[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Tiêm kích MiG-29MU2 Ukraine được Ba Lan khen ngợi và kêu gọi học hỏi: Có gì đặc biệt?

Ba Lan, quốc gia láng giềng của Ukraine, đã đánh giá cao chương trình hiện đại hóa MiG-29 của Kiev.


Tại Ukraine, mẫu tiêm kích MiG-29MU2 đang được thử nghiệm. Kiev đang cố gắng hiện đại hóa và biến nó thành một mẫu máy bay đa nhiệm. Truyền thông Ba Lan đã đưa ra những đánh giá của họ đối với phiên bản này.
Theo đó, MiG-29MU2 là phiên bản hiện đại hóa của mẫu MiG-29MU1 đang được vận hành bởi lữ đoàn không quân chiến thuật số 40, đóng quân cách Kiev 20km.
Công tác hiện đại hóa mẫu máy bay này được tiến hành tại Nhà máy sửa chữa máy bay Lviv từ tháng 1/2020 và sau đó các cuộc thử nghiệm được tiến hành dưới sự giám sát chặt chẽ của nhiều chuyên gia trong Không quân Ukraine.
MiG-29 được chế tạo tại Liên Xô trong những năm 1970-1980 và tới năm 1983, chúng được đưa vào biên chế Không quân Liên Xô. Trong hơn 30 năm hoạt động, MiG-29 đã tham gia vào nhiều cuộc chiến tranh và xung đột thời hậu Xô Viết, tại Đông Âu, châu Á và châu Phi.
Trong đó có Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, Chiến tranh Transnistria 1991-1992, chiến tranh Nam Tư, chiến tranh Ethiopia-Eritrea 1998-2000, chiến tranh Nam Ossestia năm 2008 và gần đây nhất là cuộc nội chiến tại Syria kéo dài từ năm 2011.
Kể từ năm 2001, Ukraine đã cân nhắc kế hoạch hiện đại hóa MiG-29 và giao phó nhiệm vụ này cho Nhà máy sửa chữa máy bay Lviv. Tới năm 2009, phiên bản MiG-29MU1 được đưa vào hoạt động. Tuy nhiên, Ukraine không đủ tài chính để nâng cấp toàn bộ các máy bay MiG-29 lên chuẩn mới do chi phí hiện đại hóa cao - ít nhất 2 triệu USD mỗi chiếc.
Tiêm kích MiG-29MU2 Ukraine được Ba Lan khen ngợi và kêu gọi học hỏi: Có gì đặc biệt? - Ảnh 1.

Hình ảnh tiêm kích MiG-29MU2 của Ukraine trang bị tên lửa Kh-29. Ảnh: Topwar
Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình nâng cấp là lắp đặt thiết bị mới, trong đó có hệ thống ngắm bắn (cho phép máy bay sử dụng radar nâng cấp để phát hiện các mục tiêu trên không và trên bộ) và hệ thống kiểm soát hỏa lực mới.
Phiên bản mới sẽ được trang bị tên lửa Kh-29 và bom KAB-500KR. Ngoài ra, MiG-29MU2 sẽ có khả năng triển khai tên lửa dẫn đường bằng laser. Trước đó, hồi tháng 3/2019, bom KAB-500KR và tên lửa Kh-29T đã được thử nghiệm trên nguyên mẫu máy bay.
Ngày 30/3/2020, những hình ảnh đầu tiên về MiG-29MU2 trang bị tên lửa Kh-29 dưới cánh đã được chia sẻ trên internet. Trong tháng 4 này, các cuộc thử nghiệm sẽ tiếp tục được tiến hành, tập trung vào hệ thống vũ khí.
Bộ Tư lệnh Không quân Ukraine hy vọng MiG-29, sau khi được hiện đại hóa, sẽ có thể phục vụ tác chiến thêm 8-12 năm. Trong thời gian này, Kiev kỳ vọng sẽ tìm thêm được nguồn tài chính để trang bị các loại máy bay hiện đại hơn.
Hiện tại, cách duy nhất để duy trì hiệu quả chiến đấu của Không quân Ukraine là hiện đại hóa các loại máy bay và vũ khí chế tạo từ thời Liên Xô.
Ba Lan, quốc gia láng giềng của Ukraine, đã đánh giá cao chương trình hiện đại hóa này của Kiev.
"Đây là một kế hoạch nghiêm túc nhằm bảo vệ đất nước và trên hết là duy trì năng lực của ngành công nghiệp trong việc hỗ trợ lực lượng vũ trang. Nếu không đảm bảo được điều này thì trong trường hợp Nga tấn công, Ukraine sẽ hoàn toàn bất lực" - Truyền thông Ba Lan nhận định.
Một số nhà bình luận khuyên các nhà lãnh đạo Ba Lan hãy học theo Ukraine. Nếu chương trình nâng cấp của Kiev thành công, Ba Lan có thể ứng dụng cho các máy bay MiG đang có trong biên chế của họ.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Chuyên gia Mỹ chỉ ra "tử huyệt" của Iran ở Iraq: Chỉ ra một đòn hiểm cũng đủ triệt hạ?
Hoài Giang | 03/04/2020 07:31 AM

3

Chuyên gia Mỹ chỉ ra tử huyệt của Iran ở Iraq: Chỉ ra một đòn hiểm cũng đủ triệt hạ?



Hình minh họa.


Phản ứng với sự thù địch của các nhóm như Kataib Hezbollah, người Mỹ có thói quen gộp chung tất cả các nhóm bán vũ trang ở Iraq vào hàng ngũ của những "kẻ xấu". Đây là một sai lầm.

Ngày 1/4, tờ National Interest xuất bản bài phân tích của tác giả Michael Rubin có tựa đề "To Defeat Iran's Militias, Prove They Aren't Iraq Nationalists" (tạm dịch: Để đánh bại dân quân thân Iran, hãy chứng minh rằng họ không phải là những người dân tộc chủ nghĩa của Iraq).
Nhằm đem lại cho độc giả cái nhìn đa chiều, đặc biệt là trong bối cảnh các nhà lãnh đạo Mỹ và Iran liên tục "lời qua tiếng lại" về một cuộc tấn công sắp diễn ra vào các căn cứ Mỹ ở Iraq, chúng tôi xin được lược dịch bài viết.
Thế "tiến thoái lưỡng nan" của Mỹ ở Iraq?
Quân đội Mỹ đang gia tăng các biện pháp nhằm đối phó các nhóm bán vũ trang được Iran hậu thuẫn ở Iraq như Kataib Hezbollah và Asa'ib Ahl al-Haq bằng cách rút khỏi các căn cứ nhỏ và đưa hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot tới bảo vệ các căn cứ còn lại.
Các nhà phân tích cho rằng hành động leo thang quân sự ở Trung Đông có thể đẩy Mỹ vào một cuộc xung đột trực tiếp với các lực lượng vũ trang Iran và nhấn mạnh rằng Tehran chưa hề lùi bước trước các áp lực của Washington.
Nhưng nhìn vào một mặt khác của vấn đề, việc các căn cứ cũng như cơ sở ngoại giao của Mỹ liên tục bị tập kích mà không có phản ứng tương xứng tiềm ẩn một nguy cơ lớn hơn là chiến tranh toàn diện và làm xói mòn uy tín về ngoại giao cũng như quân sự của Mỹ trên thế giới.
Việc Mỹ rút khỏi khu vực này không hoàn toàn đơn giản là sẽ được lấp đầy bởi các "lực lượng thân thiện".
Dưới thời Tổng thống Obama, người Mỹ đã nhận ra điều này khi lính Mỹ rút quân khỏi Iraq vào năm 2011 và phải trở lại 3 năm sau đó trong một cuộc chiến ác liệt hơn chống lại nhóm khủng bố IS.
Nhưng "chơi trò cút bắt" với các nhóm bán vũ trang được Iran hậu thuẫn ở Iraq cũng là hành động không khôn ngoan nếu mục tiêu cuối cùng là củng cố an ninh chứ không phải một thất bại như sự kiện "Black Hawk Down" ở Somalia.
Chuyên gia Mỹ chỉ ra tử huyệt của Iran ở Iraq: Chỉ ra một đòn hiểm cũng đủ triệt hạ? - Ảnh 1.

Những gì đã diễn ra trong Trận Mogadishu năm 1993 (được Sony dựng thành phim Black Hawk Down năm 2001) vẫn là nỗi ám ảnh của người Mỹ.
Tất cả bắt nguồn từ toan tính của người Mỹ hậu chiến tranh Iraq?
Các vấn đề ảnh hưởng tới an ninh ở Iraq do các nhóm vũ trang được Iran hậu thuẫn được đánh giá là rất lớn. Nói cách khác, một số nhóm tồn tại như một "khối u" trong xã hội Iraq, dần dần ăn mòn chủ quyền của nước này.
Tuy nhiên, tất cả bắt nguồn từ chính quyết định của Mỹ và chính phủ Iraq khi để các nhóm được Iran hậu thuẫn như Quân đoàn Badr (thành lập năm 1982), Kataib Hezbollah (thành lập năm 2003) và Asa'ib Ahl al-Haq (thành lập năm 2003) tồn tại trong lực lượng bán vũ trang Iraq.
Các nhóm bán vũ trang này không nhận lệnh từ bất cứ ai ngoài những người thuộc Lực lượng Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) như Tướng Qassem Soleimani (người đã thiệt mạng cùng chỉ huy Kataib Hezbollah tháng 1/2020 do không kích của Mỹ ở Baghdad).
Mặc dù việc này đã giúp người Mỹ tránh được thương vong nặng nề khi đối phó với nhóm khủng bố IS, các nhóm này đã khoác lên mình một "vỏ bọc hợp pháp" mặc dù không xứng đáng được hưởng điều đó.
Hậu quả là cho đến khi Mỹ và các đồng minh ở Iraq tìm cách gây áp lực vào các nhóm được Iran hậu thuẫn, họ đã có được hình ảnh của những "người yêu nước" hơn là các nhóm ủy nhiệm của Iran.
Ngày 1/4, khi người thay thế của Soleimani là Esmail Ghaani tới Baghdad, điều này lại tiếp tục được khẳng định với lập luận rằng các nhóm bán vũ trang thân Iran đang "chiến đấu vì Iraq".
Trong khi đó, phản ứng với sự thù địch của các nhóm như Kataib Hezbollah, người Mỹ có thói quen gộp chung tất cả các nhóm bán vũ trang ở Iraq vào hàng ngũ của những "kẻ xấu".


Tướng Qassem Soleimani trực tiếp chỉ huy dân quân thân Iran chống lại nhóm khủng bố IS tại mặt trận al-Bukamal năm 2017.
"Ngã ở đâu, đứng lên ở đó"
Cần phải nhìn nhận sự thật rằng sau lời kêu gọi chiến đấu (fatwa) chống IS của học giả Hồi giáo Shia Ali Sistan vào năm 2014, nhiều người Shia đã bỏ lại công việc, gia đình để bảo vệ không chỉ là người Shia mà bao gồm cả người Sunni, Cơ đốc giáo và các dân tộc thiểu số khác ở Iraq.
Họ đã hứng chịu thương vong lớn nhưng đã giành được chiến thắng cuối cùng trước nhóm khủng bố ở Iraq.
Người Kurd có thể cho rằng họ rất quan trọng trong cuộc chiến, nhưng nói chung họ chỉ phòng thủ khu vực vành đai xung quanh lãnh thổ tự trị của họ, còn Lực lượng Huy động Phổ biến (PMF) mới là những người đã giải phóng Fallujah và Ramadi, Samarra, Tikrit, Beiji và Mosul.
Cho tới lúc này, có lẽ chỉ còn một lời khuyên duy nhất cho các nhà hoạch định chính sách ở Lầu Năm Góc cũng như Washington rằng:
"Hãy tìm cách triệt hạ các nhóm bán vũ trang do Iran hậu thuẫn mà không biến những cái chết này thành liệt sĩ và người Mỹ là kẻ địch của Iraq".
Chỉ khi Mỹ đối xử tôn trọng các nhóm bán vũ trang Iraq xuất hiện sau fatwa của Sistan, họ có mới có thể "bóc tách" các nhóm được Iran hậu thuẫn trong mắt người dân Iraq.
Đạt được "sự khác biệt" này, người Iraq mới tham gia vào việc gây áp lực để các nhóm do Iran hậu thuẫn phải đứng trước lựa chọn giải thể hay chấp nhận bị tiêu diệt. https://soha.vn/chuyen-gia-neu-lam-theo-cach-nay-o-iraq-my-se-danh-dap-mat-dan-quan-than-iran-20200402212206936rf20200402212206936.htm
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Khám phá 'căn cứ di động' khổng lồ của hải quân Mỹ

Khám phá 'căn cứ di động' khổng lồ của hải quân Mỹ



“Căn cứ di động” khổng lồ của hải quân Mỹ


Các “căn cứ tuần thám biển” (ESB) mới của hải quân Mỹ, là những tàu mẹ đa năng, có thể nhanh chóng thiết lập cơ sở hậu cần ở những khu vực khó khăn nhất. Các sàn tàu lớn có thể được sử dụng để làm bãi đáp cho bất kỳ loại máy bay trực thăng nào trong kho của Bộ Quốc phòng.

Mặc dù nhiệm vụ chính của các tàu ESB là hỗ trợ các máy bay trực thăng săn mìn MH-53E Sea Dragon, nhưng chúng cũng thường xuyên đóng vai trò căn cứ nổi để săn tàu ngầm và trực thăng đối phương.
Một ví dụ điển hình: Vào cuối tháng 3 năm ngoái, các trực thăng tiến công AH-64E Apache của lục quân Mỹ đã bay tới tàu USS Lewis B. Puller (ESB-3) ở Vịnh Ả Rập để tập trận.
Việc của các trực thăng này là “dọn sạch” những chiếc thuyền nhỏ có vũ trang của địch với sự trợ giúp của các loại phương tiện chiến tranh khác. Mà những thuyền vũ trang cỡ nhỏ là loại vũ khí thường xuyên được hải quân Iran sử dụng, tấn công theo kiểu bầy đàn.
Trực thăng Apache, tuy được trang bị cho lục quân Mỹ, nhưng ngày càng tỏ ra có khả năng hoạt động trên biển, đặc biệt là năng lực tiêu diệt những chiếc thuyền nhỏ di chuyển với tốc độ cao. Loại trực thăng tấn công chủ lực của quân đội Mỹ, với khả năng hoạt động cả ngày lẫn đêm, đã được triển khai trên tàu Lewis B. Puller cho các hoạt động tích hợp hải quân và không quân vào tháng trước.
Các trực thăng tấn công không chỉ bảo vệ căn cứ di động khỏi bị tấn công, chúng còn có thể cất cánh từ tàu mẹ thu thập thông tin tình báo, cũng như khả năng tiêu diệt các tàu và nhóm tàu được coi là mối đe dọa.
Tàu ESB có thể là một nền tảng thực hiện các nhiệm vụ tích hợp một loạt các vũ khí và hệ thống giám sát từ các binh chủng và quốc gia, thực hiện nhiệm vụ đảm bảo các tuyến đường hàng hải thông suốt, đồng thời thu thập thông tin tình báo chất lượng cao về các hoạt động hàng hải trong khu vực .
Một bản của Hải quân Mỹ thông báo về hoạt động của tàu ESB và trực thăng Apache được War Zone trích dẫn nói như sau: Hoạt động này nhằm tăng cường khả năng của các lực lượng Mỹ trong việc đối phó với các mối đe dọa trên biển.
Tàu USS Lewis B. Puller hoạt động như một nền tảng hạ cánh cho trực thăng Apache, trong khi các tàu tuần tra lớp PC (Cyclone) chọn các mục tiêu giả định để diễn tập xử lý tình huống. Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Paul Hamilton (DDG 60) cũng tham gia các hoạt động diễn tập này.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Lính sơn cước Liên Xô, đặc nhiệm Nga và ngay cả khủng bố ở Syria đều cần trang bị này?
DK | 02/04/2020 07:30 PM

2

Lính sơn cước Liên Xô, đặc nhiệm Nga và ngay cả khủng bố ở Syria đều cần trang bị này?



Đặc nhiệm Spetsnaz của Nga mặc quân phục ngụy trang Gorka chiến đấu tại Kavkaz.


Từ kinh nghiệm chống lại lính Nga, các nhóm khủng bố ở Idlib đã cố gắng bổ sung trang bị phù hợp. Điều này khác hẳn những "người nổi dậy" mặc đồ dân sự ở đầu cuộc chiến Syria.

"Đồng phục" của các nhóm khủng bố ở tây bắc Syria?
Những bộ quân phục ngụy trang (BDU) Gorka là một trong những khía cạnh khá thú vị khi chúng ta tiến hành phân tích sâu về trang bị của các lực lượng vũ trang tham chiến trong chiến tranh Syria.
Mặc dù các biến thể của BDU Gorka đã xuất hiện trong nhiều hình ảnh được các bên ghi lại, nhưng điều thú vị là nó đặc biệt "phổ cập" ở một bên chiến tuyến - "họ" không phải là những người sản xuất (Nga) cũng không phải là Quân đội Arab Syria (SAA) được Moscow hậu thuẫn.
Các chiến binh cực đoan Hồi giáo Sunni đa phần trung thành với nhóm khủng bố Hayyat Tahrir Al-Sham (HTS) đang thống trị phần lớn khu vực "Idlib lớn" mặc Gorka với một số lượng đáng kinh ngạc.
Thậm chí chúng phổ cập trong hàng ngũ các tay súng cực đoan tới mức đã phát triển (thông qua các thợ may địa phương) thêm các "biến thể" giúp ngụy trang tốt hơn.
Lính sơn cước Liên Xô, đặc nhiệm Nga và ngay cả khủng bố ở Syria đều cần trang bị này? - Ảnh 1.

Một thợ may đang may quân phục ngụy trang cho nhóm khủng bố IS tại Aleppo năm 2016.
"Ra đời" ở Afghanistan?
Chúng ta hãy xem cùng điểm lại nguồn gốc và quá trình phát triển nguồn gốc của bộ quân phục ngụy trang này để giải thích tại sao Gorka lại phổ biến trong các nhóm vũ trang chống chính phủ Syria dựa theo một số hình ảnh từ cả hai bên chiến tuyến và các "chợ đen trực tuyến".
Trong bối cảnh các hoạt động quân sự liên tục diễn ra trên thế giới vào thế kỷ 20, BDU Gorka được "sinh ra" vào thời kỳ cuối của cuộc Chiến tranh Liên Xô-Afghanistan (1979-1989).
Dựa trên trang phục áo liền quần leo núi dân sự, Gorka đã được sửa đổi để phù hợp với yêu cầu của Hồng quân Liên Xô khi chiến đấu trên một chiến trường Trung Á chủ yếu là núi non và khí hậu khắc nghiệt.
Lính sơn cước Liên Xô, đặc nhiệm Nga và ngay cả khủng bố ở Syria đều cần trang bị này? - Ảnh 2.

Những người leo núi thời Liên Xô mặc các bộ đồ áo liền quần rộng rãi để phù hợp với thời tiết và vận động.
Các nguyên mẫu thử nghiệm được cấp cho một số đơn vị lực lượng đặc biệt để thử nghiệm vào đầu năm 1975 và cho tới năm 1981, Gorka 1 là biến thể BDU đầu tiên được Hồng quân Liên Xô trang bị cho các toán đặc nhiệm sơn cước ở Afghanistan.
Mặc dù Gorka 1 được may bằng vải bạt và chỉ có tác dụng như một bộ quần áo chống gió, nó nhanh chóng phổ biến trong lực lượng Liên Xô ở Afghanistan.
Lính sơn cước Liên Xô, đặc nhiệm Nga và ngay cả khủng bố ở Syria đều cần trang bị này? - Ảnh 3.

Những người lính sơn cước Liên Xô cùng với người dân địa phương Afghanistan, tất cả đều mặc BDU Gorka 1.
Hoạt động quân sự ở Kavkaz đã "nâng tầm" cho Gorka?
Sau khi Hồng quân Liên Xô rút quân khỏi Afghanistan vào năm 1989, Gorka không những biến mất mà tiếp tục được phát triển "theo cấp số nhân" trong các cuộc xung đột của nước Nga hậu Liên Xô.
Gorka 1 tiếp tục chiếm ưu thế trong trang bị của các toán bộ binh Nga chiến đấu ở vùng núi Kavkaz (Caucasus) trong Chiến tranh Chechnya lần 1 (1994-1996) và giai đoạn đầu của Chiến tranh Chechnya lần thứ 2 (1999-2009).
Cách thức tiến hành hoạt động quân sự ở Kavkaz đã thúc đẩy thay đổi lớn trong thiết kế của bộ quân phục. Những bộ Gorka hai lớp hiện đại ngoài việc được bổ sung các họa tiết ngụy trang còn được sản xuất từ nhiều loại nguyên liệu như cotton, nilon.
Các thương hiệu của Nga sản xuất loại trang phục đặc biệt này gần như "vô tận", nhưng những biến thể Gorka phổ biến nhất được sản xuất bởi SSO/SPOSN, BARS, Viking, Blok-Post và ANA.
Lính sơn cước Liên Xô, đặc nhiệm Nga và ngay cả khủng bố ở Syria đều cần trang bị này? - Ảnh 4.

Lính đặc nhiệm Spetznaz Nga mặc BDU Gorka do Blok-Post sản xuất còn hai người phía sau mặc BDU Gorka-3 do BARS sản xuất.
Trở thành trang phục của những "kẻ thống trị" ở Idlib?
Việc phổ biến BDU Gorka trong các lực lượng chống chính phủ ở Syria nhiều khả năng bắt nguồn từ những tay súng cực đoan đến từ khu vực Kavkaz.
Những tay súng nói tiếng Nga đến từ Chechnya, Dagestan, Ingushetia và thậm chí cả các vùng lãnh thổ thuộc nước Nga đã mang theo nhiều thứ tới Syria nhưng trang bị của chúng đã có một tác động đáng ngạc nhiên trong hàng ngũ phiến quân.
Đối với những kẻ ly khai chống Liên bang Nga ở Kavkaz, Gorka không có phải là thứ mới lại.
Chúng đã nhiều lần đối mặt với lính Nga mặc Gorka trong Chiến tranh Checnya lần 2 trong giai đoạn chiến tranh (1999-2000) và giai đoạn đánh du kích (2000-2009) và thậm chí đã tự mặc các bộ Gorka mà chúng kiếm được.
Lính sơn cước Liên Xô, đặc nhiệm Nga và ngay cả khủng bố ở Syria đều cần trang bị này? - Ảnh 5.

Từ trái qua phải: Một bộ Gorka "Made in Syria" với thiết kế áo truyền thống địa phương và vải ngụy trang Multicam, bộ Gorka giá rẻ có xuất xứ từ Nga và cuối cùng là một bộ Gorka mà tay súng tuyên bố là sản xuất tại Ukraine và được mua với giá 120 USD.
Ở Syria, Gorka cung cấp rất nhiều lợi thế về mặt chiến thuật. Màu nâu đặc trưng của nó hòa quyện với các khu rừng thưa và đồng bằng ở Levantine (khu vực bao gồm các nước Syria-Iraq-Lebanon-Jordan) cũng như các tòa nhà chủ yếu màu xám trong vùng nông thôn.
Về khí hậu, bất chấp những gì chúng ta thường nghĩ về Syria (và cả Trung Đông nói chung), nước này vẫn bị ảnh hưởng bởi không khí lạnh.
Trong những tháng mùa đông, nhiệt độ có xu hướng dao động từ âm 1 đến âm 10 độ C khiến Gorka trở nên hoàn hảo khi được mặc bên ngoài một lớp áo ấm khác để kết hợp tối ưu giữa việc cách nhiệt và chống giá.
Không như những bộ quân phục thông thường chủ yếu bằng cotton, cấu trúc vải hỗn hợp cotton và nylon của Gorka mang lại độ bền cao khi chiến đấu ở cả chiến trường đô thị cũng như nông thôn, một yếu tố quan trọng với số tiền có thể bỏ ra để mua trang bị vũ khí của nhiều tay súng.
Mặc dù không phổ biến ở các nước Phương Tây, những bộ BDU Gorka giá rẻ lại rất phổ biến ở Nga và Đông Âu và bằng việc mua hàng trực tuyến, chúng sẽ tới Thổ Nhĩ Kỳ sau đó được "tuồn" vào Idlib qua biên giới.
Bên cạnh đó, các thợ may địa phương đã kết hợp thiết kế với áo choàng truyền thống của người Hồi giáo và các nguyên liệu khác trong việc tự sản xuất các bộ Gorka "made in Syria", đặc biệt là các loại vải ngụy trang Multicam, Digital... với giá thành rẻ hơn nhiều so với "hàng Nga".
Lính sơn cước Liên Xô, đặc nhiệm Nga và ngay cả khủng bố ở Syria đều cần trang bị này? - Ảnh 7.

Một số bộ Gorka "Made in Syria" được sản xuất từ các loại vải có họa tiết ngụy trang Phương Tây như Multicam, Digital Desert, áo Multicam Desest và quần DPM (ngụy trang sa mạc của QĐ Anh).

Giá bán?

Truy cập vào các "chợ đen trực tuyến" trên ứng dụng thoại và nhắn tin Telegram ở Idlib, một loạt ví dụ có thể cung cấp cho chúng ta cái nhìn tổng thế về chênh lệch giá bán giữa các bộ Gorka sản xuất tại địa phương và nhập khẩu.

Lính sơn cước Liên Xô, đặc nhiệm Nga và ngay cả khủng bố ở Syria đều cần trang bị này? - Ảnh 8.

Bộ Gorka sản xuất tại địa phương được thiết kế dựa theo mẫu Gorka-3 của hãng BARS kết hợp với các tấm ngụy trang Multicam này có giá 25 USD (khoảng 590.000 VND)
Lính sơn cước Liên Xô, đặc nhiệm Nga và ngay cả khủng bố ở Syria đều cần trang bị này? - Ảnh 9.

Bộ Gorka sản xuất tại địa phương được thiết kế dựa theo mẫu Gorka-3 với một chút cải tiến (thêm một túi tay áo) và kết hợp với vải ngụy trang Kryptek Altitude được bán với giá 20 USD (khoảng 472.000 VND).
Lính sơn cước Liên Xô, đặc nhiệm Nga và ngay cả khủng bố ở Syria đều cần trang bị này? - Ảnh 10.

Một bộ Gorka nhập khẩu (được cho là một bản sao giá rẻ của Gorka-3 từ Nga) được bán với giá 100 USD (khoảng 2.360.000 VND). Các bộ Gorka nhập khẩu thường có giá từ gấp 3 tới gấp 5 lần hàng địa phương chủ yếu là do chất lượng.
Sau những phân tích về sự phổ biến của BDU Gorka ở Idlib, có thể tạm kết luận rằng các tay súng chống chính phủ đã thực sự quan tâm và có cố gắng trong việc bổ sung trang bị, hoàn toàn khác với những hình ảnh về những người "nổi dậy" mặc trang phục dân sự ở đầu cuộc chiến.

Nó cũng cho thấy sức ảnh hưởng của các tay súng nói tiếng Nga với cuộc chiến vì "phong cách" mà chúng mang theo từ Kavkaz đã phổ biến một cách không ngờ ở tây bắc Syria.

Sự sáng tạo của những người thợ thủ công Idlib và lý do họ tạo ra các biến thể địa phương từ nguyên mẫu Gorka của Nga là một minh chứng đáng kinh ngạc của sự "tự cung - tự cấp" trong khu vực, một khía cạnh được đánh giá cao trong thời kỳ chiến tranh diễn ra.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
S-350 Nga: "Chốt chặn cuối cùng" đón đánh F-15, F-16 còn F-22 và F-35 để dành cho S-400!
Anh Tú | 02/04/2020 11:35 AM

8

S-350 Nga: Chốt chặn cuối cùng đón đánh F-15, F-16 còn F-22 và F-35 để dành cho S-400!

S-350 được ví như “chốt chặn cuối cùng” trong mạng lưới phòng thủ của Nga, có nhiệm vụ tiêu diệt nốt các tên lửa và máy bay kẻ thù mà bằng cách nào đó đã lọt qua tấm lá chắn S-400.

Nga đã bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống phòng thủ tên lửa S-350 Vityaz, tổ hợp được ví như “người anh em trẻ” của hệ thống phòng không chủ đạo S-400 Triumf.
S-350 Vityaz được thiết kế để tiêu diệt các tên lửa hành trình bay thấp, máy bay trực thăng và tất cả những máy bay chiến đấu mà bằng cách nào đó đã vượt qua được đòn đánh chặn của S-400.
Vì vậy, S-350 Vityaz được coi là “chốt chặn cuối cùng” trong mạng lưới phòng thủ của Quân đội Nga, có nhiệm vụ tiêu diệt nốt các tên lửa và máy bay kẻ thù chọc thủng được tấm lá chắn S-400.
S-350 dự kiến sẽ thay thế cho các hệ thống S-300PS vẫn đang được Quân đội Nga sử dụng hiện nay. Đây là tổ hợp phòng không đã có tuổi, được đưa vào sử dụng lần đầu tiên năm 1983, có số lượng mục tiêu tấn công giới hạn và tầm bắn chỉ ở mức khiêm tốn - 60km.
S-350 Nga: Chốt chặn cuối cùng đón đánh F-15, F-16 còn F-22 và F-35 để dành cho S-400! - Ảnh 1.

Hệ thống tên lửa đất đối không S-350 Vityaz
S-350 là hệ thống phòng không tầm trung và tầm ngắn, đánh chặn mục tiêu ở khoảng cách lên tới 60 km (S-400 có thể tấn công các mục tiêu cách xa từ 100 - 400 km). Vì vậy, S-350 cũng sẽ đóng vai trò là một lớp phòng thủ tích hợp trong mạng lưới phòng không mới của Nga, bên cạnh S-500 và BuK-M3.
Đây sẽ là sự bổ trợ vô cùng quan trọng cho các hệ thống tầm xa S-300V4, S-400 và S-500 - những phương tiện được đánh giá sẽ trở thành mục tiêu ưu tiên mà kẻ thù cần phải phá hủy ngay từ những đợt tấn công đầu tiên nhằm vào mạng lưới phòng không Nga.
“S-350 đặc biệt phát huy hiệu quả đối với các tên lửa và mục tiêu tầm thấp, bay bám địa hình để tránh bị phát hiện”, ông Viktor Murakhovsky, tổng biên tập Tạp chí Kho vũ khí của Tổ quốc (Arsenal of the Fatherland) chia sẻ trên tờ Russia Beyond.
Một khẩu đội S-350 gồm có một hoặc hai hệ thống radar 50N6A gắn trên xe tải, một xe chỉ huy hỏa lực và có tới 8 xe phóng, mỗi xe mang theo 12 tên lửa 9M93E hoặc E2.
Tên lửa 9M96E2 có tầm bắn 120km, 9M96E có tầm bắn 60km và 9M100 tầm bắn 10km. 9M96E2, loại tên lửa uy lực nhất có thể đánh chặn các mục tiêu bay thấp ở tốc độ siêu thanh trên Mach 5.
S-350 Nga: Chốt chặn cuối cùng đón đánh F-15, F-16 còn F-22 và F-35 để dành cho S-400! - Ảnh 2.

Radar trang bị cho S-350 có thể bám bắt 40 mục tiêu cùng lúc
S-350 có thể được triển khai và sẵn sàng khai hỏa chỉ trong vòng 5 phút. Nga được cho là đã đưa S-350 tơi Syria để thử nghiệm trong môi trường thực chiến vào năm 2017. Hệ thống radar của tổ hợp phòng thủ này đã được vận hành nhưng chưa có vụ phóng tên lửa nào được ghi nhận.
Radar trang bị cho S-350 có thể bám bắt 40 mục tiêu cùng lúc và dẫn đường cho các tên lửa tấn công đồng thời 16 mục tiêu máy bay hoặc 12 tên lửa đạn đạo. S-350 được cho là cũng có khả năng đánh chặn tên lửa tương tự như Patriot của Mỹ.
Theo ông Murakhovsky, S-350 Vityaz có khả năng bắn hạ cả tên lửa hành trình phóng từ trên không (ALCM) AGM-86 hoặc tên lửa không đối đất tấn công từ ngoài ô phòng không đối phương (JASSM) ARM-158 cũng như có thể đánh bật đòn không kích từ các phi đội F-15, F-16 và F/A Hornet.
Trong khi đó, S-400 được thiết kế để đối phó với các máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 F-22 Raptor và F-35 Lightning II.
“Một sư đoàn S-350 có thể đánh bật một đợt không kích ồ ạt bằng tên lửa của kẻ thù. Đây là điểm khác biệt chủ yếu so với S-400. Hệ thống S-400 được thiết kế để tiêu diệt các máy bay và tên lửa khó phát hiện nhất và có thể không đủ đạn cho những mục tiêu đơn giản hơn”, chuyên gia Murakhovsky nhấn mạnh.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Bí kíp thành công: Vì sao F-14 Iran vẫn khiến kẻ thù khiếp sợ?
Lâm Vy | 02/04/2020 07:30 AM

1

Bí kíp thành công: Vì sao F-14 Iran vẫn khiến kẻ thù khiếp sợ?

Cho đến nay, những chiếc F-14 vẫn giữ vai trò quan trọng trong mạng lưới phòng thủ của Iran.


Sau nhiều thập kỷ kể từ khi trở thành quốc gia duy nhất ngoài Mỹ vận hành Grumman F-14 Tomcat, mẫu tiêm kích cánh cụp cánh xòe trang bị radar tinh vi cùng các tên lửa không-đối-không tầm xa AIM-54 Phoenix, Iran đã thành công trong việc duy trì các phi đoàn F-14 của mình.
Khoảng 40 chiếc F-14 còn hoạt động của Iran đã xuất kích tham gia một số cuộc xung đột, và sau khi Hải quân Mỹ loại biên những chiếc Tomcat cuối cùng của họ vào năm 2006 thì F-14 của Iran là những chiếc Tomcat duy nhất còn hoạt động trên thế giới.
Dưới đây là một số lý do giải thích tại sao phi đoàn F-14 của Iran vẫn rất đáng gờm dù đã “có tuổi”.
Thiết kế cánh cụp cánh xòe
Thiết kế cánh cụp cánh xòe của F-14 Tomcat đã được chứng minh là chìa khóa duy trì thành công, do nó có thể được tối ưu hóa cho các thao tác cơ động ở tốc độ thấp và tốc độ cao.
Khi hạ cánh xuống tàu sân bay có boong ngắn, đôi cánh của máy bay sẽ xòe ra ngoài trong quá trình bay tở tốc độ thấp, mang lại lực nâng lớn hơn (lực nâng này còn được bổ trợ bởi phần thân tương đối rộng và khoang động cơ rộng rãi của máy bay).
Ngược lại, khi đôi cánh của Tomcat cụp vào trong lúc bay ở tốc độ cao, nó sẽ tạo ra lực cản thấp hơn.
Trong điều kiện chật chội trên boong tàu sân bay, đôi cánh của Tomcat có thể thu gọn hơn nữa, cho phép nó nhường không gian cho các máy bay khác.
Khả năng cơ động
Tiê kích cánh cụp cánh xòe siêu thanh F-14 Tomcat được phát triển dành cho Hải quân Mỹ, với khả năng cơ động ấn tượng và dễ dàng điều khiển.
5 năm trước Cuộc Cách mạng Hồi giáo 1979, vua Mohammad Reza Pahlavi - cũng là một phi công - đã để Iran mua từ Mỹ 80 chiếc Grumman F-14A Tomcat, 663 tên lửa Hughes AIM-54 Phoenix, với tổng giá trị hợp đồng lên tới 2 tỷ USD. Từ đó, Iran trở thành quốc gia duy nhất ngoài Mỹ vận hành F-14.
Bí kíp thành công: Vì sao F-14 Iran vẫn khiến kẻ thù khiếp sợ? - Ảnh 1.

Tiêm kích F-14 Tomcat của Hải quân Mỹ.
Vào thời điểm đó, Iran còn đề nghị mua toàn bộ hệ thống vũ khí, trong đó có máy bay, hệ thống điện tử hàng không, vũ khí và cơ sở hạ tầng hỗ trợ. Theo tạp chí National Interest, điều này có thể lý giải phần nào tại sao phi đoàn F-14 của Iran vẫn còn tồn tại, ngoài việc chúng tận dụng các bộ phận mua từ nước ngoài hoặc sản xuất nội địa trên các máy bay cũ.
120 phi công và sĩ quan theo dõi radar của Không quân đế quốc Iran (IIAF) đã được huấn luyện tại Mỹ và Iran vào năm 1979. Các phi công đã không gặp khó khăn lớn nào trong việc làm chủ những chiếc máy bay cỡ lớn.
Cựu phi công Iran Major Farhad, khi nói về khả năng cơ động của F-14 Tomcat, đã cho biết rằng: “Nhờ F-14 trang bị radar AWG-9 Doppler, các phi công Iran có thể tấn công máy bay đối phương từ cự ly 100 dặm. Các phi công cũng đánh giá rất cao năng lực cận chiến của mẫu máy bay này”.
Hải quân Mỹ đã loại biên những chiếc Tomcat cuối cùng vào ngày 22/9/2006 và thay thế chúng là mẫu tiêm kích Boeing F/A-18E/F Super Hornet.
Từ năm 1981, Tổ hợp Công nghiệp Máy bay Iran đã chịu trách nhiệm đại tu và nâng cấp các máy bay chiến đấu F-14, trong khuôn khổ chương trình tự cung tự cấp khí tài quân sự của Tehran.
Đến nay, lực lượng F-14 Tomcat của Iran vẫn rất có giá trị do Tehran đã bỏ ra rất nhiều nỗ lực để duy trì nguồn cung ứng phụ tùng - sản xuất trong nước hoặc tìm cách mua từ nước ngoài.
Bên cạnh đó, Iran được cho là đã nâng cấp các máy bay Tomcat với các hệ thống radar, hệ thống định vị, sóng vô tuyến… mới, đồng thời điều chỉnh để chúng có thể tương thích với tên lửa R-73 và Hawk.
Theo National Interest, cho đến nay, những chiếc F-14 của Iran vẫn giữ vai trò quan trọng trong mạng lưới phòng thủ của quốc gia vịnh Ba Tư.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Quốc hội Mỹ báo cáo gì về sự bành trướng của hải quân Trung Quốc?
Anh Minh | 01/04/2020 08:22 PM

3

Quốc hội Mỹ báo cáo gì về sự bành trướng của hải quân Trung Quốc?

Mùa thu năm ngoái, Tập đoàn đóng tàu nhà nước Trung Quốc (CSSC) đã trở thành công ty đóng tàu lớn nhất thế giới, với 310.000 nhân viên trải khắp 137 tổ chức nghiên cứu khoa học, doanh nghiệp và công ty niêm yết. Tập đoàn có tổng tài sản trị giá 790 tỷ nhân dân tệ (112,41 tỷ USD), là kết quả của việc sáp nhập hai doanh nghiệp đóng tàu nhà nước, Công ty công nghiệp tàu thủy Trung Quốc và Tập đoàn đóng tàu nhà nước Trung Quốc


Đây được coi là mối quan tâm lớn đối với Bộ Quốc phòng Mỹ, vì sáp nhập hai công ty lớn cho phép Trung Quốc tăng tốc phát triển các công nghệ đóng tàu, các máy bay liên quan, cho phép Bắc Kinh xây dựng binh chủng "hải quân nước xanh" đầy ấn tượng.
Theo báo cáo mới của Quốc hội Mỹ có tiêu đề "Hiện đại hóa Hải quân Trung Quốc:
Tác động đối với năng lực của Hải quân Mỹ - Bối cảnh và Vấn đề của Quốc hội", các nỗ lực của Trung Quốc bao gồm một loạt các chương trình mua sắm vũ khí bao gồm tên lửa đạn đạo chống hạm (ASBM), tên lửa hành trình chống hạm (ASCM), tàu ngầm, tàu mặt nước, máy bay, phương tiện không người lái (UV) và hỗ trợ các hệ thống C4ISR (chỉ huy và điều khiển, thông tin liên lạc, máy tính, tình báo, giám sát và trinh sát).
Đây không phải là sự phát triển hoàn toàn mới. Tuy nhiên Trung Quốc đã liên tục hiện đại hóa hải quân trong 25 năm, kể từ giữa những năm 1990, và nó đã trở thành một lực lượng quân sự đáng gờm trong các khu vực gần biển của Trung Quốc. Nó đã được chuyển đổi từ hải quân "nước xanh lá cây" - một lực lượng chủ yếu phòng thủ bờ biển sang đội quân hoạt động ở biển xa - “hải quân nước xanh dương”.
Hải quân Giải phóng quân Nhân dân (PLAN) đã nâng cấp công nghệ và từ năm 1989 đã chuyển từ một lực lượng hải quân gồm các tàu khu trục lỗi thời và các tàu tấn công nhanh sang một lực lượng hiện sở hữu hai tàu sân bay, ba tàu vận tải đổ bộ, 25 tàu khu trục, 42 tàu khinh hạm, tám tàu ngầm tấn công hạt nhân và khoảng 50 tàu ngầm tấn công thông thường.
Ngoài ra, những nỗ lực hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc cũng bao gồm những cải tiến về bảo trì và hậu cần, học thuyết, chất lượng nhân sự, giáo dục, đào tạo và tập trận.
Mặc dù không phải là một cuộc chạy đua vũ trang thực sự, Washington và Bắc Kinh hiện đang trong một cuộc cạnh tranh quyền lực lớn trong thế kỷ 21.
"Thách thức lớn nhất đối với các nhà lãnh đạo an ninh quốc gia Mỹ trong 30 năm tới là tốc độ và sự bền vững trong nỗ lực của Trung Quốc triển khai một đội hải quân toàn cầu", đại úy James Fanell, cựu trưởng phòng tình báo Hạm đội Thái Bình Dương, nói với National Defense.
Hải quân Mỹ đã thực hiện một số việc trong những năm gần đây nhằm chống lại các nỗ lực hiện đại hóa hải quân của Bắc Kinh, bao gồm thay đổi số lượng tàu chiến của họ ở Thái Bình Dương. Hải quân Mỹ đã phái đến khu vực các tàu và máy bay mới uy lực nhất, cùng với các nhân viên giỏi nhất, duy trì hoặc tăng hoạt động hiện diện chung.
Thủy quân lục chiến Mỹ cũng đã bắt đầu chuyển đổi để trở thành lực lượng gọn nhẹ hơn và nhanh hơn để có thể chiến đấu với Trung Quốc trên Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, một mối quan tâm khác là Trung Quốc không phải là cường quốc duy nhất đang tìm cách mở rộng khả năng hải quân. Nga cũng đang hiện đại hóa Hải quân, vì vậy trong tương lai Hải quân Mỹ có thể tiếp tục buộc phải đối mặt với các mối đe dọa khu vực và toàn cầu.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Tiết lộ gây sốc về "các nhà máy của sự hủy diệt" ở tây bắc Syria: Máy bay Nga cũng bó tay?
Hoài Giang | 01/04/2020 07:40 PM

2

Tiết lộ gây sốc về các nhà máy của sự hủy diệt ở tây bắc Syria: Máy bay Nga cũng bó tay?



Hình minh họa.


Được "phát minh" từ hành động khủng bố, ngày nay thứ vũ khí này đã trở thành một hỏa lực không thể thiếu của các nhóm vũ trang chống chính phủ trên chiến trường Syria.

Ngày 31/3, thông qua trang blog cá nhân, nhà phân tích Hugo Kaaman xuất bản bài viết "Factories Of Destruction – How Up-Armored SVBIEDs Are Manufactured" (tạm dịch: Các nhà máy của sự hủy diệt - Cách mà SVBIED bọc thép được sản xuất).
Nhằm đem lại cho độc giả phân tích sâu về thứ vũ khí hủy diệt được phe đối lập Syria mệnh danh là "pháo đài bay B-52 mặt đất" trong bối cảnh một hoạt động quân sự của Nga-Syria sắp diễn ra ở tỉnh Idlib nhằm vào các nhóm khủng bố, chúng tôi xin được lược dịch bài viết.
SVBIED là gì?
SVBIED là viết tắt của "Vehicle-Borne Improvised Explosive Device" (tạm dịch: Thiết bị nổ tiên tiến cơ động bằng xe cơ giới) hay đơn giản hơn là "xe bom" được sử dụng bởi nhiều nhóm vũ trang trên khắp thế giới.
Được "phát minh" trong các hành động khủng bố - chống chính phủ nhằm vào dân thường hay các mục tiêu cố định, ngày nay SVBIED đã trở thành một thứ vũ khí không thể thiếu của các nhóm vũ trang thiếu hỏa lực hạng nặng trên chiến trường.
Do tầm quan trọng của SVBIED trong suốt cuộc chiến tranh Syria (cũng như khi nhóm khủng bố IS trỗi dậy ở Iraq) các nhóm khủng bố đã thiết lập một mạng lưới các nhà máy sản xuất SVBIED liên tục ở cấp độ công nghiệp.
Bài viết này cung cấp cái nhìn sâu vào quy trình sản xuất các SVBIED bọc thép của khủng bố ở tây bắc Syria.
Tiết lộ gây sốc về các nhà máy của sự hủy diệt ở tây bắc Syria: Máy bay Nga cũng bó tay? - Ảnh 1.

Xe bọc thép chống mìn (MRAP) MR-31 trở thành SVBIED của nhóm khủng bố JaN năm 2014.
Vũ khí giúp HTS lên "ngôi vương" của các nhóm phiến quân Syria?
Thành lập vào cuối năm 2011, nhóm khủng bố Jabhat al-Nusra (JaN) đã nhanh chóng "khăn khít" với các nhóm phiến quân Syria do chúng cung cấp năng lực tấn công bằng các nhóm đột kích tinh nhuệ cũng như thứ vũ khí mạnh nhất trên chiến trường khi đó là SVBIED.
Trong hầu hết các đợt tấn công do các nhóm phiến quân thực hiện, JaN đóng vai trò then chốt của các "chiến thắng" khi thường xuyên tung SVBIED bọc thép và bộ binh xung kích nhằm áp đảo lực lượng phòng thủ của Quân đội Arab Syria (SAA).
Vào cuối năm 2016, JaN đã cắt đứt liên hệ với al-Qaeda và đổi tên thành Jabhat Fateh al-Sham (JFS) và không lâu sau chúng tiếp tục sáp nhập với các nhóm khủng bố khác ở tỉnh Idlib, tạo thành liên minh Hayyat Tahrir al-Sham (HTS) như hiện tại.
Tiết lộ gây sốc về các nhà máy của sự hủy diệt ở tây bắc Syria: Máy bay Nga cũng bó tay? - Ảnh 2.

Trong những năm đầu chiến tranh, các SVBIED sẽ được lắp ráp ngoài trời và vào ban ngày. Ví dụ như vào năm 2014, JaN đã hoán cải một Xe bọc thép chống mìn (MRAP) MR-31 có ký hiệu của Liên Hiệp Quốc thành SVBIED gần Sheikh Miskeen ở tỉnh Daraa phía nam Syria.
Khám phá các "nhà máy của sự hủy diệt" ở Syria
Tính từ khi chiến tranh nổ ra ở Syria cho tới nay, JaN/HTS đã sử dụng hơn 250 SVBIED trong các hoạt động quân sự, khiến chúng cùng với nhóm khủng bố IS trở thành những kẻ sử dụng rộng rãi nhất thứ vũ khí này trên chiến trường Syria.
Trong quá trình "hoán cải" xe hơi trở thành SVBIED, nhằm tăng tải trọng cho xe (bổ sung giáp và chở thêm IED (vật liệu nổ tự chế) hầu hết nội thất đã bị tháo bỏ.
Trong những hình ảnh được ghi lại vào năm 2014, ngoài 2 IED lớn, phần lớn vật liệu nổ trên xe được tạo thành bằng cách quấn băng dính và bổ sung kíp nổ điện cho một số lượng lớn mìn chống tăng (AT).
Thú vị hơn, nhóm khủng bố đã chủ động cắt xẻ trên thân chiếc xe bọc thép của LHQ để tạo điều kiện cho các mảnh văng có thể phân tán theo nhiều hướng.
Tiết lộ gây sốc về các nhà máy của sự hủy diệt ở tây bắc Syria: Máy bay Nga cũng bó tay? - Ảnh 3.

Xe bọc thép chở quân BMP-1 đã được JaN hoán cải thành SVBIED với các vết cắt xẻ biến vỏ giáp của xe thành mảnh văng sát thương năm 2017 tại Daraa.
Việc cắt xẻ này đã được thấy trên nhiều loại phương tiện bọc thép được hoán cải thành SVBIED.
"Rập khuôn" những gì Jabhat al-Nursa đã làm, một đồng minh khác của chúng ở Idlib là tổ chức khủng bố Đảng Hồi giáo Turkistan (TIP) cũng tham gia tích cực vào các hoạt động "sản xuất" này.
Đầu năm 2017, TIP đã phát hành một video cho thấy một số thành viên của chúng hoán cải một SVBIED từ một chiếc BMP-1.
Toàn bộ nội thất được thiết kế cho việc chở quân đã bị tháo bỏ để nhường chỗ cho IED.
Không rõ chính xác TIP đã sở hữu công nghệ sản xuất SVBIED bằng cách nào nhưng có thể chúng đã thu nhận kinh nghiệm từ Jabhat al-Nursa để biến chúng thành một đồng minh mạnh mẽ hơn.
Tiết lộ gây sốc về các nhà máy của sự hủy diệt ở tây bắc Syria: Máy bay Nga cũng bó tay? - Ảnh 5.

Chiếc BMP-1 do TIP tiến hành hoán cải năm 2017.
Các đoạn phim được HTS phát hành vào năm 2018 và 2019 đã cho thấy cách một cơ sở sản xuất SVBIED quy mô "công nghiệp" trên thực tế ở tỉnh Idlib.
Trên thực tế, việc sản xuất được cho là khá dễ dàng (bất cứ ai có bản thiết kế và kiến thức cơ khí và điện cơ bản đều có thể thực hiện được).
HTS và các đồng minh đã và đang vận hành một số xưởng sản xuất SVBIED bọc thép, và với cách sản xuất phân tán cũng như việc chế tạo (bao gồm công cụ) đơn giản này, chúng có thể tiến hành ở bất cứ đâu tại Idlib mà không e ngại việc bị tấn công (bởi máy bay Nga-Syria-Mỹ).
Tiết lộ gây sốc về các nhà máy của sự hủy diệt ở tây bắc Syria: Máy bay Nga cũng bó tay? - Ảnh 7.

Một chiếc xe (được cho là xe bán tải Toyota Hilux) được hoán cải trong xưởng sản xuất của HTS năm 2018.
Tiết lộ gây sốc về các nhà máy của sự hủy diệt ở tây bắc Syria: Máy bay Nga cũng bó tay? - Ảnh 8.

Đoạn phim cho thấy các thành viên của nhóm khủng bố HTS triển khai sản xuất các IED dành cho SVBIED.
Tiết lộ gây sốc về các nhà máy của sự hủy diệt ở tây bắc Syria: Máy bay Nga cũng bó tay? - Ảnh 9.

Đoạn phim cho thấy công nhân đo các phần giáp bằng thước và cắt bằng cưa .
Tiết lộ gây sốc về các nhà máy của sự hủy diệt ở tây bắc Syria: Máy bay Nga cũng bó tay? - Ảnh 10.

Đoạn phim cho thấy công nhân hàn các chi tiết thép vào thân xe.
Tiết lộ gây sốc về các nhà máy của sự hủy diệt ở tây bắc Syria: Máy bay Nga cũng bó tay? - Ảnh 11.

Cảnh quay cho thấy công nhân sơn một lớp sơn màu nâu để ngụy trang lên xe.
Tiết lộ gây sốc về các nhà máy của sự hủy diệt ở tây bắc Syria: Máy bay Nga cũng bó tay? - Ảnh 12.

Đoạn phim cho thấy công nhân hoàn thiện việc lắp đặt các trái IED vào trong xe.
Tiết lộ gây sốc về các nhà máy của sự hủy diệt ở tây bắc Syria: Máy bay Nga cũng bó tay? - Ảnh 13.

Nhóm khủng bố HTS tiến hành lắp đặt các công tắc kích nổ điện trên xe bọc thép.
Hugo Kaaman cũng là một diễn giả tại Triển lãm An ninh và Chống khủng bố năm 2019 đồng thời là cây viết cho tạp chí quân sự Jane.
Theo Viện Trung Đông (MeI), Hugo Kaaman là một nhà nghiên cứu độc lập, tập trung vào vấn đề sử dụng SVBIED của nhóm vũ trang phi chính phủ (cụ thể là IS và HTS).
Trong những năm qua, Hugo Kaaman đã nghiên cứu sâu vào bản chất của việc sử dụng SVBIED của các nhóm khủng bố và cách chúng biến đổi và thích nghi với những thay đổi trên chiến trường Trung Đông.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Mỹ chiêm nghiệm: 'Không nên dồn gấu dữ vào chân tường'
(Bình luận quân sự) - Theo báo Mỹ không nên ép Nga thái quá bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế, bởi sẽ kích động sự bùng phát “chủ nghĩa dân tộc Nga hoang dã”.

"Nền kinh tế kéo Hải quân Nga xuống đáy biển"

Nhân đọc bài: “National Interest: Sức mạnh hạm đội Nga chỉ bằng 49% Mỹ” (DVO,4/4/2020), xin gửi tiếp đến bạn đọc một bài viết cũng về chủ đề này của chuyên gia quân sự, kỹ sư Nga quen thuộc Vladimir Tuchkov.

Trong bài có một số câu trả lời cho một số thắc mắc, ví dụ như căn cứ vào đâu mà NI dẫn con số 49% và v.v. Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 3/4/2020. Chúng tôi có dịch thoát một số ý.

My chiem nghiem: 'Khong nen don gau du vao chan tuong'
Ảnh: VitalyNhevar /ТАSS
Tờ báo Mỹ “The National Interest” sau khi đánh giá thực trạng của Hải quân Nga và đưa ra dự báo là nó sẽ còn tiếp tục suy yếu, đã đưa ra một kết luận rất bất ngờ như sau: “không nên dồn con gấu dữ (nghĩa là Nga) vào chân tường”.

Không nên ép nó thái quá bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế, bởi vì làm như vậy có thể dẫn đến sự hỗn loạn trong nền kinh tế đứng thứ sáu thế giới của Nga, kích động sự bùng phát “chủ nghĩa dân tộc Nga hoang dã”, reo rắc các công nghệ hạt nhân trên khắp thế giới ... Và chính đó mới sẽ là vấn đề nghiêm trọng nhất đối với Mỹ.

Bài báo trên NI nói trên cho rằng sẽ là thông minh hơn nhiều nếu giành được quyền kiểm soát vũ khí một cách tối ưu, xử lý khủng hoảng và làm mọi việc để vực dậy nền kinh tế thế giới bằng cách khuyến khích và (hoặc) kích hoạt những mối quan hệ thương mại năng động mới.

Tuy nhiên, tòa soạn NI cũng nói rất rõ trong lời bạt của mình đây là quan điểm cá nhân của tác giả: “Ý kiến trên của Giáo sư Lyle Goldstein (tác giả bài báo) là quan điểm của cá nhân ông và nó không phản ánh quan điểm chính thức của bất kỳ cơ quan nào của Chính phủ Mỹ”.

My chiem nghiem: 'Khong nen don gau du vao chan tuong'
Tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt. © AFP
Nhưng về những gì không liên quan đến chính trị, mà chỉ thuần túy là phân tích về hải quân, thì Lyle Goldstein lại rất khách quan, vì ông chỉ dựa vào các luận cứ khoa học hải quân.

Tác giả bài báo, dựa trên bảng đánh giá (xếp hạng) hàng năm về khả năng tác chiến của Hải quân các nước Nga, Mỹ và Trung Quốc do cổng thông tin hải quân Nga Mil. Press FLOT biên soạn và công bố, đã đưa ra nhận định rằng: “Đây là những con số đáng báo động đối với các chiến lược gia Điện Kremlin”.

Quả thực, rất đáng báo động bởi vì năng lực tác chiến của Hải quân Nga (theo bảng xếp hạng trên) chỉ bằng 49% năng lực tác chiến của Hải quân Mỹ.

Trong khi đó, số lượng tàu chiến hai bên gần bằng nhau: 230 và 243. Xét theo tiêu chí này (số lượng tàu), Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) là vô địch tuyệt đối, bỏ xa hải quân Nga và Mỹ, và sở hữu tới 361 tàu.

Tuy nhiên, năng lực tác chiến của Hải quân PLA cũng chỉ bằng 93% (năng lực tác chiến) của Hải quân Mỹ. Cần phải nhấn mạnh một điểm sau đây: chỉ có các tàu chiến mới được tính trong bảng xếp hạng, còn các tàu đảm bảo - như tàu cứu hỏa, tàu bệnh viện, tàu sửa chữa, v.v. –thì không được tính.

Tất cả vấn đề nằm ở chất lượng của thành phần đội tàu chiến của hải quân. Mỗi tàu đều thuộc một lớp (hạng) riêng. Khả năng tác chiến của mỗi tàu được “lượng hóa” bằng một hệ số gọi là hệ số trọng lượng (nói đơn giản là tính điểm).

Bảng tính điểm như sau:
• tàu sân bay - 6;
• tàu ngầm hạt nhân phi chiến lược - 5;
• tàu tuần dương mang tên lửa có điều khiển, tàu mang máy bay lên thẳng- tàu đổ bộ đa năng - 4;
• tàu ngầm điện- diesel, tàu khu trục mang tên lửa có điều khiển, khinh hạm, tàu đổ bộ cỡ lớn -ụ nổi - 3;
• tàu đổ bộ - 2;
• tàu hộ tống, tàu quét mìn biển, tàu tên lửa cỡ nhỏ, tàu chống ngầm cỡ nhỏ, các xuồng tên lửa, các tàu (xuồng) cỡ nhỏ mang tên lửa - 1;
• các tàu ngầm hạt nhân chiến lược mang tên lửa đạn đạo - 0.

Các tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân có hệ số bằng không vì lý do là bảng xếp hạng này chỉ đánh giá những lực lượng (tàu) hải quân có khả năng tham gia vào các cuộc xung đột phi hạt nhân.

Kịch bản “Ngày tận thế” không được xét tới trong trường hợp này.

Căn cứ vào bảng tính này, đem số lượng tàu của mỗi nhóm trọng lượng nhân với hệ số. Sau đó tất cả các kết quả được cộng lại. Sau khi đã hoàn thành mọi phép tính số học cần thiết, chúng ta có được các tổng giá trị định lượng (khả năng tác chiến đã được định lượng) của hải quân các nước như sau: Nga - 373, Mỹ- 765, Trung Quốc - 715.

Nếu tính theo tỷ lệ phần trăm, ta lần lượt có các tỷ số sau đây: 49% - 100% - 93%.
Cổng thông tin Mil. Press FLOT đã tổng hợp và lập các xếp hạng như vậy trong hơn 10 năm - kể từ năm 2007. (Hải quân PLA được đưa vào bảng xếp hạng lần đầu tiên). Rất nên quan tâm đến những thay đổi của Hải quânNga trong một hoảng thời gian khá dài như vậy. Có nghĩa là nên tìm hiểu xem trong suốt thời gian đó, Hải quân Nga phát triển đi lên hay đang xuống cấp?

Chúng tôi xin dẫn tỷ lệ phần trăm (sức mạnh) của Hải quân Nga so với Hải quân Mỹ trong các năm đó, lần lượt như sau: 2007 - 65%; 2009 - 60%; 2010 - 64%; 2011 - 52%; 2012 - 42,7%; 2013 - 45,5%; 2014 - 51,7%; 2015 - 44%; 2016 - 45%; 2017 - 47%; 2018 - 45%; 2019 - 49%.

Bức tranh thật buồn.Như đã thấy- vào cuối thập kỷ trước, đã diễn ra sự xuống cấp của Hải quân Nga (chính xác hơn- đã “hoàn thành” sự xuống cấp). Biên chế đội tàu giảm mạnh. Dưới đây là những con số bi kịch nhất. Năm 2007, Hải quân Nga có 140 tàu hộ tống. Bây giờ còn15.

Về các tàu khu trục mang tên lửa có điều khiển: 23- giờ còn 6 (năm 2019). Thực ra, còn 5 chiếc nữa, nhưng chúng đang được sửa chữa hoặc đang được hiện đại hóa. Cũng xin lưu ý- Bảng xếp hạng của Mil. Press FLOT chỉ tính các tàu có khả năng tác chiến vào thời điểm hiện tại. Tàu ngầm hạt nhân: 23 so với 12, còn 14 chiếc khác đang được sửa chữa.

Diễn giải ra sẽ là như thế này- vào những năm "béo tốt" khi giá dầu leo thang, người ta thanh lý hàng loạt các tàu Liên Xô đã hết tuổi thọ, và sau đó- khi nền kinh tế đình trệ, chỉ số chỉ khả năng chiến đấu của Hải quân Nga dao động không đáng kể và chỉ quanh mức 45% (so với Hải quân Mỹ).

Tuy vậy, số lượng các tàu vẫn được duy trì ở mức gần như cũ là nhờ đã đóng một số lượng tối đa các tàu tên lửa cỡ nhỏ, nhưng chủ yếu – vẫn là ở mức các xuồng tên lửa. “Công cuộc” đóng các tàu lớp tàu hộ tống đã thực sự biến thành các dự án “chậm tiến độ” một cách khủng khiếp.

Chiếc tàu hộ tống đầu tiên dự án 22380 "Steregushchiy" lượng giãn nước 2.200 tấn được khởi công đóng năm 2001. Nó được bàn giao cho Hạm đội Baltic mãi vào năm 2008, tức là sau 7 năm. Những chiếc tàu tiếp theo của dự án này (hiện có 6 chiếc) cũng được đóng với cùng tiến độ, phải mất từ 6 đến 8 năm để đóng mỗi tàu.

Vâng, và trong toàn bộ thời kỳ lịch sử của nước Nga mới (kể từ khi Liên Xô sụp đổ), ngành đóng tàu Nga chỉ đóng được duy nhất một tàu khu trục- đó là tàu dự án 22350 “Đô đốc Hải quân Liên Xô Gorshkov”. Nó được bắt đầu đóng năm 2006, bàn giao cho Hạm đội phương Bắc năm 2018.

Không một tàu khu trục nào, chứ chưa nói đến tàu tuần dương, được đóng tại nước Nga mới trong suốt 30 năm nói trên. Tất cả những tàu Hải quân Nga đang có thuộc những các lớp này và được liệt kê trong bảng xếp hạng nói trên- đều là các tàu đóng thời Liên Xô.

Vì Mỹ đóng với tiến độ 3-4 tàu có hệ số trọng lượng lớn- tức tàu khu trục mang tên lửa có điều khiển và tàu ngầm đa năng mỗi năm– khoảng cách giữa Hải quân Nga và Hải quân Mỹ sẽ ngày càng tăng.

Các tàu tên lửa cỡ nhỏ và tàu hộ tống được đóng với “tần suất” mỗi “kế hoạch năm năm” một chiếc không thể giúp rút ngắn được khoảng cách đó. Tất cả các lời bàn tán kiểu như Nga cực kỳ cần khẩn trương bắt đầu đóng tàu sân bay hạt nhân “Storm”, tàu khu trục hạt nhân “Leader”, tàu mang máy bay lên thẳng đa năng “Lavina”, đều không có bất kỳ một cơ ở thực tế nào.

Tại sao lại không có cơ sở?

Thứ nhất, trong ngân sách quân sự không có khoản tiền nào chi cho nội dung này. Thứ hai, ngay hiện giờ còn đã không thể sửa chữa tàu sân bay “Đô đốc Kuznetsov” vì không đủ năng lực sản xuất, có nghĩa là không có các ụ nổi kích thước phù hợp. Vậy thì đóng tàu sân bay mới ở đâu?

Dường như hy vọng duy nhất được dành cho hạm đội tàu ngầm, vì việc xây dựng hạm đội tàu ngầm luôn được ưu tiên. Tuy nhiên, những đặc quyền này chỉ áp dụng cho các tàu ngầm mang tên lửa chiến lược Dự án 955 “Borey”.

Còn chiếc tàu ngầm hạt nhân đa năng đầu tiên thuộc Dự án 885 “Ysen” được đóng xong trong 17 năm! Và nó được bàn giao cho Hạm đội Phương Bắc năm 2014. Sau đó, xuất hiện một “khoảng lặng” khá dài liên quan đến việc thiết kế phiên bản "Yasen-M". Nếu theo đúng kế hoạch, sẽ có một cặp “Yasen” được đưa vào trực chiến trong năm nay (2020). Vâng, và tiếp theo, để đóng mỗi tàu như vậy, cần ít nhất 7 năm.

Chính vì vậy, trong khoảng thời gian đó, Hải quân Mỹ sẽ còn “tiến xa hơn”. Trừ khi, tất nhiên, nếu tình hình không có những thay đổi đáng kể. Và những thay đổi đó phải diễn ra, trước hết, trong nền kinh tế nước ta,vì, chỉ có như thế mới dẫn đến những thay đổi trong ngành công nghiệp đóng tàu của chúng ta.

Trung Quốc sẽ còn đi xa hơn nữa,- Hải quân nước này sẽ sớm đuổi kịp Hải quân Mỹ xét theo tiêu chí năng lực tác chiến, Hải quân Trung Quốc đang phát triển với tốc độ ngoài tầm với của bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới.

Vâng, và bây giờ, để tự an ủi một chút, chúng ta hãy thử tính lại bảng xếp hạng năm 2019. Vấn đề là ở chỗ bảng xếp hạng này không tính đến những con tàu đang được sửa chữa hoặc đang hiện đại hóa. Cứ giả sử, bằng một phép màu nào đó, tất cả chúng đều quay trở lại hàng ngũ ngay lập tức sau khi con coronavirus bị đánh bại.

Với kịch bản này, ta có thêm 14 tàu ngầm hạt nhân (70), 2 tàu ngầm điện- diesel (6), 1 tàu sân bay (6), 2 tàu tuần dương (8), 5 tàu khu trục (15), 2 khinh hạm (6), 3 tàu đổ bộ (6), 2 tàu tên lửa cỡ nhỏ (2), 29 xuồng tên lửa (29). Tổng hệ số trọng lượng (điểm) bổ sung - 149.

Tổng hệ số trọng lượng (điểm) mới là 522. Hải quân Mỹ- 765.

Quy ra tỷ lệ phần trăm, chúng ta có 65%. Đúng bằng những gì chúng ta đã có 13 năm trước (2007).

Để kết luận, cần phải nói rằng bảng xếp hạng này không đánh giá chất lượng vũ khí trên tàu của các hải quân các nước. Và chính ở đây thì Nga lại có những vị thế rất tốt vì đã đưa vào trang bị cho các tàu của mình những tên lửa rất hiệu quả. Trước hết, đó là các tên lửa có cánh (hành trình) “Kalibr”.

Sắp tới, sẽ là thêm tên lửa siêu thanh "Zircon". Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả các tên lửa này, điều cần thiết là các tàu phải có thể hoạt động bình thường ngay cả ở vùng biển xa, chứ chưa nói tới trên các đại dương.

Và đây lại là điều không thể, như những gì mà bảng xếp hạng nói trên đã thể hiện.



Lời bình

Thời buổi chiến tranh công nghệ hiện đại mà đi tính số tầu và lượng choán nước, chỉ có người Nga đã thừa sức mạnh thì họ chỉ cần ấn nút thì tiêu hủy hàng loạt hạm đội mang 13 tỷ cho/ 1 tàu SB trong lúc Nga chỉ cần vài triệu $ cho 1 quả Klups hoặc Kinhaz, hoawck zicon cũng đủ hiệu quả làm tan tành cả một hạm đội hải quân Mĩ. Chỉ tính riêng nCov đã đánh gục 2 tàu sân bay Rigan và Rozoven và sự thiệt hại cả nước Mĩ đại suy thoái kinh tế, thì đừng có bao giờ nói đến tiềm lực Mĩ mà thấy mơ mộng.

So sánh như vậy là khiên cưỡng, đó chỉ là về mặt số lượng . Về chất lượng thì khác . Tàu chiến Nga mang trên mình nó những vũ khí vượt trội . Đó là những tên lửa siêu thanh , bay với những quỹ đạo đối phương không tính toán đươc và Mỹ-Trung chưa thể đánh chặn , đó những ngư lôi có thể tạo ra một đợt sóng thần , mà Mỹ không thể theo dõi được . Sức mạnh là ở những vũ khí mà con tàu mang theo chứ không phải có bao nhiêu tàu . Còn tiêu chí tàu săn bay bây giờ lạc hậu rồi , vào thế kỉ trước có thể là mối đe dọa , nhưng ngày nay chúng trở thành mục tiêu quá lớn , khi Nga có hệ thống tên lửa có thể bắn phá chính xác tất cả các mục tiêu trên đất Mỹ trong lúc ngồi tại nhà bên cạnh chiếc ấm Samova .
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
RKBZ - Đội quân đặc chủng chống dịch
(Lực lượng vũ trang) - Các hoạt động của lực lượng RKBZ trong các thảm họa thiên nhiên nhằm mục đích ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm.

RKBZ - Doi quan dac chung chong dich
Ảnh: Bộ Quốc phòng Liên bang Nga
Các lực lượng thuộc binh chủng phòng chống bức xạ, hóa học và sinh học (viết tắt là RKBZ – Tương tự như Binh chủng Hóa học của QĐNDVN) giải quyết một số nhiệm vụ quan trọng khác nhau nhằm bảo vệ quân đội và nhân dân.

Binh chủng này có thể hỗ trợ cho quân đội và dân thường phòng, tránh hàng loạt các mối đe dọa. Một trong những nhiệm vụ chính của đội quân này là ngăn chặn, chấm dứt dịch bệnh.

Lực lượng đặc biệt

Về mặt tổ chức, các đơn vị của RKBZ trực thuộc lực lượng mặt đất. Hiện tại, RKBZ Nga bao gồm 5 lữ đoàn độc lập và 12 trung đoàn, được triển khai ở các khu vực khác nhau trên đất nước Nga.

RKBZ cũng có các tổ chức khoa học và huấn luyện, cơ sở lưu trữ riêng. Trong RKBZ có hơn 20 nghìn cán bộ chiến sỹ và hàng ngàn thiết bị chuyên dụng khác nhau.

RKBZ được trang bị nhiều các trang thiết bị đa dạng, từ các hệ thống tự hành cho đến các thiết bị cầm tay cho các mục đích khác nhau.

Trước hết, đó là một số loại phương tiện trinh sát bức xạ, hóa học và sinh học có khả năng khám phá địa hình, phát hiện các mối đe dọa và thu thập các mẫu.

Nhiều phòng thí nghiệm di động cho các mục đích khác nhau đã được chế tạo và đưa vào sử dụng. Việc xử lý khử độc cho các địa hình, thiết bị và con người là do việc tính toán của các phương tiện khử khí chịu trách nhiệm – trong đó có nhiều loại máy tự hành với thiết bị đặc biệt.

RKBZ - Doi quan dac chung chong dich
Ảnh: Dịch vụ báo chí ZVO
Cần lưu ý rằng, trong thành phần của RKBZ cũng có các phương tiện hỏa lực: Súng phun lửa cầm tay, xe chiến đấu có súng phun lửa và hệ thống súng phun lửa tự hành hạng nặng. Do đó, đội quân này có thể thực hiện một loạt các nhiệm vụ, tùy thuộc vào các tình huống cụ thể.

Đội quân phòng dịch bệnh

Các đơn vị của RKBZ thuộc các khu vực khác nhau của nước Nga thường xuyên tham gia các cuộc tập trận quân sự và các hoạt động nhân đạo.

Ví dụ, năm ngoái, các binh sỹ thuộc binh chủng hóa học quân sự ở một số khu vực đã phải giúp đỡ khắc phục hậu quả của lũ lụt. Công việc của họ làm giảm thiểu rủi ro cho dân chúng và ngăn ngừa các kịch bản nguy hiểm.

Kể từ đầu tháng 7 năm 2019, các đơn vị RKBZ của Quân khu trung tâm đã làm nhiệm vụ tại Vùng Irkutsk, nơi một số khu dân cư bị ngập lụt. Trong vài tuần làm việc, các chuyên gia đã lấy và nghiên cứu hàng trăm mẫu nước và đất để xác định mầm bệnh nguy hiểm.

Song song, các biện pháp đã được thực hiện để khử trùng khu vực bằng nhiều loại thiết bị và máy móc. Cả hai trạm máy phun trên ô tô và máy phun cầm tay đã được sử dụng.

RKBZ - Doi quan dac chung chong dich
Đến giữa tháng 8, RKBZ đã khử trùng hệ thống cấp nước tập trung, các nồi hơi, 15 cơ sở giáo dục và các cơ sở xã hội quan trọng khác. Tổng cộng, trong 5-6 tuần, đội quân này đã xử lý hơn 150 nghìn mét vuông đất đai và nhà cửa.

Tất cả các biện pháp này đã góp phần ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và ngăn chặn sự tấn công của dịch bệnh.

Vào mùa thu năm ngoái, các đơn vị của RKBZ thuộc Quân khu phía Đông đã tham gia vào một hoạt động tương tự; họ phải làm việc trong vùng lũ lụt của Khu tự trị Do Thái.

Trong vòng một tháng, các nhà hóa học quân sự đã xử lý một số lượng lớn các cơ sở xã hội, cũng như khoảng 1 nghìn hộ gia đình ở 27 khu dân cư. Công việc được hoàn thành trước khi bắt đầu có băng giá.

Đội quân chống lại dịch bệnh

Trong những năm gần đây, các hoạt động của lực lượng RKBZ trong các thảm họa thiên nhiên nhằm mục đích ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm.

Giờ đây, binh chủng này đã có cơ hội thực hiện hành động của họ trong một dịch bệnh thực sự. Mấy ngày trước, một nhóm quân đội Nga đã được triển khai tại Ý để giúp đỡ các bác sĩ địa phương.

RKBZ - Doi quan dac chung chong dich
Ảnh: TASS / Bộ Quốc phòng Liên bang Nga
Một trong số 15 phòng thí nghiệm sinh học của quân đội, hàng chục phương tiện cho các mục đích khác nhau và 66 chuyên gia đã được cử sang Ý. Các nhà hóa học, nhà sinh học, nhà virus học và bác sĩ đã đến khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở Ý, và bắt tay ngay vào công việc.

Các chuyên gia Nga đã đảm nhận một số nhiệm vụ quan trọng và giảm bớt một phần gánh nặng cho các đồng nghiệp Ý. Phòng thí nghiệm sinh học của Nga đã thực hiện các xét nghiệm và phân tích cần thiết để phát hiện ra các ca nhiễm bệnh coronavirus và các bệnh nhiễm trùng khác.

Đội ngũ y bác sỹ và điều dưỡng tiến hành chăm sóc cho bệnh nhân tại một số cơ sở y tế.

Việc khử trùng các khu vực và các tòa nhà đã được triển khai. Các nhà hóa học sử dụng các máy móc, phương tiện khác nhau để xử lý các bệnh viện và các công trình có ý nghĩa xã hội, đường phố, v.v.

Được biết, các xe phun thuốc khử độc, các máy phun dung khí và các thiết bị khác được đưa đến Ý có thể xử lý tới 20 nghìn mét vuông diện tích bề mặt mỗi giờ, tương đương với 360 chiếc xe ô tô loại thông thường.

RKBZ - Doi quan dac chung chong dich
Để xử lý bề mặt các địa hình, người ta dùng hỗn hợp được Tổ chức Y tế Thế giới đề nghị. Các chuyên gia của RKBZ cũng đã tự chuẩn bị các chất lỏng cần thiết và bằng các công thức đang được các đồng nghiệp Ý sử dụng.

Các hỗn hợp có chứa clo đảm bảo tiêu diệt phần lớn vi khuẩn và vi rút các loại, bao gồm thủ phạm của đại dịch là COVID-19.

Các chuyên gia Nga hiện đang làm việc tại 65 tổ chức y tế và xã hội ở thành phố Bergamo và các khu dân cư lân cận. Các tổ chức ở đây hiện đang phải đối mặt với vấn đề thiếu nhân sự có trình độ.

Ngoài ra, Ý còn thiếu một số mẫu máy móc thiết bị. Do đó, các xe phun khí ARS-14KM được sử dụng trong việc khử trùng trong khu vực là đóng góp to lớn cho các diễn biến hiện tại.

Sự trợ giúp và trải nghiệm

Trong những năm gần đây, các đơn vị RKBZ thường xuyên tham gia các hoạt động nhân đạo ở các khu vực khác nhau trong nước Nga. Mới đây, họ phải ra nước ngoài để giúp các bác sĩ và cư dân của một quốc gia khác.

Những kết quả của hoạt động hiện tại ở Ý vẫn chưa được xác định, nhưng có những lý do để có thể đánh giá lạc quan và cho kết luận tích cực.

RKBZ - Doi quan dac chung chong dich
Trong khi hỗ trợ cho các dịch vụ và các cơ quan khác, các chuyên gia của RKBZ đã có thể kiểm tra kỹ năng của họ trong điều kiện thực tế và cung cấp hỗ trợ thực sự cho người dân bị vùng đang bị ảnh hưởng. Tất cả điều này cho phép họ hoàn thành công việc nhanh chóng hơn và ngăn chặn sự phát triển tiêu cực.

Ngoài ra, đây còn là một cuộc kiểm tra các phương pháp và giải pháp hiện có trong điều kiện thực tế và đúc rút kinh nghiệm. Dựa trên kết quả của việc triển khai hiện tại, các kết luận được rút ra có thể ảnh hưởng đến sự phát triển hơn nữa của RKBZ và phương thức làm việc của họ.

RKBZ - Doi quan dac chung chong dich
Ảnh: © Công ty Cổ phần "Trung tâm TV"
Trong trường hợp nảy sinh các tình huống khẩn cấp mới có tính chất dịch tễ học, các đội quân bảo vệ bức xạ, hóa học và sinh học sẽ sẵn sàng hành động trong điều kiện khó khăn và có thể sẽ sử dụng các thiết bị và kỹ thuật hiện đại. Tất cả điều này có thể được sử dụng cả ở trong nước Nga cũng như để giúp các quốc gia khác.

Chiến tranh chống truyền nhiễm

Đội quân RKBZ có một số nhiệm vụ chính, và một trong số đó là giúp đỡ và tăng cường dịch vụ y tế. Với sự trợ giúp của các công cụ và hệ thống đặc biệt, họ có thể xác định và ngăn chặn kịp thời các ổ lây nhiễm có thể hoặc chống lại các dịch bệnh hiện có.

Hiện giờ, các chuyên gia thuộc binh chủng RKBZ Nga đang làm việc tại một quốc gia nước ngoài bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch coronavirus. Với sự giúp đỡ của các bác sĩ Ý, họ sẽ thu thập thông tin cần thiết và tích lũy kinh nghiệm làm việc trong điều kiện một dịch bệnh lớn.

Với tình hình bệnh dịch đang phát triển mạnh ở Nga, vẫn chưa rõ, sau bao lâu thì những kinh nghiệm này mới phải được áp dụng, nhưng không thể đánh giá thấp những kinh nghiệm đó.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Mỹ đang xác định tần số của S-400 tại Crimea và Syria?
(Bí mật quân sự) - Máy bay trinh sát điện tử Mỹ vẫn đang xác định tần số hoạt động của radar chức năng thuộc tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf của Nga.

Các chuyên gia quân sự có thể phát hiện ra rằng việc "ghép cặp" máy bay trinh sát điện tử RC-135U và máy bay không người lái RQ-4A Global Hawk của Mỹ ở ngoài khơi Crimea và căn cứ không quân Hmeimim ở Syria có liên quan đến việc xác định tần số các hệ thống S-400 của Nga, nhằm mục đích giành quyền kiểm soát chúng, giúp phía Mỹ sẽ có thể tự do xâm phạm biên giới Nga.

"Trong những tháng gần đây, máy bay trinh sát của Quân đội Mỹ và máy bay không người lái thường xuyên được nhìn thấy gần biên giới Crimea và Syria, chúng thường làm việc theo cặp.


Cụ thể, một máy bay không người lái thường hoạt động rìa không phận, buộc radar của S-400 phải kích hoạt ở chế độ chủ động, trong khi máy bay trinh sát quân sự quét tín hiệu điện tử và xử lý chúng", chuyên gia Nga thông báo.

Trong bối cảnh thông tin trước đó cho rằng Washington vẫn có thể truy cập vào tần số của S-400 Triumf, các chuyên gia đã đặt câu hỏi về việc hàng không quân sự Mỹ liệu có cố gắng xâm nhập vào không phận Nga, gây ảnh hưởng đến radar của các hệ thống phòng không nước này?

My dang xac dinh tan so cua S-400 tai Crimea va Syria?
Máy bay trinh sát điện tử và máy bay không người lái Mỹ đang tích cực tìm kiếm tần số hoạt động của radar S-400

"Nếu người Mỹ thực sự có thể truy cập vào tần số S-400 của Nga, thì có khả năng họ đang cố gắng mang lại sự cân bằng cho S-400, và có một xác suất tương tự", ghi chú của chuyên gia quân sự Nga.

Tuy nhiên một vài chuyên gia khác lại nói rằng tại thời điểm này, Washington chỉ đơn giản là lãng phí thời gian. "Ngay cả khi Mỹ thành công, Nga có một số lượng lớn các hệ thống phòng không và radar khác, bao gồm cả những tổ hợp cảnh báo sớm hoạt động từ khoảng cách vài nghìn km", trích lời phân tích của chuyên gia.

Bên cạnh đó, kể cả nắm được tần số chi tiết thì Mỹ cũng khó lòng khai thác được, khi đặc trưng của hệ thống phòng không Nga là sử dụng nhiều loại radar và nhiều loại đạn tên lửa chuyên dụng cho các mục tiêu hàng không khác nhau, chưa kể các bài bắn cũng được thiết kế riêng biệt và gần như không thể nắm bắt chỉ thông qua hành động trinh sát điện tử.


Đây là điều mà Moskva đã nhiều lần khẳng định trước thông tin cho rằng Mỹ có thể khai thác được nhiều tính năng bí mật từ tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumf mà Nga bán cho Thổ Nhĩ Kỳ.



Radar trinh sát tầm xa, radar dẫn bắn, radar bắt mục tiêu tàng hình, radar nhìn vòng bắt mục tiêu bay thấp, hệ thống S400 có không dưới 4 hệ thống radar riêng và không phải lúc nào nó cũng hoạt động cả 4, 5 radar vì Nga nó không cần bắn hạ máy bay nước khác mà cho không quân xuất kích để cảnh báo
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Đánh giá các căn cứ của Trung Quốc ở Biển Đông
Tương tự như các căn cứ quân sự ở Đại lục, các tiền đồn của Trung Quốc tại Biển Đông được tích hợp vào một hệ thống các hệ thống lực lượng chung lớn hơn nhằm hỗ trợ các chiến lược đang hình thành của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).

Bài viết của tác giả J. Michael Dahm, nhà nghiên cứu kỳ cựu tại Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng (APL) thuộc Đại học Johns Hopkins và là sĩ quan tình báo đã nghỉ hưu của Hải quân Hoa Kỳ. Bài viết được đăng trên War on the Rocks.
Hãy tưởng tượng bạn bước vào một căn phòng tối. Bạn không thể nhìn hay nghe thấy gì, nhưng đối thủ của bạn có thể nhìn và nghe được mọi thứ. Đối thủ của bạn ở trong phòng và biết rõ mọi ngóc ngách. Bạn chỉ biết một vài lối vào hoặc ra. Bạn có thể tin rằng bạn có lợi thế về công nghệ và huấn luyện cùng với sự hỗ trợ của các đồng minh và đối tác. Tuy nhiên, trong phạm vi căn phòng, bạn không thể xác định nơi đặt vũ khí của mình và không thể liên lạc với bạn bè. Trong bóng tối, kẻ thù theo dõi và chờ đợi, sẵn sàng tấn công từng người một trong nhóm của bạn từ những hướng bất ngờ. Nếu bạn để lộ vị trí của mình, hoặc gọi trợ giúp, những kẻ đứng trong bóng tối sẽ nghe thấy.
Đây là cơn ác mộng mà các nhà tham mưu quân sự Mỹ phải đối mặt ở Biển Đông.
Các tiền đồn của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa tạo cho Bắc Kinh ưu thế thông tin mang tính quyết định trước bất kỳ kẻ thách thức nào ở Biển Đông. Mục đích chính của chúng không phải là triển khai sức mạnh quân sự và phát triển vũ khí, mà là sức mạnh thông tin. Đóng góp chính của các căn cứ này là tạo thuận lợi cho các khả năng chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc, máy tính, tình báo, giám sát và do thám ở Biển Đông. Bất chấp luật pháp quốc tế, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) hành xử như thể các đảo-đá được quân sự hóa là thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Các tiền đồn đã phát triển thành căn cứ quân sự kiên cố, cho phép Trung Quốc kiểm soát trên thực tế đối với khu vực mà Bắc Kinh xem là vùng biển của họ. Tương tự như các căn cứ quân sự ở Đại lục, các tiền đồn ở Biển Đông được tích hợp vào một hệ thống các hệ thống lực lượng chung lớn hơn của Trung Quốc nhằm hỗ trợ các chiến lược đang hình thành của PLA.
Gần đây, Greg Poling đã lập luận trên tờ War on the Rocks rằng: “Sự hiểu biết thông thường về các căn cứ của Trung Quốc trên đảo là sai lầm đầy nguy hiểm”. Ông khẳng định các tiền đồn của Trung Quốc sở hữu những khả năng quân sự làm thay đổi cuộc chơi, hỗ trợ sự hiện diện của Trung Quốc ở Biển Đông .Các khả năng này thường bị các nhà hoạch định chính sách Mỹ bác bỏ vì họ tin rằng chúng sẽ dễ dàng bị vô hiệu hóa trong một cuộc xung đột. Đáp lại, Olli Pekka Suorsa đưa ra phản biện rằng: “Hiểu biết thông thường vẫn đúng”, và quả thật quân đội Mỹ có khả năng đẩy lùi các khả năng quân sự của Trung Quốc với tương đối ít nỗ lực. Mặc dù bài viết của Poling nắm bắt chính xác hơn phạm vi của các thách thức liên quan đến việc nhắm mục tiêu vào các tiền đồn của Trung Quốc, nhưng có lẽ cả hai tác giả đều đã đánh giá thấp những trở ngại về mặt tác chiến mà các căn cứ này tạo ra cho bất kỳ nước nào thách thức sự chi phối của Trung Quốc ở Biển Đông.
Đánh giá của phương Tây về các hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc thường phản ánh cách tiến hành chiến tranh của Mỹ, gần như chỉ tập trung vào năng lực triển khai vũ khí động học của các tiền đồn này, như thể các khả năng tấn công là nền tảng cho các khái niệm tác chiến của Trung Quốc. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy. Thay vào đó, bất kỳ đánh giá thực nào về các khả năng quân sự đều phải được xác định bởi các động lực: chiến lược của PLA, những đối thủ tiềm tàng của Trung Quốc và địa lý Biển Đông ở cấp độ tác chiến. Bất kể các căn cứ trên những đảo-đá này mang đến cho PLA và lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc lợi thế gì về phương diện logistics và sự hiện diện liên tục, thì các hoạt động của Trung Quốc cũng sẽ bị giới hạn bởi phạm vi kiểm soát thông tin của PLA – khả năng nắm bắt không gian chiến đấu và chỉ huy các lực lượng quân sự.
Các khái niệm tác chiến trong chiến tranh thông tin
Không nên phóng đại sự chú trọng sâu sắc của PLA vào việc giành được ưu thế về thông tin như một yêu cầu về mặt chiến thuật, tác chiến và chiến lược. Nhìn chung, phương Tây đã hiểu sai và đánh giá thấp các khái niệm chiến tranh thông tin và tác chiến tập trung vào thông tin của Trung Quốc. Nói một cách đơn giản, nếu thời đại công nghiệp đánh dấu sự khởi đầu của chiến tranh cơ giới, thì Trung Quốc tin rằng thời đại thông tin đã dẫn đến chiến tranh thông tin. “Sức mạnh thông tin” là cách diễn đạt về mặt tác chiến của chiến tranh thông tin và là cụm từ đầu tiên trong số những điều PLA gọi là “các yếu tố cơ bản của sức mạnh chiến dịch”. Theo Trung Quốc, sức mạnh thông tin quan trọng hơn cả những điểm nòng cốt trong các khái niệm tác chiến của quân đội Mỹ – yếu tố hỏa lực và tác chiến trong chiến tranh thời đại công nghiệp. Hỏa lực và tác chiến, đặc biệt là khả năng tấn công chính xác tầm xa, chắc chắn có vai trò quan trọng đối với ý đồ tác chiến của Trung Quốc. Tuy nhiên, PLA tin rằng sức mạnh trong các lĩnh vực này đơn giản không phải là then chốt quyết định thành công trong tác chiến bằng việc đạt được ưu thế về thông tin.
Sức mạnh thông tin – khả năng một quân đội giành được và duy trì ưu thế thông tin trong không gian chiến đấu – là một khái niệm ở cấp độ tác chiến thể hiện qua những thông tin chúng ta nhìn hoặc nghe thấy trong buồng lái, phòng điều khiển tàu hoặc trong một trung tâm chỉ huy. Khả năng này không phải đạt được bằng cách tấn công tin tặc trên phương tiện truyền thông xã hội, gây ảnh hưởng đến người dân, hoặc các hoạt động thông tin cấp cao hơn tập trung vào việc xuyên tạc câu chuyện xung quanh một cuộc xung đột. Khái niệm sức mạnh thông tin là nhận thức về không gian chiến đấu và khả năng duy trì thông tin cho các hệ thống vũ khí của chính mình trong khi đồng thời ngăn chặn kẻ thù tiếp cận thông tin về không gian chiến đấu. Các khái niệm của Trung Quốc tương tự như học thuyết chiến tranh chỉ huy và kiểm soát trước đây của Mỹ hơn là học thuyết ngày nay của Washington về “tác chiến liên hợp trong môi trường thông tin”.
Mặc dù thường bị các nhà nghiên cứu về Trung Quốc chỉ trích là sáo rỗng, tuy nhiên, cách ví von rằng Trung Quốc chơi cờ vây trong khi Mỹ chơi cờ vua vẫn là một so sánh thích hợp về cách cả hai bên khái niệm hóa chiến lược quân sự. Mục tiêu của cờ vây là bao vây đối thủ, dẫn đến loại bỏ quân cờ của đối thủ và cuối cùng là giành chiến thắng bằng cách chiếm được nhiều đất hơn trên bàn cờ. Suy rộng ra, điều này phản ánh cách tiếp cận của Trung Quốc ở Biển Đông – kiềm chế các kẻ thù trong không gian, chiếm đóng, và đặt ra các điều kiện để loại bỏ các lực lượng của nước ngoài một cách nhanh chóng và dứt khoát nếu cần thiết.
Cách tiếp cận của quân đội Mỹ giống môn cờ vua hơn, một trò chơi hoạt động và tiêu hao nhằm tìm cách buộc đối phương phải đầu hàng bằng cách vô hiệu hóa một trung tâm chỉ huy quan trọng đằng sau phòng tuyến của địch (quân vua). Ở Biển Đông, Trung Quốc tìm cách nắm thế chủ động tác chiến ngay từ đầu, ngăn chặn Mỹ và các đồng minh của họ tiếp cận thông tin về không gian chiến đấu nhằm ngăn cản các lực lượng của Mỹ hoạt động trên quy mô rộng lớn và triển khai hỏa lực nhằm vào nơi mà PLA xem là trung tâm tác chiến của họ – hệ thống các hệ thống có nhiệm vụ chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc, máy tính, tình báo, giám sát và do thám. Cuối cùng, điều này làm dấy lên những câu hỏi về việc liệu hỏa lực và các chiến lược hoạt động của Mỹ có chiếm ưu thế trước một chiến lược nhằm vô hiệu hóa các hệ thống thông tin chiến trường của Mỹ hay không. Trong khi đó, các khả năng phục hồi và dự phòng hỗ trợ các vũ khí tầm xa của PLA, với dòng chảy tin tức tình báo và thông tin chiến trường dường như không bị gián đoạn.
“Phòng thủ tích cực” không phải là phòng thủ
Ở Biển Đông, Trung Quốc không giữ thế thủ và chờ đợi bị tấn công. PLA thông tin hóa các chiến lược chiến tranh và khái niệm tác chiến phù hợp với khái niệm “phòng thủ tích cực” của Trung Quốc – phòng thủ về mặt chiến lược trong khi tấn công.
Các nhà tham mưu quân sự của Mỹ đã đơn phương gán mác các năng lực quân sự của Trung Quốc là các khả năng chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2/AD). Tên gọi này đã tạo ra một câu chuyện thần thoại rằng trên thực tế, PLA có một chiến lược A2/AD phòng thủ hoặc chiến lược chống can thiệp. Chắc chắn, Trung Quốc có kế hoạch triển khai các khả năng quân sự đáng kể để ngăn chặn sự can thiệp của quân đội Mỹ. Tuy nhiên, quân đội Trung Quốc, giống như quân đội Mỹ, thích nắm thế chủ động tác chiến và thực hiện các chiến dịch tấn công hơn. PLA sẽ luôn tìm cách tránh rơi vào thế phòng thủ. Việc Mỹ tập trung khắc phục các khả năng A2/AD đã chuyển hướng chú ý ra khỏi các chiến lược của Bắc Kinh vốn được thiết kế để nhanh chóng đạt được các mục tiêu tấn công như chiếm giữ lãnh thổ, trừng phạt một kẻ thù trong khu vực hoặc bảo vệ các nguồn lực. Các chiến lược phản công của Mỹ có thể xử lý được các khả năng phòng thủ, nhưng không trực tiếp đánh trả các chiến lược tấn công của Trung Quốc và những lý do giải thích tại sao Mỹ có thể can thiệp ngay từ đầu. Hơn nữa, các chiến lược của Mỹ dường như tìm cách đánh bại các hệ thống vũ khí A2/AD của PLA nhưng không nhất thiết xử lý được điều PLA coi là trung tâm tác chiến của chính họ – sức mạnh thông tin.
Học thuyết chiến tranh thông tin của Trung Quốc được phát triển từ đầu những năm 2000 xác định rõ ràng các hệ thống liên quan đến thông tin của bạn bè và của kẻ thù là các trung tâm tác chiến mang tính then chốt. Chẳng hạn, một bài báo tiếng Trung trên tạp chí PLA Daily gần đây có tiêu đề: “Làm thế nào để phá hủy mạng lưới các điểm trọng yếu trong hệ thống các hệ thống tác chiến”. Yêu cầu của PLA về thông tin liên lạc và hoạt động do thám đa dạng và dồi dào nhằm chiếm ưu thế trong một cuộc đối đầu cam go chống lại các hệ thống của kẻ thù được phản ánh rõ ràng nhưng hay bị bỏ sót qua các khả năng sức mạnh thông tin dồi dào và có khả năng khôi phục tại các tiền đồn của PLA ở Biển Đông.
Một đánh giá về nguyên liệu từ nguồn mở và hình ảnh vệ tinh thương mại cho thấy các khả năng thông tin liên lạc đáng kể trên các đảo-đá nhân tạo của Trung Quốc, bao gồm cáp quang dưới biển, thông tin vệ tinh đa băng tần, dải băng thông rộng tần số cao, thông tin liên lạc bằng phân tán tầng đối lưu… Các khả năng tình báo, giám sát và do thám (ISR) cũng dồi dào và đa dạng, và bao gồm các hệ thống radar đa tần, hệ thống thông tin tình báo điện tử, và 6 radar vượt đường chân trời bằng sóng cực ngắn (tương tự như Monolit-B của Nga) mà có thể phát hiện các mục tiêu trên mặt đất cách hàng trăm dặm vượt đường chân trời. Đó là chưa đề cập đến tiềm năng của các hệ thống có thể di dời, như hệ thống tác chiến điện tử, máy bay ISR, máy bay tác chiến điện tử hoặc các hệ thống không người lái mà cuối cùng có thể hoạt động từ các đảo-đá. Tất cả các khả năng sức mạnh thông tin tại các tiền đồn của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ phối hợp với nhau trước và trong suốt các chiến dịch quân sự để ngăn chặn đối thủ tiếp cận thông tin trong khi bảo vệ quyền truy cập thông tin của chính PLA.
Các khả năng thông tin liên lạc được kết nối thành mạng lưới có ở các tiền đồn của Trung Quốc làm gia tăng quyền kiểm soát thông tin của các lực lượng phi quân sự hoặc không chính quy ở Biển Đông. Các tàu bảo vệ bờ biển của Trung Quốc không được trang bị hệ thống thông tin liên lạc và kết nối dữ liệu quân sự tinh vi có thể được kết nối vào mạng lưới giám sát trên diện rộng bằng cách sử dụng sóng tầm nhìn thẳng. Lực lượng dân quân trên biển của PLA là các ngư dân Trung Quốc được tuyển chọn để bảo vệ an ninh khu vực phía sau, đóng vai trò canh gác các lực lượng quân sự nước ngoài, hoặc có khả năng đáng tin cậy trong việc ngăn chặn ngư dân của nước đối thủ. Giờ đây, các đảo-đá này có thể chỉ huy và kiểm soát lực lượng dân quân trên biển thông qua việc sử dụng hệ thống thông tin liên lạc bằng giọng nói thô sơ hoặc thậm chí là dịch vụ điện thoại di động 4G (và chẳng bao lâu sẽ là 5G) từ mỗi tháp viễn thông cao khoảng 48 m đặt trên các đảo này.
Về mặt quân sự, các khả năng của sức mạnh thông tin thể hiện rõ trên các tiền đồn của Trung Quốc ở Biển Đông là bộ phận đặt trên mặt đất của một hệ thống các hệ thống lực lượng chung tích hợp khả năng do thám và thông tin liên lạc trong không gian, trên không, trên biển và trên bộ. Nếu không thể ngăn chặn đối thủ bằng sự vượt trội về thông tin, thì khả năng sức mạnh thông tin có thể được tích hợp thêm các khả năng tấn công tầm xa quan trọng xuất phát từ chính các tiền đồn, Trung Quốc đại lục, tàu nổi, tàu ngầm hoặc tàu sân bay tác chiến của Trung Quốc. Chỉ riêng mối đe dọa từ việc nhắm mục tiêu và tấn công có thể khiến máy bay và tàu của kẻ thù phải bật hệ thống kiểm soát khí xả – tắt radar và các phương tiện thông tin liên lạc để tránh bị thiết bị điện tử phát hiện – tiếp tục ngăn không cho các đối thủ của PLA tiếp cận thông tin về chiến trường.
Các tiền đồn ở Biển Đông đáp ứng tất cả các yêu cầu của PLA về “chiến dịch tấn công nhằm vào các đảo-đá san hô”, và nhiều khả năng chúng được xây dựng chỉ để phục vụ mục đích này. Chiến dịch này đã được phác thảo trong tài liệu Khoa học chiến dịch của Viện Hàn lâm Khoa học quân sự Trung Quốc năm 2006, khoảng 7 năm trước khi nước này bắt đầu xây dựng các đảo nhân tạo. Các mục tiêu của chiến dịch này bao gồm chiếm lại đảo-đá bị kẻ thù chiếm đóng, tăng cường chủ quyền lãnh thổ quốc gia và bảo vệ các quyền và lợi ích biển. Văn bản quan trọng này của Viện Hàn lâm Khoa học quân sự miêu tả chiến dịch đảo-đá diễn ra trong một không gian chiến đấu phức tạp cách xa Trung Quốc đại lục, làm tăng thêm thách thức cho lực lượng không quân yểm hộ, thông tin liên lạc, tình báo và logistics. Bản phác thảo chiến dịch tấn công trên đảo-đá này đề nghị PLA thiết lập một hệ thống các hệ thống tình báo và do thám toàn diện; thiết lập một mạng lưới thông tin liên lạc tích hợp duy nhất giữa các tàu, máy bay, đảo-đá và Đại lục; và đưa ra dự báo chính xác về tình hình khí tượng thủy văn. Trong khi có thể tiến hành tấn công trực tiếp vào bất kỳ hòn đảo nào do nước ngoài chiếm đóng trên quần đảo Trường Sa từ tàu đổ bộ của Hải quân PLA, thì các đảo-đá của Trung Quốc cung cấp mọi khả năng sức mạnh thông tin và logistics cơ bản được phác thảo trong học thuyết chiến dịch này.
Ngoài tiềm năng của các máy bay chiến đấu hoặc máy bay trực thăng tấn công hoạt động từ các sân bay ở tiền đồn, đáng lưu ý rằng hỏa lực của tất cả đảo-đá lớn kết hợp lại – đá Chữ Thập, đá Subi và đá Vành Khăn – dường như không bằng tiềm năng hỏa lực của một chiếc tàu tuần dương Type-055 (lớp Nhận Hải), với 112 ống phóng thẳng đứng (VLS). Người ta có thể kết luận rằng các tên lửa đất đối không và chống hạm đặt trên tiền đồn chỉ đơn giản là để phòng thủ cho khu vực quần đảo Trường Sa, xét rằng có thể triển khai bất kỳ số lượng tàu tuần dương Type-055, tàu khu trục Type-052D hoặc các phương tiện chiến đấu trên khắp Biển Đông để tiến hành các cuộc tấn công. Về phần mình, đội tàu đặc nhiệm nổi trên mặt nước của Hải quân PLA có khả năng sẽ tuần tra tương đối kín đáo, khiến đối thủ khó có thể nhắm mục tiêu vì họ có thể nhận được thông tin về không gian chiến đấu do các thiết bị lắp đặt trên các đảo-đá của Trung Quốc cung cấp.
Các tiền đồn ở Biển Đông không nhất thiết nằm ở tuyến đầu trong hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Trung Quốc khi xem xét chiến dịch “phòng thủ tích cực” của PLA, và một chiến dịch tấn công nhằm vào các đối thủ đang tiến công như Hải quân hoặc Không quân Mỹ. Một số người suy đoán rằng những đường băng dài trên các tiền đồn ở Biển Đông có thể được sử dụng để mở rộng phạm vi hoạt động của máy bay ném bom của Trung Quốc. Nhiều khả năng hơn là khu vực đỗ máy bay hạn chế trên các đảo-đá sẽ dành cho máy bay ISR và các phương tiện bay không người lái. Máy bay cảnh báo sớm trên không KJ-500, máy bay tình báo điện tử Y-9JB hoặc máy bay tuần tra tác chiến/trên biển chống ngầm Y-9Q có thể phóng từ các đảo-đá và ngay lập tức nằm trong khu vực phòng không do các máy bay chiến đấu phòng thủ và tên lửa đất đối không của các tiền đồn này tạo ra. Máy bay tại tiền đồn ở Biển Đông có thời gian chờ chuẩn bị cất cánh lâu hơn vài giờ so với máy bay ở Đại lục. Những máy bay này sẽ tạo ra vùng phủ sóng radar và một lớp thông tin liên lạc trên không sử dụng các kết nối dữ liệu, sóng tầm nhìn thẳng, cung cấp tin tức tình báo trong thời gian thực cách hàng trăm dặm vượt đường chân trời trên mặt nước cho các phương tiện chiến đấu được triển khai ở vị trí tiền tuyến của Hải quân PLA.
Việc sử dụng các đảo-đá làm sân bay, nơi máy bay cất cánh từ tàu sân bay có thể chuyển hướng trong trường hợp khẩn cấp cũng có thể quan trọng trong những năm tới. Ngay cả trong thời gian chuẩn bị trước khi tham chiến, thì việc máy bay cất cánh từ tàu đã là một nỗ lực đầy thách thức. Có nhiều lý do dẫn đến việc máy bay không thể quay trở lại tàu sân bay, từ thời tiết xấu, những hỏng hóc về mặt cơ học, cho đến tổn thất trong chiến đấu. Ngay cả các cánh không quân tinh nhuệ của Hải quân Mỹ cũng hiểu rằng việc vận hành ngoài phạm vi một sân bay thuận tiện trên mặt đất là một nhiệm vụ rất rủi ro. Giả sử khoảng cách từ một tàu sân bay đến sân bay chuyển hướng là 400 hải lý, các tiền đồn của Trung Quốc có thể cho phép tàu sân bay của Hải quân PLA hoạt động trên khắp phần lớn Biển Đông trong tương lai gần. Đường băng mới do Trung Quốc xây dựng tại Dara Sakor, Campuchia có khả năng chứng tỏ rằng máy bay chiến đấu ở nước ngoài của PLA là không cần thiết nếu một tàu sân bay có thể tạo ra vùng phủ máy bay chiến đấu tấn công dưới sự bảo vệ của một quốc gia bè bạn cùng một sân bay chuyển hướng phù hợp. Ngoài ra, cho đến khi các tàu sân bay của Trung Quốc được trang bị máy phóng để hỗ trợ các máy bay điều khiển trên không phóng từ tàu sân bay và máy bay do thám lớn như KJ-600, thì hoạt động của các tàu sân bay Trung Quốc nhất định sẽ phải dựa vào máy bay trên đất liền. Ngoài việc hiện nay các căn cứ của PLA đang ảnh hưởng như thế nào đến các nước láng giềng của Trung Quốc ở Biển Đông, thì các nhà hoạch định chính sách nên xem xét những tác động địa chính trị khi một tàu sân bay Trung Quốc tiến hành tuần tra ở phía cực Nam của “đường 9 đoạn” hay trong Vịnh Thái Lan.
Khả năng phòng thủ của PLA ở Biển Đông
Một lực lượng tấn công tinh nhuệ như quân đội Mỹ có quan điểm rằng mục đích của hành động phòng thủ về cơ bản là tạo ra các điều kiện thuận lợi hơn cho hành động tấn công, và điều này cũng là châm ngôn mà PLA nhất trí. Các vũ khí và khả năng A2/AD của Trung Quốc là có thật, nhưng một lần nữa, PLA không có chiến lược phòng thủ cũng như các khả năng phòng thủ mà cuối cùng sẽ tạo điều kiện cho hành động tấn công. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn có một số khả năng phòng thủ đáng được đề cập khi chúng có liên quan đến sức mạnh thông tin và các hoạt động tấn công của PLA ở Biển Đông.
Các khả năng tàng hình của Mỹ có thể không tạo được lớp bảo vệ trước các biện pháp phòng thủ của Trung Quốc ở Biển Đông như một số người nhận định. Sau vụ tấn công B-2 sai lầm nhằm vào đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade, Nam Tư vào năm 1999, Trung Quốc đã dành 20 năm tiếp theo để tập trung vào việc đánh bại công nghệ tàng hình của Mỹ. Chống tàng hình là một trong những khả năng cần thiết trong khái niệm “ba tấn công, ba phòng thủ” của PLA xuất hiện vào đầu những năm 2000. Trung Quốc đã phát triển một số radar chống tàng hình sử dụng tần số thấp hơn khiến công nghệ tàng hình thông thường mất hiệu quả. Liệu các radar như vậy có thể tạo ra phương án tấn công máy bay tàng hình hay không vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ, nhưng đáng chú ý là Trung Quốc tuyên bố rằng công nghệ radar chống máy bay tàng hình của họ hoạt động hiệu quả và có thể thách thức điều được cho là lợi thế công nghệ đáng kể của Mỹ .
Lầu Năm Góc cũng không nên xem sự chi phối về các khả năng ngầm dưới biển là điều hiển nhiên, đặc biệt là ở Biển Đông. Hiện nay, ngay cả Trung Quốc cũng nhất trí rằng Hải quân Mỹ có lợi thế đáng kể trong công nghệ tàu ngầm. Tuy nhiên, trong môi trường hoạt động bị hạn chế ở Biển Đông và các vùng biển xung quanh, PLA có khả năng bù đắp cho những thiếu sót của họ bằng việc có nhiều thời gian và không gian tiến hành các hoạt động tác chiến chống ngầm hơn. Các tiền đồn của Trung Quốc, ngoài các tàu và máy bay đã được triển khai của PLA, về cơ bản mang đến cho Trung Quốc ưu thế trên không và trên mặt nước trên thực tế, ít nhất là trong giai đoạn đầu của bất kỳ cuộc xung đột nào ở Biển Đông. Những ưu thế đó sẽ giúp hoạt động của tàu trên mặt nước và các chuyến bay của máy bay chiến đấu chống ngầm cánh cố định của Hải quân PLA như Y-9Q không bị cản trở. Khi phải đối mặt với hệ thống dò tìm tàu trên mặt nước, hệ thống dò tìm dưới nước thả từ máy bay trực thăng và các cuộc dò tìm trên khu vực rộng lớn của các thợ săn ngầm Y-9Q của Hải quân PLA, thì tàu ngầm của Mỹ có thể tránh bị phát hiện mà vẫn tạo ra hiệu ứng động học trong phạm vi Biển Đông trong thời gian bao lâu?
Không nên đánh giá 7 đảo-đá do Trung Quốc chiếm đóng là các căn cứ riêng lẻ, độc lập, mà chúng là một hệ thống các hệ thống tích hợp ở Biển Đông. Do đó, ý kiến cho rằng các tiền đồn trên đảo-đá của Trung Quốc dễ bị tổn thương vì thiếu hệ thống có khả năng tồn tại và dự phòng là sai lầm. Như Poling đã nêu một cách rất chính xác trong bài viết của ông, các căn cứ của Trung Quốc cùng nhau tạo thành một mục tiêu “khó nhằn”.
Hoạt động xây dựng của Trung Quốc ở Biển Đông dường như phản ánh câu châm ngôn rằng số lượng chắc chắn quyết định chất lượng. Theo hình ảnh vệ tinh thương mại, trên 7 đảo-đá của Trung Quốc, có 33 đĩa vệ tinh lớn, hàng chục đĩa có khẩu độ nhỏ hơn, hơn 50 ăng-ten tần số cao và hơn 30 radar phục vụ tìm kiếm trên không và trên mặt nước. Đây là còn chưa đề cập đến ISR di động hoặc có khả năng di dời, các hệ thống thông tin liên lạc hoặc vũ khí có thể được triển khai gần như bất kỳ nơi nào trên khắp tổng cộng 13 km2 diện tích của các hòn đảo nhân tạo. Kho dự trữ dưới lòng đất có diện tích khoảng 23.225 m2 trên mỗi tiền đồn lớn có mục đích bảo vệ các hệ thống vũ khí và đạn dược. Những phép đo qua loa cho thấy mỗi đảo-đá lớn có thể dự trữ hơn 65 triệu gallon nhiên liệu trong các bể chứa dưới lòng đất để hỗ trợ các chiến dịch không được tiếp nhiên liệu trong thời gian kéo dài hàng tuần. Đối với tất cả những cuộc thảo luận về việc xây dựng đường băng trên các tiền đồn ở Biển Đông, dường như không ai xét đến những yêu cầu tác chiến ở mức độ tương đối nhỏ. Tức là, nếu PLA yêu cầu phải có một đường băng dài 1.500 m sẵn sàng chiến đấu ở Biển Đông, thì họ đã xây dựng 3 đường băng dài 3.000 m có khả năng phục hồi tác chiến cần thiết khi phải đối mặt với các cuộc tấn công.
Lập khung phân tích tương lai
Trong bất kỳ cuộc xung đột cấp độ tác chiến nào, PLA đều có ý định lôi kéo các đối thủ của mình vào một cuộc chiến khó khăn để giành được ưu thế về thông tin chiến trường. Trong khi khả năng tấn công là không thể thiếu đối với chiến tranh thông tin của PLA, thì các tiền đồn ở Biển Đông chứng tỏ sự chú trọng vào vấn đề kiểm soát thông tin của chiến lược này. Các đảo-đá chủ yếu hoạt động như “các điểm cứng thông tin”, che giấu và tạo thuận lợi cho các khả năng thông tin liên lạc và do thám quan trọng cũng như ngăn chặn kẻ địch kiểm soát thông tin. Phân tích về Biển Đông trong tương lai cần xem xét nhiều điều hơn là chỉ khả năng tồn tại của các cuộc tấn công của Mỹ nhằm vào hệ thống phòng thủ tĩnh của Trung Quốc. Việc đếm số lượng vũ khí và mục tiêu là một cách làm tắt thuận tiện để đánh giá sức mạnh về vật chất, nhưng cách tiếp cận như vậy không đánh giá được điểm mạnh của chiến lược tập trung vào thông tin của Trung Quốc.
Phân tích trong bài viết này không đưa ra đánh giá thực toàn diện về các khả năng tấn công và phòng thủ của Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông. Không nên bỏ qua bất kỳ lời khẳng định nào cho rằng các khả năng của PLA ở Biển Đông là không thể vượt qua, hoặc mối đe dọa của Trung Quốc là đáng gờm. Cả quân đội Trung Quốc lẫn Mỹ đều có những thế mạnh nổi bật cũng như những lỗ hổng nghiêm trọng. Liệu các khái niệm tác chiến tập trung vào thông tin của PLA có thể vượt trội hơn các khái niệm tập trung vào hỏa lực và tác chiến của Mỹ hay không là điều đáng tranh luận.
Các khả năng mà PLA đang phát triển ở Biển Đông cho thấy chiến lược thông tin và các khái niệm tác chiến tấn công của Trung Quốc. Chiến lược quốc phòng năm 2018 yêu cầu quân đội Mỹ phải hiểu và chống lại các khái niệm này bằng cách phát triển các khái niệm tác chiến của riêng mình. Chiến lược phòng thủ “Chiến tranh nhân dân” của Mao Trạch Đông là một dấu tích trong quá khứ. Nên xem xét cẩn thận những nguyên lý căn bản của chiến tranh thông tin, các khái niệm tác chiến tấn công của quân đội Trung Quốc, và cách thức áp dụng các khả năng ngày càng phát triển của PLA vào bối cảnh khi Trung Quốc bắt đầu mở rộng tầm với quân sự của họ ra ngoài khu vực Biển Đông.
redsvn.net/danh-gia-cac-can-cu-cua-trung-quoc-o-bien-dong/
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
'Neptune' Ukraine luyện cách đánh chìm tàu Hạm đội Biển Đen Nga
(Bình luận quân sự) - Các công trình sư Kiev có khả năng lập những kỳ công trong lĩnh vực chế tạo vũ khí mới. Nhưng Crimea vẫn có thể ngủ yên giấc
Nhân đọc ý kiến phản hồi bài 'Sea Launch' thất bại làm sụp đổ công nghiệp vũ trụ Ukraine” (DVO,7/4/2020), xin giới thiệu một cách nhìn khác về công nghiệp quốc phòng Ucraine qua bài viết với tiêu đề và phụ đề trên của chuyên gia quân sự , Đại tá hải quân Xergey Ishenko để cùng tham khảo . Bài đăng trên “Svobnodnaia Pressa” ngày 7/4/2020.
'Neptune' Ukraine luyen cach danh chim tau Ham doi Bien Den Nga
Trên ảnh: Tên lửa chống hạm "Neptun " (Ảnh: Văn phòng Tổng thống Ucraine
Trước hết, xin giới thiệu ngắn về tác giả
'Neptune' Ukraine luyen cach danh chim tau Ham doi Bien Den Nga
Đại tá hải quân Xergey Ishenko. Tốt nghiệp Học viện hải quân Biển Đen mang tên Nakhimov tại Xevastopol (Crimea). Từng là chỉ huy phân đội vũ khí tên lửa trên tàu chống ngầm cỡ lớn mang tên“Đoàn viên Thanh niên Cộng sản Ucraina” thuộc Hạm đội Biển Đen, công tác tại báo “Ngọn cờ Tổ quốc”, Phòng biên tập Học viện quân sự- chính trị mang tên Lenin, Báo “Sao Đỏ), Phục vụ tại Hạm đội Biển Bắc.
Sau đây là nội dung bài viết:
“Giữa những ngày dịch dã coronavirus kinh hoàng, trên đất Ucraine bất ngờ có một ngày hội, dù nhỏ, nhưng vẫn là một ngày hội.
Ngày 2 tháng 4, tại trường bắn Alibey phía nam tỉnh Odessa, các công trình sư Ucraine đã cho bắn thử nghiệm theo kế hoạch tổ hợp tên lửa có cánh chống hạm tốc độ cận âm tầm thấp phóng từ mặt đất R-360 của hệ thống tên lửa 360MTS “ Hải Vương Tinh” (“Neptune”).
Không phải lần thử nghiệm đầu tiên, và tất nhiên, cũng chưa phải là lần thử nghiệm cuối cùng- đợt thử nghiệm kiểu vũ khí mới này đã được triển khai từ tháng 1/2018.
Các chuyên gia quân sự Kiev đã ngay lập tức hân hoan chào mừng bằng các phát biểu. Một trong số những nhà bình luận đó, Tổng biên tập Cổng thông tin Internet Ucraina "Censor.NET" bị cấm tại Nga Iuri Butusov đã ngay lập tức thông báo cho cả nước biết về "thành tựu xuất sắc của tập thể nhiều xí nghiệp do thiên tài kỹ thuật của chúng ta Oleg Petrovich Korostelev đứng đầu".
Và: “Tiền của chúng ta, tiền của những người đóng thuế chúng ta”, đã không bị lãng phí”.
Nhưng sự phấn khởi như vậy có cơ sở không?
Chúng ta hãy trung thực và sẽ không nói về thiết kế quân sự mới nhất này của Ucraine với giọng điệu coi thường đã trở thành truyền thống, than ôi, đối với hầu hết cộng đồng các chuyên gia Nga.

Chí ít cũng bởi vì từ thời Liên Xô, trên đất Ukraine đã có một trường phái công nghệ và thiết kế- chế tạo tên lửa xuất sắc.
Vâng, đúng là họ (các công trình sư Ucraine) chưa từng bao giờ tham gia nghiên cứu thiết kế vũ khí tên lửa chống hạm. Lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu của họ- nghiên cứu chế tạo vũ khí cho Bộ đội Tên lửa Chiến lược Liên Xô (RVSN) và cho những lực lượng làm việc "trên vũ trụ".
Trong khi RVSN và lực lượng “vũ trụ” thì chỉ sử dụng tên lửa đạn đạo, chứ không sử dụng tên lửa có cánh (hành trình). Nhưng những người này chắc chắn nắm rất rõ lĩnh vực công việc của mình.
Và họ đang làm tất cả những gì tốt nhất có thể, bất chấp một thực tế là nền kinh tế bị phá nát của chính nước họ. Không ai được phép nghi ngờ chân lý này. Một cách tiếp cận khác nhau đi đơn giản là sẽ vô cùng nguy hiểm.
Cũng nguy hiểm như bất kỳ một đánh giá coi thường nào khác liên quan đến khả năng chiến đấu của đối phương rất tiềm năng này của Nga hiện nay.
Không chỉ thế, thử nghiệm lần này đã cho thấy rằng dự án tổ hợp “Hải Vương Tinh” của Ucraine được tiến hành với một tiến độ nhanh đáng kinh ngạc.
Bởi vì đến trước ngày 2/4/2020, mới chỉ tiến hành 2 lần phóng thử nghiệm trên thực địa từ bệ phóng ven biển lắp trên khung gầm xe KrAZ – một lần vào ngày 5/12/2018 và lần tiếp vào ngày 5/4/2019.
Trong khi, theo bất kỳ một tiêu chuẩn nào thì 2 lần phóng thử nghiệm đối với một tổ hợp vũ khí cực kỳ tinh vi như vậy là quá ít. Và nếu như 1 năm trước đây, quả tên lửa phóng từ “Neptune” chỉ bay trên biển được 225 km, hạ độ cao từ 300 xuống còn 10 mét, thì lần này tên lửa đã lần đầu tiên bắn trúng một mục tiêu thực sự trên biển.
Phương tiện được chọn làm mục tiêu để bắn thử nghiệm trên trường bắn Albey là một chiếc phà cũ dự án 1635. Nó có chiều dài 38 mét và chiều rộng 11 mét. Trên thực tế - đó là một sà lan chở hàng không có thủy thủ.
Mục tiêu được neo cách bờ biển 75 km. Trên boong sà lan, cũng như đối với bất kỳ một con tàu được sử dụng làm mục tiêu nào khác (Hải quân Ucraine có nhiều tàu –mục tiêu như vậy) có phủ một tấm lưới kim loại.
Ý nghĩa của tấm lưới: để trong mỗi lần thử nghiệm, nếu tên lửa bắn trúng mục tiêu thì cũng sẽ không làm chìm một con tàu- mục tiêu đắt tiền, - tên lửa chỉ cần bay phía trên tàu một vài mét và kích nổ tạo một lỗ thủng trên tấm lưới kim loại nói trên.
Đối với hải quân tất cả các nước, nếu được như vậy thì đã được chính thức công nhận bằng văn bản- lần phóng tên lửa đó đã thành công.
Và đây: vào thứ năm 2/4, các kỹ sư chế tạo "Hải vương tinh" quả thực đã thành công. Có lỗ thủng tấm lưới kim loại phía trên boong tàu và sà lan không bị tên lửa thử nghiệm đánh chìm.
Các ảnh chụp và đoạn video do các phi công điều khiển 2 chiếc Su-27 Không quân Ucraine bay bám theo tên lửa mới trên đã được chuyển giao ngay cho Kiev.
Như vậy- đội ngũ các công trình sư Ucraine, đứng đầu là Tổng Giám đốc xí nghiệp nhà nước “KB “Luch” (Kiev) Oleg Korostylev, thực sự đã giải quyết thành công nhiệm vụ khó khăn nhất đối với họ - và đã, bất chấp những nghi ngờ của các chuyên gia bi quan (chủ yếu là chuyên gia Nga), đã chế tạo được đầu tự dẫn hoàn chỉnh cho tên lửa mới này. Nếu không, quả tên lửa R-360 nói trên đã không thể đánh trúng chiếc phà mục tiêu.
Trước đây, Ucraine đã có những thành tựu gì trên hướng nghiên cứu này? Phòng thiết kế “Luch” chỉ nghiên cứu thiết kế- chế tạo và bán rất chạy đầu tự dẫn cho các tổ hợp tên lửa chống tăng và đạn pháo có điều khiển.
Nhưng (trình độ) như vậy là vẫn còn cách rất xa so với những gì cần thiết để có thể dẫn đường đến mục tiêu cho một quả tên lửa hành trình chống hạm.
Nhưng đến tháng 11 năm ngoái, tại Kiev, Công ty “Radioniks”đã lần đầu tiên cho giới thiệu đầu tự dẫn chế tạo riêng cho tên lửa R-360.
Theo diễn giải của những công trình sư tham gia chế tạo nó thì sản phẩm đầu tự dẫn cho R-360 của họ thuộc lớp đầu tự dẫn băng tần kép radar chủ động kết hợp. Nó có thể tự bắt và nhận dạng các mục tiêu trên biển ở cự ly tới 50 km.
Còn tên lửa R-360- ngay sau khi phóng nó sẽ bay về hướng tàu địch ở độ cao cực thấp khiến các radar trên tàu trên thực tế gần như không thể phát hiện được. Khi đó R-360 được điều khiển bởi một hệ thống quán tính kết hợp vệ tinh.
Khi còn cách mục tiêu khoảng 50km, tên lửa tăng độ cao lên vài trăm mét và kích hoạt đầu tự dẫn. Sau khi đầu tự dẫn nhận dạng mục tiêu cần tấn công tiêu diệt, tên lửa R-360 lại hạ độ cao và bay ở độ cao cực thấp- chỉ khoảng 10 mét trên mặt nước biển.
Như vậy, những nghiên cứu thiết kế của Kiev trên hướng này đang tiến triển khá thành công. Nhiều khả năng là như vậy, các thử nghiệm mới tiến hành ở Odessa cho thấy điều đó.
Tuy vậy, vấn đề là ở chỗ liệu tổ hợp tên lửa mới của Ucraine có thể sớm làm thay đổi một cách căn bản cán cân lực lượng trên Biển Đen và biển Azov hay không ? Và liệu những phát biểu trong lúc đang quá hưng phấn của Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quân sự, tái cơ cấu và giải trừ vũ khí Ucraine Mikhail Samus rằng:
"Ukraine cần ... phát triển vũ khí răn đe của riêng mình – đó chính là kiểu tên lửa “Neptune” có thể tấn công tiêu diệt những mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Nga" có cơ sở thực tế hay không?
Xin nói ngay: tên lửa R-360 sẽ không bao giờ có thể “tấn công vào bất kỳ chiều sâu” nào trên lãnh thổ Nga. Ít nhất cũng bởi vì cho dù sẽ sớm xuất hiện một tổ hợp “Neptune” hoàn chỉnh, thì đó sẽ chỉ là phiên bản chống hạm. Không một ai đem tên lửa như vậy bắn vào các mục tiêu trên đất liền.
Tiếp theo. Các vị có thể đã nhận ra rằng với tầm bắn tối đa được công bố của tên lửa R-360 là 300 km, nhưng chiếc sà lan làm mục tiêu lại được neo cách bờ Odessa hôm thứ năm vừa rồi chỉ 75 km? Tại sao?
Tại vì hiện Quân đội và Hải quân Ucraine không có phương tiện trinh sát vô tuyến tầm xa và phương tiện chỉ mục tiêu để có thể phóng các tên lửa ở cự ly vài trăm km. Nếu không có các phương tiện đó, đơn giản là không thể nào tìm thấy con tàu mục tiêu trên biển.
Trong trang bị của các quân đội hiện đại, những phương tiện như vậy được bố trí, trước hết, trong không gian vũ trụ gần Trái Đất. Nhưng chiếc vệ tinh vũ trụ viễn thám cuối cùng của Ucraine được phóng lên vào năm 2011. Và, sau khi làm việc trên quỹ đạo chỉ không đầy một năm rưỡi, nó đã bị hỏng và bị ‘loại khỏi vòng chiến”.
Từ năm 2017, Bộ Tổng tham mưu Các Lực lượng Vũ trang Ucraine bắt đầu triển khai xây dựng hệ thống liên lạc vệ tinh. Nhưng cho đến nay mới chỉ hoàn thành được một phần nào đó của thành tố trên mặt đất.
Có nghĩa là, đã xây dựng xong một hệ thống điều khiển nào đấy. Nhưng hoàn toàn không có gì để mà điều khiển trên quỹ đạo. Vệ tinh “Lybid” được chế tạo trong một chương trình hợp tác với Nga năm 2014, hiện đang được bảo quản tại Krasnoyarsk (Nga).

Trong một tình huống không mấy vui vẻ đó, Kiev có thể làm gì để giúp tên lửa “Hải vương tinh” mù dở ở một cự ly bắn như vậy (đến 300km)? Chỉ có thể dựa vào máy bay trinh sát.
Chức năng trinh sát trên không trong Quân đội Ucraine hiện nay được giao hoàn toàn cho An-30 (tính đến năm 2016, trong biên chế của Không quân Ucraine còn 3 chiếc An-30) và Su-24MR (còn 7 chiếc).
Nhưng máy bay An-30 không chỉ già nua mà còn là “siêu già nua”. Được chế tạo vào giữa những năm 60 của thế kỷ trước. Thêm nữa- nó được thiết kế để chụp ảnh trên không và tiến hành các công việc trắc địa.
Quân đội Ucraine phải quyết định sử dụng chúng làm phương tiện trình sát đường không, chủ yếu là do không còn cách nào khác.
'Neptune' Ukraine luyen cach danh chim tau Ham doi Bien Den Nga
Su-24MR Không quân Ucraine
Còn máy trinh sát tích hợp chiến thuật hoạt động trong mọi điều kiện thời mới hơn là Su-24MR? Kiểu máy bay là một phiên bản của máy bay ném bom chiến trường (chiến thuật) nên chức năng chủ yếu của nó là phát hiện các mục tiêu trên mặt đất.
Đối với một cuộc chiến tranh quy mô hạn chế kiểu như tại Donbass, thì nó khá phù hợp. Nhưng để dẫn đường cho tên lửa hành trình, nó không thể. Trong một trận chiến hiện đại, nó chỉ có thể đóng một vai trò rất hạn chế.

Thêm nữa, trong một trận chiến thực, trong bối cảnh Không quân chiến đấu Nga chiếm ưu thế tuyệt đối trên Biển Đen, sẽ không một ai cho phép một chiếc Su-24MR nào đó không phải của Nga bay ở đó trong một thời gian dài.
Trong khi công tác chuẩn bị phóng và dẫn đường cho tên lửa chống hạm bay tới mục tiêu cần tương đối nhiều thời gian.
Trong những tình huống như vậy, cự ly bắn tối đa được công bố của R-360 là 300 km thực sự là hơi thừa. Có lẽ, sau khi nhận ra thực tế cay đắng này, vài năm trước đây Kiev đã tuyên bố quyết định tự chế tạo máy bay AWACS - máy bay radar phát hiện từ xa và điều khiển.
Các quan chức quân sự Kiev thậm chí còn đã đặt tên cho nó - An-148DRLOU. Nhưng cho đến thời điểm này, như thường lệ, vẫn chưa một đồng Hryvnia (tiền Ucraine) nào được phân bổ cho dự án này.
Và vào tháng 10/ 2016, mọi thứ cuối cùng cũng đã được đích thân Chủ tịch Ủy ban về các vấn đề An ninh và Quốc phòng Ucraine, ông Serge Pashinsky đặt một dấu chấm hết. Ông tuyên bố thẳng:
“Chúng ta có thể nói gì về máy bay quân sự của Ucraine ? Vâng, tại sao chúng ta lại mơ mộng về chủ đề này? Ucraine không có đủ tiềm lực công nghệ cũng như tài chính để tự chế tạo máy bay quân sự cho riêng mình, ngay cả các máy bay hạng nhẹ ...
Tiềm lực của chúng ta- đó là xe bọc thép “Dozor”, là súng cối “Molot”. Đấy là hai loại vũ khí mà chúng ta đã chế tạo . Còn khi chúng ta nói đến- máy bay, tàu sân bay... thì các ngành nói trên đều đã bị hủy hoại hết rồi, tiềm lực bằng không, tiền cũng không".
Nhân tiện, nhận định trên cũng đúng với cụm từ về việc Kiev sẽ tấn công "vào sâu trong lãnh thổ Nga". Không nhẽ bằng dây ném đá. Nhưng nếu có như thế đi nữa thì những viên đá được ném từ nó cũng không bay được xa. Ngay cả khi treo dây ném đá trên khung gầm hiện đại của xe KrAZ đi nữa.
Thêm nữa. Nếu đến chúng ta mà còn hiểu được điều này- không nhẽ những người ở Kiev lại không hiểu? Không, có vẻ như gần đây họ đã hiểu. Cũng trong thông báo về chiến công liên quan đến các thử nghiệm thành công “Hải Vương tinh” như vừa nói ở trên, chính ông Yuri Butusov cũng đã nói:
“Còn bây giờ thì về những chuyện không vui. Các thử nghiệm này (R-360) đã được thực hiện theo chương trình năm 2019 và với khoản tài chính được cấp cho năm 2019.
Còn trong năm 2020 này, nhà nước chưa cấp một xu nào cho các dự án tên lửa “Neptune” và “Vilkha-M” (tổ hợp pháo phản lực phóng loạt mới của Ucraine-SP) của Phòng Thiết kế “Luch”.
Với tất cả những gì đã trên, Nga có quyền “thờ ơ” trước những gì vừa mới xảy ra trên trường bắn Alibey cạnh Odessa.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
F-22 bộc lộ trên radar rõ hơn tiêm kích thế hệ 4++
(Vũ khí) - Thừa nhận nói trên được giới quân sự Mỹ đưa ra sau khi công bố một số bức ảnh về tình trạng thê thảm của tiêm kích tàng hình F-22.
Theo Air Recognition, hiện nay trong một số đơn vị chiến đấu của Không quân Mỹ được trang bị tiêm kích thế hệ 5 F-22 nhưng đã không được bảo trì và nâng cấp đúng mức nên dẫn tới tình trạng F-22 bị xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt ở phần thân vỏ và lớp phủ tàng hình.

Chính vì vậy đã xuất hiện những hình ảnh thê thảm về F-22 với phần thân vỏ cong vênh và bị hoen rỉ, lớp sơn bên ngoài đã bị mài mòn hết... Mặc dù vậy, chúng vẫn được Không quân Mỹ sử dụng cho hoạt động huấn luyện và làm nhiệm vụ.

F-22 boc lo tren radar ro hon tiem kich the he 4++
Phần thân bỏ bị bong tróc của F-22.

"Chúng đã không còn là tiêm kích tàng hình đúng nghĩa, thậm chí những chiếc F-22 còn dễ bộc lộ trên màn hình radar hơn cả chiến đấu cơ thế hệ 4++ như Su-35 của Nga hay Rafale của Pháp", một vị đại diện của Không quân Mỹ thừa nhận.


Việc bảo dưỡng chiếc tiêm kích này tỏ ra cực kỳ vất vả khi các kỹ sư phải tiếp cận với nhiều bộ phận, chi tiết rất nhỏ nằm sâu bên trong máy bay.

Được trang bị một lớp vỏ với công nghệ hiện đại có khả năng hấp thụ sóng radar của đối phương nhưng chính lớp vỏ này lại khiến các kỹ sư bảo dưỡng phải vất vả hơn bao giờ hết vì phải tuyệt đối không được làm... xước máy bay.

Trái ngược với công việc của các kỹ sư lắp ráp và chế tạo, công việc của các kỹ sư bảo dưỡng lại là tháo ra, kiểm tra và thay thế các bộ phận đã quá tuổi hoặc đã hỏng trên chiếc chiến đấu cơ đắt tiền này.

Thực tế, việc bảo dưỡng còn khó khăn hơn nhiều so với công việc lắp ráp, chế tạo. Một vết xước trên lớp vỏ của chiếc F-22 cũng có thể khiến cho lớp vỏ này mất đi đặc tính hấp thụ sóng radar và qua đó khiến máy bay bị phát hiện bởi hệ thống radar của đối phương, chính vì vậy các kỹ sư phải tuyệt đối không được để lại bất cứ một vế xước đáng kể nào trên lớp vỏ này.

Tất cả các thiết bị trên chiếc chiến đấu cơ F-22 đều được ghi lại tên seri, ngày thay thế và khi các thiết bị này hết hạn sử dụng (thường được tính theo giờ) hoặc bị hỏng hóc thì chúng sẽ được thay mới hoàn toàn. Quá trình bảo dưỡng một chiếc F-22 tùy từng điều kiện có thể kéo dài từ vài ngay tới vài tháng.

Dù quy trình đã có nhưng không phải lúc nào và ở đơn vị nào cũng đảm bảo được quy trình bảo dưỡng dành cho F-22 như vậy. Đây chính là lý do xuất hiện hình ảnh Không quân Mỹ đang phải vận hành những chiếc F-22 hoen rỉ.

F-22 boc lo tren radar ro hon tiem kich the he 4++
Hình ảnh một chiếc F-22 khác thê thảm hơn vẫn thực hiện nhiệm vụ.

Và đây cũng là tình huống khiến F-22 bị phòng không Syria phát hiện hồi cuối tháng 7/2019 khi bay qua không phận nước này. Đại úy Mark Graff thuộc Bộ chỉ huy Trung tâm Không quân Mỹ nói:

"Phi đội F-22 có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các lực lượng liên quân trong suốt quá trình và cả sau khi chiến dịch tấn công các mục tiêu quân sự Syria được cho là có liên quan đến vũ khí hóa học.


Với những tính năng đặc biệt chỉ có ở dòng tiêm kích thế hệ 5, chiến đấu cơ F-22 giúp vô hiệu hóa mối đe dọa với vũ khí và mục tiêu quan trọng của mình, đồng thời yểm trợ từ trên không, bảo vệ cho Mỹ, đồng minh và các đối tác hoạt động dưới mặt đất".

Viên đại úy này cho biết thêm rằng nếu tình trạng thân vỏ được bảo dưỡng đúng quy trình và trong tình trạng tốt nhất, việc phát hiện F-22 bằng radar gần như là điều không thể với phòng không Syria tại thời điểm đó.


Tuy nhiên, Đại úy Mark Graff cũng như Không quân Mỹ đã không có lời giải thích nào được cho là hợp lý về tình huống tương tự hồi cuối năm 2018 khi hệ thống radar của Syria đã phát chuyến bay của F-22 từ Iraq sang Bắc Syria và ngược lại dù khi đó những chiếc tiêm kích thế hệ 5 này đang trong trạng thái tốt nhất.


F22 mỹ tàng hình đúng y như câu truyện bộ quần áo tàng hình của nhà vua ấy. Đổ bao nhiêu của cải vào cho thằng thợ dệt rồi nó bảo đứa nào phải thật trung thành, phải thật thông minh mới nhìn thấy tấm vải nó dệt đẹp thế nào, và dĩ nhiên chẳng thằng nịnh bợ nào dám nói không nhìn thấy cả, nên nhắm mắt vào tung hô thôi
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Tiêm kích MiG-21 cổ lỗ vẫn thắng siêu chiến đấu cơ F-22, trong trường hợp nào?
MiG-21 và F-22 là hai đại diện chiến đấu cơ đang hoạt động nhưng thuộc hai thái cực đối lập: MiG-21 là máy bay nhẹ nhất, rẻ nhất và cũ kỹ nhất, trong khi F-22 Raptor lại là tiêm kích tàng hình tối tân: đắt đỏ nhất, hạng nặng nhất và tinh vi nhất.


  • Tiêm kích MiG-21 ra đời từ năm 1959 và vẫn còn được Liên Xô sản xuất cho tới năm 1985. Sau thời gian đó, nó vẫn liên tục được các nước sử dụng nâng cấp. Dây chuyền sản xuất MiG-21 vẫn tiếp tục tại Trung Quốc cho tới tận năm 2013.

    Trong khi đó, tiêm kích F-22 được sản xuất trong giai đoạn 2005-2009 nhưng cũng chỉ được xuất xưởng 75% số lượng dự kiến vì chi phí hoạt động và bảo trì quá đắt đỏ. Đối với MiG-21 và các biến thể, chỉ có số ít J-7G của Trung Quốc có thể coi là đạt mức máy bay thế hệ 4, còn đa số là máy bay mang dấu ấn của thời Chiến tranh lạnh.

    Vậy đặt cạnh nhau, có thể so sánh hai chiến đấu cơ này ra sao?

    Tiêm kích MiG-21 cổ lỗ vẫn thắng siêu chiến đấu cơ F-22, trong trường hợp nào? - Ảnh 1.
    Tiêm kích F-22
    Một phân tích trên militarywatch nói F-22 như con dao mổ, còn MiG-21 có thể ví với chiếc búa tạ. Dao mổ sắc nhưng mảnh, dễ hỏng. Còn MiG-21 cực kỳ bền bỉ, có thể cất cánh nhiều lần trong ngày mà yêu cầu bảo dưỡng ở chế độ thấp nhất, hoàn toàn đối nghịch với F-22 Raptor.

    F-22 rất nhạy cảm với nước mưa và các điều kiện khí hậu cực đoan, đòi hỏi loại đường băng nhẵn như lau như ly.

    Trong khi đó, MiG-21 có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Tuy nhiên nó bị F-22 vượt qua ở hầu khắp các tính năng, từ tốc độ, tầm bay, trần bay, tính cơ động, trang bị vũ khí, radar, hệ thống tác chiến điện tử, khả năng sống sót.

    Tiêm kích MiG-21 cổ lỗ vẫn thắng siêu chiến đấu cơ F-22, trong trường hợp nào? - Ảnh 2.
    Tiêm kích MiG-21
    Và MiG-21 khó mà đảm đương việc chiếm ưu thế trên không ở thời điểm hiện nay, và không thể dùng chúng để đối địch với các tiêm kích hạng nặng tiên tiến như F-15 hay Su-27.


    MiG-21 chỉ thắng thế so với F-22 ở số lần cất cánh trong ngày và độ bền, các chỉ số vượt xa dòng tiêm kích con cưng của Mỹ và các tiêm kích khác đang hoạt động ngày nay. Khả năng cất cánh nhiều lần trong ngày cho phép MiG-21 mang theo nhiều vũ khí hơn trong một cuộc xung đột kéo dài, nếu so với F-22.

    MiG-21 có thể cất cánh hơn 20 lần/ngày để tấn công máy bay hay lực lượng mặt đất của đối phương.

    Chúng ta có thể nhìn thấy lợi thế của MiG-21 được thể hiện trong không quân Syria. Yêu cầu thấp về chế độ bảo trì đã tỏ ra rất hiệu quả so với các loại máy bay hiện đại hơn và phức tạp hơn là MiG-23 và MiG-25.

    Khi các lực lượng quân đội Syria chiến đấu với các nhóm phiến quân Hồi giáo trong hơn 7 năm, tiêm kích MiG-21 được sử dụng để xuất kích nhiều lần trong ngày, phóng/ném các loại bom đạn không đối đất nhằm vào các vị trí của đối phương.

    Khả năng xuất kích nhiều lần trong ngày của MiG-21 khiến nó trở thành thứ lý tưởng thực hiện tàn phá cấp độ tối đa cho đối phương nhưng với số máy bay ít nhất, đòi hỏi bảo dưỡng ở cấp độ đơn giản nhất.

    Trong khi máy bay F-22 đắt gấp hơn 100 lần so với MiG-21, nó tỏ ra kém hiệu quả hơn rất, rất nhiều lần khi thực hiện nhiệm vụ tương tự và có thể nằm đất nhiều tuần chỉ vì thiếu linh kiện thay thế.

    F-22 không nghi ngờ gì, là một nền tảng được yêu thích để bảo vệ không phận quốc gia, vai trò trên chiến trường do MiG-21 đảm đương không thể nên bị coi thường. Có lẽ đây chính là lý do tuy đã tồn tại hơn nửa thế kỷ, MiG-21 và các biến thể của nó vẫn còn cất cánh hàng ngày ở thời điểm hiện tại và có thể trong một số năm tới.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Tiểu liên Nga xuyên mọi loại giáp chuẩn Mỹ
(Vũ khí) - Lực lượng Vệ binh Quốc gia Liên bang Nga đã bắt đầu được trang bị khẩu tiểu liên cực mạnh SR-2MP có thể xuyên thủng mọi loại giáp cấp 2.

Theo RIA, khẩu súng SR-2MP sẽ phát huy sức mạnh và giúp xạ thủ xoay xở tốt trong môi trường tác chiến chật hẹp tại đô thị. "Vệ binh Quốc gia Nga sẽ có sự phục vụ của súng tiểu liên 9x21 mm SR-2MP trong trang bị vũ trang", thông báo của Vệ binh Quốc gia Nga cho biết.

Tiểu liên SR-2MP được thiết kế với cỡ đạn 9x21mm có khả năng sát thương rất tốt trong khoảng cách dưới 50m có thể xuyên lớp áo giáp cấp 2 (theo chuẩn Mỹ và phương Tây). Theo thiết kế súng tiểu liên được trang bị 2 ông ngắm với cự 150m và 200m.

Tieu lien Nga xuyen moi loai giap chuan My
Súng SR-2MP.
Khẩu SR-2MP là biến thể của khẩu SR-2 Veresk với ray Picatinny được thiết kế trang bị cho các đơn vị của Cơ quan An ninh Liên bang (FSB), Cơ quan Bảo vệ Liên bang Nga (FSO) và các lực lượng đặc biệt của Bộ Nội vụ.

SR-2MP được trang bị ống giảm thanh lớn triệt tiêu tiếng động khi bắn, bổ sung thêm kính ngắm, tầm bắn hiệu quả lên tới 200m, hộp tiếp đạn 20-30 viên.

Theo kế hoạch trang bị cho Vệ binh Quốc gia được Nga công bố, cùng với SR-2MP, lực lượng này sẽ được tăng cường thêm cả khẩu SR-3M với thiết kế tối tân và mạnh mẽ hơn có thể xuyên thủng mọi loại áo giáp của phương Tây hiện nay.

Khẩu SR-3M khi không lắp nòng giảm thanh, chiều dài tối đa báng gấp 410 mm. Súng được trang bị 2 loại đạn xuyên giáp 9x39 mm SP-5 và SP-6. Với 2 loại đan này giúp SR-3M có thể phá hủy áo giáp cấp 2 của đối phương từ khoảng cách lên đến 400 m và áo giáp cấp 3 ở xa 200 m.

Giống như SR-2MP, SR-3M cũng được lắp nòng giảm thanh chiến thuật, thay ray Picatinny giúp súng có thể lắp được ống ngắm quang học, kính chỉ thị điểm đỏ, đèn pin, đèn chiếu tia laser...

Mặc dù nhìn bề ngoài SR-3M không khác gì một khẩu súng tiểu liên, nhưng lại có khả năng tấn công cực mạnh nhờ đạn xuyên giáp.

Súng được trang bị rộng rãi cho các nhóm vệ sĩ bảo vệ các nhân vật quan trọng hay cho các lực lượng đảm nhận việc gìn giữ an ninh quốc gia như các lực lượng cảnh sát, các lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố, lực lượng trong Bộ nội vụ Nga và Vệ Binh Quốc gia.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố thành lập Lực lượng Vệ binh quốc gia hồi tháng 4/2016. Nhiệm vụ chính của lực lượng này là chống khủng bố và bảo đảm an toàn xã hội của người dân.

Ngoài ra, vệ binh quốc gia còn có nhiệm vụ bảo vệ những mục tiêu quan trọng và hàng hóa đặc biệt của nhà nước, hỗ trợ FSB trong đảm bảo an ninh biên giới và bảo vệ các cơ sở trọng yếu của Nga.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Iran 'bẻ khóa' thành công Patriot của Mỹ tại Iraq?
(Bí mật quân sự) - Iran được cho là đã giành quyền kiểm soát thành công đối với các hệ thống phòng không Patriot của Mỹ từ máy bay không người lái.

Theo một báo cáo, Quân đội Iran đã học được cách "bẻ khóa" từ xa đối với các hệ thống phòng không kiêm phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ.

Bằng chứng về điều này là các bức ảnh được công bố cho thấy một máy bay không người lái (UAV) của Iran bay xung quanh căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở nước láng giềng Iraq.

Các chuyên gia lưu ý rằng khi tính đến khả năng của các hệ thống phòng không Patriot của Mỹ với radar tầm xa cực nhạy cũng như tên lửa đánh chặn có tầm bắn lớn, máy bay không người lái Iran đáng lẽ ra không thể tiếp cận ở cự ly nhỏ hơn vài chục km, nhưng thực tế chiếc UAV này đã bay ngay trên đầu căn cứ quân sự Mỹ.

"Có lẽ Iran đã tìm ra phương thức tiếp cận và đánh lừa các hệ thống phòng không của Mỹ thông qua máy bay không người lái của mình. Chúng ta có thể nói về cả hệ thống Patriot và radar cảnh giới của Mỹ nói chung, vì một chiếc UAV quân sự lẽ ra không thể được tìm thấy tại bất kỳ cơ sở quân sự nào của Quân đội Mỹ", một chuyên gia nhận định.

Iran 'be khoa' thanh cong Patriot cua My tai Iraq?
Hình ảnh căn cứ quân sự Mỹ nằm dưới sự bảo vệ của tổ hợp tên lửa phòng không Patriot được máy bay không người lái Iran áp sát và chụp lại
Các chuyên gia chú ý đến thực tế là một tình huống tương tự đã được quan sát trong không phận của Saudi Arabia, nơi máy bay không người lái của Quân đội Iran bay ngay trên đầu các cơ sở chiến lược của Riyadh, nhưng không được phát hiện bởi bất kỳ hệ thống phòng không nào.

Trước đó cũng có những hình ảnh cho thấy máy bay không người lái Iran áp sát tàu sân bay Mỹ khi nó tiến vào eo biển Hormuz ở cự ly nguy hiểm mà đáng lẽ ra các hệ thống phòng không Mỹ hoàn toàn có quyền bắn hạ nó, nhưng điều này cũng không xảy ra.

Chính xác thì làm cách nào Quân đội Iran có thể "bẻ khóa" các hệ thống phòng không tối tân của Mỹ thì vẫn chưa được biết rõ.

Nhưng cần lưu ý rằng hiện tại kho vũ khí của đất nước Hồi giáo này có số lượng hệ thống tác chiến điện tử tương đối lớn, rất có khả năng và đóng vai trò then chốt trong việc xử lý hệ thống phòng không của Mỹ.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Military Watch: MiG-31 không cho F-22 bất kỳ một cơ hội nào

Xin giới thiệu bài tổng hợp ngắn các nhận định của Tạp chí quân sự Mỹ Military Watch với tiêu đề trên của tòa soạn Báo 'Bình luận quấn sự' Nga
Bài đăng trên báo này ngày 8/4/2020. Ảnh và phần trích dẫn in nghiêng là của “Bình luận quân sự”.



Tạp chí quân sự Mỹ Military Watch mới đăng tải một bài báo so sánh F-22 Mỹ và MiG-31 Nga với những nội dung chính sau:
Máy bay tiêm kích F-22 "Raptor" (“Chim ăn thịt”) được đưa vào trang bị cho Không quân Mỹ năm 2005 và từ đó đến nay vẫn được coi là máy bay tiêm kích chiếm ưu thế trên không hiện đại nhất của Phương Tây.
Dự án “Chim ăn thịt” được triển khai từ cuối những năm 1970- F-22 có sứ mệnh phải khôi phục lại những ưu thế đã mất của Không quân Mỹ.
Trước đó, chức năng chiếm ưu thế trên không được giao cho các máy bay tiêm kích F-15C “Eagle”, - nhưng sau đó, khi các máy bay tiêm kích Su-27 và MiG-31 Liên Xô xuất hiện, ưu thế trên không của Mỹ đã không còn nữa.
Máy bay MiG-31 được Phương Tây tặng cho biệt danh là “Fox Hound" (“Chó săn chồn”).
Trong khi F-22 là máy bay tiêm kích Phương Tây nặng nhất và có khả năng chiến đấu tốt nhất, thì MiG-31 với các phiên bản mới nhất là BM và BSM cũng được công nhận là kiểu máy bay phản lực chuyên không chiến của Nga hiệu quả nhất.
Với trọng lượng khoảng 29.400 kg, F-22 vẫn giữ được “danh hiệu” máy bay tiêm kích Phương Tây nặng nhất và nó được trang bị một trong những kiểu radar lớn nhất và hiện đại nhất của Phương Tây- radar AN / APG-77 với trọng lượng gần 554 kg.
Tuy nhiên, nếu đem so với máy bay dù là hạng nặng F-22 “Raptor”, MiG-31 sẽ là một máy bay chiến đấu cực kỳ nặng và cực kỳ mạnh.
Với trọng lượng hơn 41.000 kg, “Chó săn chồn” được trang bị radar “Zaslon” nặng tới 1.500 kg- radar “Zaslon” của MiG-31 có cự ly phát hiện và bám mục tiêu xa hơn nhiều so với “đối tác nhỏ hơn” của nó trên F-22 (radar AN / APG-77).
Khi so sánh các khả năng chiến đấu trên không của MiG-31 và F-22, ông Valentin Stepanov, nguyên Phó Tổng công trình sư từ năm 1971 đến 1999 và hiện đang là Giám đốc Trung tâm Tư vấn Kỹ thuật của Phòng Thiết kế Mikoyan đã nhận định rằng:
“Hiện nay, người Mỹ đã thừa nhận rằng nếu có một máy bay nào đó có thể so sánh được với F-22, thì đấy chính là MiG-31. Thứ nhất, MiG-31 có radar mạnh hơn. Thứ hai, nó có tải trọng lớn hơn, các tên lửa của nó có các tính năng kỹ-chiến thuật hoàn thiện hơn.
Thêm nữa, MiG-31 có tốc độ bay nhanh hơn rất đáng kể so với (tốc độ của) F-22. Không gian đánh chặn chủ động của nó rộng hơn. MiG-31 thực sự là máy bay đánh chặn đa năng nhất với các khả năng tác chiến tốt nhất trên thế giới”.
Về nhận xét này của Valentin Stepanov, Military Watch viết:
“Mặc dù những bình luận của Valentin Stepanov đã lờ đi những ưu thế khách quan của F-22, nhưng dù sao chúng cũng cho chúng ta một số hình dung về những điểm mạnh của MiG-31.
Tuyên bố của Stepanov đã được đưa ra từ cách đây tương đối lâu, từ trước khi xuất hiện các phiên bản mới nhất của MiG-31 là MiG-31BSM và MiG-31BM, trong khi từ đó đến nay các khả năng tác chiến của “Raptor” không thay đổi nhiều.
Còn nếu so sánh vũ khí tên lửa “không đối không” của hai máy bay, có thể nói ngắn gọn như sau: F-22 mang 6 tên lửa AIM-120D AMRAAM có tầm bắn 180 km, 2 tên lửa tầm ngắn AIM-9X trong khoang chứa vũ khí. Tải trọng tác chiến tương đương với tải trọng tác chiến của “người tiền nhiệm” F-15C và gấp đôi so với F-35A.
Còn MiG-31 Nga- nó được trang bị 6 tên lửa tầm xa R-37 (cự ly bắn tới 300 km), 2 tên lửa tầm ngắn R-73 (tầm bắn 40 km). Chưa hết, tên lửa R-37 Nga có quyền tự hào về tốc độ siêu thanh của mình- tới 6 Mach.
Hơn nữa, “Chó săn chồn” MiG-31 là máy bay chiến đấu nhanh nhất thế giới, có khả năng hoạt động ở độ cao > 21 km với tốc độ trên 2,8Mach. Tốc độ cao như vậy cho phép MiG-31 phóng tên lửa có động năng lớn hơn đáng kể so với tên lửa của F-22, và đảm bảo cho cự ly bắn của tên lửa của mình xa hơn”.
Và cuối cùng, “Military Watch” kết luận:
“Ngay cả khi chúng ta tính đến những lợi thế không thể bàn cãi của F-22, mà cụ thể- đó là khả năng tàng hình, thì đối với MiG-31, khả năng này (của F-22) cũng không thành vấn đề.
Radar khổng lồ của MiG-31 sẽ tìm thấy "cây kim trong đống rơm", và sẽ không để cho máy bay tiêm kích Mỹ "bất kỳ một cơ hội nào".

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Zircon Nga sẽ không thể đánh chìm hết...110 tàu chiến Mỹ

Nhân đọc bài “Nga sắp nã tên lửa siêu thanh “Zircon” vào đâu” (DVO,9/4/2020), lại xin giới thiệu tiếp loạt bài chuyên đề về vũ khí- trang bị kỹ thuật quân sự với tiêu đề và phụ đề trên của chuyên gia quân sự Nga, kỹ sư Vladimir Tuchkov. Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 23/3/2020.
Zircon Nga se khong the danh chim het...110 tau chien My
Trên ảnh: phóng tên lửa hành trình chính xác cao “Kalibr” từ tàu khu trục “Đô đốc Gorshkov” vào các mục tiêu trên đất liền trong cuộc tập trận chỉ huy- tham mưu chiến lược “Grom-2019” (“Sấm sét-2019”) .Ảnh chụp màn hình: Bộ Quốc phòng Liên bang Nga / TASS)
Tên lửa chống hạm siêu thanh phóng từ (tàu) biển 3M22 “Zircon” đang trong giai đoạn chuẩn bị để bàn giao và trang bị cho Hải quân Nga.
Đã có lúc, “cấp trên” hứa rằng Hải quân Nga sẽ sở hữu loại vũ khí không thể đánh trả này trong năm 2018. Bây giờ thì lại khấp khởi hy vọng vào năm 2021 hoặc năm2022. Nhưng nói cho cùng, chuyện này cũng hoàn toàn có thể hiểu được:
Đây là một kiểu tên lửa độc nhất vô nhị, trên thế giới chưa từng tồn tại mẫu tên lửa nào tương tự, chính vì thế mà trong quá trình thiết kế và thử nghiệm nó sẽ phát sinh những bất ngờ khó chịu không một ai có thể tính trước được.
Một nguồn tin của RIA “Novosti” làm việc trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga mới cho biết là lần thử nghiệm “Zircon” sắp tới, và cũng là lần thử nghiệm đầu tiên trong năm nay sẽ được tiến hành vào mùa xuân năm nay (các tháng 3,4,5-ND).
Cũng như với lần thử nghiệm cuối năm ngoái, tên lửa siêu thanh “Zircon” sẽ được phóng từ tàu khu trục Dự án 22350 “Đô đốc Gorshkov” nhằm vào các mục tiêu trên đất liền.
Thêm nữa, đây sẽ là lần thứ hai tên lửa được phóng trong điều kiện thực tế, có nghĩa là được phóng từ biển- tất cả các lần thử nghiệm trước đó đều được thực hiện từ các bệ phóng trên mặt đất.
Cũng có thông tin rằng sau lần phóng thử nghiệm “Zircon” mùa xuân này, sẽ còn tiếp tục tiến hành một số lần phóng thử nghiệm khác nữa.
Chủ đề này cũng đã được Tư lệnh Hạm đội Phương Bắc, Phó đô đốc Alexandr Moiseev đề cập tới trên báo “Krasnaya Zvezda” (báo “Sao Đỏ”- Cơ quan ngôn luận chính thức của Bộ Quốc phòng Nga-ND).
Khi trả lời phỏng vấn nhân Ngày Truyền thống thủy thủ tàu ngầm (Ngày 19 tháng 3 hàng năm-ND), ông có nói rằng trong tương lai rất gần, các tàu ngầm của Hạm đội Phương Bắc cũng sẽ tham gia thử nghiệm vũ khí siêu thanh.
Và mặc dù vị Tư lệnh Hạm đội này không cung cấp thêm bất kỳ một thông tin chi tiết nào nữa, nhưng ai cũng biết- kiểu tên lửa được thử nghiệm trên tàu ngầm sắp tới là tên lửa chống hạm “Zircon”.
Cũng rõ ràng là các lần phóng thử nghiệm từ tàu ngầm sẽ do tàu ngầm hạt nhân đa năng K-560 “Severodvinsk” Dự án 885 “Yasen” đảm nhiệm. Bởi vì tên lửa “Zircon” đã được lên kế hoạch trang bị cho các tàu dự án này.
Tàu “Severodvinsk” bắt đầu trực chiến năm 2018 và hiện vẫn là chiếc tàu ngầm duy nhất của dự án này. Thêm 3 tàu chiếc dự án 885 nữa sắp đóng xong và bàn giao cho Hải quân Nga: tàu K-561 “Kazan”, K-573 “Novosibirsk” và K-571 “Krasnoyarsk”.
Zircon Nga se khong the danh chim het...110 tau chien My
Tàu ngầm hạt nhân đa năng K-560 “Severodvinsk” Dự án 885 “Yasen”.
Tên lửa “Zircon” cũng sẽ được trang bị cho các tàu tuần dương hạt nhân hạng nặng mang tên lửa chiến lược Dự án 1144 “Orlan” – đó là các tàu “Đô đốc Nakhimov” và “Piot Đại đế”.
Tuy nhiên, đây là chuyện của tương lai. Bởi vì tàu “Nakhimov” vẫn đang được sửa chữa và hiện đại hóa từ hơn 10 năm nay. Và nó sẽ sẵn sàng quay trở lại hàng ngũ, trong trường hợp mọi việc phát triển theo kịch bản lạc quan nhất- thì cũng phải vào năm 2022.
Còn về những gì liên quan đến “Piot Đại Đế” thì tàu này sẽ được đưa đi sửa chữa và hiện đại hóa ngay khi tàu “Nakhimov” giải phóng ụ nổi (sửa chữa hiện đại hóa xong). Bộ Quốc phòng Nga với tinh thần lạc quan truyền thống đã lên kế hoạch sửa chữa và nâng cấp xong tàu “Piot Đại Đế” trong thời hạn 3 năm.
Chính vì vậy, trong tương lai gần, những tàu nổi làm phương tiện mang vũ khí siêu thanh sẽ là các khinh hạm mang tên lửa có điều khiển Dự án 22350. Và tàu “Đô đốc Gorshkov” đã và sẽ là tàu chịu trách nhiệm thử nghiệm tên lửa.
Thực ra, trong các kế hoạch sử dụng “Zircon” của Hải quân còn có thêm một con tàu nữa- tàu này có thể hoạt động ở bất cứ điểm nào trên các Đại dương, đó là tàu khu trục hạt nhân “Leader”.
Nhưng đây sẽ là một khúc ca (nguyên văn) thậm chí còn dài hơn cả bài hát hiện đại hóa tàu tuần dương hạt nhân hạng nặng mang tên lửa chiến lược “Piot Đại đế” như vừa nói.
Vấn đề là ở chỗ dự án sơ bộ tàu này đã có từ khá lâu, nhưng Bộ Quốc phòng Nga vẫn chần chừ không bật đèn xanh để triển khai dự án thiết kế chi tiết đóng con tàu khu trục với kinh phí hơn 100 tỷ rúp này. Với số tiền đó, thừa đủ để đóng 5 chiếc tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa chiến lược lớp "Borey".
Có rất ít thông tin về “Zircon”, vì hầu hết các tính năng kỹ- chiến thuật của loại vũ khí độc đáo này đều được đóng dấu “tuyệt mât”. Chỉ biết rằng đến nay, tên lửa có thể đạt tốc độ 8 M. Cự ly bắn - 400-600 km.
Chiều dài- 6-8 mét. Trọng lượng đầu tác chiến- 300-400 kg. Tên lửa có thể được phóng từ bệ phóng đa năng 3S14 vẫn đang được sử dụng để phóng các tên lửa chống hạm “Granit” và “Oniks” hiện có trong trang bị.
Tình báo Mỹ cho rằng các lần thử nghiệm bay của tên lửa “Zircon” đã được bắt đầu vào mùa xuân năm 2016. Cho đến năm ngoái, tất cả các vụ phóng được thực hiện từ bệ phóng trên mặt đất. Nhưng đến cuối năm 2019, “Zircon” đã ra biển như đã nói.
Nhưng từ trước đó nữa, Bộ Tư lệnh NATO đã bắt đầu tìm cách loại bỏ khỏi đầu những suy nghĩ u ám về cách làm thế nào để bảo vệ các tàu của mình trước các cuộc tấn công của tên lửa siêu thanh “Zircon”.
Nếu như tên lửa cận siêu thanh Kh-32 Nga có khả năng chọc thủng hệ thống phòng thủ chống tên lửa “Aegis” cực mạnh bảo vệ các cụm tàu sân bay tấn công với xác suất là 0,8, thì với “ Zircon”, tình hình sẽ thực sự là một “thảm họa”.
Những người thể hiện sự nhanh nhạy nhất về chuyện nay trong khối NATO là các đô đốc người Anh.
Tại một trong những cuộc họp của các quan chức cao cấp nhất Hải quân Hoàng gia Anh mới đây, đã có một số vị đưa ra ý tưởng: cần phải giữ các tàu của Hải quân Hoàng gia Anh cách các phương tiện mang tên lửa siêu thành Nga ở cự ly lớn hơn tầm bắn của “Zircon”.
Còn tại Mỹ lại khác, họ cho rằng người Nga sẽ không thể sản xuất một số lượng đủ nhiều tên lửa như vậy để có thể tạo ra một đe dọa thực sự cho Hải quân Mỹ.
Quả đúng vậy, việc đánh chìm 11 tàu sân bay, 9 tàu đổ bộ đa năng, 22 tàu tuần dương mang tên lửa có điều khiển và 69 tàu khu trục mang tên lửa có điều khiển là một “sứ mệnh” khá khó khăn, nếu tính đến khả năng rất hạn chế của Nga trong việc sản xuất hàng loạt các vũ khí triển vọng như “Zircon”.
Dù vậy, Hải quân Hoa Kỳ cũng không hề có ý định “hiến tế” cho “Zircon” dù chỉ là một phần rất nhỏ trong lực lượng tàu mặt nước của mình.
Vì không có khả năng đánh chặn các tên lửa siêu thanh với một hiệu quả cần thiết, Bộ Tư lệnh Hải quân Mỹ đã soạn thảo một một chiến lược, mà theo đó, trước hết cần phải đối phó hiệu quả với chính các phương tiện mang những tên lửa siêu thanh Nga đó.
Và các phương tiện mang, như đã nói, là các tàu mặt nước và tàu ngầm. Vì vậy, Mỹ sẽ sử dụng các đòn tấn công bằng ngư lôi và tên lửa từ cự ly vượt quá tầm bắn của “Zircon”.
Về những gì liên quan đến những tàu nổi Nga sẽ được trang bị “Zircons” và có khả năng hoạt động ở vùng biển xa tạo ra mối đe dọa cho Hải quân Mỹ, thì số lượng những tàu như vậy rất không nhiều.
Vì vậy, các máy bay AWACS Mỹ trong biên chế các tàu sân bay và các cụm vệ tinh trinh sát không được phép rời mắt khỏi những tàu Nga này. Một nhiệm vụ không quá phức tạp đối với người Mỹ.
Nhưng còn nhiệm vụ không cho phép các tàu nổi- phương tiện mang “Zircon” đối phương tiếp cận các tàu Mỹ đến cự ly có thể phóng tên lửa- sẽ phức tạp hơn một chút.Tuy nhiên, vẫn hoàn toàn có thể giải quyết được bằng cách sử dụng không quân hạm (trên tàu): bán kính tác chiến của cả F / A-18E, F-35B và F-35C đều vượt quá 700 km.
Zircon Nga se khong the danh chim het...110 tau chien My
Máy bay F-35B trên tàu đổ bộ USS Wasp của Mỹ
Còn các tàu ngầm- phương tiện mang “Zircon”, thì chúng “kín đáo” hơn rất nhiều. Chỉ có thể phát hiện được chúng bằng cách sử dụng máy bay chống ngầm,- những máy bay này ném các phao thủy âm chủ động và thụ động xuống những khu vực được cho là nơi tàu ngầm đối phương sẽ phóng tên lửa.
Thông tin nhận được từ các phao về tình huống dưới nước qua kênh liên lạc vô tuyến với máy bay sẽ được hệ thống xử lý thông tin trên máy bay chống ngầm tiếp nhận và xử lý. Trong trường hợp phát hiện tàu ngầm và xác định được tọa độ của nó, máy bay chống ngầm sẽ sử dụng ngư lôi, tên lửa và bom sâu để tấn công tiêu diệt tàu ngầm.
Và rất nhiều khả năng là chiến lược "săn phương tiện mang vũ khí siêu thanh” của Mỹ đã bắt đầu được “đưa vào cuộc sống”. Có thể rút ra kết luận như vậy căn cứ vào việc, ta lấy ví dụ, như trong năm nay Hải quân Mỹ đã “đột nhiên” đặt mua một số lượng rất lớn các phao thủy âm.
Tuy nhiên, trong một tình huống như vậy, Nga cũng không ngồi yên. Nga khẩn cấp đưa vào thử nghiệm tổ hợp “phao chống phao” “Burak-M” (chúng tôi đã giới thiệu một bài viết về chủ đề này cũng của Vladimir Tuchkov với tiêu đề “'Yasen' Nga đánh bại máy bay săn ngầm Poseidon bằng phao Burak-M”-DVO, 21/3/2020-ND) để trang bị cho các tàu ngầm Nga.
Tổ hợp “Burak-M” sẽ chế áp liên lạc vô tuyến giữa các phao thủy âm và máy bay chống ngầm Mỹ .

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Yếu tố quyết định cuộc đấu xe tăng
(Vũ khí) - Các xe tăng có và không có hệ thống nạp đạn tự động (AZ) có những ưu, nhược điểm riêng của mình.

Trong khi chủ yếu các xe tăng Liên Xô/Nga sử dụng hệ thống nạp đạn tự động (AZ), thì đa số xe tăng do Mỹ và châu Âu sản xuất không được trang bị hệ thống này, nhưng vẫn có số ít loại sử dụng AZ.

Vậy, các loại xe tăng này có những ưu điểm và nhược điểm gì?

Yeu to quyet dinh cuoc dau xe tang
T-90Vladimir Nga và M1A2 Abram của Mỹ là đại diện tiêu biểu cho 2 dòng tăng có và không có AZ
Xe tăng có hệ thống nạp đạn tự động

Hệ thống tự động nạp đạn (AZ) vẫn là một trong những bí quyết chính của xe tăng Liên Xô, và sau đó là xe tăng Nga và Ukraine. Trong khi đó, phần lớn xe tăng của các nước NATO cho đến nay vẫn đang nạp đạn pháo thủ công vào nòng pháo.

Giống như bất kỳ cơ chế nào, AZ có cả ưu điểm và nhược điểm.

Về ưu điểm:

Thứ nhất:
Do không phải nạp đạn bằng tay, có thể giảm kích thước xe và gia tăng khả năng bảo vệ của lớp vỏ giáp;


Thứ hai: Tốc độ bắn của xe tăng tăng lên đáng kể; ví dụ như xe tăng Leclerc có hệ thống nạp đạn tự động với tốc độ 12 viên/phút hay mỗi viên chỉ mất 5 giây.

Thứ ba: Nạp đạn tự động làm loại trừ nguy cơ xảy ra lỗi do yếu tố con người.

Tóm lại, hệ thống tự động nạp đạn (AZ) tạo điều kiện thuận lợi cho công việc của đội xe tăng, cắt giảm số người trên xe, rõ ràng là cơ cấu cần thiết trong một chiếc xe tăng hiện đại. Đây chính là một trong những ưu điểm nổi bật của xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 của Nga.

Ví dụ như ưu thế của xe tăng sử dụng AZ được thể hiện rõ nét trong cuộc chiến tranh sáu ngày năm 1967 ở Trung Đông. Trong một trận đấu tăng, một chiếc AMX-13 (Pháp sản xuất) của Israel đã tiêu diệt bảy chiếc M48 (Mỹ chế tạo) của Jordan, với cách thức là bắn cháy lần lượt hết chiếc này sang chiếc khác.

Về nhược điểm:

Thứ nhất:
Nhược điểm chính của bộ nạp tự động là khó khăn trong việc bổ sung đạn sau khi đã bắn hết đạn trong băng chuyền;

Thứ hai: Các viên đạn kích có thước tương đối nhỏ được đặt trong băng chuyền, xe tăng không có khả năng sử dụng các loại đạn có chiều dài lớn hơn.

Yeu to quyet dinh cuoc dau xe tang
Khác với phần lớn xe tăng Mỹ-NATO, AMX-56 Leclerc của Pháp được trang bị AZ
Tóm lại, việc không thể bổ sung đạn dược đối với các xe tăng sử dụng hệ thống tự động nạp đạn khiến nó bắn hết đạn là phải chạy trốn. Nhưng trên chiến trường rộng, nhiều phương tiện và vũ khí chống tăng cơ động, xe tăng AZ rất dễ biến thành tấm bia ngắm bắn của đối thủ.

Khuyết điểm này cũng được thể hiện rõ trong cuộc chiến Trung Đông 1967, điểm trừ của các xe tăng AMX-13 có AZ của Pháp là khó khăn trong việc bổ sung đạn dược. Vì điều này, xe tăng Israel với vỏ thép mỏng khi bắn hết đạn đã phải nhanh chóng chạy khỏi chiến trường.

Để bù đắp khuyết điểm chí mạng này, xe tăng trang bị AZ cần nhiều hơn các hệ thống phòng vệ chủ động, các biện pháp đối phó quang điện tử và các công nghệ tiên tiến khác. Đó là lí do cả Liên Xô/Nga và Israel rất chú trọng tới các hệ thống phòng vệ chủ động trên xe tăng.

Xe tăng nạp đạn thủ công

Hiện nay, phần lớn các xe tăng theo trường phái phương Tây không được trang bị hệ thống nạp đạn tự động, đạn pháo được nạp đạn thủ công, nên cần có người chuyên thực hiện việc này trong thành phần tổ xe; dẫn đến đội xe gồm ít nhất bốn thành viên, bao gồm cả người nạp đạn.

Người nạp đạn thường ngồi bên cạnh và đối mặt với khẩu pháo, tự tay rút ra một viên đạn cần thiết (thường là một phát bắn đơn nhất) từ chỗ chứa, đẩy vào nòng súng và thông báo cho chỉ huy về việc sẵn sàng khai hỏa. Mặc dù phải thêm một ngưới so với xe tăng có AZ nhưng những ưu điểm của phương pháp này cũng rất rõ ràng.

Ưu điểm:

Thứ nhất:
Tất cả các viên đạn đều nằm trong khoang chứa, tách riêng ra khỏi đội xe, làm tăng tỷ lệ sống sót nếu bị đối phương bắn trúng.

Thứ hai: Không có hạn chế trong việc sử dụng đạn có kích thước dài hơn đạn thông thường.

Yeu to quyet dinh cuoc dau xe tang
Xe tăng M1A2 Abram của Mỹ được nạp đạn thủ công

Thứ ba: Thành viên thứ tư của đội xe giúp thêm cho việc bảo trì máy móc và khiến tốc độ nạp đạn cũng không quá chậm.

Nhược điểm:

Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng xe tăng nạp đạn thủ công cũng có nhiều nhược điểm.

Thứ nhất: Người nạp đạn có thể mệt mỏi về thể chất, sử dụng đến một nửa cơ số đạn, sẽ có ảnh hưởng xấu đến tốc độ bắn.

Thứ hai: Khi lái một chiếc xe vượt địa hình gồ ghề, thao tác trong không gian rất chật hẹp, lính tăng có thể bị những chấn thương lãng xẹt.


Thứ ba: Những chiếc xe tăng loại này có bốn thành viên, thường có tháp pháo khá lớn, khiến chiếc xe dễ bị đối phương phát hiện.

Kết luận:

Cả hai loại xe tăng có và không có hệ thống nạp đạn tự động đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Vậy yếu tố nào quyết định quyết định đến kết quả của một cuộc đấu tăng?

Mặc dù có những ưu nhược điểm khác nhau về mặt trang bị, nhưng theo kinh nghiệm trong các cuộc xung đột vũ trang nửa sau thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, kết quả của các cuộc đấu tăng không chỉ dựa vào mình chiếc xe tăng, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Yếu tố quan trọng đầu tiên là những người hiểu rõ mình chiến đấu vì điều gì, có thần kinh mạnh mẽ sẽ là người có cơ hội chiến thắng cao hơn.

Ngoài ra, kíp xe nào hiểu rõ về trang bị của mình, sử dụng nó một cách hiệu quả; tương tác tốt với các xe tăng và lực lượng khác, sẽ giành chiến thắng cuối cùng. Khi đó, việc nạp đạn vào nòng pháo xe tăng bằng cách nào đã không còn quá quan trọng nữa.


Lời bình của độc giả DVO

Thời đại 4.0 mà vẫn nạp đạn bằng cơm thì do trình độ tự động hoá kém chứ lý do lý trấu gì. Nạp đạn bằng cơm chẳng có một ưu điểm nào cả,thứ nhất M1 vẫn banh xác dù thùng đạn để riêng,quan trọng là giáp tốt chứ giáp kém thì thùng đạn để đâu cũng banh xác thôi,thứ hai nạp đạn tự động không hạn chế kích thước như Huy Bình nói,thứ 3 không ai bảo trì khi lâm trận cả,bảo trì đã có máy móc thiết bị của xe hộ tống lo rồi.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top