[Funland] Thảm hoạ tàu ngầm Kursk bị chìm hôm 12/8/2000

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
52,160
Động cơ
1,088,556 Mã lực
USS Thresher (SSN-593) (7).jpg

USS Thresher (SSN-593) (10).jpg

USS Thresher (SSN-593) (8_)a.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
52,160
Động cơ
1,088,556 Mã lực
USS Thresher (SSN-593) (11).jpg
USS Thresher (SSN-593) (12).jpg
USS Thresher (SSN-593) (14)a.jpg
USS Thresher (SSN-593) (15)a.jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
52,160
Động cơ
1,088,556 Mã lực
Ràu cứu hộ tìm kiếm nơi USS Thresher (SSN-593) bị chìm ở độ sâu 2.560 mét
USS Thresher (SSN-593) (16).jpg
USS Thresher (SSN-593) (17).jpg
USS Thresher (SSN-593) (18).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
52,160
Động cơ
1,088,556 Mã lực
Xác USS Thresher (SSN-593) dưới đáy biển
USS Thresher (SSN-593) (18a).jpg
USS Thresher (SSN-593) (19).jpeg
USS Thresher (SSN-593) (20).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
52,160
Động cơ
1,088,556 Mã lực
USS Thresher (SSN-593) (21).jpg
USS Thresher (SSN-593) (22).jpg
USS Thresher (SSN-593) (24)a.jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
52,160
Động cơ
1,088,556 Mã lực
USS Thresher (SSN-593) (25).jpg

Tấm bia 129 sĩ quan và thuỷ thủ USS Thresher (SSN-593) tử nạn hôm 10/4/1963
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
52,160
Động cơ
1,088,556 Mã lực
9. Tàu ngầm hạt nhân K-278 Komsomolets bị hoả hoạn
Trước đây, tàu ngầm Liên Xô chỉ mang tên bằng số, không có tên chữ, nhưng chiếc tàu ngầm hạt nhân K-278 lại được mang tên chữ “Komsomolets“ nghĩa là có thể gọi nó là K-278 hoặc Komsomolets
Komsomolets được đóng tại xưởng đóng tàu Sevmash
đặt lườn ngày 22 tháng 4 năm 1978,
hạ thủy 9 tháng 5 năm 1983
nhập biên chế 28 tháng 12 năm 1983
Lớp tàu lớp tàu ngầm "Mike" theo danh định NATO
Sức choán nước 5,750 tấn khi nổi, 8,000 tấn khi lặn
Chiều dài 117,5 m
Sườn ngang 10,7 m
Mớn nước 8 đến 9 m

Trên tàu được trang bị 1 lò phản ứng OK-650 b-3 công suất 190 MW, 2 turbine hơi 45.000 mã lực, cùng nhiều công nghệ hiện đại, cho phép khả năng lặn sâu đến hơn 1.000 mét, vượt qua mọi loại tàu ngầm lúc bấy giờ
Tốc độ 26 km/h khi nổi, 48 đến 56 km/h khi lặn
Độ sâu thử nghiệm 1.000 m an toàn, 1,250 m thiết kế
Thủy thủ đoàn tối đa 30 sĩ quan, 22 sĩ quan dự bị, 12 hạ sĩ quan và lính nhập ngũ
Tên lửa SS-N-15 Starfish
Ống phóng ngư lôi 6 x 533 mm (21-inch) với 53-65 torpedo
Bên trong tàu có 7 khoang được gia cố, các khoang thứ 2 và 3 được bảo vệ bởi các vách ngăn phía trước và sau, chắc chắn hơn từ đó tạo ra một vùng an toàn trong trường hợp khẩn cấp và thậm chí thủy thủ đoàn có thể bỏ tàu nhờ một buồng thoát hiểm đặt trong tháp tàu.
Đúng như mục tiêu thiết kế, K-278 Komsomolets có 6 ống phóng ngư lôi 533 mm, có thể phóng các loại ngư lôi Type 53-65, VA-111 Shkval và tên lửa chống ngầm SS-N-15 Starfish. Mặc dù tàu K-278 ban đầu được chế tạo để thử nghiệm công nghệ nhưng nó sau cùng được vũ trang và sẵn sàng tác chiến vào năm 1988.
Với đặc tính nhẹ và bền, khung vỏ titan mang lại nhiều lợi thế cho tàu ngầm hơn so với kết cấu làm từ thép tiêu chuẩn, mà dễ thấy nhất là tốc độ, khi nó có thể di chuyển ở tốc độ 26 km/h trên mặt và 48 - 56 km/h khi lặn.
Ngoài ra, kim loại này cũng có khả năng chống ăn mòn và không có từ tính, khiến tàu ngầm khó bị phát hiện bằng máy dò từ tính dị thường (MAD), được sử dụng trên các tàu hải quân.
Tàu Komsomolets được xem là một đột phá vì gần như "bất khả xâm phạm" ở độ sâu 1.000m, do đa số ngư lôi, điển hình như Mark 48 của Mỹ chỉ có độ sâu hoạt động tối đa là 800m
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
52,160
Động cơ
1,088,556 Mã lực
K-278 Komsomolets (1).jpeg

Tàu ngầm hạt nhân K-278 Komsomolets
K-278 Komsomolets (2).jpg
K-278 Komsomolets (3).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
52,160
Động cơ
1,088,556 Mã lực
Thảm kịch khiến 42 thủy thủ thiệt mạng
Vào ngày 7/4/1989, khi đang hoạt động ở độ sâu 386m, tàu Komsomolets gặp sự cố ở giữa biển Na Uy.
Theo các tài liệu ghi lại, một ngọn lửa bùng lên ở buồng thứ 7, nằm ở gần đuôi con tàu.
Nguyên nhân gây ra sự cố được xem là một lỗi kỹ thuật. Điều trùng hợp là những thủy thủ đoàn trên tàu là nhóm thứ 2 mới được huấn luyện để vận hành tàu. Hơn nữa, do nguồn gốc của tàu là tàu thử nghiệm, nên nó bị thiếu đi một số bộ phận kiểm soát các hư hỏng.
Ngọn lửa làm hỏng van cung cấp không khí, khiến mọi nỗ lực dập lửa thất bại. Hệ quả là lò phản ứng trên tàu bị ngừng hoạt động, nhưng hệ thống nổi được kích hoạt để đưa tàu ngầm trồi lên.
Khi ấy, tàu trưởng Evgeny Vanin đã phát tín hiệu cầu cứu tới Hải quân Liên Xô, nhưng do tín hiệu không trọn vẹn, nên những người trên bờ không biết được tình trạng nguy hiểm của tàu.
Trong khi đó, đám cháy dữ dội tới mức lớp cao su chống vang ở lớp vỏ bên ngoài bong ra do nóng.
Sau vài giờ chiến đấu với ngọn lửa, tàu Komsomolets nổi được lên mặt nước. Các thủy thủ vui sướng trèo lên boong, và chờ máy bay cứu hộ tới nơi. Thế nhưng do nhiệt độ nước ở biển Na Uy lúc này gần đóng băng (~ 2 độ C), đã khiến đa số thủy thủ chết vì lạnh.
Lúc ấy, thuyền trưởng Vanin cùng 4 thủy thủ khác đang quay trở lại bên trong tàu Komsomolets để tìm kiếm những nạn nhân còn sống sót khác. Tuy nhiên, đám cháy dữ dội khiến Vanin cùng những đội cứu hộ không thể tiến vào sâu hơn.
Khi họ đang tìm được quay trở ra, thì con tàu bất ngờ chúi mũi xuống và chìm xuống đáy biển. Những người bên trong tàu không kịp thoát ra bên ngoài đã thiệt mạng.
Sau khoảng một tiếng đồng hồ, các thuyền cứu hộ mới tới nơi, và cứu được tổng số 30 người. Tuy nhiên trong số những người được cứu, một vài trường hợp sau đó đã tử thương trên đường cấp cứu. Như vậy tính ra trong tổng số 69 thủy thủ ban đầu trên tàu ngầm khi xảy ra thảm họa, có 42 người chết, bao gồm thuyền trưởng Vanin.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
52,160
Động cơ
1,088,556 Mã lực
Phóng xạ vẫn rò rỉ đến ngày nay
Số phận con tàu Komsomolets - "quái vật" từng được coi là niềm tự hào của Liên Xô, cũng không mấy khá khẩm hơn, khi chìm xuống độ sâu 1.600m cùng với lò phản ứng hạt nhân và 2 quả ngư lôi Shkval gắn đầu đạn hạt nhân.
Trong giai đoạn từ năm 1989 đến 1998, Nga đã tiến hành 7 chuyến đi để kiểm tra tình trạng của con tàu, và kết luận rằng nó bị hư hại nghiêm trọng, nhưng các ngư lôi và lò phản ứng hạt nhân trên tàu không gây nguy hại đáng kể cho môi trường. Dẫu vậy, thảm họa hạt nhân vẫn có thể diễn ra nếu thân tàu bị ăn mòn.
Tính đến năm 2009, nhà chức trách Nga đã khảo sát, kiểm tra tàu Komsomolets hơn 70 lần, nhằm ngăn tình trạng rò rỉ phóng xạ và hàn các ống ngư lôi. Họ cũng nhiều lần lên kế hoạch trục vớt tàu Komsomolets, nhưng bất thành.
Rốt cuộc, Nga đã phải từ bỏ ý định này khi các cuộc khảo sát cho thấy việc trục vớt tàu có nguy cơ xảy ra thảm họa hạt nhân là quá lớn.
Họ buộc dùng các biện pháp đặc biệt để bao kín con tàu, biến nó thành một "nấm mồ" titan khổng lồ nằm lại ở độ sâu 1.600m dưới đáy biển Na Uy cùng các thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng trong thảm kịch.
Trong số 42 thuyền viên đã chết, chỉ có bốn người chết vì lửa và khói, trong khi 34 người chết vì hạ thân nhiệt và chết đuối trong vùng nước lạnh lẽo trong khi chờ giải cứu mà cứu hộ không đến kịp. Mất mát gây sốc này đã dẫn đến một cuộc điều tra rất công khai.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
52,160
Động cơ
1,088,556 Mã lực
Chi tiết hơn
Vào ngày 7 tháng 4 năm 1989, trong vùng biển Na Uy, cách đảo Ours 180 km về hướng Tây Nam và cách bờ biển Na Uy 490 km, chiếc tàu ngầm đang trở về căn cứ sau một chuyến công tác ở độ sâu bình thường.
Lúc 11 giờ, các thủy thủ ca đầu đã thức giấc, trong khi ca ba sắp sửa dùng bữa trưa. Viên sĩ quan trực Alexandr Verezgov thu thập các báo cáo của từng khoang. Anh thản nhiên báo cáo vào micro: "Đã kiểm tra khoang số 7. Độ ngăn cách và thành phần không khí bình thường. Không có gì báo cáo".
Lúc 11 giờ 03, một tín hiệu phát ra trên bảng điều khiển của anh cơ khí viên trực Viatcheslav Youdin: "Nhiệt độ trong khoang số 7 cao hơn 70 độ C". Youdin thông báo với viên thuyền trưởng, ông này đã ban lệnh báo động toàn diện. Tiếng còi hú vang khắp các khoang. Những sĩ quan chạy bộ về phòng chỉ huy. Thuyền trưởng liên tục gọi khoang số 7 có lẽ đang bị lửa hoành hành, nhưng không nghe trả lời.
Youdin đề nghị: "Thưa thuyền trưởng, cần cho khí freon vào khoang số 7 gấp".
Thuyền trưởng Evgeni Vanin do dự: khí freon là một hỗn hợp khí có thể ngăn lửa lan tràn, nhưng nó cũng gây tử vong chắc chắn cho ai ở trong khu vực có nó. Nhưng anh thủy thủ trực khoang số 7 vẫn không có động tỉnh gì qua liên lạc... thế là thuyền trưởng bèn quyết định: "Cho freon vào khoang số 7!". Kể từ giây phút đó, thủy thủ Nodar Boukhnikachvili chẳng còn cơ may nào sống sót. Mọi người đều hi vọng đây sẽ là nạn nhân duy nhất cho sự cố trên.
Khí freon lẽ ra đã có thể dập tắt được ngọn lửa tại khoang số 7 nhưng một ống dẫn khí nén bị đứt, hơi khí nén này như mồi lửa của một ngọn đèn xì, khoang số 7 bị biến thành một lò lửa.
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,128
Động cơ
565,526 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Phóng xạ vẫn rò rỉ đến ngày nay
Số phận con tàu Komsomolets - "quái vật" từng được coi là niềm tự hào của Liên Xô, cũng không mấy khá khẩm hơn, khi chìm xuống độ sâu 1.600m cùng với lò phản ứng hạt nhân và 2 quả ngư lôi Shkval gắn đầu đạn hạt nhân.
Trong giai đoạn từ năm 1989 đến 1998, Nga đã tiến hành 7 chuyến đi để kiểm tra tình trạng của con tàu, và kết luận rằng nó bị hư hại nghiêm trọng, nhưng các ngư lôi và lò phản ứng hạt nhân trên tàu không gây nguy hại đáng kể cho môi trường. Dẫu vậy, thảm họa hạt nhân vẫn có thể diễn ra nếu thân tàu bị ăn mòn.
Tính đến năm 2009, nhà chức trách Nga đã khảo sát, kiểm tra tàu Komsomolets hơn 70 lần, nhằm ngăn tình trạng rò rỉ phóng xạ và hàn các ống ngư lôi. Họ cũng nhiều lần lên kế hoạch trục vớt tàu Komsomolets, nhưng bất thành.
Rốt cuộc, Nga đã phải từ bỏ ý định này khi các cuộc khảo sát cho thấy việc trục vớt tàu có nguy cơ xảy ra thảm họa hạt nhân là quá lớn.
Họ buộc dùng các biện pháp đặc biệt để bao kín con tàu, biến nó thành một "nấm mồ" titan khổng lồ nằm lại ở độ sâu 1.600m dưới đáy biển Na Uy cùng các thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng trong thảm kịch.
Trong số 42 thuyền viên đã chết, chỉ có bốn người chết vì lửa và khói, trong khi 34 người chết vì hạ thân nhiệt và chết đuối trong vùng nước lạnh lẽo trong khi chờ giải cứu mà cứu hộ không đến kịp. Mất mát gây sốc này đã dẫn đến một cuộc điều tra rất công khai.
Khách quan mà nói, việc cứu hộ (phương tiện, năng lực) của Phương Tây ổn hơn CCCP
Từ việc nhỏ hơn là cứu hộ phi công chiến đấu bị bắn hạ nhảy dù trong vùng do đối phương kiểm soát
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
52,160
Động cơ
1,088,556 Mã lực
Vài giây sau, một tia lửa đã bén vào khoang số 6 cạnh đó. Những thủy thủ trong ấy không có cả thời gian để mang mặt nạ phòng hơi độc. Chỉ trong thoáng chốc, cả nơi đây đã biến thành một biển lửa. Thủy thủ đoàn cho dừng máy phát điện bên trái, còn máy bên phải thì bị hỏng tự dừng hoạt động. Bộ phận an toàn tự động của lò phản ứng đã bật, chiếc tàu ngầm tự dừng lại. Trong khi lặn, tình huống đó nguy hiểm hơn là sự trục trặc của một động cơ của một phi cơ đang bay. Phi cơ còn có thể lượn, còn tàu ngầm thì sẽ chìm thẳng.
Nguyên nhân sự cố thực sự vẫn chưa được xác định. Một nguyên nhân có thể là sự đánh lửa của thiết bị điện (máy tách dầu).
 

thichlexus

Xe điện
Biển số
OF-20947
Ngày cấp bằng
9/9/08
Số km
3,044
Động cơ
535,203 Mã lực
Nơi ở
Quán bia hơi
Tàu ngầm hiện nay xuống sâu nhất được bao nhiêu mét các cụ nhỉ.
Đây là Kursk chìm ở vùng biển nông chứ chìm ở độ sâu vài ngàn mét thì chắc lò phản ứng không chịu được áp suất nước và xảy ra thảm họa rồi
 

Gionam72

Xe container
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
9,485
Động cơ
93,559 Mã lực
Tuổi
39
Tàu ngầm hiện nay xuống sâu nhất được bao nhiêu mét các cụ nhỉ.
Đây là Kursk chìm ở vùng biển nông chứ chìm ở độ sâu vài ngàn mét thì chắc lò phản ứng không chịu được áp suất nước và xảy ra thảm họa rồi
Trước Liên Xô có 1 lớp tàu vỏ full Titan xuống được 1500m. Nhưng quá đắt đỏ và đã dừng.
Tàu quân sự hiện này chủ yếu hoạt động ở trong khoảng 250-300m. Vì xuống sâu nữa cũng không có lợi mà đội giá thành lên.
Ông xuống sâu bảo nhiêu đi nữa cũng không bằng ngư lôi hoặc bom chìm.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
52,160
Động cơ
1,088,556 Mã lực
Hậu quả
Ngoài tám ngư lôi tiêu chuẩn của tàu, K-278 còn mang theo hai ngư lôi được trang bị đầu đạn hạt nhân. Dưới áp lực của Na Uy, Liên Xô đã sử dụng tàu lặn dưới biển sâu hoạt động từ tàu nghiên cứu hải dương học Akademik Mstislav Keldysh để tìm kiếm K-278. Vào tháng 6 năm 1989, hai tháng sau khi chìm, xác tàu đã được định vị. Các quan chức Liên Xô tuyên bố rằng bất kỳ rò rỉ có thể là không đáng kể và không gây ra mối đe dọa cho môi trường.
Việc kiểm tra xác tàu vào tháng 5 năm 1992 cho thấy các vết nứt dọc theo toàn bộ chiều dài thân tàu bằng titan, một số trong đó rộng 30–40 cm (12 -16 inch), cũng như có thể nứt lan vào trong các ống làm mát lò phản ứng. Một cuộc khảo sát hải dương học của khu vực vào tháng 8 năm 1993 đã cho thấy rằng nước tại khu vực này không bị trộn lẫn theo chiều dọc, và do đó, đời sóng biển trong khu vực không bị ô nhiễm nhanh chóng.
Một cuộc thám hiểm vào giữa năm 1994 đã tiết lộ một số rò rỉ plutoni từ một trong hai ngư lôi hạt nhân. Vào ngày 24 tháng 6 năm 1995, tàu lặn Keldysh đã lên đường trở lại từ St. Petersburg đến tàu để hàn kín các vết nứt thân tàu ở Khoang 1 và che đầu đạn hạt nhân, và tuyên bố thành công vào cuối cuộc lặn tiếp theo vào tháng 7 năm 1996. Chính phủ Nga đã tuyên bố nguy cơ ô nhiễm phóng xạ của môi trường không đáng kể cho đến năm 2015 hoặc 2025.
Cơ quan Bức xạ và Cơ quan Môi trường Biển của Na Uy đã lấy một số mẫu vào tháng 8 năm 2008 và không tìm thấy bức xạ nào. Họ đã kiểm tra các chất phóng xạ khác nhau bao gồm các chất phát gamma, Plutonium, Americium và Strontium.
Năm 1993, Phó đô đốc (đã nghỉ hưu) Chernov, một chỉ huy của tàu ngầm Komsomolets, đã thành lập Hội tưởng niệm tàu ngầm hạt nhân Komsomolets, và một tổ chức từ thiện để hỗ trợ các góa phụ và trẻ mồ côi của thủy thủ đoàn. Kể từ đó, điều lệ của Hội đã mở rộng để cung cấp hỗ trợ cho gia đình của tất cả thủy thủ đoàn tàu ngầm Liên Xô và Nga bị mất trên biển. Ngoài ra, ngày 7 tháng 4 đã trở thành một ngày tưởng niệm cho tất cả các tàu ngầm bị mất trên biển.
 

namson229

Xe điện
Biển số
OF-537189
Ngày cấp bằng
15/10/17
Số km
3,826
Động cơ
209,497 Mã lực
cảm ơn cụ Ngao5 ; tàu ngầm kursk bị chìm là do nổ ngư lôi là chuẩn đét, đợt đấy e đi xe xuyên việt với mấy bạn, toàn nghe trên đài thôi
 

Rivers

Xe container
Biển số
OF-431945
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
9,338
Động cơ
747,181 Mã lực
Như mấy cái quan tài trên biển nhỉ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
52,160
Động cơ
1,088,556 Mã lực
cảm ơn cụ Ngao5 ; tàu ngầm kursk bị chìm là do nổ ngư lôi là chuẩn đét, đợt đấy e đi xe xuyên việt với mấy bạn, toàn nghe trên đài thôi
Bài em viết đã lược bỏ những giả thuyết nọ kía nào là thử vũ khí mới, nào là có hai công dân Đaghestan trên tàu, vì em biết rõ từ lúc tàu ngầm Kursk bị nổ đến lúc thông báo cho nhân dân Nga là 14 giờ, người nhái Nga đã biết rõ thảm hoạ là quả ngư lôi phát nổ đã phá tan mũi tàu, khiến nước tràn vào, tàu chúi mũi xuống bùn, và gần như bộ não chỉ huy tàu thương vong ngay lập tức, chỉ còn một số ít ở giữa và cuối tàu dồn về khoang 7.
Nga 2001_10_25 (1).jpg

Phần đầu đã bị toác hết ra
Nga 2001_10_25 (5).jpg

Khoang chứa tên lửa hạt nhân may mà hư hại nhẹ
Nga 2001_10_25 (6).jpg
Nga 2001_10_25 (7).jpg

Có cụ muốn tàu lặn sâu hơn. Chẳng để làm gì cả vì ba lẽ:
1. Tàu ngầm khi phóng tên lửa phải nổi sát mặt nước, mở khoang vũ khí ra và phụt lên
2. Tàu ngầm khi phóng lôi cũng phải nổi sát mặt nước. Thông thường mớn nước của tàu sân bay chừng 20 mét, tàu chiến 6 mét, tàu chở hàng cỡ 7- 10 mét. Nếu lặn sâu quá thì mất thời gian nổi lên, thêm nữa lặn sâu thì tín hiệu SONA dò tàu đối phương yếu đi
3. Thí dụ, tàu ngầm Kursk có đường kính ngang 9 mét. Khi lặn sâu quá, áp suất tăng lên, cấu trúc khung vỏ phải gia cố nhiều, lấy đâu thể tích dùng cho chiến đấu.
Tháng 6/2023, tàu thám hiểm Titanic chở mấy người xuống sâu bị bóp bẹp và nổ như trứng
Xuống sâu quá vũ khí như ngư lôi không chịu được áp suất cao, cũng dễ tèo
Thường thì tàu ngầm bơi ở 25 mét, tránh được máy bay tuần biển rồi
Hiện nay cả Nga và Mỹ đều xây dựng hệ thống lưới dò âm thanh tàu ngầm, gồm hàng triệu sensor dưới đáy biển, tàu ngầm xuống sâu là nó phát hiện càng dễ
Thông thường chỉ làm tàu ngầm chịu khoảng 250 mét sâu thôi
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
52,160
Động cơ
1,088,556 Mã lực
Như mấy cái quan tài trên biển nhỉ.
Thằng cháu ruột em đi học tàu ngầm đầu tiên năm 1983 ở Estonia (Liên Xô) cũng nói như vậy.
Vũ khí, ắc quy... đủ các thứ nguy hiểm gói gọn trong một con tàu ngầm. Đúng là quan tài thật.
Ngay cả khi thoát hiểm cũng rất phức tạp. Dù mặc áo người nhái rồi, cũng phải lên mặt nước từ từ, nếu không thì vỡ mạch máu và hộc máu ra. Đó là chứng say Ni-tơ
Con người ta sống trong không khí thì khi hít vào 21% Ô xy và 78% Ni-tơ, đó là điều kiện 1 át mổt phe khí quyển
Nhưng khi xuống nước, cứ 10 mét thì tăng thêm 1 atm. Nhưng lượng ô xy và Ni tớ tan vào máu sẽ khác nhau. Dưới áp suất cao, Ni tơ tan trong máu ở 2 atm nhiều hơn 1 atm trên mặt đất
Khi người nhái trồi lên mặt nước nhanh quá, thì lượng Ni tơ dư thừa hơn sẽ "sôi" trong mao mạch để thoát ra, kết quả là vỡ mao mạch, hộc máu. Vì thế phải lên từ từ để khí thoát ra từ từ, chứ không phải như xe khách gặp nạn mở cửa là ùa ra được đâu
Cụ xem phim truyện "Người Cá" chưa. Nó nhốt người cá vào phuy nước lâu quá, phổi thay đổi nên không thể sống trên cạn được nữa. Tất nhiên là phim rồi, nhưng cũng nói lên khoa học biển cả cũng rắc rói lắm
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top