Là sao mợ nhỉ, em tưởng rốn thoát nước thì phải thấp nhất chứ, nước chảy từ chỗ cao về chỗ thấp mà
Vâng, nhưng nước nó không trôi trên mặt đường, mà nó chảy qua hệ thống cống. Một phần sẽ qua các trạm xử lý và một phần thì nó đổ ra mương, kênh thoát nước, sau đó là sẽ đổ ra sông
Nhưng khi mùa mưa lũ thì mực nước sông Hồng tăng cao, các cửa xả ở các điểm hạ lưu phải đóng lại [lúc này thoát nước bằng các trạm bơm công suất] khiến cho mực nước ở các kênh mương tăng lên, bịt đường nước thoát ở hệ thống cống thành phố gây nên tình trạng ngập.
(Nói dễ hình dung thì vấn đề nó giống như cụ làm cái hệ thống thoát nước mưa mà dùng ống trục thoát nhỏ, thì khi mưa lớn bên trên tầng mái áp lực lớn, sẽ sinh ra hiện tượng tràn ngược từ cống ở ban công lên ấy.
Khu vực Hoàng Mai thì có hồ công viên Yên Sở, kết hợp các đầm mương nước rộng khu vực Thanh Trì, là một điểm điều hòa, trữ và thoát nước của thành phố. Ở đấy có hệ thống nhà máy xử lý nước thải. Khi mưa lớn nó sẽ tăng công suất xử lý bơm vào cái hồ công viên... ngoài ra các trạm bơm thoát ở cuối nguồn sẽ hoạt động. Nên khu vực đó đóng vai trò là rốn thoát nước, Nhưng nếu Hoàng Mai ngập tức là hệ thống hồ, đầm ở HM, TT, cũng như hệ thống trạm bơm thoát, trạm xử lý mất/giảm tác dụng.
Khi đó thì ... lịch sử trận lụt năm 2008 lại có thể được tái hiện.
Thế nên cccm ở Hoàng Mai, Thanh Trì có thể tự hào là dù chưa thể phát triển được như các khu vực khác, nền đất thấp.. nhưng riêng khả năng bị ngập lụt .. thì kê cao gối ngủ. Vì HM, Thanh Trì mà ngập ... thì cả Hà Nội lụt.
