[Thảo luận] Rẽ trái nơi có biển cấm này có phạm lỗi?

bantaitulai

Xe tăng
Biển số
OF-439324
Ngày cấp bằng
23/7/16
Số km
1,827
Động cơ
229,640 Mã lực
Tuổi
31
Trong nhóm OTOFUN trên Facebook đang tranh luận sôi nổi về trường hợp biển P.124c đặt tại giao cắt trước Bến xe Nước Ngầm, Hà nội, như trong hình này.

Nhiều kụ nói được rẽ trái vào hướng ②︎. Nhiều kụ nói không được rẽ trái vào hướng ②︎. Nhiều kụ nói luật mập mờ, khiến cho không biết rẽ là đúng hay sai.

Link: https://www.facebook.com/groups/otofun.global/permalink/2436247396427546/










chốt lại là được rẽ không để em con biết
 

Hùngcadilac

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-404437
Ngày cấp bằng
13/2/16
Số km
9,509
Động cơ
322,454 Mã lực
Chốt lại gặp biển này các bác rẽ phải,đi thẳng lên tiếp sẽ có biển quay đầu!
Rẽ ngay khi gặp biển này là đi mát dạy!
Trừ trường hợp có csgt phân là cho rẽ.
 

aromacar.vn

Xe buýt
Biển số
OF-505183
Ngày cấp bằng
17/4/17
Số km
742
Động cơ
191,920 Mã lực
Nơi ở
CTY TNHH QUỐC TẾ AN MỸ
Website
www.anmy.com.vn
Rõ thế mà vẫn nhiều ông oto đứng chờ đèn đỏ để rẽ trái đấy cụ , tắc hết cả đường em vỗ kính nhắc không biết bao nhiêu lần . Xe máy thì thôi khỏi nói ý thức không bằng con chó luôn , cụ nhìn ảnh vẫn thấy mấy xe đứng chờ rẽ trái đó
Thêm mấy thằng ml rẽ trái từ NCT vào lấn hết đường rẽ nữa
 

khoainuongchip

Xe buýt
Biển số
OF-166793
Ngày cấp bằng
14/11/12
Số km
983
Động cơ
490,210 Mã lực
Chết dở, có mấy lần từ giải phóng rẽ trái vào Pháp vân, em cứ rẽ theo các xe khác. Chắc là được công an hướng dẫn thì ko sao
 

Becgie

Xe điện
Biển số
OF-66912
Ngày cấp bằng
22/6/10
Số km
4,969
Động cơ
484,830 Mã lực
Theo em thì gặp biển đấy vẫn cấm đi vào đường số 2.
 

Dqlong

Xe tăng
Biển số
OF-305616
Ngày cấp bằng
19/1/14
Số km
1,212
Động cơ
315,021 Mã lực
Theo em thì không được rẽ vì:
1. Biển đã cấm rẽ trái, thì cụ chuyển hướng và đánh lái sang trái, cua vòng to hay vòng nhỏ đều là rẽ trái cả, trừ phi nó sang giao lộ khác.
2. Đường có dải phân cách cứng (giữa các làn đường), thì 2 bên chỉ là 2 làn của 1 đường chứ không phải là 2 đường phố có tên khác nhau, nên cũng không thể nói là phải cần 1 biển khác nằm giữa giao lộ để cấm rẽ vào lối số 2.
Tuy nhiên, khi rẽ thì cũng chỉ là ăn điều khoản: không tuân thủ hiệu lực của biển báo, vạch kẻ đường, chứ không bị dính lỗi đi vào đường cấm, mức phạt bèo và được nộp phạt tại chỗ.
 

redTop

Xe điện
Biển số
OF-431489
Ngày cấp bằng
21/6/16
Số km
2,219
Động cơ
236,590 Mã lực
Bẩm các kụ mợ,

Nhà cháu có chút băn khoăn khi có người giải thích

"Khi trên giải phân cách giữa có đặt biển P.102 "cấm đi ngược chiều" thì
hiệu lệnh cấm rẽ trái của biển P.124c chỉ áp dụng cho hướng ①︎ bị cấm, nằm bên trái biển cấm đi ngược chiều.
Biển P.124c không còn hiệu lực cấm phương tiện rẽ trái vào hướng ②︎ nữa
" (xin xem Hình #1)

Vì thế, biển A trong Hình #2 không còn hiệu lực với hướng lưu thông ②︎ nữa.


Các kụ mợ có suy nghĩ như thế nào về việc này, xin cho nhà cháu biết với nhé.

Xin cảm ơn các kụ mợ nhiều.

Hình #1:

Hướng 1, 2 đều là rẽ trái.
Không biết cụ có lý lẽ cao siêu gì nhưng thực tế thì không có chỗ nào cắm biển kiểu này chỉ để cấm đi hướng 1.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,690
Động cơ
630,577 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
...
Ps: có dải pcc ở giữa ko có nghĩa đây là 2 đường riêng biệt, ko có định nghĩa nào coi đường có pcc là 2 đường riêng biệt cả.
2. Đường có dải phân cách cứng (giữa các làn đường), thì 2 bên chỉ là 2 làn của 1 đường chứ không phải là 2 đường phố có tên khác nhau, nên cũng không thể nói là phải cần 1 biển khác nằm giữa giao lộ để cấm rẽ vào lối số 2.
.
Chốt lại gặp biển này các bác rẽ phải, đi thẳng lên tiếp sẽ có biển quay đầu!
Xin cảm ơn ý kiến trao đổi nhiệt tình của các kụ mợ.

Nhiều kụ nêu quan điểm "đường có giải phân cách giữa không biến 2 chiều xe thành 2 đường khác nhau, nên hiệu lực cấm rẽ trái của biển P.124c sẽ áp dụng cho cả 2 nhánh 1 và 2", và "gặp biển P.124c thì không được rẽ trái, mà phải đi thẳng..."

Nay nhà cháu xin bổ sung thông tin, rằng khoảng phân cách giữa này rộng 28 m (hai mươi tám mét), bên trên là đường trên cao (vành đai 3).
Tại nhánh 2 có gắn biển P.102 "cấm đi ngược chiều".

Câu hỏi nhà cháu muốn được các kụ mợ giải đáp giúp là:

- Khi ô tô màu nâu trong hình đi ngang biển P.124c "cấm rẽ trái...", lái xe liếc thấy trên nhánh rẽ bên trái có biển P.102 "cấm đi ngược chiều" thì cho xe đi thẳng, không rẽ trái vào nhánh 1 nữa.
- Đi thẳng được 28m, lái xe liếc thấy có nhánh rẽ bên trái thì rẽ vào nhánh 2.

Việc lái xe chấp hành hiệu lệnh cấm rẽ trái của biển P.124c, đã không rẽ trái vào nhánh 1, mà đi thẳng, đi tiếp thêm 28m nữa, thấy có nhánh rẽ khác thì mới rẽ trái, thì có vi phạm biển P.124c hay không? (Xem Hình #2)

P/s: Là người không sống ở Hn, không biết gì về tuyến đường trên cao và đường bên dưới, luôn lưu thông theo chỉ dẫn của biển báo hiệu gt, người lái xe này nghĩ rằng 2 nhánh đường ①︎ và ②︎ trong Hình#2 là hai tuyến đường khác nhau. Đồng thời, khoảng dất rộng 28m cũng chẳng gợi cho lái xe suy nghĩ đó là giải phân cách giữa của cùng 1 tuyến đường.

=============

Hình #2:

 

azulka

Xe tải
Biển số
OF-383569
Ngày cấp bằng
20/9/15
Số km
416
Động cơ
246,276 Mã lực
Tuổi
44
Em là em đi thẳng hoặc rẽ phải khi gặp biển này
 

haidongtay

Xe điện
Biển số
OF-200873
Ngày cấp bằng
5/7/13
Số km
2,934
Động cơ
364,576 Mã lực
Đi thẳng thôi,đừng cãi nhau nữa
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,421
Động cơ
727,954 Mã lực
Câu hỏi nhà cháu muốn được các kụ mợ giải đáp giúp là:

- Khi ô tô màu nâu trong hình đi ngang biển P.124c "cấm rẽ trái...", lái xe liếc thấy trên nhánh rẽ bên trái có biển P.102 "cấm đi ngược chiều" thì cho xe đi thẳng, không rẽ trái vào nhánh 1 nữa.
- Đi thẳng được 28m, lái xe liếc thấy có nhánh rẽ bên trái thì rẽ vào nhánh 2.

Việc lái xe chấp hành hiệu lệnh cấm rẽ trái của biển P.124c, đã không rẽ trái vào nhánh 1, mà đi thẳng, đi tiếp thêm 28m nữa, thấy có nhánh rẽ khác thì mới rẽ trái, thì có vi phạm biển P.124c hay không? (Xem Hình #2)
Nó rõ như bác miêu tả còn gì:
Tôi đặt lại câu hỏi: Khi đến ngã tư giao với đường 1 chiều như hình, bất kể rộng hẹp, họ sẽ Cấm rẽ trái.
Vậy, bác LIẾC đi đâu?


Khi thấy biển P.124c "cấm rẽ trái..." => câu chuyện TRÁI kết thúc.
Lái xe khỏi cần liếc sang trái làm gì, chỉ nhìn bên phải và đằng trước mà thôi. Đến giao cắt tiếp theo, ta LIẾC tiếp.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,690
Động cơ
630,577 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Nó rõ như bác miêu tả còn gì:
Tôi đặt lại câu hỏi: Khi đến ngã tư giao với đường 1 chiều như hình, bất kể rộng hẹp, họ sẽ Cấm rẽ trái.
Vậy, bác LIẾC đi đâu?

Khi thấy biển P.124c "cấm rẽ trái..." => câu chuyện TRÁI kết thúc.
Lái xe khỏi cần liếc sang trái làm gì, chỉ nhìn bên phải và đằng trước mà thôi. Đến giao cắt tiếp theo, ta LIẾC tiếp.
Xin cảm ơn kụ.
Điều kụ nói có thể đúng khi giao cắt là ngã tư, vuông góc với nhau.

Còn khi giao cắt là các đường cong, hoặc cắt chéo với nhau, hoặc ngã 5, ngã 6..; để đi đúng biển chúng ta không thể áp dụng được cách liếc/không liếc mà kụ nêu
(xin xem ví dụ tại Hình #3 bên dưới, về biển cấm rẽ phải tại ngã tư Giảng Võ - Hào Nam - Cát Linh, Hà nội).

Khi đó, phải tính số thứ tự từng giao cắt, rồi so với tuyến đường chính, với nguyên tắc:

- tuyến đường chính là hướng đi thẳng (dù nó có cong chăng nữa), các hướng khác đều là hướng rẽ (dù đường có thẳng chăng nữa) - (xin xem Hình #4);

- các tuyến nằm bên trái tuyến chính là các hướng rẽ trái (nếu có từ 2 hướng rẽ trái trở lên thì biển cấm rẽ trái sẽ chỉ áp dụng với một hướng rẽ trái đầu tiên);

- các tuyến nằm bên phải tuyến đường chính là các hướng rẽ phải (nếu có từ 2 hướng rẽ phải trở lên thì biển cấm rẽ phải sẽ chỉ áp dụng với một hướng rẽ phải đầu tiên);

==============

Hình minh hoạ:

Hình #3: Biển cấm rẽ phải tại ngã tư Giảng Võ - Hào Nam - Cát Linh, Hà nội chỉ cấm phương tiện rẽ phải vào Hào Nam (hướng rẽ phải đầu tiên), không cấm rẽ phải vào Cát Linh (là tuyến chính nên được coi là hướng đi thẳng, mặc dù đường rẽ sang phải)





Hình #4:
- Tuyến phố Kim Mã - Nguyễn Thái Học được coi là tuyến đường đi thẳng, dù trên thực tế đó là đoạn đường cong. Xe đi trên tuyến này không phải bật xi nhan, dù phải đánh lái sang phải.
- Ngược lại, tuyến phố Kim Mã - Sơn Tây bị coi là hướng rẽ trái, mặc dù đó là đoạn đường thẳng. Xe đi thẳng từ Kim Mã vào Sơn Tây phải bật xi nhan bên trái để báo rẽ vào Sơn Tây.

 
Chỉnh sửa cuối:

QL72

Xe tải
Biển số
OF-549369
Ngày cấp bằng
7/1/18
Số km
427
Động cơ
162,604 Mã lực
Tuổi
51
E không dám đi vào 2 , biển cấm rẽ lại còn rẽ
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,421
Động cơ
727,954 Mã lực
Xin cảm ơn kụ.
Điều kụ nói có thể đúng khi giao cắt là ngã tư, vuông góc với nhau.

Còn khi giao cắt là các đường cong, hoặc cắt chéo với nhau, hoặc ngã 5, ngã 6..; để đi đúng biển chúng ta không thể áp dụng được cách liếc/không liếc mà kụ nêu
(xin xem ví dụ tại Hình #3 bên dưới, về biển cấm rẽ phải tại ngã tư Giảng Võ - Hào Nam - Cát Linh, Hà nội).

Khi đó, phải tính số thứ tự từng giao cắt, rồi so với tuyến đường chính, với nguyên tắc
- tuyến đường chính là hướng đi thẳng (dù nó có cong chăng nữa);
- các tuyến nằm bên trái tuyến chính là các hướng rẽ trái (nếu có từ 2 hướng rẽ trái trở lên thì biển cấm rẽ trái sẽ chỉ áp dụng với một hướng rẽ trái đầu tiên);
- các tuyến nằm bên phải tuyến đường chính là các hướng rẽ phải (nếu có từ 2 hướng rẽ phải trở lên thì biển cấm rẽ phải sẽ chỉ áp dụng với một hướng rẽ phải đầu tiên);

==============

Hình minh hoạ:

Hình #3: Biển cấm rẽ phải tại ngã tư Giảng Võ - Hào Nam - Cát Linh, Hà nội chỉ cấm phương tiện rẽ phải vào Hào Nam (hướng rẽ phải đầu tiên), không cấm rẽ phải vào Cát Linh (là tuyến chính nên được coi là hướng đi thẳng, mặc dù đường rẽ sang phải)


Thì đúng dồi.
Chúng ta đang nói đến cái khá rõ ràng là Rẽ trái bị cấm - và chỉ luôn được chỗ bị cấm. Với hình minh họa cũng rất rõ ràng của bác tại #1.


Còn bác đem ngã 5+6 ra thì nói làm gì nữa, khi đó mình còn không rõ thế nào là Đi thẳng nữa kìa.
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,421
Động cơ
727,954 Mã lực
Xin cảm ơn kụ.
Điều kụ nói có thể đúng khi giao cắt là ngã tư, vuông góc với nhau.

Còn khi giao cắt là các đường cong, hoặc cắt chéo với nhau, hoặc ngã 5, ngã 6..; để đi đúng biển chúng ta không thể áp dụng được cách liếc/không liếc mà kụ nêu
(xin xem ví dụ tại Hình #3 bên dưới, về biển cấm rẽ phải tại ngã tư Giảng Võ - Hào Nam - Cát Linh, Hà nội).

Khi đó, phải tính số thứ tự từng giao cắt, rồi so với tuyến đường chính, với nguyên tắc
- tuyến đường chính là hướng đi thẳng (dù nó có cong chăng nữa);
- các tuyến nằm bên trái tuyến chính là các hướng rẽ trái (nếu có từ 2 hướng rẽ trái trở lên thì biển cấm rẽ trái sẽ chỉ áp dụng với một hướng rẽ trái đầu tiên);
- các tuyến nằm bên phải tuyến đường chính là các hướng rẽ phải (nếu có từ 2 hướng rẽ phải trở lên thì biển cấm rẽ phải sẽ chỉ áp dụng với một hướng rẽ phải đầu tiên);

==============

Hình minh hoạ:

Hình #3: Biển cấm rẽ phải tại ngã tư Giảng Võ - Hào Nam - Cát Linh, Hà nội chỉ cấm phương tiện rẽ phải vào Hào Nam (hướng rẽ phải đầu tiên), không cấm rẽ phải vào Cát Linh (là tuyến chính nên được coi là hướng đi thẳng, mặc dù đường rẽ sang phải)


Btw, kính đề nghị bác lập 1 thread về vụ Ưu tiên và Không ưu tiên.
Có rất nhiều đồng chí trên ô phăn này đến giờ vẫn lẩm bẩm "Nhất chớm ...."
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,690
Động cơ
630,577 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com

Khi thấy biển P.124c "cấm rẽ trái..." => câu chuyện TRÁI kết thúc.
Lái xe khỏi cần liếc sang trái làm gì, chỉ nhìn bên phải và đằng trước mà thôi. Đến giao cắt tiếp theo, ta LIẾC tiếp.
Thì đúng dồi.
Chúng ta đang nói đến cái khá rõ ràng là Rẽ trái bị cấm - và chỉ luôn được chỗ bị cấm. Với hình minh họa cũng rất rõ ràng của bác tại #1.
...
Không, kụ ạ.

Để nhà cháu phân tích tiếp nhé.

Trên thực tế ở VN chúng ta thường gặp một biển "cấm rẽ trái" GẮN SAI LUẬT tại trước ngã tư giữa một tuyến đường với một tuyến đường khác là đường đôi có giải phân cách giữa rộng.
Người ta gắn Biển cấm rẽ trái đó (GẮN SAI LUẬT) để cấm phương tiện rẽ trái vào làn đường ngược chiều của tuyến đường đôi, nhưng không cấm phương tiện rẽ trái để đi vào các làn xe xuôi chiều trên tuyến đường đôi đó.

Như trong hình minh hoạ dưới đây, trên cùng một ngã tư, biển cấm rẽ trái (bị GẮN SAI LUẬT) chỉ cấm ô tô rẽ trái theo mũi tên màu đỏ, không cấm ô tô rẽ trái theo mũi tên màu xanh.
Đây là cách hiểu chung của rất nhiều người (hiểu sai với quy định của luật), từ những người gắn biển đến những người tham gia giao thông.

Trường hợp trong Hình #2 tại còm #30 của nhà cháu, rất nhiều người cũng sẽ hiểu và thực hiện theo cách nói trên.
Nghĩa là, người ta sẽ hiểu rằng biển cấm rẽ trái chỉ cấm rẽ vào làn xe ngược chiều bên trái (hướng ①︎), mà không cấm rẽ trái vào các làn xe xuôi chiều bên trái (hướng ②︎), mặc dù đó là cách hiểu sai luật. Đây là kết quả của việc Sở Gtvt thường xuyên gắn biển sai luật, vô nguyên tắc, dẫn đến người dân hiểu luật sai.

Hình minh hoạ:

 
Chỉnh sửa cuối:

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,421
Động cơ
727,954 Mã lực
Không, kụ ạ.

Để nhà cháu phân tích tiếp nhé.

Trên thực tế ở VN chúng ta thường gặp một biển "cấm rẽ trái" gắn trước ngã tư giữa một tuyến đường với một tuyến đường khác là đường đôi có giải phân cách giữa.
Người ta gắn Biển cấm rẽ trái đó để cấm phương tiện rẽ trái vào làn đường ngược chiều của tuyến đường đôi, nhưng không cấm phương tiện rẽ trái để đi vào các làn xe xuôi chiều trên tuyến đường đôi đó.

Như trong hình minh hoạ dưới đây, biển cấm rẽ trái chỉ cấm ô tô rẽ trái theo mũi tên màu đỏ, không cấm ô tô rẽ trái theo mũi tên màu xanh. Đây là cách hiểu chung của rất nhiều người, từ những người gắn biển đến những người tham gia giao thông.

Trường hợp trong Hình #2 tại còm #30 của nhà cháu, rất nhiều người cũng sẽ hiểu theo cách nói trên.
Nghĩa là, người ta sẽ hiểu rằng biển cấm rẽ trái chỉ cấm rẽ vào làn xe ngược chiều bên trái, không cấm rẽ trái vào các làn xe xuôi chiều bên trái.

Hình minh hoạ:



Lấy luôn hình này của bác:
Giả định chỗ này, từ Tiểu học Phan Văn Trị đi Phạm văn Đồng, không cấm rẽ trái => do không có biển cấm rẽ trái, nên bác có quyền đi theo cái mũi tên đỏ và đấu đầu với mọi phương tiện trên đó??
Chắc không phải vậy.

Bác không thể đem cái Cấm rẽ trái để điều chỉnh hành động Rẽ trái theo mũi tên đỏ - vốn đã bị cấm rồi.

Khi đến Giao lộ, các nhà Làm luật sẽ tính toán trước các hành vi hợp lệ Rẽ trái - Rẽ phải - .... của lái xe, và đặt biển cấm, nếu họ thích.
Cái mũi tên đỏ của bác không nằm trong sự tính toán, vì nó không hợp lệ và do đó không cần điều chỉnh.


 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,690
Động cơ
630,577 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Lấy luôn hình này của bác:
Giả định chỗ này, từ Tiểu học Phan Văn Trị đi Phạm văn Đồng, không cấm rẽ trái => do không có biển cấm rẽ trái, nên bác có quyền đi theo cái mũi tên đỏ và đấu đầu với mọi phương tiện trên đó??
Chắc không phải vậy.

Bác không thể đem cái Cấm rẽ trái để điều chỉnh hành động Rẽ trái theo mũi tên đỏ - vốn đã bị cấm rồi.

Khi đến Giao lộ, các nhà Làm luật sẽ tính toán trước các hành vi hợp lệ Rẽ trái - Rẽ phải - .... của lái xe, và đặt biển cấm, nếu họ thích.
Cái mũi tên đỏ của bác không nằm trong sự tính toán, vì nó không hợp lệ và do đó không cần điều chỉnh.

Nhà cháu bổ sung thêm 1 biển. Kụ thay lại cái hình trong quote của kụ giúp giùm nhà cháu nhé.

Thực tế ở Vn không chính xác như kụ nói đâu ạ. Các nhà gắn biển ở Vn luôn luôn thích gắn biển "cấm rẽ trái" để cấm phương tiện đi vào làn xe ngược chiều.
Kụ có thể bắt gặp các biển "cấm rẽ trái" như này tại các vị trí nhập làn trên Đại lộ Thăng Long (Láng - Hoà Lạc), đường Võ Chí Công, v.v... ở Hà nội.

Vì họ thường xuyên gắn biển sai luật, khiến việc hiểu ý nghĩa biển báonơi người dân cũng bị sai lệch theo, dẫn đến cách hiểu không thống nhất trong nhiều trường hợp, dẫn đến mất an toàn giao thông, hoặc bị lọt bẫy biển báo.

Kụ Donkijote cũng có còm nói về việc ở Vn hay gắn biển gắn rẽ trái để cấm xe đi vào làn ngược chiều của tuyến đường đôi có giải phân cách giữa, mà không cấm xe rẽ trái vào làn xuôi chiều như trong quote dưới đây:
...
Biển cấm rẽ trái mà vẫn rẽ trái được chỉ khi cụ gặp trước mặt đường cắt ngang và là đường đôi, có dải phân cách cứng ở giữa (tức người tổ chức giao thông ko cho phép rẽ trái vào đường 1 chiều, qua dải phân cách biển hết hiệu lực và rẽ đc). Thực tế cắm biển trong trường hợp này cũng ko đúng, nhưng em thấy 1 số nút tổ chức giao thông kiểu đó.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top