[Funland] Tháng Cô Hồn! Nhàn đàm về hóa vàng mã!

Thỏ móm

Xe điện
Biển số
OF-542866
Ngày cấp bằng
24/11/17
Số km
2,044
Động cơ
233,987 Mã lực
Từ xa xưa, theo tín ngưỡng của người Trung Quốc, người ta đốt vàng mã để cho người thân đã chết có tiền tiêu, có đồ dùng. Đây là theo quan niệm của người Trung Quốc, không phải của Đạo Phật, vì rõ ràng ở Ấn Độ – xuất xứ Đạo Phật không hề có tục lệ đốt vàng.

Nhà Hạ (2205 tr. TL), người Trung Hoa mới bắt đầu dùng đất sét nặn làm mâm bát, dùng tre gỗ làm nhạc khí, như chuông khánh, đàn sáo v.v… để chôn theo người chết. Đến đời nhà Chu (1122 tr.TL), người ta còn đặt ra tục “Tuẫn táng”; nghĩa là khi các vua và các quan lớn chết đi, từ vợ con đến bộ hạ của các vua, các quan lớn sẽ phải đem chôn sống để tiếp tục hầu hạ các ngài đó dưới âm.

Đến thời nhà Hán, tục lệ ” Tuẫn Táng” chôn người sống theo với người chết, mới được bỏ. Năm 105 sau công nguyên ông Vương Dũ lấy giấy chế ra vàng bạc, quần áo v.v… để thay thế cho vàng bạc và đồ dùng thật trong khi tang ma, tế lễ.

Phần lớn dân chúng TQ hồi đó đã tỉnh ngộ, cùng nhau bỏ tục đốt vàng mã, làm cho các nhà chuyên sinh sống về nghề nghiệp vàng mã gần như bị thất nghiệp. Bị phá sản, Vương Luân, dòng dõi của Vương Dũ, mới cùng với các bạn đồng nghiệp âm mưu phục hưng lại nghề nghiệp hàng mã. Một người giả cách ốm mấy hôm, rồi tin chết được loan ra, còn cái xác giả chết kia lập tức được khâm liệm vào quan tài, đã có lỗ hổng và sẵn sàng thức ăn, nước uống.

Đương khi xóm làng đến thăm viếng đông đúc, Vương Luân với gia nhân và họ hàng của ông, đem cả hàng ngàn thứ đồ mã trong đó có cả hình nhân thế mệnh ra cúng người chết. Họ bày đàn cúng các quan thiên phủ, địa phủ và nhân phủ. Khi mọi người đương suýt xoa khấn khứa, bỗng trăm nghìn mắt như một, trông thấy hai năm rõ mười, cỗ quan tài rung động lên.

Bấy giờ, Vương Luân đã đứng sẵn bên quan tài. Chàng giả cách chết kia cũng lò dò ngồi dậy, giả vờ lù dù, trông trước, trông sau, mới bước từ quan tài ra, với một điệu bộ như người chết đi sống lại, rồi thuật lại chuyện với công chúng rằng: “Các thần thánh trong tam, tứ phủ vừa nhận được hình nhân thế mệnh cho tôi, với tiền bạc và đồ mã, nên mới tha cho ba hồn bảy vía của tôi được phục sinh về nhân thế”. Công chúng lúc đó ai cũng tưởng thật, cho rằng hình nhân có thể thế mệnh được và thành thần trong tam, tứ phủ cùng ăn lễ đồ mã, tăng phúc, giảm tội và cho tăng thêm tuổi thọ.

Từ đấy các nghề hàng mã lại được phục hưng một cách nhanh chóng. Đó là câu chuyện được chép từ sách cổ Trực Ngôn Cảnh Giáo.

-Con người khi chết sẽ đi về đâu

Theo quan niệm của nhà Phật thì có mười cảnh giới gồm bốn cảnh giới Thánh và sáu cảnh giới phàm. Trong đó 4 cảnh giới Thánh (Phật, Bồ Tát, Duyên giác và Thanh Văn) rất ít vong linh được quán vào 4 cảnh giới này mà chủ yếu là 6 cảnh giới phàm ( hay còn gọi là lục đạo luân hồi): Cõi trời, cõi người, cõi atula, cõi ngạ quỷ, cõi địa ngục.

Trong đó hai cảnh giới đầu là cõi trời, cõi người là cảnh giới hạnh phúc, bốn cảnh giới sau là cảnh giới ác đạo là cảnh giới khổ đau. Tùy theo sự tu tâm, tích đức hay gây ác nghiệp khi sống mà sau khi chết, vong linh được quán vào một trong sáu cảnh giới luân hồi nói trên.

Khi vong linh được quán vào bốn cảnh giới ác đạo ( Atula, súc sinh, ngạ quả, địa ngục), nếu cố gắng tu tập phật pháp thì sẽ vượt dần từng cảnh giới thì sẽ được luân hồi về cõi người.

Ví dụ, một người trên cõi trần làm nhiều điều ác khi chết bị quán vào cõi địa ngục. Tại cõi địa ngục vong linh đó tu tập phật pháp thì vượt dần lên cõi ngạ quỷ, rồi cõi atula, rồi cõi súc sinh rồi trở về cõi người. Khi vong linh vượt về cõi người thì sẽ đầu thai về làm người. Vì vậy, người trần cần phải làm sao cho người âm có điều kiện tĩnh tâm để tu tập vượt cõi giới.

-Quan điểm của Phật giáo về đốt vàng mã

Trong Phật giáo, đức Phật Thích Ca không hề dạy đốt vàng mã để cúng gia tiên. Theo quan niệm phật giáo, nếu chúng ta dâng vàng, nhà lầu, xe hơi, ti vi…. thì chỉ làm cho các vong linh luyến tiếc cõi trần mà không còn tĩnh tâm để tu tập vượt cảnh giới. Họ càng chìm sâu vào khổ đau trong cảnh giới ác đạo.

Thành thực trả lời những câu hỏi đó cũng đủ thấy đốt vàng mã là mê tín dị đoan, không hề phù hợp hay có cơ sở. Nếu cha mẹ cõi âm chỉ mong chờ ngày này để được miếng cơm, manh áo, căn nhà… thì những tháng ngày còn lại, tổ tiên ông bà, cha mẹ ăn, mặc, ngủ, nghỉ ở đâu”.

Các nhà tu hành đều cho rằng: Người dương biết làm phúc, thì người âm dễ siêu thoát. Chúng ta nên lên chùa, thành tâm cầu nguyện hồi hướng tâm đức. Nếu có tiền để mua sắm vàng mã đốt cho cha mẹ, thì nên dùng tiền đó để chia sẻ cho những người nghèo khó. Bởi “Cứu một người dương gian bằng ngàn người âm phủ”. Còn cầu nguyện, chỉ cần tấm lòng thành, nếu không thành tâm thì làm gì cũng vô ích”.

Cổ tục đốt vàng mã đã có từ lâu đời, ăn sâu vào tâm thức của người dân Việt Nam nên rất khó từ bỏ trong một sớm một chiều. Tuy vậy, chúng ta cố gắng nên hạn chế là tốt nhất.

-Ích lợi của việc đốt vàng mã

Một trong những lợi ích to lớn của việc đốt vàng mã đem lại là báo hiếu. Tâm người hóa vàng sẽ cảm thấy an lạc vì đã làm được điều gì đó để báo hiếu ông bà cha mẹ, tổ tiên những người đã mất và hơn cả là dân tộc là chúng sanh. Do phong tục này đã ngấm và da thịt mỗi người con đất Việt nên tới những ngày giỗ, ngày lễ mà không làm sẽ có cảm giác day dứt như mình chưa làm tròn bổn phận của người con, cháu. Vậy việc hóa vàng mã để tâm mình an lạc, thoải mái, không muộn phiền là điều chúng ta vẫn nên làm.

Việc làm cúng gia tiên như làm cơm, khấn, cúng, hóa vàng mã tiền âm phủ không chỉ mang ý nghĩa báo hiếu với tổ tiên, ông bà cha mẹ mà còn mang ý nghĩa với người đang sống. Như một cách thầm giáo dục con cháu sống hòa thuận, sống có tâm có hiếu, sống tích cực luôn hướng tới những thiện trong cuộc sống. Đây là điều xuyên suốt trong tư tưởng đạo Phật cũng như văn hóa dân tộc.

Thỏ cho rằng nên giữ việc đốt vàng mã như một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc để tỏ lòng thành kính với tổ tiên và ý nghĩa giáo dục với con cháu. Nhưng nếu chúng ta cho rằng đốt vàng mã cho tổ tiên càng nhiều thì càng tốt lại là một sai lầm. Cái gì cũng có chừng mực. Tín ngưỡng có nghĩa là tín nhưng phải có ngưỡng là vậy.

Hôm nay, Lào Cai có vụ hóa vàng cháy 2 xe ô tô, may không ai bị thiệt mạng rồi trong nhữn buổi cúng kiếng tại các đền, nhìn đống mã mà phát sợ.

Thôi thì nhàn đàm bốc phét, ý kiến của các bác về tục lệ này ra sao?
 

Chính khí Đường

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737270
Ngày cấp bằng
26/7/20
Số km
1,447
Động cơ
89,353 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hà Nội
Theo em nghề bán vàng mã 100 năm sau cũng không chết đói hay thất nghiệp.
 

Thỏ móm

Xe điện
Biển số
OF-542866
Ngày cấp bằng
24/11/17
Số km
2,044
Động cơ
233,987 Mã lực
Theo em nghề bán vàng mã 100 năm sau cũng không chết đói hay thất nghiệp.
Sẽ không bao giờ nghề đó chết cả, câu chuyện là tư duy của mỗi người và cái gì cần gìn giữ và cái gì cần loại bỏ, lược bỏ bác ạ.
 

a_cheng

Xe điện
Biển số
OF-72663
Ngày cấp bằng
11/9/10
Số km
3,458
Động cơ
444,562 Mã lực
Vàng mã sinh ra với mục đích cao đẹp là xoá bỏ tục "Tuẫn táng", giúp của cải quý giá, người sống không bị chôn theo người chết.
Vàng mã khi dùng vừa phải vẫn là một liều thuốc tinh thần tốt để con cháu nhớ tới, tỏ lòng báo hiếu với tổ tiên. Ai đó có nói việc đốt vàng mã như đốt tiền, nhưng thực ra bản chất vẫn là đốt giấy có thêm màu thôi, còn số tiền chênh lệch thì về tay người làm ra và buôn bán vàng mã, điều đó cũng là tạo sinh kế, giúp tiêu thụ của cải xã hội thôi, cũng giống như việc đốt pháo hoa đầu năm để mang lại niềm vui cho mọi người thôi.
Chung quy là cái gì vừa độ là tốt, cái gì quá cũng đều không tốt. Vàng mã em nghĩ dùng vừa đủ là một hai tệp vào ngày lễ lớn như tết âm lịch, rằm tháng bảy... Hoặc ở quê có tục lệ 1 năm gửi quần áo, vải vóc cho các cụ một lần cũng rất hay :)
 

benq

Xe điện
Biển số
OF-40087
Ngày cấp bằng
7/7/09
Số km
3,683
Động cơ
515,613 Mã lực
Theo em nghề bán vàng mã 100 năm sau cũng không chết đói hay thất nghiệp.
Cụ phán tự tin quá, như nhà e 45t đã bỏ đốt vàng mã mấy năm nay,.thế hệ con cháu chúng ta tin chắc sẽ bỏ dần vì càng ngày càng thực dụng và tin vào khoa học hơn là tâm linh
 

Chính khí Đường

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737270
Ngày cấp bằng
26/7/20
Số km
1,447
Động cơ
89,353 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hà Nội
Cụ phán tự tin quá, như nhà e 45t đã bỏ đốt vàng mã mấy năm nay,.thế hệ con cháu chúng ta tin chắc sẽ bỏ dần vì càng ngày càng thực dụng và tin vào khoa học hơn là tâm linh
Em tin chắc vậy, vì bao lâu rồi có bỏ được cái tục hóa vàng mã đâu cụ.
 

Lytuongquan

Xì hơi lốp
Biển số
OF-432170
Ngày cấp bằng
24/6/16
Số km
489
Động cơ
219,089 Mã lực
Nghịch lý nhất là cũng kiếng phù hộ xin sức khoẻ tài lộc. Đã không có tài lộc mà cứ hằng tháng hàng năm đốt vàng đốt bạc bao nhiêu lại không thấy xót.
 

BMW X4

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-809003
Ngày cấp bằng
20/3/22
Số km
4,570
Động cơ
62,209 Mã lực
Tuổi
18
Cụ phán tự tin quá, như nhà e 45t đã bỏ đốt vàng mã mấy năm nay,.thế hệ con cháu chúng ta tin chắc sẽ bỏ dần vì càng ngày càng thực dụng và tin vào khoa học hơn là tâm linh
Nhà tôi có đốt vàng mã, nhưng cực hạn chế.
1 tập tiền thôi, ví dụ thế (chả nhẽ mua 1/2 tập).
 

phuongmit

Xe cút kít
Biển số
OF-134398
Ngày cấp bằng
14/3/12
Số km
16,194
Động cơ
2,305,652 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em thì gần chục năm nay lên chung cư đã k cúng và đốt tiền vàng rằm, mùng 1 như hồi ở với ông bà già. 1 năm em chỉ mua 30 lễ tiền vàng thắp hương năm mới, hết mùng 3 hoặc hôm hoá vàng thì hoá cho các cụ. Ông bà già e thì vào dịp giỗ ông bà nội và bác e thì có mua thêm bộ quần áo hoá xuống. Nói chung là thành tâm và sử dụng tối thiểu chứ k lạm dụng. Thế hệ tiếp theo nếu cũng sử dụng vàng mã ít hẳn so với thời trc thì cũng tiết kiệm kha khá
 

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
23,216
Động cơ
629,434 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Nhà em mấy năm nay không đốt vàng mã nữa, kể cả ngày rằm, ngày Tết. Em cứ thành tâm dâng hoa, trái, bánh kẹo, đồ mặn (dịp nào đó mà có điều kiện), hoặc chỉ chén nước lọc và thắp đèn hương để tri ân thần linh, tổ tiên.
 
Chỉnh sửa cuối:

thanhlam171

Xe tăng
Biển số
OF-127195
Ngày cấp bằng
10/1/12
Số km
1,099
Động cơ
389,051 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
"Phú Quý Sinh Lễ Nghĩa" cái câu này nó đưa đường dẫn lối.
Người giàu thì luôn có câu " Có thờ có thiêng, có kiêng có lành"
Rồi người nghèo nhìn vào người giàu thì tấm tắc đố kỵ, chắc nhờ hương khói mới phú quý như vậy.
Dân gian cứ thế xoay vòng đời này đến đời khác thế thôi.
 

nguyendung4987

Xe tải
Biển số
OF-717635
Ngày cấp bằng
25/2/20
Số km
331
Động cơ
84,736 Mã lực
Tuổi
36
Nơi ở
Bản Gâu
Đốt vàng mã còn gây ô nhiễm môi trường. Tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ nữa

Được gửi từ iPhone - Otofun
 

BMW X4

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-809003
Ngày cấp bằng
20/3/22
Số km
4,570
Động cơ
62,209 Mã lực
Tuổi
18
Em thì gần chục năm nay lên chung cư đã k cúng và đốt tiền vàng rằm, mùng 1 như hồi ở với ông bà già. 1 năm em chỉ mua 30 lễ tiền vàng thắp hương năm mới, hết mùng 3 hoặc hôm hoá vàng thì hoá cho các cụ. Ông bà già e thì vào dịp giỗ ông bà nội và bác e thì có mua thêm bộ quần áo hoá xuống. Nói chung là thành tâm và sử dụng tối thiểu chứ k lạm dụng. Thế hệ tiếp theo nếu cũng sử dụng vàng mã ít hẳn so với thời trc thì cũng tiết kiệm kha khá
Tôi thấy ở nhà đất, hàng xóm hay có thói quen hóa nhiều hơn khá nhiều so với ở chung cư thì phải.
Nhiều chung cư có cái chung để đốt, cũng khá ít tro, mặc dù mật độ căn hộ ở đấy rất lớn.

Có lẽ họ ngại mua nhiều / vác lên nhiều và cả vác xuống.
 

benq

Xe điện
Biển số
OF-40087
Ngày cấp bằng
7/7/09
Số km
3,683
Động cơ
515,613 Mã lực
Nhà tôi có đốt vàng mã, nhưng cực hạn chế.
1 tập tiền thôi, ví dụ thế (chả nhẽ mua 1/2 tập).
Nhà e vẫn cũng lễ đầy đủ ngày rằm và mùng 1, trừ mỗi khoản đốt vàng mã. Tâm niệm trong lòng là thành tâm
 

comiki

Xe lăn
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
14,568
Động cơ
1,925,556 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Kinh tế phát triển, đời sống tâm linh được quan tâm thái quá, cầu tài cầu lộc khắp nơi, buôn thần bán thánh, thì nghề vàng mã càng có đất sống, phát đạt theo.
 

SubmarineTH

Xe buýt
Biển số
OF-695026
Ngày cấp bằng
17/8/19
Số km
614
Động cơ
126,406 Mã lực
Đốt vàng mã, cúng tiền sống là hủ tục gây lãng phí rất nhiều. Tôi chưa thấy lý do gì hợp lý cho việc này. Về tâm linh, cứ cho là đồng ý với quan điểm được nhiều người nêu ra là trần sao - âm vậy. Thế thì dưới âm sao lại cần tiền vàng từ trên dương gửi xuống? Thế giới âm họ phải có đủ hệ thống vua quan, có hệ thống tiền vàng riêng chứ? Nếu cứ đốt vô tội vạ từ trên dương gửi xuống thì chả mấy chốc lạm phát hơn Zimbabwe, có giá trị gì đâu? Mà các đồ ngựa xe, hình nhân cũng thế. Toàn là người dương nghĩ ra và bắt người âm theo. Nói thật đồ hàng mã toàn đồ đểu, chả theo tiêu chuẩn chất lượng gì cả, dùng có mà bị tai nạn chết thêm lần nữa. Nói chung việc đốt vàng mã chỉ nhằm mục đích phục vụ lợi ích cho người sống.
 

phuongmit

Xe cút kít
Biển số
OF-134398
Ngày cấp bằng
14/3/12
Số km
16,194
Động cơ
2,305,652 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tôi thấy ở nhà đất, hàng xóm hay có thói quen hóa nhiều hơn khá nhiều so với ở chung cư thì phải.
Nhiều chung cư có cái chung để đốt, cũng khá ít tro, mặc dù mật độ căn hộ ở đấy rất lớn.

Có lẽ họ ngại mua nhiều / vác lên nhiều và cả vác xuống.
Ngại thì e nghĩ k ngại đâu, nhưng cốt lõi là chung cư thì đội tuổi 30-50 khá đông, có thể họ cũng nhận ra việc đốt nhiều vàng mã là k cần thiết chứ về mặt kinh tế cũng chả ảnh hưởng gì lắm đâu cụ
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,604
Động cơ
110,788 Mã lực
Em vẫn cứ đốt cho chắc, ko biết thì cứ theo truyền thống. Có trăm lý do để ko đốt thì cũng có 100 lý do cần đốt. Lúc mua em cũng háo hức chọn lựa quần áo hẳn hoi, kiểu năm trước mình đã mua bộ mầu này rồi thì năm nay thay đổi, đại loại thế! Đó là giây phút nhớ về ông bà tổ tiên và người thân đã mất của mình bằng hành động. Bảo em u mê cũng được nhưng em vui và an tâm.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top