[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,870 Mã lực
Muốn khai hỏa tại Bắc Cực, tàu Mỹ cần cưa cắt băng
(Vũ khí) - Chỉ với lớp băng dày hơn 40cm, tàu ngầm hạt nhân USS Toledo của Mỹ vẫn cần đến sự trợ giúp của cưa máy mới có thể nổi lên tại Bắc Cực.


Hình ảnh trên nằm trong cuộc diễn tập kéo dài 3 tuần mang tên Ice Exercise với mục đích đánh giá khả năng sẵn sàng chiến đấu trong khu vực Bắc Cực của Hải quân Mỹ.

Cuộc diễn tập có sự tham gia của tàu ngầm USS Toledo thuộc Los Angeles. Theo kịch bản, chiếc tàu ngầm hạt nhân này đang cơ động dưới lớp băng dày tại Bắc Cực thì nhận lệnh nổi lên để tấn công kẻ thù.

Muon khai hoa tai Bac Cuc, tau My can cua cat bang
Thủy thủ Mỹ dùng cưa máy cắt băng giúp USS Toledo nổi lên.
Mọi chuyện diễn ra rất thuận lợi khi phần tháp điều khiển của USS Toledo nhô lên khỏi mặt băng. Nhưng đó là tất cả những gì chiếc tàu này làm được dù lớp băng tại thời điểm chiếc tàu nổi lên được xác định chỉ dày hơn 40cm.


Để phần thân tàu nổi lên mặt băng và có thể khai hỏa, những thủy thủ đã phải dùng cưa máy để cắt băng. Đây là kết quả khá bất ngờ bởi theo thông tin được Mỹ công bố, những chiếc tàu ngầm thuộc lớp Los Angeles có thể phá lớp băng dày 0,7 cho đến 0,8m khi nổi lên.

Việc chỉ có tháp chỉ huy nhô lên khỏi mặt băng khiến tàu ngầm Mỹ không thể khai hỏa tại Bắc Cực khi cần thiết. Giới chuyên gia cho rằng, bất cứ dòng tên lửa nào đều không thể đâm xuyên qua lớp băng để tấn công đối thủ. Chúng chỉ có thể được phóng trong nước hoặc nổi trên bề mặt.

Vì vậy, nếu tàu ngầm Mỹ muốn khai hỏa trong tình trạng bị lớp băng dày che phủ chỉ còn mỗi một cách là thủy thủ Mỹ phải dùng xẻng và cưa máy dọn sạch lớp băng trên bề mặt.

Với thực tế này, giới quân sự Nga không coi việc tàu ngầm Mỹ diễn tập tại Bắc Cực là mối họa. Và rõ ràng thành tích của tàu ngầm Mỹ kém xa khả năng đội băng của tàu ngầm hạt nhân lớp Borei.

Bởi theo tiết lộ của Hải quân Nga, tàu lớp Borei có thể dễ dàng phá tan lớp băng dày từ 1 đến 1,2m khi nổi lên. Để làm được điều này, Nga đã gia cường thân tàu ngầm giúp nó vượt qua lớp băng dày ở Bắc Cực mà không bị hư hại thân tàu.

Theo tờ Izvestia, việc nổi lên mặt nước nhanh có thể rất cần khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, hoặc để cứu đội tàu trong trường hợp tai nạn.

"Để có thể xuyên phá được lớp băng dày một cách an toàn, tàu ngầm Nga được trang bị hệ thống có thể phân tích lớp băng, nổi lên mặt nước và kết cấu để phá lớp băng phủ trên mặt nước một cách nhanh nhất.

Việc nhanh chóng tiếp xúc với lớp băng và chắc chắn phá hủy được nó một cách an toàn cho thân tàu cần để đảm bảo việc sử dụng các phương tiện chiến đấu, giành lấy các mục đích chiến thuật, đảm bảo thông tin liên lạc, tiếp xúc được với không khí của khí quyển và, như vậy, cứu đội tàu (trong trường hợp tai nạn)", một đại diện của Hạm đội Biển Bắc Nga nói.

Các phương tiện phá băng hiện có trên tàu ngầm Mỹ không cho phép nổi lên mặt băng đủ nhanh mà không làm hư hại thân tàu bởi hầu hết các tàu ngầm Mỹ đều không được gia cường phần thân đúng mức để có thể thực hiện những cú trồi lên mặt băng dày và nhanh như tàu Nga.




View attachment 4427744
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,870 Mã lực
Chuyên gia thừa nhận hệ thống GMD không thể bảo vệ Mỹ
(Vũ khí) - Chỉ với tổng số 44 tên lửa đánh chặn cộng với loạt khiếm khuyết, Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (GMD) không đủ sức bảo vệ nước Mỹ.
Nhận định trên được chuyên gia Lauren Thompson của tạp chí Forbes (Mỹ) đưa ra khi nói về thực trạng hiện tại của hệ thống GMD trong nhiệm vụ bảo vệ nước Mỹ trước mối nguy hiểm từ tên lửa đạn đạo bên ngoài.

Hệ thống GMD chính thức hoạt động từ năm 2017 bất chấp nhiều chỉ trích về tính hiệu quả không cao và số lượng quá ít bởi Lầu Năm Góc đã dùng ngân sách dành cho quốc phòng không thực sự hợp lý.

Chuyen gia thua nhan he thong GMD khong the bao ve My
Đạn tên lửa đánh chặn của GMD trong hầm phóng.
Ông Lauren Thompson cho rằng, đáng lẽ ra Mỹ nên dùng số tiền khoảng 1.000 tỷ USD trong cuộc chiến tại Afghanistan để đầu tư phát triển hệ thống phòng thủ đủ mạnh và đảm bảo số lượng mang lại an toàn cho nước Mỹ.


Hiện nay, toàn bộ hệ thống GMD của Mỹ chỉ sở hữu 44 hệ thống tên lửa đánh chặn. Cùng với số lượng quá ít đạn tên lửa, GMD cũng bộc lộ một loạt các điểm yếu, bao gồm lỗi các động cơ đẩy chuyển hướng (các động cơ được sử dụng để lái tên lửa vào một đường bay chính xác) và lỗi sơ đẳng từ các mối hàn.

Thông tin này cũng đã được Uỷ ban chịu trách nhiệm giải trình của chính phủ Mỹ (GAO) đưa ra trong một báo cáo hồi đầu năm 2020. Hệ thống GMD bao gồm radar và các tên lửa đánh chặn trên mặt đất có thể được bắn ra từ các hầm dưới lòng đất bố trí ở Fort Greely, Alasks và căn cứ không quân Vandenberg, California.

Bất chấp nhiều cuộc thử nghiệm thất bại, hệ thống phòng thủ này vẫn được đưa vào trang bị. Báo cáo cho thấy, tất cả những hệ thống đánh chặn hiện đã triển khai đã xuất hiện lỗi động cơ.

"Mặc dù các vấn đề về hiệu năng đã được biết đến song 8 hệ thống đánh chặn bổ sung mới được triển khai cũng có các thành phần bị lỗi tương tự.

Bên cạnh vấn đề về động cơ, ít nhất 10 hệ thống đánh chặn gặp các lỗi về mối hàn, do việc sử dụng các ứng dụng hàn không phù hợp của một nhà cung cấp trong quá trình lắp ráp mà sau này có thể gây ra sự ăn mòn các mối hàn.

Các mối hàn không ổn định có thể gây ra các ảnh hưởng cho việc cấp nguồn cho thiết bị và các giao diện dữ liệu với IMU của các phương tiện chiến đấu", GAO cho biết.

Bất chấp thực tế này, Bộ Quốc phòng Mỹ đã quyết định chấp nhận các thành phần lỗi trong một nỗ lực để làm giảm sự chậm trễ triển khai các hệ thống đánh chặn, một quyết định đã làm tăng các nguy cơ giảm độ hoạt động tin cậy của GMD.

Chương trình GMD đã được công bố lần đầu tiên bởi Tổng thống Bush vào năm 2002 và được thiết kế để chống lại một cuộc tấn công hạt nhân phát động bởi một quốc gia với một kho hạt nhân giới hạn như Triều Tiên hoặc Iran...


Chi phí đã lên tới hàng chục triệu USD cho tới nay, chương trình đã vội vã thông qua quá trình thử nghiệm và đưa vào hoạt động.

Trong một nửa các thử nghiệm đã được thực hiện cho đến khi được đưa vào trang bị, các hệ thống đánh chặn GMD cho kết quả đáng lo ngại khi thất bại nhiều hơn thành công.


Vì vậy, chuyên gia Lauren Thompson nhận định, không lấy gì làm đảm bảo hệ thống này có thể ngăn được tên lửa đạn đạo tấn công từ đối thủ trong trường hợp xảy ra xung đột bởi thực tế chiến đấu có nhiều diễn biến khác xa với thử nghiệm mà GMD đã thực hiện.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,870 Mã lực
Vũ khí Pháp đối đầu hai 'quả núi'
(Bình luận quân sự) - Mặc dù đứng thứ ba với hàng loạt thương vụ lớn, Pháp vẫn thua xa hai nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất là Mỹ (36%) và Nga (21%).
Miếng bánh nhỏ cho Pháp
Số liệu mới nhất do Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố ngày 9/3 cho thấy trong giai đoạn 2015-2019, xuất khẩu vũ khí của Pháp chiếm 7,9% thị trường thế giới, mức kỷ lục tính từ năm 1990 đến nay.
Thị phần mở rộng đã đưa Pháp lên vị trí thứ ba trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới.
Mặc dù đứng thứ ba, Pháp vẫn thua xa hai nước dẫn đầu là Mỹ (36%) và Nga (21%).
Trong giai đoạn này, kim ngạch xuất khẩu của Pháp đạt mức tăng trưởng 72% so với 5 năm trước (2010-2014), chủ yếu bắt nguồn từ những thành công của các thương vụ lớn mà các tập đoàn vũ khí hàng đầu thực hiện.
Vu khi Phap doi dau hai 'qua nui'
Tiêm kích đa năng Rafale là một trong những mẫu vũ khí "bán chạy" của Pháp
Các thương vụ điển hình như Dassault Aviation bán 2 lô máy bay chiến đấu Rafale cho Ai Cập và Ấn Độ, tập đoàn Naval Group bán trang thiết bị, tàu hộ tống, tàu ngầm cho Brazil, Ấn Độ, Ai Cập, Malaysia và Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE).

Giới phân tích Pháp đánh giá, các hợp đồng xuất khẩu vũ khí góp phần giảm bớt thâm hụt thương mại của nước này, đồng thời đóng vai trò an ninh rất quan trọng.
Tờ Le Monde dẫn lời ông Herve Guillou, Chủ tịch-Tổng giám đốc tập đoàn Naval Group, nhận định không có nước châu Âu nào đủ sức duy trì khả năng cạnh tranh của nền công nghiệp quốc phòng chỉ bằng chính thị trường nội địa.
Điều đó có nghĩa là, nếu không có các thương vụ bán vũ khí cho Ai Cập, Qatar hay nhiều nước khác, Pháp sẽ không đủ khả năng tự sản xuất và cung cấp cho quân đội các loại trang bị tiên tiến, hiện đại nhất, trừ bỏ tiền ra mua từ nước khác, chủ yếu là của Mỹ.
Pháp đã phải chờ được Quốc hội Mỹ chấp thuận khi muốn mua máy bay không người lái (UAV) Reaper của Mỹ hồi năm 2007. Điều này được nhìn nhận như sự giới hạn chủ quyền quốc gia dưới con mắt của người Pháp.
Giới phân tích Pháp đặc biệt chú ý thực tế là thị trường vũ khí thế giới vẫn tăng trưởng 5,5% trong giai đoạn 2015-2019.
Một phần lớn của mức tăng trưởng này xuất phát từ Trung Đông (tăng 61%), khu vực chiếm tới 35% nhập khẩu vũ khí của thế giới. Chỉ riêng Saudi Arabia, nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, đã mạnh tay tăng chi phí cho lĩnh vực này lên 130%.
Vu khi Phap doi dau hai 'qua nui'
Pháp từng "lật kèo" Nga để chuyển 2 chiếc tàu đổ bộ Mistral bán cho Ai Cập
Bất chấp những tranh cãi về hoạt động quân sự của Saudi Arabia ở Yemen, năm 2019, Riyadh tiếp tục mua thêm rất nhiều vũ khí, trong đó có 30 máy bay tiêm kích và một số lượng lớn tên lửa của Mỹ, nhiều xe bọc thép của Canada và Pháp, tàu tuần tra Pháp, tên lửa và máy bay huấn luyện của Anh.
Trong giai đoạn 2015-2019, Mỹ tiếp tục củng cố vị thế thống trị ở thị trường “chịu chi” khi 73% lượng vũ khí Saudi Arabia nhập khẩu đến từ Mỹ, 13% từ Anh và 4,3% từ Pháp. Trong khi không thể chiếm thêm “miếng bánh” lớn hơn ở Saudi Arabia nhưng Pháp đã cải thiện vị trí đáng kể ở các thị trường khác.
Điển hình là trường hợp của Qatar, nước đã tiếp nhận lô máy bay Rafale đầu tiên năm 2019 sau khi đặt hàng 36 chiếc năm 2015 và 2017, đã gia nhập tốp 3 khách hàng lớn nhất của công nghiệp quốc phòng Pháp. Trong giai đoạn 2015-2019, bộ ba này bao gồm Ai Cập, Qatar và Ấn Độ.
Cạnh tranh khốc liệt
Tờ Le Monde dẫn dự báo của SIPRI cho biết, tính tất cả các đơn đặt hàng đã ký, xuất khẩu vũ khí Pháp sẽ tiếp tục duy trì mức cao trong ít nhất 5 năm tới. Tuy nhiên, người Pháp cũng bày tỏ lo ngại khi cạnh tranh gia tăng từ các nhà cung cấp khác sẽ làm cho cuộc đua sít sao hơn. Trong số các đối thủ, cái tên Trung Quốc được tờ báo Pháp nhắc tới.
Theo đó, Trung Quốc là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ 5 thế giới, là nhà cung cấp cho 40 nước trong giai đoạn 2010-2014, nay đã tăng lên 53 nước. Le Monde dẫn lời ông Guillou cho biết đã gặp các đại diện doanh nghiệp sản xuất vũ khí Trung Quốc khắp nơi trên thế giới, từ Pakistan cho tới châu Phi.
Vu khi Phap doi dau hai 'qua nui'
Pháp "quảng cáo" vũ khí trên đại lộ Champs Elysees nhân ngày quốc khánh 14/7/2018
Ông Guillou nói: “Xuất khẩu vũ khí là một trong những thành tố trong chiến lược quốc gia hùng cường của Trung Quốc. Nếu như nơi đâu Trung Quốc không có mặt, như tại Ấn Độ hay Philippines, thì lại có các đối thủ cạnh tranh như Nga thế chỗ”.

Bên cạnh đó, giới phân tích Pháp cũng không khỏi lo lắng trước sự thay đổi của các khách hàng như Saudi Arabia hay Ai Cập. Trong giai đoạn 2015-2019, Pháp đã cung cấp tới 35% trang bị quân sự cho Ai Cập song giờ đây Cairo đang hướng tới việc đa dạng hóa nguồn cung.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly mới đây có chuyến thăm tới Ai Cập và đích thân Tổng thống Ai Cập el-Sisi kêu gọi tăng cường hợp tác Pháp-Ai Cập nhưng ông vẫn muốn đặt mua tàu chiến của tập đoàn Italy Fincantieri và của tập đoàn Đức ThyssenKrupp Marine Systems. Trong khi đó, Paris vẫn tiếp tục phải chờ đợi quyết định của Cairo về đơn hàng bổ sung 12 chiếc Rafale.
Vu khi Phap doi dau hai 'qua nui'
2 chiếc Mirage-2000N bay cùng 1 chiếc Rafale phía trên Khải Hoàn Môn ở Paris
Ngoài khu vực Trung Đông, Pháp cũng đang vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt tại thị trường nhập khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới là Ấn Độ. Theo SIPRI, Ấn Độ chiếm 9,2% tổng lượng nhập khẩu vũ khí toàn cầu trong giai đoạn 2015-2019, trong khi Saudi Arabia chiếm 12%.

Các vụ không kích của Ấn Độ ở Balakot (Pakistan) và việc Pakistan đáp trả hồi tháng 2 năm ngoái đã cho thấy sự cạnh tranh của các nhà xuất khẩu vũ khí tại khu vực.
Trong cuộc đối đầu này, Ấn Độ triển khai các máy bay chiến đấu của Pháp (Mirage-2000) và Nga (Su-30MKI và MiG-21), cùng với bom dẫn đường chính xác của Israel (Spice-2000) và pháo của Thụy Điển (Bofors).
Phía bên kia, Pakistan sử dụng các tiêm kích Mỹ (F-16) và Trung Quốc (JF-17) cùng hệ thống cảnh báo sớm trên không AWACS của Thụy Điển.
Cũng theo SIPRI, Nga vẫn là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Ấn Độ trong giai đoạn 2010-2014 và 2015-2019, nhưng lượng giao hàng đã giảm 47% và thị phần của Moscow trong kim ngạch nhập khẩu vũ khí của Ấn Độ đã giảm từ 76% xuống 56%.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,870 Mã lực
'Sứ giả chiến tranh' Tomahawk bị tố mù đường


Cơ chế dẫn đường tốt nhất của tên lửa hành trình Tomahawk là TERCOM, cơ chế này đòi hỏi các bản đồ vệ tinh về đường bay và mục tiêu cần phải nạp sẵn vào hệ thống máy tính của tên lửa trước khi nó được phóng đi. Tuy nhiên ở những khu vực hoang vu hẻo lánh, ảnh vệ tinh thường có độ nét không cao, thời gian cập nhật lâu và có sai số lớn so với thực tế.

Chính điều đó có thể khiến cho các quả tên lửa Tomahawk bay nhầm đường do thông tin tình báo từ các hình ảnh vệ tinh sai dẫn đến các tham số về tọa độ, góc bay sai so với thực tế và khiến quả tên lửa trị giá 1,6 triệu USD này không bao giờ đến được mục tiêu.

Cơ chế dẫn đường DSMAC cũng không khá khẩm hơn là bao, cơ chế này cho phép tên lửa cập nhật hành trình và tọa độ mục tiêu liên tục trong quá trình bay, khiến các tham số được nạp vào tên lửa theo thời gian thực có tính chính xác cao.

Tuy nhiên cách thức dẫn đường này lại đòi hỏi hệ thống liên kết dữ liệu có tốc độ cao và việc truyền nhận hình ảnh sẽ có độ trễ khoảng 1-2 giây. Mặc dù vậy nhược điểm lớn nhất của hệ thống này đó là nó dễ bị đánh lừa bởi các hệ thống ngụy trang gây nhiễu và các thiết bị làm nhiễu hồng ngoại có thể khiến quả tên lửa bị trục trặc trong quá trình bay.

Ngoài ra phương pháp dẫn đường DSMAC cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan như điều kiện thời tiết bên ngoài, trong điều kiện thời tiết mưa gió hoặc bão, nó có thể làm cản trở tín hiệu dẫn đường được truyền và gửi liên tục tới tên lửa khiến quá trình điều chỉnh quỹ đạo đường bay bị gián đoạn, dẫn đến việc thiếu chính xác khi đến mục tiêu.

Cuối cùng là cơ chế dẫn đường bằng GPS, dạng này đơn giản và đáng tin cậy trong điều kiện thử nghiệm. Trong điều kiện chiến đấu thực tế, dẫn đường bằng GPS có thể dễ dàng bị gây nhiễu thậm chí bị chặn khiến tên lửa mất tín hiệu dẫn đường từ vệ tinh làm cho nó bay liên tục đến bao giờ hết nhiên liệu sẽ tự rơi và chắc chắn không thể đến được mục tiêu.

Điểm yếu tiếp theo của Tomahawk là vận tốc quá chậm. Dù tên lửa hành trình Tomahawk có tốc độ 800 km/h tương đương với tốc độ của một máy bay chở khách thông thường. Tuy nhiên, tốc độ này vẫn là quá chậm khiến nó có thể dễ dàng bị đánh chặn bởi pháo phòng không hay tên lửa vác vai.

Thêm vào đó là chiến thuật phóng một lúc nhiều tên lửa hành trình Tomahawk với quỹ đạo bay đồng loạt giống nhau của Mỹ khiến việc đánh chặn loại tên lửa này sẽ trở nên dễ dàng hơn khi đối phương có đủ thông tin tình báo và thời gian để thiết lập một hệ thống phòng không nhiều tầng.

Ví dụ như trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, tổng cộng có 288 quả tên lửa Tomahawk được phía Mỹ bắn đi nhưng có tới 29 quả tương đương với khoảng 10% đã bị quân đội Iraq đánh chặn được. Hay như trong năm 1999, lực lượng phòng không Nam Tư đã bắn hạ được khoảng 40 quả tên lửa hành trình Tomahawk, đạt tỉ lệ 20%, trong đó có rất nhiều tên lửa Tomahawk đã bị bắn hạ bởi các máy bay tiêm kích đánh chặn của Không quân Nam Tư.

Rõ ràng, để có được độ chính xác gần như tuyệt đối (sai số chệch mục tiêu dưới 5 mét) thì các kỹ sư thiết kế tên lửa Tomahawk đã phải đánh đổi tốc độ của nó, điều này cũng đồng nghĩa với việc một số lượng lớn các tên lửa hành trình có thể sẽ bị bắn hạ bởi lực lượng phòng không – không quân đối phương hay thậm chí các loại vũ khí bộ binh thông thường trong một điều kiện lý tưởng nào đó hoàn toàn có thể bắn hạ được những quả tên lửa trị giá vài triệu USD này một cách dễ dàng. (Thanh Hà)

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,870 Mã lực
Đối phó với đòn tấn công của bầy UAV như thế nào?
Như các hoạt động ở Idlib cho thấy, những cuộc tấn công bằng máy bay không người lái trong điều kiện hiện tại đang trở thành một trong những hoạt động không quân hiệu quả nhất chống lại các mục tiêu mặt đất của kẻ thù. Đương nhiên, cũng sẽ nảy sinh câu hỏi: làm thế nào để chống lại nó.

Máy bay không người lái, là một trong những phương tiện tương đối mới của không quân, không phải bỗng nhiên mà nó trở nên ngày càng phổ biến hơn. UAV tương đối rẻ tiền hơn so với các loại máy bay có người lái,

Và không chỉ tiết kiệm được chi phí mà còn giảm thiểu thiệt hại về người. Các UAV không cần có phi hành đoàn và không có ai phải hy sinh trong trường hợp bị máy bay hoặc lực lượng phòng không địch tấn công.

Một trong những ví dụ nổi tiếng nhất về việc sử dụng máy bay không người lái để tấn công các mục tiêu trên mặt đất và trên biển là các sự kiện ở Vịnh Ba Tư. Những Hussit Yemen với sự trợ giúp của máy bay không người lái đã tấn công các cơ sở dầu mỏ của Ả Rập Saudi, nằm ở khoảng cách cách Yemen hơn 900 km.

Máy bay không người lái đã hoàn thành các nhiệm vụ trinh sát mục tiêu, và sau đó tấn công chúng. Ngoài máy bay không người lái, các tên lửa hành trình cũng tham gia vào cuộc tấn công của quân Hussit vào các mục tiêu đã định sẵn.


Điều thú vị là, Ả Rập Saudi, quốc gia đã chi rất nhiều tiền cho quốc phòng và vượt qua hầu hết các quốc gia về ngân sách quân sự, đã không thể đẩy lùi các cuộc tấn công này. Hệ thống phòng không của họ đã không thể phản ứng gì và các cuộc tấn công vào các cơ sở dầu mỏ đã gây thiệt hại to lớn cho nền kinh tế Ả Rập.

Còn tại Syria, với sự trợ giúp của máy bay không người lái, phiến quân của các nhóm cực đoan đã nhiều lần cố tấn công căn cứ không quân của Nga ở Khmeimim.

May mắn là, không giống như các hệ thống phòng không của Saudi, các hệ thống tên lửa phòng không của Nga đã hoạt động hiệu quả: máy bay không người lái của đối phương bị hư hại khi tiếp cận căn cứ và không thể thả bom trên lãnh thổ của phía Nga.

Nhưng mặt khác, máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ lại tỏ ra rất hiệu quả ở Idlib. Thổ Nhĩ Kỳ rất chú trọng đến việc phát triển máy bay không người lái và có số lượng lớn máy bay không người lái.

Do đó, ngay khi tình hình ở Idlib leo thang, các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ đã phát động các cuộc tấn công thường xuyên vào các vị trí của lực lượng chính phủ Syria với sự trợ giúp của UAV.

Và ở đây, không phận Syria bị đóng cửa đối với máy bay Thổ Nhĩ Kỳ dẫn đến việc sử dụng UVA của Thổ Nhĩ Kỹ đóng một vai trò quan trọng.

Thổ Nhĩ Kỳ đã tấn công bằng máy bay không người lái và gây ra thiệt hại cho quân đội Syria: UAV đã tấn công vào các đoàn xe quân sự, các trạm kiểm soát và thậm chí cả các phương tiện quân sự độc lập.

Doi pho voi don tan cong cua bay UAV nhu the nao?
Hiện nay, từ việc sử dụng máy bay không người lái riêng biệt, người ta đang chuyển sang chiến thuật tấn công bằng đàn UVA. Nhờ sự điều khiển từ mặt đất, các máy bay không người lái có thể xếp thành hàng trong đội hình chiến đấu.

Tạm thời, đây mới chỉ là những cỗ máy còn đơn sơ và hành động trong một thời gian ngắn, nhưng với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, khả năng tấn công của những đàn máy bay không người lái cũng sẽ được cải thiện.

Ưu điểm không thể nghi ngờ của nó là liên quan đến một số lượng lớn máy bay không người lái. Đồng thời, máy bay không người lái loại nhỏ là nguy hiểm nhất, vì nó cực kỳ khó phát hiện đối với radar phòng không.

Nếu chúng hoạt động thành một bầy, thì lực lượng phòng không sẽ khó đẩy lùi cuộc tấn công cùng một lúc của hàng chục máy bay không người lái.

Nguy cơ lớn của sự phổ biến các chiến thuật như vậy ở chỗ, máy bay không người lái đang được sử dụng không chỉ trong lực lượng vũ trang của các quốc gia, mà còn của cả các lực lượng phi quốc gia, bao gồm các nhóm vũ trang khủng bố.


Do đó, hành động của những kẻ khủng bố có một diện mạo hoàn toàn mới, hậu quả hủy diệt của chúng đang gia tăng nghiêm trọng.

Vì vậy, nhiệm vụ mới đặt ra cho các lực lượng phòng không là phải cải thiện khả năng kỹ thuật và chiến thuật để đẩy lùi các cuộc tấn công của cả những đàn máy bay không người lái và những UAV riêng lẻ.

Một trong những công cụ chính để chống lại sự tấn công của máy bay không người lái là các thiết bị trinh sát điện tử, nhằm phát hiện các kênh điều khiển của máy bay không người lái.


Ngoài ra, cần phát triển các phương tiện triệt tiêu các kênh điều khiển máy bay không người lái. Với sự giúp đỡ của các thiết bị này, có thể vô hiệu hóa sớm máy bay không người lái của đối phương trước khi chúng đến được mục tiêu.

Đương nhiên, hỏa lực phòng không cũng cần phải phát triển hơn nữa. Giờ đây, các tổ hợp “Panzir-C1” là hiệu quả nhất trong việc đối phó với máy bay không người lái,

Còn đối với các hệ thống như S-400, việc sử dụng chúng để chống lại UAV là không có lợi: bởi mỗi quả tên lửa được phóng lên từ giàn S-400 có giá ngang với hàng trăm máy bay không người lái, đặc biệt là khi nói đến máy bay không người lái, được sản xuất bởi những kẻ khủng bố trong điều kiện bán thủ công.

Việc sử dụng các phương tiện triệt tiêu điện tử cũng trở thành một biện pháp tự vệ hiệu quả trước bầy UAV. Việc đánh chặn các kênh điều khiển máy bay không người lái đối phương còn có khả năng gây thiệt hại cho chính kẻ thù, bao gồm cả thiệt hại cả về công nghệ.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,870 Mã lực
UCAV sẽ hạ huyệt F-35?
(Vũ khí) - Hiện có nhiều ý kiến trái chiều về kỷ nguyên máy bay tấn công không người lái (UCAV) lên ngôi làm thay đổi cuộc chơi so với máy bay có nguời lái.

Những tranh luận hầu hết xuất phát từ sau tuyên bố của Giám đốc điều hành Tesla, ông Musk rằng kỷ nguyên chiến đấu cơ có người lái đã hết và nếu tiêm kích F-35 đối mặt một UCAV, máy bay thế hệ 5 Mỹ sẽ không có cơ hội chiến thắng.

Lời phát biểu của ông Musk đã phần nào được chúng minh trong chiến dịch "Mùa xuân hoà bình" Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện tại tỉnh Idlib của Syria vừa qua khi phần lớn các cuộc không kích vào quân đội chính phủ Syria cùng lực lượng ủng hộ đều được Ankara giao nhiệm vụ cho UCAV.

UCAV se ha huyet F-35?
Chiếc Bayraktar-TB2 của Thổ bị bắn rơi tại Idlib, Syria.
"UCAV Thổ Nhĩ Kỳ trên bầu trời Syria là yếu tố thay đổi hoàn toàn cuộc chơi về mặt chiến thuật. Chiến trường Idlib có nhiều điểm nóng có ảnh hưởng lớn tới thế cân bằng quân sự như Saraqib, Neirab và Atarib. Phi đội UCAV có thể tạo ra khác biệt tại những điểm nóng này", Can Kassapoglu, giám đốc Chương trình Nghiên cứu An ninh và Quốc phòng thuộc tổ chức phân tích EDAM có trụ sở tại Istanbul tuyên bố.

Thổ Nhĩ Kỳ từng dùng UCAV tại Syria trong chiến dịch "Cành Oliu" nhằm vào dân quân người Kurd hồi cuối năm 2018. Nhưng chiến dịch "Mùa xuân Hòa bình" được Thổ Nhĩ Kỳ phát động hôm 1/3 là lần đầu tiên nước này triển khai UCAV chống lại lực lượng chính phủ Syria, trong đó các máy bay không người lái nội địa như Anka-S và Bayraktar-TB2 được sử dụng với quy mô và cường độ lớn.


Giới chuyên gia cho rằng, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng tới hàng chục UCAV chỉ trong vài ngày giao tranh. Chúng không chỉ tấn công vị trí quân đội chính phủ và dân quân được Damascus hậu thuẫn, mà còn nhằm vào những khu vực nằm sâu trong lãnh thổ Syria gần thành phố Aleppo và Hama.

Chiến dịch không kích bằng UCAV tại Idlib theo tuyên bố của Ankara là họ đã vô hiệu hóa 135 xe tăng, 5 hệ thống phòng không và hơn 2.500 binh sĩ, dân quân thân chính phủ Syria. Một số nguồn tin cho rằng những chiếc UCAV cũng hạ sát nhiều sĩ quan cấp cao của quân đội Syria và dân quân vũ trang nhưng thông tin này bị Syria bác bỏ.

Sự đáng sợ của phi đội UCAV không thể phủ nhận nhưng giới quân sự Mỹ cho rằng, dù kỹ thuật và công nghệ trí tuệ nhân tạo ứng dụng cho UCAV đã đạt được những tiến bộ rõ rệt, nhưng chúng chưa hoàn toàn trưởng thành và khó xử lý thông tin hiệu quả như các phi công chiến đấu đã được đào tạo nghiêm ngặt.

Tư lệnh không quân Mỹ Mike Holmes cho biết, về lâu dài, Mỹ và hầu hết các quốc gia khác vẫn cần máy bay chiến đấu, máy bay ném bom và máy bay có người lái khác để thiết lập và duy trì ưu thế trên không.

Trong năm 2019, ba chiếc xe Tesla của ông Musk có khả năng lái tự động đã gặp tai nạn, điều này cho thấy tiềm năng của các hệ thống tự động không nên được cường điệu hóa.

Không những vậy, những yêu cầu kỹ thuật cao của UCAV có thể gây ra các vấn đề về “đạo đức chiến tranh”. Phải mất thời gian để dữ liệu cảm biến được truyền từ máy bay đến người điều khiển, người vận hành cần xử lý thông tin và đưa ra quyết định, sau đó lệnh sẽ được truyền trở lại máy bay.

Với môi trường chiến tranh cần ra quyết định tức thời thì quá trình này bị chậm và việc truyền thông bị chậm trễ có thể làm cho UCAV không thể duy trì khả năng cơ động. Do đó, UCAV cần các hệ thống rất tự động và phải hoàn toàn tự động.

Trong trường hợp UCAV nằm ngoài phạm vi điều khiển, chúng cần được trao quyền với khả năng ra quyết định thông qua bộ xử lý trên máy bay hoặc quy trình điện toán đám mây được mã hóa. Cho đến nay, công nghệ này không tồn tại, và thậm chí nếu có, nó sẽ mang lại các vấn đề đạo đức và luân lý.

Hiện tại UCAV vẫn cần con người điều khiển từ xa, không chỉ dựa vào hệ thống tự động để xác định bạn - thù, mà còn có thể tự động triển khai bố trí trong trường hợp chưa nhận được sự đồng ý từ con người, đây là tình huống rất nguy hiểm, UAV thậm chí có thể trở thành cỗ máy giết người.

Theo số liệu được tạp chí Defense News tiết lộ, tính đến tháng 6/2015, số người bị UCAV sát hại nhầm tại khu vực giáp ranh Afghanistan - Pakistan lên đến 6.000 người, tỉ lệ là 10 thường dân và 1 khủng bố.


UCAV se ha huyet F-35?
Chiếc MQ-9 là ác mộng với phiến quân nhưng cũng rất nhiều lần bắn nhầm vào dân thường.
Lý do là bất kể người nào có râu và đang đeo súng đối với UCAV đều là khủng bố. Ngày 17/3/2011, một hội nghị của 38 viên chức dân cử thuộc chính quyền Pakistan bị drone đánh vì nhầm là họp khủng bố.

Không những vậy, việc dùng UCAV thực hiện nhiệm vụ không kích cũng khiến bên sử dụng có thể chịu thiệt hại nặng nề và thực tế này đã được chúng minh trong chiến dịch "Mùa xuân Hoà bình" của Thổ.


Cụ thể, chỉ trong khoảng 1 tuần thực hiện chiến dịch này đã có 40 chiếc UCAV các loại của Thổ bị bắn rơi hoặc bị vô hiệu (số liệu phía Syria đưa ra). Con số này đã bị Thổ bác bỏ và khẳng định, số thiệt hại thực tế chỉ bằng 1/2 số liệu trên.

Mặc dù vậy, đây là thiệt hại quá lớn Ankara phải gánh chịu. Từ thực tế này, giới quân sự Mỹ khẳng định, để UCAV thay thế hoàn toàn nhiệm vụ của chiến đấu cơ có người lái đó là chuyện của tương lai xa.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,870 Mã lực
'Dao găm' Nga và 'gió Đông' Trung Quốc- ác mộng của'Gerald Ford'
(Bình luận quân sự) - Trong tương lai tàu sân bay sẽ chịu chung số phận với của khủng long.

Xin được giới thiệu một bài viết nữa về vũ khí- trang bị kỹ thuật quân sự của chuyên gia quân sự- kỹ sư tên lửa quen thuộc Vladimir Tuchkov và cũng để tạm kết thúc loạt bài về tàu sân bay với các cách nhìn khác nhau (và chuyện này cũng là bình thường) của một số chuyên gia quân sự Nga.
Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 13/3/2020. Chúng tôi có bổ sung thêm ảnh MiG-31K mang tên lửa “Dao găm” và tên lửa “Đông Phong”.

'Dao gam' Nga va 'gio Dong' Trung Quoc- ac mong cua'Gerald Ford'
Trên ảnh: tàu sân bay Gerald Ford của Hải quân Mỹ (Ảnh: Zuma / TASS)
Bộ Tư lệnh Hải quân Mỹ đang tính tới khả năng cắt giảm số lượng các tàu sân bay hiện có trong biên chế.
Tiến trình này có thể tác động tới không chỉ thế hệ những tàu sân bay cũ sắp hết hạn sử dụng trong tương lai gần, mà còn có thể đóng băng (tạm ngừng), và thậm chí hủy bỏ dự án đóng các tàu sân bay mới kiểu “Gerald Ford”. Lập luận được đưa ra để thuyết minh cho ý tưởng trên là:
Hạm đội tàu sân bay Mỹ, trước đây đã từng tỏ ra rất hiệu quả trong khuôn khổ “Chiến lược pháo hạm”, giờ đã đến lúc cần phải được thay thế dần bằng các tàu đổ bộ đa năng.
Có hai lý do chính khiến Bộ Tư lệnh Hải quân và giới lãnh đạo chính trị- quân sự Mỹ phải xem xét sửa đổi một cách căn bản chiến lược Hải quân Mỹ. Lý do đầu tiên là lý do kinh tế.
Hạm đội tàu sân bay khổng lồ với 11 tàu sân bay, gần 100 tàu hộ tống và tàu hỗ trợ đang ngốn quá nhiều tiền của ngân sách. Cùng với đó, trong những điều kiện phát triển phương tiện kỹ thuật biển mới như hiện nay, đội quân khổng lồ này lại tỏ ra không hiệu quả lắm.
Chi phí đóng các tàu mới trang bị động cơ hạt nhân và những trang thiết bị mới để đảm bảo cất hạ cánh cho các máy bay trên tàu không còn là những khoản tiền trên trời nữa, mà là đã ở trên cấp độ vũ trụ.

Theo các số liệu do tờ báo chuyên ngành quân sự rất uy tín của Mỹ là “Military Watch” cung cấp thì nếu như các tàu sân bay thuộc lớp “Nimitz” trước đây có giá 5,5 tỷ USD/ chiếc, thì chiếc tàu sân bay đầu tiên Dự án “Gerald Ford” mới đắt gần gấp ba lần.
Lý do thứ hai, và đây có thể cũng là lý do chủ yếu, - các tàu sân bay ngày càng dễ bị tổn thương. Nga và Trung Quốc đã có một thế hệ vũ khí tên lửa mới- và hiện chưa có kiểu phương tiện nào có thể đối phó một cách hiệu quả với những tên lửa này.
Ở Nga,- đó là tên lửa siêu thanh “Kinzhal” (“Dao găm”) có thể tăng tốc tới 10 M. Nói cho đúng thì cũng chính tờ “Military Watch” đã trấn an là (Mỹ) chưa cần phải quá lo lắng về “Dao găm”.
Bởi vì hiện mới chỉ có duy nhất một phương tiện mang kiểu tên lửa này- đó máy bay đánh chặn MiG-31K đã được hiện đại hóa. Và MiG-31K chỉ có trong trang bị của Bộ đội Đường không- Vũ trụ Nga (VKS).
'Dao gam' Nga va 'gio Dong' Trung Quoc- ac mong cua'Gerald Ford'
Các máy bay MiG-31K mang tên lửa siêu thanh “Kinzhal”
Trong trang bị của Không quân hải quân Nga không có kiểu máy bay này. Thực ra, cũng có biến thể MiG-31BM có thể cải hoán thành các phương tiện mang “Dao găm”. Nhưng Hải quân Nga không có nhiều MiG-31BM, và hơn nữa- chúng đã có chức năng giải quyết những nhiệm vụ tác chiến khác của mình.
Người Mỹ cũng biết Nga có một kiểu tên lửa khác cũng là mối đe dọa nghiêm trọng với các tàu sân bay Mỹ- đó là tên lửa hành trình siêu thanh chống hạm “Zircon” có thể đạt tốc độ đạt tới 8M.
Chưa hết, “Zircon” được phóng từ tàu biển. Tuy vậy, kiểu tên lửa này hiện vẫn chưa được đưa vào trực chiến. Từ năm ngoái, Nga đã cho bắt đầu tiến hành các thử nghiệm “Zircon” trên biển và những thử nghiệm này sẽ kéo dài ít nhất là đến cuối năm nay (2020).
Tuy nhiên, còn có một tên lửa Nga khác, hơn nữa, nó đã được đưa vào trang bị rồi, cũng là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với các tàu sân bay Mỹ. Mặc dù kiểu tên lửa này rất ít khi được nhắc tới, có lẽ bởi vì nó chỉ là tên lửa “cận siêu thanh”, tức chỉ tăng tốc lên tối đa là 4,6 M (tốc độ siêu thanh bắt đầu từ ngưỡng 5 M trở lên).
Đó chính là tên lửa có cánh (hành trình) lớp “không đối đất” Kh-32 trang bị cho các máy bay mang tên lửa Tu-22M3M của Không quân Tầm xa Nga. Tên lửa Kh-32 này có một ưu thế vượt trội so với “người tiền nhiệm” tên lửa Kh-22.
Đó là - cự ly bắn lên tới 1.000 km nên máy bay mang nó (Tu-22M3M) có thể phóng tên lửa khi đang còn ở ngoài khu vực phòng không của cụm tàu sân bay tấn công Mỹ. Như vậy là đảm bảo an toàn cho chiến dịch trên không.
Đường bay của tên lửa rất “lắt léo” nên những tên lửa đánh chặn Standart SM-3 và SM-6 của hệ thống phòng thủ chống tên lửa trên biển “Aegis” Mỹ trên thực tế là không thể đánh chặn được.
Ngay sau khi phóng, tên lửa Kh-32 bay ở độ cao 40 km,- tức độ cao mà các tên lửa đánh chặn Mỹ không với tới. Tiếp theo là cú tấn công bổ nhào theo góc gần như thẳng đứng với tốc độ cao đến mức mà các tổ hợp tên lửa đánh chặn không kịp phản ứng nếu phải đánh trả đòn tấn công của từ 2 quả Kh-32 trở lên.
Kh-32 còn một ưu điểm rất cơ bản nữa- đó là khả năng chống nhiễu của tên lửa này đã được cải thiện rất đáng kể. Điều đó có nghĩa là nó được bảo vệ an toàn trước các tổ hợp tác chiến điện tử của đối phương.
Còn về những gì liên quan đến mối đe dọa từ Trung Quốc, - thì đó là tên lửa đạn đạo chống hạm đầu tiên trên thế giới "Dongfeng" ("Đông Phong" “Gió Đông”) DF-21D. Sự độc đáo của nó nằm ở chỗ, thứ nhất, nó được phóng từ đất liền.
Có nghĩa là nó không cần phương tiện mang- không cần máy bay, không cần tàu nổi tàu ngầm. Thứ hai, chỉ cần một quả tên lửa như vậy cũng đủ để tiễn một tàu sân bay xuống đáy biển.
Thứ ba, nó không thể bị đánh chặn vì nó thuộc lớp tên lửa đạn đạo tầm trung- tức lớp tên lửa mà hệ thống phòng thủ tên lửa hải quân “Aegis” của Mỹ hiện chưa thể đối phó.
'Dao gam' Nga va 'gio Dong' Trung Quoc- ac mong cua'Gerald Ford'
DF-21D
DF-21D quả thực là một dự án khổng lồ nếu xét từ góc độ dẫn dường cho tên lửa đến mục tiêu. Để phục vụ cho nhiệm vụ này, Trung Quốc đã chế tạo và đưa lên quỹ đạo cả một cụm vệ tinh chuyên dụng gồm vệ tinh radar, vệ tinh quang- điện tử và vệ tinh trinh sát vô tuyến điện tử.
Sai số xác xuất vòng tròn của “Đông Phương” không vượt quá 30-40 mét. Đầu tác chiến có thể là đầu tác chiến hạt nhân hoặc đầu tác chiến thông thường với trọng lượng khoảng 1 tấn.
Việc Trung Quốc đưa tên lửa DF-21D vào trang bị của PLA đã khiến các đô đốc Mỹ rơi vào tình trạng “buồn nản sâu sắc”. Do tầm bắn của tên lửa này lên tới 1.800 km, các tàu sân bay Mỹ không còn có thể dễ dàng tiếp cận bờ biển Trung Quốc đến cự ly hoạt động hiệu quả của không đoàn máy bay trên tàu.

Kiểu tên lửa thứ hai, tương tự như DF-21D, là tên lửa DF-26, bắt đầu được đưa vào trang bị cho PLA từ 2015. Tên lửa này còn đẩy các tàu sân bay Mỹ ra xa bờ biển Trung Quốc hơn nữa. Bán kính tác chiến của nó là 3.500 km.
Không chỉ cự ly bắn tăng, mà cả trọng lượng đầu đạn cũng tăng- tới 1.800 kg. Tên lửa hai tầng này cũng sử dụng cùng một cụm vệ tinh vừa nói ở trên để được dẫn đường đến mục tiêu. Nhân tiện cũng nói thêm, DF-26 là tên lửa đa năng, nó có tấn công các mục tiêu không chỉ trên biển mà còn cả trên bộ.
Chính vì vậy mà Trung Quốc có khả năng giữ căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo Guam trong tầm ngắn. Nên DF-26 còn có cái tên gọi khác là “Tàu tốc hành Guam”.
Tất nhiên, nói tất cả những chuyện như trên không có nghĩa là người Mỹ sẽ cắt giảm mạnh số lượng tàu sân bay ngay lập tức. Nhưng những còn tàu “già nua” nhất thì chắc chắn sắp có quyền được nghỉ ngơi.
Đồng thời, những con tàu sẽ “nghỉ” này sẽ không được các tàu mới lớp “Gerald Ford” thay thế. Có nghĩa là sẽ diễn ra một quá trình suy giảm “dân số” tự nhiên không có nguồn bổ sung.

Trong đội tàu sân bay Mỹ có tương đối nhiều "cựu binh". Kể từ giữa những năm 70, những tàu sân bay lớp “Nimitz” mới nhất vào thời điểm đó bắt đầu được đưa vào trang bị, dần thay thế các tàu sân bay cũ như “Forrestal”, “Kitty Hawke” và “Enterprise”.
Và cho đến thời điểm hiện tại, toàn bộ 10 chiếc “Nimittz” vẫn đang còn phục vụ, mặc dù những chiếc đầu tiên trong số đó sắp hêt hạn sử dụng 50 năm theo định mức. Những ứng cử viên chính cho công cuộc thanh lý là:
chiếc tàu đầu tiên lớp này là CVN-68 “Nimitz” trực chiến từ năm 1975, CVN-69 “Dwight Eisenhower” (1977), CVN-70 “Karl Vinson” (1981), CVN-71 “Theodore Roosevelt” (1986).
Cũng cần phải nói rằng, khả năng sẵn sàng chiến đấu của cả 10 tàu sân bay lớp “Nimitz”, cũng như của cả “Gerald Ford” mới nhất và vẫn còn trong quá trình khắc phục một số lỗi là không quá cao.
Vào tháng 11 năm ngoái, Bộ Tư lệnh Hải quân Mỹ trong một thời gian tương đối dài đã không thể điều được tàu sân bay nào đến thay thế cho tàu CVN-72 “Avraam Lincoln” đã trực chiến hơn nửa năm. Bởi vì khi đó tất cả các tàu sân bay hoặc là đang sửa chữa định kỳ, hoặc là đang phải sửa chữa bất thường sau sự cố.
Ngoài các lý do tài chính, khả năng dễ bị tổn thương hơn của các tàu sân bay như đã nói, còn có một lý do quan trọng nữa khiến giới lãnh đạo quân sự Mỹ sẽ dần thu hẹp quy mô đội tàu sân bay.
Vấn đề là ở chỗ Lầu năm góc đã triển khai hiện thực hóa Học thuyết mới có tên “Đòn tấn công chớp nhoáng toàn cầu”. Theo học thuyết này thì chỉ trong một giờ đồng hồ Mỹ sẽ tiến hành một đòn tấn công phi hạt nhân vào bất kỳ điểm nào trên hành tinh. Những con tàu sân bay “vụng về” không thích hợp lắm với Học thuyết này.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,870 Mã lực
Thổ Nhĩ Kỳ mất 30% số xe tăng Leopard đưa sang Idlib

Xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 do Đức chế tạo đang tỏ ra thất thế trước phiên bản nâng cấp M60TM do chính Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện.


Theo các nguồn tin trong Quân đội chính phủ Syria (SAA), trong cuộc đụng độ kéo dài hai tuần giữa các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ nhằm hỗ trợ bởi những kẻ khủng bố và binh sĩ, ít nhất 4 chiếc xe tăng hạng nặng Leopard 2A4 tốt nhất của Thổ Nhĩ Kỳ đã bị phá hủy.
Cụ thể, 3 xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ vượt biên trái phép với Syria đã bị phá hủy ngay lập tức bởi các cuộc tấn công bằng pháo, trong khi một chiếc khác bị tiêu diệt bằng hệ thống tên lửa chống tăng khi nó đang cố gắng tiếp cận các vị trí của SAA với mục đích tấn công.
Trước đây đã có báo cáo rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã chuyển ít nhất 12 xe tăng Leopard 2A4 tới chiến trường Idlib của Syria.

Chính vì vậy dữ liệu được trình bày có thể là sự thật, mặc dù hiện tại không có bằng chứng nào chứng minh rằng những chiếc chiến xa hạng nặng này là bị phá hủy bởi binh sĩ SAA.
Tho Nhi Ky mat 30% so xe tang Leopard dua sang Idlib?
Một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2A4 của Thổ Nhĩ Kỳ bị phá hủy
Cho đến nay, xe tăng Leopard 2A4 được coi là một trong những dòng chiến xa tốt nhất đang phục vụ trong biên chế lực lượng thiết giáp Thổ Nhĩ Kỳ và thực tế là một phần ba số xe loại này đã bị phá hủy ở Syria, các chuyên gia tin rằng thực tế chúng không có triển vọng.

Lý do dẫn đến tình trạng trên chủ yếu là bởi Leopard 2A4 là dòng MBT đã khá lạc hậu khi đã ra đời hàng chục năm nay, việc Đức từ chối nâng cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ lên chuẩn Leopard 2 Revolution khiến chúng tỏ ra khó đáp ứng yêu cầu mới từ chiến trường.

Thực tế mũi nhọn chủ lực của bộ binh cơ giới Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian qua lại là những chiếc M60TM do nước này tự nâng cấp theo công nghệ Israel chuyển giao. Màn thể hiện của M60TM cho thấy chúng thực sự vượt xa Leopard 2A4 cả về khả năng tấn công lẫn phòng thủ.

Tho Nhi Ky mat 30% so xe tang Leopard dua sang Idlib?
M60TM đã thay thế Leopard 2A4 trở thành chiến xa chủ lực của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ

Ngoài ra cần nhắc lại rằng chỉ trong hai tuần đối đầu ở địa bàn các tỉnh Idlib và Aleppo, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã phải hứng chịu thiệt hại rất nghiêm trọng cả về người và vũ khí trang bị. Hơn nữa về mặt tổn thất kỹ thuật thì có vẻ SAA gặp ít vấn đề hơn.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,870 Mã lực
Tàu ngầm Mỹ tàng hình giỏi nhưng kẹt trong băng Bắc Cực
(Lực lượng vũ trang) - Tàu ngầm của Mỹ không thể sẵn sàng chiến đấu ở khu vực Bắc Cực, trong khi đó các tàu ngầm của Nga luôn sẵn sàng chiến đấu ở khu vực này.

Cách đây không lâu những hình ảnh về tàu ngầm hạt nhân tấn công đa năng USS Toledo (SSN-769) xuyên thủng mặt băng nổi lên ở Bắc Cực đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông.

Được biết, tàu USS Toledo đã đến Bắc Cực để tham gia cuộc tập trận “ICEX Exercise” nhằm đánh giá khả năng của lực lượng hải quân Hoa Kỳ sẵn sàng cho các hoạt động ở Bắc Cực.

Tau ngam My tang hinh gioi nhung ket trong bang Bac Cuc
Tàu ngầm của hải quân Mỹ không thể nổi lên hoàn toàn ở Bắc Cực.
Tuy nhiên, các chuyên gia Trung Quốc cho biết rằng, các thủy thủ đã phải dùng cưa máy tự phá băng để con tàu có thể xuyên thủng mặt băng và nổi lên ở Bắc Cực. Rõ ràng, các tàu ngầm của Mỹ không thể hoạt động trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt như ở Bắc Cực.


Điều này cũng cho thấy các tàu ngầm của Mỹ sẽ phải đối mặt với những thách thức rất lớn nếu hoạt động ở khu vực này.

“Hải quân Hoa Kỳ tới khu vực này để tham gia vào cuộc tập trận nhằm kiểm tra sự sẵn sàng chiến đầu. Tuy nhiên tình huống không mong đợi đã xảy ra, tàu ngầm USS Toledo không thể tự mình xuyên thủng lớp băng dày và bị mắc kẹt”, các chuyên gia của Trung Quốc cho biết.

Nhiều người vẫn nghĩ rằng, tàu ngầm Mỹ có thể xuyên thủng lớp băng dày 70-80 cm, nhưng thực tế một lớp băng dày 40 cm lại trở thành chướng ngại vật mà tàu ngầm Mỹ không thể vượt qua. Các thủy thủ đã phải tự mình phá băng với sự trợ giúp của máy cưa và xẻng để giải thoát cho con tàu.

Các chuyên gia Sohu lưu ý rằng, nếu tình huống này xảy ra trong điều kiện chiến đấu thực tế, thì tàu ngầm này sẽ bị phát hiện và dễ bị tiêu diệt. Rõ ràng, tronh lĩnh vực tàu ngầm người Mỹ hoàn toàn thất thế trước người Nga.

“Một trong những đặc điểm chính của tàu ngầm này là khả năng tàng hình. Tuy nhiên con tàu mắc kẹt trong băng biến thành một mục tiêu tuyệt vời. Tiếng ồn được tạo ra bởi máy cưa là một món quà tuyệt vời cho các kẻ thù tiềm năng”, chuyên gia của Sohu nói thêm.

Trong khi đó, tàu ngầm Nga có khả năng hoạt động ở khu vực Bắc Cực. Chúng có thể xuyên thủng một lớp băng dày mà không cần sự giúp đỡ của con người. Điều này chỉ ra rằng, hạm đội tàu ngầm Nga đã thích nghi với các hoạt động ở Bắc Cực hơn các hạm đội tàu ngầm của Mỹ và đối tác phương Tây.

“Bắc Cực được gọi là sân sau của Nga. Không một quốc gia nào trên thế giới có thể vượt qua công nghệ phá băng của Nga.

Các tàu ngầm Nga có thể phá vỡ lớp băng dày từ 1 đến 1,2 mét”, các chuyên gia của Trung Quốc nói.


Các chuyên gia của tờ báo này cho rằng, Nga đã sử dụng một mánh khóe để đạt được hiệu suất phá băng ấn tượng cho các tàu ngầm của mình. Vỏ tàu của Nga được làm rất chắc chắn, cho phép chúng phá vỡ lớp băng dày một cách dễ dàng.

Trước đó, trong cuộc tập trận ICEX năm 2018 do Mỹ tổ chức với sự tham gia của Anh, cặp tàu ngầm tấn công của Mỹ USS Hartford (SSN 768) và USS Connecticut (SSN 22) dù có thể đâm thủng lớp băng khá dày tại Bắc Cực nhưng chỉ được phần tháp chỉ huy, còn toàn bộ thâm tàu vẫn bị vùi dưới lớp băng dày cả mét.


Việc chỉ có tháp chỉ huy nhô lên khỏi mặt băng khiến các tàu ngầm không thể khai hỏa tại Bắc Cực.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,870 Mã lực
Đã có bao nhiêu Pantsir bị Erdogan 'quật ngã’ tại Syria?
(Bình luận quân sự) - Sau khi bị tấn công từ trên không, tổ hợp tên lửa- pháo phòng không Nga lại chịu tiếp đòn tấn công thông tin.

Xin giới thiệu tiếp một bài của chuyên gia quân sự Nga Vladimir Tuchkov với tiêu đề và phụ đề trên (thay lời giới thiệu). Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 13/3/2020.

Da co bao nhieu Pantsir bi Erdogan 'quat nga’ tai Syria?
Trên ảnh: Tổ hợp tên lửa- pháo phòng không “Pantsir-S1” (Ảnh: Xergey Bobylev / TASS)

(Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ) Recep Erdogan vừa mới tuyên bố rằng sau các đợt tấn công ồ ạt của các máy bay không người lái (UAV) Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào các trận địa của Quân đội Syria ở Idlib, đã có 8 tổ hợp tên lửa-pháo phòng không “Pansir-S1” bị phá hủy.

Hòn đá (tuyên bố) này đã không còn chỉ là hòn đá ném vào vườn của Chính phủ Syria nữa, mà đã là cố tình ném vào khu vườn Nga.

Bởi vì những thiệt hại về phương tiện kỹ thuật quân sự khổng lồ như vậy- thì đó đã không chỉ còn là một sự ô nhục không thể rửa sạch đối với các nhà sản xuất những phương tiện kỹ thuật đó, mà đã là một đòn nghiêm trọng giáng vào tiềm năng xuất khẩu của chính các tổ hợp. Có nghĩa- trước là tổn thất uy tín, và kéo theo đó, chắc chắn sẽ là thiệt hại kinh tế.

Phòng Thiết kế chế tạo máy Tula, cha đẻ của tổ hợp này, hiện vẫn đang giữ im lặng. Chỉ có Bộ Quốc phòng (BQP) Nga lên tiếng. BQP Nga khẳng định rằng những thông tin (cấp dưới) cung cấp cho Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ như vậy là hoàn toàn không đúng sự thật.

Và không chỉ bởi tổ hợp tên lửa-pháo phòng không “Pantsir-S1 “của Nga là một tổ hợp xuất sắc có khả năng đánh trả rất hiệu quả mọi cuộc tấn công đường không. Mà còn bởi vì từ trước đến nay tại khu vực Idlib chưa từng bao giờ tập trung một số lượng “Pantsir-S1” lớn đến như vậy.

Các phương tiện phòng không chủ yếu của Syria, kể các các tổ hợp "Pantsir”, đều tập trung tại thủ đô Damascus và những khu vực ngoại ô quanh đó. Còn tại Idlib, chỉ có 4tổ hợp “Pantsir” hiện đang thực hiện nhiệm vụ yểm hộ các Lực lượng vũ trang Chính phủ Syria.

Thực ra, chỉ một thời gian rất ngắn tuyên bố trên, (BQP) Nga đã thừa nhận - có 2 tổ hợp “Pantsir” bị hư hỏng sau các vụ tấn công, nhưng những hỏng hóc đó không nghiêm trọng, cả 2 tổ hợp đã được sửa chữa xong và có thể trực chiến trở lại.

Vậy thì người Thổ đã sử dụng những lực lượng không quân nào để tấn công các lực lượng Quân chính phủ Syria? Theo Kênh truyền hinh CNN Turk, tất cả những cuộc tấn công nói trên đều là của các UAV Akıncı (ảnh dưới) do Công ty Baikar của Thổ Nhĩ Kỳ thiết kế và mới đưa vào trang bị cho Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vào đầu năm nay (2020).

Đây là một UAV hạng nặng, trọng lượng cất cánh của nó lên tới 4.500 kg. Được trang bị hai động cơ tua-bin do Ucraine sản xuất. Sải cánh - 20 mét. Tải trọng hữu ích tên lửa và bom: 900 kg ở móc treo bên ngoài và 450 kg bên trong khoang. Tốc độ, tất nhiên, là cận âm - 450 km / h. Trần bay– 12.000 m. Thời gian bay liên tục tối đa - 24 giờ.

Da co bao nhieu Pantsir bi Erdogan 'quat nga’ tai Syria?
Xét theo các tính năng kỹ- chiến thuật, đây quả là một UAV rất đáng nể. Có tải trọng hữu ích lớn, có thể mang được cả các tên lửa chính xác cao “không đối đất”. Được trang bị radar.

Các nhà thiết kế UAV này khẳng định nó có một kênh băng thông rộng để thu / truyền dữ liệu số hóa- và nhờ vậy mà sở chỉ huy có thể không chỉ điều khiển Akıncı này một cách rất hiệu quả, mà còn có thể sử dụng nó trong các hoạt động tác chiến lấy mạng làm trung tâm.

Vậy liệu những khả năng này đã được sử dụng ở Idlib hay chưa- không ai biết, vì có thể trong khoảng thời gian khai thác ngắn như vậy (từ đầu năm đến nay) người Thổ vẫn chưa thể khai thác hết các tính năng của chiếc UAV hoàn toàn mới này.

Nhìn chung, phía Thổ Nhĩ Kỳ “gán” cho cho chiếc UAV tấn công mới của mình những chiến công thực sự khó có thể tin được.

Bởi vì nếu cứ chiểu theo những tuyên bố của phía Thổ về kết quả hoạt động tác chiến của UAV Thổ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi như vậy tại Idlib, thì có lẽ hiệu quả tác chiến của chúng còn vượt xa qua hiệu quả của cả một cụm không quân Nga với đầy đủ những máy bay tiêm kích đa năng và máy bay tiêm kích- ném bom“đã trưởng thành”.

Vào cuối tháng 2 vùa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusin Akarđã tuyên bố rằng chỉ trong chưa đầy một tuần, UAV và pháo xe kéo Thỗ Nhĩ Kỳ đã công kích hơn 200 mục tiêu của Quân đội Syria. Kết quả là đã có tới 5 máy bay lên thẳng, 23 xe tăng, 23 khẩu pháo, 2 tổ hợp phòng không Syria bị phá hủy và có tới 309 quân nhân Syria thiệt mạng.

Sau những báo cáo và các con số như vậy, việc 8 tổ hợp “Pantsir-S1” bị phá hủy dường như chỉ còn là một chuyện vặt. Hoàn toàn rõ ràng một điều là các tuyên bố về phá hủy / không phá hủy các tổ hợp “Pantsir” của cả hai phía đều mang nặng tính chất tuyên truyền. Tổn thất, tất nhiên, là có, nhưng, lại cũng dĩ nhiên, không đến mức lớn như vậy. Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ chỉ có thể chứng minh được duy nhất một trường hợp tên lửa (của UAV) bắn trúng mục tiêu là “Pantsir”.

Có nghĩa là, "Pantsir" không hề là một hạt “dễ cắn” đến mức có thể “quật ngã” tới hàng tá như vậy. Cho đến tháng 3 năm nay, đối phương chỉ có thể công kích trúng tổ hợp này đúng hai lần. Ngày 10/5/2018, một quả tên lửa có cánh phóng từ máy bay F-16 của Israel đã bắn trúng một tổ hợp “Pantsir” lúc ấy đã hết đạn. Nhưng hư hỏng không quá nặng, tổ hợp được sửa chữa xong sau một thời gian ngắn.

Ngày 21/1/2019, Israel lại sử dụng UAV “cảm tử” tấn công một tổ hợp “Pantsỉr” tại khu vực Damascus. Tổ hợp "Pantsir”này đã bị phá hủy hoàn toàn, không còn khả năng khôi phục.

Cả hai cuộc tấn công trên đã được ghi lại trên các đoạn băng video và được công bố trên Internet. Vâng, cũng như đòn tấn công “Pantsir” thành công của người Thổ. Không có bằng chứng nào khác về việc 7 tổ hợp “Pantsir” còn lại(trong số 8 tổ hợp như tuyên bố của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ) đã bị các UAV Thổ Nhĩ Kỳ Akıncı tấn công tiêu diệt.

Mặc dù vậy, cũng đã có không ít lời phàn nàn với chính tổ hợp tên lửa- pháo phòng không “Pantsir-C1”.Có cả một loạt những lời chỉ trích của các chuyên gia về cái gọi là căn bệnh "loạn thị" của tổ hợp này.

Và không chỉ của các chuyên gia – cách đây không lâu trên kênh Telegram chuyên ngành quân sự đã xuất hiện một số thông tin (nhưng ngày sau đó đã bị gỡ ngay) chính từ các sĩ quan phòng không Nga đang có mặt tại Syria- những sỹ quan này cũng khẳng định tổ hợp này gặp khó trong việc phát hiện các mục tiêu kích thước nhỏ và tốc độ thấp như chính máy bay không người lái. Nhưng đôi lúc lại “phản ứng” khi chỉ có những con chim lớn bay qua.

Có nghĩa là radar ăng ten mạng pha thụ động của “Pantsir” tỏ ra kém hiệu quả khi bám các mục tiêu có diện tích phản xạ radar hiệu dụng nhỏ. Và tình trạng này có nguyên nhân không chỉ vì các UAV có kích thước nhỏ, mà còn bởi vì vật liệu được sử dụng trong kết cấu của chúng là nhựa, chứ không phải là kim loại.Và đôi khi quân khủng bố còn làm cả những chiếc UAV toàn bằng gỗ.

Tuy nhiên, UAV tấn công mới nhất của Thổ Nhĩ Kỳ không thể được xếp vào loại các mục tiêu khó phát hiện như vậy. Nó có kích thước khá ấn tượng. Và cũng mang rất nhiều “kim loại trong mình”- cụ thể như bom và tên lửa, các thiết bị điện tử và các động cơ công suất lớn- hai động cơ- mỗi động cơ 900 mã lực.

Chính vì thế nên “Pantsir” có thể dễ dàng phát hiện được các UVA Thổ Nhĩ Kỳ và bám chúng. Hơn nữa, còn có thể phát hiện ở một cự ly khá lớn, bởi vì những UAV này không phải là tên lửa có cánh bay thấp bám địa hình.

Và “Pantsir” có khả năng bắn hạ các UAV nói trên một cách “nhẹ nhàng” và hiệu quả bằng tên lửa. Thậm chí trước khi chính mục tiêu (UAV) kịp phóng tên lửa. Vấn đề là ở chỗ các UAV tấn công được trang bị tên lửa “không đối đất” có tầm bắn không vượt quá 10-12 km.

Sở dĩ như vậy là do các tính năng kỹ- chiến thuật của radar trên các máy bay cường kích và máy bay lên thẳng tấn công có cự ly dẫn tên lửa tới mục tiêu không lớn. Trong khi tổ hợp“Pantsir-S1” có cự ly đánh chặn thành công lớn hơn nhiều- tới hơn 20 km. Độ cao đánh chặn cũng vượt quá trần bay của Akıncı–tới 15.000 m.

Nhưng không hiểu tại sao mà không chỉ không có một bằng chứng xác thực nào, mà thậm chí còn không hề có một thông báo nào về việc Lực lượng phòng không Syria đã bắn hạ được chí ít một UAV Akıncı của Thổ Nhĩ Kỳ. Nói cho đúng ra thì Lực lượng phòng không Syria cũng đã bắn hạ được những máy bay không người lái kém hiện đại hơn được đưa vào trang bị cho Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ từ trước đó –đó là các UAV Anka-S và Bayraktar TB2.

Số lượng UAV các kiểu trên bị bắn hạ đã lên tới gần một chục. Quả thực, nhữngthông tin về tổ hợp phòng không cụ thể nào đã bắn hạ được UAV là rất không đầy đủ và khá mâu thuẫn nhau.

Nhưng những phương tiện phòng không được cho đã bắn hạ những kẻ xâm lược có cánh Thổ Nhĩ Kỳ là tổ hợp “Strela-10”, - tức là một tổ hợp về bản chất là tổ hợp tên lửa phòng không vác vai với cơ số đạnlà 8 quả tên lửa nhưng được lắp trên khung gầm xe bánh xích và một tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung khá “nghiêm túc” khác là “Buk”.

Trong khi đó lại không hề có một thông tin nào về “đóng góp” của “Pantsir” trong việc tiêu diệt những chiếc UAV khá khiêm tốn này của Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên, theo Bộ Quốc phòng Nga, trong chiến dịch Syria, các tổ hợp Pantsir” dó cácquân nhân Nga điều khiển đã lập nhiều thành tích xuất sắc. Trong các lần đánh trả các cuộc tấn công vào căn cứ Khmeimim của Nga, những tổ hợp này tính từ thời điểm bắt đầu trực chiến tại Syria đến cuối năm 2017 đã bắn hạ tới 54 qủa tên lửa của các tổ hợp pháo phản lực phóng loạt và 16 UAV.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,870 Mã lực
Báo Mỹ: Vera-NG Việt Nam phát hiện B-2 Spirit cách 250km
(Quốc phòng Việt Nam) - Tờ Defence-blog cho biết, hệ thống radar Vera-NG của phòng không Việt Nam có thể phát hiện được máy bay tàng hình B-2 Spirit từ khoảng cách tới 250km.

Theo báo Mỹ, nhằm nâng cao khả năng phát hiện và bám sát mục tiêu, kể cả máy bay tàng hình trong mọi điều kiện, gần đây, các đơn vị thuộc Cục Tác chiến điện tử, Bộ Tổng tham mưu của Quân đội Việt Nam đã được trang bị một số Tổ hợp trinh sát thụ động Vera-NG do Cộng Hòa Séc sản xuất.

Hệ thống radar Vera-NG hoạt động theo Phương pháp TDOA (Time Difference Of Arrival). Đây là phương pháp đo đạc chênh lệch thời gian, phát hiện và bám sát nguồn bức xạ vô tuyến dựa trên vi sai thời gian lan truyền của sóng điện từ từ nguồn bức xạ đến các đài thu.

Bao My: Vera-NG Viet Nam phat hien B-2 Spirit cach 250km
Tổ hợp Vera-NG của Việt Nam.

Tổ hợp Vera-NG gồm 3 đài thu tín hiệu (trạm kế bên) bao quát góc phương vị 360 độ, mỗi đài đảm nhiệm một góc rẻ quạt lớn hơn 120 độ. Một đài thu kiêm trạm xử lý trung tâm ở giữa đóng vai trò như một đài thu thứ cấp và máy tính trung tâm sẽ tổng hợp giao hội, đồng bộ mọi tín hiệu thu về.

Qua đó tính toán, xác định sớm và cung cấp tọa độ về cả khoảng cách, góc phương vị, độ cao cho các đơn vị hỏa lực tiêu diệt các mục tiêu, kể cả những loại máy bay tàng hình hiện đại nhất như F-22, F-35, B-2…

Đặc tính kỹ chiến thuật của tổ hợp trinh sát thụ động Vera-NG: Dải tần hoạt động: 88 MHz - 18 GHz; Cự ly trinh sát: 400 km với sai số 20 m; Số mục tiêu có thể bám sát cùng lúc 200 mục tiêu.

Cung cấp tham số mục tiêu: 3 chiều, phương vị 360 độ; Thời gian cập nhật tham số: 1 - 5 giây. Có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Vera-NG có thể phát hiện mục tiêu từ rất xa mà không bị phát hiện.

Kích thước và trọng lượng của ăng ten: 500 x 1.720 mm/175 kg đối với ăng ten của trạm xử lý trung tâm, 500 x 1.720 mm/125 kg đối với các trạm kế bên. Số đài thu tín hiệu: 4 đài, gồm các trạm kế bên 1, 2, 3 và đài thu kiêm trạm xử lý trung tâm.

Phát hiện và cung cấp cảnh báo sớm từ xa đối với các mục tiêu có bức xạ vô tuyến điện từ như ra đa, khí tài gây nhiễu, thiết bị phát đáp nhận dạng địch-ta (IFF), thiết bị phát đáp DME/TACAN, hệ thống liên kết dữ liệu, các thiết bị trinh sát, dẫn đường, định vị và liên lạc...


Khó bị gây nhiễu và gần như không thể bị tiêu diệt bởi các loại tên lửa chống bức xạ diệt radar. Định vị và bám sát các mục tiêu trên không, trên mặt đất, mặt biển một cách hoàn hảo, cung cấp đủ tham số trong thời gian thực.

Tất cả các thành phần của tổ hợp đều được đặt trên khung gầm xe tải việt dã Kamaz 6x6 có khả năng cơ động cao, cấu hình nâng hạ tự động (Roll on/Roll off) đảm bảo khả năng triển khai/thu hồi nhanh chóng.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,870 Mã lực
Những cánh chim trên hạm mạnh nhất của Liên Xô/Nga
(Hồ sơ) - Để đối phó những mối đe dọa từ biển và trên không, Liên Xô (Nga) đã chế tạo những mẫu máy bay tốt nhất trên boong của các chiến hạm.

Xuất hiện lần đầu trong Thế chiến II (trước hết là ở khu vực chiến sự trên Thái Bình Dương), hiệu suất chiến đấu cực cao của các máy bay cất cánh trên boong tàu hải quân đã biến lực lượng Không quân-Hải quân trở thành lực lượng đáng gờm trong cuộc giao đấu trên biển.

Bài viết trên trang web của hãng thông tấn Nga Sputnik cho biết, sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai, các hàng không mẫu hạm đã đã trở thành lực lượng chủ lực của các hạm đội tàu chiến. Về số lượng các “sân bay nổi trên mặt nước” và phi cơ đậu trên hàng không mẫu hạm, giữ ngôi vị thủ lĩnh không cần tranh cãi là Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đội máy bay trên tàu của hạm đội Liên Xô cũng có ý nghĩa rất quan trọng.

Nhung canh chim tren ham manh nhat cua Lien Xo/Nga
Máy bay tấn công trên hạm Yak-38 Forger của hải quân Liên Xô
Máy bay trên hạm đầu tiên của Hải quân Liên Xô

Vào đầu những năm 1970, trong chương trình trang bị cho các tuần dương hạm hạng nặng (không phải là tàu sân bay) của đề án 1143 “Krechet” (mã hiệu của NATO là Kiev-class), Liên Xô đã chế tạo mẫu máy bay đầu tiên có thể cất cánh và hạ cánh thẳng đứng trên boong tàu, đó là cường kích Yak-38 Forger.

Bí quyết cất/hạ cánh thẳng đứng của máy bay là hệ thống động lực độc đáo từ một động cơ chính và hai động cơ nâng. Nhờ đó máy bay tấn công có thể hạ cánh an toàn trên boong tàu ngay cả khi đang có bão biển dữ dội.

Vũ khí bố trí trên bốn chùm giữ của hệ thống treo ngoài, yêu cầu thiết kế cho mỗi chiếc là 500 kg. Các công trình sư còn thiết kế riêng cho Yak-38 một khẩu pháo có thể tháo rời bên ngoài, đó là pháo tự động nòng đôi 23mm GSh-23. Ngoài ra, Yak-38 có thể sử dụng loạt tên lửa có và không có dẫn đường, cũng như những quả bom thả rơi tự do.


Đáng tiếc thay, thiết kế máy bay tấn công trên hạm đầu tiên của Liên Xô là kết quả của hàng loạt “sự thỏa hiệp về kỹ thuật”, vì thế không thể gọi nó là một mẫu kỹ thuật hàng không xuất sắc.

Nhược điểm của Yak-38 là bán kính chiến đấu tương đối nhỏ (khoảng 195 km), thiếu radar trên khoang, do đó, chỉ cho phép không chiến ở cự ly rất gần, còn tốc độ tối đa khá khiêm tốn là 1.210 km/h.

Hơn nữa, Yak-38 còn nổi bật một cách đáng buồn bởi tỷ lệ tai nạn cao (một phần do cánh nhỏ nên giữ thăng bằng kém khi ở trên không). Trong số 231 chiếc máy bay xuất xưởng thì gần mất đi năm chục chiếc trong các vụ tai nạn. Năm 2004, Yak-38 đã bị loại khỏi hệ trang bị quân sự.

Nhung canh chim tren ham manh nhat cua Lien Xo/Nga
Mẫu máy bay trên hạm thế hệ mới Yak-141 của Liên Xô đã bị bỏ xó sau khi Liên bang Xô viết tan rã
Thiết kế tốt nhất lại không gặp thời

Sự thất bại của Yak-38 đã khiến Liên Xô nỗ lực phát triển một dòng máy bay trên hạm mới. Máy bay đa năng cất cánh và hạ cánh thẳng đứng trên boong trong mọi điều kiện thời tiết Yak-141 đã lần đầu tiên bay lên không trung vào năm 1987.

Mẫu phi cơ này đã phát triển những ý tưởng từng được gửi gắm trong mô hình Yak-38, nhưng vượt trội hơn hẳn về khả năng chiến đấu. Máy bay được trao chức năng che chắn bảo vệ đội hình hàng không mẫu hạm trước máy bay địch, giành ưu thế trên không, tiến hành các trận không chiến linh hoạt tầm gần và tầm xa, cũng như thực hiện giáng đòn tấn công triệt hạ các mục tiêu trên đất liền và trên biển.

Bán kính chiến đấu của Yak-141 lên tới 900 km, tốc độ tối đa là 1.800 km/h, trần bay thực tế là 15.000 mét. Vũ khí gồm pháo máy bay 30 mm, tên lửa dẫn đường và không điều khiển, được gắn trên năm giá treo. Ngoài ra, ở Yak-141 đã có trang bị radar trên máy bay.

Nhưng thật không may là mẫu máy bay mới đã trở thành nạn nhân của thời cuộc, khi Liên bang Xô viết tan rã vào đầu năm 1991. Đến cuối năm 1991, kinh phí dành cho dự án bị co hẹp và các chuyên gia sáng chế (lúc đó đã thuộc Nga) đành phải... mời chào nhượng kỹ thuật cho người nước ngoài.

Tập đoàn Mỹ Lockheed Martin đáp lại lời kêu gọi, chỉ đơn giản bằng động tác... “tư nhân hóa” một phần tài liệu kỹ thuật của Yak-141. Giờ đây, nhiều chuyên gia hàng không nhận thấy rằng phiên bản sửa đổi trên khoang chiến đấu cơ thế hệ thứ năm F-35B giống một cách đáng ngờ với mẫu máy bay Xô-viết.

Nhung canh chim tren ham manh nhat cua Lien Xo/Nga
Tiêm kích hạm thế hệ mới Sukhoi Su-33 của Liên Xô/Nga
Tiêm kích hạm mạnh nhất thế giới

Chiến đấu cơ chủ đạo trên tàu sân bay của Hải quân Nga hiện đại là chiếc máy bay Sukhoi Su-33. Là sản phẩm của tập đoàn “Sukhoi” trên cơ sở nguyên mẫu Su-27, nó khác biệt về phần ngang phía trước, khung gầm hạ cánh được gia cố, bàn điều khiển cánh gấp, bổ sung bảo vệ chống ăn mòn cấu trúc khi hoạt động trong điều kiện khí hậu biển, cũng như thiết bị chiến đấu tối tân.

Su-33 là máy bay tiêm kích lớn nhất thế giới trên tàu sân bay, được thiết kế để tuần tra đường dài và đánh chặn các mục tiêu trên không ở khoảng cách rất xa tàu căn cứ. Với nguồn dự trữ cung cấp đầy đủ nhiên liệu và đạn dược, tầm bay của Su-33 đạt 1.500 km.

Trong khuôn khổ chương trình hiện đại hóa, toàn bộ những chiếc máy bay này đã được lắp đặt hệ thống điện tử hàng không hiện đại trên khoang, cũng như tổ hợp quan sát và dẫn hướng tiên tiến.

Vào tháng 11 năm 2016, những chiếc tiêm kích thuộc nhóm hàng không của tuần dương hạm hạng nặng “Đô đốc Kuznetsov” đã giáng đòn tấn công vào các mục tiêu là cứ điểm của bọn khủng bố trên lãnh thổ Syria.


Đáng tiếc là đã có tổn thất ngoài chiến sự, khi mọt chiếc máy bay hạ cánh xuống boong tàu, cáp hãm đà đã bị bung ra và chiếc Su-33 rơi xuống biển, phi công đã kịp nhảy thoát ra ngoài.

Trực thăng trên hạm uy lực siêu mạnh

Máy bay trực thăng trên hạm là sản phẩm truyền thống của tập đoàn trực thăng nổi tiếng “Kamov”. Máy bay trực thăng với bố trí cánh quạt đồng trục (hai cái chống lên nhau và xoay theo các hướng khác nhau) đã nhiều thập niên qua vẫn là “tấm danh thiếp” đặc trưng của Hải quân Liên Xô và Nga.

Nhung canh chim tren ham manh nhat cua Lien Xo/Nga
Trực thăng tấn công trên hạm Ka-52K Katran tiên tiến nhất thế giới

Cách đây không lâu, gia đình những máy bay này đã được bổ sung thêm trực thăng tấn công Ka-52K Katran. Dòng trực thăng tấn công trên hạm mạnh nhất thế giới này được phát triển dành cho các tàu chở trực thăng đổ bộ tổng hợp “Mistral” mà Nga đặt hàng của Pháp.

Tuy nhiên, giao kèo với Pháp đã không được thực hiện, hợp đồng bị huỷ, tàu Mistral được bán cho Ai Cập, nhưng mẫu trực thăng Ka-52K Katran hoàn chỉnh lại rất thành công, đến mức Bộ Quốc phòng Nga quyết định không từ bỏ nó.

Được chế tạo trên cơ sở mẫu “cá sấu trên bộ” là trực thăng trinh sát và tấn công Ka-52 “Alligator”, Ka-52K “Katran” là biến thể thích hợp dành cho bố trí trên tàu biển.

Được giao chức năng yểm trợ hỏa lực cho quân đổ bộ và tiêu diệt lực lượng đối phương trong mọi điều kiện thời tiết, vào bất cứ khoảng thời gian nào, cả ban ngày và ban đêm, Ka-52K khác biệt nổi bật với cơ chế lưỡi cánh gập và bộ điều khiển ổ trục, cũng như thiết bị hạ cánh đã được tăng cường.

Vũ khí cơ bản của “Katran” là tên lửa dẫn đường mới nhất “Hermes-A”, có tầm bắn vượt trội hơn hẳn so với các tên lửa hàng không “Vikhr” và “Ataka” hiện có. Như vậy, để tiêu diệt mục tiêu, “Katran” không cần đến sự mạo hiểm thừa là tiến sát gần khu vực hoả lực thuộc lưới phòng không của đối phương.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,870 Mã lực
Т-90М: Để đột phá xung trận chứ không buồn như T-14
(Bình luận quân sự) - “Đột phá” có đột phá được vào trang bị của Bộ đội Tăng- Thiết giáp Nga
Xin được giới thiệu bài về vũ khí- trang bị kỹ thuật quân sự của chuyên gia quân sự Nga Vladimir Tuchkov. Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 10/3/2020.

Т-90М: De dot pha xung tran chu khong buon nhu T-14
Trên ảnh: Xe tăng chiến đấu T-90M (Ảnh: Sergey Bobylev / TASS)

Ngày 9/3/2020, một nguồn thạo tin của TASS trong Tổ hợp Công nghiệp Quốc phòng Nga cho biết là xe tăng “Proryv” (“Đột phá”) T-90M sẽ ra mắt công chúng lần đầu tiên tại Lễ Duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng 9 tháng 5 năm 2020 trên Quảng trường Đỏ sắp tới.

Cực kỳ hy vọng chiếc xe tăng mới này không phải cùng chịu chung số phận với xe tăng thế hệ mới T-14 “Armata”.

Xe tăng T-14, một sản phẩm xuất sắc của Nhà máy “Uralvagonzavod”- hiện chưa có một kiểu xe tăng nào trong số các xe tăng hiện có trên thế giới có thể so sánh, tuy thế nhưng lại là một gánh nặng đối với Ngân sách Quốc phòng Nga.

4 năm trước đây, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố sẽ mua 2.300 xe tăng T-14. Và sau khi T-14 lần đầu tiên được giới thiệu tại Lễ Duyệt binh Chiến thắng năm 2017, đã từng có hy vọng “Armata” sẽ trở thành lực lượng tấn công chủ yếu của Bộ đội Tăng- Thiết giáp Nga.

Т-90М: De dot pha xung tran chu khong buon nhu T-14
Xe tăng chủ lực T-14 “Armata”


Tuy nhiên, không lâu sau đó, con số này cứ teo dần. Hai năm trước, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Alexey Krivoruchko đã đưa ra một con số khác khiêm tốn hơn rất nhiều – 132 chiếc.

Nhưng trong số đó (132), không chỉ có mình xe tăng T-14, mà còn có cả BMP T-15, và BREM (xe sửa chữa và bảo dưỡng bọc thép) T-16- tất cả những xe sử dụng khung gầm “Armata”.

Và ngay sau đó, Phó Thủ tướng Yuri Borisov phụ trách mảng Công nghiệp quốc phòng, đã “dập tắt ” những ảo tưởng cuối cùng bằng phát biểu rằng T-14 quá đắt tiền nên khó có thể mua với số lượng lớn.

Ông nói: “Quân đội Nga không có nhu cầu quá cấp thiết phải mua xe tăng “Armata”, (vì) những nhu cầu hiện tại sẽ được thỏa mãn bằng cách hiện đại hóa những phương tiện kỹ thuật quân sự hiện có”.

Và tiếp: “Chúng tôi (Bộ Quốc phòng) không nhất thiết phải làm chuyện này (mua T-14)- những mẫu này khá đắt so với những mẫu hiện có”.

Giá ước tính của xe tăng T-14 nằm trong khoảng từ 350 triệu đến 500 triệu rúp (khoảng 5 đến 7 triệu đôla thời giá khi đó- ND).

Trong năm nay (2020), đã có kế hoạch bàn giao 12 chiếc T-14 cho Bộ đội Tăng- Thiết giáp Nga. Dĩ nhiên, một số lượng tăng như vậy không phải là để tăng cường sức mạnh cho Bộ đội tăng, mà chỉ là để khai thác thử nghiệm.

Chính vì vậy, xe tăng T-90 và tất cả các biến thể của nó sẽ còn được trực chiến lâu dài. Điều này trở nên rất rõ ràng chính vào lúc này, khi mà các thử nghiệm cấp nhà nước biến thể T-90M vừa mới kết thúc thành công và nó đã được chính thức đưa vào trang bị.

Có nghĩa là vào ngày 9 tháng 5 tới, tham gia đội hình duyệt binh trên Quảng trường Đỏ sẽ không phải là một “bán thành phẩm” như trong trường hợp với T-14 “Armata” 3 năm trước đây, mà đã là một xe tăng hoàn chỉnh sẵn sàng tham gia các hoạt động tác chiến- một xe tăng chiến đấu chủ lực thực thụ.

Nhưng vấn đề là ở chỗ liệu trong ngân sách có đủ tiền, còn tại các nhà máy có đủ năng lực sản xuất để trang bị cho Bộ đội Tăng- Thiết giáp kiểu xe tăng có những khả năng qua mặt tất cả các xe tăng hiện có của NATO hay không.

Lô đầu tiên được bàn giao chỉ có thể đủ để trang bị cho một tiểu đoàn xe tăng - 31 xe. Nói cho đúng thì cũng có thông tin khác - không phải là 31, mà là 60 xe. Nhưng dù có như thế thì cũng không phải là nhiều.

Vâng, còn những gì sẽ xảy ra tiếp theo – không ai biết. Cho dù, tất nhiên, xe tăng T-90M "Đột phá" sẽ có giá thấp hơn nhiều so với T-14 "Armata".

Xe tăng T-90M được chế tạo tại Nhà máy “Uralvagonzavod” trong khuôn khổ dự án nghiên cứu- thiết kế- thử nghiệm “Proryv-3” (“Đột phá-3”) nhằm hiện đại hóa sâu mẫu cơ bản (T-90).

Trong quá trình thử nghiệm T-90M, các kết quả đã chứng minh được rằng T-90M có các khả năng tác chiến vượt trội so với biến thể T-90A được sản xuất trong những năm từ 2004 đến 2011.

Trong kết cấu của tăng "Đột phá" có một loạt các điểm mới. Ví dụ, nó được lắp các máy thu băng thông rộng và truyền thông tin số hóa theo chế độ thời gian thực.

Nhờ vậy, T-90M có thể tham gia vào các cuộc chiến tranh lấy mạng làm trung tâm- nhờ vậy mà các nhiệm vụ tác chiến được giải quyết một cách hiệu quả và hợp lý hơn rất nhiều.

Xe tăng "Đột phá" có tháp pháo mới. Và quan trọng nhất – có kiểu pháo mới giúp làm tăng đáng kể sức mạnh hỏa lực của xe tăng. Và nhờ sử dụng một hệ thống điều khiển hỏa lực mới nên độ chính xác của thiết bị ngắm tăng nhiều.

Pháo trên các phiên bản trước của T-90 là pháo nòng trơn 125 ly 2A46M-5. Còn bây giờ- đã là kiểu pháo sử dụng cho xe tăng T-14 - đó là pháo 2A82-1M.

2A82-1M không chỉ có nòng dài hơn mà còn có kết cấu phù hợp cho phép sử dụng đạn pháo có chiều dài đến 900 mm. Và để có thể bắn các loại đạn mới, bộ nạp đạn tự động của pháo cũng đã được cải tiến.

Pháo mới có thể bắn đạn xuyên giáp "Vacuum-1" với lõi xuyên volfram và "Vacuum-2" (lõi xuyên uranium nghèo). Thanh lõi xuyên dài hơn để bắn xuyên giáp xe tăng nên khi bay nó có động năng lớn hơn nhiều so với loại đạn cùng loại thế hệ trước.


Lấy ví dụ, nếu đạn “Svinhets” có khả năng bắn xuyên giáp dày 500-600 mm ở cự ly 2.000 m, thì đạn “Vacuum”- bắn xuyên lớp giáp tới 800-900 mm cũng ở cự ly đó. Ngay cả lớp giáp trước của tháp pháo trên các xe tăng NATO hiện đại nhất cũng dễ bị “Vacuum” khoan thủng.

Còn một ưu điểm nổi bật nữa của việc thay pháo trên T-90M là ở chỗ xe tăng “Đột phá” có thể sử dụng tất cả các loại đạn mới nhất được thiết kế riêng cho tăng T-14 “Armata”. Cụ thể, đạn phân mảnh có ngòi nổ lập trình. Có nghĩa là nó có thể nổ ở bất cứ điểm nào trên quỹ đạo bay.

Khả năng sống sót của xe tăng cũng tăng mạnh. Thay cho lớp giáp bảo vệ động “Contact-5” đưa vào trang bị từ năm 1986, “Đột phá” (T-90M) được lắp hệ thống bảo vệ động “Relict”.

“Relict” do Viện Nghiên cứu Khoa học “Stali” thiết kế- chế tạo và được đưa vào trang bị năm 2006 có khả năng đối phó hiệu quả hơn với các loại đạn chống tăng. Trong quá trình thử nghiệm "Relict", các kỹ sư đã xác nhận là hiệu quả của nó cao hơn so với "Contact-5" từ 5 đến 6 lần.

Xe tăng T-90M “Đột phá” cũng được trang bị tổ hợp bảo vệ chủ động “Arena-M”. Nói cho đúng, có tổ hợp này hay không trên xe tăng còn tùy thuộc vào yêu cầu (và túi tiền) của khách hàng. Các thử nghiệm cho thấy rằng khả năng sống sót của những xe tăng được trang bị tổ hợp “Arena-M" tăng gấp đôi.


Thực ra thì khả năng chống đạn của “Arena-M” chưa đạt tới mức như tổ hợp“Afganit” trên xe tăng T-14 “Armata”.

Tổ hợp bảo vệ chủ động của “Đột phá”, cũng như tổ hợp tương tự trên xe tăng “Merkava” Israel, đều có chung một nhược điểm cơ bản là kém hiệu quả khi đối phó với các loại đạn lõi xuyên giáp động năng cao.

Tổ hợp “Afganit” của T-14 không có nhược điểm này, nó có khả năng làm lệch đường bay của các lõi xuyên giáp. Tuy nhiên, giải pháp “đảm bảo an toàn” độc đáo nói trên dành riêng cho “Armata” cực kỳ đắt tiền.

Và vì thế nên một dự án quy mô lớn nhằm đưa xe tăng thế hệ mới (T-14) vào trang bị cho Quân đội Nga lại bị đóng băng như vậy.

Cần phải nói rõ là không phải tất cả “Đột phá” đều sẽ là các xe mới tinh. Chỉ có một phần ba trong lô T-90M đầu tiên là xe tăng “làm từ đầu”.

Hai phần ba còn lại là những xe tăng đang được khai thác của các biến thể trước đó- chúng sẽ qua sửa chữa lớn, rồi sau đó sẽ được lắp các trang bị thiết bị mới. Hoàn toàn dễ hiểu, hiện đại hóa bao giờ cũng ít tốn kém hơn so với sản xuất mới.

Vì vậy, chúng ta hãy cùng hy vọng rằng xe tăng “Đột phá” sẽ có số phận may mắn hơn T-14, - một kiểu xe tăng không chỉ đi trước thời đại, mà còn đi trước cả khả năng “chịu nhiệt” của nền kinh tế Nga.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,870 Mã lực
Sợ DF-21D, Mỹ tăng tầm bay cho F/A-18 nhờ UAV MQ-25A

1584406666807.png


UAV MQ-25A là giải pháp giúp nâng tầm tác chiến của máy bay trên tàu sân bay Mỹ, đồng thời giúp TSB thoát khỏi tầm đe dọa của tên lửa diệt hạm như DF-21D mà Trung Quốc đang sở hữu.


UAV tiếp dầu trên không: Bước phát triển mới của Hải quân Mỹ

Máy bay không người lái (UAV) MQ-25 là loại UAV do Tập đoàn Boeing của Mỹ phát triển. Đây là loại UAV có tính năng tàng hình, có ba phiên bản, sử dụng cho các mục đích khác nhau, gồm UAV tiếp dầu trên không (CBARS), UAV vũ trang (UCAV) và UAV trinh sát. Phiên bản tiếp dầu trên không MQ-25A đã thử nghiệm thành công và chuẩn bị bước vào sản xuất loạt.

UAV MQ-25A có vai trò rất quan trọng trong việc mở rộng phạm vi chiến đấu cho các loại máy bay trên tàu sân bay của Hải quân Mỹ, vì hiện nay lực lượng này đã cho "nghỉ hưu" 2 loại máy bay tiếp dầu cất cánh trên hạm duy nhất của họ là KA-6 và S-3 Viking.

Vì vậy, máy bay chiến đấu trên hạm của Mỹ chỉ có thể hoạt động bằng số nhiên liệu mang theo hoặc tự tiếp dầu cho nhau.

Đại diện công ty Boeing cho biết, nguyên mẫu "T1" đã hoàn thành việc cất và hạ cánh, sau đó bay trên một tuyến đường định trước, dưới sự chỉ huy của trạm điều khiển mặt đất Chuyến bay nhằm kiểm chứng những tính năng cơ bản của một máy bay không người lái.

Theo yêu cầu của hải quân Mỹ, một chiếc MQ-25A phải mang được trên 7,5 tấn nhiên liệu để tiếp cho máy bay khác, bán kính hoạt động cách tàu sân bay trên 900 km.

Với sự tiếp dầu của chiếc MQ-25A, sẽ giúp tăng gấp đôi tầm hoạt động của các tiêm kích hạm F/A-18E/F Super Hornet và F-35C (trong tương lai). Trong đó, tiêm kích hạm F/A-18 sẽ có tầm hoạt động hơn 800 km và máy bay tàng hình F-35C có tầm hoạt động tới 2.200 km.

Theo báo cáo, giai đoạn chuẩn bị và thử nghiệm của MQ-25 bắt đầu bằng các hoạt động thử nghiệm trên mặt đất và đã hoàn thành chuyến bay đầu tiên vào ngày 19 tháng 9 năm 2019. Đây là bước thu thập dữ liệu để mô phỏng các điều kiện thực tế mà chiếc MQ-25 sẽ phải đối mặt khi cất và hạ cánh trên tàu sân bay.

Sát thủ diệt hạm DF-21D: Trung Quốc đừng khoe mẽ, Mỹ đã có cách khắc chế! - Ảnh 1.

Hình ảnh mô phỏng UAV MQ-25 tiếp nhiên liệu cho tiêm kích hạm F/A-18 Super Hornet
Trong nhiều năm, các nhà phát triển UAV của Hải quân Mỹ nhấn mạnh rằng, UAV phải đối mặt với nhiều điều kiện phức tạp khi cất và hạ cánh trên tàu sân bay, bao gồm tốc độ gió, tốc độ tàu sân bay, điều kiện thời tiết và thủy văn nơi tàu sân bay đang hoạt động. Những điều kiện phức tạp này khiến UAV cất và hạ cánh rất khó khăn trên tàu sân bay.

Việc cất, hạ cánh trên tàu sân bay là công việc khó khăn và nguy hiểm, nhất là việc hạ cánh. Với máy bay có người lái, đòi hỏi phi công phải được huấn luyện bài bản, có kỹ năng cao và có số giờ bay nhất định. Khi chuẩn bị hạ cánh, phi công phải dựa vào "sĩ quan tín hiệu hạ cánh" và một hệ thống quang học được gọi là "ống kính Fresnel" để hỗ trợ hạ cánh an toàn và chính xác.

Tuy nhiên, các hoạt động này khó khăn hơn nhiều đối với UAV được điều khiển thủ công hoặc UAV điều khiển bán tự động. Do vậy chiếc UAV MQ-25 phải được xây dựng thuật toán hạ cánh hoàn toàn tự động trên tàu sân bay.

Việc đưa vào sử dụng UAV tiếp dầu hoạt động trên tàu sân bay là bước phát triển mới của Hải quân Mỹ, không chỉ góp phần nâng cao năng lực tác chiến của các máy bay hoạt động trên tàu sân bay, mà còn giảm số phi công lái máy bay cất hạ cánh trên tàu sân bay, một công việc rất nguy hiểm.

Sát thủ diệt hạm DF-21D: Trung Quốc đừng khoe mẽ, Mỹ đã có cách khắc chế! - Ảnh 2.

Cận cảnh chiếc UAV MQ-25 thử nghiệm trên mặt đất
UAV MQ-25: Câu trả lời cho tên lửa chống hạm DF-21 của Trung Quốc

Hải quân Trung Quốc gần đây nổi lên là mối đe dọa lớn với Hải quân Mỹ, cùng với việc áp dụng chiến lược chống tiếp cận, chống xâm nhập (A2/AD), với mục đích đẩy các biên đội tàu sân bay của Mỹ ra xa bờ biển của Trung Quốc.

Vũ khí chủ đạo của Trung Quốc trong chiến thuật này đó là tên lửa đạn đạo chống hạm đầu tiên trên thế giới, có tên Dongfeng DF-21D. Theo thông tin được tiết lộ, độ lệch mục tiêu của tên lửa không vượt quá 40 m; tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường có trọng lượng 1.000 kg, đủ sức đánh chìm tàu sân bay Mỹ.

Sự độc đáo của DF-21D ở chỗ: Thứ nhất tên lửa được phóng từ đất liền, do vậy đảm bảo được tính bí mật, bất ngờ; thứ hai, với sức công phá của một tên lửa đạn đạo, hoàn toàn có thể vô hiệu hóa một tàu sân bay chỉ với một phát bắn trúng duy nhất; thứ ba, các hệ thống đánh chặn tên lửa của biên đội tàu sân bay của Mỹ đến thời điểm hiện tại hoàn toàn chưa thể đánh chặn.

Việc đưa tên lửa DF-21D vào kho vũ khí của PLA, khiến Hải quân Mỹ phải cấp tốc tìm các biện pháp đối phó. Do tầm bắn của tên lửa này đạt tới 1.800 km, các hàng không mẫu hạm Mỹ không còn có cơ hội tiếp cận bờ biển Trung Quốc ở khoảng cách, đủ để các loại tiêm kích trên hạm tiếp cận lãnh thổ Trung Quốc.

Sát thủ diệt hạm DF-21D: Trung Quốc đừng khoe mẽ, Mỹ đã có cách khắc chế! - Ảnh 3.

Thử nghiệm UAV trên tàu sân bay Mỹ
Nếu không có máy bay tiếp nhiên liệu, muốn tiêm kích hạm có thể đủ nhiên liệu tiếp cận bờ biển Trung Quốc, thì tàu sân bay Mỹ buộc phải hoạt động trong vùng đe dọa của "sát thủ diệt hạm" DF-21D, như vậy tàu sân bay Mỹ cùng khoảng 5.000 sĩ quan và thủy thủ trên tàu nằm trong tầm đe dọa của tên lửa DF-21D.

Hiện nay, hải quân Mỹ không còn máy bay tiếp nhiên liệu có thể cất, hạ cánh từ tàu sân bay; từ đó, giới chuyên gia nhận định, UAV MQ-25A là giải pháp giúp cho việc nâng tầm tác chiến của máy bay trên tàu sân bay Mỹ, đồng thời giúp tàu sân bay thoát khỏi tầm đe dọa của tên lửa diệt hạm như DF-21D.

Ví dụ, nếu một tiêm kích hạm có bán kính hoạt động từ 500 đến 900 km, trước khi phải quay trở hàng không mẫu hạm, việc sử dụng UAV tiếp dầu trên không giúp máy bay trên hạm kéo dài bán kính hoạt động, cũng như tăng tải trọng vũ khí (nhờ giảm bớt lượng nhiên liệu mang theo), đồng thời tăng độ bền cho máy bay.

Với việc sử dụng UAV MQ-25A, không những cho phép tàu sân bay thực hiện các cuộc tấn công ở khoảng cách xa hơn, mà còn kéo dài thời gian thực hiện nhiệm vụ của máy bay hoạt động trên tàu sân bay, hoặc tiêu diệt các mục tiêu sâu trong nội địa của đối phương.

Cùng với tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21, Trung Quốc còn sử dụng nhiều vũ khí khác trong chiến thuật A2/AD như các hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến, vũ khí laser hoặc cảm biến tầm xa; chắc chắn sẽ làm tăng mối đe dọa đối với tàu sân bay ở các vùng gần bờ biển của Trung Quốc.

Khi xem xét các yếu tố này, UAV tiếp dầu không người lái MQ-25A hoạt động trên tàu sân bay sẽ mang lại những lợi thế và rất cần thiết cho Hải quân Mỹ. Với việc giúp "nối dài" chuyến bay của UAV MQ-25A cho các máy bay trên hạm, cho phép tàu sân bay Mỹ di chuyển tự do ở bất kỳ khoảng cách hoặc địa điểm nào và mở rộng đáng kể phạm vi tấn công của tàu sân bay Mỹ.

Đồng thời, Hải quân Mỹ có thể thực hiện các cuộc tấn công quy mô lớn ở khoảng cách an toàn mà không bị tấn công bởi "sát thủ diệt hạm" DF-21D tạo ra một khu vực an toàn cho tàu sân bay và nâng cao khả năng tác chiến của máy bay trên hạm; đây cũng là câu trả lời của Mỹ với tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D của Trung Quốc./.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,870 Mã lực
Ấn mua 400 chiếc T-90S dù đã có giấy phép sản xuất
(Vũ khí) - Lãnh đạo Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật và Quân sự Liên bang Nga Dmitry Shugayev cho biết, Ấn Độ vừa quyết định mua thêm 400 chiếc tăng T-90S của Nga.

Phát biểu trên Kênh Rossiya-24 TV, ông Shugayev cho biết: "Các lực lượng vũ trang Ấn Độ đã quyết định tăng cường mua xe tăng T-90S với số lượng 400 chiếc cho đến năm 2028".

Thông tin được phía Nga đưa ra được đánh giá là khá bất ngờ khi hồi cuối năm 2019, Ấn Độ đã phải trả cho Nga 1,2 tỷ USD để mua về bản quyền sản xuất xe tăng T-90S tại Ấn Độ.

An mua 400 chiec T-90S du da co giay phep san xuat
Xe tăng Ấn Độ.

Hợp đồng giữa các bên đã được ký kết, thỏa thuận này quy định, Công ty nắm bản quyền sản xuất xe tăng T-90 của Nga là Uralvagonzavod và cơ quan xuất khẩu vũ khí của Nga Rosoboronexport sẽ được trả 1,2 tỷ USD để chuyển giao công nghệ.

Trong khi công ty Ordnance Factory Board (OAB) thuộc sở hữu nhà nước của Ấn Độ sẽ được trả 1,92 tỷ USD chi phí sản xuất 464 xe tăng T-90S trang bị cho quân đội nước này.

Giới chuyên gia cho rằng, việc Ấn Độ tiếp tục phải mua xe tăng Nga cho thấy nhiều điều về ngành công nghiệp quốc phòng nước này, đặc biệt là sản xuất xe tăng dù đã có trong tay bản quyền sản xuất Nga chuyển giao.

Công nghiệp quốc phòng chính là tổng hòa của nhiều ngành công nghiệp cơ bản kết hợp với chiến lược và nhu cầu phát triển vũ khí, trang bị của quân đội. Muốn có nền công nghiệp quốc phòng phát triển, thì cần có nền công nghiệp cơ bản phát triển tương ứng, cũng như các kinh nghiệm phát triển đúc kết qua nhiều thập kỷ.

Điều này giúp lý giải tại sao trên thế giới có rất nhiều quốc gia nhập khẩu vũ khí, nhưng chỉ có số ít quốc gia xuất khẩu. Điểm qua danh sách các quốc gia xuất khẩu nhiều thập niên qua như: Nga, Anh, Pháp, Đức, Mỹ… đều là quốc gia có nền công nghiệp cơ bản cực kỳ phát triển, cũng như kinh nghiệm tích lũy trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng có thể nói là hàng thế kỷ. Và Ấn Độ thiếu điều này!

Vấn đề trên kết hợp với việc đặt mục tiêu quá cao cho nền công nghiệp quốc phòng nội địa của Ấn Độ đã khiến các chương trình phát triển vũ khí của nước này trở nên đuối sức.

Những vấn đề kỹ thuật gần như không đủ khả năng để kiểm chứng và khắc phục hay thiếu tài liệu thử nghiệm đã khiến quá trình phát triển vũ khí nội địa của Ấn Độ kéo dài, thậm chí là phải giảm tính năng và khả năng chiến đấu.

Ví dụ cho vấn đề này không khó khi nhìn vào chương trình phát triển xe tăng Arjun và Tejas… của Ấn Độ. Đây chính là vấn đề quan trọng khiến vũ khí nội địa Ấn Độ vừa ra đời đã lạc hậu vì quá trình thiết kế và phát triển kéo dài tới hàng chục năm.


Một hướng phát triển của các quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng đi sau chính là thành lập các liên doanh với nhà thầu vũ khí lớn, mua bản quyền chế tạo để từ đó hấp thu công nghệ và rút ra những bài học kinh nghiệm để áp dụng lên vũ khí nội địa.

Ấn Độ cũng đã nỗ lực thu hút các nhà thầu vũ khí quốc tế hợp tác chuyển giao công nghệ thông qua các chương trình mua sắm vũ khí lớn, nhưng hiệu quả đạt được chưa đáng kể, mà ngược lại còn bị chính các nhà thầu vũ khí bằng nhiều cách khác nhau khiến Ấn Độ phụ thuộc vào họ.


Chuyên gia phân tích quân sự Ấn Độ Anil Chopra nhận định: "Ấn Độ là thị trường đầy tiềm năng, không một nhà thầu quốc tế nào muốn New Delhi sở hữu đầy đủ công nghệ để tự chủ hoàn toàn". Và có thể đây chính là lý do Ấn vẫn phải mua tăng Nga dù được phép sản xuất.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,870 Mã lực
Sự khác biệt giữa tàu ngầm thế hệ 5 Nga - Mỹ
(Vũ khí) - Cả Nga và Mỹ đều áp dụng những công nghệ tối tân nhất, vậy tàu ngầm thế hệ 5 của 2 cường quốc có gì đặc biệt?

Thông tin về chương trình tàu ngầm thế hệ 5 của Nga được Đô đốc Nikolai Evmenov, Tư lệnh Lực lượng Hải quân Nga cho biết, hiện nay nước này đang sản xuất tàu ngầm thế hệ 4 và phát triển tàu ngầm thuộc thế hệ 5 tối tân hơn nhiều.

"Chúng ta cần phải nhìn về phía trước. Đây là vấn đề về thời gian và quy trình khoa học kỹ thuật trong việc xây dựng và phát triển hạm đội. Do đó, không có gì bí mật khi nói rằng hiện nay Nga đang tiến hành chế tạo tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ năm. Chúng sẽ còn hoàn hảo hơn nữa về tất cả các tính năng của mình", Đô đốc Evmenov nói.

Su khac biet giua tau ngam the he 5 Nga - My
Hình ảnh tàu ngầm thế hệ 5 Nga.
Theo yêu cầu của Hải quân Nga, tàu ngầm hạt nhân thế hệ 5 phải hoạt động im lặng, thông số kỹ-chiến thuật mạnh mẽ và trang bị vũ khí tối tân với nhiều yếu tố robot. Đặc biệt là phải được trang bị vũ khí siêu thanh.


Truyền thông Nga dẫn lời Giám đốc điều hành Cục thiết kế Cơ khí hàng hải Malakhit Nga Vladimir Dorofeyev cho biết:

"Khả năng chiến đấu của các tàu ngầm hạt nhân và tàu ngầm thông thường của Hải quân Nga sẽ được cải thiện trong tương lai thông qua việc tích hợp các hệ thống robot hiện đại vào các vũ khí của tàu. Với những tình năng siêu việt trên, tàu ngầm thế hệ mới của Nga sẽ không có đối thủ và sẽ khiến mọi kẻ thù phải khiếp sợ.

Chương trình phát triển tàu chiến của Nga đến năm 2050 cho phép Hải quân đưa ra các yêu cầu về việc thiết kế tàu ngầm thế hệ mới, đặt trọng tâm vào các tính năng sử dụng và hiệu quả hoạt động của các hệ thống điều khiển và khí tài".

Để việc đóng tàu ngầm thế hệ mới đúng tiến độ, vị quan chức này cho biết: "Chúng tôi yêu cầu ngành công nghiệp tránh các gián đoạn và đang bắt tay thiết kế tàu ngầm thế hệ tiếp theo ngay sau khi họ kết thúc việc thiết kế tàu ngầm thế hệ trước đó.

Đây là cách duy nhất Hải quân Nga có thể theo kịp tiến bộ công nghệ và các tàu ngầm có thể đáp ứng những yêu cầu mới nhất trong chiến tranh hiện đại".

Không chịu kém Nga trong cuộc đua phát triển tàu ngầm thế mới và để khẳng định vị thế cường quốc quân sự hàng đầu thế giới, Mỹ cũng bắt đầu bước vào cuộc đua chế tạo tàu ngầm thế hệ tiếp theo.

Theo tiết lộ của Hải quân Mỹ, tàu ngầm hạt nhân tương lai có lượng choán nước đạt 20.815 tấn, được trang bị tên lửa đạn đạo có tầm bắn lên tới 12.000 km.

Dự án tàu ngầm hạt nhân tương lai mang tên mã SSBN(X) được thiết kế để thay thế lớp tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo Ohio hiện nay của Hải quân Mỹ – Báo Quân đội nhân dân đưa tin.

Ngoài ra, việc sử dụng động cơ chạy điện độc lập cung cấp động lực cho chân vịt cũng giảm chi phí bảo trì trong vòng đời sử dụng của tàu ngầm lớp SSBN (X) mới. Tàu ngầm mới vẫn sử dụng tên lửa đạn đạo (SLBM) D-5LE Trident II như lớp Ohio, nhưng chỉ có 16 ống phóng (trên Ohio là 24 bệ phóng).


Ngoài ra, đường kính thân lớp tàu ngầm hạt nhân tương lai của Mỹ cũng lớn hơn một chút so với lớp Ohio. Tuy mang ít tên lửa hơn, tàu ngầm lớp SSBN (X) lại có lượng choán nước lớn hơn khoảng hơn 2.000 tấn so với lớp Ohio, đạt 20.815 tấn.

Điểm khác biệt nữa là lò phản ứng hạt nhân trên SSBN (X) sẽ không cần phải nạp nhiên liệu giữa vòng đời. Theo kế hoạch, Hải quân Mỹ sẽ đóng mới tàu ngầm SSBN (X) đầu tiên vào năm 2021 và nguồn kinh phí dành cho phát triển lớp tàu ngầm này bắt đầu được giải ngân từ năm 2017.


Trong tương lai, toàn bộ 14 tàu ngầm nguyên tử lớp Ohio của Hải quân Mỹ trong tương lai sẽ được thay thế bằng 12 tàu ngầm SSBN (X). Tổng chi phí đóng mới mỗi tàu ngầm SSBN (X), bao gồm cả chi phí phát triển, ước khoảng 11,7 tỷ USD. Sau khi được tiếp nhận, SSBN (X) sẽ phục vụ Hải quân Mỹ tới năm 2080.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,870 Mã lực
Tạp chí Mỹ chỉ nhược điểm của máy bay ném bom Tu-160
(Vũ khí) - Tạp chí Mỹ The National Interest vừa có bài báo đánh giá máy bay ném bom chiến lược Tupelov Tu-160 của Nga.

"Máy bay ném bom nhanh nhất, lớn nhất, nặng nhất từng được con người chế tạo", bài báo viết.
Theo tạp chí này, Tu-160 không có lỗi thiết kế nghiêm trọng, ngoại trừ một điều - máy bay này không sử dụng công nghệ tàng hình.
Coi đây là một nhược điểm nghiêm trọng, The National Interest cũng lý giải nguyên nhân: Tàng hình là khó và đắt. Máy bay tàng hình duy nhất của Nga, Su-57 đã gặp vô số vấn đề và không có khả năng sớm sản xuất hàng loạt bất kỳ lúc nào do bởi chi phí dầu thấp, phụ thuộc vào ngân sách quốc phòng Nga và vấn đề động cơ khó khắc phục sớm.
Tap chi My chi nhuoc diem cua may bay nem bom Tu-160
Tu-160 được đánh giá là những cỗ máy chiến đấu trên không đáng gờm nhất trong kho vũ khí của Nga.

Nga hiện đang tiến hành hiện đại hóa Tu-160, trên đó sẽ trang bị động cơ và hệ thống điện tử cải tiến, tác giả bài báo lưu ý.
Sau khi nâng cấp, với tên gọi mới, Tu-160M có tầm bay lên tới 12.000 km, có thể phóng tên lửa hành trình tầm xa được trang bị đầu đạn hạt nhân, đồng thời mang theo tới 40 tấn đạn dược khác nhau.
The National Interest đánh giá, chiếc máy bay ném bom này có trọng tải cực kỳ lớn và có khả năng mang theo số lượng lớn vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí thông thường một cách "đáng kinh ngạc".
Thiết kế với cánh cụp về phía sau cũng mang lại cho máy bay những lợi thế nhất định. Ví dụ, khi bay ở tốc độ thấp, cánh mở ra phía trước cung cấp lực nâng lớn hơn, trong khi ở tốc độ cao, cánh cụp cho phép đạt tính khí động học tốt nhất.
Máy bay được thiết kế sử dụng vũ khí hạt nhân và thông thường tiêu diệt các mục tiêu quan trọng tiền phương và sâu trong hậu phương trên chiến trường đất liền.
Trước đó, The National Interest đã nhiều lần so sánh và đánh giá Tu-160 của Nga nhỉnh hơn B-1B Lancer của Mỹ về sức mạnh trên không.
Tu-160 được nghiên cứu, phát triển từ thời Liên Xô, bắt đầu đưa vào sử dụng từ năm 1987.
Tu-160 có chiều dài 51,1 m; cao 13,1 m; khối lượng rỗng 118 tấn; khối lượng cất cánh lớn nhất 275 tấn; sử dụng 4 động cơ SSPE Trud NK-321; tốc độ hành trình lớn nhất 2.220 km/giờ; có thể mang tên lửa mang đầu đạn hạt nhân.
Tu-160 cùng với máy bay ném bom Tu-95MS trở thành phần quan trọng của lực lượng tiến công hạt nhân chiến lược Không quân Nga.

Trong khi đó B-1B được xem là “con mồi” của hệ thống phòng không Nga.
Trên thực tế, tốc độ bay của B-1B thậm chí còn chậm hơn B-1A, vì máy bay này được tối ưu hóa dành cho lộ trình ở độ cao thấp.

Ngoài ra, B-1B không thể mang đầu đạn hạt nhân. Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất nếu đặt trong sự so sánh với máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Nga.
Trọng tải, tốc độ và cơ số vũ khí trên máy bay cũng là những khoảng cách mênh mông giữa Tu-160 và B-1B.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,870 Mã lực
Chuyên gia nói thẳng vụ XQ-58A 'đè bẹp' được S-400
(Vũ khí) - Theo giới quân sự Mỹ, chỉ cần máy bay không người lái XQ-58A Valkyrie nước này đã đủ khả năng "đè bẹp" S-400. Tuy nhiên chuyên gia Nga không nghĩ vậy.
Theo Popular Mechanics, hiện nay Mỹ đã tạo ra thế hệ máy bay không người lái (UAV) mới có khả năng "đè bẹp" các hệ thống phòng không hiện đại của Nga, đặc biệt là hệ thống S-400.
Để có thể hoàn thành nhiệm vụ như tuyên bố, XQ-58A Valkyrie sở hữu thông số cực ấn tượng khi có chiều dài khoảng 9,14m. Máy bay mới sẽ hoạt động ở tầm xa hơn 4.800 km. Nó có thể mang tải trọng 272 kg, bao gồm bom và tên lửa có đường kính nhỏ.
Chuyen gia noi thang vu XQ-58A 'de bep' duoc S-400
Tiêm kích F-35 bay cùng XQ-58A.

Nhận định về tuyên bố XQ-58A có thể "đè bẹp" được S-400, chuyên gia quân sự người Nga, Alexander Ermakov cho rằng, các kỹ sư Mỹ đã tạo ra một loại máy bay không người lái có khả năng mang theo vũ khí và có thể tấn công các hệ thống phòng không.
Ông Ermakov cho biết, thực tế loại phương tiện mới này không được coi là một máy bay chiến đấu thực sự, chúng chỉ phù hợp với việc thử nghiệm chiến thuật mới và các biện pháp có thể "đè bẹp" hệ thống phòng không của đối phương.
Nhiệm vụ chính của các kỹ sư Mỹ hiện nay là tạo ra loại phương tiện vừa hiệu quả vừa kinh tế để chống lại các hệ thống phòng không, chẳng hạn như hệ thống S-400 của Nga. Hay nói cách khác trong trường hợp cần thiết chúng sẵn sàng hy sinh.
Chuyên gia Nga cho rằng, hiện tại các biện pháp của Mỹ dùng để chống lại các hệ thống phòng không đối phương đó là sử dụng các máy bay không người lái được điều khiển từ trực thăng AH-64E Apache.
Để chống lại hệ thống S-400, Mỹ có thể cố gắng sử dụng loại thiết bị không người lái kích thước nhỏ với khả năng mang theo cặp bom liệng bay là là. Với chiến thuật này các đơn vị sẽ được trang bị một số thiết bị này, chúng đóng vai trò làm mồi nhử còn các thiết bị bay khác sẽ thực hiện đòn đánh quyết định.
Chuyên gia cho rằng, đây cũng được coi là một biện pháp khá hiệu quả. Trong trường hợp này đối phương sẽ sử dụng nhóm máy bay không người lái có thể gây hậu quả rất lớn.

Tuy nhiên một lợi thế của Nga khiến biện pháp này của Mỹ không còn hiệu quả đó là hệ thống tác chiến điện tử hiện đại. Khi những phương tiện chiến đấu của Mỹ chỉ có khả năng chống nhiễu yếu đuối sẽ dễ dàng bị các hệ thống của Nga cắt liên lạc và khiến chúng trở nên vô hại.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,870 Mã lực
Lực lượng máy bay ném bom Mỹ ở đâu so với Nga

Trang Defense News dẫn nguồn tin quân sự Mỹ thừa nhận, hiện nay lực lượng máy bay ném bom nước này đang hoàn toàn lép vế trước Nga.

Lực lượng ném bom của Không quân Mỹ đang gặp khủng hoảng nghiêm trọng, do số lượng máy bay ném bom ngày càng ít, khó đáp ứng yêu cầu tác chiến thực tế và ngày càng tụt hậu so với Nga.
Theo kế hoạch trong năm tài chính 2021 của Không quân Mỹ, sẽ có 1/3 số máy bay ném bom B-1B phải loại biên, kế hoạch nâng cấp B-2 thì bị hủy bỏ, B-21 mới còn cần ít nhất 10 năm nữa mới có hiệu lực chiến đấu, B-52 cũ cần được thay thế động cơ mới.
Luc luong may bay nem bom My o dau so voi Nga
Bộ ba máy bay ném bom Mỹ.
Thực tế này cho thấy, số lượng máy bay ném bom của Không quân Mỹ đã đạt đến điểm thấp nhất trong lịch sử, trong khi đó nhu cầu lại tăng lên theo từng năm. Đặc biệt ở một số điểm nóng, máy bay ném bom đã trở thành vũ khí được lựa chọn hàng đầu vì khả năng tấn công tầm xa và tải trọng lớn.

Theo thống kê của Không quân Mỹ, trong năm 2019 máy bay B-1B hoạt động khá kém, với tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu dưới 10%. Do đó, lực lượng này đã yêu cầu loại biên 17 chiếc B-1B để đảm bảo sự sẵn sàng chiến đấu của lực lượng còn lại.
Những cuộc chiến Mỹ tham gia đã chứng minh, máy bay ném bom đã không thể bị thay thế trong nhiều thập kỷ hoạt động của Quân đội Mỹ. Ở Trung Đông, B-1, B-2 và B-52 đóng vai trò trung tâm trong việc tấn công các mục tiêu cố định và các nhiệm vụ yểm trợ trên không.
Có hành trình xa, thời gian hành trình liên tục dài, thêm vào đó chúng có thể mang theo lượng lướng vũ khí, điều này khiến chúng trở thành những trang bị được lựa chọn hàng đầu ở Trung Đông và khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Một chiếc B-2 Spirit có thể mang và phóng 80 quả bom dẫn đường chính xác, mỗi loại có thể tấn công một mục tiêu khác nhau và xuyên thủng không phận được bảo vệ chặt chẽ. B-1B và B-52 có khả năng không kích tương tự và khả năng phóng tên lửa hành trình từ ngoài khu vực phòng thủ của đối phương.
Trong 3 tháng đầu tiên khi Quân đội Mỹ tiến hành chiến dịch quân sự ở Afghanistan, máy bay ném bom của Mỹ đã tăng cường 20% các chuyến bay tấn công và phóng 76% đạn dược hạng nặng.
Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, Đại tướng David L. Goldfein, gần đây đã tuyên bố tương lai của phi đội máy bay ném bom của Không quân Mỹ sẽ dựa vào B-21 đang được phát triển và B-52 được nâng cấp toàn diện. Hai loại máy bay này có vai trò quan trọng trong chiến lược "cạnh tranh nước lớn" của Lầu Năm Góc.
Giới quân sự Mỹ chỉ ra rằng, bất luận là đối mặt với các tổ chức khủng bố hay các quốc gia có sức mạnh tương đương với Mỹ, đều cần phải phát triển khả năng tấn công mục tiêu nhanh chóng và với số lượng lớn. Lực lượng máy bay ném bom của Mỹ hiện nay không đáp ứng được những yêu cầu trên.
Trong số 140 máy bay ném bom, chỉ có 20 chiếc B-2 có khả năng tàng hình và có thể xuyên thủng các hệ thống phòng không hiện đại để tấn công các mục tiêu quan trọng. Nhưng trong ngân sách tài khóa 2021 đã hủy bỏ kế hoạch nâng cấp B-2 và nhu cầu của Quân đội Mỹ đối với vũ khí như vậy sẽ không được đáp ứng.

Không những vậy, trong vài năm tới đây, 78 máy bay B-52 sẽ được nâng cấp động cơ. Trước hết, chi phí cuối cùng của dự án này rất khó ước tính, thứ hai, B-52 là loại máy bay đã cũ, vấn đề cần nâng cấp không chỉ là động cơ mà còn nhiều hệ thống khác, và việc này sẽ tạo ra càng nhiều rắc rối cho kế hoạch nâng cấp của Không quân Mỹ.
Trong khi đó, theo thông báo vừa được Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đưa ra, cùng với đội bay hiện có, lực lượng Không quân Nga có thể đón nhận đến 50 chiếc máy bay ném bom tầm xa Tu-160M mới từ nay đến hết năm 2021.

Nếu bản kế hoạch này được Nga hiện thực hóa, Moscow đã chứng minh thừa nhận của cả giới quân sự và truyền thông Mỹ là đúng: Lực lượng máy bay ném bom Mỹ đang lạc hậu và yếu kém trước Nga.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,870 Mã lực
Hàng không tầm xa của Nga vuợt trội hơn Mỹ rất nhiều
(Vũ khí) - Hàng không tầm xa của không quân Hoa Kỳ đang bị khủng hoảng trầm trọng do thiếu các máy bay ném bom chiến lược tầm xa hạng nặng mới.

Cuộc khủng hoảng trong ngành hàng không quân sự Hoa Kỳ là do thiếu máy bay ném bom chiến lược tầm xa hạng nặng. Tờ báo Defense News dẫn lời cựu phó tổng tham mưu trưởng không quân Hoa Kỳ, Tướng John Michael Law cho biết.
Hang khong tam xa cua Nga vuot troi hon My rat nhieu
Máy bay ném bom hạng nặng tầm xa chiến lược B-1B Lancer của không quân Mỹ.
Nếu vào đầu những năm 1990, Hoa Kỳ có khoảng 400 chiếc máy bay ném bom chiến lược hạng nặng, thì bây giờ chỉ còn lại khoảng 140 chiếc. Hiện tại, không quân Hoa Kỳ có máy bay ném bom tầm xa B-1B Lancer, tuy nhiên nó gần như đã lỗi thời, nó bắt đầu phục vụ quân đội đầu những năm 1980.

Trong Chiến tranh Lạnh với vai trò là máy bay mang bom hạt nhân, Lancer đã được quân đội Mỹ sử dụng trong tất cả các cuộc xung đột với các quốc gia khác. Chiếc máy bay này đã ném bom Nam Tư, Afghanistan, Iraq và Syria.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã không nâng cấp những máy bay này và họ cũng không có kế hoạch thay thế chúng.
Tiếp theo, máy bay chiến lược chính của hàng không chiến lược Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Dwight Eisenhower và Harry Truman là B-52 Stratofortress. Tuy nhiên, máy bay này đã ngừng sản xuất vào đầu những năm 1960 và hiện tại máy bay huyền thoại này đang rất cần được hiện đại hóa.
Hiện tại đã phát sinh rất nhiều lỗi đối với những chiếc B-52, ví dụ rơi động cơ trong khi bay, hệ thống phòng báo cháy không hoạt động khiến toàn thân máy bay bị bốc cháy.... Dùng các máy bay này để huấn luyện rất khó và thậm chí là không đủ máy bay để huấn luyện phi công.
Trong khi đó, không quân Nga hoàn toàn khác, họ có một loạt các phiên bản nâng cấp các loại máy bay ném bom hạng nặng. Tiêu biểu là phiên bản máy bay ném bom hạng nặng Tu-160M2.
Vào cuối tháng 11/2019, có thông tin cho rằng, phiên bản hiện đại hóa máy bay ném bom chiến lược đầu tiên Tu-160M2 sẽ được chuyển cho Bộ Quốc phòng Nga vào năm 2021.
Phiên bản Tu-160M2 sẽ khác biệt với phiên bản Tu-160 và các phiên bản đã được nâng cấp trước đó. Tu-160M2 có khả năng chiến đấu tăng lên nhiều lần. Số lượng vũ khí và các loại vũ khí cũng được tăng lên.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-160M2 được trang bị trạm radar mới, tổ hợp lái trên không mới với tất cả các thiết bị điều hướng hiện đại nhất (bao gồm cả con quay laser mới nhất), cũng như hệ thống thông tin liên lạc, cảm biến, thiết bị nhiên liệu và hệ thống hiển thị. Máy bay này cũng được trang bị một hệ thống điều khiển vũ khí mới với khả năng điều hướng chính xác hơn.

Không chỉ khả năng chiến đấu của Tu-160M2 sẽ tăng lên, mà khả năng bảo vệ máy bay cũng được nâng lên. Trên Tu-160M được trang bị một tổ hợp tự vệ hoặc tổ hợp tác chiến điện tử mới nhất. Máy bay ném bom này sẽ được bảo vệ trên tất cả các lĩnh vực vật lý, cả từ mặt đất, từ các hệ thống tên lửa phòng không và từ tất cả các loại vũ khí hủy diệt hàng không của kẻ thù tiềm năng.
Theo tạp chí The National Interest, máy bay Tu-160 chỉ có một nhược điểm duy nhất là thiếu khả năng tàng hình.

Vì vậy, có thể nói trong lĩnh vực hàng không tầm xa, không quân Nga hiện đại hơn không quân Mỹ rất nhiều. Muốn thu hẹp khoảng cách này Mỹ phải tích cực hiện đại hóa các phiên bản cũ hoặc sản xuất một máy bay hoàn toàn mới, tuy nhiên điều này cần rất nhiều thời gian.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top