[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

Mr.Trym

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-69080
Ngày cấp bằng
24/7/10
Số km
3,165
Động cơ
462,607 Mã lực
Điều gì làm nên thương hiệu “Thần Sấm” K9 Hàn Quốc?

Lê Ngọc | 15/10/2019 03:10 PM

0



Một phân đội K9 Hàn Quốc; Nguồn: BQP Hàn Quốc/wikiwand.com.


“Thần sấm” K9 của Hàn Quốc được dự báo sẽ là loại pháo tự hành được ưa chuộng và phổ biến nhất trong 10 năm tới, chiếm 21,76% thị trường thế giới.
Cuộc phá vây thần tốc của QĐ Syria: "Cái giá phải trả" của SDF cho tham vọng ở Hasaka?
Thần Sấm K9 Hàn Quốc - “Vua pháo binh Châu Á”

Từ năm 1989, Hàn Quốc bắt đầu nghiên cứu chế tạo pháo tự hành K9 Thunder (Thần Sấm) nhằm bổ sung và thay thế pháo tự hành K55 155mm (biến thể từ M109 của Mỹ) để đối đầu với giàn pháo đông đảo nhất thế giới của Triều Tiên.

Yêu cầu đặt ra đối với K9 là tốc độ bắn nhanh, tầm bắn xa, độ chính xác cao, thời gian triển khai và thu hồi đội hình chiến đấu ngắn, hoạt động tốt trên những miền núi gồ ghề của khu phi quân sự với Triều Tiên.

Năm 1998, dự án được nghiệm thu và năm 1999, K9 được sản xuất hàng loạt trang bị cho quân đội nước này.

K9 do công ty Samsung Techwin sản xuất, sử dụng khung gầm xe tăng M1 của Mỹ, động cơ diesel MTU 881 Ka-500 8 xi lanh, làm mát bằng nước, công suất 1.000 mã lực (735 kW) và hộp số tự động XI 100 4AZ với 4 số tiến và hai số lùi, cho phép xe pháo di chuyển trên đường nhựa với tốc độ tối đa 67 km/h, tầm hoạt động lên tới 480 km.

Nhờ sử dụng hệ thống treo bằng dầu và khí nén, xe có khả năng cơ động cao và di chuyển rất êm.

Đến nay, đã có hơn 1.100 khẩu K9 (trong tổng số 1.136 K9 và 179 xe tiếp đạn K10 đã đặt hàng) được cung cấp cho Lục quân và Thủy quân lục chiến Hàn Quốc, được bố trí gần khu phi quân sự hoặc các vùng giáp ranh với Triều Tiên.

K9 có trọng lượng 47-51,7 tấn (phiên bản T-155 Firtina của Thổ Nhĩ Kỳ nặng 56 tấn); dài 12m; rộng 3,4m; cao 2,73m; kíp xe năm người, gồm chỉ huy, lái xe, pháo thủ và hai nạp đạn viên.

Toàn bộ khung gầm xe và tháp pháo được bọc giáp dày 19mm, có khả năng chống lại mảnh đạn pháo và súng máy hạng nặng cỡ nòng đến 14,5mm.

Trang bị tiêu chuẩn bao gồm hệ thống bảo vệ chống vũ khí hủy diệt hàng loạt, hệ thống sưởi ấm, thông tin liên lạc, hệ thống báo cháy và các thiết bị nhìn đêm.

K9 sử dụng pháo 155 mm L52, chiều dài nòng gấp 52 lần cỡ đạn; góc nâng hạ của pháo từ -2,5° đến +70° với tháp pháo xoay 360°. Nòng pháo có loa giảm giật nhằm hạn chế ảnh hưởng khi bắn đạn tăng tầm, giá đỡ nòng pháo khi xe di chuyển hay dừng nghỉ.

Trên thân pháo chính có gắn thiết bị cảm biến để truyền thông tin sơ tốc đầu nòng đến máy tính. K-9 có cơ số đạn chiến đấu 46 viên, đạn được nạp tự động hoặc bằng tay.

K9 có tầm bắn tối đa 40km với đạn thông thường, 56km với đạn tăng tầm ERFB-HE, và có thể bắn cả đạn pháo hạt nhân. K9 còn được trang bị một súng máy 12,7mm để đối phó với bộ binh hoặc trực thăng tầm thấp.

Ngoài 48 quả đạn pháo 155mm trong xe, trong chiến đấu K9, có thể được tiếp tế từ xe tiếp đạn tự hành K10 - được phát triển trên khung gầm K9 - tận dụng ưu thế về đảm bảo hậu cần trên chiến trường, lẫn tính kinh tế khi phát triển.

Với cầu chuyền tải đạn độc đáo, kíp lái không phải ra ngoài mà vẫn chuyển được đạn dự trữ cho pháo, tăng khả năng sống sót cho pháo thủ.

K10 có thể mang tối đa 140 đạn pháo các loại, tốc độ tiếp đạn 12 viên/phút. Hàn Quốc đang tích cực phát triển biến thể K9 với tháp pháo tự động, kíp chiến đấu giảm từ 5 xuống còn 2 người.

Tiền đề làm nên thương hiệu

K9 đã qua thực chiến trong Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ dưới phiên bản T155 Firtina ("Storm") trong cuộc tấn công xuyên biên giới nhằm vào lực lượng người Kurd ở Iraq năm 2007 và phiến quân IS trên khắp khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria (dù 3 pháo Firtinas đã bị các tay súng IS hạ gục tại Gaziantep bằng tên lửa chống tăng Metis, vào tháng 4/2016).

K9 đã giúp tăng cường đáng kể sức mạnh của pháo binh Hàn Quốc, trong các cuộc đấu pháo giữa hai miền Triều Tiên những năm 2000 hầu như đều có sự góp mặt của K9 và nó thực sự là nỗi khiếp sợ trên chiến trường.


K9 khạc lửa; Nguồn: thaimilitaryandasianregion.wordpress.com.

Với giá thành 10 triệu USD (kèm xe tiếp đạn K-10), 4-6 triệu USD chỉ riêng pháo, K9 đang là một trong những vũ khí đắt khách của Hàn Quốc nhờ các tính năng chiến-kỹ thuật đỉnh cao cũng như giá cả tương đối hợp lý.

Năm 2004, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận lô K9 và giấy phép sản xuất tại nhà máy trong nước (T-155 Firtina), với kinh phí lên tới tới 1 tỷ USD. Hiện nước này sở hữu ít nhất 300 chiếc T155 và đã xuất khẩu 36 chiếc sang Azerbaijan - nơi chúng được sử dụng trong cuộc chiến với Armenia.

K9 đã vượt qua đối thủ pháo tự hành nâng cấp M109 do công ty RUAG của Thụy Sỹ và Panzerhaubitze 2000 của Đức chào hàng cho Na Uy - nước đã mua 24 K9 từ Hàn Quốc vào 2017 và có quyền mua bổ sung thêm 24 khẩu trong tương lai.

Tháng 2/2017, Phần Lan mua 48 hệ thống K9. Ba Lan đang đầu tư vào một biến thể nội địa của K9 với tên gọi AHS Krab, sử dụng tháp pháo AS90M Braveheart (Anh) cho kế hoạch sở hữu 5 trung đoàn với tổng cộng 129 hệ thống Krab.

Trong các bài thử nghiệm hôm 30/9/2015 tại Ấn Độ, K9 của Hàn Quốc đã giành chiến thắng trước 2S19 MSTA-S trên khung gầm xe tăng T-72 của Nga.

Theo hợp đồng ký năm 2017, Ấn Độ nhập 100 khẩu K-9 VAJRA - phiên bản cải tiến từ K-9, chuyên dùng cho tác chiến trong môi trường sa mạc và thay thế cho những khẩu pháo tự hành Abbot và 2S1 đã lỗi thời, trong đó, 10 khẩu K-9 được sản xuất tại Hàn Quốc, 90 khẩu còn lại sẽ được sản xuất tại Ấn Độ dưới sự hỗ trợ công nghệ của Hàn Quốc, với khoảng 50% linh kiện do Ấn Độ sản xuất.

Ngày 19/1/2019, hai đối tác đã tổ chức lễ khánh thành nhà máy sản xuất pháo tự hành K-9 VAJRA (VAJRA-T) tại bang Gujarat (Ấn Độ); nước này có thể mua tổng cộng 250 pháo K-9.

Estonia vừa quyết định mua thêm 6 pháo K9 của Hàn Quốc (phiên bản dành cho Estonia có định danh K9EST), bổ sung cho số lượng 12 khẩu đặt hàng trước đó, để bổ sung hoặc thay thế các khẩu pháo kéo FH-70 của Lữ đoàn Bộ binh số 1, tất cả sẽ được triển khai sát biên giới Nga, sẽ được bàn giao muộn nhất vào năm 2026.

Estonia dự kiến, K9 sẽ phục vụ tốt trong khoảng 30 năm nữa. Hợp đồng với Estonia đánh dấu thành công mới nhất của hệ thống K9 Thần Sấm.

Theo chuyên gia Roblin trên Tạp chí National Interest, khả năng cơ động, thời gian triển khai ngắn, hỏa lực mạnh, khai hỏa nhanh theo chế độ MRSI, … khả năng nhanh chóng tái triển khai tới những vị trí khai hỏa mới để tránh bị đối phương phản công là những tính năng đặc biệt khiến K9 được NATO ưa chuộng.

Trên chiến trường, tốc độ bắn được coi là một trong những yếu tố quyết định sự thắng bại trong đấu pháo và K9 nguy hiểm nhất ở thời khắc mở màn - có khả năng gây thiệt hại lớn khi các mục tiêu còn chưa nhận biết được nguy cơ bị tấn công.


K9 Na Uy huấn luyện bắn đạn thật; Nguồn: defencereview.gr.

Chế độ bắn loạt độc đáo MRSI của K9 - khả năng bắn 3 viên đạn trong vòng 15 giây với các quỹ đạo khác nhau và chạm đích cùng lúc (dựa trên viên đầu tiên, máy tính trên xe sẽ tính toán đường đạn của viên thứ 2 và thứ 3 và tự động chỉnh bắn hai viên này), gây ra sức công phá khủng khiếp, hạ gục mục tiêu ngay loạt đầu tiên.

Sở hữu tầm bắn xa với độ chính xác cao, có thể bắn đạn hạt nhân, sức công phá mạnh, phản ứng nhanh, tính cơ động cũng như khả năng bảo vệ vượt trội, K9 được các chuyên gia quân sự đánh giá là một trong những lựu pháo tự hành hiện đại nhất thế giới, đáp ứng các yêu cầu cao của pháo binh trong thế kỷ 21.

TIN LIÊN QUAN
K9 có khả năng hoạt động trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau - bằng chứng là nó đã được xuất khẩu cho nhiều quốc gia với nhiều kiểu thời tiết, trong đó bao gồm các quốc gia khí hậu lạnh (Estonia, Phần Lan, Na Uy) và có khí hậu nóng khắc nghiệt (Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ) ...

Đây được xem là loại pháo tự hành tốt bậc nhất châu Á hiện nay, hiện đại tương đương với nhiều loại pháo tự hành khác của châu Âu, Mỹ dù giá thành rẻ hơn rất nhiều so với các tổ hợp pháo tự hành khác do Mỹ hoặc Đức sản xuất.

Với các quốc gia có biên giới tiếp giáp với kẻ thù tiềm ẩn, pháo binh được xem là một lực lượng đáp ứng nhu cầu phản ứng nhanh, hiệu quả và giá rẻ, trong đó, pháo tự hành là một lựa chọn không thể bỏ qua.

Nghiên cứu thị trường của pháo tự hành, Công ty nghiên cứu và phân tích thị trường vũ khí Forecast International đưa ra dự báo, trong mười năm tới, một trong những loại pháo tự hành được ưa chuộng và trở nên phổ biến nhất sẽ là "Thần sấm" K9 của Hàn Quốc, chiếm tới 21,76% thị trường pháo tự hành thế giới./.

https://soha.vn/dieu-gi-lam-nen-thuong-hieu-than-sam-k9-han-quoc-20191015141015171.htm

Cho tới bao giờ thì K9 Thần sấm của Hàn quốc rửa được NỖI NHỤC này ???
Trận pháo kích Yeonpyeong 23/11/2010
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,073
Động cơ
146,039 Mã lực

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,073
Động cơ
146,039 Mã lực
RQ-180 khó thoát đòn đánh chặn của Nga

(Vũ khí) - Có thể tàng hình và bay cao tới 18km, Mỹ tin máy bay không người lái RQ-180 có thể dễ dàng vượt qua phòng không đối phương, bao gồm cả S-400.

Quân đội Mỹ đang phát triển tổ hợp thiết bị bay không người lái (UAV) trinh sát hạng nặng mới với tên gọi RQ-180 có khả năng hoạt động ở độ cao lớn và xuyên thủng hệ thống phòng thủ của kẻ thù.

Để hoàn thành nhiệm vụ này, UAV RQ-180 được thiết kế bên ngoài tương tự như máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit với hình dạng khí động học cánh bay, cũng như lớp sơn phủ hấp thụ sóng radar…



Máy bay RQ-180.
RQ-180 có điểm đặc trưng là hệ thống khí động dạng cánh bay với các đường viền được gia công kỹ lưỡng và hệ thống antena bố trí khá kín đáo. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 7 nguyên mẫu RQ-180 được chế tạo và chúng được sử dụng trong các hoạt động trinh sát và viễn thám những khu vực nằm sâu trong ô bảo vệ phòng không của đối phương.

Những chiếc RQ-180 đang được trang bị cho phi đội trinh sát đường không số 4, đóng tại căn cứ không quân Beale ở bang California. Để hoàn thành nhiệm vụ, cùng với tính năng tàng hình, UAV RQ-180 có thể hoạt động liên tục trên không trong vòng 24 giờ ở độ cao 18km - đây là độ cao có thể vượt ngưỡng đánh chặn của nhiều hệ thống phòng không tiên tiến trên thế giới.

Một đặc tính cơ bản trong thiết kế của RQ-180 là sự cải tiến về khả năng tránh radar của đối phương so với các máy bay F-117, F-22 và F-35 do Lockheed Martin chế tạo. Nó cũng kết hợp công nghệ tàng hình với hiệu quả động lực siêu việt để nâng tầm xa, độ cao và thời gian bay.

Với những tính năng tối tân của RQ-180, Không quân Mỹ tin rằng, một khi dòng UAV này làm nhiệm vụ, chúng có thể dễ dàng xuyên thủng phòng không không đối phương dù đó là S-300 hay S-400 của Nga.

Ads by AdAsia






You can close Ad in 3 s







Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, để vượt qua được hệ thống phòng thủ S-400 của Nga là nhiệm vụ không hề dễ của RQ-180 bởi S-400 có thể đánh chặn bất kỳ mục tiêu đường không nào trong tầm bắn 400km và hoạt động ở trần bay từ 5m cho đến 30km.

https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/rq-180-kho-thoat-don-danh-chan-cua-nga-3390320/


 

Mr.Trym

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-69080
Ngày cấp bằng
24/7/10
Số km
3,165
Động cơ
462,607 Mã lực
haha cụ nhắc e mới sực nhớ
Ảnh K9 oai hùng của cụ đây :D:D:D:D:D:D:D:D:D




Này thì hầm K9 ăn đạn

K9: May qúa, mềnh vừa thoat da thời đạn Grad Bắc Triều nó tương trúng cái hầm đang núp :D
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,073
Động cơ
146,039 Mã lực
Báo Trung Quốc: Mỹ không thể chống vũ khí siêu thanh Nga
(Vũ khí) - Nhận định được tờ Sohu của Trung Quốc đưa ra ngày 7/11 khi nói về sự lợi hại của vũ khí Nga và năng lực yếu kém của phòng thủ Mỹ.
20 năm đau đớn phải bò lê, kéo lết vì VIÊM ĐA KHỚP, nay tôi đã có thể xách nước, cuốc vườn

Bài báo cho rằng, lâu nay khi nói đến sức mạnh quân sự số 1 của thế giới, phần lớn câu trả lời đầu tiên của dư luận sẽ là Mỹ, bởi nước này có hàng ngàn đầu đạn hạt nhân, 11 tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân và hàng ngàn máy bay chiến đấu tiên tiến.

Nhưng đó là quá khứ, bởi hiện tại các quốc gia khác cũng không ngừng tăng cường đầu tư phát triển sức mạnh quân sự, "huyền thoại" về Hải quân Mỹ bất khả chiến bại đang từng bước bị phá vỡ hoàn toàn. Đặc biệt, các cường quốc được coi là đối thủ thậm chí có thể khiêu khích trụ sở chỉ huy của Hạm đội Thái Bình Dương Hải quân Mỹ, "trụ sở này có thể bị tiêu diệt bằng tên lửa trong thời gian chưa đầy 10 phút".

Hình ảnh được cho là tên lửa siêu thanh Zircon.
Trong một số báo cáo của Lầu Năm Góc cũng nhấn mạnh rằng, khi đối mặt với các cuộc tấn công của loại tên lửa này, các căn cứ Không quân Mỹ sẽ trở thành đống đổ nát chỉ trong vài phút dù họ đang có tiêm kích F-22, F-35 cũng không thể kịp thời tổ chức các cuộc không chiến để ngăn chặn các tên lửa. Điều này cũng cho thấy, lợi thế về máy bay tàng hình của Mỹ sẽ dần dần không tồn tại.

Người Mỹ cũng từng nhiều lần thừa nhận rằng, Nga có tới 528 tên lửa chiến lược phóng từ mặt đất và trên tàu ngầm, trong đó có những tên lửa chứa 6-10 đầu đạn hạt nhân phân hướng. Đối mặt với cuộc tấn công của các tên lửa Nga, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ sẽ bất lực.

Phân tích chỉ ra rằng, tên lửa Pioneer, Zircon của Nga và các tên lửa vượt siêu âm của các quốc gia khác với tốc độ nhanh, tự do và linh hoạt sau giai đoạn tăng tốc và quỹ đạo thấp, tốc độ tối thiểu ở giai đoạn cuối cũng cao hơn Mach 5, trong khi hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ chỉ có thể bay với tốc độ không quá Mach 4. Điều quan trọng là hệ thống chống tên lửa hiện tại của quân đội Mỹ không thể đánh chặn hiệu quả tên lửa siêu thanh.

Năng lực đối phó với tên lửa siêu thanh bị coi là điểm yếu lớn nhất của phòng thủ Mỹ và điểm yếu này cũng đã được chuyên gia quân sự hàng đầu của Mỹ là Richard M.Harrison nói đến. vũ khí siêu thanh Nga phát triển là "một thế hệ mới những tên lửa bay cực nhanh và có khả năng cơ động vượt trội".

Không giống các tên lửa đạn đạo, các tên lửa siêu thanh không bay theo quỹ đạo hình parabol để có thể đoán trước mà đánh chặn. Để bắn hạ một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện nay hoàn toàn đủ khả năng nhắm trúng mục tiêu và “bắn một viên đạn bằng một viên đạn.

Chuyên gia M.Harrison thừa nhận: "Đối phó với các tên lửa siêu thanh thì chẳng khác nào đang cố gắng bắn vào một viên đạn có thể đổi hướng bay giữa chừng. Số lượng các hệ thống phòng thủ có khả năng làm như vậy là vô cùng ít...

Các hệ thống radar hiện tại cũng không đủ khả năng để thực hiện nhiệm vụ. Thậm chí ngay cả khi những người vận hành biết được về vụ phóng tên lửa siêu thanh thì các hệ thống radar mặt đất hiện có cũng không thể phát hiện chính xác để mà cảnh báo cho hệ thống đánh chặn.

Ngoài ra, mặc dù các tên lửa siêu thanh bay cao trong tầng khí quyển Trái Đất nhưng lại quá thấp để các hệ thống cảnh báo tên lửa đạn đạo trong không gian hiện nay có thể phát hiện ra. Chính vì vậy, hiện Mỹ không có cách nào đánh chặn vũ khí siêu thanh".


Thừa nhận của M.Harrison được đưa ra sau khi Nga tuyên bố thử nghiệm thành công tên lửa 3M22 Tsirkon với tốc độ bay được xác định đạt Mach 8. Được biết, 3M22 Tsirkon là loại tên lửa hành trình diệt hạm có tầm bắn lên tới 400km.

Quân đội Nga đặt nhiều kỳ vọng vào thế hệ tên lửa mới này với kế hoạch sản xuất hàng loạt vào năm 2021. Cùng với 3M22, Nga cũng đã hoàn thành việc sản xuất hàng loạt tên lửa Kinzhal với vận tốc Mach 10 với phiên bản trang bị cho máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 Su-57 của Nga.

Với sự phát triển vượt bậc của 3M22 Tsirkon, Nga đã hoàn thiện loạt tên lửa siêu thanh cho mình, với 3M22 Tsirkon cho nhiệm vụ chống hạm, Kinzhal cho nhiệm vụ không đối đất. Cặp vũ khí này đang khiến Mỹ thực sự bất an.

https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/bao-trung-quoc-my-khong-the-chong-vu-khi-sieu-thanh-nga-3391014/
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,073
Động cơ
146,039 Mã lực
Quân đội Mỹ bị lừa dùng linh kiện Trung Quốc
(Vũ khí) - Trong nhiều năm liền, Quân đội Mỹ đã bị lừa khi sử dụng linh kiện Trung Quốc nhưng dán nhãn Made in USA mà không hề hay biết.
20 năm đau đớn phải bò lê, kéo lết vì VIÊM ĐA KHỚP, nay tôi đã có thể xách nước, cuốc vườn

Thừa nhận bất ngờ được tiết lộ trong cuộc họp báo tại tòa liên bang Brooklyn hôm 7/11. Tại đây các công tố viên đã nêu tên các công ty gồm Aventura Technologies, trụ sở tại thành phố Commack, bang New York, và 7 nhân viên cũng như cựu nhân viên của hãng.

Trong đó, có 6 người đã bị bắt, bao gồm Jack Cabasso, kẻ được cho là cầm đầu đường dây này. Các công ty và cá nhân này bị cáo đã lừa dối khách hàng bằng tuyên bố những sản phẩm của Aventura Technologies được sản xuất tại Mỹ, thậm chí còn dán nhãn Made in USA trên các thiết tiêu thụ tại Mỹ.

Tiêm kích F-35 bị cáo buộc có dùng linh kiện Trung Quốc.
Thông tin càng khiến nhiều người bất ngờ hơn khi nhóm khách hàng lớn nhất của Aventura là các cơ quan chính phủ Mỹ, bao gồm Lục quân, Hải quân và Không quân Mỹ, với doanh thu tổng cộng khoảng 88 triệu USD kể từ năm 2010 đến nay.

Nghiêm trọng hơn, tình trạng này đã kéo dài từ năm 2006 đến tháng 11/2019. Điều này có nghĩa là, tất cả những vũ khí được sản xuất cho quân đội Mỹ trong khoảng thời gian trên đều có thể đang sử dụng linh kiện do Trung Quốc sản xuất mà không hề hay biết.

Cùng với vấn đề gian lận xuất xứ có thể khiến bí mật quân sự bị lộ, Quân đội Mỹ cũng đang phải đối mặt vấn đề khác đó là quá lệ thuộc vào những linh kiện Trung Quốc do các nhà thầu quốc phòng Mỹ chủ động mua về để sản xuất vũ khí.

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã trực tiếp chỉ thị Lầu Năm Góc thực hiện đánh giá về sự phụ thuộc của quân đội Mỹ vào Trung Quốc và các nhà cung cấp nước ngoài. Mục đích của đánh giá nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của quân đội Mỹ vào các quốc gia khác và tăng cường ngành công nghiệp Mỹ.

Một vài kết luận của cuộc điều tra cho thấy quân đội Mỹ quá lệ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài cho nhiều sản phẩm, bao gồm các mặt hàng điện tử siêu nhỏ, những linh kiện tí hon như vi mạch hay linh kiện bán dẫn. Những loại linh kiện thiết yếu này được nhúng vào các thiết bị điện tử tiên tiến được sử dụng trong mọi thứ từ vệ tinh và tên lửa hành trình đến máy bay không người lái (drone) và điện thoại di động.

Tâm điểm cuộc điều tra thực chất nhắm vào Trung Quốc, phản ánh nỗ lực của ông Trump nhằm đối phó với các rủi ro đối với an ninh quốc gia, trong bối cảnh Bắc Kinh tăng sức mạnh kinh tế và quân sự.

Các quan chức Lầu Năm Góc muốn loại bỏ khả năng Trung Quốc gây tổn hại đến sức mạnh quân sự của Mỹ bằng cách đột ngột cắt giảm nguồn cung nguyên vật liệu, hay phá hoại những sản phẩm công nghệ mà nước này xuất khẩu cho Mỹ. Lầu Năm Góc từ lâu đã tỏ ý lo ngại về những "công tắc sát thủ" có thể được cài bên trong các linh kiện bán dẫn của Trung Quốc hòng tác động tới các thiết bị quân sự Mỹ khi cần thiết.


Trung Quốc, cũng là nhà cung cấp chính nhiều khoáng sản đất hiếm cho Mỹ. Những kết luận của cuộc điều tra này có thể khiến căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang, củng cố phong trào Mua hàng Mỹ do chính quyền Tổng thống Trump phát động, vốn nhắm mục tiêu mang đến thêm hàng tỷ USD tiền bán vũ khí cho các doanh nghiệp Mỹ, và tạo thêm nhiều công ăn việc làm trong nước.

Tuy nhiên, chính giới quân sự Mỹ thừa nhận, công nghiệp quốc phòng nước này phải cần nhiều thời gian mới có thể giải quyết triệt để vấn đề này.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/quan-doi-my-bi-lua-dung-linh-kien-trung-quoc-3391024/
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,073
Động cơ
146,039 Mã lực
Nga tìm ra cách đối phó với tàu sân bay Mỹ
(Lực lượng vũ trang) - Trong trường hợp xảy ra xung đột, Nga sẽ phá hủy nhà máy đóng tàu ở Newport News, vì đây là cơ sở đóng tàu sân bay duy nhất của Mỹ.
Hết đau buốt lưng vì THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM chỉ sau 2 tháng! Bí quyết của cô Trang là gì?

Để gây ra thiệt hại không thể khắc phục đối với toàn bộ hạm đội tàu sân bay Mỹ, Nga sẽ tấn công xưởng đóng tàu ở Newport News (Virginia). Đây là nơi duy nhất trong cả nước Mỹ có khả năng chế tạo và sửa chữa tàu sân bay hạt nhân, Phó Chủ tịch Viện hàn lâm khoa học tên lửa và pháo binh Nga, tiến sĩ khoa học quân sự Konstantin Sivkov cho biết.

Nhà máy đóng tàu ở Newport News của hải quân Mỹ.
Theo chuyên gia này, tại xưởng đóng tàu này có ba vị trí có thể chấp nhận tàu chiến, hai trong số đó được dùng để sửa chữa các tàu chiến và một trong số đó đang xây dựng.

Chuyên gia này lưu ý rằng, mặc dù hải quân Mỹ có tới 11 tàu sân bay hạt nhân nhưng họ chỉ có duy nhất một cơ sở đóng tàu – đó là nhà máy ở Newport News. Nên nhớ rằng, Newport News là xưởng đóng tàu lớn nhất thế giới những năm đầu thế kỷ 20 và cũng đang là cái nôi sản xuất con tàu sân bay đắt nhất thế giới hiện nay.

Theo ông Sivkov, trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự, chỉ cần một tên lửa hành trình thông thường cũng có thể tấn công vào xưởng đóng tàu này. Cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình nhằm vào nhà máy này sẽ khiến tiềm năng của đội tàu sân bay Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề, vì các tàu bị hư hỏng không còn chỗ nào để sửa chữa.

Sau khi vô hiệu hóa được nhà máy đóng tàu Newport News thì Nga sẽ tiếp tục sử dụng máy bay ném bom mang theo tên lửa Kh-32 nhằm vào tàu sân bay. Loại tên lửa này có tầm bắn lên tới 1000 km, vận tốc siêu thanh đạt 5 Mach khiến các tàu sân bay Mỹ không thể đánh chặn chúng.

Ngoài ra, tờ báo Sohu của Trung Quốc cho rằng, tên lửa hành trình chống hạm P-700 của tổ hợp Granit có thể tiêu diệt tàu sân bay. Các nguồn tin nhấn mạnh rằng, tàu ngầm hạt nhân K-186 Omsk đã thực hiện một vụ phóng thử tên lửa P-700 ở Thái Bình Dương, đã bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 350 km.

Tờ báo Sohu cho biết, tầm bắn của P-700 thay đổi từ 20 km đến 650 km và trong khi đó bán kính phòng thủ của tàu sân bay là 550 km. Vì vậy, tàu ngầm K-186 Omsk với khả năng mang theo 24 tên lửa Granit hoàn toàn đủ khả năng tiêu diệt tàu sân bay Mỹ.

Ngoài ra, tổ hợp Granit cũng được được trang bị các tàu tuần dương tên lửa chạy bằng năng lượng hạt nhân hạng nặng của dự án Orlan - Peter Đại đế, Đô đốc Nakhimov, hiện tại nó đang trong quá trình hiện đại hóa.


Sau khi hiện đại hóa, các tàu chiến này sẽ được trang bị tên lửa hành trình Kalibr hoặc tên lửa siêu thanh Zircon. Tất cả những loại tên lửa này đều có khả năng tấn công tàu sân bay Mỹ.

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết rằng, Hoa Kỳ đang chi một số tiền rất lớn để vận hành các nhóm tàu sân bay, trong khi đó, Nga chỉ có một tàu sân bay duy nhất là Đô đốc Kuznetsov. Ông nhấn mạnh rằng, Nga không cần nhiều tàu sân bay, thay vào đó số tiền cung cấp cho hoạt động của các tàu sân bay sẽ được sử dụng để chống lại các nhóm tàu sân bay của Mỹ. Điều này thực tế hơn và hiệu quả hơn.

https://baodatviet.vn/quoc-phong/luc-luong-vu-trang/nga-tim-ra-cach-doi-pho-voi-tau-san-bay-my-3391065/
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,073
Động cơ
146,039 Mã lực
Hé lộ "tử huyệt" khiến Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ bị tiêu diệt trong 7 phút

Đức Trí | 08/11/2019 09:15 AM

0



“Huyền thoại” về Hải quân Mỹ “bất khả chiến bại” đang từng bước bị phá vỡ. Nguồn: Sohu


Hải quân Mỹ đang tồn tại “điểm yếu chết người”, khiến trụ sở chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ có thể bị tiêu diệt trong vòng 7 phút mà không có khả năng chống trả.


Theo Sohu ngày 7/11, khi đề cập đến sức mạnh quân sự số 1 của thế giới, phần lớn câu trả lời đầu tiên của dư luận sẽ là Mỹ, do Mỹ có hàng ngàn đầu đạn hạt nhân, 11 tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân và hàng ngàn máy bay chiến đấu tiên tiến, đây là thực lực “cứng” được công bố của Mỹ và cũng là niềm kiêu hãnh của Quân đội Mỹ trong nhiều năm qua.

Tuy nhiên, cùng với thời gian, các quốc gia khác cũng không ngừng tăng cường đầu tư phát triển sức mạnh quân sự, “huyền thoại” về Hải quân Mỹ “bất khả chiến bại” đang từng bước bị phá vỡ hoàn toàn.

Gần đây, truyền thông Mỹ đã tiến hành phân tích hiện trạng Quân đội Mỹ và chỉ ra, một khi Mỹ khai chiến cùng cường quốc khác, trừ các tàu chiến và sân bay, mục tiêu có thể bị tấn công đầu tiên là Trung tâm chỉ huy tiền tuyến của Mỹ.

Các nước khác thậm chí có thể khiêu khích trụ sở chỉ huy của Hạm đội Thái Bình Dương Hải quân Mỹ, “trụ sở này có thể bị tiêu diệt bằng tên lửa trong thời gian 7 phút”.

Cần phải chỉ ra rằng, trong mười năm qua, do chiếm ưu thế lớn về Không quân, mô hình bố trí của Mỹ đã được tập trung hóa ở cấp độ cao, do vậy cùng với việc chế tạo ra nhiều loại tên lửa, đặc biệt là tên lửa siêu vượt âm, trong các loại báo cáo của Quân đội Mỹ cũng nhấn mạnh, khi đối mặt với các cuộc tấn công của loại tên lửa này, các căn cứ Không quân Mỹ sẽ trở thành “đống đổ nát” chỉ trong vài phút, kể cả trong căn cứ đó có máy bay chiến đấu F-22, F-35 cũng không thể kịp thời tổ chức các cuộc không chiến để ngăn chặn các tên lửa.

Điều này cũng cho thấy, lợi thế về máy bay tàng hình của Mỹ sẽ dần dần không còn nữa.


Không quân Mỹ đang mất dần lợi thế của máy bay tàng hình trước tên lửa vượt siêu âm của các nước khác. Nguồn: Sohu

Trước đó, các phương tiện truyền thông lớn của Mỹ đã “thẳng thừng” tuyên bố, Nga có tới 528 tên lửa chiến lược phóng từ mặt đất và trên tàu ngầm, trong đó có những tên lửa chứa 6-10 đầu đạn hạt nhân phân hướng.

Đối mặt với cuộc tấn công của các tên lửa Nga, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ sẽ “bó tay”. Ngoài ra, trong các cuộc thí nghiệm mô phỏng đối kháng vũ khí của nội bộ Quân đội Mỹ, nhiều cuộc thí nghiệm cho thấy tàu Mỹ không thể giành thắng lợi trước tên lửa hiện đại của đối phương.

Phân tích chỉ ra rằng, tên lửa Pioneer, Zircon của Nga và các tên lửa vượt siêu âm của các quốc gia khác với tốc độ nhanh, tự do và linh hoạt sau giai đoạn tăng tốc và quỹ đạo thấp, tốc độ tối thiểu ở giai đoạn cuối cũng cao hơn Mach 5, trong khi hệ thống tên lửa phòng không Patriot “đáng tự hào” của Mỹ chỉ có thể bay với tốc độ không quá Mach 4.

Điều quan trọng là hệ thống chống tên lửa hiện tại của quân đội Mỹ không thể đánh chặn hiệu quả tên lửa vượt siêu âm.


DF-17 là tên lửa siêu vượt âm hiện đại nhất của Trung Quốc hiện nay. Nguồn: Sohu

Theo phân tích, hiện Trung Quốc đang sở hữu tên lửa vượt siêu âm DF-17, có tốc độ bay khoảng Mach 5 (khoảng 6.100 km/h). DF-17 có khả năng mang cả đầu đạn thông thường lẫn hạt nhân tầm bắn lên đến hơn 2.000 km, có thể vươn tới được các mục tiêu trong khu vực châu Á, thậm chí cả lãnh thổ Mỹ.

Còn đối với Nga, cuối năm 2018, Phó Thủ tướng Yuri Borisov đã công khai tuyên bố, Nga đang phát triển tên lửa siêu vượt âm Avangard bay nhanh hơn 27 lần so với tốc độ âm thanh, và điều đó “về cơ bản sẽ khiến cho các hệ thống phòng thủ tên lửa trở nên vô dụng”.

Ngoài ra, hiện Nga cũng sở hữu tên lửa siêu vượt âm Kh-47M2 Kinzhal có thể phóng từ máy bay chiến đấu MiG-31BM. Tên lửa có tầm bắn trên 2.000 km, vận tốc tối đa Mach 10, được trang bị đầu dò chủ động trong pha tiếp cận mục tiêu, đường bay linh hoạt và gần như không thể đánh chặn.

Bênh cạnh đó, Nga còn có tên lửa siêu thanh Zircon, đây được coi là dòng vũ khí đối hạm "độc nhất vô nhị" trên thế giới. Mỹ và phương Tây không hề có loại vũ khí tương tự.

Điểm mạnh của Zircon là vừa duy trì được khả năng cơ động ở tốc độ siêu thanh trong toàn bộ quá trình bay, nhưng vẫn đảm bảo được khả năng hoạt động của hệ thống dẫn đường trong điều kiện nhiễu động plasma.

Tốc độ siêu thanh kết hợp với cơ chế dẫn đường đặc biệt, quỹ đạo bay phức tạp khiến việc đánh chặn Zircon gần như không thể ở thời điểm hiện tại.


Tên lửa siêu vượt âm Avangard của Nga sẽ khiến tất cả hệ thống phòng thủ trên thế giới trở nên “vô dụng”. Nguồn: Sohu

Quân đội Mỹ nhận thức được thực tế rằng, các tên lửa tiên tiến không thể bị tấn công bằng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ hiện nay. Do đó, Mỹ phải tăng tốc độ nghiên cứu và phát triển vũ khí siêu vượt âm.

Hiện, Lục quân Mỹ đang có kế hoạch chế tạo tên lửa siêu thanh, theo kế hoạch, trước năm 2023 Lục quân Mỹ sẽ bố trí các tên lửa này, loại tên lửa này có thể được phóng từ bệ phóng cố định trên mặt đất hoặc bệ phóng di động, tốc độ có thể vượt qua Mach 5 và có thể tấn công bất cứ nơi nào trên thế giới trong vài phút.

Dự kiến, năm 2020 sẽ tiến hành thử nghiệm nguyên mẫu vũ khí, năm 2023 sẽ bước vào giai đoạn triển khai.

https://soha.vn/he-lo-tu-huyet-khien-ham-doi-thai-binh-duong-my-bi-tieu-diet-trong-7-phut-2019110808231914rf2019110808231914.htm
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,073
Động cơ
146,039 Mã lực
Báo Mỹ nói về tài tác chiến điện tử của Nga: Thông minh, ấn tượng, nhưng có những sự thật mà người Nga đang giấu

Lâm Vy | 07/11/2019 07:30 PM

6



Ảnh minh họa. Nguồn: defense.gov


Năng lực tác chiến điện tử của Nga đã được hồi sinh một cách ấn tượng sau những kinh nghiệm tác chiến ở Ukraine và Syria.


Bước nhảy vọt ấn tượng

Trang mạng Strategy Page của Mỹ đăng bài viết cho biết, Nga đã công khai một số bước tiến của nước này trong lĩnh vực tác chiến điện tử (EW) khoảng 5 năm trở lại đây. Nhiều bài báo được đăng tải trên các chuyên san của Nga có nội dung đề cập tới tới phạm vi hoạt động rộng của các thiết bị EW mà Nga đã sử dụng tại các khu vực tác chiến trong thời gian gần đây.

Gần như toàn bộ các ví dụ được rút ra từ kinh nghiệm tác chiến của Nga ở Syria, kinh nghiệm tương tự trước đó ở Ukraine không được chú trọng bởi về trên danh nghĩa thì Nga không trực tiếp tham gia vào cuộc chiến 5 năm ở đông Ukraine (Donbass).

Tuy nhiên, các bài báo của Nga vẫn tiết lộ ít thông tin chi tiết hơn các nguồn tin phương Tây. Mỹ, Israel và một số quốc gia NATO khác đều có chuyên gia EW tại Syria và Ukraine.

Một chi tiết khác cũng không được truyền thông Nga đề cập, đó là nhiều thứ trong số các hệ thống EW "mới" của Nga về cơ bản được dựa trên các dự án từ thời Chiến tranh Lạnh. Những dự án này đã bị trì hoãn vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước do khó khăn về tài chính và sự sụt giảm nặng nề về nhân lực trong quân đội.

Sau năm 1991, quân đội Nga đã giảm 80% quân số và ngân sách quốc phòng. Một số nhà báo Nga không đề cập tới tình trạng yếu kém trong năng lực EW của Nga khi nổ ra chiến tranh với Gruzia năm 2008.

Gruzia thừa hưởng nhiều thiết bị quân sự hiện đại từ Nga sau khi tách ra khỏi Liên Xô vào năm 1991, và người Nga đã vô cùng lo sợ khi chứng kiến người Gruzia sử dụng những vũ khí này để chống lại họ hiệu quả đến mức nào.

Đáng chú ý là, 10 năm sau tại Syria, các nỗ lực phát triển năng lực EW của Nga đã hiệu quả hơn nhiều, không phải chỉ nhờ các thiết bị mới, mà còn bởi quân đội Nga đã gia tăng số lượng nhân sự phân bổ vào các đơn vị EW và huy động trở lại các chuyên gia EW dân sự và quân sự - những người đã mất đi công việc của mình trong những năm 1990.

Năng lực EW của Nga đã được hồi sinh một cách ấn tượng, phần lớn là do kể từ năm 2015, Nga đã tận dụng chiến trường đông Ukraine và Syria để thử nghiệm các thiết bị EW mới.

Những hệ thống mới phát triển, hoặc từ thời chiến tranh Lạnh, đều được thử nghiệm "trong điều kiện chiến đấu" để xác định các điểm yếu còn tồn tại, và thúc đẩy tiềm năng xuất khẩu, với tư cách là các hệ thống "đã được chứng minh năng lực tác chiến".

Những thông tin giấu kín

Các thiết bị đang trong giai đoạn phát triển – thường là sản phẩm khôi phục từ các dự án cuối thời kỳ Chiến tranh Lanh – cũng được thử nghiệm. Nhiều hệ thống trong số này xuất hiện tại Ukraine trước tiên, nhưng không được các nhà báo Nga đề cập đến.

Chẳng hạn hệ thống gây nhiễu quỹ đạo Tirada-2 đặt trên xe tải đã xuất hiện tại miền đông Ukraine trong năm 2018. Tirada-2 sẽ tìm cách xâm nhập các tín hiệu điều khiển và đường dẫn video từ các UAV RQ-4B Global Hawk của Mỹ - loại thường xuyên hoạt động ở đông Ukraine.


Hình ảnh cho thấy sự xuất hiện của hệ thống Tirada-2 tại Ukraine (Nguồn: @UKRinOSCE/archive)

Điều đó sẽ cho phép phía Nga quan sát những gì mà UAV này thu nhận được khi chúng giám sát hoạt động của họ. Một số máy bay RQ-4B trang bị các cảm biến điện tử vệ tinh không gian và Nga hy vọng sẽ có cơ hội tìm hiểu, hoặc thậm chí là xâm nhập và điều khiển chúng.

Các lực lượng tình báo của Ukraine và phương Tây biết đến sự tồn tại của Tirada-2 khi phiên bản xuất khẩu, với năng lực hạn chế hơn, được chào bán. Tuy nhiên, khi phiên bản Tirada-2 nội địa xuất hiện ở Donbas, thì không có nguồn nào cung cấp thông tin chi tiết về việc hệ thống này có thể làm được những gì, và nhắm tới đối tượng nào.


Hình ảnh cho thấy sự tương đồng của hệ thống - được cho là Tirada-2 - ở ảnh bên trái với hệ thống từng được Nga trưng bày trước báo giới (phải). Nguồn ảnh: @UKRinOSCE/archive và Bộ QP Nga.

Trước đây, Nga không chỉ lặng lẽ tìm cách xâm nhập vào các tín hiệu dữ liệu và điều khiển vệ tinh, mà còn để có thể nghe trộm và dễ dàng giám sát chúng. Tuy nhiên, hiện tại, Nga đã bắt đầu công khai phát triển các thiết bị xâm nhập và giám sát tín hiệu vệ tinh, đồng thời ứng dụng chúng trên các thiết bị của Mỹ, cụ thể là với các vệ tinh GPS.

Kể từ năm 2016, ngày càng có thêm nhiều bằng chứng cho thấy Nga thường xuyên gây nhiễu hoặc đánh lạc hướng các tín hiệu GPS, chủ yếu nhằm che giấu vị trí chính xác của các yếu nhân hoặc các đơn vị quân sự của Nga.

Bản báo cáo công bố đầu năm 2019 đã đề cập tới gần 10.000 trường hợp mà trong đó Nga được cho là đã tìm cách gây nhiễu hoặc đánh lạc hướng các tín hiệu định vị vệ tinh.

Moscow không chỉ nhắm tới GPS, mà còn cả tín hiệu của các hệ thống định vị khác như hệ thống Bắc Đẩu (Trung Quốc), Galileo (EU), QZAA (Nhật Bản). Phần nhiều hoạt động trong số này không phải là gây nhiễu trực tiếp mà là đánh lạc hướng. Đây là phương thức khá phổ biến được Nga áp dụng tại Ukraine và Syria.

Mặc dù Mỹ có các hệ thống dự phòng, như hệ thống dẫn đường quán tính (INS) nhưng sẽ không ích gì nếu họ không phát hiện ra việc bị đánh lạc hướng.

Một số quốc gia khác cũng công khai cáo buộc Nga về hành vi gây nhiễu. Cuối năm 2018, Phần Lan và Na Uy đã cáo buộc Nga cố ý gây nhiễu các tín hiệu GPS tại bắc Phần Lan và Na Uy từ một địa điểm gần các căn cứ quân sự Nga ở bán đảo Kola, biển Barents. Tuy nhiên, Nga phủ nhận điều đó.


Hệ thống gây nhiễu UAV Silok. Nguồn ảnh: Army Recognition

Moscow chỉ từng tiết lộ chi tiết hoạt động của hệ thống gây nhiễu UAV Silok tại Syria và một số nơi khác. Trong 2 năm qua, các phần tử khủng bố IS đã tiến hành nhiều cuộc tấn công bằng UAV cỡ nhỏ, trang bị thuộc nổ nhằm vào căn cứ không quân Hmeymim (Syria) do Nga kiểm soát.

Những cuộc tấn công này đã thất bại do các UAV đó bị phòng không Nga bắn hạ hoặc bị hệ thống Silok buộc phải hạ cánh trước khi chúng tiếp cận được căn cứ của Nga.

Phải tới đầu năm 2018, hệ thống Silok mới xuất hiện, chúng được thiết kế dựa trên một số hệ thống gây nhiễu UAV trước đó. Silok được tối ưu hóa để có thể định vị, phát hiện và khi cần thiết có thể gây nhiễu các tín hiệu điều khiển mà UAV tiếp nhận được, hoặc những tín hiệu mà các UAV này chuyển về cho kíp vận hành.

Bên cạnh đó, Moscow đã công khai một số hệ thống gây nhiễu khi đăng cai tổ chức World Cup 2018.

Thông qua những sự kiện trên, người ta biết nhiều hơn về năng lực tác chiến điện tử của Nga. Và khi càng biết nhiều hơn về năng lực gây nhiễu UAV của Nga, lại càng dễ lý giải tại sao Iran có thể vô hiệu hóa một chiếc UAV RQ-170 của Mỹ trong năm 2011.

Một số hệ thống gây nhiễu của Nga đã được nhìn thấy tại Iran vào thời điểm đó, có vẻ là để thử nghiệm. Việc vô hiệu hóa RQ-170 cho người Nga thấy rõ ràng rằng họ đang đi đúng hướng.

Vai trò của Nga trong sự vụ năm 2011 ban đầu được giữ bí mật nhưng được cởi mở dần sau năm 2014, khi Nga một lần nữa triển khai các hệ thống gây nhiễu tới Ukraine và Syria.

Một trong những lý do khiến NATO tin rằng Nga đã tham gia tích cực vào cuộc chiến ở miền đông Ukraine là sự hiện diện của các thiết bị tác chiến điện tử Nga. Có vẻ chúng đã hỗ trợ phía ly khai gây nhiễu và xâm nhập các phương tiện thông tin liên lạc của Ukraine (điện thoại di động, các thiết bị điều khiển UAV, thiết bị điều khiển từ xa).

Thiết bị của Nga cũng từng gây nhiễu UAV Raven phiên bản cũ mà Mỹ cung cấp cho Ukraine. Người Mỹ sau đó đã phải triển khai phiên bản Raven mới nhất với công nghệ kháng nhiễu tới đây.

Việc Nga công khai triển khai các hệ thống gây nhiễu trong điều kiện chiến đấu đã cho phép Mỹ và Israel nâng cao năng lực kháng nhiễu cho các UAV quân sự, vũ khí dẫn đường và các hệ thống sử dụng GPS của họ.

Ngoài công nghệ kháng nhiễu, các UAV của Mỹ còn được trang bị phần mềm bay tự động với khả năng miễn nhiễm cao hơn trước các biện pháp gây nhiễu của đối phương.

Các bài báo gần đây của Nga cũng đề cập tới việc nâng cấp các máy bay tác chiến điện tử Tu-214R và IL-20M1. Bên cạnh đó là các pod tác chiến điện tử trang bị cho những tiêm kích-bom hiện đại nhất.

Nga cũng thừa nhận rằng họ không có khả năng trang trải cho số lượng lớn các pod loại này nên đã bù đắp bằng cách cải tiến các hệ thống gây nhiễu trên mặt đất để hỗ trợ các cuộc không kích trong phạm vi khoảng 100km trên tiền tuyến. Đây được xem là một giải pháp thông minh.

Các nhà báo Nga cũng đề cập rằng từ lâu Liên Xô đã tin EW là một loại vũ khí chính xác trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh bởi đối phương sẽ bị tác động bởi các loại khí tài EW mà họ chưa từng gặp phải trước đây.

Song, phía Nga không đề cập rằng, việc họ thử nghiệm sâu rộng các thiết bị EW tại Ukraine và Syria đã mang lại cho các đối thủ tiềm năng những dữ liệu hữu ích về năng lực và cách thức hoạt động của chúng.

Trong những năm gần đây, Bộ Quốc phòng Mỹ gia tăng khẩn cấp ngân sách quốc phòng để đối phó với mối đe dọa từ Nga. Đây không chỉ là mối đe dọa trên lý thuyết, mà rất thực tế bởi các lực lượng Mỹ, Ukraine và Nga đều đã chứng kiến hoặc là bên chịu sự tác động của các hệ thống tác chiến điện tử Nga.

https://soha.vn/bao-my-noi-ve-tai-tac-chien-dien-tu-cua-nga-thong-minh-an-tuong-nhung-co-nhung-su-that-ma-nguoi-nga-dang-giau-20191107154021735rf20191107154021735.htm
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,073
Động cơ
146,039 Mã lực
Tu-160 trổ tài ngoạn mục bỏ xa hai F-35
© Sputnik / Ewgenij Odinokow
BÁO CHÍ THẾ GIỚI
05:50 09.11.2019URL rút ngắn
Theo Sina
30
Theo dõi Sputnik trên
Trong chuyến bay theo kế hoạch trên biển Nhật Bản, chiếc máy bay ném bom chiến lược siêu thanh Tu-160 của Nga ở chế độ đốt sau đã bỏ xa hai chiến đấu cơ thế hệ thứ năm của Mỹ F-35A Lightning II đang cố bám sát nó, - như tin đưa trên trang Sina.

Tu-160 nhanh hơn chiến đấu cơ của Mỹ
Theo cổng thông tin Trung Quốc, vụ việc diễn ra vào đầu tháng 11. Ấn phẩm cho biết rằng chiếc máy bay ném bom mang tên lửa đã hiện ra ở trong tầm quét radar của các chiến đấu cơ nhưng máy bay Mỹ không thể đến gần vì máy bay Nga đột nhiên mở góc cánh tối đa và bật chế độ đốt sau rồi rời xa rất nhanh.


© SPUTNIK / ILIYA PITALEV
Người Mỹ bóng gió về «máy bay tử thần» sau chót trong lịch sử Nga
Trang Sina lưu ý rằng Tu-160 nặng 110 tấn có khả năng tăng tốc lên tới 2,1 Mach, trong khi vận tốc của F-35A 13 tấn chỉ là 1,8 Mach.

«Các chuyên gia quân sự cho rằng tốc độ của một chiếc máy bay thông thường không phản ánh sức mạnh chiến đấu của nó, nhưng khi máy bay ném bom bay nhanh hơn chiến đấu cơ thì lại là lợi thế kỹ thuật», - cổng thông tin kết luận.
Hồi tháng 8, ông Denis Manturov Bộ trưởng Công thương Nga tuyên bố rằng năm 2019 sẽ bắt đầu thử nghiệm máy bay ném bom mang tên lửa Tu-95MSM được hiện đại hóa sâu đầu tiên, còn đến cuối năm 2020 sẽ có nguyên mẫu thứ nhất của máy bay ném bom mang tên lửa Tu-160M được chế tạo từ số 0.

https://vn.sputniknews.com/press/201911098220583-tu-160-tro-tai-ngoan-muc-bo-xa-hai-F-35/
 
Chỉnh sửa cuối:

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,073
Động cơ
146,039 Mã lực
Na Uy công bố pha đâm tóe lửa khiến tàu Aegis chìm
(Vũ khí) - Na Uy vừa lần đầu tiên công bố những hình ảnh thật ghi lại khoảnh khắc khu trục hạm Aegis Helge Ingstad bị đâm chìm hồi tháng 11/2018.
Mệt mỏi, nghẹt thở vì BƯỚU TUYẾN GIÁP sưng to - Ông Ngọc đã cải thiện chỉ sau 2 tháng

Hình ảnh được Ủy ban Điều tra Tai nạn Na Uy (AIBN) công bố hôm 8/11 cho thấy khu trục hạm HNoMS Helge Ingstad của nước này bị hỏng nặng và chìm sau khi xảy ra va chạm cực mạnh.

Đoạn video là một phần trong báo cáo điều tra được AIBN tiến hành cùng Bộ Quốc phòng Na Uy và nhà chức trách Malta. Hình ảnh được công bố cho thấy, tàu hộ vệ HNoMS Helge Ingstad di chuyển cắt mũi tàu dầu Sola TS. Chiến hạm Na Uy sau đó va mạnh vào mũi tàu dầu, tạo ra nhiều tia lửa và cả khói đen.

Pha đâm kinh hoàng giữa tàu dầu và chiến hạm Na Uy.
Vụ đâm va kinh hoàng xảy ra lúc 4h ngày 8/11/2018 khi chiến hạm Na Uy đang trở về cảng sau cuộc tập trận Trident Juncture 18 của NATO. Bảy người trên chiến hạm bị thương, trong khi 24 thành viên thủy thủ đoàn Sola TS không gặp nguy hiểm.

Một số nguồn tin giấu tên khẳng định tàu chở dầu Sola TS và trung tâm kiểm soát lưu thông phương tiện (VTS) địa phương đã nhiều lần phát cảnh báo qua sóng vô tuyến trước khi xảy ra va chạm, nhưng HNoMS Helge Ingstad không có hành động vòng tránh.

Pha đâm va mạnh đến mức khiến thân tàu Helge Ingstad gần như bị xé toạc với vết rách dài khoảng 45 m và rộng 8 m, nó chìm xuống một khu vịnh hẹp ngoài khơi Na Uy sau nhiều nỗ lực cứu hộ bất thành. Con tàu được trục vớt và đưa vào bờ đầu tháng 3/2019.

Bộ Quốc phòng Na Uy cho biết số tiền để sửa chữa tàu là khoảng 1,4 tỷ USD, gấp gần 3 lần chi phí đóng mới một chiến hạm tương tự. Điều này khiến Oslo quyết định loại biên và rã sắt vụn HNoMS Helge Ingstad để tiết kiệm ngân sách.

Theo tiết lộ của AIBN, Sola TS là tàu chở dầu khổng lồ có chiều dài 249,97m, rộng 44,03m, lượng giãn nước không tải 62.557 tấn, đầy tải 112.000 tấn. Tại thời điểm xảy ra va chạm, con tàu đang chở theo 625.000 thùng dầu thô, nhưng rất may là sự cố chỉ khiến tàu bị hư hại nhẹ ở phần mũi tàu, không xảy ra sự cố tràn dầu.

Còn chiến hạm HNoMS Helge Ingstad là một trong 5 tàu khu trục lớp tối tân nhất thuộc lớp Fridtjof Nansen của Hải quân Na Uy, được đóng ở Nhà máy đóng tàu Tây Ban Nha Navantia và biên chế cho Hải quân Na Uy từ năm 2009.

Tàu có chiều dài 134m, rộng 16,8m, lượng giãn nước đầy tải 5.290 tấn, với chiều cao nổi bật và kết cấu thượng tầng đồ sộ theo kiểu châu Âu, rất dễ nhận biết bằng mắt thường. Helge Ingstad được coi là một trong những chiến hạm hiện đại nhất thế giới vì được trang bị Hệ thống chiến đấu Aegis của Mỹ.

Mặc dù Helge Ingstad có kích thước khá lớn nhưng nó chẳng là gì so với chiếc tàu chở dầu hàng trăm nghìn tấn. Sau vài ngày bị đâm, chiếc khu trục hạm Na Uy hầu như đã chìm nghỉm, chỉ còn một chút kiến trúc thượng tầng nhô lên trên mặt nước.

https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/na-uy-cong-bo-pha-dam-toe-lua-khien-tau-aegis-chim-3391183/
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,073
Động cơ
146,039 Mã lực
Tác chiến điện tử ép tên lửa khủng David's Sling hạ cánh?
(Vũ khí) - Truyền thông Nga vừa tiết lộ cách Nga thu được một quả đạn tên lửa đánh chặn thuộc hệ thống David's Sling của Israel trên lãnh thổ Syria.
Mệt mỏi, nghẹt thở vì BƯỚU TUYẾN GIÁP sưng to - Ông Ngọc đã cải thiện chỉ sau 2 tháng

Trang Avia dẫn nguồn tin quân sự tại Syria cho biết, việc tên lửa đánh chặn của Israel rơi xuống lãnh thổ Syria không phải do sự cố về kỹ thuật mà nhiều khả năng nó bị tấn công áp chế từ hệ thống tác chiến điện tử (EW) tầm xa được triển khai tại đây.

Tại thời điểm diễn ra vụ đánh chặn của Israel hồi giữa năm 2018 khiến quả đạn của David's Sling rơi xuống Syria, từ Syria đến khu vực gần Cao nguyên Golan nơi đặt các hệ thống phòng thủ của Israel, đã xuất hiện tín hiệu phát ra của hệ thống EW rất mạnh và có thể chính hệ thống EW trong khu vực này đã áp chế và khiến một quả đạn tên lửa phòng không Israel ngoan ngoãn hạ cánh và quả còn lại đánh trượt mục tiêu.

Hệ thống David's Sling.
Hiện các bên liên quân vẫn chưa có bất kỳ tuyên bố chính thức nào về thông tin này nhưng trang Defense Post dẫn tuyên bố của chuyên gia quân sự Viktor Murakhovsky, việc triển khai các hệ thống tác chiến điện tử mới đến Syria đã giúp Nga đối phó hiệu quả trước các cuộc không kích của quân đội Israel, lực lượng vốn nổi tiếng với năng lực chế áp điện tử mạnh.

"Nga muốn bảo vệ lợi ích của mình trong khu vực bằng việc hạn chế các cuộc xâm nhập không phận Syria. Việc nhắm tới các hệ thống điện tử trên khí tài đối phương đã hạn chế những chiến dịch không kích nhằm vào đồng minh Syria mà không gây ra nguy cơ đối đầu quân sự lớn", chuyên gia Viktor Murakhovsky nói.

Sau sự cố trinh sát cơ Il-20 bị bắn nhầm, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết Moskva đã triển khai các hệ thống gây nhiễu radar và định vị vệ tinh tới lãnh thổ Syria, bên cạnh việc chuyển giao tên lửa phòng không tầm xa S-300 cho Damascus. Một trong các hệ thống có thể làm được điều này là Krasukha-4.

Krasukha-4 là đài gây nhiễu đa năng băng thông rộng, đặt trên khung gầm có khả năng cơ động cao. Hệ thống này có tầm hoạt động 300 km, tích hợp những công nghệ tác chiến điện tử tốt nhất. Ưu điểm của Krasukha-4 là khả năng vận hành hoàn toàn tự động mà không cần đến nhiều sự can thiệp của con người.

Máy gây nhiễu chủ động của Krasukha-4 có thể đối phó hiệu quả với hầu hết radar hiện đại của Mỹ và NATO hiện nay. Nga đã triển khai ít nhất một hệ thống này tại căn cứ không quân Hmeymim ở Syria từ cuối năm 2015.

Nếu được triển khai với số lượng lớn, các hệ thống Krasukha-4 có thể giúp Nga và phòng không Syria vô hiệu hóa các thiết bị do thám, trinh sát tầm xa của đối phương, tạo ra những "vùng cấm" mà hoạt động chế áp điện tử của Israel khó có thể can thiệp.

Nga cũng có thể bổ sung những tổ hợp như Richag-AV và Moskva-1 để quét không phận Syria, sau đó chuyển dữ liệu cho các hệ thống tác chiến điện tử để vô hiệu hóa mục tiêu. "Hệ thống tác chiến điện tử Nga là biện pháp đối phó hiệu quả trước các vũ khí hiện đại của Mỹ và Israel", chuyên gia quân sự Viktor Murakhovsky đánh giá.

Trong khi đó, Oliver Fitton, chuyên gia quan hệ quốc tế tại Đại học Lancaster của Anh, cho rằng việc Nga triển khai hệ thống tác chiến điện tử tại Syria cũng là một tín hiệu mạnh gửi đến Mỹ. "Điều này buộc Mỹ phải lưu ý, cho thấy họ đang bị Nga thách thức và phải cân nhắc khi hỗ trợ Israel không kích Syria", Fitton nói.


Việc triển khai hàng loạt hệ thống tác chiến điện tử là phương thức không quá đắt đỏ để kiềm chế năng lực liên lạc và chỉ huy của đối thủ trên chiến trường.

Giới phân tích cho rằng không quân Israel sẽ phải cân nhắc kỹ trước khi tiến hành không kích trên lãnh thổ Syria trong tương lai, bởi các hệ thống của Nga có tầm bao phủ hàng trăm km quanh Syria và đông Địa Trung Hải, trong khi Israel chưa có kinh nghiệm đối phó với hoạt động tác chiến điện tử trên quy mô lớn như vậy.

https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/tac-chien-dien-tu-ep-ten-lua-khung-davids-sling-ha-canh-3391180/
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,073
Động cơ
146,039 Mã lực
Mang 40 tên lửa Tomahawk, tàu ngầm Virginia thua xa Antey Nga
(Vũ khí) - Dù tàu ngầm Virginia phiên bản Block V của Hải quân Mỹ mang được 40 quả Tomahawk nhưng vẫn thua xa sức tấn công bằng tên lửa hành trình của tàu Nga.
Mệt mỏi, nghẹt thở vì BƯỚU TUYẾN GIÁP sưng to - Ông Ngọc đã cải thiện chỉ sau 2 tháng
Làm nghề dạy học mà bị KHẢN TIẾNG, MẤT TIẾNG còn gì khổ hơn: Tôi đã cải thiện nhờ cách này
Thông tin về số lượng lượng Tomahawk khổng lồ trên phiên bản Virginia Block V được General Dynamics nói đến khi thông báo vừa đạt được thỏa thuận với Hải quân Mỹ đóng mới 9 tàu ngầm Virginia Block V.

Lớp Virginia là thế hệ tàu ngầm tấn công hạt nhân hiện đại nhất của hải quân Mỹ. Mười chiếc Virginia đầu tiên sở hữu 12 ống phóng hướng thẳng đứng riêng biệt, phóng được tên lửa hành trình Tomahawk.

Khả năng tấn công của tàu ngầm Virginia Block V.
Đến các tàu Block III và IV của lớp Virginia, hai ống phóng kích thước lớn thay cho ống phóng riêng biệt, đủ sức chứa hộp đựng dạng tròn mang được 6 quả Tomahawk giúp đơn giản hóa quá trình tái nạp tên lửa.

Nhưng đến Block V, Hải quân Mỹ và nhà sản xuất đã quyết định tăng sức mạnh tấn công bằng cách kéo dài phần thân để tăng hệ thống ống phóng. Nhờ vậy, con tàu sẽ mang được tới 40 quả tên lửa hành trình tầm xa Tomahawk.

Với số tên lửa này, Virginia Block V là lớp tàu ngầm có khả năng tấn công hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, theo Izvestia, sức tấn công của tàu ngầm Mỹ chưa thấm vào đâu so với tàu Antey của Nga khi nó có thể mang tới 72 quả tên lửa hành trình tầm xa Kalibr-PL.

Hải quân Nga đã chính thức tái vũ trang các tàu ngầm hạt nhân Antey. Sẽ có 4 trong 8 tàu trong một phần của dự án 949 Hải quân Nga đã bắt đầu quá trình hiện đại hóa từ năm 2017. Công việc đang diễn ra ở nhà máy đóng tàu Viễn Đông Zvezda nằm trong Vịnh Đá lớn.

Hải quân Nga tiết lộ, sau khi hoàn thành nâng cấp, dọc theo 2 bên sườn đặt bệ phóng tên lửa phóng từ tàu ngầm là tên lửa siêu thanh Granite (NATO định danh SS-N-19 Shipwrech) sẽ được thay thế bằng bệ phóng USP.

Công việc thay thế theo Hải quân Nga không hề khó khăn. Hệ thống phóng SIC Granite có sẵn trên tàu ngầm sẽ được thay bằng 3 hệ thống USP mới. Với sự thay thế này sẽ không chỉ cho phép phóng cùng lúc 2 loại tên lửa cùng lúc mà còn tăng số lượng tên lửa cho Antey từ 24 lên đến 72 tên lửa.


Tất cả các tàu ngầm hạt nhân được hải quân Nga nâng cấp đều sẽ được trang bị hệ thống phóng tên lửa hành trình Kalibr-PL biến lớp tàu ngầm này thành kho tên lửa khổng lồ dưới đáy biển.

Với Kalibr-PL, các tàu ngầm hạt nhân Nga có thể tung ra những cú đòn vào kẻ thù từ khoảng cách từ 1500-2500km. Tên lửa sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính, tên lửa này có tầm phóng và tính năng ngang ngửa với tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ.

https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/mang-40-ten-lua-tomahawk-tau-ngam-virginia-thua-xa-antey-nga-3391237/
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,073
Động cơ
146,039 Mã lực
Loạt tai nạn phơi bày điểm yếu không quân Trung Quốc

Hai tai nạn trong 10 ngày do lỗi động cơ và phi công yếu kém cho thấy không quân Trung Quốc vẫn còn những "lỗ hổng" chết người.

Một trực thăng vận tải của không quân Trung Quốc bị rơi tại tỉnh Hà Nam hồi giữa tháng 10, khiến cả ba quân nhân trên phi cơ thiệt mạng, trong đó có phi công dày dạn kinh nghiệm Gong Dachuan và nhân viên cơ giới trên không Wen Weibin.

Gong, 33 tuổi, được coi là phi công ưu tú của không quân Trung Quốc, từng lái trực thăng tham gia lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm quốc khánh Trung Quốc tại thủ đô Bắc Kinh hôm 1/10, chỉ vài ngày trước khi tai nạn xảy ra. Nhân viên cơ giới Wen, 37 tuổi, cũng từng góp mặt trong lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng đế quốc Nhật vào ngày 3/9/2015.


Trực thăng Trung Quốc trong cuộc duyệt binh hôm 1/10. Ảnh: AP.

"Họ đang tiến hành một số thử nghiệm trên trực thăng", nguồn tin giấu tên tại tỉnh Hà Nam tiết lộ về vụ tai nạn, nhưng không cho biết địa điểm trực thăng rơi và nội dung thử nghiệm.

Tai nạn thứ hai xảy ra sau đó 8 ngày ở cao nguyên Tây Tạng, khi một tiêm kích J-10 lao vào núi trong lúc huấn luyện bay thấp. "May mắn là phi công kịp phóng ghế thoát hiểm. Điều tra sơ bộ cho thấy tai nạn bắt nguồn từ động cơ AL-31 do Nga sản xuất", nguồn tin giấu tên trong không quân Trung Quốc cho hay.

J-10 là tiêm kích đa nhiệm hiện đại đầu tiên của Trung Quốc, được Tập đoàn Máy bay Thành Đô ra mắt vào năm 2005. Dù Trung Quốc đã nỗ lực chế tạo động cơ WS-10, biến thể sao chép từ dòng Saturn AL-31F của Nga, sự thiếu tin cậy của dòng động cơ nội địa này khiến phần lớn tiêm kích J-10 vẫn phải gắn động cơ của Nga.

Nhiều chuyên gia quân sự cảnh báo không quân Trung Quốc sẽ tiếp tục chứng kiến nhiều vụ tai nạn tương tự, khi lực lượng này tăng cường các cuộc diễn tập nhằm thực hiện lời kêu gọi "nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu" của Chủ tịch Tập Cận Bình. Các cuộc diễn tập như vậy sẽ càng phơi bày nhiều vấn đề về kỹ thuật cũng như huấn luyện của không quân Trung Quốc.

"Nếu các vấn đề này không được giải quyết, tai nạn chắc chắn tiếp tục xảy ra, khi các chỉ huy cấp cao hối thúc lực lượng tiến hành thêm nhiều đợt diễn tập, tập trận", một nguồn tin thân cận với không quân Trung Quốc nói.


Quảng cáo


Tiêm kích J-10B Trung Quốc huấn luyện bay thấp hồi năm 2018. Ảnh: PLAAF.

Chuyên gia quân sự Song Zhongping cho rằng sự cố động cơ và hệ thống điều khiển là nguyên nhân chính trong hàng loạt tai nạn chết người của không quân và không quân hải quân Trung Quốc. Ông cùng các chuyên gia khác kêu gọi quân đội Trung Quốc tăng cường độ bền cho máy bay và cải thiện quy trình huấn luyện phi công.

Không quân Trung Quốc từng hứng chịu thiệt hại nặng nề về con người trong những tai nạn tương tự. Tháng 4/2016, phi công Zhang Chao, 29 tuổi, thiệt mạng sau khi cố gắng cứu tiêm kích hạm J-15 bị hỏng cần điều khiển trong buổi tập hạ cánh trên tàu sân bay. Ba tuần sau, phi công Cao Xianjian bị thương nghiêm trọng khi gặp phải vấn đề tương tự với một chiếc J-15 khác.

Một quan chức không quân Trung Quốc thừa nhận phi công nước này thiếu kiến thức hàng không và gần như không có kinh nghiệm bay trước khi nhập ngũ. "Họ không có nhiều kinh nghiệm như các đồng nghiệp Mỹ. Nhiều phi công quân sự Mỹ từng lái máy bay dân dụng trước khi gia nhập quân đội", quan chức này nói.

Vũ Anh (Theo SCMP)
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,073
Động cơ
146,039 Mã lực
Mỹ sửa lỗi mũ bảo hiểm của phi công F-35

Tập đoàn Lockheed Martin thay cụm đèn LED trên chiếc mũ giá 400.000 USD nhằm khắc phục lỗi hạn chế tầm nhìn phi công bay đêm.

Tập đoàn Lockheed Martin hôm qua được Lầu Năm Góc giao hợp đồng tái thiết kế và lắp đặt diode hữu cơ phát quang (OLED) trên mũ bảo hiểm trị giá 400.000 USD của phi công siêu tiêm kích F-35, thay thế cụm thiết bị sử dụng đèn LED tích hợp hiện nay. Nhà sản xuất không tiết lộ số mũ cần chỉnh sửa cũng như chi phí cho đợt sửa chữa này.





Phi công Mỹ thử mũ bảo hiểm của siêu tiêm kích F-35C. Video: Aiir Source.

Cụm đèn LED tích hợp trong hệ thống hiển thị gắn trên mũ bảo hiểm (HMDS) của phi công F-35 tạo ra quầng ánh sáng xanh lục, khiến phi công khó quan sát khi tác chiến ban đêm. Lỗi này được phát hiện từ năm 2012 nhưng chưa được xử lý, khiến phi công hải quân Mỹ không thể quan sát dàn đèn dẫn đường trên boong tàu sân bay, gây nguy hiểm tính mạng nếu họ cố hạ cánh trong đêm.

"Boong tàu sân bay là môi trường tối nhất bạn có thể gặp trong những đêm không trăng. Bạn không thể hạ độ sáng đèn LED tới mức đủ để quan sát xung quanh mà vẫn nhìn được dữ liệu hiển thị trên mũ. Nếu muốn nhìn rõ thông tin trong mũ, đèn LED phải đạt độ sáng lấn át mọi thứ bên ngoài", trung tá Tommy Locke, chỉ huy Phi đoàn tiêm kích số 125 hải quân Mỹ, cho biết hồi năm ngoái.

Lỗi này khiến phần lớn phi công tiêm kích hạm F-35C không được bay trong điều kiện trời tối, chỉ những người có trên 50 lần hạ cánh thành công xuống tàu sân bay mới được thực hiện nhiệm vụ ban đêm. Lầu Năm Góc từng tìm cách giải quyết vấn đề bằng cách nâng cấp phần mềm, cho phép phi công giảm độ sáng của đèn LED, nhưng nó vẫn không giải quyết triệt để vấn đề.


Quảng cáo


Mũ bay trị giá 400.000 USD của phi công F-35. Ảnh: USAF.

Công nghệ OLED mang lại nhiều lợi ích so với LED như cải thiện chất lượng hình ảnh và thời gian phản ứng nhanh, nhưng có nhược điểm là tuổi thọ thấp hơn.

Mũ bảo hiểm của phi công F-35 được ví như "thiên nhãn" vì được kết nối với hệ thống cảm biến trên máy bay, giúp phi công quan sát mọi thứ xung quanh tiêm kích khi hoạt động. Hệ thống HMDS hiển thị các thông số quan trọng như tốc độ và độ cao, dữ liệu mục tiêu và cảnh báo nguy hiểm, bảo đảm phi công luôn nắm bắt được tình huống tác chiến.

Vũ Anh (Theo Bloomberg)
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,073
Động cơ
146,039 Mã lực
Nga muốn lắp giáp gốm cho tàu khu trục
Các chuyên gia Nga đề xuất trang bị vỏ gốm và vật liệu sợi đặc biệt nhằm tăng khả năng sống sót cho tàu khu trục lớp Lider.

"Chúng tôi đề xuất chế tạo lớp vỏ bảo vệ cấu trúc tàu dựa trên vật liệu gốm và các loại sợi đặc biệt từng được thử nghiệm trước đây", Valery Shaposhnikov, quan chức Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia Krylov, đơn vị thiết kế tàu khu trục lớp Lider, hôm qua cho biết.

Công nghệ này có thể giảm đáng kể khối lượng của siêu tàu khu trục Đề án 23560 "Lider". Các nhà khoa học đã ứng dụng vật liệu kết dính mới, cho phép lớp vỏ gốm biến dạng khi bị đối phương bắn trúng nhưng vẫn giữ được đặc tính phòng vệ nguyên bản, tăng khả năng sống sót của tàu trong chiến đấu.


Mô hình thiết kế tàu khu trục lớp Lider được Nga ra mắt năm 2017. Ảnh: Sputnik.

Dự án đóng tàu khu trục lớp Lider được khởi động từ năm 2010 và thiết kế của nó được Bộ Quốc phòng Nga phê duyệt vào năm 2017. Lớp Lider dự kiến thay thế nhiều loại tàu khu trục và tuần dương chủ lực của Nga hiện nay.

Tàu khu trục lớp Lider dài 200 m, rộng 20 m, có lượng giãn nước trên 17.000 tấn, lớn hơn mọi tàu khu trục, tuần dương trong biên chế hải quân Mỹ và Trung Quốc, được thiết kế nhằm phục vụ nhiều nhiệm vụ khác nhau như phòng không hạm đội, đánh chặn tên lửa đạn đạo, diệt hạm và săn ngầm.

https://vnexpress.net/the-gioi/nga-muon-lap-giap-gom-cho-tau-khu-truc-4011854.html
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,073
Động cơ
146,039 Mã lực
Chiến hạm Mỹ không chạy được nếu thiếu Nga và Trung Quốc!
(Vũ khí) - Đô đốc Mỹ thừa nhận, việc đóng các chiến hạm của Hải quân Hoa Kỳ phụ thuộc vào nguồn cung linh kiện từ Nga và Trung Quốc.
Nhờ cách này, chị Hoan đã lấy lại được giọng nói trong sáng sau 3 năm KHẢN TIẾNG, HỤT HƠI

Mỹ không có chuỗi cung ứng đủ mạnh

Mới đây, một thông tin gây sốc đã được Tư lệnh Hải quân Richard Spencer đưa ra. Theo ông, các nhà thầu Mỹ không thể đóng tàu chiến nếu không có nguồn cung cấp linh kiện từ Nga và Trung Quốc. Ông cho rằng, Washington nên từ bỏ các thành phần nước ngoài và chỉ dựa vào các sản phẩm của chính mình, nhưng mục tiêu này khó có thể đạt được.

Tại sao bây giờ nước Mỹ phụ thuộc vào sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh chiến lược như Nga và Trung Quốc? Một bài viết của hãng thông tấn Nga Sputnik đã lí giải về nội dung này.

Trong cuộc phỏng vấn của tờ Thời báo Tài chính, Tư lệnh Richard Spencer đã chỉ ra rằng, tình hình có thể sớm trở nên cực kỳ nghiêm trọng, và nguyên nhân là do chuỗi cung ứng “mỏng manh” của các nhà thầu hải quân Mỹ.

Những nghiên cứu do Hải quân Hoa Kỳ thực hiện đã chỉ rõ rằng, các nhà thầu quân sự lớn của Mỹ không đủ khả năng chế tạo tất cả các linh kiện và thiết bị, nhưng họ cũng không có các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ, do đó, buộc phải mua thiết bị của nước ngoài.

Ông tiết lộ rằng, trong quá trình xây dựng các tàu chiến, nhiều nhà thầu chỉ phụ thuộc vào một nhà cung cấp duy nhất bảo đảm các thành phần "công nghệ cao và độ chính xác cao". Điều này làm tăng khả năng các thành phần đó được mua từ các đối thủ, chủ yếu là các công ty của Nga và Trung Quốc.

Theo người đứng đầu hải quân Mỹ, cách tiếp cận như vậy hoàn toàn không đáp ứng lợi ích quốc gia trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu. Do đó, các nhà thầu phải hiểu rõ họ đang làm gì để không mua phải các thiết bị, linh kiện của Nga và Trung Quốc, tránh gây ra những nguy cơ cho an ninh quốc gia.

Mỹ coi Trung Quốc là đặc biệt nguy hiểm

Người đứng đầu Hải quân Mỹ nhấn mạnh, Trung Quốc là đặc biệt nguy hiểm vì họ muốn bán vũ khí qua dự án “Một vành đai, Một con đường”, thao túng các doanh nghiệp đã hợp tác với Mỹ. Ví dụ như hãng đóng tàu Fincantieri của Italia có ý định tham gia cạnh tranh gói thầu về xây dựng tàu khu trục cho Hải quân Hoa Kỳ, nhưng đồng thời cũng tham gia vào một dự án chiến lược của Trung Quốc. Điều này là hết sức rủi ro đối với Lầu Năm Góc.

Ông Spencer cũng cáo buộc Bắc Kinh về việc, các khoản tiền mà Trung Quốc cho các quốc gia đang phát triển vay tăng mạnh trong thập kỷ vừa qua, qua đó khiến tỷ lệ nợ tăng vọt, nhờ đó Trung Quốc có được đòn bẩy hết sức có giá trị đối với các nước này.


Lầu Năm Góc thừa nhận, chiến hạm Mỹ sử dụng nhiều thiết bị, linh kiện mua của Nga và Trung Quốc
Trung Quốc đã mua rất nhiều cảng biển ở các nước thế giới thứ ba (như ở Pakistan, Sri Lanka, Campuchia…) và nếu Bắc Kinh đột nhiên quyết định không cho các tàu chiến Hoa Kỳ ghé vào các cảng đó thì nguồn cung của Hải quân Hoa Kỳ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sẽ bị tê liệt hoàn toàn.

Lãnh đạo Lầu Năm Góc tin rằng, nhiệm vụ chính của ngành công nghiệp quân sự Mỹ hiện nay là phải “trở nên hoàn toàn độc lập tự chủ”, để không phụ thuộc vào các nguồn cung cấp linh kiện từ Nga và Trung Quốc. Tức là, cần phải khôi phục các chuỗi công nghệ và thiết lập các cơ sở sản xuất tại Hoa Kỳ.

Tướng Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, đã từng tuyên bố tại Diễn đàn An ninh Quốc tế Halifax rằng, nếu Mỹ không thay đổi quỹ đạo đang đi, nếu Washington không tài trợ đầy đủ cho những dự đoán trong các lĩnh vực mà đất nước đang bị thách thức, như trong không gian vũ trụ, không gian mạng, lĩnh vực hải quân – thì Mỹ sẽ thua Nga và Trung Quốc.

Theo ông, Lầu Năm Góc đã xác định 14 lĩnh vực công nghệ mà Nga và Trung Quốc đang đầu tư, đã dự báo cho đến năm 2025 và chỉ ra các lĩnh vực mà Mỹ và các đồng minh nên đầu tư.

Mỹ đang thiếu tiền và thiếu ý tưởng công nghệ

Tuy nhiên, việc hiện thực các kế hoạch này là một nhiệm vụ không dễ dàng, bởi các ngân hàng đầu tư lớn nhất không muốn hợp tác với các doanh nghiệp quốc phòng. Chính phủ Mỹ thậm chí đưa ra một chương trình đặc biệt để thu hút vốn tư nhân vào các dự án quân sự và cam kết với các nhà đầu tư rằng, họ sẽ nhận các đơn đặt hàng lớn của chính phủ để sản xuất thiết bị mới trong tất cả các lĩnh vực - từ phục vụ tàu đến sản xuất vũ khí.


Trong khi ngành công nghiệp đang chờ đợi dòng vốn của các nhà đầu tư tư nhân, các quan chức quân sự chưa thể giải quyết vấn đề sản xuất các thành phần trong nước do vấn đề ngân sách. Dưới thời Trump, công việc của các cơ quan nhà nước đã bị gián đoạn hai lần do thiếu kinh phí, vào tháng 1 năm nay, việc đóng cửa chính phủ đã kéo dài 35 ngày, là thời gian dài nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

"Trong tình huống như vậy khó có thể thuyết phục các nhà cung cấp trong nước rằng, hoạt động kinh doanh của họ sẽ ổn định nếu họ bắt đầu đầu tư vào sản xuất theo các đơn đặt hàng của Lầu Năm Góc" - tờ Financial Times lưu ý.

Các quan chức quân sự còn chỉ ra một vấn đề khác là, để duy trì ưu thế quân sự của Mỹ đang sụp đổ, cần phải có không chỉ nguồn tài trợ mà còn phải có những ý tưởng mới, nhưng các công ty công nghệ lớn nhất hiện nay của Mỹ không muốn làm việc với Lầu Năm Góc.

Ví dụ, dưới áp lực của các nhân viên, ban lãnh đạo Google đã từ chối tham gia vào dự án sử dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) để phân tích các đoạn video được quay bởi UAV do thám.

Còn Elon Musk - CEO của SpaceX và Tesla Motors; Jaan Tallinn - một trong những người sáng lập Skype; Max Tegmark - Chủ tịch Viện Tương lai Sự sống (FLI) và hơn ba nghìn chuyên gia công nghệ cao khác cũng lên tiếng phản đối việc sử dụng AI cho mục đích quân sự.

https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/chien-ham-my-khong-chay-duoc-neu-thieu-nga-va-trung-quoc-3391356/
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,073
Động cơ
146,039 Mã lực
Bị tấn công dồn dập, Iron Dome nã đạn xuống đất
(Vũ khí) - Truyền thông Nga vừa công bố đoẹn video ghi lại khoảnh khắc Iron Dome phóng tên lửa đánh chặn cuộc tấn công từ Gaza nhưng lại bắn xuống đất.
Nhờ cách này, chị Hoan đã lấy lại được giọng nói trong sáng sau 3 năm KHẢN TIẾNG, HỤT HƠI

Hình ảnh về pha tấn công mặt đất của hệ thống phòng không Iron Dome được người dân ghi lại đúng thời điểm diễn ra cuộc tấn công với hàng trăm quả tên lửa từ Gaza nhằm vào Nam Israel đêm 12/11.

Theo hình ảnh được công bố, quả đạn đánh chặn được phóng lên trên không và nhanh chóng đổi hướng bay. Khi bay gần tiếp đất quả tên lửa đã phát nổ. Rất có thể kíp chiến đấu đã kích hoạt chế độ tự hủy sau khi không xác định được mục tiêu.

Hình ảnh được cho là đạn đánh chặn của Iron Dome phát nổ.
Điều đặc biệt là vụ nổ diễn ra ngay phía trên khu dân cư và đây cũng là quả đạn duy nhất Iron Dome phóng đi khi Israel bị tấn công. Hiện chưa rõ mức độ thiệt hại tại khu vực tên lửa phát nổ, phía lực lượng phòng thủ Israel vẫn chưa có tuyên bố chính thức nào về vụ việc này.

Nếu được xác nhận thì đây cũng không phải thông tin quá bất ngờ bởi chỉ trong năm 2018, đã có ít nhất 2 lần Iron Dome tự động phóng tên lửa mà không có bất kỳ vụ phóng tên lửa nào vào lãnh thổ Israel.

Trước khi xảy ra 2 vụ cướp cò và bắn xuống mặt đất đầy tai tiếng, Iron Dome từng nhiều lần khiến người dân Israel thấp thỏm lo lắng. Nhưng theo giới quân sự Israel, đây hoàn toàn không phải là lỗi của con người hay vũ khí mà là do chúng đã hoạt động quá tốt khi có thể phát hiện được cả những vụ nổ súng trên mặt đất.

Lời giải thích chính thức đã được đưa ra nhưng đâu là nguyên nhân thực sự thì cần phải có thêm thời gian để điều tra và cũng có thể nó sẽ không bao giờ được công bố. Mặc dù thành tích thực chiến của Iron Dome không thực sự ấn tượng nhưng nhà sản xuất Rafael vẫn khẳng định, vũ khí này có tỷ lệ tấn công mục tiêu chính xác tới trên 90%.

Nhiệm vụ chính của Iron Dome là tiêu diệt các loại đạn rocket, đạn pháo, cối do các tổ chức Hồi giáo vũ trang phóng vào các thành phố nằm ở phía Nam Israel. Irone Dome trở thành chiếc lá chắn quan trọng để bảo vệ Tel Aviv và các thành phố khác ở Israel trong việc đánh chặn các tên lửa từ Gaza.

Tính năng đặc biệt của Iron Dome nằm ở việc, tổ hợp vũ khí này có thể tính toán ra điểm rơi của tên lửa mục tiêu. Nếu tên lửa mục tiêu không hướng vào các khu dân cư, Iron Dome sẽ không kích hoạt tên lửa đánh chặn.

Khi tên lửa đối phương đang bay vào các khu vực đông dân cư hoặc những mục tiêu nhạy cảm, Iron Dome sẽ phóng đi một tên lửa đánh chặn với đầu đạn đặc biệt tiêu diệt tên lửa đang bay tới chỉ trong vòng vài giây.

https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/bi-tan-cong-don-dap-iron-dome-na-dan-xuong-dat-3391338/
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,073
Động cơ
146,039 Mã lực
Tên lửa mạnh hơn Harpoon của Thổ diệt mục tiêu
(Vũ khí) - Chiến hạm tàng hình TCG Kinaliada (F-514) của Thổ Nhĩ Kỳ vừa dùng tên lửa Atmaca diệt thành công mục tiêu trên biển với độ chính xác tuyệt đối.
Nhờ cách này, chị Hoan đã lấy lại được giọng nói trong sáng sau 3 năm KHẢN TIẾNG, HỤT HƠI

Cuộc thử nghiệm được Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện thuộc chương trình kiểm tra đánh giá hiệu quả chiến đấu của những vũ khí mới do nước này tự phát triển mới đưa vào trang bị. Cuộc thử nghiệm được thược hiện tại khu vực không được tiết lộ trên Biển Đen.


Khu trục hạm TCG Kinaliada phóng tên lửa Atmaca.
Theo hình ảnh công bố, quả tên lửa chống hạm Atmaca đã tấn công mục tiêu giả định trên biển với độ chính xác cực cao. Đây là lần đầu tiên TCG Kinaliada khai hỏa Atmaca kể từ khi chính thức hoạt động trong Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ hồi cuối tháng 9/2019 trong buổi lễ với sự tham dự của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan và nhiều quan chức cấp cao khác của nước này.

"Những diễn biến mới trên khắp Địa Trung Hải trong thời gian qua đã cho chúng ta thấy rằng, lực lượng trên biển của chúng ta phải mạnh hơn nữa giống như những lực lượng khác để đáp ứng được nhiệm vụ", ông Erdogan phát biểu tại sự kiện này.

Điều đặc biệt trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Erdogan đã tiết lộ rằng, khác với 3 chiếc thuộc lớp Milgem đã được Hải quân nước này tiếp nhận trước đó, trên TCG Kinaliada đã có những thay đổi đáng kể về trang bị, đặc biệt là vũ khí.

Cụ thể, những tên lửa chống hạm AGM-84 do Mỹ sản xuất đã bị thay thế bằng dòng tên lửa Atmaca do nhà thầu quốc phòng Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ tự nghiên cứu và phát triển. Ngoài ra, hệ thống quản lý tàu Advent do Roketsan- và Havelsan chế tạo cũng được lắp đặt lần đầu tiên trên chiến hạm tàng hình Kinaliada.

Được biết, Atmaca là loại tên lửa chống hạm đầu tiên được Thổ Nhĩ Kỳ tự sản xuất. Nó có thể lướt qua các con tàu trước khi bắn trúng và phá hủy bất kỳ chiến hạm nào nó ngắm đến.

Thoạt nhìn tên lửa Atmaca có nét khá giống tên lửa chống hạm Harpoon hoặc Kh-35 của Nga. Giống như các loại tên lửa khác, Atmaca được phóng ra từ ống phóng sử dụng động cơ tên lửa, giúp đẩy tên lửa di chuyển với tốc độ cao.

Sau khi kết thúc quá trình đẩy, động cơ phản lực sẽ được kích hoạt và giúp tên lửa bay tới vị trí mục tiêu. Nhờ tích hợp một radar đo độ cao nên tên lửa có thể bay ngay bên trên sóng biển dễ dàng để tránh bị bắn hạ khi tấn công kẻ thù.


Roketsan chính thức phát triển tên lửa Atmaca từ năm 2009. Tên lửa có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, đạt hiệu quả cao trong việc chống các mục tiêu di chuyển và cố định trên biển. Tầm hoạt động tối đa của Atmaca khoảng 250km - tầm bắn xa hơn nhiều AGM-84 của Mỹ sản xuất.

https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/ten-lua-manh-hon-harpoon-cua-tho-diet-muc-tieu-3391345/
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,073
Động cơ
146,039 Mã lực
Nga nhận vũ khí khủng khiếp hơn TOS-1A
(Vũ khí) - Nga chính thức tiếp nhận hệ thống pháo nhiệt áp TOS-2 vào năm 2020 - vũ khí có sức tấn công khủng khiếp hơn TOS-1A đang có mặt tại Syria.
Nhờ cách này, chị Hoan đã lấy lại được giọng nói trong sáng sau 3 năm KHẢN TIẾNG, HỤT HƠI

Thông tin về thời điểm Nga trang bị vũ khí mới được ông Igor Kirillov, người đứng đầu lực lượng phòng thủ bức xạ, hóa học và sinh học cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ Krasnaya Zvezda, đến tháng 5/2020, những hệ thống TOS-2 (Tosochka) sẽ chính thức được đưa vào trang bị cho quân đội Nga.

"Sau sự kiện kỷ niệm 75 năm chiến thắng trong Thế chiến 2, những hệ thống pháo nhiệt áp mới TOS-2 sẽ chính thức được đưa vào sử dụng trong các hoạt động huấn luyện và chiến đấu", ông Igor Kirillov nói.

Hệ thống TOS-1A khai hỏa tại Syria.
Vị lãnh đạo này cho biết thêm, hệ thống TOS-2 chính thức được phát triển từ tháng 11/2012. Trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến 2018, vũ khí này đã được hoàn thiện những tính năng chiến đấu dựa vào những kinh nghiệm thực chiến trên chiến trường Syria của phiên bản TOS-1A.

Hệ thống pháo nhiệt áp TOS-2 nằm trong kế hoạch phát triển vũ khí cấp nhà nước giai đoạn đến năm 2025. Không như TOS-1A, hệ thống TOS-2 sẽ được trang bị khung gầm bánh hơi. Kinh nghiệm sử dụng các hệ thống vũ khí nhiệt áp hạng nặng ở sa mạc cho thấy gầm bánh hơi là sự lựa chọn tốt nhất.

Nguyên lý hoạt động của pháo nhiệt áp là sử dụng các sóng chấn động hội tụ vào một điểm để tạo sức công phá cao nhất. Ngọn lửa phát ra khi đốt cháy nhiên liệu sẽ làm không khí giãn nở một cách đột ngột và tạo ra các sóng chấn động này.

Ngọn lửa này cũng hút hết không khí xung quanh, tạo ra một vùng chân không trong thời gian ngắn và tiêu diệt mọi sinh vật trong phạm vi chiến đấu. Chính vì vậy, TOS-2 có thể tiêu diệt sinh lực địch mà không cần đánh sập hầm ngầm hay boongke nơi chúng đang ẩn nấp.

Theo chuyên gia quân sự Viktor Murakhovsky, hiện tại hệ thống TOS-1A đang sử dụng các khung gầm bánh xích giống xe tăng T-72 và T-90 và chỉ được trang bị các ống phóng rocket không dẫn đường với đầu đạn chứa các chất gây cháy.

Những tiến bộ của phiên bản mới TOS-2 tập trung vào việc mở rộng khu vực sát thương và giúp đầu đạn tấn công mục tiêu chính xác, hiệu quả và xa hơn phiên bản trước. Hệ thống này cũng có thể sử dụng khung gầm xe bọc thép Armata.

Khi TOS-2 chính thức được trang bị, Nga sẽ có trong trang bị cặp vũ khí nhiệt áp cực kỳ nguy hiểm và không có loại tương tự trên thế giới.

https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/nga-nhan-vu-khi-khung-khiep-hon-tos-1a-3391326/
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top