[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
"Vũ khí mạnh nhất thế giới": Tên lửa Bắc Triều Tiên "Pukkykson-5A"
(Vũ khí) - Như các phương tiện truyền thông đã đưa tin, Bắc Triều Tiên vừa cho “trình làng” một mẫu tên lửa được cho là “mạnh nhất thế giới”.

Để cung cấp thêm một số thông tin chi tiết hơn và một số nhận định chung, xin được giới thiệu bài viết với tiêu đề trên của chuyên gia quân sự Nga quen thuộc Ryabov Kirill. Bài dăng trên “Bình luận quân sự” và một số báo chuyên ngành quân sự khác của Nga ngày 21/01/2021.
Tên lửa "Pukkykson-5A" tại lễ duyệt binh [giữa ]
Chiều ngày 14/1, một cuộc duyệt binh đã được tổ chức trọng thể tại Bình Nhưỡng để chào mừng Đại hội Đảng Lao động CHDCND Triều Tiên lần thứ VIII. Tại lễ duyệt binh này, đã có rất nhiều mẫu vũ khí và trang bị kỹ thuật quen thuộc, cũng như một số mẫu mới được giới thiệu.
Đáng quan tâm nhất trong số những mẫu mới là tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) có tên "Pukkykson-5A" ("Ngôi sau vùng Cực -5A" - còn được phiên âm theo cách khác nữa là “Pukguksong”-ND).
Nó được (Bắc Triều Tiên) khẳng định là loại vũ khí mạnh nhất trong lớp này, không chỉ của riêng Bắc Triều Tiên mà còn cả của toàn thế giới.
Các tên lửa tham gia duyệt binh
Trong lễ duyệt binh, có 4 SLBM mới nói trên tham gia đội hình duyệt binh. Các quả tên lửa “trần” được kéo trên các xe rơ moóc-vận tải. Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên đã gọi những sản phẩm này là kiểu vũ khí mạnh nhất thế giới, tiêu biểu cho sức mạnh của Các Lực lượng Vũ trang Cách mạng nước này.
Những tên lửa mới, cũng giống như các tên lửa “tiền nhiệm” dòng “Ngôi sao vùng Cực” của chúng, không có vẻ bề ngoài quá nổi bật - và hình dạng bên ngoài không tiết lộ nhiều những thông tin kỹ thuật về chúng.
SLBM có thân hình trụ với một bộ phận phần đầu hình bầu dục. Các tên lửa được sơn chủ yếu là màu đen và hoa văn đen- trắng trên phần đầu. Trên thân tên lửa có tên bằng tiếng Hàn và mã số kỹ thuật.
Mặc dù đã có những tuyên bố hoành tránh và những mỹ từ, nhưng các tính năng kỹ- chiến thuật của SLBM “Pukkykson-5A” vẫn không được công bố.
Ngoài ra, cho đến thời điểm hiện tại, không có bất cứ thông tin gì về kết quả (nếu có) các lần thử nghiệm những sản phẩm này. Rất nhiều khả năng những tên lửa được cho tham gia duyệt binh trước rồi sau đó mới cho tiến hành các thử nghiệm bay.

Điều khiến cộng đồng chuyên gia quân sự đặc biệt quan tâm là chỉ trong mấy tháng gần đây CHDCND Triều Tiên đã có thể “phô diễn” được tới hai kiểu tên lửa trang bị cho những tàu ngầm của một dự án mới.
Cụ thể, vào tháng 10, nhân lễ duyệt binh chào mừng 75 năm Ngày thành lập Đảng Lao động, Triều Tiên đã cho trình diễn tên lửa “Pukkykson-4A”.
Vào thời điểm đó, nhiều chuyên gia cho rằng đây là thiết kế mới nhất của Bắc Hàn trong lĩnh vực chế tạo vũ khí tên lửa cho lực lượng tàu ngầm. Nhưng đến bây giờ thì đã rõ, như vậy là còn có một dự án khác nữa.
Các bí mật chiến thuật và kỹ thuật
Hiện không có bất cứ thông tin nào về các tính năng của SLBM “Pukkykson-5A”, còn các tuyên bố hùng hồn khẳng định đây là loại “vũ khí mạnh nhất thế giới” không thể được coi là bằng chứng khả tín về sức mạnh thực của chúng.
ADVERTISING
1611566998929.png

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%





Play


Advertisement: 0:06






X
Mặc dù vậy, những dữ liệu đã có về tên lửa đạn đạo trang bị cho tàu ngầm của Bắc Triều Tiên cũng cho phép chúng ta đưa ra một số nhận định sơ bộ. Phân tích các bức ảnh và các đoạn video, có thể cho rằng tên lửa mới có đường kính không quá 2-2,5 m và chiều dài khoảng 11-12 m.

Không xác định được trọng lượng của “sản phẩm”. Những tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm có kích thước và kết cấu tương tự do nước ngoài thiết kế có trọng lượng ít nhất 35-40 tấn. Có thể cho rằng tên lửa mới Bắc Triều Tiên cũng có trọng lượng tương tự- vì phương tiện vạn chuyển là xe rơ mooc ba cầu.

Bề mặt ngoài thân tên lửa cho phép nghĩ rằng đây là tên lửa hai tầng. Cả hai tầng đều có động cơ nhiên liệu rắn. Và như vậy, cả kết cấu và kiểu động cơ, tên lửa “Pukkykson-5A” giống những mẫu tên lửa của các dự án cùng lớp trước đó.

Nhưng đồng thời, việc tăng kích thước và trọng lượng có thể làm tăng công suất động cơ và nhờ vậy, làm tăng đáng kể các tính năng bay.

Tầm bắn của các tên lửa mới nhất dòng “Pukkykson” này hiện vẫn chưa được công bố chính thức, và chỉ có những ước tính dựa trên những tính toán của các chuyên gia.


Ngoài ra, các tên lửa của hai mẫu mới nhất cũng chưa được thử nghiệm, thành thử chưa có ngay cả thông tin gần đúng về các tính năng của chúng. Tuy vậy, vẫn có thể hình dung được giá trị tối thiểu của các tham số cơ bản.

Vào tháng 10 năm 2019, đã tiến hành vụ phóng thử đầu tiên tên lửa đạn đạo xuyên lục địa “Pukkykson-3”. Tên lửa bay theo quỹ đạo thử nghiệm với góc phóng tăng dần trong pha đầu của đường bay.

Trong lần phóng này, nó đã lên đến độ cao 910 km và có tầm bay 450 km. Nếu tính theo các chỉ số năng lượng, thì đó tương đương với một cự ly bay theo quỹ đạo tối ưu là 2.100 km.

Các tên lửa hai mẫu mới nhất khác với “Pukkykson-3” ở chỗ dự trữ nhiên liệu tăng lên, giúp tăng đáng kể tầm bắn. Với "Pukkykson-5A", cự ly bắn có thể ước tính vào khoảng 3,5-4 nghìn km hoặc hơn.

Tuy nhiên, dù có cải thiện được các tinh năng như vậy, “sản phẩm” mới sẽ vẫn thuộc lớp tên lửa tầm trung – cũng như cả hai kiểu tên lửa cùng dòng trước đó.

Theo các số liệu và đánh giá đã biết, cho đến nay các tên lửa đạn đạo do Triều Tiên thiết kế đều chỉ mang đầu tác chiến đơn.

Trong trang bị của Lực lượng Hạt nhân Chiến lược CHDCND Triều Tiên có các đầu tác chiến với đương lượng nổ không quá 30-50 kt. Rất có thể, SLBM mới này sẽ còn có thể mang đầu tác chiến thông thường.

Vấn đề về phương tiện mang (tàu ngầm) tên lửa “Pukkykson-5A” mới này vẫn chưa được tiết lộ. Trong một phát biểu gần đây tại đại hội Đảng Lao động Triều Tiên, nhà lãnh đạo Kim Jong-un có đề cập đến việc chế tạo chiếc tàu ngầm hạt nhân Triều Tiên đầu tiên.

Có thể, tàu này sẽ được trang bị tên lửa “Pukkykson-4A” hoặc “Pukkykson-5A”. Nhưng nói chung, không có những thông tin đáng tin cậy trong những trường hợp như vậy. Cũng như hiện không ai biết các mốc thời gian đưa tàu ngầm (hạt nhân Bắc Triều Tiên) đầu tiên và vũ khí trang bị cho nó vào trực chiến.


Trong tương lai gần

Bắc Triều Tiên đã thiết kế thêm một kiểu tên lửa đạn đạo mới để trang bị cho tàu ngầm, và, có khả năng là đã lại tiếp tục cải thiện các tính năng chủ yếu của nó so với các tên lửa trước đó. Bất chấp tình trạng “đói thông tin” như hiện nay, có thể đưa một số dự báo và kết luận ngay từ bây giờ.

Theo những gì đã được biết, hai mẫu tên lửa mới nhất này vẫn chưa được thử nghiệm. Thành thử, ngay trong thời gian tới, CHDCND Triều Tiên sẽ phải tiến hành một số vụ phóng thử, hoàn thiện tên lửa và triển khai sản xuất chúng.

Ngoài ra, cần hoàn thành công việc đóng các tàu ngầm hạt nhân và tàu ngầm điện- diesel chiến lược. Cần bao nhiêu thời gian để làm việc này- không rõ.

Cần phải thấy rằng những thông tin đầu tiên về các vụ thử tên lửa mới sẽ làm rõ hơn rất nhiều bức tranh hiện có.

Đặc biệt, căn cứ vào các thông số của chuyến bay thử nghiệm, sẽ có thể xác định một cách tương đối chính xác các tính năng bay, cũng như các thông tin về phương tiện mang, ít nhất là cũng là về phương tiện mang thử nghiệm.

Rất có thể, các lần thử nghiệm bay của hai kiểu tên lửa “Ngôi sao vùng Cực” sẽ bắt đầu ngay trong mấy tháng tới, và để chúng có thể tham gia trực chiến, sẽ cần thêm ít nhất vài năm nữa.

Tăng cường sức mạnh Hải quân

Vào thời điểm hiện tại, Bắc Triều Tiên đang cùng lúc thực hiện các dự án chế tạo tàu ngầm và các tên lửa đạn đạo để trang bị cho chúng.



Sau khi hoàn thành các dự án như đã biết nói trên, Hải quân Bắc Triều Tiên sẽ tiếp nhận ít nhất 2-3 tàu ngầm động cơ điện- diesel-điện và động cơ hạt nhân có khả năng mang SLBM. Để trang bị cho những tàu ngầm trên, đã chế tạo xong ba kiểu tên lửa tầm trung dòng “Pukkikson”.

1611567022035.png
Phóng thử nghiệmSLBM “Pukkykson-3”, ngày 2/10/ 2019 .
Cự ly bắn của các "Ngôi sao vùng Cực" nhiều mẫu khác nhau là từ 1.300 km đến 3-4.000 km, và nhờ vậy là làm tăng rất đáng kể hiệu quả chiến đấu và tính linh hoạt trong việc sử dụng thành tố hải quân của Các Lực lượng Hạt nhân.

Tới đây, khi sử dụng các tàu ngầm và tên lửa mới, Hải quân Bắc Triều Tiên sẽ có thể tấn công các mục tiêu đã định từ một khoảng cách xa hơn, và nhờ vậy, làm giảm rủi ro bị tổn thương trước hệ thống phòng thủ chống ngầm của đối phương.

Dù có những tiến bộ như dự kiến, Các Lực lượng Hạt nhân chiến lược và chiến thuật của Quân đội Triều Tiên sẽ vẫn có quy mô nhỏ và có những khả năng tác chiến hạn chế.

Để đảm bảo sự cân bằng với các đối thủ tiềm năng, cần phải tiếp tục phát triển hơn nữa tất cả các hướng chính, cũng như chế tạo và đưa vào trang bị các mẫu vũ khí và trang thiết bị kỹ thuật quân sự mới.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, CHDCND Triều Tiên thậm chí còn chưa có những khả năng như vậy. Chỉ mới có một tàu ngầm mang tên lửa đang hoạt động được trang bị kiểu tên lửa “Pukkykson-1” không phải là hiện đại nhất.

Tuy nhiên, Bình Nhưỡng đang thực hiện mọi biện pháp cần thiết và thiết kế các mẫu mới.

Những kết quả của những nỗ lực nói trên đã được thể hiện qua các tên lửa tham gia duyệt binh trong tháng 10 (2020) và tháng 1 (2021) vừa qua, và dự kiến sẽ sớm có một bằng chứng mới về tiềm năng của Bắc Triều Tiên qua các lần thử nghiệm bay sắp tới.

Các ảnh đã sử dụng: Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên, Truyền hình Trung ương Triều Tiên

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Phương Tây đoán tầm hoạt động của radar Nga mới nhất "Yakhroma"
(Vũ khí) - Xin giới thiệu tiếp bài tổng hợp của Tòa soạn báo “Bình luận quân sự” với tiêu đề trên đăng trên báo này ngày 14/1/2021.

Chúng tôi có đưa thêm bản đồ Chukotka để tiện hình dung.
Phuong Tay doan tam hoat dong cua radar Nga moi nhat
Thông tin về việc Nga chuẩn bị khởi công xây dựng trạm radar mới nhất "Yakhroma" để tăng cường cho tuyến mặt đất trong hệ thống cảnh báo sớm đòn tấn công tên lửa tại Chukotka đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới bình luận quân sự Phương Tây.
Một số chuyên gia thậm chí còn đưa ra các dự đoán về cự ly hoạt động của trạm radar nay, đồng thời giải thích lý do tại sao Nga lại phải xây dựng một trạm radar như vậy tại khu vực Chukotka.
Phuong Tay doan tam hoat dong cua radar Nga moi nhat
Nhiều chuyên gia Phương Tây nhận định rằng nước Nga với một lãnh thổ rất lớn nhưng hiện lại không có một trạm radar cảnh báo đòn tấn công của các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Mỹ từ hướng này (hướng Đông-ND).

Vì vậy, họ không ngạc nhiên khi biết tin người Nga quyết tâm “bịt lỗ hổng”.
ADVERTISING
1611567044914.png

Video Player is loading.
Play
Remaining Time 10:00
XEM THÊM
Unmute
Loaded: 100.00%





Play



X
Đồng thời, các chuyên gia Phương Tây nói trên cũng tính toán rằng trạm radar “Yakhroma” với các thiết bị cực nhạy của mình sẽ có thể phủ sóng một nửa lãnh thổ Canada và với tới tận bang California của Mỹ.

Thêm nữa,, trạm radar này sẽ có thể giám sát một không gian khổng lồ ngoài sức tưởng tượng, hỗ trợ các đài radar cảnh báo sớm đòn tấn công tên lửa khác của Nga.


Trạm radar “Yakhroma” Nga sẽ “nhìn thấy” suốt từ quần đảo Spitsbergen và Greenland đến tận đảo Honshu lớn nhất của Nhật Bản và toàn bộ phần phía Bắc Thái Bình Dương.

Xin nhắc lại rằng vào tháng 12/ 2020 mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Xergey Shoigu cũng tuyên bố sẽ triển khai xây dựng trạm radar “Yakhroma” tại Sevastopol (bán đảo Crimea) vào năm 2021.

Trước đó, trong năm 2019, tờ “Izvestia” đưa tin: theo các nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga thì bộ này đã lên kế hoạch triển khai trạm radar “Voronezh” tại quận Nakhimovsky của Sevastopol để "các nếp gấp của địa hình không ảnh hưởng đến hoạt động của nó (trạm radar)".


Vào tháng 1/2021 này, một nguồn tin từ Tổ hợp Công nghiệp Quốc phòng Nga có nói với hãng thông tấn TASS rằng việc xây dựng trạm radar “Yakhroma” ở khu vực Chukotka sẽ được triển khai ngay trong năm nay.

Trạm radar này sẽ được xây dựng xong vào năm 2030. Nó sẽ được tự động hóa hoàn toàn và có thể hoạt động trong một thời gian dài mà không cần sự hiện diện liên tục của cán bộ kỹ thuật, nhân viên điều hành khai thác.

Nguồn tin trên cũng khẳng định rằng trạm radar “Yakhroma” Nga không có đối thủ cạnh tranh tương tự trên thế giới. Nó có thể làm việc trên bốn dải tần (mét, cm, decimet và milimet). Góc quan sát của nó sẽ là 270 độ.

Chúng tôi (Báo “Bình luận quân sự”) xin nhắc rằng hệ thống cảnh báo sớm đòn tấn công tên lửa của Nga gồm hai tuyến: tuyến trên vũ trụ (cụm vệ tinh trên quỹ đạo) và tuyến mặt đất (một mạng gồm 7 radar kiểu “Voronezh” đang hoạt động và 2 trạm radar đang được xây dựng- tức các trạm ‘Yakhroma” -ND).

Nhiệm vụ của hệ thống này là phát hiện, bám các tên lửa đạn đạo phóng về hướng lãnh thổ Nga và các đồng minh của Nga.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Javelin Mỹ bị cạnh bởi vũ khí từ đồng minh
(Vũ khí) - Với những tính năng tối tân cùng tầm bắn gần gấp đôi Javelin, tên lửa MMP của Tập đoàn MBDA trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với tên lửa Mỹ.

Theo Army Recognition, hãng MBDA vừa thử nghiệm thành công khả năng phối hợp giữa hệ thống tên lửa chống tăng MMP với UAV chỉ thị mục tiêu. Trong cuộc thử nghiệm, MMP đã tấn công chính xác vào mục tiêu ở tầm bắn gần tối đa và bị khuất tầm nhìn nhờ được dẫn bắn bởi UAV.
1611567096913.png
MMP được dẫn bắn bởi UAV.
"Đây là tính năng đặc biệt giúp hạn chế những khó khăn và tăng hiệu quả chiến đấu lên rất nhiều trên chiến trường khi mục tiêu bị che khuất hoặc tầm ngắm thông thường không thuận lợi. Thử nghiệm thành công cho thấy MMP mạnh mẽ và tin cậy hơn so với Javelin. Vũ khí của chúng tôi cạnh tranh sòng phẳng với tên lửa Mỹ trên thị trường", một đại diện của MBDA cho biết.
Cùng thời điểm với cuộc thử nghiệm phối hợp với UAV thành công, quân đội Pháp được trang bị thêm tên lửa MMP. Việc chuyển giao lô MMP cho Quân đội Pháp nằm trong thỏa thuận cung cấp 400 thiết bị phóng và 3.000 đạn tên lửa MMP được Bộ Quốc phòng Pháp ký với MBDA trước đó.

ADVERTISING
1611567083863.png

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%





Play


Advertisement: 0:06






X
Để có chỗ đứng ở trong nước, MMP đã giành chiến thắng ngoạn mục trước tên lửa hiện đại nhất của Mỹ là Javelin trong gói thầu mua sắm trước đó của Quân đội Pháp nhờ những tính năng đặc biệt của mình.

Giống như Javelin, tên lửa chống tăng MMP cũng có khả năng phóng ở chế độ bắn và quên, nhưng nó có thêm chế độ bắn kéo theo sau cáp sợi quang giống như Spike nên cho phép chuyển ngắm cho tên lửa trong khi bay. MBDA đã đánh giá khả năng sử dụng kênh vô tuyến để truyền dữ liệu, song cuối cùng đã chọn hệ sợi quang nhằm đảm bảo khả năng chống nhiễu cao.


Tên lửa chống tăng có điều khiển MMP được trang bị hệ dẫn GPS/quán tính, cho phép tiêu diệt các mục tiêu ngoài đường ngắm nhờ sử dụng các tọa độ nạp sẵn. Tên lửa sẽ có thể so sánh ảnh mục tiêu nhận từ đầu tự dẫn 2 chế độ do Sagem phát triển với hình ảnh được nạp trong phần mềm của bệ phóng.

Tổ hợp tên lửa diệt tăng MMP sử dụng 2 loại đạn tên lửa dành cho các mục tiêu tầm ngắn và tầm trung. Hệ thống MMP sẽ được sử dụng cùng với hệ thống trang bị cá nhân người lính FELIN và được tích hợp vào hệ thống mạng chỉ huy chiến đấu và trao đổi thông tin.


Nếu tầm bắn của tên lửa Javelin là từ 75m đến 2500m thì tên lửa MMP có tầm bắn 4.000m, tốc độ bay 200 m/s. Với chế độ bán chủ động với sự hiệu chỉnh của xạ thủ, tầm bắn có thể lên tới 8.000m. Và đây được coi là nguyên nhân khiến Javelin thất bại trước MMP trong gói mua sắm của Pháp.

Nhà sản xuất MBDA cho biết, MMP có thể xuyên thủng 1m thép cán đồng nhất (RHA) hoặc 2m bê tông. Đặc biệt, với thiết kế module, MMP có thể dễ dàng tích hợp lên xe thiết giáp, xe tải quân sự, trực thăng hoặc dùng theo kiểu mang vác - những tính năng không thể với tên lửa Javelin của Mỹ.

Để tăng xác suất trúng mục tiêu, kết nối giữa tên lửa và thiết bị phóng được duy trì theo mốc thời gian thực. Trong tương lai, dự kiến MBDA phát triển tên lửa có tầm xa hơn MLP (Missile Longue Portee), chỉ dùng để trang bị cho xe bọc thép và trực thăng.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
GMD bị thay thế vì không thể bảo vệ Mỹ
(Vũ khí) - Theo chuyên gia Lauren Thompson, do Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (GMD) hiện không thể bảo vệ Mỹ nên được thay thế bằng hệ thống tối tân hơn.

Chuyên gia Lauren Thompson của tạp chí Forbes (Mỹ) đưa ra khi nói về thực trạng hiện tại của hệ thống GMD và sự cần thiết của chương trình Thiết bị Đánh chặn thế hệ tiếp theo (NGI) của Mỹ.
Theo ông Thompson, hiện nay có rất nhiều mồi đe dọa nhằm vào Mỹ mà Cơ quan Phòng thủ Tên lửa (MDA) và ngành công nghiệp quốc phòng nước này đang nỗ lực làm việc để nhanh chóng tìm ra biện pháp đối phó. Trong đó, tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) thế hệ mới của đối thủ được đánh giá có nguy cơ lớn nhất.
Bởi vũ khí này có thể mang theo đầu đạn hạt nhân, vũ khí siêu thanh, các phương tiện dẫn đường chính xác có khả năng hồi quyển và một cuộc tấn công sử dụng cùng lúc nhiều tên lửa với mỗi tên lửa có nhiều đầu đạn riêng biệt.
1611567142590.png
Tên lửa của phòng thủ Mỹ.
Và NGI ra đời nhằm tạo thành chiếc ô phòng thủ vững chắc bảo vệ nước Mỹ khỏi những nguy hiểm nói trên. MDA đã yêu cầu phân bổ 664,1 triệu USD trong năm tài chính 2021 cho chương trình này, là một phần của kế hoạch ngân sách 4,9 tỷ USD kéo dài trong 5 năm.
Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ có kế hoạch ký kết hai hợp đồng thực hiện dự án NGI – nhằm phát triển vũ khí có những cải tiến mới nhất về công nghệ và chuẩn bị cơ sở hạ tầng cần thiết để triển khai khi chúng xuất hiện.
Dù MDA vẫn bảo mật toàn bộ thông tin về NGI - vũ khí được cho là sẽ thay thế các hệ thống tên lửa đánh chặn từ các hầm phóng trong lòng đất hiện có thuộc GMD, nhưng theo National Interest, vũ khí đánh chặn mới sẽ ra mắt vào năm 2028.

Vũ khí này cần phải di chuyển với tốc độ cực nhanh và phải được trang bị "phương tiện tiêu diệt hàng loạt" để có thể cùng lúc bắn hạ nhiều tên lửa ICBM trong không gian.
ADVERTISING
1611567121639.png

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%





Play


Advertisement






X
"MDA đã nêu rõ với tất cả các nhà cung cấp vũ khí rằng họ cần phải phát triển một hệ thống đáng tin cậy có khả năng chống lại các mối đe dọa hiện tại và có sự linh hoạt cần thiết để thể nâng cấp nhằm đối phó với những mối đe dọa trong tương lai", ông Terry Feehan, phó chủ tịch tập đoàn Northrop Grumman, phụ trách chương trình NGI nói.

Nhà thầu Northrop Grumman đã hợp tác với Raytheon trong chương trình phát triển NGI để áp dụng một cách hiệu quả nhất những đổi mới và tiến bộ về kỹ thuật mà mỗi bên có được thông qua Dự án ICBM mới, có tên gọi Hệ thống Răn đe Chiến lược Mặt đất (GBSD) của Northrop Grumman và hệ thống tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA của Raytheon.

Cả hai dự án này đều khai thác những đột phá về công nghệ trong các khía cạnh tích hợp cảm biến, nhắm mục tiêu chính xác, tầm hoạt động và độ tin cậy về tính năng của tên lửa.


Ngay khi thông tin về chương trình NGI được công bố, chuyên gia hàng đầu của Mỹ trong lĩnh vực tên lửa là Lauren Thompson cho rằng, NGI là tối cần thiết với Mỹ bởi những thành phần chiến đấu thuộc hệ thống GMD hiện bị cho là không đủ sức bảo vệ nước Mỹ.

Theo vị chuyên gia này, hệ thống GMD chính thức hoạt động từ năm 2017 bất chấp nhiều chỉ trích về tính hiệu quả không cao và số lượng quá ít bởi Lầu Năm Góc đã dùng ngân sách dành cho quốc phòng không thực sự hợp lý.

Ông Lauren Thompson cho rằng, đáng lẽ ra Mỹ nên dùng số tiền khoảng 1.000 tỷ USD trong cuộc chiến tại Afghanistan để đầu tư phát triển hệ thống phòng thủ đủ mạnh và đảm bảo số lượng mang lại an toàn cho nước Mỹ.

Hiện nay, toàn bộ hệ thống GMD của Mỹ chỉ sở hữu 44 hệ thống tên lửa đánh chặn. Cùng với số lượng quá ít đạn tên lửa, GMD cũng bộc lộ một loạt các điểm yếu, bao gồm lỗi các động cơ đẩy chuyển hướng (các động cơ được sử dụng để lái tên lửa vào một đường bay chính xác) và lỗi sơ đẳng từ các mối hàn.

Thông tin này cũng đã được Uỷ ban chịu trách nhiệm giải trình của chính phủ Mỹ (GAO) đưa ra trong một báo cáo hồi đầu năm 2020. Hệ thống GMD bao gồm radar và các tên lửa đánh chặn trên mặt đất có thể được bắn ra từ các hầm dưới lòng đất bố trí ở Fort Greely, Alasks và căn cứ không quân Vandenberg, California.


Bất chấp nhiều cuộc thử nghiệm thất bại, hệ thống phòng thủ này vẫn được đưa vào trang bị. Báo cáo cho thấy, tất cả những hệ thống đánh chặn hiện đã triển khai đã xuất hiện lỗi động cơ.

"Mặc dù các vấn đề về hiệu năng đã được biết đến song 8 hệ thống đánh chặn bổ sung mới được triển khai cũng có các thành phần bị lỗi tương tự.

Bên cạnh vấn đề về động cơ, ít nhất 10 hệ thống đánh chặn gặp các lỗi về mối hàn, do việc sử dụng các ứng dụng hàn không phù hợp của một nhà cung cấp trong quá trình lắp ráp mà sau này có thể gây ra sự ăn mòn các mối hàn.

Các mối hàn không ổn định có thể gây ra các ảnh hưởng cho việc cấp nguồn cho thiết bị và các giao diện dữ liệu với IMU của các phương tiện chiến đấu", GAO cho biết.



Bất chấp thực tế này, Bộ Quốc phòng Mỹ đã quyết định chấp nhận các thành phần lỗi trong một nỗ lực để làm giảm sự chậm trễ triển khai các hệ thống đánh chặn, một quyết định đã làm tăng các nguy cơ giảm độ hoạt động tin cậy của GMD.

Chương trình GMD đã được công bố lần đầu tiên bởi Tổng thống Bush vào năm 2002 và được thiết kế để chống lại một cuộc tấn công hạt nhân phát động bởi một quốc gia với một kho hạt nhân giới hạn như Triều Tiên hoặc Iran...

Chi phí đã lên tới hàng chục triệu USD cho tới nay, chương trình đã vội vã thông qua quá trình thử nghiệm và đưa vào hoạt động. Trong một nửa các thử nghiệm đã được thực hiện cho đến khi được đưa vào trang bị, các hệ thống đánh chặn GMD cho kết quả đáng lo ngại khi thất bại nhiều hơn thành công.

Vì vậy, chuyên gia Lauren Thompson nhận định, không lấy gì làm đảm bảo hệ thống này có thể ngăn được tên lửa đạn đạo tấn công từ đối thủ trong trường hợp xảy ra xung đột bởi thực tế chiến đấu có nhiều diễn biến khác xa với thử nghiệm mà GMD đã thực hiện.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Pháp biến xe tăng Leclerc thành vũ khí tương tự Tunguska
(Vũ khí) - Hệ thống tên lửa - pháo phòng không tầm thấp Tunguska của Nga là hình mẫu được Pháp áp dụng để hoán cải xe tăng chiến đấu chủ lực Leclerc của mình.

9K22 Tunguska là hệ thống tên lửa - pháo phòng không được thiết kế nhằm tiêu diệt máy bay bay thấp, trực thăng và tên lửa hành trình để bảo vệ đội hình bộ binh và xe tăng cũng như các hệ thống phòng không tầm cao cả ban ngày và ban đêm trong mọi điều kiện thời tiết.
Hệ thống Tunguska sử dụng khung gầm xe bọc thép bánh xích GM-352M có trọng lượng chiến đấu 34 tấn; chiều dài 7,93 m; chiều rộng 3,24 m; chiều cao 4,01 m (khi triển khai radar). Khung xe cơ sở được trang bị động cơ diesel V-46-4 công suất 730 mã lực cho tốc độ di chuyển tối đa 65 km/h; tầm hoạt động 500 km.
Vũ khí của Tunguska gồm 2 pháo bắn nhanh 2A38 cỡ 30 mm có tốc độ bắn 1.950 - 2.500 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 0,2 - 4 km; sơ tốc đạn 960 m/s. Tên lửa của Tunguska là 9M311 Sosna-R có trọng lượng 57 km, mang theo đầu đạn nặng 9 kg, cơ chế dẫn đường laser thụ động; tầm bắn tối đa 8 km; trần bay 3,5 km; vận tốc 1.100 m/s.
Phap bien xe tang Leclerc thanh vu khi tuong tu Tunguska
Hệ thống phòng không lục quân 9K22 Tunguska của Nga
Là một hệ thống phòng không lục quân nổi tiếng của Liên Xô/Nga, nhưng ít người biết rằng vũ khí này còn "tạo cảm hứng" cho Quân đội Pháp, khi họ đã hoán cải chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực Leclerc của mình thành phương tiện tương tự.

ADVERTISING
1611567155320.png

Video Player is loading.
Loaded: 0%



Play


Advertisement: 0:05






X
Xe tăng chiến đấu chủ lực AMX-56 Leclerc được coi là một trong những MBT tiên tiến nhất của phương Tây, sánh ngang dòng Leopard 2 nổi tiếng của Đức, nó đã phục vụ gần 3 thập kỷ.

Tuy nhiên do sự hiện diện của một số lượng lớn thiết bị điện tử phức tạp và tinh vi khiến cho trong một thời gian dài (nhiều chuyên gia cho rằng cho đến tận ngày nay), xe tăng Leclerc vẫn không thể đạt mức độ tin cậy chấp nhận được.


Có lẽ nhược điểm trên và chi phí cao đã không cho phép AMX-56 trở nên thực sự phổ biến. Chúng chỉ xuất hiện trong biên chế Quân đội Pháp và lực lượng vũ trang Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Cuối năm ngoái, UAE bắt đầu chuyển giao miễn phí một số xe tăng Leclerc của mình cho Quân đội Jordan.

Khung gầm xe tăng Leclerc từng là cơ sở cho một phương tiện cứu kéo bọc thép. Nhưng đáng chú ý hơn, vào đầu những năm 1990, một nỗ lực của Pháp đã được thực hiện để tạo ra một hệ thống phòng không di động mang tên Leclerc Flakpanzer.

1611567173116.png
Tổ hợp phòng không tự hành tầm thấp Leclerc Flakpanzer do Pháp chế tạo
Thiết kế của Leclerc Flakpanzer sử dụng tháp pháo từ pháo phòng không tự hành Gepard của Đức, với 2 khẩu pháo tự động Oerlikon KDA cỡ 35 mm có tầm bắn tối đa 4.000 mét, bắn được đạn lắp ngòi điện tử định tầm nổ.


Tương tự Tunguska, Leclerc Flakpanzer nhận được vũ khí tên lửa và pháo kết hợp, cụ thể là hệ thống này được trang bị hai bệ phóng đôi của tên lửa phòng không vác vai Mistral, có khả năng bắn trúng mục tiêu trên không ở khoảng cách lên tới 6.000 mét.

Giống như khung gầm xe tăng chiến đấu chủ lực cơ bản, Leclerc Flakpanzer sở hữu khả năng cơ động tốt và có thể di chuyển dọc đường cao tốc với tốc độ trên 70 km/h.

Theo một số báo cáo, Leclerc Flakpanzer đã vượt qua các cuộc thử nghiệm, nhưng do bị cắt giảm kinh phí nên nó không bao giờ được đưa vào biên chế, về nguyên tắc, đây là xu hướng điển hình của thời kỳ Chiến tranh Lạnh vừa kết thúc.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Ưu thế trên không: Không quân Nga vs US Air Force
(Lực lượng vũ trang) - Không quân chiến đấu của hai nước đều đang trong "giai đoạn quá độ " và nằm im trên mặt đất...

Chúng tôi mới giới thiệu tới bạn đọc bảng xếp hạng “World Air Forces 2021” qua bài "Flanker" Nga chiếm chỗ “của Hornet" Mỹ (DVO, 8/12/2021).
Để cung cấp thêm một số thông tin chi tiết hơn về không quân Nga- Mỹ và từ một góc nhìn khác, xin giới thiệu tiếp bài viết với tiêu đề và phụ đề trên của chuyên gia quân sự Nga Victor Sokirko đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 15/12/2020 mới đây.

1611567273061.png
Máy bay chiến đấu thế hệ 4 Su-27 (Ảnh: Sergey Bobylev / TASS)
Có vẻ như chúng ta (người Nga) đã có một lý do chính đáng để tự hào - Nga đứng thứ hai trên thế giới về số lượng máy bay quân sự, chỉ sau Mỹ.
Tạp chí hàng không Flight International của Anh mới đây đã công bố bảng xếp hạng (và cũng là sổ tay tra cứu thông tin-ND) “World Airforces 2021”, trong đó ghi nhận hiện Các Lực lượng Vũ trang (CLLVT) LB Nga đang có trong biên chế 4.143 các thiết bị bay, máy bay và máy bay lên thẳng. Chúng ta (Nga) cũng đứng thứ hai thế giới về số lượng máy bay tiêm kích.
Nhưng nói chung, đấy chỉ là những con số, hay là cái thường được gọi là dữ liệu trên giấy về biên chế của lực lượng không quân, và những con số này không phản ánh một cách chính xác hiệu quả tác chiến thực tế của lực lượng không quân.
Không quân Nga
Chúng ta hãy lấy, ví dụ như máy bay ném bom- mang tên lửa chiến lược siêu âm Tu-160, hay còn được gọi là “Thiên nga trắng”.
Có 16 máy bay như vậy trong trang bị của Không quân Nga, mà cụ thể là trong biên chế của Sư đoàn không quân ném bom hạng nặng số 22 (đóng quân tại căn cứ không quân Engels ở tỉnh Saratov).
Trên thực tế, có tới gần một nửa trong số đó đang “dính chặt” với mặt đất- vì một nửa đó đang được hiện đại hóa. Những chiếc máy bay được đưa vào khai thác từ năm 1987 này vẫn được coi là tốt nhất trong lớp máy bay ném bom hạng nặng, nhưng nhiều thời gian đã qua và chúng cần phải được hiện đại đại hóa.
Nhưng tiến độ hiện đại hóa diễn ra cực chậm. Chiếc Tu-160 hiện đại hóa đầu tiên mới được đưa vào biên chế của Không quân Tầm xa vào cuối năm 2018, còn một chiếc Tu-160M hiện đại hóa nữa- vừa thực hiện xong chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào đầu năm 2020.
Tình trạng không mấy lạc quan đó vẫn xảy bất chấp một thực tế là từ năm 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Xergey Shoigu đã từng tuyên bố là cần tiếp tục sản xuất mới những máy bay ném bom như vậy, và đưa ra một con số cụ thể là Không quân Nga cần thêm ít nhất 50 chiếc.
Như đã nói, việc khởi động lại dây chuyền hiện đại hóa các máy bay lên cấp Tu-160M / Tu-160M2 mới dự kiến sẽ không diễn ra sớm hơn năm 2023.

Đại bộ phận "máy bay tầm chiến lược" trong Không quân Nga- đó là máy bay Tu-95 "Gấu". Có khoảng 30 chiếc Tu-95 biến thế Tu-95MS đang trong trạng thái sẵn sàng cất cánh thực hiện nhiệm vụ, còn khoảng 60 chiếc nữa đang nằm trong thành phần lực lượng dự bị, nhưng vẫn được tính vào tổng số có trong trang bị.
Những chiếc còn bay được (Tu- 95 được đưa vào khai thác từ năm 1956, chiếc “trẻ nhất” xuất xưởng năm 1992) cũng cần phải được hiện đại hóa lên cấp độ MSM- tức là phải thay động cơ mới, trang bị cơ số vũ khí mới và thiết bị điện tử mới.
Hiện chỉ có những chiếc Tu-95MS-16 mới được hiện đại hóa xong là đáp ứng được các tiêu chí như vậy và chúng sẽ trực chiến đến năm 2040. Số lượng Tu-95MS-16 hiện có vào khoảng 20 chiếc.
Tình hình với máy bay ném bom chiến lược- mang tên lửa Tu-22M còn đáng buồn hơn. Có 62 chiếc Tu-22M nhiều biến thể khác nhau, đại bộ phận trong số đó không còn khả năng chiến đấu nên hoặc là đang được niêm cất bảo quản, hoặc là đang được sửa chữa.
Theo kế hoạch đã được duyệt thì đến hết năm 2020 Nhà máy Hàng không Kazan mang tên Gorbunov sẽ hiện đại hóa 30 chiếc Tu-22M lên cấp độ Tu-22M3M.
Các thông tin chi tiết về các công việc hiện đại hóa các máy bay ném bom này được giữ bí mật, nhưng chuyến bay đầu tiên của biến thể hiện đại hóa Tu-22M3M này được thực hiện vào năm 2018, nên có thể dự đoán khá chính xác rằng mới chỉ có không quá 10 máy bay như vậy được hiện đại hóa.
ADVERTISING
1611567249586.png

Với máy bay tiêm kích, mọi việc tốt hơn rất nhiều, và ở đây thì Không quân Nga rất xứng đáng được đưa vào danh sách những lực lượng không quân xuất sắc nhất cả về chất lượng và số lượng.

Chúng ta sẽ không nhắc tới các máy bay tiêm kích thế hệ 5 Su-57 vì hiện chưa “bay tới” được các trung đoàn không quân và vẫn đang tiếp tục trong quá trình hoàn thiện.

Nhưng còn có những "ông vua bầu trời" khác, trong số đó, không nghi ngờ gì nữa, bục danh dự cao nhất phải thuộc về máy bay tiêm kích siêu cơ động đa năng có điều khiển véc tơ lực đẩy Su-35 thuộc thế hệ 4 ++.

Tuy là một phiên bản phát triển từ ý tưởng chế tạo máy bay tiêm kích Su-27, nhưng đây là một kiểu máy bay hoàn toàn mới được thiết kế tại Phòng Thiết kế Sukhoi vào năm 2008.

Có 48 chiếc đầu tiên trong tổng số 90 chiếc đang có trong trang bị được bàn giao cho Không quân vào năm 2015, số còn lại theo đơn đặt hàng quốc phòng nhà nước đã được đưa vào trang bị tháng 11/2019. Bộ Quốc phòng Nga đang có kế hoạch ký một hợp đồng mới mua thêm 50 chiếc Su-35 nữa.


Uu the tren khong: Khong quan Nga vs US Air Force
Su-35
Bản thân "cha đẻ" của Su-35S- máy bay tiêm kích hạng nặng siêu thanh đa năng thế hệ 4 Liên Xô-Nga Su-27 (NATO định danh là Flanker-B - ) được đưa vào trang bị từ năm 1985, nhưng giờ vẫn đang trực chiến. Hiện đang có 101 chiếc Su-27 với nhiều biến thể khác nhau trong trang bị.

Do sắp hết tuổi thọ và tương đối lạc hậu, một phần trong số chúng sẽ được loại biên ngay trong tương lai gần. Trong trang bị chỉ còn các Su-27SM3 hiện đại hóa (24 chiếc) và nhiều khả năng là cả biến thể Su-27SM (47 chiếc),- những máy bay này sau đó sẽ được thay thế bằng Su-57.

Máy bay tiêm kích đa năng Liên Xô- Nga (tiêm kích-ném bom) Su-30 (Flanker-C) với các biến thể SM và M2 (lần lượt là 91 chiếc và 20 chiếc) cũng đã chứng minh được khả năng xuất sắc của mình.

Tuy nhiên, kiểu máy bay được khai thác từ năm 1992 và vẫn được sản xuất này đang cần hiện đại hóa sâu quy mô lớn để quy chuẩn với Su-35S.

Có vẻ như tiêm kích đa năng thế hệ 4 Liên Xô MiG-29 (theo định danh NATO Fulcrum - "điểm tựa") đang sắp hết thời. Hiện đang có trong trang bị 120 chiếc MiG-29 nhưng không phải tất cả chúng đều có thể xuất kích tác chiến.

"Lão tướng" này đã bắt đầu được thay thế bằng máy bay tiêm kích hạng nhẹ đa chức năng thế hệ 4 ++ (có các tính năng gần với thế hệ 5) là MiG-35. Tuy vậy, đến thời điểm hiện tại mới có10 chiếc MiG-35 được bàn giao cho Không quân Nga.

Bộ Quốc phòng Nga dự định tiếp tục hiện đại hóa lần hai cho chiếc máy bay tiêm kích- đánh chặn tầm xa siêu âm hoạt động trong mọi thời tiết của Liên Xô-Nga là MiG-31 (Định danh NATO “Foxhound”).

Nó bắt đầu trực chiến từ năm 1981 và là chiếc máy bay tiêm kích Liên Xô thế hệ 4 đầu tiên. Trong số những chiếc đang có trong trang bị - có 80 chiếc MiG-31BM và 10 chiếc MiG-31K (được cải hoán để mang tên lửa siêu thanh “Kinzhal” ("Dao găm")) .

Nhu cầu về kiểu máy bay này hiện nay lớn đến mức mà Bộ Quốc phòng Nga có kế hoạch hiện đại hóa ít nhất 150 chiếc lên cấp BM đến trước năm 2023. Được biết, hiện có 160 chiếc MiG-31 đang được niêm cất, và những chiếc này sau khi được hiện đại hóa sẽ sẵn sàng quay trở lại hàng ngũ.

Còn có thể điểm qua các loại hình máy bay khác của Không quân khác Nga – không quân chiến trường (chiến thuật), không quân vận tải, không quân chuyên dụng (xin nói rõ là chỉ có 14 chiếc máy bay tiếp dầu Il-78), nhưng đã có thể thấy khá rõ xu hướng chung.

Đó là- dù có một danh sách biên chế khá lớn, nhưng tối đa cũng chỉ một nửa trong số đó là có thể “bay được”.

Một “Thời kỳ quá độ" đã hình thành, khi mà số lượng các phương tiện- thiết bị kỹ thuật hàng không mới không kịp thay thế những phương tiện- thiết bị hàng không, nói một cách văn vẻ, đang thở hắt ra.


Vấn đề này chủ yếu đang được giải quyết bằng phương pháp hiện đại hóa những máy bay hiện có để kéo dài tuổi thọ (tăng hạn), đồng thời trang bị trang thiết bị và vũ khí mới, giúp chúng có thể tiếp tục trực chiến thêm trong khoảng 10 năm nữa.

Nhưng như đã thấy, ngay cả tiến trình này cũng không được tiến hành với tốc độ đủ nhanh như Bộ Quốc phòng Nga mong muốn.

Không quân Mỹ

Không quân Mỹ cũng đang trong tình trạng như vậy. US Air Force (Không quân Mỹ) với lực lượng máy bay lớn nhất thế giới, cũng đang phải đối mặt với những thách thức tương tự.

Mới đây, Công ty nghiên cứu Mitre Corp. và Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách Mỹ (CSBA) đã rút ra một kết luận như sau: "Không quân Mỹ cần hiện đại hóa quy mô lớn và khẩn cấp để sẵn sàng cho các cuộc xung đột giả định với Nga và Trung Quốc".

Và mặc dù tiến trình phát triển của lực lượng không quân theo Bản kế hoạch "Không quân Mỹ: Thách thức tương lai" đã được triển khai từ năm 2013, nhưng hiện Không quân Mỹ vẫn không có đủ máy bay chiến đấu – cả các máy bay ném bom, máy bay tiêm kích, máy bay trinh sát và máy bay tiếp dầu.

Mỹ tập trung ưu tiên cho máy bay tiêm kích thế hệ F-35 Lightning II ("Tia chớp") vốn được họ tự nhận là máy bay chiến đấu tốt nhất trên thế giới. Còn những máy bay còn lại, không được quan tâm lắm.

Lấy ví dụ, trong danh sách các máy bay tiêm kích của Mỹ (của Tạp chí hàng không Flight International nói trên), có cả những máy bay không những không còn được sản xuất, mà còn không còn được khai thác, chẳng hạn như máy bay tiêm kích siêu âm hai phi công F-14 Tomcat, - chúng đã chính thức bị loại khỏi trang bị của Không quân Mỹ vào tháng 9/ 2006 (đưa vào hoạt động từ năm 1974).

Máy bay cường kích A-10 “Thunderbolt” được thiết kế từ đầu những năm 1970, nhưng với nhiều biến thể và nếu được thay cánh, vẫn có thể tăng hạn phục vụ đến năm 2028.

Trong số các "lão làng" của Không quân Mỹ còn có máy bay tiêm kích đa năng F-16 Fighting Falcon ("Chim ưng chiến đấu"), - đây là kiểu máy bay tiêm kích được sản xuất với số lượng nhiều nhất của Mỹ từ năm 1976 với hơn 4.500 chiếc.



Nhiều máy bay F-16 đã được xuất khẩu tới 25 quốc gia, có 2.231 chiếc được bàn giao cho Không quân Mỹ, chiếc mới nhất được đưa vào trang bị năm 2005. Kể từ đó (2005), kiểu máy bay tiêm kích này vẫn được sản xuất cho đến năm 2017 nhưng chỉ để xuất khẩu.

Trong biên chế của Air Force vẫn còn các máy bay tiêm kích dòng F-15. Các biến thể như F-15 Eagle, C và D là máy bay tiêm kích chiếm ưu thế trên không, còn biến thể F-15 Strike Eagle đã là máy bay tiêm kích-ném bom.

Những chiếc máy bay có chức năng chiếm ưu thế trên không thế hệ 4 này được đưa vào sử dụng từ năm 1976. Nhưng như những kỹ sư thiết kế và Không quân Mỹ khẳng định thì F-15 chưa bao giờ thất bại trong các trận không chiến và đã bắn hạ khoảng 100 máy bay và máy bay lên thẳng của đối phương.

Dự kiến những chú "đại bàng" hiện đại hóa sẽ vẫn phục vụ trong Không quân Mỹ cho đến năm 2025.

F-22 Raptor
Máy bay tiêm kích đa năng thế hệ 5 F-22 Raptor đã ngừng sản xuất từ năm 2011, tổng cộng có 187 chiếc được xuất xưởng, trong đó có 18 chiếc bị rơi hoặc không thể tiếp tục hoạt động .

Kể từ năm 2012, những quy định hạn chế mới nghiêm ngặt đã được áp dụng khi khai thác F-22 do hệ thống tạo oxy trên máy bay bị lỗi vẫn chưa được khắc phục triệt để.

Các phi công Mỹ phàn nàn về việc bị khó thở trong buồng lái, và hậu quả là “Chim săn mồi" bị cấm bay ở độ cao quá 6.700 m và bị cấm thực hiện các chuyến bay đường dài.

Trong khi đó F-22 lại là kiểu máy tiêm kích đắt đỏ nhất thế giới – giá của nó, nếu tính cả chi phí sản xuất và chi phí R&D (công tác nghiên cứu- thiết kế), lên tới 379,5 triệu USD. Chi phí giờ bay của chiếc máy bay này cũng khá tốn kém nên chúng rất ít khi được bay.

Trong 3-5 năm tới, các máy bay tiêm kích hiện có của Mỹ dự kiến sẽ ngừng hoạt động.

Và mặc dù theo những số liệu trong báo cáo của chính phủ Mỹ thì những chiếc tiêm kích F-16, cũng như các máy bay cường kích A-10 (kiểu máy bay có số lượng nhiều nhất trong trang bị Không quân Mỹ) vẫn đang ở trong tình trạng "khả quan" (tình trạng kỹ thuật tốt), nhưng chúng sẽ phải nhường chỗ cho các máy bay tiêm kích thế hệ 5 F-35.

Và như vậy, trên thực tế, cũng có tới gần một nửa số máy bay chiến đấu của Không quân Hoa Kỳ “nằm yên trên mặt đất”. Hoàn toàn giống với tình trạng của Không quân Nga.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Ai Cập từ bỏ F-16 sau khi huấn luyện với MiG-29M
(Vũ khí) - Không quân Ai Cập đã so sánh tiêm kích MiG-29M và F-16 trong kịch bản giao chiến và họ đã chọn máy bay chiến đấu của Nga.

Quân đội Ai Cập đã tiến hành huấn luyện bằng cách dùng máy bay chiến đấu F-16 chống lại MiG-29M và quyết định mua một lô lớn tiêm kích Nga do ưu thế rõ ràng của loại phi cơ này trên bầu trời. Hóa ra khả năng của MiG-29 hiện đại hóa còn rộng hơn nhiều, cả ở tầm xa và cận chiến.
Theo báo chí phương Tây, tình cờ Ai Cập đã thu hút sự chú ý tới máy bay chiến đấu Nga, sau khi thử nghiệm chúng, Cairo nhận ra rằng những chiếc MiG-29 vượt trội hơn đáng kể so với F-16, và các phiên bản nâng cấp của chúng có thể chống lại kẻ thù một cách hiệu quả.
Lùi lại quá khứ, Không quân Ai Cập có trong biên chế khoảng 200 tiêm kích F-16C do Mỹ sản xuất nhưng Cairo lại mua thêm MiG-29M của Nga, nguyên nhân không hề khó hiểu.

ADVERTISING
1611567320617.png






X
Kể từ giữa những năm 1970, khi Ai Cập chấm dứt quan hệ đối tác quốc phòng với Liên Xô và quay sang phương Tây, nước này đã bị từ chối tiếp cận với các tiêm kích tiên tiến như F-15 Eagle và F-14 Tomcat.
Mặt khác, đối tác "đặc quyền" của Mỹ như Iran, Saudi Arabia và Israel lại nhận được các tiêm kích trên, điều đó khiến Ai Cập gặp bất lợi rõ ràng so với láng giềng. Theo thời gian, Cairo đã mua được F-16, nhưng người Mỹ đã cắt giảm đáng kể nguồn cung cấp đạn dược cho chúng.

1611567340315.png
Tiêm kích đa năng MiG-29M của Không quân Ai Cập
Vào thời điểm Ai Cập mua MiG-29, đây là máy bay chiến đấu cũ và kém tinh vi nhất của Nga, nhưng nó đại diện cho một bản nâng cấp lớn từ F-16C thậm chí còn lạc hậu hơn. Điều cần lưu ý là Nga không hạn chế việc sử dụng các phương tiện chiến đấu và không cắt giảm việc bán các thành phần cần thiết.
Hơn nữa, Nga đã cho Ai Cập tiếp cận với tên lửa không đối không tầm xa R-27ER và R-77, lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, cung cấp cho Cairo những khả năng hiện đại để tác chiến trên không. Điều này rất quan trọng để duy trì sự ngang bằng nhất định với F-16 và F-15.

"Tên lửa không đối không tầm xa R-27ER (một biến thể với đầu dò radar bán chủ động) và R-77 lần đầu tiên cung cấp tiềm năng chiến đấu hiện đại cho Ai Cập trong những thập kỷ gần đây. Điều này rất quan trọng để duy trì sự ngang bằng với các quốc gia láng giềng”, tờ Military Watch bình luận.
Hiện tại Ai Cập đang chuẩn bị nhận một lô lớn máy bay chiến đấu Su-35S của Nga, điều này sẽ mang đến cho họ những tiêm kích tốt nhất trong khu vực, thậm chí không thua kém F-35I Adir thế hệ năm của Israel.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Vén bức màn bí mật trái tim của chiến hạm Nga
(Bình luận quân sự) - Một chiến hạm dù hiện đại đến đâu nhưng nếu không có động cơ đáng tin cậy và hiệu quả, cũng sẽ chỉ là “một đống kim loại chết”.

Mới đây, kênh truyền hình quân đội Nga “Zvezda” đã vén “bức màn bí mật” về các hệ động lực dành cho tàu chiến hiện đại của Nga. Thứ gì đã làm cho các tàu hộ vệ và tàu hộ tống có thể chạy được? Và liệu chúng ta có nên mong đợi sự ra đời ồ ạt của động cơ điện để trang bị cho đội tàu mặt nước?
Các tàu nổi đồ sộ nhất của Hải quân Nga hiện đại đang dần trở thành còn hai loại, gồm tàu hộ tống và tàu hộ vệ. Chúng mang theo các vũ khí hiện đại nhất, bao gồm tên lửa hành trình Kalibr và Onyx (phiên bản xuất khẩu - Yakhont).
Các tàu hộ vệ hạng nặng thuộc dự án 22350 (Project 22350), lớp “Đô đốc Gorshkov” (Admiral Gorshkov-class frigate) là tàu chiến hiện đại lớn nhất của Nga hoạt động trên vùng biển và đại dương xa xôi, có khả năng hoạt động cách xa căn cứ. Con tàu đầu tiên của dự án là “Đô đốc Gorshkov” đã chứng minh điều đó bằng hành trình đi vòng quanh thế giới vừa qua.
Tuy nhiên, bất kỳ tàu chiến hay tàu dân sự nào dù có hiện đại đến đâu cũng sẽ chỉ là một đống kim loại chết nếu không có động cơ đáng tin cậy và hiệu quả. Một động cơ tốt là minh chứng cho thấy trình độ công nghệ đóng tàu quân sự cao của một quốc gia.
Không phải nước nào cũng chế tạo được động cơ chất lượng cao
Đơn cử ví dụ các chiến hạm thuộc “Dự án 22350” lớp “Đô đốc Gorshkov” được trang bị hệ thống động cơ kiểu CODAG (diesel kết hợp tuabin khí) có hai buồng máy, một ở mũi và một ở phía sau tàu.

Ven buc man bi mat trai tim cua chien ham Nga
Tàu hộ vệ tên lửa hạng nặng Project 22350, lớp “Đô đốc Gorshkov”
Ở trong khoang máy đầu tiên, lắp hai động cơ diesel để con tàu di chuyển với tốc độ tương đối thấp (dưới 20 hải lý/giờ). Các động cơ diesel truyền động các trục chân vịt và chân vịt của tàu thông qua hộp số. Cùng với chúng, máy phát điện diesel cũng hoạt động để cung cấp điện cho tàu.
Rõ ràng, những động cơ diesel này sẽ sớm trở nên nhỏ gọn và mạnh mẽ hơn. Một động cơ diesel hướng tâm 56 xi-lanh được phát triển ở Nga, sức mạnh khoảng 8 000 mã lực, có tỷ lệ “công suất/trọng lượng” vượt qua tất cả các sản phẩm nước ngoài.
ADVERTISING
1611567359023.png

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%





Play


Advertisement: 0:59






X
Và trong khoang máy phía sau có các động cơ tuabin khí. Đây là “hệ động lực chính” (GEM) của tàu, mặc dù hoạt động ít hơn nhiều so với động cơ diesel. Nó chỉ phát huy tác dụng khi thuyền trưởng ra lệnh “Chạy hết tốc lực!”.

Được biết, chiếc tiếp theo trong dự án 22350 là tàu “Đô đốc Golovko” hiện đang được đóng, trở thành tàu đầu tiên thuộc lớp này có hệ động lực hoàn toàn do Nga sản xuất. Động cơ do phòng thiết kế của “Tổng công ty chế tạo động cơ” (thành viên Rostec) phát triển.

Đây không chỉ đơn thuần là một tuabin, mà là một tổ hợp khổng lồ (có công suất lên đến 40 MW, hay 54.400 mã lực), có khả năng đẩy một con tàu có lượng giãn nước hơn 5.000 tấn chạy với tốc độ 29,5 hải lý/giờ.


1611567401052.png
Động cơ 10D49 do Kolomensky Zavod chế tạo là động cơ của một trong hai tổ máy tuabin khí - diesel M55R của tàu “Đô đốc Gorshkov”
Theo ghi nhận trong một cuộc phỏng vấn của kênh truyền hình quân sự Nga “Zvezda” với Giám đốc “Tổng công ty chế tạo động cơ” là ông Alexander Artyukhov, động cơ tuabin khí hiện đại cho tàu thủy là thành phần công nghệ cao phức tạp nhất.

Theo ông, ít người tưởng tượng được hệ thống động cơ này gồm có 10.000 bộ phận kết hợp với nhau, quay với tốc độ 10.000 vòng/phút ở nhiệt độ hoạt động +1800 độ C. Không khó để hiểu những vật liệu chế tạo động cơ này chịu tải rất cao và phải làm việc cực kỳ đáng tin cậy.

Trên thế giới, chỉ một số quốc gia có đủ năng lực phát triển và sản xuất các loại động cơ như vậy. Nga là một trong số đó. Nhân tiện, ngay cả khi ai đó cố tình sao chép một động cơ của Nga (đã có những trường hợp như vậy), thì các đặc điểm của bản sao cũng còn xa mới tương đương với bản gốc.

Những yêu cầu cao hơn đối với động cơ tàu chiến

Mặc dù các động cơ đã rất hiện đại nhưng các nhà đóng tàu Nga vẫn đang cố gắng để giảm thiểu tiếng ồn của các tàu mặt nước.

Vì vậy, trên các khinh hạm hiện đại của Nga, động cơ được tách rời khỏi thân tàu bằng một hệ thống giảm xóc và giảm âm khéo léo. Để giảm tiếng ồn của hộp số truyền mô-men xoắn từ động cơ đến trục các đăng, các bánh răng khổng lồ của nó được phay và gia công tại nhà máy với độ chính xác cực cao.


Ngoài ra, các nhà khoa học và kỹ sư thiết kế không ngừng làm việc để cải thiện hình dạng và đặc điểm chân vịt, sử dụng các vật liệu mới để chế tạo chân vịt có bước điều chỉnh.

Ven buc man bi mat trai tim cua chien ham Nga
Tàu ngầm Project 636, lớp “Varshavyanka” (Kilo) có động cơ chạy cực êm
Tất cả những điều này chỉ nhằm mục đích giảm tiếng ồn mà vẫn duy trì tốc độ di chuyển cao.

Một cách khác để giảm tiếng ồn âm thanh là chuyển sang sử dụng sức kéo động cơ điện. Một trong những tàu hộ tống mới của Nga chuyên hoạt động khu vực biển gần có thể sẽ trở thành “tàu điện - khí - tăng áp”, nhưng lực kéo điện trên đó vẫn chỉ là để phụ trợ.

Và để tàu chiến trở thành “tàu chạy điện” hoàn chỉnh, nhiều vấn đề về công nghệ vẫn cần được giải quyết. Ví dụ, làm thế nào để đối phó với trường điện từ mạnh mẽ làm lộ diện con tàu trên radar? Đây là vấn đề của tương lai xa, hiện các nhà khoa học Nga vẫn đang tập trung giải quyết nút thắt này.



Về lĩnh vực động cơ tàu ngầm, mặc dù hạm đội tàu ngầm hạt nhân phát triển mạnh mẽ nhưng các tàu ngầm động cơ điện - diesel truyền thống sẽ không “nghỉ hưu” vì chúng được thiết kế cho những nhiệm vụ khác nhau, hoạt động ở các đại dương xa xôi hay các vùng biển gần.

Tàu ngầm thông thường được đẩy đi dưới nước bằng động cơ diesel và đồng thời sạc điện ắc quy.

Ở độ sâu, tàu hoạt động bằng lực kéo động cơ điện, gần như âm thầm. Không phải ngẫu nhiên mà tàu ngầm nổi tiếng của Nga “Dự án 636” (project 636) lớp “Varshavyanka” (định danh NATO là Kilo) được phương Tây gọi là “Hố đen” (Black Hole) vì khả năng tàng hình.

Đối với tàu ngầm, những vấn đề đối với động cơ điện không xảy ra như với các tàu mặt nước. Do đó, hiện nay, các kỹ sư Nga đang tập trung giải quyết bài toán nâng cao tính năng cho các động cơ của tàu mặt nước.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
'Không thể phủ nhận sự vượt trội của pháo Nga trước Mỹ'
(Bình luận quân sự) - Pháo binh Quân đội Mỹ đang gặp phải rắc rối nghiêm trọng, tạp chí National Interest cho biết khi dẫn lại báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận RAND.
Các chuyên gia đã phân tích các khía cạnh khác nhau của binh chủng này trong 20 năm qua và đưa ra những kết luận không vui. Sau khi Lầu Năm Góc bắt đầu tích cực tham gia vào cuộc chiến chống khủng bố và các phong trào nổi dậy khác nhau trên thế giới, vào đầu những năm 2000, pháo binh rất ít được chú ý.

Các tướng lĩnh và Đô đốc Mỹ quan tâm nhiều hơn đến máy bay trực thăng và phi cơ yểm trợ hỏa lực chính trên chiến trường, điều này dĩ nhiên mang lại lợi thế áp đảo về hỏa lực cho họ nhưng cũng đồng thời để lại khoảng trống.

Gần hai thập kỷ sau, pháo binh Mỹ đã không còn đủ sức tiêu diệt các loại pháo của CHDCND Triều Tiên được giấu trong các khu vực kiên cố. Nhưng điều tồi tệ nhất là Mỹ không chỉ thua kém Nga về quy mô và hỏa lực pháo binh, mà sự vượt trội của Nga so với Mỹ về lĩnh vực này là hoàn toàn không thể phủ nhận.


"Sức mạnh pháo binh Mỹ đã suy giảm nghiêm trọng, nhưng Nga thì không", các chuyên gia của tạp chí National Interest nhận định.

ADVERTISING
1612658118295.png

Video Player is loading.
Pause
Remaining Time 10:00

Unmute
Loaded: 100.00%






X
Lầu Năm Góc đã đạt được kết quả “kinh ngạc” như vậy khi điều động nhiều chuyên gia có trình độ cao sang những đơn vị bộ binh, giảm bớt các đơn vị pháo binh. Lục quân Hoa Kỳ hiện có năng lực pháo binh kém hơn nhiều so với trước ngày 11/9/2001.

"Hai lực lượng bị thiệt hại nhiều nhất của Quân đội Mỹ là pháo binh dã chiến và phòng không", các chuyên gia nói thêm, xác định rằng bây giờ vấn đề này đang trở nên cực kỳ nghiêm trọng.


1612658136218.png
Pháo binh Mỹ đang thua kém về sức mạnh so với nhiều đối thủ do tập trung vào không lực
RAND tin rằng một trong những giải pháp khả thi cho vấn đề hiện nay là tăng số lượng đơn vị pháo binh lục quân. Trước hết, áp dụng cho các khu vực đặc biệt quan trọng: Đông Âu, Vịnh Ba Tư và một vài địa điểm khác.

Quân đội Mỹ cần các hệ thống phát hiện mới, radar phản công tốt hơn. Xe tăng, pháo tự hành và pháo phản lực phóng loạt cũng cần được cập nhật. Tuy nhiên giống như kho đạn dành cho chúng, tên lửa chiến thuật sẽ đặc biệt hữu ích trong trường hợp xảy ra xung đột với Nga hoặc Trung Quốc.


Đã đến lúc Hoa Kỳ ngừng e ngại và bắt đầu mua pháo tự hành bình thường và các hệ thống khác từ các đồng minh. Ví dụ, người Đức có một tổ hợp pháo tự hành 155 mm PzH-2000 tuyệt vời.

Đồng thời, lính pháo binh Mỹ sẽ phải đào tạo lại trong thực tế chiến tranh mới: ngụy trang khỏi máy bay không người lái, tránh hỏa lực phản công, đẩy lùi các cuộc tấn công từ kẻ thù và cũng thành thạo các kỹ năng khác.

Tuy nhiên hiện nay Lầu Năm Góc có vẻ chưa xem trọng yếu tố này, họ vẫn xác định không lực là yếu tố quyết định chiến trường, pháo binh với vai trò yểm trợ thứ yếu sẽ vẫn ít được đầu tư hơn trong tương lai gần.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Báo Mỹ đánh giá cơ hội chiến thắng của F-15EX trước Su-35
(Vũ khí) - F-15EX và Su-35 là hai dòng tiêm kích hạng nặng chiếm ưu thế trên không thuộc thế hệ 4,5 tiên tiến nhất của Mỹ và Nga.

Máy bay chiến đấu Su-35 và F-15ЕX của Nga và Mỹ thuộc thế hệ 4 ++, được tạo ra để đạt được những mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên theo các chuyên gia, về mặt giả thuyết, giữa các phiên bản xuất khẩu của chúng có thể xảy ra xung đột.
Tạp chí Military Watch đã đánh giá khả năng của những chiếc máy bay này. Theo đó, Su-35 là sự hiện đại hóa sâu từ Su-27, nó có trọng tải chiến đấu tăng lên, động cơ vector lực đẩy 3 chiều, cảm biến và radar mới cho khả năng nhận biết tình huống vượt trội, cùng hệ thống theo dõi và tìm kiếm hồng ngoại mạnh mẽ.
Tuy nhiên Su-35 hóa ra lại nhẹ hơn và bền hơn do sử dụng vật liệu composite đặc biệt, đồng thời diện tích phản xạ radar cũng giảm đi nhiều do thiết kế đặc biệt của khung máy bay.

ADVERTISING
1612658172595.png






X
Những cải tiến này còn được bổ sung bởi một thế hệ tên lửa không đối không mới. Máy bay cũng được trang bị hệ thống điện tử hàng không và tác chiến điện tử tối tân, cho phép nó chống lại tất cả các tiêm kích hiện có của phương Tây.
1612658187219.png
Su-35 hay F-15EX sẽ giành chiến thắng trong tình huống đối đầu trực diện?
Trong khi đó, phiên bản cập nhật F-15EX của Mỹ có nhiều điểm chung với F-15 ban đầu hơn là Su-35 của Nga với Su-27. Nhưng nó lại có radar mảng pha quét chủ động (AESA) mạnh mẽ, hệ thống tác chiến điện tử và điện tử hàng không mới, trọng tải. chiến đấu cũng tăng đáng kể, lên tới 12,7 tấn.

Đồng thời, chi phí vận hành và các yêu cầu bảo dưỡng đối với chiếc tiêm kích cũng được giảm bớt. Nhưng F-15EX chủ yếu được thiết kế để hỗ trợ các máy bay chiến đấu tàng hình F-35A và F-22 và thế hệ thứ sáu tiếp theo.
"Su-35 có một số lợi thế đáng kể trong tác chiến tầm gần, bao gồm động cơ vector lực đẩy và khả năng cơ động tốt hơn nhiều. F-15EX không có bất kỳ động cơ kiểm soát vector lực đẩy nào", tạp chí Military Watch lưu ý.
Nhưng ngay cả trong chiến đấu tầm xa, Su-35 có khả năng nhận biết tình huống tuyệt vời. Tuy vậy đối thủ đến từ Mỹ sở hữu trọng tải lớn và có thể mang nhiều tên lửa hơn. Ngoài ra, nó còn là nền tảng tiềm năng cho tên lửa không đối không AIM-260 đang được phát triển.

Tạp chí Military Watch viết: “Khả năng cơ động cao của Su-35 cho phép nó bù đắp một phần trọng tải thấp hơn và mang lại khả năng sống sót cao hơn ở khoảng cách xa nhờ khả năng né tránh tên lửa của đối phương bằng các thao tác phức tạp”.
"F-15EX sẽ phải dựa nhiều hơn vào các hệ thống tác chiến điện tử để vô hiệu hóa mối đe dọa, dựa vào radar AESA tiên tiến nhất hiện nay, lợi thế trong tác chiến tầm xa của nó là không thể phủ nhận".
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
KYB Nga có khả năng đánh lừa đối thủ
(Vũ khí) - Nga đã chính thức trang bị KYB - dòng UAV tấn công tự sát biết đánh lừa phòng không đối phương khi tác chiến.

Thông tin được ông Sergey Chemezov, Tổng giám đốc Tập đoàn Rostec Nga cho biết, máy bay không người lái (UAV) KYB có khả năng mang theo thuốc nổ tấn công mục tiêu một cách bí mật và không bị cản trở bởi địa hình.
KYB có thể bay ở nhiều độ cao, rất chính xác và gần như không bị phòng không truyền thống ngăn chặn bởi nó có khả năng đánh lừa phòng không kẻ thù bằng cách tạo ra những tín hiệu giả khiến đối phương không thể phân biệt được đâu là mục tiêu cần tấn công.
1612658508844.png
UAV Nga.
Theo những thông tin ít ỏi được công bố, KYB do hãng Zala Aero thuộc Tập đoàn Kalashnikov phát triển. Mẫu UAV tự sát của Kalashnikov có thể bay với vận tốc 80-130 km/h, mang theo tối đa 3 kg tải trọng và thời gian bay khoảng 30 phút.

ADVERTISING
1612658494656.png

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%





Play


Advertisement: 0:15






X
Hiện nay nhà sản xuất Nga đã hoàn thành thử nghiệm và bắt đầu đưa dòng UAV này vào trang bị: "Mẫu UAV này đã hoàn tất thử nghiệm và bắt đầu được trang bị cho lực lượng vũ trang Nga".

Được biết, ngay từ năm 2016, Quân đội Nga cũng đã nhận vào biên chế máy bay trinh sát không người lái (UAV), sở hữu những tính năng hết sức độc đáo và có tầm bay xa lên tới hàng ngàn km.


Nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga tiết lộ, loại máy bay trinh sát không người lái kiểu mới này sẽ mang theo lượng nhiên liệu dự trữ lớn hơn, đồng thời được trang bị động cơ kiểu mới, tiết kiệm nhiên liệu hơn.

Không những vậy, máy bay không người lái sẽ được trang bị bộ thiết bị điều khiển độc đáo. Khi UAV bay lên độ cao 5 km, nó có thể tắt động cơ chính nhưng vẫn tiếp tục bay lượn trinh sát thêm 3 km ở độ cao thấp hơn.

Sau đó, UAV tái khởi động động cơ và lại bay lên tới độ cao 5 km. Với những tính năng độc đáo đó đó, phạm vi quan sát của UAV được tăng lên đến 1.000 km, vượt trội các loại máy bay trinh sát không người lái đồng hạng.


Loại UAV này được lập trình bay trong chế độ tự động, theo hành trình định trước. Các chuyên gia sẽ theo dõi nó từ mặt đất qua hệ thống dẫn đường vệ tinh GLONASS của Nga hoặc hệ thống chỉ huy-điều khiển riêng.

Trong suốt chuyến bay, chiếc máy bay trinh sát không người lái này không truyền dẫn thông tin về trung tâm chỉ huy mà chỉ tự động ghi lại các dữ liệu. Sau khi UAV trở về căn cứ, các chuyên gia kỹ thuật sẽ tiến hành giải mã thông tin mà nó thu thập được.

Được biết, ưu điểm không trao đổi thông tin trên đường bay có thể giúp các UAV Nga tránh được tình trạng bị gây nhiễu trên đường truyền hoặc chèn các thông tin giả.

Chuyên gia Nga chê đạn HVP Mỹ chậm chạp
(Vũ khí) - Giới quân sự Mỹ hy vọng, đạn siêu thanh HVP sẽ là giải pháp tấn công tạo nên sự khác biệt với đối bởi sức mạnh và chi phí hợp lý.

Theo USNI News, các nghiên cứu và thử nghiệm được Hải quân Mỹ thực hiện trong thời gian qua cho thấy, hệ thống pháo ray điện từ sẽ tiết kiệm chi phí đáng kể so với việc sử dụng vũ khí truyền thống trong việc chống lại các mối đe dọa trong tương lai. Đặc biệt, pháo điện từ sẽ hiệu quả hơn khi kết hợp với đạn siêu tốc HVP.
"Một khi cặp vũ khí này kết hợp với nhau, quân đội Mỹ sở hữu đòn tấn công hiệu quả và chính xác không kém gì các loại tên lửa dẫn đường nhưng lại tiết kiệm đáng kể tiền thuế của người dân", một quan chức Hải quân Mỹ cho biết.
Chuyen gia Nga che dan HVP My cham chap
Mỹ thử đạn HVP.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Hải quân Mỹ vừa thử nghiệm thành công đạn siêu thanh HVP. Dù khẳng định cuộc thử nghiệm thành công tốt đẹp nhưng Mỹ không tiết lộ chi tiết về cuộc thử nghiệm này.

ADVERTISING
1612658525771.png

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%






Advertisement: 2:01






X
Ngoài ra, Hải quân Mỹ đang có kế hoạch trang bị đạn siêu tốc HVP cho hải pháo 127mm trên các loại tàu chiến của lực lượng này. Mỹ tin rằng, đạn HVP làm tăng khả năng tấn công chớp nhoáng các mục tiêu tầm xa, cũng như giúp chỉ huy chiến trường ra quyết định chiến đấu theo thời gian thực tốt hơn.
Không những vậy, trang website của Viện nghiên cứu Hải quân Mỹ khẳng định, với loại đạn công nghệ cao này, sức mạnh quân sự Nga sẽ bị kiềm chế. "Hải quân Mỹ hiện đang phát triển loại vũ khí tiềm năng mới có thể cải thiện sức mạnh của các tàu chiến trong việc tự vệ trước các tên lửa của đối phương, đó là đạn HVP", báo cáo có đoạn viết.

Dù người Mỹ rất tin tưởng vào sức mạnh và độ tin cậy của đạn HVP, nhưng chuyên gia quân sự Nga, ông Alexei Leonkov cho rằng, việc Mỹ tiếp tục theo đuổi công nghệ này là sự lãng phí lớn. Theo chuyên gia Nga, việc Hải quân Mỹ cố gắng sử dụng HVP chỉ nhằm mục đích "chữa cháy" cho nguồn ngân sách khổng lồ đã được chi cho quá trình phát triển pháo ray điện từ và các thiết bị liên quan.
HVP chỉ thực sự giúp tăng sơ tốc đầu nòng, nhưng không giúp cải thiện tầm bắn. Đây không phải là yếu tố chính giúp cải thiện uy lực của pháo hạm. Ngoài ra, vị chuyên gia này còn cho rằng, việc Hải quân Mỹ gọi HVP với các tên hoa mỹ là đạn pháo siêu thanh giống như việc "khen thỏ chạy nhanh".

"Các loại đạn pháo truyền thống đã đạt tốc độ siêu thanh. Sơ tốc trung bình của các loại đạn pháo thường đạt khoảng 7.200km/h hoặc Mach 6,5. Xét ở yếu tố này, tất cả các loại vũ khí hạng nặng trên thế giới đều đang bắn đạn siêu âm", chuyên gia Nga nói.
Đồng thời ông này nhấn mạnh thêm rằng, với tốc độ đạt được của HVP, chúng thậm chí còn bay chậm hơn cả đạn được xe tăng Nga bắn ra.
Ngoài ra, loại đạn HVP của Mỹ còn tồn tại nhược điểm lớn đó là viên đạn được bắn ra chỉ bay với quỹ đạo thẳng và không hề có sự can thiệp hay tính toán về đường đạn. Chính vì vậy, chúng không hề mang lại hiệu quả chiến đấu như nhà sản xuất và Hải quân Mỹ tuyên bố.

Hé lộ khả năng siêu tên lửa Grom-E trang bị cho Okhotnik
(Vũ khí) - Máy bay không người lái tấn công tàng hình hạng nặng S-70 Okhotnik của Nga sẽ được trang bị tên lửa đối đất Grom-E đặc biệt.

Ông Boris Obnosov - người đứng đầu Tập đoàn Vũ khí - Tên lửa chiến thuật của Nga, mới đây đã cho biết những chi tiết đầu tiên về việc trang bị vũ khí cho máy bay không người lái tấn công nội địa mới nhất S-70 Okhotnik.
Hóa ra, tên lửa và bom dành cho chiếc UAV tàng hình là loại module, có thể trang bị cho máy bay tùy thuộc vào nhiệm vụ tác chiến đặt ra (ném bom, sử dụng như một máy bay tiêm kích đánh chặn..). trong đó các chuyên gia đặc biệt chú ý đến sản phẩm Grom-E.
“Triển vọng của sản phẩm này được xác định bởi một loạt các giải pháp kỹ thuật cung cấp khả năng hiện đại hóa sâu trong toàn bộ vòng đời. Grom-E được tạo ra trên cơ sở tên lửa dẫn đường đa năng module Kh-38ME, được trang bị nhiều biến thể khác nhau".

ADVERTISING
1612658541822.png

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%





Play


Advertisement: 2:00






X
"Cấu tạo module của loại đạn trên cung cấp khả năng gần như không giới hạn để tạo ra các sửa đổi với nhiều loại thiết bị chiến đấu và hệ thống dẫn đường. Những đặc tính hiệu suất cao cho phép phạm vi tiếp cận gần như vòng tròn, bao gồm cả bán cầu sau. Điều này đảm bảo việc sử dụng loại đạn trên cho mọi loại mục tiêu, bất kể tính cơ động của chúng”, ông Obnosov nói.

He lo kha nang sieu ten lua Grom-E trang bi cho Okhotnik
Tên lửa không đối đất Kh-38ME - Nguyên mẫu thiết kế của Grom-E
Kh-38 - nguyên mẫu thiết kế của Grom-E là một nền tảng tên lửa vạn năng, có thể trang bị đầu tự dẫn khác nhau, khối chiến đấu của nó có thể lắp đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân.


Ngoài ra tên lửa có thiết kế cánh gấp, do đó có thể tích hợp vào khoang vũ khí bên trong của tiêm kích tàng hình Su-57, hoặc các máy bay ném bom Tu-95MS, Tu-160M2, Tu-22M3...

Một trong những biến thể của tên lửa Kh-38 sẽ được trang bị hệ thống định vị vệ tinh GLONASS, giúp nó không phụ thuộc vào tín hiệu điều khiển như laser, ảnh nhiệt... Nhờ vậy cuộc tấn công bằng Kh-38 không bị ảnh hưởng bởi thời tiết.


Ngoài hệ thống dẫn đường GLONASS, sẽ có những biến thể sửa đổi của Kh-38 trang bị đầu tự dẫn radar, laser và ảnh nhiệt. Tên lửa Kh-38 được trang bị đầu đạn nặng 250 kg, có thể tấn công các phương tiện bọc thép cơ động và mục tiêu kiên cố, hầm chú ẩn... của đối phương từ khoảng cách từ 3 - 40 km. Hiện chưa rõ biến thể Grom-E sẽ có khác biệt cụ thể ra sao.

Theo dữ liệu được đưa ra trước đó bởi nguồn thông tin Avia-pro, máy bay không người lái Okhotnik đã thực hiện thành công việc ném bom tại thao trường Ashuluk, tuy nhiên vào giữa năm nay, UAV S-70 còn được thử nghiệm với vai trò tiêm kích đánh chặn, nó sẽ phải tấn công các mục tiêu trên không, điều này sẽ cung cấp cho một sự phát triển độc đáo hơn nhiều
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Cuộc chiến siêu thanh: Mỹ không có cửa thắng Nga
(Bình luận quân sự) - Khong chịu lép vế trước những thành công của Nga, Lầu Năm Góc đang nỗ lực phát triển vũ khí siêu thanh phóng từ mặt đất, trên không và trên biển.

Сác chuyên gia Mỹ nhiều lần thừa nhận họ tụt hậu nghiêm trọng so với Nga và Trung Quốc về công nghệ siêu thanh. Tuy nhiên, hiện nay Chương trình tên lửa đất đối đất siêu thanh Operational Fires (OpFires), do Cơ quan Dự án Nghiên cứu Tiên tiến Bộ Quốc phòng Mỹ (DARPA) và công ty Lockheed Martin “dẫn dắt”, đang đi vào giai đoạn thực hiện chính thức.
Chi phí của dự án đã được công bố là 59 triệu dollars, các chuyến bay thử nghiệm dự kiến sẽ diễn ra vào năm 2022.
Mỹ cố đuổi kịp Nga về vũ khí siêu thanh trên mặt đất và trên biển
Các chuyên gia coi hệ thống tên lửa chiến thuật độ chính xác cao Iskander (OTRK) là loại vũ khí Nga tương tự gần nhất với dự án Mỹ. Tuy nhiên, người Mỹ cho rằng phát triển của họ sẽ tốt và hiệu quả hơn.
Theo các nguồn tin của Mỹ, vũ khí mới có tính cơ động cao, bởi các bệ phóng sẽ được đặt trên khung sườn xe bánh lốp. Tầm bay của tên lửa là 1600 km (so với 500 km đối với Iskander).
Đầu đạn siêu thanh C-HGB, có khả năng bay với vận tốc gấp 5 lần tốc độ âm thanh (Mach 5, hoặc 1657 m/s, hoặc 5966 km/h), cũng như khả năng cơ động theo hành trình và độ cao, khiến không thể đánh chặn. Nói một cách chính xác, tốc độ siêu thanh bắt đầu từ 1710 m/s, hay 6150 km/h, vì vậy tên lửa Mỹ có thể được coi là “cận siêu thanh”.

DARPA lưu ý, mục tiêu của chương trình OpFires là phát triển và trang bị một hệ thống cải tiến đặt trên mặt đất, cho phép vũ khí siêu thanh vượt qua hệ thống phòng không hiện đại của đối phương và tấn công nhanh chóng, chính xác vào các mục tiêu quan trọng.
1612658634439.png
DAPRA đang thúc đẩy chương trình tên lửa đất đối đất siêu thanh Operational Fires (OpFires)

Hiện nay, các chuyên gia Lockheed Martin hiện đang nghiên cứu hệ thống dẫn đường đầu đạn mới nhất nhắm vào các vật thể nhỏ và chuyển động.
Mặc dù người ta cho rằng OpFires sẽ trang bị trong quân đội như vũ khí phi hạt nhân, nhưng có thể theo thời gian chúng cũng sẽ mang theo đầu đạn hạt nhân. Dự kiến, tổ hợp OpFires sẽ đi vào hoạt động sau năm 2023.
ADVERTISING
1612658567304.png

Video Player is loading.
Pause
Remaining Time 10:00
XEM THÊM
Unmute
Loaded: 100.00%






X
Ngày nay, loại tên lửa chiến thuật độ chính xác cao trên mặt đất của Mỹ có tầm bắn xa nhất là MGM-140 ATACMS với khoảng cách chỉ 270 km. Điều này rõ ràng là không đủ để đối đầu với Nga ở châu Âu. Ngoài ra, quân đội Nga đã thực sự nhận được các hệ thống tấn công siêu thanh.
Một dự án đầy tham vọng khác về vũ khí tên lửa siêu thanh của Tập đoàn Lockheed Martin là Vũ khí Siêu thanh Tầm xa (LHRW), trị giá 347 triệu USD. Đây là tên lửa đạn đạo tầm trung nhiên liệu rắn đa năng với đầu đạn tương tự như hệ thống OpFires.
Nó được cho là sẽ phóng ngay từ các container vận chuyển, lắp đặt trực tiếp trên khung gầm xe hoặc trên rơ moóc kéo bằng đầu kéo hạng nặng.

Tổ hợp này sẽ được trang bị tiêu chuẩn theo Hệ thống Điều khiển Hỏa lực Tên lửa, Pháo binh của Quân đội Mỹ. Tốc độ LHRW cao hơn Mach 5. Về tầm hoạt động, các chuyên gia cho rằng vào khoảng 3000 - 4000 km.
1612658608296.png
Tên lửa hành trình không đối đất siêu thanh AGM-183A ARRW

Có thể người Mỹ, không còn bị ràng buộc bởi Hiệp ước INF, tạo ra tên lửa này với mục đích để triển khai ở châu Âu. Từ đó, sẽ có thể tiếp cận hầu hết các mục tiêu ở khu vực châu Âu của Nga. Và để kiềm chế Trung Quốc, người Mỹ muốn phát triển một phiên bản phóng từ trên biển.
Các chuyến bay thử nghiệm của LHRW được lên kế hoạch trong năm nay. Khẩu đội đầu tiên tên lửa loại này cũng sẽ được đặt trong tình trạng thử nghiệm chiến đấu không sớm hơn năm 2023.
Vũ khí siêu thanh trên không
Để đối phó với việc Nga trang bị tên lửa siêu thanh Kinzhal, Mỹ đã khởi động một số chương trình chế tạo vũ khí tương tự.

Lầu Năm Góc đã ký hợp đồng trị giá 63 triệu USD với Raytheon về hệ thống tên lửa đất đối không siêu thanh chiến thuật TBG được trang bị đầu đạn bay lượn có tốc độ lên tới Mach 5 và bắn trúng mục tiêu cách điểm phóng tới 920 km.
Theo thông báo của DARPA, trong khuôn khổ chương trình TBG, nếu tên lửa đủ nhỏ gọn, sẽ cho phép bố trí trên các máy bay tấn công tiền tuyến. Các chuyến bay thử nghiệm được lên kế hoạch cho năm nay nhưng nó sẽ không được đưa vào trang bị trước năm 2025.
1612658590479.png
Chương trình HAWC - tên lửa siêu thanh phóng từ trên không

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của chương trình này là HAWC - tên lửa siêu thanh phóng từ trên không có tốc độ lên tới Mach 10 (gần 12.000 km/h).
Sản phẩm này được giữ bí mật nghiêm ngặt, người ta chỉ biết máy bay ném bom chiến lược và có thể là máy bay chiến đấu F-35 sẽ trở thành phương tiện mang chính loại này.
Cho đến nay, chương trình đã có khởi đầu không mấy thành công, vụ phóng thử nghiệm đầu tiên của HAWC từ máy bay vào cuối năm 2020 đã kết thúc thất bại.


Một dự án vũ khí đầy hứa hẹn khác của Không quân Mỹ là tên lửa hành trình không đối đất siêu thanh AGM-183A ARRW, với tốc độ Mach 17 (20.285 km/h) và tầm bắn 800 km. Thời gian ra mắt và giới thiệu tới các phương tiện truyền thông dự kiến vào năm 2022.
Tất cả các dự án này đều chỉ ra một điều: Washington đang rất cố gắng để bắt kịp Moskva và Bắc Kinh trong lĩnh vực “hypersonic” (siêu thanh) với “chi phí không giới hạn”.
Tuy nhiên, vào thời điểm những tên lửa đầu tiên của Mỹ đi vào sản xuất hàng loạt, Nga sẽ có Avangard, Kinzhal, Zircons và một số vũ khí khác; ví dụ như hệ thống tên lửa phòng không S-500 “Prometheus”, có khả năng đánh chặn các mục tiêu siêu thanh.
Và chắc chắn các nhà thiết kế vũ khí Nga sẽ tiếp tục cải tiến khả năng của tất cả những vũ khí này, khiến Nga có khả năng công-thủ toàn diện trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh, biến công sức của Mỹ thành “công cốc”.

P-8A Mỹ nhìn rõ mặt đất, tấn công tầm xa
(Vũ khí) - Theo National Interest, với gói nâng cấp mới, Mỹ biến máy bay trinh sát săn ngầm P-8A thành dòng máy bay đa năng hàng đầu thế giới hiện nay.

Trong nội dung nâng cấp được Hải quân Mỹ công bố cho thấy, P-8A được nâng cả về vũ khí và hệ thống điện tử. Về vũ khí, Mỹ sẽ trang bị thêm tên lửa chống hạm tầm xa LRASM, bom JDAM - loại bom thông minh có bộ điều khiển quỹ đạo gắn ở phần đuôi bom, bom đường kính nhỏ, ngư lôi Mark 62/63/65 và mồi nhử phóng từ trên không cho máy bay này.
Những vũ khí mới sẽ mở rộng đáng kể các loại mục tiêu mà P-8A có thể tấn công và tiêu diệt. Đặc biệt là những mục tiêu trên cạn - điều mà những chiếc P-8A nguyên bản không thực hiện được.
1612658723175.png
Máy bay P-8A.
Về hệ thống điện tử, P-8A sẽ được lắp đặt Minotaur – một hệ thống liên lạc, máy tính và cảm biến tích hợp, giúp tổ lái có thể thu thập và xử lý thông tin do thám rồi truyền tải cho các đơn vị đang hoạt động trên bờ và trên biển.

Hải quân Mỹ, trên thực tế, muốn P-8A phải trở thành một máy bay đa nhiệm hơn so với hiện nay. Trong những năm hoạt động vừa qua kể từ khi chính thức được đi vào phục vụ, P-8A đã thể hiện khả năng gây ấn tượng của nó.
ADVERTISING
1612658671730.png

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%





Play


Advertisement: 2:01






X
Nó được trang bị hệ thống cảm biến đa phổ quang-điện và hồng ngoại kỹ thuật số (EO/IR) L-3 Wescam MX-20HD, thiết bị CCDTV, máy xử lý hình ảnh, máy đo tầm laser, các cảm biến phát hiện nguồn phát laser.

P-8A được trang bị radar thám sát biển APS-137D(V)5 của Raytheon, và hệ thống thám sát tín hiệu – thứ cho phép xác định vị trí của tàu và xuồng nhỏ, cũng như trinh sát bờ biển và mặt đất, cũng như phát hiện và tái tạo lại hình ảnh có độ phân giải cao của tàu ngầm cũng như tàu nổi hoạt động ở các cùng nước ven bờ biển.


Trong vai trò chiến tranh chống tàu ngầm, P-8A có thiết bị tiên tiến giúp phát hiện từ tính bất thường (MAD) do hãng CAE Inc. chế tạo, và có thể thả ngư lôi MK 54 để đánh tàu ngầm. Hãng BAE System thì đang phát triển HAASW UTAS – một hệ thống không cần người điều khiển, có khả năng tự động tóm bắt mục tiêu từ độ cao lớn cho nhiệm vụ chống tàu ngầm.

Hệ thống này liên quan đến loại phương tiện bay không người lái (sẽ triển khai từ chiếc P-8A) trang bị hệ thống MAD và máy tính có thể phát hiện và định vị chính xác tàu ngầm thù địch đang ẩn mình dưới biển.


Mặc dù rất mạnh nhưng trên những chiếc P-8A nguyên bản nhưng khả năng do thám và chống tàu ngầm của máy bay này bị cho là không đủ để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ. Chính vì vậy, quyết định nâng cấp và trang bị hệ thống Minotaur được thông qua.

Ngoài ra, các hệ thống kết nối chủ động đa nền tảng (MAC), hệ thống liên lạc vệ tinh băng thông rộng (SATCOM), máy tính và bảo mật mới, cho việc nâng cấp hệ thống mạng kỹ thuật số tự động hoá dành cho kết nối dữ liệu (data link) chung; hệ thống thám sát tín hiệu tàu mặt nước; cải thiện cấu trúc hệ thống chiến đấu, và nâng cấp khả năng liên lạc của P-8A.

MAC là hệ thống chiến tranh chống tàu ngầm, có thể giúp phát hiện, định vị, và nhận dạng tàu ngầm thù địch, sử dụng các thiết bị phát và thu tín hiệu sonar ở những vị trí khác nhau trên nền tảng tách biệt như tàu ngầm, tàu mặt nước, các phao thuỷ âm chống tàu ngầm, phao thuỷ âm thả từ trực thăng.

MAC cải thiện khả năng xử lý đối với tín hiệu và các nguồn âm thanh hỗn tạp thu nhận được. Được trang bị những hệ thống tiên tiến nêu trên, loại P-8A đa nhiệm này có thể thay thế hoặc hỗ trợ cho các loại máy bay do thám EP-3 của Hải quân Mỹ hoặc RC-135 Rivet Joint của Không quân Mỹ.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
UAV tải đạn và UAV chống ngầm của Quân đội Mỹ
(Vũ khí) - Xin giới thiệu hai bài tổng hợp một số thông tin mới về các máy bay không người lái Mỹ của báo “Bình luận quân sự” (Nga) trong mấy ngày gần đây.

1. Bài ngày 18/1/2021:
Lục quân Mỹ sẽ được trang bị máy bay không người lái tải đạn đến trận địa


UAV tai dan va UAV chong ngam cua Quan doi My
Ngày 18/1/2021, tờ Defense News (Mỹ) đưa tin: Lục quân Mỹ đã lên kế hoạch đưa vào trang bị các thiết bị bay không người lái (drone, UAV) tải đạn và đồ tiếp tế cho bộ đội đến tận trận địa.

Theo kế hoạch này, những máy bay không người lái mới nói trên sẽ bắt đầu thực hiện nhiệm vụ vào năm 2026.
Lục quân Mỹ thông báo đã mở gói thầu cung cấp máy bay không người lái vận tải đặc biệt cho Lục quân để tải đạn đến trận địa. Những công ty muốn tham gia cuộc đấu thầu này phải nộp hồ sơ dự thầu cùng những đề xuất sơ bộ của mình ngay trước ngày 12/ 2/2021tới.

Những thiết bị dự thầu phải đáp ứng một số yêu cầu sau: trọng lượng của máy bay không người lái không được vượt quá 590 kg nhưng có khả năng vận chuyển lượng hàng nặng 363 kg ở cự ly tới 177 km. Kết cấu UAV phải cho phép đưa nó vào sử dụng chỉ sau 15 phút sau khi được vận chuyển đến điểm tập kết.
ADVERTISING
1612658772508.png

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%





Play


Advertisement: 0:22






X
Ngoài ra, máy bay không người lái còn phải có khả năng cất cánh và hạ cánh tự động, cũng như bay ở chế độ tự động và trong chế độ bị triệt tiêu tín hiệu GPS. Còn một yêu cầu nữa- phải có sơ đồ thiết kế mô-đun và kết cấu mở.

Năm 2017, Kho vũ khí Pikatinsk của Lục quân Hoa Kỳ- đơn vị chuyên làm nhiệm vụ sửa chữa và hiệu chỉnh vũ khí đã được cấp bằng sáng chế cho một phương pháp vận chuyển đạn dược mới bằng một loại đạn súng cối đặc biệt nhưng bắn bằng những khẩu pháo cối thông thường.

“Quả đạn cối tải đạn” mới là một container chứa hàng đặc biệt, được kết nối với một khoang chứa thuốc phóng, thiết bị ổn định đường bay, một dù lượn cỡ nhỏ và hệ thống dẫn đường.


Sau khi phóng từ súng cối, khi lên đến điểm cao nhất của quỹ đạo, container đặc biệt này sẽ mở dù lượn và bay nhờ dù lượn đến mục tiêu đã định. Việc dẫn đường đến mục tiêu sẽ được thực hiện qua GPS. Hiện không có thông tin gì về cự ly “giao hàng”, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng nó sẽ là khoảng 7-8 km.

2. Bài thứ hai ngày 22/1/2021

Các container mới sẽ giúp UAV MQ-9 Reaper Mỹ trở thành phương tiện chống ngầm



1612658799037.png
Hoa Kỳ sẽ bắt đầu sử dụng máy bay không người lái để chống tàu ngầm. Cách đây không lâu, Hải quân Mỹ đã tiến hành thành công thử nghiệm các lần máy bay không người lái MQ-9A Reaper do Công ty General Atomics chế tạo mang một container được sử dụng để thả các pháo thủy âm.



Thiết bị mới này sẽ được lắp cho máy bay không người lái MQ-9B SeaGuardian đang được thiết kế cho Hải quân Hoa Kỳ. Các container chứa mới sẽ cho phép các UAV MQ-9 Reaper của Mỹ trở thành một phương tiện của Không quân chống ngầm.

Các cuộc thử nghiệm trên đã được tiến hành trên một vùng biển Thái Bình Dương. Máy bay không người lái đã thả 10 phao thủy âm xuống mặt nước, các phao này đã phát hiện được mục tiêu ngầm và truyền những thông tin về mục tiêu đó đến trung tâm chỉ huy trên mặt đất.

Máy bay không người lái MQ-9B mới sẽ có khả năng mang bốn container, mỗi container chứa 10-20 phao thủy âm.

Các chuyên gia quân sự cho rằng việc sử dụng máy bay không người lái để chống tàu ngầm sẽ thay thế một phần các máy bay chống ngầm Boeing P-8A “Poseidon” với chi phí cho một giờ bay đắt hơn rất nhiều so với chi phí giờ bay của máy bay không người lái.

Công ty General Atomics cũng cho biết là các container mới này cũng có thể được sử dụng để phóng các loại đạn chính xác cao và các máy bay không người lái mini.

Máy bay không người lái trinh sát- tấn công MQ-9 Reaper đã được Các Lực lượng Vũ trang Mỹ sử dụng từ năm 2001. Những chiếc máy bay không người lái như vậy cũng đang có trong trang bị của Không quân Anh.

Các ảnh đã sử dụng: en.wikipedia.org/, U.S. Air Force

UAV cầm tay Mỹ diệt mục tiêu sau chướng ngại vật
(Vũ khí) - Với vũ khí thuộc Chương trình máy máy tấn công không người lái (UAV) cỡ nhỏ cầm tay, lính Mỹ có thể tấn công chính xác mục tiêu sau chướng ngại vật.

Chương trình UAV cỡ nhỏ cầm tay của Mỹ đang được phát triển bởi Cơ quan DARPA. Loại máy UAV có thể di chuyển cực linh hoạt với nhiều kiểu bay khác nhau. Trong đó có loại có trọng lượng chỉ khoảng 200g được thiết kế với các động cơ cánh quạt.
Mục đích phát triển dòng UAV đặc biệt này để có thể kết hợp với binh sĩ trên chiến trường và sử dụng cho nhiều nhiệm vụ khác nhau. Cùng với dòng UAV cỡ nhỏ, hiện DARPA còn đang ấp ủ kế hoạch phát triển phiên bản UAV đặc biệt có thể mang đầu dạn chùm và thực hiện đòn đánh cảm tử.
Mỹ phóng UAV cầm tay.
Việc trang bị các UAV liều chết lên tên lửa sẽ giúp tiêu diệt chính xác nhiều mục tiêu cùng lúc. UAV tấn công có thiết kế với 4 cánh quạt nhỏ đặt đối xứng với nhau. Hầu hết nguyên lý hoạt động của loại UAV này vẫn được bảo mật nhưng theo DARPA, các UAV cảm tử này sẽ được kích hoạt sau khi được tên lửa đưa tới độ cao quy định. Chúng sẽ tự xác định mục tiêu và kích hoạt khối nổ định hướng mang theo.

ADVERTISING
1612658896810.png

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%





Play


Advertisement: 1:59






X
Mục tiêu sẽ bị tấn công đồng loạt từ trên không nên khả năng phòng chống là rất hạn chế. Giới quân sự Mỹ tin rằng, những UAV mới phù hợp với nhiệm vụ tiêu diệt các phương tiện thiết giáp của đối phương hoặc các khu vực kho tàng, bãi tập kết trang bị.

Ngoài phiên bản mang đầu đạn tấn công, UAV trang bị trên tên lửa cũng có phiên bản trinh sát để thực hiện nhiệm vụ trinh sát chiến trường hoặc các khu vực đối phương bảo vệ không thể tiếp cận. Trước khi tuyên bố phát triển dòng UAV mini mới, Mỹ vừa đưa vào trang bị loại UAV cảm tử mini khác được định danh là Switchblade.


Ưu điểm chính của Switchblade là khả năng hạn chế thương vong của thường dân. Người điều khiển có thể hủy lệnh tấn công, chuyển sang mục tiêu khác hoặc chọn phương án công kích an toàn, hạn chế thương vong của những thành phần không tham chiến.

Vì tiềm năng rất lớn của Switchblade, Mỹ tiếp tục quan tâm đến các phương án Vũ khí sát thương đường không cỡ nhỏ (LMAMS) khác ngoài Switchblade. Derek Lyon, giám đốc chương trình LMAMS tại Prioria Robotics (cũng đã từng hợp tác với Textron Defense Systems) hi vọng sẽ thành công nhờ những lợi thế mà mẫu Maveric của công ty ông có thể so với Switchblade.

Nổi bật là khả năng hoạt động, một máy bay Switchblade mang đầy đủ vũ khí chỉ có thể ở trên không 10 phút, đòi hỏi lực lượng mặt đất phải trinh sát, tình báo chuẩn bị rất kĩ càng. Trong khi đó, Maveric có thế ở trên không lâu hơn gấp ba lần.


Ông Lyon nói: "Trong thực tế, khi đang bị áp đảo bởi hỏa lực địch, việc đầu tiên cần làm là chế áp chúng bằng những loạt bom, sau đó là cấp cứu những người bị thương và đưa họ về tuyến sau, rồi mới tính đến phản kích tiêu diệt đối thủ. Maveric được thiết kế theo phương án tác chiến đó".

Nhà sản xuất Textron Defense Systems cũng đưa ra mẫu Battle Hawk, với thời gian hoạt động tương đương Maveric, được trang bị cảm biến mặt đất nhằm truyền dữ liệu mục tiêu cho Battle Hawk. Cả hai công ty này đều cho rằng, LMAMS là sẽ thay đổi lớn trong phương thức tác chiến của các nhóm nhỏ binh sĩ – vốn rất phổ biến hiện nay. Binh sĩ có thể tham chiến nhanh chóng, bớt đi sự phụ thuộc vào hỏa lực pháo binh nặng nề, chậm chạp.

"Những điểm nóng của Mỹ hiện nay là châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latin, Mỹ sẽ triển khai những lực lượng nhỏ, với sự yểm trợ của máy bay không người lái mới. Chẳng hạn, 2-3 chiếc UAV có thể được phóng lên, được điều khiển để truy lùng một kẻ địch đang lẩn trốn", ông Lyon cho biết thêm.



Máy bay sao chép Su-57 của Mỹ rơi khi thử nghiệm
(Vũ khí) - Không lực Hoa Kỳ đã mất chiếc máy bay không người lái 5GAT - phương tiện được tạo ra để mô phỏng tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga.

Nguyên mẫu thử nghiệm mục tiêu trên không thế hệ thứ năm (5GAT) đầu tiên và duy nhất cho đến nay được chế tạo cho Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã bị phá hủy trong một cuộc bay thử nghiệm vào tháng 10 năm 2020 - Giám đốc Kiểm tra và Đánh giá Hoạt động (DOT & E) của Lầu Năm Góc cho biết trong báo cáo hàng năm của mình.
Theo giới thiệu, máy bay không người lái tàng hình (UAV) quy mô lớn 5GAT được thiết kế để huấn luyện phi công Không lực Hoa Kỳ chống lại các phương tiện chiến đấu thế hệ thứ năm của kẻ thù, đặc biệt là máy bay chiến đấu Su-57 của Nga và J-20 của Trung Quốc.
ADVERTISING
1612658836549.png

Video Player is loading.
Loaded: 0%



Play


Advertisement: 22:02






X
Khung máy bay 5GAT được chế tạo từ vật liệu composite đặc biệt có khả năng tán xạ sóng radar và được trang bị một cặp động cơ phản lực General Electric J85 từ các máy bay huấn luyện T-38 đã ngừng hoạt động. Nó có tính năng tàng hình khá tốt trước radar nhưng dĩ nhiên không thể che giấu tín hiệu hồng ngoại vì vẫn sử dụng động cơ thế hệ cũ.


1612658851431.png
1612658870518.png
Máy bay không người lái mục tiêu 5GAT được Mỹ tạo ra để mô phỏng tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga

Chiếc 5GAT có chiều dài 12,2 mét và sải cánh 7,3 mét. Thiết bị có trọng lượng cất cánh tối đa 4,4 tấn. Mục tiêu được tạo ra để sử dụng từ các đường băng đã chuẩn bị. Theo dự án, mục tiêu mới sẽ có thể chịu được lực G từ -2G đến 7,5G và bay với tốc độ tối đa Mach 0,95, UAV này có thể bay ở độ cao 13,7 nghìn mét.


Thời gian bay của mục tiêu ước chừng vào khoảng 1,5 giờ. Theo hợp đồng với Không quân Mỹ, Sierra Technical Services sẽ lắp ráp thêm hai nguyên mẫu của mục tiêu bay 5GAT.

Vào tháng 10 năm 2020, công ty Sierra Technical Services của Mỹ - đơn vị đang phát triển 5GAT, thông báo đã hoàn thành thành công các thử nghiệm trên mặt đất đối với một mục tiêu trên không. Chuyến bay đầu tiên của máy bay không người lái đã được lên kế hoạch trước cuối tháng 10 năm ngoái.


Trong thời gian trước mắt, để phục vụ huấn luyện không chiến mô phỏng tiêm kích Su-57 của Nga, Mỹ sẽ vẫn phải dựa vào phi đội tiêm kích có người lái được sơn màu Su-57, cách thức này dĩ nhiên không thể tối ưu như khi dùng 5GAT.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
4 tên lửa Iran xuyên thủng 6 khu vực có Patriot
(Vũ khí) - Tổ hợp phòng không Patriot đình đám của Mỹ theo nhận định thậm chí còn không nhìn thấy đường bay của 4 tên lửa đạn đạo được Iran phóng đi.

Theo báo chí khu vực Trung Đông, việc đưa thêm các hệ thống phòng không Patriot vào trang bị cho Quân đội Saudi Arabia đã không dẫn đến bất kỳ kết quả đáng kể nào, thậm chí còn phải nói là đã gây thất vọng tràn trề.
Trong tuần qua, ít nhất 4 tên lửa đạn đạo tầm trung của Iran đã có thể xuyên thủng 6 khu vực triển khai của các hệ thống phòng không Patriot - tên lửa đã bị chặn chỉ trên bầu trời thủ đô Riyadh, hơn nữa đó lại là chiến công của tổ hợp THAAD.
"Vào ngày 23 và 26 tháng 1 năm 2021, hai tên lửa đạn đạo tầm trung đã được phóng từ lãnh thổ của nước láng giềng Yemen về phía Riyadh. Những quả đạn này đã vượt qua thành công hai khu vực có hệ thống phòng không Patriot của Mỹ ở biên giới với Yemen và bốn khu vực nằm ở miền trung của Saudi Arabia".

ADVERTISING
1612658971385.png

Video Player is loading.
Loaded: 0%



Play


Advertisement: 2:00






X
"Theo một số báo cáo, các tổ hợp phòng thủ của Mỹ chỉ đơn giản là không có đủ độ cao để đối phó với tên lửa, tuy nhiên có giả thiết cho rằng những hệ thống nói trên không thể phát hiện mục tiêu đạn đạo", trang Al Masdar News bình luận.

1612659046832.png
1612659079157.png
Hệ thống phòng không Patriot của Mỹ liên tục gây thất vọng tràn trề
Mặc dù ghi nhận khả năng rộng hơn của hệ thống THAAD, các chuyên gia chú ý đến thực tế là việc đánh chặn tên lửa đạn đạo không được thực hiện ở Riyadh, mà ít nhất là ở khoảng cách 150 km.


Điều này cho thấy rằng radar cảnh giới có thể phát hiện ra các mục tiêu này chỉ vào thời điểm cuối cùng, trong bối cảnh các chuyên gia không loại trừ một cuộc tấn công lớn sắp xảy ra của Houthi thì có thể các tổ hợp phòng không Mỹ sẽ bị quá tải vì không thể đánh chặn từ xa.


Trong diễn biến khác, các tổ hợp phòng thủ Iron Dome (Vòm sắt) mà Mỹ vừa mua từ Israel theo thông báo sẽ sớm được triển khai tại các căn cứ quân sự của họ ở Trung Đông, điều này càng cho thấy Washington rất lo ngại tên lửa của Iran và sự vô dụng của Patriot.

Bên cạnh việc đặt niềm tin vào Iron Dome, một số căn cứ của Mỹ tại Iraq còn đang được bảo vệ khỏi đạn pháo phản lực phóng loạt và máy bay không người lái của phiến quân bởi hệ thống phòng không Pantsir-S, sau sự thất bại của Phalanx.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
L-370 "Vitebsk" khiến tên lửa phiến quân không thể bắn trúng Mi-8
(Vũ khí) - Trực thăng Mi-8 của Không quân Nga đã được bảo vệ bởi hệ thống tác chiến điện tử L-370 "Vitebsk", giúp nó có thể tránh tên lửa của phiến quân.

Các trạm chế áp quang điện tử thuộc dòng L-370 "Vitebsk" được lắp đặt trên trực thăng vận tải đa dụng Mi-8 đã cho phép máy bay lên thẳng của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga né tránh một tên lửa phòng không vác vai (MANPAD) do các phiến quân phóng đi.
Dựa trên hình ảnh được đăng tải, quả tên lửa bay cách trực thăng Mi-8 tới vài chục mét, theo nhận định từ giới chuyên môn, trong trường hợp không có hệ thống chế áp điện tử thì xác suất MANPADS bắn trúng trực thăng Nga trong trường hợp này là gần như 100%.

1612659133560.png
Tên lửa vác vai của phiến quân chệch xa trực thăng Mi-8 vì tác dụng của tổ hợp chế áp quang điện L-370 Vitebsk

ADVERTISING
1612659113561.png

Video Player is loading.
Loaded: 0%



Play


Advertisement: 22:00






X
Các chuyên gia đã hướng sự chú ý đến thực tế là trường hợp đầu tiên được đăng tải về sự xuất hiện các tổ hợp chế áp điện tử của Nga được cài đặt trên máy bay, mục đích để tránh tên lửa của phiến quân thánh chiến là vào năm 2016.

Nhờ vào phương tiện chế áp quang - điện tử loại L-370 "Vitebsk", President-S hay Khibiny mà các máy bay cường kích, trực thăng vũ trang của Nga đã được đảm bảo an toàn trước hỏa lực phòng không dưới mặt đất vốn dựa chủ yếu vào tên lửa vác vai.


Trường hợp như vậy không phải là ví dụ duy nhất trong toàn bộ thời gian tiến hành chiến dịch quân sự của Quân đội Nga ở Syria, điều này khẳng định hiệu quả cao và triển vọng của việc sử dụng các hệ thống bảo vệ như vậy.


Đáng chú ý là cách đây chưa đầy một năm, một điều gì đó tương tự đã được quan sát thấy trong cuộc xung đột giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đặc biệt các nguồn tin Trung Đông cho biết rằng tên lửa của các chiến binh đã bắn trúng máy bay trực thăng của quân đội Syria, sau đó kết quả điều tra cho thấy hệ thống phòng thủ chưa được lắp đặt trên chiếc trực thăng này, diễn biến trên càng làm tăng giá trị của L-370 Vitebsk.

Hai chiếc Tu-142 Nga bay vào ADIZ Mỹ
(Vũ khí) - Theo NORAD, hai chiếc máy bay săn ngầm hạng nặng Tu-142 của Nga đã bay vào Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Mỹ tại Alaska trong chuyển bay hôm 25/1.

Bộ Chỉ huy Phòng thủ Hàng không Vũ trụ Liên hợp (NORAD) của Mỹ và Canada cho biết họ đã theo dõi hai máy bay Tu-142 trước khi chúng tiến vào vùng ADIZ Mỹ cho đến khi chúng rời đi. Mặc dù vậy, cặp máy bay Nga vẫn chưa xâm phạm không phận Mỹ.
1612659203983.png
Máy bay trinh sát săn ngầm Tu-142 của Nga.
"NORAD phát hiện và theo dõi hai máy bay tuần thám biển Tu-142 Nga tiến vào Vùng nhận diện phòng không Alaska lúc 19h ngày 25/1 (giờ địa phương). Các phi cơ này hoạt động trong vùng trời quốc tế, không xâm phạm không phận Mỹ hay Canada", thông báo của NORAD cho hay.
Mặc dù vậy, Mỹ không cho biết họ có triển khai tiêm kích giám sát biên đội Tu-142 Nga hay không. Sau khi NORAD ra thông báo, Bộ Quốc phòng Nga cho biết hai máy bay săn ngầm Tu-142 đã thực hiện chuyến bay dài 11 tiếng theo kế hoạch trên biển Bering và Chukotsk với tổng quãng đường hơn 8.000 km.

ADVERTISING
1612659187115.png

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%





Play


Advertisement: 1:23






X
"Các tổ lái thực hành nội dung bay trên địa hình đồng nhất, không có địa vật và cơ sở điện tử mặt đất để hỗ trợ định hướng. Biên đội được tiêm kích MiG-31BM của Hạm đội Thái Bình Dương hộ tống trên một số chặng bay. Các phi công tuân thủ chặt chẽ quy định sử dụng không phận quốc tế", thông cáo của Nga có đoạn viết.

Vùng ADIZ Alaska kéo dài khoảng 200 hải lý ngoài khơi bờ biển phía tây bang này. Máy bay Mỹ và Nga từng nhiều lần chạm mặt nhưng phi cơ Nga chưa từng xâm phạm không phận Mỹ. Hai bên thường tiến hành hoạt động tiếp cận, áp sát một cách chuyên nghiệp và an toàn.


Được biết, Tu-142 là dòng máy bay trinh sát săn ngầm tầm xa ra đời từ thời Liên Xô, dựa trên nền tảng oanh tạc cơ chiến lược Tu-95. Hai chiếc Tu-142 vừa thực hiện chuyến bay thuộc biến thể Tu-142MZ được phát triển trong thập niên 1990 với động cơ và hệ thống điện tử mạnh hơn.


Phiên bản Tu-142MZ có bán kính chiến đấu 6.500 km, mang được tối đa 9 tấn vũ khí trang bị gồm phao thủy âm, thủy lôi, ngư lôi và tên lửa hành trình diệt hạm Kh-35 và vũ khí chống ngầm.

Khả năng phát hiện, tiêu diệt nhiều loại tàu ngầm khiến nó được mệnh danh là "sát thủ săn ngầm" hàng đầu của Không quân Hải quân Nga hiện nay dù dòng máy bay này không phải là mới.

UAV S-70 Okhotnik bất ngờ được phát hiện tại căn cứ Hmeimim?
(Bí mật quân sự) - Báo chí Trung Quốc đã thông báo về sự xuất hiện của máy bay không người lái tấn công tàng hình S-70 Okhotnik của Nga tại căn cứ không quân Hmeimim.

Hãng thông tấn Trung Quốc Sina đã thu hút sự chú ý với những bức ảnh vệ tinh về căn cứ không quân Hmeimim của Nga tại Syria. Trong tấm ảnh được chụp vào ngày 21/1/2021, một vật thể bất thường đã được nhìn thấy gần bãi đậu máy bay phía Tây, trong đó đã có nhận định rằng phương tiện này là máy bay không người lái tấn công đa năng hạng nặng S-70 "Okhotnik".
“Nga đã bắt đầu thử nghiệm máy bay không người lái tấn công S-70 Okhotnik của mình. Một vài ngày trước, một vật thể lạ đã được nhìn thấy tại căn cứ không quân của Nga ở Syria, có kích thước và hình dạng giống chiếc máy bay không người lái do Nga tích cực quảng bá”, trang Sina cho biết và đính kèm một hình ảnh vệ tinh tương ứng.

1612659236707.png
Hình ảnh được cho là máy bay không người lái tấn công hạng nặng S-70 Okhotnik của Nga tại căn cứ không quân Hmeimim
ADVERTISING
1612659218640.png

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%





Play


Advertisement: 0:18






X
Trong hình ảnh vệ tinh được trình bày, thực sự có thể nhìn thấy một vật thể nằm bên ngoài khu vực sân đỗ máy bay của căn cứ không quân Hmeimim, tuy nhiên theo các chuyên gia thì đó không phải máy bay không người lái Okhotnik.

Mặc dù kích thước và hình dạng rõ ràng tương ứng với điều này nhưng các nhà báo từ Trung Quốc có thể đã nhầm lẫn tiêm kích Su-27 hoặc Su-35 được đặt trên bệ, mặc dù thông tin về các cuộc thử nghiệm có thể xảy ra với "Thợ săn" ở Syria đã xuất hiện nhiều hơn một lần.


Hiện tại, việc Nga bí mật đưa S-70 Okhotnik đến Syria để "thử lửa" bị xem là thiếu hợp lý, khi nó vẫn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm chuyến bay và chưa tiến hành các thử nghiệm vũ khí đầy đủ, ngoại trừ thông báo đã ném một quả bom dẫn đường trọng lượng 500 kg.


Bên cạnh đó, như Bộ trưởng Quốc phòng Nga - Đại tướng Sergei Shoigu từng nói khi đưa tiêm kích tàng hình Su-57 tới Syria, những phương tiện tác chiến đặc biệt này sẽ không bao giờ được để "lộ thiên" mà sẽ cất giữ tại vị trí bí mật với điều kiện chăm sóc tốt nhất cho lớp sơn phủ tàng hình của chúng.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Nga khôi phục tàu ngầm Kilo phiên bản độc nhất vô nhị
(Vũ khí) - Các chuyên gia nhà máy đóng tàu số 13 (SRZ) thuộc Hạm đội Biển Đen (BSF) ở Sevastopol có kế hoạch hoàn thành công việc trên tàu ngầm Alrosa vào năm 2021.

Theo đại diện Nhà máy đóng tàu số 13, hiện nay khả năng sẵn sàng kỹ thuật của tàu ngầm Alrosa là 80%, tàu đang được sửa chữa với các yếu tố hiện đại hóa.
Người đại diện giải thích, nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ sửa chữa, do đó ngày chính xác hoàn thành công việc tại nhà máy vẫn chưa sẵn sàng được nêu ra, nhưng điều này sẽ xảy ra "trong tương lai gần, trong kế hoạch của năm nay".
Ông cũng cho biết thêm, công việc trên con tàu dẫn đầu của Dự án 1239 - tàu đệm khí tên lửa Bora đã hoàn thành 91%. Họ đã lên kế hoạch để hoàn thành công việc tại cơ sở trong năm nay. Việc sửa chữa con tàu bắt đầu từ năm 2019. Do tính độc đáo của nó, đòi hỏi các chuyên gia có trình độ đào tạo đặc biệt cao, cần đưa ra những phương pháp và vật liệu đặc biệt.

ADVERTISING
1612659264236.png

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%





Play


Advertisement






X
Hiện các chuyên gia của nhà máy đóng tàu số 13 đang làm việc với tàu tuần tra Ladny, các tàu đổ bộ lớn Orsk, Yamal và Azov. Đơn đặt hàng cho nhà máy giai đoạn 2021 - 2022 được cung cấp theo hợp đồng nhà nước ký kết với Bộ Quốc phòng Liên bang Nga.

1612659296489.png
Alrosa là chiếc tàu ngầm Kilo Dự án 877V được lắp động cơ đẩy phản lực nước
Theo thông báo, tàu ngầm Alrosa được đóng tại thành phố Gorky (nay là Nizhny Novgorod) tại nhà máy Krasnoye Sormovo ngay trước khi sụp đổ Liên Xô và thuộc dự án thử nghiệm 877. Điểm đặc biệt của nó là thay vì chân vịt, người ta lắp đặt một động cơ đẩy phản lực nước.


"Khoa học vẫn đang nghiên cứu về động cơ phản lực nước, hướng đi này là phù hợp. Khi Alrosa được tạo ra, khả năng đặt chúng trên tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đã được nghiên cứu".

"Đây là hệ thống đẩy êm nhất và đối với tàu ngầm thì khả năng tàng hình là chiến thuật chính. Ở nước ngoài, chiếc tàu ngầm có động cơ phản lực nước này được gọi là lỗ đen vì trên thực tế không thể phát hiện ra nó", chuyên gia Tatariev chỉ rõ.


Ông lưu ý rằng ngay sau khi Liên Xô sụp đổ, Alrosa vẫn là tàu ngầm sẵn sàng chiến đấu duy nhất của Liên bang Nga trên Biển Đen. Tình trạng này kéo dài cho đến khi tái vũ trang Hạm đội Biển Đen, sau khi Crimea thống nhất với Nga vào năm 2014.

"Tàu ngầm đã tham gia tích cực trong tất cả các nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, nhiều lần đoạt giải Tổng tư lệnh Hải quân về huấn luyện phóng ngư lôi, hơn một lần thực hiện nhiệm vụ ở Địa Trung Hải và tham gia các cuộc tập trận quốc tế... thủy thủ đoàn có rất nhiều việc tốt và quan trọng phải làm", ông Tatariev nói thêm.

Báo Đan Mạch: Tàu ngầm Nga đe dọa căn cứ Mỹ
(Vũ khí) - Sau khi tàu ngầm hạt nhân Dự án 971 Shchuka-B hoàn thành gói nâng cấp mới, Nga có thêm lựa chọn để thực hiện tấn công tầm xa nhằm vào đối thủ.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân Dự án 971 Shchuka-B (NATO định danh là lớp Akula) thuộc Hạm đội Phương Bắc, đã hoàn thành một số thử nghiệm sau khi được hạ thủy sau khi nâng cấp tại Trung tâm sửa chữa tàu Zvyozdochka.
"Zvyozdochka đã hoàn tất giai đoạn sửa chữa và hiện đại hóa tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân Leopard. Tàu ngầm đã rời nhà xưởng chính của xưởng đóng tàu để hoàn thành công việc còn lại tại cầu tàu của công ty", Bộ Quốc phòng Nga thông báo.
Bao Dan Mach: Tau ngam Nga de doa can cu My
Tàu ngầm hạt nhân Nga.
Sau nâng cấp, những tàu ngầm hạt nhân thuộc Dự án 971 được trang bị tên lửa hành trình Kalibr-PL, vũ khí có thể tấn công chính xác mục tiêu từ khoảng cách hơn 2000km.
Chiếc tàu vừa hoàn thành nâng cấp thuộc trang bị của Sư đoàn tàu ngầm số 24 của Hạm đội Phương Bắc gồm 6 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân là Leopard, Vepr, Tigr, Pantera, Gepard và Volk.

ADVERTISING
1612659324972.png

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%





Play


Advertisement: 0:35






X
Nói về việc Nga hạ thủy tàu Leopard, tờ Berlingske của Đan Mạch cho rằng, việc hoàn thành nâng cấp tàu ngầm với tên lửa tầm xa Kalibr-PL cùng với những tên lửa siêu thanh Kinzhal giúp lực lượng Nga có thêm vũ khí đủ sức đặt căn cứ không quân Thule của Mỹ ở Greenland vào vòng nguy hiểm.

Chuyên gia Emil Rottbell của tờ Berlingske nói: "Tôi không biết chắc chắn tên lửa siêu thanh Kinzhal và Kalibr-PL của Nga bay được bao xa do họ thường bảo mật vấn đề này, nhưng có một điều chắc chắn rằng với tốc độ, độ chính xác và tầm bắn hơn 2000 km, những vũ khí này sẽ làm thay đổi cán cân sức mạnh ở Bắc Cực".

Chuyên gia này cũng tin rằng, Nga chắc chắn rất muốn phá hủy các radar phòng thủ tên lửa của Mỹ được đặt tại Thule khi có xung đột. Ngoài ra, khu vực Bắc Cực có tầm rất quan trọng đối với Nga, vì vậy trong khu vực này hoàn toàn có thể xuất hiện xung đột trong tương lai.


Nga đã tìm cách mở rộng tầm ảnh hưởng của mình ở Bắc Cực từ lâu. Cụ thể, Moscow đang đệ trình các đơn lên Liên Hợp Quốc về việc ưu tiên khai thác tài nguyên thiên nhiên ở thềm Bắc Cực. Năm 2018, Nga đã thông qua một chương trình của nhà nước, bao gồm các biện pháp tài chính cho sự phát triển của Bắc Cực nói chung và Tuyến đường biển phía Bắc nói riêng đến năm 2025.

Chính phủ Nga cũng đã xây dựng các quy tắc mới để điều hướng tuyến đường biển phía Bắc cho các tàu quân sự của các quốc gia nước ngoài. Theo luật mới, các tàu thuyền đi dọc theo bờ biển Bắc Cực phải được chính quyền Nga chấp thuận. Các quốc gia nước ngoài sẽ phải thông báo về ý định vượt đường biển phía Bắc trước 45 ngày. Ngoài ra, sẽ có một người Nga ở trên bất kỳ tàu thuyền nào để dẫn đường.


Nga coi Tuyến đường biển phía Bắc là một tuyến giao thông vận tải quốc gia, được thiết lập trong lịch sử của Nga ở Bắc Cực. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố rằng, Bắc Cực ngày càng đang đóng vai trò chiến lược đối với Nga.

Năm 2017, Tổng thống Vladimir Putin đã phê duyệt chính sách của nhà nước đối với hoạt động hải quân cho đến năm 2030 ở khu vực Bắc Cực. Vào tháng 5/2020, Nga đã tổ chức các cuộc tập trận ở Bắc Cực sau khi các tàu chiến của Mỹ và Anh được điều động đến khu vực này lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh lạnh.

Lo ngại Nga chiếm trọn Bắc Cực, các nước NATO cũng đã thể hiện sự quan tâm ngày càng tăng đối với Biển Barents. Theo nguồn tin này, Hải quân Mỹ và các đồng minh bắt đầu tham gia nhiều hơn các hoạt động ở Bắc Cực để có được kinh nghiệm cho lực lượng hải quân của mình khi hoạt động trong điều kiện khó khăn, đặc biệt là giá lạnh ở Bắc Cực.

Trong khi đó, Nga đang tích cực phát triển các chiến thuật chống tàu ngầm mới. Chương trình này đã được phát triển vào năm 2019 và lực lượng của Hải quân Nga gần đây đã thử nghiệm nó trong các hoạt động của mình.

Các chiến thuật này có thể đặt ra một thách thức đối với Mỹ và NATO. Vì vậy, nếu Mỹ và NATO muốn đối đầu với Nga ở khu vực Bắc Cực thì phải tích cực hiện đại hóa các hạm đội của mình, đặc biệt là tàu phá băng và tàu ngầm tấn công.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Pantsir-S1E lọt vào tay Mỹ: Nguy hại đến mức nào?
(Vũ khí) - Mỹ sẽ thu được nhiều lợi ích từ hệ thống phòng không Pantsir-S1E của Nga, thu được trên chiến trường Libya.

Mỹ nghiên cứu Pantsir-S1E của Nga
Vào tháng 6 năm 2020, tờ The Times của Anh đưa tin về một nhiệm vụ bí mật diễn ra vào tháng 6/2020, quân đội Mỹ đã đưa một hệ thống tên lửa-pháo phòng không (ZRPK) Pantsir-S1E (phiên bản xuất khẩu của Pantsir-S) của Nga ra khỏi chiến trường Libya.
Một máy bay vận tải hạng nặng C-17A Globemaster III của Không lực Hoa Kỳ hạ cánh xuống Sân bay quốc tế Zuwara, phía tây Tripoli, để tiếp nhận hệ thống Pantsir-S1 mà quân đội Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA) đã thu được từ tay của Quân đội Quốc gia Libya (LNA).
Sau đó, hệ thống này được đưa đến căn cứ không quân Ramstein ở Đức. Hiện tại, Mỹ-NATO đang tập trung nghiên cứu hệ thống này.
Vào tháng 6/2020, lực lượng GNA do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn đã công bố bức ảnh của một tổ hợp tên lửa - pháo phòng không tầm thấp Pantsir-S1 sử dụng khung gầm xe việt dã bánh lốp MAN SX45 8x8 của LNA, bị họ bắt giữ tại căn cứ không quân ở khu vực Tarkhuna.

Đây là một trong những hệ thống từng được chuyển đến kho vũ khí của LNA từ Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Đặc điểm nổi bật của chúng là sử dụng khung gầm xe tải việt dã bọc thép MAN SX 8x8 do Đức sản xuất.
ADVERTISING
1612659355643.png

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%





Play


Advertisement






X
Trong bức ảnh, có thể thấy rằng tổ hợp Pantsir-S1 đang được vận chuyển bởi các lực lượng của Chính phủ theo Hiệp định quốc gia Libya đã ở trong tình trạng bị hư hại.

Pantsir-S1E lot vao tay My: Nguy hai den muc nao?
Hệ thống Pantsir-S1 đã được Nga xuất khẩu sang nhiều nước
Theo The Times, phiên bản xuất khẩu của Pantsir-S1E khá nổi tiếng trên thế giới vì nó được cung cấp cho các quốc gia khác nhau, kể cả các quốc gia đồng minh của Mỹ như: UAE, Iraq, Iran, Syria, Libya….

Tổ hợp đã được giới thiệu nhiều lần tại các cuộc triển lãm quốc tế, nhưng không nhiều người có thể tiếp cận chi tiết của hệ thống


Phiên bản Pantsir-S1 của UAE là biến thể xuất khẩu ít nhiều có khác biệt so với loại Pantsir-S quân đội Nga đang sử dụng, nhưng ngay cả khi đó là biến thể thương mại thì việc nghiên cứu kỹ lưỡng về hệ thống tên lửa phòng không của Nga vẫn có thể cung cấp cho Hoa Kỳ những dữ liệu hữu ích.

Mỹ khai thác được gì từ Pantsir-S1E?

Theo ông Dmitry Kornev, Tổng biên tập của trang MilitaryRussia.ru, lợi ích rõ ràng từ việc nghiên cứu vũ khí xuất khẩu tối tân do Nga sản xuất là không thể bỏ qua. Chuyên gia Mỹ không thể nghiên cứu kỹ lưỡng những thứ như vậy tại triển lãm hoặc thậm chí ở căn cứ của đồng minh UAE.


Nhận được hệ thống này, người Mỹ có thể tháo rời các khối không thể đóng mở để nghiên cứu trình độ của công nghệ, đến việc chế tạo các cụm thiết bị và chi tiết; tìm ra các lỗ hổng của nó để rồi sau này đem sử dụng trong trận chiến.

Ngay cả một nghiên cứu đơn giản về các vật liệu được sử dụng để chế tạo một số bộ phận cũng như chất lượng sản xuất chúng cũng sẽ cung cấp thông tin hữu ích về khả năng công nghiệp - quân sự hiện tại của Nga.

1612659374493.png
Tổ hợp phòng không Pantsir-S1E của LNA bị phía GNA bắt sống đã được Mỹ đưa sang Đức
Ngoài ra, việc nắm được công nghệ và những bí mật về tần số sóng radar cũng như kết nối liên lạc của Pantsir-S1E trên chiến trường sẽ giúp cho Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra được biện pháp đối phó rất hiệu quả với chúng, chưa kể đến khả năng sao chép công nghệ.

Thậm chí nếu không thể nghiên cứu được về radar Pantsir-S1E, họ sẽ nghiên cứu những cụm máy thứ cấp, vì khi vô hiệu hóa chúng thì thiết bị sẽ không thể hoạt động được; ví dụ như hệ thống sưởi ấm hoặc điều hòa không khí - ông Kornev nói.

Mặt khác, ông Kornev tin rằng, người Mỹ có thể chia sẻ dữ liệu về tổ hợp Pantsir-S1E với các đồng minh NATO của họ, chẳng hạn như Thổ Nhĩ Kỳ, nước có quan hệ khá căng thẳng với Nga trong những năm gần đây.

Ngoài ra, nếu những lỗ hổng chưa biết trước đây được phát hiện trên Pantsir-S1E, chúng có thể được đưa ra để tổn hại đến hình ảnh của loại vũ khí này trên thị trường xuất khẩu vũ khí.

Cầu dã chiến không chịu nổi trọng lượng của Abrams SEPV3
(Vũ khí) - Sau mỗi lần nâng cấp, xe tăng Abrams lại tăng đáng kể trọng lượng và đến SEPV3, trọng lượng của cỗ tăng này đã quá sức chịu đựng của cầu chiến thuật.

Theo Cơ quan Kiểm tra và Đánh giá Hoạt động của Bộ Quốc phòng Mỹ, xe tăng Abrams M1A2 SEPV3 nặng hơn so với các phiên bản trước và đây là vấn đề nghiêm trọng mới phát sinh của quân đội Mỹ.
1612659411929.png
Xe tăng Abrams của Mỹ.
"Việc nâng cấp lên chuẩn SEPV3 đang gây ra lo ngại về tính phù hợp bởi chúng quá nặng. Việc tăng trọng lượng của xe do được tích hợp thêm trang bị sau mỗi lần nâng cấp gây khó khăn rất lớn cho quá trình vận chuyển, đặc biệt tại những nới phải dùng đến cầu chiến thuật dã chiến.
Tính đến thời điểm hiện tại, không một loại cầu dã chiến nào của Mỹ có thể chịu nổi trọng lượng của phiên bản Abrams M1A2 SEPV3. Điều này cũng đồng nghĩa với việc hạn chế đáng kể chiến trường cỗ tăng này có thể có mặt và tham chiến", cơ quan kiểm tra Mỹ cho biết trong một bản báo cáo.

ADVERTISING
1612659390673.png

Video Player is loading.
Loaded: 0%



Play


Advertisement: 0:33






X
Theo Defense News, thừa nhận này đồng nghĩa với việc dù Abrams M1A2 SEPV3 rất mạnh sau nâng cấp nhưng chúng không thể phát huy sức mạnh tại một số quốc gia Đông Âu - nơi Mỹ đang triển khai lực lượng tăng thiết giáp của mình và cũng là nơi có hệ thống cầu cống tải trọng không đủ lớn để xe chuyên dụng vận chuyển được tăng SEPV3.

Sau khi được nâng cấp lên chuẩn mới, những cỗ tăng Abrams được trang bị những loại đạn: Đạn vạch đường đầu nổ lập trình và đạn xuyên giáp dưới cỡ mới. Loại đạn được Mỹ giới thiệu có thể xuyên thủng bất loại giáp kiên cố nào trên bất kỳ dòng tăng hiện đại nhất hiện nay.


Ngoài ra, Abrams SEPV3 còn được lắp đặt kính ngắm ảnh nhiệt thế hệ thứ ba cho chỉ huy và xạ thủ, hệ thống tự chẩn đoán các thành phần, sẽ lắp thêm một máy phát điện phụ. Nó sẽ cung cấp năng lượng cho tất cả các hệ thống khi xe tăng đang đứng và không có nhu cầu khởi động động cơ chính.

Để tăng cường, xe tăng sẽ được trang bị tổ hợp phòng vệ chủ động Trophy được đánh giá cao theo kết quả sử dụng trên xe tăng Merkava của Israel. Nhiệm vụ của tổ hợp phòng vệ chủ động là bắn hạ tên lửa chống tăng và lựu đạn ở khoảng cách an toàn đối với xe tăng.

Gói nâng cấp của Abrams được giới quân sự Mỹ cho rằng để đối phó với những cỗ tăng tối tân của Nga hiện nay. Nhưng điều đặc biệt là gần như đồng thời với quyết định nâng cấp Abrams lên chuẩn SEPV3 của Mỹ, Nga cũng công bố đang phát triển thế hệ giáp phản ứng nổ (ERA) hoàn toàn mới có thể chống được mọi loại đạn pháo của Mỹ và NATO.


Hệ thống giáp ERA tăng cường mới có thể chống chịu được các loại đạn pháo thanh xuyên giáp thoát vỏ ổn định bằng cánh (APFSDS) mới nhất của NATO. Mặc dù vậy, phía Nga không đề cập rõ tên và các đặc điểm kỹ thuật của hệ thống bảo vệ tiên tiến dành cho các phương tiện bọc thép thế hệ mới của Quân đội Nga.

Đặc biệt, nguồn tin này còn phê phán Bộ Quốc phòng Nga và cả Mỹ đang tiếp tục đặt niềm tin vào hệ thống bảo vệ chủ động (APS). Sự tinh vi, chi phí giá thành cao và độ tin cậy của hệ thống APS sẽ tạo ra không ít khó khăn cho việc sản xuất hàng loạt.

Chính vì vậy, việc Mỹ tin dùng Trophy cho phiên bản mới Abrams SEPV3 sẽ không đảm bảo khả năng an toàn cho cỗ tăng này khi phải đối diện những vũ khí chống tăng thế hệ mới. Và đây cũng chính là lý do Nga đồng thời có APS mới những vẫn cần thêm giáp ERA mới cho xe tăng của mình.


F-16 Thổ không phải đối thủ của Rafale Hy Lạp
(Vũ khí) - Theo The Aviationist, với việc sở hữu tiêm kích Rafale, Không quân Hy Lạp là thế lực khó chịu với Không quân Thổ Nhĩ Kỳ với F-16 tại Đông Địa Trung Hải.

Không quân Hy Lạp và Tập đoàn Dassault của Pháp đã chính thức ký hợp đồng thương vụ 18 chiến đấu cơ thế hệ 4++ Rafale. Đây được xem là một động thái mới nhất Hy Lạp dành cho Thổ Nhĩ Kỳ tại không phận phía Đông Địa Trung Hải.
Theo thỏa thuận trị giá khoảng 2,3 tỷ euro mới được ký kết, Pháp sẽ cung cấp cho Hy Lạp 18 chiếc Rafale, gồm 6 máy bay mới và 12 máy bay đã qua sử dụng. Công tác bàn giao bắt đầu từ tháng 7/2021 và sẽ kéo dài trong vòng hai năm.
1612659481995.png
Tiêm kích Rafale.
Từ trước đến nay, Pháp thường xuyên đứng về phía Hy Lạp trong những tranh chấp về biên giới giữa nước này và Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực biển Aegean. Căng thẳng giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ đang lên cao sau vụ Ankara điều tàu thăm dò được hộ tống bằng các tàu quân sự đến khu vực Đông Địa Trung Hải.

ADVERTISING
1612659471837.png

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%





Play


Advertisement: 1:25






X
Chuyên gia của Aviationist cho rằng, nếu xảy ra một cuộc đối đầu giữa Rafale Hy Lạp và F-16 tiêm kích chủ lực của Thổ Nhĩ Kỳ, cơ hội chiến thắng dành cho máy bay do Mỹ sản xuất là gần như không có.

Để chứng minh nhận định của mình, Aviationist đã đưa ra những chỉ số để so sánh. Đầu tiên, Rafale có tín hiệu radar nhỏ hơn nhiều so với F-16, cũng như có các tính năng bay tốt hơn. Nhờ có cánh ngang phía trước ở sát cánh, Rafale có thể vào góc tấn lớn nhanh hơn cũng như liệng nhanh hơn.


Thế mạnh tiếp theo là tốc độ leo cao của Rafale là 305 m/s, cho thấy các tham số gia tốc cực cao, tải lên cánh chỉ là 275 kg/m2, tạo ra lực nâng đáng kể ở góc tấn lớn và cho phép Rafale thực hiện chớp nhoáng vòng ngoặt về bất cứ hướng nào.

Trong khi đó, tốc độ leo cao của F-16 chỉ là 250 m/s, tức là kém hầu hết các tiêm kích Su-30 và Su-35 của Nga. Cùng với sự khác biệt Rafale tạo nên trong sự cơ động và linh hoạt là những tính năng đỉnh cao khác của tiêm kích Pháp.

Cụ thể, có khả năng tấn công đồng thời hệ thống phòng không, mục tiêu trên mặt đất và làm nhiệm vụ do thám. Để hoàn thành được những nhiệm vụ này, Rafale có thể mang tới 9,5 tấn (F-16 mang được 6 tấn) vũ khí gồm: tên lửa không đối không, không đối đất, chống radar, không đối hạm, bom hàng không có điều khiển.


Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ Pháp có bán vũ khí kèm theo máy bay cho Hy Lạp hay không. Ngoài hệ thống vũ khí cực khủng, Rafale được trang bị các hệ thống điện tử hàng không hiện đại nhất thế giới hiện nay.

Nhà sản xuất tuyên bố hệ thống chiến tranh điện tử Spectra sẽ giúp Rafale hoạt động an toàn dưới hỏa lực phòng không đối phương. Với thiết kế khí động học khá ưu việt và được sự hỗ trợ của cánh mũi, Rafale có thể thực hiện những pha quay ngoặt đột ngột trong không gian chật hẹp.

Khả năng linh hoạt, đối kháng điện tử mạnh cùng với kho vũ khí hủy diệt được trang bị, rõ ràng tiêm kích đa năng Rafale thực sự là đối thủ đáng sợ cho bất kỳ tiêm kích nào khi phải đối đầu với nó dù đó là F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Quyết định của Hải quân Mỹ khi F-35C yếu đuối
(Vũ khí) - Hải quân Mỹ vừa khở động chương trình nâng cấp tiêm kích hạm F/A-18 lên chuẩn Super Hornet SLM - quyết định được đưa ra liên quan đến sức mạnh của F-35C.

Hải quân Mỹ vừa đưa vào biên chế phi đội tiêm kích trên hạm F/A-18F Super Hornet đầu tiên trong số 300 chiếc sẽ được nâng cấp lên tiêu chuẩn Super Hornet SLM, còn gọi là block 3.
Chương trình nâng cấp phi đội Super Hornet của Hải quân Mỹ là một phần trong hợp đồng ký kết với Boeing. Hợp đồng bao gồm, kiểm tra máy bay và xác minh đặc tính vật lý của vật liệu chế tạo, sửa đổi có bảo hành và sửa chữa không bảo hành, cập nhật phần mềm và linh kiện điện tử để nâng cao hiệu suất chiến đấu và tuổi thọ cho máy bay.
1612659531853.png
Tiêm kích hạm F/A-18.
Gói nâng cấp SLM dựa trên phiên bản Advanced Hornet mà Boeing đã giới thiệu trước đây nhưng chưa tìm được khách hàng phù hợp. Cụ thể, Super Hornet SLM sẽ được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động (AESA) AN/APG-79.

Buồng lái "nhà kính" với các màn hình hiển thị LCD khổ rộng thế hệ mới. Cập nhật phần mềm. Bổ sung thêm hệ thống tìm kiếm và theo dõi mục tiêu hồng ngoại (IRST), thùng nhiên liệu đa giác gắn trên gốc cánh.
ADVERTISING
1612659509007.png

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%





Play


Advertisement: 0:33






X
Nâng cấp và trang bị hệ thống tác chiến điện tử tích hợp (IDECM). Trang bị động cơ General Electric F-414-400 có công suất mạnh nhưng tiết kiệm nhiên liệu hơn. Về cơ bản Super Hornet SLM không khác so với Advanced Hornet. Nó là sự cụ thể hóa các tính năng mới trên khung máy bay sẵn có.

Gói nâng Super Hornet SLM giúp nâng cao hiệu suất chiến đấu của Super Hornet lên một tầm cao mới. Máy bay được tối ưu hóa cho các nhiệm vụ chiến đấu không đối không, đối hải và tấn công mặt đất. Super Hornet SLM sẽ giúp Hải quân Mỹ duy trì sức mạnh thống trị đại dương trong khi F-35C vẫn chưa thể hoạt động với sức mạnh tối đa như thiết kế do nhiều nguyên nhân khác nhau.


Điều đặc biệt là với gói nâng cấp lên chuẩn Super Hornet SLM, tiêm kích hạm F/A-18 sẽ cùng với F-35C là cặp tiêm kích hạm chủ lực của Hải quân Mỹ chứ nó không bị thay thế như Mỹ thông báo khi bắt đầu thực hiện chương trình máy bay thế hệ 5 F-35.

Việc Hải quân Mỹ phải song song sử dụng cả F/A-18 và F-35C xuất phát từ nguyên nhân dòng tiêm kích thế hệ 5 vẫn tồn tại loạt nhược điểm chưa thể khắc phục. Hãng tin Task &Purporse cho biết rằng, khả năng F-35C bị hạn chế sử dụng vì bán kính chiến đấu nhỏ, chúng chỉ có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trong khu vực gần.


Các chuyên gia chỉ trích rằng, các máy bay chiến đấu mới của Hải quân Mỹ là một phần của những dự án đắt đỏ nhất trong lịch sử công nghiệp quân sự nước này, tuy nhiên vừa xuất hiện chúng đã trở nên lỗi thời. Kết luận của các nhà chức trách đã xác nhận rằng, phiên bản máy bay tiêm kích trên tàu chiến F-35C sẽ không thể thực hiện tốt các nhiệm vụ chiến đấu nếu không được tiếp nhiên liệu.

Bán kính chiến đấu của tiêm kích thế hệ mới F-35C khi không tiếp nhiên liệu khoảng 1240 km. Vì vậy, nếu các hạm đội Hải quân với các tàu sân bay trong quá trình tác chiến phải di duyển theo F-35C hoặc phải chở theo các máy bay tiếp nhiên liệu. Nhưng điều khiến các chuyên gia lo lắng đó là nếu phải tiếp nhiên liệu trên không sẽ lộ vị trí của các máy bay chiến đấu và lợi thế tàng hình của F-35C gần như biến mất.

Nếu muốn giữ được ưu thế tàng hình của F-35C, tàu sân bay phải tiếp cận gần với mục tiêu. Tuy nhiên trong trường hợp này rõ ràng tàu sân bay với hàng ngàn thủy thủ có thể sẽ gặp nguy hiểm. Bởi các quốc gia bị Mỹ coi là thù địch đang sở hữu những tên lửa diệt hạm hạng nặng có tầm bắn cả ngàn km.

Bế tắc trong việc tìm biện pháp nào tối ưu hơn dành cho F-35C, Mỹ buộc phải thực hiện chương trình nâng cấp F/A-18F lên chuẩn mới Super Hornet SLM để tăng cường sức mạnh và tầm tác chiến cho biên đội tác chiến của tàu sân bay Mỹ.

'Mỹ lộ yếu kém khi mua vũ khí đồng minh'
(Vũ khí) - Tuyên bố trên được chuyên gia quân sự hàng đầu của Nga là Konstantin Makienko đưa ra khi Mỹ tiếp tục công bố chương trình mua vũ khí Israel.

Chương trình mua sắm được Thiếu tướng Gen. Wally Rugen, người phụ trách chương trình hiện đại hóa lực lượng không quân của Lục quân Mỹ nói rằng, Lục quân đã nhiều lần thử nghiệm thành công hệ thống Spike trong các năm 2019 và 2020.
Sau khi đánh giá thế mạnh của dòng tên lửa do Israel sản xuất này, Bộ Quốc phòng Mỹ đã phê duyệt kế hoạch mua số lượng lớn Spike để trang bị cho cả trực thăng và lực lượng xe chiến đấu của Mỹ. Những vũ khí này sẽ thay thế cho tên lửa huyền thoại Hellfire hiện có trong quân đội Mỹ.
1612659601416.png
Tên lửa Hellfire trên Apache Mỹ sẽ được thay thế bằng vũ khí Israel.
Theo Defense News, để trang bị cho cả trực thăng lần lực lượng mặt đất, Mỹ mua Spike NLOS và phiên bản Spike SR. Đây là dòng tên lửa chống tăng tầm xa có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách lên tới 25km, xa gấp 10 lần tên lửa chống tăng mạnh nhất của Mỹ là Javelin.
Trước khi Mỹ quyết định mua loạt tên lửa Spike, Mỹ cũng đã tiếp nhận hệ thống đánh chặn Iron Dome từ Israel. Thông báo từ Raytheon của Mỹ còn cho biết, Mỹ sẽ kết hợp với đối tác Rafael thành lập một cơ sở liên doanh đầu tiên đặt ngoài Israel.
Liên doanh này sẽ sản xuất toàn bộ hệ thống đánh chặn và dàn phóng tại Mỹ, địa điểm cụ thể không được thông báo. Cơ sở đặt tại Mỹ này cũng sẽ sản xuất tên lửa SkyHunter, một biến thể phiên bản Mỹ của tên lửa Tamir được dùng trong hệ thống phòng thủ Iron Dome. Nhiều chủng loại thiết bị trong hệ thống này cũng đã được sản xuất tại Mỹ từ trước.

Liên danh này là bước hợp tác mới nhất giữa Raytheon với Rafael. Hai bên từng cùng nhau phối hợp sản xuất tên lửa Tamir, hệ thống phòng thủ tên lửa David’s Sling. Trong khi đó tập đoàn Boeing của Mỹ lại hợp tác với Cơ quan hàng không Israel để tập trung phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow 3.
1612659638543.png

Defense News cho rằng, thực chất việc mua và sản xuất vũ khí đánh chặn của Israel là nằm trong chiến lược phát triển "lá chắn tên lửa" và phòng không mới của Mỹ để đối phó với các mối nguy cơ mới xuất hiện, đặc biệt là từ Nga và Trung Quốc.

Trong đó, sự thay đổi đáng kể nhất của chiến lược mới là sự đơn giản hóa quy trình chỉ huy, cũng như phát triển các khí tài phòng không thế hệ mới có khả năng đối phó tốt hơn với các mối nguy cơ trong tương lai.

Đánh giá về việc Mỹ mua loạt vũ khí Israel, đặc biệt là hệ thống Iron Dome, chuyên gia quân sự thuộc Trung tâm phân tích Chiến lược và công nghệ Nga, Konstantin Makienko cho rằng, việc Mỹ thay đổi chiến lược phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không đã bộc lộ những yếu kém cố hữu trong lĩnh vực này của Lầu Năm Góc.


"Mỹ buộc phải thay đổi chính sách phát triển lá chắn tên lửa vì Lầu Năm Góc thiếu các tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn và trung hiệu quả. Quân đội Mỹ hiện thiếu những tổ hợp vũ khí phòng không hiệu quả như Pantsir-S1 và Buk-M3 tương tự của Nga", chuyên gia Nga nói.

Một vấn đề khác là sự rắc rối trong quy trình chỉ huy của hệ thống chỉ huy phòng thủ tên lửa của Mỹ. Việc Quân đội Mỹ coi trọng vấn đề đơn giản hóa quy trình chỉ huy trong lĩnh vực này là minh chứng rõ ràng.

Trong nhiều thập kỷ qua, với ưu thế gần như tuyệt đối về quân sự, đặc biệt là không quân, Quân đội Mỹ rõ ràng thiếu nhiều loại vũ khí phòng không-phòng thủ tên lửa cần có.
1612659691883.png


Vị chuyên gia này cho biết thêm rằng, việc Mỹ thay đổi chính sách phát triển "lá chắn tên lửa" được đưa ra lúc này chính là việc mua sắm tên lửa từ nước ngoài bởi thực tế, hiện Mỹ không có bất cứ một chương trình phát triển vũ khí phòng thủ mới nào.

Lý do cho việc mua sắm này là Mỹ cần một giải pháp tạm thời để bảo vệ các binh sĩ và căn cứ chống lại một loạt các mối đe dọa trên không, bao gồm cả tên lửa tầm ngắn, cho đến khi một giải pháp lâu dài được đưa ra, đặc biệt là lá chắn phòng thủ tại châu Âu.

Iron Dome sẽ được Mỹ sử dụng như một giải pháp phòng không tầm ngắn. Nó sẽ hỗ trợ hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo THAAD chặn và tiêu diệt các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và trung bình. Trong khi Iron Dome được đánh giá đối phó rất hiệu quả với các mục tiêu tầm gần thì nhiệm vụ của David s Sling – đánh chặn các mục tiêu ở độ cao và cự ly lớn và cả tên lửa đạn đạo.

Để đánh chặn những mục tiêu ở tầm cao hơn, Mỹ cũng đang có kế hoạch mua Arrow-3 khi Israel đã đồng ý cho Mỹ tham gia quá trình sản xuất hệ thống phòng thủ tầm cao này.



Thông tin này được chính Nhà thầu quốc phòng Israel là IAI tiết lộ. Israel và Mỹ hiện đã đạt được thỏa thuận khi Tel Aviv đồng ý cho Mỹ tham gia quá trình sản xuất hệ thống phòng thủ tầm cao Arrow-3 tại Mỹ.

Được biết, Iron Dome và David’s Sling đều là sản phẩm của Israel được đặt dưới sự bảo trợ về kinh phí của Mỹ. Và không phải ngẫu nhiên Mỹ lại hào phóng với Israel như vậy - một quốc gia đồng minh đang sở những công nghệ quốc phòng khiến cường quốc Mỹ cũng phải thèm muốn.

Và đây rất có thể là cách Mỹ tiếp cận với công nghệ đỉnh cao của Israel thông qua hình thức viện trợ, hợp tác và người Mỹ bắt đầu hưởng trái ngọt khi cả Iron Dome, David’s Sling và Arrow 3 đều đã chứng minh được khả năng trong thử nghiệm và thực chiến.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Lời nhắc về sức mạnh quân sự Nga
(Bình luận quân sự) - Cựu Ngoại trưởng Đan Mạch đánh giá nước Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin đã một lần nữa đạt được vị thế là một cường quốc quân sự.

Lời nhắc từ đồng minh của Mỹ
Trong bài viết được đăng trên nhật báo Berlingske, cựu Ngoại trưởng Đan Mạch Uffe Ellemann-Jensen đánh giá nước Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin đã một lần nữa đạt được vị thế là một cường quốc quân sự. Ông Ellemann-Jensen viết: “Trong 20 năm qua, Tổng thống Putin đã tìm cách hồi sinh nước Nga như một cường quốc quân sự. Trên nhiều khía cạnh, nó đã thành công”.
Theo đó, cựu Ngoại trưởng Đan Mạch lưu ý rằng bộ binh Nga đã chứng tỏ hiệu quả ở Bán đảo Crimea, cũng như tại Syria. Ông cũng đồng thời đánh giá cao việc hiện đại hóa Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga. Đáng chú ý, nếu xét về số lượng đầu đạn hạt nhân, Nga vẫn là một trong những cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới, do vậy các nước châu Âu cần vừa tích cực thúc đẩy đối thoại với Nga, vừa phải củng cố tiềm lực quốc phòng của mình.
Loi nhac ve suc manh quan su Nga
Những chiếc tăng T-34 duyệt binh trên Quảng trường Đỏ nhắc nhở về sức mạnh một thời của Nga
Theo giới phân tích, nhận định của cựu Ngoại trưởng Đan Mạch trái ngược hoàn toàn với đánh giá của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đưa ra trong cuốn hồi ký "Miền đất hứa” khi cho rằng Nga đã mất vị thế siêu cường. Điều này được ông Obama chứng minh qua việc nền kinh tế Nga gần như hoàn toàn phụ thuộc vào xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên, không có mạng lưới liên minh quân sự, trong khi tình trạng bất bình đẳng cao ở trong nước.
Tất nhiên, đánh giá của cựu Tổng thống Mỹ không phải hoàn toàn vô lý nếu chỉ xem xét lướt qua. Nhưng về mặt quân sự, ý kiến của ông Ellemann-Jensen có phần xác đáng hơn. Không chỉ chứng minh hiệu quả chiến đấu ở Crimea, Syria, Nga còn đang đẩy mạnh các chương trình vũ khí mà Mỹ đang rất loay hoay để có thể bắt kịp.
Ví dụ điển hình là việc đứng đầu tập đoàn nhà nước Rostec của Nga, ông Sergei Chemezov, mới đây đã hé lộ bí mật của nền quốc phòng Nga khi gọi năm 2021 là năm bắt đầu sản xuất hàng loạt các mẫu thiết bị quân sự lớn tiềm tàng, trong số này có xe tăng T-14 Armata, máy bay chiến đấu Su-57 thế hệ thứ 5 và hệ thống tên lửa phòng không S-500 Prometey.

Các hợp đồng nhà nước liên quan đến việc sản xuất các loại vũ khí nói trên đã được ký vào những thời điểm khác nhau. Ví dụ, tại diễn đàn Triển lãm Kỹ thuật Quân sự Army 2016, Bộ Quốc phòng Nga và tổ hợp Uralvagonzavod (công ty con của Rostec) đã ký thỏa thuận cung cấp hơn 100 xe, chế tạo trên nền tảng bánh xích Armata, gồm xe tăng T-14, xe chiến đấu chở bộ binh hạng nặng T-15 và các thiết bị công binh.
Loi nhac ve suc manh quan su Nga
Xe tăng T-14 của Nga
Điểm đặc biệt của những cỗ máy này nằm ở ý tưởng thiết kế mang tính "cách mạng" của chúng, đó là sự tách biệt giữa kíp xe, đạn dược, động cơ và nhiên liệu trong các khoang bọc thép đặc biệt, giúp tăng tỷ lệ sống sót của xe nếu tham gia chiến sự.
1612659763363.png

Ông Chemezov thông báo: “Việc giao xe tăng T-14 sản xuất hàng loạt trên nền tảng Armata sẽ bắt đầu vào năm 2021. Đây là xe tăng tốt nhất trên thế giới. Trong tương lai, phương tiện này sẽ là xe tăng chủ lực mới của quân đội Nga”.

Hợp đồng mua máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 là thỏa thuận giữa Bộ Quốc phòng Nga và Tổng công ty Chế tạo máy bay Thống nhất được ký kết tại diễn đàn Army-2019. Thứ trưởng Quốc phòng Nga Alexei Krivoruchko xác nhận bộ này sẽ nhận 76 chiếc Su-57. Các máy bay sẽ được chuyển giao, theo lệnh của tổng thống, cho đến năm 2028. Theo ông Sergei Chemezov, chiến đấu cơ sản xuất hàng loạt đầu tiên sẽ được bàn giao cho quân đội vào cuối năm nay. Xét về tầm quan trọng, sự kiện này sẽ được thông báo tại hội nghị tổng kết của Bộ Quốc phòng.

Nga đang khiến Mỹ nản lòng?


Theo báo chí Nga, Su-57 mở ra một trang mới trong tiến trình phát triển của không quân Nga. Ngoài khả năng “tàng hình”, máy bay được trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động (AFAR) mới nhất. Không giống như hệ thống định vị truyền thống, ở AFAR, bộ thu, bộ phát và ăng-ten là một tổng thể duy nhất, được kết hợp trong các modul. Điều này giúp máy bay không bị “mù” dù một số modul bị trục trặc vì các lý do khác nhau.

Đối với S-500, quân đội Nga cho biết hệ thống này có khả năng đối phó hiệu quả với máy bay tàng hình F-22, F-35 và máy bay ném bom B-2 của Mỹ. Nó có thể đánh chặn đầu đạn tên lửa đạn đạo cũng như vệ tinh trên vũ trụ. S-500 có thể hạ mục tiêu ở độ cao khoảng 200 km và đánh chặn tên lửa đạn đạo bay đến ở khoảng cách 640 km, tức là có tầm bắn xa hơn nhiều tầm bắn của hệ thống phòng không S-400 Triumph hiện đại nhất của Nga (400 km).

Loi nhac ve suc manh quan su Nga
Máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 của Nga
Báo chí phương Tây cho biết trong quá trình thử nghiệm, hệ thống S-500 mới của Nga có khả năng bắn trúng mục tiêu ở cự ly 481,2 km, xa hơn 80 km so với bất kỳ hệ thống phòng không hiện có nào. Ngoài ra, theo các nguồn thạo tin, không giống như S-400 Triumph, S-500 sẽ có thể cùng lúc tiêu diệt 10 mục tiêu, với thời gian phản ứng từ 3-4 giây. S-400 có thể đối phó đồng thời 6 mục tiêu và thời gian phản ứng là 9 giây.

Còn trong bài viết mới đây, trang Sputnik của Nga nhấn mạnh các chuyên gia Mỹ nhiều lần thừa nhận họ tụt hậu nghiêm trọng so với Nga và Trung Quốc về công nghệ siêu thanh. Do đó, người Mỹ đang đẩy nhanh các chương trình phát triển vũ khí siêu thanh để bắt kịp Nga.

Mỹ hiện đang thực hiện chương trình tên lửa đất đối đất siêu thanh Operational Fires (OpFires), do Cơ quan Dự án Nghiên cứu Tiên tiến Bộ Quốc phòng Mỹ (DARPA) và công ty Lockheed Martin “dẫn dắt”. Chương trình đã đi vào giai đoạn thực hiện chính thức với chi phí 59 triệu USD.

Loi nhac ve suc manh quan su Nga
Mỹ đang nỗ lực bắt kịp Nga trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh
Người Mỹ tự tin rằng vũ khí mới có tính cơ động cao - các bệ phóng sẽ được đặt trên khung sườn xe bánh lốp. Tầm bay của tên lửa là 1.600 km. Đầu đạn siêu thanh C-HGB có khả năng phát triển tốc độ gấp 5 lần tốc độ âm thanh (Mach 5, hoặc 1657 m/s, hoặc 5966 km/h), cũng như khả năng cơ động theo hành trình và độ cao, khiến nó không thể bị đánh chặn.


Theo Sputnik, Mỹ phát triển tên lửa siêu thanh mới trong bối cảnh hệ thống tên lửa chiến thuật độ chính xác cao mặt đất có tầm bắn xa nhất của Mỹ là MGM-140 ATACMS với khoảng cách chỉ 270 km. Điều này rõ ràng là không đủ để đối đầu với Nga ở châu Âu.

Một dự án đầy tham vọng khác về vũ khí tên lửa siêu thanh của Tập đoàn Lockheed Martin là Vũ khí siêu thanh tầm xa (LHRW), trị giá 347 triệu USD. Đây là loại tên lửa đạn đạo tầm trung nhiên liệu rắn đa năng với đầu đạn tương tự như hệ thống OpFires. Nó được cho là sẽ phóng ngay từ các container vận chuyển, lắp đặt trực tiếp trên khung gầm xe hoặc trên rơ moóc kéo bằng đầu kéo hạng nặng.

Loi nhac ve suc manh quan su Nga
Tên lửa siêu thanh DF-17 của Trung Quốc
Tổ hợp này sẽ được trang bị tiêu chuẩn theo hệ thống điều khiển hỏa lực tên lửa, pháo binh Quân đội Mỹ. Tốc độ LHRW cao hơn Mach 5. Về tầm hoạt động, các chuyên gia cho rằng sẽ là 3.000-4.000 km.

Để đối phó với việc Nga trang bị tên lửa siêu thanh Kinzhal, Mỹ đã khởi động một số chương trình chế tạo vũ khí tương tự. Lầu Năm Góc ký hợp đồng trị giá 63 triệu USD với Raytheon về hệ thống tên lửa đất đối không siêu thanh chiến thuật TBG được trang bị đầu đạn bay lượn có tốc độ lên tới Mach 5 và bắn trúng mục tiêu cách điểm phóng tới 920 km.



Theo DARPA, nếu tên lửa đủ nhỏ gọn thì sẽ cho phép bố trí trên các máy bay tấn công tiền tuyến. Các chuyến bay thử nghiệm được lên kế hoạch cho năm nay nhưng nó sẽ không được đưa vào trang bị trước năm 2025.

Loi nhac ve suc manh quan su Nga
Một mẫu máy bay chiến đấu siêu thanh "cũ" Tu-22M của Nga cũng khiến phương Tây "hoảng hốt"
Một chương trình khác của Mỹ là HAWC - tên lửa siêu thanh phóng từ trên không có tốc độ lên tới Mach 10 (gần 12.000 km/h). Cho đến nay, vụ phóng thử nghiệm đầu tiên của HAWC từ máy bay vào cuối năm 2020 đã kết thúc thất bại.

Một dự án vũ khí đầy hứa hẹn khác của Không quân Mỹ là AGM-183A ARRW - tên lửa hành trình không đối đất siêu thanh với tốc độ Mach 17 (20.285 km/h) và tầm bắn 800 km. Ra mắt và giới thiệu tới các phương tiện truyền thông dự kiến vào năm 2022.

Sputnik kết luận, những dự án trên cho thấy Washington đang rất cố gắng để bắt kịp Moscow và Bắc Kinh trong lĩnh vực “siêu thanh” và không tiếc tiền đầu tư. Tuy nhiên, vào thời điểm những tên lửa đầu tiên của Mỹ đi vào sản xuất hàng loạt, Nga sẽ có Avangard, Kinhzal, Zircon và một số loại khác như S-500 có khả năng đánh chặn các mục tiêu siêu thanh.

"UAV cảm tử" Nga khiến phòng không NATO bất ngờ
(Vũ khí) - Tập đoàn Kalashnikov cho biết, với khả năng đặc biệt của UAV cảm tử Kamikaze, lực lượng Nga đủ sức khiến phòng thủ đối phương bất ngờ.

Tuyên bố được nhà sản xuất Nga đưa ra sau khi Kamikaze đã trải qua quá trình thực chiến chống phiến quân trên chiến trường Syria.
"Việc phóng hàng loạt Kamikaze giúp quân đội Nga có thể loại bỏ hoàn toàn những khu vực có hệ thống phòng không dày đặc của đối phương chỉ trong vài phút", đại diện của Kalashnikov cho biết.
1612659809457.png
Nga thử nghiệm Kamikaze.
Được biết, trong quá trình hoạt động tại Syria, Kamikaze đã thực hiện chính xác nhiều phi vụ tấn công kiểu bắn tỉa tiêu diệt thủ lĩnh phiến quân.

Ngày 16/4/2020, một "thợ săn xe tăng" Maher Kojak của phiến quân Syria được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn đã thiệt mạng trong vụ tấn công được cho là của Kamikaze. Cuộc tấn công tại thị trấn al-Enkawi ở tây bắc Hama.
ADVERTISING
1612659782590.png

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%





Play


Advertisement






X
Chỉ tính riêng Kojak đã phá hủy 150 phương tiện chiến đấu bọc thép và các cứ điểm quân sự kiên cố của các lực lượng thân chính phủ, với các tên lửa chống tăng TOW cũng như các loại ATGM khác của Nga, bao gồm Fagot, Kornet và Konkurs.

Trước đó, UAV Kamikaze cũng đã tiêu diệt hai người anh em của Kojak, trong các trận chiến ở vùng nông thôn phía bắc Lattakia, nơi có nhiều nhóm khủng bố thân Thổ Nhĩ Kỳ.


Để thực hiện thành công những đợt tấn công này, Kamikaze được thiết kế tối tân với phần chiến đấu 3kg. Nó có thể bay liên tục trong vòng 30 phút với tốc độ 130km/h và có tính linh hoạt rất cao.

Theo các nhà phát triển, những ưu thế của tổ hợp vũ khí là có thể phóng UAV bí mật, đòn tấn công có độ chính xác cao do điều chỉnh được UAV đến phút cuối cùng, UAV hoạt động gần như không có tiếng ồn, rất đơn giản trong khai thác sử dụng và bảo trì bảo dưỡng.


Kamikaze tự sát rất khó bị phát hiện khi cơ động tiếp cận mục tiêu, do cấu trúc thiết kế bên ngoài có sử dụng công nghệ tàng hình và bay thấp, bám theo địa hình-địa vật hoặc bay rất cao, vượt tầm quan sát bằng mắt thường.

Các phương tiện phòng không tầm thấp truyền thống (tên lửa các loại, pháo phòng không điều khiển radar, tên lửa phòng không kiểu vác vai - MANPADS) gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát hiện và tiêu diệt loại vũ khí tấn công đường không nhỏ gọn này.

Loại máy bay không người lái này được phát triển theo kinh nghiệm chiến đấu ở Syria, nơi các lực lượng vũ trang đối lập thường sử dụng UAV thương mại, lắp thêm vũ khí để tấn công vào quân đội và dân thường của quốc gia này.

Hiện Kamikaze đã vượt qua mọi thử nghiệm thực tế thành công và đã đưa vào khai thác sử dụng trong quân đội Nga.

Lo bị tấn công, F-35 Mỹ luyện cất/hạ cánh trong rừng
(Vũ khí) - Theo The Drive, để chuẩn bị kịch bản căn cứ tại Guam bị tấn công, Không quân Mỹ đã cho F-16 và F-35 luyện tập cất và hạ cánh trong rừng.

Hoạt động đặc biệt này nằm trong khuôn khổ cuộc diễn tập mang tên Cope North được tổ chức trong tháng 2. Cope North sẽ chứng kiến F-35A và F-16 Mỹ được triển khai tới căn cứ dã chiến Northwest Field, vốn chỉ tiếp nhận vận tải cơ C-130 và trực thăng trên đảo Guam.
Căn cứ Northwest Field nằm giữa rừng với đường băng dài gần 2.400 m, có rất ít đường lăn và nhà chứa máy bay, không có trạm kiểm soát sân bay cố định và mặt đường băng mấp mô. Để cuộc diễn tập diễn ra thuận lợi, hiện một hệ thống cáp hãm đà di động đang được lắp đặt.
Lo bi tan cong, F-35 My luyen cat/ha canh trong rung
Căn cứ Northwest Field.
Tướng Jeremy Sloane, tư lệnh Không đoàn số 36 đóng tại Guam cho biết: "Các nhóm binh sĩ không quân phản ứng nhanh sẽ thực hành nội dung dọn dẹp sân bay để tiếp nhận, nạp nhiên liệu và vũ khí cho các tiêm kích, thực hành nội dung Triển khai Chiến đấu Linh hoạt (ACE) của Lực lượng Không quân Thái Bình Dương".

Khả năng vận hành từ căn cứ dã chiến là yêu cầu trong quá trình chuyển dịch trọng tâm đầu tư của Lầu Năm Góc, nhằm sẵn sàng cho kịch bản xung đột giữa các cường quốc, khi những sân bay lớn dễ bị tập kích phủ đầu.
ADVERTISING
1612659823490.png

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%




Play


Advertisement: 2:34






X
Tướng Sloane cho biết thêm: "Nga và Trung Quốc ngày càng có khả năng đe dọa căn cứ hải ngoại của Mỹ. Không quân phải thích nghi tình hình, giảm phụ thuộc vào những sân bay lớn.

Lực lượng không quân có thể vượt qua một số trở ngại bằng cách sử dụng oanh tạc cơ chiến lược, nhưng cuộc chiến với những tên lửa có khả năng vô hiệu hóa căn cứ và ngăn khả năng cất hạ cánh của tiêm kích Mỹ sẽ không có kết cục tốt đẹp".


Được biết, Cope North là cuộc diễn tập thường niên ba bên với các thành viên Mỹ, Nhật Bản và Australia. Sự kiện năm ngoái có sự góp mặt của khoảng 100 máy bay và 2.500 binh sĩ, trong đó tiêm kích tàng hình F-22 lần đầu tiếp dầu dã chiến từ máy bay C-130J trên đảo Palau.

Căn cứ trên Guam nằm ở giữa Thái Bình Dương, đủ gần lục địa châu Á để không quân Mỹ thiết lập căn cứ dành cho oanh tạc cơ, trinh sát cơ và máy bay tiếp liệu, song đủ xa để gây khó khăn cho đối phương, trừ những lực lượng sở hữu vũ khí tinh vi nhất.


Căn cứ Andersen tại đây có diện tích lớn với đường băng dài cùng bãi đỗ rộng có thể chứa hàng trăm máy bay.

Các chỉ huy Mỹ phụ trách lực lượng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cho rằng, Andersen sẽ là một trong những mục tiêu bị tấn công đầu tiên nếu nổ ra xung đột, đe dọa sinh mạng hàng nghìn người Mỹ và số máy bay trị giá hàng tỷ USD, đồng thời xóa bỏ lợi thế của Mỹ trong khu vực.

Dù không nói cuộc diễn tập đề phòng lực lượng nào nhưng 2 quốc gia Mỹ coi là đối thủ nguy hiểm nhất là Nga và Trung Quốc đang sở hữu nhiều loại tên lửa hành trình và đạn đạo có thể tập kích Guam từ ngoài tầm đánh chặn của hệ thống phòng thủ Mỹ.

Ngoài ra, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Pukguksong của Triều Tiên được cho là đủ khả năng bắn tới Guam khi lặn ở biển Nhật Bản. Vì vậy, giới quân sự Mỹ cho rằng, cuộc diễn tập như Cope North là rất cần thiết với Mỹ.

Tàu mặt nước không người lái: Mối đe dọa từ hướng Đông
(Vũ khí) - Xin được giới thiệu cùng bạn đọc bài báo với tiêu đề trên của chuyên gia quân sự Nga Andrey Mitrophanov (lưu ý- hướng Đông đối với Nga).

Bài đăng trên “Bình luận quân sự” ngày 29/01/2020. Phần in đậm là của tác giả. Sau đây là nội dung:
1612659871958.png
Tàu mặt nước không người lái (tiếng Anh “unmanned surface vessels” - viết tắt USV, sau đây xin dùng từ viết tắt này-ND) hiện đang được quân đội của những nước hàng đầu thế giới ráo riết nghiên cứu- chế tạo.
Trong bài “Tàu mặt nước không người lái: Mối đe dọa từ Phương Tây” (chúng tôi sẽ giới thiệu sau-ND), chúng ta đã xem xét những dự án USV đang được triển khai tại Mỹ, Châu Âu và Israel.
Các tàu mặt nước không người lái cũng đang được CHND Trung Hoa đặc biệt quan tâm. Trung Quốc đang tích cực phát triển hướng chế tạo vũ khí không người điều khiển. Và nước này cũng đã đạt được một số thành công đáng kể trên hướng này.
Cũng như các quốc gia khác trên thế giới, ưu tiến trong thời gian đầu của Trung Quốc là các tổ hợp hàng không không người điều khiển– tức các máy bay không người lái (UAV).
Tuy nhiên, song song với hướng phát triển UAV nói trên, Bắc Kinh cũng thực hiện nhiều dự án USV cho Hải quân.

Nếu tính tới tốc độ phát triển Hải quân Trung Quốc như hiện nay, thì không nghi ngờ gì nữa, trong tương lai gần, CHND Trung Hoa sẽ cho các tàu mặt nước không người lái thuộc nhiều lớp và nhiều chức năng khác nhau của mình “tràn ngập lãnh thổ” các vùng biển.
M75A
ADVERTISING
1612659850433.png

Video Player is loading.
Pause
Remaining Time 9:59
XEM THÊM
Unmute
Loaded: 100.00%






X
Một trong những dự án dang triển khai là dự án xuồng (tàu) mặt nước không người lái (USV) M75A (ảnh ở ngay phần đầu bài báo). Trước hết, USV này có chức năng đối phó với các hành vi vi phạm trên biển - cướp biển và buôn lậu.
M75A có thể tuần tiễu trên một vùng biển có bán kính 50 km (cự ly như vậy rất có thể được xác định bởi cự ly hoạt động của hệ thống thông tin liên lạc đảm bảo điều khiển M75A).
Các trang thiết bị của M75A cho phép nó phát hiện và nhận dạng các tàu vào bất kỳ thời gian nào trong ngày đêm. Khi truy đuổi mục tiêu, M75A có thể tăng tốc lên đến 35 hải lý / giờ.

SeaFly-01
Tập đoàn Khoa học- Sản xuất Beijing Sifang Automation có trụ sở tại Bắc Kinh đã thiết kế USV SeaFly-01. Chiều dài thân của mẫu cơ sở - 10,25 mét và chiều rộng- 3,7 mét. Kích thước có thể được điều chỉnh theo yêu cầu của khách hàng.
Tốc độ tối đa tới 45 hải lý / giờ. Cự ly hoạt động tối đa - hơn 400 km.
1612659889700.png
Xuồng không người lái SeaFly-01.
Phần vỏ thân tàu nhiều khoang SeaFly-01 được làm bằng vật liệu composite. Nhờ vậy mà tăng được dung tích bên trong để lắp đặt trang thiết bị và chứa hàng. Và cũng đảm bảo cho xuồng có thể hoạt động khi độ cao sóng biển lên đến 2,5 mét.
Chiều cao không lớn, cấu hình thân tàu kiểu"góc cạnh" và việc sử dụng vật liệu hấp thụ sóng vô tuyến đã làm giảm đáng kể độ phản xạ radar của USV SeaFly-01. USV SeaFly-01 sử dụng hai động cơ bơm nước phản lực.
Tau mat nuoc khong nguoi lai: Moi de doa tu huong Dong
Xuồng không người lái SeaFly-01.
Xuồng không người lái SeaFly-01 được trang bị hệ thống điều khiển và các phương tiện tự động hóa tiên tiến. Nó không chỉ có thể được điều khiển từ xa mà còn có thể tự động di chuyển theo một tuyến đường định trước, tự động chọn đường đi tránh va chạm chướng ngại vật và tự động quay trở lại căn cứ xuất phát.

Một số USV SeaFly-01 có thể được kết nối với nhau thành một cụm tàu hoạt động thống nhất.
Cuộc tấn công vào các tàu nổi của đối phương bằng một cụm gồm hàng chục chiếc tàu mặt nước không người lái cỡ nhỏ được thực hiện đồng thời từ nhiều hướng khác nhau sẽ cho phép đánh lạc hướng đối phương, gây ra những thiệt hại lớn cho các tàu nổi đối phương ngay cả khi chỉ sử dụng những kiểu vũ khí tương đối yếu như tên lửa chống tăng đa năng có điều khiển hoặc các pháo tự động cỡ nòng 30 ly, bằng cách bắn vào các điểm dễ bị tổn thương trên tàu- như các tấm ăng ten của radar, các tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn, tháp điều khiển, máy bay lên thẳng trên tàu.
Ngoài ra, các tàu mặt nước cỡ nhỏ có thể xác định chính xác tọa độ của tàu nổi đối phương để sau đó tấn công tiêu diệt nó bằng tên lửa chống hạm. Về lý thuyết, các tàu nổi không người lái còn có thể thực hiện các cuộc tấn công kiểu "kamikaze" (“cảm tử”) bằng cách tự phát nổ ngay sát mạn tàu nổi đối phương.
1612659975897.png
Tàu khu trục Koul lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ bị hư hỏng khá nặng sau khi bị một tàu nhỏ của quân khủng bố tấn công
Trong khi đó, nhiệm vụ tiêu diệt các tàu cỡ nhỏ lại là một nhiệm vụ khá khó khăn do kích thước vật lý của chúng nhỏ, tốc độ cao và khả năng “tàng hình”. Thêm vào đó, giá của vũ khí dùng để tiêu diệt các USV có thể còn cao hơn cả giá của chính những USV cần phá hủy.


Sức chở của USV Trung Quốc SeaFly-01 là 1,5 tấn. Ở mặt trên của tàu hoặc (và) trong các khoang kín có thể bố trí các phương tiện trinh sát khác nhau - các trạm định vị quang học và radar, cũng như các thiết bị khác.
Có thể điều khiển trực tiếp các USV này ở cự ly lên đến 50 km. Ở các cự ly lớn, cũng có thể điều khiển chúng bằng hệ thống liên lạc vệ tinh và hệ thống định vị vệ tinh BeiDou (Bắc Đẩu) của Trung Quốc.
Có một chi tiết rất đáng chú ý – khác với hệ thống định vị toàn cầu GPS của Mỹ và GLONASS của Nga, bản thân hệ thống BeiDou của Trung Quốc có thể hoạt động ở chế độ (hạn chế) thực hiện chức năng một hệ thống liên lạc vệ tinh, cho phép truyền và nhận các gói dữ liệu ngắn.
Nhờ vậy mà trong trường hợp khẩn cấp, ví dụ như khi vệ tinh liên lạc bị lỗi, nó có thể truyền lệnh cho USV quay trở lại căn cứ xuất phát.
1612659960773.png
Bàn điều khiển của sỹ quan điểu khiển USV SeaFly-01.
Một số biến thể của SeaFly-01 sau này có thể được trang bị súng máy cỡ 5,8 hoặc 12,7 ly, cũng như tên lửa chống tăng có điều khiển.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top