[Funland] Tên lửa tầm xa và tên lửa đạn đạo của Việt Nam, cùng thảo luận

ThienAnh

Xe điện
Biển số
OF-47654
Ngày cấp bằng
30/9/09
Số km
2,944
Động cơ
487,851 Mã lực
Việt Nam đã có tổ hợp Bastion được mệnh danh lá chắn thép bảo vệ bờ biển. Nhưng sự đa dạng hóa chủng loại vũ khí là sự sống còn của bất kỳ lực lượng nào. Để bổ sung cho lực lượng tên lửa bờ thì Bal-E là lựa chọn hợp lý nhất.

Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển cơ động Bal (phiên bản xuất khẩu là Bal-E, E là viết tắt của export-xuất khẩu) sử dụng tên lửa hành trình Kh-35, có nhiệm vụ bảo vệ vùng biển và các cơ sở ven biển, ngăn chặn đối phương đổ bộ. Bal được xem như những mũi lao từ bờ biển, tiêu diệt những kẻ quấy phá vùng biển chủ quyền.

Tên lửa được phóng từ tổ hợp Bal-E

Tổ hợp có khả năng phát hiệt, theo dõi, phân loại và tiêu diệt các mục tiêu là các tàu, cụm tàu mặt nước. Bal có khả năng tác chiến trong điều kiện thời tiết phức tạp, cả ngày và đêm, ngay cả khi bị chế áp hỏa lực và chế áp điện tử rất mạnh từ phía đối phương.

Tổ hợp Bal bao gồm một bệ phóng di động, một xe chỉ huy - thông tin liên lạc và điều khiển, một xe vận chuyển-nạp đạn.

Hệ thống Bal tiêu chuẩn bao gồm: 2 xe chỉ huy và trinh sát, 4 xe bệ phóng tự hành, 4 xe vận tải và nạp đạn, 1 xe thông tin liên lạc, tổng cộng 11 xe chuyên dùng. Thời gian triển khai tổ hợp trên địa bàn tác chiến mới là 10 phút. Tốc độ hành quân trên đường nhựa là 60 km/h, trên đường có địa hình phức tạp là 20 km/h. Cơ số đạn mỗi tổ hợp là 64 tên lửa. Tổ hợp có thể hành quân liên tục không tiếp nhiên liệu tới 850 km.
Đài chỉ huy trinh sát có nhiệm vụ trinh sát tìm kiếm, chỉ thị mục tiêu, phân bổ khu vực hỏa lực và mục tiêu quản lý đến các xe phóng đạn. Trên cơ sở sử dụng radar mạng pha chủ động và thụ động có độ chính xác cao, tổ hợp có thể phát hiện được hầu hết các mục tiêu tàu chiến hiện đại, bao gồm cả những tàu có khả năng tàng hình.

Xe chỉ huy trinh sát

Ngoài ra, hệ thống trinh sát có thể kết nối với các thiết bị chỉ thị mục tiêu khác như: máy bay trực thăng trinh sát hoặc trên máy bay không người lái, cho phép tăng độ chính xác. Để nâng cao khả năng sống còn của tổ hợp, đặc biệt là xe chỉ huy tác chiến, trên tổ hợp Bal lắp đặt hệ thống gây nhiễu thụ động.
Tên lửa của tổ hợp còn có thể bay theo hệ thống dẫn đường vệ tinh GPS hoặc GLONASS hoặc bay theo quỹ đạo đã được định sẵn trước vào khu vực tác chiến, sau đó đầu tự dẫn sẽ đưa tên lửa tới mục tiêu.







Xe vận chuyển - nạp đạn

Các xe phóng đạn và xe vận tải đạn có thể ẩn nấp sau các địa hình tự nhiên hoặc công sự trận địa ven bờ biển để tránh bị phát hiện và đánh trả của đối phương. Những vật cản này hoàn toàn không làm ảnh hưởng tới khả năng chiến đấu của tổ hợp.

Xe phóng lợi dụng ẩn nấp sau địa hình

Trên mỗi xe phóng có 8 ống phóng, cho phép phóng đạn theo loạt với số lượng khác nhau tạo ra cường độ hỏa lực cao và chính xác nhất trên một mục tiêu. Khoảng cách giữa các loạt phóng dưới 3s. Các lần phóng có thể là 1 tên lửa vào một mục tiêu hoặc tới 4 tên lửa tới một mục tiêu trong khoảng giãn cách thời gian tự chọn và góc tiếp cận mục tiêu tùy theo yêu cầu của người chỉ huy bắn.
Phóng loạt cực đại đến 32 tên lửa cùng một lúc. Với này có thể tiêu diệt hoàn toàn một cụm tàu sân bay, một cụm tàu tấn công gồm 3 tàu khu trục, hoặc một binh đoàn đổ bộ đường biển ở khoảng cách 7-130 km .Với cơ số đạn dự trữ trên các xe vận tải chở đạn, loạt phóng đạn thứ hai có thể bắt đầu sau 30 đến 40 phút nạp đạn.
Góc ngoặt của quỹ đạo tên lửa tới 90 độ cho phép tổ hợp bao quát được chiều dài bờ biển lên đến 350 km nếu với đạn Kh-35 cải tiến. Quỹ đạo khi bay của tên lửa là 3-5m, vị trí tấn công cách khoảng 2 m so với mức nước. Với độ cao này khi nước biển sẽ nhanh chóng tràn vào lỗ thủng trên thân tàu và nhanh chóng nhấn chìm tàu đối phương.

Tên lửa có thể ngoặt 90 độ và bao quát bờ biển dài 350 km với Kh-35UE


Quỹ đạo tên lửa cực thấp chỉ 4 m ở giai đoạn cuối


Trong một cuộc thử nghiệm tên lửa thậm chí chỉ bay cách mặt biển 2,4 m

Hệ thống Bal do Viện KBM thuộc Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật KTRV-Nga phối hợp với hơn 10 xí nghiệp khác nghiên cứu chế tạo, hoàn thành thử nghiệm vào 9/2004, năm 2008 một tiểu đoàn được đưa vào trang bị của Hải quân Nga. Năm 2011, một hệ thống Bal đã đưa được biên chế cho tiểu đoàn tên lửa bờ biển của Hải đoàn Caspie, thuộc Quân khu phía Nam của Nga. Hiện nay tổ hợp Bal chưa được Nga xuất khẩu cho các nước khác.
Theo nhiều nguồn tin khác nhau, Việt Nam đã ký kết được họp đồng chuyển giao công nghệ chế tạo tên lửa Kh-35E. Khi được trang bị tổ hợp Bal-E, Việt Nam sẽ nâng cao hơn nữa khả năng bảo vệ biển Đông.
 

ThienAnh

Xe điện
Biển số
OF-47654
Ngày cấp bằng
30/9/09
Số km
2,944
Động cơ
487,851 Mã lực
Chiến tranh du kích Việt Nam đã trở thành thương hiệu trên toàn thế giới. Ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển nhưng nghệ thuật quân sự độc đáo này vẫn có thể tích hợp vào bản thân nó những vũ khí hết sức hiện đại.

Trước hết định nghĩa về Chiến tranh du kích hay chiến tranh phi đối xứng là một chiến lược trong nghệ thuật quân sự, sử dụng các trang bị, vũ khí, phương tiện và các phương pháp quân sự một cách có hiệu quả nhằm chống lại, làm giảm hiệu quả các thiết bị, trang bị, phương pháp tổ chức, chiến lược quân sự của đối phương trong trường hợp đối phương có tranh bị, vũ khí, phương tiện, kĩ thuật, số lượng quân sự vượt trội hơn.
Đầu năm 2010, công ty Concern Morinsystema-Agat của Nga đã lần đầu tiên giới thiệu tổ hợp Club-K container. Ngay lập tức, nó đã gây được ấn tượng mạnh. Tổng công trình sư Georgy Antsev cho biết, công ty của ông đang đàm phán với một nước Đông Nam Á, nhưng không nói rõ cụ thể là nước nào, tuy nhiên hầu hết các phương tiện thông tin đều cho rằng đó là Việt Nam.

Tổ hợp Clu-K container bố trí trong các container tiêu chuẩn


Sơ đồ các chiến đấu của các biến thể tổ hợp Club-K

Tin tức này khiến Mỹ và Trung Quốc hết sức lo lắng. Phía Trung Quốc cũng đã tiến hành đàm phán để mua vũ khí này nhưng bị Nga từ chối.
Tổ hợp Club-K container thực sự là một sáng tạo hết sức độc đáo, phù hợp với nghệ thuật chiến tranh phi đối xứng. Do vậy, nó thu hút sự quan tâm rất lớn từ các nước đang phát triển như Việt Nam và buộc các nước lớn phải xem xét lại học thuyết quân sự của mình.
Tổ hợp có nhiều biến thể khác nhau sử dụng các loại tên lửa 3M-54KE, 3M-54KE1, 3M-14KE, Kh-35UE. Các thành phần tổ hợp được bố trí gói gọn trong các container hàng hải tiêu chuẩn. Với cách bố trí này, các tổ hợp có thể được đặt trên xe tải, tàu thủy, tàu hỏa hay chỉ đơn giản là nằm yên tại một vị trí và bất ngờ tung ra đòn đánh vào đối phương.





Các tên lửa được bố trí trong các container

Việc phát hiện các tổ hợp này là không thể đối với các phương tiện trinh sát. Kể cả khi sử dụng phương pháp ảnh nhiệt, nếu các tổ hợp trong trạng thái không hoạt động cũng không thể nhận biết được.
Cấu hình cơ bản của một tổ hợp là từ một cho đến bốn container bao gồm:
- Hệ thống điều khiển hỏa lực
- Ống phóng dạng thẳng đứng (đối với 3M-54KE, 3M-54KE1, 3M-14KE) hoặc nghiêng (cho tên lửa Kh-35UE).
- Hệ thống chỉ huy, định vị và thông tin liên lạc.
- Hệ thống cung cấp điện, chữa cháy và hậu cần.
Tổ hợp có thể chủ động phát hiện mục tiêu hoặc nhận tín hiệu chỉ thị từ phương tiện trinh sát như các hệ thống radar, máy bay trinh sát, vệ tinh…
Tầm bắn đến 260 km với tổ hợp sử dụng tên lửa Kh-35UE và 220 km với tổ hợp sử dụng tên lửa 3M-54KE, 3M-54KE1, 3M-14KE. Chiều dài của container chứa đối với tên lửa Kh-35UE là 4,4 m, với tên lửa 3M-54KE là 8,9 m.

Biến thể tổ hợp sử dụng tên lửa Kh-35UE


Biến thể tổ hợp Club-K sử dụng tên lửa 3M-54KE, 3M-54KE1, 3M-14KE


Hệ thống điều khiển của tổ hợp Club-K


Modul tìm kiếm, theo dõi và chỉ thị mục tiêu


Container chứa máy bay không người lái dùng để phát hiện mục tiêu từ xa

Với vùng biển rộng, bờ biển dài và liên tục xảy ra tranh chấp, Việt Nam rất cần một loại vũ khí đa năng, tầm xa, cơ động, bí mật, có tính răn đe mạnh cả với mục tiêu trên biển và đất liền và lại vừa túi tiền (15 triệu USD/hệ thống) như Club-K container.
Nếu được trang bị, Club-K container cùng với Bastion-P có khả năng bao quát phần lớn vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Khi được triển khai trên các tàu dân sự hay vận tải quân sự, tầm với của Club-K container sẽ vươn xa hơn nữa. Đặc biệt, khi được trang bị cho các tàu hoạt động gần Trường Sa hay bố trí trên các đảo lớn ở quần đảo này, Club-K container trở thành vũ khí chống phong tỏa, chống đổ bộ từ xa cực kỳ lợi hại.
Trước đó, có tin trong năm 2012, Nga và Việt Nam ký thỏa thuận phát triển một tên lửa hành trình mới dựa trên hệ thống tên lửa Kh-35E Uran-E. Nhiều khả năng, Việt Nam sẽ chọn hợp tác sản xuất biến thể mới nhất của Kh-35 là Kh-35UE có tầm bắn 260 km.
Hơn nữa, tên lửa Kh-35E đang là loại vũ khí chủ lực của các tàu tên lửa hiện đại của Hải quân Việt Nam. Vì thế, mua Club-K sẽ là một giải pháp đúng đắn, hợp lý và cần thiết cả về mặt kỹ thuật, hậu cần trang bị và kinh tế đối với Việt Nam vì Kh-35UE chính là một phương án trang bị của Club-K.
Có lẽ các nhà sản xuất vũ khí Nga cũng đã xác định Việt Nam là khách hàng tiềm năng của Club-K container nên trong một clip video quảng cáo Club-K container xuất hiện các container chở hàng có in dòng chữ "DONGNAMA" (Đông Nam Á).
Ngoài Việt Nam, các nước như Iran, Syria, Venezuela được cho là đang muốn sở hữu Club-K container. Các chuyên gia Lầu Năm góc rất lo sợ Club-K container có thể gây mất ổn định tình hình trên thế giới. Sự phổ biến của các vũ khí như Club-K có thể làm gia tăng nguy cơ xảy ra xung đột quân sự bất ngờ trên các vùng biển tranh chấp.

Club-K được bố trí trên các xe đầu kéo


Club-K bố trí trên các tàu, thuyền vận tải


Club-K bố trí trên các toa tàu đường sắt




Tổ hợp Club-K khai hỏa tiêu diệt mục tiêu

 

ThienAnh

Xe điện
Biển số
OF-47654
Ngày cấp bằng
30/9/09
Số km
2,944
Động cơ
487,851 Mã lực
Sự kết hợp giữa” tia chớp” Yakhont/Brahmos và “hổ mang chúa” Su-30 tạo ra một đòn đánh mạnh mẽ, gần như tức thì với vùng biển bao la.

Tên lửa Yakhont/Brahmos có thể phóng từ các máy bay tiêm cường kích như Su-30, Su-33, MiG-29…Đây thực sự là một đòn đánh hết sức linh hoạt. Khi phóng từ trên bờ, tên lửa Yakhont/Brahmos chỉ có thể đạt tầm xa 300 km tính từ bờ biển. Các tàu mặt nước, tàu ngầm bị giới hạn bởi tốc độ di chuyển khá chậm trên biển nên khi phóng từ các tàu chiến, tên lửa sẽ bị hạn chế phần nào tính năng, nhất là khi phải bảo vệ vùng biển rộng lớn.

Tàu tên lửa Ezzat có tốc độ lớn nhất thế giới hiện nay 41 hải lý/h (76 km/h)

Trong khi đó, biến thể phóng từ máy bay có thể khắc phục được tất cả nhược điểm này. Với thời gian phản ứng nhanh, tầm hoạt động của các loại máy bay dòng Su, MiG lên đến 1.500-2500 km, tên lửa Yakhont phóng từ máy bay có thể bao quát được cả một vùng đại dương bao la.
Các máy bay này chỉ cần đứng ngoài vùng hỏa lực của đối phương và tung ra đòn tấn công là có thể tiêu diệt được các tàu chiến.

Quỹ đạo của Yakhont/Brahmos phóng từ máy bay

Phiên bản Yakhont phóng từ máy bay không cần động cơ phóng - tăng tốc mà lợi dụng luôn vận tốc của máy bay mang do đó khối lượng chỉ 2500 kg so với 3000 kg khi có cả động cơ phóng - tăng tốc. Chiều dài của phiên bản lắp đặt trên máy bay: 6.100mm trên Su-30 và 8.900mm trên Su-33.
Tên lửa Brahmos phiên bản phóng trên không của Ấn Độ có 2 loại, tên lửa Brahmos-1 được nghiên cứu chế tạo riêng cho máy bay chiến đấu Su-30MKI, năm 2013 bắt đầu thử nghiệm, tầm phóng vượt xa 300 km, bán kính tác chiến của Su-30MKI đạt 1.500 km, hầu như có thể vươn tới hầu hết các khu vực của Ấn Độ Dương.
Tên lửa Brahmos-3 phát triển cho máy bay chiến đấu hải quân MiG-29K đang được nghiên cứu phát triển, trọng lượng nhẹ hơn, tầm phóng đạt 350 km.



Tiêm cường kích Su-30 và phiên bản tên lửa Yakhont phóng từ máy bay





Tiêm cường kích Su-30MKI và phiên bản tên lửa BrahMos phóng từ máy bay của Không quân Ấn Độ




Tên lửa BrahMos phóng từ máy bay Su - 30MK1 của Không quân Ấn Độ

Máy bay Su-27, Su-30MK2, Su-30MK2V của Việt Nam là những máy bay tiêm cường kích được chế tạo chuyên dùng cho nhiệm vụ tác chiến trên biển. Su-30MK2 vừa thực hiện tuần tra Trường Sa nhân dịp 30-4, có thể mang 5.270 kg nhiên liệu (không tính nhiên liệu trong các thùng chứa phụ), thực hiện liên tục nhiệm vụ trong 4,5 giờ với phạm vi 3.000 km. Nếu được tiếp nhiên liệu trên không, nó có thể duy trì 10 giờ bay nhiệm vụ với tầm bay là 8.000 km. Vận tốc cực đại lên đến 2.120 km/h. Nếu bay ra và về không tiếp nhiên liệu thì Su-30MK2 có thể tác chiến trên quần đảo Trường Sa trong vòng 45 phút với đầy đủ vũ khí.
Hiện chưa thấy thông tin nào thể hiện Yakhont đã được trang bị trên các máy bay của Không quân Việt Nam. Nếu được sở hữu loại tên lửa này, các máy bay Su-27, Su-30 của Việt Nam sẽ gia tăng đáng kể sức chiến đấu, đảm bảo bao quát toàn bộ khu vực biển Đông.

Máy bay Su-30MK2 của Không quân Việt Nam tuần tra quần đảo Trường Sa tháng 4/2013

 

ThienAnh

Xe điện
Biển số
OF-47654
Ngày cấp bằng
30/9/09
Số km
2,944
Động cơ
487,851 Mã lực
Theo các hiệp định và quy định quốc tế nhà mềnh k đc mua bán tên lửa có tầm trên 300Km, nhưng mà nếu tự sản xuất nâng cấp là đc. Con Scud này của mềnh lên tới 500Km thì chắc chắn sẽ bắn đc gấp đôi quãng đường đó, e dự thế :D

Hồi tháng 5/2012, Việt Nam dỡ bỏ bức màn bí mật về khả năng tên lửa Scud của mình khi Tạp chí Quốc phòng Toàn dân đã in một trang duy nhất về hình ảnh Lữ đoàn Tên lửa 490 ( theo đó tên lửa này là R-17E/9K72, hay tên lửa SS-1 Scud B. Viện Công nghệ, Quân chủng Phòng không-Không quân, đã sản xuất thành công một trong những thành phần quan trọng cho các nhiên liệu tên lửa lỏng được sử dụng bởi các tên lửa Scud)

Bộ đội tên lửa Việt Nam ( Ảnh: QĐND)

Vào thập niên 1980, đôi khi Việt Nam sở hữu một số lượng nhỏ tên lửa đất đối đất Scud B SS-1 do Nga sản xuất (tầm hoạt động 300 km và lượng chất nổ 985 kg).

Nỗ lực của Việt Nam để hiện đại hóa lực lượng quân sự và phát triển một [lực lượng] ngăn chặn kẻ thù ngoại bang đã đưa Việt Nam đi tới một loạt các thỏa thuận với Bắc Triều Tiên.
Tháng 5 năm 1994, một đoàn đại biểu quân sự Việt Nam đã đến thăm Bình Nhưỡng để thảo luận sơ bộ về khả năng Bắc Triều Tiên bán vũ khí cho Việt Nam.

Trong tháng sau đó khoảng tháng 6-1994, Bộ trưởng Quốc phòng Đoàn Khuê dẫn một đoàn đại biểu quân sự cấp cao tới Bình Nhưỡng trong chuyến thăm chính thức theo lời mời của Nguyên soái O Chin-u, Bộ trưởng Lực lượng Vũ trang của CHDCND Triều Tiên.


Năm 1998-1999, Việt Nam có được một nguồn cung cấp tên lửa Scud C từ Bắc Triều Tiên. Trung tâm Tình báo Không quân Mỹ ước tính, Việt Nam “có chưa tới 50 tên lửa” Scud B.

Tháng 11 năm 1994, Phó Nguyên soái Choe Kwang, ủy viên Bộ Chính trị **** Lao Động Triều Tiên và quyền bộ trưởng lực lượng vũ trang và Tham mưu Trưởng Quân đội Nhân dân Triều Tiên, đã dẫn đầu một phái đoàn quân sự đến thăm Việt Nam để đáp lại lời mời của tướng Đoàn Khuê, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam.
Ngay sau chuyến thăm đó, một nguồn tin ngoại giao tiết lộ rằng, Việt Nam và Bắc Triều Tiên đã “nhắm tới một thỏa thuận về trao đổi thương mại, theo đó Bắc Triều Tiên cung cấp cho Việt Nam các bộ phận vũ khí và đạn dược, đổi lại các tàu Việt Nam đưa gạo tới Triều Tiên”.
Tháng 12 năm 1996, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, tướng Nguyễn Thới Bưng đã đến thăm Bắc Triều Tiên và ký một thỏa thuận quốc phòng trị giá 100 triệu đô la. Thanh toán bằng các khoản trao đổi gạo của Việt Nam.


Tên lửa Scud của Việt Nam có khả năng bắn trúng các mục tiêu có khoảng cách lên đến 500 km bao quanh khu vực biển Đông và vùng lân cận.

Việc mua bán tên lửa đạn đạo tầm ngắn Scud, theo tin tức, đã được thảo luận vào thời điểm này. Tháng 4 năm 1999, tin tức cho biết Việt Nam đã mua một số tên lửa đất đối đất Scud C (SSMs) của Bắc Triều Tiên. Scud C có thể chứa lượng chất nổ 770 kg, tầm hoạt động 550 km.
Năm 1998-1999, Việt Nam có được một nguồn cung cấp tên lửa Scud C từ Bắc Triều Tiên. Trung tâm Tình báo Không quân Mỹ ước tính, Việt Nam “có chưa tới 50 tên lửa” Scud B.

Tháng 2 năm 2009, tin tức nói rằng Hà Nội và Bình Nhưỡng đang thảo luận về việc Bắc Triều Tiên hỗ trợ để nâng cấp tên lửa Scud SSMS cho Việt Nam.
Tên lửa Scud của Việt Nam có khả năng bắn trúng các mục tiêu có khoảng cách lên đến 500 km bao quanh khu vực biển Đông và vùng lân cận.
 

kenvin_mec

Xe hơi
Biển số
OF-148402
Ngày cấp bằng
7/7/12
Số km
189
Động cơ
360,790 Mã lực
Để ngụy trang được tên lửa này trên trận địa thì các cụ nhà ta làm kiểu gì nhỉ, vì bọn nó chụp được ảnh bằng vệ tinh mà, đoàn xe này mà chạy đến đâu nó chụp rồi gửi về nhà nó thì ta đỡ kiểu gì được
 

viphl

Xe tải
Biển số
OF-160320
Ngày cấp bằng
11/10/12
Số km
244
Động cơ
351,710 Mã lực
bao nhiêu tiền 1 quả BrahMos hả các cụ? e thấy bảo đắt hơn tomahok!
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,331
Động cơ
126,082 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Để ngụy trang được tên lửa này trên trận địa thì các cụ nhà ta làm kiểu gì nhỉ, vì bọn nó chụp được ảnh bằng vệ tinh mà, đoàn xe này mà chạy đến đâu nó chụp rồi gửi về nhà nó thì ta đỡ kiểu gì được
Có nhiều cách trong đó có cách tạo trận địa giả với khí tài mô hình. Có hẳn một nhà máy sản xuất các mô hình từ T54 cho tới S300 PMU ngay gần...Hà Nội.
 

dongnv

Xe hơi
Biển số
OF-158911
Ngày cấp bằng
1/10/12
Số km
112
Động cơ
351,410 Mã lực
Hí nhà ta có nhiều hàng quá :D,ủng hộ các anh :">
 

regu

Xe đạp
Biển số
OF-16902
Ngày cấp bằng
1/6/08
Số km
47
Động cơ
509,070 Mã lực

trancongdung

Xe điện
Biển số
OF-118307
Ngày cấp bằng
26/10/11
Số km
3,065
Động cơ
408,799 Mã lực
Nơi ở
20°58'30.4"N 107°00'02.9"E
Đọc hết 11trang, công nhận tiềm lực quân sự nhà mình cũng vững trãi thật. Các cụ cứ yên tâm nhé.
 

Bình Mía

Xe tăng
Biển số
OF-14827
Ngày cấp bằng
16/4/08
Số km
1,269
Động cơ
526,078 Mã lực
Nơi ở
BVC - Buồn vui chia sẻ
Mấy ông Việt Nam là chuyên gia giấu hàng, điển hình là vụ cả con tàu to tướng với lượng giãn nước >1200 tấn mà Hàn Quốc tặng cho Cảnh Sát Biển VN, giờ mang số hiệu CSB - 8003. Về đến VN từ hồi nào đến khi sơn lại xong thì mới đưa lên Web và dân tình lúc đó mới biết :D
 

x.man

Xe điện
Biển số
OF-113285
Ngày cấp bằng
18/9/11
Số km
2,144
Động cơ
409,072 Mã lực
Đọc hết 12 trang, em thấy đa số các cụ đều lạc quan về tiềm lực tên lửa nhà mình. Em thì nghĩ như thế này: về làm chủ công nghệ, có thể chúng ta đang có những bước đi vững chắc để tự sản xuất tên lửa trong tương lai gần nhưng hiện tại thì chắc chắn là chưa có đâu ạ. Cụ thớt nói ta tự sản xuất được xì gà vài tấn bay 500km chắc là lạc quan quá rồi. Trước em học ở Ngố, trường em tuyền gái, lại gần trường quân sự nên biết đội cử tuyển rõ lắm. Cậu nào học gì học gì rõ như bàn tay.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,331
Động cơ
126,082 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Đọc hết 12 trang, em thấy đa số các cụ đều lạc quan về tiềm lực tên lửa nhà mình. Em thì nghĩ như thế này: về làm chủ công nghệ, có thể chúng ta đang có những bước đi vững chắc để tự sản xuất tên lửa trong tương lai gần nhưng hiện tại thì chắc chắn là chưa có đâu ạ. Cụ thớt nói ta tự sản xuất được xì gà vài tấn bay 500km chắc là lạc quan quá rồi. Trước em học ở Ngố, trường em tuyền gái, lại gần trường quân sự nên biết đội cử tuyển rõ lắm. Cậu nào học gì học gì rõ như bàn tay.
Hì hì, chắc cụ đọc nhầm vì cháu thấy có ai nói là tự sản xuất đâu mà chỉ cải tiến,nâng cấp và thu hẹp CEP thôi mà.:D
 
Chỉnh sửa cuối:

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Có nhiều cách trong đó có cách tạo trận địa giả với khí tài mô hình. Có hẳn một nhà máy sản xuất các mô hình từ T54 cho tới S300 PMU ngay gần...Hà Nội.
Hình như bên Đông anh thời phải :D
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,331
Động cơ
126,082 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3

Mrfox87

Xe buýt
Biển số
OF-176869
Ngày cấp bằng
15/1/13
Số km
733
Động cơ
347,343 Mã lực
Hình như bên Đông anh thời phải :D
Cái này có phải nằm gần đường ray xe lửa và ở ngay gần đường đi Nội Bài cũ không ạ.Nếu đúng cháu cũng có dịp ghé qua rồi nhưng chưa được tận mục sở thị
 

x.man

Xe điện
Biển số
OF-113285
Ngày cấp bằng
18/9/11
Số km
2,144
Động cơ
409,072 Mã lực
[/B]Tên lửa Shaddock của Việt Nam[/B]


Tên lửa Shaddock của Việt Nam là một loại tên lửa chống hạm khá mạnh và có sức công phá lớn, đặc biệt nó đạt đến tốc độ Mach 1,4 (gấp 1,4 lần tốc độ âm thanh và có khả năng chống tàu chiến hạng nặng Việt Nam là 1 trong 32 quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới có trang bị tên lửa đạn đạo. Trong 32 quốc gia đó có 15 quốc gia dùng tên lửa đi mua, 17 quốc gia nghiên cứu chế tạo hoặc biên chế tên lửa do nước mình tự sản xuất, trong đó có Việt Nam Hiện nay Việt Nam đã tự mình sản xuất được loại tên lửa này chiều dài tên lửa 11,7 m; nặng 4,8 tấn; đường kính 880 mm; sải cánh dài 2,6 m; tốc độ gấp 2,5 tốc độ âm thanh; tầm bắn xa nhất là 550 kmTrong khi tên lửa Shaddock do Liên Xô nghiên cứu chế tạo, dài 10 mét, nặng 4,5 tấn, có tầm bắn 460 km, tốc độ 1,4 lần vận tốc âm thanh
Hì hì, chắc cụ đọc nhầm vì cháu thấy có ai nói là tự sản xuất đâu mà chỉ cải tiến,nâng cấp và thu hẹp CEP thôi mà.:D
Đây thây :))
 

humxam75

Xe điện
Biển số
OF-89375
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
3,945
Động cơ
443,511 Mã lực
Nơi ở
Andromeda
VN tự sx đươc tên lửa thì các cụ cứ xác định tầm 100 năm nữa :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top