Vài ngày nay dân tình xôn xao bàn tán về chủ trương han chế phương tiện xe máy xăng. Có thể đây là động thái dò đường, để nghe ngóng dư luận trước khi có những biện pháp thực hiện cụ thể mà chủ trương thực sự thì đã được nêu ra tử cả chục năm trước và chưa được thực hiện nghiêm túc, triệt để.
Trước hết, thử quan sát, tư duy trực quan thì có thể thấy rằng ô nhiễm khói bụi không khí có thể từ các nguồn phát thải trong quá trình sinh sống, đi lại, lao động sản xuất của chính ông người. Nếu không có con người, thì thiên nhiên, không khí tự trong lành ngay tắp lự. Tạm sơ lược các nguồn như sau:
1. Nguồn thải từ các nhà máy, cơ sở sản xuất, xí nghiệp, làng nghề. Hiện tại, có vẻ như các cơ sở có mức độ phát thải cao, đã được hạn chế, di dời ra các vùng rìa của thành phố hoặc các tỉnh lân cận. Tỉ lệ trong nội đô còn khá ít. Còn lại là các đơn vì sản xuất mức độ phát thải vừa và các đơn vị làm dịch vụ thì vẫn phải duy trì để kiếm kế sinh nhai. Không thể hít thở không khí trong lành với dạ dày rỗng. Nhưng các cơ quan quản lý cũng nên dần siết lại mức độ phát thải khí thải, bụi từ cơ sở to đến nhỏ
2. Nguồn phát thải từ lưu thông
- Khí thải đốt của xe động cơ xăng dầu
- Bụi đất trên đường do các xe mang theo, cuốn vào không khí.
3. Nguồn phát thải từ quá trình đô thị hóa: Từ xây dựng các công trình đô thị: Tòa nhà văn phòng, chung cư, các trụ sở cơ quan, cầu đường. Không biết số lượng phát thải bao nhiêu, nhưng việc này là không tránh khỏi trong quá trình đô thị hóa.
4. Nguồn phải thải từ sinh hoạt:
- Bụi từ sợi quần áo, vải, da chết, bụi con người mang theo khi di chuyển
- Sơn, khí từ các bình xịt, các loại nước tẩy rửa và các loại hóa chất từ đồ nội thất, đồ dùng khác tại gia đình, khói thuốc lá
Nguồn thải này từ ở nhà thấp tầng lẫn ở các tòa nhà chung cư cao tầng vẫn hàng ngày ít nhiều cũng phát thải vào không khí.
Tạm xem xét 4 nguồn phát thải nêu trên, thì số 1, 3, 4 dường như khó tránh và giảm thiểu ngay một sớm một chiều được, chỉ cá nhân tự nâng cao ý thức dần. Như vậy, vấn đề còn lại chỉ còn là tìm giải pháp ở mục số 2 là vấn đề lưu thông, vận chuyển, di chuyển:
Theo số liệu được công bố: "Hà Nội hiện có trên 9,2 triệu phương tiện, trong đó thành phố quản lý 1,1 triệu ôtô, 6,9 triệu xe máy; còn lại là phương tiện từ tỉnh khác lưu thông thường xuyên. Trong số xe máy đăng ký tại Hà Nội, khoảng 5,6 triệu xe chạy bằng xăng, còn lại 1,3 triệu xe máy điện.
Trong nguồn thải này gồm khí thải và bụi đất thì bụi đất cũng khó giảm thiểu, ngoại trừ cách bắt người đi ít đi, ít sử dụng phương tiện cá nhân. Xe điện hay xăng cũng đều cuốn theo bụi đất cả.
Vậy thì chỉ còn phương án bớt cực đoan hơn là chuyển đổi xe điện sang xăng để giảm khí thải. Việc này được đo lường ra sao?
Nếu ước tính từ số liệu trên với 5,6 triệu xe máy xăng đăng ký tại HN (số xe từ tỉnh vào cũng không hề ít, chưa tính đến) thì nếu xe đăng ký biển HN trung bình 1 ngày đi 10km, tiêu hao 0,25 lít xăng, số lượng cần đốt và phát thải vào vùng không khí HN là: 5,600,000x0,25/1000=1,400 tấn xăng dầu/ngày. Và số khí thải này cư dân tại HN sẽ chia nhau hít vào mỗi người một ít. Con số này có thể chưa chính xác, có sai số nhưng có thể giúp ta có cái nhìn trực quan về hàng nghìn tấn xăng dầu được động cơ đốt trong đốt hàng ngày. Đây là nguồn phát thải có thể đo lường và có thể có lựa chọn khác.
Như vậy, để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí, thì các nguồn phát thải khác hiện còn khó có biện pháp, không thể ngưng sản xuất kinh doanh, không thể ngưng đô thị hóa, không thể ngừng ăn ở sinh hoạt, giải pháp còn khả dĩ chỉ còn là cấm hẳn việc đi lại bằng phương tiện cá nhân, hạn chế cao nhất, ưu tiên di chuyển công cộng hoặc nên nhanh chóng chuyển đổi các phương tiện cá nhân sang phương tiện điện.
- Việc Nhà nước chưa cấm hẳn phương tiện cá nhân, chỉ yêu cầu chuyển đổi sang xe điện cũng là một bước chưa quá cực đoan để giải quyết vấn đề nguồn thải.
- Xe điện giờ doanh nghiệp trong nước sản xuất được, của "nhà trồng được" rồi, người dân nên ủng hộ chủ trương này của Nhà nước và cả doanh nghiệp Việt. Tuy nhiên, vấn đề nguồn cung điện, an toàn cháy nổ cũng là điều phải nâng cao nhận thức và xe nên được bán với giá hợp lý, cạnh tranh với các hãng tương đương khác.
Với các nguồn phát thải tạm liệt kê ở trên, thì việc chuyển đổi xe xăng sang điện này chưa giải quyết được nhiều, nhưng không làm bây giờ thì khi nào? Và có lẽ nên đưa ra lộ trình hợp lý cho cả xe máy và xe ô tô và phấn đấu từ nay đến 2030 cùng với một mốc phát triển chung của cả nước. Cá nhân một số người có thể sẽ thiệt thòi, bất cập nhưng vì cái chung thì nên cố gắng thích nghi thôi. Ai ở nội thành mới mua xe xăng hoặc có xe đẹp, xe kỷ niệm thì đi một vài năm nữa thì có thể bán cho người thân, quen ở tỉnh nơi chưa cấm. Đến cái thân mạng nhiều lúc còn không giữ được, cái xe cũng chỉ là phương tiện, cũng nên tương đối thôi.
Thế gian thay đổi, dịch biến, xoay vần, suy cho cùng, chúng ta không thực sự nắm giữ được gì cả, còn duyên nó đến thì dùng, hết duyên thì hãy để nó đi.
