[Funland] Thời niên thiếu ai đã từng mê cá chọi và... chọi cá

Biển số
OF-141506
Ngày cấp bằng
11/5/12
Số km
12,154
Động cơ
2,071,228 Mã lực
Nơi ở
Rượu quê 28-58 độ khử độc bằng Công nghệ châu Âu
_______________
Em mời cụ lội đến post số 531 cụa em về nuôi con mẻ cho cá bột ăn.
Chúc cụ thành công.
P/S: nuôi cái ống mẻ đấy, thỉnh thoảng mở nắp hộp là mùi thơm ngào ngạt, làm em nhớ rựa mận hoặc chân giò lợn nấu giả cầy, quên cả nuôi cá.
Cảm ơn cụ
Những cách nuôi cá, em sẽ cập nhật về trang đầu
 

gld

Xe điện
Biển số
OF-422367
Ngày cấp bằng
14/5/16
Số km
4,485
Động cơ
364,731 Mã lực
Tuổi
53
Chào cccm!

Thời còn đi học cấp 1 và 2, quãng những năm cuối 7x đầu 8x emđặc biệt mê cá chọi. Phần lớn tiền bạc giành dụm được đều để mua cá và tiêu tốn không ít thời gian, công sức cho những những chú cá chiến binh có màu sắcđẹp mắt này.
Em chơi lại cá chọi - hay chính xác là dòng chọi Thái Lan betta này do do covid. Vâng đúng là do covid đấy vì thời gian rảnh rỗi, em và F1' loangh quanh ở nhà và em phải nghĩ ra cái gì đó cho vui và để cháu bớt thời gian ôm cái điện thoại.

Việc này em cũng đã chia sẻ tại môt số thớt trong chi hội và được cụ Pumzen , mợ comiki hưởng ứng. Nay mời cụ/mợ và các cụ VCHDHN , W123Lang , ocean08 và tất cả cccm có chung sở thích vào chia sẻ

2 choi sữa hồng.jpg



Ngam moi 2.jpeg


====================================================================================

Update địa chỉ mua cá

Tại Hà Nội
- Khu Kim Ngưu từ cầu vượt Trần Khắc Chân gần đến cầu Lạc Trung có nhiều hàng bán
- 41 Kim Ngưu, chủ quán anh Hải (sinh năm 1973 gì đấy)
Em có sở thích giống cụ, mấy con SK đẹp quá
 
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
29,464
Động cơ
3,326,880 Mã lực
Có ai nhận đền thì em xin đầu tư ban đầu thôi, còn đâu sẽ ráng hàng ngày chăm vậy :D
Em về HD lấy 2 cặp cá về nuôi. Mang về thêm cân bánh cuốn cho nó ăn dọc đường.
Nếu lý do dịch bệnh lọ chai thì gần 2 chục ngày nay, HD chả có ca + tính nào :))
 

Whoknow

Xe lăn
Biển số
OF-365110
Ngày cấp bằng
1/5/15
Số km
10,192
Động cơ
362,095 Mã lực
Em về HD lấy 2 cặp cá về nuôi. Mang về thêm cân bánh cuốn cho nó ăn dọc đường.
Nếu lý do dịch bệnh lọ chai thì gần 2 chục ngày nay, HD chả có ca + tính nào :))
Thế em ra Kim Ngưu nhà em cho đỡ bị qua chốt kiểm dịch :))
 

Whoknow

Xe lăn
Biển số
OF-365110
Ngày cấp bằng
1/5/15
Số km
10,192
Động cơ
362,095 Mã lực
Từ nhà em sang đó vẫn có chốt
Và quan trọng là dọc đường quán bánh cuốn nghỉ hết rồi
Ngày nào em chả đi, bên đó có hàng bánh cuốn ruột em ăn trên 2 chục năm rùi
Lúc nào êm êm em rủ con nghiện bánh cuốn chaytim nhảy tàu về HD nhỉ
 

Whoknow

Xe lăn
Biển số
OF-365110
Ngày cấp bằng
1/5/15
Số km
10,192
Động cơ
362,095 Mã lực
Em rủ ai chứ nàng Tím anh chả tin :))
Đận này uy tín lắm rồi :))
Thôi quay lại chủ đề cho phải phép, có khi chiều em chạy đi mua mấy con thia lia nhỉ, bọn này dễ nuôi ko, có phải khử clo nước gì đó ko ợ
 

hairyscary

Xe điện
Biển số
OF-643753
Ngày cấp bằng
28/4/19
Số km
2,057
Động cơ
170,286 Mã lực
______________
Em góp với bác... vài dao.
Em thấy bác, với bác nào trước đó nói về cái lá nho cho cá làm tổ (nhả bọt), có vẻ... cầu kỳ.
Như bọn em: miếng xốp, tờ lịch, cái lá khoai nước (chọn cái lá bé)...
Còn bây giờ, em chẳng bỏ cái gì cả. Em cứ để cho 02 đứa chúng nó ở 2 lọ cạnh nhau đến... cuồng lên. Khi nào em thấy nàng cá cái đứng yên 1 chỗ, không phùng mang trợn mép với ku cá đực, không đảo lên đảo xuống... là em cho chúng nó vào 1 giường, ý lộn vào 1 bể. Sau 1 lúc... kiểm tra sơ bộ, là ku cá đực sẽ nhả bọt vào cái góc bể nào đó mà nó chọn, rồi.... tèng téng teng...
P/S: tất nhiên bằng kinh nghiệm cá nhân nhất định, thì em phải chọn nàng cá cái nào đã đủ trứng, trứng đủ lớn, và quan trọng nữa là em nó.... sẵn sàng sung sướng.
Cho em hỏi là làm sao biết con nào đực con nào cái ạ?
Băn khoăn lớn của em từ hồi bé tới giờ. Mấy lần em có ý tốt để mai mối mà sáng hôm sau nó ngửa bụng hết vì đánh nhau chứ chẳng phải yêu nhau.
 
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
29,464
Động cơ
3,326,880 Mã lực
Đận này uy tín lắm rồi :))
Thôi quay lại chủ đề cho phải phép, có khi chiều em chạy đi mua mấy con thia lia nhỉ, bọn này dễ nuôi ko, có phải khử clo nước gì đó ko ợ
Uy tín là tốt nhưng cứ phải ra quán xem sao :))

Giờ em cho nước máy vào xô, để đó cho bay clo
Mai mua cá mang về cho vào lọ nhựa cũng đc, nước trong xô và nước đựng cá 50/50

Mua thêm lọ thức ăn cho cá, mỗi lần cho ăn CÀNG ÍT CÀNG TỐT, bởi cá ko chết vì đói mà toàn chết vì no :))
Anh tập cho cá ăn cơm, 1 hạt cơm bóp nát 2 con ăn 1 ngày. Cá ăn cơm an toàn hơn vì ko bị ô nhiễm nước như thức ăn cho cá.

Kiếm thêm là bàng khô xé mảnh nhỏ bằng 2 con cá thả lọ nước
Tuần thay nước 2 lần, nửa nước cũ, nửa nước mới
 

Duhloss

Xe tải
Biển số
OF-747083
Ngày cấp bằng
21/10/20
Số km
370
Động cơ
58,982 Mã lực
Em xin trích giới thiệu bài viết của mod vnreddevil bên Diễn đàn cá cảnh về loài cá chọi cờ ở Việt Nam (link full bài: http://www.diendancacanh.com/threads/gioi-thieu.377/)

I. CÁ LIA THIA (CÁ CỜ/ SĂN SẮT/ SIN SÍT) – MACROPODUS
1. Cá lia thia chấm

Trong quyển “Kỹ thuật nuôi cá cảnh” của Dick Mills do Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin phát hành năm 1999 có ghi chú loài Macropodus opercularis là “cá lia thia, cá cờ hay cá săn sắt”. Đây là loài lia thia chấm Macropodus opercularis thuộc họ Osphronemidae, phân họ Macropodinae, có nhiều sọc đứng màu xanh trên nền thân màu đỏ nâu, vây đuôi hình chiếc nĩa và kéo dài ở hai đầu, đặc biệt trên nắp mang có một chấm xanh. Loài này được nhập vào Pháp rồi sau đó là châu Âu từ năm 1869 dưới tên gọi cá thiên đường (paradise fish). Loài này phân bố ở nhiều quốc gia. Ở ta, chúng được phát hiện ở những vùng từ Tây Bắc, ĐB sông Hồng, Vinh đến Tuy Hòa. Chúng cũng xuất hiện ở đầu nguồn sông Đồng Nai, nhánh chảy qua Sài Gòn.

1626418220314.jpeg

Cá lia thia chấm Macropodus opercularis bình thường và chấm bạch tạng (góc trên) (nguồn www.fishbase.org)

2. Cá lia thia đen và lia thia lưng đỏ
Ngoài lia thia chấm, Việt Nam còn có hai loài lia thia đặc hữu nữa thuộc chi Macropodus là lia thia đen Macropodus spechti và lia thia lưng đỏ Macropodus erythropterus. Hai loài này hầu như không có các sọc đứng và chấm trên nắp mang như ở loài đầu tiên; chúng chỉ khác nhau đôi chút về màu sắc trên lưng và vây. Cả ba loài trên chỉ phân bố ở miền Bắc, miền Trung và miền Đông Nam bộ mà thôi, không hề xuất hiện ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long!

1626418093153.jpeg

Loài lia thia đen Macropodus spechti có các chấm đen đặc trưng trên vây lưng và đuôi. Loài đặc hữu của Việt Nam. Chúng được phát hiện ở Huế và Hội An
(nguồn www.casa-di-lago.de)


1626418061223.jpeg

Loài lia thia lưng đỏ Macropodus erythropterus có lưng màu hanh đỏ. Loài đặc hữu của Việt Nam. Chúng được phát hiện ở các tỉnh Quảng Trị và Quảng Bình
(Hình lấy từ nguồn www.casa-di-lago.de).

II. CÁ THIA THIA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – BETTA
Những loài cá được gọi là thia thia ở vùng Đồng Bằng sông Cửu Long, miền Nam lại là các loài cá hoang dã thuộc chi Betta, cũng thuộc họ Osphronemidae, phân họ Macropodinae. Đặc điểm chính để phân biệt chi Betta với chi Macropodus đó là chúng có đuôi hình quạt so với đuôi hình nĩa. Theo thống kê thì có đến 5 loài như vậy ở đây. Chúng gồm các loài:
1. Betta splendens: hay còn gọi là cá lia thia mang đỏ vì ở trạng thái kích thích, nắp mang cá có viền đỏ. Thân điểm vảy xanh óng ánh. Loài này sống trên ruộng lúa và kênh rạch. Chúng phân bố rất rộng. Đến nay, chúng được phát hiện ở ngoại ô Sài Gòn, Củ Chi, Tây Ninh và Đồng Tháp.

1626417979952.jpeg

Cá lia thia mang đỏ (Betta splendens)

2. Betta aff. imbellis: hay còn gọi là cá lia thia mang xanh, trông rất giống với loài Betta imbellis ở Thái Lan nhưng hiện chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh rằng chúng có phải là cùng một loài hay không nên người ta mới thêm vào chữ aff. Nắp mang loài này có màu xanh. Các vảy xanh óng ánh trên thân cũng nhiều hơn ở loài Betta splendens. Loài này sống trên ruộng lúa và kênh rạch. Đến nay, chúng được phát hiện ở Phú Quốc, Sóc Trăng, Cần Thơ và Hậu Giang.

1626417930251.jpeg

Cá lia thia mang xanh (Betta aff. imbellis) do anh Hai Lúa (www.forum.ctu.edu.vn) chụp khi về thăm vùng lũ An Giang năm 2005.

3. Betta taeniata: loài này có viền xanh đặc trưng trên vây hậu môn và đuôi. Chúng được phát hiện ở Cần Thơ.

1626417881089.jpeg

Loài Betta taeniata (nguồn http://ibc-smp.org)

4. Betta pugnax: loài này có nắp mang màu xanh trên, đuôi hình lưỡi giáo.

1626417826650.jpeg

Loài Betta pugnax (nguồn http://ibc-smp.org).

5. Betta sp. Bung Binh: hay còn gọi là cá dùi đục, loài đặc hữu, mới phát hiện năm 2000 ở ấp Bùng Binh, Xã Đôn Thuận, Huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Chúng hầu như không có màu, kỳ ngắn và trong, vây hơi ửng đỏ, hình dạng đuôi tương tự như ở loài Betta pugnax, phân biệt giới tính loài này rất khó, ngoại trừ con đực có họng hơi to hơn vì chúng là loài ấp miệng. Lọ nuôi cần đậy nắp thật kỹ vì chúng rất nhút nhát và hay nhảy mỗi khi hốt hoảng. Loài rất phàm ăn này sống trên kênh rạch, bên cạnh các ruộng lúa. Đánh giá sơ bộ, chúng rất giống với loài Betta prima ở Thái Lan. Đến nay, chúng được phát hiện ở Củ Chi, Bình Chánh, Long An, Tây Ninh và cả Phú Quốc.

1626417791184.jpeg

Cá dùi đục (Betta sp. Bung Binh). Chúng đôi khi cũng được bán lẫn lộn với cá lia thia mang đỏ làm thức ăn cho cá La Hán. (Hình do thạc sĩ Bùi Hữu Mạnh chụp, nguồn http://mystusvittatus.googlepages.com).

III. Cá bã trầu (bãi trầu/thanh ngọc/bảy trầu)
Cá bã trầu không phải là con cá thia thia. Cụ Vương nói là đi hớt cá thia thia mà hớt trúng bã trầu thì “phóng sanh phứt cho rảnh nợ đời” vì loài này chỉ giỏi ăn cung quăng, không biết đá đấm là gì. Đối với người ở nông thôn thì họ không lạ gì chúng, nhưng với một số người ở thành thị suốt đời không biết mặt mũi con cá lia thia nó ra làm sao thì rất dễ bị nhầm lẫn vì thoạt trông cá bã trầu cũng hao hao con cá Xiêm. Lại nữa, người ta đồn cá La Hán ăn cá lia thia thì mau “lên đầu” nên các tiệm cá hay bán cá lia thia làm đồ ăn cho cá La Hán, thực tế rất nhiều nơi bán toàn bã trầu mà vẫn gọi đó là… cá lia thia làm mọi người càng thêm nhầm lẫn. Cá bã trầu rất khác cá lia thia, nếu nhìn từ trên xuống thì thấy mõm chúng rất nhọn và thân dẹp như cá sặc. Ở ta có hai giống bã trầu là Trichopsis vittataTrichopsis pumila. Loài đầu rất dễ nhận biết nhờ kích thước lớn đến 7 cm, có từ hai đến ba sọc dọc theo chiều dài thân và một chấm nằm phía sau vây ngực. Loài sau có kích thước nhỏ hơn, tối đa 4 cm, thân và vây xanh lấp lánh rất đẹp. Vào mùa sinh sản, cá quẫy nước tạo thành tiếng kêu rất to. Theo các nhà khoa học thì vây ngực của chúng có khả năng phát ra âm thanh khi quẫy nước và đây là phương thức giao tiếp rất quan trọng giữa các cá thể của các loài này. Cá bã trầu có vây rất dài nên có người tin rằng dòng cá Xiêm đuôi dài là kết quả của việc lai với cá bã trầu nhưng việc hai loài này có thể lai tạp với nhau là điều đáng ngờ!

1626417725688.jpeg

1626417752115.jpeg

(Trái) Loài Trichopsis vittata có các sọc và chấm nổi rõ trên thân. (Trên) Loài Trichopsis pumila nhỏ hơn và chỉ có một dải sậm màu (nguồn www.fishbase.org).
 

PotusTan

Xe buýt
Biển số
OF-544218
Ngày cấp bằng
4/12/17
Số km
934
Động cơ
191,436 Mã lực
Tuổi
38
Nơi ở
Hà Nội
Cho em hỏi là làm sao biết con nào đực con nào cái ạ?
Băn khoăn lớn của em từ hồi bé tới giờ. Mấy lần em có ý tốt để mai mối mà sáng hôm sau nó ngửa bụng hết vì đánh nhau chứ chẳng phải yêu nhau.
_____________________
Theo ý kiên của cá nhân em thì thế này ạ:
1. Về cơ bản, con đực có nhiều thứ... DÀI hơn con cái,ví dụ: đuôi, vây lưng, vây bụng, 2 cái khăn quàng (ca-vát) màu đỏ dưới bụng, toàn thân;
2. Con cái, ngược lại, có nhiều thứ... TRÒN hơn con đực,ví dụ: toàn thân ngắn, nhưng tròn (tròn dạng hình trụ) hơn con đực; bụng to (tròn) hơn; đến tuổi đủ lớn, phần bụng chỗ hậu môn của con cái có màu trắng ngà - là màu của trứng.
3. Con đực lên màu sớm hơn => khi có đủ kinh nghiệm rồi, đến thời điểm con đực lên màu là tách con cái sang bể riêng, để nếu không chọn cá thể cái xuất sắc cho sinh sản, thì sẽ cho đám cá cái ăn ít đi (bóp mồm bóp miệng) để đỡ tốn thức ăn, đỡ phải dọn bể, thay nước. Với nữa, do cá cái bán được ít tiền nên không chú ý nuôi dưỡng nữa. Có đợt em cho chúng nó sinh sản được nhiều đàn quá, không có chỗ nuôi, em còn cho mấy bác nuôi cá ăn thịt làm cá mồi (tội lỗi, tội lỗi... :(().
4. Bác nào chém thêm mấy dao giúp em với =)):))=((:x
 

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
20,358
Động cơ
515,577 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cho em hỏi là làm sao biết con nào đực con nào cái ạ?
Băn khoăn lớn của em từ hồi bé tới giờ. Mấy lần em có ý tốt để mai mối mà sáng hôm sau nó ngửa bụng hết vì đánh nhau chứ chẳng phải yêu nhau.
Cụ ít nuôi dòng này rồi ! Con đực con cái nhìn phân biệt rõ ràng ngay. Con đực như các ảnh ở đây thì quần là áo lượt, tác phong đạo mạo, oai phong lẫm liệt. Còn con cái thì đúng chất nội trợ vận bộ đồ ở nhà nhạt nhoà, ngắn cũn cỡn, dáng vẻ chậm chạp béo ị, luôn bám nhằng nhẵng theo con đực thôi. :D
 

Vietjuve

Xe buýt
Biển số
OF-529977
Ngày cấp bằng
2/9/17
Số km
560
Động cơ
174,145 Mã lực
Giờ món này bảo F1 thích chơi ko để bố mua về cho, có khi tụi nó lại cá chê í nhỉ ? :))
Ít cháu thích lắm. Cách đây 3-4 năm, bon trẻ nhà em nghỉ hè. Em tha cá về cho chơi, về sau báo hại nó ép nhau đẻ làm em chăm vất vả. Em nuôi giống hết ông chú trên vtv1. Mỗi ngày một cữ hơn tiếng chọc giun cho từng con ăn một. Đợt đó nở mấy trăm con cá, mà tỉ lệ đực cao .
 

hairyscary

Xe điện
Biển số
OF-643753
Ngày cấp bằng
28/4/19
Số km
2,057
Động cơ
170,286 Mã lực
_____________________
Theo ý kiên của cá nhân em thì thế này ạ:
1. Về cơ bản, con đực có nhiều thứ... DÀI hơn con cái,ví dụ: đuôi, vây lưng, vây bụng, 2 cái khăn quàng (ca-vát) màu đỏ dưới bụng, toàn thân;
2. Con cái, ngược lại, có nhiều thứ... TRÒN hơn con đực,ví dụ: toàn thân ngắn, nhưng tròn (tròn dạng hình trụ) hơn con đực; bụng to (tròn) hơn; đến tuổi đủ lớn, phần bụng chỗ hậu môn của con cái có màu trắng ngà - là màu của trứng.
3. Con đực lên màu sớm hơn => khi có đủ kinh nghiệm rồi, đến thời điểm con đực lên màu là tách con cái sang bể riêng, để nếu không chọn cá thể cái xuất sắc cho sinh sản, thì sẽ cho đám cá cái ăn ít đi (bóp mồm bóp miệng) để đỡ tốn thức ăn, đỡ phải dọn bể, thay nước. Với nữa, do cá cái bán được ít tiền nên không chú ý nuôi dưỡng nữa. Có đợt em cho chúng nó sinh sản được nhiều đàn quá, không có chỗ nuôi, em còn cho mấy bác nuôi cá ăn thịt làm cá mồi (tội lỗi, tội lỗi... :(().
4. Bác nào chém thêm mấy dao giúp em với =)):))=((:x
Em rót cho cụ bị quá chén rồi.
Mà công nhận cứ dài hơn với tròn hơn thế này dễ hình dung hẳn :D
 

PotusTan

Xe buýt
Biển số
OF-544218
Ngày cấp bằng
4/12/17
Số km
934
Động cơ
191,436 Mã lực
Tuổi
38
Nơi ở
Hà Nội
Em rót cho cụ bị quá chén rồi.
Mà công nhận cứ dài hơn với tròn hơn thế này dễ hình dung hẳn :D
___________________
Đấy, cứ tập trung vào tiêu chí DÀITRÒN cho dễ nhớ, dễ phân biệt. Rất trực quan sinh động.
P/S: Cơ mà, không nhất thiết em với cụ phải cùng... xi-nghĩ về DÀITRÒN đâu đấy :))=))=((:x:D
 

Whoknow

Xe lăn
Biển số
OF-365110
Ngày cấp bằng
1/5/15
Số km
10,192
Động cơ
362,095 Mã lực
Uy tín là tốt nhưng cứ phải ra quán xem sao :))

Giờ em cho nước máy vào xô, để đó cho bay clo
Mai mua cá mang về cho vào lọ nhựa cũng đc, nước trong xô và nước đựng cá 50/50

Mua thêm lọ thức ăn cho cá, mỗi lần cho ăn CÀNG ÍT CÀNG TỐT, bởi cá ko chết vì đói mà toàn chết vì no :))
Anh tập cho cá ăn cơm, 1 hạt cơm bóp nát 2 con ăn 1 ngày. Cá ăn cơm an toàn hơn vì ko bị ô nhiễm nước như thức ăn cho cá.

Kiếm thêm là bàng khô xé mảnh nhỏ bằng 2 con cá thả lọ nước
Tuần thay nước 2 lần, nửa nước cũ, nửa nước mới
Ăn ít thế thôi ạ
Thế mà em đang định để dành ít đầu tôm tẩm bổ cho bọn nó :))
À, lá bàng làm kháng sinh nhỉ
 

PotusTan

Xe buýt
Biển số
OF-544218
Ngày cấp bằng
4/12/17
Số km
934
Động cơ
191,436 Mã lực
Tuổi
38
Nơi ở
Hà Nội
Em còn chọn con nào có đôi mắt to, đen sì chứ ko lấp lánh thì thường là những con máu chiến, lì đòn nhất.
_____________________
Em thì lại chọn con chọi nào mà mắt nó có đốm xanh, gọi là "mắt sao" - thường con màu xanh lá mạ hay có chấm xanh ở mắt. Cá nhân em đúc rút kinh nghiệm thấy đa số những con này đánh/chiến tốt hơn.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top