[Funland] Thượng uý công an bế ngược cháu bé đuối nước chạy quanh sân, cứu sống thần kỳ

Trạng thái
Thớt đang đóng

Bigmoto

Xe container
Biển số
OF-389465
Ngày cấp bằng
29/10/15
Số km
5,849
Động cơ
311,910 Mã lực
Dốc ngược để cho nước ra, giải quyết vấn đề thở.
Nhưng nên hà hơi thổi ngạt, ép tim trước, vì sự sống của nạn nhân phải đảm bảo 2 yếu tố:
1. Thở được
2. Tim đập được.
Theo bài báo thì cũng hà hơi ép tim nhưng không được, lúc đó mới vác chạy.
Động tác này em được chứng kiến vài lần rồi, cũng có cứu được, lần không.
Cứu được là do phát hiện sớm, mấy lần không được là không biết ngã từ lúc nào rồi. Tìm quanh không thấy thì nhảy đại xuống hồ mò thôi.
 

Lastbet

Xe buýt
Biển số
OF-134548
Ngày cấp bằng
14/3/12
Số km
559
Động cơ
355,201 Mã lực
Nếu sờ thấy bụng cháu bé căng lên do uống quá nhiều nước thì việc đầu tiên là phải dốc ngược, chạy để nước ra hết. Sau đó mới hà hơi thổi ngạt và day ấn ngực Cụ ạ !
Em đồng ý với ý kiến của cụ vì em nghĩ nếu trong phổi đang đầy nước thì giống như tràn dịch màng phổi, việc đầu tiên là phải hút được nước ra ngoài thì phổi mới thở được, còn đã đầy nước thì bơm ôxy vào cũng không thở được.

Em cũng mới google lại, việc dốc ngược vẫn có tác dụng nhưng yêu cầu đầu tiên là cung cấp oxy cho nạn nhân vì nạn nhân đang thiếu oxy. Còn dốc ngược trước để cho nước ra có thể làm lỡ quá trình cung cấp oxy cho nạn nhân dẫn đến di chứng tổn thương não do thiếu máu sau này. Do vậy theo google thì nên hà hơi thổi ngạt đầu tiên, sau đó ép tim, cách cuối là xử lý như anh công an kể trên nếu các biện pháp trước đó không hiệu quả.
 
Chỉnh sửa cuối:

bentley8

Xe điện
Biển số
OF-897
Ngày cấp bằng
25/7/06
Số km
2,507
Động cơ
589,059 Mã lực
Vẫn còn công an thế này, ngưởi dân vẫn còn có cái để tin.
 

paulsteigel

Xe buýt
Biển số
OF-347998
Ngày cấp bằng
24/12/14
Số km
969
Động cơ
1,577 Mã lực
Nơi ở
Hà nội, Hòa Bình, Nam Định
Website
www.sfdp.net
Theo bài báo thì cũng hà hơi ép tim nhưng không được, lúc đó mới vác chạy.
Động tác này em được chứng kiến vài lần rồi, cũng có cứu được, lần không.
Cứu được là do phát hiện sớm, mấy lần không được là không biết ngã từ lúc nào rồi. Tìm quanh không thấy thì nhảy đại xuống hồ mò thôi.
Kinh nghiệm các cụ trong cứu đuối nước cũng như vậy ạ, đưa lên cái, nếu đã bất tỉnh thì vác ngược chạy mấy vòng, nước chảy hết ra thì bắt đầu hà hơi, tiếp sức ép tim....
May là bé này vẫn còn ở giới hạn chưa chết não!
Vâng cụ nào bảo - xã hội còn công an như này thì không lo buồn. Xã hội lúc nào cũng có người tốt, chỉ khi nảy sinh tình huống thì nó mới thể hiện ra thôi. Ai cũng có trái tim và tình thương mà!
Cảm ơn anh Công An!
 

Hooks

Xe tăng
Biển số
OF-584554
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
1,343
Động cơ
150,910 Mã lực
Tuổi
53
Rât nhiều cán bộ y tế nói là cấp cứu đuối nước chỉ nên ép tim, hà hơi thổi ngạt, ko nên dùng các pp dân gian như dốc ngược chạy quanhv.v

Dù sao thì cũng rất cảm phục đc CA và chia vui với GĐ em bé!
Nhà cháu cũng từng làm cách này để cứu cu con. Nhưng nhà cháu vắt nó cao hơn, phần xương ức. Mục đích là khi chạy sẽ tạo nhịp ép theo bước chạy lên cả tim và phổi để đẩy nước ra.
 

Trục

Xe ba gác
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Người OF
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
21,627
Động cơ
755,066 Mã lực
Nơi ở
Gia tộc họ Đặng
Theo bài báo thì cũng hà hơi ép tim nhưng không được, lúc đó mới vác chạy.
Động tác này em được chứng kiến vài lần rồi, cũng có cứu được, lần không.
Cứu được là do phát hiện sớm, mấy lần không được là không biết ngã từ lúc nào rồi. Tìm quanh không thấy thì nhảy đại xuống hồ mò thôi.
Em đọc kỹ bài báo rồi mà Cụ. :)
Chiến sĩ này họ thạo sơ cứu mà, bộ môn này em đoán là các chiến sĩ chính quy đều được học.
 

Sonduong.BMV

Xe container
Biển số
OF-17152
Ngày cấp bằng
8/6/08
Số km
8,761
Động cơ
623,840 Mã lực
Nơi ở
Nhà không số phố không tên.
Cấp cứu như này là sai, các cụ ko nên làm theo nhé.
Nhưng xin chân trọng tấm lòng cứu người của a công an.
Em cũng thấy thế nhưng cháu được cứu sống rồi nên ... không sai. Hình như ép tim , tim đâp rồi mới vác chậy
 

TÀU NGẦM NỔI

Xe container
Biển số
OF-550192
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
7,323
Động cơ
236,968 Mã lực
Tuổi
37
Cấp cứu đuối nước em thấy thường hướng dẫn là lật mặt nằm nghiêng + hà hơi thổi ngạt thì nước ộc ra, chứ chưa thấy cấp cứu dốc ngược thế này. Nhưng làm thế nào mà cháu bé sống lại là tốt nhất rồi, chân trọng anh công an.
Nước ra dễ hơn vì bị dốc ngược cộng với việc chạy làm sốc tim. Cái này áp dụng nhiều.
Cũng như sét đánh, điện giật đem đi chôn bùn. Hay bỏng thì ngam nước
Còn nước còn tát chứ đúng sai thì miễn bàn.
 

mô kích

Xe điện
Biển số
OF-82633
Ngày cấp bằng
12/1/11
Số km
4,184
Động cơ
452,764 Mã lực
Nơi ở
Phukienhonda.net
Website
phukienhonda.net
Nhiều ông xem phim cho lắm vào rồi phát ngôn như đúng rồi. Cũng may cháu bé qua khỏi chứ ko lại đổ lỗi ko biết sơ cứu.
 

bimbim71

Xe điện
Biển số
OF-298980
Ngày cấp bằng
18/11/13
Số km
3,902
Động cơ
336,326 Mã lực
Anh c.a tốt.
Nhưng cấp cứu đuối nước,nhất là đuối khô thì không nên làm vậy.
May mắn vì theo anh lều cháu ở giai đoạn sớm(tím tái) còn ngạt trắng e rằng khó.
 

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,952
Động cơ
540,334 Mã lực
Cảm ơn đồng chí!


Trong lúc cháu bé đã tím tái, ngừng thở, tim đã ngừng đập nhưng Thượng úy Hà Minh Hải vẫn tìm mọi cách để cấp cứu cho em.

Mới đây MXH xôn xao trước đoạn clip ghi lại cảnh một chiến sĩ công an đang cố gắng cấp cứu một cháu bé đuối nước được dân mạng chia sẻ rầm rộ.
Theo đoạn clip đăng tải, một chiến sĩ công an đang bế ngược cháu bé trên vai rồi chạy vọng quanh sân để nước thoát ra ngoài.

Khoảnh khắc Thượng úy Công an cứu cháu bé thoát chết do đuối nước
Sau khi chạy nhiều vòng cùng các biện pháp cấp cứu khác, cháu bé có dấu hiệu sự sống trở lại. Ngay lập tức cháu bé được đưa đến trạm y tế tiếp tục cấp cứu.
Đoạn clip ngay sau khi đăng tải đã thu hút sự quan tâm của nhiều người. Các ý kiến đều không khỏi cảm phục.
Clip Thượng uý công an bế ngược cháu bé đuối nước chạy quanh sân, cứu sống thần kỳ-1

Cán bộ công an bế ngược cháu bé để cấp cứu sau đuối nước. Ảnh cắt từ clip.
Liên quan đến vụ việc, thông tin trên tờ Công an nhân dân cho biết, sự việc xảy ra tại Công sở xã Nga Bạch, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
Trước đó vào khoảng, 10h45’ ngày 1/11, sau khi tan trường, cháu N.T.N (SN 2014, ở thôn Bạch Hải, xã Nga Bạch, huyện Nga Sơn) đã cùng bạn đến hồ nước trong khuôn viên Công sở xã Nga Bạch chơi và hái hoa. Trong lúc hái hoa, cháu N không may bị trượt chân rơi xuống hồ.

Thấy vậy, bạn học đi cùng đã chạy vào hội trường xã kêu cứu. Lúc này, các cán bộ của xã đang họp trực tuyến về công tác phòng, chống dịch COVID-19 đã nhanh chóng chạy ra hồ nước để tìm kiếm cháu bé.

Sau khi anh Đào Thanh Bình, Bí thư Đoàn thanh niên xã Nga Bạch nhảy xuống hồ vớt được cháu N. lên thì cháu bé đã tím tái, ngừng thở, tim đã ngừng đập. Trong lúc nguy cấp, Thượng úy Hà Minh Hải, Phó trưởng Công an xã Nga Bạch đã tìm mọi cách để cấp cứu cho em.

Clip Thượng uý công an bế ngược cháu bé đuối nước chạy quanh sân, cứu sống thần kỳ-2

Thượng úy Hà Minh Hải cố gắng cấp cứu cho cháu bé. Ảnh cắt từ clip.
Sau khi kiên trì hà hơi, thổi ngạt và ép lồng ngực mà cháu vẫn không có biểu hiện gì; đồng chí Hải đã nhanh chóng xốc ngược cháu bé về sau lưng chạy xung quanh sân để nước thoát ra ngoài. Sau đó đưa cháu bé sang Trạm Y tế xã Nga Bạch để cấp cứu.

Tại Trạm Y tế, Thượng úy Hà Minh Hải cùng các cán bộ y tế tiếp tục ép tim, thổi ngạt và làm mọi cách để cứu cháu N. Sau 15 phút sơ cấp cứu, cơ thể cháu N. dần ấm lại, nhịp tim đập trở lại. Cháu N. sau đó được đưa đến Bệnh viện Đa khoa huyện Nga Sơn để tiếp tục theo dõi, điều trị. Đến nay, sức khỏe cháu N đã dần ổn định và đang được gia đình và các y bác sĩ tiếp tục theo dõi, chữa trị.
Bài cứu người chết đuối của các cụ ngày xưa 💖
 

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,952
Động cơ
540,334 Mã lực
Dốc ngược để cho nước ra, giải quyết vấn đề thở.
Nhưng nên hà hơi thổi ngạt, ép tim trước, vì sự sống của nạn nhân phải đảm bảo 2 yếu tố:
1. Thở được
2. Tim đập được.
Ép tim, ép phổi thoát nước và kích thích phản ứng sống của cơ thể.
Rất đúng khi đó là giải pháp cuối cùng.
 

jazzzzz

Xe lăn
Biển số
OF-90108
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
11,275
Động cơ
1,331,200 Mã lực
Cấp cứu như này là sai, các cụ ko nên làm theo nhé.
Nhưng xin chân trọng tấm lòng cứu người của a công an.
Nếu ông nông dân mần vật là đúng còn công an mần là sai phỏng cụ.
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,799
Động cơ
198,063 Mã lực
Ép tim, ép phổi thoát nước và kích thích phản ứng sống của cơ thể.
Rất đúng khi đó là giải pháp cuối cùng.
Đó ko phải là ép phổi, cũng chả phải với mục đích thoát nước
Đuối nước lên thì phải coi nạn nhân có tình trạng gì? Mất Hô hấp hay mất tuần hoàn hay cả hai? chả phải cứ rối làm hùng hục như trâu húc mả.
Cấp cứu thì cứ theo đúng trình tự ABC: Air - Breath - Circulation: Làm thông đường thở - Hô Hấp - Tuần hoàn.

1. Đặt nạn nhân nằm nghiêng trên mặt phẳng cứng, dùng tay móc hết đàm, dãi, vướng mắc trong cổ họng nạn nhân ra. Mục đích là để làm thông đường thở.
2. Hà hơi thổi ngạt: mục đích là đưa không khí mới vào phổi nạn nhân, tạo thông khí, cung cấp oxy cho quá trình hô hấp
3. Ép tim ngoài lồng ngực: thực hiện khi nạn nhân ngừng tuần hoàn, mục đích là kích thích tim tự tạo nhịp bằng kích thích bên ngoài.

Đuối nước thì phản xạ đầu tiên của cơ thể là đóng nắp thanh môn, trong hầu hết các trường hợp thì nước vào phổi rất ít, không đến mức làm xẹp phổi hoàn toàn, Phổi xẹp thì có róc chạy ngược đến mấy cũng chả thoát ra được.
Hầu hết lượng nước chảy ra là nước từ dạ dày, lượng nước này chả cần làm thoát làm gì, cũng chả phải thấy nước ồng ộc chảy ra là cứu được.

Người cấp cứu hô hấp - tuần hoàn phải thật bình tĩnh, quan trọng là làm Đúng, chứ rối ren làm sai thao tác thì cũng chả có tác dụng. Các thao tác phải thực hiện cho đến khi nạn nhân tự thở lại, khi cấp cứu đến, có khi làm cả 15-30p chứ không phải vài phút đã ngừng rồi cho là ko tác dụng, ko cứu đc.

Trường hợp này, về mặt chuyên môn thì là đánh giá kém, xử trí ko đúng cách chứ ko phải đã làm cấp cứu hô hấp- tuần hoàn mà ko cứu được, róc người chạy ko phải là phương pháp cuối cùng.

Bài báo viết vớ vẩn. Nếu trẻ đã cứu được, tự hô hấp - tuần hoàn thì chả việc gì đến trạm xá lại phải hà hơi, thổi ngạt, cấp cứu một lần nữa.
 
Chỉnh sửa cuối:

Kiabuoisang

Xe container
Biển số
OF-12324
Ngày cấp bằng
29/12/07
Số km
7,656
Động cơ
575,387 Mã lực
Nơi ở
Chả nói đâu !!!
Trước đây thằng cu lớn nhà em cũng phải làm như thế này và nó đã thoát chết sống đến giờ. Có điều hệ hô hấp giờ kém, người to đùng nhưng rất hay bị ho hắng này kia.
 

Patriots

Xe lăn
Biển số
OF-168448
Ngày cấp bằng
25/11/12
Số km
13,666
Động cơ
492,179 Mã lực
Cảm ơn anh, xứng đáng với câu vì nước quên thân, vì dân phục vụ
 

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,952
Động cơ
540,334 Mã lực
Đó ko phải là ép phổi, cũng chả phải với mục đích thoát nước
Đuối nước lên thì phải coi nạn nhân có tình trạng gì? Mất Hô hấp hay mất tuần hoàn hay cả hai? chả phải cứ rối làm hùng hục như trâu húc mả.
Cấp cứu thì cứ theo đúng trình tự ABC: Air - Breath - Circulation: Làm thông đường thở - Hô Hấp - Tuần hoàn.

1. Đặt nạn nhân nằm nghiêng trên mặt phẳng cứng, dùng tay móc hết đàm, dãi, vướng mắc trong cổ họng nạn nhân ra. Mục đích là để làm thông đường thở.
2. Hà hơi thổi ngạt: mục đích là đưa không khí mới vào phổi nạn nhân, tạo thông khí, cung cấp oxy cho quá trình hô hấp
3. Ép tim ngoài lồng ngực: thực hiện khi nạn nhân ngừng tuần hoàn, mục đích là kích thích tim tự tạo nhịp bằng kích thích bên ngoài.

Đuối nước thì phản xạ đầu tiên của cơ thể là đóng nắp thanh môn, trong hầu hết các trường hợp thì nước vào phổi rất ít, không đến mức làm xẹp phổi hoàn toàn, Phổi xẹp thì có róc chạy ngược đến mấy cũng chả thoát ra được.
Hầu hết lượng nước chảy ra là nước từ dạ dày, lượng nước này chả cần làm thoát làm gì, cũng chả phải thấy nước ồng ộc chảy ra là cứu được.

Người cấp cứu hô hấp - tuần hoàn phải thật bình tĩnh, quan trọng là làm Đúng, chứ rối ren làm sai thao tác thì cũng chả có tác dụng. Các thao tác phải thực hiện cho đến khi nạn nhân tự thở lại, khi cấp cứu đến, có khi làm cả 15-30p chứ không phải vài phút đã ngừng rồi cho là ko tác dụng, ko cứu đc.

Trường hợp này, về mặt chuyên môn thì là đánh giá kém, xử trí ko đúng cách chứ ko phải đã làm cấp cứu hô hấp- tuần hoàn mà ko cứu được, róc người chạy ko phải là phương pháp cuối cùng.
Thứ nhất: nước xa không cứu được lửa gần. Ngay tức thời không có người chuyên môn sâu cứu đuối nước.
Thứ hai: đã làm nhiều giải pháp cứu đuối nước như kiến thức phổ thông nói trên nhưng không hiệu quả. Không có biểu hiện sinh tồn.
Thứ ba: đây là cách làm cổ truyền từ xưa cứu được rất nhiều người.
Thứ tư: cháu bé đã sống xót thật.
Việc vác vai chạy vòng là có cơ sở khoa học. Về nguyên lý nó là tổng hợp của việc đẩy nước ra, ép phổi thu nạp không khí, kích thích chức năng não bằng ngoại lực...Tuy nhiên cách này vẫn nên là cách thức cuối cùng vì nó không kiểm soát và không có trình tự cụ thể.
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,799
Động cơ
198,063 Mã lực
Thứ nhất: nước xa không cứu được lửa gần. Ngay tức thời không có người chuyên môn sâu cứu đuối nước.
Thứ hai: đã làm nhiều giải pháp cứu đuối nước như kiến thức phổ thông nói trên nhưng không hiệu quả. Không có biểu hiện sinh tồn.
Thứ ba: đây là cách làm cổ truyền từ xưa cứu được rất nhiều người.
Thứ tư: cháu bé đã sống xót thật.
Việc vác vai chạy vòng là có cơ sở khoa học. Về nguyên lý nó là tổng hợp của việc đẩy nước ra, ép phổi thu nạp không khí, kích thích chức năng não bằng ngoại lực...Tuy nhiên cách này vẫn nên là cách thức cuối cùng vì nó không kiểm soát và không có trình tự cụ thể.
Cụ đọc lại đi. Sau khi róc nước chạy đến Trạm xá cháu bé vẫn phải cấp cứu ngừng hô hấp - tuần hoàn 15p nữa mới sống. Việc vác ng chạy đẩy nước ra chả có ý nghĩa gì, ngoài việc làm trì hoãn thêm 5-10p cấp cứu của trẻ.

Nước xa ko cứu đc lửa gần, thế cái trạm xá đó để làm gì. Tung hô tinh thần cứu người tương thân tương ái, không có nghĩa là tung hô phương pháp cấp cứu phản khoa học, bóp méo sự thật để đẩy cao ai đó.
 

xelubabanh

Xe buýt
Biển số
OF-143651
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
772
Động cơ
371,073 Mã lực
Trước e học thể dục thầy giáo có nói cứu người đuối nước như vậy là đúng mà cụ
À, bác không hiểu rồi. Ý anh ấy là nếu bị đuối nước thì chỉ nên hà hơi thổi ngạt, ép tim, nếu mà nạn nhân vẫn không có dấu hiểu tỉnh lại thì phải nhanh chóng đưa đến bệnh viện.....để bảo quản trong ngăn lạnh chứ không nên cõng chạy vòng vòng. Thật ra cứu người bị đuối nước từ trước đến giờ thì dốc ngược người xuống để chạy kiểu này chỉ có dân sông nước thạo mới biết thôi
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top