Đã chốt xong, chờ thay đổi ở tổ, thôn!
Cụ định nghĩa: "sạch" nhưng người ta muốn yên ổn, giúp ạ.Chắc chắn rồi, nhưng sạch mới là điều kiện cần. Nhiều người cũng sạch nhưng người ta ko muốn xáo trộn, va chạm, người ta muốn yên ổn để tại vị. Còn người dám làm mới đáng trân trọng, vì người ta biết nghĩ cho cái chung, biết vì cái chung nữa. Sạch là điều kiện cần, dám làm mới là điều kiện đủ.
Em thì cho rằng, việc thay đổi cải cách này, không ít người sẽ có tâm thế là chưa thể làm được ngay vì nó đụng đến bộ máy hành chính đang vận hành khá lớn, một vài ý kiến thuộc về chủ trương, cũng xuất hiện nhiều ý kiến thế này thế kia. Để đi nhận được sự đồng thuận và đưa vào thực hiện ở cấp trung ương là một việc không dễ. Cho nên một số địa phương sẽ tư duy là khi còn chủ trương thì cứ làm để sau thành sự đã rồi. Tuy nhiên, cá nhân em không thể ngờ là hơn 1 năm vừa qua, đến mấy người trong tứ trụ phải về hưu giữa chừng thì có việc sự đồng thuận ở cấp cao cho chủ trương lớn là điều có thể hiểu được. Những đề xuất trên cũng chỉ mang tính địa phương, cục bộ mà khi chưa có quyết định chính thức từ trung ương, cũng khó ai có thể tạm ngưng các đề xuất đó.E chỉ trao đổi theo thực tế đang diễn ra thôi cụ, vì ý tưởng về việc tinh gọn và sát nhập và bỏ cấp trung gian,...có thể đã có các lãnh đạo cũng suy nghĩ rất lâu rồi vì những vấn đề đó nếu quản lý vĩ mô ít nhiều đều nhìn thấy vấn đề bất ổn trong hệ thống quản lý trước đây. Nhưng để từ ý tưởng của 1 vài người phát triển thành nghiên cứu rồi xây dựng phương án nó phải rõ ràng.
E tự biết mình không biết về quản lý nhà nước, nên cụ hỏi e là cần nghiên cứu bao nhiêu năm thì e ko trả lời được và nhờ cụ hoặc các cụ khác trả lời giúp. E chỉ bàn luận trên thực tế nhìn thấy, là nếu nghiên cứu từ lâu rồi, sao 4-5 năm trc rồi đến 2-3 năm gần đây vẫn thực hiện việc các địa phương đặt mục tiêu và rất cố gắng chuẩn bị hạ tầng cho việc đạt tiêu chuẩn để được lên thành phố cho các thị xã , ví dụ như gần đây là thành phố Thủ Đức, tp Từ Sơn, tp Sầm Sơn, tp Thủy Nguyên,.... Nó chắc chắn là 1 sự tốn kém ngân sách lớn về xây dựng cơ bản, sắp xếp nhân sự,...mà có thể ko lãng phí bằng cách dừng các việc đó lại luôn.
Cụ gõ được dài thế mà không biết hỏi Google à?Trước đây em từng có post băn khoăn về bố trí tổ chức con người sau khi bỏ cấp huyện và sáp nhập có tinh gọn như kỳ vọng hay không? Nhưng tới giờ câu chuyện này em vẫn chưa được rõ.
Việc sáp nhập xã, tỉnh thì về mặt tư duy logic, có khả năng dôi dư ra một số nhân lực tương đồng về vị trí, ví dụ 2 ông chủ tịch tỉnh thì giờ chỉ cần 1; 3-4 xã gộp lại cũng thế, chỉ còn lại một vị trí chủ tịch xã. Nhưng cấp huyện thì đến giờ vẫn thực hiện một số chức năng như về đất đai, điều tra của công an, truy tố của VKS và xét xử của tòa án, rồi thi hành án .... chịu trách nhiệm trên địa bàn huyện (xã không có chức năng này). Ví dụ huyện cũ quê em là 18 xã. Sau sáp nhập, dự kiến còn 5 xã. Vậy thì sau khi bỏ cấp huyện, các chức năng cấp huyện phải chuyển xuống cấp xã thì có đủ nhân lực phân bổ cho 5 xã đảm bảo đủ chức năng của huyện cũ hay không? Cũng theo tư duy logic của em thì có khi không đủ người để phân bổ đều cho cả 5 xã mới. Mà nếu cố chia cho gọi là có người, thì liệu năng lực cá nhân cán bộ có khả năng đáp ứng hay không? Ví dụ 1 phòng ở cấp huyện cũ ví dụ có 5 người thì có người trưởng, phó, chuyên viên ... mỗi người thiên về một mảng nào đó, giờ 5 người này chia cho 5 xã thì chia thế nào cho đảm bảo tiêu chí hợp lý về trình độ, năng lực, phẩm chất. Liệu có phải bố trí thêm cán bộ cho cấp xã mới sau khi bỏ huyện hay không?
Cho nên em nghe lác đác một số ý kiến việc hiện nay như bỏ huyện to thành các huyện nhỏ. Việc này, em đoán là phải đã có phương án rồi chứ không thể tư duy logic thô thiển như em ở trên được, nhưng có thể thông tin chưa công khai cụ thể. Cụ nào có thông tin rất mong chia sẻ để em hiểu về vấn đề này. Em cảm ơn!
Em thấy cái bộ làm ăn bê bối nhất là bộ này , tài nguyên thì đào xúc múc bán bằng sạch . Còn môi trường thì kệ cmnlCái khác thì không nói chứ riêng lĩnh vực đất đai cho CA quản lý 1~2 khoá để chấn chỉnh lại rồi trả lại bên chính quyền em thấy hợp lý. Như mọi người đều biết lĩnh vực đất đai nhiều mầu mỡ nhất nhưng cũng là lĩnh vực dễ gây bất ổn xã hội nhất. Đa số những vụ khiếu kiện kéo dài đều liên quan tới đất đai, đa số sự việc anh em ruột thịt tương tàn đều liên quan tới đất đai, đa số các dự án không hẹn ngày hoàn thành cũng đều liên quan tới đất đai,... Nói chung là để hoàn thành mục tiêu phát triển 2 con số thì sau khi tinh gọn bộ máy hành chính thì việc tiếp theo là động tới đất đai, không động không được.
Giá trị đất đai với quốc gia cũng như lượng mỡ trong cơ thể người, quá thấp thì không đủ cấp năng lượng cho cơ thể, còn quá cao sẽ gây béo phì. Giá trị đất đai hiện tại em cho là đã bắt đầu béo phì rồi, người dân bây giờ thích tích BDS hơn là đầu tư sản xuất hàng hoá! Béo phì rồi không muốn làm nữa! Làm nó mỏi, lại không lãi bằng tích mỡ!![]()
Cụ bị lạc lõng với thời đại lắm rồi. Chợ bây giờ nó là chợ online, không phải tập trung ở cái chợ huyện nữa.bỏ tp thuộc tỉnh là đi ngược với lịch sử phát triển của loài người. Giống như chợ họp phải có nơi, không phải chỗ nào cũng chợ.Làng có chợ nhỏ, huyện có chợ to, tp có chợ rất to là siêu thị
Cụ thể, Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều 110 của Hiến pháp năm 2013 theo hướng không quy định quá chi tiết về hệ thống các đơn vị hành chính với tên của từng loại đơn vị theo 3 cấp như hiện nay.
Thay vào đó, chỉ quy định có tính khái quát, làm cơ sở cho việc tổ chức lại các đơn vị hành chính theo mô hình 2 cấp, gồm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Có vẻ như TBT đang làm nhiều công việc của TTg và Chủ tịch nước. Có phải không các cụ ?Sáng nay TBT chủ trì họp BCT-BBT để cho ý kiến về tình hình, tiến độ thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 khóa XIII, các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính các cấp…
Trong 1 diễn biến khác thì sáng cùng ngày Ttg lại đi thăm Côn Đảo (cùng 1 uỷ viên BCT khác).
CP là đơn vị đầu mối thực hiện chủ trương tinh gọn mà người đứng đầu lại không tham gia lĩnh hội, tiếp thu ý kiến mà lại đi công tác lịch khác (có vẻ không quá gấp gáp, chủ yếu mang ý nghĩa tri ân).
Thấy hơi gợn gợn.
Cái này thì chưa ai đả động tới. TP thuộc TƯ là 1 nhé, nhưng là TP thuộc tỉnh giờ thành 3-5 phường thì quản lý tổng thể kiêu gì về quy hoạch kiến trúc, trật tự đô thị.Em ở Tp Thái bình đang đô thi loại 2 chuẩn bị lên loại 1 thì lại bị chuyển thành phường. Em thấy TP quy hoạch cũng bài bản. Bao công sức của các cấp lãnh đạo, bà con nhân dân xây dựng vun đắp nên. Sau này nếu các quy hoạch kiến trúc đô thị , các công trình công viên cây xanh, các công trình điện đường trường trạm, công cộng nói chung. Nếu giao về phường thì manh mún không được. Mà giao về tỉnh thì Tp không còn là thủ phủ nữa, không biết có được quan tâm chỉnh trang, còn được đầu tư vào đấy nữa không.
Sạch cho đến khi bị khui ra thôi cụ.Cụ định nghĩa: "sạch" nhưng người ta muốn yên ổn, giúp ạ.
Em đang hiểu đói cho sạch roách cho thơm hehe. Nhưngem chưa thấy cuan nào nghèo, trừ cc quan tầm vài chục năm trước, thời bao cấp ấy.
Ấm rồi thì vui vẻ mà về, bào mãi.![]()
Có thể đây là thông tin cần có trong bối cảnh người phát ngôn Bộ Ngoại Giao lên tiếng về những hoạt động của Trung Quốc và Philipine tại Biển Đông cụ ạ. Em nghĩ sáp nhập là đối nội, cũng họp bàn nhiều rồi. Đối ngoại cũng quan trọng vậy.Sáng nay TBT chủ trì họp BCT-BBT để cho ý kiến về tình hình, tiến độ thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 khóa XIII, các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính các cấp…
Trong 1 diễn biến khác thì sáng cùng ngày Ttg lại đi thăm Côn Đảo (cùng 1 uỷ viên BCT khác).
CP là đơn vị đầu mối thực hiện chủ trương tinh gọn mà người đứng đầu lại không tham gia lĩnh hội, tiếp thu ý kiến mà lại đi công tác lịch khác (có vẻ không quá gấp gáp, chủ yếu mang ý nghĩa tri ân).
Thấy hơi gợn gợn.
Liên quan đất đai :Trước đây em từng có post băn khoăn về bố trí tổ chức con người sau khi bỏ cấp huyện và sáp nhập có tinh gọn như kỳ vọng hay không? Nhưng tới giờ câu chuyện này em vẫn chưa được rõ.
Việc sáp nhập xã, tỉnh thì về mặt tư duy logic, có khả năng dôi dư ra một số nhân lực tương đồng về vị trí, ví dụ 2 ông chủ tịch tỉnh thì giờ chỉ cần 1; 3-4 xã gộp lại cũng thế, chỉ còn lại một vị trí chủ tịch xã. Nhưng cấp huyện thì đến giờ vẫn thực hiện một số chức năng như về đất đai, điều tra của công an, truy tố của VKS và xét xử của tòa án, rồi thi hành án .... chịu trách nhiệm trên địa bàn huyện (xã không có chức năng này). Ví dụ huyện cũ quê em là 18 xã. Sau sáp nhập, dự kiến còn 5 xã. Vậy thì sau khi bỏ cấp huyện, các chức năng cấp huyện phải chuyển xuống cấp xã thì có đủ nhân lực phân bổ cho 5 xã đảm bảo đủ chức năng của huyện cũ hay không? Cũng theo tư duy logic của em thì có khi không đủ người để phân bổ đều cho cả 5 xã mới. Mà nếu cố chia cho gọi là có người, thì liệu năng lực cá nhân cán bộ có khả năng đáp ứng hay không? Ví dụ 1 phòng ở cấp huyện cũ ví dụ có 5 người thì có người trưởng, phó, chuyên viên ... mỗi người thiên về một mảng nào đó, giờ 5 người này chia cho 5 xã thì chia thế nào cho đảm bảo tiêu chí hợp lý về trình độ, năng lực, phẩm chất. Liệu có phải bố trí thêm cán bộ cho cấp xã mới sau khi bỏ huyện hay không?
Cho nên em nghe lác đác một số ý kiến việc hiện nay như bỏ huyện to thành các huyện nhỏ. Việc này, em đoán là phải đã có phương án rồi chứ không thể tư duy logic thô thiển như em ở trên được, nhưng có thể thông tin chưa công khai cụ thể. Cụ nào có thông tin rất mong chia sẻ để em hiểu về vấn đề này. Em cảm ơn!
Cụ nói chuẩn quá. Bấy lâu nay cái Tp Hưng Yên ngốn ngân sách tỉnh, đầu tư không biết bao nhiêu tiền để nâng hạng đô thị, thế mà suốt hơn 15 năm không lên nổi loại 2. Rất phí tiền. Giờ bỏ cái cấp huyện thì hi vọng phân bổ xuống các xã mới của mấy huyện cũ sẽ ngon hơn, đồng đều hơnBỏ thành phố trực thuộc tỉnh nó cũng là một cách hay để phân bổ nguồn lực đều ra toàn tỉnh. Lâu nay cái thành phố thuộc tỉnh ấy nó là chỗ hút máu ngân sách tỉnh đấy. Bỏ đi thì tư duy người ta cũng sẽ khác, cái thành phố ngày xưa có thể sẽ giảm bớt tầm quan trọng, nhưng đời sống bà con ở các huyện khác chắc chắn sẽ tốt hơn.
Từ lâu rồi... thậm chí nhiều việc của bộ trưởng...Có vẻ như TBT đang làm nhiều công việc của TTg và Chủ tịch nước. Có phải không các cụ ?
Các Phường / xã gộp lại vẫn còn dư ra nhiều người lắm nên không thể thiếu dc. Cái gì trước giờ Q/Huyện làm dc thì P/X cũng xử lý dc ở mức độ nhỏ hơn. Vd tngt chết 1ng p/x làm, 3 ng Huyện làm, hơn 3 thì Tỉnh làm. Giờ cứ dưới 3 thì P/x tự làm thôi.Trước đây em từng có post băn khoăn về bố trí tổ chức con người sau khi bỏ cấp huyện và sáp nhập có tinh gọn như kỳ vọng hay không? Nhưng tới giờ câu chuyện này em vẫn chưa được rõ.
Việc sáp nhập xã, tỉnh thì về mặt tư duy logic, có khả năng dôi dư ra một số nhân lực tương đồng về vị trí, ví dụ 2 ông chủ tịch tỉnh thì giờ chỉ cần 1; 3-4 xã gộp lại cũng thế, chỉ còn lại một vị trí chủ tịch xã. Nhưng cấp huyện thì đến giờ vẫn thực hiện một số chức năng như về đất đai, điều tra của công an, truy tố của VKS và xét xử của tòa án, rồi thi hành án .... chịu trách nhiệm trên địa bàn huyện (xã không có chức năng này). Ví dụ huyện cũ quê em là 18 xã. Sau sáp nhập, dự kiến còn 5 xã. Vậy thì sau khi bỏ cấp huyện, các chức năng cấp huyện phải chuyển xuống cấp xã thì có đủ nhân lực phân bổ cho 5 xã đảm bảo đủ chức năng của huyện cũ hay không? Cũng theo tư duy logic của em thì có khi không đủ người để phân bổ đều cho cả 5 xã mới. Mà nếu cố chia cho gọi là có người, thì liệu năng lực cá nhân cán bộ có khả năng đáp ứng hay không? Ví dụ 1 phòng ở cấp huyện cũ ví dụ có 5 người thì có người trưởng, phó, chuyên viên ... mỗi người thiên về một mảng nào đó, giờ 5 người này chia cho 5 xã thì chia thế nào cho đảm bảo tiêu chí hợp lý về trình độ, năng lực, phẩm chất. Liệu có phải bố trí thêm cán bộ cho cấp xã mới sau khi bỏ huyện hay không?
Cho nên em nghe lác đác một số ý kiến việc hiện nay như bỏ huyện to thành các huyện nhỏ. Việc này, em đoán là phải đã có phương án rồi chứ không thể tư duy logic thô thiển như em ở trên được, nhưng có thể thông tin chưa công khai cụ thể. Cụ nào có thông tin rất mong chia sẻ để em hiểu về vấn đề này. Em cảm ơn!
Tổ thôn là dân sự rồi, chỉ có người chính địa phương tổ thôn đó mới làm dc, không thể cử cán bộ phường về làm vì chả biết thôn đó tổ đó nếu không sống ở đó. Chỉ có các bí thư của thôn tổ là người của chính quyền thôi.Đã chốt xong, chờ thay đổi ở tổ, thôn!
CP giao đầu mối nghiên cứu đề xuất thôi cụ, cụ thể là Bộ Nội vụ. Bộ đề xuất gửi ý kiến cho Ban tổ chức TW đánh giá rồi báo cáo lại trực tiếp TBT. TT không có vai trò gì ở đây đâu, họp có mặt hay k cũng k quan trọng lắm.Sáng nay TBT chủ trì họp BCT-BBT để cho ý kiến về tình hình, tiến độ thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 khóa XIII, các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính các cấp…
Trong 1 diễn biến khác thì sáng cùng ngày Ttg lại đi thăm Côn Đảo (cùng 1 uỷ viên BCT khác).
CP là đơn vị đầu mối thực hiện chủ trương tinh gọn mà người đứng đầu lại không tham gia lĩnh hội, tiếp thu ý kiến mà lại đi công tác lịch khác (có vẻ không quá gấp gáp, chủ yếu mang ý nghĩa tri ân).
Thấy hơi gợn gợn.