu Saudi không lôi được Nga về bàn đàm phán. Vụ này cụ Thống hình như chưa kể nốt 1 trong các nguyên nhân là Mỹ trừng phạt công ty xây đường ống khí đốt từ Nga đến Đức trong vụ Nga bán khí đốt cho Đức, khiến dự án bị chậm so với dự kiến là 1 năm.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top