[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Mỹ không phát hiện được tàu ngầm mang SLBM của Triều Tiên
(Vũ khí) - Theo Bloomberg, dù có hệ thống trinh sát săn ngầm đứng đầu thế giới nhưng Mỹ vẫn không thể phát hiện được tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo (SLBM) Triều Tiên.
Nhận định trên được chuyên gia của Bloomberg đưa ra khi nói về quyết tâm phát triển tàu ngầm phóng tên lửa SLBM của Triều Tiên và sự khó lường của vũ khí này với Mỹ và đồng minh trong khu vực Đông Bắc Á.

Quyết tâm của Bình Nhưỡng đã được hiện thực hóa bằng nhiều vụ phóng trong thời gian qua, vụ phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm gần đây nhất của Triều Tiên diễn ra ngày 2/10/2019 với phạm vi bay là 910 km. Phạm vi hoạt động của chiếc tàu ngầm Triều Tiên được cho là khoảng 1.900 km.

Với khoảng cách này, khi tàu ngầm Triều Tiên hoạt động bí mật ở phía đông bờ biển nước này, toàn bộ lãnh thổ Hàn Quốc và Nhật Bản, nơi sinh sống của khoảng 170 triệu dân và gần 80.000 binh sĩ Mỹ, sẽ nằm trong tầm ngắm.

My khong phat hien duoc tau ngam mang SLBM cua Trieu Tien
Triều Tiên phóng tên lửa từ tàu ngầm.

Điều đặc biệt nguy hiểm là tàu ngầm Triều Tiên có thể len lỏi và ẩn mình trong hạm đội khoảng 60 - 80 tàu ngầm nhỏ hơn của mình. Việc làm này sẽ khiến liên minh Mỹ - Hàn Quốc - Nhật Bản gần như không phân biệt được trong số này tàu nào có mang vũ khí hạt nhân.

Cùng với đó, Triều Tiên còn gửi đi một thông điệp rõ ràng về khả năng sẵn sàng xung đột với Nhật Bản. Trong bản tin phát trên truyền thông nhà nước hôm 4/2, Triều Tiên cảnh cáo Nhật sẽ "rơi xuống vực sâu đổ nát" nếu cố thể hiện sức mạnh quân sự.

Hiện nay phần lớn hạm đội tàu ngầm của Triều Tiên đều có nguồn gốc từ Nga, Trung Quốc. Dù không phải là tàu ngầm thế hệ mới những việc tìm ra cách đối phó với hạm đội tàu ngầm này khiến không chỉ Mỹ phải đau đầu.

Và chính đội tàu này là nguyên nhân làm chìm tàu hộ tống của Hàn Quốc vào năm 3/2010, buộc Mỹ và Hàn Quốc, nghiêm túc đối mặt với những vấn đề liên quan đến việc đối phó với chiến thuật này.

Đây là một nhiệm vụ khó khăn, bởi mục tiêu nhỏ, khá im lặng (di chuyển bằng cách sử dụng năng lượng điện ắc qui), hoạt động trong môi trường dưới nước phức tạp, hệ thống sonar khó phát hiện.

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc vào năm 1991, Mỹ nhận ra rằng hoạt động ở ven biển sẽ trở nên phổ biến hơn. Vì vậy, ngay từ những năm 1990, Mỹ phát triển hệ thống phát hiện giám sát sóng âm tiên tiến (Advanced Deployable System - ADS) để phát hiện tàu ngầm ở vùng nước ven bờ.

Hệ thống ADS phát hiện tàu ngầm và tàu chiến của Mỹ. ADS sẽ được thả xuông nước và sử dụng các cảm biến sóng âm đề phát hiện và định vị trí mục tiêu của đối phương.

ADS là thiết bị xách tay, và có thể nhanh chóng được mang tới nơi cần thiết, được Mỹ triển khai ở Hàn Quốc để hỗ trợ phát hiện tàu ngầm của Triều Tiên.


Về cơ bản, ADS được biến đổi từ hệ thống SOSUS (thiết thu thập âm thanh và phân tích tiếng ồn để xác định vị trí tàu ngầm) được dùng trong chiến tranh lạnh.

ADS bao gồm các cảm biến thụ động chạy bằng pin được triển khai bằng tàu dọc theo đáy biển trong vùng nước ven bờ, giúp phát hiện tốt các tàu ngầm trong thử nghiệm.


Tuy nhiên, Hàn Quốc không có đủ số lượng ADS để triển khai ở tất cả các khu vực ven biển, nơi các tàu ngầm hoạt động của Triều Tiên hoạt động.

Thực tế này đã được Seoul thừa nhận rằng chỉ có khoảng 30% hoạt động của tàu ngầm Triều Tiên được cả Mỹ và Hàn Quốc phát hiện. Vì vậy, việc tìm được cách phát hiện và đối phó với những tàu ngầm mới hơn phóng SLBM của Bình Nhưỡng là bài toán chưa có lời giải vào lúc này.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Vì sao Mỹ sợ tên lửa đẩy Iran mang nhiều vệ tinh?
(Bình luận quân sự) - Iran đang phát triển tên lửa đẩy vũ trụ có khả năng phóng nhiều vệ tinh lên quỹ đạo, tương tự một ICBM sở hữu công nghệ MIRV.

Iran đã làm chủ công nghệ sản xuất các phương tiện phóng vệ tinh
Hôm 08/02, giới truyền thông Iran dẫn nguồn tin từ người đứng đầu cơ quan Hàng không-Vũ trụ Iran là ông Mortez Barari cho biết, Tehran đã sở hữu công nghệ sản xuất các phương tiện phóng vệ tinh thế hệ thứ ba.
"Nhờ sự hỗ trợ của Hội đồng Vũ trụ Tối cao Iran, ngày nay chúng ta có thể tạo ra các phương tiện phóng thế hệ thứ ba. Iran đã làm chủ công nghệ chế tạo các phương tiện phóng thế hệ thứ ba có tên là Sarir" - ông Barari nói với hãng tin Fars hôm 07/02.
Ông nói thêm rằng, các nhà nghiên cứu và nhà khoa học Iran đã có những bước tiến lớn trong lĩnh vực vũ trụ và hàng không. Việc chế tạo thành công phương tiện phóng thế hệ thứ 3 cho thấy, nước này đã sẵn sàng phóng những vệ tinh mới lên quỹ đạo trên vũ trụ.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Công nghệ Thông tin và Truyền thông của Cộng hòa Hồi giáo Iran Mohammad Javad Azari Jahromi nói rằng, Iran đang chuẩn bị phóng vệ tinh Zafar. Dự kiến vệ tinh sẽ được phóng trước hôm 14/02.
Trước đó, ông cũng nói rằng, Iran đã chuẩn bị sáu vệ tinh để phóng lên quỹ đạo và đang nghiên cứu chuẩn bị bệ phóng cho vệ tinh Zafar.
Được biết, trước khi có những bước tiến dài trong công nghệ hàng không,, vũ trụ, Iran đã trải qua nhiều thất bại. Lần gần đây nhất là vào tháng 1 năm 2019, Iran đã không thể đưa một số vệ tinh lên quỹ đạo trong một lần phóng tên lửa đẩy vũ trụ.
Sau đó, nỗ lực này đã bị một số nước phương Tây lên án, cho rằng hành động sử dụng các phương tiện phóng cho các mục đích này của Iran không tuân thủ Nghị quyết 2231 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Vi sao My so ten lua day Iran mang nhieu ve tinh?
Iran tuyên bố chế tạo thành công tên lửa phóng vệ tinh thế hệ thứ ba
Hoa Kỳ và một số quốc gia khác diễn giải Nghị quyết 2231 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc theo cách cấm Iran tất cả cá dạng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) và các tên lửa đẩy vũ trụ có khả năng phóng một hay nhiều vệ tinh lên các điểm khác nhau trên quỹ đạo.
Nga lưu ý đến thực tế là từ ngữ chính xác trong Nghị quyết 2231 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc chỉ chứa một lời kêu gọi thích hợp chứ không phải là lệnh cấm phóng tên lửa mang vệ tinh. Vậy do đâu mà Mỹ và các đồng minh lại lo lắng đến vậy trước những bước tiến của Iran?
Từ trước đến nay, Iran được cho là chỉ sở hữu các công nghệ tên lửa đạn đạo tầm trung (có tầm phóng đến 3500km), chưa có tên lửa tầm xa đến 5000km, chứ đứng nói là các tên lửa có tầm phóng tới Mỹ và dường như những nỗ lực sở hữu ICBM của nước này là không thể do những hạn chế trong Kế hoạch Hành động chung Toàn diện (JCPOA) hay còn gọi là Thỏa thuận Hạt nhân Iran 2015 (IND 2015). Tuy nhiên, sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận này vào tháng 5/2018 thì mọi chuyện đã khác.
Tên lửa đẩy đồng nghĩa với ICBM
Về lý thuyết, tên lửa vũ trụ vẫn được xếp vào nhóm tên lửa đạn đạo vì có quỹ đạo bay theo đường đạn.
Theo chuyên gia an ninh vũ trụ John Pike nhận định, sự khác biệt giữa ICBM và tên lửa đẩy vệ tinh không nằm ở thông số kỹ thuật, mà ở thái độ của quốc gia sử dụng chúng. Một quốc gia sở hữu công nghệ từ tên lửa đẩy vũ trụ có thể chuyển đổi nó sang ICBM chỉ trong vòng vài tháng, họ chỉ cần bỏ vệ tinh và thay bằng một hay nhiều đầu đạn.
Vi sao My so ten lua day Iran mang nhieu ve tinh?
Một vụ phóng thử tên lửa đẩy của Iran
Việc chuyển đổi giữa tên lửa đẩy vệ tinh và đầu đạn hạt nhân là điều được cả thế giới biết từ lâu. Trong thời Chiến tranh Lạnh, cả Nga và Mỹ đều phát triển các ICBM có nguồn gốc từ tên lửa đẩy vũ trụ, thậm chí dùng luôn ICBM để phóng vệ tinh, Trung Quốc sau này cũng thực hiện tương tự.
Theo giới chuyên gia, sự lo lắng của Mỹ về chương trình tên lửa đẩy phóng vệ tinh của Iran là có thực, dường như con đường chế tạo ICBM của Iran đang đi theo mô hình của Triều Tiên.
Công nghệ phát triển tên lửa đẩy của Triều Tiên đã trải qua rất nhiều thăng trầm và thất bại giống như Iran. Bình Nhưỡng đã 3 lần thử nghiệm phóng vệ tinh lần lượt vào các thời điểm tháng 8/1998, tháng 4/2009 và tháng 4/2012. Tuy nhiên, các vụ phóng thử này đều không thành công.
Nhưng vào vụ thử nghiệm ngày 12/12/2012, Triều Tiên đã phóng thành công tên lửa đẩy Unha-3 (Ngân hà 3), mang thành công vệ tinh Kwangmyongsong-3 (Quang Minh Tinh 3, tức “Sao sáng” 3) lên quỹ đạo.
Sự thành công của Unha-3 - loại tên lửa đẩy 3 tầng, chiều dài hơn 30m, tầm phóng khoảng 6000-7000km (được cải tiến trên cơ sở tên lửa đạn đạo ba tầng, dài 30m, tầm phóng hơn 5000km là Teapodong-2) đã mở toang cánh cửa chế tạo thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa của nước này, bởi chúng hoàn toàn tương đồng về cấu trúc và cơ chế phóng.
Vi sao My so ten lua day Iran mang nhieu ve tinh?
Thành công với tên lửa đẩy Unha-3 đã giúp Triều Tiên làm chủ công nghệ tên lửa liên lục địa
Sau vụ phóng thành công tiếp theo mang vệ tinh Kwangmyongsong-4 lên quỹ đạo vào tháng 2/2016, Triều Tiên đã chính thức sở hữu công nghệ tên lửa đạn đạo liên lục địa và ngay sau đó, nước này đã liên tiếp trình làng các ICBM Hwasong-14 (KN-20) và Hwasong-15.
Sau hai lần tên lửa đẩy Unha-3 phóng thành công vệ tinh lên quỹ đạo, Triều Tiên đã làm chủ được công nghệ tên lửa liên lục địa và Mỹ sợ rằng Iran cũng sẽ làm được điều tương tự, nếu phát triển thành công công nghệ chế tạo tên lửa đẩy vũ trụ thế hệ thứ ba.
Một nút thắt công nghệ khó khăn khác đối với một ICBM mà Iran cần vượt qua là khả năng làm chủ công nghệ “đa đầu đạn phân hướng, dẫn đường độc lập” (MIRV) để một ICBM có thể mang nhiều đầu đạn tấn công nhiều mục tiêu độc lập ở cách xa nhau từ 70-100km.
Tuy nhiên, điều này cũng không phải là một thách thức quá lớn và nó sẽ được giải quyết ngay trong chương trình không gian của Iran. Nếu Tehran có thể sở hữu công nghệ đưa nhiều vệ tinh lên quỹ đạo độc lập trên không gian, điều đó cũng đồng nghĩa với việc triển khai nhiều đầu đạn tới mục tiêu.
Do đó, ngày mà tên lửa đẩy Iran có thể mang được ít nhất 3 vệ tinh lên quỹ đạo, ngày đó Tehran có thể sẽ làm chủ công nghệ chế tạo một ICBM với đầu đạn dạng MIRV. Đó là điều mà Mỹ không hề mong muốn và quyết ngăn chặn Iran triển khai chương trình không gian của mình.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Máy bay 'vô hình' và công của Nga
(Bình luận quân sự) - Xin giới thiệu bài viết của chuyên gia quân sự Nga Iuri Kuzelev về những nhầm lẫn phổ biến trong lĩnh vực công nghệ tàng hình.

Bài đăng trên “Voennye Materialy” (Nga) và một số báo khác ngày 26/12/2019. Sau đây là nội dung:
Liên Xô phát minh ra công nghệ "tàng hình". Công nghệ làm giảm diện tích phản xạ radar hiện nay đã làm cho máy bay hoàn toàn “vô hình”. Máy bay tàng hình cần phải được chế tạo từ gỗ dán....
Đó toàn là những suy nghĩ sai lầm. Vậy nên chúng tôi thử tổng hợp những cách hiểu sai phổ biến nhất (về công nghệ tàng hình)- và phản lại bác những quan điểm sai lầm đó.
1. "Stealth" - đấy là vô hình
Có lẽ đây là một trong những chuyện hoang đường phổ biến nhất- có thể nghe chuyện kiểu như vậy từ miệng cả những người được cho là rất am hiểu các vấn đề quân sự - "Stealth” có nghĩa là vô hình.
Tất nhiên, vô hình ở đây không có nghĩa là mắt thường không thể nhìn thấy, mà là vô hình trước radar. Cứ như thế là công nghệ tàng hình có nhiệm vụ làm cho các vật thể (máy bay, máy bay lên thẳng , xe tăng, v.v.) hoàn toàn biến mất trước sóng vô tuyến vậy.
Cũng có thể, đúng là các kỹ sư rất muốn làm được chuyện này, nếu như có thể.
Nhưng làm cho một vật thể tàng hình hoàn toàn, trước cả radar, đó là một mong muốn không thực tế, và cũng không một ai có ý định “phấn đấu” làm cho bằng được việc này cả.
May bay 'vo hinh' va cong cua Nga
Ngay cả một máy bay- tàng hình tuyệt vời nhất thì dù sao vẫn có thể bị phát hiện. Ở các góc chiếu khác nhau, diện tích phản xạ hiệu dụng- (tức là vật thể lớn đến “mức nào” đối với radar) có thể rất khác nhau.
Và, nếu như bạn không may mắn và máy bay của bạn phơi “mặt yếu” của mình trước sóng radar – cự ly bị phát hiện của máy bay sẽ tăng rất đáng kể.
Chúng ta còn có thể nói gì về những vật thể khác, lấy ví dụ như máy bay lên thẳng chẳng hạn, - chúng không thể giấu cánh quạt đi đâu được, hay là với các tàu chiến- chúng có kích thước quá lớn và không thể không bị phát hiện từ cự ly tương đối xa.
Do đó, nhiệm vụ của công nghệ “Stealth” không phải là làm cho mục tiêu tuyệt đối vô hình. Làm tăng cự ly bị phát hiện- đúng. Đánh lừa kẻ thù bằng kích thước mục tiêu nhỏ hơn (trên màn hình radar) - đúng.
Gây khó cho việc dẫn đường các phương tiện tiêu diệt đến mục tiêu – lại một lần nữa đúng. Nhưng rất tiếc, người ta thường quên bẵng chuyện này.
Lỗi là do cả các phương tiện thông tin đại chúng vì các nhà báo và phóng viên rất thích sử dụng những ngôn từ đẹp đẽ kiểu như "vô hình", chứ không sử dụng những thuật ngữ chính xác hơn kiểu như "máy bay có diện tích phản xạ radar hiệu dụng nhỏ".
2. "Stealth" — đấy là trò bịp của người Mỹ
Đó là câu chuyện hoang đường mang màu sắc “yêu nước” nhất (tại Nga). Dường như "Stealth" là một vụ bịp bợm mang quy mô toàn cầu của người Mỹ nhằm lừa Liên Xô đổ tiền đổ của cho một cuộc chạy đua vũ trang cực kỳ tốn kém.
Theo khẳng định của các tín đồ theo thuyết này, bản chất sự việc được mã hóa ngay trong tên gọi: “stealth” trong tiếng Anh có nghĩa là "mưu kế".
Ai là người nghĩ ra chuyện này và để làm gì, chúng ta không biết. Có vẻ như là một kỹ sư người Mỹ bí ẩn nhưng “ưa nói thật” nào đó.
Để chứng minh cho một người bình thường hiểu sâu sắc rằng "stealth" thực sự có hiệu quả, đó là một nhiệm vụ bất khả thi. Để làm được chuyện này, cần phải am hiểu môn vật lý ít nhất ở trình độ đại học tổng hợp, hoặc có điều kiện truy cập vào dữ liệu kết quả thử nghiệm bí mật.
Cũng không thể xác minh bằng thực nghiệm- không một ai trong số chúng ta có trong tay radar và máy bay “stealth”.
Nhưng có một vài điểm hơi thú vị làm câu chuyện hoang đường này bị lột trần đến tận gốc.
Nếu “stealth” là một trò lừa bịp, tại sao người ta lại vẫn tiếp tục chi tiền cho nó ngay cả sau khi Liên Xô sụp đổ?
Tại sao những công nghệ đó đã bắt đầu được áp dụng trên toàn thế giới, trong đó có cả ở nước ta?
Trong vô số các lời giải thích, có chỉ còn duy nhất một lời giải thích tỏ ra có lý – đó là một “thuyết âm mưu” tầm cỡ thế giới. Và chuyện này có đúng hay không, chúng ta không thể biết được, câu hỏi này dành cho các cơ quan, tổ chức chuyên ngành trả lời.
May bay 'vo hinh' va cong cua Nga
Chỉ riêng những chiếc máy bay tiêm kích công nghệ “stealth” đã bay thành công, hiện đã có 5 chiếc. Hiện Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang thực hiện dự án chế tạo các máy bay như vậy. Còn nếu như nói về máy bay không người lái, thì.........
3. "Tàng hình" luôn là một siêu phẩm hình khối lập thể
Những chiếc máy bay tàng hình sớm nhất quả thực sự trông rất không bình thường. Hình dạng gẫy góc, không có đường uốn cong và chuyển tiếp với các đường cong “mềm mại”.
Cho đến hôm nay, cứ nói đến máy bay tàng hình, trong đầu chúng ta chắc chắn lại hiện lên một hình ảnh đúng như vậy.
Nhưng đến cuối những năm 80, hình dạng của những chiếc máy bay “tàng hình” đã bắt đầu thay đổi. B-2 trông đã giống hơn với một chiếc cánh bay bình thường, còn F-22 và F-35- đã giống hoàn toàn với những chiếc máy bay “bình thường”.
Nhiều người cho rằng đã có sự “từ bỏ” một phần công nghệ "stealth", chuyển sang ưu tiên hình dáng khí động lực học thông thường, để cho máy bay không còn bay như những cục gạch nữa.
Nhưng trên thực tế, những thay đổi này là kết quả của sự phát triển công suất tính toán của máy tính. Để ứng dụng công nghệ "stealth", không thể không sử dụng máy tính.
Vào những năm 70, sự phát triển của công nghệ máy tính chỉ cho phép tính toán được những vật thể có các bề mặt bên ngoài là các mặt phẳng. Đó là lý do tại sao (các máy bay tàng hình khi đó) lại có những hình dạng khác thường như vậy.
Nhưng các máy tính đã nhanh chóng được hoàn thiện và có thể làm được những phép tính phức tạp hơn rất nhiều, cho phép tạo ra các hình dạng tuy vẫn rất quen thuộc với mắt của chúng ta và các dạng khí động học, nhưng vẫn duy trì được “mức độ tàng hình” cao.
Nhưng nói cho đúng ra thì hiện chưa có các hình dạng thay thế cho hình dạng “gãy góc” của những vật thể kiểu như tàu chiến– chúng có kích thước quá lớn.
Một trong những chiếc máy bay được coi là có khả năng “tàng hình” nhất đã từng bay, - đó là chiếc Bird of Prey (“Chim săn mồi”) của Mỹ.
Các chuyên gia nói rằng diện tích phản xạ radar hiệu dụng của nó thậm chí còn nhỏ hơn một chút so chỉ số tương tự của F-117.
Nhưng “Chim săn mồi” lại không hề có hình dạng gãy góc nào cả.
4. “Stealth” là phát minh của một nhà bác học Xô Viết
Dù rất khó tin, nhưng nguồn phát ra câu chuyện huyền thoại này lại là hồi ký của Ben Rich, người đứng đầu nhóm Skunk Works (của Tập đoàn Lockheed) từ thời thiết kế chế tạo F-117 và F-22 (Benjamin Robert Rich-kỹ sư người Mỹ và là Giám đốc thứ hai của Lockheed's Skunk Works trong các năm 1975-1991-ND).
Được coi là "cha đẻ của máy bay tàng hình", Rich chịu trách nhiệm lãnh đạo dự án thiết kế F-117, chiếc máy bay tàng hình đầu tiên.
Ông kỹ sư người Mỹ này viết rằng vào đầu những năm 70, người Mỹ có trong tay bản dịch một cuốn sách xuất bản năm 1962 của Giáo sư Xô Viết Piotr Ufimtsev mang tên "Phương pháp sóng biên trong lý thuyết nhiễu xạ vật lý".
Và chính nhờ có phát hiện này, người Mỹ đã có thể khởi động chương trình ECHO-1,- và sau đó đã sử dụng các kết quả của chương trình nghiên cứu này để chế tạo F-117.
Chính từ đây (cuốn hồi kỳ này), mới rộ lên các câu chuyện, những lời chỉ trích các vị tướng lĩnh ngu ngốc của chúng ta thời đó đã bỏ sót một học thuyết quá tiên tiến, và, những ở chiều ngược lại, lại có nhiều ý kiến hoan hỉ cho rằng chiến dịch đặc biệt đó của KGB đã lừa được người Mỹ lao đầu vào một cuộc chơi tốn kém- với công nghệ “Stealth”.
May bay 'vo hinh' va cong cua Nga
Giáo sư Pyotr Yakovlevich Ufimtsev
Câu chuyện về Giáo sư Pyotr Yakovlevich Ufimtsev và công trình nghiên cứu của ông qủa là đã được xác nhận- ngay sau khi Liên Xô tan rã, P.Ufimtsev đã được người Mỹ mời sang làm việc tại Mỹ - theo đúng chuyên ngành của mình- công nghệ tàng hình và đã đạt được rất nhiều thành công đáng nể.
Vậy, “Stealth” đúng là một phát minh Nga chăng?
Trước hết, các cuốn hồi ký- đấy là nguồn cung cấp thông tin lịch sử có rất ít độ tin cậy. Đặc biệt là hồi ký của những người như Ben Rich.
Còn thứ hai, các tài liệu mới được giải mật gần đây, cũng như hồi lý của một số người từng tham gia chế tạo F-117, đã cho phép làm sáng tỏ câu chuyện này.
Công trình nghiên cứu của Giáo sư P. Ufimtsev đúng là đã được sử dụng, nhưng không phải như là một cơ sở nền tảng, mà chỉ (để tham khảo) trong quá trình hoàn thiện chương trình (chế tạo F-117).
Đơn giản là người Mỹ đã không phải mất thêm khoảng 2 tháng để làm các phép tính- vị giáo sư Xô Viết nói trên đã làm hộ rồi.
Tại sao Rich lại viết như vậy trong hồi ký? Có lẽ, chỉ vì đã quá lâu rồi ông quên hoặc lẫn. Hoặc có thể là vì một số lý do gì đó mà chúng ta không biết.
Điều đáng buồn nhất (đối với Nga) là công trình của Ufimtsev đã thực sự có thể trở thành nền tảng để xây dựng công nghệ “Stealth” của Liên Xô, nếu như công trình đó được quan tâm nhiều hơn.
Vâng, và ngay bản thân Giáo sư Ufimtsev, sau khi di cư sang Mỹ, đã đạt được những thành công rất lớn trong lĩnh vực này, và như vậy có nghĩa là lẽ ra ông cũng đã có thể đạt được những thành tựu công nghệ “stealth” ngay tại Liên Xô, nếu như đã có nhu cầu.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Hồi kết máy bay 'vô hình' và công của Nga
(Bình luận quân sự) - Xin giới thiệu phần cuối bài viết của chuyên gia quân sự Nga Iuri Kuzelev về những nhầm lẫn phổ biến trong lĩnh vực công nghệ tàng hình.

5. “Stealth” là công nghệ “gốc Đức”
Với những người thích tôn vinh các thành tựu công nghệ của Đế chế Thứ ba (Đức Quốc xã), rất phổ biến một quan niệm cho rằng tất cả các phát minh sau chiến tranh đều đã thực hiện từ trước đó chính tại nước Đức, rồi sau này mới bị đánh cắp. Công nghệ "tàng hình" cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.
Hoi ket may bay 'vo hinh' va cong cua Nga
Reimar và Walter Horten- phi công kiêm công trình sư thiết kế máy bay người Đức
Theo những “tín đồ”này thì ngay trong thời gian Chiến tranh (Thế giới Thứ hai), hai anh em kỹ sư nhà Horten đã thiết kế một máy bay ném bom tàng hình xuyên lục địa để tấn công nước Mỹ và một máy bay chiến đấu “vô hình” để chiếm ưu thế tuyệt đối trên không.
Nhưng sau đó, những công nghệ này đã bị người Mỹ chiếm đoạt và các “Yankee (người Mỹ) hơi dốt” đã phải mất tới hơn 30 năm để nghiên cứu tìm hiểu và đưa vào sản xuất hàng loạt.
Hoi ket may bay 'vo hinh' va cong cua Nga
Ho.229 — được coi là máy bay tiêm kích- tàng hình Đức
Cũng như phần lớn các câu chuyện hoang đường khác về sức mạnh khoa học vĩ đại của Đệ tam Quốc xã, khẳng định trên hoàn toàn không có cơ sở.
Bằng chứng mà những người ủng hộ quan điểm này đưa ra là việc các kỹ sư nhà Horten đã rất “nhiệt tình”nghiên cứu để chế tạo máy bay kiểu cánh bay – tức kiểu kết cấu máy bay sau này đã tỏ ra là tối ưu nhất để ứng dụng công nghệ “Stealth”.
Nhưng người Đức lúc đó có biết gì về chuyện này không?
Chưa tìm thấy bất cứ một tài liệu nào về các nghiên cứu diện tích phản xạ radar hiệu dụng của máy bay tại nước Đức (Quốc Xã) và cũng không tìm thấy bất cứ tài liệu nào khác nữa nói về khả năng tàng hình trước radar của các máy bay (thời Đế chế Ba).
Nói cho thật đúng ra thì các kỹ sư Đức đã nghiên cứu để cho “tàng hình” kính tiềm vọng của các tàu ngầm. Nhưng đã không có bất cứ dữ liệu nào chứng minh được rằng người Đức đã ứng dụng những kết quả các nghiên cứu này vào ngành hàng không.
Có thể, người Đức đã làm được điều đó (“tàng hình” cho máy bay) bằng một cách tình cờ nào đó chăng? Năm 2009, kênh truyền hình “National Geographic” đã cho tiến hành một thí nghiệm: dựng lại một maket có kích thước và hình dạng hệt như máy bay Ho.229.
Ở một số góc chiếu radar, quả là diện tích phản xạ hiệu dụng giảm rất đáng kể trước các radar thời kỳ đó.
Chỉ có điều là các mặt chiếu này được sắp xếp hoàn toàn ngẫu nhiên. Bất cứ một máy bay kiểu “cánh bay” nào cũng sẽ sở hữu một mức giảm “ngẫu nhiên” như vậy, nhưng không vì thế mà chúng có được lợi thế trong các trận chiến.
Hoi ket may bay 'vo hinh' va cong cua Nga
Máy bay Đức Ho.XVIII – kiểu máy bay thường được cho là máy bay ném bom- tàng hình để tấn công nước Mỹ. Chỉ có điều dự án thực lại trông hoàn toàn khác.
Còn một lập luận khác nữa- đó là sử dụng than trong kết cấu Ho.229 để hấp thụ sóng vô tuyến. Anh em nhà Horten quả đúng là đã có ý định sử dụng hỗn hợp keo, mùn cưa, bụi than và ván ép trong kết cấu máy bay khi sản xuất hàng loạt.
Chỉ có điều là họ tính toán sử dụng những vật liệu nói trên với mục đích không phải là làm giảm diện tích phản xạ radar, mà là làm giảm trọng lượng của máy bay – để vẫn đảm bảo được độ bền và khả năng chống lại các lực gây biến dạng, - những nhiệm vụ (mục đích) này đã được ghi rất rõ trong các tài liệu của Đức.
Và thêm nữa- than không có bất kỳ tính chất hấp thụ sóng vô tuyến đặc biệt nào.
Hoi ket may bay 'vo hinh' va cong cua Nga
Đây là dự án Ho. XVIII. Với khung thân và cách bố trí động cơ như vậy, không thể có sự “tàng hình” nào ở đây
Một trong những nguồn chính phát tán huyền thoại nói trên lại chính là Reimar Horten,- sau này ông di cư sang Argentina và đã có nhiều đóng góp phát triển ngành chế tạo máy bay tại nước này.
Vào những năm 80, ông kỹ sư người Đức trên bắt đầu hăng hái công bố chính mình là người đã phát minh ra công nghệ "tàng hình" và các máy bay của ông là “vô hình” trước radar.
Chỉ không hiểu một điều là tại sao mãi tới lúc đó ông mới hé lộ chuyện này- khi mà báo chí trên khắp thế giới chỗ nào cũng làm ầm ỹ về công nghệ “stealth”?
6. "Stealth" phải là ván ép (gỗ dán)
Các máy bay được phủ một lớp giẻ bằng vải và ván ép là vô hình đối với các radar - sóng vô tuyến đơn giản là sẽ “đi xuyên qua chúng”,- đấy là lập luận “lỗi lạc” của các tín đố theo chủ nghĩa “dùng ván ép và giẻ lau để chế tạo máy bay tàng hình”.
Và theo họ- để hủy diệt các hệ thống phòng không hiện đại, chỉ cần triển khai chế tạo lại máy bay Po-2 (Liên Xô) hoặc ““Mosquito” (Anh) một lần nữa là xong- sẽ không một ai phát hiện ra chúng.
Ở một khía cạnh nhất định nào đó, quả là có như vậy thật, tuy nhiên, có một chữ “nhưng” ở đây, đó là: một chiếc máy bay như vậy nếu muốn thực sự vô hình trước mọi radar, nó phải được làm bằng gỗ dán 100%.
Không chỉ có lớp vỏ - mà cả các kết cấu bên trong, trong đó có cà các kết cấu chịu tải, động cơ, thùng nhiên liệu, vũ khí.
Hoi ket may bay 'vo hinh' va cong cua Nga
Máy bay “Mosquito” B.Mk XVI ML963 của Anh thời Chiến tranh Thế giới thứ hai
Hoi ket may bay 'vo hinh' va cong cua Nga
Máy bay Po-2 (Liên Xô)- có lẽ, nó là đại diện tiêu biểu nhất của dòng máy bay “tàng hình”làm bằng “gỗ dán- vải lanh”.
Nếu đã có kim loại trong kết cấu- và thường thì kim loại có rất nhiều trên máy bay- thì một chiếc máy bay như vậy sẽ được (bị) phát hiện một cách rất đơn giản, đơn giản như bất kỳ một loại máy bay không ứng dụng các công nghệ “stealth” nào khác.
Vâng, quả là đối với những radar (thế hệ) “sớm nhất” và “xấu nhất”, thì điều này có thể đóng một vai trò nhất định nào đó, nhưng thậm chí chỉ cần các radar hiện đại hơn hơn một chút của Anh thời Thế chiến Hai thì cũng đã nhìn thấy rất rõ các "Muỗi" (“Mosquito”) của mình rồi.
Vâng, và cả Po-2 nữa, dù có không nhiều kim loại, thì cũng bị các radar thập niên 50 phát hiện ở cự ly tối đa - động cơ (Po-2) dù sao cũng được làm từ kim loại.
Có một điều thú vị là trong cùng những năm 50 ấy, khi thiết kế chiếc máy bay A-12 trong tương lai, các công trình sư người Mỹ cũng đã nghĩ đến việc chế tạo một chiếc máy bay bằng nhựa – vì như đã biết vật liệu này cũng là một loại vật liệu “trong suốt” đối với các radar.
Nhưng ngay những thử nghiệm đầu tiên đã cho thấy: nó không mang lại chút lợi lộc nào cả. Các lớp nhựa dày hoàn toàn có thể bị radar “soi” được.
7. "Stealth" cần phải là plasma
Câu chuyện hoang đường về (công nghệ) "tàng hình" plasma đã ra đời, có lẽ, vào đầu những năm 90.
Những người ủng hộ “học thuyết” này cho rằng có thể tạo một đám mây plasma quanh máy bay, và đám mây này sẽ hấp thụ hết các sóng vô tuyến.
Và dường như các máy phát plasma như vậy đã được chế tạo ở Liên Xô và sắp- sắp được đưa vào trang bị, và cứ như thế - tất cả các máy bay của chúng ta (Liên Xô) hoàn toàn vô hình trước radar.
Cơ sở nền tàng tạo ra quan niệm sai lầm là một tình huống rất phổ biến: ai đó đã nghe thấy điều gì đó ở đâu đó, nhưng lại không hiểu mọi thứ một cách chính xác. “Nghe” nhưng không “thấu hiểu”.
Thứ nhất, về mặt nguyên tắc, việc tạo ra một đám mây plasma quanh một chiếc máy bay đang bay là điều không thể. Vấn đề là ở chỗ đó là không khí bị ion hóa có mức độ, chứ không phải là plasma thực sự.
Thứ hai, plasma, cũng giống như không khí bị ion hóa, sẽ không hấp thụ sóng vô tuyến – mà ngược lại, nó sẽ phản xạ chúng. Tạo ra một đám mây không khí bị ion hóa, chúng ta sẽ chỉ làm tăng diện tích phản xạ hiệu dụng của máy bay mà thôi.
Thế nhưng, các công trình nghiên cứu, hãy cố gượng gọi đó là công trình nghiên cứu“stealth” plasma đi- đã được tiến hành, và có thể, vẫn đang được tiến hành vào thời điểm hiện tại.
Thực ra, chúng ta chỉ biết về những thử nghiệm cũ nhất,- những thử nghiệm đã được giải mật ở mức độ rất chung chung. Chúng gần như không liên quan đến câu chuyện hoang đường mà chúng ta đang bàn tới.
Ví dụ, với máy bay trinh sát A-12, các kỹ sư Mỹ đã tính tới khả năng tạo ra các màn hình không khí bị ion hóa trước các cửa hút khí - một trong những bộ phận dễ bị “lộ hình” nhất của máy bay.
Một dự án khác- thêm phụ gia đặc biệt vào nhiên liệu để tạo ra khí ion hóa gần với trạng thái plasma trong ống xả. Nhờ vậy, ống xả A-12 trở nên ít “lộ hơn” trước radar.
Có rất nhiều câu chuyện hoang đường khác liên quan đến công nghệ "stealth". Nếu có bất kỳ điều thú vị gì khác chưa được đề cập tới trong bài viết này, rất mong bạn đọc hãy cùng trao đổi trong mục bình luận sau bài báo.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
F-22 đã biết đánh trúng mục tiêu mặt đất
(Vũ khí) - Lần đầu tiên sau hơn 10 năm hoạt động, tiêm kích tàng hình F-22 của Không quân Mỹ đã thực hiện được đòn đánh đất chính xác.

Có được khả năng tấn công mang tính lịch sử này là nhờ kết quả của chương trình nâng cấp tiêu tốn nhiều tỉ USD ngân sách dành cho quốc phòng của Mỹ.
Tướng Không quân Mỹ, ông James Holmes cho biết: "Bộ Quốc phòng và quốc hội Mỹ đã quyết định đánh giá lại những mối nguy hiểm trên không. Chúng tôi đang nhìn thấy Nga và Trung Quốc phát triển máy bay với tốc độ nhanh hơn tưởng tượng".
F-22 da biet danh trung muc tieu mat dat
F-22 thử tấn công mặt đất.
Chính vì vậy, Không quân Mỹ đã quyết định nâng cấp toàn bộ 187 chiếc F-22 Raptor hiện có. Để thực hiện chương trình nâng cấp, Không quân Mỹ phải chi 6,9 tỷ USD. Hợp đồng được trao cho nhà thầu Lockheed Martin.
Trước khi hợp đồng 6,9 tỷ được ký kết, công ty Lockheed Martin cũng đã bắt đầu nâng cấp các máy bay F-22 Raptor lên phiên bản Increment 3.1 (bắt đầu từ tháng 3/2012), sau đó là Increment 3.2A và Increment 3.2B. Thời hạn hoàn tất hợp đồng sẽ kéo dài tới ngày 20/3/2023.
Sau khi hoàn thành chương trình hiện đại hóa, các máy bay sẽ được trang bị radar cải tiến có khẩu độ tổng hợp có khả năng thiết lập bản đồ địa hình, độc lập phát hiện các mục tiêu mặt đất và dẫn bắn chính xác mục tiêu. Ngoài ra, phiên bản mới còn được trang bị thêm 8 bom SDB 113 kg.
Cùng với gói Increment 3.1, phiên bản Increment 3.2A cũng đã được nâng cấp từ năm 2014. Trên phiên bản này đã được được lắp đặt các hệ thống tác chiến điện tử và nhận biết mục tiêu mới.
F-22 phiên bản Increment 3.2A cũng có thể đối chiếu thông tin nhận được qua máy thu chuẩn Link 16 (trên F-22 máy này chỉ thực hiện chức năng tiếp nhận thông tin) với các thông tin có trong cơ sở dữ liệu cũng như kết hợp với các thông tin nhận được từ các cảm biến riêng.
Chương trình nâng cấp F-22 lên phiên bản Increment 3.2B đã bắt đầu từ năm 2017. Chương trình này kéo dài 6 năm, tới năm 2023. Những máy bay F-22 phiên bản này sẽ được trang bị các hệ thống dẫn đường và tác chiến điện tử hiện đại.
Hệ thống tự động hóa và chương trình tin học hóa trên máy bay cũng được cải tiến. Nhờ đó, F-22 có thể sẽ được trang bị các tên lửa AIM-120D AMRAAM và AIM-9X Sidewinder lớp không đối không (những vũ khí hầu hết máy bay thế hệ 4 của Mỹ đều có thể mang được).
Ngoài gói hợp đồng nâng cấp trên, không quân Mỹ dự kiến sẽ chi thêm tiền nhằm cải tiến F-22 lên phiên bản Increment 3.3. Hiện nay, những chiếc F-22 nâng cấp mới đầu tiên đã được bàn giao cho Không quân Mỹ.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Vì sao Mỹ sợ tên lửa đẩy Iran mang nhiều vệ tinh?
(Bình luận quân sự) - Iran đang phát triển tên lửa đẩy vũ trụ có khả năng phóng nhiều vệ tinh lên quỹ đạo, tương tự một ICBM sở hữu công nghệ MIRV.

Iran đã làm chủ công nghệ sản xuất các phương tiện phóng vệ tinh
Hôm 08/02, giới truyền thông Iran dẫn nguồn tin từ người đứng đầu cơ quan Hàng không-Vũ trụ Iran là ông Mortez Barari cho biết, Tehran đã sở hữu công nghệ sản xuất các phương tiện phóng vệ tinh thế hệ thứ ba.
"Nhờ sự hỗ trợ của Hội đồng Vũ trụ Tối cao Iran, ngày nay chúng ta có thể tạo ra các phương tiện phóng thế hệ thứ ba. Iran đã làm chủ công nghệ chế tạo các phương tiện phóng thế hệ thứ ba có tên là Sarir" - ông Barari nói với hãng tin Fars hôm 07/02.
Ông nói thêm rằng, các nhà nghiên cứu và nhà khoa học Iran đã có những bước tiến lớn trong lĩnh vực vũ trụ và hàng không. Việc chế tạo thành công phương tiện phóng thế hệ thứ 3 cho thấy, nước này đã sẵn sàng phóng những vệ tinh mới lên quỹ đạo trên vũ trụ.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Công nghệ Thông tin và Truyền thông của Cộng hòa Hồi giáo Iran Mohammad Javad Azari Jahromi nói rằng, Iran đang chuẩn bị phóng vệ tinh Zafar. Dự kiến vệ tinh sẽ được phóng trước hôm 14/02.
Trước đó, ông cũng nói rằng, Iran đã chuẩn bị sáu vệ tinh để phóng lên quỹ đạo và đang nghiên cứu chuẩn bị bệ phóng cho vệ tinh Zafar.
Được biết, trước khi có những bước tiến dài trong công nghệ hàng không,, vũ trụ, Iran đã trải qua nhiều thất bại. Lần gần đây nhất là vào tháng 1 năm 2019, Iran đã không thể đưa một số vệ tinh lên quỹ đạo trong một lần phóng tên lửa đẩy vũ trụ.
Sau đó, nỗ lực này đã bị một số nước phương Tây lên án, cho rằng hành động sử dụng các phương tiện phóng cho các mục đích này của Iran không tuân thủ Nghị quyết 2231 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Vi sao My so ten lua day Iran mang nhieu ve tinh?
Iran tuyên bố chế tạo thành công tên lửa phóng vệ tinh thế hệ thứ ba
Hoa Kỳ và một số quốc gia khác diễn giải Nghị quyết 2231 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc theo cách cấm Iran tất cả cá dạng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) và các tên lửa đẩy vũ trụ có khả năng phóng một hay nhiều vệ tinh lên các điểm khác nhau trên quỹ đạo.
Nga lưu ý đến thực tế là từ ngữ chính xác trong Nghị quyết 2231 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc chỉ chứa một lời kêu gọi thích hợp chứ không phải là lệnh cấm phóng tên lửa mang vệ tinh. Vậy do đâu mà Mỹ và các đồng minh lại lo lắng đến vậy trước những bước tiến của Iran?
Từ trước đến nay, Iran được cho là chỉ sở hữu các công nghệ tên lửa đạn đạo tầm trung (có tầm phóng đến 3500km), chưa có tên lửa tầm xa đến 5000km, chứ đứng nói là các tên lửa có tầm phóng tới Mỹ và dường như những nỗ lực sở hữu ICBM của nước này là không thể do những hạn chế trong Kế hoạch Hành động chung Toàn diện (JCPOA) hay còn gọi là Thỏa thuận Hạt nhân Iran 2015 (IND 2015). Tuy nhiên, sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận này vào tháng 5/2018 thì mọi chuyện đã khác.
Tên lửa đẩy đồng nghĩa với ICBM
Về lý thuyết, tên lửa vũ trụ vẫn được xếp vào nhóm tên lửa đạn đạo vì có quỹ đạo bay theo đường đạn.
Theo chuyên gia an ninh vũ trụ John Pike nhận định, sự khác biệt giữa ICBM và tên lửa đẩy vệ tinh không nằm ở thông số kỹ thuật, mà ở thái độ của quốc gia sử dụng chúng. Một quốc gia sở hữu công nghệ từ tên lửa đẩy vũ trụ có thể chuyển đổi nó sang ICBM chỉ trong vòng vài tháng, họ chỉ cần bỏ vệ tinh và thay bằng một hay nhiều đầu đạn.
Vi sao My so ten lua day Iran mang nhieu ve tinh?
Một vụ phóng thử tên lửa đẩy của Iran
Việc chuyển đổi giữa tên lửa đẩy vệ tinh và đầu đạn hạt nhân là điều được cả thế giới biết từ lâu. Trong thời Chiến tranh Lạnh, cả Nga và Mỹ đều phát triển các ICBM có nguồn gốc từ tên lửa đẩy vũ trụ, thậm chí dùng luôn ICBM để phóng vệ tinh, Trung Quốc sau này cũng thực hiện tương tự.
Theo giới chuyên gia, sự lo lắng của Mỹ về chương trình tên lửa đẩy phóng vệ tinh của Iran là có thực, dường như con đường chế tạo ICBM của Iran đang đi theo mô hình của Triều Tiên.
Công nghệ phát triển tên lửa đẩy của Triều Tiên đã trải qua rất nhiều thăng trầm và thất bại giống như Iran. Bình Nhưỡng đã 3 lần thử nghiệm phóng vệ tinh lần lượt vào các thời điểm tháng 8/1998, tháng 4/2009 và tháng 4/2012. Tuy nhiên, các vụ phóng thử này đều không thành công.
Nhưng vào vụ thử nghiệm ngày 12/12/2012, Triều Tiên đã phóng thành công tên lửa đẩy Unha-3 (Ngân hà 3), mang thành công vệ tinh Kwangmyongsong-3 (Quang Minh Tinh 3, tức “Sao sáng” 3) lên quỹ đạo.
Sự thành công của Unha-3 - loại tên lửa đẩy 3 tầng, chiều dài hơn 30m, tầm phóng khoảng 6000-7000km (được cải tiến trên cơ sở tên lửa đạn đạo ba tầng, dài 30m, tầm phóng hơn 5000km là Teapodong-2) đã mở toang cánh cửa chế tạo thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa của nước này, bởi chúng hoàn toàn tương đồng về cấu trúc và cơ chế phóng.
Vi sao My so ten lua day Iran mang nhieu ve tinh?
Thành công với tên lửa đẩy Unha-3 đã giúp Triều Tiên làm chủ công nghệ tên lửa liên lục địa
Sau vụ phóng thành công tiếp theo mang vệ tinh Kwangmyongsong-4 lên quỹ đạo vào tháng 2/2016, Triều Tiên đã chính thức sở hữu công nghệ tên lửa đạn đạo liên lục địa và ngay sau đó, nước này đã liên tiếp trình làng các ICBM Hwasong-14 (KN-20) và Hwasong-15.
Sau hai lần tên lửa đẩy Unha-3 phóng thành công vệ tinh lên quỹ đạo, Triều Tiên đã làm chủ được công nghệ tên lửa liên lục địa và Mỹ sợ rằng Iran cũng sẽ làm được điều tương tự, nếu phát triển thành công công nghệ chế tạo tên lửa đẩy vũ trụ thế hệ thứ ba.
Một nút thắt công nghệ khó khăn khác đối với một ICBM mà Iran cần vượt qua là khả năng làm chủ công nghệ “đa đầu đạn phân hướng, dẫn đường độc lập” (MIRV) để một ICBM có thể mang nhiều đầu đạn tấn công nhiều mục tiêu độc lập ở cách xa nhau từ 70-100km.
Tuy nhiên, điều này cũng không phải là một thách thức quá lớn và nó sẽ được giải quyết ngay trong chương trình không gian của Iran. Nếu Tehran có thể sở hữu công nghệ đưa nhiều vệ tinh lên quỹ đạo độc lập trên không gian, điều đó cũng đồng nghĩa với việc triển khai nhiều đầu đạn tới mục tiêu.
Do đó, ngày mà tên lửa đẩy Iran có thể mang được ít nhất 3 vệ tinh lên quỹ đạo, ngày đó Tehran có thể sẽ làm chủ công nghệ chế tạo một ICBM với đầu đạn dạng MIRV. Đó là điều mà Mỹ không hề mong muốn và quyết ngăn chặn Iran triển khai chương trình không gian của mình.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Mi-24 xe tank bay vừa tiêu diệt tank Thổ và mặc dù ăn đạn pk vẫn bình an , Syri 2020

1581384378052.png
1581384385936.png
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
1581418340382.png


các loại tên lửa và tầm bắn của quân đội Trung Quốc 2020
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
NI: Hải quân Mỹ gần như không thể chặn Bastion-P
(Vũ khí) - Nhận định trên được chuyên gia Sebastian Roblin của tạp chí National Interest (NI) đưa ra khi nói về sự nguy hiểm của tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ Bastion-P.

Chuyên gia Mỹ cho biết, với Bastion-P, Nga đã tạo nên một sự khác biệt lớn với hầu hết các vũ khí chống hạm của Nga và phần còn lại của thế giới. Bởi đây là loại "vũ khí chết người" hiện chưa có cách nào ngăn chặn hiệu quả.

Đây là thế hệ vũ khí hiệu quả để thực hiện chiến lược "Chống tiếp cận/chống xâm nhập" (A2/AD). Và điều nay gây ra mối quan ngại đáng kể với các nước trong khu vực. Hiện Mỹ và các thành viên trong khối NATO gần như không đủ năng lực để đánh chặn đòn tấn công của vũ khí này.

NI: Hai quan My gan nhu khong the chan Bastion-P
Hệ thống Bastion-P Nga phô diễn sức mạnh.
Báo Mỹ thống kê, tổ hợp phòng thủ bờ siêu thanh Bastion-P hiện đang được Nga triển khai tại Kaliningrad, quần đảo Kuril, một số địa điểm có thể tấn công tới eo biển Bosphorus. Đặc biệt hàng chục hệ thống Bastion-P cũng đã được Nga triển khai tại Crimea.

Đây là một phần trong kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ của chính phủ Nga tại Biển Đen. Những hệ thống này đều thuộc Lữ đoàn Pháo binh - Tên lửa phòng thủ bờ biển độc lập số 11 đóng toàn bộ tại vùng Krasnodar.


Bastion-P được thiết kế để tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu trên biển bao gồm cả tàu sân bay. Một hệ thống Bastion-P gồm 4 xe mang phóng tự hành K340P, xe chở đạn dự trữ, hệ thống radar điều khiển hỏa lực Monolit-B, xe chỉ huy cùng các phương tiện hậu cần, hỗ trợ kỹ thuật khác.

Đạn tên lửa P-800 của Bastion-P trang bị động cơ phản lực tĩnh dòng thẳng siêu âm cho phép đạt tốc độ Mach 2. Với vận tốc cực lớn như vậy, đối phương rất khó phản ứng kịp thời và bị tiêu diệt bởi đầu đạn thuốc nổ phân mảnh nặng 200-250kg.

Tầm bắn của tên lửa P-800 phụ thuộc vào chế độ bay: bay quỹ đạo cao – thấp hỗn hợp cho phép đạt tầm bắn 300km; bay quỹ đạo thấp – đạt tầm bắn 120km.

Với những hệ thống vũ khí đã triển khai, nguyên chỉ huy lực lượng bảo vệ bờ biển của Hạm đội Biển Đen, Thiếu tướng Vladimir Romanenko tuyên bố, tàu chiến Mỹ-NATO sẽ bị tiêu diệt ngay lập tức, nếu một mai xảy ra xung đột trong Biển Đen.

"Nếu gây nguy hiểm cho Nga, tàu chiến Mỹ và đồng minh NATO chỉ có vài phút để tồn tại ở Biển Đen, bởi vì các tổ hợp tên lửa mà Hạm đội được trang bị và từ nhiều hướng khác nhau, sẽ không cho phép nó (NATO) thực hiện bất kỳ nhiệm vụ tác chiến và chiến lược ở Biển Đen", tướng Romanenko tuyên bố.

Ở Biển Đen đang có sự hiện diện những hệ thống tên lửa vô cùng mạnh như hệ thống tên lửa Kalibr trang bị trên các tàu nổi và tàu ngầm diesels-điện lớp Varshavyanka của Nga (tức tàu ngầm Kilo-theo định đanh của NATO), sử dụng tên lửa chống hạm 3M54 có tầm phóng xa tới 660km.

Cùng với Bastion-P, lực lượng tên lửa bờ đối hạm tại đây còn có Bal-E, sử dụng tên lửa Kh-35UE, có tầm phóng 300km, bảo vệ 600km bờ biển, trên khai suốt dải bờ biển Nga hoặc trên bán đảo Crimea.

Ngoài ra, các máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 của Nga trên các sân bay đất liền có thể bay trên không phận Nga mà vẫn tấn công tiêu diệt được các tàu chiến Mỹ-NATO, với tên lửa hành trình chống hạm Raduga Kh-22 Burya, tầm phóng 600km, đầu đạn nặng tới 1000kg, được mệnh danh là 'sát thủ tàu sân bay'.

Với các lại tên lửa tối tân như vậy, cùng với sự đa dạng về các phương tiện phóng, tuyên bố chỉ cho tàu chiến Mỹ-NATO vài phút sống sót của Thiếu tướng Vladimir Romanenko được giới chuyên gia đánh giá là hoàn toàn có cơ sở.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
F-35: Phần mềm tối tân trong phần cứng lạc hậu
(Vũ khí) - Đây là kết quả nằm trong bản báo cáo hàng năm của Cơ quan Kiểm tra và đánh giá hoạt động (DOT&E) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ vừa công bố.

Báo cáo của DOT&E cho biết, việc nhà phát triển liên tục phải tung ra các bản cập nhật phần mềm cho F-35 đã chứng minh hàng loạt vấn đề kỹ thuật liên quan tới phần mềm điều khiển trên dòng chiến đấu cơ tàng hình này.

Nguyên nhân của vấn đề được xác định do quá trình phát triển quá lâu của chương trình khi phải mất 6 năm kể từ khi nguyên mẫu đầu tiên ra đời (năm 2000) đến khi thực hiện thành công chuyến bay đầu tiên.

F-35: Phan mem toi tan trong phan cung lac hau
Tiêm kích F-35.
Hiện tại, phần cứng của F-35 đã trải qua gần 2 thập kỷ và chúng đã lỗi thời với các yêu cầu tác chiến hiện đại cũng như các phần mềm điều khiển tương ứng. Đây chính là lý do khiến phải đẩy nhanh tiến độ phát triển phần mềm cho F-35.


Và chính sự tối tân của hệ thống phần mềm càng khiến dòng máy bay tàng hình này hay phát sinh lỗi bởi sự không tương thích với phần cứng đã ra đời từ hơn chục năm nay.

Số liệu DOT&E thống kê cho biết, tới cuối năm 2019, chương trình F-35 vẫn tồn tại 13 lỗi hệ thống phần mềm có tính rủi ro cao, thậm chí là ảnh hưởng tới an toàn của phi công và máy bay.

"Dù nhà phát triển đang nỗ lực sửa các lỗi phần mềm, nhưng tốc độ này không kịp với những lỗi mới được phát hiện. Có rất nhiều lỗi gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của máy bay F-35", ông Robert Behler, lãnh đạo của DOT&E cho biết.

Lỗi khiến máy bay và phi công có thể gặp nguy hiểm lớn nhất thuộc về Hệ thống kiểm soát thông tin tự động (ALIS) có nhiệm vụ theo dõi "sức khỏe" của từng bộ phận trong mỗi chiếc tiêm kích F-35 khiến nhiều chiếc F-35 đã được sản xuất trước nguy cơ đắp chiếu.

ALIS, được Lầu Năm Góc ví như "bộ não" của F-35, là một hệ thống phức hợp lớn bao gồm toàn bộ chuỗi cung ứng hỗ trợ bảo trì và sửa chữa gồm các thiết bị điện toán cần thiết nhằm đảm bảo các linh kiện đã được lắp đặt đúng cách trước khi cất cánh.

Vướng mắc hiện nay nằm ở chỗ thiếu một hệ thống kiểm tra nhằm đảm bảo phần mềm của F-35 hoạt động trơn tru. Lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ tuyên bố đang có kế hoạch nâng cấp và xử lý các vấn đề về phần mềm của phi đội máy bay F-35. Các phi đội này đã được đưa vào hoạt động từ tháng 7/2015.

Tuy nhiên, Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Mỹ (GAO) cho hay không có gì đảm bảo rằng phần mềm này sẽ hoàn thành trong năm 2020. Không giống như các phần cứng của máy bay như khung cánh hay động cơ, phần mềm điều khiển được cài vào các máy tính đặt tại trung tâm chỉ huy để hỗ trợ triển khai hoạt động tác chiến, bảo trì, bảo dưỡng...

Khi vận hành, ALIS sẽ xâm nhập vào từng máy bay và thẩm định từng bộ phận của F-35 để đánh giá mức độ chính xác và ổn định của chúng, lấy đó làm cơ sở để tiến hành hoạt động bảo trì.


Và nếu không giải quyết được những trục trặc về phần mềm trên thì toàn bộ các siêu chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 này sẽ bị "đắp chiếu". Để giải quyết được các vấn đề kỹ thuật phát sinh này, GAO ước tính sẽ cần đầu tư thêm 20-100 tỷ USD.

Không chỉ dừng lại ở đó, hồi tháng 3/2016, tạp chí Janes's cho rằng F-35 còn tồn tại nhiều lỗi phần mềm trong hệ thống tác chiến. Các lỗi này dẫn đến tình trạng phi công liên tục phải tái khởi động hệ thống radar của máy bay.


Cách xử lý lỗi kiểu thô sơ trên chiếc tiêm kích tàng hình tối tân này khiến F-35 gần như bị "mù" trong khoảng thời gian nhất định trong quá trình bay cũng như trước các mối đe dọa từ đối phương. Giới quân sự Mỹ hy vọng, những vấn đề trên sẽ được khắc phục với gói nâng cấp Block 4 mới.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Hình ảnh Syria tiêu diệt hàng loạt phương tiện chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ

Hãng thông tấn SANA của Syria vừa công bố những hình ảnh 'thảm khốc' về hiện trường trong cuộc tấn công của Quân đội Syria nhằm vào đoàn xe quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ trên đường cao tốc M5 hôm 9/2 vừa qua.

Sohu dẫn báo cáo của hãng thông tấn SANA cho biết, lực lượng chủ lực của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ hôm 9/2, đã hành quân đến căn cứ không quân Taftanaz, nằm cách thị trấn Taftanaz thuộc tỉnh Idlib 2,7 km về phía Nam. Hơn 100 xe tăng và xe bọc thép của Thổ Nhĩ Kỳ đã nhanh chóng cơ động trên đường cao tốc M-5.
Hình ảnh Syria tiêu diệt hàng loạt phương tiện chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 2.
Hình ảnh Syria tiêu diệt hàng loạt phương tiện chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 3.
Tuy nhiên, lực lượng này đã gặp phải “mai phục” của Sư đoàn Tiger. Sư đoàn này hiện đang chiếm giữ 3 vị trí trọng yếu trên tuyến đường quốc lộ M-5. Dưới sự yểm trợ của Sư đoàn Tiger, Quân đội Syria (SAA) đã phóng hàng loạt tên lửa SS-21 vào đoàn xe bọc thép của Thổ Nhĩ Kỳ.
Hình ảnh Syria tiêu diệt hàng loạt phương tiện chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 4.
Hình ảnh Syria tiêu diệt hàng loạt phương tiện chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 5.
Cuộc tấn công của SAA đã làm toàn bộ xe tăng M-60T và xe bọc thép ACV-15 của Thổ Nhĩ Kỳ bị tiêu diệt, một số binh lính của Thổ Nhĩ Kỳ cũng thiệt mạng trong cuộc tấn công này.
Hình ảnh Syria tiêu diệt hàng loạt phương tiện chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 6.
Một số nguồn tin cho rằng, xe tăng Leopard 2A4 của Thổ Nhĩ Kỳ cũng bị thiệt hại trong cuộc tấn công này.
Hình ảnh Syria tiêu diệt hàng loạt phương tiện chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 7.

Hình ảnh Syria tiêu diệt hàng loạt phương tiện chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 8.
Tham gia tấn công còn có trực thăng tấn công Mi-24P của Sư đoàn Tiger, đây là một trong những chiến tích “rực rỡ” nhất của SAA kể từ khi xảy ra “va chạm” quân sự với Thổ Nhĩ Kỳ.
Hình ảnh Syria tiêu diệt hàng loạt phương tiện chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 9.
Tên lửa SS-21 Scarab là tổ hợp tên lửa chiến thuật tầm ngắn của Liên Xô sản xuất, được mệnh danh là “dấu chấm hết”. Tên lửa được vận chuyển và phóng đi trên xe mang phóng tự hành 9P129, tổ hợp này sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính.
SS-21 Scarab là một tổ hợp phóng tên lửa cơ động, được thiết kế để triển khai cùng với các đơn vị chiến đấu khác trên chiến trường. SS-21 Scarab có thể tấn công các mục tiêu chiến thuật của đối phương, chẳng hạn như các cơ sở hậu cần, cầu, cảng, kho bãi tập kết, sân bay…
Hình ảnh Syria tiêu diệt hàng loạt phương tiện chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 10.
1581553806271.png


SS-21 sử dụng đầu đạn phân mảnh, đầu đạn này cũng có thể được thay thế bằng đầu đạn hạt nhân, hóa học hoặc sinh học. Động cơ nhiên liệu rắn giúp tên lửa dễ dàng bảo dưỡng và triển khai.
Các đơn vị SS-21 Scarab thường được tổ chức thành lữ đoàn. Mỗi lữ đoàn có 18 xe phóng; mỗi xe phóng mang 2 tới 3 tên lửa. Xe phóng có thể lội nước, vận tốc tối đa trên đường đạt 60 km/h và 8 km/h ở dưới nước. Xe có hệ thống bảo vệ NBC (sinh-hóa-hạt nhân).
Hình ảnh Syria tiêu diệt hàng loạt phương tiện chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 11.
Đáp trả cuộc tấn công của Syria, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sau đó đã mở cuộc tấn công vào 115 mục tiêu của SAA, làm 101 binh sỹ SAA thiệt mạng, 3 xe tăng, 2 trận địa pháo và 1 trực thăng bị hủy diệt.
Hình ảnh Syria tiêu diệt hàng loạt phương tiện chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 12.
Được biết, Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa vào tỉnh Idlib số lượng phương tiện tác chiến khổng lồ, lên tới 1.200 thiết bị quân sự, bao gồm khoảng 200 - 300 xe tăng, pháo tự hành, xe bọc thép, nhiều hệ thống pháo phản lực phóng loạt... cùng với 6.000 quân.
Tuy vậy họ cũng đang gánh chịu nhiều thiệt hại bởi hỏa lực từ người Kurd cũng như từ chính Quân đội Syria. Hàng loạt xe tăng cực mạnh của Thổ Nhĩ Kỳ đã bị loại khỏi vòng chiến đấu, giới quan sát cho rằng, với tình hình hiện tại Ankara có thể nhanh chóng cho triển khai siêu tăng Altay.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Mỹ thừa nhận: F-35 có thể trở thành con mồi của S-400
(Bình luận quân sự) - Các kỹ sư vô tuyến Nga đã lột trần sự “toàn năng” của công nghệ tàng hình

Lại xin giới thiệu bài viết mới của chuyên gia quân sự, kỹ sư thiết kế tên lửa Vladimir Tuchkov (xin không giới thiệu lại về ông) với tiêu đề và phụ đề trên. Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 3/2/2020.
My thua nhan: F-35 co the tro thanh con moi cua S-400
Trên ảnh: F-35 (Ảnh: ZUMA Press/ ТАSS)
Tờ Sohu của Trung Quốc mới cho đăng tải một bài báo trong đó nhận định cho rằng Nga đang cố tình giấu những khả năng phát hiện và đánh chặn "máy bay tàng hình" thực sự của tổ hợp (tên lửa) phòng không S-400.
Đồng thời, các tác giả bài báo cũng đặt vấn đề nghi ngờ “những tính năng độc đáo” của máy bay tiêm kích- ném bom “tàng hình” F-35 của Mỹ.
(Để chứng minh cho nhận định trên), các tác giả bài đăng trên Sohu dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov mới đây nói rằng, ngay sau vụ tấn công (và hạ sát) của người Mỹ nhằm vào chiếc xe ô tô chở Tướng Iran Kassem Suleymani tại Baghda, đã có ít nhất 6 máy bay tiêm kích F-35 “lượn lờ” trên khu vực gần biên giới Iraq- Iran.
Nhưng ông Sergey Lavrov đã không cho biết chi tiết việc 6 chiếc máy bay "tàng hình" Mỹ trên đã bị phát hiện bằng cách nào (và bị ai phát hiện). Tuy nhiên, (Sohu) nhận định rằng cách giải thích có lý nhất cho việc các F-35 nói trên bị phát hiện - đó chính là sử dụng radar của những tổ hợp S-400 Nga đang trực chiến tại Syria.
Cần phải nói rằng các chuyên gia Sohu Trung Quốc nói trên đã cố tình không nhắc tới một thực tế là cự ly từ các tổ hợp tên lửa phòng không đến biên giới ới Iran vượt quá bán kính hoạt động của radar cảnh báo sớm 91N6E (91Н6Е) trong thành phần tổ hợp (S-400).
Radar này, theo những thông tin được công bố công khai, có thể phát hiện máy bay cỡ lớn thế hệ 4 ở cách nó không quá 600 km. Trong khi những tổ hợp S-400 được chuyển giao cho Quân đội Syria lại được triển khai tại một khu vực cách (biên giới với) Iran tới 700 km.
Còn với những tổ hợp được bố trí tại căn cứ quân sự Khmeimim của Nga (tại Syria) thì cự ly (tới biên giới Iran) còn lớn hơn nữa.
Dù vậy, những số liệu công khai như vậy vẫn không thuyết phục được những chuyên gia Trung Quốc viết bài báo trên Sohu ,- họ vẫn tin chắc rằng người Nga, vì những lý do bí mật nào đó, vẫn chưa tiết lộ hết những tính năng thực sự của S-400.
Có nghĩa là vấn đề ở đây không chỉ ở cự ly phát hiện mục tiêu tối đa của radar, mà còn cả về khả năng bám những vật thể trên không có diện tích phản xạ hiệu dụng (RCS- Radar cross-section) nhỏ và siêu nhỏ- như các "máy bay tàng hình" chẳng hạn.
My thua nhan: F-35 co the tro thanh con moi cua S-400

Thực ra, kể cả ngay người Mỹ cũng không phủ nhận việc S-400 có những tính năng “bí mật” nào đấy. Báo Sohu Trung Quốc đã trích phát biểu của một quan chức cao cấp Lầu Năm Góc như sau: “Người Nga đang giấu các tính năng kỹ -chiến thuật thực sự của các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 “Triumph””.
Nhưng cùng với đó, tuy trên thực tế thừa nhận là "máy bay tàng hình" Mỹ “hiện hình” trước hệ thống (S-400) Nga, người Mỹ vẫn khẳng định rằng việc S-400 có thể phát hiện được F-35 không có nghĩa là tổ hợp này cũng có khả năng bắn hạ được F-35. Không những thế, họ (người Mỹ) còn dọa Nga:
“Trong một tình huống như vậy (bị phát hiện), F-35 sẽ sử dụng hệ thống gây nhiễu điện tử để tiêu diệt hệ thống tên lửa phòng không S-400”. Đây quả là sự tự tin khá nực cười, vì “Triumph” (S-400) phát nhiễu mạnh hơn nhiều F-35.
Dĩ nhiên, ở cự ly 700 km, S-400 chắc chắn không thể bắn hạ được bất kỳ máy bay nào, kể cả vận tải quân sự “Hercules”, bởi vì tầm bắn của tên lửa “Triumph” không vượt quá 400 km. F-35 chỉ có thể trở nên dễ bị tổn thương nếu nếu nó bay vào vùng hỏa lực (trong tầm bắn) của tên lửa phòng không.
Nhưng nếu phân tích sâu hơn câu chuyện với “sáu chiếc máy bay tàng hình” xuất hiện gần biên giới với Iran như nói ở phần đầu - có thể thấy rất rõ rằng với trình độ công nghệ radar như hiện nay, việc phát hiện ra chúng là một nhiệm vụ hoàn toàn khả thi.
Giải pháp đơn giản nhất để giải quyết vấn đề mà không cần phải áp dụng bất kỳ một thủ thuật kỹ thuật phức tạp nào – đó là giải pháp thực hiện theo nguyên tắc: RCS của một chiếc máy bay được chế tạo theo công nghệ tàng hình có giá trị khác nhau tùy thuộc vào góc tới mục tiêu của sóng radar.
RCS có giá trị tối thiểu khi “bị chiếu” ở mặt trước, có nghĩa là khi chùm sóng radar chiếu vuông góc với mặt trước của máy bay (chiếu thẳng vào trán V.Tuchkov). Nhưng mọi chuyện sẽ hoàn toàn khác nếu máy bay “tàng hình” bị “soi” vào “cạnh sườn” hoặc từ dưới bụng, RCS của máy bay khi đó sẽ có giá trị lớn hơn rất nhiều.
Tình huống xảy ra với “sáu kẻ xâm nhập tàng hình” nói trên có lẽ là như sau: mặc dù bay cách (S-400) ở một cự ly rất lớn, nhưng khi cơ động, đã có lúc chúng không thể không “phơi sườn” của mình trước “mắt” các radar của S-400.
Còn một phương pháp khác nữa để phát hiện máy bay tàng hình- nó xuất phát từ nguyên tắc là hình dạng hình học của thân máy bay được thiết kế sao cho nó phản xạ chùm tia radar sang hai bên, kiểu như là “rũ chúng sang hai bên” vậy.
Khả năng phát hiện máy bay sẽ tăng lên rất đáng kể nếu bố trí các ăng-ten phát và ăng- ten thu ở cự ly cách xa nhau. Tuy vậy, xét từ góc độ kỹ thuật, làm được chuyện này cũng không dễ, bởi vì hoạt động của các ăng ten phải được đồng bộ hóa với độ chính xác cực cao.
Các công nghệ tàng hình của các “máy bay-tàng hình”, trong đó có các máy bay tiêm kích thế hệ 5 giúp làm giảm rất đáng kể RCS trên dải sóng centimet. Chính đây là dải sóng làm việc của tất cả các radar lắp trên các máy bay.
Tuy nhiên, bức tranh sẽ thay đổi hẳn nếu chuyển sang làm việc ở dải sóng decimet, và đặc biệt là ở dải sóng mét. Trên những dải sóng đó, đối với các radar mặt đất thì các “máy bay tàng hình” trên thực tế cũng chẳng khác gì các máy bay thế hệ bốn với RCS chỉ giảm nhẹ nhờ lớp vật liệu phủ hấp thụ sóng radar.
Tất nhiên, khi sử dụng các bước sóng càng dài thì độ chính xác khi xác mục tiêu càng giảm. Ở dải sóng centimet, tọa độ của mục tiêu được xác định chính xác và tên lửa sẽ được phóng và dẫn đường tới mục tiêu trên dải sóng này.
Nhưng khi radar chỉ xác định gần đúng tọa độ mục tiêu, có thể phóng tên lửa vào “khu vực có mục tiêu”. Đến khu vực đó, đầu tự dẫn phải dẫn tên lửa đến mục tiêu.
Thêm nữa, đó phải là đầu tự dẫn hồng ngoại, vì khả năng “lộ hình” của các máy bay "tàng hình" ở dải tần hồng ngoại cao hơn so với dải tần radar.
Cũng có thể hiệu chỉnh dần dần tần số radar theo hướng giảm bước sóng khi máy bay đang tiếp cận. Sẽ phóng tên lửa vào đúng thời điểm, khi độ chính xác của các dữ liệu xác định tọa độ mục tiêu đủ để đảm bảo đánh chặn thành công.
Tất cả các chi tiết và đặc điểm trên, lẽ dĩ nhiên, chắc chắn đã được những công trình sư của Tập đoàn “Almaz-Antey” tham gia thiết kế S-400 và hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến hơn sắp được đưa vào trang bị S-500 “Prometheus” tính đến.
Còn về những gì liên quan đến việc phát hiện máy bay, một máy bay bất kỳ, chứ không phải chỉ riêng mình máy bay “tàng hình”, thì không có một hệ thống phòng không nào lại chỉ dựa vào một vài tổ hợp tên lửa phòng không, mỗi tổ hợp trong số đó có nhiệm vụ bảo vệ một mục tiêu riêng rẽ hoặc khu vực lãnh thổ (được phân công).
Nhiệm vụ trinh sát tình huống trên không do các radar mặt đất của Bộ đội trinh sát vô tuyến kỹ thuật (Bộ đội radar) đảm nhiệm.
Thêm nữa, những radar đó không chỉ tập trung trên các hướng nguy hiểm (nhiều khả năng xảy ra các cuộc tấn công đường không), mà còn được bố trí phân tán theo một sơ đồ nhất định để đảm bảo tạo thành một trường radar liên tục.
Vì vậy, trong trường hợp với “sáu chiếc F-35”, thì lực lượng phòng không Syria hoàn toàn có thể “nhìn thấy”, vì chúng (lực lượng phòng không Syria) có những năng lực như vậy.
Trong các giai đoạn lịch sử khác nhau, kể cả trong thời gian gần đây nhất, Liên Xô, và sau đó là Nga, đã cung cấp cho đất nước này một số lượng không nhỏ các các trạm radar. Hiện đại nhất trong số đó là radar ba tọa độ cơ động 36D6 làm việc ở dải sóng decimet.
Đây là kiểu radar tuy được thiết kế từ thời Liên Xô, nhưng hoạt động khá hiệu quả, có thể làm việc trong điều kiện bị chế áp mạnh. Nó có thể quan sát góc phương vị trong phạm vi 360 độ, góc tà từ 0 đến 30 độ.
Cự ly phát hiện mục tiêu tối đa là 300 km. Độ chính xác khi xác định tọa độ mục tiêu theo góc phương vị là 15 phút, cự ly - 100 m, độ cao - 400 m. Radar có thể bám đồng thời 150 mục tiêu.
Chính vì vậy, những trạm radar này nếu được bố trí ở vùng biên giới phía Đông của Syria, chúng có đủ khả năng phát hiện máy bay cỡ máy bay tiêm kích ở khu vực gần Iran.
Bộ đội vô tuyến kỹ thuật Nga hiện đang sử dụng các radar thế hệ mới. Radar ba tọa độ cơ động dải sóng decimet mới nhất – đó là radar 59N6-E "Protivnhik-GE". Cự ly phát hiện mục tiêu tối đa của nó lên tới 400 km.
Các mục tiêu có RCS nhỏ hơn 0,1 m2. (như tên lửa hành trình (có cánh) và "máy bay tiêm kích tàng hình") sẽ bị nó phát hiện ở khoảng cách 200 km, các mục tiêu có RCS 1,5 m2. - ở cự ly 340 km.
Độ chính xác của nó đủ để cung cấp các dữ liệu chỉ mục tiêu cho các tổ hợp tên lửa phòng không. Tốc độ của các mục tiêu bị bám có thể lên tới 7 M.
Còn có cả một dòng radar cơ động "Nhebo", trong đó có cả radar “Nhiobiy” làm việc trên dải sóng mét. Mỗi kiểu radar có những tính năng riêng. Nhưng tất cả chúng đều có khả năng phát hiện các mục tiêu “tàng hình” và mục tiêu kích thước nhỏ ở cự ly lớn.
Ngoài ra, Bộ đội Nga còn có những radar vác vai có chức năng giám sát tình huống trên không trên khu vực hoạt động của một đơn vị cấp chiến thuật. Đó là radar ba tọa độ "Harmon" làm việc trên dải sóng decimet.
Nó phát hiện các máy bay, máy bay lên thẳng và máy bay không người lái, xác định tọa độ của chúng và truyền thông tin nhận được đến các tổ hợp của hệ thống điều khiển phòng không tự động hóa.
Nó cũng có thể được sử dụng để chỉ mục tiêu khi dẫn đường cho các loại đạn có điều khiển.
Radar này ("Harmon")- được xếp gọn trong ba container, mỗi container nặng 30 kg. Triển khai xong chỉ trong vòng 3 phút. Một ăng ten kích thước 120 × 80 cm được lắp trên giá ba chân.
Kết nối khối điện tử và khối nguồn đảm bảo cung cấp nguồn điện công suất 800 W là radar đã có thể bắt đầu làm việc. Các dữ liệu được hiển thị trên màn hình của sỹ quan điều khiển và truyền qua kênh vô tuyến đến sở chỉ huy.
Radar này đảm bào quan sát vòng tròn với bán kính quan sát tới 40 km. Độ cao phát hiện mục tiêu - 10 km.

 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,088
Động cơ
146,062 Mã lực
Đối phó NMD, Mỹ sợ: Bộ đôi tấn công 'Tulopev' vào cuộc
(Bình luận quân sự) - Xin giới thiệu bài viết của chuyên gia quân sự Nga Evghenhi Damantsev về một thông tin mới về-tích hợp tên lửa “Konzhal” vào cơ số vũ khí của máy bay Tu-160.
Bài đăng trên “Bình luận quân sự”(Nga) ngày 14/2/2020.Chúng tôi có bổ sung thêm ảnh “Kinzhal”.

Doi pho NMD, My so: Bo doi tan cong 'Tulopev' vao cuoc
Thông tin mới nhất và nóng nhất vừa được các nguồn thạo tin và các quan chức có thẩm quyền trong Tổ hợp Công nghiệp Quốc phòng Nga công bố về việc Nga đã khởi động Chương trình tích hợp tên lửa đạn đạo phóng từ trên không (thuật ngữ mới, xin cụ thể hơn ở bài sau-ND) đa năng X-47M2 “Kinzhal” (“Dagger”-“Dao găm”) vào cơ số tác chiến và hệ thống điều khiển vũ khí trên các máy bay ném bom- mang tên lửa chiến lược Tu 160M / M2 đã được rất nhiều chuyên gia phân tích, quân sự, các bình luận viên của những trang tin tức và kỹ thuật- quân sự Nga có tiếng, trong đó có “Bình luận quân sự” đón nhận một cách rất hồ hởi.

Trang bị tên lửa đạn đạo phóng từ trên không (không đối đất) Kh-47M2 “Dao găm” cho máy bay mang tên lửa chiến lược Tu-160M / M2 sẽ mở ra những cơ hội mới cho Bộ đội Đường không- Vũ trụ Nga (VKS) trong việc xây dựng một học thuyết kiềm chế mới.

Và trong trường hợp này, quả thực đúng là có những lý do chính đáng để cộng đồng chuyên gia và những độc giả am hiểu Nga phấn khích đến như vây.


Bởi vì sau khi các cán bộ- chuyên gia của Nhà máy Hàng không Kazan mang tên S.P. Gorbunov (thuộcTập đoàn “Tupolev”), Tập đoàn Vũ khí Tên lửa Chiến thuật (KTRV) và Phòng Thiết kế “KB chế tạo máy” thành phố Kolomena hiện thực hóa thành công Chương trình (tích hợp), tổ hợp tên lửa siêu thanh tầm trung “Kinzhal” sẽ trở thành một công cụ có chức năng kiềm chế chiến lược hiệu quả có "chiều sâu" tấn công (bằng các tên lửa Kh-47M2) tới 9.500 km (tính cả bán kính hoạt động của máy bay mang tên lửa chiến lược Tu-160M2 được trang bị động cơ mới được hiện đại hóa NK- 32 gần 8.000 km và tầm bắn của Kh-47M2 là 1.500 km) + năng lực chống tên lửa (đánh chặn tên lửa) của những tổ hợp THAAD và “Patriot PAC-3MSE” đã được Quân đội Mỹ triển khai không chỉ trên lãnh thổ của các quốc gia Đông Âu là thành viên NATO, mà còn ở trên lãnh thổ lục địa Mỹ.

Khi đó, bộ đôi tấn công chiến lược Tu-160M / M2 + Kh-47M2 sẽ hoàn toàn có quyền tự hào về những ưu thế kỹ- chiến thuật của mình nếu so với cơ số vũ khí tiêu chuẩn trước đó (hiện có) của các “Thiên nga trắng” (Tu-160M/M2), tức cơ số vũ khí tiêu chuẩn của “Thiên Nga Trắng”) hiện nay là tên lửa có cánh chiến lược tàng hình tốc độ cận âm Kh-101 và tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân Kh-102.

Doi pho NMD, My so: Bo doi tan cong 'Tulopev' vao cuoc
Trước hết, (ưu thế) đó là tốc độ bay trung bình của Kh-47M2 “Dao găm” cao gấp 9-10 lần tốc độ bay của Kh-101 và Kh-102, cụ thể – 8.500 km / h so với 850 / h của Kh-101 và 970 /h của Kh-102, nên thời gian bay của Kh-47M2 tới mục tiêu ở khoảng cách 1.500 km chỉ mất 10 phút, trong khi với Kh-101/Kh- 102 thì thời gian bay tới các mục tiêu có cùng khoảng cách như vậy (1.500km) phải mất tới hơn 1,5 giờ.

Kết quả là, trong một cuộc tấn công ồ ạt giả định bằng “Dao găm” (Kh-47M2) nhằm vào các mục tiêu của tầm quan trọng chiến lược (của Mỹ).

Lấy ví dụ như mục tiêu đó là căn cứ hải quân chủ yếu “Norfolk” của Hạm đội Đại Tây Dương Hải quân Mỹ , hoặc căn cứ không quân và Trung tâm sử dụng Không quân Hải quân Mỹ ở Jacksonville, các kíp trắc thủ chiến đấu của những tổ hợp tên lửa đánh chặn (chống tên lửa) “Patriot PAC-3MSE”, cũng như các sỹ quan điều khiển hệ thống chỉ huy tác chiến và thông tin “Aegis” trên các tàu khu trục lớp “Arleigh Burke” sẽ chỉ còn “một cửa sổ thời gian” quá nhỏ để xác định đường bay và triển khai đánh chặn các tên lửa Kh-47M2 của Nga khi chúng đang lao tới mục tiêu với tốc độ siêu thanh theo các quỹ đạo giả đạn đạo khác nhau.

Và nếu như các radar đa năng AN / SPY-1D (V) hoặc các radar tiên tiến hơn như AN / SPY-6 AMDR của các hệ thống “Aegis” có thể tự mình phát hiện được Kh-47M2 (với diện tích phản xạ radar hiệu dụng khoảng 0,07-0,1 m2) ở cự ly 200-350 km (giai đoạn cuối của quỹ đạo hành trình) và cung cấp dữ liệu chỉ mục tiêu cho các tên lửa đánh chặn có điều khiển trên các tàu chiến Mỹ là RIM-174 ERAM / SM-6, thì các radar đa năng có công suất nhỏ hơn là AN / MPQ-53/65 của các tổ hợp “Patriot PAC-3MSE” nói chung là không thể phát hiện được các tên lửa "Dao găm" khi chúng đang tiếp cận mục tiêu.

Bởi vì cự ly phát hiện các mục tiêu đạn đạo có diện tích phản xạ hiệu dụng khoảng 0,0 7-0,1 m2 của những radar này chỉ là 55- 80 km và góc quét phương vị tối đa ở chế độ quan sát là 73 độ, trong khi đó, các tên lửa “Dao găm” khi tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách 60, 70 km (phần cuối của quỹ đạo) đã bắt đầu bổ nhào xuống mục tiêu ở góc 80-85 độ, ngoài góc quét của các radar trên tàu MP Q-53/65.

Do đó, một nỗ lực đánh chặn các tên lửa đạn đạo phóng tử trên không (máy bay) Kh-47M2 “Dao găm” bằng các tổ hợp “Patriot PAC-3MSE” chỉ có thể thực hiện được bằng cách huy động tăng cường các phương tiện trinh sát radar (radar AN / APY-2/9 của các máy bay AWACS E-3C/G hoặc E-2D, hoặc radar công suất lớn AN / TPY-2 GBR) được tích hợp vào hệ thống phòng thủ chống tên lửa thống nhất gồm các sở chỉ huy tác chiến tổ hợp “Patriot” EOC ( "Engagement Operations Centers ") sử dụng mạng trao đổi thông tin chiến thuật được bảo mật “Link-16”.

Trong trường hợp này, tên lửa đánh chặn của “Patriot” MIR-104F PAC-3MSE có thể nhận chỉ thị chỉ mục tiêu về “Dao găm” (từ các radar trên), và trong điều kiện radar AN / MPQ-65 đa chức năng không làm việc.

Nói đến đây, cần phải nhắc tới ưu thế công nghệ thứ hai (và cũng là quan trọng nhất) của tên lửa đạn đạo phóng từ trên không Kh-47M2 “Dao găm”- một ưu thế giúp giảm thiểu khả năng đánh chặn chúng (Kh-47M2) kể cả bằng tên lửa đánh chặn MIM-104F PAC-3MSE và cả bằng tên lửa tầm xa SM-6.


Đó là “Dao găm” có khả năng liên tục thực hiện các động tác cơ động chống tên lửa phòng không với lực quá tải khoảng 30G ở phần cuối của quỹ đạo bay. Sở dĩ “Kinzhal” có thể thực hiện được chế độ bay như vậy là nhờ được đồng bộ hóa hoạt động của bánh lái khí động học đuôi và các mô-đun vòi phun kép của động cơ.

Để đánh chặn được một mục tiêu như vậy (“Kinzhal”), tên lửa đánh chặn phải chịu được lực quá tải 65-70 G.


Tên lửa phòng không có điều khiển MIM-104F PAC-3MSE Mỹ chỉ chịu được lực quá tải tối đa là 55-60G, và như vậy là không đủ để tiêu diệt tên lửa đạn đạo phóng từ trên không (không đối đất) “Kinzhal” bằng phương pháp tiêu diệt động lực / tấn công trực tiếp, nói cách khác (hit-to-kill).

Còn đối với các tên lửa tầm xa có điều khiển RIM-174ERAM và các tên lửa đánh chặn khác của tổ hợp THAAD, thì những tên lửa này hoàn toàn không có khả năng “xử lý” các tên lửa “Dao găm” Kh-47M2 của chúng ta (Nga).

Đầu tiên là do khả năng chịu lực quá tải của chúng không lớn (chỉ khoảng 30-35 G); thứ hai - do không có khả năng đánh chặn trong bầu khí quyển, trên các lớp không khí đặc của tầng đối lưu, tầng bình lưu và thậm chí các lớp thấp hơn của tầng trung lưu,- tức không gian “làm việc” của “Dao găm”.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Video Houthi bắn hạ tornado 2020

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
F-35 không thể vượt Đại Tây Dương vì... gặp mưa
DNVN - Sau sự cố sợ bị sét đánh thì một lần nữa tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ lại gây tai tiếng khi không hoạt động tốt trong thời tiết xấu.

Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Lightning II của Mỹ trong hành trình bay đến Phần Lan đã bất ngờ không thể vượt qua Đại Tây Dương và buộc phải quay đầu theo hướng ngược lại, không thể tới được châu Âu.
Lý do dẫn đến tình trạng này theo giải thích là bởi điều kiện khí tượng không thuận lợi, tuy nhiên trong các bình luận về tin tức trên, các nhà quan sát đã chế giễu rằng "máy bay chiến đấu trong mọi thời tiết của Mỹ sợ hãi vì gặp mưa".
Bộ Quốc phòng Phần Lan xác nhận thực tế là thay vì 4 máy bay chiến đấu F-35 như kế hoạch thì chỉ có 2 chiếc đến đích, chưa kể còn bị chậm trễ tới hai ngày.

Tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II của Mỹ không thể vượt Đại Tây Dương chỉ vì mưa. Ảnh: Avia.pro.

Tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II của Mỹ không thể vượt Đại Tây Dương chỉ vì mưa. Ảnh: Avia.pro.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Dàn tên lửa phòng không Houthi đe dọa liên quân Arab

Phiến quân Yemen sở hữu nhiều mẫu tên lửa phòng không tầm trung, có khả năng bắn hạ chiến đấu cơ của liên quân do Arab Saudi dẫn đầu.

Trang Al-Masirah của phiến quân Houthi hôm 16/2 công bố video lực lượng này bắn rơi cường kích Tornado IDS của Arab Saudi trên bầu trời tỉnh Al-Jawf, miền bắc Yemen.


Trong video, phi công Arab Saudi liên tục thả mồi bẫy nhiệt để đánh lừa tên lửa, nhưng không thành công khi quả đạn vẫn lao thẳng vào máy bay. Một số chuyên gia cho rằng điều đó thể hiện tên lửa sử dụng hệ thống dẫn đường radar hoặc điều khiển vô tuyến, khiến mồi bẫy nhiệt vô tác dụng.

Lực lượng Houthi không cho biết loại vũ khí được sử dụng để bắn hạ cường kích Arab Saudi, nhưng giới chuyên gia nhận định nhóm phiến quân Yemen này sở hữu nhiều tên lửa phòng không tầm trung đủ sức đe dọa máy bay có người lái của liên quân do Riyadh dẫn đầu.

Theo chuyên gia hàng không David Cenciotti, nổi bật nhất trong dàn vũ khí phòng không của phiến quân Houthi là tên lửa Fater-1 do nhóm này tự chế tạo, có vẻ ngoài giống hệt tổ hợp 2S12 Kub được Liên Xô ra mắt từ thập niên 1960.



Tên lửa Fater-1 được Houthi ra mắt giữa năm 2019. Ảnh: Al-Masirah.
Tên lửa Fater-1 được Houthi ra mắt giữa năm 2019. Ảnh: Al-Masirah.
Fater-1 ra mắt lần đầu hồi cuối tháng 8/2019 nhưng đã được sử dụng từ giữa năm 2017, nhiều khả năng là bản sao dựa trên các hệ thống Kub trong biên chế quân đội Yemen từ trước khi nổ ra xung đột năm 2015. Bộ tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM) cho biết một máy bay không người lái (UAV) MQ-9 bị loại tên lửa này bắn hạ hôm 6/6/2019.




Khẩu đội Kub gồm một xe radar cảnh giới kiêm điều khiển hỏa lực 1S91 có khả năng dẫn bắn hai tên lửa cùng lúc tới một mục tiêu, 4 xe phóng đạn được lắp sẵn 12 tên lửa và 4 xe nạp đạn.

Quả đạn 3M9 của Kub có tầm bắn tối đa 24 km và bắn hạ được mục tiêu ở độ cao 14 km, sử dụng cơ cấu dẫn đường vô tuyến và radar bán chủ động khi tiếp cận mục tiêu. Tên lửa nặng 600 kg, trong đó đầu đạn nổ mảnh nặng 56 kg và đạt tốc độ tối đa 3.500 km/h. Quả đạn mang ngòi nổ chạm và cận đích, cho phép diệt mục tiêu mà không cần va chạm trực tiếp.

Phiến quân Houthi cũng sở hữu các biến thể của tên lửa phòng không tầm trung Sayyad do Iran phát triển và chuyển giao, gồm mẫu Sayyad-1 và Sayyad-2C.



Tên lửa Sayyad-1 trong một cuộc tập trận của Iran. Ảnh: Sepah News.
Tên lửa Sayyad-1 trong một cuộc tập trận của Iran. Ảnh: Sepah News.
Sayyad-1 được Iran nghiên cứu chế tạo sau khi đặt mua hệ thống HQ-2, vốn là bản sao dòng S-75 Liên Xô do Trung Quốc sản xuất. Tên lửa dùng thiết kế khung thân và động cơ của mẫu HQ-2, nhưng trang bị đầu dẫn cùng thiết bị điều khiển dựa trên tổ hợp MIM-23 Hawk và RIM-66 SM-1 được Iran mua từ Mỹ trước Cách mạng Hồi giáo năm 1979.




Tên lửa Syyad-1 có thể đạt tốc độ khoảng 3.600 km/h, tầm bắn 50 km và mang đầu nổ mảnh nặng 200 kg.

Lực lượng Houthi dường như cũng có biến thể Sayyad-2C hiện đại hơn nhiều, Cenciotti cho hay. Iran không công khai nhiều thông tin về loại tên lửa này, nhưng nó sử dụng cụm bệ phóng kiêm ống bảo quản hình vuông, mỗi cụm mang được 4 quả đạn tương tự hệ thống MIM-104 Patriot của Mỹ.

Quân đội Iran tuyên bố tên lửa Sayyad-2C có thể kết hợp với tổ hợp phòng không tầm xa S-200 để tăng khả năng bảo vệ không phận.



Tên lửa Sayyad-2 và bệ phóng được Iran ra mắt năm 2015. Ảnh: IRNA.
Tên lửa Sayyad-2 và bệ phóng được Iran ra mắt năm 2015. Ảnh: IRNA.
Tên lửa Sayyad-2C có tầm bắn khoảng 75 km, ngắn nhất trong các phiên bản được Iran sản xuất. Nó đạt tốc độ tối đa trên 5.500 km/h, trang bị hệ thống chống gây nhiễu và mang đầu nổ mảnh nặng 200 kg. Tehran cho biết Sayyad-2C có thể diệt các mục tiêu với độ phản xạ radar rất thấp như UAV ở độ cao tới 24 km.




Người phát ngôn liên quân Arab Saudi Turki al-Maliki hồi cuối năm 2017 cho biết phiến quân Houthi đã cải tiến tên lửa không đối không R-27 và R-73, vốn dùng cho tiêm kích, thành vũ khí phòng không lợi hại.

Houthi chiếm được số tên lửa này từ kho vũ khí của không quân Yemen khi nổ ra cuộc chính biến hồi năm 2015. Vào thời điểm đó, không quân Yemen đang vận hành tiêm kích MiG-29 với vũ khí chủ lực là tên lửa đối không tầm trung R-27 và tầm ngắn R-73. Quả đạn R-27 có tầm bắn lên đến 70 km, trong khi R-73 đủ sức diệt mục tiêu từ khoảng cách 30 km.


Tên lửa R-27T và R-73 được trang bị đầu dò hồng ngoại, giúp bám bắt mục tiêu mà không cần radar dẫn đường. Chúng cũng không đánh động mục tiêu trong quá trình tiếp cận, nhưng có thể bị đánh lừa bởi mồi bẫy nhiệt trên phi cơ.

Các quả đạn này được lắp lên bệ phóng trên xe tải, cho phép tăng khả năng cơ động. Đầu dò tên lửa sử dụng nguồn điện từ máy phát riêng, bởi pin tích hợp trong quả đạn chỉ hoạt động được vài phút từ khi kích hoạt, không phù hợp với nhiệm vụ tác chiến của tên lửa phòng không.


Tuy nhiên, phiến quân Houthi không thể duy trì tầm bắn nguyên gốc cho tên lửa hoán cải. Khi được phóng từ mặt đất, quả đạn gặp sức cản lớn và không có sơ tốc cao như phóng từ máy bay, khiến tầm bắn của chúng bị giảm khoảng một nửa.

Liên quân Arab cho biết tên lửa của Houthi đã bắn rơi ít nhất một chiếc MQ-9 Reaper. Loại vũ khí này cũng được dùng để tấn công tiêm kích F-16 của Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và máy bay F-15 của Arab Saudi

Phiến quân Yemen cũng được trang bị nhiều loại tên lửa phòng không vác vai, nhưng chúng có tầm bắn khá giới hạn và chỉ đủ sức đe dọa trực thăng hoặc UAV bay thấp, khó lòng bắn hạ những tiêm kích và cường kích hoạt động ở độ cao trên 5 km.


Cho tới thời điểm này tổn thất của liên quân Saudi trước Houthi là khá lớn với hàng loạt máy bay tối tân chuẩn NATO bị bắn hạ gồm AH64, F15, F16, Tornado

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Anh hùng Liên Xô kể trận chiến 'ghìm đầu' tiêm kích Mỹ
Tướng Sergei Kramarenko, phi công được phong Anh hùng Liên Xô, tiết lộ những trận không chiến bí mật giữa Liên Xô và Mỹ trên bán đảo Triều Tiên.

Thiếu tướng không quân Sergei Kramarenko hôm 16/2 tiết lộ thông tin chưa từng công bố về các trận đánh ác liệt giữa không quân Liên Xô và Mỹ trong Chiến tranh Triều Tiên. Ông là phi công dày dạn kinh nghiệm từng tham gia Thế chiến II, được phong danh hiệu Anh hùng Liên Xô và đẳng cấp Ace nhờ thành tích bắn rơi 21 máy bay đối phương trong Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).

Tướng Kramarenko từng điều khiển tiêm kích LaGG-3 và La-5 trong Thế chiến II, trực tiếp bắn rơi 3 máy bay phát xít Đức và hỗ trợ đồng đội hạ 13 chiếc khác. "Chiến thuật và trình độ phi công Liên Xô đã vượt qua Đức vào cuối cuộc chiến. Kinh nghiệm thực chiến đã giúp chúng tôi đối phó hiệu quả với người Mỹ", tướng Kramarenko nói.

Khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra từ năm 1950, Liên Xô và Mỹ, hai đồng minh trong cuộc chiến chống phát xít, trở thành đối thủ trên hai chiến tuyến. Ngoài cử bộ binh tham gia lực lượng Liên Hợp Quốc chống lại quân đội Triều Tiên, Mỹ triển khai các máy bay F-80, F-84 và mẫu tiêm kích hiện đại nhất F-86 Sabre, dòng chiến đấu cơ vừa được biên chế năm 1949, để chiếm lĩnh bầu trời trên bán đảo Triều Tiên.

Để đáp trả, Liên Xô đã triển khai tiêm kích MiG-15 hiện đại tới Triều Tiên từ tháng 11/1950. Các phi công Liên Xô tham gia huấn luyện phi công Triều Tiên và Trung Quốc cũng như trực tiếp tham gia các trận không chiến với tiêm kích Mỹ.

Tướng Kramarenko hồi năm 2019. Ảnh: Ria Novosti.
Tướng Kramarenko hồi năm 2019. Ảnh: Ria Novosti.
Kramarenko cho rằng phi công Mỹ có nhiều điểm thua kém người Đức. Họ thường tránh các trận không chiến, trong khi phi công Đức luôn sẵn sàng lao vào đối đầu với máy bay Liên Xô. "Ở Triều Tiên, chúng tôi chứng minh rằng phi công Liên Xô không thua kém đối thủ về kỹ năng, thậm chí vượt qua Mỹ về tính năng chiến đấu cơ", tướng không quân này khẳng định.

F-86 Saber có thể đạt tốc độ trên 1.100km/h, cùng khả năng lượn và bổ nhào tốt hơn MiG-15. Chúng cũng cân bằng hơn đối phương về mặt khí động học. Máy bay Mỹ còn được trang bị radar AN/APG-30, giúp phi công lấy đường ngắm và khai hỏa 6 súng máy cỡ nòng 12,7 mm chính xác hơn.

MiG-15 có tốc độ tối đa thấp hơn, chỉ khoảng 1.070 km/h, nhưng sở hữu khả năng tăng tốc, leo cao và cơ động vượt xa F-86. Vũ khí trên tiêm kích Liên Xô thua kém về độ chính xác, nhưng lại áp đảo về uy lực với hai pháo 23 mm và một pháo 37 mm.

Không quân Liên Xô bắt đầu chiến đấu trên bầu trời Triều Tiên từ mùa xuân năm 1951, trong đó Kramarenko xuất kích lần đầu vào ngày 1/4.

"Hôm đó, chúng tôi cất cánh khẩn cấp để đánh chặn một trinh sát cơ được tiêm kích hộ tống. Sau khi đạt độ cao 7.000 m dọc sông Áp Lục, chúng tôi phát hiện đối phương. Một trinh sát cơ Mỹ được 8 tiêm kích hộ tống, trong khi chúng tôi có 4 chiếc MiG-15. Tôi ra lệnh công kích", ông kể lại.

Sự xuất hiện của phi đội MiG-15 Liên Xô khiến trinh sát cơ Mỹ từ bỏ nhiệm vụ và quay đầu về căn cứ, trong khi những chiếc F-86 nghênh chiến. Kramarenko bắn rơi một chiếc Sabre và làm bị thương một phi cơ khác, trong khi phía Mỹ không hạ được máy bay nào của Liên Xô.

Tướng Kramarenko cũng tham gia trận đánh ngày 12/4/1951, sự kiện sau này được phi công Mỹ gọi là "Ngày thứ năm đen tối". Trong cuộc không chiến đó, 30 tiêm kích MiG-15 Liên Xô tấn công đội hình không quân Mỹ gồm 48 oanh tạc cơ chiến lược B-29 được hộ tống bởi 100 chiến đấu cơ F-80 Shooting Star và F-84 Thunderjet.

Phía Mỹ thừa nhận có 10 chiếc B-29 bị bắn rơi tại chỗ hoặc hư hại nặng mà không gây được thiệt hại nào cho lực lượng Liên Xô. Trận đánh gây chấn động tới mức quân đội Mỹ ngừng mọi hoạt động ném bom trên bán đảo Triều Tiên trong ba tháng và sau đó chấm dứt hoàn toàn các đợt không kích ban ngày.

"Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh trận đánh đó, cả một đoàn máy bay duy trì đội hình chiến đấu đẹp như duyệt binh. Chúng tôi đột ngột bổ xuống từ trên đầu họ. Tôi khai hỏa nhằm vào một oanh tạc cơ và bắn thủng khoang nhiên liệu của nó, khiến khói trắng bốc ra. Sau đó các đồng đội của tôi bắt đầu công kích. Có thể nói rằng chúng tôi đã giáng đòn đau cho người Mỹ", tướng Kramarenko kể lại trận đánh "ghìm đầu" máy bay Mỹ.

Kramarenko trong buồng lái chiếc MiG-15 năm 1951. Ảnh: Sputnik.
Kramarenko trong buồng lái chiếc MiG-15 năm 1951. Ảnh: Sputnik.
Kramarenko từng nhiều lần đối đầu với các phi công Mỹ đạt đẳng cấp Ace, danh hiệu dành cho những phi công quân sự hạ từ 5 máy bay đối phương trở lên. Một trong những trận đánh được ông nhớ nhất là cuộc không chiến với Glenn Eagleston, chỉ huy Phi đoàn số 334 của không quân Mỹ và cũng là cựu chiến binh dày dạn kinh nghiệm từng bắn rơi 18 máy bay phát xít trong Thế chiến II.

"Eagleston dẫn đầu biên đội ba chiếc Sabre. Phi công số 2 và số 3 yểm trợ trong lúc ông ta bổ nhào tấn công mục tiêu. Eagleston bắn trượt, hạ độ cao và xuất hiện cách tôi khoảng 100 m. Tôi lập tức nghiêng trái và bổ nhào, sau đó ông ta lại khai hỏa nhằm vào tôi", tướng Kramarenko cho hay.

Hai bên quần thảo trong nhiều phút, trước khi Kramarenko chiếm được vị trí có lợi và bắn đầu nã pháo vào chiếc F-86, khiến nó bị hư hại nặng. Eagleston hạ độ cao và thoát ly khỏi trận đánh, hai phi công yểm trợ truy đuổi chiếc MiG-15 của Kramarenko. Phi công Liên Xô bay về phía một con đập có trận địa pháo phòng không Triều Tiên và duy trì khoảng cách 800 m với máy bay Mỹ ở phía sau.

"Đột nhiên đạn pháo phòng không nổ liên tục trước mặt tôi. Tôi nghĩ rằng 'thà chết vì quân mình còn hơn' và lao thẳng vào khu vực đó. Tôi đã gặp may khi không phát đạn nào bắn trúng. Những chiếc Sabre cũng ngừng truy đuổi và quay đầu về", Kramarenko nhớ lại.

Eagleston đưa được chiến đấu cơ F-86 trở về căn cứ không quân Kimpo và hạ cánh bằng bụng. Ông bị thương nặng, được đưa về Mỹ và kết thúc sự nghiệp chiến đấu. Bản thân chiếc Sabre hỏng quá nặng và bị loại biên ngay sau đó.

Vận may của Kramarenko dường như kết thúc vào ngày 17/1/1952. Ông đánh quần vòng với hai tiêm kích F-86 và không phát hiện một phi đội khác phía trên mình. Chiếc MiG-15 của ông bị trúng đạn và mất điều khiển, buộc Kramarenko phóng ghế thoát hiểm để nhảy dù. Tuy nhiên, mọi chuyện chưa kết thúc ở đó.

"Đột nhiên máy bay Mỹ vọt qua và bắn về phía tôi. Khoảng cách xa khiến các viên đạn hụt tầm và bay dưới chân tôi. Anh ta vòng lại sau khoảng 400-500 m để khai hỏa một lần nữa, nhưng tôi gặp may khi rơi qua một đám mây. Phi công Mỹ mất dấu tôi và bỏ đi", ông cho biết.

Kramarenko đáp xuống một khu rừng và không bị thương nặng, chỉ có vết sưng ở cổ do va đập khi tiếp đất. Ông thu dù và đi bộ về hướng tây, trước khi phát hiện một người Triều Tiên đang nhặt củi.

"Ông ấy cầm lấy một cây chĩa dài ngay khi thấy tôi vì cho rằng tôi là người Mỹ. Tôi phải hô lên 'Kim Il-sung ho, Stalin ho', 'ho' nghĩa là 'tốt đẹp' trong tiếng Triều Tiên. Ông ấy để tôi ngồi lên xe đẩy và đưa về làng. Họ cho tôi ăn uống và nghỉ ngơi, một chiếc xe đón tôi về căn cứ vào sáng hôm sau. Đó là trận đánh cuối cùng của tôi ở Triều Tiên trước khi trở về Liên Xô", ông kể lại.

Theo Kramarenko, việc phi công Mỹ bắn người nhảy dù không phải điều hiếm gặp. Một đồng đội của ông từng thiệt mạng và một người bị thương vì trúng đạn tiêm kích Mỹ sau khi phóng ghế thoát hiểm.

Một biên đội tiêm kích F-86 Mỹ trong Chiến tranh Triều Tiên. Ảnh: USAF.
Một biên đội tiêm kích F-86 Mỹ trong Chiến tranh Triều Tiên. Ảnh: USAF.
Trung đoàn Không quân Cận vệ số 176, đơn vị của Kramarenko, mất tổng cộng 8 phi công và 12 máy bay trong suốt cuộc chiến. Họ phá hủy khoảng 50 oanh tạc cơ Mỹ cùng số lượng không xác định tiêm kích đối phương. Bản thân Kramarenko bắn rơi 21 phi cơ nhưng chỉ được ghi nhận thành tích với 13 máy bay, do số còn lại rơi xuống biển và không thể xác định.

Ông tin rằng những trận đánh trên bầu trời Triều Tiên đã ngăn một cuộc chiến tranh tổng lực giữa Liên Xô và Mỹ.

"Người Mỹ từng lên kế hoạch thả 300 quả bom hạt nhân xuống Liên Xô. Chúng tôi cho họ thấy rằng những chiếc B-29 không nên bén mảng tới lãnh thổ của mình. Mỹ từ bỏ chiến lược không kích Liên Xô sau khi chúng tôi vô hiệu hóa 25 oanh tạc cơ chỉ trong một trận đánh ngày 12/4/1951", Kramarenko nói.

Tướng Kramarenko giữ chức chỉ huy cấp trung đoàn và sư đoàn không quân, cũng như cố vấn cho các lực lượng không quân ở nước ngoài. Ông được bổ nhiệm làm phó tham mưu trưởng Tập đoàn Không quân số 23 vào tháng 2/1979, về hưu sau đó hai năm và thực hiện chuyến bay chia tay bầu trời vào năm 1982.

"Giờ đây tôi không thể bay nữa và thấy ghen tị với các phi công trẻ. Tiêm kích ngày nay là những khí tài hiện đại, được trang bị đầy đủ. Có lẽ sẽ rất tuyệt khi được bay xuyên qua những đám mây. Tôi vẫn luôn mơ thấy bầu trời", tướng Kramarenko nói.

Ở độ tuổi 97, Kramarenko là phi công đẳng cấp Ace cuối cùng của Liên Xô trong Chiến tranh Triều Tiên vẫn còn sống.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Trực thăng của Shoigu khiến Mỹ đau đầu
(Vũ khí) - Tầm hoạt động của tên lửa cho Ka-52M sau một năm tăng gấp 4 lần. Đây có phải là chuyện có thật?

Xin giới thiệu bài viết của Vladimir Tuchkov trên báo Nga “Bình luận quân sự”.

Truc thang cua Shoigu khien My dau dau
Trong ảnh: Máy bay trực thăng đa năng Ka-52 của Lực lượng Không gian vũ trụ Nga (Ảnh: Yuri Smityuk / TASS)

Một nguồn tin của TASS trong tổ hợp công nghiệp quân sự vừa đưa ra tin nóng: Máy bay trực thăng tấn công mới nhất của Nga Ka-52M sẽ được trang bị tên lửa không đối đất có tầm bắn lên tới 100 km.

Con số này gấp 10 lần so với các tên lửa đang được trang bị cho máy bay trực thăng Mi-28NM và Ka-52 và gấp 5 lần so với tên lửa tầm xa của trực thăng Hải quân Ka-52K “Katran”. Liệu điều này là có thể hay không?

Chúng ta sẽ phải nói về việc trang bị tên lửa cho Ka-52M, và cả Mi-28NM, bởi vì mới gần đây, đã có quyết định phải chuẩn hóa thiết bị vũ khí cho hai loại máy bay trực thăng này.

Cả hai loại máy bay trực thăng đều được trang bị tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) “Ataka” với tầm bắn tới 6 km và “Chrysanthemum-M” có tầm bắn tới 10 km. Cả hai tên lửa đều có hệ thống dẫn đường bằng hai kênh - lệnh radio và laser.

Khi sử dụng "Chrysanthemum-M" ở khoảng cách tối đa từ mục tiêu, tổ hợp tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) loại “Stinger” không thể với tới máy bay trực thăng, vì MANPADS có tầm bắn ngắn hơn.


Tuy nhiên, máy bay trực thăng có thể trở thành con mồi cho các hệ thống phòng không tầm ngắn, vì phạm vi hoạt động của chúng, theo quy định, đạt tới 20 km. Trong trường hợp sử dụng ATGM “Ataka”, máy bay trực thăng cũng có thể tiêu diệt được MANPADS.

Cần phải nói rằng các nhà thiết kế người Mỹ khi chế tạo ra ATGM AGM-114 Hellfire, sử dụng trong máy bay trực thăng tấn công McDonnell Douglas AH-64 Apache, đã xuất phát từ nguyên tắc "An toàn hợp lý".

Tầm bắn của tên lửa này là 11 km, điều này đủ để bảo vệ máy bay trực thăng khỏi sự tấn công của MANPADS loại "Stinger" và "Igla".

Tuy nhiên, các nhà thiết kế của Tập đoàn vũ khí tên lửa chiến thuật đã quyết định “dịch chuyển” các máy bay trực thăng từ mục tiêu xa ra, đến khoảng cách mà các tên lửa phòng không tầm ngắn không thể với tới.

Người ta đã quyết định trang bị cho hai loại trực thăng tấn công của Nga tên lửa của tổ hợp tên lửa chiến thuật vạn năng “Hermes”. Dòng tên lửa này có cả tên lửa hành trình mặt đất, trên không và trên biển. Tổ hợp trên mặt đất có tầm bắn xa nhất là 100 km do thực tế là khi phóng tên lửa từ bệ phóng cố định có sử dụng máy gia tốc thuốc nổ cực mạnh.

Tổ hợp trên không được gọi là “Hermes-A”. Phạm vi hoạt động của nó đạt 20 km và được lắp đặt trên biến thể Ka-52K “Katran”. Tốc độ tối đa đạt 3 M, độ xuyên giáp là 1000 mm.

Tuy nhiên, người ta đã quyết định tăng thêm tầm bắn của trực thăng Ka-52M và Mi-28NM. Và thế là, “sản phẩm 305” bí ẩn đã xuất hiện. Sản phẩm này đang trong quá trình chế tạo, nhưng đã bắt đầu được thử nghiệm.

Điều này cũng được báo cáo bởi nguồn của TASS trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng. Nguồn tin này đã nói về việc thử nghiệm “sản phẩm 305”, trong thành phần của trực thăng Mi-28NM. Năm ngoái, tầm bắn của tên lửa này đạt 25 km.

Sau đây là những gì được biết về tên lửa này một năm trước: Ở giai đoạn đầu, nó bay dưới sự điều khiển của một hệ thống quán tính. Để đạt được mục đích đó, trước khi phóng, người ta nhập tọa độ của mục tiêu vào bộ nhớ của nó.

Trong khi bay, tên lửa truyền hình ảnh của mục tiêu về buồng lái máy bay bằng camera truyền hình. Ở giai đoạn cuối cùng, đầu tự dẫn đường mới được bật lên. Thể loại của nó không được báo cáo.

Nhưng vì “Hermes-A” được thiết kế không chỉ để phá hủy các phương tiện bọc thép, mà còn tiêu diệt cả các cấu trúc kỹ thuật trên mặt đất, nên nó không thể dùng tia nhiệt (hồng ngoại) được. Vì vậy, rất có thể, đó là do hoạt động của radar.

Cho dù tầm bắn của “sản phẩm 305” có lớn hơn bao nhiêu so với các tên lửa máy bay trực thăng hiện đang sử dụng thì vẫn có thể nói rằng tên lửa đầy hứa hẹn này là minh chứng cho bước nhảy vọt về chất lượng mà các nhà thiết kế vũ khí chống tăng tạo ra.

Tức là, người điều khiển vũ khí của máy bay trực thăng không cần phải phát kèm tín hiệu vô tuyến hoặc tia laser cho đến khi mục tiêu bị bắn trúng. “Sản phẩm 305” thuộc lớp tên lửa “ấn nút xong rồi quên đi”. Sau khi rời bệ phóng, tên lửa bay ở chế độ hoàn toàn tự động.

Hiện giờ, một nguồn TASS khác tuyên bố rằng “sản phẩm 305” có thể bay xa tới 100 km. Nghĩa là, chỉ trong một năm, phạm vi của tên lửa tăng gấp bốn lần. Vậy trong một, hai năm tới sẽ còn trông chờ vào điều gì khác nữa...

Nhưng điều này đặt ra một câu hỏi hoàn toàn tự nhiên: làm thế nào tên lửa này có thể được phóng bằng hệ thống thước ngắm của trực thăng? Và ở đây, có thể phát hiện ra những điều kỳ lạ ngay cả trong biến thể năm ngoái, có tầm bắn 25 km.

Để phóng tên lửa, trước hết phi công trực thăng phải nhìn thấy mục tiêu. Ngay cả khi việc dẫn đường được thực hiện bằng phương pháp lệnh vô tuyến hay bằng tia laser. Nếu tên lửa được trang bị đầu tự dẫn, đầu tự dẫn sẽ bắt được mục tiêu ngay sau khi tên lửa được phóng đi. Hoặc là, hệ thống dẫn quán tính sẽ khởi động ngay tức thì.


Phát hiện mục tiêu bằng mắt thường ở khoảng cách 25 km, thậm chí gần hơn, là không thực tế. Ở đây cần có sự hỗ trợ của các hệ thống điện tử. Mi-28NM có hệ thống định vị quang học GOES-451 và Ka-52M cũng được trang bị hệ thống này.

Hệ thống có hai kênh – vô tuyến truyền hình và truyền hình ảnh nhiệt cho phép phát hiện một chiếc xe tăng ở khoảng cách 20 km trong điều kiện ban ngày và nhận diện được nó ở khoảng cách 16 km.

Còn vào ban đêm, "tầm nhìn" kém hơn, nên việc phát hiện mục tiêu xảy ra ở khoảng cách 16 km, và nhận diện - ở mức 10 km. Nghĩa là, không thể tận dụng khả năng tối đa của hệ thống GOES-451 khi phóng “sản phẩm 305”.

Nhưng vẫn còn có thể hy vọng vào trạm radar. Trên Mi-28NM, nó chính là N025, còn trên Ka-52M – là "Arbalet". Cả hai trạm radar đều đã được hiện đại hóa, tuy nhiên, các đặc điểm về độ chính xác không được tiết lộ. Phạm vi của cả hai radar trước khi hiện đại hóa xấp xỉ 15 - 17 km.


Nhưng chúng ta có thể giả định rằng sau khi được cải tiến, độ chính xác có thể lên tới 25 km để có thể phục vụ dẫn đường cho tên lửa “sản phẩm 305” đầy hứa hẹn. Trong trường hợp ngược lại, cũng không có gì phải căng thẳng, chỉ cần tạo ra một tên lửa phù hợp "một phần" nào đó để sử dụng là được.

Và bây giờ chúng ta được biết thêm về loại tên lửa sẽ có tầm bắn đạt 100 km. Mặc dù thực tế là thiết bị mang theo nó (trực thăng, tàu chiến…) chỉ có khả năng phát hiện mục tiêu không xa hơn một phần tư khoảng cách này.

Ở đây có nhiều lựa chọn. Máy bay trực thăng tấn công có thể nhận được chỉ định mục tiêu từ một máy bay điều khiển và phát hiện radar tầm xa (AWACS). Hoặc từ một sở chỉ huy mặt đất.

Nhưng ai sẽ cần đến loại trực thăng không thể làm việc độc lập? Nó chỉ có thể được cử đi làm nhiệm vụ khi các máy bay đặc biệt, được sử dụng trong các hoạt động không quân quy mô lớn, cất cánh.

Vì vậy, không thể tin được nguồn tin của TASS. Có vẻ như người ta đột nhiên quyết định chuyển cho trực thăng một biến thể của tên lửa mặt đất Hermes, có tầm bắn 100 km.

Điều này hoàn toàn vượt ra ngoài ranh giới của logic, bởi vì tên lửa này được dẫn hướng bởi tia laser. Và, do đó, máy bay trực thăng phải nhìn thấy mục tiêu để còn chiếu tia laser vào, trong khi đó các radar của Mi-28MN và Ka-52M không thể nào “nhìn thấy” ở khoảng cách xa như vậy.

 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top