[Funland] Tản mạn về Bất động sản!

beautycenter3866

Xì hơi lốp
Biển số
OF-877350
Ngày cấp bằng
14/3/25
Số km
1,326
Động cơ
10,975 Mã lực
Tuổi
39
Cũng khó trách. Do tâm lý người ít tiền nên khi mua tài sản lớn họ hay đắn đo, nâng lên đặt xuống vì sợ hớ. Chính vì vậy lại càng dễ lỡ mất cơ hội.
Chủ yếu ít tiền nhưng lại cứ đòi phải trung tâm, nhiều người ít tiền còn chê hà đông, long biên, hoàng mai quê nọ kia, cứ phải cầu giấy, đống đa cơ!! Bao khu biệt thự như park city hà đông, vinhomes riverside long biên, gamuda hoàng mai toàn người giàu họ ở còn chẳng chê , toàn đội tiền thì ít chê ỏng ươn, gào mồm lên đòi nọ đòi kia
 

saiback

Xe tải
Biển số
OF-178660
Ngày cấp bằng
26/1/13
Số km
332
Động cơ
329,921 Mã lực
Nơi ở
43 Nguyễn Thị Định, Trung Hòa, Cầu Giấy
Website
www.saiback.com
Ý muốn nói rằng, “lý luận” của cụ về “giá tăng nhưng tài sản không tăng” là chưa “triệt để và sâu sắc”, góc nhìn phân tích còn nông và khá thô sơ!;)) Chứ chưa nói gì đến rủi ro hay không!:D
Còn nữa, phân tích ấy thiếu thực tế (vd bỏ 10 tỷ mua 2 chung cư), bởi lẽ trên các loại thị trường hiện nay hầu hết đều có đi vay, ngân hàng lãi lớn cũng là do vậy. Nên thực tế các chủ thể nđt vẫn lãi bình thường, gia tăng tài sản, gia tăng giá trị là bình thường nhờ đi vay cụ ợ!;))(một hành động rất phổ biến hiện nay trên các loại thị trường)
Đặc biệt, trên TTCK, việc đi vay đòn bẩy còn thường xuyên liên tục hơn nhiều! Việc VNI leo cao như vừa qua thì đòn bẩy(vay) cũng leo tương ứng!
Đi vay chính là rủi ro, mức độ rủi ro phụ thuộc vào tỷ lệ đòn bẩy ai chấp nhận đc thì vay còn ko thì thôi. Bản thân mình thì ko thích vay mượn, ko thích áp lực. Mình cũng kd, cũng có nhà nhưng chưa bao giờ vay bank 1 xu nào. Mình chỉ muốn ăn bát cơm, ngủ 1 giấc mà ko phải nghĩ về việc mai trả nợ, mai đóng tiền nhà,…

Vì đi vay nên mới có nhiều ông có trăm tỷ vẫn trắng tay, vì đòn bẩy trên ttck mới có nhiều ông cháy tk nhảy cầu.
 
Chỉnh sửa cuối:

unifo

Xe điện
Biển số
OF-590277
Ngày cấp bằng
14/9/18
Số km
2,229
Động cơ
186,009 Mã lực
Thế cụ cho anh em trong diễn đàn này biết về lý luận của cụ một cách triệt để và sâu sắc được ko. Rất mong cụ phân tích sâu và không thô sơ, đủ thực tế để anh em mở mang đầu óc ạ.
Ngay bên trên! Mợ xem lại ngay và luôn đi! Tôi đã phân tích thêm phần “sâu sắc, toàn diện và thực tế” ví dụ cụ thớt đưa ra!;))
 

unifo

Xe điện
Biển số
OF-590277
Ngày cấp bằng
14/9/18
Số km
2,229
Động cơ
186,009 Mã lực
Đi vay chính là rủi ro, mức độ rủi ro phụ thuộc vào tỷ lệ đòn bẩy ai chấp nhận đc thì vay còn ko thì thôi. Bản thân mình thì ko thích vay mượn, ko thích áp lực. Mình cũng kd, cũng 4-5c nhà nhưng chưa bao giờ vay bank 1 xu nào. Mình chỉ muốn ăn bát cơm, ngủ 1 giấc mà ko phải nghĩ về việc mai trả nợ, mai đóng tiền nhà,…

Vì đi vay nên mới có nhiều ông có trăm tỷ vẫn trắng tay, vì đòn bẩy trên ttck mới có nhiều ông cháy tk nhảy cầu.
Ngắn gọn, ý rằng phân tích bài mở đầu của cụ, đặc biệt là việc lấy ví dụ cho thấy chưa đc “sâu sắc và toàn diện”, “chưa sát với thực tế” hiện nay cụ ợ!;))
 

truongvoky1981

Xe tăng
Biển số
OF-417823
Ngày cấp bằng
21/4/16
Số km
1,327
Động cơ
218,719 Mã lực
Đi vay chính là rủi ro, mức độ rủi ro phụ thuộc vào tỷ lệ đòn bẩy ai chấp nhận đc thì vay còn ko thì thôi. Bản thân mình thì ko thích vay mượn, ko thích áp lực. Mình cũng kd, cũng 4-5c nhà nhưng chưa bao giờ vay bank 1 xu nào. Mình chỉ muốn ăn bát cơm, ngủ 1 giấc mà ko phải nghĩ về việc mai trả nợ, mai đóng tiền nhà,…

Vì đi vay nên mới có nhiều ông có trăm tỷ vẫn trắng tay, vì đòn bẩy trên ttck mới có nhiều ông cháy tk nhảy cầu.
Giờ mà ko vay thì rất khó mua nhà, nhất là mua lần đầu. Vay khoảng 20-40% mua thì cũng ko đến lỗi lo.
Tỷ suất lợi nhuận giờ cũng phải điều chỉnh xuống khoảng 2.2-2.5% chứ giờ ko dc 3-4% đâu.
 

saiback

Xe tải
Biển số
OF-178660
Ngày cấp bằng
26/1/13
Số km
332
Động cơ
329,921 Mã lực
Nơi ở
43 Nguyễn Thị Định, Trung Hòa, Cầu Giấy
Website
www.saiback.com
Giờ mà ko vay thì rất khó mua nhà, nhất là mua lần đầu. Vay khoảng 20-40% mua thì cũng ko đến lỗi lo.
Tỷ suất lợi nhuận giờ cũng phải điều chỉnh xuống khoảng 2.2-2.5% chứ giờ ko dc 3-4% đâu.
Phương án trc đây của m là ko vay nhưng m sẽ mua căn nhỏ vừa tiền (tránh để tiền mất giá), nếu sau làm ăn tốt thì đổi lên còn ko thì cứ ở vậy. Tỷ suất 2.5% là quá thấp ko nên mua bác ạ (tất nhiên trừ các yếu tố như: diện tích rộng). Còn bây giờ nhiều bác thích mua các khu cao cấp đắt tiền hoặc diện tích rộng ngay thì cũng khó. Bây giờ nếu chưa vk con hoặc mới cưới thì theo m có thể mua studio, sau có tiền thì nâng dần.
 

unifo

Xe điện
Biển số
OF-590277
Ngày cấp bằng
14/9/18
Số km
2,229
Động cơ
186,009 Mã lực
sau sóng chứng khoán sẽ là sóng BĐS, luôn luôn :)
Nét văn hoá đẹp của người Việt ta là cứ chốt lời chứng khoán đc mớ là y rằng sẽ quay về kênh an toàn, bđs là xưa nay rồi. Nét đẹp này không cần bảo tồn mà trường tồn trong tâm trí người Việt ta!;))
 

Ms Thảo Nguyễn Vinhomes

Xe tăng
{Kinh doanh Bất động sản}
{Kinh doanh Bất động sản}
Biển số
OF-870166
Ngày cấp bằng
9/3/24
Số km
1,715
Động cơ
8,749 Mã lực
Tuổi
27
Website
thaonguyenvilla.com
👉Cụ phân tích khá hợp lý nhưng hình như góc nhìn…chưa đc “sâu sắc” và “triệt để” ợ!;))
👉Câu hỏi đặt ra là, loài người nghĩ ra “ngân hàng” từ hàng nghìn năm trước để làm gì!??? Để cho chúng ta vay thưa cc!;)) Có ai đi kinh doanh bằng vốn tự có!? Có, nhưng quy mô nhỏ, mà hầu hết phải sử dụng vốn vay! Thưa cc, phải vay vốn cả tt bđs, ttck, tt hàng hoá…vì ngân hàng ra đời để giúp cc làm điều đó!!!
👉Cc nghĩ sao khi ví dụ trên của cụ thớt là, cta có 3 tỷ và vay 7 tỷ để mua 2 căn chung cư, rồi sau 1-2 năm cta bán đc 15 tỷ!? Đồng thời trả lãi tới 10%/năm (khi vay 7 tỷ). Hình như cta lãi thật sự, gia tăng thật sự tài sản trong t/hợp này trong khi bđs tăng giá “không ngừng” phải không cc!?;))
👉Đây là “lý thuyết và thực tế” mà tôi tin nđt bđs, ck, phái sinh, hàng hoá… hay bất cứ loại hình gì từng vay tiền đều biết, chỉ có cccm chưa từng vay thì ko biết điều này!?;))
Nhưng nếu sử dụng vốn tín dụng thì luôn cần tính đến vấn đề là quản trị rủi ro.

Thị trường nào càng biến động mạnh thì rủi ro càng cao. Tính toán stop loss dựa trên quy mô tài sản đầu tư (%) và tính chất rủi ro của thị trường không rất dễ bị call, force... Riêng BĐS dùng đòn bẩy lớn cũng cần cân lực bản thân mỗi người, em nghĩ vậy.

Và trong mỗi ngữ cảnh, hoàn cảnh thì cách xử lý sẽ khác nhau. Cũng giống như việc vốn nhỏ thì quan trọng nhất là tốc độ quay vòng vốn còn nếu vốn lớn thì nghiêng về tính bền vững và an toàn hơn. Tỉ lệ lợi nhuận của vốn lớn và nhỏ cũng khác nhau.

sau sóng chứng khoán sẽ là sóng BĐS, luôn luôn :)
Đang sóng chứng, cụ đã vào mã nào chưa :))

Phương án trc đây của m là ko vay nhưng m sẽ mua căn nhỏ vừa tiền (tránh để tiền mất giá), nếu sau làm ăn tốt thì đổi lên còn ko thì cứ ở vậy. Tỷ suất 2.5% là quá thấp ko nên mua bác ạ (tất nhiên trừ các yếu tố như: diện tích rộng). Còn bây giờ nhiều bác thích mua các khu cao cấp đắt tiền hoặc diện tích rộng ngay thì cũng khó. Bây giờ nếu chưa vk con hoặc mới cưới thì theo m có thể mua studio, sau có tiền thì nâng dần.
Bài thớt của cụ hay quá ạ, em thấy rất nhiều kn và kiến thức đc trau dồi. Có một điều, tỉ suất tiền thuê mà cụ đề cập so với giá mà tính ở HN thời điểm hiện tại thì em nghĩ sẽ rất khó sở hữu đc vì cơ bản ko có. Nếu có, thì chỉ có noxh là đáp ứng đc.

Vậy nên cũng rất có thể là khi giá nhà tăng cao, mức thu nhập có tăng nhưng không theo kịp với giá nhà, giới trẻ chuyển nhu cầu sở hữu sang thuê, dân số HN tiếp tục gia tăng gây áp lực lên hạ tầng cơ sở thì giá thuê nhà sẽ có xu hướng tăng lên để đạt mức 3-4% như cụ viết. Nhưng như thế có thể lại đẩy giá nhà tiếp tục lên cao. Nó giống như 1 vòng luẩn quẩn. Điều này không chỉ ở trong nước, nước ngoài ở các nc phát triển em nghĩ cũng vẫn có.

Thực tế hiện nay em thấy giá noxh cũng ko còn bị áp mức 15-20 tr nữa mà tới đây noxh ở các quanh cũng phần đa khả năng tiệm cận giá 25-30 tr/m².
 
Chỉnh sửa cuối:

saiback

Xe tải
Biển số
OF-178660
Ngày cấp bằng
26/1/13
Số km
332
Động cơ
329,921 Mã lực
Nơi ở
43 Nguyễn Thị Định, Trung Hòa, Cầu Giấy
Website
www.saiback.com
Nhưng nếu sử dụng vốn tín dụng thì luôn cần tính đến vấn đề là quản trị rủi ro.

Thị trường nào càng biến động mạnh thì rủi ro càng cao. Tính toán stop loss dựa trên quy mô tài sản đầu tư (%) và tính chất rủi ro của thị trường không rất dễ bị call, force... Riêng BĐS dùng đòn bẩy lớn cũng cần cân lực bản thân mỗi người, em nghĩ vậy.

Và trong mỗi ngữ cảnh, hoàn cảnh thì cách xử lý sẽ khác nhau. Cũng giống như việc vốn nhỏ thì quan trọng nhất là tốc độ quay vòng vốn còn nếu vốn lớn thì nghiêng về tính bền vững và an toàn hơn. Tỉ lệ lợi nhuận của vốn lớn và nhỏ cũng khác nhau.



Đang sóng chứng, cụ đã vào mã nào chưa :))



Bài thớt của cụ hay quá ạ, em thấy rất nhiều kn và kiến thức đc trau dồi. Có một điều, tỉ suất tiền thuê mà cụ đề cập so với giá mà tính ở HN thời điểm hiện tại thì em nghĩ sẽ rất khó sở hữu đc vì cơ bản ko có. Nếu có, thì chỉ có noxh là đáp ứng đc.

Vậy nên cũng rất có thể là khi giá nhà tăng cao, mức thu nhập có tăng nhưng không theo kịp với giá nhà, giới trẻ chuyển nhu cầu sở hữu sang thuê, dân số HN tiếp tục gia tăng gây áp lực lên hạ tầng cơ sở thì giá thuê nhà sẽ có xu hướng tăng lên để đạt mức 3-4% như cụ viết. Nhưng như thế có thể lại đẩy giá nhà tiếp tục lên cao. Nó giống như 1 vòng luẩn quẩn. Điều này không chỉ ở trong nước, nước ngoài ở các nc phát triển em nghĩ cũng vẫn có.

Thực tế hiện nay em thấy giá noxh cũng ko còn bị áp mức 15-20 tr nữa mà tới đây noxh ở các quanh cũng phần đa khả năng tiệm cận giá 25-30 tr/m².
Đấy là do bạn chuyên bên khu ocp nên tỷ suất ko cao thôi, mình ví dụ 1 vài chỗ nhé:
Keangnam căn ~ 150-160m giá tầm 15 tỷ cho thuê ~ 55-60tr
Vinhomes Skylake căn 45m tầm 5.0 (đầu năm 2025 bạn m mua 4.5) cho thuê đc 18tr
Căn Mỹ Đình Pearl 50m tầm 4.2-4.3 cho thuê đc ~ 12tr
Vin Gardinia Hàm Nghi căn 50m tầm 4.5 cho thuê ~ 13tr
 

Hoangvan22

Xe buýt
Biển số
OF-812529
Ngày cấp bằng
15/5/22
Số km
684
Động cơ
8,575 Mã lực
Nơi ở
Không thay đổi được
Đi vay chính là rủi ro, mức độ rủi ro phụ thuộc vào tỷ lệ đòn bẩy ai chấp nhận đc thì vay còn ko thì thôi. Bản thân mình thì ko thích vay mượn, ko thích áp lực. Mình cũng kd, cũng 4-5c nhà nhưng chưa bao giờ vay bank 1 xu nào. Mình chỉ muốn ăn bát cơm, ngủ 1 giấc mà ko phải nghĩ về việc mai trả nợ, mai đóng tiền nhà,…

Vì đi vay nên mới có nhiều ông có trăm tỷ vẫn trắng tay, vì đòn bẩy trên ttck mới có nhiều ông cháy tk nhảy cầu.
Cụ kinh doanh, và có 4-5 chiếc nhà mà nghĩ như thế này thì em đồ rằng là do cụ được cho sẵn tài sản hơi bị nhiều đấy ;))
Dân kd và có đến 4-5 chiếc nhà mà không vay bank một đồng thì có ai tin không ta ;))
Vay bank nó không đau đầu như cụ hay nhiều cụ khác nghĩ đâu ;))
 

Hoangvan22

Xe buýt
Biển số
OF-812529
Ngày cấp bằng
15/5/22
Số km
684
Động cơ
8,575 Mã lực
Nơi ở
Không thay đổi được
👉Cụ phân tích khá hợp lý nhưng hình như góc nhìn…chưa đc “sâu sắc” và “triệt để” ợ!;))
👉Câu hỏi đặt ra là, loài người nghĩ ra “ngân hàng” từ hàng nghìn năm trước để làm gì!??? Để cho chúng ta vay thưa cc!;)) Có ai đi kinh doanh bằng vốn tự có!? Có, nhưng quy mô nhỏ, mà hầu hết phải sử dụng vốn vay! Thưa cc, phải vay vốn cả tt bđs, ttck, tt hàng hoá…vì ngân hàng ra đời để giúp cc làm điều đó!!!
👉Cc nghĩ sao khi ví dụ trên của cụ thớt là, cta có 3 tỷ và vay 7 tỷ để mua 2 căn chung cư, rồi sau 1-2 năm cta bán đc 15 tỷ!? Đồng thời trả lãi tới 10%/năm (khi vay 7 tỷ). Hình như cta lãi thật sự, gia tăng thật sự tài sản trong t/hợp này trong khi bđs tăng giá “không ngừng” phải không cc!?;))
👉Đây là “lý thuyết và thực tế” mà tôi tin nđt bđs, ck, phái sinh, hàng hoá… hay bất cứ loại hình gì từng vay tiền đều biết, chỉ có cccm chưa từng vay thì ko biết điều này!?;))
Cụ chuẩn, ít ai kinh doanh chỉ từ vốn tự có lắm. Kd chỉ bằng vốn tự có mà giầu được thì chắc phải kiểu V. Á kít test hoặc đại loại là làm cái gì đó mà không bị khui thôi ;))
Riêng với dân sản xuất kd, vay bank là một điều cực dễ và cực được ưu đãi, vay bank lời hơn nhiều so với việc không vay bank.
Em cũng dân kd, bản thân em cũng luôn duy trì vay một khoản, dù có tiền em cũng không trả, có tiền em để làm việc khác, bởi vì phần ls đấy nó thấp, tận dụng nó là một điều tốt.
Tiền thì cứ mất giá theo thời gian.
-> cụ saiback ạ, cái 5 "hơi" của cụ tính chi li ra nó không phải là 5 đâu, hoặc nó sẽ là>5 với người không biết tính, hoặc nó sẽ là <5 với người biết tính toán tận dụng.
 

unifo

Xe điện
Biển số
OF-590277
Ngày cấp bằng
14/9/18
Số km
2,229
Động cơ
186,009 Mã lực
Cụ kinh doanh, và có 4-5 chiếc nhà mà nghĩ như thế này thì em đồ rằng là do cụ được cho sẵn tài sản hơi bị nhiều đấy ;))
Dân kd và có đến 4-5 chiếc nhà mà không vay bank một đồng thì có ai tin không ta ;))
Vay bank nó không đau đầu như cụ hay nhiều cụ khác nghĩ đâu ;))
Cùng ý cụ khoản này, nếu một người có 4-5 căn nhà mà không đi vay thì thường là đc thừa kế cho tặng 80% trong số ấy hoặc có một nguồn thu nhập từ “tiền lương” cực lớn và đều đặn để mua tích trữ, chứ người dính đến “kinh doanh” thì vay hết cccm ợ! Và cũng rất đúng là nhiều khi có tiền dù chưa làm gì cũng không trả ngay nếu… lãi suất còn thấp, bởi việc vay lại…tốn kém hơn!;))
Vay vốn vào bđs không quá đáng sợ như vậy đổ vào chứng khoán và các loại hình rủi ro khác. Trên TTCK việc vay magin có lẽ như cơm bữa với các nđt và nó đã quá quen thuộc!
Rõ rồi, chứng khoán rủi ro cao hơn nhiều lần bđs nên lãi cao hơn, nhanh hơn. Đang sắp đến đỉnh sóng ck, cccm nhanh chân lên!;))
 
Chỉnh sửa cuối:

unifo

Xe điện
Biển số
OF-590277
Ngày cấp bằng
14/9/18
Số km
2,229
Động cơ
186,009 Mã lực
Nhưng nếu sử dụng vốn tín dụng thì luôn cần tính đến vấn đề là quản trị rủi ro.

Thị trường nào càng biến động mạnh thì rủi ro càng cao. Tính toán stop loss dựa trên quy mô tài sản đầu tư (%) và tính chất rủi ro của thị trường không rất dễ bị call, force... Riêng BĐS dùng đòn bẩy lớn cũng cần cân lực bản thân mỗi người, em
Điều mợ đưa ra quá rõ ràng rồi mợ! Nhưng ở trên khi phân tích bài mở đầu của cụ thớt, tôi chỉ muốn nói rằng, lý luận “trong bối cảnh giá bđs tăng nhưng thực tế tài sản không tăng” chưa chính xác với thực tế bởi trên thị trường hiện nay đa số đi vay, nên tài sản và giá trị sẽ vẫn tăng, đây là điều rất bt đang xảy ra!;))
Nhìn tài sản của DN tư nhân lớn nhất Việt Nam có thể thấy mức độ vay nợ ntn nhưng… tài sản “có” của họ cũng rất rất lớn! Là điều rất bt với các doanh nghiệp bđs trên sàn hiện nay, vốn vay lớn và tài sản “có” cũng rất lớn!
 
Chỉnh sửa cuối:

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
8,437
Động cơ
176,263 Mã lực
Để tìm nguyên nhân tại sao bất động sản cứ mãi tăng? Và thường là sẽ thiết lập một mặt bằng mới rất nhanh sau đó.

Mỗi khi thị trường BĐS tăng nóng, ta thường có cảm giác không hiểu tiền ở đâu ra mà nhiều vậy. Còn khi thị trường đóng băng, cảm giác ko thấy ai có tiền. Cơ bản thì bản chất của giao dịch BĐS là 1 người chuyển từ cầm tiền sang cầm BĐS còn 1 người là chuyển từ cầm BĐS chuyển sang cầm tiền. Như vậy là tiền không tự nhiên sinh ra, cũng ko tự nhiên mất đi mà chỉ chuyển từ người này sang người khác. Lượng tiền gửi dân cư là 7tr tỷ đồng thì sau khi BĐS mua bán điên cuồng như vừa qua chúng ta cảm giác nó sẽ giảm đi nhưng thực tế thì lượng tiền gửi cũng vẫn là 7tr tỷ đồng (tạm thời bỏ qua yếu tố bơm thêm tiền của nhà nước).

Sau khi bán BĐS đi thì họ sẽ lại có nhu cầu mua BĐS khác (chốt lời ở chỗ này nhưng lại vào hàng đỉnh ở chỗ khác và chờ đợi tiếp) nên vòng quay sẽ tiếp tục cho tới khi “mức giá mới” làm e ngại họ sẽ ngừng ko vào hàng nữa và nó sẽ đi ngang một thời gian.

Thường thiệt hại nặng nề nhất là những người giữ tiền mặt (hoặc đang tích tiền mua nhà, nhất là những người nghèo hoặc mua nhà lần đầu) bởi vì sau mỗi lần lên giá thì với số tiền đó họ chỉ có thể mua được diện tích càng ngày càng ít đi + càng ngày càng xa, càng giữ lâu càng thiệt hại nặng. Còn những người họ có BĐS thông thường, đơn giản chỉ là họ “trao đổi” từ chỗ này sang chỗ khác (ko mấy người bán đi lấy tiền ăn tiêu). Dù thị trường giảm hay tăng họ cũng ko bị ảnh hưởng nhiều.

Như thị trường chung cư vừa qua, trc đó nó ở mức 40-50-60tr/m giữ cân bằng 1 thời gian dài như vậy. Đột nhiên nó được “bơm thổi” hoặc do “tích tụ các yếu tố bất lợi” và có “mồi lửa” nên bùng phát nhảy lên 80-100tr/m thiết lập mặt bằng mới. Ai cũng nghĩ chủ nhà đem BĐS ra bán sẽ lãi so với lúc mua ban đầu, nhưng thực tế sau khi bán họ sẽ phải mua các BĐS khác cũng ở mức giá mới. Ví dụ T4-5/2024 em mua 1 căn CC giá 4x/m ở Mỹ Đình tổng tiền 5.x tỷ mà T5/2025 vừa rồi bán 5x/m (gần 60) tổng tiền 7.x tỷ “lãi” sau 1 năm 2.x tỷ ~ 45% (kể cả tiền cho thuê trong 1 năm). Rõ ràng là lãi thật, tiền thật nhưng cầm tiền đó đi mua bây giờ, cũng vẫn chỉ mua được căn tương đương như vậy hoặc nếu với số tiền năm ngoái mua chỗ khác cũng “lãi vậy”. Cũng giống bỏ 60tr mua 1 cây vàng sau bán 120tr nhưng cầm 120tr ko thể mua lại được 1 cây vàng. Nó khác hoàn toàn việc kinh doanh các sp thông thường: Bỏ 10tr nhập 1 cái ip về bán 11tr lãi 1tr bỏ túi, lại bỏ 10tr mua tiếp về bán,…Vì vậy với hầu hết cá nhân chúng ta, nếu việc “mua đi- bán lại” ko đủ nhanh như NĐT chuyên nghiệp thì “lợi nhuận” mà chúng ta thu về thường ko lớn như chúng ta tưởng, mà phần lớn “lợi nhuận” đó chỉ là sự mất giá sức mua của đồng tiền (tất nhiên là còn tuỳ vào chúng ta lấy mốc là cái gì: đô/ vàng/ bạc/… hay chỉ là cpi tính bằng các sp tiêu dùng cơ bản). Nên nếu có thể chúng ta hãy mua các sp hữu ích với chúng ta (vừa phù hợp như cầu, vừa có giá trị sử dụng) đảm bảo an toàn mà cũng bớt tạo sóng (chuyển cục than bỏng sang tay người khác).

Ngoài ra như ở trên mình có loại bỏ ảnh hưởng của “việc bơm tiền” thì giờ m đề cập tới. Về cơ bản của kte thì tiền luôn phải ~ hàng hoá để giữ ổn định, mà tổng sp quốc nội ngày càng tăng thì rõ ràng tiền sẽ được bơm ra ngày càng nhiều. Chưa kể để đạt các mục tiêu khác thì thường sẽ được bơm nhiều hơn cần thiết (hơi giống kiểu vay nợ làm đòn bẩy). Mà tiền thì nó sẽ tự do luân chuyển để có lợi nhất, nên 1 số lượng lớn tiền tăng thêm đó cũng sẽ chảy vào BĐS và kéo giá nó lên. Càng lâu dài thì càng sự “tích luỹ này càng lớn và kéo giá lên càng cao”. Ngoài ra VN còn có những bất lợi lớn làm giá BĐS sẽ tăng càng nhanh hơn bình thường vì người ta tập trung vào BĐS: thiếu kênh đầu tư, thiếu niềm tin vào tiền đồng, vàng- ngoại tệ bị kiểm soát,…

Đánh giá về giá chung cư vừa qua, chúng ta đều đánh giá là “cao, ngáo” nhưng hầu hết đó chỉ là “cảm tính” mà không đưa ra căn cứ rõ ràng, nên thường tranh luận “không có hồi kết”. Mình không làm sâu trong lĩnh vực BĐS nhưng từ kiến thức cá nhân mình xin phép đưa ra mấy nhận định. Để đánh giá nó cao hay thấp, chúng ta đi tìm giá cost của sản phẩm. Một dự án chung cư có các chi phí như: giá đất, chi phí xây dựng, chi phí marketing - hoa hồng, chi phí cơ hội (một dự án chung cư có thời gian triển khai khá lâu, thông thường có lẽ cũng phải 5-10 năm), chi phí lãi vay, chi phí lobby,…

+ Giá đất thì càng ngày càng cao (cả giá thị trường và giá theo biểu giá nhà nước). Trong giai đoạn tới, tất cả các công trình mới đều sẽ áp bảng giá mới sẽ làm tăng chi phí.

+ Chi phí xây dựng cũng ngày càng cao (và sẽ ko giảm) vì nhân công lương cao hơn, các nguyên vật liệu (tài nguyên thiên nhiên) cũng tăng cao vì khan hiếm, vì các loại thuế phí môi trường, thắt chặt việc khai thác,…”

Tạm tính như sau:
Chi phí đất 300/m (chung cư toàn vị trí đẹp) chia cho 30 tầng + mật độ xd thấp hơn ~ 15-20tr/m sàn + Chi phí xd ~ 20tr/m x ~ 50% (Chi phí marketing + hoa hồng ~ 10% + Chi phí lãi vay ~ 20% + Chi phí loby~ 5-10% + Chi phí quản lý ~10%) = ~ 50-55tr/m2

Vậy nên các dự án mới mở bán ở phân khúc 75-85tr cũng có nguyên nhân của nó. Và sau này ngoại trừ NOXH có trợ giúp của NN thì sẽ gần như ko thể có các loại cc phân khúc thấp < 60tr/m nữa.

Cơ hội nào cho người mua nhà lần đầu?
Khi mua nhà lần đầu, chúng ta thường mắc kẹt ở các vấn đề cố hữu: Muốn mua rẻ hơn thị trường (rất khó vì giờ người khôn của khó, rẻ hơn ko tới lượt. Việc đó dành cho những NĐT chuyên nghiệp sẽ tốt hơn), không nắm được giá nên rất sợ đu đỉnh (vì ko hiểu rõ giá cost của sp), bỏ lỡ các đợt tăng giá (vì giá tăng quá nhanh, mà thường chần chờ nên nay 1 giá mai 1 giá ko dám quyết giống như đợt 2024 vừa qua, m tin rất nhiều cặp vkck bỏ lỡ cơ hội này giờ tiếc nuối),…

Việc mua bán và định giá các sp bđs hiện nay hầu hết đều dùng phương pháp so sánh (nhà bên bán bn thì m bán bấy nhiêu, khu bên bán giá abc thì mình bán giá xyz). Nó khá chính xác, tiện lợi và dễ dùng nhưng nó cũng có nhược điểm là dễ “đu đỉnh” vì cái mốc đem so sánh ko chính xác hoặc bị thổi giá. Từ kn của bản thân mình khuyên ae mua chung cư lần đầu nên dùng thử phương pháp dòng tiền: Lựa sp phù hợp với nhu cầu cá nhân ==> kiểm tra dòng tiền (từ 3-4% tuỳ diện tích to hay bé, tốt nhất là kiểm tra bằng diện tích bé với dòng tiền 4%). Giá cho thuê (dòng tiền) nó phản ánh giá trị của sp mà người khác sẵn sàng trả, nếu dòng tiền quá thấp thì khả năng sp đang được định giá quá cao. Ngoài ra nếu dòng tiền tốt, bạn sẽ ko phải “sốt ruột” về việc “muốn bán” vì ko thu được lợi ích (bỏ trống). Bạn chỉ cần mua sp đúng nhu cầu + đúng giá, việc còn lại hãy kệ thị trường. Có 1 điểm lưu ý: hầu hết mua bđs đầu tiên là để ở, ko hoặc chưa có nhu cầu bán nên đừng quan tâm nó tăng hoặc giảm. Nó tăng bạn cũng ko bán mà nó giảm bạn cũng ko bán nên thực ra nó “ko lãi cũng chả lỗ” - giống các cụ hay có câu: chưa bán là chưa lỗ hoặc hold to die, còn ước mơ “bắt đáy” nó ko dành cho người “ko chuyên” như bạn. Ngoài ra hãy cố gắng mua cc ở gần trung tâm nhất có thể, những nơi đã hết/ gần hết quỹ đất để giữ tiền/tài sản vì những nơi này ngay cả nhà nước cũng hết quỹ đất, sẽ ít bị ảnh hưởng bởi các chính sách thay đổi, tiềm năng tăng/ giữ giá sẽ tốt hơn. Chung cư ở ngoại thành vẫn có rủi ro khi nhà nước tăng nguồn cung đất dự án cho các CĐT.

Xin chia sẻ là trc đây mình làm thẩm định giá trong ngân hàng (bank bé, chủ yếu toàn bđs) từ năm 2011, giờ đã bỏ nghề được 8 năm. Theo quan sát của mình, hầu hết Bđs giảm giá đều là bđs ở xa, giá trị sử dụng thấp (hồi ~ 2012 thì bđs ở Phú Diễn/ Vân Canh/… đều là xa và giảm ~ 50% so với lúc đỉnh) nhưng vẫn mất thanh khoản. Cùng thời gian đó bđs trong nội đô vẫn giữ giá hoặc giảm ko đáng kể (bởi vì nó có giá trị sd).

Rủi ro khi dùng đòn bẩy: Theo mình trc đây rủi do này rất cao, vì khi đó VN tăng cường hội nhập có rất nhiều cơ hội. Ngoài ra thì do chi phí lao động thấp nên có nhiều dư địa cho lãi suất cao. Đỉnh điểm giai đoạn 2012 là ls cho vay ~ 30% (huy động ~ 22-23%) dẫn đến việc như ở trên.

Còn hiện nay, VN ko còn nhiều lợi thế về chi phí nhân công, thị trường mở lớn nên cạnh tranh cao, DN ko chịu được mức ls cao (theo m thì gần như chắc chắn ko thể quay lại mức ls cao, tối đa có lẽ < 8-10% tuỳ vào việc bơm tiền + lạm phát).

Tuy nhiên vẫn cần rất cân nhắc về việc “dùng đòn bẩy” và “kiểm soát nó”. Bởi vì trong thị trường này, người giàu mà phá sản đều là do dùng đòn bẩy. Lúc đó mất ko chỉ là tiền bạc mà còn là cả gia đình vợ + con đang vui vẻ hp (mất tiền phá sản thì việc vợ ck cãi nhau xích mích tiền bạc, tâm trạng căng thẳng,..).
View attachment 9211666
View attachment 9211667

“Còn tiếp”.
Bài hay em bổ sung tí. Mua nhà lần đầu luôn bị "chênh" giữa kì vọng, năng lực tài chính và thực tế thị trường (tại thời điểm) - thông tin yếu (số lượng và độ nhiễu) cũng là yếu tố làm căng thẳng khi ra quyết định. Mua bán đủ nhiều thì khả năng "chấp nhận thị trường" sẽ lớn hơn. Quy mô tài sản trên quyết định đầu tư (có 5 tỉ tìm mua nhà 5 tỉ nó khác với tâm lí có 20 tỉ tìm mua nhà 5 tỉ) cũng là yếu tố chi phối tâm lý ra quyết định. Còn vay hay không vay, nợ hay không nợ nó là trường phái đầu tư không bàn ở đây.
 

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
8,437
Động cơ
176,263 Mã lực
Điều mợ đưa ra quá rõ ràng rồi mợ! Nhưng ở trên khi phân tích bài mở đầu của cụ thớt, tôi chỉ muốn nói rằng, lý luận “trong bối cảnh giá bđs tăng nhưng thực tế tài sản không tăng” chưa chính xác với thực tế bởi trên thị trường hiện nay đa số đi vay, nên tài sản và giá trị sẽ vẫn tăng, đây là điều rất bt đang xảy ra!;))
Nhìn tài sản của DN tư nhân lớn nhất Việt Nam có thể thấy mức độ vay nợ ntn nhưng… tài sản “có” của họ cũng rất rất lớn! Là điều rất bt với các doanh nghiệp bđs trên sàn hiện nay, vốn vay lớn và tài sản “có” cũng rất lớn!
Không phải tài sản, dòng tiền mới là yếu tố quyết định.
 

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
8,437
Động cơ
176,263 Mã lực
Em vẫn mấy câu đấy trong giai đoạn này: Duy trì dòng tiền, phòng thủ tài sản, kiểm soát nợ. Thôi em lại lượn, chúc các cụ ai cũng thành đại gia.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top