[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,073
Động cơ
146,039 Mã lực
Chạm trán phòng không Nga-TQ, tiêm kích F-15EX mới nhất của Mỹ cầm chắc "án tử"?

QS | 18/10/2019 01:15 PM

1



Máy bay chiến đấu hạng nặng F-15EX


Mặc dù sở hữu khả năng tàng hình và những cải tiến công nghệ khác, phiên bản tiêm kích mới nhất F-15EX của Mỹ vẫn dễ bị tổn thương trước các hệ thống phòng không Nga và Trung Quốc.


Theo bài viết đăng ngày 16/10 trên hãng tin Sputnik, kết luận này được các chuyên gia trên tạp chí quân sự National Interest đưa ra sau khi so sánh hiệu quả giữa F-15EX và F-35.

Báo Mỹ: PK Nga-Trung có thể bắn hạ F-15EX ở cách 200 km trở lên

Máy bay chiến đấu hạng nặng F-15 Eagle (Đại bàng) của Mỹ có 2 nhiệm vụ chính. Trong thời bình, chúng thực hiện chức năng đánh chặn như tuần tra biên giới trên không của đất nước, ngăn chặn và bay kèm máy bay quân sự các quốc gia khác bay gần không phận.

Trong trường hợp chiến tranh, "Đại bàng" cần phải giành được quyền tối thượng trên không khi chiến đấu với tiêm kích đối phương. Các nhiệm vụ tương tự được đặt ra đối với máy bay chiến đấu hạng nặng của Nga Su-27/30/35 .

Hãy tưởng tượng một cuộc đấu tay đôi giữa F-15 và Su-30/35. Mặc dù có radar mạnh hơn, F-15 rất khó để đánh bại Sukhoi ở khoảng cách xa. Máy bay chiến đấu Nga được trang bị tốt hơn về chiến tranh điện tử, có thể "làm điên đầu" đối thủ bằng các tên lửa không đối không và nếu cần có thể vòng tránh chúng.

Và trong trận chiến cơ động ở cự ly gần - người Mỹ có rất ít cơ hội chiến thắng: động cơ Su-30 và Su-35 có điều khiển hướng lực đẩy khiến cỗ máy Nga trở nên siêu cơ động (Theo Sputnik, không phải ngẫu nhiên các chuyên gia phương Tây, khi nhìn thấy Su-35 hoạt động, đã nhất trí tuyên bố: máy bay chiến đấu Nga bác bỏ tất cả các định luật khí động học và vật lý nói chung).

Còn đối với hệ thống tìm kiếm mục tiêu quang điện tử của Sukhoi, công nghệ tàng hình không phải là một trở ngại.


Máy bay chiến đấu đa năng Su-35 của Nga tại Triển lãm Hàng không và Vũ trụ Quốc tế MAKS-2019. Ảnh: Sputnik

Nói cách khác, kết quả của trận chiến sẽ phụ thuộc vào kỹ năng và "tinh thần thép" của các phi công. Phi công F-15 sẽ thật giỏi nếu không "tự mình rơi vào bẫy" và thoát khỏi cuộc xung đột một cách toàn vẹn.

Phi công Su-30/35 cũng rất cừ nếu có thể sử dụng tất cả các khả năng máy bay của mình. Có nghĩa tình huống sẽ giống với các trận không chiến giữa F-4 Phantom và MiG-21 trên bầu trời Việt Nam , nhưng ở một cấp độ công nghệ khác.

Những nhà phát triển đang cố gắng thể hiện F-15EX như một đối thủ xứng tầm với máy bay chiến đấu đa năng F-35 thế hệ 5. Họ cho biết "Đại bàng" phiên bản mới có thể hoạt động chống lại hệ thống phòng thủ đối phương và "quét sạch" bầu trời.

Còn F-35, như đã biết, không phải là máy bay tiêm kích: khi gặp đối thủ nghiêm túc, các phi công "tàng hình" được khuyên không nên tự mình tham gia không chiến, rút đi dưới sự bảo vệ của F-22 hoặc của F-15.

Tuy nhiên, khả năng tàng hình của F-15EX mà McDonnell Douglas tuyên bố, không có nghĩa là máy bay không nhìn thấy được trên radar phòng không.

Trong trường hợp tốt nhất, lớp phủ tàng hình sẽ làm giảm khoảng cách phóng tên lửa phòng không. Tệ nhất nếu đối thủ sử dụng radar tầm xa băng sóng không tiêu chuẩn hoặc còn được gọi là "radar bistatic" (như Barrier-E của Nga - Sputnik), thì công nghệ tàng hình hoàn toàn không giúp ích gì.

Bản chất của radar bistatic như sau: các cột tiếp nhận và truyền phát của trạm radar như vậy được phân bố rộng rãi. Chúng quét các vật thể nằm giữa chúng và tạo thành một hàng rào radar. Giao điểm của rào chắn này với mục tiêu trên không được xác định bất kể sự hiện diện của lớp phủ tàng hình trên mục tiêu.


Máy bay F-35. Ảnh: Không quân Mỹ

Hiện tại Nga, Trung Quốc và khách hàng mua vũ khí của họ đang lấp đầy thế giới bằng các hệ thống phòng không mạnh mẽ có khả năng bắn hạ F-15EX ở khoảng cách 200 km trở lên. Để sống sót, tiêm kích phải sử dụng cách ngụy trang điện tử để tự che chắn và cố gắng tiêu diệt radar bằng tên lửa tầm xa mà không đi vào vùng hỏa lực phòng không đáp trả.

Đây là một công việc khó khăn, nguy hiểm mà không có sự đảm bảo thành công. Hiện không thể nói về việc sử dụng hàng loạt máy bay chiến đấu vào đầu cuộc chiến - như trong chiến dịch “Bão táp Sa mạc”, theo National Interest.

Chuyên gia Nga nói gì?

Sputnik đã yêu cầu chuyên gia hàng không Nga, phó tiến sĩ khoa học quân sự, đại tá không quân Makar Aksenenko cho ý kiến về vấn đề này.

"Trong trường hợp này chúng ta cần xem xét vấn đề ở hai khía cạnh", ông Makar Aksenenko nói, "Đầu tiên là chính máy bay. Việc hiện đại hóa các sản phẩm thành công đã được chứng minh, có thể là Su-27 hoặc F-15 - đó là một xu hướng chung.

Tại sao phải vứt bỏ các phương tiện vẫn còn tốt, khi có thể cải tiến thiết bị điện tử, mở rộng danh mục ứng dụng vũ khí. Khi đó, máy bay sẽ có được chất lượng mới và mở rộng khả năng sử dụng trong chiến đấu, đặc biệt là trong những trường hợp khi thiết bị được thiết kế 'cho chính mình'.

Khía cạnh thứ hai là cuộc chiến 'máy bay tấn công - vũ khí phòng không'. Ở đây mọi thứ phức tạp hơn nhiều. Công nghệ mới nhất và vũ khí không người lái (UAV, tên lửa hành trình) rất tốt cho 'các cuộc tấn công điểm'.

Còn để tiến hành hoạt động trên không phạm vi lớn, phải có loại máy bay tấn công truyền thống: máy bay ném bom, tiêm kích – bom đa năng, cường kích. Để làm điều này, cần có các hệ thống hàng không đã được thử thách, hiện đại hóa theo công nghệ hiện đại.

Nhưng đánh bại kẻ địch yếu hơn bằng các hệ thống robot: máy bay không người lái, tên lửa hành trình, còn bản thân vẫn giữ ở khoảng cách an toàn, là một chuyện. Và một điều hoàn toàn khác - cần phải " tiến hành chiến dịch tấn công từ trên không" đối với một địch thủ mạnh về công nghệ, trang bị hệ thống phòng không công nghệ cao hiện đại.

Không một công nghệ tàng hình nào có thể chống lại các hệ thống này! Hơn nữa thực tiễn quân sự đã chỉ ra "máy bay tàng hình" vẫn hoàn toàn bị phát hiện từ không gian vũ trụ, bằng phương tiện trinh sát vô tuyến, và đôi khi ngay cả với sự trợ giúp của các hệ thống radar cũ.

Vì vậy, người Mỹ khi buộc phải tấn công quy mô lớn chống lại những "đối thủ có thể" (Nga, Trung Quốc), bằng hai thê đội bao gồm hiện đại (thê đội 1) và vũ khí hàng không truyền thống (thê đội 2)".

https://soha.vn/cham-tran-phong-khong-nga-tq-tiem-kich-f-15ex-moi-nhat-cua-my-cam-chac-an-tu-20191018110903811.htm
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,073
Động cơ
146,039 Mã lực
Hiệu quả chiến đấu của xe tăng T-54 Việt Nam tăng gấp bội nhờ tinh hoa công nghệ Việt

Hương Sơn | 17/10/2019 07:30 PM

15


Trong những năm qua, CNQP Việt Nam liên tiếp có những hướng cải tiến, hiện đại hóa cho dòng xe tăng T-54/55, và hệ thống kính ngắm hỗn hợp ngày đêm cho kíp lái là một trong số đó.
Không chỉ có pháo to, giáp xịn, xe tăng T-90 Việt Nam còn có một khả năng đặc biệt

Khì tài nhìn đêm trên xe tăng Việt Nam bắt kịp công nghệ các nước

Trong chiến tranh hiện đại, tác chiến ban đêm đang dần trở thành hình thức tác chiến phổ biến, điều này cũng đặt ra yêu cầu cho các khí tài phương tiện chiến tranh cũng phải thích ứng với hình thức tác chiến mới. Trong đó có thể nói đến xe tăng, phương tiện chiến đấu bọc thép chính của mọi đội quân.

Đối với dòng xe tăng T-54B/55 mặc dù ngay trong thiết kế ban đầu của xe đã được tích hợp các khí tài nhìn đêm cho cả kíp xe, thế nhưng với giới hạn công nghệ vào thời điểm đó, các khí tài này trên T-54B/55 vẫn chưa thực sự tối ưu và tiện lợi.

Đứng trước yêu cầu này trong những năm gần đây một số quốc gia đã có chương trình nâng cấp cải tiến hiện đại hóa khí tài nhìn đêm cho dòng xe tăng T-54B/55, trong đó có cả Việt Nam.


Cận cảnh bộ kính ngắm hỗn hợp ngày đêm HN.TRX-T54B của trưởng xe T-54/55 do Viện Vật lý Kỹ thuật nghiên cứu chế tạo. Ảnh: QPVN.

Điều này được thể hiện qua phóng sự "Kính ngày đêm cho xe tăng" trên QPVN, giới thiệu về mẫu kính ngắm hỗn hợp ngày đêm sử dụng bộ biến đổi quang điện thế hệ thứ 3 cho trưởng xe của xe tăng T-54/55 do Viện Vật lý Kỹ thuật – Viện Khoa học và Công nghệ quân sự nghiên cứu chế tạo.

Cụ thể Viện Vật lý Kỹ thuật đã vận dụng các giải pháp khoa học, tính toán, thiết kế ra mẫu kính trưởng xe hỗn hợp ngày đêm mới có tên mã HN.TRX-T54B, một trong những mẫu kính ngắm đầu tiên cho xe tăng thiết giáp theo nguyên lý khuếch đại ánh sáng mờ ở Việt Nam trên cơ sở công nghệ có sẵn trong nước.

Với HN.TRX-T54B, Viện Vật lý Kỹ thuật đã giải được bài toán sử dụng khí tài nhìn đêm cho trưởng xe T-54/55, bởi theo nguyên bản dòng xe tăng này được trang bị đồng thời hai kính ngắm gồm kính TPKU-2B cho ban ngày và kính TKN-1C dùng cho tác chiến ban đêm.

Cả hai kính này được lắp chung trên cùng bộ gá trên tháp pháo, do sử dụng hai kính riêng lẻ nên việc chuyển trạng thái từ ngày sang đêm tỏ ra rất bất tiện vì mất thời gian thao tác.

Chính vì vậy các mẫu xe tăng thế hệ mới sau này của Nga hai mẫu kính trên đã được hợp nhất cho phép quan sát đồng thời ngày/đêm.

Trước đó vào năm 2016 Cục Kỹ thuật Binh chủng – Tổng cục Kỹ thuật phối hợp cùng Nhà máy Z199 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng cũng đã chế tạo thành công bộ khí tài nhìn đêm cho kíp xe T-54/55 sử dụng bộ biến đổi quang điện thế hệ thứ 2 gồm: kính TKN-1CT cho trưởng xe và kính TVN-2CT cho lái xe.


Bộ đội kính TKN-1CT cho trưởng xe và kính TVN-2CT cho lái xe do Cục Kỹ thuật Binh chủng – Tổng cục Kỹ thuật phối hợp cùng Nhà máy Z199 chế tạo. Ảnh: QPVN

Khả năng ưu việt của kính ngắm đêm "made in Việt Nam"

Khác với mẫu kính ngắm đêm TKN-1C trên xe tăng T-54/55 trước đây hoạt động theo nguyên lý chủ động, tức là chỉ quan sát được khi có đèn chiếu hồng ngoại dẫn đến dễ bị phát hiện thì kính HN.TRX-T54B hoạt động mà không cần chiếu hồng ngoại nên giảm thiểu khả năng bị đối phương phát hiện trong chiến đấu.

Ưu điểm khác của HN.TRX-T54B có thể kể đến là nó có thể quan sát được mục tiêu trong điều kiện ánh sáng hạn chế nhờ bộ khếch đại, chất lượng hình ảnh cho ra cũng trung thực sắc nét hơn và có tầm nhìn cũng xa hơn.


Ảnh: QPVN.


Chất lượng hình ảnh cũng như tầm quan sát của kính ngắm HN.TRX-T54B so với các mẫu kính cũ vượt trội hơn rất nhiều. Ảnh: QPVN.

Trong khi đó đối với chế độ ban ngày, HN.TRX-T54B giữa nguyên các tính năng cơ bản như trên mẫu kính TPKU-2B nhưng có một số cải tiến cho phép trưởng xe quan sát xa hơn và chi tiết hơn.

Trong quá trình phát triển bộ kính ngắm hỗn hợp cho T-54/55, Viện Vật lý Kỹ thuật cũng đã giải được bài toán về không gian gá lắp cho khí tài mới, bởi bên trong tháp pháo xe tăng nhất là vị trí trưởng xe có không gian khá hạn chế nên việc sử dụng một kính ngắm mới có kích thước lớn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của kíp lái.

Theo Thượng tá Nguyễn Thu Cầm, Viện trưởng Viện Vật lý Kỹ thuật cho biết, nếu sử dụng 2 kính ngắm riêng lẻ thì không gian để gá lắp không lớn, nhưng khi ghép hai kính lại thì việc bố trí bộ kính ngắm mới nằm gọn trong một khoảng không gian cố định là điều không hề dễ.


Không gian bên trong tháp pháo xe tăng T-54/55 khá bé do đó việc bố trí một kính ngắm mới có kích thước lớn là điều không hề dễ dàng. Ảnh: QPVN.

Dù khó khắn là vậy vấn đề này đã được Viện Vật lý Kỹ thuật giải quyết bằng cách tận dụng tối đa không gian bên trong xe, thiết kế các cơ cấu chuyển đổi ngày đêm phù hợp và chính xác đồng thời đảm bảo tính đứng vững của kính khi đưa vào sử dụng thực tế trên xe tăng.

Trước khi được thử nghiệm trên thực địa, kính HN.TRX-T54B đã được Viện Vật lý Kỹ thuật thử nghiệm hàng trăm lần trong phòng thí nghiệm như kiểm tra độ rung, va đập, độ ẩm đều đảm bảo các yêu cầu cần thiết.

Kết quả thử nghiệm trên thực địa, kính HN.TRX-T54B được đánh giá có chất lượng quan sát tốt với các chỉ tiêu kỹ chiến thuật bằng hoặc hơn các kính ngắm hỗn hợp ngày đêm cho các loại xe tăng thiết giáp trên thế giới

Sau quá trình thử nghiệm kính hoàn toàn có khả năng sản xuất loạt nhằm trang bị cho bộ đội tăng thiết giáp, tăng cường khả năng huấn luyện thực hành, cũng như chiến đấu trong điều kiện ban ngày cũng như ban đêm.

https://soha.vn/hieu-qua-chien-dau-cua-xe-tang-t-54-viet-nam-tang-gap-boi-nho-tinh-hoa-cong-nghe-viet-20191015165347495.htm
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,073
Động cơ
146,039 Mã lực
Linh Miêu - Dòng xe thiết giáp thế hệ mới của Đức

Lê Ngọc | 17/10/2019 03:59 PM

0

Dòng xe Lynx (Linh Miêu) có khả năng sống sót cao, thích nghi với môi trường đa dạng, cực kỳ cơ động, hỏa lực mạnh.
CẬP NHẬT: Thổ Nhĩ Kỳ và SDF đang giao tranh ác liệt - KQ Nga gầm rú oanh tạc trận địa phòng ngự khủng bố ở Syria

Lynx là dòng xe thiết giáp được thiết kế để đương đầu với các thách thức của chiến tranh hiện đại.

Trường phái mới xe thiết giáp

Được phát triển bởi tập đoàn Rheinmetall Landsysteme, Lynx (tiếng Đức nghĩa là Linh Miêu) là dòng phương tiện bọc thép mới với nhiều cấu hình tùy thuộc chức năng, gồm xe chiến đấu bộ binh (IFV), chỉ huy-kiểm soát, trinh sát, giám sát, sửa chữa-phục hồi, hoặc cứu thương…

Đây là dòng thiết giáp sử dụng cơ cấu bánh xích địa hình, được thiết kế để hoạt động được ở tuyến đầu trong các cuộc giao tranh và được coi là xu thế mới trong thiết kế IFV cho tương lai.


Lynx được đánh giá là một trong những dòng xe chiến đấu bộ binh tối tân nhất hiện nay; Nguồn: Rheinmetall.

Với xe thiết giáp Lynx, kiểu thiết kế module đã đạt một tầm cao mới - có thể chuyển đổi chức năng xe ngay trên thực địa bằng cách lắp thêm hoặc thay thế bằng các module thích hợp, nhờ đó, có thể tối ưu hoá trong lắp ráp sản xuất hàng loạt, dễ dàng trong việc thay đổi giữa các phiên bản với nhau; mức độ phổ biến cao của các bộ phận và linh kiện giúp đơn giản hóa công tác đảm bảo kỹ thuật-hậu cần, tác động tích cực đến huấn luyện, có thể sử dụng dịch vụ hỗ trợ phổ thông sẵn có - từ đào tạo, cung ứng, đến sửa chữa, cũng như chuyển giao công nghệ.

Như một trường phái mới trong thiết kế IFV với phương châm giảm thiểu đơn giá, chi phí vận hành-bảo dưỡng và độ phức tạp, một trong những nguyên tắc chính của thiết kế Lynx là tích hợp các hệ thống con đã được kiểm nghiệm về công nghệ để giảm thời gian phát triển, chi phí và rủi ro kỹ thuật.

Nhờ cấu trúc mở, Lynx dễ dàng được nâng cấp, ứng dụng các công nghệ mới trong khai thác sử dụng, có chi phí bảo trì, duy tu-bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ thấp hơn.

Giống nhiều loại xe thiết giáp khác được sản xuất trong thế kỷ 21, Lynx được trang bị hộp số tự động hoàn toàn, dự trữ nhiên liệu của mọi phiên bản khoảng 700 lít.

Với khả năng sống sót cao, thích nghi với môi trường đa dạng, cực kỳ cơ động, hỏa lực mạnh…, Lynx là phương tiện chiến đấu thế hệ tiếp theo được thiết kế để đương đầu với những thách thức của chiến trường trong tương lai.

Là sản phẩm của nước Đức, tuy nhiên, quân đội Đức hiện không có phương tiện chiến đấu này trong biên chế; khách hàng tiềm năng của Lynx bao gồm Mỹ, Australia, Séc, Qatar.

Tính năng vượt trội của IFV Lynx

IFV Lynx dùng để chở quân và yểm trợ hỏa lực, có khả năng bảo vệ cao được thiết kế để lấp đầy phân khúc trống trên thị trường xe thiết giáp.

Bắt đầu được nghiên cứu từ 2015, hai mẫu IFV Lynx Kettenfahrzeug 31 (KF31) và Kettenfahrzeug 41 (KF41) - được ra mắt lần đầu tại triển lãm quốc phòng Eurosatory năm 2016 và 2018. Rheinmetall đã cung cấp Lynx cho Giai đoạn 3 (sau khi chào hàng thành công xe bọc thép bánh lốp Boxer cho Giai đoạn 2) Chương trình Land 400 của Bộ Quốc phòng Australia, cũng như cho Quân đội Séc đang tìm ứng viên thay thế những chiếc BVP-2 cũ đang có trong trang bị.


Lynx trong một buổi thử nghiệm; Nguồn: esut.de.


KF31 có tổng trọng lượng 35 tấn, dài 7,73m, thân rộng 3,6m và cao 3,3m, được trang bị động cơ 750 mã lực (563 kW), tốc độ tối đa 65km/h, có thể chở kíp xe ba người và sáu lính bộ binh.

KF41 có tổng trọng lượng 44 tấn, được trang bị động cơ 850 mã lực (1.140 kW), tốc độ tối đa 70 km/h, có thể chở kíp xe ba người cùng tám lính bộ binh, đang được cung cấp cho Quân đội Australia (Chương trình Land 400).

Động cơ của xe có thể được lắp đặt và hoán đổi một cách nhanh chóng bằng một vài thiết bị đơn giản như xe cẩu hoặc ròng rọc.

TIN LIÊN QUAN
IFV Lynx được thiết kế với tháp pháo kiểu module Rheinmetall LANCE gắn pháo tự động 30mm hoặc 35mm có ổn định tầm hướng và điều khiển từ xa, cho phép pháo thủ có thể tiêu diệt mục tiêu từ cự li 3.000m.

Lynx được trang bị tổ hợp tên lửa chống tăng có điều khiển Spike LR2 ATGM (hoặc khối phóng máy bay không người lái cỡ nhỏ), hệ thống điều khiển vũ khí từ xa, một súng máy 7,62mm 3 nòng đồng trục.

Hệ thống điều khiển hỏa lực pháo, súng máy đồng trục kỹ thuật số cho phép bắn chính xác gần như tuyệt đối (nhờ được trang bị hệ thống ổn định bù giật cực kỳ hiện đại), tốc độ 200 phát/phút với đạn xuyên giáp và đạn điều khiển nổ điện tử (chủ động kích nổ đầu đạn theo tính toán của máy ngắm để tăng sát thương nổ phá mảnh).

Khả năng vừa chạy vừa bắn của Lynx cũng được đánh giá là đáng nể so với những mẫu thiết giáp thông thường khác.


OMFV - sản phẩm liên doanh Raytheon và Rheinmetall. Nguồn: i.redd.it.


Tháp pháo được lắp đặt hai hệ thống kính ngắm quang-điện tử (EO), tích hợp với thiết bị đo xa laser, hệ thống điều khiển hỏa lực (FCS), hệ thống kính ngắm SEOSS cho vũ khí chủ lực của xe.

Hệ thống kính ngắm của trưởng xe cho phép quan sát toàn cảnh chiến trường không phụ thuộc vào chuyển động của tháp pháo.

Tháp pháo có thể được lắp đặt hệ thống nhận thức tình huống (SAS), hệ thống cảnh báo chiếu xạ laser (LWS), hệ thống xác định âm thanh đầu đạn đối phương và hệ thống chỉ huy, điều hành tác chiến mạng chiến trường C4I. Toàn bộ module chiến đấu được ổn định bằng hệ thống con lăn cơ điện.

Để tăng cường khả năng sống sót trên chiến trường, Lynx được lắp đặt các tấm giáp nhiều lớp, có khả năng ngăn chặn đạn chống tăng, đạn xuyên giáp các cỡ nòng, mảnh đạn pháo hạng nặng và bom hàng không...; kết cấu đáy kép giúp nâng cao khả năng kháng mìn chống tăng tự chế (IED), ghế ngồi trong trạng thái treo để giảm thương vong tối đa từ mìn gầm xe và có thể lắp thêm các khối giáp bổ sung dạng module nhằm tăng cường khả năng bảo vệ.

Thành trong của xe được gắn một lớp lót tăng cường để bảo vệ thành viên kíp xe trong điều kiện thiết giáp bị xuyên thủng.

Đặc biệt, Lynx được trang bị tùy chọn hệ thống ngụy trang, hay hệ thống phòng vệ chủ động, cho phép đối phó các cuộc tấn công bằng đầu đạn nổ lõm của súng, tên lửa chống tăng, và được tăng cường các bộ khí tài vô hiệu hóa sóng xung kích của mìn và IED.

IFV được tích hợp hệ thống dò sóng âm chống bắn tỉa ASLS. Tất cả những trang bị này hiện đều khá mới so với hầu hết xe chiến đấu hiện có trong quân đội Mỹ.

Rheinmetall Defence cho biết, về trang bị cơ bản, khả năng bảo vệ của IFV Lynx đạt cấp bảo vệ số 5 theo tiêu chuẩn STANAG 4569, tương đương khả năng sống sót khi bị tấn công bằng đạn 25mm ở khoảng cách 500m.

Trong vài năm trở lại đây, Lầu Năm Góc tích cực tìm kiếm phương tiện chiến đấu mới, tuy nhiên, do yêu cầu đấu thầu, các nhà thầu nước ngoài không được phép dự thầu cung cấp xe chiến đấu mới cho Quân đội Mỹ.

Chính vì thế, các Tập đoàn Rheinmetall và Raytheon (Mỹ) đã phải thành lập liên doanh có tên là Raytheon Rheinmetall Land Systems LLC để hội đủ điều kiện dự thầu.

Trên nền tảng KF41, Rheinmetall đang phối hợp với Raytheon phát triển phương tiện chiến đấu không người lái đa dụng mới (OMFV) và biến thể có người lái truyền thống, phục vụ cho chiến tranh đô thị và địa hình nông thôn đa khu vực.

Đáp ứng yêu cầu tác chiến bất đối xứng, OMFV phải có khả năng điều khiển từ xa để giảm nguy cơ thương vong cho binh sĩ và tổ lái, có khả năng bảo vệ tốt những người lính, mang lại lợi thế áp đảo trên chiến trường.

So với KF41, biến thể OMFV được trang bị nhiều công nghệ hiện đại hơn như tên lửa chống tăng TOW, hệ thống phòng thủ chủ động, thiết bị quan sát quang-điện tử thế hệ 3, đạn pháo thông minh Coyote, cũng như hệ thống trao đổi thông tin bảo mật, có thể thay thế vai trò của các dòng xe chiến đấu Stryker và Bradley của Quân đội Mỹ trong tương lai.

https://soha.vn/linh-mieu-dong-xe-thiet-giap-the-he-moi-cua-duc-20191017152418124.htm
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,073
Động cơ
146,039 Mã lực
Điều gì làm nên thương hiệu “Thần Sấm” K9 Hàn Quốc?

Lê Ngọc | 15/10/2019 03:10 PM

0



Một phân đội K9 Hàn Quốc; Nguồn: BQP Hàn Quốc/wikiwand.com.


“Thần sấm” K9 của Hàn Quốc được dự báo sẽ là loại pháo tự hành được ưa chuộng và phổ biến nhất trong 10 năm tới, chiếm 21,76% thị trường thế giới.
Cuộc phá vây thần tốc của QĐ Syria: "Cái giá phải trả" của SDF cho tham vọng ở Hasaka?

Thần Sấm K9 Hàn Quốc - “Vua pháo binh Châu Á”

Từ năm 1989, Hàn Quốc bắt đầu nghiên cứu chế tạo pháo tự hành K9 Thunder (Thần Sấm) nhằm bổ sung và thay thế pháo tự hành K55 155mm (biến thể từ M109 của Mỹ) để đối đầu với giàn pháo đông đảo nhất thế giới của Triều Tiên.

Yêu cầu đặt ra đối với K9 là tốc độ bắn nhanh, tầm bắn xa, độ chính xác cao, thời gian triển khai và thu hồi đội hình chiến đấu ngắn, hoạt động tốt trên những miền núi gồ ghề của khu phi quân sự với Triều Tiên.

Năm 1998, dự án được nghiệm thu và năm 1999, K9 được sản xuất hàng loạt trang bị cho quân đội nước này.

K9 do công ty Samsung Techwin sản xuất, sử dụng khung gầm xe tăng M1 của Mỹ, động cơ diesel MTU 881 Ka-500 8 xi lanh, làm mát bằng nước, công suất 1.000 mã lực (735 kW) và hộp số tự động XI 100 4AZ với 4 số tiến và hai số lùi, cho phép xe pháo di chuyển trên đường nhựa với tốc độ tối đa 67 km/h, tầm hoạt động lên tới 480 km.

Nhờ sử dụng hệ thống treo bằng dầu và khí nén, xe có khả năng cơ động cao và di chuyển rất êm.

Đến nay, đã có hơn 1.100 khẩu K9 (trong tổng số 1.136 K9 và 179 xe tiếp đạn K10 đã đặt hàng) được cung cấp cho Lục quân và Thủy quân lục chiến Hàn Quốc, được bố trí gần khu phi quân sự hoặc các vùng giáp ranh với Triều Tiên.

K9 có trọng lượng 47-51,7 tấn (phiên bản T-155 Firtina của Thổ Nhĩ Kỳ nặng 56 tấn); dài 12m; rộng 3,4m; cao 2,73m; kíp xe năm người, gồm chỉ huy, lái xe, pháo thủ và hai nạp đạn viên.

Toàn bộ khung gầm xe và tháp pháo được bọc giáp dày 19mm, có khả năng chống lại mảnh đạn pháo và súng máy hạng nặng cỡ nòng đến 14,5mm.

Trang bị tiêu chuẩn bao gồm hệ thống bảo vệ chống vũ khí hủy diệt hàng loạt, hệ thống sưởi ấm, thông tin liên lạc, hệ thống báo cháy và các thiết bị nhìn đêm.

K9 sử dụng pháo 155 mm L52, chiều dài nòng gấp 52 lần cỡ đạn; góc nâng hạ của pháo từ -2,5° đến +70° với tháp pháo xoay 360°. Nòng pháo có loa giảm giật nhằm hạn chế ảnh hưởng khi bắn đạn tăng tầm, giá đỡ nòng pháo khi xe di chuyển hay dừng nghỉ.

Trên thân pháo chính có gắn thiết bị cảm biến để truyền thông tin sơ tốc đầu nòng đến máy tính. K-9 có cơ số đạn chiến đấu 46 viên, đạn được nạp tự động hoặc bằng tay.

K9 có tầm bắn tối đa 40km với đạn thông thường, 56km với đạn tăng tầm ERFB-HE, và có thể bắn cả đạn pháo hạt nhân. K9 còn được trang bị một súng máy 12,7mm để đối phó với bộ binh hoặc trực thăng tầm thấp.

Ngoài 48 quả đạn pháo 155mm trong xe, trong chiến đấu K9, có thể được tiếp tế từ xe tiếp đạn tự hành K10 - được phát triển trên khung gầm K9 - tận dụng ưu thế về đảm bảo hậu cần trên chiến trường, lẫn tính kinh tế khi phát triển.

Với cầu chuyền tải đạn độc đáo, kíp lái không phải ra ngoài mà vẫn chuyển được đạn dự trữ cho pháo, tăng khả năng sống sót cho pháo thủ.

K10 có thể mang tối đa 140 đạn pháo các loại, tốc độ tiếp đạn 12 viên/phút. Hàn Quốc đang tích cực phát triển biến thể K9 với tháp pháo tự động, kíp chiến đấu giảm từ 5 xuống còn 2 người.

Tiền đề làm nên thương hiệu

K9 đã qua thực chiến trong Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ dưới phiên bản T155 Firtina ("Storm") trong cuộc tấn công xuyên biên giới nhằm vào lực lượng người Kurd ở Iraq năm 2007 và phiến quân IS trên khắp khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria (dù 3 pháo Firtinas đã bị các tay súng IS hạ gục tại Gaziantep bằng tên lửa chống tăng Metis, vào tháng 4/2016).

K9 đã giúp tăng cường đáng kể sức mạnh của pháo binh Hàn Quốc, trong các cuộc đấu pháo giữa hai miền Triều Tiên những năm 2000 hầu như đều có sự góp mặt của K9 và nó thực sự là nỗi khiếp sợ trên chiến trường.


K9 khạc lửa; Nguồn: thaimilitaryandasianregion.wordpress.com.

Với giá thành 10 triệu USD (kèm xe tiếp đạn K-10), 4-6 triệu USD chỉ riêng pháo, K9 đang là một trong những vũ khí đắt khách của Hàn Quốc nhờ các tính năng chiến-kỹ thuật đỉnh cao cũng như giá cả tương đối hợp lý.

Năm 2004, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận lô K9 và giấy phép sản xuất tại nhà máy trong nước (T-155 Firtina), với kinh phí lên tới tới 1 tỷ USD. Hiện nước này sở hữu ít nhất 300 chiếc T155 và đã xuất khẩu 36 chiếc sang Azerbaijan - nơi chúng được sử dụng trong cuộc chiến với Armenia.

K9 đã vượt qua đối thủ pháo tự hành nâng cấp M109 do công ty RUAG của Thụy Sỹ và Panzerhaubitze 2000 của Đức chào hàng cho Na Uy - nước đã mua 24 K9 từ Hàn Quốc vào 2017 và có quyền mua bổ sung thêm 24 khẩu trong tương lai.

Tháng 2/2017, Phần Lan mua 48 hệ thống K9. Ba Lan đang đầu tư vào một biến thể nội địa của K9 với tên gọi AHS Krab, sử dụng tháp pháo AS90M Braveheart (Anh) cho kế hoạch sở hữu 5 trung đoàn với tổng cộng 129 hệ thống Krab.

Trong các bài thử nghiệm hôm 30/9/2015 tại Ấn Độ, K9 của Hàn Quốc đã giành chiến thắng trước 2S19 MSTA-S trên khung gầm xe tăng T-72 của Nga.

Theo hợp đồng ký năm 2017, Ấn Độ nhập 100 khẩu K-9 VAJRA - phiên bản cải tiến từ K-9, chuyên dùng cho tác chiến trong môi trường sa mạc và thay thế cho những khẩu pháo tự hành Abbot và 2S1 đã lỗi thời, trong đó, 10 khẩu K-9 được sản xuất tại Hàn Quốc, 90 khẩu còn lại sẽ được sản xuất tại Ấn Độ dưới sự hỗ trợ công nghệ của Hàn Quốc, với khoảng 50% linh kiện do Ấn Độ sản xuất.

Ngày 19/1/2019, hai đối tác đã tổ chức lễ khánh thành nhà máy sản xuất pháo tự hành K-9 VAJRA (VAJRA-T) tại bang Gujarat (Ấn Độ); nước này có thể mua tổng cộng 250 pháo K-9.

Estonia vừa quyết định mua thêm 6 pháo K9 của Hàn Quốc (phiên bản dành cho Estonia có định danh K9EST), bổ sung cho số lượng 12 khẩu đặt hàng trước đó, để bổ sung hoặc thay thế các khẩu pháo kéo FH-70 của Lữ đoàn Bộ binh số 1, tất cả sẽ được triển khai sát biên giới Nga, sẽ được bàn giao muộn nhất vào năm 2026.

Estonia dự kiến, K9 sẽ phục vụ tốt trong khoảng 30 năm nữa. Hợp đồng với Estonia đánh dấu thành công mới nhất của hệ thống K9 Thần Sấm.

Theo chuyên gia Roblin trên Tạp chí National Interest, khả năng cơ động, thời gian triển khai ngắn, hỏa lực mạnh, khai hỏa nhanh theo chế độ MRSI, … khả năng nhanh chóng tái triển khai tới những vị trí khai hỏa mới để tránh bị đối phương phản công là những tính năng đặc biệt khiến K9 được NATO ưa chuộng.

Trên chiến trường, tốc độ bắn được coi là một trong những yếu tố quyết định sự thắng bại trong đấu pháo và K9 nguy hiểm nhất ở thời khắc mở màn - có khả năng gây thiệt hại lớn khi các mục tiêu còn chưa nhận biết được nguy cơ bị tấn công.


K9 Na Uy huấn luyện bắn đạn thật; Nguồn: defencereview.gr.

Chế độ bắn loạt độc đáo MRSI của K9 - khả năng bắn 3 viên đạn trong vòng 15 giây với các quỹ đạo khác nhau và chạm đích cùng lúc (dựa trên viên đầu tiên, máy tính trên xe sẽ tính toán đường đạn của viên thứ 2 và thứ 3 và tự động chỉnh bắn hai viên này), gây ra sức công phá khủng khiếp, hạ gục mục tiêu ngay loạt đầu tiên.

Sở hữu tầm bắn xa với độ chính xác cao, có thể bắn đạn hạt nhân, sức công phá mạnh, phản ứng nhanh, tính cơ động cũng như khả năng bảo vệ vượt trội, K9 được các chuyên gia quân sự đánh giá là một trong những lựu pháo tự hành hiện đại nhất thế giới, đáp ứng các yêu cầu cao của pháo binh trong thế kỷ 21.

TIN LIÊN QUAN
K9 có khả năng hoạt động trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau - bằng chứng là nó đã được xuất khẩu cho nhiều quốc gia với nhiều kiểu thời tiết, trong đó bao gồm các quốc gia khí hậu lạnh (Estonia, Phần Lan, Na Uy) và có khí hậu nóng khắc nghiệt (Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ) ...

Đây được xem là loại pháo tự hành tốt bậc nhất châu Á hiện nay, hiện đại tương đương với nhiều loại pháo tự hành khác của châu Âu, Mỹ dù giá thành rẻ hơn rất nhiều so với các tổ hợp pháo tự hành khác do Mỹ hoặc Đức sản xuất.

Với các quốc gia có biên giới tiếp giáp với kẻ thù tiềm ẩn, pháo binh được xem là một lực lượng đáp ứng nhu cầu phản ứng nhanh, hiệu quả và giá rẻ, trong đó, pháo tự hành là một lựa chọn không thể bỏ qua.

Nghiên cứu thị trường của pháo tự hành, Công ty nghiên cứu và phân tích thị trường vũ khí Forecast International đưa ra dự báo, trong mười năm tới, một trong những loại pháo tự hành được ưa chuộng và trở nên phổ biến nhất sẽ là "Thần sấm" K9 của Hàn Quốc, chiếm tới 21,76% thị trường pháo tự hành thế giới./.

https://soha.vn/dieu-gi-lam-nen-thuong-hieu-than-sam-k9-han-quoc-20191015141015171.htm
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,073
Động cơ
146,039 Mã lực
Báo Mỹ so Harpoon với tên lửa siêu thanh Zircon
(Vũ khí) - Tạp chí Military Watch của Mỹ vừa có so sánh bất ngờ về tên lửa chống hạm Harpoon với tên lửa siêu thanh Zircon của Nga.

So sánh được đưa ra khi báo Mỹ nói về sức mạnh của tuần dương hạm Đô đốc Nakhimov của Hải quân Nga.

"Tàu Nga có khả năng tạo ra mối đe dọa đối với các mục tiêu chủ chốt của đối thủ bằng tên lửa siêu thanh ở khoảng cách cực xa 400 km đối với máy bay và hàng nghìn km đối với tàu khiến.

Vì vậy đây có lẽ là tàu chiến nguy hiểm nhất đang phục vụ trong lực lượng vũ trang của Hải quân Nga. Cùng có chức năng diệt hạm như Zircon nhưng rõ ràng tên lửa siêu thanh Nga đang cho thấy có nhiều ưu điểm hơn Harpoon trong Hải quân Mỹ và một số nước đồng minh", tờ Military Watch viết.



Chiến hạm Mỹ phóng tên lửa Harpoon.
Chính những khả năng vượt trội Zircon đang khiến phương Tây phải đặc biệt quan tâm đến dòng tên lửa này. Zircon có tốc độ lên đến 7.400km/h. Trong khi đó, toàn bộ lưới lửa phòng thủ của Hải quân Mỹ và Anh chỉ có thể bắn hạ tên lửa đang bay ở vận tốc tối đa 3.700 km/h.

"Trên thực tế, tàu sân bay sẽ trở nên vô dụng đối với các loại vũ khí mới của Nga", tờ báo cho biết. Muốn thoát khỏi cú đánh chết người từ tên lửa Nga, các loại tàu chiến, tàu sân bay Mỹ và Anh không còn cách nào khác là luôn phải nằm ngoài tầm với của Zircon.

Và "các máy bay và trực thăng sẽ không đủ nhiên liệu bay đến mục tiêu, hoàn thành nhiệm vụ và quay trở lại boong tàu. Điều này có nghĩa rằng các cuộc tấn công từ tàu sân bay là vô giá trị".

"Vấn đề nghiêm trọng được đặt ra đối với việc bảo vệ tàu nổi trước tên lửa siêu thanh. Thời gian để phản ứng lại là quá ít, ngay cả khi mục tiêu đã được phát hiện, thì các phương tiện phòng thủ hiện đại cũng không thể tiêu diệt nó.

Thậm chí nếu có thể bắn hạ tên lửa bằng các loại vũ khí tầm gần, thì các mảnh vỡ tên lửa có động năng lớn vẫn gây thiệt hại nghiêm trọng cho con tàu. Đây là điều Harpoon không thể bởi tên lửa Mỹ chỉ có tốc độ cận âm", chuyên gia hải quân Pete Sandeman nói.


Đến nay người ta chỉ biết rằng, tên lửa Zircon có tốc độ tối đa lên tới Mach 6 (tương đương gần 7500km/h) và có khả năng phá hủy mục tiêu trong bán kính khoảng 400 - 600 km và có thể hơn nữa. Nó sẽ được phóng từ các hệ thống phóng thẳng đứng (VLS).

Ngoài phiên bản phóng từ máy bay chiến đấu dòng Su-30 trở lên và các chiến hạm mặt nước có hệ thống VLS của Nga, tên lửa Zircon có thể được trang bị trên tàu ngầm hạt nhân đa năng thế hệ thứ năm Husky, do Viện thiết kế hàng hải Malachite thiết kế, chế tạo.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/bao-my-so-harpoon-voi-ten-lua-sieu-thanh-zircon-3389879/
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,073
Động cơ
146,039 Mã lực
Ba lính Mỹ thiệt mạng vì xe Bradley lao xuống nước

(Vũ khí) - Ba lính Mỹ thiệt mạng tại chỗ khi chiếc xe chiến đấu Bradley lao xuống nước khi tiến hành diễn tập tại căn cứ không quân Fort Stewart-Hunter, Georgia.

Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 3h20 (giờ địa phương) ngày 20/10 khiến 3 lính Mỹ thiệt mạng tại chỗ và 3 người khác bị thương nặng và được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Hai trong số 3 người lính bị thương được điều trị tại Bệnh viện Cộng đồng Winn Army, người còn lại đưa đến Bệnh viện Memorial ở Savannah.

Những binh sĩ thiệt mạng và bị thương là thành viên của Đội chiến đấu Lữ đoàn tăng - thiết giáp số 1 Raiders. Thời điểm xảy ra vụ việc họ ở trong xe chiến đấu Bradley. Các nhà điều tra từ Sư đoàn Bộ binh số 3 của Quân đội Mỹ - có trụ sở tại Fort Stewart và từ Trung tâm Sẵn sàng chiến đấu tại Fort Rucker, Alabama, đang điều tra làm rõ nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn đáng tiếc.

Xe chiến đấu M2 Bradley khai hỏa trong tập trận.


Thiếu tướng Tony Aguto, chỉ huy Sư đoàn Bộ binh 3 quân đội Mỹ cho biết: "Hôm nay là một ngày đau buồn đối với Sư đoàn Bộ binh số 3 và căn cứ không quân Fort Stewart-Hunter, vì tất cả chúng ta đều bị tổn thương sau vụ tai nạn huấn luyện tại khu huấn luyện Fort Stewart".

Trước khi vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra, Lầu Năm Góc đã công bố chương trình nâng cấp toàn diện dành cho dòng xe chiến đấu Bradley bởi đây là một trong những phương tiện quan trọng trong quân đội, cho phép vận chuyển binh lính, hỗ trợ hỏa lực và tiêu diệt trang bị kỹ thuật và bộ binh địch.

Phiên bản mới A4 của xe bọc thép Bradley được trang bị hệ truyền động mới, đường ray nhẹ, dây xích nhẹ hơn và bộ giảm xóc mới mạnh hơn. Tất cả những cải tiến này cùng với một động cơ mạnh hơn, giúp cải thiện tính cơ động và khả năng phản ứng nhanh trong trường hợp bị đe dọa.

Kế hoạch nâng cấp được cho là rất cần thiết sau chiến dịch quân sự của Mỹ tại Iraq, áo giáp và thiết bị điện tử bổ sung được lắp đặt trên các xe thiết giáp Bradley. Trọng lượng tăng dẫn đến khả năng cơ động giảm, điều này cũng ảnh hưởng xấu đến việc bảo vệ chống lại các thiết bị nổ và mìn.

Xe bọc thép sẽ nhận được một thiết bị quan sát hoàn toàn mới, được cải tiến và toàn bộ kíp lái xe sẽ được tiếp cận với phần mềm mới giúp đơn giản hóa việc nhận biết thiết bị và tăng cường khả năng nhận biết xe tăng địch trên chiến trường. Ngoài ra, một hệ thống phân phối điện đã được trang bị trên Bradley.

Động cơ mới của xe chiến đấu bộ binh Bredley có khả năng di chuyển với tốc độ tối đa 56 km/h khi di chuyển trên đường bằng phẳng, 40 km/h khi di chuyển trên đường địa hình xấu và có kèm theo khả năng lội nước với tốc độ tối đa 7,2 km/h.

Lớp giáp trên thân tàu giúp bảo vệ tuần hoàn trước hỏa lực lên tới cỡ nòng lên tới 14,5 mm, lớp bảo vệ động học có khả năng chống lại các yếu tố gây sát thương của đạn súng phóng lựu cầm tay và hệ thống chống tăng. Kíp lái xe gồm 3 người và có thể chở tối đa 6 - 7 lính bộ binh được trang bị đầy đủ trang bị vũ khí.


Vũ khí trang bị trên xe bọc thép gồm một khẩu pháo tự động M242 25 mm, 2 tên lửa chống tăng TOW và một súng máy M240C với cỡ nòng 7,62 mm với cơ số đạn dự trữ 2200 viên và 7 tên lửa dự trữ. Trên xe bọc thép còn các phương tiện hỗ trợ hỏa lực được trang bị thiết bị chỉ thị mục tiêu cho pháo binh và hàng không.



Nguồn tin quân sự Mỹ xác nhận, không chỉ chiếc Bradley gặp nạn mà toàn bộ dòng xe chiến đấu này hiện có trong quân đội Mỹ vẫn chưa được nâng cấp theo cấu hình mới. Chương trình này sẽ chính thức được khởi động vào cuối năm 2019.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/ba-linh-my-thiet-mang-vi-xe-bradley-lao-xuong-nuoc-3389866/
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,073
Động cơ
146,039 Mã lực
Yêu cầu của Israel khiến F-35I ăn đứt F-35A Mỹ
(Vũ khí) - Theo Defense News, Israel có kế hoạch biến F-35I Adir thành tiêm kích tàng hình mạnh hơn phiên bản gốc F-35A của Không quân Mỹ

Nội dung của loạt sửa đổi nằm trong yêu cầu vừa được Bộ Quốc phòng Israel gửi đến nhà thầu Lockheed Martin. Cụ thể, Tel Aviv đã đề nghị nhà sản xuất Mỹ đồng ý cho can thiệp vào hệ thống máy bay tính điều khiển của chiến đấu cơ F-35.

Không quân Israel muốn tích hợp hệ thống điều khiển, chỉ huy, liên lạc và tính toán (C4) riêng của mình được cấp quyền cao nhất trên dòng máy bay thế hệ thứ 5 do Mỹ sản xuất.

Nếu nhận được sự đồng ý của Lockheed Martin, F-35I Adir sẽ có mã điều khiển khác biệt so với các phiên bản F-35 khác và sẽ khắc phục được một số vấn đề về điều khiển do Lockheed Martin muốn tích hợp quá nhiều tính năng lên F-35.



Không quân Israel.
Máy bay điều khiển trên máy bay F-35 được thiết kế để tiếp nhận và thu thập các thông tin từ hệ thống cảm biến, radar giúp nhận định tình huống chiến đấu và tình trạng của máy bay. Nhưng không phải hệ thống trao đổi thông tin nào cũng được thiết kế để phù hợp với F-35.

Chính vì thế, Không quân Israel muốn tích hợp trình điều khiển riêng giúp tối ưu hoạt động trong mạng lưới thông tin quân sự riêng của nước này. Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Israel còn tiết lộ, họ sẽ tích hợp lên F-35I Adir 2 thùng nhiên liệu phụ hòa nhập khí động học treo dưới cánh với dung tích ban đầu là 425 gallon, đây là sản phẩm do một công ty con của Tập đoàn Elbit Systems sản xuất.

Những thùng nhiên liệu phụ này có thể được thả rời cùng giá treo khi tiếp cận không phận đối phương nhằm không làm mất khả năng tàng hình của máy bay, hoặc chúng vẫn được giữ lại nếu trong phi vụ đó yêu cầu tàng hình là không cần thiết, tạp chí National Interest cho biết.

Tập đoàn Công nghiệp hàng không Israel (IAI) cho biết thêm, tương lai họ có ý định hợp tác với hãng chế tạo Lockheed Martin của Mỹ để phát triển sản phẩm thùng dầu phụ hòa nhập khí động học này sao cho chúng ngày một hoàn thiện hơn.

Với thiết bị mới tích hợp thêm, những chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 F-35I sẽ có tầm hoạt động tăng vọt so với hiện nay, chỉ số này vốn đang bị giới hạn bởi lượng nhiên liệu mang bên trong khung thân.


Nhờ tích hợp được thùng dầu phụ hòa nhập khí động mà giờ đây tiêm kích F-35I Adir của Israel đã có thể dễ dàng vươn tới những mục tiêu nằm rất xa lãnh thổ của họ để tiêu diệt rồi quay về mà không yêu cầu tiếp dầu giữa chừng như trước nữa.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc đối thủ của Israel là Iran phải gia cố thật vững chắc lưới lửa phòng không của mình. Nếu lơ là thì rất dễ họ sẽ phải hứng chịu những quả bom đường kính nhỏ GBU-39 SDB ném đi từ F-35I Adir, tương tự như những gì lực lượng Iran tại Syria đã phải hứng chịu.https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/yeu-cau-cua-israel-khien-f-35i-an-dut-f-35a-my-3389870/
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,073
Động cơ
146,039 Mã lực
Mỹ chưa biết khi nào tàu USS Gerald R. Ford hoạt động

Theo USNI News, chính Hải quân Mỹ cũng không chắc đến khi nào siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford mới có thể hoạt động với toàn bộ sức mạnh.

Theo kế hoạch ban đầu, con tàu sẽ chính thức nhận nhiệm vụ từ năm 2018, nhưng kể từ đó đến nay, Hải quân Mỹ đã vài lần ấn định thời điểm hoạt động nhưng tất cả đều bị lỡ hẹn. Theo USNI News, nhiều khả năng tàu sân bay USS Gerald R. Ford sẽ có đủ khả năng hoạt động vào năm 2024.

Thế nhưng điều bất ngờ là nguồn tin từ chính Hải quân Mỹ thừa nhận, chưa lấy gì đảm bảo con tàu có thể vận hành với toàn bộ khả năng như thiết kế vào năm 2024 do thời điểm hiện tại, mới chỉ có 2 trong tổng số 11 Thang máy Vũ khí Tiên tiến (AWE) của tàu có thể hoạt động.

Mỹ thử nghiệm USS Gerald R. Ford.
Ngoài ra, các quan chức Hải quân Mỹ còn thừa nhận, kế hoạch lắp đặt AWE trước đó liên tục bị trì hoãn sau 4 sự cố trong giai đoạn 2015-2017, khi các thang nâng "tự chuyển động một cách mất an toàn".



Điều này khiến USS Gerald R. Ford được chuyển giao cho Hải quân Mỹ trong điều kiện thiếu thang nâng vũ khí, thiết bị quan trọng để chuyển bom và tên lửa từ kho chứa lên các tiêm kích trên boong. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tác chiến của tàu.

Thừa nhận của Hải quân Mỹ đồng nghĩa với việc cùng với thang máy, hệ thống máy phóng điện từ (EMAILS) đang là những hệ thống gây thất vọng lớn nhất của con tàu đắt đỏ bậc nhất trong lịch sử Hải quân Mỹ.

Sự thất vọng của EMAILS đã nhiều lần bị Tổng thống Trump chỉ trích. Ông cho rằng, hệ thống EMALS với những lời mỹ miều về "công nghệ số" thực tế là không làm việc.

"Tôi nghe tên gọi về chúng rất mỹ miều là chuẩn kỹ thuật số. Công nghệ đó là gì? Tôi không phải là Albert Einstein để hiểu được chúng với vai trò như một hệ thống công nghệ mới cần thiết trên tàu sân bay. Khi tôi hỏi: Bạn cần hệ thống như nào trên tàu sân bay?

Câu trả lời thường là: Chúng tôi cần hệ thống chuẩn số hóa, thưa ngài! Tôi có thể khẳng định là sẽ không có hệ thống nào như vậy vì bất kỳ hệ thống số hóa nào tiêu tốn hàng tỷ USD tiền ngân quỹ thì nó đều không cần thiết", Tổng thống Trump giận dữ khi nói về EMALS.

Tính tới đầu năm 2018, tổng chi phí phát triển hệ thống EMALS đã vượt qua con số 2,3 tỷ USD - số tiền này mua được gần 40 chiếc Su-30 Nga theo mức giá năm 2015. Và đây chính là nguyên nhân khiến ông Trump tuyên bố sẽ thay EMALS bằng những hệ thống máy phóng hơi nước (tương từ trên tàu lớp Nimitz hiện nay) cho những tàu lớp Ford tiếp theo.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/my-chua-biet-khi-nao-tau-uss-gerald-r-ford-hoat-dong-3390018/
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,073
Động cơ
146,039 Mã lực
Báo Đức khiêm tốn khi nói về Leopard 2A7+
(Vũ khí) - Tờ Die Welt của Đức vừa đăng tải bài viết so sánh Leopard 2A7+ với Armata và khẳng định, xe tăng Đức là kẻ yếu thế trước tăng Nga.

Hiện nay Đức và Pháp đang cùng phát triển những dòng tăng thế hệ mới nhằm thay thế cho Leopard và Leclerc để sẵn sàng cho cuộc đối đầu trong tương lai có thể xảy ra với lực lượng tăng thiết giáp tối tân của Nga, trong đó có cả Armata.

Việc phát triển xe tăng mới là rất cần thiết bởi ngay cả phiên bản mạnh nhất hiện nay của dòng Leopard được định danh 2A7+ vẫn không thể đủ sức đối đầu với tăng Armata của người Nga. Đặc biệt, dòng tăng thế hệ mới của Nga vượt trên 50% so với Leopard 2A7+ về phòng vệ.

Tăng Leopard 2A7+
Nếu xe tăng Leopard 2A7+ vẫn sử dụng thiết kế truyền thống - kíp lái và đạn dược cùng trong một cabin duy nhất, thì kết cấu bên trong của Armata có khác biệt rõ ràng. Kíp lái của tăng Armata nằm tách biệt ở phần trước xe; khoang chiến đấu không có người; tháp pháo tự động, chỉ được đặt hệ thống vũ khí. Kinh nghiệm thực tế chiến đấu cho thấy, xe tăng bị trúng đạn chủ yếu vào phần tháp pháo.

Armata có thông số kỹ thuật tốt do nó được thiết kế bằng một lớp giáp đặt biệt và giáp bảo vệ khoang động cơ, trong khi xe tăng Leopard 2A7+ của Đức không có. Tăng Nga còn có hệ thống phòng vệ chủ động Afghanit, có thể đánh chặn tên lửa chống tăng và đạn rocket.

Bí mật của hệ thống này là cách nó hoạt động chống lại các loại đạn dược khí động học tốc độ cao. Ngoài khả năng phòng vệ, báo Đức còn cho rằng sức mạnh chiến đấu của xe tăng Nga hơn hẳn chiến tăng Leopard 2A7+.

Nhận định của tờ Die Welt đã khá rõ ràng tuy nhiên theo đánh giá từ tạp chí hàng đầu của Mỹ là National Interest, người Đức đã khá khiêm tốn khi nói về Leopard 2A7+ bởi thực tế cỗ tăng này còn tối tân hơn nhiều những gì họ nói.

Cụ thể, khả năng phòng vệ của Leopard 2A7+ được coi là mẫu mực hiện nay khi nó có thể hoạt động trong tác chiến đô thị, các cuộc xung đột cường độ thấp lẫn trong chiến tranh quy mô lớn. Để làm được điều đó, Leopard 2A7+ được tăng cường thêm giáp bị động, có thể bảo vệ 360 độ trước các loại tên lửa chống tăng lẫn đạn RPG, giáp bảo vệ hai bên thành xe.

Thân xe được tăng cường để đối phó với các loại thiết bị nổ tự chế (IED) và mìn vốn đang nổi lên như một vũ khí lợi hại trong các cuộc chiến tranh gần đây. Giáp của Leopard 2A7+ dạng module hóa, tức là các thành phần hư hỏng sẽ dễ dàng được thay thế ngay cả trong điều kiện dã chiến.

Trong khi đó, tăng Armata được trang bị hệ thống phòng vệ tích cực Afghanit, hệ thống bảo vệ bán cầu trên, hệ thống bảo vệ quang - điện tử và một tổ hợp chế áp tín hiệu radio. Tấm chắn mìn ở phía trước, bên dưới vị trí ngồi của kíp xe. Ngoài ra, Nga còn có kế hoạch cho Armata radar sử dụng công nghệ tương tự radar của siêu tiêm kích Sukhoi T-50.

Nhưng tất cả những công nghệ trên mới chỉ được Nga công bố và chưa hề có thông tin về bất cứ cuộc thử nghiệm nào. Vì vậy, nhận định của National Interest về Armata và đối thủ Leopard 2A7+ được xem là khá hợp lý.

Ngoài phân tích về khả năng phòng vệ, sức mạnh tấn công của cả 2 dòng tăng này cũng được báo Mỹ mổ xẻ. Theo đó, sức mạnh hỏa lực của Leopard 2A7+ nằm ở khẩu pháo nòng trơn Rheinmetall 120 mm/L55, hiện tại đó là khẩu pháo tăng tốt nhất trong dòng họ Leopard 2, có độ chính xác và tầm bắn xa hơn các phiên bản cũ.

Pháo 120mm có thể tiêu diệt mục tiêu được che chắn đằng sau chướng ngại vật lẫn trong các kiến trúc kiên cố cũng như tấn công lính bộ binh, xe thiết giáp và trực thăng bay thấp. Mỗi chiếc Leopard 2A7+ có thể mang 42 viên đạn pháo, trong đó 15 viên đặt trong tháp pháo để sẵn sàng sử dụng, những viên còn lại để trong khoang xe.

Trong khi đó, siêu tăng Armata sở hữu 1 pháo nòng trơn 125 mm 2A8201M, cơ số đạn 40 viên, trong đó 32 viên tự động nạp đạn. Như vậy, về kích thước pháo chính và cơ số đạn của 2 loại tăng này là tương đương nhau.

Cả T-14 và Leopard 2A7+ đều được trang bị hệ thống súng máy hạng nặng. Cụ thể, hệ thống hỏa lực của T-14 ngoài pháo 125 mm chỉ được trang bị thêm 1 súng máy điều khiển từ xa 7,62 mm PKTM (cơ số 2.000 viên đạn).

Trong khi đó, ngoài pháo 120mm, Leopard 2A7+ còn được trang bị 1 súng máy đồng trục cỡ 7,62mm và 1 súng máy cỡ 12,7mm đặt trên nóc tháp pháo, khẩu súng máy này gắn vào giá điều khiển từ xa cho phép xạ thủ có thể khai hỏa từ trong xe.

Rõ ràng, về phân khúc này, siêu tăng Nga tỏ ra yếu thế hơn hẳn trước Leopard 2A7+. Tuy nhiên National Interest cho rằng, về tổng thể sự hơn kém nhau giữa 2 dòng tăng là không nhiều và việc thắng thua trong một trận chiến còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau trên chiến trường.

https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/bao-duc-khiem-ton-khi-noi-ve-leopard-2a7-3389994/
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,073
Động cơ
146,039 Mã lực
Căn cứ không suy suyển sau khi Mỹ ném bom phá hủy
SYRIANhà máy xi măng Lafarge, nơi từng đặt sở chỉ huy Mỹ, chỉ bị hư hại nhẹ sau khi Mỹ tuyên bố không kích phá hủy ngày 16/10.

Quân đội Mỹ ngày 16/10 cho biết hai tiêm kích F-15E đã tiến hành vụ không kích phá hủy kho vũ khí và đạn tại nhà máy xi măng Lafarge ở đông bắc Syria nhằm tránh để chúng rơi vào tay các nhóm vũ trang. Đại tá Myles Caggin, phát ngôn viên của liên quân chống Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, cho biết đòn không kích đã khiến cơ sở này "không thể tiếp tục sử dụng cho mục đích quân sự".

Tuy nhiên, ảnh vệ tinh do The War Zone thu được đã khiến nhiều người hoài nghi về quy mô, mức độ và tính hiệu quả của đòn không kích phá hủy mà Mỹ đã tiến hành đối với Lafarge, nơi quân đội Mỹ từng đặt sở chỉ huy chống IS tại Syria.

Ảnh vệ tinh cho thấy phần lớn các công trình tại nhà máy này vẫn còn nguyên vẹn sau vụ ném bom, chỉ có một tòa nhà nhỏ bị phá hủy gần như hoàn toàn và một tòa nhà khác bị sập một phần.


Nhà máy xi măng Lafarge tại miền bắc Syria trước và sau vụ không kích của Mỹ, vị trí các tòa nhà bị phá hủy được khoanh đỏ. Bấm vào ảnh để xem ảnh lớn. Ảnh: Drive.

Caggins cho biết nhà máy xi măng Lafarge nằm trên tuyến cao tốc chiến lược M4 nối thị trấn Ain Issa và Kobani ở biên giới phía bắc Syria. Sau khi IS chiếm nhà máy và biến nó thành sở chỉ huy, Mỹ năm 2014 đã định ném bom, nhưng Pháp can thiệp với lý do đây là doanh nghiệp dân sự đang hoạt động.

Lực lượng dân quân người Kurd giành lại quyền kiểm soát nhà máy xi măng này vào năm 2015 và cho phép Mỹ triển khai lực lượng tại đây.

Quân đội Mỹ sau đó lập sở chỉ huy tại nhà máy, xây dựng các công trình để biến nó thành sân bay trực thăng dã chiến với nhà chứa máy bay. Trực thăng vận tải UH-60 Black Hawk, trực thăng chiến đấu AH-64 Apache và các trực thăng của đặc nhiệm Mỹ như Sikorsky S-92 từng được triển khai tại nhà máy.

Căn cứ tại Lafarge bị bỏ hoang khi Mỹ vội vã rút quân khỏi vùng đông bắc Syria do Thổ Nhĩ Kỳ mở chiến dịch Mùa xuân Hòa bình ngày 9/10 nhằm vào dân quân người Kurd.

Vụ không kích ngày 16/10 là lần đầu tiên Mỹ phá hủy căn cứ cùng trang bị, vũ khí trong quá trình rút quân khỏi miền bắc Syria. Quân đội Mỹ sau đó phá hủy một trạm radar và một sân bay dã chiến tại tỉnh Al-Hasakah cùng một căn cứ quân sự tại gần thành phố Manbij.

Tuy nhiên, một số căn cứ quân đội Mỹ bỏ lại ở phía bắc Syria vẫn nguyên vẹn, chỉ có các thiết bị và tài liệu nhạy cảm bị tiêu hủy. Các căn cứ này được quân đội Syria và Nga tiếp quản sau thỏa thuận với lực lượng người Kurd trong khu vực. Trực thăng Nga chở quân nhân Syria đáp xuống sân bay Tabqa ở Raqqa ngày 21/10 để kiểm soát và đảm bảo an ninh cho căn cứ sau khi Mỹ rút đi.

Thổ Nhĩ Kỳ thông báo chấm dứt chiến dịch quân sự ở miền bắc Syria sau khi đạt được thỏa thuận với Nga, trong đó lực lượng người Kurd rút khỏi vùng đệm an ninh rộng 30 km, nhường chỗ cho quân cảnh Nga và lính biên phòng Syria.

Lực lượng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tuần tra chung tại khu vực 10 km trong vùng đệm an ninh theo thỏa thuận ngày 22/10 giữa Tổng thống Vladimir Putin và Tổng thống Recep Tayyip Erdogan. Erdogan ca ngợi thỏa thuận là "một chiến thắng lịch sử", còn Putin đánh giá đây là "giải pháp vô cùng quan trọng để giải quyết tình hình căng thẳng leo thang tại biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ".


Vị trí nhà máy xi măng Lafarge tại Syria (đánh dấu đỏ). Đồ họa: Google.

https://vnexpress.net/the-gioi/can-cu-khong-suy-suyen-sau-khi-my-nem-bom-pha-huy-4001300.html
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,073
Động cơ
146,039 Mã lực
30 tỷ USD để QĐ Nga bứt tốc: Tập trung cho "hàng khủng" mặc kệ TQ và Mỹ đối đầu trên biển

Theo thứ tự ưu tiên hiện tại của Nga, không quân sẽ được hưởng phần lớn ngân sách sau đó tới lục quân và cuối cùng mới là hải quân.
Tử thần từ lòng biển: Vũ khí chết chóc nhất của tàu ngầm Nga tung cú đấm thép như thế nào?


Kẻ được ưu tiên: Không quân vũ trụ Nga?

Theo Bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Shoigu, việc mua sắm trang bị mới của các lực lượng vũ trang Nga đang nhanh hơn so với kế hoạch.

Ngân sách của Nga dành cho quân đội đã tăng từ 1,44 nghìn tỷ rúp lên hơn 1,5 nghìn tỷ rúp (30 tỷ USD) khiến các vũ khí trang bị mới và hiện đại hóa trong quân đội Nga đã tăng lên tới tỉ lệ 68%.

Có vẻ như việc tăng thêm 1% so với kế hoạch được công bố vào đầu năm 2019 này là quá ít, nhưng thực tế là người Nga đã được bổ sung thêm hàng trăm đơn vị vũ khí hiện đại nhất.


Máy bay không người lái tấn công (UCAV) S-70 Okhotnik-B và máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 Su-57 tại Syria.


Dựa theo các chỉ số đã đạt được, không còn nghi ngờ gì rằng vào năm 2020, Bộ Quốc phòng Nga sẽ đạt mức 70% trang bị mới và hiện đại được thiết lập kể từ năm 2013. Dấu mốc 2020 không đồng nghĩa với việc tái vũ trang sẽ dừng lại và các mục tiêu mới sẽ được công bố.

Sau quá trình can thiệp quân sự được cho là thành công tại Syria, người Nga đã có những trải nghiệm thực tế nhất, họ hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu và con đường cần đi để phát triển.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi một ngân sách khổng lồ mà Không quân vũ trụ Nga có được sau các "quyết định phi thường" của Tổng thống Putin về việc đẩy nhanh quá trình sản xuất và tăng số lượng máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 và máy bay trực thăng Mi-28NM.

Các hợp đồng đầy hứa hẹn cho các máy bay trực thăng tấn công Kamovio bổ sung và cho việc hiện đại hóa máy bay ném bom Su-34 cũng đã được công bố.


Hình ảnh được cho là xe phóng của hệ thống S-500 (Nguồn Sputnik).


Các thử nghiệm với việc hoàn thiện các nền tảng tấn công mới từ trên không và yêu cầu cơ động đường không cho các đơn vị bộ binh cơ giới cũng sẽ tiếp tục quá trình tăng số lượng trực thăng vận tải.

Không quân vũ trụ Nga sẽ cần thêm các biến thể máy bay không người lái (UAV) trinh sát và tấn công.

Số tiền lớn nhất và quan trọng nhất được cho là dành để trang bị các tổ hợp phòng không S-500 cho Không quân vũ trụ Nga.

Không còn nghi ngờ gì về việc Không quân vũ trụ Nga sẽ là lực lượng được ưu tiên nhất trong gói ngân sách kể trên.


Số lượng vũ khí mà quân đội Nga được cho là sẽ phải bổ sung trước thời điểm năm 2020.


Lục quân Nga sẽ không phải là "con dê cuối đàn"?





Trong bối cảnh lực lượng tên lửa chiến lược Nga gần như đã được nâng cấp hoàn toàn và con số 70% trang bị mới nói chung của các lực lượng vũ trang Nga, tỉ lệ trang bị mới của lục quân ở dưới 60% có vẻ khá khập khiễng.



Nhưng xét tới quy mô khổng lồ của lục quân Nga khiến việc nâng cấp lực lượng này vô cùng khó khăn và tốn kém. Rõ ràng hàng chục nghìn đơn vị trang thiết bị quân sự hạng nặng khá khó khăn khi nâng cấp.

Ngay cả những vũ khí hiện được coi là tương đối hiện đại như xe tăng T-72 và xe bọc thép BTR-80 đã hiện đại hóa được cho là không đáp ứng các yêu cầu của chiến tranh hiện đại chứ chưa nói tới tương lai.

Bắt đầu từ năm 2020, cùng với việc hiện đại hóa hiện tại của các vũ khí hiện có, Lục quân Nga cần phải chuyển sang mua sắm hàng loạt vũ khí mới, tiên tiến.

Ngoài những chiếc T-14 Armata hiệu quả nhưng đắt tiền, một loạt xe bọc thép bánh hơi trinh sát sẽ yêu cầu một ngân sách lớn được phân bổ trong những năm tới.


Xe chiến đấu bộ binh K-17 "Bumerang" (Nguồn Sputnik).


Tin buồn cho Hải quân Nga: Hải quân Trung Quốc và Mỹ sẽ thống trị mặt nước?

Lực lượng Hải quân rõ ràng sẽ không phải là ưu tiên trong các chương trình hiện đại hóa mới. Người Nga có lẽ sẽ phải kiềm chế tham vọng vươn ra các đại dương vì nhưng các kế hoạch lớn được cho là "đã bị lãng quên".

Sẽ không có các cụm tác chiến tàu sân bay kiểu Mỹ hay các hạm đội tàu tấn công đổ bộ kiểu Trung Quốc hay Nhật Bản trong tương lai gần.

Cùng với sự đổ vỡ của Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), quá trình phát triển các loại tàu hộ tống tên lửa cỡ nhõ được trang bị tên lửa Kalibr được cho là sẽ giảm. Các tổ hợp tên lửa di động linh hoạt hơn trên đất liền và tên lửa siêu thanh sẽ thay thế vai trò của chúng.


Nga đã hoàn thành các thử nghiệm hệ thống Poliment-Redut cho tàu khu trục lớp 22350 (Nguồn TASS)


Tuy vậy vẫn có một ngoại lệ với việc phát triển các khinh hạm được trang bị các tổ hợp phòng không 3K96 “Poliment-Redut” (biến thể hải quân của hệ thống phòng không S-350 Vityaz) cho mục đích phòng thủ.



Rõ ràng khả năng để đối phó với các "va chạm" trên biển với Hải quân Mỹ hay Trung Quốc của Nga là không còn nữa, do vậy họ cần phải gia tăng ưu tiên cho lực lượng tàu ngầm.

Ngoài các hợp đồng đã ký kết cho một vài tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen bổ sung, Hải quân Nga có thể hi vọng vào các tàu ngầm diesel-điện trang bị tên lửa lớp Borei.

https://soha.vn/30-ty-usd-de-qd-nga-but-toc-tap-trung-cho-hang-khung-mac-ke-tq-va-my-doi-dau-tren-bien-20191024154808093.htm
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,073
Động cơ
146,039 Mã lực
Chuyên gia TQ: Hải quân Mỹ khốn đốn, Trung Quốc không "rêu rao" ra ngoài vì cảm thông – Mỹ nên biết điều mà tránh đường

QS | 23/10/2019 13:30

5


Khu trục hạm USS Fitzgerald chịu hư hại nặng sau khi va chạm với tàu hàng ACX Crystal, tháng 6/2017. Ảnh: AP.
Bắc Kinh muốn gửi đi thông điệp ngầm là Mỹ quá yếu ớt để có thể đánh bại Trung Quốc trong một cuộc xung đột.


Fang Xiaozhi, nhà nghiên cứu tại Viện An ninh Quốc tế và Chiến lược BRI – Đại học Fudan (Thượng Hải) cho biết, Mỹ hiện có quá ít tàu chiến để duy trì các cam kết của mình trên thế giới. Và điều quan trọng hơn cả là, Washington không có đủ tàu chiến để đánh bại Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương.

"Mặc dù sở hữu lực lượng hải quân lớn nhất thế giới nhưng quân đội Mỹ phải thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu khó khăn và hoạt động chuẩn bị chiến tranh ở Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Địa Trung Hải, cũng như Trung Đông bởi các lợi ích của họ dàn trải trên khắp thế giới.

Các nhiệm vụ này rất đa dạng và phức tạp" – Ông Fang viết trên tờ China Military Online – một website chính thức của các lực lượng vũ trang Trung Quốc.

"Chẳng hạn, Hạm đội 7 của Mỹ đã liên tục gặp va chạm trong vòng 2 năm trở lại đây do các nhiệm vụ quá mức, khiến sĩ quan và binh lính tiền tuyến trở nên kiệt sức, dẫn tới việc xử lý tình huống kém. Bên cạnh đó, nhiều tàu chiến Mỹ gặp sự cố và có tỷ lệ trục trặc cao do hoạt động quá mức trong một thời gian dài" – ông Fang nói.

Nhà nghiên cứu Trung Quốc lưu ý rằng, trong nhiều năm qua, giới chuyên gia Mỹ đã nhiều lần cảnh báo rằng Hải quân Mỹ đang phải hoạt động quá mức và không được chuẩn bị đầy đủ. Tàu chiến phải triển khai ngoài biển trong lúc chúng cần được bảo dưỡng, các kíp thủy thủ bị mệt mỏi quá mức và không được huấn luyện đầy đủ, nhất là trong Hạm đội Thái Bình Dương.

Những vấn đề này từng được đề cập công khai vào năm 2017, khi các tàu khu trục của Hải quân Mỹ 2 lần va chạm với các tàu thương mại.

Đặc biệt, vụ va chạm vào tháng 8/2017 giữa tàu khu trục USS John S. McCain với một tàu chở dầu ngoài khơi Singapore, khiến 7 thủy thủ thiệt mạng, đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về năng lực của vận hành cơ bản của các thủy thủ và chỉ huy của họ.


Lỗ thủng trên vỏ tàu USS John S. McCain sau vụ va chạm. Ảnh: Reuters.

Các cuộc điều tra đã phát hiện thấy những thiếu sót đáng kinh ngạc trong việc đào tạo, tinh thần, kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng vận hành của kíp tàu John S. McCain.

Gốc rễ của vấn đề là Hải quân Mỹ đang tìm cách hoàn tất mục tiêu từ thời Chiến tranh Lạnh là duy trì sự hiện diện toàn cầu, nhưng bằng một hạm đội với quy mô nhỏ hơn nhiều so với trước đây.

Trong năm 1988, lực lượng chiến đấu của Hải quân Mỹ gồm 566 tàu nhưng hiện nay con số này chỉ còn 290 tàu. Ngay cả các kế hoạch nhằm tăng số lượng lên 326 tàu vào năm 2025 và 355 tàu vào năm 2050 cũng sẽ chỉ giảm bớt một phần sự thiếu hụt đó.

Theo ông Fang, quân đội Trung Quốc không "rêu rao" những vấn đề này bởi "cảm thông" với Hải quân Mỹ. Bắc Kinh muốn gửi đi thông điệp ngầm là Mỹ quá yếu ớt để có thể đánh bại Trung Quốc trong một cuộc xung đột, chẳng hạn như trong trường hợp Bắc Kinh dùng vũ lực với Đài Loan.

Bắc Kinh muốn cả thế giới biết rằng trong lúc sức mạnh quân sự và kinh tế của Mỹ đang suy giảm thì Trung Quốc đang phát triển mạnh lên với sự bổ sung các loại vũ khí tiên tiến như tàu sân bay, tiêm kích tàng hình và tên lửa siêu vượt âm.

"Hải quân Mỹ sẽ đối mặt với các thách thức cả bên trong lẫn bên ngoài do một loạt yếu tố, như việc thực thi chiến lược quốc gia, tác động của chương trình cải cách trong nước đối với chương trình xây dựng hải quân, cuộc đấu tranh giành tài nguyên của các lực lượng quân sự khác nhau…", ông Fang viết.

"Hơn nữa, Hải quân Mỹ còn ngoan cố bám trụ vào tư tưởng bá chủ và thể hiện sự kiêu ngạo của họ trên khắp các đại dương, mở rộng quyền bá chủ hàng hải mà không có sự kiềm chế, điều đó chắc chắn sẽ khiến họ gặp phải nhiều vấn đề nhức nhối hơn trong tương lai, làm tăng thêm sự đối lập giữa việc duy trì quyền bá chủ và sức mạnh quốc gia suy giảm".

Nhận định những điều đó có thể khiến ưu thế toàn cầu của Hải quân Mỹ suy yếu, nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng Mỹ nên tránh khỏi con đường của Trung Quốc để tránh hứng chịu thất bại nặng nề.https://soha.vn/chuyen-gia-tq-hai-quan-my-khon-don-trung-quoc-khong-reu-rao-ra-ngoai-vi-cam-thong-my-nen-biet-dieu-ma-tranh-duong-20191023114212953.htm
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,073
Động cơ
146,039 Mã lực
Chuyên gia Canada: T-72 nhiều ưu điểm hơn Leopard

(Vũ khí) - Sau khi nghiên cứu các tính năng của tăng T-72 và Leopard, các chuyên gia Canada đều thống nhất rằng, xe tăng Nga hội tụ nhiều ưu điểm hơn.


Thông tin được trang Gazeta dẫn nhận định của một số chuyên gia Canada - những người từng trực tiếp vận hành xe tăng. Những ưu điểm của T-72 so với Leopard bao gồm tăng Nga không cần thay thế thường xuyên các con lăn cao su, kíp vận không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn từ bên ngoài và động cơ, hệ thống phun nhiên liệu làm việc ổn định hơn và khởi động nhanh hơn nhiều sau thời gian ngừng hoạt động.

Và đây chính là 1 trong những nguyên nhân khiến T-72 được đánh giá là cỗ tăng tốt nhất thế kỷ 20. Mặc dù vậy, sức mạnh của T-72 vẫn chưa khiến Nga yên tâm và nước này quyết định nâng cấp phiên bản này lên chuẩn mới T-72MBT với nhiều thay đổi quan trọng.

Tăng T-72 của Nga.


T-72MBT là mẫu nâng cấp mức độ sâu loại xe tăng chiến đấu chủ lực huyền thoại T-72 với việc hiện đại hóa hệ thống động cơ (sử dụng động cơ diesel mới 1.130 mã lực, hệ thống kiểm soát kĩ thuật số), hệ thống trinh sát; trang bị giáp ERA Kontakt-5 mới, được bố trí lắp đặt tương tự như xe tăng T-90A.

Phiên bản nâng cấp của T-72B3 được trang bị những công nghệ tiên tiến nhất, bao gồm hệ thống điều khiển hỏa lực mới, hệ thống máy tính cho phép kíp xe giảm thời gian tính toán số lần bắn và cải thiện độ chính xác của pháo 125mm. T-72MBT cũng được trang bị khả năng chiến đấu trong cả ngày lẫn đêm, với mọi điều kiện thời tiết.

Tổ hợp vũ khí của cỗ tăng này có những thay đổi nhỏ. Tháp pháo 2A46-5 có khả năng tự động nạp đạn, được sửa đổi nhỏ về thiết kế để sử dụng được nhiều loại đạn dược mới. Quy trình bắn lúc này được tự động hóa và làm tăng đáng kể độ chính xác.

Ngoài ra, xe tăng nâng cấp được trang bị tháp pháo mở để được trang bị thêm hệ thống súng máy phòng không NSV. Hệ thống súng máy có thể điều khiển từ xa, nhờ đó tổ lái không phải mở nắp khoang chiến đấu để điều khiển súng này, tránh được thương vong.

Phiên bản mới được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực mới, trong đó có bao gồm hệ thống ngắm bắn đa kênh trong mọi thời gian. Với hệ thống này, xe tăng có thể phát hiện và nhận diện mục tiêu ở khoảng cách 5km tại bất kỳ thời điểm nào.

Ngoài ra, xe được trang bị một computer tính toán đường đạn kỹ thuật số dựa trên tập hợp thông số từ bộ cảm biến điều kiện khí tượng và địa hình. Hệ thống máy tính cho phép kíp xe giảm thời gian tính toán số lần bắn và cải thiện độ chính xác của pháo nòng trơn 125mm.

Hệ thống điều khiển vũ khí mới đảm bảo xác suất tiêu diệt mục tiêu rất cao bằng các tên lửa phóng qua nòng pháo kể cả trong khi xe đang đứng yên hoặc đang chuyển động ở khoảng cách đến 5 km. Đồng thời, hệ tự động bám bắt mục tiêu làm giảm thao tác của các pháo thủ.

Xe tăng được trang bị kính ngắm đa kênh mới Sosna-U, cho phép xạ thủ xác định mục tiêu bằng kênh quang học và ảnh nhiệt, mang lại khả năng chiến đấu trong cả ngày lẫn đêm, với mọi điều kiện thời tiết. Tổ hợp bên ngoài của Sosna-U được đặt bên trong hộp kim loại nhẹ bảo vệ kính khỏi bụi và mảnh đạn.


Sosna-U còn được trang bị máy đo khoảng cách bằng laser và hệ thống điều khiển tên lửa chống tăng. Như vậy, chỉ sử dụng một thiết bị xạ thủ có thể thực hiện nhiều chức năng trong tác chiến.

Ngoài ra, xe tăng còn được trang bị hệ thống thông tin liên lạc kỹ thuật số và có thể được điều chính thiết kế để lắp đặt các hệ thống bảo vệ chủ động hiện đại hơn, khiến phiên bản tăng nâng cấp T-72MBT có thể cạnh tranh với các loại xe tăng tốt nhất trên thế giới hiện nay.



Với loạt các thiết bị mới, T-72MBT được đánh giá thực sự là một mẫu tăng kết hợp hài hòa giữa giá cả và tính năng kỹ chiến thuật khiến nó có năng lực tác chiến ngang ngửa so với T-90A và các dòng tăng chủ lực phương Tây như Leopard 2A6, M1 Abrams.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/chuyen-gia-canada-t-72-nhieu-uu-diem-hon-leopard-3390184/
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,073
Động cơ
146,039 Mã lực
Trang bị mới khiến T-15 Nga vượt xa xe chiến đấu Mỹ
(Vũ khí) - Trong chuyến thăm Nhà máy Uralvagonzavod của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu, một số tính năng mới của vũ khí sản xuất tại đây được tiết lộ.

Hình ảnh do Kênh truyền hình Zvezda công bố về chuyến thăm của ông Shoigu cho thấy Uralvagonzavod đang khẩn trương sản xuất xe chiến đấu BMP T-15, xe cứu kéo T-16, phiên bản mới của xe chiến đấu Terminator. Cùng với đó còn có hình ảnh nâng cấp những cỗ tăng T-71 và cả T-90 lên phiên bản tối tân hơn.

Ông Shoigu trong chuyến thăm Nhà máy Uralvagonzavod.
Cũng trong chuyến thăm của ông Shoigu, nhà sản xuất đã tiết lộ quyết định trang bị thêm UAV trinh sát dành cho xe chiến đấu T-15 Armata.

"Việc sử dụng UAV trên xe chiến đấu bộ binh T-15 nhằm để mở rộng tầm quan sát. Đây là một nhân tố không thể thiếu ở mức chiến thuật. Thật khó để di chuyển cả một đoàn xe mà không nhìn thấy gì phía trước", Giám đốc công ty Uralvagonzavod, ông Oleg Sienko vừa tiết lộ.



Mặc dù vậy, vị giám đốc này không tiết lộ loại UAV nào sẽ được sử dụng trên T-15. Bởi nhà sản xuất đang cần thêm thời gian để thử nghiệm thực tế một vài loại trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Nếu gói trang bị này được thực hiện thì Nga sẽ có trong trang bị dòng xe chiến đấu bộ binh có khả năng công thủ toàn diện hàng đầu hiện nay. Xe có vũ khí chính gồm 1 pháo tự động 2A42 cỡ 30 mm với 500 viên đạn, trong đó có 160 đạn xuyên giáp và 340 đạn nổ phân mảnh. Pháo có tầm bắn khoảng 4.000 mét.

Hai bên tháp pháo lắp 4 tên lửa chống tăng có điều khiển Kornet-EM có tầm bắn tối đa 10 km, một súng máy 7,62 mm với cơ số 2.000 viên đạn. Đặc biệt, T-15 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, có khả năng tự động tìm kiếm mục tiêu trong nhiều dải quang phổ khác nhau ở chế độ chủ động và thụ động.

Để phát hiện mục tiêu được ngụy trang, T-15 được trang bị thiết bị ngắm quang học. Hệ thống điều khiển hỏa lực của T-15 có thể tham chiến đồng thời với 2 mục tiêu. Với những thông tin được công khai, T-15 hơn hẳn xe chiến đấu chủ lực của phương Tây, trong đó có xe Bradley của Mỹ.

Cụ thể, trong khi T-15 được trang bị pháo chính cỡ 30 mm với 500 viên đạn, trong đó có 160 đạn xuyên giáp và 340 đạn nổ phân mảnh, đạt tầm bắn 4.000 mét, thì Bradley của Mỹ lại khá khiêm tốn. Vũ khí chủ lực của Bradley là pháo cỡ 25mm có tốc độ bắn 200 phát/phút, tầm bắn tối đa đạt 2,5km.

Về hỏa lực chống tăng, Bradley tiếp tục thua kém bởi dòng xe này chỉ được lắp bệ phóng 2 đạn tên lửa chống tăng TOW có phạm vi hiệu quả hỏa lực 3.750m. Trong khi đó, xe T-15 được trang bị tới 4 tên lửa chống tăng có điều khiển Kornet-EM có tầm bắn gấp 3 lần.

Nhưng theo giới chuyên gia, sự thua kém của Bradley trước T-15 là hoàn toàn dễ hiểu bởi xe chiến đấu Mỹ đã hoạt động hàng chục năm và trải qua hầu hết các cuộc chiến có sự tham gia của Mỹ. Trong khi đó, T-15 là dòng xe chiến đấu thế hệ mới nhất của Nga hiện vẫn đang trong giai đoạn phát triển và thử nghiệm.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/trang-bi-moi-khien-t-15-nga-vuot-xa-xe-chien-dau-my-3390163/
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,073
Động cơ
146,039 Mã lực
Vũ khí hạt nhân: Kim bài miễn tử của Nga
(Bình luận quân sự) - Theo giới lãnh đạo Nga, sở hữu một lực lượng hạt nhân hùng hậu chính là vật bảo đảm cho hòa bình của đất nước.

Mỹ sợ vũ khí hạt nhân Nga

Theo ấn phẩm Trung Quốc Sohu, Hoa Kỳ không bao giờ tính đến một kế hoạch tấn công nước Nga do lực lượng hạt nhân chiến lược đáng gờm của đối thủ. Trong thế giới hiện đại, nếu một quốc gia sở hữu lực lượng hạt nhân chiến lược thì được coi là cường quốc và vũ khí hạt nhân còn được gọi là “Vũ khí đảm bảo hòa bình.

Washington tiếp tục lo ngại về sức mạnh quân sự của Moscow, bất chấp sự sụp đổ của Liên Xô và ngân sách quốc phòng của Nga giảm nhiều lần. Theo tác giả bài viết của Sohu, lực lượng hạt nhân chiến lược Nga luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu và điều này "buộc người Mỹ phải giữ thuốc súng luôn khô ráo".

Sau khi Liên bang Xô viết tan rã vào năm 1991, Nga đã nhận được 70% lực lượng hạt nhân chiến lược của Liên Xô, do đó nước này luôn có các phương tiện trên bộ, trên biển và trên không để thực hiện các cuộc tấn công hạt nhân chiến lược, tờ báo Trung Quốc nhắc lại.

Hiện nay, Nga là quốc gia duy nhất trên thế giới cùng với Hoa Kỳ có khả năng tấn công hạt nhân từ mọi phương tiện phóng. Vai trò chính trong "bộ ba răn đe hạt nhân" của Nga được trao cho các tên lửa bố trí trên đất liền, sẵn sàng trực chiến liên tục kể từ sau chiến tranh Lạnh.



Đầu năm nay, Washington tuyên bố đơn phương rút khỏi Hiệp ước về các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF), cáo buộc Nga đã vi phạm trong thời gian dài. Nhưng Moscow đã bác bỏ tất cả các cáo buộc và hành động đáp trả tương xứng. Kết quả vào ngày 2 tháng 8, hiệp ước đã chấm dứt hoạt động.

Theo tờ báo Trung Quốc, bất kỳ cuộc chạy đua vũ trang mới nào, tương tự như cuộc đua giữa Liên Xô và Hoa Kỳ trong thời kỳ chiến tranh lạnh trước đây, sẽ không bao giờ còn xảy ra.

Hiện nay, Quân đội Nga cải thiện sức mạnh của mình, cụ thể là nâng cấp lực lượng hạt nhân chiến lược và đảm bảo độ tin cậy của một cuộc tấn công trả đũa hạt nhân. Vì vậy trong những thập kỷ tới, Hoa Kỳ thậm chí sẽ “không dám liếc mắt về phía Nga”.

Nga phóng ICBM và tên lửa hành trình trong diễn tập “Sấm sét-2019”

Quyết định của Washington rút khỏi thỏa thuận giải trừ hạt nhân, bao gồm hiệp ước quan trọng nhất về việc loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn, đã gây áp lực chiến lược mạnh mẽ đối với Nga. Tuy nhiên qua cuộc tập trận “Sấm sét-2019” [Grom – 2019 exercise, còn được gọi là Thunder – 2019 exercise], Moscow đã nói rõ với toàn thế giới rằng, an ninh của nước Nga sẽ được đảm bảo bằng lực lượng hạt nhân chiến lược.


Vũ khí hạt nhân chính là cây gậy răn đe hiệu quả nhất của Nga
Cuộc tập trận của Nga mang tên “Sấm sét-2019” diễn ra từ ngày 15 đến 17 tháng 10 vừa qua. Khoảng 12 nghìn quân nhân đã tham gia cùng với 213 bệ phóng tên lửa, 105 máy bay, bao gồm 5 máy bay ném bom chiến lược, 15 tàu mặt nước, 5 tàu ngầm, 310 đơn vị quân sự và thiết bị đặc biệt.

Các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) và tên lửa hành trình đã được phóng trong khuôn khổ cuộc tập trận chỉ huy chiến lược “Sấm sét-2019” (Thunder-2019) dưới sự chỉ huy của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, cuộc tập trận bao gồm các vụ phóng tên lửa từ tàu ngầm, tàu mặt nước, tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa Yars và tên lửa đạn đạo chiến thuật trầm ngắn Iskander, cùng với các máy bay ném bom tầm xa mang tên lửa hành trình đầu đạn hạt nhân.

Các tàu ngầm Nga cũng đã phóng thành công tên lửa hành trình Kalibr vào các mục tiêu ở khu vực Kamchatka và Arkhangelsk.

Tổng cục trưởng Tổng cục Hợp tác Quân sự Quốc tế của Bộ Quốc phòng Nga là Thiếu tướng Yevgeny Ilyin lưu ý, cuộc tập trận được tổ chức để đánh giá về khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng chiến lược Nga. Nó hoàn toàn mang tính chất phòng thủ và không nhằm chống lại các quốc gia khác.

Nga: Vũ khí hạt nhân là vật bảo chứng cho hòa bình


Mới đây, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tuyên bố rằng: Chủ nghĩa hòa bình là tốt, nhưng chủ nghĩa thất bại là điều không thể chấp nhận được. Do đó, Nga có nghĩa vụ phải duy trì lực lượng hạt nhân chiến lược ở trạng thái có khả năng chiến đấu, nếu muốn đảm bảo chủ quyền và lòng tôn trọng đối với đất nước mình.

"Tôi không muốn nói rằng chúng ta cần đề cập đến khả năng xảy ra chiến tranh hạt nhân, nhưng mỗi nhà lãnh đạo của đất nước, lực lượng vũ trang của đất nước có nghĩa vụ duy trì lực lượng hạt nhân chiến lược của mình ở trạng thái có khả năng chiến đấu" - Bộ trưởng nói.

Theo ông, lịch sử của những thập kỷ trước đã chứng minh rằng, nếu không làm như vậy thì không thể đảm bảo chủ quyền của đất nước, và đáng tiếc là không đạt được cả sự tôn trọng đối với bản thân.



Ông nhấn mạnh rằng, đây không phải là lựa chọn của Nga mà Moscow buộc phải làm như vậy bởi Hoa Kỳ đã quyết định rằng, chỉ có họ mới có thể tự sắp xếp trật tự trên hành tinh này.

Tình trạng này bắt đầu từ lâu, khi Liên Xô biến mất và Nga nhận thấy rõ ràng rằng, Mỹ sẽ đối xử với Nga như thế nào nếu Nga không có sức mạnh quân sự vượt trội. Khi những người am hiểu sâu sắc về điều này lên nắm quyền thì tình hình bắt đầu thay đổi.

Bộ trưởng Ngoại giao Nga cũng lưu ý rằng, Washington cũng mô hình hóa việc sử dụng vũ khí chiến lược của mình và Moscow cũng không thể làm khác, nếu không, Nga sẽ bị Mỹ tiêu diệt.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/vu-khi-hat-nhan-kim-bai-mien-tu-cua-nga-3390104/
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,073
Động cơ
146,039 Mã lực
Trực thăng Nga trang bị radar mạnh ngang tiêm kích

Với hệ thống radar AESA thế hệ mới, trực thăng tấn công Ka-52M của Nga có tầm giám sát tương đương với tiêm kích.

Theo Jane's, Không quân Nga quyết định trang bị cho trực thăng tấn công hệ thống radar quét mảng pha điện tử chủ động Active Electronically Scanned Array (AESA) V006 Rezets thế hệ mới. Quyết định được Nga đưa ra sau khi đánh giá kết quả thử nghiệm Rezets trên phiên bản Ka-52K.

Hệ thống Rezets có thể phát hiện nhóm xe tăng từ 45 km, một cây cầu đường sắt cách xa 100 km hoặc tàu khu trục từ 150 km. Trong nhiệm vụ phát hiện mục tiêu đường không, Rezets có tầm giám sát được đánh giá tương đương với radar AESA trên chiến đấu cơ Mỹ.

Trực thăng tấn công Ka-52.


Trang bị mới của Ka-52 đã được trang We Are The Mighty của Mỹ đánh giá rất cao khi so với Apache. Theo báo Mỹ, AH-64 Apache từng là trực thăng tấn công hàng đầu thế giới nhưng đang bị Ka-52 của Nga soán ngôi.

Ka-52 có thể bay với tốc độ tối đa 300km/h, trần bay tới 5.500m, tầm bay đến 1110 km. Trực thăng Nga được trang bị một số loại tên lửa chống tăng có điều khiển, tên lửa không đối không, rocket tấn công mặt đất 80 mm và pháo tự động tốc độ cao 30 mm.

Đặc biệt, Ka-52 có thể trở thành sát thủ diệt hạm khi chúng được trang bị tên lửa Kh-35 Uran. Phát triển sau Apache, trực thăng Ka-52 có những tính năng kỹ chiến thuật tốt hơn Apache hoặc các máy bay trực thăng tấn công khác.

Tên lửa chống tăng của Ka-52 xuyên giáp nhỉnh hơn so với tên lửa "Lửa địa ngục" (Hellfire) của Apache. Hellfire có khả năng xuyên giáp đồng nhất (RHA) 800mm. Trong khi Ataka của Ka-52 xuyên giáp đến 950mm và Vikhr có thể xuyên đến 1.000mm giáp RHA. Nhưng điểm hạn chế là do thiết kế của Ka-52 chỉ có thể mang 12 tên lửa chống tăng, trong khi Apache mang đến 16 tên lửa.

Trong điều kiện chiến trường hiện nay, tên lửa Hellfire có thể xuyên hầu hết giáp xe tăng trên thế giới, có tầm bắn đến 8km, hơn hẳn tên lửa chống tăng Ataka (5km), nhưng ngắn hơn so với tên lửa chống tăng mới Vikhr Nga (10 km).

Ngoài ra, Ka-52 có một lợi thế quan trọng hơn hẳn AH-64, đó là khả năng phóng tên lửa diệt hạm Kh-35. Tên lửa Hellfire cũng có thể sử dụng tấn công các mục tiêu mặt nước, nhưng Hellfire chỉ có thể tiêu diệt những tàu đổ bộ cỡ nhỏ, xuồng tuần tra trong khi đó, Ka-52 có thể diệt được những con tàu hàng ngàn tấn chỉ với 1 phát bắn.


Bài viết trên We Are The Mighty thừa nhận, Ка-52 là dòng trực thăng tấn công tốt, do có thể được trang bị rất nhiều chủng loại vũ khí khác nhau, nhưng vẫn giữ được khả năng cơ động và linh hoạt - yếu tố có liên quan đến thành bại trên chiến trường.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/truc-thang-nga-trang-bi-radar-manh-ngang-tiem-kich-3390094/

 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,073
Động cơ
146,039 Mã lực
Vén màn bí ẩn: Mẫu tên lửa KN-23 và KN-25 MLRS của Triều Tiên


Huyền Chi

Mẫu tên lửa KN-25 của Triều Tiên (Ảnh: KCNA)

9K720 Iskander của Nga hay hệ thống tên lửa Hyunmoo của Hàn Quốc.

KN-23 được lắp đặt trên 2 phiên bản gồm xe chuyên chở 8 bánh có nhiều điểm rất giống với xe vận chuyển tên lửa Iskander của Nga. Phiên bản thứ hai sử dụng xe chuyên chở 16 bánh. Triều Tiên cũng sử dụng phần khung gầm của xe tăng được cải biến để lắp đặt cho hệ thống tên lửa Pukguksong-2, KN-19 cùng một loại vũ khí mới có nhiều điểm tương tự như hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật của Mỹ MGM-140 (ATACMS). Lắp đặt phần khung gầm xe tăng giúp cho phương tiện chuyên chở thêm cơ động, giúp chúng di chuyển dễ dàng hơn khi hoạt động ở các vùng địa hình không bằng phẳng.


Tên lửa KN-23 của Triều Tiên được phóng thử nghiệm vào tháng 7/2019 (Ảnh: Reuters)
Vào ngày 31/7/2019, Triều Tiên thực hiện vụ thử đầu tiên tên lửa KN-25. Tên lửa này được lắp đặt trên phần khung xe tải, tương tự như tên lửa Pukguksong-2, KN-23. Đến ngày 24/8/2019, Triều Tiên tiếp tục thử nghiệm KN-25 và lần này công khai các bức ảnh về vụ phóng mà không qua kiểm duyệt.

Vậy điều gì khiến Triều Tiên thúc đẩy các vụ thử nghiệm hệ thống tên lửa và pháo hạm tầm ngắn? Chúng ta cần nhìn vào thế bế tắc ngoại giao đang diễn ra hiện nay. Mặc dù đã qua 2 Hội nghị thượng đỉnh Mỹ -Triều cùng một cuộc gặp xuyên biên giới giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un, các cuộc gặp này đều không giúp tạo bước đột phá cho thế bế tắc ngoại giao. Bởi vậy, các vụ thử nghiệm là cách mà Triều Tiên thể hiện sự không hài lòng của họ và là biện pháp gây sức ép với Mỹ.

Ngoài ra, Triều Tiên cũng muốn sử dụng các vụ thử này để quan sát xem họ có thể thu được điều gì. Dù cho các vụ thử KN-25 không vi phạm thỏa thuận giữa ông Trump và ông Kim, nhưng việc thử nghiệm KN-23 và ATACMS đúng là đã hơi vượt giới hạn bởi nó giúp Triều Tiên đạt bước tiến trong chương trình chế tạo tên lựa đạn đạo nhiên liệu rắn.

Trong khoảng thời gian mùa Hè vừa qua, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều vụ thử tên lửa các loại của Triều Tiên. Các vụ thử này diễn ra chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, cho thấy Bình Nhưỡng thực sự tập trung nguồn lực cho việc chế tạo và thử nghiệm các tên lửa đó.

Kể từ sau khi Triều Tiên lần đầu thử nghiệm KN-11 và Pukguksong-2, xuất hiện nhiều sự ngờ vực về khả năng chế tạo hàng loạt các động cơ tên lửa chạy bằng nhiên liệu rắn của nước này. Bởi nếu Triều Tiên thực sự muốn sản xuất hàng loạt, họ sẽ cần phải đảm bảo được chất lượng dây chuyền sản xuất và độ tinh khiết của vật liệu được sử dụng trong chế tạo động cơ tên lửa.

Việc thử nghiệm các tên lửa đạn đạo tầm ngắn sẽ giúp Triều Tiên tăng cường khả năng sản xuất động cơ tên lửa nhiên liệu rắn.

Hiện chưa rõ liệu Triều Tiên có nối lại các cuộc thử nghiệm ICBM hay không. Nhưng trong lúc nước này sẵn sàng thử nghiệm nhiều tên lửa tầm ngắn như hiện nay, có khả năng họ sẽ thử nghiệm ICBM vào cuối năm nay.

https://viettimes.vn/ven-man-bi-an-mau-ten-lua-kn23-va-kn25-mlrs-cua-trieu-tien-370666.html
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,073
Động cơ
146,039 Mã lực
Giải mã dự án siêu pháo tầm xa chiến lược của Mỹ


Thu Thủy

Chủ Nhật, ngày 20/10/2019 - 06:30


Một khẩu siêu pháo của Mỹ có nòng dài 36 mét được bắn thử nghiệm tại sa mạc Arizona năm 1966.

John Rafferty, người chủ trì dự án phát triển ưu tiên của Lục quân Mỹ có tên “Strategic long-range artillery” hay “Long distance precision attack missile” cho biết trong cuộc họp báo thường niên mới đây của Hiệp hội Lục quân Mỹ (AUSA) rằng: quân đội đang hợp tác với Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích thuộc Trường bắn tên lửa White Sands và Trung tâm Phân tích của Lục quân để xác nhận rằng các nhiệm vụ nghiên cứu của dự án này có thể được hoàn thành đúng tiến độ.


Pháo tự hành tầm xa M109A6 của Mỹ đang bắn
Dự án pháo tầm xa chiến lược bắn xa ngàn dặm

Ông John Rafferty nói, việc nghiên cứu phát triển loại siêu pháo này có nhiều rào cản kỹ thuật phải đột phá. Gần đây, với sự chi viện của Hải quân, Lục quân sẽ thử nghiệm hạng mục đột phá công nghệ đầu tiên tại Virginia. Vụ ‘thử nghiệm đường đạn giai đoạn đầu” này nếu hoàn thành mới đệ trình một báo cáo chi tiết về kế hoạch này lên ban lãnh đạo Lục quân. Do khó khăn về công nghệ nên việc có thể hoàn thành được tầm bắn với lực đẩy hạn chế hay không hiện nay vẫn còn khó xác định.

Bài viết của Defense News viết, tầm bắn của pháo là nhân tố quan trọng nhất để chống lại các đối thủ như Trung Quốc và Nga. Các đối thủ này đều đã đầu tư rất nhiều vào công nghệ phòng thủ. Sau khi họ tích hợp đầy đủ các hệ thống phòng không tầm xa, pháo lớn, phòng thủ bờ biển và radar tầm xa, sẽ rất khó để đối kháng. Hệ thống phòng thủ hoàn chỉnh này rất khó khăn để máy bay chiến đấu và tàu thuyền xuyên thủng; chỉ có tăng cường hỏa lực phân tán mặt đối mặt mới có cơ hội khoan thủng chúng để mở ra cơ hội cho lực lượng hợp thành. Loại hỏa lực mặt đối mặt này chỉ có thể trông chờ vào lục quân.


Pháo tự hành M109A6 Paladin hiện có trong biên chế quân đội Mỹ
Lục quân Mỹ đang chuẩn bị thử nghiệm giai đoan đầu tại Cơ sở thực nghiệm Hải quân Dahlgren - từng là nơi thử nghiệm của nhiều loại pháo tiên tiến, bao gồm cả dự án pháo điện từ mà Hải quân Mỹ đã từ bỏ.

Ông Rafferty nói với tuần san Defense News: con đường đi đến thử nghiệm toàn diện khẩu pháo mẫu còn phải vượt qua các “cửa ải kỹ thuật”.

Bài test đầu tiên sẽ là một đánh giá về đường đạn giai đoạn đầu. Ngoài ra, còn có một số vấn đề kỹ thuật quan trọng hơn, bao gồm cả tầm bắn của pháo mà mà Lục quân tìm kiếm liệu có thể thực hiện được mà không phải trả chi phí quá đắt giống như các vấn đề đã xảy ra đối với “Hệ thống pháo hạm tiên tiến” (AGS) trang bị cho tàu khu trục tàng hình Zumwalt class của Hải quân.


Loại đạn tên lửa M982 “Excalibur” được dẫn bằng GPS của pháo tự hành M109 (dưới). So sánh độ chính xác của đạn M982 (trên, bên phải) với đạn thông thường (trái).
Ông John Rafferty nhấn mạnh rằng có hai hệ thống có thể xuyên thủng hệ thống phòng thủ để vào lãnh thổ đối phương: tên lửa siêu thanh là loại đầu tiên, nhưng nó rất đắt tiền; loại còn lại là pháo chiến lược tầm xa với đạn rẻ hơn nhiều, hơn hữa có thể bắn liên tục trong thời gian ngắn. Tướng James McConville, Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ nói mỗi quả đạn pháo chiến lược tầm xa này có giá từ 400 ngàn đến 500 ngàn USD. So với giá hàng triệu USD mỗi quả tên lửa thì hiệu quả hơn nhiều.

Mỹ từng đầu tư nhiều cho việc nghiên cứu pháo binh tầm xa

Trong lịch sử, Lục quân Mỹ đã rất chú trọng nghiên cứu, phát triển pháo tầm xa. Pháo tự hành sê-ri M109 có thể được coi là “Lão tướng trên chiến trường” của Lục quân Mỹ. Kiểu M109 ban đầu đã được sử dụng từ năm 1963. Nó đã tham gia vào hầu hết các cuộc xung đột cục bộ kể từ Chiến tranh Việt Nam. Tổng số đã có hơn 70.000 khẩu được sản xuất và trang bị cho quân đội của hơn 30 quốc gia. Cái tên M109 đã trở thành đồng nghĩa với pháo tự hành của phương Tây. Mẫu được trang bị nhiều nhất hiện nay là M109A6 Paladin.


So sánh pháo hạt nhân M65 với pháo bình thường
M109 có cỡ nòng 155mm, do lắp đạn bằng phương pháp thủ công, nên M109 có tốc độ bắn nhanh nhất chỉ 6 phát/phút, nếu bắn liên tục chỉ 3 phát/phút. Đáng lưu ý, M109 có thể bắn loại đạn tên lửa M982 “Excalibur” (Kiếm thần) được dẫn bằng GPS, được bắn từ khoảng cách 30 ngàn mét, độ sai lệch chạm mục tiêu không quá 4m. Mặc dù tốc độ bắn hạn chế, nhưng xạ trình (tầm bắn) của M109 rất khả quan, bắn đạn thông thường đạt trung bình 18 ngàn mét, nếu dùng đạn tăng tầm thì đạt 30 ngàn mét.

Do thân xe chủ yếu được hàn kết nối bằng vỏ giáp nhôm, M109 có tổng trọng lượng chiến đấu chỉ 27,5 tấn, rất phù hợp để triển khai bằng đường hàng không.


Pháo M65 bắn đạn thông thường
Cuộc chạy đua pháo hạt nhân Mỹ - Xô thời kỳ Chiến tranh Lạnh

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, vào thời mà hai siêu cường quân sự Mỹ và Liên Xô chưa triển khai các tên lửa đất đối đất có khả năng mang đầu đạn hạt nhân chiến thuật (vào những năm 1950 và 1960), cả hai bên đều đã nghiên cứu phát triển và lắp đặt một loại hỏa pháo hạt nhân (atomic cannon, còn được gọi là “pháo nguyên tử”) – một thứ “vũ khí ma quỷ”.

Lịch sử của pháo hạt nhân có thể bắt đầu từ năm 1949, sau khi Thế chiến II kết thúc. Vào thời điểm đó, Chiến tranh Lạnh mới chỉ bắt đầu. Để đối phó với “Cơn lũ thiết giáp Đỏ”, quân đội Mỹ rất cần một thứ vũ khí tầm xa có thể phóng đạn hạt nhân chiến thuật. Do khi đó tên lửa mang và việc thu nhỏ bom hạt nhân chưa đạt mức mong muốn, quân đội Mỹ đã tập trung vào pháo hạng nặng. Gánh nặng của việc nghiên cứu phát triển loại hỏa pháo mới được đặt lên vai cựu kỹ sư pháo binh phát xít Đức Robert Schwartz (người đã nghiên cứu phát triển loại pháo đặt trên xe Krupp K5 nổi tiếng trong Thế chiến II). Không để người Mỹ thất vọng, Robert Schwartz nhanh chóng cho ra đời trong những năm 1950 loại pháo hạt nhân M65 cỡ nòng 280mm.


Các pháo thủ thao tác nạp đạn cho pháo M65
Do hình dạng của M65 là phiên bản lớn hơn của Krupp K5, nên quân đội Mỹ gọi nó là “Atomic Annie” (một biệt danh có nguồn gốc từ các biệt hiệu “Annie Oakley” quân đội Mỹ gọi pháo K5 của Đức trong Thế chiến II). M65 có chiều dài 26 mét, rộng 4,9 mét, cao 3,7 mét, tổng trọng lượng 83 tấn, có thể bắn đạn hạt nhân W9 có đương lượng nổ 15.000 tấn TNT, tầm bắn tối đa khoảng 30 km, cần 7 xạ thủ thao tác, thời gian chuẩn bị bắn 15 phút. So sánh về kích thước của khẩu pháo thông thường với pháo hạt nhân M65 giống như “con kiến bên cạnh con khỉ”.

Pháo M65 hạt nhân nòng súng dài, sức giật rất lớn, trước khi bắn phải có trận địa cố định. Nó được di chuyển bằng loại xe lực kéo kép ở phía trước và phía sau, có thể di chuyển tiến và lùi mà không cần quay đầu. Xe kéo được trang bị một kích thủy lực để tháo pháo ra khỏi rơ moóc.


Pháo M65 bắn thử nghiệm đạt hạt nhân ngày 25 tháng 5 năm 1953 tại bãi thử nghiệm ở Nevada
Sau khi chính thức trang bị M65, năm 1953 quân đội Mỹ nhanh chóng triển khai tại khu vực sông Rhine của Đức một tiểu đoàn pháo hạt nhân chiến thuật, gồm 3 đại đội. mỗi đại đội biên chế 2 khẩu M65, 4 xe kéo và 8 xe vận chuyển đạn hạt nhân và pháo thủ. Nhưng loại pháo hạt nhân này hệ số an toàn hạt nhân không cao, bị hạn chế bởi trình độ công nghệ ở thời điểm đó. M65 được trang bị loại đạn với công nghệ che chắn bức xạ hạt nhân kém, pháo thủ chính là những người chịu mối đe dọa phóng xạ hạt nhân lớn.

Ngày 25 tháng 5 năm 1953, quân đội Mỹ đã tiến hành bắn thử nghiệm pháo hạt nhân M65 với đạn hạt nhân W9 nặng 272 kg tại bãi thử nghiệm ở bang Nevada. Tầm bắn thử nghiệm đạt 32 km và đầu đạn hạt nhân tương đương 15.000 tấn TNT, được cho là tương đương với 4.000 quả đạn pháo 155mm. Đây là lần đầu tiên và cũng là duy nhất Mỹ bắn thử đạn pháo hạt nhân trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.


Pháo M65 hiện trưng bày trong viện bảo tàng
Trước khi loại biên chế năm 1963, quân đội Mỹ đã trang bị hơn 20 khẩu M65. Sau đó, với sự xuất hiện của đầu đạn hạt nhân nhỏ hơn (có thể dùng cho lựu pháo 203mm và 155mm), pháo hạt nhân M65 cồng kềnh đã nhanh chóng rút khỏi vũ đài lịch sử.

Năm 1938, Liên Xô cũng đã đưa vào sử dụng loại pháo khổng lồ TM-3-12 cỡ nòng 305mm vốn là pháo chủ lực trên chiến hạm. Khi đưa lên sử dụng trên đất liền do thể tích quá cồng kềnh nên nó phải di chuyển trên đường ray. Có tất cả 3 khẩu TM-3-12 đã được triển khai, hiện nó đang được trưng bày trong bảo tàng tại Moscow.


Pháo khổng lồ TM-3-12 cỡ nòng 305mm di chuyển trên đường ray xe lửa của Liên Xô
Để đối phó với việc Mỹ triển khai pháo hạt nhân M65 vào năm 1953 tại Tây Đức, quân đội Liên Xô năm 1956 cũng được chính thức đưa vào trang bị loại pháo hạt nhân tự hành 2A3 cỡ nòng 406 mm còn khủng hơn M65 của Mỹ. Loại pháo “quái vật” này được chế tạo bởi nhà máy binh khí Kirov nổi tiếng. Nó lần đầu tiên được xuất hiện công khai trong cuộc diễu binh trên Quảng trường Đỏ vào năm 1957. 2A3 có tổng trọng lượng 64 tấn, kíp pháo thủ 8 người, tầm bắn tối đa 25,6 km và tốc độ bắn 5 phút/phát, chỉ có tổng số 4 khẩu được sản xuất.


Siêu pháo tự hành 2A3 cỡ nòng 406mm của Liên Xô trong cuộc diễu binh trên Quảng trường Đỏ năm 1957
Sau khi Stalin qua đời, nhà lãnh đạo Liên Xô Khrushchev lên nắm quyền thích vũ khí tên lửa mới, nên 2A3 có thời gian phục vụ ngắn hơn nhiều so với đối thủ M65 của Mỹ, năm 1960 nó đã bị đưa khỏi biên chế chỉ 4 năm sau khi đưa vào. Và giống như “Atomic Anne” của quân đội Mỹ, ngày nay người ta chỉ có thể nhìn thấy hình dạng khổng lồ của 2A3 trong viện bảo tàng như những ký ức về những năm tháng điên rồ.



https://viettimes.vn/giai-ma-du-an-sieu-phao-tam-xa-chien-luoc-cua-my-370188.html
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,073
Động cơ
146,039 Mã lực
Tàu phá băng Nga đủ sức đánh chìm chiến hạm ngàn tấn của Mỹ

(Vũ khí) - Hôm 25/10, Nga chính thức hạ thủy Ivan Papanin - tàu phá băng được trang bị tên lửa hành trình có thể nhấn chìm chiến hạm ngàn tấn của đối phương.

Tàu phá băng Ivan Papanin thuộc Dự án 23550, do Phòng thiết kế Almaz thiết kế, được đặt tháng 4/2017 tại Nhà máy đóng tàu Admiralteisky Verfi ở Saint Petersburg.

Hạ thủy tàu Ivan Papanin.
Dù là tàu phá băng nhưng tàu thuộc Dự án 23550 có thể hoạt động được cả ở vùng biển băng giá lẫn vùng biển nhiệt đới. Theo các thông số chính thức, tàu phá băng kiêm tàu tuần tra và tàu kéo của Dự án 23350 có lượng choán nước 6.800 tấn, có thể phá vỡ lớp băng dầy 1,5 m.



Lớp tàu này có chiều dài 114 m, ngang rộng nhất 18 m, tốc độ tối đa 33 km/h, tầm hoạt động 9.650 km, thời gian hoạt động trên biển 60 ngày, thuỷ thủ đoàn 49 người và có thể chở thêm 47 người. Ngoài ra, tàu còn mang theo 2 ca nô tuần tiễu loại Raptor, có 1 sân đáp trực thăng.

Nhưng điểm đặc biệt của lớp tàu này là ngoài công năng chính là phá băng, Nga còn trang cho chúng 2 hệ thống tên lửa Club-K và 1 pháo hạm A190-01 loại 100 mm. Với hệ thống Club-K, tàu Dự án 23550 trở thành sát thủ toàn năng khi nó có thể tấn công tất cả các loại tàu mặt nước (gồm cả tàu sân bay) và mục tiêu trên bộ, ven biển.

Hệ thống Club-K phía sau tàu.
Để làm được điều đó, mỗi container chứa 4 tên lửa chống hạm 3M-54KE, 3M-54KE1 hoặc Kh-35 Uran-E, thời gian triển khai đội hình chiến đấu của hệ thống chỉ khoảng 15 phút. Đạn tên lửa hành trình chống tàu 3M-54KE đạt tầm bắn 220km, mang phần chiến đấu nặng 200kg.

Đạn tên lửa hành trình chống tàu 3M-54KE1 đạt tầm bắn 300km, mang phần chiến đấu nặng 400kg. Tên lửa hành trình đối đất 3M-14KE đạt tầm bắn tối đa 275km, mang phần chiến đấu nặng 450kg. Đạn tên lửa hành trình chống tàu Kh-35UE đạt tầm bắn tối đa 260km.

Sau khi phóng, hệ thống có thể rút khỏi vị trí chiến đấu giao việc dẫn đường lại cho các hệ thống khác đảm bảo yếu tố bí mật, bất ngờ, nhanh chóng tái nạp tên lửa và chuyển sang trạng thái chiến đấu ở một vị trí khác.


Khi những chiếc tàu 23550 chính thức đi vào hoạt động, Nga tin rằng chúng đủ sức khiến những cái đầu nóng của đối phương hạ nhiệt.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/tau-pha-bang-nga-du-suc-danh-chim-chien-ham-ngan-tan-3390249/
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,073
Động cơ
146,039 Mã lực
Triều Tiên khoe thử thành công tên lửa phóng từ tàu ngầm mới
Tiền Phong72 liên quanGốc
Triều Tiên hôm nay, 3/10, tuyên bố bắn thử thành công tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm mới (SLBM) trong vụ phóng sáng 2/10.




Ảnh: KCNA

Hãng thông tấn KCNA cho biết loại SLBM mới có tên Pukguksong-3, được bắn theo phương thẳng đứng từ vùng biển ngoài khơi thành phố Wonsan.

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un không trực tiếp giám sát vụ phóng, nhưng đã gửi lời chúc mừng đến các quan chức quân đội, các nhà khoa học tham gia tiến hành thử nghiệm.

Việc thử nghiệm SLBM mới có ý nghĩa to lớn, giúp ngăn chặn mối đe dọa ngoại bang nhằm vào Triều Tiên, đồng thời củng cố đáng kể khả năng tự vệ. Tuy nhiên, KCNA nhấn mạnh vụ phóng không ảnh hưởng đến an ninh của các nước láng giềng.



Pukguksong-3 rời bệ phóng sáng 2/10. Ảnh: KCNA



Ảnh: KCNA



Ảnh: KCNA

Kim Dong-yub, chuyên gia quân sự tại Viện Nghiên cứu Viễn Đông của Đại học Kyungnam (Hàn Quốc) cho biết, Pukguksong-3 là bản cải tiến của tên lửa đời trước đó, từng được thử nghiệm vào năm 2015.

Theo ông Kim, vụ thử mới có khả năng được tiến hành trên một bệ phóng, chứ không phải phóng từ tàu ngầm. Đặc biệt, việc Chủ tịch Kim Jong-un không lộ diện có thể là động thái nhằm xoa dịu tình hình ngay trước khi Bình Nhưỡng nối lại đàm phán phi hạt nhân hóa với Mỹ.



Ông Kim Jong-un được cho là không trực tiếp giám sát vụ phóng. Ảnh: KCNA

Trước đó, quân đội Hàn Quốc cho biết tên lửa Triều Tiên đã bay 450km, đạt độ cao 910km.

Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Jeong Kyeong-doo nhận định Pukguksong sẽ đạt tầm bắn khoảng 1.300km nếu được phóng theo một quỹ đạo chuẩn.



Hình ảnh được cho là chụp từ tên lửa Pukguksong-3. Ảnh: KCNA

Phiên bản mới nhất của Pukguksong có thể là tên lửa tầm xa nhất của Triều Tiên sử dụng nhiên liệu rắn, và là tên lửa có thể mang theo đầu đạn hạt nhân đầu tiên được thử nghiệm kể từ tháng 11/2017, theo nguồn tin từ Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ.

Lần cuối cùng Triều Tiên phóng thử một SLBM là vào tháng 8/2016. Trong đó, tên lửa Pukguksong-1 bay được khoảng 500km.

https://baomoi.com/trieu-tien-khoe-thu-thanh-cong-ten-lua-phong-tu-tau-ngam-moi/c/32416746.epi
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top