Vừa mới xem đoạn tin ở đâu nói: 70% tiền phạt được hồi lại cho csgt.
hình như hết rồi:
------------- gg-----------
https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2437
Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước cũng quy định các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100% là
“tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan nhà nước trung ương quyết định thực hiện xử phạt, tịch thu”[15]. Khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% là
“tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan nhà nước địa phương quyết định thực hiện xử phạt, tịch thu”[16].
Thực hiện quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật XLVPHC, Nghị định số 163/2016/NĐ-CP và Quyết định
[17] của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2017, từ năm 2017, tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính (bao gồm cả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa) do cơ quan, đơn vị cấp nào thực hiện (trung ương, địa phương) thì ngân sách cấp đó (trung ương, địa phương) hưởng 100%, theo đó:
- Các khoản thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa do lực lượng xử phạt thuộc cơ quan, đơn vị trung ương thực hiện, gồm: Công an (trừ Công an xã), Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển và các lực lượng có thẩm quyền xử phạt của Bộ Giao thông vận tải (Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Cục trưởng Cục đường thủy nội địa Việt Nam và các đơn vị trực thuộc Cục đường thủy nội địa Việt Nam (Cảng vụ đường thủy nội địa) và các lực lượng xử phạt thuộc trung ương khác (nếu có) xử phạt là khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%.
- Các khoản thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa do các lực lượng ở địa phương xử phạt (Công an xã, Thanh tra thuộc Sở Giao thông vận tải, Thanh tra thuộc Sở Tài Nguyên và Môi trường, cơ quan cảng vụ thuộc địa phương và các lực lượng xử phạt thuộc địa phương khác (nếu có) là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%.
Theo quy định nêu trên, thì khoản thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa thuộc khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% là rất hạn chế, khó khăn cho các địa phương trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đặc biệt là các địa bàn trọng điểm vì phần kinh phí do lực lượng xử phạt thuộc cơ quan, đơn vị trung ương thực hiện, trong đó có lực lượng công an nhân dân trung ương (trừ công an xã) được tổ chức, hoạt động và thực hiện xử phạt trên địa bàn địa phương thuộc khoản thu ngân sách trung ương hưởng.
Để tháo gỡ khó khăn cho các địa phương trong việc có nguồn kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan, phương án được đưa ra là thực hiện cơ chế bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương
[18] để hỗ trợ các địa phương thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn địa phương, vì vậy, trong Nghị quyết
[19] về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2018 của Quốc hội nêu rõ “
Trong giai đoạn 2018-2020, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương 70% số thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông phần ngân sách trung ương được hưởng phát sinh trên địa bàn từng địa phương năm trước liền kề năm hiện hành. Bố trí 30% còn lại cho Bộ Công an để thực hiện chi cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông của các cơ quan trực thuộc, thực hiện mua sắm tập trung một số phương tiện, trang thiết bị nghiệp vụ cần bảo đảm thống nhất, đồng bộ phục vụ công tác của lực lượng cảnh sát giao thông, đồng thời điều tiết hỗ trợ cho công an một số địa phương có nguồn thu khó khăn để chi phục vụ công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn”[20].
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, Nghị quyết của Quốc hội về phân bổ ngân sách trung ương năm 2018 và các văn bản pháp luật có liên quan, ngày 02/01/2018 Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 01/2018/TT-BTC quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Trong đó, quy định rõ
“Ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương. Giai đoạn 2018-2020, ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương 70% số thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông phần ngân sách trung ương được hưởng phát sinh trên địa bàn từng địa phương năm trước liền kề năm hiện hành (dự toán năm 2018 sẽ căn cứ vào số thực hiện năm 2016; dự toán năm 2019 sẽ căn cứ vào số thực hiện năm 2017 và dự toán năm 2020 sẽ căn cứ vào số thực hiện năm 2018)”.[21] Riêng năm 2018, địa phương sử dụng 70% số kinh phí ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương từ nguồn xử phạt hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông cho lực lượng công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, 30% còn lại cho các lực lượng khác của địa phương tham gia công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn theo đúng quy định tại Điểm 7.2, Khoản 7, Mục II Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018
[22].
Đối với Bộ Công an, Bộ Công an lập dự toán chi đảm bảo trật tự an toàn giao thông nguồn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông được giao. Giai đoạn 2018-2020, Bộ Công an lập dự toán chi đảm bảo trật tự an toàn giao thông tương ứng 30% nguồn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông phần ngân sách trung ương được hưởng năm trước liền kề năm hiện hành, trong đó chi tiết: Phần Bộ Công an và các đơn vị trực thuộc trực tiếp thực hiện; Phần hỗ trợ công an một số địa phương có nguồn thu khó khăn để chi phục vụ công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn
[23].
Năm 2019, dự toán chi từ khoản thu tiền xử phạt vi phạm hành chính của ngân sách trung ương trong lĩnh vực an toàn giao thông tiếp tục được quy định tại Quyết định số 1962/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, theo đó, “
Bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương 70% số thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông phần ngân sách trung ương được hưởng phát sinh trên địa bàn từng địa phương năm 2017; giao Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chủ động sử dụng nguồn kinh phí xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông được điều tiết từ ngân sách trung ương về ngân sách địa phương để thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông, ưu tiên cho lực lượng Công an, Thanh tra giao thông vận tải và xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông. Bố trí 30% còn lại cho Bộ Công an để thực hiện chi cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông của các cơ quan trực thuộc, thực hiện mua sắm một số phương tiện, trang thiết bị nghiệp vụ cần bảo đảm thống nhất, đồng bộ phục vụ công tác của lực lượng cảnh sát giao thông, đồng thời điều tiết hỗ trợ cho công an một số địa phương có nguồn thu khó khăn để chi phục vụ công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn”[24].
Cũng theo quy định tại Thông tư số 119/2018/TT-BTC ngày 05 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, thì “
Ngân sách trung ương hỗ trợ ngân sách địa phương tương ứng 70% số thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông phần ngân sách trung ương được hưởng thực phát sinh trên địa bàn từng địa phương năm 2017. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định sử dụng nguồn kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ, nguồn ngân sách địa phương để thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông, ưu tiên cho lực lượng công an, thanh tra giao thông vận tải và xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Nội dung chi, mức chi được thực hiện theo quy định riêng của Bộ Tài chính”
[25].
Ngoài việc bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương số thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông phần ngân sách trung ương được hưởng phát sinh trên địa bàn từng địa phương như đã nêu trên, cũng theo quy định của Thông tư số 119/2018/TT-BTC,
từ ngày 01 tháng 01 năm 2019, số thu từ xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng quản lý thị trường[26] thực hiện điều tiết 100% số thu về ngân sách trung ương[27].