[VHGT] Theo các cụ, vượt thế này đã chuẩn chưa?

sunvoi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-381762
Ngày cấp bằng
8/9/15
Số km
1,301
Động cơ
256,965 Mã lực
Điều 14 luật GT đường bộ quy định về vượt xe. Ta được làm những việc mà luật không cấm. Nếu hai làn ngược chiều được phân cách bởi vạch 1.2, 1.3 thì cụ không được phép mượn làn ngược chiều để vượt, còn phân cách bởi vạch 1.1 thì nếu đủ điều kiện an toàn cụ thoải mái mượn làn ngược chiều để vượt. Lưu ý trước khi "mượn" và trước khi "trả" phải xi nhan ạ.
Còn đường có nhiều làn xe cùng chiều thì em chưa đọc được ở đâu về quy định vượt xe.
Quy chuẩn mới 41/2016 vạch vàng phân tách xe ở các làn chạy ngược chiều. Khi cụ sang hẳn vạch vàng thì cụ lưu thông ngược chiều. Luật chắc chắc cấm lưu thông ngược chiều(vạch 1.1 cho phép cụ đè lên thôi nhưng trường hợp này là sang hẳn vạch rồi).

Cụ đã đọc điều 14 Luật GTĐB thì thấy rõ, cụ chủ đã vượt khi xe trước [ khoản 2] chưa tránh về bên phải, [khoản 3] chưa giảm tốc. Thế thì sao gọi là chuẩn được
 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,344
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
Quy chuẩn mới 41/2016 vạch vàng phân tách xe ở các làn chạy ngược chiều. Khi cụ sang hẳn vạch vàng thì cụ lưu thông ngược chiều. Luật chắc chắc cấm lưu thông ngược chiều(vạch 1.1 cho phép cụ đè lên thôi nhưng trường hợp này là sang hẳn vạch rồi).
Theo quy chuẩn 41/2016 thì vạch 1.1 này cho phép sử dụng làn ngược chiều cụ nhé :))

 

sunvoi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-381762
Ngày cấp bằng
8/9/15
Số km
1,301
Động cơ
256,965 Mã lực
"Xe được phép cắt qua" được hiểu là "được đè vạch" hay là "được đi hẳn sang phần đường ngược chiều" vậy cụ?

Theo quy chuẩn 41/2016 thì vạch 1.1 này cho phép sử dụng làn ngược chiều cụ nhé :))

 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,344
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
"Xe được phép cắt qua" được hiểu là "được đè vạch" hay là "được đi hẳn sang phần đường ngược chiều" vậy cụ?
Cụ thấy chữ qua không ?
Mới đè thôi thì sao lại gọi là qua vạch được :D
 

SuperDreamII

Xe tải
Biển số
OF-78176
Ngày cấp bằng
18/11/10
Số km
310
Động cơ
421,545 Mã lực
Xe yếu, trước khi vượt cụ nên về 1 số bứt tốc cho khỏe, vượt cho nhanh.
 

sunvoi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-381762
Ngày cấp bằng
8/9/15
Số km
1,301
Động cơ
256,965 Mã lực

QuietmanQ

Xe điện
Biển số
OF-193774
Ngày cấp bằng
13/5/13
Số km
2,993
Động cơ
360,995 Mã lực
Vâng. Khi ra tín hiệu cụ có chờ xe phía trước giảm tốc, đi sát bên phải không ah?

Khi xe trước không ra tín hiệu an toàn mời cụ vượt, cụ có chắc rằng trước xe đó không có xe khác ah (trong trường hợp cụ đăng thì rất may cái Airblade chở 2 người ở xa, mấy ô tô đỗ sát đường).

Cụ có chắc khi mượn đường thế mà bị xxx chụp được thì cụ không bị phạt không? Cãi bằng điều nào, khoản nào? Có cụ còn khuyên đạp ga mạnh hơn khi xe trước không giảm tốc, liệu cụ có đảm bảo mình không vượt quá tốc độ cho phép không?

Nếu cụ là xe trước, khi thấy xe sau ra tín hiệu xin vượt, cụ có giảm tốc và đi sát phải không? hay cụ sẽ vẫn đi thẳng băng như xe cụ quay?
Cụ chuẩn như sách nhưng không hợp với thực tế giao thông ở VN.
Hầu như xe trước hiếm khi xi nhan và né vào cho xe sau vượt, cụ còi đèn nhiều quá nó hâm dở lên còn nhá phanh cho cụ vài phát.
Vượt như cụ chủ chưa chuẩn nhưng cũng chả có cách nào khác. Mình muốn văn hóa nhưng ai cho ta văn hóa? Khộ.
 

mai.thanh10

Xe container
Biển số
OF-69839
Ngày cấp bằng
4/8/10
Số km
5,394
Động cơ
481,510 Mã lực
Nơi ở
Bãi trông xe
Quy chuẩn mới 41/2016 vạch vàng phân tách xe ở các làn chạy ngược chiều. Khi cụ sang hẳn vạch vàng thì cụ lưu thông ngược chiều. Luật chắc chắc cấm lưu thông ngược chiều(vạch 1.1 cho phép cụ đè lên thôi nhưng trường hợp này là sang hẳn vạch rồi).

Cụ đã đọc điều 14 Luật GTĐB thì thấy rõ, cụ chủ đã vượt khi xe trước [ khoản 2] chưa tránh về bên phải, [khoản 3] chưa giảm tốc. Thế thì sao gọi là chuẩn được
Đang định post qc41 thì có cụ thuy_CK trả lời roài. Vào những thớt như này thấy mình vẫn còn ngu ngơ về luật, nhưng ra đường vững tin hẳn.
 

sunvoi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-381762
Ngày cấp bằng
8/9/15
Số km
1,301
Động cơ
256,965 Mã lực
Không phải là sách, mà luật quy định như vậy. Em vẫn xin vượt như vây và nhường đường cho xe khác xin vượt như vậy. Đúng luật, an toàn và văn hóa cho tất cả. Mừng là ra đường vẫn có những người giống em, thậm chí vượt xong cảm thấy yêu đời, giơ ngon tay cái cảm ơn người ta.

Nếu như cách vượt của cụ chủ là chuẩn mực, thì sẽ hình thành thói quen không nhường đường cho người xin vượt. ở otofun cứ ba ngày lại có một topic chửi nhau về việc này. Những thằng không biết nhường đường thì thường bị người khác chửi là điếc, mù, chó lợn và bị tạt đầu thôi.

Em tin cụ chủ post bài và mọi người thảo luật là để xây dựng văn hóa giao thông. Có nhiều cái đúng thì cái sai sẽ bị loại bỏ. Chứ kiểu chấp nhận bằng lòng sống vô văn hóa giao thông như cụ thì bao giờ giao thông và con người ta mới khá lên được.

Cụ chuẩn như sách nhưng không hợp với thực tế giao thông ở VN.
Hầu như xe trước hiếm khi xi nhan và né vào cho xe sau vượt, cụ còi đèn nhiều quá nó hâm dở lên còn nhá phanh cho cụ vài phát.
Vượt như cụ chủ chưa chuẩn nhưng cũng chả có cách nào khác. Mình muốn văn hóa nhưng ai cho ta văn hóa? Khộ.
 

meta99

Xe tải
Biển số
OF-15032
Ngày cấp bằng
23/4/08
Số km
390
Động cơ
517,183 Mã lực
Đường này về cơ bản có 01 làn cho oto nên đừng có hy vọng xe trươc nó nhường nên phải mượn làn trái để vượt thôi. Chỗ này không có vạch liền nên mượn đươc. Xe cụ chủ yếu nên phải bám sát xe trước là đúng rồi.
Hiện hình như đã có quy định cho phép vượt phải ở một số trường hợp.
Hồi trước trên đường 18 cũ cũng có 1 làn ô tô một làn xe máy và vạch liền suốt mơi khó chịu với các cụ rùa.
 

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,017
Động cơ
258,070 Mã lực
Không phải là sách, mà luật quy định như vậy. Em vẫn xin vượt như vây và nhường đường cho xe khác xin vượt như vậy. Đúng luật, an toàn và văn hóa cho tất cả. Mừng là ra đường vẫn có những người giống em, thậm chí vượt xong cảm thấy yêu đời, giơ ngon tay cái cảm ơn người ta.

Nếu như cách vượt của cụ chủ là chuẩn mực, thì sẽ hình thành thói quen không nhường đường cho người xin vượt. ở otofun cứ ba ngày lại có một topic chửi nhau về việc này. Những thằng không biết nhường đường thì thường bị người khác chửi là điếc, mù, chó lợn và bị tạt đầu thôi.

Em tin cụ chủ post bài và mọi người thảo luật là để xây dựng văn hóa giao thông. Có nhiều cái đúng thì cái sai sẽ bị loại bỏ. Chứ kiểu chấp nhận bằng lòng sống vô văn hóa giao thông như cụ thì bao giờ giao thông và con người ta mới khá lên được.
Cụ chưa hiểu đúng Luật GTĐB rồi.

- Trước đây giao thông chưa phát triển, loại đường 2 chiều chưa có vạch phân làn mà bề rộng chỉ đủ cho 2 làn xe cơ giới rất phổ biến, nhiều đường chiều rộng còn không đủ cho 2 làn xe cơ giới. Xác định chiều rộng khoảng trống đủ để vượt khó chính xác, vì vậy để vượt xe phía trước một cách an toàn, ngoài tầm nhìn an toàn luật còn quy định xe xin vượt phải chờ xe đi phía trước tránh về bên phải, thậm chí đi dẹp vào lề đường bên phải.

- Sau này giao thông phát triển hơn, loại đường 2 chiều đã có đủ vạch phân làn, đường một chiều có từ 2 làn trở lên cũng dần phổ biến, luật bổ sung thêm quy định về sử dụng làn đường. Nội dung trọng tâm trong quy định này là “người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường”, nghĩa là xe không được chạy đè lên vạch phân làn trừ trường hợp chuyển làn, rẽ hoặc khẩn cấp theo quy định của luật.

- Quy định trên không có nghĩa là xe xin vượt và xe phía trước được đi ngang nhau chung trong 1 làn đường, dẫn đến một hoặc cả 2 xe phải chạy đè lên vạch. Trong quá trình vượt, xe xin vượt phải chuyển sang làn bên trái xe đi phía trước, nếu xe phía trước nhường đường chuyển sang làn bên phải thì xe xin vượt không phải chuyển sang làn bên trái nữa.

- Tình huống trong video, đường 2 chiều có 4 làn xe được chia đều mỗi chiều có 2 làn. Xe tải phía trước đi làn bên trái đang đi nhanh hơn các xe máy và xe điện ở làn bên phải, hơn nữa làn bên phải đang có nhiều chướng ngại vật. Vì vậy xe gắn cam hành trình đi nhanh hơn xe tải phải chuyển sang làn bên trái ngược chiều để vượt khi đủ tầm nhìn là đúng luật:


- Cái chưa chuẩn ở đây là xe gắn cam hành trình hơi lạm dụng đi trên vạch, có vậy thôi.
 

sunvoi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-381762
Ngày cấp bằng
8/9/15
Số km
1,301
Động cơ
256,965 Mã lực
Kiểu hiểu luật giao thông của cụ thật đáng lo ngại. Nó gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông và làm tăng tai nạn giao thông, cái này thì thực tế chứng minh rồi. Cụ nên tham khảo cách đi của các nước văn minh để hiểu luật cho đúng.

Luật quy định rõ ràng, khi vượt phải ra thông báo, thông báo ở đây là để xe trước biết chứ không phải là làm cho có. Khi xe trước biết có người đang tiến lên bên hông mình, họ sẽ không đánh lái sang trái nếu gặp trướng ngại vật, họ giảm tốc độ để quá trình vượt được thuận lợi. Ra thông báo là điều kiện cần để an toàn.

Sẽ ra sao nên xe trước không biết có người đang ở bên hồng mình (nhất là các trường hợp đã rơi vào điểm mù) và bất ngờ có trướng ngại vật. Hoặc khi đang vượt lên thì phát hiện ra phía trước còn xe đang chuyển hướng sang trái. Thực tế đó khiến luật quy định, xe trước phải đi sang phải (hoặc có xi nhan phải) đồng thời giảm tốc độ. Xe trước nhận được tín hiệu xin vượt và đáp trả bằng hành đồng là điều kiện đủ để an toàn.







Cụ chưa hiểu đúng Luật GTĐB rồi.

- Trước đây giao thông chưa phát triển, loại đường 2 chiều chưa có vạch phân làn mà bề rộng chỉ đủ cho 2 làn xe cơ giới rất phổ biến, nhiều đường chiều rộng còn không đủ cho 2 làn xe cơ giới. Xác định chiều rộng khoảng trống đủ để vượt khó chính xác, vì vậy để vượt xe phía trước một cách an toàn, ngoài tầm nhìn an toàn luật còn quy định xe xin vượt phải chờ xe đi phía trước tránh về bên phải, thậm chí đi dẹp vào lề đường bên phải.

- Sau này giao thông phát triển hơn, loại đường 2 chiều đã có đủ vạch phân làn, đường một chiều có từ 2 làn trở lên cũng dần phổ biến, luật bổ sung thêm quy định về sử dụng làn đường. Nội dung trọng tâm trong quy định này là “người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường”, nghĩa là xe không được chạy đè lên vạch phân làn trừ trường hợp chuyển làn, rẽ hoặc khẩn cấp theo quy định của luật.

- Quy định trên không có nghĩa là xe xin vượt và xe phía trước được đi ngang nhau chung trong 1 làn đường, dẫn đến một hoặc cả 2 xe phải chạy đè lên vạch. Trong quá trình vượt, xe xin vượt phải chuyển sang làn bên trái xe đi phía trước, nếu xe phía trước nhường đường chuyển sang làn bên phải thì xe xin vượt không phải chuyển sang làn bên trái nữa.

- Tình huống trong video, đường 2 chiều có 4 làn xe được chia đều mỗi chiều có 2 làn. Xe tải phía trước đi làn bên trái đang đi nhanh hơn các xe máy và xe điện ở làn bên phải, hơn nữa làn bên phải đang có nhiều chướng ngại vật. Vì vậy xe gắn cam hành trình đi nhanh hơn xe tải phải chuyển sang làn bên trái ngược chiều để vượt khi đủ tầm nhìn là đúng luật:


- Cái chưa chuẩn ở đây là xe gắn cam hành trình hơi lạm dụng đi trên vạch, có vậy thôi.
 

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,017
Động cơ
258,070 Mã lực
Kiểu hiểu luật giao thông của cụ thật đáng lo ngại. Nó gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông và làm tăng tai nạn giao thông, cái này thì thực tế chứng minh rồi. Cụ nên tham khảo cách đi của các nước văn minh để hiểu luật cho đúng.
Sử dụng làn đường theo đúng quy định tại sao lại đáng lo ngại? Nó gây nguy hiểm cho tham gia giao thông và làm tăng tai nạn giao thông như thế nào? Mời cụ đưa ra 1 ví dụ thực tế để chứng minh. Cụ đã tham khảo cách đi của các nước văn minh rồi thì mời cụ trình bày, em nghĩ Luật GTĐB của ta chủ yếu dịch từ luật nước ngoài đó cụ.

Luật quy định rõ ràng, khi vượt phải ra thông báo, thông báo ở đây là để xe trước biết chứ không phải là làm cho có. Khi xe trước biết có người đang tiến lên bên hông mình, họ sẽ không đánh lái sang trái nếu gặp trướng ngại vật, họ giảm tốc độ để quá trình vượt được thuận lợi. Ra thông báo là điều kiện cần để an toàn.

Sẽ ra sao nên xe trước không biết có người đang ở bên hồng mình (nhất là các trường hợp đã rơi vào điểm mù) và bất ngờ có trướng ngại vật. Hoặc khi đang vượt lên thì phát hiện ra phía trước còn xe đang chuyển hướng sang trái. Thực tế đó khiến luật quy định, xe trước phải đi sang phải (hoặc có xi nhan phải) đồng thời giảm tốc độ. Xe trước nhận được tín hiệu xin vượt và đáp trả bằng hành đồng là điều kiện đủ để an toàn.
Cụ đừng suy diễn máy móc, đây là trường hợp đường có nhiều làn và có vạch báo hiệu phân làn hẳn hoi cụ ạ, hai xe đi 2 làn khác nhau thì chỉ cần xe đi làn bên trái nhanh hơn làn bên phải là đúng luật. Luật quy định xe phía trước không được phép chuyển hướng mà không giảm tốc độ, không quan sát và không có tín hiệu báo trước, vậy xe phía trước gây nguy hiểm cho xe vượt ở làn khác bằng cách nào nếu không chuyển làn hoặc rẽ?

Còn tình huống xe phía trước phải tránh chướng ngại vật bất ngờ nên không có tín hiệu báo trước dẫn đến va chạm với xe ở làn khác, nếu các sự kiện được chứng minh đủ điều kiện rơi vào trường hợp “bất ngờ”, “bất khả kháng” thì xe phía trước vẫn vi phạm Luật GTĐB nhưng sẽ được miễn giảm xử phạt tùy mức độ hậu quả nặng nhẹ thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật xử lý VPHC. Cụ không nên vơ đũa cả nắm ghép chung 2 trường hợp có quy định khác nhau vào để cường điệu hóa vấn đề.
 

sunvoi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-381762
Ngày cấp bằng
8/9/15
Số km
1,301
Động cơ
256,965 Mã lực
Cụ nói đúng, luật của ta là tham khảo của các nước văn minh (nơi phát minh ra oto). Và cho đến hiện tại, các nước văn minh vẫn áp dụng vượt trái vì tính ưu việt của nó. Ví thể, điều 14 Luật GTDB đã quy định cách vượt cho cả 2 đối tượng hợp lý và an toàn.

Em cực lực phản đối cách đi kiểu "điền vào chỗ trống" của cụ, cứ thấy đường là đi, mà không cần biết đến xung quanh.

Thứ nhất, chúng ta đang mất dần nét văn hóa giao thông nhường đường, ông đằng sau cứ thích là vượt, đâu cần ông đằng trước phải nhường. Lâu dần, ông đi trước cũng chẳng cần biết ông đằng sau như thế nào, cứ đi thẳng.

Thứ 2, cụ coi vượt như thế là chuẩn, vậy thì đi đường hẹp (các tỉnh lộ, các đường liên thôn, liên xã) thì người ta vượt thế nào? Khi đi đường có các làn chia tốc độ khác nhau thì vượt thế nào?

Em trả lời các câu hỏi của cụ như sau:

1. Việc vượt mà người đằng trước không biết, không chủ được nhường tránh gây nguy hiểm: Em đã minh hỏa ở post trước, cụ cần thì đọc lại.

2. Cụ nói luật, thì trước tiên cần tuân thủ các quy định của điều 14 Luật GTDT về cách vượt, cụ mang các quy chuẩn hay điểu khác ra nói trong khi những điều ghi rõ trong đó thì không thực hiện.

3. "Luật quy định xe phía trước không được phép chuyển hướng mà không giảm tốc độ, không quan sát và không có tín hiệu báo trước, vậy xe phía trước gây nguy hiểm cho xe vượt ở làn khác bằng cách nào nếu không chuyển làn hoặc rẽ?"

Em đã nói rõ rồi, khi người sau ra tín hiệu, chứa cần biết người trước có nhận ra không? Có đồng ý không (giảm ga, nhường đường) đã vội lên thì việc người đằng trước có thế chuyển hướng, vào điểm mù, tránh chướng ngại vật là hoàn toàn có thể xảy ra.

4. "Còn tình huống xe phía trước phải tránh chướng ngại vật bất ngờ nên không có tín hiệu báo trước dẫn đến va chạm với xe ở làn khác, nếu các sự kiện được chứng minh đủ điều kiện rơi vào trường hợp “bất ngờ”, “bất khả kháng” thì xe phía trước vẫn vi phạm Luật GTĐB nhưng sẽ được miễn giảm xử phạt tùy mức độ hậu quả nặng nhẹ thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật xử lý VPHC. Cụ không nên vơ đũa cả nắm ghép chung 2 trường hợp có quy định khác nhau vào để cường điệu hóa vấn đề".

Cái này là minh chứng rõ nhất cho việc tại sao người vượt phải chờ cho người đi trước nhận ra tín hiệu, và hồi đáp tín hiệu bằng hình thức giảm ga, tạt phải. Đi đúng luật, giảm thiểu khả năng tai nạn thì đâu cần phải phòng trừ vào trường hợp bất khả kháng với miễn giảm mà cụ nói nữa.

Sử dụng làn đường theo đúng quy định tại sao lại đáng lo ngại? Nó gây nguy hiểm cho tham gia giao thông và làm tăng tai nạn giao thông như thế nào? Mời cụ đưa ra 1 ví dụ thực tế để chứng minh. Cụ đã tham khảo cách đi của các nước văn minh rồi thì mời cụ trình bày, em nghĩ Luật GTĐB của ta chủ yếu dịch từ luật nước ngoài đó cụ.


Cụ đừng suy diễn máy móc, đây là trường hợp đường có nhiều làn và có vạch báo hiệu phân làn hẳn hoi cụ ạ, hai xe đi 2 làn khác nhau thì chỉ cần xe đi làn bên trái nhanh hơn làn bên phải là đúng luật. Luật quy định xe phía trước không được phép chuyển hướng mà không giảm tốc độ, không quan sát và không có tín hiệu báo trước, vậy xe phía trước gây nguy hiểm cho xe vượt ở làn khác bằng cách nào nếu không chuyển làn hoặc rẽ?

Còn tình huống xe phía trước phải tránh chướng ngại vật bất ngờ nên không có tín hiệu báo trước dẫn đến va chạm với xe ở làn khác, nếu các sự kiện được chứng minh đủ điều kiện rơi vào trường hợp “bất ngờ”, “bất khả kháng” thì xe phía trước vẫn vi phạm Luật GTĐB nhưng sẽ được miễn giảm xử phạt tùy mức độ hậu quả nặng nhẹ thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật xử lý VPHC. Cụ không nên vơ đũa cả nắm ghép chung 2 trường hợp có quy định khác nhau vào để cường điệu hóa vấn đề.
 

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,017
Động cơ
258,070 Mã lực
Em cực lực phản đối cách đi kiểu "điền vào chỗ trống" của cụ, cứ thấy đường là đi, mà không cần biết đến xung quanh.
Cụ cứ bình tĩnh, đừng “cực lực” vội. Ý cụ đi kiểu "điền vào chỗ trống" tức là nếu làn nào còn trống mà mình được phép đi vào để lưu thông tốt hơn thì đi vào làn đó phải không ạ? Nếu đúng thế thì em đi suốt, và cũng khuyên mọi người nên đi như vậy để văn minh lên.

Thứ nhất, chúng ta đang mất dần nét văn hóa giao thông nhường đường, ông đằng sau cứ thích là vượt, đâu cần ông đằng trước phải nhường. Lâu dần, ông đi trước cũng chẳng cần biết ông đằng sau như thế nào, cứ đi thẳng.
À, nguyên nhân “chúng ta đang mất dần nét văn hóa giao thông nhường đường” bao gồm cả 3 nguyên nhân xếp theo thứ tự gây tác hại như sau: Hệ thống luật pháp; Người thực thi luật pháp; Người tham gia giao thông.

Trường hợp này xe tải đi thẳng là đúng, xe xin vượt được phép sử dụng làn bên trái để vượt tại sao xe tải phải đi sang làn bên phải và vướng chướng ngại vật nguy hiểm?

Thứ 2, cụ coi vượt như thế là chuẩn, vậy thì đi đường hẹp (các tỉnh lộ, các đường liên thôn, liên xã) thì người ta vượt thế nào? Khi đi đường có các làn chia tốc độ khác nhau thì vượt thế nào?
Thì vẫn vượt bên trái như xe gắn cam hành trình thôi.

Em trả lời các câu hỏi của cụ như sau:
1. Việc vượt mà người đằng trước không biết, không chủ được nhường tránh gây nguy hiểm: Em đã minh hỏa ở post trước, cụ cần thì đọc lại.
Cụ đăng 1 cái ảnh mà chưa biết nguyên nhân của vụ tai nạn thì mục đích để minh họa cái gì?

2. Cụ nói luật, thì trước tiên cần tuân thủ các quy định của điều 14 Luật GTDT về cách vượt, cụ mang các quy chuẩn hay điểu khác ra nói trong khi những điều ghi rõ trong đó thì không thực hiện.
Em không thực hiện quy định ở chỗ nào nhỉ? Mời cụ trích dẫn.

3. Em đã nói rõ rồi, khi người sau ra tín hiệu, chứa cần biết người trước có nhận ra không? Có đồng ý không (giảm ga, nhường đường) đã vội lên thì việc người đằng trước có thế chuyển hướng, vào điểm mù, tránh chướng ngại vật là hoàn toàn có thể xảy ra.
“Có thể” xảy ra thì chưa chắc đã xảy ra, mà đã xảy ra thì xe phía trước sai vì 2 xe lưu thông trên 2 làn khác nhau.

4. Cái này là minh chứng rõ nhất cho việc tại sao người vượt phải chờ cho người đi trước nhận ra tín hiệu, và hồi đáp tín hiệu bằng hình thức giảm ga, tạt phải. Đi đúng luật, giảm thiểu khả năng tai nạn thì đâu cần phải phòng trừ vào trường hợp bất khả kháng với miễn giảm mà cụ nói nữa.
Tại sao 2 xe đi trên 2 làn khác nhau mà xe phía sau đi nhanh hơn phải chờ xe phía trước đi chậm hơn nhường đường?
 

sunvoi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-381762
Ngày cấp bằng
8/9/15
Số km
1,301
Động cơ
256,965 Mã lực
Cụ không đi theo Luật (thậm chí không hiểu tại sao Luật quy định các bước như vậy mặc dù biết Luật tham khảo từ nước văn minh hơn); cụ đi theo Tiêu Chuẩn Việt Nam (nơi có tai nạn giao thông nhiều nhất thế giới); thừa nhận mình đi kiểu "điền vào chỗ trống" và tự nhận thấy rằng đó là văn minh.

Nên em xin thôi, tiếp chuyện cụ chắc đến sang năm vẫn chưa xong.




Cụ cứ bình tĩnh, đừng “cực lực” vội. Ý cụ đi kiểu "điền vào chỗ trống" tức là nếu làn nào còn trống mà mình được phép đi vào để lưu thông tốt hơn thì đi vào làn đó phải không ạ? Nếu đúng thế thì em đi suốt, và cũng khuyên mọi người nên đi như vậy để văn minh lên.


À, nguyên nhân “chúng ta đang mất dần nét văn hóa giao thông nhường đường” bao gồm cả 3 nguyên nhân xếp theo thứ tự gây tác hại như sau: Hệ thống luật pháp; Người thực thi luật pháp; Người tham gia giao thông.

Trường hợp này xe tải đi thẳng là đúng, xe xin vượt được phép sử dụng làn bên trái để vượt tại sao xe tải phải đi sang làn bên phải và vướng chướng ngại vật nguy hiểm?


Thì vẫn vượt bên trái như xe gắn cam hành trình thôi.


Cụ đăng 1 cái ảnh mà chưa biết nguyên nhân của vụ tai nạn thì mục đích để minh họa cái gì?


Em không thực hiện quy định ở chỗ nào nhỉ? Mời cụ trích dẫn.


“Có thể” xảy ra thì chưa chắc đã xảy ra, mà đã xảy ra thì xe phía trước sai vì 2 xe lưu thông trên 2 làn khác nhau.


Tại sao 2 xe đi trên 2 làn khác nhau mà xe phía sau đi nhanh hơn phải chờ xe phía trước đi chậm hơn nhường đường?
 

Sheeple

Xe tải
Biển số
OF-507695
Ngày cấp bằng
2/5/17
Số km
287
Động cơ
186,241 Mã lực
Nơi ở
Gia Lâm
em vào học hỏi thôi không ý kiến. tuy nhiên có vẻ nó vẫn bắt bẻ dc vì xe trước chưa có tín hiệu cho vượt
 

thuannt15

Xe buýt
Biển số
OF-131780
Ngày cấp bằng
21/2/12
Số km
851
Động cơ
381,045 Mã lực
Ở mình thì cứ áng chừng vậy là vượt được rồi ạ, ở các vùng núi thì thường xe trước họ xin nhan báo cho mình vượt, nhưng ở đồng bằng thì hiếm lắm :)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top