[Funland] Review sách hay 02

Hoàng Trang

Xe ngựa
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
26,188
Động cơ
688,616 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
E chưa nhưng e liên hệ vs thư viện r, h chỉ qua làm thẻ ngày là mượn và sao đc, bên thư viện còn hỗ trợ chi phí sao :)), tks mợ.
Oh, thư viện đó không yêu cầu phải là sinh viên trong trường ạ?
 

Hoàng Trang

Xe ngựa
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
26,188
Động cơ
688,616 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Lâu lắm rồi em mới đọc một cuốn tiểu thuyết nhuốm màu thời gian:
IMG_20201031_152322.jpg

Ăn mày dĩ vãng ném người đọc vào không khí nghẹt thở của khoảng thời gian chiến tranh ác liệt nhất và không khí nghẹt thở của những phận người sau cuộc chiến. Đau thương, mất mát, dã man, những cái chết và sự hi sinh hiển hiện trước mắt, những gì người nhất, hi vọng - thất vọng, u ám, nặng nề, dằn vặt, căm hận, thương cảm, xót xa...
Ăn mày dĩ vãng viết thật quá, khắc hoạ thật quá làm em khắc khoải, cảm giác như bị bóp nghẹt. Em thấy hình ảnh những người đồng đội của bố em, những người lính vào sinh ra tử, sống sót trở về, chôn sâu kí ức cuộc chiến trong lồng ngực. Em thấy hình ảnh của bác hàng xóm bị di chứng sức ép bom, khùng khùng điên điên, khổ sở. Em thấy hình ảnh người đồng đội nghèo quần áo bạc phếch, quần ống thấp ống cao, vượt trăm cây số đến viếng thủ trưởng cũ của mình....
 
Chỉnh sửa cuối:

minhtallica

Xe buýt
Biển số
OF-67015
Ngày cấp bằng
23/6/10
Số km
712
Động cơ
449,358 Mã lực
Lâu lắm rồi em mới đọc một cuốn tiểu thuyết nhuốm màu thời gian:
......................
Ăn mày dĩ vãng ném người đọc vào không khí nghẹt thở của khoảng thời gian chiến tranh ác liệt nhất và không khí nghẹt thở của những phận người sau cuộc chiến. Đau thương, mất mát, dã man, những cái chết và sự hi sinh hiển hiện trước mắt, những gì người nhất, hi vọng - thất vọng, u ám, nặng nề, dằn vặt, căm hận, thương cảm, xót xa...
Ăn mày dĩ vãng viết thật quá, khắc hoạ thật quá làm em khắc khoải, cảm giác như bị bóp nghẹt. Em thấy hình ảnh những người đồng đội của bố em, những người lính vào sinh ra tử, sống sót trở về, chôn sâu kí ức cuộc chiến trong lồng ngực. Em thấy hình ảnh của bác hàng xóm bị di chứng sức ép bom, khùng khùng điên điên, khổ sở. Em thấy hình ảnh người đồng đội nghèo quần áo bạc phếch, quần ống thấp ống cao, vượt trăm cây số đến viếng thủ trưởng cũ của mình....
Truyện của Chu Lai em lại thấy thích quyển Nắng đồng bằng hơn. Đọc Ăn mày dĩ vãng hay Phố chả hiểu sao em lại hay liên tưởng tới Mùa lá rụng trong vườn của cụ Ma Văn Kháng. Có lẽ thời đầu 199x là những năm mới bắt đầu đổi cơ chế nên mọi thứ nó nhập nhoạng, không phải ai cũng thích nghi được, nhất là lớp lính chiến. Ông già em cũng vốn là lính, tham gia 2 cuộc chiến tranh lớn (Tàu không tính!) nên cũng hiểu ít nhiều.

Bản thân em đọc văn học chiến tranh thì thấy thời chiến tranh văn học miền Nam nổi tiếng với những tập bút ký của nhà văn Phan Nhật Nam mà điển hình là cuốn Mùa hè đỏ lửa. Văn học miền Bắc thì có vẻ phong phú hơn với các dạng tiểu thuyết, ký sự, hồi ký...Những cuốn tiểu thuyết nổi tiếng thời đó như Gia đình máy Bảy, Mẫn và Tôi, Hòn Đất và điển hình là Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu đều mang tính minh họa hoặc tính anh hùng ca mà ít chú ý tới nội tâm cá nhân từng con người. Phải đến sau 1975, chắc có thời gian nhìn lại, văn học chiến tranh mới chú ý đến thân phận cụ thể của từng cá nhân bị cuốn vào vòng xoáy khủng khiếp đó. Theo như em nhớ, Chu Lai nổ phát đầu với Nắng đồng bằng, hồi lần đầu đọc nó, em còn hơi bị sốc vì sự thật tàn nhẫn của chiến tranh. Em thì thích đọc nhất là cuốn Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh bởi tính bi kịch mà rất thật của cuộc chiến, của đời thường trong và sau cuộc chiến. Tuy nhiên đấy là sự thiên vị cá nhân của em thôi...Hi hi ...em thích Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh còn một lý do rất riêng tư nữa là cũng giống như nhân vật chính trong tiểu thuyết với cô bạn gái của anh ấy, em cũng học cấp 3 Chu Văn An, cũng có cô bạn gái thửa thiếu thời (!) cũng trốn học ra bờ hồ Tây đi bơi...:P
 

Hoàng Trang

Xe ngựa
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
26,188
Động cơ
688,616 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Truyện của Chu Lai em lại thấy thích quyển Nắng đồng bằng hơn. Đọc Ăn mày dĩ vãng hay Phố chả hiểu sao em lại hay liên tưởng tới Mùa lá rụng trong vườn của cụ Ma Văn Kháng. Có lẽ thời đầu 199x là những năm mới bắt đầu đổi cơ chế nên mọi thứ nó nhập nhoạng, không phải ai cũng thích nghi được, nhất là lớp lính chiến. Ông già em cũng vốn là lính, tham gia 2 cuộc chiến tranh lớn (Tàu không tính!) nên cũng hiểu ít nhiều.

Bản thân em đọc văn học chiến tranh thì thấy thời chiến tranh văn học miền Nam nổi tiếng với những tập bút ký của nhà văn Phan Nhật Nam mà điển hình là cuốn Mùa hè đỏ lửa. Văn học miền Bắc thì có vẻ phong phú hơn với các dạng tiểu thuyết, ký sự, hồi ký...Những cuốn tiểu thuyết nổi tiếng thời đó như Gia đình máy Bảy, Mẫn và Tôi, Hòn Đất và điển hình là Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu đều mang tính minh họa hoặc tính anh hùng ca mà ít chú ý tới nội tâm cá nhân từng con người. Phải đến sau 1975, chắc có thời gian nhìn lại, văn học chiến tranh mới chú ý đến thân phận cụ thể của từng cá nhân bị cuốn vào vòng xoáy khủng khiếp đó. Theo như em nhớ, Chu Lai nổ phát đầu với Nắng đồng bằng, hồi lần đầu đọc nó, em còn hơi bị sốc vì sự thật tàn nhẫn của chiến tranh. Em thì thích đọc nhất là cuốn Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh bởi tính bi kịch mà rất thật của cuộc chiến, của đời thường trong và sau cuộc chiến. Tuy nhiên đấy là sự thiên vị cá nhân của em thôi...Hi hi ...em thích Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh còn một lý do rất riêng tư nữa là cũng giống như nhân vật chính trong tiểu thuyết với cô bạn gái của anh ấy, em cũng học cấp 3 Chu Văn An, cũng có cô bạn gái thửa thiếu thời (!) cũng trốn học ra bờ hồ Tây đi bơi...:P
Có lẽ phải rất lâu nữa em mới có thể đọc tiếp 1 cuốn sách văn học khác về chiến tranh. Cuốn sách gần nhất em đọc là Hamburger hill được viết từ phía bên kia chiến tuyến (dạng hồi ký) nhưng thực sự em không bị ám ảnh nặng nề như cuốn sách này :(.
 

xittalin

Xe tăng
Biển số
OF-324766
Ngày cấp bằng
24/6/14
Số km
1,626
Động cơ
303,044 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Lâu lắm rồi em mới đọc một cuốn tiểu thuyết nhuốm màu thời gian:
IMG_20201031_152322.jpg

Ăn mày dĩ vãng ném người đọc vào không khí nghẹt thở của khoảng thời gian chiến tranh ác liệt nhất và không khí nghẹt thở của những phận người sau cuộc chiến. Đau thương, mất mát, dã man, những cái chết và sự hi sinh hiển hiện trước mắt, những gì người nhất, hi vọng - thất vọng, u ám, nặng nề, dằn vặt, căm hận, thương cảm, xót xa...
Ăn mày dĩ vãng viết thật quá, khắc hoạ thật quá làm em khắc khoải, cảm giác như bị bóp nghẹt. Em thấy hình ảnh những người đồng đội của bố em, những người lính vào sinh ra tử, sống sót trở về, chôn sâu kí ức cuộc chiến trong lồng ngực. Em thấy hình ảnh của bác hàng xóm bị di chứng sức ép bom, khùng khùng điên điên, khổ sở. Em thấy hình ảnh người đồng đội nghèo quần áo bạc phếch, quần ống thấp ống cao, vượt trăm cây số đến viếng thủ trưởng cũ của mình....
Mợ mới đọc xong cuốn này, iem mạnh dạn hỏi xem mợ coá biết những tình tiết khi ông lọ nhận da bà chai là 5 nào ko?
 

xittalin

Xe tăng
Biển số
OF-324766
Ngày cấp bằng
24/6/14
Số km
1,626
Động cơ
303,044 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Không ạ, em không muốn nhớ đến nội dung cuốn sách ám ảnh đó nữa :(.
Với iem thì đây là 1 cuốn rất dở, hoàn toàn kinh kịch. Tác giả viết rất gượng ép, ép ngay từ những nhân vật đầu tiên. Đã thế mốc thời gian còn sai lè.
Thí rụ: Theo cái chết giả của 3 Sương ( muộn nhất là 1975) thì câu chuyện không thể muộn hơn 1991( 16 năm gặp lại).
Nhưng theo 1 số nhân vật khác thì câu chuyện lại xảy da không thể sớm hơn 1993 ( nhân vật Tuấn, đến cuối 1973 vẫn ở cạnh nhân vật chánh và 20 5 mâý gặp lại).
Chưa kể 1 số tình tiết khác vừa vô lý vừa sai về mẹt thời gian.
 

Hoàng Trang

Xe ngựa
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
26,188
Động cơ
688,616 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Với iem thì đây là 1 cuốn rất dở, hoàn toàn kinh kịch. Tác giả viết rất gượng ép, ép ngay từ những nhân vật đầu tiên. Đã thế mốc thời gian còn sai lè.
Thí rụ: Theo cái chết giả của 3 Sương ( muộn nhất là 1975) thì câu chuyện không thể muộn hơn 1991( 16 năm gặp lại).
Nhưng theo 1 số nhân vật khác thì câu chuyện lại xảy da không thể sớm hơn 1993 ( nhân vật Tuấn, đến cuối 1973 vẫn ở cạnh nhân vật chánh và 20 5 mâý gặp lại).
Chưa kể 1 số tình tiết khác vừa vô lý vừa sai về mẹt thời gian.
Em không để ý đến những hạt sạn (nếu có) vì những nhân vật trong tác phẩm dù hư cấu hay có thật cũng có những khoảnh khắc phản phất hình ảnh của những cựu chiến binh - những người sống sót trở về từ cuộc chiến khốc liệt - thân thuộc với em.
 

Hoàng Trang

Xe ngựa
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
26,188
Động cơ
688,616 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Này e qua hỏi r nhưng ngta hẹn đầu tuần, nay t7.
Em không biết cụ copy được sách chưa và nội dung cuốn đó như thế nào? Em gửi cụ nội dung về bệnh rối loạn lưỡng cực (hưng trầm cảm), hi vọng giúp ích được gì đó:
" Rối loạn lưỡng cực còn được gọi là trầm cảm thao cuồng hay rối loạn cảm xúc kiểu điên cuồng, gây nên các giai đoạn khí sắc lên cao hoặc sảng khoái xen kẽ với trầm cảm. Trong pha cao, được gọi là thao cuồng, bệnh nhân có thể catm thấy phấn chấn, tự tin, tràn đầy năng lượng và có nhiều sức sáng tạo. Tuy nhiên khi khí sắc hưng phấn quá mức có thể dẫn đến hành vi đầy rủi ro như tiêu xài quá khả năng hoặc tình dục không an toàn, đôi khi có cảm giác là mình bất diệt; các suy nghĩ bị rối loạn; và sự tự tin rằng mình là người vĩ đại hoặc những ảo tưởng có thể gây nguy hại cho chính bản thân người bệnh (thường xảy ra nhất) hoặc cho những người khác (đôi khi). Trường hợp tệ nhất là tình trạng thao cuồng dẫn đến chứng rối loạn tâm thần, rối loạn nhận thức, hoặc các ảo giác. Ngược lại, trong giai đoạn trầm cảm người bệnh mất hết tất cả hứng thú trong cuộc sống, mất hi vọng vào tương lai và tinh thần xuống thấp đến mức suy nghĩ đến chuyện tự tử.
Hầu hết những người bị rối loạn lưỡng cực đều có các giai đoạn trầm cảm dài hơn và các giai đoạn hưng cảm tương đối ngắn, thỉnh thoảng có một vài giai đoạn tính khí bình thường xen vào, tình trạng rối loạn này mang tính tái phát và có khuynh hướng kéo dài nhiều năm. Việc điều trị phải dùng thuốc lâu dài để giúp ổn định khí sắc cùng với hỗ trợ cao độ về mặt tâm lý trong những giai đoạn hưng cảm hay trầm uất. Nếu các triệu chứng đặc biệt nghiêm trọng, có thể phải cho bệnh nhân nhập viện".
(Nguồn Atlas giải phẫu).
 

Jue

Xe tải
Biển số
OF-518211
Ngày cấp bằng
25/6/17
Số km
298
Động cơ
181,735 Mã lực
Cụ chơi khó em :D nhưng được rồi. OK. Em sẽ thử. Em nói trước đây là cuôn sách thuộc dạng "liệt truyện" khó nhất mà em đã từng đọc bởi nó khiến em phải tìm hiểu và bổ sung thêm những điều k0 quen thuộc. Nghe lời cụ, em sẽ cố gắng dùng lối hành văn đơn giản nhất có thể. Chia sẻ nội dung một cuốn sách hay là cái thú vui không nhiều người có được. Em cứ phải cám ơn cụ trước đã :P
Có gì đâu mà cám ơn bác. Cái gì khó thì để sau. Không lẽ viết về Trung Đông với Hồi Giáo có mỗi quyển đấy. Bác cứ viết trước về quyển nào dễ đọc tcũng đươc.
 

DaDieuchienxu

Xe container
Biển số
OF-436459
Ngày cấp bằng
12/7/16
Số km
7,300
Động cơ
340,475 Mã lực
Có lẽ phải rất lâu nữa em mới có thể đọc tiếp 1 cuốn sách văn học khác về chiến tranh. Cuốn sách gần nhất em đọc là Hamburger hill được viết từ phía bên kia chiến tuyến (dạng hồi ký) nhưng thực sự em không bị ám ảnh nặng nề như cuốn sách này :(.
Có lẽ mợ ít đọc tiểu thuyết nên hơi nhạy cảm. Cuốn "Ăn mày dĩ vãng" xét về độ tàn khốc của chiến tranh thua xa "Nắng đồng bằng" như nhận định chính xác của cụ minhtallica & rất nhiều tác phẩm khác, nhưng cái đau xót chính là sự phản diện của 2 tuyến nhân vật.
Cùng là ~ người lính trải qua thời khắc máu lửa nhất, nhưng khi quá khứ hào hùng đã qua đi thì bản chất mỗi con người dần bộc lộ rõ & TG đã xử lý tình huống rất "đời". Ko khô cứng kiểu như tuyên truyền. Thế là tốt rồi. Và cũng ko có gì để phải ám ảnh cả.
Cho nhà cháu chửi cái thèng nào đã đưa cho mợ cuốn sách đem lại cảm xúc trật chìa ko đáng có nhá. :D
 

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,849
Động cơ
235,160 Mã lực
Truyện của Chu Lai em lại thấy thích quyển Nắng đồng bằng hơn. Đọc Ăn mày dĩ vãng hay Phố chả hiểu sao em lại hay liên tưởng tới Mùa lá rụng trong vườn của cụ Ma Văn Kháng. Có lẽ thời đầu 199x là những năm mới bắt đầu đổi cơ chế nên mọi thứ nó nhập nhoạng, không phải ai cũng thích nghi được, nhất là lớp lính chiến. Ông già em cũng vốn là lính, tham gia 2 cuộc chiến tranh lớn (Tàu không tính!) nên cũng hiểu ít nhiều.

Bản thân em đọc văn học chiến tranh thì thấy thời chiến tranh văn học miền Nam nổi tiếng với những tập bút ký của nhà văn Phan Nhật Nam mà điển hình là cuốn Mùa hè đỏ lửa. Văn học miền Bắc thì có vẻ phong phú hơn với các dạng tiểu thuyết, ký sự, hồi ký...Những cuốn tiểu thuyết nổi tiếng thời đó như Gia đình máy Bảy, Mẫn và Tôi, Hòn Đất và điển hình là Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu đều mang tính minh họa hoặc tính anh hùng ca mà ít chú ý tới nội tâm cá nhân từng con người. Phải đến sau 1975, chắc có thời gian nhìn lại, văn học chiến tranh mới chú ý đến thân phận cụ thể của từng cá nhân bị cuốn vào vòng xoáy khủng khiếp đó. Theo như em nhớ, Chu Lai nổ phát đầu với Nắng đồng bằng, hồi lần đầu đọc nó, em còn hơi bị sốc vì sự thật tàn nhẫn của chiến tranh. Em thì thích đọc nhất là cuốn Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh bởi tính bi kịch mà rất thật của cuộc chiến, của đời thường trong và sau cuộc chiến. Tuy nhiên đấy là sự thiên vị cá nhân của em thôi...Hi hi ...em thích Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh còn một lý do rất riêng tư nữa là cũng giống như nhân vật chính trong tiểu thuyết với cô bạn gái của anh ấy, em cũng học cấp 3 Chu Văn An, cũng có cô bạn gái thửa thiếu thời (!) cũng trốn học ra bờ hồ Tây đi bơi...:P
Em cũng có chung cảm nhận như cụ về "Nỗi buồn chiến tranh". Cảm giác ám ảnh vì những hố bom, với máu, với xác chết trương phình, với những mùi tanh, màu hoa tang tóc.
Em cảm thấy nặng nề, đến nỗi mường tượng lại, là lồng ngực như có hòn đá tảng chặn ngang.

Trong các tác phẩm của Bảo Ninh, có lẽ, tác phẩm này là gây ám ảnh nhất. Khác xa với những gì về chiến tranh mà một số nhà văn ko dám đối diện. Sự tàn khốc, sự "ngơ ngác" của người lính khi đi ra khỏi cuộc chiến và lạc lõng giữa đời thường...Đâu đó, gợi cho chúng ta một tiếng thở dài. Đất nước đã hoàn toàn giải phóng, mà có những phận đời như những bánh xe, trôi thật chậm, rồi bị bỏ lại mãi ở phía sau của nhà ga có tên: Cô đơn!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top