[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,106
Động cơ
146,174 Mã lực
Báo Anh: HMS Defender không thể diệt hạm Iran
Thứ Hai, 06/01/2020 07:47

0
Vũ khí) - Tờ Telegraph của Anh vừa có bài viết nói về quyết định điều chiến hạm tối tân của London tới vịnh Ba Tư để răn đe Iran.


Quyết định điều động được Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cho biết trong thông cáo ngày 4/1:

"Tôi lệnh cho hộ vệ hạm HMS Montrose và khu trục hạm HMS Defender nối lại nhiệm vụ hộ tống các tàu hàng mang cờ Anh. Chính phủ sẽ thực hiện các bước đi cần thiết để bảo vệ tàu và công dân Anh tại thời điểm này".

Chiến hạm Anh.
Anh từng triển khai tàu chiến hộ tống tàu hàng đi qua eo biển Hormuz sau khi tàu chở dầu Stena Impero mang cờ Anh bị Iran bắt hồi tháng 7/2019. Hoạt động hộ tống này chấm dứt từ tháng 11/2019, sau khi Iran thả tàu Stena Impero.

Việc nối lại chiến dịch hộ tống tàu hàng được Anh đưa ra trong bối cảnh căng thẳng ở Trung Đông gia tăng sau vụ Mỹ không kích giết thiếu tướng Qassem Soleimani, chỉ huy đặc nhiệm Quds của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC).

Tehran đã đe dọa sẽ tiến hành các hoạt động "trả thù tàn khốc" nhắm vào các mục tiêu của Mỹ trong khu vực. Chỉ huy IRGC tại tỉnh Kerman Gholamali Abuhamzeh nói nước này "đã xác định 35 mục tiêu Mỹ trong tầm ngắm" và ám chỉ khả năng tấn công tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Hormuz.

"Các lực lượng Mỹ liên tục bị dân quân do Iran hậu thuẫn tấn công trong vài tháng qua. Tướng Soleimani là trung tâm của hoạt động sử dụng lực lượng ủy nhiệm phá hoại các quốc gia có chủ quyền láng giềng và nhằm vào đối thủ của Iran", Wallace viết trên Twitter.

Hôm 4/1, Chính phủ Anh khuyến cáo công dân tránh du lịch tới Iran và Iraq. Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ về nước hôm nay sau kỳ nghỉ Giáng sinh ở vùng biển Caribbean. Johnson chưa bình luận về vụ Mỹ không kích giết tướng Iran.

Phản ứng với quyết định tăng cường HMS Defender đến vùng Vịnh, tờ Telegraph của Anh cho rằng, đây có thể là quyết định sai lầm của Hải quân nước này. Bởi khu trục hạm HMS Defender hiện không có vũ khí để thực hiện nhiệm vụ chống hạm trong khi đòn tấn công diệt hạt của Iran được đánh giá là hàng đầu khu vực.

Kể từ năm 2018, HMS Defender và đội tàu chiến cùng lớp Daring trong cuộc chiến thực sự chỉ có thể dựa vào mỗi pháo hạm, bởi vì tên lửa chống tàu Harpoon bị loại bỏ khỏi danh mục vũ khí, còn vũ khí thay thế chỉ có thể xuất hiện không sớm hơn năm 2028, tờ Telegraph cho biết.

Trước thực tế này, một cựu sĩ quan cao cấp của Hải quân Anh nói rằng, quyết định này đã tước đi cơ hội đối đầu bình đẳng của tàu chiến nước này đối với chiến hạm của Iran, Nga hay bất kỳ đối thủ nào.

Hành động của chính phủ là vô trách nhiệm. Báo Anh cho rằng tàu chiến nước này chỉ "phù hợp cho diễu hành, chứ không thể để chiến đấu". Ngoài thực tế không có tên lửa, dàn chiến hạm lớp Daring còn đang đối mặt với nguy cơ bị chết máy bất cứ lúc nào khi tác chiến tại những vùng biển có nước ấm.

Nguy cơ này đã được chính người Anh thừa nhận. Mỗi chiếc tàu loại này được trang bị 2 động cơ do tập đoàn Rolls Royce sản xuất, có hệ thống làm mát để thu hồi nhiệt năng và tái tạo năng lượng.

Nhưng lỗ hổng thiết kế làm động cơ yếu dần trong vùng biển nóng và nó không thể phát đủ năng lượng. Hệ thống điều khiển không nhận ra điều này khiến toàn bộ thiết bị điện tử ngừng hoạt động.

Vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều nếu loạt tàu này đang tác chiến lại bỗng dưng chết máy. Nguy cơ này hoàn toàn có thể xảy ra khi những chiếc tàu này làm nhiệm vụ gần Iran.
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,106
Động cơ
146,174 Mã lực
Nga khoe cảnh tiếp dầu cho chiến cơ ở độ cao 8.000m
Chủ Nhật, 05/01/2020 08:44

0
Vũ khí) - Truyền hình quân đội Nga vừa đăng tải đoạn video ghi lại cảnh máy bay Il-78 tiếp dầu cho Su-24 và Su-30SM ở độ cao lên tới 8.000m.


Đoạn video được công bố ghi lại màn tiếp dầu trên không của tiêm kích Su-30SM và cường kích Su-24. Đây là bài diễn tập tiếp nhiên liệu trên không với độ khó cao khi máy bay chuyên chở Il-78 và những máy bay được tiếp nhieenh liệu phải giữ ổn định ở tốc độ 300km/h và trần bay đạt 8km.

Bất chấp độ khó của bài diễn tập, mọi thao tác đã được phi công Nga thực hiện chuẩn xác như trên mặt đất. Được biết, trước khi thực hiện bài tiếp dầu ấn tượng này, máy bay Tu-160 cũng đã có màn nhận nhiên liệu từ chiếc Il-78 trên độ cao 5km.

Màn tiếp dầu ấn tượng của Il-78 cho chiến đấu cơ Nga
Hình ảnh được Nga công bố cho thấy phóng viên kỳ cựu Alexei Koshkin được tận mắt thấy cảnh tiếp liệu trên không từ máy bay Ilyushin Il-78 cho oanh tạc cơ Tupolev Tu-160.

Koshkin đã theo chân phi hành đoàn của máy bay Il-78 từ sân bay gần Ryazan, trong khi đó chiếc Tu-160 cất cánh từ căn cứ không quân Engels ở gần Saratov.

Trong video, phóng viên Alexei Koshkin đã theo dõi toàn bộ quá trình tiếp liệu từ máy bay Il-78 cho máy bay Tu-160. Toàn bộ quá trình tiếp nhiên liệu diễn ra trong khoảng thời gian ngắn ở độ cao hơn 5km, hai máy bay cách nhau khoảng 25 mét và duy trì tốc độ 600 km/h.

Tiếp nhiên liệu trên không được coi là một trong những yếu tố phức tạp nhất trong đào tạo phi công. Nhưng thành tích Nga lập được chưa thấp vào đâu so với công việc Mỹ vẫn làm hàng ngày. Mới đây, máy bay KC-46A tiếp tục thành công với màn tiếp dầu cho máy bay A-10 và C-17 ở trần bay gần 9km.

Sau khi cất cánh từ sân bay Boeing Field tại thành phố Seattle, tiểu bang Washington, máy bay tiếp dầu KC-46A đã thông qua hệ thống máy tính ở buồng điều khiển tiến hành kiểm soát và thực hiện việc tiếp dầu thành công cho chiến đấu cơ A-10 (cất cánh từ căn cứ Edwards, California) tại độ cao gần 9km.

Với độ cao của KC-46A, trần bay khi tiếp nhiên liệu của chiếc Il-78 Nga đạt được khi tiếp dầu cho Su-30SM và Tu-160 chưa thể so sánh. Để làm được điều này, máy bay KC-46A được trang bị nhiều thiết bị tối tân và được trang bị cả ống tiếp nhiên liệu cứng và mềm.

Gói trang bị này khiến KC-46A có thể tiếp nhiên liệu cho hầu hết các máy bay trên thế giới. Trong khi đó, chiếc Il-78 chỉ được thiết kế với ống tiếp nhiên liệu mềm. Vì vậy, chủng loại máy bay nhận được dầu từ Il-78 hạn chế hơn hẳn.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Israel có bao nhiêu vũ khí hạt nhân?
(Bình luận quân sự) - Israel cho thử nghiệm động cơ mới cho tên lửa “Jericho”, Iran buộc phải đẩy nhanh chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân.


Lại xin giới thiệu tiếp bài viết có nội dung liên quan đến chủ đề đang nóng hiện nay- tình hình căng thẳng tại Trung Đông của chuyên gia quân sự Nga quen thuộc Vladimir Tuckhov. Bài đăng trên “Bình luận quân sự” (Nga) ngày 9/12/2019.

Israel co bao nhieu vu khi hat nhan?
Ảnh: Zuma/TASS

Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif mới đây (vào đầu tháng 12/2019) tuyên bố: “Tehran cực kỳ quan ngại trước việc Israel thử nghiệm “tên lửa hạt nhân nhắm vào Iran".
Đồng thời, vị Bộ trưởng Iran cũng lên tiếng chỉ trích Phương Tây vì cho rằng các nước Mỹ, Anh, Đức và Pháp chưa từng lên án và hiện vẫn không lên án sự tồn tại của "một kho vũ khí hạt nhân duy nhất tại khu vực Tiểu Á" (của Israel).
Thông tin về việc Israel thử nghiệm động cơ tên lửa mới không phải là “thành tích” trong hoạt động thu thập tin tức của các cơ quan tình báo Iran. Mà nó đã được chính Cơ quan báo chí Bộ Quốc phòng Israel công bố.
Theo đó thì các cuộc thử nghiệm được tiến hành tại căn cứ quân sự Palmahim và đã được lên kế hoạch từ trước. Các tham số và tính năng kỹ thuật của động cơ không được tiết lộ. Thậm chí còn không có cả thông tin về việc động cơ tên lửa đó là một động cơ được hiện đại hóa hay là một thiết kế hoàn toàn mới.
Tuy vậy, cùng thời gian đó, các phương tiện truyền thông Israel đã cụ thể hóa ý nghĩa của các lần thử nghiệm này: động cơ mới này có thể được sử dụng để lắp cho các tên lửa tầm xa kiểu “Hetz” và “Jericho”.
Nhưng vấn đề là ở chỗ trong thông tin này (lắp cho hai kiểu tên lửa là “Hetz” và “Jericho”-ND), chúng ta chỉ có thể “lọc ra” được một kiểu đúng là "tên lửa hạt nhân nhắm vào Iran".
Bởi vì “Hetz”- đó là một họ các tên lửa đánh chặn được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung ở bên ngoài bầu khí quyển. Phiên bản mới nhất của tổ hợp tên lửa phòng không nói trên là “Hetz-3” có thể đánh chặn mục tiêu ở độ cao tới 100 km.
Tổ hợp này được thiết kế trước hết là để đối phó với các tên lửa “Shahab” và “Sajil” của Iran. Có nghĩa là nó (“Hetz”) là một kiểu vũ khí phòng thủ. Nhưng, cho dù có như vậy thì việc Israel cải tiến hoàn thiện “Hetz” cũng không thể làm cho Tehran vui được.

Israel co bao nhieu vu khi hat nhan?
Tổ hợp tên lửa đánh chặn “Hetz-3”


Nhưng còn về chuyện cải tiến hoàn thiện tên lửa “Jericho” – thì đó chính xác là những gì đang khiến Tehran phẫn nộ. Vì nó là kiểu vũ khí tấn công. Và vũ khí này, quả thực, trước hết và chủ yếu được sử dụng đế tấn công Iran.
Thêm nữa, cũng giống như bất kỳ vũ khí tấn công nào khác của Israel, nó được giữ bí mật tối đa. Thậm chí còn hơn cả cái cách mà người Trung Quốc giữ bí mật những vũ khí của họ.
Và điều này là cực kỳ dễ hiểu, - vì ở đâu có tên lửa, ở đó có các khối tác chiến hạt nhân,- cho dù Israel kiên quyết không thừa nhận là trong trang bị của Quân đội nước này có vũ khí hạt nhân. Chính vì thế mà cách đặt vấn đề của Iran - “tên lửa hạt nhân nhằm vào Iran” là hoàn toàn chính xác.
Và sau đây là những gì ta được biết về tên lửa đạn đạo “Jericho” Israel. Thực ra, cần phải nhớ rằng tất cả những số liệu được dẫn sau đây không phải là các thông số được ghi trong bản thuyết minh kỹ thuật của “Jericho”, mà là những thông tin có được từ các nguồn tin đáng tin cậy trong ngành công nghiệp quốc phòng Israel hoặc từ các chuyên gia quân sự không phải là người Israel.
Có ba phiên bản “Jericho”. Phiên bản đầu tiên xuất hiện vào đầu những năm 70. Đây là tên lửa là một tầng, tầm ngắn – cự ly bắn khoảng 500 km. Trọng lượng đầu tác chiến- 450 kg.
Phiên bản thứ hai được đưa vào trang bị giữa những năm 80, hiện đại hơn. Tên lửa có hai tầng. Cự ly bắn- lên tới 3.500 km, và trọng lượng ném (tạm hiểu- trọng lượng đầu tác chiến-ND) tới một tấn.
Và (phiên bản) cuối cùng, vào giữa những năm 2000, - đó là tên lửa ba tầng có tên là “Jericho-3”. Các dữ liệu về kiểu tên lửa này rất khác nhau. Cự ly bắn, theo nhiều nguồn (không có thông tin chính thức) rất khác nhau- 4.000 km, 5.000 km, và có nguồn tin còn cho rằng tầm bắn của “Jericho-3” lên tới 6.500 km.
Thậm chí còn có cả những tuyên bố khẳng định cho rằng “Jericho-3” là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có tầm bắn tối đa tới 11.500 km. Nhưng có một điều mà tất cả các chuyên gia đều nhất trí với nhau- đó là tầng ba tên lửa này có thể mang 2-4 khối tác chiến tự tách và tự dẫn. Và những khối tác chiến này đều có thể là các khối tác chiến hạt nhân.
Còn có thông tin cho rằng Israel hiện đang thiết kế một tên lửa mới - tên lửa “Jericho-4” còn mạnh hơn và có tầm bắn xa hơn nữa. Chính vì vậy mà động cơ mới đang được thử nghiệm (như thông tin đầu bài viết) chính là để lắp cho kiểu tên lửa mới này.
Tuy vậy, quả thực là hơi khó hiểu ở chỗ tại sao Israel, một quốc gia chỉ có toàn các đối thủ trong khu vực, lại cần một ICBM. Để “trị” Iran, chỉ cần tên lửa tầm trung là đã quá đủ. Hay là Israel, cũng có thể, đã thực hiện các kế hoạch bí mật nào đấy của Mỹ (nên chế tạo ICBM) gây sức ép lên Trung Quốc?
Tuy nhiên, sẽ hợp lý hơn nhiều nếu giả định rằng mục đích của thiết kế động cơ mới này không phải là tăng tầm bắn của tên lửa, mà là tăng hiệu suất sử dụng nhiên liệu của tên lửa.
Làm như vậy là cần thiết để tăng khả năng chọc thủng các hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương. Những thủ pháp này (chọc thủng hệ thống phòng không đối phương) gồm có: cắt giảm quỹ đạo bay chủ động của tên lửa, tức khoảng thời gian động cơ hành trình hoạt động và lắp thêm cho tên lửa các thiết bị bố sung như mục tiêu giảvà thiết bị tác chiến điện tử.
Còn bây giờ- chúng ta nói về vũ khí hạt nhân của Israel. Tel Aviv không bác bỏ, nhưng không thừa nhận là mình đã có vũ khí hạt nhân. Có nghĩa là trước mọi câu hỏi về việc có hay không vũ khí hạt nhân, Israel đều trả lời bằng sự im lặng. Đồng thời, Israel cũng không ký Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Người sáng lập nhà nước Do Thái, ông Ben-Gurion, ngay từ khi được bầu làm người đứng đầu chính phủ (thủ tướng) nhà nước Israel mới thành lập vào năm 1948, đã nhiều lần tuyên bố rằng chỉ duy nhất có vũ khí hạt nhân mới cho phép quốc gia Israel luôn nằm trong vòng vây của các quốc gia (thế lực) thù địch tự bảo vệ được nền độc lập của mình.
Và điều này (phải sở hữu vũ khí hạt nhân) phải trở thành nội dung quan trọng nhất trong chương trình phát triển đất nước Israel, chỉ có điều, dĩ nhiên, nội dung trên không bao giờ được công bố công khai.
Những công việc chế tạo vũ khí hạt nhân thực sự được bắt đầu bằng việc lắp đặt lò phản ứng hạt nhân công suất 28 MW của Pháp trên sa mạc Nague gần thành phố Dimon vào năm 1957.
Lò phản ứng này cho phép Israel có được 3 kg Plutonium cấp độ (chế tạo) vũ khí mỗi năm. Sau đó, lò phản ứng nói trên được hoàn thiện và sản lượng Plutonium đạt tới 10 kg/ năm.
Dĩ nhiên, Israel không hoàn toàn tự mình chế tạo bom (nguyên tử). Trong những năm khác nhau, tham gia dự án chế tạo bom hạt nhân của Israel còn có người Pháp, người Mỹ và các chuyên gia từ Nam Phi (Tel Aviv hợp tác với Nam Phi trong lĩnh vực này).
Và còn nhiều người Do Thái vốn từng làm việc trong ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ, nhưng sau đó (khi Nhà nước Do Thái được thành lập) đã chuyển về sống trên “Miền đất hứa” (Israel).
Có hai bằng chứng không thể bác bỏ chứng minh rằng Israel đã tích cực thiết kế chế tạo vũ khí hạt nhân và cuối cùng đã chế tạo được vũ khí hạt nhân.
Nhà vật lý người Mỹ Edward Teller, cha đẻ của bom hydro (bom nhiệt hạch), trong một khoảng thời gian rất dài, ngay từ đầu những năm 1960 đã là chuyên gia tư vấn cho các đồng nghiệp Israel về các vấn đề hạt nhân.
Ông đã đến thăm Israel tổng cộng sáu lần, và trong thời gian ở Israel, ông không chỉ giảng bài tại Đại học Tel Aviv, mà còn đến thăm nhiều mục tiêu bí mật trên lãnh thổ nước này.
Năm 1976, sĩ quan CIA Carl Duckett, khi trả lời các câu hỏi trong một phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ đã tuyên bố rằng Israel đã sở hữu vũ khí hạt nhân.
Khi đó, ông này đã nhấn mạnh rằng đây là một thông tin tình báo rất chính xác ông có được từ “một nhà khoa học người Mỹ”. Nhiều năm sau đó, vào năm 1990, chính Edward Teller đã thừa nhận rằng ông là người cung cấp thông tin đó cho CIA (cụ thể là cho Carl Duckett-ND).
Bằng chứng thứ hai có được vào năm 1985. Mordechai Vanunu, một cán bộ kỹ thuật từng làm việc tại Trung tâm hạt nhân Moson-2 nhưng sau đó đào tẩu khỏi Israel, đã trao hơn 60 bức ảnh chụp các mục tiêu bí mật cùng với các giải thích bình luận chi tiết cho tờ báo Anh “The Sunday Times”.

Những tài liệu này đã xác nhận chính xác rằng Israel đã có vũ khí hạt nhân. Không chỉ thế, tại trung tâm Dimon còn có những xí nghiệp sản xuất đầu tác chiến nhiệt hạch.
Không lâu sau đó, Mossad (Cơ quan tình báo Israel) đã bí mật “tóm sống” Mordecai Vanunu trên đất Ý và đưa ông này về Israel. Tòa án Israel kết án viên cán bộ kỹ thuật này 18 năm tù. Anh ta đã ngồi tù gần hết hạn nói trên và được tha tù trước thời hạn một chút .
Tuy nhiên, bị áp đặt những biện pháp kiểm soát rất nghiêm ngặt: bị cấm rời khỏi điểm dân cư cư trú, bị cấm tiếp xúc với các đại sứ quán nước ngoài, bị cấm sử dụng Internet và điện thoại di động, và bị cấm trao đổi với các phóng viên nước ngoài.
Trong trường hợp cần đi lại trên lãnh thổ Israel, cần phải báo trước và phải được sự cho phép của cảnh sát.
Vâng, thế còn các bằng chứng gián tiếp về việc Israel chế tạo kho vũ khí hạt nhân của Israel – có không ít nhất ba chục (30) bằng chứng như vậy.
Đó là những chuyến vận chuyển bí mật bằng đường biển hàng chục tấn vật liệu hạt nhân và hàng trăm tấn quặng uranium, và đó là lần nhận ngòi nổ thành phẩm cho bom plutonium, và các tài liệu liên quan bí mật vũ khí hạt nhân các nước bị các điệp viên Mossad đánh cắp, và rất nhiêu, rất nhiều các bằng chứng khác nữa.
Sự thú vị là ở chỗ mặc dù Bắc Triều Tiên và Iran có ít bằng chứng buộc tội hơn rất nhiều (so với Israel), nhưng những chiến sỹ tiên phong trên mặt trận bảo vệ các quy tắc và chuẩn mực luật pháp quốc tế của Mỹ từ rất lâu rồi đã triển khai nhiều chiến dịch lên án hai quốc gia nói trên cái gọi là “sự tráo trở hạt nhân” của họ.

Nhưng ở đây (trong trường hợp Israel) – thì lại là một sự im lặng tuyệt đối. Bởi vì các thỏa thuận bí mật (giữa Israel và Mỹ) đáp ứng tối đa các lợi ích của nước Mỹ bao giờ cũng quan trọng hơn rất nhiều so với mọi hiệp ước và mọi thỏa thuận quốc tế.
Gần như ngay sau thời điểm Quốc hội Mỹ tiến hành điều tra bom hạt nhân Israel, Thủ tướng Israel Gold Meir đã bay tới Washington. Ông này đã tiến hành các cuộc đàm phán kín với Tổng thống Mỹ Richard Nixon. Kết quả các cuộc đàm phán sau đó được Giám đốc Viện Chính sách Trung Đông Washington Robert Setlof hé lộ như sau:
"Về bản chất, nội dung thỏa thuận đạt được (giữa Gold Meir và Richard Nixon) là Israel sẽ cất giữ (vũ khí) răn đe hạt nhân sâu dưới tầng hầm, còn Washington sẽ “cất” những tuyên bố chỉ trích (Israel) của mình trong một cái tủ khóa chặt"
Và bây giờ, sau hơn nửa thế kỷ, cơ chế nói trên vẫn tiếp tục hoạt động. Nhưng đã từng có lúc Ngài Gold Meir giải thích một cách cực kỳ dễ hiểu tình huống (với vũ khí hạt nhân của Israel) như sau: “Chúng tôi (Israel) không có vũ khí hạt nhân, nhưng nếu cần, chúng tôi sẽ sử dụng chúng”.
Để kết luận, cho đến thời điểm hiện tại, Israel đã tích lũy được một kho vũ khí hạt nhân (ở một quy mô) nào đấy. Dĩ nhiên, đấy là đánh giá của các chuyên gia căn cứ vào nhiều bằng chứng gián tiếp rất đáng tin cậy.
Các chuyên gia Mỹ còn trích dẫn các số liệu cụ thể về tiến trình sản xuất và “tàng trữ” đầu tác chiến hạt nhân của Israel.
Vào giữa những năm 70, có 15 (đầu tác chiến hạt nhân), vào năm 1982 – có 35, khi bắt đầu Chiến tranh vùng Vịnh năm 199 - 55. Còn có các bằng chứng cho thấy vào năm 2004, việc sản xuất đầu đạn đã bị đóng băng, - vào thời điểm đó Israel đã có 80 đầu tác chiến hạt nhân.
Còn tại Nga, trên cơ sở thông tin mà Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga khai thác được, những số liệu về tiềm lực hạt nhân Israel có hơi khác so với số liệu của Mỹ- hiện Israel có thể đang sở hữu từ 100 đến 200 đầu đạn hạt nhân.
Còn tại Anh, năm 2013, Tờ báo chuyên ngành hạt nhân của Anh “Bản tin nghiên cứu hạt nhân” đã viết rằng Israel có khoảng 80 đầu tác chiến hạt nhân. Cùng thời gian đó, Israel đã tích lũy các vật liệu đủ để sản xuất tới 190 đầu tác chiến hạt nhân.
Còn về những gì liên quan đến công suất các đầu tác chiến hạt nhân,- thì công suất các đầu đạn hạt nhân Israel nằm trong khoảng tối đa là 5 kiloton. Có nghĩa là đó vũ khí hạt nhân chiến thuật.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Không dễ để chiến thắng: Chiến tranh Mỹ-Iran tạm hoãn

Xin giới thiệu cùng bạn đọc bài phân tích về những điểm mạnh và điểm yếu của Mỹ và Iran, cán cân lực lượng trong khu vực

Bài viết còn nhận định về (liệu có) khả năng xảy ra chiến tranh giữa hai nước nói trên (hay không) của chuyên gia quân sự Nga quen thuộc Ryabov Kirill. Bài đăng trên “Bình luận quân sự” ngày 15/1/2019. Các ảnh trong bài là của tác giả.

Khong de de chien thang: Chien tranh My-Iran tam hoan?
Một phân đội Lục quân Mỹ tại Trung Đông. Ảnh: US Army
Tình hình tại Trung Đông vẫn hết sức phức tạp. Vẫn tồn tại khả năng xảy ra xung đột toàn diện, quy mô lớn giữa Mỹ và Iran. Giữa hai nước có những bất đồng cơ bản về một loạt các vấn đề và nhiều khả năng là cả hai đều không có ý định tìm kiếm một lối thoát bằng các giải pháp ngoại giao.

Mặc dù vậy, cả Washington và Tehran đều không vội vàng phát động cuộc chiến- vì công tác chuẩn bị cho xung đột và cho các hoạt động tác chiến luôn đi kèm với những khó khăn và rủi ro.

Tương quan lực lượng

Rõ ràng, nếu tính về quân số, trang bị và các khả năng tác chiến thì Các lực lượng vũ trang (CLLVT) Mỹ vượt trội so với Quân đội Iran.Trong một cuộc đối đầu trực tiếp "trên giấy", CLLVT Mỹ chắc chắn chiếm ưu thế và có khả năng đánh bại kẻ thù mà không khó khăn gì nhiều.

Tuy nhiên, trên thực tế, mọi việc lại phức tạp hơn rất nhiều. Cả Mỹ và Iran đều khó có thể giành được một chiến thắng nhanh chóng và dễ dàng do một loạt các nhân tố khách quan tác động.

Quân đội Hoa Kỳ có lợi thế về quân số và trang thiết bị, cũng như khả năng bố trí lực lượng. Washington có một số đồng minh ở khu vực Trung Đông và những đồng minh này sẵn sàng cung cấp căn cứ quân sự để Mỹ triển khai các lực lượng thuộc các quân bình chủng khác nhau.

Ngoài ra, để tiến hành một chiến dịch quy mô lớn, Mỹ chắc chắn sẽ huy động lực lượng hải quân, cụ thể là các cụm tàu sân bay tấn công của mình.

Khong de de chien thang: Chien tranh My-Iran tam hoan?
Sơ đồ bố trí lực lượng Mỹ tại khu vực- mùa thu năm 2019
Một chiến dịch phối kết hợp Không quân và Hải quân sẽ cho phép Mỹ chỉ cần tiến hành một vào đợt tấn công là đã có thể vô hiệu hóa những thành tố cơ bản trong hệ thống phòng không Iran, và sau đó triển khai một cuộc tấn công trên bộ.

Bằng cách tương tự, Mỹ từng đã có thể “xử lý” Quân đội Iraq trong năm 2003, và một chiến lược như vậy sẽ lại rất hiệu quả trong một cuộc chiến tranh (nếu có) với Iran.

Tuy nhiên, dù thua Mỹ về quân số và trang- thiết bị kỹ thuật quân sự, Iran lại cũng có những lợi thế rất đáng kể. Trong trường hợp xảy ra xung đột trực tiếp, Iran sẽ chiến đấu trên lãnh thổ của mình hoặc ở những khu vực gần biên giới với Iran, và đây có thể là một nhân tố tích cực.


Ngoài ra, CLLVT Iran có trong trang bị một số những hệ thống (vũ khí) tấn công hiện đại, có khả năng giữ trong tầm ngắm các mục tiêu trên toàn bộ khu vực (Trung Đông).

Và cuối cùng, cần phải tính đến các vấn đề tinh thần- tư tưởng. Quân đội và Quân đoàn Vệ binh Cánh mạng Hồi giáo Iran được huấn luyện tốt, kể cả trên “mặt trận” giáo dục tư tưởng.

Không được phép đánh giá thấp tinh thần chiến đấu cao của Quân đội Iran nói chung và không tính tới một thực tế là có nhiều binh sỹ thậm chí còn mang trong mình mầm mống cuồng tín. Những nhân tố này cũng có thể đóng một vai trò rất quan trọng trong một cuộc xung đột trên bộ quy mô lớn.

Khong de de chien thang: Chien tranh My-Iran tam hoan?
Tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower (CVN-69) Hạm đội 5 Hải quân Mỹ chịu trách nhiệm tại Vịnh Ba Tư. Ảnh: National Museum of US Navy
Các vấn đề triển khai lực lượng

Về tổng quân số, Quân đội Mỹ vượt trội Iran, nhưng không phải tất cả các binh đoàn và đơn vị đều có thể tham gia vào các trận đánh tại Trung Đông. Hầu hết các đơn vị Mỹ đóng quân trên phần lãnh thổ lục địa Mỹ, phần còn lại - tại các căn cứ ở nước ngoài.

Một lực lượng nhất định và các phương tiện kỹ thuật quân sự hiện diện tại Trung Đông, tuy nhiên, lực lượng này (tại Trung Đông) rõ ràng là không đủ để có thể phát động ngay lập tức các hoạt động tác chiến tổng lực chống Iran.

Vì vậy, Lầu năm góc đã bắt đầu điều lực lượng tăng cường (cho lực lượng Mỹ tại Trung Đông). Trong thời gian sớm nhất sắp tới, chiến dịch tăng cường lực lượng tại Ả Rập Saudi sẽ kết thúc.

Trên lãnh thổ nước này (Ả Rập Saudi) sẽ có khoảng 3.000 quân nhân Mỹ đồn trú. Cùng với binh sỹ - sỹ quan, Mỹ sẽ sớm điều các hệ thống phòng không, không quân chiến đấu và không quân đảm bảo đến Ả Rập Saudi.

Mới vài ngày trước đây, Mỹ cũng điều quân và thiết bị kỹ thuật quân sự đến Kuwait. Chỉ mới trong mấy ngày đầu năm (2020), đã có 700 binh sỹ Mỹ đến nước này. Sắp tới, giai đoạn chuyển quân thứ hai được lập tức triển khai.

Tổng cộng, lực lượng"đồn trú" của Mỹ tại Kuwait sẽ lên tới khoảng 4.200 người. Lực lượng nòng cốt Mỹ tại Kuwait là các binh sỹ Sư đoàn đổ bộ đường không số 82 cùng các trang thiết bị kèm theo.

Khong de de chien thang: Chien tranh My-Iran tam hoan?
Tổ hợp tên lửa đánh chặn THAAD – biện pháp đối phó chủ yếu của cụm quân Mỹ tại Trung Đông trước mối đe dọa tên lửa từ Iran. Ảnh: US MDA
Theo các nguồn công khai, vào thời điểm hiện tại, tổng số lính Mỹ ở Trung Đông đã lên tới 53.000- 55.000 người. Các cụm quân Mỹ lớn nhất đóng quân tại Qatar và Kuwait- tổng cộng khoảng 13.000 người.

Còn tại Bahrain, Iraq và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất- quân số lính Mỹ lần lượt là 7.000, 6.000 và 5.000 người. Tiếp theo, tại Jordan và Ả Rập Saudi – mỗi nước có 3.000 quân Mỹ. Bính sỹ Mỹ cũng đang có mặt tại Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Ô-man.

Tại các căn cứ không quân trong khu vực (Trung Đông), đang có một số phi đội Không quân chiến thuật Mỹ đóng quân. Mỹ cũng có thể huy động các máy bay ném bom tầm xa từ sân bay ngoài khu vực,kể cả từ các sân bay trên lãnh thổ lục địa Mỹ.

Trong trường hợp cần thiết, cụm quân Mỹ tại khu vực có thể được tăng cường các tàu chiến – tức các tàu sân bay, tàu tuần dương và tàu khu trục cùng một cụm quân không quân và tên lửa để tấn công các mục tiêu trên mặt đất.

Thời gian hành quân của các cụm tàu sân bay tấn công sang Vịnh Ba Tư sẽ vào khoảng thời gian vài ngày đêm.

Không khó để nhận ra rằng lực lượng hiện có của CLLVT Hoa Kỳ tại Trung Đông không cho phép Mỹ tiến hành các hoạt động quân sự quy mô lớn chống lại bất kỳ quốc gia nào trong khu vực.

Để phát động một chiến dịch binh chủng hợp thành cần phải tăng cường một lực lượng rất đáng kể cho cụm quân Mỹ tại Trung Đông. Để chuyển một lực lượng và vũ khí- khí tài- phương tiện kỹ thuật cần thiết, sẽ mất tương đối nhiều thời gian cùng những nỗ lực phù hợp.

Nếu không có những điều kiện trên, chỉ có thể tiến hành các chiến dịch riêng rẽ quy mô nhỏ để đạt được những kết quả rất hạn chế.

Khong de de chien thang: Chien tranh My-Iran tam hoan?
Lễ duyệt binh chào mừng Ngày Quân đội Iran, năm 2016. Ảnh: Tasnimnews.com
Nhân tố tên lửa

Mấy hôm trước đây, Iran đã sử dụng tên lửa tấn công vào các mục tiêu của Mỹ tại Iraq. Bằng cách này, Iran khẳng định mình đã sở hữu các tên lửa đạn đạo có các tính năng kỹ- chiến thuật tiên tiến, và đồng thời cũng là một cách gửi thông điệp- Iran sẽ sử dụng chúng (tên lửa đạn đạo) trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang.

Không thể không thấy rằng trong trường hợp một cuộc chiến tranh quy mô lớn bùng nổ, các tên lửa Iran có thể trở thành một nhân tố bổ sung làm thay đổi rất cơ bản tiến trình phát triển các sự kiện Ngoài ra, những vũ khí này cũng có thể trở thành một phương tiện kiềm chế (Mỹ).

Trong trang bị của Iran có các tên lửa đạn đạo hầu hết các lớp chủ yếu, kể cả các tên lửa đạn đạo tầm trung. Những tên lửa đạn đạo tiên tiến nhất do Iran tự sản xuất có tầm bắn lên tới 2.000 -2.500 km.

Iran cũng thiết kế- chế tạo tên lửa hành trình (có cánh) phóng từ mặt đất với tầm bắn đáng nể. Iran hiện có rất nhiều tổ hợp tên lửa chiến dịch- chiến thuật. Tất cả lực lượng tên lửa của Iran có thể được sử dụng để đối phó với kẻ thù trên tất cả các hướng chiến lược.

Các nước thứ ba

Với các loại tên lửa hiện có, Bộ đội tên lửa Iran có thể tấn công nhiều mục tiêu khác nhau trên lãnh thổ của nhiều nước láng giềng. Hầu như tất cả các căn cứ quân sự của Mỹ trong khu vực đều nằm trong tầm bắn của tên lửa Iran.

Ngoài ra, Iran còn có khả năng tấn công Israel hoặc Ả Rập Xê Út- những đối thủ địa chính trị truyền kiếp của Tehran.


Khong de de chien thang: Chien tranh My-Iran tam hoan?
Tên lửa chiến dịch- chiến thuật "Fateh-313". Ảnh: Militaryedge.org
Trên thực tế, Iran có khả năng tiến hành một đòn tấn công tên lửa ồ ạt vào các mục tiêu của tất cả các đối thủ tiềm năng và làm giảm đáng kể khả năng tấn công của những đối thủ đó. Không chỉ mình Mỹ, mà cả các đồng minh của Mỹ cũng sẽ buộc phải tham gia cuộc xung đột.

Nhưng dù vậy, cơ hội “thanh toán mọi nợ nần” với tất cả các đối thủ địa chính trị của Iran cũng có những mặt trái của nó: trong trường hợp này, Iran sẽ buộc phải tiến hành một cuộc chiến tranh chống lại một liên minh quân sự thực thụ.

Một điều quan trọng nữa- nguy cơ xảy ra cuộc tấn công ồ ạt – qua thông điệp mà Iran đã gửi đi qua lần tấn công quy mô hạn chế mà Iran đã tiến hành mấy ngày trước đây – đó cũng có thể là một cách để kiềm chế (Mỹ).

Một cuộc tấn công trực tiếp nhằm Iran có thể dẫn đến những hậu quả rất khó chịu cùng lúc cho một số quốc gia trong khu vực.

Và cái khả năng lý thuyết có thể đánh tước vũ khí hoặc đánh bại Quân đội Iran không thể tương xứng với những rủi ro và tổn thất có thể xảy ra.

Nguy cơ chiến tranh đã bị loại trừ?


Vào thời điểm hiện tại, trong bối cảnh quan hệ (căng thẳng) Iran- Mỹ, chúng ta đang chứng kiến một tình huống rất đặc thù.

Sau các sự kiện gần đây, hai nước gần như đã sẵn sàng lao vào đánh nhau, tuy vậy, hiện họ vẫn chỉ giới hạn ở mức chỉ tiến hành các cuộc tấn công riêng rẽ vào một số mục tiêu- cùng với đó là đưa ra các tuyên bố hiếu chiến.

Khong de de chien thang: Chien tranh My-Iran tam hoan?
Tên lửa đanh đạo tầm trung "Khorramshahr" trên bệ phóng tự hành. Ảnh: TASnimnews.com
Các hành động gần đây của hai nước cho thấy họ đã sẵn sàng chiến đấu, nhưng lại chưa tiến hành các công tác chuẩn bị trực tiếp cho các hoạt động tác chiến quy mô lớn.

Lấy ví dụ cụ thể, Mỹ đang cho tăng cường lực lượng tại Trung Đông, nhưng ngay cả sau khi đã được tăng cường thêm quân, lực lượng này (tại Trung Đông) hiện tại vẫn chưa đủ để tiến hành chiến tranh.

Iran từng thề sẽ trả thù đối thủ tiềm năng của mình – nhưng đến giờ mọi thứ vẫn chỉ dừng ở mức tiến hành một đòn tấn công tên lửa với kết quả không hề rõ ràng.

Rõ ràng, Tehran và Washington chắc chắn sẽ không thể tìm được một ngôn ngữ chung và không thể giải quyết được những vấn đề đã tích tụ lâu này bằng các cuộc đàm phán và các thỏa thuận hai bên cùng có lợi. Tuy nhiên, chiến tranh cũng không phải là một giải pháp mà hai bên đều có thể chấp nhận được.

Cả hai bên tham gia xung đột đều phải đối mặt với những rủi ro khác nhau cực kỳ nghiêm trọng (nếu tiến hành chiến tranh) - và chắc gì cả hai đều muốn “biến những rủi ro tiềm tàng” đó thành những thiệt hại và tổn thất thực sự có thể đo đếm được.

Xét tổng thể, tình hình tại Trung Đông vẫn hết sức phức tạp và tình trạng đối đầu giữa Mỹ với Iran chỉ ngày càng làm xấu đi tình hình chung. Hiện nay, căng thẳng lại gia tăng và kết quả như đã thấy- đã có cuộc tấn công lẫn nhau.

Cái gì sẽ xảy ra tiếp theo- hiện vẫn chưa rõ ràng. Nguy cơ xảy ra các cuộc tấn công mới vẫn còn đó và không thể loại trừ khả năng xảy ra chiến tranh quy mô lớn.

Mặc dù vậy, những đặc thù của cuộc đối đầu hiện nay là: không bên nào có thể giải quyết các nhiệm vụ chính trị-quân sự của mình mà lại không phải đối mặt với những rủi ro và tổn thất lớn đến mức không thể chịu đựng được.

Thực tế này tuy chưa đủ để làm cho Teheran và Washington hòa giải với nhau, nhưng nó lại hoàn toàn có khả năng ngăn chặn được một cuộc chiến tranh.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Tại sao Mỹ có thể nắm được toàn bộ hoạt động của lực lượng phòng không Iran?

Tại sao Mỹ có thể nắm được toàn bộ hoạt động của lực lượng phòng không Iran?



Lực lượng tên lửa phòng không Iran hoàn toàn không có bí mật nào đối với Mỹ. Nguồn: Sohu.


Tình báo Mỹ được cho là đã nắm được toàn bộ hoạt động của lượng lượng tên lửa phòng không Iran trong một thời gian dài, và hiện nay duy nhất Mỹ là quốc gia làm được điều này.

  • Thời báo Ottawa Citizen của Canada ngày 14/1 công bố, các cơ quan tình báo quân sự của Mỹ có thể thông qua các thiết bị nghe lén để nghe được toàn bộ các cuộc điện thoại của lực lượng tên lửa phòng không cùng Trung tâm Phòng không Iran. Nói cách khác, lực lượng tên lửa phòng không Iran hoàn toàn không có bí mật nào đối với Mỹ.

    Thông qua hệ thống phân tích dữ liệu khổng lồ, với sự trợ giúp của siêu máy tính, từ hàng trăm triệu tin nhắn mỗi ngày có thể nhanh chóng tìm kiếm thông tin thực sự hữu ích.

    Cũng chính vì có thể nghe được các cuộc thoại của Quân đội Iran mà Mỹ có thể trong một thời gian ngắn kết hợp với nhiều phương thức khác để xác định chính xác lực lượng tên lửa phòng không Iran đã bắn hạ máy bay Ukraine hôm 8/1 vừa qua.

    Theo báo cáo, Mỹ đã thiết lập một hệ thống mạng lưới tình báo quân sự khổng lồ ở Trung Đông, đặc biệt là xung quanh Iran. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến cho Iran ngày càng khó tấn công lực lượng Mỹ ở Syria và Iraq kể từ năm 2009.

    Tình báo Mỹ đã thiết lập nhiều trạm nghe lén thông qua hệ thống thông tin liên lạc bản địa.

    Tại sao Mỹ có thể nắm được toàn bộ hoạt động của lực lượng phòng không Iran? - Ảnh 2.

    Mỹ đã thiết lập một hệ thống mạng lưới tình báo quân sự khổng lồ ở Trung Đông. Nguồn: Sohu.
    Đặc biệt, theo báo cáo, cơ quan bảo mật của Trung Quốc phát hiện, Mỹ còn có thể nghe lén được các cuộc thoại truyền tải qua cáp quang (thông tin liên lạc cố định), đây là phương thức liên lạc được thế giới công nhận là khó có thể bị nghe lén và chặn thu nhất trên thế giới.


    Hiện nay, dung lượng tin tức của thông tin cáp quang đã gấp 10.000 lần so với trước đây, tốc độ truyền tải thông tin của phương thức thông tin cáp quang đặc biệt nhanh, gióng như thông tin đang chạy trên "đường cao tốc".




    Phương thức thông tin cáp quang có thể đồng thời truyền tải hàng chục ngàn cuộc điện thoại hoặc hàng ngàn chương trình TV trên một sợi quang mỏng hơn sợi tóc. Khả năng chống nhiễu, chống can thiệp điện tử, chống điện từ và khả năng bảo mật đặc biệt tốt.

    Hiện, Mỹ là quốc gia duy nhất trên thế giới có thể nghe lén thông tin liên lạc được truyền qua phương thức truyền tin này.

    Tại sao Mỹ có thể nắm được toàn bộ hoạt động của lực lượng phòng không Iran? - Ảnh 4.

    Hàng ngày, Mỹ thu được hàng trăm triệu tin nhắn và cuộc thoại của Quân đội Iran. Nguồn: Sohu.
    Người Mỹ đã phát minh ra một loạt hệ thống các sợi quang giám sát bí mật được tích hợp nhiều kỹ thuật hiện đại như kỹ thuật tán xạ, kỹ thuật phân tách chùm tia, kỹ thuật kết nối tiệm cận cùng nhiều kỹ thuật khác, các sợi quang này sẽ cho phép chặn thu toàn bộ tín hiệu được truyền trên cáp quang mà không cần phải bóc tách vỏ cáp quang hoặc cắt cáp quang, do đó sẽ rất khó để phát hiện.
    • Tuy nhiên, cho dù sử dụng phương pháp nào, có một điều kiện tiên quyết là sợi quang cần phải được gắn chính xác tại các khớp nối của tuyến cáp quang.

      Tức là muốn nghe được các cuộc thoại nội bộ của Trung tâm phòng không Iran thì cần phải có binh lính Iran trong đơn vị này hỗ trợ từ bên trong, đặc biệt là lực lượng phụ trách bảo mật thông tin hoặc xử lý các vấn đề kỹ thuật thông tin liên lạc.

      Trên thực tế, Iran đã nhiều lần bị Mỹ sử dụng các biện pháp tác chiến điện tử để phá hoại từ bên trong, năm 2010, Mỹ đã "thả" virus vào hệ thống máy tính của Iran, khiến chương trình hạt nhân của Iran gần như thất bại hoàn toàn. Virus đã khiến hơn 1.000 trong số khoảng 8.000 máy ly tâm tại căn cứ hạt nhân Natanz đã bị hỏng hoàn toàn và mất toàn bộ dữ liệu.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
bên trong căn cứ Mỹ bị tên lửa Iran dập



 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Kiểu vũ khí Kremlin tự hào bị sa vào 'ổ phục kích'
(Bình luận quân sự) - Điều gì V.Putin đã tránh đề cập tới trong Thông điệp năm mới của mình

Xin được giới thiệu tiếp bài của chuyên gia quân sự Nga quen thuộc, nguyên kỹ sư trưởng Phòng thiết kế TSNIIMASH (Viện Nghiên cứu Khoa học chế tạo máy Trung ương trực thuộc tập đoàn vũ trụ quốc gia Nga Roscosmos- cơ quan chuyên nghiên cứu thiết kế tên lửa-ND) về những ưu điểm và nhược điểm của vũ khí Nga so với vũ khí Mỹ- ông viết bài này nhân sự kiện Tổng thống Nga đọc Thông điệp Liên bang ngày 15/1/2020 mới đây.
Sau đây là nội dung bài viết:
Kieu vu khi Kremlin tu hao bi sa vao 'o phuc kich'
Trên ảnh: tổ hợp tên lửa siêu thanh (M>5) “Avangard” (Ảnh: Cơ quan báo chí Bộ Quốc phòng LB Nga /ТАSS)
“Trong Thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (ngày 15/1/2020-ND), Tổng thống V. Putin đã tuyên bố rằng nhờ có những bước đột phá mang tính cách mạng trong (lĩnh vực) thiết kế chế tạo các mẫu vũ khí, nước Nga có thể đảm bảo được khả năng phòng thủ cho mình trong nhiều thập kỷ sắp tới.
Ông nói: “Chúng ta (Nga) không đe dọa bất cứ ai hoặc cố áp đặt ý chí của mình (cho bất kỳ ai). Nhưng đồng thời, tôi có thể đảm bảo với tất cả các vị rằng rằng: những bước đi nhằm tăng cường và củng cố an ninh quốc gia của chúng ta đã được tiến hành đúng lúc và đầy đủ ...
Lần đầu tiên trong toàn bộ lịch sử tồn tại của (các kiểu) vũ khí tên lửa- hạt nhân- kể cả trong thời kỳ Xô Viết và trong lịch sử hiện đại- chúng ta đã không (còn cần phải) chạy đuổi theo bất kỳ ai nữa”.
Lẽ dĩ nhiên, tại các sự kiện mang tính lễ trọng kiểu như vậy, và nhất là khi đọc Thông điệp gửi Quốc hội Liên bang, người ta sẽ chỉ được nghe toàn những từ ngữ “có cánh” kiểu như vậy.
Nhưng đồng thời, tất nhiên, đứng sau những tuyên bố đó bao giờ cũng phải có một “thực tế khách quan” của sự vật sự việc đảm bảo (tức phải có cơ sở-ND).
Nếu như chúng ta ôn lại lịch sử, đặc biệt là giai đoạn rất khó khăn nửa sau thập niên 40 của thế kỷ trước, khi mà chúng ta (Liên Xô khi đó) đã phải đuổi theo Mỹ trong điều kiện đang tồn tại một mối đe dọa cực kỳ nghiêm trọng đối với chính sự tồn vong của Quốc gia Xô Viết- Liên Xô có thể bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân. Trong khi không có cái gì trong tay để đáp trả.
Kế hoạch tấn công hạt nhân đầu tiên (của Mỹ nhằm vào Liên Xô) mang tên “Pincher” đã được soạn thảo xong vào tháng 3/1946. Theo kế hoạch này, Mỹ (sẽ) sử dụng gần như toàn bộ kho vũ khí hạt nhân- tất cả những gì mà ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ sản xuất được trong một năm (1945), để tấn công Liên Xô.
Kế hoạch này được lập theo Sắc lệnh của Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ và được phê duyệt vào tháng 12/1945. Trong Sắc lệnh nói trên có điều khoản ghi rõ bằng giấy trắng mực đen như sau: "Loại vũ khí hiệu quả nhất mà Mỹ có thể sử dụng để tấn công Liên Xô là những quả bom nguyên tử hiện có".
Cùng với quá trình “tích lũy” ngày càng nhiều vũ khí hạt nhân, Mỹ cũng soạn thảo và thông qua những kế hoạch (tấn công Liên Xô) ngày càng tham vọng và đồ sộ hơn– đó là các (bản) kế hoạch “Bushwacker”, “Crankshaft”, “Halfmoon”, “Cogwill”, “Off-tackle”.

Năm 1948, người Mỹ đã thông qua kế hoạch “Charioteer” – tức kế hoạch ném 200 quả bom nguyên tử xuống 70 thành phố của Liên Xô.
Và, cuối cùng, tháng 12/1949, khi Liên Xô đã thử nghiệm bom (nguyên tử), bản kế hoạch “Dropshot” (của Mỹ) đã được phê duyệt. Theo kế hoạch này, sẽ có 300 quả bom nguyên tử được sử dụng để hủy diệt Liên Xô.
Và sau khi Quân đội và ngành công nghiệp (Liên Xô) đã nằm sâu trong các đống đổ nát (vì bom hạt nhân-ND), Mỹ sẽ ném bồi 250 nghìn tấn bom thông thường để kết liễu (Liên Xô).
Sau đó, (Mỹ) sẽ chia Liên Xô thành bốn khu vực- mỗi khu vực sẽ được giao cho một cụm quân Mỹ chiếm đóng và kiểm soát.
Nhưng sau đó, cán cân tiềm lực hạt nhân của hai siêu cường (Liên Xô và Mỹ) dần được cân bằng.
Còn hiện nay, quả thực, nhờ vào những công lao đóng góp không thể nghi ngờ của các nhà khoa học và kỹ sư Nga, nước Nga đã vượt trước những đối thủ cạnh tranh bám gần mình nhất về chất lượng những loại vũ khí tạo thành lá chắn tên lửa- hạt nhân bảo vệ đất nước chúng ta.
Ở góc độ này, V.Putin đã tuyệt đối đúng. Nhưng, chúng ta cũng cần phải thừa nhận một điều, ông chỉ đúng nếu xét một cách tổng thể và bao quát. Dù sao vẫn còn tồn tại một số (nhược) điểm làm hỏng tính “hoành tráng” của tuyên bố trên của Putin, nhưng chúng ta sẽ nói tới chuyện này sau.
Còn bây giờ- về những thành tựu thực thụ cho phép chúng ta nói về một sự tụt hậu rất đáng kể trong nghiên cứu – thiết kế (vũ khí) cuả nước ngoài (so với Nga). Trước hết, đó là các thiết kế của người Mỹ. Nếu quy đổi và diễn đạt (sự tụt hậu đó) bằng tiêu chí thời gian, nước Mỹ đang đi sau Nga từ 5-10 năm.
Trong phân khúc (thành tố) mặt đất của Bộ ba hạt nhân, Nga đã đi trước Mỹ từ trước đây rất lâu. Ít nhất cũng bởi vì Mỹ đã dừng lại trong lĩnh vực vũ khí này vào những năm 70, khi 400 quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) “Minuteman-3” Mỹ được đưa vào trực chiến trong hầm phóng.
Nga hiện sở hữu các ICBM tiên tiến hơn rất nhiều (so với Mỹ)- cả các tên lửa phóng từ hầm phóng (“Voevoda”) và cả tổ hợp tên lửa cơ động trên mặt đất (“Yars”). Hiện nay, Nga đang thử nghiệm và sẽ sớm đưa vào trang bị loại ICBM siêu nặng không có đối thủ “Sarmat” .
Sự hoàn hảo kỷ lục về hiệu suất sử dụng năng lượng của nó cho phép tiến hành một cuộc “tấn công vũ trụ” nhằm vào kẻ thù,- có nghĩa là bay tránh được các khu vực phòng thủ chống tên lửa của đối phương.
Còn về các khối tác chiến “Avangard” trang bị cho các ICBM “Sarmat”- chúng không những đã sẵn sàng từ lâu, mà còn đã được đưa vào trang bị, và đã bắt đầu được sản xuất hàng loạt.
Những khối tác chiến này bay và liên tục thực hiện các động tác cơ động khi bay ở tốc độ vượt quá 20 M, - vì thế mà không một hệ thống phòng thủ chống tên lửa nào, cả đang có và sẽ có, có khả năng đánh chặn được chúng.
Và nữa- những khối tác chiến “Avangard” này cũng không cần đợi đến khi “Sarmat” đã sẵn sàng (để lắp đặt cho “Sarmat”), chúng đã được lắp trước cho các ICBM UR-100N UTTKh (tiếng Nga- УР-100Н УТТХ-ND) rồi.
Còn một tên lửa siêu thanh khác - Kh-47M2 “Kinzhal” ("Dagger") – (“Dao găm”) tốc độ 10 M. Phương tiện mang nó (“Kinzhal”) hiện nay là máy bay tiêm kích đánh chặn đã hiện đại hóa MiG-31K.
Vào thời điểm hiện tại, các công trình sư và kỹ sư Nga đang thực hiện mọi công việc cần thiết để trang bị “Kinzhal” cho máy bay tiêm kích thế hệ năm Su-57 và máy bay mang tên lửa chiến lược Tu-22M3M.
Cự ly bắn của kiểu tên lửa vừa có thể mang đầu tác chiến thông thường vừa có thể mang đầu tác chiến hạt nhân này vượt quá 1.000 km. Tổng cự ly bắn của tên lửa, nếu tính tới bán kính tác chiến của phương tiện mang thì,- với MiG-31K (nếu phương tiện mang là MiG-31K) – 2.000 km, với Tu-22M3M – 3.000 km.
Một loại vũ khí độc đáo nữa nằm trong thành tố biển của Bộ ba hạt nhân- đó là thiết bị ngầm không người lái “Poseidon” động cơ hạt nhân.
Nó được lắp một đầu đạn hạt nhân công suất mạnh đến mức đủ sức tàn phá cả một không gian (lãnh thổ) cực rộng lớn ven biển của đối phương – tức một khu vực lãnh thổ hình chữ nhật với các cạnh có chiều dài 1.500 km và chiều rộng trên 300 km.
"Poseidon" Nga chiếm kỷ lục về độ ồn (thấp) giúp nó vượt qua các khu vực phòng thủ chống ngầm, cũng như sở hữu tốc độ như "bay" trong bong bóng hơi nước,- lên tới 300 km / h.
Còn một số kiểu vũ khí phi chiến lược độc đáo nữa, - các kiểu vũ khí sử dụng những công nghệ mà các công trình sư thiết kế vũ khí Phương Tây phải mất nhiều năm nữa mới có thể tiếp cận được.
Đó là tên lửa chống hạm siêu thanh “Zircon” (tốc độ lên tới 9 M), là laser tác chiến “Peresvet” và là tên lửa hành trình (có cánh) sử dụng động cơ hạt nhân “Burevestnik”.
Nhưng trên nền của những điều tuyệt vời này, vẫn tồn tại một số lĩnh vực mà Nga tụt hậu cục bộ so với Mỹ. Một trong những sự tụt hậu đó- và cũng khá nghiêm trọng – đó là sự tụt hậu trong lĩnh vực chế tạo các tên lửa trang bị cho các tàu ngầm mang tên lửa chiến lược.
Cũng có sự tụt hậu rất đáng kể về độ chính xác của tên lửa. Sai số xác suất vòng tròn (cự ly tối đa tính điểm rơi đến tâm mục tiêu-ND của “Bulava” Nga là 350 mét. Trong khi với tên lửa “Trident-2” của Mỹ- chỉ từ 90 đến 120 mét.
Cũng có sự khác biệt rất đáng kể về trọng lượng ném (nôm na- trọng lượng đầu tác chiến- ND)- 1.150 kg (của “Bulava” Nga) so với 2.800 kg (của “Trident-2” Mỹ). Chỉ số về tầm bắn tối thiểu của tên lửa Nga có khá hơn một chút (so với tên lửa Mỹ) 9.300 km so với 11.300 km.
Kieu vu khi Kremlin tu hao bi sa vao 'o phuc kich'
Phóng tên lửa “Trident-2” từ tàu ngầm

Có thể ai đó nghĩ rằng đây chỉ là một sự thua kém về số lượng, và sự thua kém đó có thể dễ dàng được “bù đắp” một phần bằng cách cách tăng số lần phóng. Nhưng trên thực tế, hoàn toàn không phải như vậy- đó là sự thua kém về chất lượng.
Và (sự thua kém này) là khá nghiêm trọng, nếu tính tới công suất của đầu tác chiến. Với “Trident”, mỗi khối trong số 8 khối tác chiến có công suất 475 Kt. Còn với “Bulava”- 6 khối, mỗi khối công suất 150Kt.
Ý nghĩa quan trọng nhất của đòn tấn công phủ đầu cũng như của đòn tấn công trả đũa là hủy diệt được các hầm phóng tên lửa và các sở chỉ huy- những công trình kỹ thuật cực kỳ kiên cố của đối phương.
Có nghĩa là khối tác chiến chỉ được phép rơi lệch mục tiêu cần tấn công ở một cự ly không đáng kể và cùng với đó- phải có sức công phá đủ mạnh để phá hủy mục tiêu đó.
Và vì vậy, xác suất thành công (hủy diệt mục tiêu) của “Trident- 2” Mỹ cao gấp 4 lần so với “Bulava” Nga. Có nghĩa là xét cho cùng thì tên lửa (“Bulava”) của Nga chủ yếu được sử dụng để tấn công các “mục tiêu diện”.
Do đó, tất cả hy vọng (của Nga) đều dồn vào các tên lửa phóng từ mặt đất,- kiểu vũ khí mạnh hơn và có độ chính xác cao hơn so với các tên lửa Mỹ cùng loại.
Tuy nhiên, dù vậy thì khoảng trống tụt hậu của "thành tố biển" (tức các ICBM phóng từ tàu ngầm-ND) cần phải được lấp đầy ngay lập tức- và đây (khắc phục sự tụt hậu nói trên) chính là những công việc mà Viện Kỹ thuật Nhiệt Mát xcova, cha đẻ của Bulava”, đang ráo riết thực hiện.
Một thành tố quan trọng của cả Lá chắn tên lửa- hạt nhân là Hệ thống cảnh báo đòn tấn công tên lửa (viết tắt tiếng Nga – SPRN). Hệ thống này có thành phần cấu thành trên mặt đất (một mạng radar quan sát tầm xa) và thành phần vũ trụ (một cụm các vệ tinh chuyên dụng).

Với thành phần mặt đất, mọi việc của chúng ta (Nga) đều rất ổn, chúng ta đã phủ được một trường radar liên tục – kể cả trường radar liên tục trên đường chân trời và trường radar liên tục ngoài đường chân trời.
Nhưng còn với cụm vũ trụ "Mái vòm"- tức cụm các vệ tinh “Tundra” (“Đài nguyên”), thì tình hình không được tốt đẹp cho lắm. Những vệ tinh mới đưa vào thay thế cho nhóm vệ tinh “Oko-1” đã lỗi thời có khả năng vượt trội rất đáng kể so với khả năng những phương tiện đã hết hạn sử dụng (tức các vệ tinh nhóm “Oko-1”).
Chúng có khả năng không chỉ phát hiện được các điểm phóng tên lửa qua luồng lửa của động cơ đang hoạt động, mà còn tính được quỹ đạo bay và mục tiêu mà tên lửa đó nhắm tới.
Để cụm "Mái vòm" hiện đại có thể hoạt động bình thường trong vũ trụ, cần phải có 10 vệ tinh bay trên các quỹ đạo khác nhau. Hiện giờ ta (Nga) mới chỉ có 3 vệ tinh, chiếc mới nhất (thứ ba) trong số đó mới được đưa lên quỹ đạo Tháng 9 năm ngoái (2019).
Theo kế hoạch ban đầu, cả 10 vệ tinh lẽ ra phải bắt đầu làm việc vào năm 2020 này. Nhưng sau khi điều chỉnh kế hoạch, mốc thời gian được lùi sang năm 2022. Nhưng chắc chắn, cái mốc thời gian này (2022) cũng tuyệt đối không thực tế (không khả thi).
Bởi vì 3 vệ tinh mới hiện đang hoạt động trên vũ trụ đã được phóng lần lượt với giãn cách thời gian là 2 năm/chiếc. Thậm chí ngay cả trong trường hợp các tên lửa sắp tới được phóng cách nhau chỉ từng năm một- thì cũng phải đến năm 2027 mới đưa được cả 10 vệ tinh cần thiết lên quỹ đạo.
Và đây- ổ phục kích quan trọng nhất. Các công trình sư, các nhà khoa học của chúng ta (Nga) có thể thiết kế nhiều phương tiện kỹ thuật quân sự (vũ khí) có một không hai, nhưng thực trạng của ngành công nghiệp (quốc phòng Nga) hiện nay là các nhà máy không đủ năng lực sản xuất những vũ khí và phương tiện kỹ thuật quân đó một cách nhanh chóng, đồng bộ và đủ số lượng cần thiết.
Tình trạng này, dĩ nhiên, có phần là do những tác động của yếu tố (khó khăn) kinh tế. Tất cả lực lượng (nhân lực) và phương tiện (tiền bạc) được dồn hết cho vũ khí chiến lược, cho phương tiện kỹ thuật (vũ khí- khí tài) kiềm chế.
Trong khi đó, đối với những thứ “đơn giản” hơn (tức vũ khí phi chiến lược-ND), thì mọi việc lại phức tạp hơn rất nhiều. Có thể liệt kê (các vấn đề) ở đây trên nhiều tờ giấy. Nhưng chúng ta chỉ hãy nhắc đến một số. Đó là : xe tăng “Armata”, máy bay tiêm kích Su-57 và tổ hợp pháo tự hành “Koalitsia –SV” ...
Còn về những gì liên quan đến việc đóng các tàu chiến mặt nước, tình trạng có thể nói ngắn gọn – đó thực sự là cả một thảm họa.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Đạn dưới cỡ Nga diệt tăng Abrams cách xa hơn 2km
(Vũ khí) - Theo Izvestia, trong năm 2020, Nga sẽ đặt mua khoảng 2000 đạn pháo tăng xuyên giáp dưới cỡ 3BM44 Lekalo - loại đạn có thể phá hủy Abrams từ khoảng cách 2km.

Đạn 3BM44 Lekalo được Nga thiết kế để thay thế dòng đạn xuyên giáp 3BM42 Mango trang bị từ thời Liên Xô. Loại đạn này phù hợp để trang bị trên hầu hết các loại tăng đang có trong trang bị của quân đội Nga bao gồm: xe tăng T-72, T-80, T-90 và T-14 Armata.
Dan duoi co Nga diet tang Abrams cach xa hon 2km
Xe tăng Nga có khả năng tấn công khủng khiếp với đạn 3BM44 Lekalo.
Tính năng của đạn Lekalo hoàn toàn vượt trội so với Mango do Liên Xô phát triển. Điều đặc biệt là loại đạn này có thể trang bị cho tất cả các dòng tăng sử dụng pháo chính có cỡ nòng cỡ 125mm.

Từ khoảng cách 2km, đạn pháo tăng mới có thể xuyên qua lớp giáp thép dày 650mm RHA (thép cán tiêu chuẩn) và có đủ khả năng phá hủy các loại xe tăng hiện đại nhất thế giới hiện nay, trong đó có M1 Abrams do Mỹ sản xuất.
Để so sánh, đạn Mango sử dụng thanh xuyên dài 574mm, nặng 4,9kg, có khả năng xuyên qua 500mm giáp thép đồng chất (RHA) ở khoảng cách 2km. Đạn Mango có thể được bắn từ pháo tăng, xe diệt tăng tự hành hoặc nhiều loại phương tiện chống tăng khác.
Với đạn pháo 3BM44 Lekalo, năng lực tác chiến chống tăng của Quân đội Nga được nâng lên tầm cao mới với mức chi tiêu quốc phòng hợp lý.
Mặc dù người Nga tự tin về khả năng của vũ khí mới mà mình vừa giới thiệu tuy nhiên khi đặt cạnh sản phẩm tương tự của Mỹ là đạn xuyên động năng dưới cỡ M829 Silver Bullet thì khoảng cách vẫn còn khiêm tốn.
Ra đời năm 1992 để trang bị cho pháo nòng trơn M256 trên xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 và M1A2 Abrams, trong gần 30 năm đạn M829 đã có khá nhiều phiên bản nâng cấp cho năng lực tác chiến vượt trội mọi đối thủ cạnh tranh.
Bí quyết tạo nên sự khác biệt và năng lực chiến đấu ưu việt của đạn M829 đó là nòng pháo M256 cỡ 120 mm của Mỹ có khả năng chịu áp lực cao hơn 2A46 125 mm của Nga, khiến cho động năng và sức xuyên của viên đạn đạt tới mức khủng khiếp.
Bên cạnh nó Mỹ còn là quốc gia đi tiên phong trong việc sử dụng vật liệu Uranium nghèo (đạn DU) để chế tạo thanh xuyên, trong khi phải tới gần đây Nga mới áp dụng trên đạn 3BM44 Lekalo.

Theo kết quả thử nghiệm, phiên bản đời đầu của đạn xuyên động năng M829 có tổng trọng lượng 18,6 kg, nó sử dụng thanh xuyên DU dài 627 mm với đường kính 27 mm, loại thuốc súng đặc chủng của nó là JA-2 với khối lượng 8,1 kg.

Khi bắn đi từ pháo chính M256 cỡ 120 mm của xe tăng Abrams, sơ tốc đầu nòng của đạn M829 đạt tới con số 1.670 m/s, tầm bắn hiệu quả lên tới 3.000 m và sức xuyên đạt 540 mm ở cự ly 2.000 m, cao hơn hẳn so với 3BM44 Lekalo của Nga.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Vũ khí hạt nhân Liên Xô-Nga: Từ R-7 đến Yars
(Hồ sơ) - ICBM Liên Xô đã phát triển từ mức độ cồng kềnh đến gọn nhẹ, từ đơn đầu đạn đến đa đầu đạn.
60 năm trước, vào tháng 1 năm 1960, tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) R-7 đã được trang bị cho quân đội Liên Xô. R-7 là tổ hợp tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đầu tiên trên thế giới trải qua cuộc thử nghiệm (năm 1957) và tên lửa ICBM thứ hai được đưa vào biên chế. Một năm trước, tên lửa ICBM của Mỹ SM-65 Atlas đã được đưa vào sử dụng.
Vu khi hat nhan Lien Xo-Nga: Tu R-7 den Yars
Nga đã kế thừa nền tảng công nghệ tên lửa hạt nhân của Liên Xô
Trong những năm sau đó, các loại tên lửa ICBM trở nên khôn ngoan hơn nhiều, trở nên nhẹ hơn, nguy hiểm hơn. Hãng thông tấn Nga Sputnik đã có bài viết giới thiệu về quá trình phát triển loại vũ khí răn đe chiến lược của Liên Xô và Nga.
Tên lửa đầu tiên được trang bị: R-7
Vào những năm 1950, Phòng thiết kế của Sergei Korolyov đã được giao nhiệm vụ phát triển tổ hợp tên lửa tầm xa mang đầu đạn hạt nhân. Để thử nghiệm các loại vũ khí mới, tại Kazakhstan đã xây dựng sân thử nghiệm Baikonur - sân bay vũ trụ tương lai.
Vào tháng 8 năm 1957, tên lửa R-7 (NATO định danh là SS-60) đã được thử nghiệm thành công, vào tháng 10 nó đã đưa lên quỹ đạo vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới. Nhờ đó, Liên Xô đã có đủ năng lực trực tiếp tấn công Mỹ. Vào tháng 1 năm 1960, sư đoàn đầu tiên của Lực lượng Tên lửa Chiến lược đã được thành lập và được trang bị tên lửa R-7.
Tên lửa hai tầng dùng nhiên liệu lỏng tương đối an toàn và không độc hại - oxy lỏng được trộn với dầu hỏa.

Tên lửa nặng 260 tấn có thể mang một đầu đạn hạt nhân nặng 3 tấn với đương lượng nổ 1,5 megaton. Tuy nhiên, R-7 có kích thước quá lớn, do đó nó không thể được ngụy trang tốt tại vị trí xuất phát và phải mất một thời gian dài để chuẩn bị phóng tên lửa.
Vu khi hat nhan Lien Xo-Nga: Tu R-7 den Yars
Tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên của Liên Xô là R-7
Chính bởi vậy, Quân đội Liên Xô đã từ chối sử dụng R-7 như phương tiện vận chuyển vũ khí hạt nhân. Nhưng, như được biết, sau đó nhiều loại tên lửa đạn đạo đưa các tàu vũ trụ hoặc vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo quanh Trái Đất đã được phát triển trên cơ sở R-7.
Quả tên lửa cần phải trở nên nhẹ hơn
Quân đội Liên Xô đã có nhu cầu về một loại tên lửa mạnh hơn nhưng nhỏ gọn hơn. Phòng thiết kế của Sergei Korolyov đã phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa R-9A (NATO định danh là SS-8).
R-9A nặng 80 tấn cũng dùng nhiên liệu oxy lỏng được trộn với dầu hỏa, nhưng có động cơ mạnh hơn. Tên lửa có thể mang đầu đạn có sức công phá 1,6 hoặc 5 megaton, tầm bay xa từ 12.000 đến 16.000 km.
R-9A là tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên của Liên Xô được phóng từ các silo cố định trong lòng đất. Khi ở trong hầm phóng, tên lửa ở mức độ sẵn sàng chiến đấu cao, tuy nhiên, còn phải nạp nhiên liệu lỏng vào tên lửa, nên phải mất một thời gian khá dài để chuẩn bị cho việc phóng.
Ngay sau khi nâng cao khả năng chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa, vào giữa những năm 1970, R-9A cũng bị Liên Xô loại bỏ và các loại tên lửa ICBM mới đã thay thế nó.
Vu khi hat nhan Lien Xo-Nga: Tu R-7 den Yars
Tên lửa đạn đạo liên lục địa UR-100 của Liên Xô
Tên lửa UR-100 nhỏ gọn của Viện sĩ Chelomei
Để đạt được sự cân bằng hạt nhân với Hoa Kỳ, Liên Xô cần phải phát triển hệ thống tên lửa chiến lược có thể được sản xuất hàng loạt. Và Phòng thiết kế dưới sự lãnh đạo của Vladimir Chelomei đã phát triển tên lửa UR-100 (NATO định danh là SS-11).
Tên lửa có trọng lượng 50 tấn được trang bị cho quân đội vào năm 1967. UR-100 được đặt trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu, có thể được giữ trong hầm phóng silo trong thời gian tới 10 năm, vì nó đã được nạp nhiên liệu tại nhà máy.
Nhiên liệu và chất oxy hóa trong động cơ ICBM thế hệ mới cũng đã được thay thế bằng loại khác, đó là heptyl (CH3) 2NNH2 và nitơ tetrooxide N2O4. Các chất này rất độc hại nhưng bảo đảm việc phóng gần như ngay lập tức.
Tên lửa được phóng và được theo dõi từ xa theo lệnh vô tuyến. Mặc dù UR-100 mang theo đầu đạn đơn khối có sức công phá tương đối nhỏ là 1 megaton, nhưng, nhược điểm này được bù đắp bằng số lượng tên lửa ở tư thế sẵn sàng chiến đấu là rất lớn.

Trong năm 1972 đã xuất hiện phiên bản hiện đại hóa UR-100N (NATO định danh là SS-19) nặng tới 100 tấn có thể mang 6 đầu đạn tự phân hướng, dẫn đường độc lập.
Vu khi hat nhan Lien Xo-Nga: Tu R-7 den Yars
ICBM thế hệ thứ năm RS-24 Yars của Nga
Satan - “con quỷ” đối với NATO
Song song với các dự án đó, Liên Xô đã phát triển các ICBM hạng nặng. Ví dụ, vào năm 1978, Lực lượng Tên lửa Chiến lược đã nhận tên lửa đạn đạo liên lục địa hai tầng mạnh nhất thế giới R-36M (NATO định danh là SS-18) được phát triển bởi Phòng thiết kế do hai viện sĩ Mikhail Yangel và Vladimir Utkin lãnh đạo.

Tên lửa nặng hơn 200 tấn có thể mang cả đầu đạn đơn nhất và nhiều đầu đạn phân hướng với sức công phá 25 megatons và tầm bắn hơn 11.000 km. Không phải ngẫu nhiên mà ở phương Tây, loại tên lửa này được gọi là "Satan". Ngoài ra, R-36M đã được đưa vào Sách kỷ lục Guinness như một loại tên lửa có uy lực khủng khiếp nhất thế giới.
Vào năm 1988, Liên Xô đã đưa phiên bản hiện đại hóa R-36M2 Voevoda vào trực chiến.
Đặc điểm của dòng tên lửa R-36 là kỹ thuật phóng được gọi là "phóng lạnh". Để phóng tên lửa, đầu tiên một động cơ nhiên liệu rắn được gọi là động cơ phóng được sử dụng, đẩy toàn bộ tên lửa rời khỏi giếng phóng, sau đó động cơ phóng được tách ra, lúc này động cơ chính sử dụng nhiên liệu lỏng mới hoạt động.
Phóng lạnh là một kỹ thuật tiên tiến nhất mà Liên Xô đã áp dụng, kỹ thuật phóng này vẫn được Nga áp dụng cho đến ngày nay, trong việc chế tạo các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ thứ 5 là RS-24 Yars, RS-28 Sarmat và RSM-56 Bulava phóng từ tàu ngầm hạt nhân.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
'Hạn ngạch tử thần' cho quân đội Mỹ
(Lực lượng vũ trang) - “Hội chứng Việt Nam” buộc quân đội Mỹ che giấu tổn thất trong chiến đấu trên toàn thế giới
Xin giới thiệu bài của tác giả Victor Sokirko đăng trên báo Nga “Svobodnaia pressa”
Trong lịch sử, Quân đội Mỹ đã nhiều lần tác chiến bên ngoài đất nước của mình, và tất nhiên là họ cũng phải gánh chịu những thiệt hại.
Chẳng hạn, trong Thế chiến II, Hoa Kỳ đã mất 418 nghìn người ở Châu Âu và Indonesia, hơn 671 nghìn người bị thương, 130 nghìn người bị bắt làm tù binh.
Thiệt hại của Mỹ ít hơn nhiều so với Hồng quân Liên Xô, vì Liên Xô đã chấp nhận gánh nặng của cuộc chiến về phía mình. Tuy nhiên, Mỹ cho rằng sự thất bại của quân đội Đức và Nhật Bản chỉ do công lao của họ và sự tổn thất đó không phải là vô ích.
Sau đó, tình hình đã thay đổi - những người lính chết bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ bắt đầu được xã hội Mỹ nhận thức là dấu hiệu sự yếu kém của chính phủ. Nguyên tắc của họ là: Mình có thể chém giết người khác, còn người khác không được phép hại mình.
Vào đầu những năm 50 của thế kỷ trước, quân đội Hoa Kỳ trong thành phần của lực lượng liên minh đã tham gia vào cuộc chiến ở Triều Tiên. Theo các ước tính khác nhau, có từ 300 đến 480 nghìn lính Mỹ đã được đổ vào bán đảo Triều Tiên.
Theo tờ New York Times, được ấn hành ngày 21 tháng 7 năm 1953, chính thức tuyên bố tổn thất của Hoa Kỳ lên tới 37.904 quân lính bị giết, bị bắt làm tù binh và mất tích.

Tiếp theo, cuộc xung đột vũ trang lớn nhất trên hành tinh có sự tham gia của Mỹ, diễn ra tại Việt Nam, theo ước tính khác nhau, có gần 60 nghìn lính Mỹ đã chết ở đây.
Cuộc chiến kéo dài và đẫm máu này đã gây ra hậu quả thảm khốc cho Hoa Kỳ, cả trong nước Mỹ và trên trường quốc tế. Ngay sau khi người Mỹ cảm thấy quy mô của đất nước họ tham gia vào cuộc chiến, những bất đồng đã tăng mạnh đối với các hành động của chính phủ.
Nền kinh tế Mỹ cũng chịu một đòn nặng nề, nhưng tâm trạng về một "cuộc chiến vô bổ mang lại những tổn thất to lớn" đã chiếm ưu thế trong xã hội. “Hội chứng Việt Nam” đã làm rung chuyển nền tảng của xã hội Mỹ, dẫn đến sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, định hướng lại giá trị của tầng lớp trung lưu trong dân chúng Mỹ và chính sách xã hội trong nước.
Kể từ đó, chính quyền Mỹ đã ngăn cấm quân đội duy trì những tổn thất nặng nề, tuy nhiên, họ không từ bỏ chính sách đối ngoại bằng bạo lực vũ trang.
Quốc hội Hoa Kỳ đã thiết lập cho quân đội một "hạn ngạch tử thần" nhất định, không được vượt quá giới hạn, có thể ảnh hưởng đến tâm trạng trong xã hội và gây ra các cuộc biểu tình phản chiến.
Những tổn thất vẫn tiếp tục diễn ra, nhưng đã được họ che giấu cẩn thận. Ví dụ, trong các hoạt động quân sự ở Iraq từ 2003 đến 2010, theo số liệu chính thức, có 4.423 lính Mỹ thiệt mạng và 31.942 người bị thương với mức độ nghiêm trọng khác nhau.
Trong khi đó, theo thông tin của Văn phòng Cựu chiến binh Hoa Kỳ, trong cuộc xung đột ở Iraq và Chiến tranh vùng Vịnh, Hoa Kỳ có 73 nghìn người thiệt mạng.
Theo số liệu của Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, thương vong thực sự của người Mỹ lên tới hơn 11 nghìn người. Theo số liệu của phiến quân Iraq, 30 đến 40 nghìn lính Mỹ đã chết trong cuộc xung đột.
Được biết, trong thời kỳ này, 8 nghìn người đã xuất ngũ, rời khỏi Quân đội Hoa Kỳ. Dữ liệu thực sự, rất có thể, nằm ở đâu đó ở khoảng giữa các thông tin, nhưng dù sao đi nữa, nó phải lớn hơn nhiều so với thông tin mà Lầu Năm Góc đã đưa ra về số lượng binh sỹ thiệt mạng.
Nói chung, người Mỹ luôn tìm cách che giấu trong những tổn thất của họ. Ví dụ như trong chiến dịch “Sức mạnh quân Đồng minh” ở Nam Tư năm 1999, khi dồn toàn bộ sức mạnh của NATO tấn công ồ ạt vào một quốc gia bé nhỏ, có dân số ít hơn dân số New York, người Mỹ đã che giấu kỹ những mất mát của họ.
Khi đó, Quốc hội Hoa Kỳ đã phân bổ một “hạn ngạch tử thần” cho quân đội của họ là không quá 100 người và theo như tuyên bố, số người thiệt mạng của quân đội Mỹ đã không vượt quá mức cho phép.
Nhưng trên thực tế, tổn thất của cả Mỹ và đồng minh của họ lớn hơn nhiều. Theo báo cáo chính thức của đại diện bộ chỉ huy quân sự NATO, chiến dịch chống Nam Tư không tốn nhiều xương máu, và được cho là chỉ mất có một vài máy bay.
Còn theo phía Nam Tư, trong 78 ngày không kích của NATO, có 61 máy bay, 7 trực thăng, 30 máy bay không người lái (UAV) và 238 tên lửa hành trình đã bị bắn hạ.
Tổng cục Tình báo Trung ương của Bộ Tổng tham mưu Nga (GRU) sau đó đã trích dẫn dữ liệu về sự thiệt hại của các lực lượng liên minh cũng ngang ngửa với mất mát của Nam Tư.
Những con số tương tự cũng đã được các nguồn tin quân sự Trung Quốc lên tiếng. Còn tại Hoa Kỳ, người ta đã cố gắng làm cho tổn thất của chiến dịch đó trở nên “vô hình”, giống như những máy bay sử dụng công nghệ tàng hình bị các tay súng phòng không Nam Tư bắn hạ.
Các quan chức NATO, được trích dẫn bởi phương tiện truyền thông phương Tây, cũng đã phải thừa nhận những thiệt hại thực sự. Khi bắt đầu chiến dịch, Bộ trưởng Quốc phòng Anh George Robertson (đã từ chức ngày 11 tháng 10 năm 1999) đã thừa nhận có 3 máy bay ném bom chiến đấu Tornado của Anh đã bị bắn hạ trên bầu trời Nam Tư.
Báo chí của Mỹ không dám thẳng thắn nêu con số thiệt hại do sự kiểm duyệt của Lầu năm góc, nhưng ngay cả ở đó, Hiệp hội nghiên cứu chiến lược quốc tế, một tháng sau khi bùng nổ chiến sự, đã đưa ra dữ liệu rằng tổn thất về không quân của quân Đồng minh lên tới 38 máy bay, 6 trực thăng và 7 UAV.
Tuy nhiên, sau khi kết thúc Chiến dịch “Sức mạnh Đồng minh”, dữ liệu cuối cùng về tổn thất, bao gồm cả những thiệt hại của không quân cũng đã không được công bố.

Những gì mà NATO chính thức công nhận không bao gồm những quy định về “hạn ngạch tử thần” - đó là tổn thất của UAV - liên minh đã thừa nhận có 32 máy bay không người lái bị hạ (điều này thậm chí còn nhiều hơn cả công bố của phía Nam Tư).
Bởi vì sự mất mát máy bay không người lái không liên quan đến việc các phi công bị thiệt mạng, vì người ta không ngại nói đến thiệt hại của các thiết bị đắt tiền mà điều quan trọng là phải loại trừ sự mất mát về người
Những tờ “Giấy báo tử” không thể tự “bay” đến Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, chỉ có những thiết bị bị hư hại được ghi nhận, mà những thứ đó thì trong kho vũ khí của Hoa Kỳ không thiếu.
Chiến dịch của NATO, do Hoa Kỳ chủ trì, đã ngừng hoạt động sau hai tháng rưỡi. Mục tiêu cuối cùng của họ không đạt được, Mỹ và NATO đã không thể khuất phục được Serbia, và những kết quả đạt được ở Kosovo cũng rất đáng ngờ.
Quân đội Mỹ chỉ nhận được lệnh: Dừng lại! Giới hạn tổn thất không được quá 100 người đã hết. Theo một số báo cáo, lực lượng Đồng minh đã mất hơn 700 người ở Nam Tư, bao gồm cả lính đánh thuê người Albania. Quân đội Mỹ đã có khoảng 200 người thiệt mạng. Washington quyết định không nên tiếp tục leo thang.

Người Mỹ che giấu những mất mát trong bất kỳ cuộc phiêu lưu quân sự nào của họ. Họ chỉ thích một bức tranh đẹp đẽ về những chiến thắng trên nền của lá cờ sao vạch. Còn những chiếc quan tài được phủ lên trên bằng lá cờ đó thì họ không thích phô ra.
Họ cố gắng che giấu sự thật về việc quân lính Mỹ thương vong ở Iraq do bị pháo kích bởi tên lửa đạn đạo của Iran hôm vừa rồi, sau cuộc tấn công trả đũa đáp trả vụ người Mỹ ám sát Tướng Kassem Suleimani. Lầu Năm Góc ngay lập tức tuyên bố rằng không có thương vong.
Có vẻ như, sự trả thù đã không diễn ra và tất cả những hù dọa của Teheran không đáng để họ phải để tâm. Binh sỹ Mỹ chỉ việc ngồi trong hầm trú ẩn, sau khi nhận được những lời cảnh báo của Iran.
Và 11 ngày sau, mới rõ ra là có thương vong - không có người nào thiệt mạng, chỉ bị thương ở đầu. Thật là điều nhảm nhí: chỉ bị một cái gì đó giống như là chấn thương sọ não.
Nhưng ngay cả chi tiết này, Lầu Năm Góc cũng cố gắng không quảng bá thật sự, để công chúng khỏi sợ hãi. Không nên làm náo động dư luận trước khả năng tiến hành một hoạt động quân sự có thể có ở Iran.
Về những thiệt hại sắp xảy ra không ai có thể đoán trước. Song, nếu căn cứ vào mọi điều thì có thể tiên đoán những mất mát đó có thể sẽ còn nhiều hơn cả những mất mát của họ ở Việt Nam.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Siêu phẩm Su-34NVO có thể dẹp loạn Syria
Thứ Sáu, 24/01/2020 18:13
https://www.facebook.com/sharer/sharer.php?u=http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/sieu-pham-su-34nvo-co-the-dep-loan-syria-3395746/

0

1
(Vũ khí) - Tính năng mới có thể nâng cao khả năng trinh sát mặt đất tầm xa của máy bay Su-34NVO trong mọi thời tiết.

Ngày 23/1, thời báo Izvestia của Nga cho biết, thời gian tới Không quân Nga sẽ tiếp nhận máy bay "siêu cấp hậu vệ", đây là bản nâng cấp của máy bay tiêm kích ném bom Su-34.
Phiên bản nâng cấp của Su-34 có ký hiệu là NVO (năng lực mới), được trang bị đạn dược tên tiến, hệ thống tác chiến điện tử hiện đại và hệ thống trinh sát đặc nhiệm.
Truyền thông Nga cho rằng, phiên bản nâng cấp được tiến hành trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm thực tiễn chiến đấu tại chiến trường Syria. Nhà máy sản xuất máy bay Novosibirsk (NAPO) và Cục thiết kế Sukhoi, phụ trách nâng cấp Su-34NVO và sẽ hoàn thành chuyển giao trong năm 2020.
Ngoài việc nâng cấp hệ thống điện tử hàng không, vũ khí và hệ thống tác chiến điện tử, Su-34NVO sẽ được trang bị thêm hệ thống trinh sát đặc nhiệm (UKR), hệ thống này đã được thử nghiệm trong môi trường thực tế và nó có thể nâng cao khả năng trinh sát mặt đất tầm xa của máy bay Su-34NVO trong mọi thời tiết.

Sieu pham Su-34NVO co the dep loan Syria
Tiêm kích Su-34
Chuyên gia quân sự Nga Dmitry Boltenkov cho biết, hệ thống trinh sát UKR được chế tạo dựa trên hệ thống trinh sát điện tử M400A, đây là phiên bản đơn giản hóa của hệ thống trinh sát điện tử "phân đoạn" (được lắp đặt trên máy bay trinh sát Tu-214R mới nhất).
Ngoài ra, Su-34NVO cũng được trang bị hệ thống chế áp sóng vô tuyến điện cải tiến Khibiny. Thiết bị mạnh mẽ này không chỉ có thể bảo vệ máy bay mà còn có thể bao phủ toan bộ các máy bay địch ở phạm vi xung quanh.


Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Nga, máy bay Su-34 đã tham gia chiến đấu tại chiến trường Syria 5 năm liên tục và mới chỉ bị thiệt hại một chiếc. Từ năm 2008 – 2019, Không quân Nga đã tiếp nhận 125 máy bay Su-34, thời gian tới sẽ tiếp nhận 25-75 máy bay Su-34 mới trong đó đa số sẽ là phiên bản nâng cấp.



Giới quan sát dự báo, nhiều khả năng Su-34NVO sẽ được điều đến chiến trường Syria - nơi không quân Nga đang gặp khá nhiều khó khăn khi tiến hành các cuộc không kích vào phiến quân do điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Với những tính năng được nâng cấp, chiến trường Syria được đánh giá là nơi thử nghiệm tốt nhất cho Su-34NVO. Một khi thành công trên chiến trường này, Su-34NVO sẽ trở thành món vũ khí mà nhiều quốc gia muốn sở hữu.


Do điều kiện thời tiết ở Syria vào thời gian này rất khắc nghiệt nên không quân Nga và Syria không thể tiến hành các cuộc không kích để hỗ trợ lực lượng mặt đất tấn công phiến quân.
Chính vì lý do này nên phiến quân thánh chiến luôn chọn những ngày có điều kiện thời tiết xấu để tấn công quân đội Syria, gây ra nhiều khó khăn cho lực lượng chính phủ.
Nếu 34NVO tham chiến, cục diện chiến trường ở Idlib (Syria) sẽ có những chuyển biến tích cực. Khi các cuộc không kích duy trì liên tục, phiến quân sẽ không còn thời gian để ổn định lực lượng, chấn chỉnh đội hình tấn công quân đội Syria.

Su-34 có tốc độ siêu âm được phát triển từ cuối những năm 1980 dưới thời Liên Xô dựa trên khung gầm cơ bản dòng tiêm kích tiền tuyến huyền thoại Su-27, nhưng được thiết kế lại phần mũi máy bay với buồng lái hai chỗ ngồi song song thay vì trước – sau.
Su-34 được trang bị radar có khả năng phát hiện mục tiêu mặt đất cách 200-250km, phát hiện máy bay tiêm kích cách 120km.
Máy bay trang bị cặp động cơ turbofan AL-31FM1 cho tốc độ tối đa Mach 1,8 (2.000km/h) dù dùng chung động cơ Su-27SM, bán kính chiến đấu 1.100km với tải trọng vũ khí tối đa, tầm bay cực đại 4.000km.
Với việc sử dụng khung thân cơ sở dùng Su-27, nên tải trọng Su-34 cũng tương đương với 8 tấn vũ khí cùng 12 điểm treo. Ngoài ra, nó cũng được trang bị một khẩu pháo GSh-30-1 như dòng Su-27/30.
Trong nhiệm vụ không đối đất, Su-34 có khả năng triển khai nhiều loại tên lửa không đối đất, không đối hải, tên lửa chống radar và các loại bom thông minh cũng như bom không điều khiển.
Tại chiến trường Syria, Su-34 được trang bị bom KAB-500S và đã lập nhiều chiến công hiển hách.
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,106
Động cơ
146,174 Mã lực
Nga nâng cấp 'kẻ hủy diệt' cho lực lượng đặc nhiệm
(Vũ khí) - Mi-8AMTSh-VN đã được tăng cường một số loại vũ khí và điều chỉnh tính năng tùy chọn giúp cải thiện khả năng phát hiện và nhận dạng mục tiêu.
Tass ngày 24/1 dẫn lời ông Andrey Boginsky - Giám đốc điều hành một công ty con của Rostech cho biết, công ty này đã nâng cấp phiên bản mới của trực thăng Mi-8AMTSh-VN.
Trong phiên bản nâng cấp, Mi-8AMTSh-VN đã được tăng cường một số loại vũ khí và điều chỉnh tính năng tùy chọn giúp cải thiện khả năng phát hiện và nhận dạng mục tiêu.
Theo ông Andrey Boginsky, những tính năng mới được nâng cấp của Mi-8AMTSh-VN là kết quả của sự hợp tác giữa Rostech và một số đối tác quan trọng. Điều này đặt nền móng cho việc sản xuất ra một phương tiện chiến đấu mới, phù hợp cho các đơn vị đặc nhiệm.
Nga nang cap 'ke huy diet' cho luc luong dac nhiem
Mi-8AMTSh-VN.

Mùa hè năm 2019, Rostech đã ký một hợp đồng với Bộ Quốc phòng Nga để cung cấp 10 máy bay trực thăng Mi-8AMTSh-VN cho lực lượng đặc nhiệm.
Một nguồn tin trong ngành hàng không Nga nói với TASS rằng biến thể trực thăng mới có tên không chính thức là Mi-8AMTSh-VN2.
Ngoài hệ thống điện tử hàng không mới, Mi-8AMTSh-VN2 được trang bị hai súng máy gắn bên hông 12,7 mm, tên lửa đối không (MANPADS) hoặc tên lửa chống tăng (ATGM) tích hợp với kính ngắm đêm và các hệ thống phòng thủ chủ động.
Buồng lái và các hệ thống chính và được bảo vệ bằng giáp hợp kim titan, trong khi sàn và hai bên của khoang chở hàng được bảo vệ bằng lớp giáp chống đạn Kevlar có thể tháo rời.
Mi-8AMTSh-VN là phiên bản cải tiến nhỏ nhưng rất đặc biệt từ thế hệ Mi-8AMTSh có khả năng chiến đấu rất mạnh. Chính vì vậy, Mi-8AMTSh-VN còn được mệnh danh là "kẻ hủy diệt" trên chiến trường.
Đặc biệt, trực thăng này cũng đã được FSB điều đến Syria thực chiến và thu được kết quả tốt, thậm chí chúng còn được đánh giá là uy lực hơn Mi-25 của Syria ở một số trường hợp cụ thể.
Mi-8AMTSh-VN được trang bị cặp động cơ tuốc bin trục Klimov TV3-117M, cho phép đạt tốc độ tối đa 260km/h, tầm bay 450km, trần bay 4.500m.
Sự khác biệt rõ nét nhất ở biến thể đặc biệt của trực thăng Mi-8AMTSh-VN và phiên bản Mi-8AMTSh trước đó là sự xuất hiện của một radar khá lớn ở ngay mũi máy bay.

Ngoài khoang vận tải lớn cho binh sỹ hoặc vật tư hàng hóa, trực thăng Mi-8AMTSh-VN trang bị cánh cứng để mang vũ khí, bao gồm 4 tên lửa tác chiến tầm xa Hermes, 8 tên lửa chống tăng siêu âm Ataka hoặc 2 tấn bom.
Khả năng mang tải của Mi-8AMTSh-VN như đã đề cập ở trên không thua gì Mi-24 hay thậm chí là cả loại Mi-28.

Mi-8AMTSh-VN còn nhận được trợ giúp từ hệ thống dẫn hoa tiêu trên cơ sở định vị toàn cầu GLONASS và đèn hồng ngoại TSL-1600.
Khi hoạt động ban đêm, Mi-8AMTSh-VN sử dụng đèn TSL-1600 để chiếu sáng chiến trường và không gian trên không, đổ bộ quân và hỗ trợ hỏa lực mạnh để tấn công các mục tiêu của nó.
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,106
Động cơ
146,174 Mã lực
Mỹ sẽ thua Nga-Trung vì vụng về, lạc hậu?
(Bình luận quân sự) - NI thừa nhận, công nghiệp quốc phòng của Nga và Trung Quốc nổi lên như những đối thủ cạnh tranh hàng đầu có khả năng vượt Mỹ trong một số lĩnh vực.

Mỹ lo sợ tụt hậu công nghệ
Tờ National Interest (NI) của Mỹ cho rằng để giành chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Lạnh mới, Mỹ phải khai thác ưu thế vượt trội về công nghệ của khu vực tư nhân.
Tuy nhiên Mỹ sẽ không thể thắng nếu Lầu Năm Góc tiếp tục dựa vào những cách thức cũ, vụng về và lợi bất cập hại.
NI lật lại những diễn biến lịch sử và cho biết, sau khi tuyên bố tham gia cuộc đua ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa, George W. Bush đã chỉ trích Tổng thống Bill Clinton vì cách tiếp cận quá mềm mỏng đối với Trung Quốc.
Ông Bush cho rằng ông Clinton "đã phạm sai lầm khi gọi Trung Quốc là đối tác chiến lược", mà Trung Quốc chính là một "đối thủ cạnh tranh chiến lược". Quan điểm này cũng là trọng tâm của chiến lược "xoay trục sang châu Á" của Tổng thống Barack Obama.
My se thua Nga-Trung vi vung ve, lac hau?
Người Mỹ lo sợ tụt hậu về công nghệ so với Trung Quốc và Nga
Tờ báo Mỹ cho rằng Nga cũng không giấu giếm tham vọng toàn cầu. Do đó, cả Bắc Kinh và Moscow đều đầu tư vào các công nghệ mới. Năm 2007, Trung Quốc đã gây bất ngờ cho Lầu Năm Góc với cuộc thử nghiệm thành công vũ khí chống vệ tinh, và các chiến lược gia của Mỹ ngày càng lo ngại về thế hệ vũ khí siêu thanh mới của Nga và Trung Quốc.
NI thừa nhận, ngành công nghiệp quốc phòng của cả Nga và Trung Quốc đã nổi lên như những đối thủ cạnh tranh hàng đầu và, trong một số lĩnh vực nhất định, có khả năng vượt qua Mỹ.

Tờ báo này cho rằng Mỹ không chỉ bị lôi kéo vào một cuộc chạy đua về năng lực và Chiến tranh Lạnh mới, mà còn phải đối mặt với một thời điểm “Sputnik mới” khi sự thiếu năng lực sẽ trở thành yếu tố không thể bỏ qua.
Xuất phát từ nhận định trên, NI đề xuất Quốc hội và Bộ Quốc phòng Mỹ phải điều chỉnh theo công nghệ chứ không trông đợi công nghệ điều chỉnh theo họ. Các công ty công nghệ thường có tỷ suất lợi nhuận cao, nhưng chi phí nghiên cứu và phát triển cũng cao.
Ví dụ, nếu các quan chức chính phủ cố gắng giới hạn lợi nhuận xuống 15%, các công ty có năng lực quan trọng sẽ không hợp tác với Lầu Năm Góc, và những người tìm kiếm các hợp đồng chính phủ sẽ không thể đổi mới.
My se thua Nga-Trung vi vung ve, lac hau?
Mỹ không còn tự tin vào sự vượt trội công nghệ của mình?
NI cho rằng ngoài Google từ chối hợp tác với Bộ Quốc phòng Mỹ còn hầu hết các công ty khác đều “yêu nước”. Tuy nhiên, chủ nghĩa yêu nước không giúp các công ty công nghệ Mỹ nuôi sống gia đình.
Khi giới hạn lợi nhuận, Chính phủ Mỹ khiến các công ty công nghệ đặt câu hỏi liệu họ có nên tránh tất cả các hợp đồng của chính phủ không.
Tờ báo nhấn mạnh, để giành chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Lạnh mới, Mỹ phải khai thác ưu thế công nghệ của khu vực tư nhân. Do đó, thay vì quản lý vi mô, Chính phủ Mỹ nên đảm bảo rằng năng lực sản xuất quan trọng vẫn ở Bắc Mỹ và ngăn chặn các đối thủ nước ngoài mua lại các công ty công nghệ và nhà sản xuất vũ khí.
Chính phủ nên tập trung nhiều hơn vào việc mở rộng năng lực và cơ sở công nghệ thay vì quản lý vi mô lợi nhuận. Việc quản lý kém các cơ sở công nghiệp quốc phòng đang làm xói mòn thay vì thúc đẩy năng lực vào thời điểm Mỹ không còn được phép mắc sai lầm.
Thực tế không dễ chịu
Những lo lắng của người Mỹ là có cơ sở khi Trung Quốc xác định công nghệ là một trong những đấu trường cạnh tranh siêu cường.
Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đang gấp rút chuẩn bị cho Kế hoạch 5 năm lần thứ 14, giai đoạn 2012-2025, với việc tham vấn các “ông lớn” như Alibaba, Tencent và Baidu, Tập đoàn BAT, cùng Huawei và ZTS.
Tháng 11/2019, một quỹ trị giá 147,2 tỷ nhân dân tệ (NDT), tương đương 21 tỷ USD, đã được khởi động để nâng cấp ngành công nghiệp sản xuất.
Đây là một phần trong ngân sách nghiên cứu và phát triển trị giá 110 tỷ USD mà Trung Quốc mạnh tay đầu tư. Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đã liệt kê 6 ngành công nghiệp trọng điểm - trong đó có năng lượng, công nghệ thông tin, chế tạo và dược phẩm sinh học.
My se thua Nga-Trung vi vung ve, lac hau?
Mỹ cố gắng ngăn chặn Trung Quốc phát triển công nghệ bằng mọi cách như đưa Huawei vào danh sách đen
Giới chuyên gia cho rằng đây là một phần trong chính sách của Bắc Kinh khi họ “vũ trang hóa” để chuẩn bị cho một cuộc Chiến tranh Lạnh mới với Washington.
Trong khi đó, Mỹ xem sự trỗi dậy về công nghệ của Trung Quốc là một mối đe dọa nên cố tạo trở ngại đối với dòng chảy tự do của công nghệ, dữ liệu, vốn, thị trường và nhân tài giữa 2 nước bằng cách áp đặt các điều luật cũng như sắc lệnh.
Điển hình là trường hợp Huawei bị Mỹ đưa vào danh sách đen và bị coi là “mối đe dọa an ninh quốc gia”, cùng với các tập đoàn khác như Hikvision và Dahua.
Trước cơn khát vật liệu bán dẫn và chip điện tử từ Mỹ, Trung Quốc đã phát động phong trào “tự cung tự cấp”, đưa cuộc chiến mở rộng trên quy mô cả trong và ngoài nước.

Giới phân tích thậm chí cho rằng nếu có thể tiếp tục hoặc tăng cường đà lợi thế công nghệ trong những lĩnh vực mới, Trung Quốc hoàn toàn đủ khả năng độc quyền, định hình các tiêu chuẩn công nghệ toàn cầu để phục vụ lợi ích của mình, tạo dựng những yếu tố kinh tế để thu về lợi nhuận, mở rộng bể data và tạo nền tảng thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu-phát triển trong tương lai.
Về phần Nga, ngày 15/1, trong thông điệp liên bang lần thứ 16, Tổng thống Vladimir Putin cho rằng, nước Nga lần đầu tiên trong lịch sử có thể trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về các loại vũ khí tiên tiến.
Tổng thống Putin khẳng định: "Chúng ta không đe dọa bất cứ ai và sẽ không tìm cách áp đặt ý chí của mình. Đồng thời, tôi có thể đảm bảo với mọi người rằng, các biện pháp tăng cường an ninh quốc gia đã được thực hiện một cách kịp thời và đầy đủ".
My se thua Nga-Trung vi vung ve, lac hau?
Nga thực sự bỏ xa Mỹ trong lĩnh vực chế tạo vũ khí mới?
Theo Tổng thống Putin, Nga hiện là quốc gia dẫn đầu thế giới trong hoạt động phát triển vũ khí tiên tiến. Ông Putin nhấn mạnh: "Các quốc gia hàng đầu khác trên thế giới sẽ vẫn phải phát triển các vũ khí mà Nga đang sở hữu".

Thực tế này cũng được các quan chức cấp cao Mỹ xác nhận. Ngày 18/1, Phó Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Tướng Không quân John Heiten thừa nhận Mỹ vốn chiếm thế thượng phong, độc tôn trên thế giới về phát triển vũ khí siêu thanh, nhưng nhiều dự án chế tạo đã thất bại và sẽ phải mất nhiều năm để khôi phục lại vị thế dẫn đầu đã mất.
Còn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hồi đầu tháng 12/2019 khẳng định, nước này buộc phải đuổi kịp Nga trong việc phát triển vũ khí siêu thanh.
Phát biểu tại diễn đàn an ninh ở California, khi được hỏi về tiến trình phát triển vũ khí siêu thanh của Nga, Bộ trưởng Esper nói:
"Chúng ta đã tạm dừng phát triển công nghệ vũ khí vài năm trước, dù khi đó, rõ ràng Mỹ đang ở thế thượng phong, còn bây giờ Washington đang “chơi trò rượt đuổi” để cố bắt kịp Nga”.
Thời gian gần đây, Mỹ đã tích cực nghiên cứu, chế tạo ra các tên lửa siêu thanh.
Năm 2018, quân đội Mỹ đã bắt đầu thử nghiệm tên lửa AGM-183A ARRW không đối đất (ASM). Washington cũng đang chế tạo và trang bị tên lửa HCSW siêu thanh tầm xa cho Không quân nước này.
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,106
Động cơ
146,174 Mã lực
Tướng Mỹ muốn học Triều Tiên về tên lửa
Tướng John Hyten nói quân đội Mỹ cần chấp nhận thất bại để tiến bộ nhanh như cách Triều Tiên phát triển tên lửa, vũ khí hạt nhân.
"Triều Tiên bằng cách nào đó trong vài năm qua đã phát triển chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân đủ sức đe dọa Mỹ lẫn các quốc gia láng giềng. Họ chế tạo tên lửa mới, vũ khí mới và phát triển năng lực mới nhanh hơn bất cứ ai trên thế giới", đại tướng John Hyten, phó chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, nói tại hội nghị do Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổ chức hôm 17/1 tại Washington D.C.
Tướng Hyten cho rằng Triều Tiên đã "thay đổi cấu trúc thế giới" dù nền kinh tế chỉ mạnh thứ 115 và điểm khác biệt của nước này chính là "biết cách tiến lên nhanh chóng".
"Triều Tiên đã học được cách chấp nhận thất bại, tại sao Mỹ không làm được điều đó. Quân đội Mỹ sợ thất bại và không muốn học hỏi từ chúng. Chúng ta cần hiểu thất bại là gì, học hỏi từ những sai lầm và nhanh chóng đi tiếp", chỉ huy quân sự số hai Lầu Năm Góc nói.
Triều Tiên trong những năm gần đây thử nghiệm nhiều loại vũ khí mới, trong đó có tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), tên lửa đạn đạo tầm ngắn và pháo phản lực cỡ lớn. Triều Tiên có thể đã thử động cơ và thiết bị hồi quyển cho đầu đạn hạt nhân hồi tháng 12/2019.
Phó chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ John Hyten phát biểu tại hội nghị ngày 17/1 ở Washington D.C. Ảnh: CSIS.
Trong khi đó, quân đội Mỹ lại đang tụt hậu so với các đối thủ, đặc biệt là trong lĩnh vực vũ khí siêu vượt âm. Hyten cho rằng Mỹ từng dẫn đầu về vũ khí siêu vượt âm cách đây 10 năm, nhưng cả hai dự án và hai nguyên mẫu đều kém hiệu quả. "Chúng ta làm gì sau khi thất bại? Bỏ nhiều năm nghiên cứu lý do thất bại và hủy các dự án đó", ông nói.
Hyten cho rằng một số lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ tại thung lũng Silicon như Elon Musk và Jeff Bezos có thể dẫn lối cho quân đội Mỹ phát triển khí tài. "Có một văn hóa 'tiến về phía trước' tại thung lũng Silicon. Hãy nhìn vào chương trình SpaceX của Mỹ, họ hứng chịu những thất bại rất lớn nhưng đã dừng lại chưa?", ông đặt câu hỏi.
Triều Tiên mở trung tâm nghiên cứu khoa học hạt nhân Yongbyon năm 1962 với sự hỗ trợ của Liên Xô, thử vũ khí hạt nhân lần đầu năm 2006 và thông báo thử thành công vũ khí nhiệt hạch tháng 9/2017.
Chương trình tên lửa đạn đạo của Triều Tiên bắt đầu với việc tự sản xuất các tên lửa Hwasong dựa trên nguyên mẫu Scud của Liên Xô. Triều Tiên phát triển nhiều loại tên lửa đạn đạo có tầm bắn xa hơn, trong đó tên lửa Hwasong-15 có thể đánh trúng mục tiêu cách nơi phóng khoảng 13.000 km.
Lãnh đạo Kim Jong-un ngày 1/1 tuyên bố Triều Tiên không còn lý do gì để đơn phương duy trì cam kết dừng thử nghiệm ICBM và vũ khí hạt nhân. Tình báo Hàn Quốc nhận định Triều Tiên có thể đang phát triển biển thế ICBM tối tân và dự kiến công bố nếu quan hệ với Mỹ tiếp tục xấu đi.
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,106
Động cơ
146,174 Mã lực
Mỹ chuyển gấp Chinook khi Afghanistan dùng lại Mi-17
(Vũ khí) - Không quân Afghanistan (AAF) được hưởng lợi lớn từ quyết định dùng lại trực thăng quân sự Mi-17 do Nga sản xuất.
Bất chấp sức ép từ Mỹ, Afghanistan vẫn tiếp tục sử dụng trực thăng quân sự Mi-17 do không hài lòng với máy bay UH-60A Black Hawk do Mỹ chuyển giao.

Quyết định tiếp tục dùng Mi-17 được Không quân Afghanistan (AAF) dưa ra sau khi cân nhắc kỹ tính hiệu quả cùng khả năng hoàn thành nhiệm vụ của trực thăng quân sự Mi-17 và Black Hawk.

My chuyen gap Chinook khi Afghanistan dung lai Mi-17
Trực thăng Ch-47 Chinook.
"Trong điều kiện khắc nghiệt như tại Afghanistan, trực thăng do Nga sản xuất đã chứng minh được sức mạnh và độ tin cậy trước trực thăng huyền thoại đến từ Mỹ. Vì vậy, Mi-17 tiếp tục được tin dùng", đại diện của AAF cho biết.

Điều bất ngờ là chỉ sau 2 ngày Mi-17 được Afghanistan sử dụng lại, chính phủ Mỹ đã phê duyệt kế hoạch chuyển giao dòng trực thăng 2 cánh quạt Ch-47 Chinook cho Kabul với mục đích thay thế hoàn toàn nhiệm vụ của Mi-17.

Như vậy, thêm một lần nữa dòng trực thăng Nga sản xuất lại phải lưu kho bởi quyết định của Mỹ. Trước đó, để loại bỏ Mi-17 khỏi AAF, Mỹ đã chuyển giao trực thăng Black Hawk để thay thế.

Nhưng sau thời gian vận hành không lâu, AAF nhận ra trực thăng Black Hawk "không thể mang theo được lượng hàng hóa lớn như Mi-17. Thực tế làm nhiệm vụ trên chiến trường Afghanistan còn cho thấy, phải cần gần 2 chiếc Black Hawk mới mang hết số hàng của 1 chiếc Mi-17.

Theo Defence-blog, với quyết định chuyển giao Ch-47 Chinook, dòng trực thăng Mi-17 của Nga không có cơ hội để cạnh tranh tại Afghanistan bởi khả năng chuyên chở cực ấn tượng và kinh nghiệm hoạt động tại những nơi có điều kiện khí hậu khắc nghiệt tại Trung Đông của Chinook.

Chinook có thiết kế hiện đại, trọng tải cất cánh tối đa gần 24.500kg, cho phép máy bay mang được cả vũ khí tác chiến hạng nhẹ cho quân đội dưới mặt đất.

Điều này giúp lực lượng được trang bị tăng cường khả năng cơ động, đưa các phương tiện chiến đấu tới khắp chiến trường nhanh hơn, không cần tới phương tiện vận tải bộ. Rất hữu ích ở những chiến trường đồi núi và cơ sở hạ tầng còn kém như Afghanistan.


 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,106
Động cơ
146,174 Mã lực
Đức từ chối mua UAV mới của Mỹ
(Vũ khí) - Berlin từ chối mua máy bay không người lái mới của Mỹ trị giá 2,5 tỷ USD vì lý do không đảm bảo an toàn bay.

Duc tu choi mua UAV moi cua My
Đức vừa từ chối mua máy bay do thám không người lái trinh sát (UAV) MQ-4C Triton, được sản xuất bởi tập đoàn Northrop Grumman của Mỹ.

Thay vào đó, chính phủ Đức sẽ mua máy bay do thám điện tử được sản xuất dựa trên cơ sở máy bay Bombardier Global 6000. Nhưng máy bay này được sản xuất ở Canada, chứ không phải ở Hoa Kỳ, và việc từ chối máy bay không người lái này có vẻ gây bức xúc cho phía Mỹ.

Việc Đức đặt mua của Mỹ 4 máy bay không người lái được biết đến vào tháng 4 năm 2018. Khi đó, cơ quan quân sự Đức dự định mua các máy bay không người lái (UAV) được sử dụng trong lực lượng Hải quân Hoa Kỳ. Và một thỏa thuận trị giá 2,5 tỷ USD đã được thông qua.

Giá như người Đức không đủ tiền để mua UAV thì đi một nhẽ, nhưng đằng này, phía Đức lại thông báo rằng họ không mua máy bay không người lái của Mỹ vì chúng có nhiều nhược điểm.

Theo cơ quan quân sự Đức, thiết bị của Mỹ không tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn khi hoạt động trên không phận của các nước EU. Đây không phải chỉ là sự từ chối của riêng nước Đức, mà còn là một gợi ý trực tiếp cho các quốc gia châu Âu khác, vì các tiêu chuẩn an toàn ở EU là giống nhau.

Và nếu như Đức cho rằng các máy bay không người lái khác của công ty Mỹ không phù hợp với các chuyến bay trong không phận EU, thì chỉ huy không quân của các quốc gia Tây Âu khác về mặt lý thuyết có thể đưa ra quyết định tương tự, và đây là một tổn thất lớn cho ngành công nghiệp Mỹ sản xuất thương hiệu máy bay không người lái này.

Một vấn đề nữa được các quan chức quân sự Đức đưa ra là chi phí cho máy bay không người lái này quá cao. Còn đối với phương tiện trinh sát điện tử dựa trên cơ sở mô hình máy bay thì không có hạn chế và trở ngại gì cho hoạt động trong không phận của Liên minh châu Âu.

Việc từ chối mua máy bay không người lái này đã được một số phương tiện truyền thông ngay lập tức loan tin như một bằng chứng về sự đổ vỡ trong quan hệ giữa Đức và Hoa Kỳ.

Đúng là giữa Tổng thống Mỹ Trump và Thủ tướng Đức Merkel hiện có nhiều mâu thuẫn và những tranh chấp khá mạnh mẽ trong lĩnh vực quân sự - chính trị. Đức từ chối tăng chi tiêu quốc phòng, từ chối chi trả những khoản tiền cho việc duy trì đội quân của Hoa Kỳ mà Washington lên tiếng đòi hỏi.

Và thực sự, rõ ràng là Đức đã mệt mỏi với sự hiện diện của quân đội Mỹ. Chính họ cũng muốn khẳng định vai trò quân sự hàng đầu ở châu Âu, cùng với người hàng xóm gần nhất của họ là Pháp.

Tuy nhiên, câu chuyện từ chối mua máy bay không người lái trong trường hợp này khó có thể coi là bằng chứng rõ ràng về sự đổ vỡ trong quan hệ của Đức và Mỹ.

Thay vào đó, người Đức sẽ tìm thấy một lời đề nghị hấp dẫn hơn về mặt kỹ thuật và thương mại. Nhưng có thể coi đây là lời cảnh báo đối với ngành công nghiệp quân sự Mỹ: ở đây, phía Đức ý muốn nói rằng, nếu Mỹ tiếp tục gây áp lực mạnh cho họ thì họ có thể ngừng mua thiết bị quân sự của Mỹ.

Ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ đang trải qua thời kỳ có nhiều dấu hiệu bất lợi so với trước đây, ví dụ như vị trí của ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã được củng cố. Hơn nữa, các thiết bị quân sự của Nga bắt đầu làm chủ các phạm vi ảnh hưởng truyền thống của ngành công nghiệp quân sự Mỹ như trường hợp đối với Thổ Nhĩ Kỳ.

Các hệ thống tên lửa phòng không của Nga cũng được các đồng minh truyền thống của Mỹ như Ả Rập Saudi và Morocco quan tâm. Pakistan cũng ngày càng quan tâm đến vũ khí Nga. Trong bối cảnh đó, việc Đức – một quốc gia châu Âu, đồng thời là đồng minh trong khối NATO - từ chối mua máy bay không người lái có vẻ là một câu chuyện đáng buồn đối với Hoa Kỳ.


 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,106
Động cơ
146,174 Mã lực
Taliban bắn hạ máy bay kết nối chiến trường Mỹ
(Vũ khí) - Theo Reuters, lực lượng Taliban tại Afghanistan tuyên bố đã bắn hạ một chiếc máy bay chỉ huy chiến trường của Mỹ tại tỉnh Ghazni.


Vụ việc đã được Aref Noori, phát ngôn viên của thống đốc Ghazni cho biết hôm 27/1 xác nhận: "Khoảng 13h10 (15h40 Hà Nội), một máy bay rơi ở huyện Deh Yak của tỉnh Ghazni. Máy bay bốc cháy và dân làng cố gắng dập lửa. Chúng tôi vẫn chưa biết đây là máy bay quân đội hay thương mại".

Trong khi đó, Zabihullah Mujahid, phát ngôn viên của Taliban lại khẳng định rằng lực lượng này đã bắn rơi "một máy bay E-11A Mỹ đang thực hiện nhiệm vụ tình báo" ở khu vực Sado Khel, huyện Deh Yak, tỉnh Ghazni khiến tất cả người trên máy bay, bao gồm quan chức cấp cao thiệt mạng.

Taliban ban ha may bay ket noi chien truong My
Hiện trường chiếc E-11A rơi
Các khu vực nông thôn rộng lớn ở tỉnh Ghazni nằm dưới sự kiểm soát hoặc ảnh hưởng của phiến quân Taliban, khiến lực lượng chính phủ khó tiếp cận hiện trường.

Cùng với tuyên bố, vị phát ngôn viên này cũng cho đăng tải video hiện trường chiếc máy bay bị bắn hạ. Từ hình ảnh được công bố không khó để nhận ra chiếc máy bay tối tân E-11A mang phù hiệu của Không quân Mỹ vẫn đang bốc cháy.

Được biết, phi cơ E-11A là phi cơ chuyên thực hiện loạt nhiệm vụ kết nối mọi dữ liệu từ các khí tài hiện đại của Mỹ, phát huy hiệu quả hợp đồng tác chiến trên chiến trường phức tạp.

Hiện Không quân Mỹ đang có trong trang bị tổng cộng 4 chiếc E-11A (kể cả chiếc bị rơi tại Afghanistan). Tất cả số máy bay này đều được biên chế cho Phi đoàn tác chiến điện tử viễn chinh số 430 và chỉ hoạt động tại căn cứ không quân Kandahar ở Afghanistan.

E-11A được ví như wifi trên trời, nhiệm vụ của chúng đặc biệt quan trọng. Những chiếc E-11A đóng vai trò cửa ngõ kết nối thông tin, cho phép khí tài sử dụng thiết bị vô tuyến khác nhau có thể liên lạc và chia sẻ dữ liệu trên chiến trường.

Quân đội Mỹ triển khai nhiều hệ thống đường truyền dữ liệu (datalink) để chia sẻ thông tin chiến thuật giữa các khí tài, nhưng nhiều thiết bị trong số đó không tương thích với nhau.

Tiêm kích F-15 của không quân có thể chia sẻ dữ liệu mục tiêu với chiến đấu cơ F/A-18E/F của hải quân nhờ đường truyền Link-16, nhưng phi cơ F/A-18 lại không chuyển tiếp thông tin được cho oanh tạc cơ B-52 hoặc B-1B không quân.

Sự thiếu tương thích giữa các hệ thống chia sẻ dữ liệu này là trở ngại nghiêm trọng trên chiến trường, do các máy bay từ nhiều lực lượng khác nhau có khả năng phải yểm trợ cho binh sĩ từ nhiều nước.

Những chiến dịch hiệp đồng phức tạp cũng đòi hỏi chiến đấu cơ phải nhanh chóng chia sẻ thông tin mục tiêu qua datalink để đối phó với các hệ thống phòng không dày đặc của đối phương.

E-11A được coi là giải pháp hữu hiệu, giúp các khí tài khác nhau của Mỹ "hòa mạng" làm một và giúp kết nối binh sĩ dưới mặt đất với kiểm soát không lưu tiền phương (FAC) hoặc kiểm soát không kích liên quân (JTAC), nhất là trong địa hình phức tạp, gây ảnh hưởng tới việc truyền tín hiệu liên lạc.

Binh sĩ có thể kết nối với máy bay đồng minh qua E-11A mà không cần di chuyển tới vị trí lộ liễu, dễ bị đối phương tấn công liên lạc bằng sóng vô tuyến.

Các máy bay E-11A được Mỹ phát triển ngay sau chiến dịch hiệp đồng thảm họa giữa đặc nhiệm hải quân (SEAL), thủy quân lục chiến và lục quân mang tên Red Wings tại Afghanistan vào năm 2005.

Trong chiến dịch này, địa hình núi cao của Afghanistan và sự thiếu thốn cơ sở hạ tầng liên lạc khiến các lính đặc nhiệm SEAL khi thực hiện nhiệm vụ tập kích phiến quân Taliban đã không thể liên lạc được với trung tâm chỉ huy tác chiến.

Họ phải leo lên điểm cao để dùng bộ đàm vô tuyến và điện thoại vệ tinh để liên lạc và bị lộ trước hỏa lực đối phương. Phát hiện vị trí đặc nhiệm Mỹ, Taliban triển khai nhiều đợt tấn công làm 19 lính đặc nhiệm Mỹ thiệt mạng.

Dòng E-11A bay thử chuyến đầu vào tháng 11/2005 và đưa vào biên chế không quân Mỹ từ năm 2009. Chúng luôn được triển khai tại Afghanistan để thực hiện nhiệm vụ và chỉ trở về Mỹ khi cần bảo dưỡng.

Lần đầu tiên phi công được lái chiếc E-11A là khi triển khai chiến đấu tại Kandahar. Quá trình huấn luyện diễn ra hệ thống mô phỏng suốt một tháng, giúp phi công làm quen với máy bay và dễ dàng kiểm soát nó trong thực tế. Họ cũng phải trải qua một tuần tập huấn ở thực địa.

Ngoài những chiếc E-11A, Không quân Mỹ cũng đang bổ sung các máy bay không người lái EQ-4B làm nhiệm vụ tương tự. Chúng sẽ giúp giảm tải cho phi cơ và tổ lái của Phi đoàn số 430 trong các nhiệm vụ kéo dài ở Iraq và Afghanistan.

 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,106
Động cơ
146,174 Mã lực
Thất vọng với Black Hawk, Afghanistan tái sử dụng Mi-17
(Vũ khí) - Bất chấp sức ép từ Mỹ, Không quân Afghanistan vẫn tiếp tục sử dụng trực thăng quân sự Mi-17 do thất vọng với máy bay UH-60A Black Hawk do Mỹ chuyển giao.

Quyết định tái sử dụng Mi-17 được Không quân Afghanistan (AAF) dưa ra sau khi cân nhắc kỹ tính hiệu quả cùng khả năng hoàn thành nhiệm vụ của trực thăng quân sự Mi-17 và Black Hawk.

"Trong điều kiện khắc nghiệt như tại Afghanistan, trực thăng do Nga sản xuất đã chứng minh được sức mạnh và độ tin cậy trước trực thăng huyền thoại đến từ Mỹ. Vì vậy, Mi-17 tiếp tục được tin dùng", đại diện của AAF cho biết trong một tuyên bố.

That vong voi Black Hawk, Afghanistan tai su dung Mi-17
Trực thăng Mi-17 và Mi-35 của Không quân Afghanistan.
Dù không đưa ra điểm yếu cụ thể của Black Hawk khi hoạt động tại Afghanistan nhưng theo nguồn tin trang Air Recognition có được, trực thăng Black Hawk "không thể mang theo được lượng hàng hóa lớn như Mi-17.

Thực tế làm nhiệm vụ trên chiến trường Afghanistan cho thấy, phải cần gần 2 chiếc Black Hawk mới mang hết số hàng của 1 chiếc Mi-17 có thể chuyên chở.

Nguồn tin này cho biết thêm, Mỹ đã mua trực thăng Black Hawk trang bị cho Không quân Afghanistan để làm nhiệm vụ thay thế Mi-17, nhưng một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của trực thăng là sức nâng và vận chuyển hàng hóa thì Black Hawk lại không thực sự mạnh và thua kém hơn hẳn Mi-17.

"Trực thăng Black Hawk không có khả năng nâng như Mi-17", nguồn tin cho biết. Thông tin này cũng được coi là thừa nhận cay đắng đầu tiên được Mỹ đưa ra kể từ khi Chính phủ và Bộ Quốc phòng Mỹ bằng nhiều cách khác nua đã ép Afghanistan phải bỏ Mi-17 chuyển sang dùng Black Hawk của Mỹ.

Hồi năm 2016, Lầu Năm Góc thông báo rằng thay vì mua máy bay trực thăng Nga Mi-17 cho các lực lượng Afghanistan, họ đang có kế hoạch rút khỏi hệ trang bị của quân đội Mỹ 53 máy bay trực thăng Black Hawk và nâng cấp chúng để giao cho quân đội Afghanistan.

Theo các thành viên của Quốc hội, các lực lượng vũ trang Mỹ sẽ được nhận máy bay Black Hawk trong kho bởi những chiếc trực thăng này bị loại biên này vẫn có thể sử dụng được hàng chục năm nữa, đây là nguồn cung không tồi cho quân đội Afghanistan.

Ngoài ra, vào tháng 6/2016, Quốc hội Mỹ cũng ban hành lệnh cấm chính phủ Afghanistan không được dùng ngân sách viện trợ quân sự của Mỹ để mua trực thăng Mi-35 của Nga, buộc Kabul phải tạm dừng kế hoạch này để tìm nguồn kinh phí mua sắm mới từ Moscow.

Ngược lại thời gian trước đây khoảng gần 1 thập kỷ, Lầu Năm Góc đã bất chấp những phản đối của Quốc hội nước này để mua máy bay trực thăng Mi-17 Nga cho quân đội Afghanistan.

Quân đội Mỹ đã bắt đầu mua Mi-17 cho các đồng minh từ khá lâu. Vào tháng 6/2010, quân đội Mỹ đã chi 648 triệu USD cho hợp đồng mua 31 trực thăng Mil Mi-17 của Nga cho quân đội Afghanistan. Sang năm 2011, Lầu Năm Góc tiếp tục mua thêm 10 chiếc nữa.

Ngoài ra, vào năm 2010, Mỹ còn mua tiếp 8 chiếc cho quân đội Iraq và 14 chiếc khác để viện trợ cho quân đội Pakistan.

Hợp đồng gần đây nhất là vào ngày 17/6/2013, Lầu Năm Góc đã thông qua quyết định chi khoản tiền 572 triệu USD để mua 30 trực thăng quân sự của Nga trang bị cho Afghanistan. Bản hợp đồng còn bao gồm cả các linh kiện thay thế, trang thiết bị thử nghiệm và hỗ trợ về kĩ thuật.

Lô trực thăng Mi-17 được mua thông qua Tập đoàn xuất nhập khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport sẽ được chuyển giao cho Đội đặc nhiệm thuộc Các lực lượng an ninh quốc gia Afghanistan, để thực thi các nhiệm vụ chống khủng bố, chống buôn lậu ma túy và các nhiệm vụ đặc biệt khác.

Sau đó, công tác thử nghiệm đã được tiến hành tại Nga và bản hợp đồng này đã được hoàn thành vào năm 2014.

Tuy nhiên, đã không có thương vụ mua bán mới nào loại trực thăng này kể từ năm 2014 đến nay bởi sự ngăn cản của Mỹ và nước này buộc Afghanistan phải dùng Black Hawk.

Nhưng bất chấp sức ép từ Mỹ, Black Hawk vẫn bị thất sủng tại Afghanistan và thay vào đó là trực thăng do Nga sản xuất.


 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,106
Động cơ
146,174 Mã lực
Mỹ đang phải né lệnh trừng phạt của chính mình
(Quan hệ quốc tế) - Chuyên gia Nga đã giải thích lí do vì sao Ukraine mua nhôm của Nga nhiều như vậy, đó là để sản xuất linh kiện tên lửa cho... Mỹ.
Ukraine mua nhôm của Nga chế tạo tên lửa cho Mỹ

Giới truyền thông Ukraine mới đây đưa tin, nhà máy chế tạo tên lửa Yuzhmash của nước này đã đặt hàng mua nhôm thành phẩm của Nga cho việc chế tạo các tên lửa Mỹ. Bằng cách này, Ukraine đã giúp Hoa Kỳ né tránh lệnh trừng phạt của chính mình.

Theo cổng thông tin Ukraine.ru, nhà máy chế tạo máy Yuzhmash mang tên Makarov ở Ukraine đã ký hợp đồng với Công ty TNHH “Alfa-Metal” của Nga về cung cấp nhôm.

Theo dữ liệu của hệ thống điện tử Prozorro, vào ngày 15 tháng 1, hai bên đã ký hợp đồng trị giá 109,5 triệu rúp về cung cấp nhôm. Tổng trọng lượng của đơn đặt hàng là khoảng 88,7 tấn nhôm cán. Tuy nhiên, mục đích của thương vụ này không được tiết lộ trong báo cáo.

Số liệu của giới truyền thông cũng cho biết, kể từ năm 2017 đến nay, Yuzhmash đã ký bốn hợp đồng với công ty Nga về cung cấp nhôm.

Trong phần mô tả hợp đồng năm ngoái, người ta cho biết rằng, nhà máy Ukraine phải mua nhôm để chế tạo cấu trúc chính của tầng 1 của tên lửa đẩy Antares của Mỹ do Phòng thiết kế Yuzhnoye thiết kế. Loại tên lửa này được sử dụng để phóng lên quỹ đạo tham chiếu thấp và được trang bị động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng RD-181 của Nga.

Phòng thiết kế Yuzhnoye nằm tại thành phố Dnepropetrovsk. Trong số những sản phẩm mà phòng thiết kế chế tạo có tên lửa đẩy vũ trụ dòng Zenit (hiện nay là Zenit-3SL), Dnepr (Satan - theo cách gọi của Mỹ), vệ tinh quan sát Trái đất, động cơ tên lửa đẩy serial RD (ví dụ như RD-843) và các thiết bị khác.

Công ty Yuzhmash, nơi sản xuất công nghiệp các thiết bị hàng không vũ trụ cũng nằm trong thành phố này của Ukraine.

Bình luận về vấn đề này, giới chuyên gia Nga lưu ý rằng, có một số loại hàng hóa của Nga mà Hoa Kỳ không thể thay thế được, nên Washington đang cố gắng mua bằng các con đường vòng, bất chấp các lệnh trừng phạt chính mình đã áp đặt đối với Moscow.

My dang phai ne lenh trung phat cua chinh minh
Nga có rất nhiều nguyên liệu, linh kiện và trang thiết bị khiến Mỹ phải mua
Mỹ tạo kẽ hở để cho mình lách luật

Theo giới phân tích, có một số loại hàng hóa mà Hoa Kỳ bắt buộc phải mua từ Nga, ví dụ như động cơ tên lửa, dầu mỏ, khí hóa lỏng (LNG) và hợp kim quý hiếm Titan chất lượng cao mà chỉ có Nga mới sản xuất thành công với giá rẻ, đặc biệt quan trọng đối với ngành hàng không và vũ trụ Mỹ.

Nhà độc quyền Titan của Nga là công ty VSMPO-Avisma sản xuất 1/3 lượng phụ tùng titan cho ngành công nghiệp máy bay của thế giới, 70% sản phẩm của công ty này bán ra thị trường toàn cầu, chỉ có 30% phục vụ nhu cầu nội địa; trong đó, Avisma cung cấp 40% thành phần Titan cho hãng Boeing (Mỹ) và 60% cho Airbus (châu Âu) và cung cấp toàn bộ Titan cho hãng Embraer của Brazil.

Những động cơ tên lửa RD-180, RD-171, RD-181 của Nga là không thể thiếu cho các tên lửa đẩy phóng vệ tinh của Mỹ; còn các tên lửa và tàu vận tải vũ trụ Soyuz của Nga là phương tiện Mỹ buộc phải thuê để chở hàng hóa và phi hành gia lên trạm không gian ISS.

Hiểu được vai trò “không thể thiếu” của Nga, ngay trong cơ chế trừng phạt của mình, Mỹ cũng cố tình chừa ra những “lỗ hổng” cho phép mình “lách luật” mua một số sản phẩm từ Nga, để phục vụ lợi ích an ninh quốc gia.

Trong thương vụ mua nhôm của Nga, Ukraine đóng vai trò trung gian. Họ mua các sản phẩm của Nga có thể bị liệt vào danh sách đen của Mỹ, sau đó chuyển giao cho Hoa Kỳ các sản phẩm này để Mỹ có thể tuân thủ chế độ trừng phạt của mình.

Ngoài ra, mặc dù Kiev đưa ra những lời hùng biện mạnh mẽ, nhưng, chính Ukraine đã cố gắng mua một số sản phẩm quốc phòng từ Nga, đặc biệt là các động cơ từ nhà máy diesel Yaroslavl, đã cố gắng mua lưỡi dao cho động cơ trực thăng từ các nhà máy của Nga, mua lòng vòng khí đốt của Nga thông qua các nước châu Âu, thậm chí mua chui vật liệu, linh kiện vũ khí trên thị trường chợ đen của Nga...

Do đó, những thương vụ như mua nhôm vừa qua của Ukraine không làm ai phải ngạc ngạc nhiên.



 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,106
Động cơ
146,174 Mã lực
Việt Nam phát triển tên lửa chống tăng thế hệ mới
(Quốc phòng Việt Nam) - Sau khi nâng cấp thành công 9M14 Malyutka, ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã mạnh dạn đề xuất phát triển tên lửa chống tăng có điều khiển thế hệ mới.

Theo lãnh đạo Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (CNQP), năm 2019, ngành Quân giới Việt Nam đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, trong đó tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển CNQP đến năm 2020 và những năm tiếp theo đạt được nhiều kết quả tích cực.

Nổi bật là Bộ Quốc phòng phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch xây dựng và phát triển CNQP. Tổng cục đã ban hành kế hoạch triển khai quy hoạch và đang xây dựng Đề án nâng cao năng lực sản xuất, sửa chữa vũ khí trang bị lục quân khu vực miền Nam trình Bộ Quốc phòng phê duyệt.

Đặc biệt hơn, năm 2020, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng tiếp tục đề xuất Bộ Quốc phòng cho thực hiện đầu tư một số dự án cấp bách như sản xuất đạn con, sản xuất thép chất lượng cao, tên lửa chống tăng thế hệ mới...

Viet Nam phat trien ten lua chong tang the he moi
Tên lửa chống tăng 9M14 Malyutka (AT-3 Sagger) do Việt Nam cải tiến
Cần lưu ý rằng trong năm 2017 báo Quân đội nhân dân đã thông tin về chương trình hiện đại hóa tên lửa chống tăng (ATGM) đang có trong biên chế. Cụ thể, ATGM thế hệ cũ được cải tiến theo hướng mang đầu đạn kép bao gồm: Thay đầu đạn cũ bằng đầu đạn tandem và thuốc phóng mới, giữ nguyên thân tên lửa cũng như các phần còn lại.

Sau cải tiến, tên lửa có khả năng xuyên thép đồng nhất dày 750 - 800 mm sau khi đã phá lớp giáp phản ứng nổ (ERA), sử dụng chế độ điều khiển trực tiếp bằng tay và chế độ bán tự động.

Vận tốc của tên lửa nâng cấp lên tới 135 m/s và đủ sức diệt xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) thế hệ mới ở cự ly từ 500 m đến 3.000 m. Căn cứ vào các đặc tính về tầm bắn, tốc độ, chế độ điều khiển thì có thể nhận ra loại ATGM này chính là 9M14 Malyutka (AT-3 Sagger).

Viet Nam phat trien ten lua chong tang the he moi
Tên lửa chống tăng Skif của Ukraine, một trong những nguyên mẫu có tiềm năng để Việt Nam làm căn cứ phát triển
Tuy nhiên vũ khí trên vẫn có nhược điểm là khá cồng kềnh, sử dụng cơ chế dẫn đường thủ công (MCLOS) thông qua dây dẫn, đòi hỏi trắc thủ phải liên tục điều chỉnh đường bay của quả đạn cho tới khi trúng đích, phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng của con người.

Trong khi đó các loại ATGM hiện nay đều có cơ chế tối thiểu là bán tự động (SACLOS) bám chùm laser, trắc thủ chỉ cần giữ chữ thập trên cơ cấu ngắm vào mục tiêu là quả đạn tự hiệu chỉnh để đánh trúng đích. Ngoài ra ATGM thế hệ 3 như Javelin còn có cơ chế tự động hoàn toàn (ACLOS), xạ thủ có thể rời đi ngay sau khi nhấn nút phóng.

Với điều kiện khoa học kỹ thuật của Việt Nam, khả năng cao sẽ là chúng ta từng bước nghiên cứu chế tạo ATGM SACLOS để thay cho MCLOS trước khi tiến lên ACLOS như các cường quốc quân sự hiện nay, mặc dù vậy đây vẫn là tín hiệu rất đáng mừng cho công nghiệp quốc phòng Việt Nam.


 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top